Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Nỗi sợ hãi của ĐCSTQ là tự do dân chủ của Hồng Kông và Đài Loan – Theo The Hill

Wednesday, August 14, 2019 5:41:00 PM // ,

Nỗi sợ hãi của ĐCSTQ là tự do dân chủ của Hồng Kông và Đài Loan – Theo The Hill

  • 13/08/2019
Ngày 8/11, tờ The Hill tại Washington Mỹ đã công bố bài viết của chuyên gia Mỹ Seth Cropsey với nhiều nhận định về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Hồng Kông, Đài Loan và Mỹ hiện nay.

Tại Hồng Kông ngày 26/7 năm nay, ủy viên Hội đồng Lập pháp Jeremy Tam (Đàm Văn Hào) thuộc Đảng Công dân đã cùng hơn 2.500 nhân viên ngành hàng không tập trung tại sảnh đón của Sân bay Quốc tế Hồng Kông giơ những biểu ngữ như “Người dân Hồng Kông cố lên”, “Cảnh sát Hồng Kông biết luật vẫn vi phạm”, “Không có côn đồ, chỉ có chính quyền côn đồ” (Ảnh: Song Bilong/Epoch Times).
Seth Cropsey là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Hudson và là Giám đốc Trung tâm Năng lượng Đại dương Hudson của Mỹ. Ông từng là sĩ quan hải quân thời chính quyền Reagan và giữ chức Thứ trưởng Bộ Hải Quân thời chính quyền George Bush. Dưới đây là sơ lược bài viết:
“Nhiều tuần qua, cảnh sát Hồng Kông đã liên tục tấn công người biểu tình dân chủ trong các cuộc xung đột trên đường phố. Giới quan sát bên ngoài nghi ngờ rằng, hồi giữa giữa tháng 7, thành viên băng đảng xã hội đen Trung Quốc đã tấn công người biểu tình tại các ga tàu địa phương ở Hồng Kông.
Động thái cho băng đảng bạo lực tham gia đàn áp các nhóm dân chủ Hồng Kông này gợi nhớ đến hoạt động tuyển mộ tội phạm bạo lực của Đảng Cộng sản Ba Lan vào đầu những năm 1980 nhằm giúp đàn áp các cuộc biểu tình Công đoàn Đoàn kết. Giống như phong trào của Công đoàn Đoàn kết, chiến dịch biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông bắt đầu từ hai tháng trước cũng là một phần của một vấn đề lịch sử lớn hơn. Vấn đề này liên quan đến tương lai của dân chủ Trung Quốc, cũng liên quan đến nỗi sợ dân chủ ngày càng tăng của ĐCSTQ.
Nền chính trị tự do hiện đại phổ biến dựa trên khái niệm dân chủ. Quyền dân chủ phổ quát – quyền của công dân và con người – là nền tảng của đạo đức phương Tây đương đại. Mặc dù có sự khác biệt trong Hiến pháp giữa các nước phương Tây, như mô hình tập trung trung ương của Pháp và hệ thống liên bang của Đức hoặc chế độ Nghị viện của Anh, nhưng mỗi chính quyền đều xem gốc rễ cuối cùng của quyền lực chính trị là từ người dân. Bầu cử dân chủ là sự khẳng định nhất quán về tính hợp pháp trước quyền lợi của dân chúng. Vấn đề cũng cho thấy tính chính nghĩa của chính trị.
Từ thời cổ đại, khái niệm chính nghĩa chính trị đã thay thế tính hợp pháp. Điều này không giới hạn trong tư tưởng phương Tây. Đặc biệt là lịch sử của Trung Quốc, nơi chứa đựng một khái niệm tương tự gọi là Thiên mệnh. Một chính phủ chính nghĩa nắm Thiên mệnh được cầm quyền dựa trên trật tự tự nhiên của vũ trụ, trở thành thế lực bảo vệ hợp pháp cho lợi ích công, giúp thúc đẩy hạnh phúc và thịnh vượng của thần dân. Nếu xảy ra hỗn loạn, cách mạng và nội chiến là cho thấy tình trạng suy yếu và khả năng thay thế đối với thế lực này. Chúng ta có thể sử dụng khái niệm này để phân chia lịch sử Trung Quốc thành Thời kỳ ổn định (khi nhóm cai trị kiểm soát trọn vẹn triều đại) và Thời kỳ hỗn loạn (khi nổ ra đấu tranh giữa lực lượng quyền lực mới và lực lượng cũ, tranh giành quyền lực chính trị).
Nếu thực thi quyền lực phù hợp, đoàn kết được các thế lực với mức công bằng khác nhau trong hệ thống thì sẽ có thể củng cố hệ thống chính trị. Nhưng thật khó để hòa hợp giữa thế lực luôn theo công bằng và thế lực luôn gây bất công: thế lực công bằng chủ trương thiện hảo cho loài người chính là mối đe dọa đối với thế lực gây bất công. Do đó, một bạo chúa phải ngụy trang thành hợp pháp, nhào nặn khẩu hiệu công bằng chính nghĩa để che đậy bản chất tàn bạo của chế độ đó. Lúc này, bất kỳ thế lực chính trị nào tạo khả năng thay thế hệ thống chính trị hiện hữu dĩ nhiên là đe dọa chí mạng của nó.
Điều này giải thích nền dân chủ tự do của Hồng Kông đã khiến chế độ Bắc Kinh cảm thấy sợ hãi. ĐCSTQ do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã giành được quyền kiểm soát đất nước qua 12 năm nội chiến. Trong Thế chiến thứ II, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc đã đi đầu trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản suốt 10 năm. Sau đó ĐCSTQ đã nhiều lần triển khai “tái thiết và làm sạch xã hội”, số người bị giết hại hoặc chết đói ít nhất gấp năm lần số người bị giết hại trong thảm sát thời chính quyền phát-xít của Hitler. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, bạo lực chính trị đã giảm bớt. Dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, mức độ tự do kinh tế và xã hội cuối cùng cũng được mở rộng. Tuy nhiên, toàn bộ quan chức cấp cao của ĐCSTQ đều biết rằng chế độ mà họ phục vụ đã tàn sát nhiều người Trung Quốc hơn bất kỳ kẻ thù nước ngoài nào.
Sự cai trị của Anh trong lịch sử Hồng Kông đã mang đến cho khu vực này nhiều giá trị, đó là dân chủ phân tán, chính trị đại diện, tự do phát triển kinh tế và xã hội. Tại đây, mỗi công dân có thể tự do lựa chọn mục tiêu của riêng mình, qua đó tạo ra hạnh phúc của riêng mình theo cách của mình. Thực trạng tự do này làm cho chất lượng cuộc sống của người dân Hồng Kông có thể sánh với người New York, London và Paris.
Ở một đất nước lớn như Trung Quốc, có lẽ việc áp dụng chế độ dân chủ đại diện hoàn toàn là khó khăn. Nhưng không thể phủ nhận rằng sức sống, sự thịnh vượng và hạnh phúc của người Hồng Kông hoàn toàn trái ngược với chất lượng cuộc sống ở Trung Quốc Đại lục. Sự tự do về tri thức, xã hội và chính trị mà người dân Hồng Kông được hưởng là mối đe dọa chí mạng đối với sinh tồn của chính quyền Bắc Kinh.
Do đó, việc thực thi Luật dẫn độ của Bắc Kinh là bước đi trắng trợn nhất trong việc phá hủy nền dân chủ của Hồng Kông và gia cố nền chính trị độc đoán của Trung Quốc Đại lục.
Cuộc khủng hoảng Hồng Kông đã làm nổi bật chiến lược ĐCSTQ ở Thái Bình Dương. Nếu Hồng Kông bán tự trị và theo chủ nghĩa tư bản dân chủ đã khiến thế lực hạt nhân của ĐCSTQ cảm thấy bị đe dọa, vậy thì một Đài Loan hoàn toàn độc lập, dân chủ, tư bản chủ nghĩa – chỉ cách bờ biển Trung Quốc đại lục 81 dặm – tương lai sẽ làm cho ĐCSTQ cảm thấy sợ hãi hơn.
Người dân Đài Loan được hưởng tự do chính trị, xã hội và kinh tế, giúp chất lượng cuộc sống có thể sánh ngang với bất kỳ nền dân chủ phương Tây tiên tiến nào. Đó là gợi ý về một mô hình quản trị khác cho một Trung Quốc thống nhất, Đài Loan cùng với Hồng Kông, là tấm gương cho các phong trào dân chủ và chủ nghĩa liên bang hóa thân tại các địa phương Trung Quốc đại lục có thể bùng lên bất cứ lúc nào.
Do đó, cùng với việc ĐCSTQ đang cố gắng áp đặt ý chí lên Hồng Kông, tổ chức này cũng không ngừng nhấn mạnh mong muốn đưa Đài Loan vào hệ thống chính trị Đại lục, điều này không có gì lạ. Trong họp báo “Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc” năm 2019 mới được phát hành chưa lâu, giới quan chức chính phủ nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực để ngăn chặn Đài Loan độc lập. Trong hai năm qua, các tàu chiến, máy bay chiến đấu và máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc đã nhiều lần bay lượn trên vùng trời Đài Loan để đe dọa Đài Loan và Mỹ. “Sách trắng Quốc phòng” cũng liệt phong trào độc lập của Đài Loan, Tây Tạng và Đông Turkistan là mối đe dọa ngang nhau.
Thông tin rất rõ ràng. Do đều là hệ thống chính quyền tự trị của Trung Quốc, ngay cả khi không có lực lượng quân sự hùng mạnh và quan hệ ngoại giao độc lập, cũng đủ khiến ĐCSTQ cảm thấy sợ hãi. Họ tính toán phải đưa các khu vực này trở về “đế quốc” ĐCSTQ hiện nay, bất kể dùng thủ đoạn gì.
Thời đại cùng chung sống hài hòa giữa Mỹ và các đồng minh Thái Bình Dương với Bắc Kinh và Đài Bắc đã qua. Ngày nay thái độ mơ hồ ba phải tương đương với yếu đuối, và yếu đuối có thể vẫy gọi bạo quyền đè đầu cưỡi cổ. Chỉ có sự răn đe về vũ lực một cách đáng tin cậy mới có thể ngăn chặn tham vọng của ĐCSTQ. Hoạt động tuần tra ngang qua eo biển Đài Loan là rất hữu ích, nhưng mãi mãi không thể đủ hiệu quả nếu không thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn bằng nỗ lực nâng cao khả năng của Đài Loan để ngăn chặn việc sử dụng vũ lực của ĐCSTQ.
Có ba lĩnh vực chính sách cần được tập trung. Trước tiên, Mỹ phải hỗ trợ khả năng phòng thủ của Đài Loan thông qua chuyển giao công nghệ trực tiếp và hỗ trợ cho các dự án quân sự Đài Loan một cách hiệu quả, đặc biệt là mạng lưới phòng không và lực lượng tàu ngầm. Thứ hai, Mỹ phải khuyến khích hợp tác giữa Đài Loan và các đồng minh Thái Bình Dương khác bị đe dọa bởi tham vọng của ĐCSTQ, như Việt Nam và Nhật Bản. Thứ ba, Mỹ phải đánh giá lại vị thế quốc phòng và ngoại giao ở Thái Bình Dương, tăng cường triển khai quân sự trong khu vực, tái đầu tư vào hệ thống phòng thủ tên lửa và tàu ngầm của Mỹ, đồng thời sử dụng các biện pháp kinh tế và chính trị khác để gây sức ép với ĐCSTQ.”
Theo The Hill

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.