Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 27/08/2019

Tuesday, August 27, 2019 6:21:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 27/08/2019

‘Mỹ không muốn ExxonMobil

bị Trung Quốc hăm dọa’ sau vụ Bãi Tư Chính

Bộ Ngoại giao Mỹ đã lần thứ hai lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về hành xử ở Biển Đông với lời lẽ đanh thép hơn và theo nhận định của một chuyên gia ở Washington, Mỹ muốn gửi đi một thông điệp tới Việt Nam và ExxonMobil rằng Hoa Kỳ sẽ không để Bắc Kinh “hăm dọa” công ty dầu khí của họ tại mỏ Cá Voi Xanh.
Nói trong tuyên bố ra hôm 22/8, Mỹ “quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào những hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí lâu nay của Việt Nam trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố là Vùng đặc quyền kinh tế.”
Đây là lần thứ 2 Mỹ lên tiếng về hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông kể từ khi Bắc Kinh đưa tàu thăm dò địa chấn Hải Dương 8 vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và gây ra vụ đối đầu giữa các tàu hải cảnh của hai bên trong gần 2 tháng qua.
Trong đoạn văn cuối cùng của thông cáo lần thứ 2, Bộ Ngoại giao Mỹ đặc biệt nhấn mạnh đến việc “các công ty của Mỹ là những công ty hàng đầu thế giới trong việc khai thác và thăm dò các nguồn hydrocarbon, kể cả ở ngoài khơi và tại Biển Đông” và rằng Mỹ “mạnh mẽ phản đối bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm đe dọa hay cưỡng chế các quốc gia đối tác phải rút lại sự hợp tác với các công ty không phải của Trung Quốc hay quấy nhiễu những hoạt động hợp tác của họ.”
Mỹ trước đó, trong thông cáo lần đầu tiên ra ngày 20/7 ngay sau khi Hà Nội cáo buộc tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc “xâm phạm chủ quyền Việt Nam,” đã lên tiếng về ngôn từ của Trung Quốc trong bộ quy tắc ứng xử với ASEAN trong đó Bắc Kinh tìm cách hạn chế quyền của các công ty nước ngoài, bao gồm cả các công ty của Mỹ.
Mỹ không muốn thấy Exxon trở thành nạn nhân bị Trung Quốc đe dọa bởi vì sau lô của Rosneft hiện đang bị Trung Quốc quấy nhiễu ngoài khơi biển phía nam Việt Nam, dự án dầu khí lớn nhất tiếp theo của Việt Nam là dự án Cá Voi Xanh mà Exxon Mobil có ở ngoài khơi bờ biển phía bắc (Việt Nam).
Greg Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS
Ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington, nói với VOA rằng với một tuyên bố mạnh mẽ hơn lần trước, “Mỹ đặc biệt đang tìm cách gửi đi một thông điệp tới Việt Nam và Exxon rằng Mỹ quan tâm đến sự việc đang xảy ra này.”
ExxonMobil, tập đoàn dầu khí hàng đầu của Mỹ, hiện đang liên doanh với Việt Nam trong dự án Cá Voi Xanh trị giá 10 tỷ USD được chính thức công bố hồi tháng 11/2017 tại thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng.
“Mỹ không muốn thấy Exxon trở thành nạn nhân bị Trung Quốc đe dọa bởi vì sau lô của Rosneft hiện đang bị Trung Quốc quấy nhiễu ngoài khơi biển phía nam Việt Nam, dự án dầu khí lớn nhất tiếp theo của Việt Nam là dự án Cá Voi Xanh mà Exxon Mobil có ở ngoài khơi bờ biển phía bắc (Việt Nam),” ông Poling nói.
Mỏ Cá Voi Xanh nằm trong Lô 118 trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Tuy nhiên, với đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc đơn phương đưa ra, thì Lô 118 cũng nằm trong khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Ông Gary Sands, một nhà nghiên cứu cao cấp của Wikistrat, viết trên The Diplomat rằng vị trí hoạt động khoan dầu mà Exxon báo cáo trên thực tế không nằm trong đường lưỡi bò 9 đoạn mà Bắc Kinh tuyên bố nhưng ở lưu vực mà Trung Quốc thăm dò năm 2014 với giàn khoan Hải Dương 981. Hoạt động của giàn khoan này tại khu vực biển đầy tranh chấp đã làm bùng lên các cuộc biểu tình ở Việt Nam trong thời gian đó.
Sức ép của Bắc Kinh
Trong vòng chưa đầy 1 năm từ 2017 đến 2018, Việt Nam được cho là đã phải hủy hai dự án khai thác dầu khí ngoài khơi với đối tác Repsol của Tây Ban Nha do sức ép từ Bắc Kinh.
Với việc đưa tàu Hải Dương 8 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 3/7, Trung Quốc “quyết tâm ngăn chặn Việt Nam khai thác tài nguyên dưới đáy biển”, sau khi Hà Nội “cho phép công ty dầu khí Nga Rosneft thuê giàn khoan dầu của Nhật là Hakuryu 5 để khoan thăm dò vùng biển nằm ở phía Tây của Bãi Tư Chính,” theo ông Ryan Martinson, chuyên gia nghiên cứu về hải quân Trung Quốc của Trường Hải chiến Hoa Kỳ.
XEM THÊM:
Chuyên gia: Khả năng đụng độ vũ trang tại Bãi Tư Chính tăng cao
Các hành động của Trung Quốc từ năm 2017 cho thấy họ đã trở nên “hung hăng hơn trong việc thách thức tất cả các hoạt động khai thác dầu của Việt Nam trong vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính,” theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales trong bản tin phân tích trính trị và các vấn đề an ninh khu vực ra ngày 17/8.
“Không rõ quan điểm của Trung Quốc đối với Exxon thế nào nhưng một điều rõ ràng là Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận việc khoan dầu trong cái mà họ coi là vùng biển có tranh chấp,” nhà nghiên cứu Poling của CSIS nói.
Theo ông Poling, “lô của Exxon nằm trong vùng 200 hải lý của (Việt Nam) trong quần đảo Hoàng Sa và do đó Trung Quốc có thể hoàn toàn tuyên bố nó thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ ở Hoàng Sa.”
Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cách đây 45 năm, theo truyền thông trong nước.
XEM THÊM:
Việt Nam vào thế kẹt: Chiến hạm Mỹ không dọa được Trung Quốc trên biển Đông
Nhà nghiên cứu của CSIS nhận định rằng Trung Quốc “đã luôn nhập nhằng về Exxon” và liệu Trung Quốc có “gây ra vấn đề lớn với Exxon hay không sẽ là một quyết định chính trị. Nó hoàn toàn phụ thuộc và việc họ cảm thấy thế nào với Việt Nam và họ cảm thấy thế nào với phía Mỹ.”
Tuy nhiên, ông Poling cho rằng Mỹ sẽ không dùng lực lượng quân sự để bảo vệ Việt Nam nếu xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc trong bối cảnh vụ đối đầu tại Bãi Tư Chính ngày càng leo thang.
“Nhưng Mỹ sẽ tìm cách để làm mọi thứ có thể để đánh động thế giới về những gì Trung Quốc đang làm bởi vì Trung Quốc càng trông như là một kẻ bắt nạt không được thừa nhận thì cái giá mà Trung Quốc phải trả cho hành vi của họ càng đắt,” ông Poling nói.
Giáo sư Thayer cũng từng nhận định với VOA rằng Mỹ sẽ không đơn phương bảo vệ Việt Nam chống lại Trung Quốc ở Biển Đông vì Việt Nam không phải là một đồng minh cũng như không phải là một đối tác chiến lược của Mỹ.
Mặc dù vậy, Mỹ vẫn là nước duy nhất cho tới lúc này chỉ tên thẳng Trung Quốc trong vụ tranh chấp tại Bãi Tư Chính nhưng theo ông Poling, việc chỉ có Mỹ lên tiếng thôi thì chưa đủ.
“Vấn đề lớn hơn của Việt Nam là làm thế nào để có được sự ủng hộ của các quốc gia châu Âu, Úc, Nhật và các thành viên ASEAN,” nhà nghiên cứu của CSIS nói. “Không ai trong số họ nói một lời nào về sự quấy rối của Trung Quốc trong gần hai tháng qua.”
XEM THÊM:
Việt Nam ‘sẽ thắng’ nếu kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế?
Cách đây vài tuần, Việt Nam đã tìm cách đưa vấn đề Biển Đông ra hội nghị của ASEAN tại Bangkok nhưng không nhận được nhiều ủng hộ từ khối này. Ủy ban châu Âu lên tiếng khẳng định quan điểm của EU ủng hộ “đảm bảo tự do hàng hải, hàng không vì lợi ích của các nước, các bên cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế” đầu tháng 8 nhưng không đề cập đến Trung Quốc. Thủ tướng Úc Scott Morrison cũng chỉ bày tỏ “quan ngại về các diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông” khi gặp mặt lãnh đạo Việt Nam vào tuần trước.
Ngoài việc tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế, một trong những giải pháp để giúp Việt Nam chống lại sự “bắt nạn” của Trung Quốc về lâu dài là kiện Bắc Kinh ra tòa quốc tế như các chuyên gia Mỹ đề xuất qua các cuộc phỏng vấn với VOA. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không trả lời yêu cầu bình luận của VOA về việc liệu Hà Nội có xem xét tiến hành hành động pháp lý chống lại Trung Quốc hay không.
https://www.voatiengviet.com/a/my-khong-muon-exxonmobil-bi-trung-quoc-ham-doa-sau-bai-tu-chinh/5057289.html

Tổng Thống Trump Và Tổng Thống Macron

họp báo chung sau hội nghị G7

Tin Biarritz, Pháp – Vào thứ Hai, 26 tháng 8, trong cuộc họp báo chung với Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron sau hội nghị G7, Tổng Thống Donald Trump nói ông tin rằng Trung Cộng thật sự muốn đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ, vì nước này đã thiệt hại nặng trong những tháng gần đây.
Ông Trump cũng ca ngợi Chủ Tịch Tập Cận Bình là một lãnh đạo tốt, và tin rằng ông Tập sẽ không muốn quốc gia bị mất khoảng 3 triệu việc làm trong một thời gian ngắn. Tổng Thống Trump nói ông sẽ ký thỏa thuận thương mại với Trung Cộng, nếu đây là một thỏa thuận tốt và công bằng. Ông Trump cho biết ông tin là Trung Cộng đang rất muốn đạt được thỏa thuận, sau khi Bắc Kinh liên lạc với viên chức Hoa Kỳ trong đêm để thông báo rằng nước này muốn quay lại bàn đàm phán.
Về vấn đề Iran, Tổng Thống Trump nói một cuộc gặp với Tổng Thống Iran Hassan Rouhani là điều có thể xảy ra, và khẳng định Hoa Kỳ không có ý định muốn tìm cách thay đổi chế độ tại Iran. Tuy nhiên, lãnh đạo Hoa Kỳ cũng khuyến cáo Iran sẽ phải đối mặt với các lực lượng mạnh mẽ, nếu nước này tiếp tục gia tăng căng thẳng giữa hai bên.
Vào 1 ngày trước đó, Tổng Thống Macron đã gây bất ngờ cho các lãnh đạo khác khi mời Ngoại Trưởng Iran Mohammad Zarif đến thành phố Biarritz để thảo luận về vụ đối đầu giữa Washington và Tehran. Tổng Thống Trump không gặp ông Zarif, nói rằng việc gặp mặt hiện nay vẫn là quá sớm, tuy nhiên, ông không phản đối hành động của tổng thống Pháp. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-va-tong-thong-macron-hop-bao-chung-sau-hoi-nghi-g7/

Bộ Quốc phòng Mỹ lên án Trung Quốc

‘bắt nạt” Việt Nam

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 26 tháng 8 lên tiếng chỉ trích Trung Quốc có những hành động xâm lấn cưỡng bức đối với các hoạt động khai thác dầu khí ở vùng nước mà Việt Nam đòi chủ quyền.
Từ khoảng giữa tháng 6 và đầu tháng 7 đến nay, Trung Quốc đã liên tục gửi tàu khảo sát Hải Dương 8 và các tàu Hải cảnh, dân binh xuống khu vực gần bãi Tư Chính nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam để quấy nhiễu những hoạt động khai thác dầu khí tại lô 06.1 của Việt Nam.
Hôm 24/8 vừa qua, tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống thậm chí còn vào hẳn trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách bờ biển Phan Thiết khoảng 185 km.
Bộ Quốc phòng Mỹ gọi các hành động của Trung Quốc là chiến thuật bắt nạt các nước.
“Trung Quốc sẽ không dành được lòng tin từ các nước láng giềng cũng như sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế bằng cách tiếp tục duy trì chiến thuật bắt nạt”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ viết.
Tuyên bố cũng đồng thời khẳng định cam kết của Mỹ trong việc tiếp tục bảo vệ các đồng minh và đối tác để đảm bảo tự do hàng hải và các hoạt động kinh tế ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng Hoa Kỳ đang tiếp tục đưa ra những phát biểu thiếu suy nghĩ, đưa ra những chỉ trích không có căn cứ chống lại Trung Quốc, hoàn toàn bóp méo thực tế và gây nhầm lẫn giữa đúng và sai.
Ông Cảnh Sảng thúc giục Hoa Kỳ nên ngừng ngay những hành động mà ông gọi là xấu và nên đóng vai trò tích cực, xây dựng trong các vấn đề khu vực và quốc tế.
Đây là lần thứ hai trong vòng khoảng 1 tuần qua, Hoa Kỳ đưa ra những chỉ trích nhắm vào hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hôm 21/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus cũng ra thông cáo lên án Trung Quốc gây hấn nhằm can thiệp vào các hoạt động kinh tế của các nước ở khu vực Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định Trung Quốc đang gây sức ép với các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, phải bỏ hợp tác với những công ty từ các nước khác, thay vào đó chỉ hợp tác với các công ty của nhà nước Trung Quốc.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông, qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Đường đứt khúc đi hẳn vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực và Trung Quốc sử dụng lập luận này để cho tàu vào các vùng nước đã được quốc tế công nhận của các nước khác.
Năm 2016, tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague đã ra phán quyết bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này nhưng Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của tòa.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/pentagon-accuses-china-off-bullying-tactics-in-waters-off-vietnam-08272019074518.html

Trump ra lệnh rời Trung Quốc,

các hãng Mỹ có nghe theo?

Tổng thống Trump ‘không có quyền’ yêu cầu các hãng xưởng Mỹ di dời khỏi Trung Quốc và động thái này có thể khiến các doanh nghiệp Mỹ chới với và đẩy kinh tế đi nhanh vào suy thoái mặc dù nó cũng khiến cho nền kinh tế Trung Quốc bị tổn thất nặng nề, các phân tích gia cho biết.
‘Không cần nghe’
“Chúng ta không cần đến Trung Quốc và nói thật, chúng ta sẽ tốt hơn nếu không có họ,” ông Trump giận dữ viết trên Twitter hôm 23/8 ngay sau khi có tin Trung Quốc tiếp tục áp thuế trả đũa lên 75 tỷ đô là hàng hóa Mỹ. “Các công ty Mỹ vĩ đại được lệnh ngay lập tức phải tìm địa điểm thay thế Trung Quốc, trong đó có đưa công ty trở về nhà và sản xuất trên đất Mỹ.”
Tuy nhiên, trên kênh Fox, các nhà bình luận cho rằng các hãng xưởng Mỹ không cần xem lời của ông Trump là nghiêm túc.
“Ông ấy có thể nói gì tùy ý, những tôi nghĩ các doanh nghiệp có thể không cần nghe,” ông Oliver Hart, giáo sư Harvard từng đạt giải Nobel Kinh tế năm 2016, phát biểu trên kênh Fox Business. “Tôi không nghĩ rằng họ nên xem lời nói đó là nghiêm túc.”
Ken Bertsch, giám đốc điều hành của Hội đồng các nhà Đầu tư Tổ chức, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào quản trị doanh nghiệp, nói với Fox rằng ông cũng cảm thấy như vậy.
“Ông ấy (Trump) có thể nói những gì ông ấy muốn, nhưng các công ty cần phải có tầm nhìn rộng hơn,” ông Berch nói. “Tổng thống không có quyền ra lệnh cho các công ty phải làm gì.”
Ông Hart cũng nói rằng Tổng thống thật sự không có quyền ra lệnh cho các doanh nghiệp làm bất cứ điều gì.
“Trừ phi Quốc hội ra luật, tôi không cho rằng Tổng thống là người mà các công ty nên lắng nghe,” ông nói.
Giáo sư Hart cũng tin rằng cổ đông của các công ty có thể muốn thực hiện theo lời kêu gọi của Tổng thống hay không.
“Có khả năng các cổ đông sẽ nói rằng ‘Vâng, hãy làm điều này vì mặc dù nó không mang lại lợi nhuận, nhưng nó tốt cho đất nước’,” ông nói. “Nhưng cũng có thể là họ sẽ nói ngược lại.”
Còn theo tờ Washington Post, sắc lệnh bất thường của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến mọi ngành nghề của Mỹ đang cố gắng hiểu xem là họ có nên xem đây là chuyện nghiêm túc hay không, và liệu Nhà Trắng sẽ thực thi nó như thế nào.
Các doanh nghiệp từ bán lẻ đến điện tử và hàng gia dụng mà phần đông trong số họ đã chịu áp lực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đã kéo dài nhiều tháng đã liên hệ với các hiệp hội ngành nghề của họ để được hướng dẫn và chờ đợi thông báo chính xác hơn từ Nhà Trắng.
“Tôi đang cố gắng giữ bình tĩnh và không để mình bị lo lắng và bực mình, nhưng việc này càng trở nên khó khăn,” Magi Raible, người sáng lập LiteGear Bag, hãng sản xuất vali có trụ sở tại Vallejo, tiểu bang California nói với Washington Post.
Bà nói bà sẽ có một cuộc họp vào tuần tới với các đồng nghiệp trong ngành để bàn bạc việc di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc để chuyển đến Ấn Độ hay Nam Phi.
Điều luật về quyền lực khẩn cấp
Tối 23/8, khi đặt chân đến Pháp để họp thượng đỉnh khối G7, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter rằng ông sẽ dùng đến Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, vốn được ký thành luật hồi 1977, để hiện thực hóa mệnh lệnh của ông.
Theo bà Jennifer Hillman, giáo sư luật ở Đại học Georgetown và chuyên gia về thương mại tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ông Trump không có quyền yêu cầu các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc.
Nhưng theo đạo luật mà ông Trump dẫn ra, ông ấy có thể chặn việc đưa tiền vào Trung Quốc trong tương lai, bà nói. Nhưng trước tiên, ông ấy phải đưa ra một ‘tuyên bố hợp pháp’ rằng đang xảy ra tình trạng khẩn cấp quốc gia, bà giải thích trên Washington Post.
Quốc hội có thể chấm dứt tuyên bố tình trạng khẩn cấp này nếu muốn, bà nói.
“Hơn nữa, ngay cả khi tất cả những điều này xảy ra, nó cũng sẽ không có hiệu lực đối với tất cả các khoản đầu tư của Mỹ đã được thực hiện ở Trung Quốc,” bà Hillman được Washington Post dẫn lời nói thêm.
“IEEPA không phải là không có giới hạn,” ông Rod Hunter, một luật sư thương mại quốc tế ở Baker McKenzie và là giám đốc cao cấp về kinh tế quốc tế thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia dưới chính quyền George W. Bush, được Washington Post dẫn lời nói. “Nếu ông Trump dùng điều luật này để hủy hoại quyền tài sản hiện có của công dân Mỹ thì chắc chắn sẽ có những thách thức pháp lý và Hiến pháp.”
Các chuyên gia thương mại khác nói rằng ông Trump có trong tay những công cụ khác để thúc đẩy các công ty Mỹ dừng làm ăn ở Trung Quốc.
Trong đó có tiếp tục tăng thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, như ông Trump đã làm hôm 23/8. Nhà Trắng cũng có thể trừng phạt các công ty không vâng lời bằng cách loại họ ra trong các hợp đồng cung ứng cho chính phủ liên bang, các nhà kinh tế cho biết.
‘Không trở lại Mỹ’
“Dòng tweet này cũng ông Trump cũng không hoàn toàn là lời nói rẻ tiền,” ông Derek Scissors, một chuyên gia về ở Trung Quốc ở American Enterprise Institute, nói với Washington Post
Thông điệp này đã công khai những gì Trump đã nói riêng với các công ty trong hơn hai năm qua, ông William Reinsch, một chuyên gia thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho biết.
“Dù sao đi nữa, trên thực tế nhiều công ty đã tính đến việc dời đi,” ông Reinsch nói cũng với Washington Post.
“Chi phí lao động đang tăng lên ở Trung Quốc, chế độ thì đàn áp và các công ty Mỹ tiếp tục chịu sự phân biệt đối xử,” ông giải thích.
Một số nhà sản xuất hàng may mặc và điện tử đã dời khỏi Trung Quốc và xu thế này càng bị đẩy mạnh với việc Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu ngày càng cao đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Nhưng rất ít các công ty trong số này đã đưa việc làm trở lại Mỹ. Thay vào đó, họ đã chuyển sang các nước có chi phí thấp khác như Việt Nam hoặc Bangladesh.
Các ngành công nghiệp khác cũng muốn dời khỏi Trung Quốc nhưng họ nói rằng họ gặp khó khăn để tìm được chuỗi sản xuất có cùng chất lượng nhưng chi phí rẻ ở những nước khác.
“Các công ty muốn tìm địa điểm thay thế, nhưng việc này không thể xảy ra trong một đêm được,” ông Jonathan Gold, phó chủ tịch chuỗi cung ứng và chính sách hải quan tại Liên đoàn bán lẻ quốc gia, nói với Washington Post. “Ngay cả khi họ thật dời đi thì không may phần nhiều trong số họ sẽ không trở lại Mỹ. Chúng tôi đồng ý rằng Trung Quốc hành xử xấu, nhưng chúng ta cần quay trở lại bàn đàm phán để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại.”
‘Đặt Apple vào thế khó’
Một số nhà phân tích cho rằng các dòng tweet của ông Trump là một động thái đặc biệt quyết liệt nhằm vào Apple và các công ty công nghệ khác, vốn đặt hệ thống sản xuất của họ tại Trung Quốc.
Trong hàng chục năm, Apple đã trở nên gắn chặt với cơ sở hạ tầng lắp ráp thiết bị điện tử của Trung Quốc đến mức sẽ cực kỳ khó khăn cho họ để gỡ ra. Trong một trường hợp khả quan nhất, Apple sẽ mất 5 năm để chuyển một nửa sản lượng iPhone của họ ra khỏi Trung Quốc, ông Dan Ives thuộc công ty chứng khoán Wedbush Securities, nói.
Xét nhiều mặt, sự vươn lên của Apple trở thành một trong những công ty có giá trị cao nhất thế giới là nhờ vào sự hợp tác với Foxconn, một hãng Đài Loan đặt hệ thống sản xuất ở Trung Quốc.
Apple đưa ra ý tưởng cho các sản phẩm tiêu dùng, nhưng chính Terry Gou, người sáng lập Foxconn, mới biến chúng thành hiện thực vào đầu những năm 2000 bằng cách tận dụng năng lực sản xuất của Trung Quốc để chế tạo các thiết bị hào nhoáng với chi phí thấp để họ có thể có lãi, theo Washington Post.
Trước đây Apple đã từng lắp ráp các sản phẩm bên ngoài Trung Quốc, sản xuất máy tính với số lượng tương đối nhỏ ở Mỹ và khảo sát khả năng sản xuất iPhone ở Ấn Độ và Đông Nam Á, nhưng hãng này vẫn phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc.
Trung Quốc với quy mô quá lớn cũng là một thị trường quan trọng cho doanh số bán iPhone. Điều này khiến Apple càng miễn cưỡng chấm dứt sự hiện diện sản xuất của họ ở quốc gia này. Trong quý tài chính thứ ba năm 2019, Trung Quốc chiếm 9,19 tỷ đô la doanh thu của Apple, so với 25 tỷ đô la ở toàn bộ châu Mỹ, cũng theo tờ Washington Post.
‘Đã tính đến dời đi’
Rất nhiều ngành công nghiệp khác cũng dựa vào Trung Quốc. Delta Children, một nhà sản xuất đồ nội thất trẻ em của Mỹ, sản xuất khoảng 80% sản phẩm của mình tại Trung Quốc.
Ông Joe Shamie, chủ tịch công ty, cho biết trong những tháng gần đây, ông đã cố gắng chuyển sản xuất sang các nước khác, bao gồm Indonesia, Malaysia và Việt Nam, nhưng các nhà máy ở các nước đó đã hoạt động hết công suất với đơn đặt hàng.
Ông cũng đã cố gắng tìm cách sản xuất nệm ở Mỹ, ông nói, nhưng sẽ cần máy móc từ Trung Quốc trị giá khoảng 1 triệu đô la, mà mặt hàng này chịu mức thuế nhập khẩu 25% do chính quyền Trump áp đặt.
“Tôi đã cố gắng hết sức, và bây giờ quý vị lại muốn đánh thuế tôi cho máy móc tôi cần mua để sản xuất ở Mỹ? Khôn quá đấy,” ông nói mỉa mai trên Washington Post. “Đây là một thảm họa.”
Công ty hàng thể thao Columbia Sportswear cho biết họ đã bắt đầu chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc khoảng 15 năm trước khi họ tìm thấy những nơi chi phí rẻ hơn ở châu Á và châu Phi. Công ty hiện mua hàng từ 19 quốc gia nhưng vẫn nhận khoảng 10% lượng hàng nhập khẩu của họ từ Trung Quốc.
“Trung Quốc không phải là nơi rẻ nhất trên thế giới để sản xuất nữa, nhưng những mặt hàng được nhập từ Trung Quốc rất chuyên dụng và khó mà chuyển đi nơi khác,” ông Timothy Boyle, giám đốc điều hành công ty, được Washington Post nói.
LiteGear Bags từng sản xuất tất cả vali và phụ kiện ở Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, nhà sáng lập Raible nói rằng bà đã chi hàng chục ngàn đô la để chuyển khoảng một phần ba hoạt động của công ty sang Campuchia.
“Đây là một quá trình cực kỳ khó khăn,” bà nói. “Họ phải mất hàng tháng để bắt nhịp được. Ý tôi là, đây là một nhà máy sản xuất túi đựng kính râm và đột nhiên tôi yêu cầu họ làm túi đeo vai và ba lô.”
Phần lớn các sản phẩm của bà tiếp tục được sản xuất ở Trung Quốc, và bà cho biết thuế quan của chính quyền Trump đã khiến thuế nhập khẩu tăng lên 42,6% trên nhiều sản phẩm của bà, tăng từ 17,6% chưa đầy một năm trước. Bà đã phải sa thải nhân viên của mình ở Mỹ và thuê nhân viên hợp đồng theo giờ để giúp đỡ làm kế toán, chuyển hàng và thiết kế đồ họa.
Bản thân ông Trump từ lâu đã tận dụng sản xuất giá rẻ ở nước ngoài, đặc biệt là ở Trung Quốc, để sản xuất hàng hóa mang thương hiệu Trump.
Trong cửa hàng bán lẻ được điều hành bởi Tổ chức Trump ở phía sau khách sạn Trump ở thủ đô Washington D.C, những chiếc mũ chơi golf và những tách cà phê có in tên ông Trump được sản xuất ở Trung Quốc vẫn tiếp tục được bày bán bên cạnh những sản phẩm khác sản xuất ở Indonesia, Việt Nam và các nước khác.
‘Lời kêu gọi trong ngắn hạn’
Trao đổi với VOA, Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, giáo sư dạy MBA tại Trường Quản lý Keller, cho rằng chỉ có 10-15% khả năng các hãng xưởng Mỹ sẽ nghe theo mệnh lệnh này của ông Trump.
Ông Lộc nói không nên xem lời của ông Trump là mệnh lệnh mà chỉ là lời ‘kêu gọi trong ngắn hạn’ với hàm ý rằng ‘chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục với các đợt đánh thuế nên các hãng xưởng Mỹ làm ăn ở Trung Quốc về lâu dài sẽ không có lợi gì hết’.
Ông giải thích rằng ông Trump chỉ có thể thực thi mệnh lệnh một cách cưỡng ép nếu ông vận dụng đạo luật IEEPA mà theo đó ông được trao quyền hành khẩn cấp giống như trong trường hợp quốc gia đang có chiến tranh và tuyên bố các công ty Mỹ làm ăn với Trung Quốc là ‘gây nguy hại cho an ninh của Mỹ’.
“Tuy nhiên điều này khó xảy ra vì ông Trump cần phải chứng minh tại sao các công ty đó gây ảnh hưởng đến an ninh của Mỹ. Chắc chắn ông sẽ gặp thưa kiện,” ông Lộc phân tích.
Ông nói với lời kêu gọi này của ông Trump thì chắc chắn các công ty Mỹ sẽ không đầu tư thêm hoặc giảm đầu tư ở Trung Quốc, nhưng rút đầu tư hoàn toàn như lời ông Trump thì ‘sẽ vẫn án binh bất động’.
Theo ông giải thích thì quá trình di dời phải mất ít nhất là 6 tháng cho đến một năm với chi phí từ hàng trăm triệu cho đến cả tỉ đô la để xây dựng dây chuyền sản xuất ở nơi khác. Hơn nữa, sự gián đoạn trong quá trình sản xuất rồi chi phí đắt đỏ hơn ở nơi mới khiến họ mất thị trường, chưa kể mất đi thị trường khổng lồ của Trung Quốc.
Ngay cả khi di dời thì các hãng xưởng này cũng không về Mỹ mà sẽ tìm đến các quốc gia có chi phí thấp tương tự vì ở Mỹ chi phí kinh doanh đắt đỏ cộng với những điều luật khắt khe về lao động và môi trường, ông cho biết.
Ông nói rằng các công ty bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là các công ty công nghệ vốn đặt ở Trung Quốc rất nhiều. Mà các công ty này góp phần tạo nên sức mạnh kinh tế Mỹ trong thời gian qua vì chúng giữ cho chỉ số chứng khoán Mỹ luôn ở mức cao.
“Nếu thực sự các công ty này chuyển về Mỹ thì nhiều khả năng Mỹ sẽ suy thoái vào năm 2020 vì ngay lập tức các công ty lớn nhất mỹ sẽ giảm bớt đầu tư, mất đi lợi nhuận làm ảnh hưởng đến GDP,” ông giải thích.
“Khi dời đi họ bị gián đoạn về chuỗi cung ứng khiến giá cả hàng hóa tăng rất nhiều và gây ảnh hưởng dây chuyền đến sức tiêu dùng của người dân khiến cho người dân Mỹ thắt lưng buộc bụng không dám tiêu xài trong khi FED sẽ gia tăng lãi suất. Cộng với áp lực thuế quan sẽ khiến kinh tế Mỹ đi vào suy thoái,” ông nói thêm.
Còn về kinh tế Trung Quốc, ông Lộc cho rằng ‘sẽ bị gián đoạn rất mạnh vì các nhà thầu lớn nhỏ của Trung Quốc gia công cho các hãng Mỹ ‘sẽ phải đóng cửa, sa thải hàng loạt’.
Tuy nhiên ông cho rằng việc gián đoạn này ‘không đến mức làm sụp đổ nền kinh tế Trung Quốc’ mà chỉ làm cho nền kinh tế Trung Quốc ‘không đủ để nuôi dân’ và ‘người dân nước này sẽ nghèo đói’.
“Nếu bắt các hãng xưởng Mỹ quay về sẽ làm lụn bại kinh tế Trung Quốc, đẩy kinh tế Mỹ đi vào suy thoái và kinh tế thế giới đi vào suy thoái. Chắc chắn vậy,” ông Lộc nói.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-ra-l%E1%BB%87nh-r%E1%BB%9Di-trung-qu%E1%BB%91c-c%C3%A1c-h%C3%A3ng-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-nghe-theo-/5057784.html

Quy định mới về di trú của Mỹ sắp bị kiện

Một liên minh gồm 19 tiểu bang và khu vực thủ đô WashingtonDC ngày26/8 loan báo sẽ kiện chính quyền Trump để ngăn quy định muốn giamgiữ vô thời hạn các gia đình di dân tìm cách định cư ở Mỹ.
Đơn kiện sẽ được nộp lên tòa liên bang ở California là đơn kiện đầu tiêncản chân quy định mới loan báo hôm thứ sáu tuần trước dự kiến có hiệulực vào tháng 10.
Cho dù tòa có cho phép quy định mới của chính quyền Trump được thựcthi đi chăng nữa thì cũng còn nhiều vấn đề thực tiễn, trong đó có chuyệnchi phí tốn kém khi giam giữ thêm hàng ngàn gia đình di dân nữa.
Hơn 42 ngàn gia đình, chủ yếu từ Trung Mỹ, bị bắt dọc theo biên giớiMỹ-Mexico trong tháng 7 vừa qua.
Chính sách mới muốn bỏ thỏa thuận 1997 mà qua đó quy định 20 ngàygiam giữ tối đa đối với trẻ em trong các trại giam giữ di dân bất hợppháp.
Chính quyền Trump cho rằng giới hạn này là yếu tố ‘lôi kéo’ di dân vìhọ tin chắc rằng nếu họ mang trẻ con vượt biên vào Mỹ xin tị nạn, họ sẽnhanh chóng được phóng thích trong lúc chờ đợi tòa di trú phán xét.
https://www.voatiengviet.com/a/quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-m%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-di-tr%C3%BA-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-s%E1%BA%AFp-b%E1%BB%8B-ki%E1%BB%87n-/5057743.html

Lãnh thổ Greenland của người Inuit

trước ý tưởng Trump đòi mua

Ông Donald Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên muốn mua Greenland, lãnh thổ đang có xu hướng muốn tách hẳn khỏi Đan Mạch.
Lịch sử hòn đảo trên 2 triệu km vuông này cũng có những gắn bó “không dứt được” với Hoa Kỳ, và ý tưởng của ông Donald Trump không đến một cách vu vơ mà nằm trong một chiến lược ngăn Nga và Trung Quốc khai thác Bắc Cực.
Ngoài ra, quan hệ của Greenland với “chính quốc” Đan Mạch cũng không phải luôn “cơm lành canh ngọt” mà có nhiều thăng trầm.
1. Greenland từng do Hoa Kỳ bảo hộ
Tháng 4 năm 1940, Đan Mạch bị phát-xít Đức tấn công và thua trận nhanh chóng.
Khác với hoàng gia Na Uy, Hà Lan, Hy Lạp, Nam Tư và các chính phủ Ba Lan, Tiệp Khắc đều di tản sang Anh để tiếp tục kháng chiến, Vua Charles X cùng chính phủ ở Copenhagen đã đầu hàng Đức.
Thị trấn Greenland đang tan chảy ở Bắc Cực
Trung Quốc để mắt tới Bắc Cực
Tàu ngầm Nga xuống lòng Bắc Cực làm gì?
Adolf Hitler cho lập ra một chính quyền bù nhìn thân Berlin và điều này gây ra những hệ lụy quốc tế nghiêm trọng cho Đan Mạch.
Chính quyền này đã không bảo vệ được thuộc địa Greeland nằm gần Canada.
Đặc sứ Đan Mạch tại Hoa Kỳ, Henrik Kauffmann đã tự ý ký một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ đến đóng ở Greenland, xứ sở bị Đan Mạch chiếm làm thuộc địa từ thế kỷ 18.
Copenhagen coi ông Kauffmann là kẻ phản quốc, nhưng phái chống Đức trong cộng đồng Đan Mạch hải ngoại và một số người trong nước coi ông là anh hùng.
Đan Mạch không thừa nhận thỏa thuận Kauffmann tự ký, ủy quyền cho Mỹ đặt Greenland dưới quyền bảo hộ (protective custody) trong suốt Thế chiến 2.
Các căn cứ của Mỹ ở Greenland trở thành điểm trung chuyển phương tiện quân sự cho Hoa Kỳ sang giúp Anh và Đồng minh châu Âu đánh Đức.
Sau Thế Chiến, nghị viện Đan Mạch xóa tội cho ông Kauffmann và ông được phong làm đại sứ chính thức của Vương quốc Đan Mạch tại Mỹ.
Tuy thế, quan hệ của Đan Mạch với Greenland bị sứt mẻ với vai trò của Hoa Kỳ tại đây tăng lên.
Người địa phương Greenland cho rằng ‘mẫu quốc’ đã không bảo vệ nổi họ khi bị Đức tấn công và sau đó lại cho Hoa Kỳ đóng căn cứ.
Năm 1946, Tổng thống Harry Truman nêu đề nghị mua Greenland với giá 100 triệu đô la (1,3 tỷ theo thời giá ngày nay) nhưng Đan Mạch từ chối.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ mua lãnh thổ từ chính Đan Mạch.
Năm 1917, Đan Mạch đã bán đảo Virgin Islands cho Mỹ.
Hoa Kỳ cũng từng mua Louisiana từ Pháp, Florida từ Tây Ban Nha và Alaska từ Nga.
Dù không bán Greenland cho Mỹ, Đan Mạch đã phải ký thỏa thuận để Washington tiếp tục đóng quân ở Greenland thời Chiến tranh Lạnh.
Hiện nay, dù đã bỏ một điểm đóng quân trên đảo, Hoa Kỳ vẫn giữ căn cứ không quân và hàng không vũ trụ Thule, trong Vòng Bắc cực.
Nằm gần Bắc Cực, căn cứ Thule đóng vai trò ngày càng quan trọng khi cả Nga và Trung Quốc đều muốn có mặt tại Bắc Cực.
2. Các vụ kiện quan trọng
Lịch sử Greenland gắn liền với cuộc di cư từ Alaska xuống của người Inuit, thổ dân vùng Bắc Cực, gốc từ Siberia.
Trang web của chính phủ Greenland nói có hai nhóm người xuất hiện tại đây rất lâu trước khi Đan Mạch chiếm hòn đảo.
Khoảng thế kỷ 10, các nhóm săn bắn thuộc sắc tộc Inuit đến đảo, cùng lúc với người châu Âu, do Erik the Red (Erik Đỏ) chỉ huy, tới từ Na Uy vào năm 982.
Erik the Red chỉ thấy một hòa đảo phủ băng tuyết trắng xóa nên đặt trên nó là ‘Greenland’ với hy vọng thấy màu xanh của cây.
Nhưng đến thế kỷ 16, dân Na Uy biến mất khỏi Greenland và chỉ còn người Inuit.
Sang đầu thế kỷ 20, Đan Mạch có nhiều hoạt động thám hiểm ở Tây Greenland, nhưng cùng thời gian, Vương quốc Na Uy cũng có mặt ở phía Đông hòn đảo.
Năm 1922 Na Uy tuyên bố lập trạm thông tin vô tuyến ở Mygg-Bukta, gây phản đối từ Đan Mạch.
Trên thực tế, Na Uy và Đan Mạch đã tranh chấp về Greenland từ cuối thế kỷ 19 và tới năm 1919, các vấn đề ngoại giao bùng nổ.
Na Uy thách thức chủ quyền của Đan Mạch trên toàn đảo Greenland trước tòa quốc tế.
Lập luận của Na Uy nói rằng các hoạt động của người Đan Mạch tại Greenland chỉ hạn chế ở một khu vực rất nhỏ ở phía Tây và Nam hòn đảo, nên họ không thể đòi chủ quyền cho cả lãnh thổ 2,16 triệu km vuông, gồm cả vùng Đông Greenland mà Na Uy cũng có mặt từ lâu.
Năm 1931, phán quyết của Tòa quốc tế (Permanent Court of International Justice-PCIJ) cho rằng Đan Mạch có chủ quyền toàn bộ ở Greenland.
Tuy vậy, tòa cho công bố ý kiến phản bác lại phán quyết chung của thẩm phán người Ý, ông Dionisio Anzilotti, nêu ra sơ hở trong lập luận của Đan Mạch.
Cũng vì vấn đề chủ quyền của Đan Mạch không vững chắc 100% tại Greenland, và do sức ép từ cộng đồng dân địa phương ngày càng cao, Đan Mạch đã phải từ bỏ quy chế chiếm đóng ở Greenland.
Năm 1959, Greenland không còn là thuộc địa của Đan Mạch mà nhận quy chế lãnh thổ phụ thuộc.
Năm 1979, Đan Mạch ra luật, cho người Greenland quyền tự trị, có chính phủ, nghị viện riêng.
Copenhagen nay nắm ngoại giao, quốc phòng của Greenland và viện trợ cho hệ thống an sinh xã hội, còn chính phủ đị́a phương tự lo chính sách kinh tế.
Tuy thế, một vụ kiện khác của người Inuit đã cho thấy thái độ nước đôi của Đan Mạch với cộng đồng này.
Nhóm Hingitaq 53 kiện chính phủ Đan Mạch hồi năm 1953 đã trục xuất họ trong vòng bốn ngày phải bỏ nhà cửa để Hoa Kỳ lấy đất làm căn cứ quân sự ở Thule.
Năm 1999, tòa tối cao Đan Mạch thừa tnận quyết định 45 năm về trước của chính phủ Đan Mạch là bất hợp pháp.
Tuy vậy, tòa không cho nhóm dân Inuit quyền hồi hương và nhận bồi thường gì hết.
Phải đến 2003, người Inuit tiếp tục kiện lên Tòa án Nhân quyền châu Âu thì tòa Đan Mạch mới cho mỗi nguyên đơn hoặc con cháu họ 2780 đô la tiền bồi thường.
3. Xu hướng độc lập và tương lai
Nhiều ý kiến trên các báo châu Âu “chê cười” ông Trump nêu ý tưởng đòi mua đứt Greenland, bị Đan Mạch bác bỏ.
Nhưng các tờ báo cũng nhắc rằng thủ tướng Đan Mạch, bà Mette Frederiksen không hề nói Đan Mạch sẽ quyết định việc này.
Bà nhấn mạnh rằng, “Greenland không phải Đan Mạch (Greenland is not Danish), mà thuộc về người Greenland.”
Điều này phản ánh một thực tế là Đan Mạch đã phải tính đến việc chấp nhận một ngày Greenland sẽ tách hẳn ra.
Năm 2018, bốn đảng ủng hộ độc lập đều giành phiếu vào nghị viện Greenland.
Hiện thủ tướng là ông Kim Kielsen, thuộc đảng Siumut cũng theo xu hướng độc lập.
Sau khi đảo Faroe, một lãnh thổ cựu thuộc địa khác của Đan Mạch đã có trưng cầu dân ý để chuẩn bị tiến tới độc lập, người Greenland lại có thêm khích lệ.
Liên minh cầm quyền hiện đang tiếp tục việc chuẩn bị soạn thảo hiến pháp riêng của Greenland.
Hiện chưa rõ nếu độc lập, tương lai Greenland sẽ ra sao với dân số rất nhỏ (58 nghìn), và quy chế hiện thời rất đặc biệt.
Sau khi cho Greenland quyền tự trị (1979), Đan Mạch cũng công nhận quyền công dân Đan Mạch và cũng là công dân EU cho mọi cư dân hòn đảo.
Nhưng đến 1985, Greeland lại tuyên bố rút khỏi EU nhưng vẫn thuộc chủ quyền Đan Mạch.
Điều chắc chắn là với diện tích rất rộng, nằm ở vị trí địa chính trị chiến lược, Greenland đang là miếng mồi ngon cho nhiều nước lớn.
Việc đóng quân của Hoa Kỳ tại Thule hiện bị người địa phương cho là “chẳng đem lại lợi ích gì cho họ”, theo một bài trên BBC News.
Di sản của sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ là các căn cứ bỏ hoang, gây hại cho môi trường.
Tham vọng của Mỹ tại đây cũng đang đặt Greenland vào vị thế nguy cơ đối đấu với Nga ở Bắc Cực.
Cùng lúc Bắc Kinh đang nhắm tới nguồn đất hiếm nằm dưới các lớp băng ở Greenland.
Trung Quốc còn tính chuyện dùng cảng ở đây làm điểm trung chuyển hàng tới Canada và Hoa Kỳ.
Tóm lại, dân số ít, kinh tế phụ thuộc vào nghề cá và khai khoáng và trợ cấp từ Đan Mạch, tương lại độc lập của Greenland có thể thỏa mãn nhu cầu dân tộc tự quyết, nhưng cũng có thể khiến nước này phải đối phó với các cường quốc bên ngoài.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49481770

Dưới áp lực, Brazil hỗ trợ Mỹ trục xuất công dân Brazil

Brazil tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ trục xuất các công dân Brazil không giấy tờ bằng cách yêu cầu các hãng hàng không Mỹ cho nhữngngười bị trục xuất lên máy bay cho dù họ không có passport hợp lệ. Động thái này diễn ra sau áp lực từ phía chính quyền Trump, ba nguồntin từ chính phủ Brazil cho Reuters biết ngày 26/8.
Cảnh sát Liên bang gửi thông báo tới các hãng hàng không hồi tháng 6 đồng ý để các hãng này cho những người bị trục xuất gốc Brazil đượclên máy bay dù chỉ có giấy chứng nhận công dân do tòa lãnh sự cấp nếunhững người này không có passport hợp lệ mà trước đây bắt buộc phảicó nếu muốn du hành tới Brazil.
Việc này hỗ trợ quá trình Mỹ hồi hương những người bị Mỹ trục xuấttrong nỗ lực của chính quyền Trump muốn xóa sổ di dân bất hợp phápcàng nhanh càng tốt.
Các giới chức Brazil tiết lộ tin cho Reuters nói rằng Brail ngày càng bịáp lực từ chính quyền Trump buộc họ phải hỗ trợ Mỹ trục xuất nhữngcông dân Brazil không giấy tờ, bằng không có thể sẽ bị chế tài.
Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực đối với các nước không chịunhận công dân của họ bị Mỹ trục xuất, theo một sắc lệnh hành pháp ban hành ngay sau khi ông Trump nhậm chức.
Số công dân Brazil bị Mỹ trục xuất tăng dần từ 1.413 trường hợp vàonăm tài khóa 2017 lên tới 1.691 trong năm 2018. Theo giới hữu trách, công dân Brazil là nhóm quốc tịch bị Mỹ trục xuất nhiều, đứng hàng thứsáu.
https://www.voatiengviet.com/a/d%C6%B0%E1%BB%9Bi-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-brazil-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-m%E1%BB%B9-tr%E1%BB%A5c-xu%E1%BA%A5t-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-brazil/5057720.html

Brazil từ chối $22 triệu viện trợ của G7

để giúp dập cháy rừng Amazon

Brazil sẽ từ chối đề nghị của nhóm G7 viện trợ 20 triệu đôla để khắc phục hậu quả các vụ cháy rừng Amazon, CNN dẫn nguồn từ trang tin G1 Globo cho biết hôm 27/8.
Chánh văn phòng của tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nói rằng nước ông từ chối gói viện trợ của G7, và đề nghị ngân khoản đó nên được sử dụng cho nơi khác, theo trang Globo.
“Chúng tôi rất cám ơn, nhưng có lẽ số tiền đó nên dùng để tái tạo rừng ở châu Âu sẽ phù hợp hơn,” trang Globo dẫn lời ông Onyx Lorenzoni nói vào tối 26/8.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron – người chủ trì hội nghị thượng đỉnh G7 vừa kết thúc hôm 26/8 – cho biết nhóm các nước công nghiệp này đồng ý cấp cho Brazil 22 triệu đôla để giúp chữa cháy rừng Amazon.
Nhưng các bộ trưởng Brazil nói rằng số tiền này không cần thiết và cáo buộc rằng các cường quốc nước ngoài muốn kiểm soát rừng Amazon, theo BBC.
Tổng thống Bolsonaro cho rằng ý tưởng thành lập một liên minh quốc tế để cứu rừng Amazon rồi sẽ biến Brazil thành “thuộc địa” và “người dân thì mất đất.” Ông gọi đó là hành động tấn công vào chủ quyền của nước ông, theo CNN.
Tổng thống Bolsonaro từ lâu đã cho rằng các nước châu Âu đang cố gắng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Brazil. Ông cáo buộc rằng lợi ích của châu Âu đối với phúc lợi của Amazon là một chiêu bài nhằm chiếm chỗ đứng trong khu vực, theo BBC.
Brazil cho biết đã huy động 44.000 binh sĩ để đối phó các vụ cháy rừng Amazon đang lan rộng, và quân đội cũng đang được điều động đến hỗ trợ cho bảy bang theo yêu cầu của các chính quyền địa phương.
https://www.voatiengviet.com/a/brazil-tu-cho-thang-vien-tro-22-trieu-dola-cua-g7-de-giup-dap-chay-rung/5058597.html

G7 : Tuyên bố chung

về thương mại và khủng hoảng quốc tế

Tú Anh
Hội nghị G7 tại Biarritz, điểm hẹn quốc tế cấp thượng đỉnh do nước Pháp tổ chức kết thúc hôm thứ Hai 26/08/2019 với một bản « tuyên bố chung » gồm những cam kết về các hồ sơ nóng trên thế giới.
Để tránh tái diễn tình huống xảy ra tại Canada 2018 khi tổng thống Donald Trump bất ngờ rút lại chữ ký, thượng đỉnh 2019 không có thông cáo chung. Thay thế vào đó là một văn bản ngắn do tổng thống Pháp Emmanuel Macron soạn thảo, liệt kê một loạt nguyên tắc được tất cả lãnh đạo G7 chấp thuận như là kêu gọi ngưng bắn ở Libya,tránh bạo lực ở Hồng Kông.
Về khủng hoảng Ukraina
Pháp và Đức sẽ tổ chức thượng đỉnh bốn bên, « hữu ích », theo công thức Normandie (Pháp,Đức, Nga, Ukraina) vào tháng 9 tới để giải quyết xung đột. Ba vấn đề cụ thể là tù nhân, chiến tuyến và tình hình chính trị. Liên quan đến Nga, G7 chưa đồng thuận tái lập chiếc ghế thành viên thứ 8 cho Nga, bị trục xuất vào năm 2014 sau vụ sáp nhập Crimée.
Về thương mại thế giới
G7 khẳng định ủng hộ nền thương mại tự do, cởi mở trên toàn cầu. Trong chiều hướng này, cần cải cách Tổ Chức Thương Mại Thế giới sâu rộng để bảo vệ hiệu quả hơn quyền sở hữu trí tuệ, diệt trừ lề thói cạnh tranh bất chính.
Về Iran
G7 chia sẻ mục tiêu chung : ủng hộ hòa bình khu vực và không để cho Iran trang bị vũ khí hạt nhân
Về Hồng Kông
G7 kêu gọi chấm dứt bạo lực và khẳng định giá trị bản tuyên bố chung Trung Quốc – Anh Quốc năm 1984 quy định nguyên tắc « một quốc gia hai chế độ ».
Bản tuyên bố chỉ dài một trang giấy, không đề cập đến cuộc chiến chống bất bình đẳng xã hội cũng không một câu về khí hậu chứng tỏ bất đồng giữa Donald Trump và lãnh đạo các đại cường trong G7 vẫn còn sâu đậm.
Bắc Kinh tỏ ra bất bình vì đoạn tuyên bố ủng hộ quyền tự trị của Hồng Kông . Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng G7 « can thiệp vào chuyện nội bộ Trung Quốc với ý đồ xấu ».
Thượng đỉnh G7 năm tới 2020 sẽ được tổ chức tại Hoa Kỳ, chính xác là tại Miami, theo ý của tổng thống Mỹ.
http://vi.rfi.fr/phap/20190827-g7-tuyen-bo-chung-ve-thuong-mai-va-khung-hoang-quoc-te-ok

Liệu Huawei lại sẽ có cơ hội

vào thị trường 5G của Anh?

Anh Quốc sẽ quyết định liệu có loại Huawei ra khỏi mạng di động 5G của mình hay không vào cuối năm nay, một quan chức trong nội các nói.
Bộ trưởng Kỹ thuật số, Nicky Morgan nói với BBC rằng bà hy vọng chính phủ “có thể làm được điều gì đó vào mùa thu”.
Bà nhấn mạnh rằng Anh cần ra một “quyết định đúng đắn” để đảm bảo an toàn cho các mạng di động của mình.
Mỹ hoãn lệnh cấm Huawei thêm 90 ngày
Huawei cắt giảm việc làm ở Mỹ sau khi bị vào ‘sổ đen’
Mỹ cấm các hãng Trung Quốc ‘làm siêu máy tính’
Hồi tháng Sáu, Trung Quốc cảnh báo Anh rằng việc loại Huawei khỏi mạng lưới 5G là “gửi ra một tín hiệu rất xấu”.
“Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể làm được điều gì đó vào mùa thu, nhưng chúng ta muốn ra quyết định đúng đắn, và chúng ta cần phải đảm bảo rằng đây sẽ là một quyết định thích hợp về mặt dài hạn,
đảm bảo rằng chúng ta giữ an toàn được cho các mạng lưới của mình,” bà Morgan nói với chương trình Today của kênh phát thanh BBC Radio 4.
“Huawei vào lúc này không tham gia vào việc cung ứng cho các mạng lưới của chính phủ và điều đó chắc chắn sẽ tiếp tục như vậy, nhưng chúng tôi sẽ xem xét mọi tình huống.”
Huawei nói với BBC rằng hãng hoan nghênh “cam kết” của bà Morgan trong việc có “hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đạt đẳng cấp thế giới”.
“Trong 18 năm qua, chúng tôi đã giúp xây dựng các mạng lưới băng thông rộng, 3D và 4D của Anh, và, như các nhà phân tích độc lập đã nhất trí, Huawei có thể giúp cho các nhà mạng Anh phát triển mạng 5G an toàn hơn, giá cả phải chăng hơn, và kết nối tới các vùng nông thôn,” phát ngôn viên của Huawei nói.
Hôm Chủ Nhật, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thảo luận về 5G và Huawei tại một cuộc họp trong hội nghị thượng đỉnh G7 tại Biarritz, Pháp.
Hồi tháng Tư, tin tức nói cựu Thủ tướng Anh Theresa May và Hội đồng An ninh Quốc gia đã quyết định cho phép Huawei cung ứng antenna và các thiết bị 5G khác với điều kiện phải tránh khỏi các bộ phận nhạy cảm nhất của hệ thống.
Tân thủ tướng Boris Johnson: ‘Tôi rất thân TQ’
Công nghệ 5G của EE ra mắt tại Anh Quốc
Tại sao Anh không cấm Huawei?
Tin này được trông đợi là sẽ được xác nhận trong bản phúc trình về các vấn đề cung ứng thiết bị cho ngành viễn thông của Bộ Kỹ thuật số – Văn hóa – Truyền thông và Thể thao, vốn đã bị trì hoãn đưa ra.
Thế nhưng bản phúc trình đã được công bố ngay trước khi ông Boris Johnson lên nhậm chức mà không xử lý rốt ráo vấn đề.
Cựu Bộ trưởng Văn hóa Jeremy Wright khi đó nói rằng ý tứ của lệnh cấm gần đây của Mỹ đối với các công ty làm ăn với Huawei là không rõ ràng.
Nếu như điều này chưa được làm rõ, ông nói, thì việc chính phủ đưa ra quyết định sẽ là “sai lầm”.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49486500

Quan hệ Pháp-Brazil đột ngột xấu đi

trên nền rừng Amazon bốc cháy

Trọng Nghĩa
Vốn dĩ đã không thuận thảo lắm từ nhiều tuần lễ nay, quan hệ Pháp-Brazil đã đột nhiên trở nên cực kỳ căng thẳng trên hồ sơ cháy rừng Amazon, với những lời công kích gay gắt chính sách của Paris, thậm chí lăng nhục cá nhân tổng thống Pháp và phu nhân từ phía tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và giới thân cận.
Trong một cuộc họp báo hôm qua 26/08/2019 bên lề thượng đỉnh G7 ở Biarritz, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã không ngần ngại phản pháo, đả kích đích danh đồng nhiệm Brazil Bolsonaro, thậm chí công khai bày tỏ hy vọng dân Brazil sớm chọn người thay thế nhân vật này.
Giọt nước làm tràn ly có lẽ là việc tổng thống Brazil đã tán thành bình luận chế nhạo nhan sắc của phu nhân tổng thống Pháp. Trên mạng Facobook, một người ủng hộ ông Bolsonaro đã giễu cợt bà Brigitte, 66 tuổi, vợ ông Macron, khi đăng một bức ảnh so sánh ngoại hình của đệ nhất phu nhân Pháp với vợ ông Bolsonaro, bà Michelle Bolsonaro, 37 tuổi, kèm theo lời bình « Bây giờ thì quý vị hiểu tại sao Macron lại tấn công Bolsonaro rồi ». Đáp lại nhận xét đó, tổng thống Brazil viết: « Đừng có làm bẽ mặt ông ta, ha ha. »
Phát biểu trước báo giới, tổng thống Pháp đã lên án đồng nhiệm Brazil về các bình luận « vô cùng thiếu tôn trọng » đối với bà Brigitte, đồng thời cho rằng « người dân Brazil có lẽ cũng thấy buồn lòng trước những hành vi như vậy ». Tổng thống Macron còn nói tiếp : « Tôi rất tôn trọng người dân Brazil và chỉ có thể hy vọng là họ sớm có một vị tổng thống xứng đáng ».
Ngoài ra, tổng thống Pháp cũng nhắc lại lời tố cáo đưa ra trước đó là tổng thống Brazil đã nói dối khi hứa tôn trọng Thỏa Thuận Khí Hậu Paris 2015. Trong cuộc họp báo hôm qua, ông Macron tiết lộ rằng khi gặp nhau lần đầu tiên (nhân hội nghị G20 tại Nhật Bản), tổng thống Brazil đã cam đoan là « sẽ làm mọi thứ để trồng lại rừng và tôn trọng cam kết trong Thỏa Thuận Paris để có thể ký hiệp định tự do mậu dịch Mercosur ». Thế nhưng, theo tổng thống Pháp, « 15 ngày sau, ông ta đã làm ngược lại khi
sa thải các nhà nghiên cứu khoa học ». Chính vì vậy mà tổng thống Pháp quyết định không phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu Mercosur, ký với 6 nước Nam Mỹ trong đó có Brazil.
Tổng thống Pháp hôm qua cũng nhắc lại sự cố hồi tháng 7 vừa qua, khi tổng thống Brazil ngang nhiên hủy bỏ vào giờ chót một cuộc gặp đã lên kế hoạch từ trước với ngoại trưởng Pháp, để rồi sau đó có hành động khiêu khích khi cho đăng trên mạng xã hội một bức ảnh của ông tại một tiệm hớt tóc vào đúng giờ hẹn với ngoại trưởng Pháp.
Căng thẳng giữa hai lãnh đạo đã tác động đến kế hoạch cứu viện rừng Amazon đang bốc cháy.
Hôm qua tổng thống Macron thông báo thành lập một quỹ khẩn cấp trị giá 20 triệu đô la nhằm giúp khắc phục ảnh hưởng từ vụ cháy rừng Amazon. Tuy nhiên, tổng thống Brazil đã từ chối sự giúp đỡ này và tiếp tục cáo buộc ông Macron đã « công kích vô cớ và vô lý vào khu vực Amazon ». Ông Bolsonaro khẳng định không chấp nhận mục tiêu thật sự của tổng thống Pháp đằng sau ý tưởng thành lập một « liên minh » cứu Amazon của các nước G7 « cứ như thể khu vực này là thuộc địa và đất vô chủ ».
Vào tuần trước khi ông Macron vì gọi các vụ cháy rừng Amazon ngày càng nghiêm trọng là một « cuộc khủng hoảng quốc tế », cần được đưa vào chương trình nghị sự G7, ông Bolsonaro cũng đã nổi giận cho rằng đó là sự can thiệp thô bạo vào vấn đề nội bộ của Brazil, mang dáng dấp tư duy lỗi thời của thời thuộc địa.
Theo giới phân tích, quan hệ Pháp Brazil đặc biệt xấu đi kể từ khi ông Bolsonaro, một người thuộc khuynh hướng cực hữu đắc cử tổng thống vào tháng 10 năm 2018.
Vào khi ấy, tổng thống Pháp đã khiến tân tổng thống Brazil bất bình khi là người hiếm hoi phát biểu rằng ông sẵn sàng làm việc với tân tổng thống cực hữu Brazil, nhưng « trên tinh thần tôn trọng các giá trị dân chủ ».
http://vi.rfi.fr/phap/20190827-quan-he-phap-brazil-dot-ngot-xau-di-tren-nen-rung-amazon-boc-chay-ok

G7 : Macron biết cách làm Trump hài lòng

Thùy Dương
Trở về Washington sau thượng đỉnh G7 tại Biarritz, miền nam nước Pháp, tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá trên mạng xã hội Twitter là thượng đỉnh G7 lần này đã « thành công », cho dù chủ nhân Nhà Trắng và lãnh đạo của các nước đối tác không đạt được thỏa thuận trên phần lớn các hồ sơ.
Thái độ của ông Trump ở Biarritz khác hẳn tại thượng đỉnh G7 hồi năm ngoái tại Canada: ông tỏ ra bình tĩnh hơn, tươi cười hơn rất nhiều, gạt sang một bên các lời đe dọa, các cuộc cãi vã và chấp nhận xoa dịu với Iran. Báo giới Mỹ nhận định điều đó có được là nhờ tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Từ San Francisco, thông tín viên RFI Eric de Salve cho biết chi tiết:
« Đúng là thượng đỉnh Biarritz cũng kết thúc với những bất đồng giống như thượng đỉnh G7 năm ngoái và không đạt được các kết quả cụ thể, có thể là ngoại trừ một bước tiến : các nhà lãnh đạo đã tìm ra cách ứng xử với tổng thống Mỹ Donald Trump ». Một nữ nhà báo của NBC phân tích như trên.
Đối với một số nhà bình luận của Mỹ, một thượng đỉnh G7 kết thúc mà không có phản ứng ngẫu hứng, bốc đồng của nguyên thủ Hoa Kỳ đã là một bước tiến. Và theo cách nói của một nhà xã luận của đài CNN, điều đó có thể là nhờ các động tác ngoại giao khéo léo của tổng thống Pháp. Donald Trump « không chỉ ở lại, mà cho tới tận cuối kỳ họp vẫn mỉm cười và bắt tay nguyên thủ nước chủ nhà ».
Nhà báo này gợi nhắc lại diễn biến bất ngờ tại t hượng đỉnh hồi năm ngoái tại Canada, khi ông Trump bỏ đi trước khi thượng đỉnh kết thúc và gây ra một cuộc tranh cãi trên mạng xã hội Twitter với thủ tướng Canada Trudeau. Năm nay tại Biarritz, Donald Trump đã cho thấy một gương mặt mới, thậm chí trong cuộc họp báo chung, ông còn gọi tổng thống nước chủ nhà Pháp là một « nhà lãnh đạo tuyệt vời ».
Cần phải nói rằng để tránh một vụ cãi vã ồn ào mới và khiến ông Trump, người vốn có cách nhìn đối lập về cuộc chiến thương mại, tình trạng biến đổi khí hậu, tình hình Bắc Triều Tiên, Nga và Iran, xích lại gần hơn quan điểm của họ, theo báo Mỹ New York Times, các nhà lãnh đạo đã ra sức che giấu bất đồng qua những lời lẽ tán dương theo kiểu Pháp vốn rất được Donald Trump ưa thích. Tổng thống Mỹ hứa năm tới sẽ tổ chức thượng đỉnh G7 tại một trong các câu lạc bộ Golf của ông tại Florida ».
http://vi.rfi.fr/phap/20190827-g7-macron-biet-cach-lam-trump-hai-long

Ý : Phong trào 5 Sao đạt được thỏa thuận

liên minh với đảng Dân Chủ

Sau khi trở về từ hội nghị thượng đỉnh G7 tại Biarritz- Pháp, thủ tướng Ý Giuseppe Conte, vừa tuyên bố từ chức tuần trước, đã tham gia cuộc họp ngay trong đêm 26/08/2019 tại Điện Chigi. Cuộc họp do lãnh đạo phong trào 5 Sao, Luigi di Maio và chủ tịch đảng Dân Chủ, Nicola Zingaretti tổ chức.
Thông tín viên Anne Le Nir đưa tin từ Roma.
« Cuối cùng thì phong trào 5 Sao cũng chính thức tuyên bố sẵn sàng liên minh với đảng Dân Chủ để lập chính phủ. Tuy nhiên, phong trào này chưa xác nhận liệu có một thỏa thuận chung về ứng cử viên cho vị trí thủ tướng hay không sau một cuộc họp trong đêm kéo dài 4 tiếng đồng hồ.
Phong trào 5 Sao coi việc ông Giupseppe Conte quay lại vị trí thủ tướng là điều kiện tiên quyết. Trong khi đó, phe Xã Hội Dân Chủ lại tỏ ra nghi ngờ về việc ông Conte nắm quyền thêm lần nữa. Họ cho rằng cần phải có sự khác biệt rõ ràng so với chính phủ tiền nhiệm. Ngoài ra, rất nhiều vấn đề về chương trình chính sách mới vẫn chưa được giải quyết.
Các bên sẽ tiếp tục đàm phán về những vẫn đề này ngày 27/08, theo nguồn tin của đảng Dân Chủ.
Về phía Matteo Salvini, ông cáo buộc hai đảng này đã thay đổi lập trường vì lợi ích và coi thường cử tri. Đồng thời, ông kêu gọi các đảng cánh hữu và cực hữu hãy ủng hộ tổ chức bầu cử lại. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190827-y-phong-trao-5-sao-dat-duoc-thoa-thuan-lien-minh-voi-dang-dan-chu

Cơ quan giám sát môi trường Nga :

Ô nhiễm phóng xạ sau vụ nổ tên lửa

Cơ quan giám sát môi trường của Nga, Rosguidromet, hôm qua 26/08/2019 phát hiện các đồng vị phóng xạ strontium, baryum và lanthanum có trong các mẫu không khí tại thành phố Severodvinsk, gần căn cứ nơi diễn ra vụ nổ tên lửa dẫn đến tai nạn làm 5 nhân viên của cơ quan hạt nhân Nga Rosatom thiệt mạng hôm 08/08.
Theo AFP, tổ chức phi chính phủ Greenpeace, chi nhánh Nga hôm qua đánh giá các thông tin mới mà cơ quan giám sát môi trường Rosguidromet tiết lộ chưa đủ để đánh giá các nguy cơ đối với sức khỏe người dân trong vùng. Greenpeace kêu gọi lấy mẫu thử từ nước biển chứ không phải trong không khí, bởi vì theo thông tin chính thức từ chính quyền thì vụ nổ diễn ra từ một căn cứ trên biển.
Tổ chức Greenpeace cũng cho rằng các thông tin của Rosguidromet chứng tỏ vụ nổ không phải liên quan đến « nguồn năng lượng đồng vị » của động cơ tên lửa như cơ quan hạt nhân Nga Rosatom Rosatom từng công bố mà rất có thể liên quan đến lò phản ứng hạt nhân.
Trước đó, Rosguidromet đã ghi nhận mức phóng xạ trong tự nhiên cao gấp 16 lần mức bình thường quanh nơi xảy ra vụ nổ, nhưng đã trở lại mức bình thường sau 2 tiếng 30 phút. Chính quyền Nga cũng thừa nhận là một bác sĩ tham gia công tác cứu chữa cho những người bị thương sau vụ nổ đã bị nhiễm đồng vị phóng vị césium 137, nhưng phủ nhận là việc này có liên quan đến vụ tai nạn nói trên.
Ngay sau vụ nổ, bộ Quốc Phòng Nga, chỉ phát biểu là tai nạn xảy ra trong một vụ thử nghiệm vũ khí mới, mà không nói rõ là tên lửa có gắn động cơ hạt nhân. Bộ Quốc Phòng Nga khi đó khẳng định là không có « ô nhiễm phóng xạ », nhưng thị trưởng thành phố Severodvinsk thông báo đã ghi nhận mức phóng xạ tăng trong một thời gian ngắn. Thông báo này xau đó đã bị rút lại.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190827-co-quan-giam-sat-moi-truong-nga-o-nhiem-phong-xa-sau-vu-no-ten-lua-ok

TT Iran: Mỹ muốn đàm phán thì phải bỏ cấm vận trước

Hôm 27/8, Tổng thống Hassan Rouhani cho biết Iran sẽ không đàm phán với Hoa Kỳ cho đến khi nào Washington dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt đối với Tehran. Reuters trích lời ông Rouhani cho biết như vậy hôm 27/8, một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Iran để tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân.
Hôm 26/8, ông Trump cho biết ông sẽ gặp tổng thống Iran trong hoàn cảnh thích hợp để tìm cách chấm dứt cuộc đối đầu bắt đầu từ lúc Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Tehran ký với sáu cường quốc năm 2015.
Ông Trump cũng cho biết các cuộc đàm phán đang được tiến hành để mở đường cho các nước cấp tín dụng cho Iran phát triển kinh tế.
Ông Rouhani cho biết Iran luôn sẵn sàng đàm phán. “Nhưng trước tiên, Hoa Kỳ cần phải dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt bất hợp pháp và bất công đối với Iran,” nhà lãnh đạo Iran phát biểu trên truyền hình nhà nước.
“Iran không muốn gây căng thẳng trên thế giới. Chúng tôi mưu tìm an ninh cho Trung Đông. Chúng tôi mong muốn phát triển quan hệ tốt hơn và thân thiện hơn với các nước,” ông Rouhani nói.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở khu nghỉ dưỡng Biarritz của Pháp, ông Trump đã loại trừ khả năng sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để Iran khắc phục các tổn thất kinh tế.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã dẫn đầu các nỗ lực xoa dịu căng thẳng và Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đã bất ngờ đến hội nghị G7 ở Biarritz vào 25/8 để họp với các quan chức Pháp.
Cả ông Trump và ông Rouhani theo dự liệu sẽ tham dự Đại hội đồng LHQ vào tháng 9. Tuy nhiên, ông Rouhani cần phải được lãnh tụ tối cao Ayatollah Khamenei của Iran chấp thuận mới được gặp gỡ với Tổng thống Trump.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-iran-my-muon-dam-phan-thi-phai-bo-cam-van-truoc/5058462.html

Biểu tình bạo lực gia tăng ở Hong Kong

nhưng trong tầm kiểm soát của chính quyền

Tình trạng bạo lực xảy ra trong các cuộc biểu tình của người dân Hong Kong trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng chính quyền đặc khu tin tưởng là tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Đặc khu trưởng Hong Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố như vừa nêu vào ngày thứ Ba, 27 tháng 8.
Đây là lần xuất hiện đầu tiên của bà trước công chúng kể từ khi các cuộc biểu tình diễn ra vào hôm Chủ Nhật, ngày 25 tháng 8 mà cảnh sát Hong Kong đã phải dùng đến vòi rồng và nổ súng để đối phó với người biểu tình khi bị những người biểu tình ném gạch và bom xăng.
Người đứng đầu Chính quyền Hong Kong được Bắc Kinh hậu thuẫn nói rằng bà sẽ không từ bỏ ý định thiết lập nền tảng đối thoại với dân chúng Hong Kong và sẽ chuẩn bị cho sự hòa giải xã hội bằng biện pháp trao đổi với nhiều thành phần dân chúng khác nhau nhằm chấm dứt tình trạng hỗn loạn ở Đặc khu Hong Kong.
Reuters vào ngày 27 tháng 8 cho biết nhiều cuộc biểu tình được lên kế hoạch sẽ tiếp tục trong những ngày tới trong khi Bắc Kinh đang muốn dẹp những hỗn loạn trước thời điểmTrung Quốc kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10.
Trong cùng ngày 27 tháng 8, Bắc Kinh một lần nữa lên tiếng cảnh báo sự can thiệp của các chính phủ nước ngoài đối với những cuộc biểu tình ở Hong Kong, sau khi các lãnh đạo quốc gia tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 kêu gọi Chính quyền Hong Kong không dùng vũ lực để đàn áp biểu tình.
Cuộc biểu tình của hàng triệu người dân Hong Kong đã kéo dài sang tuần thứ 12, kêu gọi Chính quyền Hong Kong hủy bỏ Dự luật Dẫn độ tội phạm về Trung Quốc, tiến hành điều tra độc lập tình trạng cảnh sát dùng vũ lực đàn áp biểu tình, không được quy kết người biểu tình là “bạo loạn”, không kết tội những người bị bắt và cải tổ chính trị.
Cho đến thời điểm hiện tại, Chính quyền Hong Kong vẫn từ chối các yêu cầu này và phía Bắc Kinh tuyên bố sẽ có biện pháp đàn áp các hành động khủng bố bạo lực ở Hong Kong để bảo vệ an ninh chính trị tại Đặc khu Hong Kong.
Kể từ khi các cuộc biểu tình của người dân Hong Kong nổ ra hồi đầu tháng 6, cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ 883 người, trong đó có 7 trẻ vị thành niên và người nhỏ nhất chỉ 12 tuổi.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/hong-kong-violence-becoming-more-serious-but-govt-in-control-08272019083745.html

Vụ Cathay Pacific, Bắc Kinh càng lộ rõ bộ mặt độc đoán

Mai Vân
Trong lúc cuộc chiến thương mại với Mỹ đang tiếp diễn gay gắt, Trung Quốc cố chiêu dụ giới doanh nhân nước ngoài. Bắc Kinh đã hứa đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Thế nhưng mới đây, với vụ tấn công vào hãng hàng không hàng đầu Hồng Kông là Cathay Pacific, Trung Quốc đã cho thấy một bộ mặt hoàn toàn khác.
Trong bài “Vì sao việc Trung Quốc tấn công vào hãng Cathay Pacific sẽ làm các tập đoàn nước ngoài hoảng sợ” công bố hôm 22/08/2019, tuần báo Anh The Economist đã phân tích lại những đòn hiểm mà Bắc Kinh đã dùng để tấn công hãng hàng không Hồng Kông về tội đã để cho nhân viên đình công ủng hộ phong trào dân chủ đang bùng lên ở đặc khu. Tờ báo Anh cho rằng: “Trung Quốc có thể thao túng được các ban điều hành doanh nghiệp, nhưng sẽ tự hại mình với chiến thuật gây sức ép”.
Không được làm phật ý Bắc Kinh !
Ghi nhận đầu tiên của The Economist là trong vụ Cathay Pacific, Trung Quốc cho thấy rõ chủ trương cứng rắn đối với những tập đoàn nước ngoài làm Bắc Kinh phật ý, công kích lãnh đạo các tập đoàn đó, buộc họ phải phục tùng, không khác gì như các công ty nội địa. Các công ty ở Hồng Kông đang trong tầm nhắm, nhưng theo tuần báo Anh, sẽ là một sai lầm nếu cho rằng Trung Quốc sẽ dừng lại ở các công ty Hồng Kông.
Với 26.000 nhân viên ở Hồng Kông, Cathay lúc đầu giữ thái độ trung lập trước các cuộc biểu tình. Như lời của vị chủ tịch tập đoàn này, có mơ họ cũng không dám nghĩ đến việc bắt nhân viên phải suy nghĩ theo một chiều hướng nhất định. Thế nhưng thái độ cứng cỏi của nhân vật này đã giảm đi khi áp lực từ Trung Quốc gia tăng.
Khi cơ quan hàng không dân sự Trung Quốc, một cách phi lý, cho rằng hãng Cathay đã lâm vào tình trạng mất an toàn khi nhân viên của hãng tham gia phong trào phản kháng, biểu tình. Và Cathay Pacific đã loại bỏ vị giám đốc điều hành của mình.
Một bầu không khí sợ hãi đang bao trùm lên tập đoàn Cathay. Các thanh tra viên Trung Quốc đã khám xét điện thoại của nhân viên phi hành đoàn để tìm kiếm tài liệu chống Bắc Kinh.
The Economist cho rằng các tập đoàn khác có thể tự trấn an khi nghĩ chỉ có Cathay là dễ bị Trung Quốc thao túng do đặc thù của tập đoàn này. Cho dù là hãng bay quốc tế lớn nhất Châu Á, một địch thủ đáng gờm trong bảng xếp hạng các hãng hàng không tốt nhất thế giới, nhưng số phận của Cathay gần như hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc. 70% hàng hóa và hành khách đều băng qua không phận Trung Quốc. Cổ đông lớn nhất của Cathay là Swire Pacific, một tập đoàn mà trụ sở ở Hồng Kông nhưng lợi ích lại nằm ở Trung Quốc, từ nước giải khát cho đến bất động sản. Và các lãnh đạo của Swire dường như đã đi đến kết luận là kháng cự lại Bắc Kinh sẽ là một hành động tự sát của tập đoàn.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của The Economist, Cathay không phải là một trường hợp cá biệt, mà nằm trong một danh sách các tập đoàn nước ngoài bị Bắc Kinh liệt vào diện “không phải đạo”. Thường khi biện pháp tháo gỡ sức ép (của họ) khá đơn giản nếu không muốn nói là buồn nôn. Một loạt nhãn hiệu hàng sang trọng nổi tiếng, Versace, Coach, Givenchy đã phải rạp mình xin lỗi vì đã cho bán những chiếc T-shirt mà trên đó đã in chữ Hồng Kông – Hồng Kông, chứ không phải là Hồng Kông – Trung Quốc. Cách viết Hồng Kông – Hồng Kông bị cho là có ý tách rời Hồng Kông khỏi Trung Quốc.
Lợi ích càng gắn bó với Trung Quốc thì càng đáng ngại
Đối với The Economist, nhìn chung, tập đoàn nước ngoài có lợi ích càng gắn bó với Trung Quốc thì họ càng phải lo sợ. Tuần báo Anh đã nêu bật ví du của ngân hàng HSBC.
HSBC là một ngân hàng lớn của Châu Âu, nhưng đã bị Trung Quốc gây sức ép vì đã chia sẻ thông tin với Mỹ, giúp Mỹ lập hồ sơ về vụ gian lận của giám đốc tài chính Hoa Vi. Với chiến lược phát triển ở Trung Quốc, HSBC không thể để mình bị Bắc Kinh liệt vào danh sách đen, và trong tháng này đã bãi nhiệm cả tổng giám đốc của ngân hàng lẫn lãnh đạo của đơn vị phụ trách Trung Quốc. Dĩ nhiên là HSBC đã phủ nhận việc quyết định của họ có liên quan đến hồ sơ Hoa Vi.
Tình trạng khó khăn của Cathay, cho thấy tại sao hội đồng quản trị các doanh nghiệp toàn cầu đang ngày càng lo lắng hơn về sự tức giận của Trung Quốc. Mối lo ngại chính cho đến nay là thường là quyết định tẩy chay của người tiêu dùng, được truyền thông nhà nước kích động. Những nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và các nhà bán lẻ Hàn Quốc đã bị tổn hại vì những hành động này, nhưng doanh số của họ tại Trung Quốc thường phục hồi lại sau một vài quý.
Cuộc tấn công vào Cathay Pacific lần này đã đi xa hơn. Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc  tuyên bố hãng Cathay không an toàn, chi nhánh quốc tế của ngân hàng công thương Trung Quốc ICBC thì khuyến nghị bán cổ phần của Cathay đi, còn ngân hàng CITIC đã quyết định tẩy chay hãng hàng không Hồng Kông.
Những lời cảnh báo không có cơ sở của các định chế điều hòa kể trên đã cho tất cả các công ty Trung Quốc một cái cớ để tẩy chay Cathay. Dù không được biết đến nhiều ở ngoại quốc, nhưng các ngân hàng Trung Quốc vừa kể đang hoạt động khắp thế giới. ICBC là ngân hàng lớn nhất hành tinh nếu căn cứ vào tài sản, còn CITIC là một trong những tập đoàn nhà nước Trung Quốc có tính chất toàn cầu mạnh nhất.
Kết luận của The Economist rất gay gắt: Sử dụng các công ty nhà nước làm công cụ tấn công đã nêu rõ tính dối trá trong lập luận của Trung Quốc theo đó họ đang quản lý theo nguyên tắc của thị trường. Việc biến các cơ quan quản lý thành vũ khí đã làm suy yếu tham vọng của Trung Quốc muốn đóng một vai trò quốc tế lớn hơn.
Cơ quan giám sát hàng không Trung Quốc gần đây đã giành được sự tôn trọng khi đi đầu trong việc cấm bay loại phi cơ bị sự cố Boeing 737 MAX. Thế nhưng lời cảnh báo cơ quan này đưa ra về hãng hàng không Cathay Pacific lại mang dáng dấp một thủ đoạn chính trị.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc, theo The Economist, có thể buộc được các công ty nước ngoài tuân thủ đường lối của Bắc Kinh về Hồng Kông. Nhưng trong quá trình ép buộc, Trung Quốc đã cho thấy  rõ bản chất thực sự của mình.
Cường độ và quy mô tấn công vào Cathay Pacific càng gây lo ngại
Trong một bài viết khác, The Economist đã cho rằng đòn tấn công của Bắc Kinh vào Cathay Pacific gây lo ngại nơi các công ty đa quốc gia tại Hồng Kông do quy mô và cường độ dữ dội chưa từng thấy.
Theo tuần báo Anh, cho đến gần đây, các công ty đa quốc gia ở Hồng Kông đã hoạt động với ảo tưởng được Đảng Cộng Sản Trung Quốc nuôi dưỡng là Bắc Kinh sẽ không can thiệp (quá nhiều) vào đặc khu này. Niềm tin đó, vốn đã bị lung lay do nhiều tuần lễ biểu tình chính trị chống lại chính quyền thân Bắc Kinh, nay lại bị chấn động do cách đối xử thô bạo của Trung Quốc đối với Cathay Pacific, một hãng hàng không có trụ sở tại Hồng Kông.
Các tập đoàn đa quốc gia có lý khi lo ngại. Cuộc tấn công vào Cathay là điều chưa từng thấy cả về tốc độ và phạm vi của nó.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đồng loạt lên tiếng đả kích Cathay, trong lúc các mạng xã hội tràn ngập những lời phẫn nộ kêu gọi tẩy chay hãng hàng không Hồng Kông. Đài truyền hình Trung Quốc CCTV đã loan báo việc ông Rupert Hogg, lãnh đạo Cathay Pacific từ chức nửa tiếng đồng hồ trước thị trường chứng khoán Hồng Kông, nơi Cathay được yết giá.Ngay cả khi ông Hogg đã từ chức, tờ  Hoàn Cầu Thời Báo còn tiếp tục tố cáo Cathay là “thờ ơ” trong việc kỷ luật “các nhân viên cực đoan” của mình.
Nhưng đáng ngại hơn chính là các áp lực kinh tế có phối hợp đồng thời chồng chất lên công ty.
Thế lưỡng nan
Theo The Economist, vụ Bắc Kinh tấn công Cathay khiến nêu bật mâu thuẫn mà các công ty đa quốc gia ở Hồng Kông làm ăn tại Hoa Lục phải đối mặt: Làm hài lòng cả Trung Quốc độc tài lẫn nhân viên yêu dân chủ của họ ở Hồng Kông.
Một nhà quản lý trái phiếu tư nhân nước ngoài tại Hồng Kông nói rằng các công ty đang phải đi trên vỏ trứng.
Một cựu nhân viên tại một công ty luật lớn của phương Tây nói rằng phong trào biểu tình sẽ không được thảo luận tại nơi làm việc vì sợ làm phiền các đồng nghiệp và khách hàng Đại Lục. Nhà tuyển dụng địa phương của tập đoàn Finnair đã cảnh báo phi hành đoàn của hãng hàng không Phần Lan rằng họ có thể bị cấm bay nếu họ liên kết tên công ty với các cuộc biểu tình trên phương tiện truyền thông xã hội.
Mới đây, các lãnh đạo tại Hoa Lục của một doanh nghiệp nhà nước lớn đã nói với các đồng nghiệp thuộc công ty con ở Hồng Kông rằng họ muốn thuê thêm nhân viên, nhưng tất cả sẽ phải được xét duyệt để đảm bảo sao cho không có ai đã tham gia vào các cuộc biểu tình.
Nhiều người ở Hồng Kông đã chỉ trích thái độ quỵ lụy Trung Quốc như vậy. David Webb, một nhà đấu tranh đồng thời là một nhà đầu tư được kính trọng, đã gọi những nhượng bộ của Cathay, là một hành vi khấu đầu trước Bắc Kinh đáng chê trách nhất. Đối với nhân vật này, những lời kêu gọi đáng xấu hổ của Cathay đã gây thiệt hại lớn cho thương hiệu này.
Hôm 20 tháng 8, Jeremy Tam, một phi công Cathay, cũng là một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, cho biết ông đã rời khỏi hãng hàng không. Trước đó một ngày, một quảng cáo trên báo của các nhân viên địa phương thuộc 4 hãng kế toán quốc tế lớn Del Delo, Ernst & Young, KPMG và PwC, đã phê phán các chi nhánh ở Hồng Kông của các hãng này là đã làm ngơ trước phong trào phản kháng. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã đòi các hãng này là phải điều tra xem ai đã chủ trương đăng bài quảng cáo đó và sa thải các thủ phạm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190827-vu%CC%A3-cathay-pacific-ba%CC%81c-kinh-cang-lo%CC%A3-ro%CC%83-bo%CC%A3-ma%CC%A3t-do%CC%A3c-doa%CC%81n-ok

Công nghệ nhận diện khuôn mặt TQ

 ’vượt mặt’ Amazon, IBM

Nhà cung cấp nhận dạng khuôn mặt hàng đầu của Trung Quốc Megvii đã đăng ký tham gia sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong.
Megvii, nhà sản xuất hệ thống Face++,là một trong những công ty trí tuệ nhân tạo (AI) nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Đầu năm nay, một nghiên cứu của phương Tây cho thấy công nghệ kiểm tra khuôn mặt của công ty này chính xác hơn công nghệ nhận dạng gương mặt của đối thủ Amazon và IBM.
Mừng hay lo: Nhận dạng tự động để bắt nghi phạm?
Công nghệ mới giúp chống tình trạng bị giám sát, theo dõi
TPHCM: Lắp camera nhận dạng mặt người
Nhưng nhận định này được đưa ra vào thời điểm giới vận động đang bày tỏ quan ngại về việc sử dụng nhận dạng khuôn mặt để giám sát.
Cũng có báo cáo rằng Nhà Trắng đã xem xét cho Megvii vào danh sách đen nhằm cấm công ty này sử dụng phần mềm và linh kiện có nguồn gốc từ Mỹ.
Bản đồ khuôn mặt
Face ++ đã được sử dụng trong các sản phẩm đã bán cho người tiêu dùng, bao gồm:
điện thoại thông minh do Huawei, Xiaomi và Vivo sản xuất
máy tính xách tay do Lenovo sản xuất
App của Didi Chuxing cho phép hành khách kiểm tra danh tính của tài xế
Ứng dụng “cười để trả tiền” được thử nghiệm trong các nhà hàng KFC của Alibaba
trang web hẹn hò Jiayuan của Trung Quốc,
Nhưng công ty này cho hay phần lớn doanh thu hiện tại đến từ các ứng dụng “thành phố thông minh”, bao gồm các tính năng nhận diện khuôn mặt và “quản lý an ninh” tại nơi làm việc, các tổ chức giáo dục và các sự kiện lớn.
Cũng có báo cáo rằng công nghệ của Megvii đã được sử dụng để giúp thực hiện hàng ngàn vụ bắt giữ ở Trung Quốc, và đã được dùng ở các sở cảnh sát ở các nước khác.
Công nghệ này hoạt động bằng cách đầu tiên phát hiện khuôn mặt người trong một hình ảnh.
Sau đó, nó tạo ra một mô hình bằng cách xác định vị trí mắt, môi, cằm của một người, cùng với hơn 1.000 tính năng quan trọng khác.
Sau đó, nó kiểm tra xem mẫu đó có khớp một mẫu nào trong cơ sở dữ liệu, vốn chứa một số lượng “không giới hạn” bản đồ các khuôn mặt do khách hàng cung cấp để xác định chủ của gương mặt là ai, và nếu họ có trong danh sách theo dõi.
Ngoài việc có thể thực hiện tìm kiếm khuôn mặt, công ty Megvii cho biết công nghệ của họ cũng có thể được sử dụng để phát hiện cảm xúc, chấm điểm nhan sắc, theo dõi ánh mắt, cử chỉ cơ thể và đánh giá tình trạng sức khỏe làn da của một người.
Gần đây nhất, công ty Megvii tuyên bố hợp tác với một công ty Áo, Ams, để bắt đầu cung cấp nhận dạng khuôn mặt cảm biến chiều sâu 3D.
Ngoài ra, Megvii đã phát hành Hetu – một hệ điều hành dành cho robot nhà kho – mà theo họ đã được sử dụng bởi công ty con Tmall của Alibaba.
Megvii cho hay một phần tiền thu được từ việc bán cổ phiếu sẽ được sử dụng để tài trợ cho các nghiên cứu tiếp theo.
Những phát triển trong công nghệ nhận dạng gương mặt đã khiến Megvii trở thành “người phất cờ” cho tham vọng của Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ và trở thành nhà phát triển AI hàng đầu vào năm 2030.
Công ty Megvii được định giá khoảng 4 tỷ đô la trong tháng 5/2019.
Quan ngại
Đầu năm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố có bằng chứng cho thấy Face++ đang được sử dụng như một phần trong nỗ lực đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Nhóm này sau đó đã rút lại cáo buộc.
Megvii cũng phải đối mặt với thực tế là nhận dạng khuôn mặt đang trở thành một chủ đề ngày càng gây tranh cãi.
Tại Hong Kong, những người biểu tình đã yêu cầu loại bỏ các “cột đèn thông minh” vì lo ngại chúng có thể được sử dụng để thực hiện kiểm tra nhận diện khuôn mặt. Cuối tuần trước, một đoạn phim được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một cột đèn như vậy đã bị cưa đổ bằng cưa điện.
Thời báo Tài chính báo cáo rằng EU lên kế hoạch ra các quy định mới nhằm hạn chế sử dụng nhận dạng khuôn mặt và đảm bảo công dân được thông báo khi công nghệ này được triển khai.
Và tại Hoa Kỳ, ba thành phố đã cấm các cơ quan liên bang sử dụng công nghệ nhận diện gương mặt, trong khi các chính trị gia tại Thượng viện và Quốc hội đang xem xét các luật mới để hạn chế việc các cơ quan chính phủ và công ty thương mại sử dụng công nghệ nhận diện này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49479960

Trung Quốc muốn ‘bình tĩnh’

đàm phán thương chiến với Mỹ

Hôm thứ Hai, Tổng thống Donald Trump cho biết Trung Quốc muốn thực hiện một thỏa thuận thương mại sau khi họ đã liên lạc với các quan chức Hoa Kỳ đề nghị nối lại đàm phán.
Theo bản tin cùng ngày của Reuters, ông Lưu Hạc, trưởng phái đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc với Mỹ phát biểu tại hội nghị công nghệ hôm nay ở thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc “Chúng tôi sẵn lòng giải quyết vấn đề thông qua các cuộc tham vấn, hợp tác bằng thái độ bình tĩnh và kiên quyết phản đối leo thang chiến tranh thương mại”.
Phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại thị trấn biển Biarritz, tây nam nước Pháp, Tổng thống Trump ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo vĩ đại và cho biết triển vọng đàm phán là một sự phát triển rất tích cực đối với thế giới.
Ông Trump phát biểu “Tối qua, Trung Quốc đã gọi cho những nhà thương mại hàng đầu của chúng tôi và nói chúng ta hãy quay lại bàn đàm phán’, vì vậy chúng tôi sẽ quay trở lại bàn đàm phán và tôi nghĩ họ muốn làm gì đó”. Tổng thống nói thêm “Họ đã bị tổn thất rất nặng nề nhưng họ hiểu đây là điều đúng đắn phải làm”.
Ông Trump cũng cho biết Trung Quốc có chuỗi cung ứng phức tạp đến khó tin khiến các doanh nghiệp rời đi và sẽ đến các quốc gia khác, trong đó có cả Hoa Kỳ.
Cuộc chiến thương mại ngày càng gay gắt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã leo thang mạnh mẽ vào thứ Sáu tuần qua (23/8) khi cả hai bên cùng tăng thuế với hàng xuất khẩu của đối phương.
Trước khi ông Trump phát biểu, thị trường chứng khoán toàn cầu “quay cuồng”, trong khi đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm. Giới đầu tư đang đổ xô sang các “bến đỗ” an toàn hơn như trái phiếu chính phủ hoặc vàng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30008-trung-quoc-muon-binh-tinh-dam-phan-thuong-chien-voi-my.html

Bắc Kinh nói Mỹ ‘kích động ác ý’

về hoạt động của TQ ngoài khơi VN

Bãi Tư Chính: Diễn biến mới khi Hải dương 8 quay lại biển Việt Nam
Trung Quốc hôm thứ Ba nói Hoa Kỳ đang “kích động ác ý” tình hình Biển Đông, và đang đưa ra những lời chỉ trích vô căn cứ.
Lời cáo buộc của Bắc Kinh được đưa ra ngay sau khi Ngũ Giác Đài nói Trung Quốc đang “can thiệp cưỡng bức” ở vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khi đề cập tới vấn đề Việt-Trung nói rằng Mỹ đã lặp đi lặp lại việc “đưa ra những nhận xét thiếu suy nghĩ, có những chỉ trích vô căn cứ đối với Trung Quốc, hoàn toàn bóp méo sự việc và đổi trắng thay đen”.
Tàu Hải Dương 8 vào gần bờ biển Việt Nam
Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?
Việt Nam, Úc bày tỏ quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông
“Trung Quốc thúc giục Hoa Kỳ hãy chấm dứt cách hành xử kích động ác ý này, và hãy đóng một vai trò tích cực, mang tính xây dựng trong các vấn đề khu vực và quốc tế,” ông Cảnh Sảng phát biểu.
Trước đó, hôm thứ Hai 26/8, Ngũ Giác Đài cáo buộc Bắc Kinh đang tiến hành ‘can thiệp cưỡng bức’ các hoạt động dầu khí ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hôm thứ Bảy 24/8 mở rộng hoạt động tới khu vực sát với bờ biển của Việt Nam hơn.
“Gần đây, Trung Quốc đã nối lại hoạt động can thiệp cưỡng chế tại khu vực có các hoạt động khai thác dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông,” tuyên bố của Ngũ Giác Đài nói.
Ngũ Giác Đài cho hay các hoạt động của Bắc Kinh mâu thuẫn với cam kết của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hoàng tại Singapore hồi đầu năm nay, theo đó ông Ngụy nói rằng Trung Quốc cam kết đi theo con đường phát triển hòa bình.
“Trung Quốc sẽ không chiếm được lòng tin của các nước láng giềng cũng như sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế bằng cách duy trì các chiến thuật bắt nạt của mình,” tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói.
Bãi Tư Chính: Căng thẳng trên Biển Đông ở lô 06-1 vẫn tiếp tục
Liên tục phản ứng
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ và Trung Quốc lớn tiếng công kích lẫn nhau liên quan tới tình hình ngoài khơi Việt Nam những tuần qua.
Tàu Hải Dương Địa chất 8 lần đầu tiên vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) vào đầu tháng Bảy, bắt đầu một cuộc điều tra địa chất kéo dài nhiều tuần, gây ra một cuộc đối đầu căng thẳng giữa tàu quân sự và tàu bảo vệ bờ biển từ Việt Nam và Trung Quốc.
Việt Nam cho tới nay đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh rút tàu trong bối cảnh căng thẳng kéo dài gần hai tháng qua tại vùng biển được coi là điểm nóng trong khu vực.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng trước nói rằng các nước khác không nên can thiệp vào các vấn đề hàng hải giữa hai nước.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố các hành động của Trung Quốc là sự leo thang của Bắc Kinh trong nỗ lực đe dọa các nước cũng có yêu sách về lãnh thổ trên Biển Đông, nhằm khiến các nước này phải chấm dứt hoạt động khai thác tài nguyên trong vùng biển này.
Mỹ cam kết đảm bảo an toàn năng lượng ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương
Hôm thứ Năm 22/8, Hoa Kỳ nói quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động dầu khí ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trong thông cáo báo chí, Washington cũng thẳng thừng lên án việc đưa tàu khảo sát và nhóm tàu hộ tống có vũ trang của Trung Quốc hôm 13/8 vào lại vùng biển ngoài khơi Việt Nam, gần khu vực Bãi Tư Chính, và nói việc đưa tàu tới là “việc Bắc Kinh leo thang nhằm hăm dọa các bên khác có tuyên bố quyền khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông”.
“Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối việc Trung Quốc tìm cách đe dọa hoặc ép buộc các nước đối tác không được hợp tác với các hãng không phải là của Trung Quốc, hoặc bằng các cách khác quấy rối các hoạt động hợp tác đó,” phát ngôn viên Morgan Ortagus nói.
Mỹ cũng cam kết sẽ “thúc đẩy an toàn năng lượng cho các đối tác và đồng minh ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và đảm bảo việc khai thác dầu khí trong khu vực sẽ không bị gián đoạn”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
Ngay lập tức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm thứ Sáu 23/8 cáo buộc Washington “gieo rắc chia rẽ và có những động cơ ngầm”, nhằm “gây hỗn loạn tình hình ở Biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) và làm tổn hại hòa bình, ổn định trong khu vực.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49479440

Trung Quốc bắt giữ một người Úc

với cáo buộc gián điệp

Ông Yang Jun, cựu quan chức Trung Quốc nay là công dân Úc, bị chính phủ Trung Quốc chính thức cáo buộc tội ‘gián điệp’ sau khi bị bắt và giam giữ tại Bắc Kinh từ tháng 1 năm nay.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói như vậy hôm 27/8.
Ông Yang Jun còn được biết đến với tên Yang Hengjun, là người viết sách và blog từ Úc, kêu gọi dân chủ và nhân quyền cho người dân Trung Quốc.
Ngoại trưởng Úc Marise Payne vào cùng ngày phát biểu rằng bà rất lo ngại rằng ông Yang có thể bị bắt vì tình nghi là gián điệp.
Ngoại trưởng Úc nói thêm Úc hy vọng phía Trung Quốc sẽ đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản về pháp lý và công bằng trong thủ tục đối với ông Yang Jun.
Bà Payne trích dẫn các quy định về chống tra tấn của quốc tế và nhấn mạnh Giáo sư Yang đã bị giam ở Bắc Kinh trong tình trạng khắc nghiệt mà không rõ lý do trong vòng hơn bảy tháng. Ông đã không được gặp luật sư hay gia đình trong khi Trung Quốc cũng không giải thích lý do ông bị bắt giữ nhiều tháng trời.
Bà Payne cũng cho biết bà đã đề đập vụ việc năm lần với ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc, trong những lần gặp mặt và cả qua thư.
Đáp trả những chỉ trích từ phía Úc, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng Trung Quốc đã hành động dựa theo luật pháp và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho ông Yang Jun, và nói thêm ông này hiện vẫn có sức khỏe tốt.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu rằng nước này bày tỏ sự thất vọng nặng nề trước tuyên bố của phía Úc về trường hợp của ông Yang Jun.
Trung Quốc khuyến nghị Úc nên tôn trọng một cách nghiêm túc chủ quyền về tư pháp của Trung Quốc và không được can thiệp vào việc xử lý của nước này bằng bất kỳ cách nào.
Ông Yang Jun (53 tuổi) vào tháng 1 năm nay bay từ New York đến Trung Quốc và bị bắt tại Quảng Châu trong lúc quá cảnh chờ chuyến bay đến Thượng Hải. Ông này bị chuyển đến giam tại Bắc Kinh sau đó.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc cũng đã bắt giam hai công dân Canada là cựu quan chức ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor với cáo buộc gián điệp hay tìm cách đánh cắp bí mật quốc gia.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/beijing-confirms-arrest-of-australian-for-spying-08272019083820.html

Tại sao TQ thực hiện

hành động vi phạm vùng biển của Việt Nam?

Năm nay, quan hệ song phương Việt – Trung dường như đã hồi phục sau cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 hồi năm 2014, thể hiện qua việc 2 nước đã tổ chức chương trình giao lưu hữu nghị biên giới và cho lực lượng cảnh sát biển tiến hành tuần tra chung ở vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, 2 tàu chiến của Hải quân Việt Nam đã đến Trung Quốc dự kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân nước này. Gần đây, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã sang thăm Trung Quốc. Thế nhưng, gần tháng qua, tàu khảo sát địa chất HD8 đi cùng với nhiều tàu hải cảnh, tàu cá của Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khảo sát địa chất khu vực nằm hoàn toàn trong thềm lục địa của Việt Nam. Hành động này vi phạm luật pháp quốc tế vì nó được tiến hành mà không có sự cho phép trước của Chính phủ Việt Nam. Nó làm dấy lên nhiều câu hỏi, vì sao Bắc Kinh có những hành động như vậy?
Đòi hỏi thái quá của Trung Quốc
Trước hết, phân tích các yếu tố nội bộ của Trung Quốc. Chính sách của Bắc Kinh đối với Biển Đông là một sản phẩm của siêu chủ nghĩa dân tộc. Trung Quốc đòi có chủ quyền không thể chối cãi đối với biển Đông. Các yêu sách về quyền lịch sử đã góp phần hình thành bản đồ đường 9 đoạn (đường lưỡi bò), theo đó tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông.
Thông qua các chiến dịch giáo dục lòng ái quốc do nhà nước bảo trợ, nhiều người dân Trung Quốc đã tin vào những yêu sách thái quá đó đối với Biển Đông. Nhiều tổ chức quốc gia và tỉnh – thành của Trung Quốc thuận theo quan điểm trên. Điều này đã dẫn đến hoạt động lobby (vận động hành lang) rất dữ dội của các hội, đoàn trong nước nhằm đòi hỏi quyền lợi riêng cho mình dưới chiêu bài quyền lịch sử. Những nhóm lợi ích này bao gồm các cộng đồng đánh cá biển sâu, dân quân hàng hải, chính quyền địa phương và tỉnh – thành, các công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước, các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải ở tất cả các cấp, trong đó có Cảnh sát biển Trung Quốc và Hải quân.
Ba năm trước, Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế xem xét vụ Philippines kiện Trung Quốc đã phán quyết rằng yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đối với Biển Đông không có cơ sở trong luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã phản ứng giận dữ, lên án Tòa Trọng tài Thường trực và gây áp lực chính trị mạnh mẽ để các nước Đông Nam Á phớt lờ phán quyết này. Sau đó họ đã thúc ép các thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hoàn tất đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Vào tháng 8-2018, Trung Quốc và các thành viên ASEAN đã nhất trí về một văn bản dự thảo duy nhất đàm phán về COC. Theo đề xuất của Trung Quốc, việc hợp tác về kinh tế biển sẽ được thực hiện bởi các quốc gia duyên hải và “không nên diễn ra với sự hợp tác của công ty từ các nước bên ngoài khu vực”. Nói cách khác, Bắc Kinh muốn có được quyền bá chủ trên Biển Đông bằng cách ép Việt Nam, Malaysia, Philippines và các nước khác chỉ liên doanh với các công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc.
Từ đó, hành động tiếp theo là Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc đã cử tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) thực hiện khảo sát địa chất tại các lô dầu khí được Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố cách đây 7 năm.
Việt Nam cần cộng đồng quốc tế hỗ trợ
Tiếp theo, phân tích các yếu tố chiến lược bên ngoài tác động tới hành vi của Bắc Kinh.
Cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ cho thấy Bắc Kinh ngày càng mạnh bạo trong những vấn đề liên quan đến Philippines, Việt Nam và Malaysia. Sự cạnh tranh chiến lược này vượt ra ngoài cuộc chiến thuế quan (Mỹ – Trung) hiện nay.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Hải quân Mỹ đã gia tăng số lượng chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOPS) ở biển Đông, trong đó có cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (đến nay đã thực hiện 13 lần). Mỹ cũng tiến hành các cuộc tuần tra của máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay ném bom tàng hình từ bang Nebraska ở lục địa Mỹ, đảo Guam, đảo Diego Garcia cũng như tiếp tục các cuộc tuần tra hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc xem các động thái này của Mỹ là khiêu khích. Mỹ cũng bắt đầu định hình môi trường chiến lược sau khi công bố Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương. Trung Quốc được xác định rõ ràng là đối thủ chính và chiến lược của Mỹ.
Mỹ đã bắt đầu tiến hành tập trận hải quân với các đồng minh ở Biển Đông. Chính quyền ông Trump đã phê chuẩn thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bảo đảm rõ ràng với Philippines rằng Hiệp ước Phòng thủ chung – được hai nước ký năm 1951 và có đề cập đến Thái Bình Dương – cũng được áp dụng cho cả Biển Đông. Một đô đốc Mỹ thậm chí còn tuyên bố rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của lực lượng dân quân hàng hải Trung Quốc sẽ bị xem là một cuộc tấn công quân sự vũ trang.
Washington đã xem Việt Nam là đối tác chiến lược tiềm năng trong Chiến lược an ninh quốc gia, Chiến lược quốc phòng quốc gia và gần đây nhất là Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ.
Trung Quốc đang đáp trả bằng cách gây áp lực chính trị, ngoại giao và cấp thấp (dưới dạng các sự cố “vùng xám”) đối với các quốc gia trong khu vực nhằm cản trở Mỹ nỗ lực định hình lại môi trường khu vực trong lúc tăng cường đối phó Mỹ bằng cách phóng tên lửa đạn đạo chống hạm vào Biển Đông.
Hôm 17-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này”. Việc gắn kết giải pháp cho cuộc đối đầu ở bãi Tư Chính với sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế là bước đi đúng đắn của Việt Nam.
http://biendong.net/bien-dong/30033-tai-sao-tq-thuc-hien-hanh-dong-vi-pham-vung-bien-cua-viet-nam.html

Quan sát Cuộc sống Đó đây

Hồ sơ Chuyên gia Philippines:

Trung Quốc dọa dẫm các nước ASEAN ở Biển Đông

“Trung Quốc đang tìm cách dọa dẫm các quốc gia Đông Nam Á để buộc họ phải chấp nhận việc khai thác dầu khí ở Biển Đông theo yêu cầu từ Trung Quốc”.Đó là nhận định của PGS. Jay Batongbacal,
Đại học Philippines, Giám đốc Học viện Hàng Hải và Luật Biển, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV.
Đáng chú ý, viện dẫn Phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016, PGS Jay Batongbacal khẳng định: Phán quyết của Tòa PCA đã đưa ra những lý lẽ cụ thể và rõ ràng cho thấy Việt Nam hoàn toàn có quyền thiết lập Vùng Đặc quyền Kinh tế/thềm lục địa từ đường cơ sở của mình bao quanh bãi Tư Chính và khu vực này hoàn toàn không cắt qua hoặc chồng lấn với Vùng Đặc quyền Kinh tế/thềm lục địa của Trung Quốc.
PV: Trung Quốc đã hai lần cho tàu Hải Dương 8 và các tàu hộ tống xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Không chỉ gây hấn với Việt Nam, Trung Quốc còn có những động thái gây hấn cả với Philippines, Malayisia. Theo ông, Trung Quốc đang tính toán điều gì?
PGS. Jay Batongbacal: Trung Quốc đang tìm cách dọa dẫm các quốc gia Đông Nam Á để buộc họ phải chấp nhận việc khai thác dầu khí ở Biển Đông theo những yêu cầu từ Trung Quốc.
Trung Quốc đang muốn thể hiện rằng, họ có thể đơn phương làm như vậy. Bằng cách can thiệp vào các hoạt động của Việt Nam và Malaysia, Trung Quốc hy vọng có thể ép các nước này hoặc phải chấp nhận chỉ hợp tác với Trung Quốc hoặc phải đối mặt với hành động khai thác dầu khí đơn phương của Trung Quốc trong Vùng Đặc quyền Kinh tế/thềm lục địa của các nước này.
PV: Có ý kiến cho rằng, Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển của Việt nam là một hành động “giương đông kích tây” nhằm thực hiện mưu đồ chiếm đóng trái phép một số thực thể ngầm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Quan điểm của ông về ý kiến này?
PGS. Jay Batongbacal: Có thể là như vậy bởi điều này đã từng có tiền lệ. Trung Quốc đã từng triển khai giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam trùng với thời điểm nước này bắt đầu hoạt động cải tạo trái phép các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. Trong khi cả thế giới tập trung theo sát diễn biến này, họ đã không để mắt đến hoạt động cải tạo quy mô cực lớn của Trung Quốc.
PV: Tổng thống Duterte chuẩn bị có chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 5. Ông đưa ra kịch bản nào về vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm này? Liệu Phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 có được Tổng thống Duterte nêu ra và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng?
PGS. Jay Batongbacal: Tôi không đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng thống Duterte, ngay cả khi ông Duterte có nêu lại phán quyết của Tòa trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tôi không cho rằng sẽ có sự thay đổi trong quan điểm của Trung Quốc sau cuộc gặp. Kết quả tốt nhất có thể sẽ là một tuyên bố chung sau cuộc gặp nhưng sẽ không giải quyết được vấn đề gì.
PV: Phán quyết tháng 7/2016 của Tòa Trọng tài (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc đã bác bỏ các yêu sách chủ quyền bằng đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong vụ việc Bãi Tư Chính, liệu phán quyết này có thể áp dụng để làm căn cứ yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế không?
PGS. Jay Batongbacal: Phán quyết của Tòa PCA đã đưa ra những lý lẽ cụ thể và rõ ràng cho thấy Việt Nam hoàn toàn có quyền thiết lập Vùng Đặc quyền Kinh tế/thềm lục địa từ đường cơ sở của mình bao quanh bãi Tư Chính và khu vực này hoàn toàn không cắt qua hoặc chồng lấn với Vùng Đặc quyền Kinh tế/thềm lục địa của Trung Quốc.
Tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đang có những hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Ảnh: Schottel
PV: Các nỗ lực quốc tế hiện nay đã đủ để ngăn cản các hành động của Trung Quốc?
PGS. Jay Batongbacal: Đến thời điểm này, mọi thứ vẫn chưa rõ ràng bởi Trung Quốc vẫn đang tiếp tục các hoạt động của nước này trên biển. Tuy nhiên, sẽ cần phải có thêm nhiều tuyên bố mạnh mẽ và các hành động cụ thể để Trung Quốc có thể nhận ra rằng, hành động của họ gây hại nhiều hơn là những lợi ích tiềm tàng mà nước này nghĩ rằng họ có thể nhận được.
PV:  Theo ông, Việt Nam nên làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình trước những tham vọng của Trung Quốc?
PGS Jay Batongbacal: Việt Nam có thể kiện Trung Quốc trong những vấn đề hẹp và cụ thể để phản đối những hành động đơn phương của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, đây sẽ là vụ kiện khác so với vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Việt Nam có thể “tấn công” bằng pháp lý vào hoạt động khai thác và dọa dẫm đơn phương của Trung Quốc cũng như mối đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc thông qua việc triển khai các tàu để bảo vệ việc thăm dò của nước này trên biển Việt Nam
http://biendong.net/bi-n-nong/30011-quan-sat-cuoc-song-do-day-ho-so-chuyen-gia-philippines-trung-quoc-doa-dam-cac-nuoc-asean-o-bien-dong.html

Nhân dân tệ mất giá chưa từng có,

TQ ‘thử’ độ lỳ Donald Trump

Bắc Kinh có những động thái gồng mình nhưng sự hoảng sợ có thể khiến tình hình trở nên khó kiểm soát và bóng ma cuộc khủng hoảng 2015 từng khiến Trung Quốc mất ngàn tỷ USD đang hiện trở lại.
Chỉ giữ được một phiên, sáng 27/8 Ngân hàng trung ương Trung Quốc tiếp tục hạ tụt giảm giá đồng Nhân dân tệ (NDT) xuống mức thấp chưa từng có, một động thái được xem là đáp trả, xoáy vào điểm mà tổng thống Mỹ Donald Trump lo ngại nhất nhưng cũng là điểm yếu chết người đối với Bắc Kinh.
Sáng 27/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) điều chỉnh tỷ giá tham chiếu xuống ngưỡng 7,0810 Nhân dân tệ (NDT) đổi 1 USD. Đây là phiên thứ 10 ngân hàng trung ương Trung Quốc giảm tỷ giá tham chiếu – tỷ giá trung tâm (midpoint) xuống sâu thêm dưới ngưỡng quan trọng: 7 NDT đổi 1 USD.
Trong phiên liền trước (26/8), PBOC xác định tỷ giá này là: 7,0570 NDT đổi 1 USD, cao hơn so với mức 7.0572 NDT đổi 1 USD – một phiên hiếm hoi giữ giá NDT.
Với biên độ hiện tại là +/-2% so với mức tham chiếu, đồng NDT tại thị trường trong nước có thể biến động trong phạm vi 6,9394 và 7,2226.
Sau khi tỷ giá tham chiếu được PBOC công bố, đồng NDT được giao dịch trên thị trường quốc tế ở mức thấp hơn nhiều so với phiên liền trước, xuống mức 7,1576 NDT đổi 1 USD, thấp nhất mới trong vòng 11 năm qua.
Như vậy, so với phiên liền trước, đồng NDT tiếp tục giảm mạnh. Đây là phiên thứ 2 liên tiếp đồng NDT đánh mất ngưỡng đáng lo ngại nữa là 7,1 NDT đổi 1 USD.
Hoạt động phá giá đồng NDT được chính quyền Bắc Kinh thực hiện sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump dồn dập tuyên bố các mức thuế mới cao hơn sẽ áp lên hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ.
Một đồng NDT yếu hơn sẽ phần nào giúp giảm bớt những thiệt hại do thuế quan Mỹ gây ra. Bên cạnh đó, chính quyền Bắc Kinh gần đây có nhiều động thái kích kinh tế bằng việc âm thầm hạ lãi suất cho vay đối với cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh nhỏ… trên khắp đất nước thông qua việc cải cách lãi suất.
Nhân dân tệ mất giá chưa từng có, Trung Quốc ‘thử’ độ lỳ Donald Trump
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc xuống mức thấp nhất mới trong 11 năm.
Tuy nhiên, một đồng NDT yếu có nhiều tác động tiêu cực. Nó khiến dòng vốn FDI tháo chạy và gây hoảng loạn trên thị trường tài chính nước này.
Trước đó, hồi tháng 8/2015, PBOC đã thay đổi chính sách tỷ giá và kéo theo đó là 3 phiên NDT giảm liên tiếp tổng cộng 5,1%. Cú sốc này đã khiến chứng khoán Trung Quốc tụt giảm hàng chục phần trăm, thị trường tài chính thế giới chao đảo. Bắc Kinh đã phải mất hơn 1 năm để kiểm soát tình hình và đốt khoảng 1 ngàn tỷ USD cho nỗ lực này.
Trong tuần vừa qua, Mỹ và Trung Quốc đã có những đòn ăn miếng trả miếng dồn dập. Hôm 23/8, chính quyền ông Trump quyết định sẽ nâng thuế từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 1/10, và mức thuế quan đánh lên 300 tỷ USD hàng Trung Quốc cũng sẽ tăng từ 10% lên 15% sau khi Trung Quốc cho biết sẽ áp hàng rào thuế quan mới (từ 5% lên 10%) lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ 1/9 và 15/12.
Nhân dân tệ mất giá chưa từng có, Trung Quốc ‘thử’ độ lỳ Donald Trump
Ông Donald Trump gây áp lực lớn chưa từng có lên Trung Quốc.
Ông Donald Trump cũng cho biết có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và qua đó buộc các doanh nghiệp Mỹ rút khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, thị trường tài chính thế giới có dấu hiệu ổn định trở lại sau khi ông Trump cho biết Bắc Kinh muốn trở lại bàn đàm phán.
Hiện tại, các thị trường tài chính thế giới vẫn để mắt sát sao tới những biến động của ngân hàng trung ương Trung Quốc.
Gần đây, sau động thái “phá giá” đồng NDT, hàng loạt các quốc gia châu Á khác cũng cắt giảm lãi suất và thực hiện một chính sách tiền tệ nới lỏng. Một cuộc chiến tiền tệ trên khắp thế giới đang diễn ra.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30020-nhan-dan-te-mat-gia-chua-tung-co-tq-thu-do-ly-donald-trump.html

Quan sát Cuộc sống Đó đây

Hồ sơ Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ:

Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa”

Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi hành vi của chủ nghĩa thương mại bá quyền và các biện pháp gây sức ép của Mỹ.
Trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc và truyền thông nước này khẳng định, Trung Quốc có đủ năng lực và không e ngại cuộc chiến thương mại với Mỹ thì trong một động thái khác, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho biết nước này vẫn hoan nghênh các doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Trung Quốc.
Tại buổi họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 26/8, người phát ngôn Cảnh Sảng cho biết, hành động tăng thuế của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng những nhận thức chung đạt được giữa nguyên thủ hai nước tại Osaka vừa qua, giẫm đạp lên quy tắc thương mại đa phương, gây tổn hại đến lợi ích của cả hai nước, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và chuỗi ngành nghề toàn cầu, làm suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới. Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi hành vi của chủ nghĩa thương mại bá quyền và các biện pháp gây sức ép của Mỹ, đồng thời khẳng định nước này không thể bị dọa nạt.
“Trung Quốc đốc thúc Mỹ không đánh giá sai tình hình và dừng ngay các hành động sai lầm, nếu Mỹ tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng thuế, Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp đáp trả nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”- ông Cảnh Sảng nói.
Cùng với thái độ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong những ngày qua, truyền thông nước này đăng tải nhiều bài viết cho rằng, Mỹ đã phạm “sai lầm chiến lược” khi đối đầu với Trung Quốc và tuyên bố “cần dạy cho Mỹ hiểu về chiến tranh thương mại”.
Tuy nhiên, trái với thái độ cứng rắn của Bộ Ngoại giao và truyền thông nước này, trong phát biểu khai mạc tại Hội chợ ngành nghề thông minh quốc tế Trung Quốc lần thứ 2 tại Trùng Khánh hôm 26/8, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc – Trưởng đoàn đàm phán thương mại phía Trung Quốc cho biết, chiến tranh thương mại leo thang không có lợi cho Trung Quốc, không có lợi cho Mỹ cũng như đối với người dân thế giới. Trung Quốc mong muốn hai bên thông qua tham vấn và hợp tác một cách tỉnh táo nhằm giải quyết ổn thỏa bất đồng, Trung Quốc phản đối mọi hành vi khiến cuộc chiến thương mại leo thang.
Ông Lưu Hạc cũng hoan nghênh các công ty nước ngoài trong đó có các công ty Mỹ đến kinh doanh đầu tư tại Trung Quốc và nhấn mạnh nước này sẽ tạo điều kiện môi trường kinh doanh an toàn, tiện lợi.
Sau khi Trung – Mỹ áp dụng các biện pháp ăn miếng trả miếng trong những ngày vừa qua, dư luận đã lo ngại về khả năng đổ vỡ vòng đàm phán thương mại giữa hai nước trong tháng tới, tuy nhiên phát biểu mới đây bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ tin tưởng Trung Quốc và Mỹ sẽ sớm đạt được Thỏa thuận chung.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30012-quan-sat-cuoc-song-do-day-ho-so-cang-thang-thuong-mai-trung-my-trung-quoc-vua-dam-vua-xoa.html

ĐCSTQ thực sự có thể khiến người TQ

 ‘ăn cỏ’ để đối đầu với Mỹ?

Hôm thứ Sáu (23/8), cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ lại leo thang khi Bắc Kinh bất ngờ công bố mức thuế bổ sung từ 5% – 10% lên 75 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.
Bắc Kinh cho rằng TT Trump buộc phải mềm mỏng
Ngày 13/8, Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố khoản đánh thuế bổ sung 150 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sản xuất bắt đầu từ ngày 1/9 sẽ được hoãn lại đến ngày 15/12. Hành động của TT Trump vì hai lý do: một là để giảm tác động đến mùa mua sắm Giáng sinh của người Mỹ, và thứ hai là thể hiện thiện chí sau cuộc gặp của đại diện thương mại Mỹ – Trung.
Nhưng dường như Bắc Kinh đã hiểu lý do thiện chí này của TT Trump là tín hiệu của việc ông phải mềm mỏng vì bị áp lực của các bên. Bắc Kinh quyết định áp thuế trả đũa lên thêm 75 tỷ USD hàng hóa nhập từ Mỹ với 5078 danh mục sản phẩm, trong đó có đậu nành và ethanol. Trung Quốc cũng sẽ khôi phục mức thuế 25% đối với ô tô và 5% đối với phụ tùng ô tô Mỹ mà họ đã hoãn áp đặt từ tháng Mười Hai năm ngoái.
Trước đòn phản công này của Bắc Kinh, TT Trump chỉ cần một ngày để phản đòn. Số hàng hóa Trung Quốc 250 tỷ USD lập tức bị tăng mức thuế từ 25% lên 30%. Ngoài ra số hàng Trung Quốc khác trị giá 300 tỷ USD cũng bị tăng từ 10% lên 15%.
Điều đó có nghĩa, sau khi Bắc Kinh bổ sung mức thuế 5% đến 10% đối với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ thì TT Trump đã tăng mức thuế bổ sung 5% đối với 550 tỷ USD hàng Trung Quốc. Thậm chí TT Trump còn tuyên bố sẽ xem xét sử dụng “Đạo luật Quyền lực kinh tế khẩn cấp quốc tế” mà năm 1977 Quốc hội Mỹ ủy quyền cho Tổng thống để buộc các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc, khiến hai nền kinh tế Trung-Mỹ hoàn toàn không còn liên quan gì đến nhau.
Lần này Bắc Kinh chủ động tấn công có thể vì nhận thấy TT Trump có dấu hiệu nhượng bộ về các điều khoản Hiệp thương. Nhưng nếu Hiệp thương được ký kết thì Trung Quốc phải có môi trường công khai và minh bạch cùng nhà nước pháp quyền (phân biệt với nhà nước toàn trị), nếu vậy sẽ phá hỏng “giấc mơ Trung Hoa” của ĐCSTQ.
Vậy thì tính toán của Trung Nam Hải là gì? Trong một bài viết đăng ngày 25/8 trên Thời báo Hoàn Cầu của ĐCSTQ chỉ ra: “Hệ thống chính trị của Trung Quốc sẽ khiến họ có được tiềm lực tiếp ứng và sức chịu đựng vô tận của xã hội, tạo nên tâm thái ổn định và tỉnh táo trong xã hội về cuộc chiến thương mại.” “Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ càng leo thang dĩ nhiên gây thiệt hại càng lớn, nhưng khi xã hội Trung Quốc đã hiểu rõ cuộc đối đầu này có liên quan đến tương lai của đất nước thì mọi người sẵn sàng chịu đựng và chấp nhận.”
Qua những tuyên bố này có thể thấy rõ tính toán của Trung Nam Hải, nghĩa là họ có thể bất chấp tất cả để đấu với Mỹ trong cuộc chiến thương mại này, cho dù cả tỷ người dân Trung Quốc có phải chịu đựng ăn cỏ sống qua ngày.
Nhưng trong tính toán của Trung Nam Hải thiếu sự cân nhắc đến hai chữ “Thiên thời”. Trong lịch sử nhân loại đã có vô số kẻ thống trị, dù từng vô cùng hùng mạnh nhưng kết cục vẫn thân bại danh liệt, thành tên hề của lịch sử. Thế hệ sau nhìn vào họ, nhiều lý giải xem họ hành động bất chấp thời cuộc.
Người Trung Quốc xưa nay khi xét chuyện thành bại thường nhắc các khái niệm thiên thời – địa lợi – nhân hòa, trong đó quan trọng nhất là thiên thời. Việc lợi dụng công cụ chính trị chuyên chế bạo lực để ép buộc dân chúng ăn cỏ chỉ mang lại thứ “nhân hòa” giả tạo mà thôi.
Trước đây, Mao Trạch Đông của ĐCSTQ có thể bắt dân chúng Trung Quốc gặm cỏ, thậm chí hàng chục triệu người chết đói, chẳng qua vì đó là thời hoàng kim của chế độ, người dân vẫn còn tin tưởng và sợ hãi. Trái lại, ĐCSTQ hiện đang đứng trước rất nhiều nguy cơ tứ bề, thậm chí là khủng hoảng cao độ. Giới chóp bu ĐCSTQ ngày nay dù có ra mặt cứng giọng mức độ nào cũng không thể làm được như vậy.
TT Trump: Tôi là người được chọn để đối đầu với Trung Quốc
Có thể nói, trong những ngày đầu của cuộc chiến thương mại, TT Trump chỉ muốn Bắc Kinh thực hiện lời hứa khi gia nhập WTO, điều chỉnh lại những chính sách bất công kéo dài của Bắc Kinh trong thương mại Trung-Mỹ, từ đó tăng việc làm cho người dân Mỹ để kinh tế Mỹ phát triển, để  Trump thực hiện được cam kết với cử tri khi tranh cử.
Tuy nhiên, một số hành động gần đây của TT Trump đã cho thấy, việc làm và nền kinh tế, không còn là tất cả những cân nhắc của ông nữa.
Ngày 13/8, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương ĐCSTQ Dương Khiết Trì bất ngờ bay tới New York để gặp Ngoại trưởng Mỹ Pompeo. Được biết, Dương Khiết Trì đã đưa ra kế hoạch mới nhất của ban lãnh đạo tối cao ĐCSTQ, đó là đồng ý với các điều kiện của hiệp định thương mại đã ký với Mỹ để đổi lấy chính quyền ông Trump chấp nhận cho ĐCSTQ dùng vũ lực bình ổn Hồng Kông. Nhưng chính quyền ông Trump đã từ chối. Chiều ngày hôm sau 14/8 và sáng ngày 15/8, TT Trump đã vài lần chia sẻ trên Twitter rằng, ĐCSTQ muốn đạt được thỏa thuận thì trước hết phải
giải quyết vấn đề Hồng Kông một cách nhân đạo, TT Trump kêu gọi Tập Cận Bình dùng cách nhân đạo và đối thoại để giải quyết vấn đề Hồng Kông.
TT Trump không bị mất ý chí vì món lợi ích vật chất khổng lồ, điều này cho thấy ông có đủ can đảm đạo đức. Có thể nói đối với TT Trump và chính phủ Mỹ thì động thái này đã vượt qua một ngưỡng cửa quan trọng.
Ngày 20/8 khi trả lời các phóng viên đề cập đến cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, TT Trump cho biết, dù điều này tốt cho Mỹ, hay gây bất lợi trong ngắn hạn thì cũng phải thực hiện. Cho dù trong ngắn hạn có tốt hay không thì cũng không thành vấn đề. Ông cũng nói, nếu không đối đầu với ĐCSTQ, ngày tháng của tôi sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Nhưng tôi thích cách làm của tôi, vì nó là điều phải làm.
Tuyên bố trên của TT Trump chứng minh rằng, cho dù Bắc Kinh có dùng các biện pháp dụ dỗ hay đe dọa thì cũng không thể thay đổi quyết tâm giải quyết vấn đề ĐCSTQ của ông.
Ngày 21/8, một hành động nữa của TT Trump đã cho thấy một vấn đề lớn lao hơn. Khi trả lời câu hỏi của các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng, TT Trump đã nhắc đến cuộc chiến thương mại: “Phải có ai đó làm việc này.” Sau đó Trump nhìn lên bầu trời cao xanh và tiếp lời: “Tôi là người được chọn”. Sau đó Trump quay đầu và lặp lại: “Phải có ai đó làm việc này.”
Trong thế giới phương Tây, cách nói “người được chọn” (chosen one) thường được sử dụng trong tôn giáo. Moses trong Do Thái giáo và Jesus trong Kitô giáo là “người được Chúa chọn”, nghĩa là Chúa chọn họ và giao cho họ một sứ mệnh cụ thể. Giới truyền thông cánh tả của Mỹ đã công kích rằng TT Trump khoác lác về bản thân. Hôm thứ Bảy, TT Trump đã phản hồi lại quan điểm này trên Twitter rằng, thời điểm đó TT Trump dùng cách nói hài hước, ý là cách đối phó với cuộc chiến thương mại (không phải tự quảng cáo bản thân).
Video trực tiếp cảnh khi đó cho thấy Trump nói với thái độ nghiêm túc, ngôn từ và động tác đã truyền tải hai thông điệp quan trọng từ TT Trump: một là vấn đề đối phó với ĐCSTQ là nhất định phải làm, ông nghĩ rằng đây là ý Trời; hai là ông tin rằng ông mang sứ mệnh lịch sử này.
TT Trump cũng khẳng định ông sẽ giữ vững cuộc chiến với Trung Quốc cho dù nó gây ra thiệt hại trong ngắn hạn cho nền kinh tế Mỹ. “Phải có ai đó làm điều này, vì thế tôi đang đương đầu với Trung Quốc. Tôi đang đương đầu với Trung Quốc về thương mại và chúng ta đang thắng. Tôi được đặt ở vị trí này bởi người dân để làm một công việc vĩ đại. Và đó là cái mà tôi đang làm”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30017-dcstq-thuc-su-co-the-khien-nguoi-tq-an-co-de-doi-dau-voi-my.html

Bắc Kinh đe dọa can thiệp vào Hong Kong

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Sau cuộc biểu tình bạo động trong tuần thứ 12 liên tiếp tại Hong Kong, chính quyền Trung Cộng vào tối Chủ Nhật, 25 tháng 8, nói rằng nước này có thể sẽ can thiệp trực tiếp vào đặc khu Hong Kong.
Trung Cộng gọi phong trào biểu tình là một cuộc cách mạng màu sắc, và nhắc lại rằng thành phố đang chìm trong một cuộc khủng hoảng có thể phá hủy hệ thống một quốc gia, hai chế độ. Trong bài viết đăng tối Chủ Nhật, hãng truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã cũng dẫn lời cố Chủ Tịch Trung Cộng Đặng Tiểu Bình từng nói năm 1984, rằng chính quyền đại lục nên can thiệp nếu Hong Kong xảy ra bạo động.
Đây là lần đầu tiên truyền thông Trung Cộng gọi phong trào biểu tình tại Hong Kong là một cuộc cách mạng màu sắc, vốn là tên của phong trào nổi dậy tại các nước Đông Âu vào đầu những năm 2000. Tân Hoa Xã cũng nhắc lại lời ông Xu Ze, cựu phó giám đốc Phòng các vấn đề Macau và Hong Kong, nói rằng cuộc khủng hoảng tại Hong Kong là quyết định then chốt giữa việc bảo vệ hay phá hủy hệ thống một quốc gia, hai chế độ. Bài viết của Tân Hoa Xã nói, các sự kiện gần đây của Hong Kong đã vượt xa các cuộc tuần hành thông thường, và là một cuộc cách mạng màu sắc muốn phá hủy luật pháp và trật tự của đặc khu Hong Kong. Hãng này khẳng định chính quyền Trung Cộng không thể dung thứ cho tình trạng này và sẽ đối phó theo đúng luật pháp.
Tân Hoa Xã thêm rằng, việc chính quyền trung ương can thiệp vào Hong Kong đã được quy định trong Hiến Pháp Hong Kong, và là thẩm quyền cũng như trách nhiệm của Bắc Kinh. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/bac-kinh-de-doa-can-thiep-vao-hong-kong/

Bắc Kinh ‘vô cùng bất mãn’

với tuyên bố của G7 về Hong Kong

Hôm 27/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh kiên quyết phản đối tuyên bố từ của hội nghị thượng đỉnh G7 có liên quan đến tình trạng bất ổn hiện tại ở Hong Kong, theo Reuters.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng phát biểu như trên tại cuộc họp báo hôm 27/8.
G7 “tái khẳng định sự tồn tại và tầm quan trọng của Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 về Hong Kong và kêu gọi tránh bạo lực,” theo tuyên bố của nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới này.
Cũng hôm 27/8, ông Zhao Kezhi, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, đến thăm tỉnh Quảng Đông gần Hong Kong, và cho biết Trung Quốc sẽ trấn áp các hoạt động khủng bố bạo lực và bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, theo Reuters.
Reuters dẫn tuyên bố của ông Zhao cho biết Trung Quốc sẽ kiên quyết đáp trả và trấn áp mọi âm mưu lật đổ và hành động khủng bố để đảm bảo an ninh và ổn định của đất nước.
Bạo lực xảy ra từ các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong đang trở nên nghiêm trọng hơn nhưng chính phủ tự tin rằng họ có thể tự xử lý khủng hoảng, bà Carrie Lam, Đặc khu trưởng Hong Kong cho biết hôm 27/8.
“Chúng tôi nên chuẩn bị hòa giải xã hội bằng cách tiếp xúc với những người có những quan điểm khác nhau … Chúng tôi muốn chấm dứt tình trạng hỗn loạn ở Hong Kong,” bà Lam nói, và bà không tin rằng chính quyền của bà đã mất kiểm soát.
Cũng theo Reuters, nhiều cuộc biểu tình được lên kế hoạch trong tuần này và tuần tới, đặt ra thách thức trực tiếp với chính quyền ở Bắc Kinh, những người sẵn sàng dập tắt tình trạng bất ổn trước ngày 1/10, ngày kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Dân dân Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/bac-kinh-vo-bat-man-voi-tuyen-bo-cua-g7-ve-hong-hong/5058552.html

Costco ở Trung Quốc đóng cửa sớm

ngay ngày khai trương vì quá đông

Chuỗi siêu thị Costco, thuộc tập đoàn Wholesale Corp của Hoa Kỳ, đã buộc phải đóng cửa sớm ngay ngày khai trương tại Trung Quốc hôm 27/8, do quá đông người kéo đến mua sắm gây ùn tắc giao thông trong khu phố ở Thượng Hải, theo Reuters.
Các video đăng trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy hàng ngàn người chen chúc trên các lối đi của siêu thị Costco ở Thượng Hải, trong khi siêu thị trưng các bảng cảnh báo bên ngoài với lưu ý rằng khách mua sắm phải chờ đến ba giờ mới có thể đỗ xe.
Một trường học gần đó đã gửi cảnh báo cho phụ huynh về tình trạng ùn tắt giao thông. Thông báo viết: “Xin lưu ý giao thông sẽ bị ùn tắt nghiêm trọng chiều nay khi học sinh tan trường do sự kiện Costco khai trương siêu thị trong khu vực.”
Một tờ báo ở Thượng Hải cũng loan tin trên truyền thông xã hội lúc 2:43 chiều (giờ địa phương) rằng siêu thị đã đóng cửa sớm.
“Do quá đông người đến siêu thị hôm khai trương, vì sự an toàn công cộng, chúng tôi kêu gọi cư dân hạn chế đi mua sắm và tránh đi vào giờ cao điểm,” tờ báo trích lời quan chức địa phương nói.
Tháng trước, Costco loan báo sẽ mở siêu thị đầu tiên tại Trung Quốc. Costco tiến vào thị trường Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 2014 thông qua dịch vụ bán hàng trực tuyến trên trang mua sắm của tập đòan Trung Quốc Alibaba.
https://www.voatiengviet.com/a/costo-o-tq-dong-cua-som-ngay-ngay-khai-truong-vi-qua-dong/5058673.html

Trung Quốc phản bác

Bộ Quốc phòng Mỹ bênh vực Việt Nam trên Biển Đông

Ngay sau khi Bộ Quốc phòng ở Washington phản đối Bắc Kinh uy hiếp hoạt động dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông, Trung Quốc hôm 27/8 yêu cầu Mỹ “ngừng cường điệu hóa mang tính dã tâm” và cần “đóng một vai trò tích cực trong các vấn đề quốc tế.”
Trong một động thái hiếm hoi khi đưa ra thông cáo hôm 26/8, Bộ Quốc phòng Mỹ cáo buộc Bắc Kinh dùng “các thủ đoạn bắt nạt” khi trở lại “can thiệp mang tính uy hiếp” nhắm vào các hoạt động dầu khí lâu nay của Việt Nam, tạo ra tình trạng đối đầu giữa các tàu hải cảnh Trung Quốc và Việt Nam suốt gần 2 tháng qua.
Đề cập đến sự việc giữa Việt Nam và Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng được Xinhua trích lời nói với các phóng viên tại Bắc Kinh hôm 27/8 rằng “đúng hay sai của sự việc này là khá rõ ràng.”
Ông Cảnh nói rằng “Mỹ đã phát ngôn thiếu trách nhiệm hết lần này đến lần khác, coi thường sự thật và đổi trắng thay đen,” theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó,” người phát ngôn của Bắc Kinh nói.
Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc hôm 13/8 quay trở lại hoạt động tại vùng biển mà Việt Nam nói là vùng đặc quyền kinh tế của họ sau khi rời khỏi đó gần 1 tuần. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội Lê Thị Thu Hằng đã vài lần đưa ra phản đối việc Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc tút tàu Hải Dương 8 và các tàu hộ tống “ra khỏi vùng biển Việt Nam.”
Theo dữ liệu theo dõi tàu biển được Reuters trích dẫn, tàu Hải Dương 8 hôm 23/8 đã mở rộng hoạt động tới một khu vực gần bờ biển Việt Nam sau khi Mỹ và Úc bày tỏ lo ngại về các hành động của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp.
Trước đó, trong một lần trả lời yêu cầu bình luận của phóng viên hôm 19/8 về thông tin tàu Hải Dương 8 quay trở lại hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông Cảnh nói rằng “con tàu có liên quan của Trung Quốc đã luôn hoạt động trong vùng biển thuộc quyền tài phán” của nước họ.
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 26/8 tố cáo hành động của Bắc Kinh hoàn toàn trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở và tự do, mà qua đó các nước lớn nhỏ được đảm bảo an toàn chủ quyền, không bị uy hiếp, và khuyến cáo Trung Quốc sẽ không đạt được lòng tin của các nước láng giềng hay sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế bằng cách duy trì các chiến thuật hiếp đáp.
Người phát ngôn của Bắc Kinh hôm 27/8 nói Trung Quốc “kiên quyết bảo vệ trật tự thế giới và tuân thủ luật pháp quốc tế, luôn thực thi các quyền hợp pháp của mình trong khu vực dựa trên luật pháp quốc tế” và yêu cầu Mỹ “đóng một vai trò tích cực và mang tính xây dựng trong các vấn đề quốc tế và khu vực.”
Việt Nam và Trung Quốc nhiều năm qua đã vướng vào tranh chấp chủ quyền đối với vùng biển có tiềm năng năng lượng và là một tuyến đường vận tải nhộn nhịp ở Biển Đông.
Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền bằng một “đường chín đoạn” rộng lớn hình chữ U ở Biển Đông, chồng lên một phần lớn thềm lục địa Việt Nam nơi mà Việt Nam đã cấp phép khai thác dầu mỏ.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-phan-bac-bo-quoc-phong-my-benh-vuc-viet-nam-tr%C3%AAn-bien-dong/5058672.html

Philippines: Trung Quốc lừa cả nhân loại

với yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông

Phó Chánh án Tòa Tối cao Philippines khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” ngang ngược của Trung Quốc là tin giả của thế kỷ, sự lừa lọc khủng khiếp với nhân loại.
“Chúng ta không thể trông chờ chính phủ Trung Quốc nói với người dân của họ rằng đó là lịch sử giả dối, chúng ta phải tự làm điều đó và điều này cần thời gian”, Phó Chánh án Tòa Tối cao Philippines Antonio Carpio nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Ateneo de Davao hôm 25/8.
Ông kêu gọi các quốc gia khác ở Đông Nam Á cùng Philippines nói ra sự thật, vạch trần câu chuyện mà Trung Quốc đang thao thao bất tuyệt về Biển Đông.
“Chúng ta phải giáo dục chính mình, giáo dục tất cả người dân trên thế giới trước khi thuyết phục người dân Trung Quốc rằng đó là lịch sử giả tạo và họ buộc phải từ bỏ điều đó”, ông nói thêm.
Theo Phó Chánh án Tòa Tối cao Philippines, Trung Quốc khẳng định họ thiết lập sự hiện diện ở Biển Đông cách đây 2.000 năm trước tất cả các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác. Nhưng ông khẳng định theo
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Trung Quốc là thành viên, tất cả các quyền lịch sử đều không còn giá trị.
Bất chấp điều đó, Trung Quốc luôn nói đi nói lại với người dân mình về câu chuyện mà họ dựng lên, do đó, đất nước tỉ dân coi việc xâm nhập vào lãnh thổ quốc gia khác với họ là sự thực thi quyền lực lịch sử.
Trung Quốc mới đây cũng khang ngược tuyên bố tiếp tục không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế về Biển Đông năm 2016. Điều này càng cho thấy Bắc Kinh đang muốn giẫm lên luật pháp quốc tế để theo đuổi câu chuyện bịa đặt của mình về lãnh thổ không phải là của họ.
Tháng 7/2016, Tòa Trọng tài Thường Trực ở La Hague ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông và tuyên bố khẳng định các quyền của Philippines với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc khi đó không công nhận phán quyết.
Trích dẫn các tài liệu chính thức, ông Carpio khẳng định Trung Quốc chỉ bắt đầu đưa ra tuyên bố chủ quyền với vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam từ năm 1932.
“Trung Quốc nói với người dân của mình rằng họ sở hữu tới 85% Biển Đông. Đó là câu chuyện lịch sử của Trung Quốc, được dạy cho mọi công dân Trung Quốc từ cấp tiểu học cho đến đại học để mọi tướng quân Trung Quốc, Bộ chính trị, các nhà ngoại giao, giáo viên, học sinh biết tới điều này và tin điều đó.
Đó là lý do vì sao tôi không hy vọng Trung Quốc sẽ tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài vì nếu tuân thủ, người dân sẽ đổ lỗi cho chính phủ đã từ bỏ lãnh thổ thiêng liêng của mình. Họ có một câu thần chủ: Chúng tôi không bao giờ từ bỏ một tấc lãnh thổ mà tổ tiên để lại qua nhiều thế kỷ”, vị Phó Chánh án Philippines nhấn mạnh, khẳng định đây là sự lừa lọc khủng khiếp của Trung Quốc với nhân loại.
Thừa nhận một vài học giả Philippines từng tin vào câu chuyện của Trung Quốc, ông Carpio nhấn mạnh cần phải giáo dục để người dân Philippines nhận thức đúng sự thật và không bị Bắc Kinh lèo lái tư tưởng.
http://biendong.net/bi-n-nong/30014-philippines-trung-quoc-lua-ca-nhan-loai-voi-yeu-sach-chu-quyen-phi-ly-tren-bien-dong.html

Báo Indonesia chỉ ra hành động sai trái

của TQ ở Biển Đông

Báo chí Indonesia thời gian gần đây đưa tin về việc tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam, gây căng thẳng trên khu vực Biển Đông.
Hãng thông tấn Antaranews của Indonesia ngày 2/8 có bài viết “Việt Nam tiếp tục đối phó với Trung Quốc bằng con đường ngoại giao”. Tác giả của bài viết cho rằng “những hành động của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019 không phù hợp với tinh thần xây dựng hoà bình ở Biển Đông và Việt Nam hi vọng ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng trong giải quyết căng thẳng này”.
Theo bài báo, Trung Quốc là quốc gia lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Bởi vậy quốc gia này có trách nghiệm đóng góp bảo vệ môi trường hoà bình ổn định, thúc đẩy hợp tác và hữu nghị trên thế giới nói chung và khu vực Biển Đông nói riêng.
Ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc không chỉ xây dựng mối quan hệ với Việt Nam mà còn có quan hệ với các quốc gia khác. Tuy nhiên, các quốc gia trong khối ASEAN như Malaysia, Philipines và Brunei đều gặp phải vấn đề giống như Việt Nam trên Biển Đông.
Theo bài báo, trong thời gian ngắn, có thể việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh về kinh tế và quân sự sẽ đem lại lợi ích cho đất nước này, nhưng tính về lâu dài, nước này sẽ phải đối mặt với những rủi ro từ phản ứng của các quốc gia láng giềng và của cộng đồng quốc tế.
Các nước trong khu vực đang cố gắng bình tĩnh, kiềm chế trước những hành động trái pháp luật của Trung Quốc trên Biển Đông. Điều này không có nghĩa rằng Việt Nam và các nước này yếu thế hay thoả hiệp với những hành động sai trái đó mà họ chỉ muốn thể hiện thiện chí xây dựng hoà bình.
Sau khi chỉ ra một loạt những hành động sai trái của Trung Quốc trong thời gian gần đây như đánh chìm tàu cá Philippines, xây dựng đảo nhân tạo trái phép, thử tên lửa đạn đạo chống tàu, cấm hoạt động khai thác dầu khí của Malaysia ngoài khơi nước này, tờ báo cũng đề cập đến việc Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu Hải Dương 8 với sự hỗ trợ của tàu hải cảnh vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bài báo cũng đưa ra dẫn chứng về việc cộng đồng quốc tế đã chỉ trích hành động này của Trung Quốc và cho rằng chiến dịch tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc sẽ phá vỡ nỗ lực chung hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và mâu thuẫn với tuyên bố của Trung Quốc trong việc xây dựng hoà bình và ổn định trên Biển Đông.
Cuối cùng bài báo kết luận: “Lịch sử cho thấy Việt Nam luôn dùng biện pháp hoà bình đề bảo vệ lợi ích chính đáng”. Đặc biệt, Việt Nam sẽ là nước chủ tịch ASEAN và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 2020. Việt Nam sẽ có quyền kêu gọi các quốc gia ASEAN đoàn kết, đưa các vấn đề này ra diễn đàn quốc tế đa phương.
“Nếu như Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động “hung hăng, kiêu ngạo của mình, chắc chắn sẽ mất Việt Nam như một quốc gia láng giềng thân tình và hữu ích”.
Ngoài hãng thông tấn Antaranews, các trang báo chí khác của Indonesia như báo CNN, Tempo, Sindonews, Thời báo chính trị… cũng đưa tin về việc tàu Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đồng thời trích dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng về việc Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc dừng các hoạt động trái pháp luật và đưa tàu cá của họ ra khỏi vùng biển Việt Nam.
http://biendong.net/bi-n-nong/30016-bao-indonesia-chi-ra-hanh-dong-sai-trai-cua-tq-o-bien-dong.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.