Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 25/09/2019

Wednesday, September 25, 2019 6:17:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 25/09/2019

Căng thẳng Mỹ-Iran : Nỗ lực ngoại giao

trước Đại Hội Đồng LHQ không đạt kết quả

Trọng Thành
Từ nhiều tuần nay, trước thềm Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, giới ngoại giao quốc tế liên tục có các nỗ lực để tránh khủng hoảng giữa Washington và Teheran bùng phát thành xung đột, với hy vọng hai nguyên thủ Mỹ và Iran hội kiến bên lề Đại Hội Đồng LHQ lần thứ 74, tại New York. Cơ hội hòa dịu dường như đã bị bỏ lỡ.
Phát biểu tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc hôm qua, thứ Ba 24/09/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump trực tiếp lên án « Iran là kẻ đỡ đầu cho chủ nghĩa khủng bố thế giới ». Tổng thống Iran Hassan Rohani sẽ đăng đàn hôm nay, 25/09. Hôm qua, trả lời Mỹ Fox News, một trong những kênh truyền thông ưu thích của tổng thống Mỹ, nguyên thủ Iran khẳng định : « Nếu chính quyền Mỹ muốn đối thoại, họ phải tạo lập các điều kiện cần thiết », « một không khí tin tưởng lẫn nhau ».
Nỗ lực của Pháp
Trong hơn 48 giờ đồng hồ vừa qua, Pháp đã cố gắng đứng ra làm môi giới cho một cuộc gặp giữa Donald Trump và Hassan Rohani. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần lượt hội đàm riêng rẽ lãnh đạo Mỹ và Iran nhiều lần, để thúc đẩy hai bên thu hẹp bất đồng. Trước khi lên máy bay về nước, tối qua, nguyên thủ Pháp khẳng định là « các điều kiện cần thiết cho việc nối lại nhanh chóng đối thoại » đã hội đủ, và giờ đây trách nhiệm thuộc về Washington và Teheran.
Trong cuộc họp báo chung với tổng thống Iran tại New York, lãnh đạo Pháp nhấn mạnh là tổng thống Rohani không nên bỏ lỡ cơ hội gặp tổng thống Mỹ trong tuần này tại New York, bởi một dịp hiếm hoi như vậy khó lòng trở lại trong nhiều tháng nữa.
Pakistan, một bên môi giới hòa giải khác
Theo AFP, về phía Hoa Kỳ, Washington dường như cũng có các nỗ lực thu hẹp khoảng cách với Iran. Hôm qua, trong cuộc trả lời báo giới tại New York, thủ tướng Pakistan, Iram Khan, cho biết ông được nguyên thủ Mỹ Donald Trump yêu cầu làm trung gian để thúc đẩy « một thỏa thuận mới » giữa Washington và Teheran, để thay thế cho thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, mà Hoa Kỳ đã đơn phương rút.
Trên đường tới New York, thủ tướng Pakistan dừng chân tại Ả Rập Xê Út, để hội kiến với thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed ben Salmane. Hồi giữa tháng 9/2019, hai cơ sở lọc dầu Ả Rập Xê Út bị không kích, Ryad và Washington buộc tội Iran là thủ phạm.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng từng có cuộc gặp riêng hai bên, tổng thống Mỹ và nguyên thủ Iran. Bà Merkel cho rằng các đòi hỏi dỡ bỏ toàn bộ các trừng phạt của Mỹ đối Teheran là « phi thực tế ». Hôm qua, Teheran tố cáo các cáo buộc « vô trách nhiệm » của Berlin, Luân Đôn và Paris, đưa ra hôm thứ Hai 23/09, khi khẳng định Iran liên quan đến các tấn công nhắm vào Ả Rập Xê Út.
Căng thẳng bao trùm xung quanh các vụ tấn công, hiện chưa rõ thủ phạm, khiến các nỗ lực ngoại giao của Pháp và nhiều nước khác, cho một cuộc hội kiến Trump – Rohani tại New York khó lòng trở thành hiện thực.
http://vi.rfi.fr/phap/20190925-cang-thang-my-iran-no-luc-ngoai-giao-truoc-dai-hoi-dong-lhq-khong-dat-ket-qua

Tại Liên Hiệp Quốc,

tổng thống Mỹ tấn công Trung Quốc và Iran

Mai Vân
Hôm qua, 24/09/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát biểu trước các lãnh đạo thế giới, nhân Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 74 tại New York.
Giọng điệu của tổng thống Mỹ bớt gay gắt hơn những lần trước. Tuy nhiên, ông tiếp tục đả kích tiến trình toàn cầu hóa và không đả động gì đến vấn đề khí hậu. Tổng thống Hoa Kỳ cũng không tiếc lời chỉ trích 2 quốc gia đang đối đầu với Mỹ hiện nay, Trung Quốc và nhất là Iran.
Tấn công Trung Quốc
Ông Donald Trump đã liệt kê tất cả những cung cách làm ăn của Bắc Kinh bị ông cho là sai trái, từ việc áp dụng những rào cản thị trường, trợ cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước, thao túng tiền tệ, bán phá giá, cưỡng ép chuyển giao công nghệ cũng như đánh cắp tài sản trí tuệ và bí mật thương mại trên quy mô lớn.
Đối với ông Trump, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới đã hoàn toàn sai lầm khi cho rằng việc kết nạp Trung Quốc cách nay 20 năm sẽ thúc đẩy nước này tự do hóa nền kinh tế, tăng cường bảo vệ sở hữu tư nhân và tôn trọng Nhà nước pháp quyền. Trên cơ sở đó, tổng thống Mỹ đã yêu cầu Tổ Chức Thương Mại Thế Giới là phải sửa đổi quy định để chấm dứt việc coi Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển như Bắc Kinh vẫn tự nhận.
Đề cập đến vấn đề Hồng Kông, nguyên thủ Mỹ cho rằng Trung Quốc phải tôn trọng các thỏa thuận đã ký với Anh Quốc, cam kết duy trì tự do, hệ thống pháp lý và đời sống dân chủ của lãnh thổ này. Ông cho biết là Mỹ sẽ theo dõi sát các động thái của Bắc Kinh trên vấn đề Hồng Kông.
Đả kích Iran
Ngoài Trung Quốc, Tổng thống Mỹ cũng đã dành những lời lẽ gay gắt nhất cho Iran. Thông tín viên RFI tại New York, Carrie Nooten, tường thuật :
Cho dù không bắt đầu bằng hồ sơ này, nhưng ông Donald Trump đã tập trung lâu nhất vào vấn đề Iran trong phát biểu hôm qua tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Mỹ kêu gọi các đồng nhiệm hợp sức lại chống chế độ Teheran, thúc giục Iran đi vào nề nếp. Ông cũng cảnh báo: Cho đến khi nào mà Iran còn tiếp tục có thái độ đe dọa, thì trừng phạt sẽ không được dỡ bỏ, mà còn được tăng cường. Tất cả các nước phải hành động. Không chính quyền nào được trợ giúp một Iran khát máu.
Điều đáng ngạc nhiên là một tổng thống Mỹ đang vận động tranh cử đã lộ diện trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Ông Trump đã tổng kết 3 năm tổng thống của ông, nêu các thành tựu về công việc làm, vũ khí, và cũng như đánh vào tim đen các cử tri tầng lớp trung lưu Mỹ: Nếu muốn có tự do thì hãy hãnh diện về đất nước của mình. Nếu muốn dân chủ thì hãy nắm lấy chủ quyền, muốn hòa bình thì hãy yêu thương đất nước mình. Tương lai không thuộc về những người muốn toàn cầu hóa, tương lai thuộc về những người yêu nước.
Giọng điệu này chắc chắn sẽ làm vui lòng nhiều đồng nhiệm chống chủ nghĩa đa phương ngày càng đông ở hội trường Liên Hiệp Quốc.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190925-lien-hiep-quoc-tong-thong-my-tan-cong-trung-quoc-va%CC%80-iran-0

Trump: ‘Chủ nghĩa xã hội ‘phá hủy thế giới’

Phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/09, Tổng thống Donald Trump bày tỏ quan điểm ủng hộ chủ nghĩa dân tộc:
“Các nhà lãnh đạo khôn ngoan luôn đặt người dân và quốc gia của họ lên trên hết. Tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu. Tương lai thuộc về những người yêu nước. Tương lai thuộc về những quốc gia độc lập và có chủ quyền, những nước bảo vệ công dân của họ, tôn trọng láng giềng và trân trọng những khác biệt khiến mỗi quốc gia đặc biệt và độc đáo.”
Về Trung Quốc, ông Trump chỉ trích nước này đã lợi dụng hệ thống quốc tế và cho rằng Trung Quốc là nền kinh tế thứ nhì thế giới mà vẫn nhận quy chế “quốc gia đang phát triển” là không công bằng.
Ông Trump liệt kê lại các cáo buộc ông nêu ra từ mấy năm qua rằng Trung Quốc “đánh cắp sở hữu trí tuệ” của các công ty Mỹ, dùng thủ đoạn để khai thác thế mạnh tiền tệ,
“Nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới không được phép tự tuyên bố là một nước đang phát triển nhằm lợi dụng hệ thống trong khi gây thiệt hại cho các nước khác. Trong nhiều năm, sự lạm dụng này được dung túng, phớt lờ, thậm chí khuyến khích. Chủ nghĩa toàn cầu hóa đã cuốn hút nhiều lãnh đạo trước đây, khiến họ phớt lờ lợi ích quốc gia. Nhưng đối với nước Mỹ, những ngày đó đã hết.”
Tổng thống Mỹ cũng nhắc đến tình hình ở Venezuela và nói về “bóng ma của chủ nghĩa xã hội”:
“Một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà các nước chúng ta phải đối mặt là bóng ma của chủ nghĩa xã hội.
“Nó là cái phá hủy các quốc gia và hủy hoại các xã hội. Các sự kiện ở Venezuela nhắc cho chúng ta rằng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không phải là vì công lý, không phải vì bình đẳng.”
https://www.bbc.com/vietnamese/media-49829565

TT Trump ép TT Ukraine

điều tra các hoạt động của ông Biden

Trong một cuộc điện đàm hồi tháng 7, Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu tổng thống Ukraine điều tra xem liệu có phải một đối thủ chính trị, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đã dừng cuộc điều tra về một công ty khí đốt đã thuê con trai ông Biden hay không, theo một bản tóm tắt về cuộc gọi, được chính quyền ông Trump công bố hôm thứ Tư 25/9.
Cuộc đấu chính trị càng kịch tính hơn, đe dọa đến nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, khi Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi nói hôm 24/9 rằng Hạ viện hiện trong tay đảng Dân chủ sẽ tiến hành điều tra luận tội chính thức và đã chỉ đạo sáu ủy ban tiến hành điều tra các hành động của tổng thống.
Đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump, người của đảng Cộng hòa đang tìm cách tái đắc cử vào năm tới, đã đề nghị Ukraine giúp đỡ để bôi nhọ ông Biden, ứng cử viên đang dẫn đầu trong cuộc tranh cử sơ bộ bên đảng Dân chủ để được đề cử thành ứng viên tổng thống chính thức, trước cuộc bầu cử năm 2020.
“Có rất nhiều lời nói ra nói vào về con trai của ông Biden, như là ông Biden đã chặn đứng việc truy tố, và rất nhiều người muốn tìm hiểu về điều đó, vì vậy bất cứ điều gì ông có thể làm với Bộ trưởng Tư pháp đều sẽ rất tuyệt”, ông Trump nói trong cuộc gọi hôm 25/7 với Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy, theo bản tóm tắt được Bộ Tư pháp cung cấp.
“Ông Biden khoe khoang khắp nơi là ông ta đã dừng hoạt động truy tố, vì vậy, nếu ông có thể tìm hiểu thông tin… Chuyện này nghe thật là kinh khủng đối với tôi”, ông Trump nói, theo bản ghi chép.
Cuộc gọi diễn ra sau khi ông Trump ra lệnh cho chính phủ Hoa Kỳ phong tỏa gần 400 triệu đô la viện trợ của Mỹ cho Ukraine. Sau này, chính quyền Mỹ đã bỏ phong tỏa đối với khoản viện trợ này.
Cuộc điều tra của Hạ viện có thể dẫn đến việc áp dụng các điều khoản luận tội thuộc thẩm quyền Hạ viện, có thể kích hoạt một phiên xét xử tại Thượng viện về việc có nên loại bỏ ông Trump khỏi quyền lực hay không.
Ông Trump nói với ông Zelenskiy rằng Bộ trưởng Tư pháp William Barr, quan chức đứng đầu cơ quan cưỡng hành pháp luật của Hoa Kỳ, sẽ liên lạc với ông Zelenskiy về việc mở lại cuộc điều tra về công ty khí đốt Ukraine.
Nhưng ông Trump đã không yêu cầu ông Barr liên lạc với Ukraine, phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Kerri Kupec nói, và ông Barr đã không liên lạc với Ukraine về việc có thể điều tra hoặc về bất kỳ chủ đề nào khác.
“Các hành động của tổng thống Trump cho thấy sự thật phũ phàng là tổng thống phản bội lời thề về chức vụ của ông ta, phản bội an ninh quốc gia của chúng ta và phản bội sự liêm chính của cuộc bầu cử của chúng ta”, bà Pelosi nói hôm 24/9.
Các quan chức Bộ Tư pháp đã kết luận hồi tuần trước rằng hành vi của ông Trump trong cuộc gọi này không cấu thành một vi phạm hình sự đối với luật về tài chính trong tranh cử vì những gì ông yêu cầu
- một cuộc điều tra về một đối thủ chính trị – không cấu thành một vật có giá trị định lượng được, theo lời một quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp, nói với điều kiện giấu tên.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-ep-tt-ukraine-dieu-tra-hoat-dong-cua-biden/5098142.html

Hạ viện chính thức mở cuộc điều tra luận tội

ông Trump về vụ Ukraine

Đảng Dân chủ đã chính thức mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump về cáo buộc là ông nhờ nước ngoài giúp gây thiệt hại cho đối thủ chính trị.
Lãnh đạo hàng đầu đảng Dân chủ, bà Nancy Pelosi nói tổng thống “phải chịu trách nhiệm”.
Ông Trump phủ nhận việc làm bị cho là sai trái và gọi những nỗ lực này là “rác rưởi”.
Dù có sự ủng hộ mạnh mẽ từ đảng Dân chủ, nhưng nếu cuộc điều tra luận tội (impeachment inquiry) lên đến Thượng viện thì cũng khó được thông qua, vì Thượng viện hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Tranh cãi về luận tội được châm ngòi vì một nhân vật trong ngành tình báo gửi một khiếu nại chính thức về cuộc điện thoại của Tổng thống Trump với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky.
Chính xác những gì được nói trong buổi điện đàm vẫn chưa rõ, nhưng đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump đe dọa sẽ rút viện trợ quân sự để buộc Ukraine phải điều tra việc cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai ông Hunter tham nhũng.
Ông Trump thừa nhận đã thảo luận về Joe Biden với ông Zelensky nhưng cho biết ông chỉ muốn châu Âu tăng cường hỗ trợ bằng cách đe dọa từ chối viện trợ quân sự.
Bà Pelosi nói gì?
Nancy Pelosi: “Tổng thống phải chịu trách nhiệm. Không ai ở trên luật pháp”
Bà Pelosi nói rằng ông Trump “vi phạm pháp luật” và gọi hành động của ông là “vi phạm trách nhiệm lập hiến của mình”.
“Tuần này, tổng thống đã thừa nhận có yêu cầu tổng thống Ukraine làm điều có lợi cho mình về mặt chính trị”, bà nói, và khẳng định: “Tổng thống phải chịu trách nhiệm”.
Là Chủ tịch Hạ viện, bà Pelosi là thành viên cao cấp nhất của đảng Dân chủ.
Cho đến nay, bà đã chống lại các cuộc kêu gọi luận tội ông Trump từ những thành viên cấp tiến của đảng, vì cho rằng việc này có thể củng cố thêm sự ủng hộ ông của cử tri đảng Cộng hòa.
Ông Biden bác bỏ cáo buộc có hành vi sai trái và cũng ủng hộ thủ tục luận tội, trừ khi tổng thống Mỹ tuân thủ các cuộc điều tra.
Luận tội ông Trump “sẽ là một thảm kịch”, ông Biden nói. “Nhưng một bi kịch do chính ông ta gây ra.” Ông Biden hiện đang đứng đầu trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2020.
Ông Trump phản ứng ra sao?
Trong một loạt tweet, ông Trump nói rằng đảng Dân chủ “cố tình hủy hoại và hạ bệ” chuyến đi đến Liên Hiệp Quốc của ông “với nhiều tin tức mới của việc săn phù thủy rác rưởi”.
“Họ thậm chí không bao giờ nhìn thấy bản ghi lại cuộc gọi. Hoàn toàn là một cuộc săn phù thủy!” Ông nói thêm.
Ông hứa sẽ công bố văn bản ghi lại cuộc trò chuyện của mình với tổng thống Ukraine để cho thấy nó “hoàn toàn phù hợp”.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện, nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy nói: “Bà Pelosi là Chủ tịch của Hạ Viện, nhưng bà không đại diện cho nước Mỹ khi nói về vấn đề này.”
“Bà ấy không thể đơn phương quyết định là chúng ta đang trong một cuộc điều tra luận tội”, ông nói thêm.
Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ
Trong nhiều tháng nay, các nhà lãnh đạo Dân chủ tại Hạ viện đã chơi một trò chơi ngữ nghĩa. Họ muốn cả hai giới ủng hộ và phản đối một iều tra luận tội Tổng thống Donald Trump cùng nghĩ rằng mình đang đạt được những gì mình muốn
Chiến lược này cho thấy quan ngại của Nancy Pelosi và một số người là việc chọn con đường luận tội sẽ khiến các thành viên đảng Dân chủ ôn hòa có nguy cơ phải đối mặt với cuộc chiến tái tranh cử khó khăn năm 2020.
Tính toán đó dường như đã thay đổi, sau hồi trống dồn dập của tiết lộ mới về liên hệ của ông Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Bây giờ ngay cả các chính trị gia trước đó còn lưỡng lự cũng lên tiếng ủng hộ các thủ tục luận tội.
Con đập đã vỡ. Thần đèn đã thoát ra ngoài. Bạn chọn ẩn dụ nào cũng được. Thực tế đơn giản là bà Pelosi – một thẩm phán sắc sảo về tâm trạng chính trị trong tập thể của mình – đã chuyển đến quyết định từ chống việc luận tội sang – ít nhất là – cởi mở với việc này.
Con đường phía trước không biết sẽ ra sao.
Tổng thống tuyên bố rằng ông sẽ công bố văn bản ghi lại cuộc trò chuyện qua điện thoại vào ngày 25 tháng 7 với Zelensky. Trong khi điều đó sẽ không đủ cho đảng Dân chủ, có lẽ Nhà Trắng cố gắng hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu của Quốc hội.
Các cuộc trưng cầu dân ý có thể sẽ cho thấy biến chuyển chính trị mới nhất đang gây thiệt hại cho bên này hay bên kia. Hoặc, cả hai bên có thể đào sâu vào một trận chiến dài, mệt mỏi có thể kéo qua những ngày đen tối nhất của mùa Đông.
Bước kế tiếp là gì?
Thông báo của bà Pelosi đưa ra quyết định chính thức cho một ủy ban điều tra cuộc gọi điện của tổng thống Mỹ với nhà lãnh đạo Ukraine và xác định xem ông ta có phạm tội hay không.
Trong thông báo của mình, bà Pelosi cho biết sáu ủy ban quốc hội đang điều tra ông Trump về các vấn đề khác sẽ tiếp tục dưới sự điều tra của một cuộc điều tra luận tội chính thức.
Đến một lúc nào đó, Hạ viện sẽ bỏ phiếu về bất kỳ cáo buộc nào và với đảng Dân chủ chiếm đa số ở viện này, việc thông qua sẽ rất dễ dàng.
Nhưng nếu sự việc đi tiếp đến Thượng viện, nơi đòi hỏi phải chiếm đa số 2/3 – và là nơi đảng Cộng hòa nắm giữ quyền lực, thì điều đó rất khó xảy ra.
Một cuộc trưng cầu dân ý của YouGov cho biết 55% người Mỹ sẽ ủng hộ luận tội nếu được xác nhận rằng Tổng thống Trump đã đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine để thúc đẩy các quan chức của nước này điều tra Joe Biden.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49821535

TT Trump đáp trả

việc phe Dân chủ mở điều tra luận tội

Tổng thống Donald Trump nói việc phe Dân chủ mở cuộc điều tra luận tội ông còn tạo thêm cơ hội tốt cho ông tái đắc cử. Cùng lúc đó, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa nói đã đến lúc nên mở điều tra về phía Dân chủ.
Tổng thống Donald Trump đã phản ứng giận dữ rằng phe Dân chủ tiếp tục trò “truy diệt phù thủy” và “sách nhiễu tổng thống,” theo AP.
Tòa Bạch Ốc dẫn lời ông Trump nói: “Đây thật ra chỉ là một phần tiếp theo của cuộc săn phù thủy. Đây là cuộc khủng bố chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử.”
“Ngoại trưởng Pompeo đã được Chính phủ Ukraine cho phép công bố nội dung cuộc điện đàm giữa tôi và với Tổng thống của họ. Họ cũng không biết gì về vụ rùm beng này,” ông Trump viết trên Twitter hôm 25/09.
CNN cho biết ông Trump sẽ công bố bản ghi nội dung cuộc điện đàm này trong ngày 25/09.
Hãng tin AP trích lời Tổng thống Trump phát biểu tại New York với báo giới hôm 24/09: “Họ đang thất thế trong cuộc bầu cử và họ cho rằng đây là việc cần làm.”
Nói về quyết định điều tra luận tội ông Trump của bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, ông Trump nói: “Nếu bà ấy làm điều đó, ai cũng nói làm như vậy lại là một điều tốt cho tôi trong cuộc bầu cử.”
Hôm 24/09, Hạ viện Mỹ nói sẽ mở một cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump vì ông đã nhờ nước ngoài bôi nhọ đối thủ chính trị của ông, và hành động đó của ông Trump dường như gây phương hại cho an ninh quốc gia và vi Hiến.
Hôm 25/09, Đài truyền hình Fox News dẫn lời Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, nói rằng cần phải điều tra các liên hệ của cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai của ông là Hunter Biden với Ukraina.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa này nói: “Chúng ta đã điều tra mõi ngõ ngách các liên hệ của gia đình ông Trump với Nga. Đã đến lúc cần có ai đó điều tra vào các mối liên hệ của nhà Biden với Ukraina.”
Đảng Dân chủ cáo buộc rằng trong cuộc điện đàm ông Trump đã dọa sẽ ngưng viện trợ quân sự để buộc Ukraina phải điều tra việc cựu Phó Tổng thống Joe Biden, người có khả năng sẽ là đối thủ chính của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, và con trai ông là Hunter Biden, cho là đã có hành vi tham nhũng ở Ukraina.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-dap-tra-viec-phe-dan-chu-mo-dieu-tra-luan-toi/5097953.html

Tòa Bạch Ốc công bố cuộc điện đàm

của tổng thống Trump với tổng thống Ukraine

Vào sáng thứ Tư ngày 25 tháng 09, Tòa Bạch Ốc công bố đã văn bản ghi lại cuộc nói chuyện của tổng thống Donald Trump với tổng thống Ukraine, trong đó ghi lại việc tổng thống Trump đề nghị ông Zelensky nói chuyện với luật sư Giuliani, để điều tra về người con trai của ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden.
Trước đó một ngày, Tổng Thống Trump đã lên tiếng chỉ trích Đảng Dân Chủ cũng như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trên mạng Twitter, chỉ vài phút sau khi bà Pelosi  tuyên bố mở cuộc điều tra luận tội chính thức Tổng Thống Trump. Ông Trump đã gọi cuộc điều tra này là “quấy rối”, và chia sẻ một video để thể hiện sự bất mãn của ông về việc Đảng Dân Chủ liên tục luận tội ông. Ông nói  đây là “mục tiêu duy nhất” của Đảng này. Trong đoạn video, Tổng Thống Trump cho biết Đảng Dân Chủ đang cố gắng “phá hoại” những nỗ lực của ông tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bằng một cuộc “săn phù thủy” khác.
Vào Thứ Ba, bà Pelosi cho biết bà đã ra lệnh sáu Ủy Ban do Đảng Dân chủ lãnh đạo tại Hạ Viện để tiến hành các cuộc điều tra về Tổng Thống Trump. Một lượng lớn thành viên Đảng Dân chủ đã ủng hộ luận tội Tổng Thống, hoặc ít nhất là một cuộc điều tra xoay quanh vấn đề này.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã đưa ra báo cáo về cuộc điều Nga  phá hoại bầu cử Tổng Thống năm 2016, và liệu Tổng Thống Trump có cản trở luật pháp hay không.
Lượng người ủng hộ luận tội Tổng Thống lại một lần nữa tăng mạnh vào tháng 9, sau khi nhiều cơ quan truyền thông khác nhau đưa tin về việc Tổng Thống Trump yêu cầu Tổng Thống Ukraine mới nhậm chức  Volodymyr Zelensky điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai Hunter Biden.
Vào đầu tuần này, Tổng Thống Trump đã xác nhận rằng ông có đề cập đến Biden trong cuộc điện đàm nói trên. Nhưng Tổng Thống khẳng định rằng cuộc thảo luận giữa ông và Tổng Thống Ukraine là hoàn toàn phù hợp. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/toa-bach-oc-cong-bo-cuoc-dien-dam-cua-tong-thong-trump-voi-tong-thong-ukraine/

Làm thế nào để luận tội Tổng thống Mỹ?

Những người chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hạ viện đang kêu gọi một cuộc điều tra luận tội sau một khi một cuộc điện đàm của ông Trump với người đồng cấp Ukraine được đưa ra ánh sang.
Cuộc điện đàm diễn ra hồi tháng 7 khi đó ông Trump liên tục gây áp lực với Tổng thống Ukraine để buộc ông này điều tra Hunter Biden, con trai của cựu Phó Tổng thống Joe Biden, một trong những đối thủ chính trị chính của ông Trump.
Một số nhà lập pháp Dân chủ cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải luận tội Trump nếu ông gây áp lực với một nhà lãnh đạo nước ngoài để tạo ảnh hưởng đến bầu cử ở Mỹ.
Phần đông trong số 235 dân biểu Dân chủ tại Hạ viện đã ủng hộ cuộc điều tra luận tội dựa trên báo cáo của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller vốn không kết luận liệu Trump có cản trở công lý hay không, nhưng nêu ra 10 trường hợp mà ông Trump đã tìm cách sa thải ông Mueller hoặc cản trở cuộc điều tra.
Ông Trump hôm 22/7thừa nhận đã thảo luận về ông Biden với Tổng thống Ukraine, nhưng nói rằng cuộc điện đàm đó ‘là hoàn toàn phù hợp’.
“Cuộc trò chuyện đó chủ yếu là chúc mừng, chủ yếu là nói về tham nhũng, tất cả các vụ tham nhũng diễn ra, và chủ yếu là về việc chúng tôi không muốn những người như cựu Phó Tổng thống Biden và con trai ông ấy tham nhũng ở Ukraine,” ông Trump nói trước phóng viên.
Các cuộc thăm dò dư luận tiếp tục cho thấy các cử tri chia rẽ sâu sắc về việc loại ông Trump khỏi Nhà Trắng bằng con đường luận tội và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi từng phản đối luận tội với lý do đó
là một động thái rủi ro về mặt chính trị trừ khi các nhà điều tra tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về hành vi sai trái của ông Trump vốn có thể khiến dư luận đồng thuận.
Tại sao có việc luận tội?
Những người lập quốc của Mỹ đã đề ra vị trí Tổng thống và sợ rằng quyền lực Tổng thống có thể bị lạm dụng. Vì vậy, họ đưa luận tội trở thành một nội dung cốt lõi của Hiến pháp.
Họ trao cho Hạ viện ‘quyền hành luận tội duy nhất’; Thượng viện ‘quyền hành xét xử các vụ luận tội duy nhất’ và chánh án Tòa án Tối cao nghĩa vụ chủ trì phiên xử luận tội ở Thượng viện.
Tổng thống, theo Hiến pháp, có thể bị bãi nhiệm vì các tội ‘phản quốc, hối lộ, hoặc các tội đại hình và tội tiểu hình’. Chính xác các tội này là gì thì không rõ. Về mặt lịch sử, nó có thể bao gồm tham nhũng và các hành vi vi phạm khác, bao gồm nỗ lực cản trở trình tự pháp lý.
Không có Tổng thống nào từng bị cách chức do bị luận tội. Tổng thống Richard Nixon đã từ chức để tránh bị cách chức khi luận tội. Các Tổng thống Andrew Johnson và Bill Clinton, đã bị Hạ viện luận tội, nhưng không bị Thượng viện kết án.
Quy trình luận tội diễn ra thế nào?
Quá trình luận tội bắt đầu tại Hạ viện, nơi các cuộc tranh luận và bỏ phiếu về việc có nên tống đạt cáo trạng đối với Tổng thống hay không, thông qua việc phê chuẩn nghị quyết luận tội, hoặc các bài viết luận tội mà chỉ cần đa số trong tổng số 435 dân biểu của Hạ viện tán thành.
Nếu Hạ viện chấp thuận một nghị quyết như vậy, một phiên xử sẽ được tổ chức tại Thượng viện. Các thành viên Hạ viện đóng vai trò công tố; các thượng nghị sĩ làm bồi thẩm đoàn; chánh án của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ làm chủ tọa. Cần phải đạt đa số hai phần ba trong Thượng viện gồm 100 thượng nghị sỹ để kết án và bãi nhiệm một Tổng thống. Điều này chưa bao giờ xảy ra.
Tòa án Tối cao có thể đảo ngược kết quả không?
Không. Ông Trump đã viết trên Twitter rằng ông sẽ yêu cầu Tòa án Tối cao can thiệp nếu Đảng Dân chủ cố gắng luận tội ông. Nhưng những người sáng lập nước Mỹ không cho phép kháng cáo một bản án của Thượng viện lên cơ quan tư pháp liên bang.
Cơ cấu của Quốc hội hiện nay ra sao?
Hạ viện có 235 dân biểu Dân chủ, 199 dân biểu Cộng hòa và một dân biểu độc lập. Nhờ đó, Đảng Dân chủ có thể luận tội Trump mà không cần sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa.
Năm 1998, khi đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện, họ đã bỏ phiếu chủ yếu theo đảng phái để luận tội Tổng thống Bill Clinton của đảng Dân chủ.
Thượng viện hiện có 53 thượng nghị sỹ Cộng hòa, 45 thượng nghị sỹ Dân chủ và hai thành viên độc lập bỏ phiếu theo Đảng Dân chủ. Kết tội và bãi nhiệm một Tổng thống sẽ cần 67 phiếu. Vì vậy, để ông Trump bị cách chức thông qua luận tội ít nhất 20 thượng nghị sỹ Cộng hòa và tất cả các thượng nghị sỹ Dân chủ và độc lập sẽ phải bỏ phiếu chống lại ông.
Ai sẽ lên làm Tổng thống nếu Trump bị cách chức?
Trong trường hợp Thượng viện kết tội ông Trump, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ trở thành Tổng thống trong phần còn lại của nhiệm kỳ vốn sẽ kết thúc vào ngày 20 tháng 1 năm 2021.
https://www.voatiengviet.com/a/l%C3%A0m-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o-%C4%91%E1%BB%83-lu%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99i-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-/5097176.html

Người tố giác tổng thống Trump

muốn được điều trần trước ủy ban tình báo hạ viện

Theo tin từ CBS News, vào hôm Thứ Ba (24 tháng 9), Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Adam Schiff cho biết người tố giác đã đệ đơn khiếu nại lên tổng thanh tra của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, xoay quanh các cuộc điện đàm của Tổng thống Trump với Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Người này muốn được điều trần trước Ủy Ban.
Trên Twitter, ông Schiff cho biết Ủy Ban đã được thông báo bởi luật sư của người tố giác, rằng khách hàng của họ muốn nói chuyện với ủy ban về các cuộc điện đàm nói trên. Ông mong rằng phiên điều trần của người tố giác này sẽ diễn ra trong tuần này. Đảng Dân chủ mong muốn mở một cuộc điều tra về cuộc điện đàm giữa Tổng Thống Trump và Tổng thống Zelensky, trong đó Tổng Thống Trump nói về cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai ông là Hunter Biden.
Cuộc điện đàm này là chủ đề chính của đơn khiếu nại của người tố giác, một vấn đề được tổng thanh tra xem la “khẩn cấp.” Do đó, đơn khiếu nại lẽ ra phải được chuyển cho Ủy ban Tình báo Hạ viện. Nhưng giám đốc tạm thời của cơ quan tình báo quốc gia, ông Joseph Maguire, đã từ chối gửi đơn khiếu nại tới ủy ban, vì ông cho rằng đây không phải là một vấn đề cấp bách.
Một tuần trước khi Tổng Thống Trump nói chuyện với Tổng THống Zelensky vào cuối tháng 7, ông đã chỉ thị cho Chánh Văn Phòng Mick Mulvaney hoãn việc gửi cho Ukraine khoản tiền trợ cấp quân sự trị giá gần 400 triệu mỹ kim. Khi được hỏi vào hôm thứ Ba về quyết định hoãn viện trợ cho Ukraine ngay trước cuộc gọi với Tổng thống nước này, Tổng Thống Trump nói rằng đó là vì ông “muốn các nước khác góp tiền vào quỹ viện trợ này.” (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-to-giac-tong-thong-trump-muon-duoc-dieu-tran-truoc-uy-ban-tinh-bao-ha-vien/

Cựu sĩ quan tình báo Hoa Kỳ bị tuyên án 10 năm tù

vì hoạt động gián điệp cho Trung Cộng

Vào hôm Thứ Ba (24/9), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết một cựu sĩ quan của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ nhận tội phản bội quốc gia vì tài chính, bị kết án 10 năm trong nhà tù liên bang vì hoạt động gián điệp cho Trung Cộng.
Vào tháng 3, ông Ron Rockwell Hansen, 60 tuổi, ở Syracuse, Utah, nhận tội cố gắng chuyển thông tin quốc phòng tuyệt mật của Hoa Kỳ cho Trung Cộng, và thừa nhận việc nhận hàng trăm ngàn mỹ kim với tư cách là điệp viên cho chính quyền Bắc Kinh. Bộ Tư pháp cho biết cảnh sát FBI bắt giữ ông Hansen vào tháng 6 năm 2018, khi ông đang trên đường đến Phi trường Quốc tế Seattle-Tacoma để bay đến Trung Cộng.
Khi nhận tội, ông Hansen thừa nhận thu thập thông tin an ninh quốc gia của Hoa Kỳ mà ông biết Trung Cộng đánh giá cao từ một sĩ quan điều hành của Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA), và đồng ý bán thông tin đó cho Trung Cộng. Các tài liệu ông nhận được từ sĩ quan DIA có liên quan đến việc chuẩn bị của quân đội Hoa Kỳ. Ông Hansen cũng thừa nhận việc cố vấn cho nhân viên của DIA cách ghi nhận và chuyển giao tài liệu mà không bị phát hiện, cùng cách giấu và rửa những khoản tiền thanh toán cho những bí mật đó.
Ông Hansen không biết rằng chính nhân viên này báo cáo hành vi của ông cho DIA và đóng vai trò là người cung cấp thông tin cho FBI trong vụ án.
Theo hồ sơ tòa án, ông Hansen, người thông thạo tiếng Quan Thoại và tiếng Nga, được DIA thuê làm nhân viên điều hành dân sự vào năm 2006, sau khi ông nghỉ hưu khỏi quân đội Hoa Kỳ với tư cách là một chuẩn úy tình báo. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cuu-si-quan-tinh-bao-hoa-ky-bi-tuyen-an-10-nam-tu-vi-hoat-dong-gian-diep-cho-trung-cong/

Apple tiếp tục sản xuất máy tính Mac Pro ở Hoa Kỳ

Theo tin từ CBS News, sau khi chính quyền tổng thống Trump bảo vệ sản phẩm của Apple khỏi thuế tăng mạnh đối với hàng hóa của Trung Cộng, Apple sẽ tiếp tục sản xuất các máy tính Mac Pro đắt tiền ở Hoa Kỳ.
Hôm thứ Hai (23/09/2019) công ty kỹ thuật lớn nhất thế giới cho biết họ có thể tiếp tục lắp ráp Mac Pro ở xưởng gia công đối tác của Apple ở Austin, Texas đã bắt đầu từ năm 2013, sau khi Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ tuần trước miễn thuế cho các bảng mạch lắp ráp một phần, card đồ họa và các thành phần khác do Trung Cộng sản xuất.
Apple cho biết các linh kiện cho bộ máy tính chuyên nghiệp có giá đến 6,000 Mỹ kim sẽ được hàng chục công ty Hoa Kỳ thiết kế, phát triển và sản xuất.
Vào tháng 6, Wall Street Journal cho biết Apple đang xem xét chuyển dây chuyền sản xuất sản phẩm chính cuối cùng đang được gia công ở Hoa Kỳ, Mac Pro sang Trung Cộng để rút ngắn khoảng cách địa lý với các đơn vị cung cấp linh kiện. Apple đang cân nhắc việc chuyển tới một phần ba sản lượng từ Trung Cộng sang các nước có chi phí thấp hơn như Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sẽ mất ít nhất 3 năm để chuyển 20% tổng sản lượng ra khỏi Thẩm Quyến.
Apple vẫn sản xuất các sản phẩm bán chạy nhất khác như iPhone, iPad và MacBook tại Thẩm Quyến. Mac Pro không phải là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của công ty, mặc dù nó là một trong những sản phẩm đắt nhất, có giá bắt đầu từ 6,000 Mỹ kim. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/apple-tiep-tuc-san-xuat-may-tinh-mac-pro-o-hoa-ky/

Anh di tản công dân trong vụ Thomas Cook phá sản

Du khách Anh mua dịch vụ trọn gói của hãng du lịch lữ hành Thomas Cook và phi hành đoàn của hãng này nay được phép rời khỏi Cuba, Cơ quan Quản lý Hàng không Dân dụng (CAA) nói.
Các chuyến bay chở người rời đi đã được thu xếp với sự hỗ trợ của Đại sứ Anh tại Cuba, cơ quan này cho biết.
Thủ đô Cuba bừng sáng trở lại ánh đèn neon
Mỹ cấm du thuyền đi Cuba để ‘trừng phạt chế độ’
Cuba ‘lần đầu tiên’ có biểu tình độc lập
Cuba muốn bỏ Chủ nghĩa Cộng sản
Du khách nói họ đã bị ngăn cản, không được cho rời khỏi khách sạn trừ phi phải trả thêm tiền.
Một du khách có tên là Sue Petrow, người lẽ ra đã đi về sau khi kết thúc kỳ nghỉ, nói rằng khách sạn của cô nói cô sẽ bị giữ lại tại sân bay trừ phi cô trả hết các hóa đơn.
Phi hành đoàn của hãng Thomas Cook cũng nói họ bị “giữ làm con tin” bởi các nhân viên an ninh tại một khách sạn.
Tuy nhiên, Deirdre Hutton, chủ tịch CAA, nói với BBC: “Vấn đề đã được ngài đại sứ giải quyết trong đêm, và chuyến bay từ Cuba đang trên không, trên đường trở về, đây là một tin rất tốt.”
“Đây cũng là một ví dụ vì sao mà chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với Bộ Ngoại giao.”
“Quả là không dễ chịu chút nào cho những ai lâm vào tình thế khó khăn như thế, nhưng điều mà chúng tôi đã làm là đưa ra bảo lãnh cho các du khách Anh được Atol bảo hộ cho các khách sạn [ở Cuba],” bà nói thêm.
Đại sứ Anh tại Cuba nói các khách sạn đã được yêu cầu để khách trọ rời đi mà không phải trả thêm khoản phí nào.
Ngài Antony Stokes nói trên Twitter: “Rất biết ơn sự kiên nhẫn của tất cả những người bị ảnh hưởng bởi tình thế khó chịu.”
Xem thêm về Đại sứ Antony Stokes:
Làm báo ‘an toàn’ trong lòng dư luận
Đại sứ Anh: ‘Bệnh nhân không thể tự mổ’
Sue Petrow nói cô và các du khách khác đã từ chối trả thêm tiền theo yêu cầu của khách sạn.
Những du khách như Sue đã trả tiền phòng, tiền ăn hàng tháng trước khi bắt đầu đi nghỉ, nhưng các khách sạn thường chỉ nhận được tiền từ Thomas Cook vài tuần sau khi du khách đã rời đi.
Các tường thuật nói rằng đã có sự lo lắng rộng khắp ở Cuba về việc liệu quỹ bảo hiểm ngành du lịch của Anh là Atol, vốn chịu trách nhiệm chi trả các khoản trong trường hợp công ty du lịch phá sản, có chấp nhận trả tiền hay không.
Quỹ này chi trả cho các hóa đơn kể từ khi Thomas Cook sụp đổ vào sáng thứ Hai.
Tuy nhiên, các hóa đơn phát sinh trước đó sẽ không được thanh toán.
Các khách sạn bị ảnh hưởng sẽ phải nộp đơn cho các cơ quan thanh lý để đòi tiền.
Tính toán chi phí
Dame Hutton nói rằng CAA đã ra bảo lãnh thanh toán cho 3.000 khách sạn trên thế giới, và đã bắt đầu chi trả các khoản đầu tiên. CAA có 200 nhân viên làm việc với các nhân viên của Thomas Cook, bà nói thêm.
Thomas Cook nợ các khách sạn 338 triệu bảng. Có một khách sạn ở Mexico bị nợ 2,5 triệu bảng.
Hôm thứ Hai, CAA ra chiến dịch di tản thời bình lớn nhất của Anh từ trước tới nay, đưa hơn 15 ngàn người về Anh sau sự sụp đổ của hãng du lịch lữ hành Thomas Cook.
Cho đến nay, hơn 95% người đã được đưa về vào đúng ngày kết thúc kỳ nghỉ theo lịch của họ, CAA nói.
Hôm thứ Ba, 70 chuyến bay đưa thêm 14 ngàn người về Anh.
Chương trình di tản sẽ được thực hiện cho đến ngày 6/10, với tổng số hơn 1.000 chuyến bay được lên lịch.
Khách hàng được bảo vệ thế nào?
Nếu bạn mua tour du lịch trọn gói ở Anh, bạn sẽ được chương trình Atol bảo vệ.
Atol sẽ chi trả tiền ở khi bạn ở nước ngoài, tuy nhiên bạn có thể phải chuyển đến khách sạn hoặc chỗ ở khác với địa chỉ đặt ban đầu
Atol cũng sẽ chi trả cho việc đưa bạn trở về, nếu như hãng hàng không mà bạn mua vé không còn hoạt động nữa
Nếu bạn đặt mua tour đi nghỉ trong tương lai, bạn sẽ được Atol hoàn tiền
Nếu bạn chỉ đặt mua vé máy bay, bạn sẽ cần yêu cầu công ty bảo hiểm du lịch của mình, hoặc nhà cung cấp thẻ tín dụng, thẻ debit mà bạn đã dùng để mua vé, để yêu cầu hoàn tiền
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49818328

Brexit : Thủ tướng Johnson dọa giải tán Quốc Hội Anh

Tú Anh
Phán quyết của Tòa Án Tối Cao chống quyết định « treo giò » Nghị Viện có thể làm thay đổi cục diện chính trị tại Anh Quốc. Thủ tướng Boris Johnson phải khẩn cấp bỏ phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trở về Luân Đôn để chuẩn bị đối phó với tình hình mới.
Quốc hội Anh họp trở lại ngay vào hôm nay 25/09/2019 trong khí thế trả đũa. Lãnh đạo Công Đảng khai hỏa đầu tiên : kêu gọi Boris Johnson xin lỗi Nữ hoàng và dân chúng rồi từ chức.
Từ Luân đôn, thông tín viên Muriel Delcroix phân tích :
Đắc thắng trong cuộc đọ sức với chính phủ, các dân biểu Anh trở lại nghị trường bừng bừng khí thế. Họ sẵn sàng quần thảo chính trị với thủ tướng Boris Johnson và không thiếu cơ hội buộc ông trả giá.
Boris Johnson bác bỏ những lời kêu gọi từ chức và tiếp tục kiên trì đưa nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu vào thời điểm 31/10 cho dù có thỏa thuận hay không.
Khẳng định phán quyết của Tòa Án Tối Cao là sai lầm nhưng ông cam kết tôn trọng. Tuy nhiên, thủ tướng Anh cảnh báo là ông vẫn không đổi hướng Brexit như đã trình bày với Nữ hoàng.
Nói cách khác, Boris Johnson xem nhẹ phán quyết lịch sử của Tòa Tối Cao và dứt khoát không thay đổi lập trường.
Chiến lược của thủ tướng Anh nhằm chứng tỏ với cử tri ông là người trước sau như một, cố gắng thực hiện Brexit theo nguyện vọng của đa số qua cuộc trưng cầu dân ý cách nay hơn ba năm. Trong khi đó giới dân biểu, giờ đây có thêm các vị thẩm phán ủng hộ, tìm mọi cách thọc gậy bánh xe. Để giải quyết tình trạng bế tắc này chỉ có một giải pháp là… bầu lại Quốc Hội.
Bầu cử trước kỳ hạn có thể giúp cho Boris Johnson tạo hình ảnh người hùng Brexit chống lại giới thượng lưu ở Westminster.
Nhưng biện pháp này là một con dao hai lưỡi bởi vì lãnh đạo hành pháp mất thế thượng phong. Ông mất lợi thế trước một Quốc Hội đang nổi giận cũng như trước công luận Anh, những người vừa mất hết kiên nhẫn vừa bất bình vì thấy Nữ hoàng bị thủ tướng lừa gạt.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190925-brexit-boris-johnson-de-doa-giai-tan-quoc-hoi-anh

Ukraine lo lắng bị kéo vào

cuộc tranh đấu quyền lực tại Washington

Tin từ Kiev, Ukraine — Theo tin từ Reuters, chuyến thăm Hoa Kỳ của tổng thống Volodymyr Zelensky được xem như một cơ hội vàng để Ukraine thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ. Nước này là lực lượng ủng hộ quốc tế mạnh nhất của Ukraine.
Tuy nhiên, chuyến thăm trên gây lại nên tình thế ngoại giao căng thẳng cho tổng thống Zelensky. Trước cuộc gặp đầu tiên với tổng thống Donald Trump trong tuần này, tổng thống Zelensky đã bị đẩy vào một cơn bão chính trị ở Washington. Một số cáo buộc cho rằng, tổng thống Trump đang gây áp lực buộc ông phải tiến hành điều tra con trai của ông Joe Biden, đối thủ chính của tổng thống Trump đến từ phía đảng Dân chủ. Trước tình thế này, ông Zelenskiy không thể có bất kỳ hành động mạo hiểm nào đối với mối quan hệ với một trong hai phe chính trị phân chia ở Washington.
Ukraine hiện đang trông cậy vào hai đảng về viện trợ và hỗ trợ ngoại giao, nhằm chống lại việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014. Trong tháng 9 này, các nhà lập pháp Hoa Kỳ nghi ngờ tổng
thống Trump đang cố gắng giữ lại 250 triệu Mỹ kim viện trợ quân sự cho Ukraine đã được Quốc hội phê chuẩn. Hành động này được xem như một công cụ nhằm gây sức ép với ông Zelenskiy.
Bên cạnh đó, cơ quan truyền thông còn đưa tin rằng, trong một cuộc gọi tháng 7/2019, tổng thống Trump yêu cầu ông Zelenskiy mở một cuộc điều tra có thể gây tai tiếng cho ông Biden. Tuy vậy, chính quyền tổng thống Zelenskiy không muốn tham gia vào việc này.
Các viên chức Ukraine phủ nhận việc tổng thống Trump gây áp lực cho ông Zelenskiy, và cho rằng những cuộc đối thoại giữa hai nước nên được giữ bí mật.
Chiều Thứ Ba 24/09, Hạ Viện Hoa Kỳ đã chính thức tiến trình luận tội tổng thống Trump. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ukraine-lo-lang-bi-keo-vao-cuoc-tranh-dau-quyen-luc-tai-washington/

Lãnh đạo Hồng Kông

chuẩn bị đối thoại với phe dân chủ

Mai Vân
Lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga sẽ chính thức có cuộc đối thoại đầu tiên với người Hồng Kông đòi dân chủ vào ngày mai, 26/09/2010. Cuộc đối thoại nằm trong khuôn khổ 4 sáng kiến mà lãnh đạo đặc khu đã thông báo ngày 04/09 khi tuyên bố rút lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.
Vào hôm qua, lãnh đạo Hồng Kông đã tiết lộ là có đến 20.000 người muốn tham gia cuộc đối thoại để nói lên lý do khiến họ phẫn nộ.
Theo thông tín viên RFI Florence de Changy, dân Hồng Kông không tin là cuộc đối thoại sắp mở ra sẽ mau chóng dẫn đến một giải pháp nhằm chấm dứt khủng hoảng :
Về mặt chính thức, chính quyền muốn tìm hiểu « nguồn gốc » của phản ứng phẫn nộ mà người Hồng Kông bày tỏ từ 3 tháng nay, nhưng về mặt bán chính thức, đó là hình thức cho thấy thiện chí của chính quyền muốn tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã giải thích : Đối thoại vẫn hơn đối đầu. Bà tin chắc là các vấn đề mà cuộc khủng hoảng này nêu bật đi xa hơn là dự luật của bà về dẫn độ, đã bị thu hồi nhưng đã châm ngòi cho phong trào phản kháng bùng lên từ đầu tháng 6.
Trên số 20.000 người ghi danh tham gia đối thoại, trên nguyên tắc kéo dài 2 tiếng đồng hồ, tối thứ Năm, từ lúc 19g00, chỉ có 150 người được chọn qua máy tính, báo giới cũng được mời.
Phong trào phản kháng và phe đối lập tỏ ra hoài nghi. Theo họ, 5 yêu cầu của người biểu tình rất rõ, họ chỉ chờ đợi lãnh đạo Hồng Kông thực hiện mà thôi.
Một nỗ lực đối thoại tương tự thực hiện vào thứ Tư tuần qua với ủy viên các hội đồng quận huyện đã không dẫn đến đâu. Vả lại chỉ có 20% trong số đại biểu đến tham gia, vì cho rằng chỉ mất thời giờ mà thôi.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190925-lanh-dao-hong-kong-chuan-bi-cuoc-doi-thoai-voi-phe-dan-chu

Ông Tập khai trương

sân bay Quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh

Sân bay khổng lồ mới của Trung Quốc, trị giá 11 tỷ đô la Mỹ, vừa mở cửa.
Sân bay Quốc tế Đại Hưng tại thủ đô Bắc Kinh được Chủ tịch Tập Cận Bình khai trương hôm thứ Tư, chỉ ít hôm trước lễ kỷ niệm 70 năm Quốc Khánh trọng đại, 1/10.
Những sân bay bận nhất thế giới
Những sân bay mới tráng lệ nhất thế giới
Nội Bài ‘xếp 86 trong 100 sân bay tốt nhất thế giới’
Những đường băng hiểm trở nhất thế giới
Sân bay mới trải rộng trên 700 ngàn mét vuông, tương đương với 98 sân bóng đá, báo China Daily của nhà nước Trung Quốc tường thuật.
Sân bay hiện thời của Bắc Kinh là sân bay bận rộn thứ nhì thế giới, chỉ sau Atlanta, theo Hội đồng Quản lý Sân bay.
Nhưng các quan chức nói thành phố cần có một sân bay mới để giảm bớt áp lực cho Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh đã quá tải.
Sân bay Đại Hưng, được cho là nhà ga trong một tòa nhà đơn lẻ lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ đón phần lớn trong số 170 triệu hành khách tới thành phố tính đến năm 2025.
The Hoàn Cầu Thời Báo, bảy hãng bay nội địa được trông đợi sẽ bắt đầu hoạt động tại sân bay mới vào hôm thứ Tư.
Chuyến bay đầu tiên, A380 của hãng China Southern Airline, đã cất cánh lúc 16:23 giờ địa phương.
Các hãng khác, trong đó có hãng hàng không Anh British Airways, hãng Hong Kong Cathay Pacific, và hãng Phần Lan Finnair, đã công bố các tuyến bay tới Đại Hưng.
Sân bay mới, nằm cách Quảng trường Thiên An Môn chừng 46km về phía nam, do kiến trúc sư nổi tiếng Zaha Hadid thiết kế.
Với lễ khai trương sân bay, Bắc Kinh nay đã tiến vào nhóm các thành phố có hai sân bay tiếp nhận các chuyến bay quốc tế chặng dài, bên cạnh các thành phố như New York và London.
Hơn 100 triệu hành khách đã sử dụng Sân bay Thủ đô Bắc Kinh, vốn mở cửa hoạt động từ 1958.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49827058

TQ bác chỉ trích của Mỹ, nói hai bên nên hợp tác

Bộ trưởng Ngoại giao và Ủy viên Quốc vụ Viện TQ, ông Vương Nghị, phản ứng lại những chỉ trích gay gắt của Mỹ hôm 24/9 và nói hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên tôn trọng lợi ích của nhau và hợp tác vì lợi ích chung, theo Reuters.
Ông Vương Nghị nói như vậy trong bài phát biểu tại một sự kiện do Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ – Trung Quốc tổ chức tại New York, bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra thường niên.
Trước đó, hôm 24/9, phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chỉ trích gay gắt cách thực hành thương mại của Trung Quốc và nói rằng, ông sẽ không chấp nhận một “thỏa thuận tồi tệ” trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Diễn đàn LHQ: Trump công kích trực diện chính phủ TQ
TQ tăng cường an ninh, kiểm duyệt trước lễ Quốc Khánh
Họp LHQ: Dịp cho Tổng thống Donald Trump ‘tỏa sáng’
Phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/09, Tổng thống Donald Trump công kích Trung Quốc ‘ăn cắp, thủ đoạn’ và nói về dân chủ tự do của Hong Kong.
Ông nói, kể từ khi Trung Quốc được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, lý thuyết nói Trung Quốc sẽ thay đổi, dân chủ hơn, hóa ra là sai lầm.
Nguyên tắc pháp quyền ở Trung Quốc không những không tiến bộ mà còn “sa sút”.
Theo Tổng thống Mỹ, Trung Quốc là nền kinh tế thứ nhì thế giới mà vẫn nhận quy chế “quốc gia đang phát triển” là không công bằng.
Ông gọi đó là cách Trung Quốc “lợi dụng hệ thống quốc tế”.
Ông Trump liệt kê lại các cáo buộc ông nêu ra từ mấy năm qua, rằng Trung Quốc “đánh cắp sở hữu trí tuệ” của các công ty Mỹ, dùng thủ đoạn để khai thác thế mạnh tiền tệ.
Ông cũng cảnh báo Trung Quốc hãy tôn trọng hiệp ước đã ký với Anh Quốc về Hong Kong, bảo đảm dân chủ, tự do cho Hong Kong; và Hoa Kỳ đang theo dõi sát sao những hành động của Trung Quốc tại đó.
Ông nói, ông sẵn sàng đàm phán để có thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nhưng cũng “sẵn sàng bảo vệ quyền lợ̣i của Hoa Kỳ”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49821485

TQ chế tạo vũ khí âm thanh cầm tay

để kiểm soát đám đông

Học viện Khoa học Trung Quốc tuyên bố các chuyên gia nước này đang phát triển khẩu súng âm thanh cầm tay đầu tiên trên thế giới.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), website của Học viện Khoa học Trung Quốc ngày 18/9 cho hay loại vũ khí có hình dạng giống súng trường này được thiết kế để giải tán đám đông bằng cách sử dụng các sóng âm thanh tần số thấp.
“Hiệu ứng sinh học” của thiết bị này, được sử dụng trong quân đội và cảnh sát, sẽ gây sự khó chịu kinh hoàng đối với màng nhĩ, nhãn cầu, dạ dày, gan và não bộ của con người.
Các nghiên cứu từ thập niên 1940 cho thấy năng lượng âm thanh tần số thấp – tùy thuộc vào cường độ và mức độ tiếp xúc – có thể gây một loạt triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, co thắt ruột, đại tiện mất tự chủ, tổn thương nội tạng và đau tim.
Vũ khí âm thanh thường có kích cỡ lớn nên phải lắp đặt trên xe ô tô. Trước khi Trung Quốc bắt tay vào nghiên cứu loại cầm tay, các thiết bị này hoạt động bằng cách phóng điện vào một cuộn dây từ
tính bên trong, dẫn đến sinh ra năng lượng. Điều này đồng nghĩa với việc chúng cần một nguồn năng lượng lớn và ổn định.
Chính phủ Trung Quốc đã khởi động chương trình vũ khí âm thanh này từ năm 2017. Giáo sư Xie Xiujuan, nhà khoa học đứng đầu dự án này cho biết súng âm thanh mới sẽ được tiếp năng lượng bằng một ống chứa khí trơ. Khi được làm nóng lên, các phân tử khí rung lên, sau đó giải phóng ra âm thanh đơn, vang rền.
Mẫu súng này đã trải qua các cuộc thử nghiệm trên thực địa và của bên thứ ba. Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành các đánh giá về tác động của thiết bị đối với cơ thể người.
Trong một bức ảnh đăng trên website của học viện, vũ khí âm thanh này được đặt trên bàn họp để các chuyên gia đánh giá. Nó trông giống một khẩu súng trường với bộ phận báng, nòng và cò bóp tương tự. Giáo sư Xie từ chối tiết lộ về tần số âm thanh cũng như tầm hoạt động hiệu quả của nó.
http://biendong.net/diem-tin/30559-tq-che-tao-vu-khi-am-thanh-cam-tay-de-kiem-soat-dam-dong.html

Giọng điệu khó lọt tai của truyền thông TQ

Từ 01/9/2019, Chính quyền Tổng thống Donald Trump bắt đầu đánh thuế 15% cho hơn 125 tỉ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm loa thông minh, tai nghe Bluetooth và nhiều mặt hàng giày dép…, các mặt hàng còn lại sẽ bị đánh thuế từ 15/12/2019. Để đáp trả, Trung Quốc cũng ngay lập tức áp dụng thuế bổ sung với hàng hóa của Mỹ từ ngày 01/9/2019. Mức thuế tăng thêm 5%-10% được đánh lên 1.717 mặt hàng trong tổng số 5.078 sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ.
Cùng với việc đánh thuế trả đũa, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc còn lớn tiếng mạnh mẽ chỉ trích Mỹ. Hãng tin chính thức của Bắc Kinh – Tân Hoa xã nhấn mạnh, nước Mỹ nên “học cách cư xử có trách nhiệm của một nước lớn và đừng học cách bắt nạt nhau như bọn trẻ con trường học”; là một siêu cường, Mỹ cần gánh vác trách nhiệm trên vai và hợp tác với các nước để biến thế giới thành nơi tốt đẹp và thịnh vượng hơn, lúc đó nước Mỹ mới trở nên thịnh vượng hơn.
Trong lúc đó thì Bắc Kinh đang ngày càng leo thang xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế. Thậm chí có lúc nhóm tàu Hải Dương 08 vào sâu chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 180 mét. Họ mới chính là những kẻ bắt nạt các nước nhỏ ven Biển Đông và gây rối đe dọa hòa bình ổn định ở khu vực và cản trở tự do hàng hải, cản trở các hoạt động khai thác dầu khí hợp pháp của Việt Nam và các nước láng giềng.
Những lời văn của Tân Hoa xã nói trên xem ra đầy hoa mỹ, tuy nhiên, cả thế giới đều biết rằng Trung Quốc nói vậy nhưng không phải vậy. Hành vi của họ xâm lấn vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam chứng minh Trung Quốc không có trách nhiệm, coi thường luật pháp quốc tế và không xứng đáng là một Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Truyền thông Trung Quốc có những lời lẽ như vậy thật đáng hổ thẹn bởi chính Trung cần phải “học cách cư xử có trách nhiệm của một nước lớn” như Tân Hoa xã đã viết, không những thế, họ còn phải học để xứng đáng là nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cần phải tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 mà họ là thành viên, chấm dứt ngay hành động xâm lấn vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và các nước láng giềng.
Trung Quốc chính là kẻ đang thi hành chính sách “cá lớn nuốt cá bé”, cưỡng chế các nước ở Biển Đông nên họ cần chấm dứt ngay việc bắt nạt, cưỡng ép các nước nhỏ Việt Nam, Philippines, Malaysia ở Biển Đông. Biển Đông không phải “ao nhà” của Trung Quốc nên họ hãy hành xử có trách nhiệm theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Trung Quốc còn kiện Mỹ ra WTO về vấn đề thương mại ư? Bản thân họ không tôn trọng các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế của Liên Hợp quốc; chống lại phán quyết 12/7/2016 của Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi sướng. Mới đây nhất, khi Tổng thống Philippines Duterte đề cập tới phán quyết 12/7/2016 của Tòa Trọng tài; nhấn mạnh phán quyết của tòa là phán quyết cuối cùng, mang tính ràng buộc và không kháng cáo thì ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc tiếp tục lặp lại luận điệu “Chính phủ Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa trọng tài và sẽ kiên trì lập trường này”.
Với thái độ coi thường luật pháp quốc tế, bác bỏ các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế, thiết nghĩ Trung Quốc cũng đừng kiện ra WTO. Nếu họ muốn giải quyết các tranh chấp bằng cơ chế tài phán quốc tế thì hãy tự nguyện cùng Việt Nam và các bên tranh chấp khác ở Biển Đông đưa vấn đề tranh chấp ra giải quyết tại các cơ chế của Liên hợp quốc.
Thiết nghĩ, nếu những người cầm quyền ở Bắc Kinh muốn thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường sánh vai với Mỹ thì họ hãy hành xử với đúng tư cách của một nước lớn với trên 1,3 tỷ dân chứ đừng tham lam xâm phạm vùng biển của các nước ven Biển Đông.
Một điều đáng xấu hổ nữa là trong khi tiến hành các hoạt động xâm lấn ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đồng thời xâm phạm vùng biển của Philippines, Malaysia và bị nhiều nước lên tiếng chỉ trích thì họ lại luôn mồm khẳng định “tình hình Biển Đông cơ bản ổn định”. Trong khi đẩy mạnh các hoạt động xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam thì họ lại đổ lỗi cho Mỹ can thiệp gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Giới cầm quyền ở Bắc Kinh rất tức tối khi Mỹ lên tiếng ủng hộ Việt Nam, lên án Trung Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam và đứng ra bảo vệ lẽ phải, bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Họ cáo buộc Mỹ “đổ thêm dầu vào lửa”, nhưng cộng đồng quốc tế nhận thức rõ nguyên nhân của mọi căng thẳng ở Biển Đông là do Trung Quốc gây ra. Nếu như Trung Quốc không xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì làm gì Mỹ có cơ hội để lên tiếng chỉ trích Trung Quốc.
Vậy nên, những người cầm quyền ở Bắc Kinh hãy xem lại chính mình, đừng có “gắp lửa bỏ tay người”; hãy học cách làm một nước lớn – Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, chấm dứt hành vi xâm lấn trên Biển Đông, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích của các nước ven Biển Đông; dừng ngay chính sách “cá lớn nuốt cá bé”, đe dọa, uy hiếp và cưỡng ép các nước láng giềng ven Biển Đông. Nếu Trung Quốc sử dụng cơ chế tài phán trong khuôn khổ WTO để giải quyết tranh chấp thì trước hết hãy tôn trọng phán quyết 12/7/2016 của Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/30563-giong-dieu-kho-lot-tai-cua-truyen-thong-tq.html

Trung Cộng tuyên bố họ không có ý định

chơi “trò chơi vương quyền” trên sân khấu quốc tế

Tin từ NEW YORK – Vào hôm Thứ Ba (24/9), nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Cộng phản bác lời chỉ trích của Hoa Kỳ về mô hình phát triển và thương mại của nước này, đồng thời cho biết rằng Bắc Kinh không có ý định “chơi Trò chơi vương quyền trên sân khấu thế giới”, nhưng cảnh báo rằng Washington phải tôn trọng chủ quyền của họ, kể cả tại Hồng Kông.
Ông Vương Nghị, bộ trưởng ngoại giao Trung Cộng kiêm ủy viên hội đồng nhà nước, cho biết Bắc Kinh sẽ không khuất phục trước các mối đe dọa, kể cả về thương mại, mặc dù ông hy vọng một vòng đàm phán thương mại cấp cao vào tháng tới sẽ mang lại kết quả tích cực. Trong một bài phát biểu bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thường niên tại New York – nơi ông Vương Nghị dự kiến sẽ phát biểu vào hôm Thứ Sáu – ông thúc giục hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu đối đầu nhau, đồng thời cho biết rằng họ nên hợp tác vì lợi ích chung, và vì phần còn lại của thế giới.
Trước đó, trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ ba (24/9), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra một thông điệp cứng rắn dành cho Trung Cộng và Chủ tịch Tập Cận Bình, rằng Hoa Kỳ sẽ không còn dung túng cho các tập tục thương mại của Bắc Kinh và ông sẽ không chấp nhận một thỏa thuận thương mại bất lợi với Trung Cộng. Ông cũng cảnh báo rằng thế giới đang theo dõi cách Bắc Kinh giải quyết các cuộc biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông. Trong thời gian qua, hành động của Bắc Kinh về vấn đề Hồng Kông làm tăng thêm nỗi lo sợ về một cuộc đàn áp của Trung Cộng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-tuyen-bo-ho-khong-co-y-dinh-choi-tro-choi-vuong-quyen-tren-san-khau-quoc-te/

Thương chiến :

Ngoài Mỹ, Trung Quốc sắp đụng với châu Âu

Tú Anh
Trung Quốc đang lâm vào chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Giờ đây, Bắc Kinh sắp đương đầu với một mặt trận kinh tế thứ hai với châu Âu. Một báo cáo của Phòng Thương Mại Châu Âu, định chế
nhiều thế lực, cho phép giới phân tích suy đoán Bruxelles không còn ngây thơ đối với chế độ Tập Cận Bình.
Sự sống còn của châu Âu phụ thuộc vào việc bảo hộ thị trường chung chống hàng Trung Quốc, trừ phi Bắc Kinh cải cách cơ cấu kinh tế, chấp nhận cạnh tranh tự do không có sự trợ giúp can thiệp của Nhà nước.Trên đây là đề xuất của Phòng Thương Mại Châu Âu vừa được công bố hôm 23/09/2019.
Trong nghiên cứu chi tiết này, các nhóm áp lực hành lang của giới doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu phải có hành động chung, trực tiếp, để hạn chế sức mạnh của các đại tập đoàn Nhà nước Trung Quốc.
Tập Cận Bình : tác nhân gây căng thẳng với Mỹ
Ông Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương Mại Châu Âu tại Bắc Kinh không nói vòng vo rằng thay vì hạn chế các tập đoàn Nhà nước ở một quy mô hợp lý, chọn lọc lãnh vực nào cần được duy trì, lãnh vực nào cần phải tư hữu hóa thì Bắc Kinh lại theo đuổi mục tiêu « mạnh hơn, hiệu quả hơn, lớn hơn ». Chính chủ tịch kiêm lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đại hội đảng lần thứ 19 vào năm 2017 đã chỉ đạo cho các xí nghiệp Nhà nước « phải mạnh nhất, giỏi nhất và to nhất ».
Với mệnh lệnh này, các tập đoàn Trung Quốc tha hồ « ngốn » các nguồn tài trợ, tóm thu các hợp đồng béo bở nhất, « nuốt gọn » các công ty tư nhân và ngăn chận doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Hoa lục.
Châu Âu với chiến lược tự vệ và cảnh tỉnh Bắc Kinh
Bản báo cáo còn chỉ đích danh chủ tịch Trung Quốc chà đạp các chuẩn mực thế giới về quản lý kinh tế. Chính sách ưu tiên cho lãnh vực kinh tế quốc doanh là nguồn cội gây căng thẳng ngày càng nhiều với Hoa Kỳ.
Để đối phó với chế độ không tuân thủ luật chơi công bằng, bản nghiên cứu đưa ra sách lược hành động gồm ba bước.
Nếu Bắc Kinh tiếp tục giả điếc, không cải cách doanh nghiệp Nhà nước, không giữ thái độ trung lập về cạnh tranh cũng như mở cửa thị trường thì châu Âu áp dụng các biện pháp trả đũa tương xứng để bảo vệ thị trường chung, chống Trung Quốc cạnh tranh.
Song song với phương án này, Bruxelles phải thi hành một chính sách gọi là « an toàn nội tại » bảo vệ an nguy cho doanh nghiệp châu Âu theo nghĩa vừa gia tăng theo dõi, giám sát đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài, vừa tìm kiếm nhận dạng những nguy cơ đe dọa doanh nghiệp châu Âu. Mục đích là đặt Trung Quốc vào thế trận phải nhanh chóng cải cách, tuân thủ luật chơi công bằng của thế giới.
Trong cuộc chiến này, châu Âu không thể hành động đơn độc mà phải phối hợp với các đồng minh có cùng mối ưu tư là Trung Quốc. Bản nghiên cứu đưa thêm giải pháp thứ ba là “chống tình trạng đánh cắp sở hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế. Cụ thể là hợp tác chặt chẽ với Mỹ và Nhật theo dõi đầu tư Trung Quốc tại châu Âu, buộc phải minh bạch, công khai”.
Chỉ trích Tập Cận Bình, nhưng bản báo cáo khen ngợi những người chủ trương mở cửa trong các thập niên trước đã giúp cho Trung Quốc từ một nước nghèo được thịnh vượng, nay đủ sức « thực sự trở thành một nền kinh tế thị trường, nếu biết thi hành những nguyên tắc tiến bộ, hoàn chỉnh hơn ».
Chiến lược ba bước của Phòng Thương Mại Châu Âu tại Trung Quốc, theo nhà phân tích Gordon Watts (trên báo mạng Asia Times) tuy mới là đề xuất nhưng có giá trị của một lời khuyến cáo đối với những người lãnh đạo và quyết định chính sách ở Bắc Kinh.
Từ khi gây căng thẳng với Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc rơi xuống mức thấp kỷ lục từ 30 năm nay : 6,2% trong quý hai 2019. Từ một năm nay, mọi chỉ số kinh tế đều giảm.
Tác giả bản báo cáo kết luận : Trung Quốc có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, đã đến lúc châu Âu phải hành động.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190925-thuong-chien-dang-gap-kho-khan-voi-my-trung-quoc-sap-dung-voi-chau-au

Philippines: COC có thể giúp Bắc Kinh

trở thành bá chủ tại Biển Đông

Trọng Thành
Trong một diễn đàn tại New York, hôm qua, 24/09/2019, ngoại trưởng Philippines cảnh báo Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC), đang được khối ASEAN và Bắc Kinh đàm phán, có thể trở thành
một phương tiện giúp Trung Quốc khẳng định « quyền bá chủ » tại Biển Đông. Lãnh đạo ngoại giao Philippines đồng thời nhấn mạnh « sự hiện diện quân sự » của Hoa Kỳ là điều kiện căn bản bảo đảm an ninh khu vực.
Theo báo Philippines Philstar, ngoại trưởng Teodoro Locsin đã ví Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC), dự kiến sẽ hoàn tất trong ba năm tới, với « một cuốn sách hướng dẫn cách nuôi rồng trong phòng khách », « Rồng » là từ ngầm chỉ Trung Quốc, siêu cường kinh tế đang lên. Ông Teodoro Locsin lưu ý là COC có thể trở thành một phương tiện « thừa nhận một cách không chính thức quyền bá chủ của Trung Quốc ».
Phát biểu nói trên được ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. đưa ra trong cuộc đối thoại với cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd tại Viện Asia Society, ở New York, một tổ chức toàn cầu có mục tiêu siết chặt quan hệ giữa châu Á và Hoa Kỳ.
Về COC, theo CNN Philippines, lãnh đạo ngoại giao Philippines thông báo đàm phán đã có thêm một bước tiến, « một văn bản dự thảo » đã được khối ASEAN và Trung Quốc thông qua, sau một số nhân nhượng quan trọng của Bắc Kinh.
Ông Teodoro Locsin cũng nhắc lại thông tin, được đưa ra ngày 11/09/2019, theo đó, Trung Quốc đã từ bỏ quan điểm không chấp nhận việc « cường quốc quân sự nước ngoài hiện diện tại Biển Đông ». Philippines hiện là quốc gia điều phối đối thoại giữa Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc.
Về quan hệ với Hoa Kỳ, lãnh đạo ngoại giao Philippines cho biết tuyệt đại đa số dân chúng tin cậy vào liên minh lâu đời giữa Manila và Washington : 92% người Philippines tin tưởng, theo điều tra của Social Weather Stations, hồi tháng 7/2019. Ông lưu ý : « Không thể có một châu Á tự do, nếu không có hậu thuẫn quân sự Mỹ ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190925-philippines-coc-co-the-giup-bac-kinh-tro-thanh-ba-chu-tai-bien-dong

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.