Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Thời sự Quốc Tế mùa Hè 2019 – Thanh Thủy

Tuesday, September 17, 2019 6:48:00 PM // ,

Thời sự Quốc Tế mùa Hè 2019 – Thanh Thủy

A.- Thời cuộc trước mắt và những nghịch cảnh:
1.- Vấn đề Hồng Kông:
Công cuộc xuống đường đòi Dân Chủ Tự Do của tuổi trẻ Hồng Kông quả thật là một biểu tượng của lòng yêu nước, ham chuông Tự Do, không chỉ riêng cho người dân Hồng Kông mà có thể nói là còn biểu tượng chung cho tất cả mọi con người trên mọi xã hội, vì vậy, cuộc xuống đường nầy đã lôi cuốn một cách nhanh chóng mọi tầng lớp người Hồng Kông. Dân số Hồng Kông chỉ có 7,20 triệu người mà cuộc xuống đường trong lúc cao điểm trong thời gian qua đã có đến trên 2 triệu người Hồng Kông tham dự, đã gây xúc động và kính phục đối với tất cả mọi người khắp nơi trên thế giới vì nó đáp ứng được tâm lý chung của nhân loại, ngoại trừ người Cộng sản, vì người Cộng sản chỉ yêu đảng Cộng sản của họ mà thôi, lòng yêu nước đối với họ chỉ là điều thứ yếu, là đầu môi chót lưỡi, là màu mè để đánh bóng chế độ khi cần thiết chớ không có gì quan trọng.
Thông cảm và ủng hộ công cuộc xuống đường ngày hôm nay của giới trẻ và người dân Hồng Kông là điều dễ hiểu, nhưng trợ giúp cho công cuộc xuống đường nầy đạt được mức thành công hoàn toàn không phải là việc dễ dàng:
a.- Nguyên do thứ nhứt là vì Hồng Kông là một đặc khu, một lãnh thổ của Trung Cộng, tuy được hưởng  định chế “Một quốc gia, Hai chế độ”, nhưng việc giải quyết công cuộc xuống đường nầy vẫn là việc nội bộ của họ mà nước ngoài không ai được quyền xen vô. Tập Cận Bình đã tuyên bố rõ ràng và ngay cả Tổng thống Donald Trump đã cũng có lần nói như vậy.
b.- Nguyên do thứ nhì là quốc gia nào cũng vậy, mọi hoạt động ngoại giao của họ cũng đều vì quyền lợi quốc gia của họ trên hết, cho nên, mặc dầu thông cảm và ủng hộ công cuộc xuống đường vì Tự Do và Dân Chủ của nhân dân Hồng Kông, nhưng họ không thể “xăm mình” chịu hy sinh quyền lợi quốc gia của họ để chạy theo lý tưởng tự do mà dấn thân cho một nước khác, ngay cả Mỹ cũng vậy. Nhưng Mỹ mà không chịu “ xăm mình” để làm thì không có bất cứ một quốc gia nào trên thế giới hiện nay đủ sức để đương đầu với con quái vật khổng lồ Trung Cộng có thị trường tiêu thụ 1,4 tỷ người.
Cứ xem việc Mỹ ủng hộ chánh đáng cho công cuộc xuống đường của đối lập nước Venezuela, một quốc gia nằm gần sát nách Mỹ, cũng còn đang bị trì trệ là một chứng minh cho thấy công việc xen vào nội bộ của nước khác không phải là việc dễ dàng, thời gian kéo dài cho đến nay mà chưa thấy đi đến đâu, dường như đang lạnh nhạt dần, không khéo sẽ chìm vào quên lãng giống như Cuba thời Tổng thống Kennedy.
c.- Nắm chắc lợi thế của mình như vậy nên Trung Cộng cho dàn quân dọc theo ranh giới Hồng Kông-Trung Cộng trong tư thế sẵn sàng mở một Thiên An Môn thứ hai, không phải chỉ để răn đe, nhưng chưa hành động vì muốn tránh mang tiếng đàn áp nhân quyền một cách lộ liễu, nên vẫn án binh chờ đợi thời gian thuận tiện và hoàn cảnh chín mùi, đến lúc ban lãnh đạo Hồng Kông không giải quyết nổi và đành chịu bó tay, thì chắc chắn một cuộc đàn áp đẫm máu sẽ xãy ra vì Trung Cộng sẽ không bao giờ chịu chấp nhận những điều mà người dân Hồng Kông đòi hỏi. Việc bà Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam miễn cưỡng rút lại hoàn toàn dự luật Dẫn độ chỉ là thủ đoạn mua thời gian của Bắc Kinh, nghề chuyên môn của những người Cộng sản.
Nhận thấy được sự cô thế và tương lai đen tối của công cuộc xuống đường, nên nhà lãnh đạo trẻ Hồng Kông Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) mới đích thân mở cuộc vận động quốc tế với hy vọng có được tiếng nói và áp lực quốc tế hầu tạo được thuận lợi cho công cuộc tranh đấu của mình, đạt được phần nào thành công mà tránh được một cuộc đổ máu oan ức. Có thể đó là nguyên do chính của các chuyến bay vận động sang Đài Loan, Đức và Mỹ của nhà lãnh đạo trẻ tuổi đầy nhiệt huyết nầy.
d.- Thời điểm để Bắc Kinh ra tay: Khi ban lãnh đạo Đặc khu Hồng Kông bỏ cuộc, giới tranh đấu không chịu đầu hàng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục tung cán bộ và du đảng xâm nhập vào hàng ngủ xuống đường để tạo hổn loạn, bạo động, phá phách và cướp bốc, biến cuộc xuống đường không còn ôn hòa nữa. Dựa vào lý do xã hội mất an ninh, cần phải vãn hồi trật tự, Tập Cận Bình sẽ ban lịnh cho quân đội ra tay, cuộc đàn áp đẫm máu lập tức sẽ xãy ra, và dĩ nhiên sau đó Hồng Kông sẽ bị Trung Cộng thu hồi thành một tỉnh lỵ dưới quyền cai trị của họ, xóa đi tiêu đề “Một quốc gia, Hai Chế độ” mà họ đã cam kết với Anh ngày 01/7/1997. Trước tình cảnh nầy, ai làm gì được họ? Cùng lắm là ráp nhau chế tài Trung Cộng bằng phương cách cấm vận là cùng.
Tuy nhiên, sự cấm vận quốc tế đối với Trung Cộng chẳng có hiệu quả gì, chỉ có thể làm trầy trụa chút đỉnh của lớp da bên ngoài trong một thời gian nào đó, sau đó sẽ trở lại bình thường vì khi cấm vận thì sự thiệt hại kinh tế không chỉ riêng Trung Cộng mà thiệt hại cho cả hai bên, hơn nữa, bạo quyền  Trung Cộng sẳn sàng cho dân họ chịu đựng mọi thống khổ, ăn cỏ, chết đói hàng loạt để theo đuổi mục tiêu trường kỳ kháng chiến, điều mà không có bất cứ một quốc gia Tự Do nào có thể làm được.
Mao Trạch Đông đã từng tuyên bố, nếu phải xãy ra cuộc đại chiến, ông ta sẳn sàng hy sinh 200 triệu người để cứu đảng. Lúc tuyên bố đó Trung Cộng chỉ có hơn 900 triệu dân, hiện thời theo thống kê năm 2019 thì Trung Cộng có dân số hơn 1,4 tỷ người và hoàng đế họ Tập còn khắc nghiệt không thua gì họ Mao thì nếu cuộc đại chiến xãy ra, e rằng sự hy sinh 200 triệu người như đã nói trên chỉ là con số lẽ. “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” là câu châm ngôn lừng danh bao giờ cũng là gối đầu nằm của những người Cộng sản.
e.- Xã hội Trung Cộng hiện đang có chỉ dấu bất an, nếu bất ngờ bộc phát một cuộc hổn loạn, nội tình tan nát thì may ra Thiên An Môn lần thứ nhì cho Hồng Kông có thể sẽ không xãy ra. Đó là điều mong ước rất mong manh của người dân Hồng Kông và những người hằng lưu tâm đến Quyền Sống của Con Người trên khắp thế giới.
2.- Vấn đề Đài Loan:
Trung Cộng lúc nào cũng xem Đài Loan là một tỉnh ly khai của họ và nhiều lần toan tính dùng vũ lực để thâu hồi Đài Loan, nhưng họ không thực hiện được vì sự hiện diện của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ gần đó mà Hoa Kỳ thì lúc nào cũng biểu lộ sự quyết tâm bảo vệ Đài Loan bằng mọi giá. Hơn nữa, Đài Loan từng là một quốc gia có chủ quyền, là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Chánh quyền Mỹ thời Tổng thống Jimmy Carter đã loại bỏ Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc để đưa Trung Cộng vào thay thế. Mặc dầu vậy, chánh quyền Mỹ từ trước đến nay vẫn luôn luôn bảo vệ Đài Loan, giúp cho Đài Loan được phát triễn kinh tế với một lực lượng quân sự hùng mạnh để tự vệ. Từ khi lên làm Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn có khuynh hướng công khai chống lại Trung Cộng, muốn cho Đài Loan trở thành một quốc gia hẳn hòi, theo chế độ Dân Chủ Tự Do với sự chống lưng bán công khai của Hoa Kỳ. Điều nầy đã khiến cho Tập Cận Bình vô cùng tức giận, hâm dọa sẽ dùng vũ lực hùng hậu áp đảo để tấn công bất thần vào Đài Loan.
Thái độ thị uy nầy của Trung Cộng không uy hiếp được bà Thái Anh Văn, một người đàn bà sắt thép, tuyên bố sẽ trả đủa ngay lập tức nếu bị tấn công. Việc đầu tiên là bà sẽ cho phá sập đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, nhấn chìm vài trăm triệu người xuống biển Đông ngay lập tức, mà Trung Cộng thì còn rất nhiều đập khác nữa trong tầm ngắm của Đài Loan.
Đụng phải người đàn bà sắt thép nầy, Tập Cận Bình buộc lòng phải chùng tay, xoay qua chiến dịch vận động, ủng hộ nhóm đối lập với hy vọng kỳ bầu cử tới một vị Tổng thống khác sẽ lên thay bà Thái Anh Văn thì tình thế sẽ dễ dàng hơn. Họ Tập nghĩ rằng với sức mạnh quân sự áp đảo và tiền bạc tung ra, ông ta sẽ dễ bề khuynh đảo hơn.
Nhưng cho đến nay thì xem chừng như hy vọng của Tập Cận Bình đang dần dần tan biến do sự hiện diện của Mỹ tại eo biển Đài Loan thường xuyên hơn và uy tín của bà Thái Anh Văn càng lên cao hơn vì người dân Hồng Kông không chấp nhận lệ thuộc vào Trung Cộng, hình ảnh những cuộc xuống đường của Hồng Kông làm cho họ hiểu rõ hơn thế nào là độc tài của chế độ Cộng Sản, khẩu hiệu “Một quốc gia, Hai chế độ” của họ lộ rõ chỉ là trò dối trá để lừa bịp thế gian. Những hiệp ước vừa ký xong rồi xe bỏ đi là món nghề chuyên môn và muôn đời của những người Cộng sản.
3.- Vấn đề Nam Bắc Hàn:
Từ khi lên làm Tổng thống Nam Hàn, ông Moon Jae In tìm cách giao hảo với Bắc Hàn để mưu cầu thống nhứt hai miền thành một Hàn Quốc duy nhứt trên bán đảo Triều Tiên, giống như Đức Quốc và Việt Nam đã thực hiện.
Phần chắc chắn là ông Moon quan niệm Nam Hàn là quốc gia phát tiễn, kinh tế giàu mạnh không kém bất cứ quốc gia nào trong Á Châu, còn Bắc Hàn tuy kiệt quệ về kinh tế nhưng rất mạnh về quân sự, sở hữu trong tay những kho chứa nhiều vũ khí nguyên tử lợi hại, đã từng tuyên bố thừa khả năng nhấn chìm Nhựt Bổn xuống biển trong khoảnh khắc, và tấn công phủ đầu bằng bôm hạt nhân để xóa sổ bất cứ nơi nào trên đất Mỹ nếu họ muốn.
Với quan niệm như vậy, nếu hai nước Nam Bắc thống nhứt thì bán đảo Triều Tiên sẽ là một cường quốc vô địch của Á Châu, tham vọng được sánh vai ngang hàng với bất cứ cường quốc nào trên thế giới, kể cả Nga, Trung Cộng , Âu Châu và luôn cả Mỹ.
Nếu thật sự nghĩ như vậy, có thể nói ông Moon là người yêu nước nhưng không thực tế nên quan niệm của ông rất sai lầm, khác với vị Tổng thống tiền nhiệm của ông là bà Pak Geun Hye. Hai miền được thống nhứt như ông nghĩ sẽ đưa đến những họa hại khôn lường cho bán đảo Triều Tiên, vì những thực tế có thể được nhìn thấy như sau :
a.- Bán đảo Triều Tiên thống nhứt sẽ giống như Việt Nam đã thống nhứt vì hai hoàn cảnh thật giống nhau: Miền Bắc theo chế độ độc tài Cộng sản, khắc nghiệt toàn diện, Miền Nam theo chế độ Dân chủ Tự Do. Hai miền thống nhứt sẽ đối chọi nhau kịch liệt vì quyền lợi và ý thức hệ, thắng lợi rõ ràng sẽ nằm trong tay kẻ có vũ khí, Bắc Hàn với khẩu súng trong tay sẽ thâu tóm tất cả quyền lực và tài sản, Nam Hàn sớm muộn gì cũng cũng phải chịu bó tay, quân, dân, cán chính của họ sẽ bị lùa vào các trại “Học Tập Cải Tạo” không có ngày về hoặc nhẹ hơn là bị tập trung vào các “Vùng Kinh Tế Mới” để thực hành chánh sách lao động khổ sai, bán đảo Triều Tiên muôn đời sẽ không thoát khỏi chế độ độc tài toàn trị, đói nghèo và lạc hậu giống như Việt Nam, nếu may mắn được khá hơn nhưng cũng chưa chắc gì được như Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, người đã đoạt giải Nobel Hòa Bình, một thời được quốc tế trọng vọng, giờ đây sự nghiệp đã tan theo bọt nước vì bị giới quân nhân thao túng, vì hợp tác với kẻ độc tài có khẩu súng trong tay.
b.- Bán đảo Triều Tiên thống nhứt sẽ không bao giờ giống được như nước Đức thống nhứt vì hai hoàn cảnh thống nhứt hoàn toàn trái ngược nhau.
Năm 1989, vì cảm thấy đuối sức, không đủ khả năng để có thể chạy đua võ trang trong chương trình chiến tranh tinh cầu với Mỹ mà Tổng thống Ronald Reagan đề ra, nên nhà lãnh đạo Gorbachev của Liên Sô đã ban hành hai đạo luật Perestroika (cải tổ) và Glasnost (Công khai hóa, cởi mở) để tự cứu vãn lấy mình và không can thiệp quân sự vào các nước chư hầu Đông Âu như từ trước đến nay.
 Lợi dụng sự cởi mở nầy, ngày 04/11/1989, người dân Đông Đức tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa vĩ đại tại công trường Alexanderplatz với khoản một triệu người tham dự, chống lại chánh quyền Cộng sản Đông Đức (trích tài liệu của Trần Nguyên/Người Xứ Bưởi)
Vì không can thiệp quân sự cho chư hầu nên quân đội Liên Xô thay vì đem xe tăng vào đàn áp như trước kia, thì trái lại họ án binh bất động, bạo quyền Cộng sản Đông Đức bất lực vì không có vũ khí đàn áp nên đành chịu bó tay, giải giáp đầu hàng, mở cửa Bức Tường Ô Nhục Bá Linh để cho hai miền Đông, Tây được tự do qua lại, từ đó dẫn tới sự sụp đổ toàn thể khối Cộng sản Đông Âu và chế độ Cộng sản Liên Sô cũng bị tan biến theo.
Sau đó nước Đức được thống nhứt hai miền trong thế giàu mạnh của Tây Đức, cho nên không có sự xung đột nội bộ đồng thời vẫn tiếp tục phát triễn, giàu mạnh và hoàn toàn theo chế độ Dân Chủ Tự Do như hiện nay. Điều nầy trái ngược với hoàn cảnh của Nam Bắc Hàn nếu được thống nhứt. Tổng thống Nam Hàn có thể vì lòng yêu nước nhưng thiếu cân nhắc, tin tưởng vào lời hứa đầu môi chót lưỡi của “người anh em Cộng sản”, lạnh nhạt với đồng minh Mỹ, xung khắc với người bạn láng giềng Nhựt Bổn, coi chừng sẽ sớm bị rơi vào “bẫy rập thống nhứt” của họ giăng ra.
B.- Giải quyết các vấn nạn trên Biển Đông: 
1.- Vấn đề trước mắt:
Giải quyết sự bế tắt ở Biển Đông hiện tại là vấn đề nhức nhối không những trực tiếp cho Việt Nam,Phi Luật Tân, Mã Lai, Bruney mà còn nhức nhối cho toàn thể những nước trong vùng kễ cả Nam Dương, Úc Châu và cho cả những nước có nhu cầu xử dụng con đường hàng không và hàng hải quốc tế nầy để chuyễn vận giao thương hàng hóa trên khắp thế giới.
Từ khi lên cầm quyền nước Mỹ cho đến nay, Tổng thống Trump cho các chiến hạm di chuyễn tiếp cận các đảo Hoàng sa và Trường sa thường xuyên hơn, tiếp theo là Pháp, Anh, Đức và Úc cũng phụ họa theo, gởi các chiến hạm của họ đi vào trong phạm vi đường lưỡi bò , chiếm trọn 90% diện tích  của Biển Đông, mà Trung Cộng (kễ cả Đài Loan) tuyên bố là vùng lãnh hải của họ.
Nhìn vào bản đồ Biển Đông, chúng ta đều nhận thấy rằng, nếu vùng biển mà đường lưỡi bò bao quanh là của Trung Cộng thì con đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ eo biển Malacca lên Đại Hàn, Đài Loan, Nhựt Bổn và Bắc Á sẽ không còn hiện hữu nữa. Con đường lưỡi bò nầy do Tưởng Giới Thạch của Đài Loan tự vạch ra và Trung Cộng nhứt quyết là của họ mà không có tài liệu gì để chứng minh, chỉ tuyên bố vu vơ, ngang ngược là họ có Chủ Quyền Lịch Sử nhưng không nói được  lịch sử ra sao.
Không ai hiểu rõ hơn những người lãnh đạo Cộng sản Bắc Kinh bằng chính họ, chính họ tự biết họ chính là những kẻ xâm lược, dùng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt phi pháp những hải đảo Hoàng sa, Trường sa và cũng chính họ biết rằng đường lưỡi bò chín đoạn dĩ nhiên là phi pháp, được vạch ra nhằm để phục vụ cho mưu đồ chiếm đoạt tài nguyên của các nước trong vùng, khởi đầu việc mở đường cho giấc mộng xâm lăng muôn đời của bọn người Đại Hán.
Chính vì vậy mà ngay từ đầu họ đã phủ nhận tánh cách pháp lý của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye trong vụ kiện của Phi Luật Tân và cũng tuyên bố ngay từ đầu là họ sẽ không chấp nhận bất cứ phán quyết nào của Tòa Trọng Tài Quốc Tế nầy chớ không phải đợi đến 3 năm sau khi có bản phán quyết rồi họ mới lên tiếng phản kháng. Tại sao?  Vì họ biết chắc chắn rằng trong vụ kiện nầy dù có tham dự hay không họ cũng sẽ hoàn toàn bị thất bại, nên tuyên bố phủ nhận trước để dọn đường cho sự bất tuân của họ về sau.
Đã là ngang ngược thì Bắc Kinh xem việc các chiến hạm, các hàng không mẫu hạm và những chuyến bay của Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Đức, Nhựt đi vào vùng Lưỡi bò của họ như từ trước đến nay không có tác dụng gì cụ thể đến những mưu đồ đen tối của họ, nên họ chỉ tuyên bố phản đối lấy lệ, trong khi cố sức để nhanh chóng xúc tiến thiết lập hoàn hảo mọi thứ cơ sở trên các hải đảo cũng như dưới lòng Biển Đông hầu củng cố nền tảng và tăng cường sức mạnh quân sự của họ ở đây, dự trù cho chiến lược đối đầu với Mỹ trong tương lai.
Nếu Mỹ, Úc và các nước Tây Phương cứ ỷ y, trì huởn, kéo dài tình trạng hiện hữu như vậy cho đến một thời điểm thuận lợi gần nhứt nào đó, khi sự tương quan lực lượng giữa Mỹ-Trung không còn chênh lệch bao nhiêu thì Bắc Kinh sẽ bất thần  ra tay, đến chừng đó thì dù cho Mỹ và liên minh có muốn chống cự thì cũng đã quá trễ.
2.- Một giải pháp khả thi: Để giải quyết bế tắt kễ trên, một cách hữu hiệu nhứt là hơn lúc nào hết, ngay từ bây giờ, Mỹ cần phải tổ chức lại đội ngũ của chương trình chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, thiết lập một Tổ Chức Đặc Nhiệm bao gồm Mỹ, Úc, Nhựt, Anh, Pháp, Đức, Ấn, Nam Dương và luôn cả Việt, Phi luật Tân, Mã Lai, Bruney…hình thành một Cơ Quan Chế Tài đủ mạnh để bảo vệ quyền lực của Liên Hiệp Quốc, bảo vệ Hải Phận Quốc Tế huyết mạch từ eo biển Malacca lên Bắc Á, bảo vệ Phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye về đường lưỡi bò chín đoạn  mà Bắc Kinh đã tự vạch ra, để làm gương.
Tổ chức Đặc Nhiệm nầy sẽ thành lập một Bộ Tham Mưu Liên Quân bên cạnh các Hạm Đội Mỹ, phân phối hạm đội các nước trong ủy ban dùng chiến hạm của họ thường trực đóng dọc theo hai bên ranh giới của hải phận quốc tế mà luật pháp quốc tế cho phép, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Tham Mưu Liên Quân. Bất cứ một yếu điểm nào của hai bên đường ranh bất ngờ bị tấn công thì lập tức Bộ Tham Mưu Liên Quân sẽ phản ứng ngay tức khắc. như vậy các nước nhỏ bé và yếu kém như Phi Luật Tân chẳng hạn, nhận nhiệm vụ trấn đóng sẽ yên tâm vì được bảo vệ nên không còn lo sợ cường quyền Bắc Kinh ngang ngược bắt chẹt họ nữa.
C.- Kết luận
Hy vọng nếu được như vậy thì đường lưỡi bò sẽ tự động bị xóa sổ, các phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye sẽ cò hiệu lực, Bắc Kinh không còn lý do để chiếm đóng trên các hải đảo mà họ đã bồi đắp nên phải rút đi, tham vọng xâm lăng bất chánh của họ phải dừng lại, lãnh hải và lãnh thổ của nước nào sẽ được hoàn trả lại về cho nguyên chủ của nó. Biển Đông từ đây sẽ được thái bình, các nước nhỏ bé trong vùng sẽ được yên tâm khai thác tài nguyên của mình mà không còn lo sợ bất cứ một áp lực nào, kễ cả Trung Cộng.
Thanh Thủy (16/9/2019)

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.