3,700 học giả quốc tế ký tên thỉnh nguyện, kêu gọi điều tra hành vi bạo lực của cảnh sát Hồng Kông
Saturday, November 30, 2019
8:30:00 PM
//
- Tin Thế giới
,
Slider
Sau khi vận động được Hoa Kỳ ủng hộ cuộc tranh đấu chống Trung Cộng mà điển hình là ngày thứ tư vừa qua TT Trump đã ký ban hành Luật Nhân Quyền & Dân Chủ Cho Hồng Kông, nay họ lại vận động được tổ chức Giám sát Hồng Kông (Hong Kong Watch) tại Anh Quốc được hơn 3.700 học giả trên khắp thế giới ký tên một thỉnh nguyện thư lên án sự tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông đối với người biểu tình.
Tình thế này cho thấy Trung Cộng càng ngày càng bị yếu thế trước dư luận thế giới và có cơ nguy bị “mất mặt” trên chính trường quốc tế.
Renowned Academics Among Over 3,700 Supporting The ‘Petition by Global Academics Against Police Brutality in Hong Kong’
Cảnh sát Hồng Kông bắn đạn hơi cay vào người biểu tình (ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)
Ngày 26/11, tổ chức Giám sát Hồng Kông (Hong Kong Watch), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh, đã trình một bức thư thỉnh nguyện được hơn 3.700 học giả trên khắp thế giới ký tên, lên án sự tàn bạo của cảnh sát Hồng Kông đối với người biểu tình. Nội dung thỉnh nguyện yêu cầu bảo vệ sinh viên và tự do học thuật, và điều tra hành vi bạo lực của cảnh sát Hồng Kông, theo NTDTV.
Thư thỉnh nguyện kêu gọi những người đứng đầu nhà trường công khai tuyên bố không cho phép cảnh sát tiến vào khuôn viên trường, ủng hộ quyền tự do hội họp của giáo viên và học sinh, đồng thời tái khẳng định việc trường đại học có trách nhiệm bảo vệ quyền tự do học thuật và cung cấp một môi trường an toàn cho sinh viên bày tỏ quan điểm của mình.
Các học giả cũng yêu cầu cảnh sát Hồng Kông chấm dứt bạo lực ngay lập tức, tạm thời đình chỉ công tác các sĩ quan cảnh sát sử dụng bạo lực không thích đáng và triển khai điều tra đối với các cảnh sát vi phạm pháp luật. Đồng thời, yêu cầu chính phủ Hồng Kông thiết lập một cuộc điều tra độc lập để xác định mức độ nghiêm trọng của vũ lực được cảnh sát sử dụng kể từ tháng 6 đến nay.
Ngoài trường học ra, trong thư thỉnh nguyện còn đề cập vụ việc cảnh sát giao thông Hồng Kông bắn 3 phát súng liên tiếp vào người biểu tình Tây Loan Hà (Sai Wan Ho) ngày 11/11, vụ việc cảnh sát giao thông lái một chiếc xe máy lao vào nhóm người biểu tình ở Kwai Fong. Nội dung thư lên án hành động của họ vi phạm “Điều lệ cảnh sát”, những ngôn luận kích động thù hận của cảnh sát Hồng Kông đã dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội.
Thư thỉnh nguyện sau cùng kết luân: “Chúng tôi sẽ đứng cùng người dân Hồng Kông. Chúng tôi tin rằng trách nhiệm bảo vệ tự do học thuật, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, cả việc bảo vệ an toàn cho những em học sinh, sinh viên là những giá trị chung mà mọi người đều theo đuổi”.
Những học giả tham gia ký tên gồm có nhà triết học Mỹ Judith Butler, nhà tâm lý học thực nghiệm người Mỹ gốc Canada Steven Pinker, nhà triết học người Anh AC Grayling, giáo sư luật người Mỹ Robert George cùng nhiều học giả nổi tiếng khác.
“Giám sát Hồng Kông” là một tổ chức phi chính phủ của Anh có trụ sở tại London. Nó được thành lập năm 2017 với mục đích giám sát nhân quyền, tự do và luật pháp ở Hồng Kông, đồng thời kêu gọi chính phủ Trung Quốc và Anh thực hiện trách nhiệm của mình theo bản “Tuyên bố chung Trung-Anh”.
Giám sát Hồng Kông có ban lãnh đạo gồm Rogers, phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh, cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind cùng nhiều chính trị gia khác.
Vũ Dương
0 comments