Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 10/09/2019

Tuesday, September 10, 2019 5:56:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 10/09/2019

Hoa Kỳ phải từ bỏ 20% các yêu cầu

nếu muốn đạt thỏa thuận thương mại với Trung Cộng

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình và Tổng Thống Donald Trump có thể sẽ đạt được thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh thương mại trong cuộc họp sắp tới của họ vào tháng 11. Tuy nhiên, theo một chuyên gia Trung Cộng, điều này chỉ có thể xảy ra nếu Washington chịu từ bỏ khoảng 20% các yêu cầu hiện nay của họ, vốn là những điều mà Bắc Kinh không bao giờ có thể đồng ý.
Trung Cộng đã chấp nhận khoảng 80% các yêu cầu của Hoa Kỳ để đạt được thỏa thuận thương mại, nhưng một phần cuối trong các yêu cầu này được Bắc Kinh cho là xâm phạm chủ quyền, theo lời ông Jin Canrong, giáo sư Đại học Nhân Dân Trung Cộng tại Bắc Kinh. Ông Canrong cho rằng khả năng Hoa Kỳ và Trung Cộng đạt được thỏa thuận thương mại là từ 60% đến 70%, trong cuộc gặp tháng 11 giữa ông Tập và ông Trump tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Án – Thái Bình Dương ở Chile. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra nếu Hoa Kỳ hạ thấp hoặc hủy bỏ một số yêu cầu. Ông Jin nói Trung Cộng đã đồng ý việc mua hàng Mỹ, mở cửa thị trường, cải thiện chính sách… trước khi cuộc đàm phán đình chỉ hồi tháng 5. Nhưng Trung Cộng không thể đồng ý với các yêu cầu của Hoa Kỳ, bao gồm việc hủy bỏ kế hoạch Made in China 2025, giảm tỷ lệ tham gia của nhà nước trong nền kinh tế từ 38% xuống 20%, và cho phép Hoa Kỳ đánh giá một số chính sách của Bắc Kinh. Ông Jin khẳng định, việc Hoa Kỳ muốn được đáp ứng 100% yêu cầu là hoàn toàn không khả thi.
Phái đoàn Trung Cộng, dẫn đầu bởi Phó Thủ Tướng Lưu Hạc, dự kiến sẽ đến Washington vào đầu tháng tới để đàm phán trực tiếp với những người đồng cấp Hoa Kỳ là Đại diện thương mại Robet Lighthizer và Bộ Trưởng Ngân Khố Steven Mnuchin. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-phai-tu-bo-20-cac-yeu-cau-neu-muon-dat-thoa-thuan-thuong-mai-voi-trung-cong/

Hoa Kỳ và Trung Cộng có thể

 đang dần tiến tới một cuộc chiến tranh lạnh

Tin Washington DC – Gần 30 năm sau khi Chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô kết thúc, một cuộc xung đột mới lại khởi đầu. Nhiều người thắc mắc rằng liệu có phải Hoa Kỳ lại bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Cộng hay không.
Trong cuộc phỏng vấn với đài NPR, ông Neil Wiley, giám đốc phân tích tại Cơ quan Tình báo quốc phòng DIA, nói rằng quân đội Trung Cộng đã được hiện đại hóa đáng kể, và hiện họ gần như ngang bằng với Hoa Kỳ ở một số lĩnh vực quân sự. Trong năm 2019, DIA đã lần đầu tiên công bố báo cáo về quân đội Trung Cộng, tương tự như báo cáo của cơ quan về Liên Xô trong thời Chiến Tranh Lạnh.
Bản báo cáo mới của DIA cho thấy sự trỗi dậy của Trung Cộng, với các hành động như chi tiêu quân sự nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, chiếm đóng các đảo tranh chấp trên biển Đông, tập trận chung với Nga, và lập căn cứ nước ngoài tại Djibouti. Trong báo cáo, Trung Tướng Robert Ashley, giám đốc DIA, viết rằng các lãnh đạo Trung Cộng đã coi việc hiện đại hóa quân đội là chiến lược then chốt để chiếm ưu thế trước quốc tế. Ngoài ra, Trung Cộng cũng đã dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực quân sự.
Báo cáo của DIA tránh dùng từ Chiến Tranh Lạnh, nhưng bên ngoài chính phủ, nguy cơ này đang trở thành chủ đề được quan tâm. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, mối quan hệ Mỹ – Trung là rất phức tạp. Giá trị thương mại giữa 2 nước đạt hơn 700 tỷ Mỹ kim vào năm ngoái, khoảng 350,000 du học sinh Trung Cộng đang học tại Mỹ, và một lượng lớn du khách qua lại thường xuyên giữa 2 nước mỗi ngày. Tất cả những điều này sẽ giúp kềm chế nguy cơ xảy Chiến Tranh Lạnh giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-va-trung-cong-co-the-dang-dan-tien-toi-mot-cuoc-chien-tranh-lanh/

Giới chức Mỹ khen ngợi

các nước hỗ trợ giảm gánh nặng di dân

Một giới chức di trú Mỹ ngày 9/9 khen ngợi Mexico và các nước Trung Mỹ đã giúp giảm 56% số vụ bắt giữ tại biên giới Mỹ trong năm nay.
Mark Morgan, quyền giám đốc Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (ICE), loan báo rằng 64 ngàn người bị bắt hoặc bị trả về tại biên giới trong tháng 8 vừa qua. Số này giảm 22% so với tháng 7 và 56% so với tháng 5 cao điểm.
Dẫu vậy, 64 ngàn trường hợp vừa nói vẫn là số cao nhất của tháng 8 trong hơn chục năm qua giữa lúc di dân Trung Mỹ tiếp tục đổ xô về biên giới Hoa Kỳ tìm đường tị nạn.
Chục năm trước, di dân tới biên giới này đa số là người Mexico, nhưng những năm gần đây đa phần là dân từ Guatemala, Honduras và El Salvador.
Chính quyền Trump tạo áp lực bắt các nước phải nỗ lực hơn nữa cản chân dòng di dân tới Mỹ cũng như đe dọa đánh thuế Mexico nếu không tuân thủ.
Mỹ đã thuyết phục Guatemala trở thành ‘đệ tam quốc gia an toàn’ để chấp nhận người tị nạn trên đường họ tiến về Mỹ.
Washington cũng làm việc với Honduras về một thỏa thuận tương tự nhưng không thuyết phục được Mexico làm như vậy. Mexico chỉ đồng ý giữ chân người tị nạn ở bên kia biên giới phía Mexico trong lúc tòa án Mỹ xét duyệt đơn xin tị nạn của họ và đồng thời điều động vệ binh quốc gia ngăn chặn di dân.
“Các nước Tam giác phía Bắc cùng với chính phủ Mexico đã thật sự hội nhập cùng Mỹ như những đối tác thực thụ lần đầu tiên,” quyền giám đốc ICE nói.
Hồi tháng 6, Mỹ và Mexico đồng ý thời hạn 90 ngày để Mexico giảm dòng người tị nạn. Khung thời gian này kết thúc tuần trước.
Ngoại trưởng Mexico, Marcelo Ebrard, dự kiến gặp quan chức Mỹ vào ngày 10/9 để thảo luận về các nỗ lực của Mexico với hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ không đe dọa áp thuế lần này.
https://www.voatiengviet.com/a/gi%E1%BB%9Bi-ch%E1%BB%A9c-m%E1%BB%B9-khen-ng%E1%BB%A3i-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-gi%E1%BA%A3m-g%C3%A1nh-n%E1%BA%B7ng-di-d%C3%A2n/5076578.html

Mỹ có thể gia hạn quy chế bảo vệ tạm thời

cho dân Bahamas bị bão

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/9 cho hay chính quyền của ông đang thảo luận về khả năng gia hạn quy chế bảo vệ tạm thời dành cho các trường hợp không thể quay về nước an toàn đối với các di dân Bahamas bị bão tàn phá.
Phát biểu với báo giới tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump nói Hoa Kỳ phải làm sao để thống kê ghi chép đầy đủ số di dân từ Bahamas.
Ngày càng nhiều nhà lập pháp thúc đẩy Tòa Bạch Ốc bỏ các quy định về visa để giúp đoàn tụ các gia đình bị mắc kẹt vì bão Dorian với thân nhân của họ ở Mỹ.
Hôm 9/9, quyền giám đốc Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan Mỹ (ICE), Mark Morgan, cho báo giới biết ICE sẽ rà soát tất cả di dân từ Bahamas để phòng các đe dọa khả dĩ đối với an ninh quốc gia.
Tại cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc, ông Morgan cho biết chưa chính thức cấp quy chế bảo vệ tạm thời cho những người từ Bahamas và rằng có thể ông sẽ thảo luận chuyện này với Tổng thống Trump hoặc với quan chức Tòa Bạch Ốc.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%C3%B3-th%E1%BB%83-gia-h%E1%BA%A1n-quy-ch%E1%BA%BF-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-t%E1%BA%A1m-th%E1%BB%9Di-cho-d%C3%A2n-bahamas-b%E1%BB%8B-b%C3%A3o/5076574.html

Quân đội Hoa Kỳ

sẽ đẩy mạnh hoạt động ở Afghanistan

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm Thứ Hai (9 tháng 9), tổng thống Trump tuyên bố các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo Taliban của Afghanistan chấm dứt.
Vị tướng phụ trách cho biết quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ gia tăng các hoạt động ở Afghanistan, để chống lại việc Taliban tăng cường tấn công.
Theo Reuters, tổng thống Donald Trump loại bỏ các cuộc đàm phán với Taliban dự kiến diễn ra vào cuối tuần qua tại Trại David, Maryland sau khi một binh sĩ Hoa Kỳ bị sát hại bởi một kẻ đánh bom tự sát ở thủ đô Kabul hồi tuần trước. Tổng thống Trump đã từng hy vọng kết thúc nhiều tháng đàm phán của Hoa Kỳ với phiến quân Taliban bằng một cuộc họp bí mật tại Trại David, với sự tham gia của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, nhằm bảo đảm một thỏa thuận rút quân của Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến kéo dài nhất .
Mặc dù chính phủ Afghanistan rất thận trọng khi đàm phán với Taliban, nhưng tổng thống Donald Trump hy vọng cả hai bên có thể ký kết một thỏa thuận tại Trại David. Theo thỏa thuận dự thảo được thống nhất hồi tuần trước, Hoa Kỳ sẽ rút khoảng 5,000 binh sĩ trong những tháng tới, để đổi lấy sự bảo đảm rằng Afghanistan sẽ không được sử dụng làm căn cứ cho các cuộc tấn công của phiến quân vào Hoa Kỳ hoặc các đồng minh của Hoa Kỳ.
Việc đưa quân đội Hoa Kỳ từ Afghanistan về nước là một trong những mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của tổng thống Donald Trump. Vị Tổng thống đảng Cộng hòa này cho biết chính quyền của ông vẫn đang suy nghĩ về việc giảm số lượng 14,000 binh sĩ Hoa Kỳ ở nước này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/quan-doi-hoa-ky-se-day-manh-hoat-dong-o-afghanistan/

Báo Mỹ : Sợ Trump bép xép,

CIA rút một gián điệp thân cận Putin

Thụy My
Hoa Kỳ hồi năm 2017 đã rút khỏi Nga một điệp viên là quan chức cao cấp, nhân vật đã khẳng định rằng tổng thống Vladimir Putin đã đích thân tổ chức chiến dịch can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Hãng tin Pháp AFP hôm nay 10/09/2019 dẫn lại báo chí Mỹ cho biết như trên.
Theo CNN, điệp viên này làm việc cho người Mỹ từ nhiều thập niên qua, có thể tiếp xúc trực tiếp với ông Putin, và đã cung cấp nhiều hình ảnh văn bản được chụp lén ngay lại văn phòng tổng thống. Cũng theo đài truyền hình Mỹ,  nhân viên tình báo trên đã được đưa ra khỏi nước Nga năm 2017, vì lo sợ bị tổng thống Donald Trump hoặc chính quyền của ông tiết lộ.
Còn theo New York Times, CIA đã đề nghị đưa ra khỏi nước Nga từ cuối năm 2016, nhưng điệp viên này đã từ chối với lý do gia đình. Thế nên cơ quan tình báo Mỹ bắt đầu lo sợ đó là « điệp viên hai mang ». Nỗi lo này rốt cuộc cho thấy không có cơ sở, khi nhiều tháng sau, nhân viên tình báo trên chấp nhận ra đi.
Tờ báo cho biết, đây là một điệp viên hết sức quan trọng cho cơ quan tình báo Mỹ. Chính nhờ nhân vật này mà CIA mới biết được ông Putin trực tiếp tổ chức can thiệp vào bầu cử, nhằm giúp ông Donald Trump chiến thắng đối thủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Cũng theo nhật báo Mỹ, điệp viên nói trên còn khẳng định ông Putin cũng trực tiếp nhúng tay vào vụ tấn công máy chủ của Ủy ban quốc gia đảng Dân Chủ, làm rò rỉ một lượng lớn email bất lợi cho phía bà Clinton.
Điệp viên này đã thâm nhập rất sâu, là nguồn cung cấp tin tức quý giá nhất cho CIA tại Nga. Việc nhân vật này phải bỏ trốn đã khiến tình báo Mỹ không còn nắm được các hoạt động của điện Kremlin trong cuộc bầu cử giữa kỳ ở Hoa Kỳ năm 2018, và giai đoạn chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sắp tới.
Theo tin giờ chót, điện Kremlin nói rằng quan chức trên đã bị sa thải trong khoảng năm 2016-2017, và không có quyền tiếp xúc trực tiếp với ông Putin.
NBC News hôm nay cho biết cựu quan chức cao cấp Nga đang sống tại Washington dưới sự bảo vệ của chính phủ Mỹ, và với danh tính thật. Trang mạng này đã xác minh, nhưng tất nhiên không thể tiết lộ, vì làm như vậy có thể gây nguy hiểm cho tính mạng cựu điệp viên.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190910-bao-my-so-trump-bep-xep-cia-phai-rut-mot-diep-vien-than-can-putin

Thống đốc California ký dự luật

 giới hạn việc miễn trừ vaccine

Tin từ California – Vào chiều thứ Hai (09/09/2019), sau khi Thống đốc Gavin Newsom đồng ý với các sửa đổi, Thượng viện tiểu bang California thông qua dự luật hạn chế việc miễn trừ vaccine ở các trường học.
Theo đài CBS, cảnh sát bắt giữ nhiều người biểu tình chống tiêm phòng trước tòa nhà Quốc Hội của tiểu bang. Nhiều người đã chặn lối vào, chống lại cảnh sát và lấp kín hành lang để kêu gọi các nhà lập pháp ngăn chặn dự luật.
Thượng nghị sĩ Richard Pan, tác giả của dự luật đã thông báo việc thông qua dự luật này. Ông cho biết chính quyền hy vọng luật này sẽ cứu sống những đứa trẻ có thể chết vì những căn bệnh có thể phòng ngừa với vaccine. Họ đang cố bảo vệ cộng đồng vốn dễ tổn thương vì sự tắc trách của những bác sĩ vô đạo đức, khi chích những loại thuốc tiêm phòng không phù hợp.
Tổng cộng có sáu người đã bị bắt vì tội danh chống lại một nhân viên đang thi hành công vụ, và cố ý cản trở tại nơi công cộng. Họ cũng biểu tình mà không có giấy phép. Hai trong số các vụ bắt giữ là những người đã chặn lối vào tòa nhà Quốc Hội tiểu bang. Theo phát ngôn viên của Quốc Hội tiểu bang, những người biểu tình cũng chặn lối vào văn phòng của ông Newsom. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-california-ky-du-luat-gioi-han-viec-mien-tru-vaccine/

New York tưởng niệm 18 năm

ngày khủng bố 11 tháng 9

Tin từ New York- Đã 18 năm trôi qua kể từ vụ tấn công ngày 11 tháng 9 làm thiệt mạng gần 3,000 người, trở thành vụ khủng bố tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng trải qua.
Theo tin từ CBS News, Vào thứ Tư  tới đây (11/09/2019), Đài tưởng niệm và Bảo tàng 11/9 sẽ tổ chức lễ tưởng niệm những người đã mất trong vụ khủng bố ở Trung tâm Thương mại Thế giới (World Center);  ở Ngũ Giác Đài, trên chuyến bay 93; và vụ đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993.
CBSN New York sẽ phát trực tiếp buổi lễ bắt đầu vào khoảng 8:25 sáng giờ miền Đông từ quảng trường Tưởng niệm 11/9 khu Manhattan. Như thường niên, tên của những nạn nhân sẽ được đọc trong buổi lễ. Vào năm ngoái, một số gia đình nạn nhân cũng gửi gắm những lời nhắn để tưởng nhớ, truyền cảm hứng và sự quan tâm. Theo CBS, buổi lễ tại Bảo tàng và Đài tưởng niệm 11/9 chỉ mở cửa cho thân nhân của những người thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11 tháng 9.
Tối hôm đó, một buổi lễ công cộng trưng bày tác phẩm Tribute in Light sẽ mở cửa cho công chúng khi mặt trời lặn. Quảng trường Tưởng niệm cũng sẽ mở cửa cho công chúng từ 3 giờ chiều đến nửa đêm. Đài tưởng niệm và Bảo tàng 11/9 đang khuyến khích những người tham gia tưởng niệm hãy sử dụng hashtag # Honor911 trên mạng xã hội. Trung tâm World Center cũng đang cung cấp các nguồn lực cho bất cứ ai dự định tổ chức lễ tưởng niệm của riêng họ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/new-york-tuong-niem-18-nam-ngay-khung-bo-11-thang-9/

Tân Ủy Ban Châu Âu gồm 27 ủy viên,

trong đó có 13 phụ nữ

Trọng Nghĩa
Tân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von Der Leyen, ngày 10/09/2019, đã công bố danh sách 26 người được cử làm ủy viên Ủy Ban Châu Âu nhiệm kỳ mới. Đúng như lời cam kết tôn trọng bình đẳng nam nữ trong việc chọn các ủy viên.
Danh sách này có đến 13 người thuộc phái nữ – kể cả nữ chủ tịch – và 14 nam ủy viên. Danh sách này tuy nhiên còn phải chờ được Nghị Viện Châu Âu thông qua, trước khi Ủy Ban chính thức bắt đầu làm việc kể từ tháng 11 tới đây.
Trong một bản thông cáo, tân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đã nêu bật những thách thức mà đội ngũ của bà sẽ phải đối mặt : « Đội ngũ này sẽ định hình cách tiếp cận (mới) của châu Âu: Chúng tôi sẽ thực hiện các bước đi táo bạo để chống lại biến đổi khí hậu, chúng tôi sẽ xây dựng quan hệ đối tác với Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ xác định mối quan hệ của chúng tôi với một Trung Quốc đang quyết đoán hơn và chúng tôi sẽ là một láng giềng đáng tin cậy, như với châu Phi chẳng hạn ».
Về một số chức vụ then chốt, bà Vestret Margrethe của Đan Mạch đã được tín nhiệm trở lại vào chức ủy viên đặc trách Cạnh Tranh. Từ 5 năm qua, bà đã đấu tranh liên tục chống lại tình trạng độc quyền và áp đặt nhiều món tiền phạt nặng đối với Apple hay tập đoàn Alphabet, công ty mẹ của Google. Bà sẽ phải giải quyết ổn thỏa vấn đề quy mô các doanh nghiệp châu Âu, trước sức ép của hai nước Đức và Pháp, đang muốn Liên Hiệp Châu Âu nới lỏng các quy tắc, để cho phép hình thành những tập đoàn công nghiệp lớn có khả năng đương cự với các đối thủ Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Nói đến Hoa Kỳ là nói đến vai trò quan trọng của ông Phil Hogan, người Ireland, sẽ phụ trách hồ sơ thương mại. Nguyên là ủy viên phụ trách Nông Nghiệp trong thời gian qua, ông Phil Hogan sẽ cần đến kinh nghiệm tích lũy được, để xoa dịu những căng thẳng với chính quyền Trump và xác định được quan hệ kinh tế với một nước Anh đứng ngoài Liên Hiệp Châu Âu.
Cao vọng của tân Ủy Ban Châu Âu, như bà Von der Leyen đã tái khẳng định hôm nay, đó là biến Liên Hiệp Châu Âu trở thành thành trì bảo vệ chủ nghĩa đa phương, đang bị đủ loại chính sách đơn phương đe dọa.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190910-uy-ban-chau-au-gom-27-uy-vien-trong-do-13-nu

Liên Hiệp Châu Âu và Cuba tăng cường hợp tác,

chống sức ép từ Mỹ

Thùy Dương
Trong khuôn khổ cuộc họp mang tên Hội đồng chung Cuba – Liên Hiệp Châu Âu tại La Habana, hôm qua 09/09/2019, hai bên cam kết tăng cường đối thoại chính trị và mở rộng đối thoại trong nhiều lĩnh vực, nhằm chống lại luật Helms-Burton mà Mỹ đã khởi động lại, nhắm đến việc trừng phạt các nhà đầu tư nước ngoài tại Cuba.
Lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu, Federica Mogherini, nhấn mạnh Cuba là “đối tác chủ chốt” của Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường lệnh cấm vận La Habana, với lý do Cuba hậu thuẫn cho chính quyền của tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Bà Mogherini cũng nhấn mạnh là Liên Hiệp Châu Âu kiên quyết bác bỏ luật Helms-Burton của Mỹ và sẽ triển khai các biện pháp để bảo vệ hiệu quả các nhà đầu tư châu Âu tại Cuba.
Lãnh đạo Ngoại Giao châu Âu cho biết từ năm 2008, Bruxelles đã đầu tư 200 triệu euro để hỗ trợ Cuba trong các lĩnh vực phát triển nông nghiệp bền vững, an toàn thực phẩm, môi trường và biến đổi khí hậu. Hợp tác song phương đã tăng gấp ba lần, từ 50 triệu lên thành 140 triệu euro. Theo AFP, hiện nay Liên Hiệp Châu Âu là nhà đầu tư chính vào Cuba và là đối tác thương mại hàng đầu của La Habana, với trao đổi mậu dịch năm 2018 đạt 3,47 tỉ đô la.
Còn Ngoại trưởng Cuba, Bruno Rodriguez, nhận định là sau cuộc họp đầu tiên tại Bruxelles hồi năm 2018, Hội đồng chung Cuba – Liên Hiệp Châu Âu lần này là bằng chứng cho thấy hai bên đã đạt được những bước tiến trong quan hệ hợp tác, quan hệ giữa châu Âu và Cuba đang ở thời điểm tốt đẹp nhất kể từ 25 năm nay.
Ngoại trưởng Cuba cũng nhấn mạnh là nhờ sự trợ giúp của Liên Hiệp Châu Âu, Cuba đã đạt được những bước tiến về năng lượng tái tạo, nông nghiệp và chống biến đổi khí hậu, cũng như đạt những kết quả trong hợp tác văn hóa và trao đổi chuyên gia để phát triển kinh tế cho đất nước.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190910-lien-hiep-chau-au-va-cuba-tang-cuong-hop-tac-chong-suc-ep-tu-my

Thủ tướng Anh tuyên bố sẽ không trì hoãn Brexit

Tin từ Luân Đôn, Anh Quốc – Vào hôm Thứ Ba (10/9), thủ tướng Boris Johnson cho biết ông sẽ không yêu cầu gia hạn Brexit, vài giờ sau khi một đạo luật có hiệu lực yêu cầu ông trì hoãn việc Anh Quốc rời khỏi Liên minh châu Âu đến năm 2020, trừ khi ông có thể đạt được thỏa thuận ly khai.
Lần thứ hai trong một tuần, các nhà lập pháp từ chối yêu cầu của ông Johnson về việc cố gắng phá vỡ thế bế tắc thông qua một cuộc bầu cử quốc gia sớm. Với tương lai của Brexit vẫn còn bất định, quốc hội bị đình chỉ cho đến ngày 14 tháng 10. Sự việc này gây ra những cảnh tượng căng thẳng tại Hạ viện, nơi các nhà lập pháp đối lập cầm các biển hiệu có dòng chữ “silenced” và hò hét phản đối đảng Bảo thủ cầm quyền của ông Johnson.
Ông Johnson dường như đánh mất quyền kiểm soát về việc rút Anh Quốc ra khỏi Liên minh châu Âu. Luật pháp Anh Quốc hiện đang buộc ông phải tìm cách trì hoãn trừ khi ông có thể đạt được một thỏa thuận mới tại hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng tới. Các nhà lãnh đạo EU nhiều lần tuyên bố rằng họ không nhận được các đề  nghị cụ thể trước hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 17 và 18 tháng 10, nơi ông Johnson hy vọng có thể đạt được một thỏa thuận.
Ông Jeremy Corbyn, lãnh đạo đảng Lao động đối lập, cho biết đảng này rất mong chờ một cuộc bầu cử. Nhưng họ sẽ không ủng hộ hành động tổ chức bầu cử của ông Johnson cho đến khi chắc chắn rằng Brexit được trì hoãn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-anh-tuyen-bo-se-khong-tri-hoan-brexit/

Nghị Viện Anh bác đề nghị bầu cử

trước thời hạn của thủ tướng Johnson

Thụy My
Các nghị sĩ Anh hôm qua 09/09/2019 đã bác bỏ đề nghị bầu cử trước thời hạn 31/10, ngày mà Anh được cho là sẽ ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Thủ tướng Boris Johnson muốn tổ chức bầu cử vào ngày 15/10, trước khi châu Âu họp thượng đỉnh ở Bruxelles, với hy vọng sẽ chiến thắng và giành lại quyền chủ động về Brexit.
Nhưng trong phiên họp cuối cùng hôm qua, trước khi tạm ngưng năm tuần theo quyết định của thủ tướng, Nghị Viện Anh đã chận đứng ý đồ Brexit « no deal » của ông Johnson.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix tường trình :
« Ông Boris Johnson không phá vỡ nổi sự đoàn kết hiếm hoi của phe đối lập. Với Công Đảng đứng đầu, họ sát cánh cho đến cùng để giáng cho chính phủ thêm một đòn nữa.
Không có bầu cử trước thời hạn, ông Boris Johnson có thể nói lời vĩnh biệt với cố gắng đầy tuyệt vọng, nhằm hủy bỏ đạo luật đã được Nữ hoàng phê duyệt hôm thứ Hai. Luật này buộc ông phải đề nghị lùi lại thời điểm Brexit thêm ba tháng, nếu từ nay đến ngày 19/10 không đạt được thỏa thuận, sau hội nghị thượng đỉnh châu Âu.
Sự nhục nhã còn chưa dừng lại ở đây : trong một cuộc bỏ phiếu khác, các nghị sĩ đã thông qua một kiến nghị buộc chính phủ phải công bố các công việc chuẩn bị cho Brexit, và tất cả những tin nhắn riêng tư giữa các cố vấn khác nhau của thủ tướng, trao đổi với nhau từ tháng Bảy về việc buộc Nghị Viện tạm ngưng hoạt động.
Các nghị sĩ nghi ngờ nhóm cộng sự của ông Boris Johnson đã quyết định bịt miệng Nghị Viện để có thể tự do tiến hành việc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu mà không có thỏa thuận vào ngày 31/10.
Cho dù việc ngưng họp đã có hiệu lực, nhưng việc biểu dương sức mạnh tuyệt vời của các nghị sĩ đã đảo ngược lại tình thế, khiến ông Johnson bị mất thể diện và bị trói tay. Giờ đây ông chỉ có thể cố gắng thương lượng với Bruxelles trong vị thế vô cùng yếu ớt và biết rằng số phận của mình đang trở nên bất định. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190910-bac-bau-cu-truoc-han-don-cuoi-cung-cua-nghi-vien-anh-cho-ong-johnson

Họp cấp cao 2+2 : Pháp khẳng định

đã đến lúc giảm căng thẳng quan hệ Nga-Châu Âu

Thùy Dương
Các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng của Pháp và Nga, hôm qua 09/09/2019, đã gặp nhau trong trong khuôn khổ Hội đồng hợp tác an ninh song phương (2+2) đầu tiên tại Matxcơva, kể từ khi Nga thôn tính bán đảo Crimée của Ukraina vào năm 2014.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho rằng đã đến lúc hợp tác để giảm mối ngờ vực nhắm vào nước Nga và nhấn mạnh hai nước có nhiều « lợi ích chung ».
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Daniel Vallot tường trình :
« Ngồi phía bên này bàn là Jean-Yves le Drian, ngoại trưởng Pháp, và Florence Parly, bộ trưởng Quân Lực Pháp. Phía bên kia là các đồng nhiệm Nga. Một cuộc gặp như vậy chưa từng được tổ chức tính từ năm 2014 đến nay. Việc hai nước nối lại đối thoại đã được ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hoan nghênh. Ông phát biểu : Chúng tôi đã chú ý lắng nghe quan điểm của Pháp, và đặc biệt là ý tưởng của tổng thống Macron, về một cơ cấu an ninh châu Âu, một cơ cấu trong đó có nước Nga chứ không phải là không có nước Nga hoặc chống lại nước Nga. Về phần mình, chúng tôi đã sẵn sàng chung sức ».
Nước Nga chắc chắn là vui mừng khi thấy nước Pháp chìa tay hợp tác. Bởi vì đây là lần đầu tiên kể từ khi Matxcơva sáp nhập bán đảo Crimée hồi năm 2014, một nước châu Âu lớn chọn lá bài hòa dịu với Nga. Tuy nhiên, nước Pháp hy vọng sự thay đổi đường hướng như trên sẽ giúp mang lại những chuyển biển trong hồ sơ Ukraina. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu : Chúng tôi nhận định bối cảnh hiện nay là thuận lợi, có thể là chưa bao giờ thuận lợi như vậy, tính từ ba năm nay. Trong những tuần qua, chúng tôi thấy đã có những bước tiến có ý nghĩa. Điều quan trọng là hai bên tận dụng được bối cảnh thuận lợi này.
Hy vọng của Pháp là khôi phục được thỏa thuận Minsk. Mục tiêu của ngành ngoại giao Pháp là tổ chức được tại Paris trong những tuần tới đây một thượng đỉnh bốn bên với sự tham gia của Đức, Nga và Ukraina ».
http://vi.rfi.fr/phap/20190910-cuoc-hop-cap-cao-22-ngoai-truong-nga-phap-suoi-am-quan-he-paris-matxcova

Trao đổi tù nhân : Zelensky chiến thắng

 hay sập bẫy của Putin ?

Thụy My
Tân tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky đã gây tiếng vang lớn với cuộc trao đổi tù nhân với Matxcơva vào cuối tuần qua. Tuy nhiên AFP dẫn lời các chuyên gia và báo chí cảnh báo, động thái này lại có thể buộc Kiev phải có những nhượng bộ nguy hiểm trong tương lai.
Lên nắm quyền từ tháng Năm, ông Zelensky, nguyên là diễn viên hài và chưa hề làm chính trị, đã thực hiện một trong những lời hứa lúc tranh cử, khi đạt được sự đồng ý của tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc trả tự do cho 35 tù nhân Ukraina hôm thứ Bảy 7/9. Trong đó nổi tiếng nhất là nhà điện ảnh Oleg Sentsov, và 24 thủy thủ bị Nga bắt trong cuộc đối đầu trên biển vào cuối năm 2018.
Nhà phân tích chính trị Ukraina, Volodymyr Fessenko nhấn mạnh : « Về mặt chính trị, đó là một thành công lớn của ông Zelensky », vì tất cả mọi trao đổi với Matxcơva đều đã bị ách tắc từ ba năm qua. Các tù nhân Ukraina được tổng thống chào đón tại Kiev, và được cả nước coi như những người hùng.
Nhưng đổi lại, ông Zelensky phải chấp nhận giao cho Matxcơva một cựu chỉ huy quân sự của phe ly khai thân Nga. Đây là nhân chứng quan trọng trong thảm họa chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines, bị bắn rơi khi đang bay trên không phận miền đông Ukraina. Các nhà điều tra quốc tế khẳng định chiếc máy bay Boeing trên đây bị trúng một hỏa tiễn của Nga.
Quyết định thả nhân chứng chủ chốt của thảm kịch MH17 đã gây giận dữ cho Hà Lan, quốc gia có 196 công dân đã thiệt mạng trong vụ này. La Haye đã yêu cầu Kiev không chuyển tù nhân này cho Nga nhưng không thành công. Matxcơva luôn kịch liệt bác bỏ trách nhiệm trong vụ bắn rơi máy bay thảm khốc này.
Giá phải trả quá đắt
Tuần báo Anh uy tín The Economist nhận định : « Thả một nghi can trong vụ MH17 là một cái giá quá cao cho một bước khiêm tốn tiến đến hòa bình ».
Đối với tờ Bild, nhật báo Đức có số phát hành lớn, thậm chí đây còn là « thắng lợi nhân đôi » của ông Putin : ông ta thu hồi được nghi can duy nhất đang ngồi tù, còn châu Âu đánh mất một ít lòng tin vào Ukraina, vì đã làm ngơ trước lời kêu gọi của Hà Lan.
Trong khi đó sự ủng hộ của phương Tây là hết sức quan trọng đối với Ukraina. Kiev đang trong cuộc khủng hoảng chưa từng thấy với người láng giềng hùng mạnh, từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina năm 2014, và tiếp đến là cuộc chiến với phe ly khai do Nga yểm trợ, đã làm cho gần 13.000 người chết.
Ukraina và phương Tây tố cáo Nga xúi giục gây chiến, cung cấp các tay súng và vũ khí cho quân nổi dậy. Trong số đó có loại hỏa tiễn BUK đã bắn rơi chiếc máy bay MH17 làm 298 người vô tội thiệt mạng, nhưng Matxcơva luôn chối cãi đã gây ra tội ác.
Các chuyên gia cho rằng, phương Tây sau khi trừng phạt Nga và bản thân cũng chịu thiệt hại kinh tế, đã ngán ngẩm trước cuộc xung đột kéo dài năm năm qua. Các nước phương Tây có thể nhân cơ hội này gây áp lực đối với ông Zelensky để nhượng bộ tiếp, chẳng hạn như việc thành lập chế độ liên bang gây tranh cãi.
Áp lực phương Tây
Một nguồn tin Ukraina thông thạo nói với AFP : « Rõ ràng là phương Tây sẽ cố gắng buộc chúng tôi giải quyết vấn đề với Nga. Họ đã quá chán ngán ». Theo nguồn tin trên, chính quyền Ukraina cần can đảm để đạt được kết quả tối đa trong tình hình này, dựa vào mong muốn của Matxcơva được dỡ bỏ trừng phạt. Tuy nhiên cũng có cơ hội cho những tiến bộ ở miền đông.
Ngoại trưởng và bộ trưởng Quân Lực Pháp, quốc gia đang hy vọng cải thiện quan hệ với Nga, hôm thứ Hai 9/9 đến Matxcơva để gặp gỡ các đồng nhiệm Nga.
Đối với nhà phân tích Volodymyr Fessenko, « phương Tây biết rằng có những lằn ranh đỏ mà Ukraina sẽ không vượt qua ». Nhưng khi vội vã đi đến một thỏa thuận, tổng thống Ukraina, vốn mong chấm dứt xung đột và có tham vọng thu hồi các lãnh thổ ly khai dưới trướng Kiev, có nguy cơ « rơi vào một cái bẫy mà Putin đang giăng ra ».
Trong bối cảnh đó, một cuộc họp thượng đỉnh mới theo « công thức Normandie » – tập hợp các nguyên thủ Ukraina, Nga, Đức, Pháp – được loan báo vào tháng Chín, cũng gây ra lo ngại tại Ukraina. Đây là hội nghị thượng đỉnh bốn bên đầu tiên kể từ ba năm qua.
Trang web thông tin Ukrainska Pravda phê phán, khi chấp nhận trao đổi tù nhân, ông Zelensky chứng tỏ « sẵn sàng cho những nhượng bộ dù gây tranh cãi, miễn đạt được mục đích ». Thế nhưng « chưa ai thấy được kế hoạch hòa bình của ông, và không ai biết được ông sẽ sẵn lòng nhượng bộ những gì trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190909-trao-doi-tu-nhan-zelensky-chien-thang-hay-sap-bay-cua-putin

Shinzo Abe sẽ đưa con trai

của cựu thủ tướng Nhật vào nội các

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đưa con trai của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi vào nội các của ông và giữ các đồng minh ở các vị trí quan trọng trong cuộc cải tổ nội các vào ngày 11/9, giữa lúc chính phủ của ông Abe đang chuẩn bị kế hoạch tăng thuế và sửa đổi hiến pháp hòa bình.
Theo đài truyền hình NHK, ông Abe, người sắp trở thành vị thủ tướng phục vụ lâu năm nhất của Nhật Bản vào tháng 11 tới đây, sẽ bổ nhiệm ông Shinjiro Koizumi, 38 tuổi, vào chức bộ trưởng môi trường. Các cuộc khảo sát cho thấy Shinjiro Koizumi, con trai của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi, được cử tri ủng hộ để trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo.
Chọn lựa này có thể giúp tăng mức ủng hộ dành cho thành phần nội các mới. Các vị trí trong nội các sẽ được công bố vào ngày 11/9 sau khi nội các hiện tại từ chức và các quan chức đã không bình luận với truyền thông về những bổ nhiệm tiềm năng.
Ông Shinjiro Koizumi, được gọi là Shinjiro để phân biệt với người cha, đã gây chú ý trên truyền thông vào tháng trước với thông tin ông sẽ kết hôn với Christel Takigawa, một người dẫn chương trình truyền hình Nhật lai Pháp, và họ sẽ sớm có con.
Nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp của ông Abe trong cương vị chủ tịch Đảng dân chủ tực do LDP sẽ kết thúc vào tháng 9 năm 2021. Ông đã nói rõ rằng ông quyết tâm theo đuổi mục tiêu sửa đổi bản hiến pháp chủ hòa do Mỹ soạn thảo sau chiến tranh, để minh định vị thế của quân đội Nhật.
Bản hiến pháp chủ hòa đó, nếu được thực hiện theo đúng nghĩa đen của nó, cấm Nhật Bản có một quân đội thường trực, nhưng cho phép các lực lượng vũ trang chiến đấu với mục đích tự vệ.
Nhiệm vụ của ông Abe trở nên khó khăn hơn khi liên minh do đảng LDP lãnh đạo mất đa số 2/3 ghế trong cuộc bầu cử thượng viện hồi tháng 7. Những thay đổi hiến pháp đòi hỏi phải có sự chấp thuận của 2/3 tại mỗi viện của quốc hội, và đa số phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý.
Mức ủng hộ của cử tri dành cho ông Abe là 48% trong một cuộc khảo sát trong tháng này của đài truyền hình công cộng NHK. Kết quả này không mấy thay đổi so với cuộc khảo sát hồi tháng 8.
An sinh xã hội đứng đầu danh sách các vấn đề cử tri muốn nội các mới giải quyết và tiếp theo là kinh tế. Chỉ có 5% đối tượng được khảo sát đề cập đến cải cách hiến pháp như lmột ưu tiên.
https://www.voatiengviet.com/a/shinzo-abe-se-dua-con-trai-cua-cuu-thu-tuong-nhat-vao-noi-cac/5077700.html

Bắc Hàn nói ‘sẵn sàng đàm phán’ với Mỹ,

nhưng lại bắn tên lửa

Bắc Hàn sẵn sàng bắt đầu lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Hoa Kỳ vào cuối tháng này, Thứ trưởng Ngoại giao nước này cho biết.
Choe Son-hui cho biết họ sẵn sàng nối lại các cuộc thảo luận “toàn diện” trong khung cảnh được cả hai bên đồng ý.
Tuyên bố của bà được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo bày tỏ hy vọng nối lại các cuộc đàm phán.
Vài giờ sau khi bà Choe phát biểu, hai tên lửa tầm ngắn lại được phóng ra từ Bắc Hàn.
Đây là lần thử nghiệm gần đây nhất trong một loạt các thử nghiệm trong những tháng gần đây.
Han Sung-ok: Một người Bắc Hàn ‘chết đói’ ở Nam Hàn?
“Mỹ và Bắc Hàn sẽ sớm nối lại đàm phán hạt nhân”
Bắc Hàn từ chối đàm phán với Nam Hàn
Trong cuộc gặp đầu tiên vào năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Kim Jong-Un của Bắc Hàn đã đồng ý “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” bán đảo Triều Tiên – nhưng không xác định điều đó có nghĩa là gì hoặc làm thế nào để đạt được điều này.
Các cuộc thảo luận về chi tiết cụ thể đã thất bại vào tháng Hai, trong cuộc hội nghị thượng đỉnh thứ hai của họ tại Hà Nội.
Bắc Hàn nói gì?
Bà Choe hôm thứ Hai nói rằng Triều Tiên sẵn sàng ngồi “mặt đối mặt” một lần nữa vào thời gian và địa điểm đã được thống nhất vào khoảng cuối tháng 9.
Trong tuyên bố, bà kêu gọi Washington đưa ra một cách tiếp cận mới mẻ để giữ hy vọng cho một thỏa thuận.
“Tôi muốn tin rằng phía Mỹ sẽ đưa ra giải pháp thay thế có tính toán phục vụ lợi ích cho cả hai bên và được chúng tôi chấp nhận,” bà Choe nói, theo Reuters.
Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Hai đã thất bại sau khi có một rạn nứt giữa hai bên về vấn đề dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Vào ngày 30/6, ông Trump và ông Kim đã gặp một lần nữa trong cuộc gặp lịch sử tại Khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên.
Trong một cuộc thảo luận ngắn gọn, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý các cuộc đàm phán nên tiếp tục, nhưng điều này vẫn chưa xảy ra.
“Tôi có mối quan hệ rất tốt với Chủ tịch Kim,” ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm thứ Hai. “Tôi luôn nói rằng có các cuộc gặp gỡ là một điều tốt. Chúng tôi sẽ xem điều gì sẽ xảy ra.”
Những cuộc thử nghiệm mới thì sao?
Các quan chức quân đội Nam Hàn cho biết hai quả đạn đã được bắn về phía biển vào khoảng 07:00 giờ địa phương vào thứ Ba.
Chúng được bắn về phía Đông từ Kaechon, tỉnh Pyongan Nam và đi 330km.
Một quan chức cấp cao của Mỹ nói với hãng tin AFP rằng họ đã được biết về điều này.
“Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi tình hình và tham khảo chặt chẽ ý kiến của các đồng minh trong khu vực,” họ nói.
Phát biểu với truyền thông Mỹ vào Chủ nhật, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết chính quyền đã “thất vọng” khi các cuộc thử nghiệm đang diễn ra.
“Chúng tôi ước rằng ông ấy sẽ ngừng làm việc này. Nhưng nhiệm vụ của chúng tôi đặt ra tại Bộ Ngoại giao là rất rõ ràng: Trở lại bàn đàm phán,” ông nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49644807

Hong Kong: Joshua Wong đến Đức

nói về nhân quyền

So sánh những trở ngại mà người biểu tình ủng hộ dân chủ Hong Kong gặp phải với vai trò của Berlin trong chiến tranh lạnh, nhà hoạt động Joshua Wong nói với khán giả tại Berlin rằng Hong Kong hiện cũng là một bức tường giữa một bên là thế giới tự do và một bên là ‘chế độ độc tài Trung Quốc’, SCMP.
Joshua Wong, 22 tuổi, hiện đang ở Berlin tham dự một sự kiện chào đón các nhà hoạt động nhân quyền khắp thế giới, do một tờ báo tài trợ. Anh cam kết rằng các cuộc biểu tình sẽ không chấm dứt bởi sự tự mãn với việc chính quyền Hong Kong bãi bỏ dự luận dẫn độ.
Theo nhà báo Lê Mạnh Hùng ở Berlin, Ngoại trưởng Đức Haiko Maas tuyên bố trên Twitter sau khi Joshua Wong được trả tự do hôm thứ Hai rằng “đó là một tín hiệu tốt, rằng nhà đấu tranh cho dân chủ trẻ tuổi được trả tự do”.
Nhà chính trị Đức cũng nhấn mạnh:
“Quyền tự do biểu đạt suy nghĩ là một nguyên tắc căn bản. Không được phép đưa ra sự hạn chế nào.”
Joshua Wong đã có buổi tiếp xúc trò chuyện với ngoại trưởng Đức Heiko Maas và phát biểu trước báo giới Đức.
Hình ảnh nhà hoạt động trẻ Joshua Wong với chiếc Smartphone trong tay, thỉnh thoảng liếc mắt vào đó và hùng hồn phát biểu trước ống kính các nhà báo đã được truyền trên nhiều kênh truyền hình Đức, đặc biệt là đài ZDF trong các chương trình thời sự, ông Lê Mạnh Hùng cho BBC biết.
Người biểu tình: ‘Ông Trump hãy cứu lấy Hong Kong’
Bà Merkel với Hong Kong, dân chủ và nhân quyền
Gấu trúc song sinh ở Đức tên Hong-Kong
“Nếu Berlin đang ở trong thời kỳ chiến tranh lạnh mới, thì Hong Kong đang là một Berlin mới,” Joshua Wong nói trong buổi tiếp đón.
“Chúng tôi kêu gọi thế giới tự do sát cánh cùng chúng tôi chống lại chế độ chuyên chế Trung Quốc,” anh nói thêm, mô tả nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ‘không phải là một chủ tịch mà là một hoàng đế’”.
Ngoại trưởng Đức Haiko Maas tuyên bố trên twitter sau khi Joshua Wong được trả tự do hôm thứ Hai rằng: đó là một tín hiệu tốt, rằng nhà đấu tranh cho dân chủ trẻ tuổi được trả tự do. Quyền tự do biểu đạt suy nghĩ là một nguyên tắc căn bản. Không được phép đưa ra sự hạn chế nàoNhà báo Lê Mạnh Hùng, Berlin
Joshua Wong nói người biểu tình sẽ cố gắng buộc thành phố phải chịu trách nhiệm cho các vi phạm về nhân quyền đối với người biểu tình, và nói thêm rằng việc bà Carrie Lam nhượng bộ chỉ là một mưu mẹo để mua lấy sự bình ổn trước ngày Quốc Khánh Trung Quốc 1/10.
Joshua Wong bị bắt tại sân bay quốc tế Hong Kong vào sáng chủ Nhật 8/9 vì bị cho là vi phạm điều kiện bảo lãnh được áp dụng sau khi anh bị buộc tội trong một cuộc biểu tình chống chính phủ hôm 21/6.
Nhưng một phiên tòa hôm thứ Hai 9/9 cho hay Joshua Wong đã không vi phạm các điều khoản bảo lãnh vì các điều khoản này đã bị ghi chép không chính xác, mặc dù chúng đã được đọc chính xác tại phiên tòa bảo lãnh.
Một thẩm phán trước đó đã đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đối với Wong để anh có thể đến Đức và Hoa Kỳ trong tháng này.
Nhưng thay vì ngày 8/9 – ngày mà thẩm phán đã đồng ý – cơ quan thực thi pháp luật đọc rằng Wong chỉ được phép rời khỏi Hong Kong vào ngày 12/9 và do đó đã giữ anh ở cửa khẩu.
Wong trước đó bị buộc tội với ba tội danh gồm tổ chức, xúi giục và tham gia tụ tập trái phép trong một cuộc bao vây trụ sở cảnh sát vào ngày 21/6.
Anh được thả ra với số tiền bảo lãnh 10.000 đô la Hong Kong (1.275 đô la Mỹ) sau lần ra tòa đầu tiên hôm 30/8 – cũng là ngày anh bị bắt giữ.
Trước khi rời Hong Kong, Wong viết trên Twitter rằng việc giam giữ anh qua đêm là “hoàn toàn vô lý và không thể chấp nhận được”.
Anh nói anh đã có kế hoạch gặp các chính trị gia người Đức từ các đảng khác nhau, đồng thời sẽ có bài phát biểu tại đại học Humboldt. Anh cũng nói sẽ kêu gọi Đức ngừng các đàm phám buôn bán vũ khí với Trung Quốc “cho đến khi nhân quyền được đặt trong chương trình nghị sự”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49644627

Joshua Wong: nhượng bộ của Carrie Lam

chỉ là mưu mẹo cho ngày quốc khánh Trung Cộng

Tin từ BERLIN, Đức – Theo tin từ Reuters, khi so sánh cuộc đấu tranh của những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông với vai trò của Berlin trong Chiến tranh Lạnh, nhà hoạt động Joshua Wong tuyên bố trước khán giả ở thủ đô nước Đức rằng thành phố của anh hiện đang là một thành lũy giữa thế giới tự do và “chế độ độc tài của Trung Cộng”.
Nhà hoạt động 22 tuổi  đến Berlin để tham dự một sự kiện do báo chí tài trợ tại quốc hội Đức, nhằm vinh danh các nhà hoạt động nhân quyền trên khắp thế giới. Anh cam kết rằng các cuộc biểu tình sẽ không dừng lại với quyết định hủy bỏ dự luật dẫn độ mới của chính quyền thành phố.
Hồng Kông bị chấn động bởi nhiều tháng bất ổn kể từ khi chính phủ tuyên bố nỗ lực mở đường cho việc dẫn độ các nghi phạm sang Trung Cộng, một hành động được xem là khúc dạo đầu để đưa khu vực tự trị đa nguyên về dưới quyền kiểm soát của đại lục. Joshua Wong, lãnh đạo của phong trào dân chủ Demosisto, trở thành một gương mặt nổi bật của các cuộc biểu tình.
Đặc khu trưởng Carrie Lam tuyên bố nhượng bộ trong tuần này để cố gắng chấm dứt các cuộc biểu tình, bao gồm cả việc chính thức hủy bỏ dự luật. Nhưng Wong tuyên bố rằng những người biểu tình sẽ tiếp tục đấu tranh. Anh cho biết họ sẽ cố gắng bắt chính quyền thành phố phải chịu trách nhiệm cho việc vi phạm nhân quyền đối với người biểu tình. Wong nói rằng hành động nhượng bộ của bà Lam là một mưu mẹo xoa dịu tình hình trước này quốc khánh 1/10 của Trung Cộng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/joshua-wong-nhuong-bo-cua-carrie-lam-chi-la-muu-meo-cho-ngay-quoc-khanh-trung-cong/

Lãnh đạo Hong Kong cảnh báo nước ngoài chớ can thiệp

Người đứng đầu Hong Kong hôm 10/9 nói sự can thiệp của các chính phủ nước ngoài vào các vấn đề nội bộ của Hong Kong là điều rất đáng tiếc, và cảnh báo rằng leo thang bạo lực không thể giải quyết các vấn đề xã hội ở trung tâm tài chính của châu Á.
Bà Carrie Lam, trưởng đặc khu Hong Kong được Bắc Kinh hậu thuẫn, phát biểu sau những vụ đụng độ có lúc bạo động tại thuộc địa cũ của Anh cuối tuần qua. Cảnh sát bắn hơi cay trong những vụ xô xát với người biểu tình, có người đập vỡ cửa sổ và nổi lửa trên đường phố.
“Việc các quốc hội nước ngoài can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Đặc khu hành chính Hong Kong dưới bất kỳ hình thức nào là điều hoàn toàn không phù hợp, và chúng tôi sẽ không cho phép Hoa Kỳ trở thành một bên có liên quan trong các vấn đề của Đặc khu Hong Kong.” bà Lam tuyên bố, và nhắc nhở về quy chế của Hong Kong là một đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc.
Trong một cuộc biểu tình trước lãnh sự quán Mỹ hôm 8/9, hàng ngàn người biểu tình, một số người vẫy cờ Mỹ, kêu gọi sự giúp đỡ mang lại dân chủ cho Hong Kong.
Những người biểu tình kêu gọi Quốc hội Mỹ hãy thông qua luật yêu cầu Washington đưa ra đánh giá hàng năm về việc liệu Hong Kong có được tự trị đúng mức từ Trung Quốc đại lục hay không để có thể duy trì các lợi ích kinh tế và thương mại đặc biệt của Mỹ.
Hong Kong được trao trả lại cho Bắc Kinh vào năm 1997 dưới chính sách “một quốc gia, hai chế độ,” trong đó đảm bảo các quyền tự do mà người dân đại lục không được hưởng.
Nhưng nhiều người dân Hong Kong lo sợ Bắc Kinh đang dần làm sói mòn quyền tự trị đó.
Trung Quốc phủ nhận việc can thiệp vào thành phố này và các quan chức Trung Quốc tố cáo các lực lượng bên ngoài là tìm cách phương hại tới Bắc Kinh bằng cách tạo ra hỗn loạn ở Hong Kong. Họ cảnh báo các quốc gia bên ngoài chớ có can thiệp vào điều mà họ cho là một vấn đề nội bộ.
Các cuộc biểu tình ban đầu ôn hòa sau đã biến thành các cuộc đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động của nhà cầm quyền với các nhà hoạt động, khiến nhiều bị thương và khoảng 1.300 người bị bắt giữ.
Các cuộc biểu tình đã gây thiệt hại cho nền kinh tế địa phương, đẩy Hong Kong đến bên bờ vực của một cuộc suy thoái đầu tiên trong một thập kỷ qua. Lượng khách du lịch tới Hong Kong đã giảm gần 40% trong tháng 8 so với một năm trước đó vì khách du lịch muốn tránh xa thành phố này.
Hôm 9/9, Trung Quốc bày tỏ sự tức giận sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas gặp nhà hoạt động nổi tiếng Hong Kong Joshua Wong, và nhắc lại rằng không một nước ngoài nào có quyền can thiệp vào nội tình của Trung Quốc.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm 9/9 nói rằng các cuộc biểu tình chống chính phủ không phải là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, và Mỹ ít nhất nên cung cấp sự hỗ trợ về mặt tinh thần cho những người biểu tình.
https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-hong-kong-canh-bao-nuoc-ngoai-cho-can-thiep/5077460.html

Trung Quốc dọa dùng võ lực

đối với tàu sân bay Anh Quốc tại Biển Đông

Trọng Nghĩa
Trung Quốc càng lúc càng lộ rõ tham vọng thâu tóm Biển Đông, với một loạt hành động quân sự hóa khu vực, công khai xâm phạm vùng biển của Việt Nam, Philippines và Malaysia. Bên cạnh đó, Bắc Kinh không ngần ngại cảnh cáo những nước nào có ý đinh can thiệp vào Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải. Anh Quốc hôm qua, 09/09/2019, đã lại bị Trung Quốc « dằn mặt » với lời lẽ thô bạo hơn, vì đã có một kế hoạch đưa tàu sân bay qua Biển Đông.
Theo báo chí Anh Quốc, trong một cuộc tiếp xúc với báo chí tại Luân Đôn, đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh, bên cạnh hồ sơ nóng là Hồng Kông, đã lại nhắc đến vấn đề Biển Đông để cảnh cáo chính quyền Anh là không nên xâm phạm vùng biển của Trung Quốc.
Theo ông Lưu Hiểu Minh, được nhật báo The Guardian trích dẫn,  « Biển Đông là một vùng rộng lớn, rộng đến 3 triệu km2, (Trung Quốc) không phản đối bất kỳ ai di chuyển qua đấy, nhưng đừng đi vào lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Nếu không làm thế thì sẽ không có vấn đề gì cả ».
Trong lúc đại sứ Trung Quốc có lời lẽ ngoại giao, thì cũng trong cuộc họp báo, tùy viên quân sự của sứ quán, tướng Tô Nghiễm Huy (Su Guanghui) có lời lẽ thô bạo hơn và đe dọa Hải Quân Anh Quốc về ý định cho tàu sân bay qua tuần tra ở Biển Đông.
Theo nhân vật này, dù đó là chiếc Queen Elizabeth, tàu sân bay Anh Quốc, hay bất cứ chiến hạm nào khác của nước Anh, tất cả đều có thể gặp phải phản ứng võ trang của Trung Quốc nếu đi vào những vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông.
Tùy viên quân sự Trung Quốc cho biết là Bắc Kinh không muốn thấy tái diễn sự kiện tháng 11 năm ngoái, khi chiến hạm Anh HMS Albion đã đi sát vùng quần đảo Hoàng Sa, bị Bắc Kinh tố cáo là xâm phạm lãnh hải Trung Quốc, điều đã bị Luân Đôn bác bỏ.
Đối với tướng Tô Nghiễm Huy, « Nếu Anh và Mỹ bắt tay nhau để thách thức hay xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, điều đó sẽ bị coi là hành vi thù nghịch », và sẽ bị đáp trả bằng quân sự.
Tháng hai vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Anh lúc đó là Gavin Williamson, đã gợi ý về việc triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến khu vực Biển Đông trong năm 2021.
Tuyên bố của ông Williamson đã khiến Bắc Kinh giận dữ, hủy bỏ một cuộc gặp được dự trù với bộ trưởng tài chính Philip Hammond, buộc thủ tướng Anh lúc bấy giờ là bà Theresa May phải giữ khoảng cách với tuyên bố của ông Williamson, và cho biết là việc triển khai là do thủ tướng quyết định.
Câu hỏi đặt ra là phải chăng phản ứng yếu ớt kể trên Luân Đôn đã khiến Bắc Kinh tiếp tục gây sức ép trên vấn đề Biển Đông, nhất là khi Anh Quốc cần thắt chặt quan hệ kinh tế với Trung Quốc sau khi rời Liên Hiệp Châu Âu.
Dẫu sao thì lời đe dọa của Trung Quốc được đưa ra sau hai sự kiện được cho là đã khiến Bắc Kinh không hài lòng.
Hôm 29/08 vừa qua, Anh Quốc, Pháp và Đức đã cùng ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông sau vụ Trung Quốc cho tàu xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong tuần qua, nhân vòng công du châu Âu, tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đã kêu gọi các đồng minh giúp chống lại điều bị cho là các « cố gắng của Bắc Kinh nhằm phá vỡ trật tự quốc tế » để tìm thế « thống trị ». Washington và Luân Đôn cũng đang thảo luận việc triển khai chiến đấu cơ Mỹ F-35 trên tàu sân bay Anh.
Theo The Guardian, một phát ngôn viên chính phủ Anh đã phản ứng trước các phát biểu của các quan chức Trung Quốc, nhấn mạnh rằng việc Hải Quân quốc tế có mặt ở Biển Đông là điều bình thường và Anh không phải ngoại lệ. Luân Đôn có lợi ích lâu dài tại khu vực và sẽ tiếp tục duy trì an ninh khu vực, với « cam kết thực hiện quyền tự do hàng hải và tự do hàng không theo luật pháp quốc tế ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190910-trung-quoc-doa-dung-vo-luc-doi-voi-tau-san-bay-anh-quoc-tai-bien-dong

Mã Vân rời khỏi Alibaba để theo chân Bill Gates

Thanh Phương
Như ông đã thông báo cách đây tròn một năm, hôm nay, 10/09/2019, đúng ngày sinh nhật 55 tuổi, nhà tỷ phú Trung Quốc Mã Vân ( Jack Ma ), người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, rời khỏi chức chủ tịch điều hành.
Ngày 10/09 năm nay không chỉ là sinh nhật 55 tuổi của ông Mã Vân, mà còn là ngày kỷ niệm 20 năm thành lập Alibaba. Một sự trùng hợp khác, nhưng cũng có ý nghĩa đặc biệt đối với ông Mã Vân: ngày 10/09 còn là Ngày nhà giáo Trung Quốc. Nhà tỷ phú Trung Quốcn nguyên là giáo viên tiếng Anh, dự định sẽ dành thời giờ và một phần tài sản của ông cho các dự án về giáo dục, niềm say mê trước đây của ông, Nói cách khác, nhà tỷ phú Trung Quốc muốn đi theo con đường của nhà tỷ phú Mỹ Bill Gates, người sáng lập tập đoàn Microsoft.
Alibaba: 20 năm thành công vượt bực
Mã Vân sinh ngày 10/09/1964 tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Chính tại thành phố này mà vào năm 1999, trong căn hộ của ông, Mã Vân đã thành lập công ty buôn bán trực tuyến Alibaba, với số vốn 60 ngàn đôla, cùng với 17 người bạn.
Chỉ 10 năm sau đó, năm 2009, Mã Vân lọt vào danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới” của tạp chí Time. Điều này phản ánh sự lớn mạnh nhanh chóng của của Alibaba, tập đoàn nay có đến 103 ngàn nhân viên và quy tụ đến hơn 670 triệu người sử dụng hàng tháng, nhiều hơn cả Amazon và eBay gộp lại. Chính Alibaba đã thúc đẩy tiêu dùng ở Trung Quốc, cũng như góp phần to lớn vào sự phát triển nền công nghiệp và nền kinh tế Trung Quốc trên mạng Internet. Ngày nay, Alibaba chiếm đến hơn phân nữa thị phần thương mại điện tử của Trung Quốc, chiếm ưu thế áp đảo về phương tiện thanh toán qua mạng, thông qua công ty Ant Financial.
Bị các nhà đầu tư Mỹ xem thường vào thời đó, năm 2014, Mã Vân đã rửa hận khi đưa được Alibaba vào thị trường chứng khoán Wall Street, huy động được số vốn cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán, với 25 tỷ đôla. Tổng trị giá cổ phiếu của Alibaba ở thị trường chứng khoán Wall Street nay lên tới 470 tỷ đôla.
Không những thế, Alibaba còn tạo điều kiện cho rất nhiều người khác tại Trung Quốc đi theo con đường thương mại điện tử.
Chuẩn bị từ lâu cho việc kế nhiệm
Bình thường, việc nhà sáng lập một tập đoàn khổng lồ ra đi bao giờ cũng gây ra xáo trộn trên thị trường chứng khoán, nhưng đối với Alibaba thì không.
Từ mấy năm qua, việc điều hành Alibaba trên thực tế đã được chuyển giao dần dần cho một êkíp lãnh đạo rất có uy tín, đứng đầu là nhân vật số 2 của tập đoàn, ông Trương Dũng ( Daniel Zhang ), sinh năm 1972. Bản thân ông Mã Vân ngay từ năm 2013 đã giao chức tổng giám đốc cho ông Trương Dũng, chỉ còn nắm chức vụ “chủ tịch điều hành” đặc trách về chiến lược. Việc rời khỏi chức chủ tịch
điều hành cũng đã được ông Mã Vân thông báo cách đây đúng một năm. Như vậy là kể từ hôm nay, tổng giám đốc Trương Dũng sẽ kiêm luôn chức chủ tịch hội đồng quản trị Alibaba.
Theo đánh giá của ông Jeffrey Towson, nhà đầu tư và cũng là giáo sư Đại Học Bắc Kinh, được hãng tin AFP trích dẫn, việc chuyển giao quyền hành như tại tập đoàn Alibaba có thể coi là “chuẩn mực tuyệt hảo” cho các công ty công nghệ cao. Theo lời giáo sư Towson, tác giả nhiều cuốn sách về các tập đoàn Trung Quốc, Mã Vân đã thành công một điều mà Steve Jobs, Bill Gates và Jerry Yang ( đồng sáng lập viên Yahoo ) không làm được: Ông đã tạo dựng văn hóa “ canh tân” rất vững chắc trong tập đoàn Alibaba, và cho tới nay, các lãnh đạo của tập đoàn vẫn đổi mới liên tục để không bị tụt hậu.
Chính ông Trung Dũng vào năm 2009 đã tung ra các gọi là “Ngày của những người độc thân”, vào mỗi 11/11 lại phá các kỷ lục về số bán điện thoại di động ( gần 22 tỷ euro năm 2017 )
Trong những năm gần đây, Alibaba đã đầu tư vào lĩnh vực điện toán đám mây ( cloud computing ), vào lĩnh vực giải trí và vào một hình thức bán lẻ mới, kết hợp việc đặt hàng trên mạng với một mạng lưới các cửa hàng. Cách đây vài ngày, Alibaba vừa thông báo mua Kaola, công ty thương mại điện tử của công ty Trung Quốc NetEase, với giá 2 tỷ đôla. Kaola là nền tảng thương mại điện tử chuyên cung cấp hàng xa xỉ của các thương hiệu nước ngoài cho người tiêu dùng Trung Quốc. Ngoài ra, Alibaba cũng sẽ đầu tư vào dịch vụ âm nhạc trên mạng.
Với toàn bộ các hoạt động đều tăng trưởng, lợi nhuận của Alibaba trong quý đầu của năm 2019 đã tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới 3,1 tỷ đôla.
Mặc dù đạt rất nhiều thành công như vậy, Alibaba cũng gặp nhiều chỉ trích, thậm chí bị tố là dung túng việc bán hàng giả trên mạng. Chẳng hạn như tại Bỉ, phân nữa số hàng giả bị tịch thu là đến từ các website của Alibaba.
Một phần tài sản dành cho giáo dục
Hiện là người giàu nhất Trung Quốc, với tài sản cá nhân ước lượng khoảng 41 tỷ đôla, Mã Vân sẽ không hưởng cuộc sống an nhàn của một nhà tỷ phú, mà ông dành thời gian và một phần tài sản cho các dự án về giáo dục, giống như Bill Gates, người mà ông vẫn rất ngưỡng mộ.
Thật ra thì ông Mã Vân đã lập Tổ chức Alibaba vào năm 2011 để hỗ trợ giáo dục, chống nghèo đói và đã thực hiện nhiều sáng kiến trong lĩnh vực giáo dục.
Và cũng trong lĩnh vực giáo dục, Mã Vân có những dự phóng rất thú vị về tương lai. Tại một hội nghị thế giới về trí thông minh nhân tạo ngày 29/08 vừa qua ở Thượng Hải, nhà tỷ phú Trung Quốc đã dự báo là với những tiến bộ công nghệ như trí thông minh nhân tạo, kết hợp với việc cải tổ các hệ thống giáo dục, trong tương lai con người có thể chỉ cần làm việc 12 tiếng đồng hồ một tuần, cụ thể là một tuần chỉ làm 3 ngày, mỗi ngày chỉ làm 4 tiếng đồng hồ.
Tại hội nghị này, Mã Vân còn nhấn mạnh nền giáo dục hiện nay đã lỗi thời, vì nó được kiến tạo theo mô hình của thời kỳ công nghiệp. Theo ông, máy móc rồi sẽ “qua mặt” con người về bộ nhớ và về các kỹ năng lập đi lập lại, cho nên các hệ thống giáo dục tương lai phải giúp trẻ em phát triển óc sáng tạo.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190910-ma-van-roi-khoi-alibaba-de-theo-chan-bill-gates

Singapore sẽ bầu cử sớm, mâu thuẫn

trong gia đình họ Lý lan sang lĩnh vực chính trị

Hoài Hương-VOA
Giới phân tích dự đoán Singapore có thể tổ chức bầu cử sớm sau quyết định của Thủ Tướng Lý Hiển Long cho thành lập một ủy ban để xem xét các khu vực bầu cử, theo Asia Times.
Bầu cử trước kỳ hạn
Ủy ban Xem xét Khu vực Bầu cử (EBRC) đã được giao trách nhiệm rà soát lại các quy định bầu cử và đưa ra những đề nghị để tái định hình các khu vực cử tri.
Thông thường EBRC gồm 5 người, trong đó có Chánh Văn phòng Thủ tướng (Chủ tịch EBRC), lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà ở, Giao thông, Thống kê và Cơ quan Bầu cử Singapore.
Trong các cuộc bầu cử trước đây, khoảng thời gian giữa thời điểm thành lập EBRC cho tới ngày bầu cử là từ 2 đến 7 tháng.
Giáo sư Luật Eugene Tan thuộc Đại học Quản trị Singapore (SMU) dự đoán bầu cử sẽ diễn ra trong quý nhì của năm 2020, có thể vào cuối tháng Ba, sau khi quốc hội thông qua một ngân sách quốc gia được dự kiến là “rộng lượng”.
Giáo sư Tan nói:
“Chúng ta có thể trông đợi ngân sách năm tới sẽ là rất đáng kể, một trong những lý do là vì chính phủ đương nhiệm đã tích lũy được một kho bạc tương đối lớn từ năm 2015 tới nay. Ngân sách đó có thể được sử dụng một cách thông minh để tăng lòng tin và sự tin tưởng vào giới lãnh đạo và các chính sách của chính phủ vào một thời điểm kinh tế đang bấp bênh ở trong nước và trên toàn cầu.”
Luật pháp Singapore quy định cuộc tổng tuyển cử sắp tới phải diễn ra trước tháng 4/2021.
Trong khi Đảng Nhân dân Hành động (PAP) của ông Lý Hiển Long được dự đoán sẽ lại tái đắc cử, chính đảng đã ngự trị trên chính trường Singapore từ thời lập quốc sẽ vấp phải thách thức gay go nhất tính cho tới nay từ một phe đối lập đã được tăng sức và được sự ủng hộ của người em trai của nhà lãnh đạo Singapore, ông Lý Hiển Dương.
Theo giới phân tích thì ứng cử viên đối lập đang gây nhiều chú ý là ông Tan Cheng Bock, 79 tuổi. Xuất thân từ đảng PAP, ông là một cựu Dân biểu và là bác sĩ đã về hưu.
Ông cho rằng đảng PAP đã thay đổi theo hướng tiêu cực, và cho biết đảng đối lập do ông mới thành lập sẽ vận động cho thay đổi chính trị tại Singapore.
Tại buổi ra mắt Đảng Tiến bộ Singapore, ông nói phong cách cai trị đã thay đổi, bởi vì “3 trụ cột chính là tính minh bạch, sự độc lập, và tinh thần trách nhiệm, đã bị sói mòn.”
Nhà báo lão thành và tổng biên tập PN Balji nói về ông Tan Chen Bock:
“Điều đáng chú ý nhất về việc ông Tan tham gia phe đối lập là ông ấy xuất thân từ đảng đương quyền. Ông đang vạch ra một ranh giới giữa đảng PAP cũ và một đảng PAP mới, nêu bật những khác biệt giữa đảng PAP của Thủ Tướng Lý Quang Diệu và đảng PAP của ông Lý Hiển Long, người con.”
Lục đục trong gia đình họ Lý
Quyết định của ông Lý Hiển Dương, công khai tuyên bố ủng hộ ứng cử viên đối lập chống lại anh của mình, là động thái mới nhất thể hiện sự rạn nứt ngày càng sâu đậm hơn trong gia đình cố Thủ Tướng Lý Quang Diệu.
Công luận Singapore trong mấy năm qua vẫn xôn xao về những lục đục trong gia đình họ Lý kể từ khi ông Lý Quang Diệu, Thủ Tướng đầu tiên có công lập quốc của Singapore, qua đời vào năm 2015 ở tuổi 91.
Căn nhà do ông để lại đã trở thành tâm điểm của cuộc tranh cãi đầy cay đắng giữa đương kim Thủ Tướng Lý Hiển Long và hai người em của ông. Ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vỹ Linh tố cáo anh ‘lạm dụng quyền lực trong cương vị Thủ Tướng’ khi tìm cách bảo toàn căn nhà số 38 đường Oxley, đi ngược lại với ước nguyện của cha, vì lý do chính trị.
Trong di chúc đầu tiên, ông Lý Quang Diệu muốn phá hủy căn nhà đường Oxley sau khi ông qua đời, nhưng vấn đề thực sự phức tạp hơn thế nhiều bởi vì di chúc đã được sửa đổi nhiều lần, và có đến 7 bản di chúc.
Những bất đồng trong nội bộ 3 anh em nhà họ Lý bùng nổ thành xung đột công khai trên trang Facebook thoạt tiên với một status của bà Lý Vỹ Linh, tố cáo anh là tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1 năm ngày giỗ của cha theo kiểu “sùng bái anh hùng”, là hành động lạm dụng quyền lực để “xây dựng vương triều riêng”.
Thủ Tướng Lý Hiển Long phản bác tố cáo của hai người em, và một ủy ban chính phủ đã được thành lập để định đoạt tương lai của căn nhà mang tính lịch sử, địa điểm nơi thế hệ lãnh đạo đầu tiên của PAP hội họp trong thập niên 1950.
Trong khi cả ba anh em đều là những người thành đạt, Lý Hiển Long trên chính trường, Lý Hiển Dương trong doanh thương, bà Lý Vỹ Linh, sinh năm 1955, là Cố vấn cao cấp của Viện Y học Thần kinh não, tuy nhiên bà là một người lập dị, sống độc thân, tự nhận mình là người ‘quái dị’, hay ‘người đến từ Sao Hỏa’.
Ông Lý Hiển Dương sinh năm 1957, là em út trong gia đình. Tốt nghiệp Đại học Cambridge ở Anh, và Đại học Stanford ở Hoa Kỳ, ông từng được phong hàm Chuẩn Tướng trước khi xoay sang kinh doanh. Ông cũng từng là CEO của Singtel và Chủ tịch Cục Hàng không Singapore.
Mâu thuẫn trong gia đình Thủ Tướng Lý lan sang lĩnh vực chính trị
Việc ông Lý Hiển Dương công khai ủng hộ ứng cử viên đối lập, gây bối rối không ít cho chính phủ của Thủ Tướng Lý Hiển Long.
“Tôi hoàn toàn ủng hộ những nguyên tắc và giá trị của Đảng Tiến Bộ Singapore. Ngày nay, PAP không còn là đảng PAP của cha tôi. Đảng PAP đã lạc lối.”
Ông Lý Hiển Dương, em trai của Thủ Tướng Lý Hiển Long.
Trong một status chia sẻ trên Facebook hồi tháng trước, người em trai út trong gia đình họ Lý viết:
“Tôi hoàn toàn ủng hộ những nguyên tắc và giá trị của Đảng Tiến Bộ Singapore. Ngày nay, PAP không còn là đảng PAP của cha tôi. Đảng PAP đã lạc lối.”
Giáo sư Michael Barr giảng dạy môn Quan hệ Quốc tế tại Đại học Flinders của Úc, nói:
“Sự hiện diện của ông Lý Hiển Dương gây nhiều lo ngại cho chính phủ. Tên tuổi ông, hình ảnh ông là một sự nhắc nhở liên tục rằng gia đình họ Lý là một gia đình bị chia rẽ.”
Giáo sư Michael Barr nói vụ xích mích về căn nhà đường Oxley đã phần nào tác động tới hình ảnh của Thủ Tướng Lý Hiển Long, và phủ bóng lên những thành tích của ông.
Giáo sư luật Eugene Tan nói “khó có thể xác định lập trường của công chúng về những sự tranh chấp trong nội bộ gia đình họ Lý. Nhưng đối với một số người, vụ tranh chấp về căn nhà hương hỏa của họ Lý không chỉ là chuyện riêng tư của gia đình, mà nêu lên một số thắc mắc về khả năng “tề gia, trị quốc” của nhà lãnh đạo Singapore.
Chuyển quyền sang thế hệ lãnh đạo mới
Dự kiến cuộc bầu cử trước kỳ hạn sẽ là cuộc bầu cử cuối cùng mà Thủ Tướng Lý Hiển Long ra dự tranh, trước khi ông từ nhiệm để dọn đường cho thế hệ lãnh đạo thứ Tư của Đảng Nhân dân Hành động lên nắm quyền.
Theo Asia Times, có người coi cuộc bầu cử kế tiếp ở Singapore là một cuộc trưng cầu dân ý về thế hệ 4G của đảng PAP, vốn mới được tiến cử vào những chức vụ cao cấp.
Giáo sư Tan nhận định:
“Điều mà đảng PAP muốn nêu bật là: trong những tình huống bất định, đảng PAP là tảng đá vững chắc mà người Singapore có thể trông cậy. Ngân sách được dự kiến cho năm tới sẽ nêu bật sức mạnh, sự thận trọng về tài chính và kỷ luật của hệ thống cai trị của Thủ Tướng Lý, cũng như tầm nhìn xa của chính quyền Singapore.”
Asia Times dẫn lời các chuyên gia và nhà quan sát khác nói rằng trong khi ông Tan Cheng Bock là một chính khách có thể thu hút sự ủng hộ của nhiều người, Đảng PAP vẫn không coi đảng PSP đối lập là một mối đe dọa.
Thủ Tướng Lý Hiển Long, 67 tuổi, dự định sẽ rút lui khỏi chính trường trước khi lên 70 tuổi. Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Heng Swee Keat, là người được dự kiến sẽ lên kế nhiệm Thủ Tướng Lý Hiển Long.
https://www.voatiengviet.com/a/singapore-se-co-bau-cu-som-em-trai-thu-tuong-ung-ho-ucv-doi-lap/5076388.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.