Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 23/09/2019

Monday, September 23, 2019 7:44:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 23/09/2019

Chống Iran : Donald Trump tiến thoái lưỡng nan

Minh Anh
« Diều hâu » John Bolton ra đi ; Donald Trump do dự đánh trả Iran bị nghi ngờ tấn công các cơ sở dầu hỏa của đồng minh Ả Rập Xê Út và tuyên bố ưu tiên « giải pháp ngoại giao ». Theo giới quan sát, các động thái “sáng nắng chiều mưa” này cho thấy chiến lược « áp lực tối đa » của tổng thống Mỹ đã thất bại. Donald Trump gặp phải đối thủ « đáng gờm », các chiêu trừng phạt kinh tế đã bị « chiến thuật phối hợp » của Iran vô hiệu hóa và nguyên thủ Mỹ rơi vào tình trạng bế tắc chiến lược với Teheran.
Khi rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước hạt nhân 2015, và áp đặt trở lại các đòn trừng phạt kinh tế, tổng thống Mỹ hy vọng rằng với việc chặn đứng 80% nguồn thu dầu lửa của đất nước, chế độ thần quyền Ayatollah bị bóp nghẹt kinh tế sẽ phải đóng cửa các chương trình hạt nhân, từ bỏ tham vọng bành trướng ảnh hưởng và ngồi lại đàm phán một thỏa thuận mới có lợi cho Hoa Kỳ. Và như vậy, vùng Trung Đông sẽ bình ổn, Hoa Kỳ có thể rút các binh sĩ về nước như cam kết của Donald Trump trong suốt cuộc vận động tranh cử.
Gần hai năm sau, không những chiến lược « áp lực tối đa » đó không làm cho Vệ binh Cách mạng quy hàng, mà đồng minh của Mỹ là Ả Rập Xê Út bị đánh một đòn chí tử, và Hoa Kỳ phải thông báo gởi thêm quân viện trợ, trái ngược với những gì ông Trump hứa.
Bởi vì Donald Trump đang đứng trước một cuộc chiến không theo quy tắc truyền thống : Không tuyên chiến, không đối đầu trực diện, không theo các quy tắc ngoại giao thông thường. Mọi cách thức đều được sử dụng để đạt được mục tiêu chiến lược do giáo chủ đề ra nhưng không được để kẻ thù biết và cũng không tuyên truyền ầm ĩ trong nước. Giống như trong cuộc chiến trong không gian mạng, người ta khó có thể quy trách nhiệm cho đối thủ.
Vụ cơ sở dầu hỏa Ả Rập Xê Út bị tấn công là ví dụ hoàn hảo về cuộc chiến phối hợp, bất cân xứng, có đẳng cấp. Kẻ tấn công (tự nhận) là phe nổi dậy Huthi tại Yemen. Phương tiện tấn công là những chiếc máy bay tự hành (drone) rẻ tiền và không rõ xuất phát từ đâu, nhắm vào một kẻ thù được trang bị hệ thống phòng không tối tân nhất.
Kết quả là gì ? Địch thủ hoảng sợ và gây ra một cú sốc kinh tế (giá dầu thô tăng, hoãn kế hoạch lên sàn chứng khoán của Ả Rập Xê Út). Ai cũng biết rằng phe nổi dậy Huthi tại Yemen được Iran hậu thuẫn. Vậy Donald Trump giờ phải làm gì ? Đánh Iran ư ? Washington cần phải có bằng chứng không thể chối cãi, trong khi Teheran kiên quyết bác bỏ mọi trách nhiệm. Hơn nữa, một giải pháp quân sự cũng chưa chắc mang lại một thắng lợi cho Hoa Kỳ. Lịch sử thời Cổ Đại nhắc nhở rằng bốn lần đế chế Roma tìm cách đánh chiếm vương quốc Ba Tư đều bốn lần chuốc lấy thất bại nhục nhã.
Hay là phải đối thoại với Iran ? Điều này cũng không phải dễ. Giáo chủ Khamenei gạt mọi khả năng gặp gỡ Donald Trump chừng nào các biện pháp trừng phạt chưa được dỡ bỏ. Còn nếu tiếp tục gia tăng trừng phạt, căng thẳng không những không hạ nhiệt mà còn có nguy cơ châm ngòi nổ thùng thuốc súng Trung Đông.
Trong hoàn cảnh này, như để trấn an các đồng minh trong khu vực, và trong nỗi lo tái tranh cử, tổng thống Mỹ, thông qua lời ngoại trưởng Mike Pompeo, chỉ còn biết tự an ủi với thông báo đưa thêm quân sang Ả Rập Xê Út. Nhưng quân số là bao nhiêu ? Không ai biết rõ, chỉ được biết là « khiêm tốn ». Bởi một lẽ rất đơn giản : Một thông báo cụ thể sẽ hoàn toàn đi ngược lại với lời hứa của Donald Trump cho hồi hương một phần lớn binh sĩ Mỹ triển khai ở nước ngoài.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190923-chong-iran-donald-trump-tien-thoai-luong-nan

Mỹ điều động máy bay không người lái

giám sát các động thái của TQ

Hải quân Mỹ đang gửi hai chiếc máy bay không người lái (drone) Triton MQ-4C tới Guam, đưa nền tảng giám sát mới vào sâu trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong thời điểm căng thẳng với Trung Quốc và Hải quân Mỹ đang tăng cường tuần tra tự do hàng hải với tàu chiến đi ngang eo biển Đài Loan.
Đây là lần đầu tiên Hải quân Mỹ triển khai máy bay không người lái Triton để giám sát ở nước ngoài và việc triển khai này giúp các sĩ quan chỉ huy ở khu vực Thái Bình Dương có được một công cụ mới để giám sát và theo dõi từ xa các động thái của Trung Quốc, Breaking Defense đưa tin ngày 20/9.
Ngày 19/9, các thủy thủ thuộc Phi đội tuần tra không người lái (VUP 19) của Hải quân Mỹ, đơn vị đầu tiên vận hành máy bay không người lái Triton, rời cơ sở của họ ở thành phố Jacksonville, bang Florida để đến căn cứ khoogn quân Andersen ở Guam để hỗ trợ Hạm đội 7. Hình ảnh các thủy thủ rời bang Florida được đăng trên trang Facebook của VUP 19.
Một quan chức quốc phòng Mỹ khẳng định, hai drone đang trên đường tới Guam theo kế hoạch nâng cao năng lực hoạt động sớm để đánh giá cách thức chúng hoạt động cùng với máy bay Mỹ hoặc liên minh. Trong những năm tới, đội Triton của Hải quân Mỹ sẽ hoạt động tại 5 căn cứ trên thế giới.
Triton là một phần của chương trình giám sát biển trên diện rộng của Hải quân Mỹ. Loại drone hiện đại này có thể bay liên tục hơn 24 giờ ở độ cao trên 16 km, quét đại dương và đất liền với radar 360 độ. Chúng cũng có hệ thống nhắm mục tiêu đa phổ có thể truyền ảnh có độ phân giải cao tới các máy bay khác hoặc tới các trạm mặt đất.
Việc để drone đối mặt với máy bay có người lái và tàu thuyền ở khu vực Thái Bình Dương đã trở thành một trong những ưu tiên cao nhất của Hải quân Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc ngang nhiên xây dựng đảo nhân tạo, lắp đặt vũ khí, trong đó có tên lửa đất đối không ở các tiền đồn trên biển Đông.
Khi đề nghị cấp ngân sách 2020, Hải quân Mỹ đã xin 3,7 tỷ USD để thực hiện nhiều chương trình drone, trong đó 447 triệu USD dành cho hai máy bay không người lái cỡ lớn có thể tiến hành nhiều hoạt động, từ giám sát tầm xa đến tấn công.
Trong không trung, máy bay không người lái Triton đã thể hiện năng lực truyền video chất lượng cao cho các máy bay do thám P-8 và các trạm mặt đất, giúp P-8 có cái nhìn rõ ràng hơn, cho phép loại máy bay săn ngầm này tập trung vào nhiệm vụ chính của chúng. Triton cuối cùng sẽ thay thế các máy bay do thám P-3C già cỗi.
Việc đưa Triton tới Guam diễn ra trong bối cảnh drone tiếp liệu Stingray MQ-25 của Hải quân Mỹ đã bay thử thành công lần đầu tiên tại một cơ sở của Boeing ở Mỹ. Các phi công của Boeing đã điều khiển từ xa Stingray chạy đà, cất cánh và bay theo đường bay vạch sẵn trong suốt hai giờ.
Hải quân Mỹ coi Stingray là máy bay tiếp liệu của tương lai, đậu trên các tàu sân bay, đảm nhiệm việc tiếp liệu thay cho các máy bay có người lái trong các nhiệm vụ nguy hiểm.
Hai chiếc drone ở Guam không đơn độc trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Năm 2018, chính phủ Úc ký thỏa thuận với tập đoàn Mỹ Northrop Grumman để tiếp nhận 6 chiếc Triton MQ-4C trong giai đoạn 2023-2025.
Không quân Úc sẽ tham gia chương trình cùng phát triển với Hải quân Mỹ. Điều này có nghĩa là Úc sẽ nhận được cùng loại máy bay mà Hải quân Mỹ sử dụng. Hồi tháng 4, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phê chuẩn việc bán 4 chiếc Triton cho Đức với giá 2,5 tỷ USD.
Doug Shaffer, phó chủ tịch Northrop Grumman phụ trách chương trình Triton, nói rằng, “việc VUP 19 triển khai drone mới là mốc son trong chương trình Triton. Chúng tôi tiếp tục phát triển và cải tiến hệ thống Triton để đáp ứng các yêu cầu chung của Hải quân Mỹ và Úc về cấu hình giám sát, do thám”.
Hồi tháng 7, Northrop Grumman được trao hợp đồng 33,8 triệu USD để bổ sung nang lực thu thập thông tin tình báo tín hiệu cho hệ thống Triton. Công việc này dự kiến được hoàn tất trong năm 2022.
Theo kế hoạch ban đầu, máy bay không người lái Triton được đưa tới Guam vào cuối năm 2018, nhưng sau khi một chiếc rơi trong chuyến bay tập ở California hồi tháng 9 năm ngoái, chương trình bị tạm dừng để phục vụ điều tra.
http://biendong.net/diem-tin/30549-my-dieu-dong-may-bay-khong-nguoi-lai-giam-sat-cac-dong-thai-cua-tq.html

Tướng Mỹ coi Trung Quốc nguy hiểm hơn Nga,

 Washington xoay trục về Châu Á

Tướng James McConnville của quân đội Mỹ khẳng định, Trung Quốc là mối nguy hiểm hàng đầu của Washington, đề xuất tập trung toàn lực về châu Á – Thái Bình Dương.
Mối đe dọa quân sự chính của Hoa Kỳ trong tương lai gần sẽ là Trung Quốc, chứ không phải Nga, vì vậy các lực lượng quân sự chính của Washington nên tập trung ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là tuyên bố của Tướng James McConnville, tờ Task and Purpose đưa tin.
Tướng James McConnville là ứng cử viên sáng giá cho chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ. Ông James McConnville mới đây đã đề xuất rằng, Hoa Kỳ nên tập trung nguồn lực chủ chốt vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, để đối đầu với Trung Quốc.
Theo đánh giá của Tướng James McConnville, Trung quốc sẽ sớm trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với Mỹ, nguy hiểm hơn nhiều so với Nga. Ông McConnville đề nghị để lại ở châu Âu một “lực lượng tối thiểu” để kiềm chế Nga, còn tập trung tất cả sức mạnh của Hoa Kỳ nhằm chống lại Trung Quốc.
Tướng McConville khẳng định rằng, sự thay đổi của đối thủ chính của Hoa Kỳ trên trường thế giới sẽ diễn ra trong giai đoạn 2028 – 2035.
Chính trong thời kỳ này, Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ. Để đối phó với nguy cơ này, Hoa Kỳ cần phát triển các thiết bị quân sự mới nhất, nhằm chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc .
“Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ nêu rõ rằng, hiện nay cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc đang diễn ra trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu. Tướng McConville có ý định phát triển học thuyết này và nhiều khí tài quân sự, nhằm hỗ trợ cho chiến lược an ninh quốc gia”, phát ngôn viên ủa Tướng McConville nêu rõ.
Tờ Task and Purpose cũng nhấn mạnh rằng, các đề xuất của Tướng McConville mang tính chất tư vấn, nhưng không loại trừ khả năng sẽ được chấp thuận. Điều này sẽ dẫn đến sự đối đầu toàn diện giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và Nga trong tương lai gần.
http://biendong.net/diem-tin/30548-tuong-my-coi-trung-quoc-nguy-hiem-hon-nga-washington-xoay-truc-ve-chau-a.html

Sau Hồng Kông, Mỹ -Trung

lại bùng phát căng thẳng về vấn đề Tân Cương

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa đưa ra tuyên bố kêu gọi các quốc gia Trung Á nên từ chối yêu cầu của Trung Quốc trong việc buộc hồi hương các sắc dân thiểu số về Trung Quốc, nơi mà ông Pompeo cho rằng họ phải đối mặt với sự đàn áp.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa đưa ra tuyên bố kêu gọi các quốc gia Trung Á nên từ chối yêu cầu của Trung Quốc trong việc buộc hồi hương các sắc dân thiểu số về Trung Quốc, nơi mà ông Pompeo cho rằng họ phải đối mặt với sự đàn áp.
Ông Pompeo nói rằng việc Bắc Kinh giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở miền tây Trung Quốc không liên quan gì đến chống khủng bố, như Trung Quốc tuyên bố. Thay vào đó, Ngoại trưởng Mỹ coi đây một nỗ lực nhằm xóa bỏ các nền văn hóa và các tôn giáo của người thiểu số. Ông Pompeo đã đưa ra ý kiến trên trong một cuộc họp vào Chủ nhật với các bộ trưởng ngoại giao của 5 nước Trung Á, bao gồm: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan bên lề Đại hội đồng thường niên của Liên Hợp Quốc.
Đây có thể coi là một nấc mới trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc khi hai nước đang có bất đồng sâu sắc về kinh tế và dần lan sang chính trị. Trước đó, Trung Quốc đã rất khó chịu với việc Mỹ tỏ ý quan tâm đến tình hình Hồng Kông. Hiện tình hình ở Hồng Kông vẫn rất căng thẳng khi cuối tuần qua, làn sóng biểu tình chống chính quyền đặc khu vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt trong khi chỉ còn hơn 1 tuần nữa là Trung Quốc kỷ niệm 70 năm thành lập nước CHND Trung Hoa.
Theo báo chí Mỹ, Nhà Trắng dự định sẽ mang vấn đề Tân Cương ra Liên Hợp Quốc để chỉ trích Trung Quốc. Trong buổi họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 19.9, phóng viên đặt câu hỏi: “Nhà Trắng đang xem xét liệu Tổng thống Donald Trump sẽ đề cập đến các vấn đề liên quan đến Tân Cương trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 24 tháng 9. Phó Tổng thống Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng có thể nói về Tân Cương. Mỹ cũng sẽ tổ chức một cuộc họp về các vấn đề liên quan đến Tân Cương. Xin cho biết bình luận của Trung Quốc?”
Ông Cảnh Sảng – phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc trả lời: “Cuộc tranh luận chung sắp tới trong phiên họp thứ 74 của UNGA mang đến một nền tảng và cơ hội quan trọng để cộng đồng quốc tế thảo luận về các vấn đề lớn liên quan đến hòa bình và phát triển thế giới. Nếu bất kỳ quốc gia nào
muốn nhân dịp này để đưa ra nhận xét bừa bãi về các quốc gia khác trong nỗ lực can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, họ sẽ không nhận được ủng hộ và không đạt thành công.
Về các vấn đề liên quan đến Tân Cương, tôi sẽ nhắc lại rằng các vấn đề Tân Cương hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không nước ngoài nào có quyền can thiệp. Gần đây, các quan chức Mỹ đã nhiều lần chỉ trích chính sách Tân Cương của Trung Quốc bất chấp sự thật dưới cái cớ nhân quyền. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó.
Các vấn đề liên quan đến Tân Cương không phải là về sắc tộc, tôn giáo hay nhân quyền, mà là chống lại chủ nghĩa ly khai, bạo lực và khủng bố. Các nỗ lực chống khủng bố và chống cực đoan ở Tân Cương đã đạt được kết quả đáng chú ý và đã không có một cuộc tấn công khủng bố bạo lực nào trong ba năm qua. Các biện pháp có liên quan đã bảo vệ hiệu quả các quyền đối với sự sống, sức khỏe và sự phát triển của người dân thuộc mọi dân tộc và đóng góp quan trọng cho sự nghiệp chống khủng bố quốc tế. Gần một ngàn nhà ngoại giao nước ngoài, các quan chức từ các tổ chức và nhà báo quốc tế đã đến thăm Tân Cương. Tất cả đều công nhận và hoan nghênh những nỗ lực của địa phương để đấu tranh và ngăn chặn khủng bố theo luật pháp. Chúng tôi kêu gọi Mỹ tôn trọng thực tế và sự thật đồng thời ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác dưới cái cớ nhân quyền.
Nếu Mỹ thực sự quan tâm đến quyền con người, họ nên làm việc một cách nghiêm túc để giải quyết các vấn đề nội tại, như bạo lực súng đạn, chênh lệch thu nhập, phân biệt giới tính và an sinh xã hội. Cần hết sức coi trọng những lo ngại trong báo cáo của Cao ủy Nhân quyền và giải quyết bạo lực, giam giữ lâu dài và cản trở viện trợ nhân đạo nhắm vào người nhập cư và người tị nạn, cũng như cách ly trẻ em tị nạn khỏi gia đình họ. Cần chấm dứt hành vi vi phạm nhân quyền của người dân các quốc gia khác bằng cách áp đặt tùy hứng các biện pháp trừng phạt đơn phương”.
Trước đó, Thượng viện Mỹ hôm 11.9 đã thông qua một dự luật về các vấn đề nhân quyền tại Tân Cương (Trung Quốc). Dự luật có tên là “Đạo luật Chính sách nhân quyền Duy Ngô Nhĩ 2019”, yêu cầu chính phủ Mỹ tích cực gây áp lực lên Liên Hợp Quốc và các tòa án quốc tế khác phải hành động về vấn đề nhân quyền tại Tân Cương, và kêu gọi Bộ Thương mại Mỹ xem xét trừng phạt các quan chức chính quyền và các cá nhân chịu trách nhiệm thành lập và duy trì các “trung tâm đào tạo” ở vùng lãnh thổ cực tây của Trung Quốc.
Ngoài ra, dự luật cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đánh giá hằng năm về quy mô và điều kiện của các “trung tâm đào tạo” Tân Cương nhằm giúp các quan chức. Và giờ thì người đứng đầu Bộ ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan điểm ngay trước ngày Mỹ có bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc”
Hiện quốc tế cũng rất quan tâm đến vấn đề Tân Cương. Hồi tháng 7, Trong một lá thư gửi Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhóm 22 quốc gia (Canada, Úc, Nhật, New Zealand và các quốc gia EU) đòi hỏi Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp và nghĩa vụ của họ với quốc tế và ngăn chặn việc giam giữ tùy tiện người Duy Ngô Nhĩ cũng như người thuộc cộng đồng Hồi giáo, dân tộc thiểu số khác và tạo điều kiện tự do tôn giáo.
Nhóm vận động đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyên bố về người Hồi giáo tại Hội đồng Nhân quyền và cho đây là một bước mang tính biểu tượng cho sự quan tâm lớn hơn về các chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương. Các chuyên gia về vấn đề này đã, dựa trên các tài liệu chính thức của Trung Quốc, hình ảnh vệ tinh và lời khai của nhân chứng, ước tính rằng “Trung Quốc đã giam giữ trên 1 triệu người trong các trung tâm cải tạo và đã áp dụng biện pháp giám sát chặt chẽ”.
Hồi năm 2016, Mỹ đã từng dẫn đầu các nước chỉ trích cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc và đưa ra tuyên bố chung lên án Trung Quốc tại Hội đồng Nhân quyền. Nhưng năm ngoái Mỹ đã rút khỏi Hội đồng này nên trong 22 nước ký tên trong lá thư trên, không có chữ ký từ Mỹ. Nhưng sau lần im tiếng hồi tháng 7 thì giờ Mỹ đã quay trở lại vấn đề Tân Cương và đẩy sự kiện này lên nấc thang mới.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30547-sau-hong-kong-my-trung-lai-bung-phat-cang-thang-ve-van-de-tan-cuong.html

Tổng thống Trump và thủ tướng Ấn Độ Modi

gặp nhau tại Texas

Theo tin từ đài KTLA5, vào hôm Chủ Nhật (22 tháng 9), Tổng Thống Trump có cuộc gặp mặt với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại một sân vận động chật kín người ở tiểu bang Texas, gửi đến người dân một thông điệp về sự thống nhất giữa hai nền dân chủ lớn nhất thế giới, bất chấp căng thẳng thương mại.
Thay vì tập trung vào các mâu thuẫn hai nước, Tổng Thống Trump nhấn mạnh sự tăng trưởng của xuất cảng của Hoa Kỳ sang Ấn Độ, hàng tỷ mỹ kim mà Ấn Độ đã chi cho các thiết bị quốc phòng do Hoa Kỳ sản xuất và các cuộc tập trận quân sự chung với New Delhi. Tổng thống Hoa Kỳ cũng thảo luận về an ninh biên giới, một vấn đề mà các cử tri Texas rất quan tâm vì tiểu bang này có chung đường biên giới với Mexico.
Khoảng 50,000 người Mỹ gốc Ấn đã tham dự sự kiện “Howdy Modi!” được tổ chức ở Houston, nơi đám đông hô vang tên của Thủ Tướng Ấn Độ khi ông lên sân khấu để giới thiệu Tổng Thống Trump là “bạn của tôi, một người bạn của Ấn Độ, một tổng thống Hoa Kỳ vĩ đại”. Ông Modi thậm chí đã sử dụng khẩu hiệu chính trị của Tổng Thống Trump để nói rằng tổng thống có quyết tâm mạnh mẽ để “làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại”.
Tại sự kiện, Tổng Thống Trump đã nhắc đến những thành tựu của ông khi tại chức, nhấn mạnh tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Ấn Độ đã giảm và sự đóng góp của họ cho Hoa Kỳ, đồng thời kêu gọi họ bỏ phiếu.
Đầu năm nay, ông Modi đã giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử lớn nhất mà Ấn Độ. Sự ủng hộ của ông dành cho Tổng Thống Trump trong cuộc tái tranh cử.
Hai người sẽ gặp nhau vào Thứ Ba (ngày 24 tháng 9) bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thường niên. Trong tuần này, Tổng Thống Trump cũng dự kiến sẽ gặp mặt nhà lãnh đạo Pakistan Imran Khan. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-va-thu-tuong-an-do-modi-gap-nhau-tai-texas/

Hoa Kỳ kêu gọi thế giới chống lại yêu cầu

hồi hương người Duy Ngô Nhĩ của Trung Cộng

Tin từ NEW YORK – Vào hôm Chủ Nhật (22/9), ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi tất cả các nước phản đối yêu cầu của Trung Cộng về việc hồi hương người Duy Ngô Nhĩ, đồng thời tuyên bố rằng chiến dịch của Bắc Kinh ở khu vực Tân Cương là một “nỗ lực nhằm xóa sổ công dân của chính họ”.
Các chuyên gia và nhà hoạt động của Hoa Kỳ cho biết ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, và các thành viên của các nhóm thiểu số Hồi giáo khác, bị giam giữ trong các trại ở vùng Tân Cương hẻo lánh. Ông đã đưa ra những bình luận này sau cuộc gặp với các ngoại trưởng của năm quốc gia Trung Á  (Turkmenistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan)  tại New York, trước cuộc họp đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần này, nơi Washington dự kiến sẽ đối đầu với Trung Cộng về vấn đề trên.
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Sullivan sẽ tổ chức một buổi họp  về “cuộc khủng hoảng nhân quyền ở Tân Cương” tại Trung Cộng vào Thứ Ba (24/9).
Liên Hiệp Quốc cho biết ít nhất 1 triệu người dân tộc Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác bị giam giữ tại Tân Cương. Bắc Kinh mô tả các khu phức hợp ở Tân Cương là “các trung tâm đào tạo nghề”, giúp dập tắt chủ nghĩa cực đoan và cung cấp cho người dân những khả năng mới.
Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump xem xét việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các viên chức Trung Cộng, bao gồm cả người đứng đầu Đảng Cộng sản Tân Cương Trần Toàn Quốc kể từ năm ngoái, nhưng lại chùn tay trước những lời đe dọa trả đũa của Bắc Kinh. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-keu-goi-the-gioi-chong-lai-yeu-cau-hoi-huong-nguoi-duy-ngo-nhi-cua-trung-cong/

Tổng thống Trump thừa nhận đã thảo luận

với tổng thống Ukraine về ông Joe Biden

Vào hôm Chủ Nhật (22 tháng 9), Tổng Thống Trump thừa nhận việc thảo luận về cựu Phó tổng thống Joe Biden trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tháng 7.
Trước khi khởi hành đến Texas, Tổng Thống trả lời với các phóng viên rằng cuộc điện đàm xoay quanh các vấn đề tham nhũng, cũng như việc ông “không muốn Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden và con trai ông, Hunter Biden, làm trầm trọng vấn đề tham nhũng tại Ukraine.”
Sự thừa nhận nói trên của Tổng Thống Trump là một bước ngoặt bất ngờ xoay quanh việc ông bị cáo buộc rò rỉ tin tức quốc gia trong một bản khiếu nại được đưa ra bởi một thành viên của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ. Chính quyền Tổng Thống Trump đã từ chối cung cấp bản khiếu nại cho Quốc hội, nhưng chi tiết về nội dung của nó đã dần xuất hiện trong tuần qua. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã yêu cầu chính quyền cung cấp bản khiếu nại cho các nhà lập pháp, đồng thời gửi một bức thư cho các đồng nghiệp tại quốc hội về “hành động vô luật pháp của chính quyền Tổng Thống Trump.”
Vào Thứ Năm, báo Washington Post đưa tin rằng Ukraine là chủ đề chính của bản khiếu nại. Nhưng CBS dẫn lời một nguồn tin cho biết Ukraine chỉ là “một phần” của bản khiếu nại, đồng nghĩa với việc nội dung bên trong còn bao gồm nhiều yếu tố cũng như cáo buộc khác. Trong khi đó, tờ Wall Street Journal cho biết Tổng Thống Trump đã thúc giục Tổng Thống Zelensky điều tra về gia đình ông Biden tám lần. Tổng thống Trump và luật sư riêng Rudy Giuliani đã cáo buộc ông Biden đưa ra những hành động không phù hợp vào năm 2016, bằng cách thúc đẩy Ukraine sa thải Tổng Công Tố Viên Ukraine Viktor Shokin, bị tố cáo là tham nhũng. Việc ông Shokin bị sa thải đã mở một cuộc điều tra về một công ty khí đốt tự nhiên của Ukraine, với ông Hunter Biden là thành viên hội đồng quản trị của công ty này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-thua-nhan-da-thao-luan-voi-tong-thong-ukraine-ve-ong-joe-biden/

Nghiệp đoàn lao động United Automobile Worker

đình công ở Detroit

Vào hôm Chủ Nhật (ngày 22 tháng 9), cựu phó tổng thống Joe Biden và thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã tham gia cuộc đình công của các công nhân của nhà sản xuất xe hơi General Motors (GM).
Ông Biden đã tham gia cùng các công nhân ở Thành Phố Kansas, trong khi bà Warren ở Detroit. Cuộc đình công toàn quốc này không chỉ là về các điều khoản của hợp đồng mới, mà là về những thay đổi lớn hơn trong tương lai. Các cuộc đàm phán tiếp tục trong tuần này tại một khách sạn ở Detroit, nơi những câu hỏi khó đang đòi hỏi những câu trả lời khó về tương lai của ngành công nghiệp xe hơi và các công nhân.
Bà Michelle Krebs, nhà phân tích điều hành tại Cox Automotive, cho biết một trong những câu hỏi lớn là trong tương lai, liệu còn bao nhiêu công nhân sẽ giữ được việc của mình trong bối cảnh xe điện, xe tự hành, và tự động hóa ngày càng phát triển. Mặc dù xe điện vẫn chưa quá phổ biến tại Hoa Kỳ, nhưng số lượng người sử dụng loại xe này đang ngày càng gia tăng. GM có kế hoạch giới thiệu 20 mô hình xe điện mới vào năm 2023, một bước tiến trong việc giảm thiểu sử dụng xăng hoặc dầu diesel.
Pin điện và động cơ điện được chế tạo đơn giản hơn nhiều so với động cơ đốt trong cung cấp năng lượng cho hầu hết các loại xe hơi hiện nay. Những linh kiện này chỉ cần vài trăm bộ phận để hoạt
động, thay vì hàng nghìn bộ phận như động cơ đốt trong máy truyền thống. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà máy sẽ cần ít công nhân hơn, cũng như việc số lượng các công nhân bảo trì cũng sẽ giảm, dẫn đến việc giảm lợi nhuận cho các đại lý cùng thợ máy của họ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nghiep-doan-lao-dong-united-automobile-worker-dinh-cong-o-detroit/

Thượng đỉnh khí hậu Liên Hiệp Quốc :

chỉ có 60 nguyên thủ tham dự

Tú Anh
Thứ Hai 23/09/2019, khai mạc Thượng đỉnh khí hậu tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở NewYork, do tổng thư ký Liên Hiệp Quốc triệu tập và dưới áp lực của giới trẻ.
Sự kiện đặc biệt này trùng hợp với phiên họp toàn thể Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 74. Nhưng trong số 136 nhà lãnh đạo có mặt tại NewYork, chỉ có 60 vị nhận lời tham dự cho dù đã nhận được thư mời từ nhiều tháng qua.
Ba ngày sau khi hàng chục triệu thanh niên, sinh viên, học sinh khắp năm châu lục xuống đường vì khí hậu và trước phong trào bãi khóa toàn cầu vào thứ Sáu tới, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kỳ vọng vào các nhà lãnh đạo thông báo ít ra là một số biện pháp cụ thể.
Tuy nhiên,trong số những người vắng mặt có lãnh đạo những nước có tiếng gây ô nhiễm nhất địa cầu : Donald Trump, Tập Cận Bình, Vladimir Putin…
Vì sao tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chọn « chống biến đổi khí hậu » làm mục tiêu trong khi vai trò của cơ quan quốc tế này là bảo vệ an ninh, hòa bình ?
Từ New York, thông tín viên Carie Nooten phân tích :
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã quyết định không chờ đến năm 2020, thời điểm được dự trù để các nước thông báo những nỗ lực mới, chỉ tiêu mới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thúc đẩy cơ quan quốc tế đốt cháy giai đoạn. Thượng đỉnh New York là một minh chứng : khí hậu đã trở thành hoạt động ưu tiên của nhiệm kỳ với động lực là giới trẻ. Trước cử tọa gồm 500 đại biểu thanh thiếu niên được mời trao đổi sáng kiến hành động cụ thể hôm thứ Bảy, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khuyến khích họ tiếp tục tranh đấu, gây sức ép với các chính phủ kể cả dùng lá phiếu để phản kháng.
Hôm nay, ngày khai mạc thượng đỉnh, đến lượt các nhà lãnh đạo phải lên tiếng để chứng tỏ họ có hành động. Theo một nhà ngoại giao, khí hậu là cuộc chiến của tổng thư ký Antonio Guterres chứ không phải là hồ sơ an ninh thế giới.
Muốn biết vì sao có sự đổi hướng này, chỉ cần nhìn vào các hồ sơ an ninh đang bị tắc nghẽn. Chẵn hạn như nước Nga dùng quyền phủ quyết, bác bỏ hay ngăn chận các nghị quyết về Syria đến 11 lần. Rồi đến những nước chủ trương chủ nghĩa song phương, đứng đầu là Hoa Kỳ, đã góp phần không ít vào việc giới hạn vai trò của Liên Hiệp Quốc.
Do vậy, tổng thư ký đi đường vòng. Theo Antonio Guterres, luôn luôn có mối quan hệ nhân quả giữa bầu khí quyển bị hâm nóng và thiên tai tàn phá cũng như giữa tình trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng khủng bố lan rộng, lợi dụng thời cơ là một sự thật không thể phủ nhận.
Theo nhận định của một nhà hoạt động : Chống biến đổi khí hậu là động lực duy nhất còn có thể huy động hợp tác đa phương.
Chính vì thế mà tổng thư ký Antonio Guterres sử dụng hồ sơ khí hậu để cứu vãn uy tín của Liên Hiệp Quốc mà nhiệm vụ gốc là bảo vệ an ninh hoà bình thế giới.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190923-thuong-dinh-khi-hau-lien-hiep-quoc-chi-co-60-nguyen-thu-tham-du

Di dân nhập cư :

Châu Âu tìm đồng thuận chia gánh nặng

Tú Anh
Theo yêu cầu của tân chính phủ Ý, bộ trưởng Nội Vụ năm nước Đức, Pháp,Ý, Phần Lan (chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu) và Malta gặp nhau trong ngày hôm nay 23/09/2019 tại Valetta.
Mục tiêu là tìm một thỏa hiệp chia sẻ gánh nặng đón tiếp thuyền nhân vượt Địa Trung hải trước khi có cuộc họp chính thức của châu Âu tại Luxembourg vào ngày 07/10, về chủ đề này. Hôm thứ Bảy, 265 thuyền nhân được phép « đổ bộ » lên đảo, nhưng 180 người vẫn còn trên tàu nhân đạo Ocean Viking.
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet lược thuật :
Cuộc họp bộ trưởng Nội Vụ của 5 nước trong Liên Hiệp Châu Âu được tổ chức tại Malta. Mục đích của cuộc hội ý này là đưa ra một kế hoạch lâu dài chia sẻ gánh nặng di dân trước hội nghị chính thức cấp bộ trưởng Nội Vụ 27 thành viên vào ngày 07/10.
Liên Hiệp Châu Âu, trên nguyên tắc, phải đồng thuận về một cơ chế tạm thời để tái định cư người nhập cư mà bước thứ nhất là phải cho phép thuyền nhân lên bờ và hướng dẫn họ về một nước tình nguyện đón tiếp.
Trên lý thuyết, cơ chế liên đới đã được phác họa vào mùa hè vừa qua, theo đó,các nước tình nguyện sẽ tự động nhận số lượng di dân theo một tỷ lệ phân chia được ấn định trước.
Cơ chế này, cũng theo nguyên tắc, phải được toàn thể 27 thành viên chấp hành, kể cả ba nước Baltic và bốn nước Trung Âu trong nhóm Visegrad ( Ba Lan, Hungari, Séc và Slovakia). Các nước này, năm 2015, đã một lần từ chối đề nghị của Ủy Ban Châu Âu.
Cuộc họp tại Valetta sẽ cho phép đánh giá được nỗ lực vận động ngoại giao thuyết phục toàn thể thành viên của hai nước đầu tàu Pháp, Đức đi đến đâu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190923-di-dan-nhap-cu-chau-au-tim-dong-thuan-chia-ganh-nang

Hội chợ Comic-Con Paris mừng 80 tuổi của Marvel

Tuấn Thảo
Hội chợ Comic-Con Paris lần thứ 5 sẽ diễn ra tại cung triển lãm Grande Halle de la Villette từ ngày 25/10 đến 27/10/2019. Đây là phiên bản Pháp của hội chợ Comic-Con San Diego (Hoa Kỳ), được xem là liên hoan lớn nhất thế giới kể từ năm 1970 về dòng sản phẩm liên quan tới truyện tranh.
Do năm 2019 là dịp kỷ niệm cùng lúc nhiều sự kiện quan trọng, Hội chợ Comic-Con Paris dự trù tổ chức một chương trình sinh hoạt phong phú dày đặc hơn : ngoài khu vực triển lãm, hội chợ còn dựng thêm một sân khấu với 1.300 chỗ ngồi, chủ yếu để quảng cáo cãc tác phẩm mới, qua các suất chiếu phim đặc biệt trước khi phim ra mắt công chúng ở rạp. Bên cạnh đó, còn có các buổi giới thiệu phim tài liệu hay các tập phim truyền hình. Nhân dịp này công chúng được dịp xem trước mọi người tập nhì của bộ phim điện ảnh Zombieland, các tập phim truyền hình mới của Amazon Prime mang tựa đề ‘‘Jack Ryan et The Expanse’’ cũng như hai tập phim hoạt hình ‘‘Rick and Morty’’.
Năm nay được xem là một năm có nhiều ý nghĩa, vì 2019 đánh dấu cùng lúc hai sinh nhật năm chẳn. Trước hết là 80 năm ngày hãng DC Comics khai sinh nhân vật Batman trong truyện tranh, đây là nhân vật mang tính ‘‘con người’’nhất trong bộ ba siêu việt (Trinity) gồm Wonder Woman, Superman (Siêu Nhân) và Batman (Người Dơi). Đồng thời 2019 cũng là 80 năm thành lập hãng Marvel (tháng 8 năm 1939) với tên gọi công ty ban đầu là ‘‘Timely Comics’’. Nhân dịp này, số đặc biệt của tập truyện tranh “Marvel 1000″ đã được tái bản.
Tập truyện này gồm 80 trang và mỗi trang do một nhóm nghệ sĩ thực hiện, kể lại lịch sử hình thành các siêu anh hùng cực kỳ nổi tiếng như Spider-Man (Người Nhện), Iron Man (Người Sắt), Captain America, Wolverine (Người Sói) trong nhóm Dị Nhân X-Men, Black Panther (Báo Đen), Captain Marvel, Fantastic Four (Bộ Tứ Siêu Đẳng), bên cạnh các nhân vật ít quen thuộc hơn như Blue Marvel hay là Night Thrasher.
Do là sinh nhật lần thứ 80 của Batman và Marvel, ban tổ chức đã mời một dàn sao hùng hậu tề tựu về Paris cùng lúc. Danh sách khách mời gồm hơn 200 nhân vật có liên quan đến ngành phim ảnh và truyện tranh. Trong số các tên tuổi được giới hâm mộ trung thành chờ đợi nhiều nhất có ngôi sao Karen Gillan, thủ vai Nebula trong hai tập phim ‘‘Guardians of the Galxy’’ (Vệ binh giải Ngân hà), vai diễn của cô đã trở nên quan trọng hơn trong hồi hết của Biệt đội Siêu anh hùng (Avengers Endgame).
Ngoài ra còn có nam diễn viên Alexander Ludwig thành danh nhờ đóng phim Hunger Games và Vikings. Morena Baccarin xuất hiện trong Deaapool và Homeland. Bên cạnh đó, còn có các diễn viên như Callan Mulvey & Ben McKenzie nổi tiếng nhờ các bộ phim truyền hình nhiều tập như Hartley hay là Gotham, thành phố tội lỗi. Các diễn viên này đến Paris tham gia Comic-Con cùng với các đoàn làm phim gồm giới đạo diễn, các nhà biên kịch bản.
Về phía truyện tranh, một trong những nhân vật thu hút nhiều sự chú ý nhất là họa sĩ Jorge Jimenez tác giả của nhiều tập truyện Superman và Liên minh New Justice, đại diện cho hãng DC Comics. Ông cùng tham gia hội chợ với họa sĩ Chris Claremont, một trong những tác giả của loạt truyện tranh X
Men. Chris Claremont tham gia buổi ký sách cùng với tác giả Jim Starlin, người đã khai sinh nhân vật ‘‘hung thần’’ Thanos và Chiếc găng tay Vô cực.
Ngoài ra, còn có họa sĩ hàng đầu Roy Thomas, đồng tác giả của Avengers, X-Men và Conan (Người hùng Barbarian). Ông Roy Thomas đã từng thay thế hai ông Stan Lee và Ryan Meinerding để ngồi vào ghế tổng biên tập loạt truyện Marvel và hiện đang phụ trách mảng Marvel Studio, hầu phóng tác chuyển thể các tập truyện thành phim điện ảnh hay truyền hình. Ông Roy Thomas hẳn chắc sẽ không tránh khỏi các câu hỏi tò mò của giới hâm mộ liên quan tới nhiều chủ đề : giai đoạn thứ tư trong kế hoạch phát triển và mở rộng Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU) với nhiều nhân vật mới tiêu biểu nhất qua bộ phim “The Eternals” với Angelina Jolie thủ diễn một trong những vai chính.
Cũng có nhiều ý kiến thắc mắc xung quanh việc đưa nhân vật Iron Man xuất hiện trở lại trên màn bạc, mặc dù nhân vật Người Sắt đã tự hy sinh trong trận đánh long trời lỡ đất với hung thần Thanos. Một câu hỏi khác quan trọng không kém là Marvel (cùng với Disney) sẽ làm thế nào để sát nhập nhân vật Người Nhện Spider-Man vào các tuyến truyện tương lai của Marvel, khi mà những bất đồng về quyền khai thác nhân vật này còn tồn tại giữa hai tập đoàn Disney và Sony.
Cho dù giới hâm mộ sẽ ít có được những câu trả lời trước biết bao câu hỏi, nhưng Comic-Con Paris kỳ này hứa hẹn là một kỳ hội chợ xôm tụ và hoành tráng hơn trước. Comic-Con hy vọng thu hút 35.000 khách tham dự tức là tăng thêm 10% so với năm trước. Hội chợ năm nay còn tổ chức giải Vô địch Cosplay, qua đó các fan hóa trang thành những nhân vật quen thuộc trong làng truyện tranh. Một khi trở thành Vô địch Pháp vào cuối tháng 10, người trúng giải sẽ đại diện cho nước Pháp nhân kỳ thi Vô địch Cosplay thế giới tổ chức tại thành phố Chicago vào năm tới.
http://vi.rfi.fr/van-hoa/20190923-hoi-cho-comic-con-paris-mung-80-tuoi-cua-marvel

Đi thăm làng Bec Héllouin nhân ngày Di sản châu Âu

230919_1a
Làng Bec Héllouin từng được đưa vào danh sách ‘‘Những ngôi làng đẹp nhất nước Pháp’’. Nhân ngày Di sản châu Âu, ban Việt ngữ RFI đưa qúy thính giả và các bạn đi thăm địa danh này. Bec Héllouin nổi tiếng là một trong những ngôi làng cổ xưa ở vùng Normandie, với những di tích lịch sử gần một ngàn năm tuổi.
Dưới danh hiệu ‘‘Những ngôi làng đẹp nhất nước Pháp’’ (Les plus beaux villages de France) là một tổ chức được thành lập vào năm 1982, với mục đích quảng bá du lịch văn hóa tại các thị trấn tuy nhỏ mà lại có nhiều di sản kiến trúc. Tổ chức này hiện có 158 thành viên và kết nạp thành viên mới theo nhiều tiêu chuẩn khắt khe : ngôi làng không có quá 2.000 cư dân, các công trình kiến trúc tại chỗ từng được xếp vào hàng di sản quốc gia, các kế hoạch trùng tu bảo tồn với mục tiêu đề cao giá trị di sản văn hóa.
Về điểm này, ngôi làng Bec Héllouin đáp ứng cả ba tiêu chuẩn. Nằm ở vùng thung lũng suối Bec (tỉnh Eure, vùng Normandie) cách thủ đô Paris 1g30 lái xe, ngôi làng này chỉ có khoảng 400 dân, nhưng lại có khá nhiều di sản lịch sử nổi tiếng. Ngay từ lối đi dẫn vào làng, bạn sẽ thấy ngay tấm bảng hiệu ‘‘Les plus beaux villages de France’’ (Những ngôi làng đẹp nhất nước Pháp). Nằm ngay ở chính giữa là nhà thờ Saint André được xây từ thế kỷ 12 với lối kiến trúc roman, mộc mạc mà cổ kính.
Xung quanh nhà thờ là hai dãy nhà có khung sườn làm bằng gỗ, vốn là lối kiến trúc đặc thù của vùng Normandie. Từ quán trọ của tu viện (Auberge de l’Abbaye) cho tới phòng lễ tân của huyện xã (Salle des Communes), tất cả các căn nhà ở đây đều giữ được nét đơn giản thanh tao, nhiều màu sắc mà vẫn không chói mắt.
Các ngôi nhà có lối trang trí khá tỉ mỉ, trên sân cỏ ở ngoài hiên hay trên ban công đều có trồng đầy hoa, dọc hai bên đường những con phố nhỏ lợp đầy bóng mát, dưới những tàng cây nghiêng đầu trên vĩa hè, tạo ra bầu không khí thanh bình yên tĩnh, như thể ngôi làng Bec Héllouin đang mơ màng chìm trong giấc ngủ trưa. Trung tâm ngôi làng ít có xe cộ chạy qua, như thể để tránh tiếng động cơ ồn ào, các con phố nhỏ dường như chỉ được dành cho người đi bộ.
Tuy nhỏ bé, nhưng Bec Héllouin lại có nhiều vòm cây xanh xen kẽ với những bụi hoa khi thì đa sắc lúc thì chỉ một màu tím lavande, một ngôi làng tí hon, nằm giữa vùng thung lũng yên bình, với phong cảnh thanh nhàn tựa như một bức tranh màu nước với những nét chấm phá hài hòa, còn tươi mát hương đồng, chưa khô màu cỏ nội.
Du khách dừng chân tại ngôi làng Bec-Héllouin chủ yếu là để ghé thăm tu viện nổi tiếng Notre-Dame du Bec (hiểu theo nghĩa “Nhà thờ Đức Bà bên suối”). Được xây cất từ thế kỷ 11, tu viện này được một
tu sĩ (tên là Herluin) dòng thánh Biển Đức sáng lập vào năm 1034. Trong suốt thời Trung Cổ, tu viện này có quan hệ gắn bó với nhà thờ Canterbury (miền nam nước Anh).
Một số tu sĩ từng được đào tạo ở Bec-Héllouin đã được phong làm tổng giám mục Canterbury. Một tấm bia đá tưởng niệm đã được dựng ở tháp chuông Bec-Héllouin được xây từ đầu thế kỷ 15, để nhắc lại những sự kiện lịch sử này. Tu viện Notre-Dame du Bec trong nhiều thế kỷ liên tục là một trung tâm nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá tôn giáo. Hiện giờ, tu viện này là nơi sinh sống của cộng đồng tu sĩ dòng thánh Biển Đức.
Cho dù tu viện này đã nhiều lần bị hư hại do hỏa hoạn, và nhất là do các trận xung đột giữa Pháp và Anh (1415-1429) dưới triều vua Henry V, trong thời kỳ Chiến tranh Trăm năm, nhưng một số tòa nhà cổ cũng như các công trình kiến trúc lịch sử vẫn còn được nguyên vẹn và giữ gìn kỹ lưỡng cho tới tận bây giờ.
Trong số các di tích lịch sử ngày nay vẫn còn đứng vững, có tháp chuông Saint-Nicolas xây từ thế kỷ 15, thư phòng của tu viện thế kỷ 17, cũng như cổng chính vào tu viện có từ thế kỷ 13. Các tòa nhà khác của tu viện được xây sau thế kỷ 17, có những đường nét vuông vức và cổ điển hơn. Mặt tiền của tòa nhà có phong cách đơn giản, chứ không cầu kỳ phô trương. Tu viện Notre-Dame du Bec được xem là một trong những cộng đồng tôn giáo lâu đời nhất, vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay.
Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ tôn giáo, các tu sĩ dòng thánh Biển Đức làm những công việc đồng án, vườn tược kể cả trồng trọt hay chăn nuôi trong các nông trại xung quanh tu viện, các tu sĩ tự trồng rau quả, họ cũng sản xuất chén đĩa và các món đồ gốm thủ công, bày bán cho du khách làm quà lưu niệm, hay để biếu tặng cho gia đình, thân hữu.
Về mặt tôn giáo, vùng Normandie có nhiều nguồn gốc xa xưa, nhất là vào thời hai dòng họ vua chúa của Pháp (Valois) và của Anh (Plantagenet) tranh giành lãnh thổ, vùng Normandie đã chịu khá nhiều ảnh hưởng của vương quốc Anh. Notre-Dame du Bec vì thế nằm trên tuyến tham quan các tu viện vùng Normandie, trong đó cũng nổi tiếng không kém có tu viện Prieuré de la Sainte Trinité tại thị trấn Beaumont le Roger (xây vào năm 1068), tu viện Saint-Pierre de Jumièges có từ thế kỷ thứ 7 và nhất là tu viện Bernay (xây vào năm 1010) vừa mới mở cửa trở lại sau nhiều năm được trùng tu.
Nhân hai ngày Di sản châu Âu, hầu hết các tu viện này đều mở cửa miễn phí để đón tiếp khách tham quan. Nếu bạn có dịp ghé thăm Notre-Dame du Bec nhân dịp này hoặc là vào một dịp khác, bạn nên dành một chút thời gian để dự lễ đọc kinh chiều (vêpres / vesper), cho dù bạn là người có theo đạo hay không, bạn vẫn cảm nhận được cái cảm giác thời gian nhẹ nhàng lắng đọng, tâm hồn thanh thản bay bổng.
http://vi.rfi.fr/phap/20190917-di-tham-lang-bec-hellouin-nhan-ngay-di-san-chau-au

Tại Thượng Đỉnh Khí Hậu LHQ,

Pháp muốn đóng vai trò đầu tàu

Trọng Nghĩa
Nhân Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về khí hậu mở ra vào hôm nay, 23/09/2019 tại New York, Pháp không che giấu cao vọng đóng vai trò đầu tàu trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Vào sáng nay, đích thân tổng thống Pháp Emmanuel Macron đồng chủ tọa một cuộc họp về vấn đề trồng lại rừng, cùng với hai đồng nhiệm Chilê và Colombia. Mục tiêu là hoạch định một phương án dài hơi, với phương tiện dồi dào hơn.
Ngay từ hôm qua, phát biểu với báo giới tại New York, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã xác nhận rằng « Khí hậu là ưu tiên tuyệt đối của tổng thống Pháp ở New York ».
Ưu tiên này được ông Macron chứng minh với một lời kêu gọi mới cùng với hai tổng thống Chilê Sebastian Piñera và Colombia Ivan Duque, « kêu gọi động viên sức lực cho rừng nhiệt đới Amazon » vẫn đang bốc cháy.
Một cách tổng quát hơn, trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc hôm nay, tổng thống Macron xác nhận việc nước Pháp tăng gấp đôi phần đóng góp của mình vào Quỹ Xanh của LHQ, cũng như xác nhận hậu thuẫn hoàn toàn của Paris cho mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050.
Các tổ chức phi chính phủ trong lãnh vực bảo vệ môi trường đã ghi nhận các nỗ lực của chính quyền Pháp, nhưng cho biết sẽ xem xét kỹ lưỡng các tuyên bố của ông Macron để xem « những hành động cụ thể có phù hợp với những lời hứa đã đưa ra hay không », như tuyên bố của ông Jean-François Julliard, thuộc tổ chức Greenpeace-France.
LHQ: Giai đoạn 2015-2019 có nhiệt độ cao nhất được ghi nhận
Dẫu sao thì nỗ lực của Pháp không hề thừa thãi trong bối cảnh Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới vừa báo động rằng nhiệt độ trung bình trong 5 năm gần đây (2015-2019) thuộc diện nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất.
Trong bản báo cáo công bố hôm qua, cơ quan LHQ này cũng ghị nhận rằng nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển cũng đã đạt những mức lịch sử : « Tốc độ tăng trưởng của nồng độ CO2 trong không khí cao hơn gần 20% so với những gì quan sát được trong giai đoạn 5 năm trước đó ».
Dữ liệu của bản báo cáo tính đến tháng 7 vừa qua, cũng cho thấy nhiệt độ trung bình của hành tinh đã tăng 1,1°C kể từ thời tiền công nghiệp và 0,2°C kể từ giai đoạn 2011-2015.
http://vi.rfi.fr/phap/20190923-tai-thuong-dinh-khi-hau-lhq-phap-muon-dong-vai-tro-dau-tau

Macron tìm cách giữ vai trò hòa giải giữa Mỹ và Iran

Minh Anh
Liệu Pháp có thể tiếp tục giữ vai trò hòa giải giữa Mỹ và Iran hay không ? Đây còn là mục tiêu chính của tổng thống Pháp, Emmanuel Macron nhân kỳ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Nguyên thủ Pháp hôm nay 23/09/2019 lần lượt có cuộc gặp với các đồng nhiệm Mỹ và Iran.
Sau vụ các cơ sở dầu hỏa của Ả Rập Xê Út bị tấn công, mà Iran bị nghi ngờ đứng sau giật dây, đâu là lập trường của Paris ? Chính quyền Macron có thể làm được gì ? Ngoại trưởng Pháp, Jean Yves Le Drian có mặt tại New York giải thích với đặc phái viên đài RFI Murielle Paradon.
« Các vụ tấn công nhắm vào Ả Rập Xê Út đang làm cho tình hình căng thẳng tại vùng Vịnh thêm nghiêm trọng. Về vấn đề này, tôi chỉ có thể ghi nhận những gì được nói ra, điều tra đang được tiến hành, cần phải xác định chuyện gì đã xảy ra và vào lúc đó, mới có được những lời giải thích cần thiết.
Nhưng quả thật các phạm vi cho các cuộc đàm phán đã bị thu nhỏ lại, không gian thương thuyết đã bị hẹp lại. Các cuộc gặp giữa hai vị tổng thống Mỹ và Iran, tôi nghĩ là giờ chưa phải là chủ đề ưu tiên. Vấn đề số một ở đây là liệu rằng người ta có thể tìm kiếm một sáng kiến hạ nhiệt với nhiều tác nhân khác nhau, và chính thông điệp này sẽ phải được gởi đến các bên liên quan mà tổng thống Pháp và bản thân tôi sẽ có dịp gặp gỡ trong những ngày sắp tới ».
http://vi.rfi.fr/phap/20190923-macron-tim-cach-giu-vai-tro-hoa-giai-giua-my-va-iran

Tân chính phủ Ý lùi bước

trên Con Đường Tơ Lụa Trung Quốc

Mai Vân
Vào tháng Ba 2019, liên minh cầm quyền tại Rôma dưới ảnh hưởng của lãnh đạo cực hữu Matteo Salvini đã khiến châu Âu và Mỹ hết sức bất bình khi biến Ý thành nước G7 đầu tiên tham gia đề án Con Đường Tơ Lụa Mới (BRI) của Trung Quốc.
Thế nhưng tháng Tám vừa qua, một liên minh mới đã lên lãnh đạo nước Ý, và một trong những việc làm đầu tiên của tân chính phủ Ý là giữ khoảng cách với Trung Quốc để trở về với đường lối thân thiện châu Âu truyền thống.
Trong bài phân tích mang tựa đề « Tân chính phủ Ý đặt nền móng cho một chính sách Trung Quốc cân bằng hơn », đăng trên trang web của Viện Nghiên Cứu về Trung Quốc Mercator (MERICS – Mercator Institute for China Studies) tại Berlin (Đức), chuyên gia Lucrezia Poggetti cho rằng sẽ là một điều tốt nếu Rôma bổ sung những yếu tố chiến lược và giá trị căn bản của châu Âu vào chính sách mở cửa qua Trung Quốc thừa hưởng từ chính quyền tiền nhiệm.
Bước lùi trên vấn đề Con Đường Tơ Lụa
Ngay sau khi tuyên thệ hôm 04/09, chính quyền mới ở Ý đã lập tức cho thấy là sẽ không tiếp tục hợp tác vô tội vạ với Trung Quốc như chính quyền trước đã làm.
Trong cuộc họp đầu tiên, chính quyền mới của thủ tướng Conte, một liên minh giữa Phong Trào 5 Sao và đảng Dân Chủ Ý, đã viện đến các « Quyền Hạn Đặc Biệt » (tiếng Anh gọi là “Golden Power”), tức các đặc quyền được luật pháp cho phép để xem xét đầu tư trong các lãnh vực chiến lược và hạ tầng cơ sở nhạy cảm, để thẩm tra thật kỹ một loạt thỏa thuận cung cấp thiết bị cho mạng 5G, trong đó có cả 2 thỏa thuận với tập đoàn Hoa Vi và ZTE của Trung Quốc.
Khi làm như vậy, chính phủ Ý cho thấy quyết tâm của Roma trong những lãnh vực mà chính quyền trước còn do dự. Cựu bộ trưởng Nội Vụ kiêm phó thủ tướng Matteo Salvini, đã nêu quan ngại về an ninh, nhưng lại không hành động cùng với đối tác trong liên minh cầm quyền để thực sự sử dụng quyền hạn đặc biệt trong các thỏa thuận liên quan đến mạng lưới 5G.
Trong lúc đó chính quyền mới đã hành xử đặc quyền đó và áp đặt một số « điều kiện và yêu cầu » – chưa được tiết lộ – trên các hợp đồng. Việc đưa những quyết định có cân nhắc vào tiến trình hợp tác với các tác nhân Trung Quốc có thể giúp Ý tiếp tục có cơ hội kinh tế thuận lợi mà không phải chịu rủi ro quá đáng. Và Ý cũng có thể khôi phục uy tín đã bị sứt mẻ ở Mỹ và châu Âu.
Đặt châu Âu và Mỹ bên trên quan hệ với Trung Quốc
Chính quyền mới ở Roma đã đặt quan hệ với châu Âu và Hoa Kỳ vào vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của mình. Đối với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là hợp tác giữa Roma với Bắc Kinh sẽ bị giới hạn bởi quan hệ rộng lớn hơn giữa Ý với châu Âu và Mỹ.
Trong bối cảnh đó, sẽ không có những động thái quá đáng như việc Ý đơn phương ký Biên Bản Ghi Nhớ về Con Đường Tơ Lụa Mới với Trung Quốc vào tháng Ba vừa qua. Hành động nhanh chóng của tân chính phủ Ý về 5G cho thấy một sự cẩn trọng hơn đối với Trung Quốc, điều có thể trấn an Bruxelles cũng như Washington.
Đồng thời cũng phải thấy là Roma vẫn tiếp tục xu hướng thân thiện với Trung Quốc của chính phủ cũ. Lãnh đạo Phong Trào 5 Sao Luigi Di Maio, nguyên là bộ trưởng Kinh Tế và Lao Động, người đã ký kết Biên Bản Ghi Nhớ gây tranh cãi, hiện giữ chức ngoại trưởng. Ông đã chọn ông Ettore Sequi, đại sứ Ý ở Trung Quốc, làm chánh văn phòng bộ Ngoại Giao, mà ông Sequi là người đã nhiệt liệt cổ vũ cho Ý tham gia Con Đường Tơ Lụa. Đây chính là tín hiệu gởi đến Trung Quốc cho thấy là Ý vẫn muốn hợp tác.
Tuy nhiên, Phong Trào 5 Sao không còn có thể tự do hành động vì đối tác trong liên minh cầm quyền là đảng Dân Chủ. Ông Paolo Gentiloni của đảng này đã được cử làm Ủy Viên Châu Âu về Kinh Tế. Vào năm 2017, ông từng tham dự Diễn Đàn về Vành Đai và Con Đường tại Bắc Kinh với tư cách là thủ tướng Ý, và cũng là người cùng với Đức và Pháp tạo ra khuôn khổ sàng lọc đầu tư nước ngoài tại Liên Hiệp Châu Âu sẽ có hiệu lực trong năm nay.
Cách tiếp cận cân bằng hơn của ông trong việc hợp tác với Trung Quốc có thể truyền cảm hứng giúp tân chính phủ mới theo đuổi các cơ hội kinh tế với Trung Quốc mà không bị lệ thuộc về chính trị.
Yêu cầu bênh vực phong trào dân chủ Hồng Kông
Theo chuyên gia Lucrezia Poggetti, chính quyền mới tại Roma vừa có một động thái rất đáng chú ý để cho thấy thế đứng chính trị của mình trước Trung Quốc.
Trong một động thái chưa từng có, nữ nghị sĩ Ý Lia Quartapelle thuộc đảng Dân Chủ, đồng thời là chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội, và ông Maurizio Lupi thuôc nhóm nghị sĩ Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, đã đề xuất một phiên điều trần của Quốc Hội để lắng nghe những người biểu tình ở Hồng Kông, cho rằng Ý nên đứng cùng với Hồng Kông để giương cao ngọn cờ tự do và dân quyền.
Đề xuất này được đưa ra khi Bắc Kinh triệu tập đại sứ Đức tại Trung Quốc lên để phản đối cuộc gặp giữa nhà đấu tranh Hồng Kông Hoàng Chi Phong với ngoại trưởng Đức Heiko Maas.
Ý cứng rắn hơn, Trung Quốc tránh phản ứng mạnh
Theo Poggetti, trước các diễn biến không thuận lợi cho họ tại Ý, Bắc Kinh đang rất cẩn thận để không làm phật lòng các đối tác mới, với hy vọng rằng chính phủ mới sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách thân thiện với Trung Quốc.
Bắc Kinh đã hoan nghênh việc đề bạt hai ông Di Maio và Sequi. Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã nhanh chóng gỡ bỏ một bản tin cho rằng Di Maio là một lựa chọn bất thường cho chức vụ ngoại trưởng. Bản tin này đã chê bai một người mới 33 tuổi « không hề tốt nghiệp đại học, có trình độ ngoại ngữ rất hạn chế và không mấy quan tâm đến các vấn đề thế giới trong cuộc sống công cộng của mình ».
Cũng trong chiều hướng tránh đụng chạm, quyết định mới của chính quyền Roma về việc xem xét kỹ lưỡng lại các thỏa thuận liên quan đến Hoa Vi và ZTE đã không gây ra phản ứng phẫn nộ thường thấy ở Bắc Kinh. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng chỉ bày tỏ hy vọng rằng Ý sẽ xử sự công bằng với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Hoài nghi gia tăng đối với Trung Quốc
Đối với chuyên gia Poggetti, Ý nên dựa vào cuộc tranh luận ngày càng tăng trong nội bộ chính phủ và trong công luận về vai trò của Trung Quốc.
Điểm tích cực mà chính phủ cũ đã để lại là mối quan tâm nhiều hơn đến Trung Quốc. Tuy nhiên, trong chính quyền cũ, chính sách Trung Quốc của Ý chủ yếu bị lợi ích kinh tế chi phối, với các bộ Kinh Tế và Tài Chính phụ trách phần lớn các khoản đầu tư Trung Quốc. Tuy nhiên, những động thái gần đây trên vấn đề 5G và Hồng Kông cho thấy là những quan tâm về chiến lược và về giá trị đang ngày càng được chú ý.
Ngoài ra, ngành công nghiệp Ý cũng đã bắt đầu tỉnh táo hơn về Trung Quốc. Tháng Tư vừa qua, Tổng Liên Đoàn Công Nghiệp Ý (Confindustria), đã công bố một bản tuyên bố lập trường ủng hộ một cách tiếp cận chiến lược và thuần nhất hơn ở cấp độ Liên Âu để đối phó với các thách thức kinh tế trong quan hệ với Bắc Kinh.
Giới lãnh đạo các hải cảng và các hiệp hội chủ tàu có liên quan đến các dự án trong sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường cũng ngày càng kêu gọi có đi có lại, và ủng hộ cách tiếp cận BRI của châu Âu vì họ thấy sáng kiến của Trung Quốc chủ yếu phục vụ lợi ích của Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190923-tan-chi%CC%81nh-phu%CC%89-y-lu%CC%80i-buo%CC%81c-tren-con-duo%CC%80ng-to-lu%CC%A3a-trung-quo%CC%81c-ok

Trợ lý TT Ukraine trả lời về thông tin

TT Trump yêu cầu điều tra ông Biden

Bất kỳ cuộc điều tra nào diễn ra tại Ukraine đều sẽ được tiến hành minh bạch, Reuters dẫn lại nguồn tin của hãng tin địa phương trích lời một trợ lý của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm 23/9, sau khi truyền thông Hoa Kỳ đưa tin rằng Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu ông Zelenskiy điều tra ông Joe Biden, đối thủ của ông trong cuộc bầu cử vào năm tới.
Cuộc gọi ngày 25/7 của ông Trump với ông Zelenskiy đã khuấy lên tranh cãi ở Washington, sau khi tin tức cho biết rằng ông Trump đã liên tục yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine điều tra xem liệu ông Biden, ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử vào năm tới, có lạm dụng chức vụ khi ông làm phó tổng thống hay không.
Nói với các nhà báo hôm Chủ nhật (22/9), ông Trump cho biết đã thảo luận về ông Biden và con trai của cựu phó tổng thống trong một cuộc gọi với ông Zelenskiy, nhưng cho biết cuộc trò chuyện qua điện thoại của họ chủ yếu là chúc mừng.
Ông Andriy Yermak, một phụ tá của ông Zelenskiy, được hãng tin Ukraine lb.ua dẫn lời nói rằng ông đã nói với luật sư của ông Trump, Rudolph Giuliani, rằng mọi cuộc điều tra đều sẽ được tiến hành minh bạch.
“Chúng tôi có thể đảm bảo rằng trong suốt nhiệm kỳ của chúng tôi, tất cả các cuộc điều tra đều sẽ được tiến hành một cách minh bạch”, ông Yermak nói. “Đây là nguyên tắc cơ bản và nền tảng của chương trình của Tổng thống Zelenskiy mà chúng tôi vận động”.
https://www.voatiengviet.com/a/tro-ly-tt-ukraine-tra-loi-ve-thong-tin-tt-trump-yeu-cau-dieu-tra-ong-biden/5094755.html

Iran thả tàu chở dầu Stena Impero

Tin từ STOCKHOLM, Thụy Điển – Vào sáng Thứ Hai  (23/9), một viên chức hàng hải Iran cho biết, tàu chở dầu Stena Impero treo cờ Anh Quốc bị Iran giam giữ vào ngày 19 tháng 7 có thể rời Iran bất cứ lúc nào.
Iran quyết định thả tự do cho chiếc tàu trước khi hội đồng Liên Hiệp Quốc nhóm họp. Tàu Stena Impero bị Vệ binh Cách mạng Iran giam giữ ở eo biển Hormuz vì các cáo buộc vi phạm hàng hải, hai tuần sau khi Anh Quốc bắt giữ một tàu chở dầu Iran ngoài khơi Gibraltar. Chiếc tàu này được thả vào tháng Tám.
Vào ngày 4 tháng 9, Iran thả bảy trong số 23 thủy thủ đoàn của tàu. Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Điển Margot Wallstrom cho biết Thụy Điển liên lạc hàng ngày với Iran kể từ khi tàu bị bắt giữ.
Trước đó, vào hôm Chủ nhật (22/9), người đứng đầu công ty Thụy Điển sở hữu tàu này cho biết rằng tàu có thể được thả trong vòng vài giờ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/iran-tha-tau-cho-dau-stena-impero/

Hong Kong: Cờ Trung Quốc bị giẫm đạp

khi có thêm nhiều cuộc biểu tình mới

Các nhà hoạt động ở Hong Kong đã mạo phạm một lá cờ Trung Quốc và phá hoại một trung tâm mua sắm vào ngày cuối tuần thứ 16 liên tiếp của các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Thang cuốn và các tấm kính bị đập phá ở New Town Plaza tại Sha Tin. Cảnh sát đã đóng cửa trung tâm này và bắn hơi cay vào những người biểu tình đang ném gạch.
Cảnh sát trước đó đã ngăn chặn được tình trạng bất ổn lớn ở hệ thống tàu điện ngầm sân bay.
Đài Loan gửi mặt nạ phòng hơi độc cho Hong Kong
Cảnh sát Hong Kong ‘đã đến giới hạn’
Các công ty PR từ chối ‘xây dựng lại hình ảnh’ cho Hong Kong
Quan chức Mỹ phê phán ‘hành vi ác ý’ của TQ với Việt Nam
Ra trước QH Mỹ Joshua Wong kêu gọi thông qua luật nhân quyền
Tại sao phá hoại đang gia tăng
Bởi Stephen McDonell, phóng viên BBC tiếng Trung, Hong Kong
Những thiệt hại cho khu trung tâm mua sắm và nhà ga xe lửa Sha Tin cho thấy đã mở ra hố sâu khổng lồ ở giữa thành phố này, giữa các cộng đồng và những gì họ nghĩ là hợp lý về mặt đạo đức.
Một sĩ quan cảnh sát cấp cao nói với các nhà báo ở đây tuần trước rằng anh không thể tin được có nhiều người trẻ nghĩ rằng việc phạm pháp là có thể chấp nhận được vì một lý tưởng đúng đắn.
Các nhà hoạt động chủ yếu là thanh niên cực đã phá hủy các máy bán vé và bây giờ thường xuyên phá hoại các nhà ga xe lửa nói rằng họ không thể chấp nhận việc các công ty điều hành lưới xe lửa đóng cửa dịch vụ trong khu vực các cuộc biểu tình dự kiến diễn ra. Do đó, họ cho rằng các ga tàu là mục tiêu hợp lý.
Họ cũng nói rằng hai tháng trước, trung tâm mua sắm tại Sha Tin đã cho phép cảnh sát bắt các nhà hoạt động, vì vậy, nó trở thành một mục tiêu hợp pháp cho tội phá hoại.
Cảnh sát không thể hiểu tại sao rất nhiều công dân bình thường đang tấn công họ. Và chính những công dân bình thường đó nói rằng họ không thể hiểu tại sao cảnh sát lại trở nên bạo lực như vậy.
Cuộc khủng hoảng này càng kéo dài, những lỗ hổng này càng trở nên sâu hơn.
Chuyện gì đã xảy ra hôm Chủ nhật?
Cuộc biểu tình không được cấp phép tại New Town Plaza bắt đầu với quy mô nhỏ và khá ôn hòa.
Đoạn video sau đó cho thấy một lá cờ Trung Quốc bị người biểu tình giẫm đạp lên, vứt vào thùng rác trước đổ cả thùng rác cùng lá cờ xuống sông.
Những người biểu tình đeo mặt nạ đã sử dụng bình chữa cháy để đập vỡ kính bản đồ thông tin, sau đó phun nước và ném thùng rác xuống thang cuốn. Các doanh nghiệp ủng hộ Bắc Kinh là mục tiêu chính cho sự phá hoại.
Cảnh sát chống bạo động đã đóng cửa trung tâm thương mại và trạm tàu ​​điện ngầm được liên kết ở Sha Tin, một thành phố ở vùng Lãnh thổ Mới ở phía bắc đảo Hong Kong.
Bên ngoài, những người biểu tình bắt đầu cậy những viên gạch vỉa hè và ném vào cảnh sát, những người bắn đạn hơi cay để đáp trả.
Một hàng rào chắn đã bị đốt cháy ở những nơi khác ở Sha Tin.
Trung tâm mua sắm Element sang trọng ở Kowloon cũng bị đóng cửa khi cảnh sát và người biểu tình đụng độ, tờ South China Morning Post đưa tin.
Cuộc biểu tình sân bay?
Các nhóm người biểu tình trực tuyến đã kêu gọi “thử nghiệm căng thẳng” (stress test) tại sân bay vào Chủ nhật. Sân bay đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng của người biểu tình.
Nhưng cảnh sát đã tăng cường an ninh và chính quyền đã giảm các hoạt động giao thông để ngăn chặn tình trạng bất ổn có thể xảy ra.
Tàu điện ngầm Airport Express chỉ mở cho hành khách lên máy bay tại đảo Hong Kong.
Chỉ những người có vé máy bay mới có thể lên tàu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49786496

Hồng Kông : Phong trào phản kháng đổi chiến thuật

Tú Anh
Hồng Kông vừa trải qua tuần lễ khủng hoảng thứ 16. Phong trào phản kháng tiếp tục tranh đấu cho dù luật dẫn độ đã bị hủy bỏ.
Giới trẻ Hồng Kông vẫn kiên trì nhưng do lệnh cấm xuống đường, các cuộc biểu tình bỏ hình thức huy động hàng chục ngàn người. Họ phân ra từng nhóm vài trăm người, xuất hiện đồng loạt ở nhiều nơi. Đây là dấu hiệu cho thấy có rất nhiều tổ chức nổi dậy và hành động khó tiên đoán.
Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence Changy tường thuật:
Tuen Mun, Yuen Long, Shatin, Tseung Kuang Ho, Tsing Yi…. mỗi khu phố của Hồng Kông là một nơi có biểu tình và có xung đột với cảnh sát trong hai ngày cuối tuần.
Tại nhiều khu thương mại lớn, hàng ngàn người tập họp để tố cáo các cửa hàng thuộc các đại công ty bị xem là thân Bắc Kinh, để hô to các khẩu hiệu, và để hát những bài ca tranh đấu và bài hát chính thức đề cao Hồng Kông.
Tại Shatin (Sa Điền), một nhóm người biểu tình đứng thành vòng tròn, dẫm chân lên lá cờ đỏ của Trung Quốc và sau đó vứt lá cờ 5 sao vào thùng rác, rồi đem ném xuống một con sông gần đó.
Ngày hôm trước, một cô bé 13 tuổi bị cảnh sát bắt vì đốt một lá cờ của Hoa lục, cô được thả 24 giờ sau đó.
Để ghi dấu sự kiện hàng chục người biểu tình trên đường về nhà bị thành viên của các tổ chức xã hội đen tấn công trong trạm xe điện ngầm ở Yuen Lang (Nguyên Lãng) cách nay đúng hai tháng, một cuộc xuống đường huy động nhiều ngàn người diễn ra hôm thứ Bảy. Vì thái độ thụ động không can thiệp, cảnh sát Hồng Kông bị tố cáo bảo vệ côn đồ có tổ chức.
Cũng trong ngày thứ Bảy, một trụ sở cảnh sát bị tấn công bằng bom xăng.
Đến tối Chủ Nhật, cảnh sát đương đầu cùng lúc với nhiều cuộc xuống đường ở nhiều khu phố khác nhau. Tại khu đông dân Mongkok (Vượng Giác), người biểu tình bị đàn áp bằng lựu đạn cay.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190923-hong-kong-phong-trao-phan-khang-doi-chien-thuat

Nhóm đại diện của Taliban tại Afghanistan

đến Bắc Kinh gặp quan chức TQ

Một phát ngôn viên của nhóm Taliban tại Afghanistan cho biết một phái đoàn của Taliban đã đến Bắc Kinh và gặp đại diện đặc biệt của Trung Quốc ngày 22/9 thảo luận về các cuộc đàm phán của nhóm này phiến quân này với Mỹ.
Cuộc gặp diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng này hủy các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Taliban.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, người phát ngôn của Taliban ở Qatar, Suhail Shaheen cho biết phái đoàn Taliban gồm 9 thành viên đã gặp ông Đặng Tích Quân, đại diện đặc biệt của Trung Quốc tại Afghanistan.
Đăng tải trên tài khoản mạng Twitter, người phát ngôn này cho biết đại diện Trung Quốc cho rằng thỏa thuận giữa Mỹ – Taliban là một khuôn khổ tốt để mang lại hòa bình cho Afghanistan. Cũng theo người phát ngôn này, trưởng phái đoàn Taliban đến Trung Quốc Mullah Baradar cho biết hai bên đã đối thoại và đạt được một “thỏa thuận toàn diện”.
Taliban và Mỹ đã tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình tại Qatar trong năm qua. Trước khi đàm phán đổ vỡ, tháng 6 vừa qua, một nhóm đại diện khác của Taliban cũng đã đến Bắc Kinh để gặp các quan chức Trung Quốc. Thời điểm đó, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc ủng hộ một cuộc đối thoại nội bộ của Afghanistan nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 18 năm tại nước này.
Bạo lực đang có xu hướng gia tăng tại Afghanistan trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống, dự kiến diễn ra ngày 28/9 tới. Taliban đã cảnh báo sẽ tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các điểm vận động tranh cử cũng như các địa điểm bỏ phiếu, đồng thời kêu gọi người dân không tham gia bầu cử.
http://biendong.net/diem-tin/30546-nhom-dai-dien-cua-taliban-tai-afghanistan-den-bac-kinh-gap-quan-chuc-tq.html

Hàng nghìn người Trung Quốc bất ngờ ồ ạt rời Campuchia:

 Nguyên nhân đằng sau là gì?

Theo Thời báo Hoàn cầu, sự cố này chỉ là “cơn sóng nhỏ” trong mối quan hệ đang được củng cố tăng cường giữa Trung Quốc và Campuchia.
Gần đây, tin tức 100.000 người Trung Quốc rút khỏi Campuchia trong 7 ngày hay 88.000 người Trung Quốc rời khỏi Campuchia trong 7 ngày đã làm dậy sóng dư luận đất nước tỷ dân.
Một số cư dân mạng Trung Quốc cho biết, theo ước tính của chính phủ Campuchia, trong tháng 9, số lượng người Hoa ở quốc gia này sẽ giảm gần 200.000 người.
Trong một số hình ảnh về phố Sihanoukville – nơi tập trung nhiều người Trung Quốc – được cư dân mạng Trung Quốc đăng tải cho thấy, các nhà hàng của người Trung Quốc rơi vào tình trạng kinh doanh ảm đạm. Nguyên nhân xuất phát từ hiện tượng phần lớn người Trung Quốc đã rút về nước: Do cửa hàng vắng khách và các thương nhân Trung Quốc không đủ tài chính chi trả phí thuê cửa hàng.
Người dùng mạng Trung Quốc cho biết, các khoản đầu tư nóng của Bắc Kinh đổ vào cảng Sihanoukville trong những năm gần đây đã dẫn đến hiện tượng đầu cơ bất động sản tại nước bản địa.
“Người Trung Quốc ồ ạt vào Campuchia đã kích thích tiêu dùng địa phương nhưng nó cũng mang lại nhiều vấn đề xã hội khác nhau. Không chỉ giá leo thang giá cả, sụp đổ tòa nhà xây dựng, đánh bạc, lừa đảo, trộm cướp, thậm chí các vụ mâu thuẫn bắn giết trên đường phố diễn ra thường xuyên”.
Điều này buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia gần đây đã phải đưa ra lời cảnh báo về các vấn đề an ninh.
“Cơn sóng nhỏ” trong quan hệ song phương
Tuy nhiên, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) thể hiện sự hoài nghi trước thông tin này bởi hiện tính cả Hoa kiều và người Trung Quốc ở Campuchia thì con số này có thể chỉ khoảng 1 triệu người. “Nếu thông tin này được chứng thực thì số người Trung Quốc sang Capuchia những năm gần đây hầu như đều về nước”.
Tờ này cho biết, sau khi xác minh, chính quyền Campuchia xác nhận chỉ có vài ngàn người Trung Quốc rời khỏi Campuchia.
Theo Hoàn cầu, vụ sơ tán lần này của bộ phận người Trung Quốc ở Sihanoukville có liên quan đến tuyên bố của chính phủ Campuchia về việc nghiêm khắc trấn áp nạn cờ bạc trực tuyến. Ở Sihanoukville, cờ bạc trực tuyến bất hợp pháp đã gây nên nhiều vấn đề an sinh xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và cuộc sống của người dân địa phương.
Trong bối cảnh này, chính phủ Campuchia đã quyết tâm xóa bỏ tất cả các trò đánh bạc trực tuyến không được cấp giấy phép trong năm nay. Điều này tác động rất lớn đến chuỗi dịch vụ liên quan đến cờ bạc trực tuyến bất hợp pháp như dịch vụ ăn uống, giải trí, bất động sản v.v…
Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều người Trung Quốc ôm mộng “trở thành triệu phú sau một đêm” nên thông qua các công ty trung gian, tìm đến Sihanoukville để tham gia các hoạt động đánh bạc trực tuyến bất hợp pháp.
Chính phủ Campuchia đã điều tra các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp và loại bỏ những hành vi phạm tội chứ không chỉ nhằm vào cộng đồng người Trung Quốc.
“Điều này cho thấy, chính phủ Campuchia đang cố gắng loại bỏ những “con sâu” phá hoại mối quan hệ Trung Quốc – Campuchia, nhằm giúp mối quan hệ này luôn đi đúng hướng”, Hoàn cầu nhấn mạnh.
Tờ này cũng cho rằng, Bắc Kinh hoàn toàn không ủng hộ hoặc hoan nghênh các doanh nghiệp, cá nhân thông qua các phương thức bất hợp pháp trục lợi kinh tế bất chấp sự phản đối của chính quyền và người dân địa phương.
Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất của Campuchia. Các doanh nghiệp của Trung Quốc đang tăng cường tập trung vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, điện lưới, nông nghiệp, phát triển du lịch, đặc khu kinh tế và thông tin truyền thông. Theo Hoàn cầu, cùng với làn sóng đầu tư thì lượng người Trung Quốc đổ về Capuchia ngày càng lớn và người dân địa phương đã lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng với các hành vi bất hợp pháp của bộ phận người Trung Quốc này.
Theo thống kê của chính phủ Campuchia, trong năm 2018, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia đã đạt 1,9 triệu lượt người, đây là mức cao kỷ lục. Chính phủ Campuchia có kế hoạch thu hút 5 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đến nước này vào năm 2025.
Theo Hoàn cầu, trong bối cảnh hai nước đang tăng cường mối quan hệ thì sự cố sơ tán ở Sihanoukville chỉ là một “cơn sóng nhỏ” trong quan hệ song phương.
http://biendong.net/diem-tin/30545-hang-nghin-nguoi-trung-quoc-bat-ngo-o-at-roi-campuchia-nguyen-nhan-dang-sau-la-gi.html

“Quy mô nhất” về sự xuyên tạc?

Phải chăng, TQ muốn áp đặt cho thế giới một cái gọi là “pháp lý hiện đại” theo kiểu của họ ? UNCLOS 1982 mà TQ là một thành viên, không phải là “pháp lý hiện đại” chỉ vì nó là căn cứ để PCA ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn ngang ngược của TQ ?
Cuối tháng 7/2019 vừa qua, một số cơ quan truyền thông Trung Quốc tuyên truyền về bộ phim truyền hình mang tên “Hoa Nam – Hoa Nam” do Đài Truyền hình Trung ương TQ (CCTV), Ban Tuyên truyền Tỉnh ủy Hải Nam, công ty TNHH truyền thông, văn hóa, điện ảnh Vương Mã Hoa Nhuệ, Trung tâm nghiên cứu Hoa Nam thuộc Đại học Nam Kinh phối hợp sản xuất.
Họ khoe rằng “đây là bộ phim tài liệu về Hoa Nam (biển Đông) với “nội dung phong phú, số liệu uy tín, phạm vi đề cập toàn diện nhất từ trước tới nay”.
Để thực hiện bộ phim này, từ năm 2012, CCTV đã cử 7 nhóm quay phim đi thực tế tại Hoa Nam, bằng các phương tiện tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, quay phim ở các đảo đá và vùng biển liên quan rộng khoảng 2 triệu km2.
Họ nói: việc phát sóng bộ phim nhằm “đáp trả thách thức, đưa ra sự thật, tỏ rõ lập trường của TQ về vấn đề biển Đông trong bối cảnh khu vực này ngày càng diễn biến phức tạp; một số nước ngoài khu vực và thế lực thù địch muốn khuấy động tình hình biển Đông, lấy danh nghĩa tự do hàng hải, không ngừng bóp méo sự thật, gây sự với TQ”. Cũng do vậy, bộ phim có ý nghĩa như việc “phát đi tiếng nói của nhân dân TQ ra thế giới”.
Thậm chí, ông Vương Bình – nhà sản xuất bộ phim này – còn cho rằng, ý thức về biển của người dân TQ còn kém, cần tìm cách gia tăng sự hiểu biết của họ về một cường quốc hải dương như TQ. Theo Vương Bình, nhờ có sự canh giữ của những ngư dân bình thường ở biển Đông thì mới có sự toàn vẹn của “ngôi nhà TQ”. Ông mong muốn truyền bá ra thế giới tình yêu đối với “ngôi nhà” đó cũng như tâm nguyện hòa bình đối với vùng biển này.
Nếu cứ tin vào lời ông Vương Bình, TQ như đang là nạn nhân, bị các nước khác gây sự; TQ nín nhịn mãi không xong nên bất đắc dĩ phải lên tiếng vậy.
Nhưng khổ nỗi, cho dù ông Vương Bình nói hơn thế nữa thì lâu nay, ai chẳng biết giữa nói và làm của TQ khác nhau như thế nào, cũng như những cái gọi là “sự thực lịch sử”, “bằng chứng pháp lý” đã được chính họ vẽ ra và bịa đặt như thế nào.
Thử liên hệ ngay cái gọi là ‘tâm nguyện hòa bình” đối với biển Đông mà ông Vương Bình khoe khoang.
Hòa bình và ổn định trên biển Đông – đó chính là tâm nguyện của các nước trong khu vực cũng như mong muốn của cộng đồng quốc tế, trừ…TQ.
Bởi nếu hòa bình là tâm nguyện của TQ thì tại sao TQ liên tục làm nóng biển Đông với nhiều hành vi ngang ngược, như, cải tạo, bồi đắp, quân sự hóa các đảo nhân tạo; hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981
trong vùng đặc quyền kinh tế của VN năm 2014; quấy rối hoạt động thăm dò, khai khác dầu khí của VN, Malaysia; đâm chìm tàu cá của VN, PLL,v.v…
Nực cười hơn, tập 4 với chủ đề “Chứng kiến” của bộ phim này, TQ cho rằng họ muốn khẳng định với thế giới: kể cả xét về góc độ pháp lý trong thời hiện đại, TQ cũng có chủ quyền không tranh cãi đối với các đảo và vùng biển xung quanh tại biển Đông.
“Pháp lý trong hiện đại” mà TQ nói tới là pháp lý nào vậy?
Phải chăng, đó là pháp lý của một mình TQ với đường chín đoạn chiếm gần hết biển Đông ? Hay TQ muốn áp đặt cho thế giới một cái gọi là “pháp lý hiện đại” theo kiểu của họ ? Chẳng lẽ UNCLOS 1982 mà TQ là một thành viên, không phải là pháp lý hiện đại chỉ vì nó là căn cứ để PCA ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường 9 đoạn ngang ngược của TQ ?
Theo thông tin từ một trang mạng, Mã Vĩ Bình, Tổng đạo diễn của bộ phim cùng khoe rằng, ekip thực hiện bộ phim là e kip duy nhất được các cơ quan như Bộ Ngoại giao phê chuẩn thực hiện các cảnh quay thuộc quần đảo Nam Sa.
Để thực hiện bộ phim này, tổng cộng hơn 60 nhà quay phim thuộc 5 đài truyền hình đã tiến hành quay trong khoảng 9.000 giờ trong suốt thời gian 2 năm. Bằng vào các con số đó, Mã Vĩ Bình khẳng định đây là một tác phẩm truyền hình lớn, mang tính công ích, phúc lợi.
Nhưng “lớn” kiểu vị Tổng đạo diện khoe khoang như trên chỉ càng thể hiện quy mô xuyên tạc của bộ phim cũng lớn không kém mà thôi
http://biendong.net/dam-luan/30552-quy-mo-nhat-ve-su-xuyen-tac.html

Cảnh Sảng, đừng ngụy biện nữa!

Tính đến nay, Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gần 3 tháng, khi ngang nhiên đưa tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 và nhóm tàu hộ tống vào khu vực bãi Tư Chính quấy phá.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bảy lần lên tiếng và mỗi lần, phía Trung Quốc đều đáp trả rất ngang ngược. Trong lần gần nhất, ngày 18-9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã rêu rao giọng điệu “vừa ăn cướp vừa la làng” khi đáp trả lại Hà Nội về vấn đề này.
Bãi Tư Chính là của Việt Nam
Trong phát ngôn của mình, Cảnh Sảng nói: Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền tại quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và các quyền lợi tương ứng đối với các vùng biển xung quanh quần đảo này. Bắc Kinh cho rằng yêu sách chủ quyền của mình dựa theo luật và lịch sử.
Không cần phải rơi vào bẫy tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc để loại trừ việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế và đẩy tranh chấp vào thế bế tắc, Việt Nam cũng có thể chứng minh rằng các diễn biến đang xảy ra ở bãi Tư Chính không thể nằm trong vùng biển của Trung Quốc, mà đó là vùng biển của Việt Nam.
Nguyên tắc tối quan trọng trong các vấn đề pháp lý đối với biển đó là “đất thống trị biển”, nên các “vùng đất” khác nhau trên biển sẽ có các vùng biển khác nhau tương ứng. Nếu đó là các đảo, vùng biển xung quanh đảo sẽ có chiều rộng 200 hải lý. Nếu nó chỉ là các phần đất nhô lên khỏi mặt nước biển khi thủy triều lên, không có khả năng cho con người tự sinh sống và không có đời sống kinh tế riêng, thì vùng biển xung quanh chỉ rộng 12 hải lý.
Còn các vùng đất giữa biển nằm dưới mặt nước biển khi thủy triều lên cao sẽ không thể có các vùng biển xung quanh nó, dù cho có bị bồi đắp hay xây dựng các công trình nhân tạo ở trên.
Vị trí của bãi Tư Chính cách bờ biển Việt Nam khoảng 160 hải lý, cách Chữ Thập (của Việt Nam nhưng hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) gần 230 hải lý, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý.
Với vị trí này, dù Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền đối với các đảo tại quần đảo Trường Sa cũng không thể với tới bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng biển của Việt Nam.
Đó là chưa tính đến việc theo phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc vào tháng 7-2016 (mang tính chất chung thẩm và có giá trị pháp lý thậm chí khi cả hai bên trong vụ kiện không còn tồn tại), tất cả các thực thể trong quần đảo Trường Sa không thể tạo ra vùng biển xung quanh nó nhiều hơn 12 hải lý.
Vừa ăn cướp, vừa la làng
Trong phát ngôn ngày 18-9, Cảnh Sảng cho rằng Việt Nam vi phạm các văn bản quốc tế song phương và đa phương đã ký kết với Trung Quốc, trong đó có: (1) Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo
giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, (2) Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), và (3) Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Cần phải khẳng định lại chính Trung Quốc đã vi phạm tất cả các văn bản mà Cảnh Sảng vừa nêu ra. Trung Quốc tiếp tục đơn phương yêu sách các vùng biển chồng lấn với vùng biển của Việt Nam mặc dù các yêu sách này đã bị Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ.
Trung Quốc đã có những hoạt động đơn phương cản trở các hoạt động khai thác kinh tế của Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự tại các đảo nhân tạo phi pháp của mình trong vùng Biển Đông và làm ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường biển tại đây.
Trung Quốc né tránh sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp hòa bình như sử dụng hòa giải, trọng tài và tòa án, để giải quyết mâu thuẫn tại Biển Đông khiến các tranh chấp tại đây trở nên dai dẳng và ngày càng phức tạp.
Những sự việc này càng cho thấy các cáo buộc của Trung Quốc đối với Việt Nam chẳng khác nào “vừa ăn cướp vừa la làng”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30540-canh-sang-dung-nguy-bien-nua.html

Cảnh sát biến chất Philippines bắt tay với chủ nợ TQ

Tình trạng rất đông người Trung Quốc sang thủ đô Manila, Philippines, để đánh bạc trong các casino tạo ra cơ hội kiếm tiền mới cho nhiều sĩ quan biến chất, tiếp tay cho những băng đảng cho vay tiền với lãi suất cắt cổ do người Trung Quốc điều hành.
Rất đông người Trung Quốc kéo sang Philippines đánh bạc trong những năm gần đây. (Ảnh minh hoạ: Asia Nikkei Review)
Ngày 18/5 năm nay, Li Chao, một người Trung Quốc sang Manila đánh bạc, ra ngoài ăn tối và hát karaoke ở một hàng gần vịnh Manila.
Quay lại xe sau bữa tối, Li thấy 7 người đàn ông mặc đồng phục vây quanh. Một người đưa ra lệnh bắt giả và nói rằng họ là đặc vụ của Cục điều tra quốc gia.
Tiếp sau đó là những tuần Li bị tra tấn, trong lúc gia đình anh ta ở Trung Quốc phải thương lượng với những kẻ bắt cóc ở Manila.
Li được thả vào ngày 2/7, sau khi gia đình anh ta trả 23 triệu tệ (3,2 triệu USD), thấp hơn mức 7 triệu USD mà bọn bắt cóc đòi ban đầu.
Số vụ người Trung Quốc bắt cóc người Trung Quốc ở Philippines nở rộ, dù những đối tượng đó chỉ biết một chút tiếng Anh hoặc Tagalog, được hỗ trợ bởi những người địa phương sẵn sàng tham gia, thông tin từ cảnh sát Philippines cho biết.
Sự hỗ trợ đó có thể là bất kỳ thứ gì, từ tìm kiếm nơi ẩn náu cho đến bắt nạn nhân rồi canh giữ họ.
“Những tay điều hành casino thuê cựu sĩ quan quân đội hoặc cảnh sát hỗ trợ việc kinh doanh”, Thiếu tá Rannie Lumactod, chỉ huy chiến dịch của Lực lượng cảnh sát chống bắt cóc quốc gia Philippines (PNP-AKG), cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn đài phát thanh địa phương vào tháng này.
PNP-AKG lên kế hoạch triệt phá hoạt động này sau khi phát hiện cựu trung sĩ cảnh sát Magdaleno Pacia dính dáng đến ít nhất 6 vụ bắt cóc với 11 người Trung Quốc, chủ yếu do nợ đánh bạc.
“PNP-AKG đang giám sát Nhóm Pacia trong mấy tháng qua vì nhóm này liên quan đến hàng loạt vụ bắt cóc”, Đại tác Jonnel Estomo, giám đốc PNP-AKB, cho biết.
Pacia, thủ lĩnh nhóm, bị trục xuất khỏi lực lượng cảnh sát từ tháng 4 năm ngoái vì tội cướp tài sản và sở hữu thuốc nổ.
Nhưng hoá ra Pacia đã giam gia hoạt động bắt sóc từ năm 2017, khi vẫn thuộc biên chế của lực lượng cảnh sát quận phía nam Manila, nơi có nhiều sòng bạc hoạt động. Đó là nơi anh ta thực hiện phi vụ bắt cóc đầu tiên được biết đến vào đêm 27/3/2017.
Hôm đó, ba người bạn gồm Yan Wen Long, Lin Long Hu và Lin Xiao Sen, đi ăn tối ở nhà hàng Ma La Youhua. Khi họ sắp rời đi, 3 người Philippines, một người mặc áo phông xanh và đeo súng, đẩy họ vào chiếc Range Rover của Lin.
Nhóm người này bị đưa đến một toà nhà 3 tầng có 3 con chó lớn giữ nhà. Lin Xiao Sen sau đó được phép liên lạc với bố để bảo bố gửi khoản tiền chuộc 100 triệu tên (14 triệu USD).
Rút cục, các nạn nhân được thả sau khi gia đình Lin trả 35 triệu tệ, chia thành 3 đợt.
Sau khi bị sa thải, Pacia được cho là đã tham gia vào 5 vụ bắt cóc khác, với số tiền chuộc lên tới nhiều triệu tệ.
Khi 2 du khách Trung Quốc là Zhu Fangmei, 50 tuổi, và Guo Faqiang, 46 tuổi, bị bắt cóc sau khi rời khỏi tháp Bayview ở Manila vào đêm 14/1. Hai ngày sau đó, Zhu bị tìm thấy bên lề đường ở Las Pinas, cách tháp Bayview 12km, trong tình trạng mất nhiều máu vì nhiều vết thương trên người. Zhu sau đó qua đời. Còn Gua được tha sau đó 2 giờ đồng hồ, ở nơi cách tháp Bayview 11km.
Vụ việc mới nhất liên quan đến nhóm Pacia là vụ bắt cóc Li Chao vào tháng 5 năm nay. Đến tháng 7, cảnh sát lục soát nơi ẩn náu của Pacieo và đồng bọn Andrelyn Naldoza vì chúng sở hữu vũ khí trái phép. Một súng phóng lựu đạn M203, một lựu đạn, 3 súng trường, nhiều viên đạn và 1,3 triệu peso (25.000 USD) được tịch thu từ ngôi nhà này.
Ngày 21/8, cảnh sát lục soát một nơi ẩn náu khác của Pacia. 3 đối tượng bị tiêu diệt nhưng Pacia thoát được. Cảnh sát đang truy tìm đối tượng này và đồng phạm.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30536-canh-sat-bien-chat-philippines-bat-tay-voi-chu-no-tq.html

Sương mù Indonesia khiến bầu trời trở nên đỏ rực

Bầu trời trên một tỉnh của Indonesia chuyển màu đỏ ối hồi cuối tuần, do các vụ cháy rừng lan rộng đang hoành hành ở nhiều vùng nước này.
Một người dân tỉnh Jambi, người chụp các bức ảnh bầu trời đỏ ối, cho biết khói mù đã “làm bà đau mắt và đau họng”.
Hàng năm, cháy rừng ở Indonesia tạo một lớp khói sương mù thường bao phủ cả khu vực Đông Nam Á.
Một chuyên gia khí tượng nói với BBC bầu trời khác thường này là do một hiện tượng được gọi là tán xạ Rayleigh.
Indonesia công bố địa điểm cho thủ đô mới
Bắc Cực bốc cháy: Tai họa đối với khí hậu toàn cầu
Eka Wulandari, từ làng Mekar Sari, tỉnh Jambi, chụp được bầu trời đỏ rực trong loạt ảnh chụp vào lúc trưa hôm thứ Bảy ngày 21/9. Tình trạng sương mù đặc biệt “dày đặc vào hôm”, bà cho biết.
Cô gái 21 tuổi đăng các bức ảnh trên Facebook. Chúng đã được chia sẻ hơn 34.000 lần.
Nhưng cô nói với BBC Indonesia nhiều người trên mạng nghi ngờ liệu các bức ảnh có thật hay không.
“Nhưng chúng là thật. Đó là ảnh và video thật mà tôi chụp bằng điện thoại của tôi,” cô nói, và cho biết thêm tình trạng sương mù vẫn rất nghiêm trọng hôm thứ Hai.
Một người dùng Twitter đăng một video cũng cho thấy bầu trời màu đỏ tương tự.
“Đây không phải là sao hỏa. Đây là [tỉnh] Jambi,” người dùng có tên Zuni Shofi Yatun Nisa viết. “Loài người chúng ta cần không khí sạch, chứ không cần khói”.
Cơ quan khí tượng BMKG nói những hình ảnh vệ tinh cho thấy một số điểm nóng và “có phân bổ khói dày đặc” trong khu vực quanh tỉnh Jambi.
Giáo sư Koh Tieh Yong, thuộc Đại học Khoa học Xã hội Singapore, giải thích rằng hiện tượng này, còn gọi là tán xạ Rayleigh, là do những loại hạt nhất định xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn xảy ra sương mù.
“Trong sương mù đặc khói, những hạt phổ biến nhất có kích thước khoảng 1 micromet, nhưng những hạt này không làm thay đổi màu của ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy,” ông cho BBC biết.
“Có những hạt nhỏ hơn, khoảng 0,05 micromet hay nhỏ hơn nữa, thường không chiếm nhiều trong thành phần sương mù nhưng vẫn xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn sương mù [hơn là trong giai đoạn không có sương mù]… cũng đủ để dễ gây tán xạ ánh sáng đỏ theo hướng từ trước ra sau hơn so với ánh sáng xanh lam – và đó là lý do vì sao bạn sẽ thấy màu đỏ nhiều hơn màu xanh lam.”
Ông cho biết thời điểm các bức ảnh được chụp vào buổi trưa cũng có thể khiến bầu trời trông đỏ rực hơn.
“Nếu mặt trời ở trên đỉnh đầu và bạn nhìn lên, [bạn sẽ nhìn] về hướng mặt trời, vì thế trời trông có vẻ đỏ hơn.”
Giáo sư Koh nói thêm rằng hiện tượng này “không làm thay đổi nhiệt độ không khí”.
‘Như là thở trong bếp lò’: sống trong sương mù ra sao?
Sương mù năm nay là một trong những năm tồi tệ nhất.
Sương mù được gây ra do cháy rừng ở Indonesia, và ở mức độ thấp hơn, một số vùng của Malaysia. Tình trạng cháy rừng cao điểm xảy ra từ tháng Bảy đến tháng Mười trong mùa khô của Indonesia. Theo cơ quan phòng chống tai ương quốc gia Indonesia, khoảng 328.724 hecta rừng đã cháy trong tám tháng đầu năm.
Một phần lý do của tình trạng sương mù là do các công ty lớn và nhà nông nhỏ lợi dụng thời tiết khô để đốt rừng lấy chỗ làm trang trại trồng dầu cọ, cây làm giấy và bã giấy theo phương thức du canh du cư.
Canh tác theo kiểu du canh du cư, được nhiều cộng đồng ở khu vực này áp dụng, là cách dễ dàng nhất cho nhà nông dọn đất canh tác và giúp họ diệt các loại bệnh dịch có thể gây hại cho mùa màng.
Tuy nhiên, việc đốt rừng làm nương thường vượt khỏi tầm kiểm soát và lan sang những khu vực rừng được bảo tồn.
Phương thức du canh du cư là bất hợp pháp ở Indonesia, nhưng trên thực tế vẫn được cho tiếp tục trong nhiều năm nay. Một số người nói ô nhiễm và quản lý chính phủ yếu kém cũng góp phần dẫn đến vấn nạn này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49798068

Indonesia phát hiện lỗi thiết kế và trục trặc kỹ thuật

 trong vụ tai nạn Boeing 737 Max

Vào hôm Chủ Nhật (22/9), tờ Wall Street Journal cho biết các nhà điều tra Indonesia phát hiện rằng các lỗi thiết kế, và trục trặc ngoài ý muốn đóng vai trò chủ chốt trong vụ tai nạn máy bay 737 MAX của Boeing.
Đây là vụ tại nạn khiến tất cả 189 người trên máy bay thiệt mạng. Tờ Wall Street Journal tại đây cho biết, các kết luận dự thảo, dự kiến sẽ là phát hiện chính thức đầu tiên của chính phủ về lỗi trong khâu thiết kế và phê duyệt theo quy định của Hoa Kỳ. Ngoài ra, kết luận cũng xác định một chuỗi lỗi phi công và lỗi bảo trì tương tự như những yếu tố gây ra vụ tai nạn Lion Air.
Máy bay Boeing 737 MAX bị cấm bay kể từ tháng 3, sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng trong năm tháng.
Một phát ngôn viên của Boeing không bình luận về bài báo này, nhưng cho biết nhà sản xuất máy bay tiếp tục hỗ trợ cho các cơ quan điều tra khi họ hoàn thành báo cáo. Khi trả lời phỏng vấn với hãng tin Reuters, ông Soerjanto Tjahjono, người đứng đầu ủy ban an toàn giao thông của Indonesia, cho biết rằng ông không thể bình luận trước khi báo cáo cuối cùng được công bố, dự kiến vào đầu tháng 11. Ông cho biết một số bên liên quan, đưa ý kiến về bản báo cáo dự thảo cuối cùng chưa được công bố. Dự thảo này được lưu hành cho các bên bao gồm Boeing, Lion Air và Cơ Quan Hàng không Liên bang Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 8.
Các nhà điều tra tai nạn hàng không của Hoa Kỳ sẵn sàng công bố một số khuyến nghị an toàn riêng biệt, từ việc củng cố các kỹ năng điều khiển máy bay của các phi công, cho đến việc đẩy mạnh khâu kiểm tra của FAA đối với các thiết kế máy bay. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/indonesia-phat-hien-loi-thiet-ke-va-truc-trac-ky-thuat-trong-vu-tai-nan-boeing-737-max/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.