Tin khắp nơi – 08/07/2019
Monday, July 8, 2019
4:41:00 PM
//
- TinThế giới
,
Slider
Đặc phái viên Hoa Kỳ đến Châu Âu
chuẩn bị cho đàm phán phi nguyên tử Bắc Hàn
Tin từ Washington, DC — Vào hôm thứ Bảy (6 tháng 7), Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết nhà ngoại giao hàng đầu về vấn đề Bắc Hàn sẽ đến châu Âu để đàm phán việc loại bỏ vũ khí nguyên tử khỏi bán đảo Triều Tiên, một tuần sau cuộc gặp bất ngờ giữa Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un.Theo Bloomberg, Đại diện đặc biệt Stephen Biegun sẽ có mặt tại Brussels và sau đó là Berlin cho đến thứ Năm (11 tháng 7) để gặp ông Lee Do-hoon, đại diện đặc biệt của Nam Hàn về hòa bình và an ninh. Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao cho biết, các phiên họp sẽ “đẩy mạnh những nỗ lực chung để đạt được thỏa thuận phi nguyên tử hóa hoàn toàn, và có thể chứng thực của Bắc Hàn”.
Chuyến công du của ông Biegun được thực hiện một tuần sau cuộc gặp bất ngờ giữa tổng thống Trump và ông Kim tại Khu Phi Quân Sự phân chia bán đảo Triều Tiên. Sau cuộc họp kéo dài một giờ vào ngày 30 tháng 6, các viên chức Hoa Kỳ không thể trả lời làm thế nào bước mở cờ của tổng thống Trump có thể thuyết phục ông Kim từ bỏ tham vọng nguyên tử của bản thân.
Trong cuộc họp G-20 tại Nhật Bản hơn 1 tuần trước, ông Biegun tái khẳng định rằng Hoa Kỳ sẵn sàng cho các cuộc đàm phán mang tính xây dựng, nhằm đạt được tiến bộ trong thỏa thuận giữa tổng thống Trump và chủ tịch Kim. Theo tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Theresa May vào thứ Sáu tuần trước, tổng thống Trump đã thảo luận về việc loại bỏ vũ khí nguyên tử “hoàn toàn và được xác minh đầy đủ” ở Bắc Hàn, trong số các chủ đề an ninh quốc gia được thảo luận khác. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dac-phai-vien-hoa-ky-den-chau-au-chuan-bi-cho-dam-phan-phi-nguyen-tu-bac-han/
Mỹ phải làm gì
trong cuộc chiến công nghệ với TQ?
Mỹ dường như đã cảm thấy được sự yếu thế trong một số lĩnh vực công nghệ của mình khi so sánh với Bắc Kinh.Một cuộc chiến công nghệ toàn cầu, có thể định hình an ninh quốc gia và kinh tế Mỹ trong thế kỷ 21 đang xuất hiện. Nhiều công nghệ đã trở thành trọng tâm của cuộc chiến này, người chiến thắng và kẻ thua cuộc đã bắt đầu xuất hiện. Tại thời điểm này, Washington cho thấy mình ở thế bất lợi.
Trớ trêu thay, hạt giống của cuộc xung đột mới nổi này lại được gieo bởi chính Hoa Kỳ. Thế giới đã chứng kiến tác động của công nghệ đến sự tích tụ của cải và năng lực quân sự áp đảo với phạm vi toàn cầu.
Với khoảng một phần tư tổng sản phẩm quốc nội và chi tiêu quân sự lớn hơn của bảy quốc gia tiếp theo cộng lại, Hoa Kỳ vẫn thường được gọi là siêu cường của thế giới. Một số quốc gia khác muốn cạnh tranh và và bây giờ là cuộc chiến công nghệ.
Ngày nay, những công nghệ quan trọng có thể ảnh hưởng đáng kể đến trật tự thế giới. Vậy sự thay đổi liên tục trong chi tiêu nghiên cứu và phát triển (R&D) toàn cầu làm xói mòn thống trị của Hoa Kỳ đến mức nào?
Năm 1960, Hoa Kỳ chiếm 69% tổng số chi tiêu cho R&D toàn cầu. Đến năm 2016, Hoa Kỳ chỉ còn chiếm 28%. Với sự thay đổi như vậy, không có gì lạ khi sự lãnh đạo và ưu thế công nghệ của Hoa Kỳ không còn được đảm bảo.
Có thể dễ dàng thấy rằng, trong thế hệ truyền thông không dây tiếp theo, cuộc đua 5G có khả năng nâng tốc độ Internet cao hơn 100 lần so với hiện tại, không thua gì cuộc chạy đua vũ trang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Công ty Huawei của Trung Quốc Huawei có vẻ được định vị để trở thành nhà lãnh đạo, với thỏa thuận Nga-Huawei gần đây càng làm nổi bật thêm mối quan tâm này.
Trong khi ngành công nghiệp công nghệ sinh học Trung Quốc hiện tại chưa bằng 10% của Mỹ, nhưng Bắc Kinh đang đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ gen, chẩn đoán phân tử và có thể sẽ tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực khác.
Trung Quốc đã đầu tư lớn vào giải mã bộ gen người và cho thấy tiềm năng thống trị trong lĩnh vực này. Người đầu tiên nắm vững kiến thức về bộ gen người hoàn chỉnh sẽ có những lợi thế đáng kể trong các lĩnh vực như y học cá nhân.
Bắc Kinh xem công nghệ sinh học như là một ngành công nghiệp chiến lược, và không ngần ngại thể hiện mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo và không gian mạng cũng là một phần quan trọng trong cuộc chiến công nghệ này. Trong không gian mạng, các cuộc tấn công quy mô lớn đã đặt ra câu hỏi về tính bảo mật của Internet, bảo vệ dữ liệu dân cư trong không gian ảo và tính riêng tư của chúng.
Ít ồn ào hơn hơn nhưng được cho là không kém phần quan trọng đó là các cuộc giao tranh trong các lĩnh vực khác như tính toán lượng tử, máy bay không người lái, công nghệ nano và công nghệ siêu âm. Những người chiến thắng chắc chắn sẽ có được những lợi thế khác biệt so với đối thủ.
Vậy với cuộc chiến mới nổi này, Mỹ cần phải làm gì?
Đầu tiên, đồng minh là quan trọng nhất. Quan hệ đối tác phải được hình thành với các đồng minh quan trọng để chia sẻ và bảo vệ các lợi thế công nghệ chính. Các liên minh cũng phải tiếp tục được tăng cường để đảm bảo lợi ích tối đa từ mỗi USD dành cho R&D.
Sáng kiến Vành đai và Đường bộ cũng cần được quan tâm vì giá trị cốt lõi của nó được thiết kế để mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Thứ hai, chính quyền Trump cần ưu tiên khoản đầu tư công để kích thích phát triển các công nghệ được coi là quan trọng đối với an ninh kinh tế và quốc gia của Hoa Kỳ.
Gần đây chính quyền kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào ngành nghiên cứu cơ bản, thay vì tài trợ của chính phủ, có vẻ đây là hành động thiển cận và cần được xem xét lại trong bối cảnh mới nổi cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc.
Việc đánh giá lại các chương trình như kiểm soát xuất khẩu, phê duyệt giao dịch đầu tư nước ngoài và bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng sẽ hữu ích để bảo vệ và thúc đẩy công nghệ của Hoa Kỳ.
Thứ ba, chuỗi cung ứng toàn cầu, sẽ bao gồm các luồng công nghệ, phải được quản lý thận trọng. Việc phá vỡ các chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp này sẽ có tác động khó dự đoán. Ví dự như, lệnh cấm với Huawei có thể sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của các công ty Mỹ và khả năng cạnh tranh của Mỹ trong công nghệ 5G.
Tương tự, quyết định dừng việc cung cấp vật liệu, thiết bị và huấn luyện máy bay F-35 trừ khi Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga dường như cũng là một sai lầm.
Nó cho thấy rằng, các quốc gia sẽ sẵn sàng tìm đến nơi khác nếu Hoa Kỳ không sẵn sàng chia sẻ công nghệ của mình như trong trường hợp hệ thống phòng không Patriot.
Cuộc chiến công nghệ mới nổi phải là ưu tiên quốc gia. Nó sẽ là một loại xung đột khác, được đo lường qua nhiều thập kỷ và được tiến hành trong các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu. Mỹ hiểu rằng, chiếm ưu thế trong cuộc chiến này là rất cần thiết để duy trì an ninh kinh tế và quốc gia của họ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29161-my-phai-lam-gi-trong-cuoc-chien-cong-nghe-voi-tq.html
Mỹ đánh bại Hà Lan,
vô địch World Cup bóng đá nữ
Đội tuyển bóng đá nữ Mỹ hôm 7/7 đánh bại tuyển Hà Lan 2-0 để giành chức vô địch World Cup nữ lần thứ tư tại Lyon, Pháp.Đây là lần đầu tiên tuyển bóng đá nữ Mỹ liên tiếp vô địch giải bóng đá nữ thế giới sau thắng lợi năm 2015.
Theo Reutes, trong trận đấu ngày 7/7, đội trưởng Megan Rapinoe đã ghi bàn thắng ở phút 61 sau khi trọng tài tham khảo công cụ trợ giúp hình ảnh VAR và cho đội tuyển Mỹ hưởng quả phạt đền.
XEM THÊM:
Nữ tổng thống Croatia ‘đốn tim’ người hâm mộ ở World Cup
Tám phút sau đó, cầu thủ Rose Lavelle ghi thêm một bàn nữa, giúp Mỹ giành chiến thắng chung cuộc.
Ngoài giành chức vô địch cùng với các đồng đội, đội trưởng 34 tuổi của Mỹ còn giành “Quả bóng vàng” và “Chiếc giày vàng”, theo AFP.
Đội tuyển bóng đá nữ Mỹ từng giành chức vô địch các năm 1991, 1999 và 2015.https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-%C4%91%C3%A1nh-b%E1%BA%A1i-h%C3%A0-lan-gi%C3%A0nh-ch%E1%BB%A9c-v%C3%B4-%C4%91%E1%BB%8Bch-world-cup-n%E1%BB%AF/4990105.html
California có thể có thêm các trận động đất mới
Một trận động đất mạnh 7,1 độ đã làm rung chuyển các vùng phía Nam California. Đây cơn chấn động mạnh nhất trong vòng 20 năm qua tại khu vực này.Tâm chấn của trận động đất gần thành phố Ridgecrest, khoảng 240km phía đông bắc Los Angeles.
Một trận động đất khác mạnh 6,4 độ xảy ra cũng tại khu vực này hôm 4/7 ở độ sâu gần 11km.
Số người chết tăng cao sau động đất Indonesia
Châu Á-Thái Bình Dương: động đất và núi lửa
Đài Loan: Hàng loạt dư chấn sau động đất
Lực lượng cứu hộ khẩn cấp cho biết thiệt hại không tồi tệ như ban đầu họ lo ngại, điện được cấp trở lại tại hầu hết các khu vực và các cửa hàng thực phẩm lại hoạt động bình thường.
Các con đường đã bị hư hại bởi trận động đất cũng đã được thông tuyến, tuy nhiên giới chức vẫn đang đánh giá các dư chấn.
Hiện khoảng 3.000 người ở Ridgecrest và khu vực xung quanh vẫn chưa có điện.
Thống đốc California, ông Gavin Newsom, gửi lời chia sẻ và đề nghị hỗ trợ tới tất cả những người bị ảnh hưởng, đồng thời đề nghị công bố Tình trạng khẩn cấp của Tổng thống và sự trợ giúp từ liên bang.
Sau đó, ông nói thêm rằng có một số người bị thương tích “từ nhẹ đến trung bình” và nói rằng “không có báo cáo về bất kỳ trường hợp tử vong nào, vì vậy tôi nghĩ rằng chúng tôi rất may mắn “.
Nhà địa chấn học Tiến sĩ Lucy Jones cho biết các trận động đất có thể tiếp diễn.
“Mỗi trận động đất xảy ra lại tăng khả năng có thêm các trận động đất khác “, bà nói thêm, có 10% khả năng xảy ra các động đất tương tự hoặc thậm chí mạnh hơn trong tuần tới.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Jones cho biết không có khả năng trận động đất sẽ gây ra các cú sốc đối với các đường đứt gãy khác.
Trận động đất này cũng có thể được cảm nhận tại các bang ở xa như Las Vegas và khu vực biên giới Mexico.
Chuyện gì xảy ra sau đó?
Hỏa hoạn bùng phát và các dịch vụ khẩn cấp đã được điều tới tiểu bang để giải quyết các cuộc gọi sau trận động đất.
“Chúng tôi có các vụ hỏa hoạn, chúng tôi có các vụ rò rỉ khí gas, chúng tôi có người bị thương, chúng tôi có người sống trong cảnh không có điện,” Thị trưởng Ridgecrest, ông Peggy Breeden nói với hãng Reuters. “Chúng tôi đang đối phó với chúng tốt nhất có thể.”
Sở Cứu hỏa Hạt San Bernardino cho biết “thiệt hại trong trận động đất hôm 4/7 còn tệ hơn trận động đất hôm 5/7″, và cho biết họ đã giải quyết các vụ cháy và rò rỉ khí gas.
Trận động đất hôm 4/7 đã phá hủy một số nhà cửa trong khu vực.
Tuy nhiên, Sở cứu hỏa Los Angeles cho biết không ai chết hoặc bị thương trong trận động đất đó. Một thông cáo sau trận động đất mới nhất hôm 5/7 cho biết “không có thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng”.
Khán giả tại một trận bóng chày Los Angeles Dodgers được nhìn thấy rời khỏi khán đài khi trận động đất xảy ra, mặc dù các cầu thủ vẫn tiếp tục chơi.
Một trạm thử vũ khí của Hải quân Hoa Kỳ gần Ridgecrest cũng bị ảnh hưởng.
Tại Las Vegas, một trận đấu bóng rổ giữa New York Knicks và New Orleans Pelicans phải ngưng lại vì những cơn chấn động.
Thị trưởng LA Eric Garcetti cho biết ông đã gửi một đội đặc nhiệm đến Hạt Kern “để hỗ trợ với vùng thiệt hại gần tâm chấn”.
Chúng ta biết gì về trận động đất mới?
Trận động đất hôm 5/7 xảy ra vào 20:19 giờ địa phương vào thứ Sáu (04:19 BST hôm 6/7), Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết.
Sau sự kiện hôm 5/7, các nhà địa chấn học cảnh báo rằng dư chấn có thể tiếp tục trong một thời gian dài.
Jessica Kormelink, cư dân Ridgecrest nói với hãng tin AFP rằng mặt đất ngừng rung trong một thời gian ngắn trước khi “rung chuyển trở lại”.
California dễ xảy ra động đất vì nó nằm trên một số đường đứt gãy – khu vực nơi các mảng kiến tạo gặp nhau.
Tiến sĩ Jones nói với tờ Los Angeles Times các đường đứt gãy này có thể dài tới 30 dặm.
“Các đường đứt gẫy đang mở rộng,” bà nói.
San Andreas là đường đứt gãy lớn nhất, kéo dài khoảng 1.200km qua bang này.
Nhưng Tiến sĩ Jones cho biết trận động đất này nằm trong một hệ thống đứt gãy ở xa và không có khả năng kích hoạt trận động đất dọc theo đứt gãy San Andreas.
Nỗi sợ hãi về ‘Một trận khổng lồ’
Peter Bowes, Los Angeles
Người dân California luôn trong tình trạng cảnh giác thường trực đối với ‘Một trận khổng lồ”, một trận động đất thảm khốc mà các nhà địa chấn cho rằng đã không xảy ra như dự tính.
Loạt trận động đất mới nhất này gây ra thiệt hại tương đối nhỏ – như chúng ta biết – nhưng chúng gây lo lắng.
Trận động đất mới nhất hôm 5/6 được cảm nhận ở những nơi xa như Las Vegas ở Nevada, Palm Springs ở phía đông Los Angeles và Hillsly Hills.
Sự kiện này đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh cho cư dân của các khu vực đông dân cư, như Los Angeles, rằng đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi đường đứt gãy San Andreas nổ tung.
Một trận động đất cường độ từ 7,0 trở lên ở Los Angeles có thể sẽ gây ra cái chết và sự hủy diệt trên diện rộng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48904788
Nam California phục hồi sau động đất,
có nguy cơ đại địa chấn
Tin từ California – Vào hôm Chủ Nhật (7 tháng 7), các nạn nhân của trận động đất đã bắt đầu sửa chữa thiệt hại. Các nhà khoa học khuyến cáo rằng cả hai trận động đất là lời khuyến cáo trước khi California đón nhận trận đại địa chấn.Tiểu bang California đang chi hơn 16 triệu Mỹ kim để lắp đặt hàng ngàn cảm biến động đất trên toàn tiểu bang. Các viên chức cho biết cảm biến sẽ cung cấp các tiện ích và thời gian quý giá trước khi động đất bắt đầu. Thống đốc Gavin Newsom cho biết đã đến lúc cư dân California chuẩn bị sẵn các tuyến đường di tản khẩn cấp, và chuẩn bị bộ dụng cụ động đất kèm theo thức ăn, nước, đèn và các nhu yếu phẩm khác.
Một trận động đất 6.4 độ richter hôm thứ Năm (4 tháng 7), và một trận động đất 7.1 độ richter hôm thứ Sáu (5 tháng 7) đã khiến nhiều tuyến xa lộ nứt gãy, và làm vỡ các đường dẫn khí gây ra hỏa hoạn. Các viên chức cho biết khoảng 50 ngôi nhà ở thị trấn Trona đã bị hư hại. Theo KTLA dẫn lời các nhà địa chấn học, một trận động đất có kích thước bằng với một thành phố lớn như San Francisco, Los Angeles hay San Diego có thể làm sập các cây cầu, tòa nhà và xa lộ, cũng như gây ra hỏa hoạn do các đường khí bị vỡ.
Nhà địa chấn học Lucy Jones của Viện Kỹ thuật California cho biết Nam California chưa từng có động đất mạnh 6 độ richter suốt 20 năm qua, nhưng trong thời gian sắp tới, tỉ lệ xuất hiện động đất sẽ cao hơn. Theo KTLA, người dân California đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đối phó với những trận động đất tiếp theo. Trong khi đó, chính quyền quận Kern đã sửa chữa các tuyến đường và dịch vụ tiện ích. Các trận động đất đã gây cháy nhà, mất điện, ngắt các đường dẫn khí, phá vỡ các tòa nhà.
Thống đốc tiểu bang California Gavin Newsom ước tính tiểu bang thiệt hại hơn 100 triệu Mỹ kim, và Tổng thống Donald Trump đã gọi ông để cung cấp hỗ trợ liên bang. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nam-california-phuc-hoi-sau-dong-dat-co-nguy-co-dai-dia-chan/
Venezuela: ‘Người đàm phán với Guaido’
lên làm bộ trưởng Quốc phòng
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 7/7 phê chuẩn ông Vladimir Padrino làm bộ trưởng Quốc phòng, sau nhiều tháng có tin đồn rằng vị quan chức quân sự cao cấp sẽ bị thay thế sau cuộc nổi dậy thất bại hồi tháng 4/2019.Venezuela: Guaido nổi dậy thất bại, Mỹ ‘phải nhờ ngoại giao’
Tướng Venezuela: ‘Đã đến lúc nổi dậy!’
Mỹ sẽ trao ưu đãi quân đội Venezuela
Venezuela: Maduro kêu gọi bầu cử Quốc hội sớm
Theo Reuters, Chính quyền Trump xác định ông Padrino nằm trong số các quan chức hàng đầu tham gia đàm phán với lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido để thành lập chính phủ chuyển tiếp vào ngày 30/4 trong bối cảnh Venezuela rơi vào khủng hoảng.
Sau thời điểm đó, việc ông Padrino công khai tuyên bố lòng trung thành với Maduro cùng với phần lớn lực lượng vũ trang, được coi là lý do chính khiến Maduro tiếp tục nắm quyền bất chấp kinh tế sụp đổ vì siêu lạm phát.
“Tôi quyết định phê chuẩn Vladimir Padrino làm bộ trưởng để ông có thể tiếp tục tỏa sáng với sự am tường của ông để lãnh đạo quân đội,” ông Mad Maduro phát biểu trong buổi lễ quân sự được tường thuật trên kênh truyền hình nhà nước.
Bộ Ngân khố Hoa Kỳ năm 2018 trừng phạt Padrino vì đã giúp Maduro duy trì quyền lực bằng cách nắm quân đội.
Nhiệm kỳ 5 năm của Padrino với tư cách bộ trưởng Quốc phòng được cho là kéo dài một cách bất thường, vì thường thì hầu hết những người tiền nhiệm của ông này trong thập kỷ qua mất ghế chỉ sau hơn một năm ngồi vào vị trí này.
Các chuyên gia quân sự nói rằng ông Padrino đã quá tuổi nghỉ hưu, nhưng nói thêm rằng ông được coi là một trong số ít các quan chức có thể duy trì sự gắn kết.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48898723
Đối lập Venezuela sẽ gặp đặc phái viên của Maduro
trong cuộc đàm phán do Na Uy làm trung gian
Tin từ CARACAS, Venezuela – Vào hôm Chủ nhật (7/7), các bên liên quan cho biết phe đối lập của Venezuela sẽ gặp gỡ các đại diện trong chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro ở Barbados, trong các cuộc đàm phán do Na Uy làm trung gian, như một phần trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra.Lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido, người được hơn 50 chính phủ công nhận là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela, đã tuyên bố rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng phải dẫn đến một giải pháp bền vững cho cuộc khủng hoảng, và không thể bị Đảng Xã hội lợi dụng để kéo dài thời gian. Chính phủ Na Uy cho biết các cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong tuần này. Bộ trưởng Bộ Thông tin Jorge Rodriguez đã đăng tải tuyên bố của chính phủ Na Uy trên Twitter.
Hồi tháng 1, ông Guaido đã viện dẫn hiến pháp để đảm nhận chức tổng thông lâm thời sau khi tuyên bố rằng cuộc tái bầu cử của ông Maduro hồi năm 2018 đã bị gian lận. Hiện ông vẫn chưa thể kiểm soát các tổ chức nhà nước, chủ yếu là do quân đội đang tiếp tục ủng hộ ông Maduro. Khi tình trạng bế tắc dần hình thành trước tháng 5, các đồng minh của ông Guaido đã miễn cưỡng đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán ở Oslo. Nhiều người trong phe đối lập đang nghi ngờ các thủ tục đối thoại, do những nỗ lực trước đó đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận. Các nhà phê bình ông Maduro chủ yếu xem đây là một chiến thuật câu giờ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/doi-lap-venezuela-se-gap-dac-phai-vien-cua-maduro-trong-cuoc-dam-phan-do-na-uy-lam-trung-gian/
Đàm phán mật về Hong Kong
và nỗi buồn của bà Thatcher
Ngay từ năm 1958 Bắc Kinh đã phản đối một số nỗ lực từ phía Anh muốn tăng quyền và đổi quy chế cho Hong Kong và nhất quyết đòi lại chủ quyền.Nhưng đàm phán mật của thủ tướng Anh Margaret Thatcher với Trung Quốc thời lãnh tụ Đặng Tiểu Bình trong các năm 1982-84 đã quyết định số phận vùng lãnh thổ mà không có tham vấn dân.
Anh trao lại Hong Kong cho Trung Quốc thế nào?
Lâm Tắc Từ và chuyện Trung Hoa mất đất
Chris Patten: ‘Đừng ảo tưởng rập đầu trước TQ’
Biểu tình Hong Kong: Căng thẳng lan sang Mỹ
Tập Cận Bình lần đầu thăm Hong Kong
1-Tất cả chỉ vì lãnh thổ mở rộng ở Tân Giới
Về nguyên tắc, quan hệ Anh với Hong Kong được xác định qua ba hiệp ước với nhà Thanh.
Năm 1862, Thanh triều nhượng lại hoàn toàn đảo Hong Kong (Hương Cảng) cho Anh.
Năm 1860, Anh nhận thêm bán đảo Cửu Long, nhỏ hơn nhiều so với Hong Kong nhưng có ưu điểm là gắn liền với Quảng Đông.
Sang năm 1898, Anh ký với nhà Thanh, thuê vùng Tân Giới (San-gaai) từ Cửu Long về phía Bắc, vào sâu lãnh thổ Trung Hoa, đến tận bờ nam của sông Thâm Quyến, cộng thêm trên 200 đảo xung quanh Hong Kong.
Khác với hai điều ước trước, điều ước ‘Mở rộng địa giới’, đem lại cho Anh thêm 952 km2 đất đai, lại chỉ là thuê đất, tới 1997.
Bắc Kinh sau nay yêu cầu đàm phán trước hạn 1997 để xem xét số phận của cả Tân Giới, Hong Kong và Cửu Long.
Về mặt lý thuyết, Anh có thể giữ đảo Hong Kong và bán đảo Cửu Long, chỉ trả lại Tân Giới.
Nhưng về mặt thực tế thì điều này là không tưởng vì quá nửa công dân Hong Kong sống, làm việc tại Tân Giới, và vùng đất này trở thành phần không thể tách ra về kinh tế, xã hội, nguồn nước…cho toàn bộ thuộc địa Anh.
Sau khi Đế quốc Anh tan rã, các thuộc địa Singapore, Malaysia và Ấn Độ đều độc lập, Anh không còn quân đóng ở Đông Á nên số phận Hong Kong chỉ là vấn đề thời gian.
2- Ba lần Trung Quốc đe dọa
Ngay từ ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), dù không có quan hệ ngoại giao với London, Bắc Kinh vẫn có các tiếp xúc với Anh vì vấn đề Hong Kong.
Năm 1958, Anh có kế hoạch biến Hong Kong thành lãnh thổ phụ thuộc (dominion) như Singapore và một số đảo thuộc địa.
‘Dominion’ có quyền tự trị rộng rãi hơn thuộc địa (colony), và tương lai có thể trở thành độc lập.
Nhưng Thủ tướng Trung Quốc, ông Chu Ân Lai đã ngay lập tức phản đối, rằng mọi “hành động thay đổi quy chế của Hong Kong” là “thù địch”.
Anh Quốc không đạt được mục tiêu này nên tìm cách tăng quyền dân chủ nội bộ cho người Hong Kong, và cũng gặp phản ứng mạnh từ Trung Quốc.
Năm 1960, Trung Quốc đe dọa “tấn công đánh chiếm” (potential invasion) nếu Anh tiếp tục với sáng kiến tăng dân chủ cho Hong Kong.
Trong đàm phán 1982-84, theo lời kể lại của cựu Thủ tướng Thatcher, ông Đặng Tiểu Bình đã đe dọa lần nữa là quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa “bước sang Hong Kong” nếu Anh không trao trả.
3-Cuộc đàm phán bí mật về Hong Kong
Ngay sau khi lên làm Thủ tướng Anh (1979), bà Margaret Thatcher đã phải giải quyết vấn đề tương lai Hong Kong trước hạn 1997.
Anh Quốc tính rằng họ có thể trao trả chủ quyền của Hong Kong cho Trung Quốc và chỉ giữ các quyền kiểm soát khác.
Nhưng ngay từ tháng 9/1979, Đại sứ Anh tại Trung Quốc, Sir Percy Cradock thông báo về rằng chính quyền Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn hướng đi này.
Bà Thatcher được Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu khuyên là không nên nhượng bộ Bắc Kinh, nhưng chính giới London thấy “thật là sai lầm” nếu nghĩ Trung Quốc không dám làm mạnh.
Phía Trung Quốc, qua lời đại sứ của họ tại London nói với bà Thatcher, không muốn nhượng bộ một chút nào về hai vấn đề: xóa bỏ các hiệp ước Anh ký với nhà Mãn Thanh, và chuyển nhượng chủ quyền.
Một quốc gia, hai chế độ là thứ được nghĩ ra vài năm trước nữa nhằm áp dụng cho Đài Loan. Nó đến nay cũng chẳng tỏ ra là phù hợp như lúc trước, và cũng không phải là cách cho tương lai Hong KongBà Thatcher
Tuy thế, Anh Quốc vẫn cố gắng giành lại một chút gì đó.
Quan điểm Anh từ 1979 là đảm bảo ‘tự trị’ cho Hong Kong, và biến hợp đồng thuê đất ở Tân Giới sau hạn 1997 thành ‘thuê vĩnh viễn’.
Anh có thể trả chủ quyền Hong Kong cho Trung Quốc nhưng giữ các quyền quản trị để đảm bảo ổn định cho nhà đầu tư và nền kinh tế Hong Kong.
Tháng 2/1982, cựu thủ tướng Anh Edward Heath thăm Trung Quốc và được nghe từ chính lời Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc chấp nhận để Hong Kong có quy chế “đặc khu hành chính” nhưng Bắc Kinh phải nắm chủ quyền.
Có vẻ như điểm gặp nhau của hai bên là sự tồn tại của nền kinh tế đặc thù đem lại thịnh vượng cho Hong Kong theo hình chức quản trị Anh Quốc.
Cuộc đàm phán mật từ đó đến 1984 xoay quanh ba khái niệm: chủ quyền (sovereignty), ổn định (stability), và thịnh vượng (prosperity).
Các giá trị như dân chủ, nhân quyền cho người Hong Kong không hề được nêu ra.
Tháng 9/1982, Margaret Thatcher trở thành thủ tướng Anh đầu tiên thăm nước Trung Quốc cộng sản và hai bên thảo luận, mà chưa quyết định về Hong Kong.
Nhưng điều bà cảm nhận lại là thái độ cứng rắn của lãnh đạo Trung Quốc.
Ngày 23/09, ông Triệu Tử Dương tiếp bà Thatcher ở Đại lễ đường Nhân dân và cho biết Bắc Kinh đặt chủ quyền lên trên thịnh vượng và ổn định của Hong Kong.
Ngày hôm sau, lãnh tụ Đặng Tiểu Bình tiếp bà Thatcher và nói mạnh hơn, cho Anh 1-2 năm để suy nghĩ.
Trung Quốc nói muộn hơn hạn đó, họ sẽ công bố biện pháp “thu hồi” (recover) lại Hong Kong.
Không chỉ có vậy, như Lady Thatcher tiết lộ trong hồi ký ‘The Downing Street Years’ (1993), Đặng đã đe dọa trực tiếp bằng câu nói:
“Chúng tôi có thể đưa quân bước sang Hong Kong ngay tối hôm nay (walk in and take Hong Kong back later today) nếu muốn”.
Bà Đầm Thép kể lại rằng bà điềm tĩnh trả lời, “Nếu đó là ý định của ngài thì tôi cũng không làm gì được, nhưng đấy cũng là sự sụp đổ của Hong Kong”.
Bà Thatcher nói thêm:
“Thế giới sẽ thấy việc chuyển từ quyền lãnh đạo của Anh sang Trung Quốc là thế nào.” (The world would then see what followed a change from British to Chinese rule’)
4-Vai trò gì cho người Hong Kong?
Trên thực tế, Anh Quốc đã phải chấp nhận mô thức ‘một quốc gia, hai chế độ’ cho Đặng Tiểu Bình đưa ra.
Nhưng người Hong Kong, ngay từ khi Anh-Trung ra Tuyên bố chung về Hong Kong năm 1984, đã lên tiếng nói họ bị bỏ ra ngoài.
Dù thống đốc Chris Patten sau này có các nỗ lực cải thiện cơ chế dân chủ nội bộ, như bầu Viện Lập pháp, dân Hong Kong không được tham gia các cuộc đàm phán của London với Bắc Kinh.
Bà Emily Lau, cựu chủ tịch đảng Dân chủ ở Hong Kong đã chua chát ví số phận người Hong Kong không bằng đàn cừu ở đảo Falklands (Malvinas).
Anh cho Falklands (1800 dân và nhiều cừu) có đại diện khi đàm phán với Argentina sau cuộc chiến ở Nam Đại Tây Dương, còn dân Hong Kong thì không, theo bà Emily Lau.
Tuy thế, công bằng mà nói, Anh Quốc đã nỗ lực bổ sung các quyền cho người Hong Kong qua hiến pháp mini – Luật Cơ bản (Basic Law) sau 1997.
Tuy chỉ giới hạn ở Hong Kong, các quyền dân chủ, tự do báo chí, truyền thông, và quan trọng hơn cả là luật Anh trong mọi lĩnh vực xử bằng tòa án kiểu Anh đã tạo cho Hong Kong vị thế đặc biệt cho tới nay.
5-Nỗi buồn cuối đời của Margaret Thatcher
Năm 2007, nhân kỷ niệm 10 năm trao trả Hong Kong, cựu thủ tướng Thatcher lần đầu tiên nói thật lòng rằng bà “rất buồn” khi phải chấm dứt 145 năm quyền làm chủ của Anh ở Hong Kong.
Bà nhắc lại vào ngày lễ trao trả, ở Hong Kong “trời mưa xối xả” và than rằng “nước Anh đã quá đủ mưa mà sao lại còn có mưa ở Hong Kong”.
Đặc biệt, bà Thatcher nói bà không tin tưởng gì ở công thức “Một quốc gia, hai chế độ” của Đặng Tiểu Bình.
“Một quốc gia, hai chế độ là thứ được nghĩ ra vài năm trước nữa nhằm áp dụng cho Đài Loan. Nó đến nay cũng chẳng tỏ ra là phù hợp như lúc trước, và cũng không phải là cách cho tương lai Hong Kong.”
Điều bà Thatcher thực sự muốn là tiếp tục quyền hành chính của Anh ở Hong Kong nhưng đó là “thứ bất khả”.
Kể từ sau khi dự lễ trao trả Hong Kong năm 1997, bà Thatcher đã không bao giờ quay lại đó.
Qua đời năm 2013, điều bà không dự báo được là giới trẻ Hong Kong ngày nay tự đứng lên đấu tranh cho tương lai của Hong Kong, chứ không trông đợi vào Anh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48908416
Anh Quốc :
Đảng Bảo Thủ khởi động bầu chủ tịch đảng
Minh AnhLá phiếu bầu chọn chủ tịch đảng và cũng là thủ tướng chính phủ đã bắt đầu được gởi đến các thành viên của đảng Bảo Thủ qua đường bưu điện từ cuối tuần qua (06-07/07/2019).
Tuy nhiên, vấn đề đăng ký đang khiến cho một số thành viên có khi nhận được đến hai thư phiếu bầu, và điều này có thể gây rắc rối cho quá trình bầu chọn.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Marina Daras giải thích:
« Chỉ có khoảng 180.000 thành viên đảng Bảo Thủ có thể tham gia cuộc bỏ phiếu này bởi vì hệ thống nghị viện Anh quy định rằng lãnh đạo của đảng chính trị nào có nhiều số nghị sĩ ở nghị viện sẽ là thủ tướng chính phủ.
Do vậy, những người có thẻ đảng viên, có thời hạn từ nay đến hết ngày Chủ Nhật 21/07, để gởi phiếu bầu qua đường bưu điện và để chọn, Boris Johnson hay là Jeremy Hunt, làm lãnh đạo của đảng và cũng là thủ tướng.
Nhưng nếu một số thành viên đăng ký ở hai khu vực bầu cử khác nhau, do chuyển nhà hay do lỗi đăng ký, họ có thể nhận đến hai phiếu bầu. Vấn đề này liên quan đến khoảng 1.000 cử tri.
Các đảng viên đã được báo trước là họ sẽ bị khai trừ đảng nếu gởi hai phiếu bầu, thế nhưng đảng Bảo Thủ có ít phương tiện để kiểm tra việc này có xảy ra hay không.
Ủy ban bầu cử, cơ quan độc lập giám sát các cuộc bầu cử ở Anh để bảo đảm tính trung thực, lại không có một vai trò nào vì cuộc bầu cử này chỉ tuân thủ các điều lệ của đảng Bảo Thủ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190708-anh-quoc-dang-bao-thu-khoi-dong-bau-chu-tich-dang
Vợ ông Mạnh Hoành Vĩ
cáo buộc interpol đồng lõa với Trung Cộng
Tin từ PARIS, Pháp — Vào hôm Chủ nhật (7/7), vợ của cựu giám đốc Interpol, người bị giam giữ tại Trung Cộng, cho biết bà đã kiện cơ quan hợp tác cảnh sát toàn cầu này, vì đã không bảo vệ gia đình ông và thông đồng với hành vi sai trái của Trung Cộng.Vào đầu tháng 10 năm 2018, bà Grace Meng đã công khai báo cáo lần đầu tiên rằng chồng bà là ông Mạnh Hoành Vĩ đã mất tích, sau khi ông trở về Trung Cộng vào ngày 25 tháng 9 từ nhà của họ ở Pháp. Nhiều ngày sau báo cáo mất tích, vào ngày 7/10, Interpol cho biết ông đã từ chức chủ tịch. Từ đó đến nay vẫn chưa từng có ai nhìn thấy ông.
Một phát ngôn viên của Interpol cho biết các cáo buộc của bà Grace Meng là “vô căn cứ”, và cơ quan này đã phủ nhận việc đồng lõa hoặc có bất kỳ sự liên quan nào với các hành động của Trung Cộng đối với chồng bà.
Bà Grace Meng tuyên bố rằng bà đã bắt đầu các thủ tục tố tụng pháp lý chống lại Interpol tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague, đồng thời cho biết thêm Interpol không bảo vệ và giúp đỡ gia đình bà, và là “đồng phạm trong các hành vi sai trái quốc tế của Trung Cộng”. Bà cũng cho biết Interpol đã đe dọa bà bằng hành động pháp lý vì bà đã lên tiếng, nhưng phía Interpol phủ nhận cáo buộc này.
Theo Reuters, vài tháng sau khi ông Mạnh Hoành Vĩ mất tích, các công tố viên Trung Cộng đã cáo buộc ông về hành vi lạm quyền và nhận hối lộ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/vo-ong-manh-hoanh-vi-cao-buoc-interpol-dong-loa-voi-trung-cong/
Tên lửa S-400 của Nga :
Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết thách thức Hoa Kỳ
Minh AnhNhững chiếc tên lửa phòng không S-400 đầu tiên đã rời lãnh thổ Nga hôm qua (07/07/2019) và đến Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này, bất chấp các đe dọa của Hoa Kỳ ngưng cung cấp chiến đấu cơ tàng hình F-35. Theo giới quan sát, trong hồ sơ này, Washington khó có thể gây áp lực với Ankara.
Quả thật Hoa Kỳ lo ngại với thương vụ mua bán vũ khí này, kể từ giờ Nga có thể tiếp cận được các bí mật công nghệ máy bay tàng hình của Mỹ và như vậy có thể làm phương hại đến khả năng phòng thủ của Mỹ cũng như của các thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO.
Hoa Kỳ nhiều lần lên tiếng cảnh báo và đe dọa gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình chế tạo F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế. Thế nhưng, những lời dọa dẫm đó đã không làm cho tổng thống Recep Tayyip Erdogan chùn bước.
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ lại có thể ngang nhiên đối đầu với Mỹ trong hồ sơ này, trong khi Ankara lại là đồng minh của Mỹ và là thành viên của khối NATO ? Giới quan sát đưa ra nhiều lý do.
Thứ nhất, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dường như tin rằng nguyên thủ Mỹ, Donald Trump, hiện đang leo thang chống Iran, sẽ không dám mở mặt trận thứ hai chống Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh thiết yếu của NATO tại vùng Cận Đông.
Thứ hai, khi tổng thống Recep Tayyip Erdogan lớn tiếng cho rằng việc ngưng cung cấp F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ chẳng khác gì một hành động « ăn cắp », bởi vì, trên thực tế, Ankara đã chi trả 1,4 tỷ đô la để mua 116 chiếc chiến đấu cơ này. Với con số này, Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng lớn thứ ba của Mỹ, sau Nhật Bản và Anh Quốc.
Thứ ba, Thổ Nhĩ Kỳ còn là một nhà cung cấp quan trọng trong chương trình chế tạo F-35. Ước tính có đến 936 loại linh kiện được chế tạo tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong trường hợp Mỹ ban hành lệnh cấm vận, Lockheed Martin sẽ phải khó khăn tìm các nhà cung cấp khác và như vậy có thể làm chậm mất một năm các dự án giao hàng.
Cuối cùng, một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng và có tính chất thiết yếu cho an ninh Thổ Nhĩ Kỳ, chính là « bước ngoặt Syria ». Cuộc chiến tại đây đã cho thấy rõ hiệu quả hiển nhiên của hệ thống phòng không Nga. Sự sống còn của chế độ Bachar Al Assad cũng nhờ một phần lớn vào hệ thống tên lửa địa đối không này, răn đe những chiếc tiêm kích nào có ý định bay vào không phận Syria.
Tên lửa Nga hiệu quả, giá thành rẻ hơn hai lần so với tên lửa Patriot của Mỹ và nhất là được bán mà không cần những ràng buộc sử dụng rõ ràng là những lợi thế không thể bỏ qua. Không chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ, hơn một chục nước khác, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ cũng muốn sở hữu loại tên lửa S-400 này.
Trong bối cảnh này, Hoa Kỳ ra tối hậu thư đến hết ngày 31/07 để Ankara xem lại dự án. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết đi đến cùng, Washington đành phải đình chỉ các chương trình huấn luyện phi công và nhân viên kỹ thuật cho F-35. Liệu lời dọa dẫm này có làm cho Ankara lung lay hay không ? Hạ hồi phân giải, chỉ biết rằng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẽ hợp tác với Nga sản xuất loại tên lửa đời mới nhất S-500.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190708-ten-lua-s-400-cua-nga-tho-nhi-ky-kien-quyet-thach-thuc-hoa-ky
Hy Lạp :
Cánh hữu chiến thắng, hứa vực dậy đất nước
Thụy MyNgười dân Hy Lạp hôm 07/07/2019 đã khiến thủ tướng mãn nhiệm cánh tả Alexis Tsipras phải chấp nhận một thất bại cay đắng : đảng cánh hữu Tân Dân Chủ chiếm được đa số ghế tại Quốc Hội. Thủ lãnh đảng này, ông Kyriakos Mitsotakis sẽ trở thành thủ tướng, hứa hẹn vực dậy đất nước sau một thập niên khủng hoảng.
Theo kết quả kiểm 94% số phiếu, đảng Tân Dân Chủ giành được 158/300 ghế, đảng Syriza của ông Tsipras chỉ còn giữ được 86 ghế. Việc dồn phiếu cho ông Kyriakos Mitsotakis, con của một cựu thủ tướng, xuất thân từ một gia tộc nổi tiếng, cho thấy người Hy Lạp đã quay trở lại với truyền thống cũ.
Alexis Tsipras đã làm đảo lộn xu hướng này khi lên làm thủ tướng ở tuổi 40, mang lại nhiều hy vọng cho một Hy Lạp đang hoang mang vì nguy cơ phá sản. Nhưng Tsipras sau đó đã phải chấp nhận các biện pháp nghiêm ngặt của các chủ nợ để tránh cho Hy Lạp phải ra khỏi khu vực đồng euro, và nay cử tri trừng phạt ông.
Thông tín viên Anastasia Becchio đã có mặt tối 07/07 với những người ủng hộ đảng Syriza ở trung tâm Athens :
« Dưới chiếc lều đỏ của Syriza tại quảng trường Syntagma, ngay trung tâm Athens, không khí không vui tươi chút nào. Một nhóm nhỏ người ủng hộ dán mắt vào các màn hình tường thuật buổi tối bầu cử.
Khi kết quả đầu tiên được loan báo, Dimitri với cặp kính tròn, tỏ ra ủ dột. Anh nói : Tệ quá. Chúng ta sẽ có một nhân vật theo chủ nghĩa tự do mới cứng rắn, và tiền lương sẽ bị giảm. Mitsotakis là Macron của Hy Lạp. Đó là người của giới ngân hàng, sẽ thực hiện những gì mà châu Âu ra lệnh. Từ nay chính họ sẽ dạy bảo chúng ta phải sống như thế nào.
Alexis Tsipras nhanh chóng thừa nhận thất bại, và đưa ra lời kêu gọi đối thủ Kyriakos Mitsotakis trước khi tuyên bố trước báo chí tại một trung tâm hội nghị gần quảng trường Syntagma. Thủ tướng mãn nhiệm nói : Hôm nay, chúng ta ngẩng cao đầu chấp nhận phán quyết của người dân.
Sau bài diễn văn của ông, không khí chộn rộn hẳn lên khi mấy chục người ủng hộ, đa số là trẻ tuổi, vào đến đại bản doanh. Tuy thất vọng nhưng họ cũng cảm thấy an ủi vì kết quả không đến nỗi tệ hại – như Tanos Micalas, giám đốc nhà hát và là người ủng hộ Syriza nhấn mạnh. Tanos tin rằng Syriza sẽ tiếp tục có tiếng nói trên chính trường Hy Lạp, nhưng từ nay trong vai trò đối lập.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190708-hy-lap-canh-huu-chien-thang-hua-vuc-day-dat-nuoc
Iran xác nhận vượt ngưỡng làm giàu uranium,
thế giới lo ngại
Trọng NghĩaTừ Mỹ, Pháp, châu Âu cho đến Trung Quốc hay Nga, tính đến ngày 08/07/2019, tất cả các nước trên thế giới lần lượt lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại trước việc Iran chính thức loan báo đã vượt ngưỡng về làm giàu uranium quy định trong Hiệp Định Hạt Nhân 2015.
Trong số các phản ứng, đáng chú ý là tuyên bố của Trung Quốc và Nga, tố cáo Mỹ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng hiện nay.
Theo hãng tin Anh Reuters, trong một thông báo đưa ra vào trưa 08/07, phát ngôn viên Tổ Chức Năng Lượng Nguyên Tử Iran cho biết là nước này đã vượt qua ngưỡng làm giàu uranium với tỷ lệ 3,67% được quy định trong Hiệp Định Hạt Nhân 2015.
Không những thế, theo hãng tin Iran IRIB, phát ngôn viên này còn đe dọa là Iran có thể tiếp tục « đà đi lên » và làm giàu uranium ở cấp độ cao hơn.
Thông báo khẳng định những gì mà chính quyền Teheran đã loan báo từ hôm 07/07. Những tuyên bố này đã lập tức làm dấy lên những lời đe dọa từ Hoa Kỳ và đồng minh chí cốt của Mỹ là Israel. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Iran « nên cẩn thận hơn », trong lúc ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói đến khả năng Teheran bị thêm trừng phạt.
Các nước châu Âu, đặc biệt là ba nước có ký tên vào Hiệp Định Hạt Nhân 2015 cũng bày tỏ thái độ hết sức quan ngại, và kêu gọi Iran đình chỉ mọi hoạt động « không phù hợp » với Hiệp Định Hạt Nhân.
Bắc Kinh tố cáo Washington « bắt nạt » Teheran
Nga và Trung Quốc, hai nước cũng ký vào thỏa thuận hạt nhân Iran trong tư cách là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đi xa hơn trong phản ứng, vừa kêu gọi Iran lùi bước, vừa chỉ trích Mỹ là đã khuấy động căng thẳng.
Ngày 08/07, Trung Quốc không ngần ngại cho rằng chính hành vi « bắt nạt » Iran của Hoa Kỳ là nguyên nhân căng thẳng hiện nay.
Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rõ : « Áp lực tối đa của Mỹ nhắm vào Iran là nguồn gốc cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran… Thực tế cho thấy là các hành vi bắt nạt đơn phương đang trở thành một khối u ngày càng nghiêm trọng hơn, tạo ra nhiều vấn đề toàn cầu hơn và gây nên các cuộc khủng hoảng lớn hơn nữa trên toàn thế giới».
Theo hãng tin Pháp AFP, Nga cũng chỉ trích Mỹ nhưng nhẹ nhàng hơn. Phát ngôn viên Điện Kremlin ngày 08/07 cho biết là Nga rất « lo lắng » trước quyết định của Iran làm giàu uranium theo tỷ lệ bị cấm trong hiệp định hạt nhân… Matxcơva sẽ tiếp tục đàm phán với Teheran để tìm giải pháp ra khỏi khủng hoảng.
Tuy nhiên, điện Kremlin đã quy trách nhiệm cho Mỹ là đã làm cho khủng hoảng hạt nhân Iran bùng lên khi đơn phương rút ra khỏi hiệp định đã ký kết.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190708-iran-xac-nhan-vuot-nguong-lam-giau-uranium-the-gioi-lo-ngai
Libya: Tại sao Mỹ
quay sang ủng hộ thống chế Haftar?
Chìm trong loạn lạc từ khi chế độ Kadhafi sụp đổ năm 2011, Libya hiện chủ yếu nằm trong tay hai thế lực đối đầu : chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) của thủ tướng Fayez al-Sarraj, được Liên Hiệp Quốc công nhận, kiểm soát thủ đô Tripoli và phía tây Libya ; lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của thống chế tự phong Khalifa Haftar kiểm soát phía đông, nơi có thành phố Benghazi.Từ ngày 04/04/2019, lực lượng vũ trang của Haftar bất ngờ dồn dập tấn công và đã chiếm lại được nhiều phần lãnh thổ từ tay phe đối lập. Tuy nhiên, quân của thống chế Haftar vẫn bị cầm chân bên ngoài thủ đô Tripoli, cứ địa của chính phủ Đoàn kết Dân tộc (Government of National Accord, GNA)
Từ một thủ lĩnh của phe đối lập, thống chế Haftar dần nhận được sự ủng hộ từ nhiều cường quốc, trong đó có Pháp, Anh, Mỹ. Sự ủng hộ rõ ràng của chính quyền Washington được thể hiện rõ qua việc Mỹ ngăn cản Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án vụ không kích nhắm vào một khu tạm giữ người nhập cư ở Tajoura, ngoại ô Tripoli, làm 53 người chết và lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (Libyan National Army, LNA) bị cáo buộc là tác giả.
Theo một bài viết trên trang TV5 Monde (07/04/2019), giữa Mỹ và thống chế Haftar là cả một “thiên tình sử”. Sau một thất bại nặng nề năm 1987 trước lực lượng của tổng thống Tchad Hissène Habré, tướng Khalifa Haftar bị Kadhafi bỏ rơi và sang Mỹ sống lưu vong suốt 20 năm ở bang Virginia, chỉ cách Langley, trụ sở của CIA vài phút đi xe. Người Mỹ nhận thấy viên tướng bị hạ nhục này có thể trở thành một quân chủ bài để hạ tổng thống Kadhafi. Năm 2011, ông trở về Libya tham gia cuộc nổi dậy chống lại nhà độc tài như một cách báo thù.
Kadhafi chết, chế độ sụp đổ. Tướng Haftar đã chiêu dụ được một số cựu sĩ quan của chính quyền Kadhafi, kết hợp với nhiều bộ tộc chủ yếu đến từ miền đông Libya để thành lập lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA). Nhờ chống khủng bố thánh chiến, lực lượng LNA nhận được sự ủng hộ của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ả Rập Xê Út và Ai Cập.
Haftar thắng thế nhờ Mỹ rút quân khỏi Libya
Trong những năm đầu tiên trong cương vị tổng thống Mỹ, ông Donald Trump duy trì chính sách công nhận chính phủ Đoàn Kết Dân Tộc của thủ tướng Fayez al-Sarraj mà chính Mỹ dựng lên cùng với Anh và Ý vào năm 2015 vì ông Trump không thật sự quan tâm đến vấn đề Libya. Nhưng vào năm 2018, tổng thống Mỹ bỗng thay đổi và ông ra lệnh rút hết quân khỏi các chiến dịch ở Libya, mặc các đồng minh đối phó.
Cơ hội đến với thống chế Haftar. Ông lần lượt chiếm được Benghazi, rồi đến Sebha và Derna vào mùa hè 2018. Hiện nay, ngoài toàn bộ miền đông nằm trong tay Haftar, nhiều vùng đất do chính phủ Đoàn Kết Dân Tộc kiểm soát lần lượt rơi vào vòng kiểm soát của lực lượng LNA, trừ thủ đô Tripoli và một số vùng phụ cận ở phía tây bắc.
Sau một thời gian giữ khoảng cách, Washington chuyển sang ủng hộ thủ lĩnh miền đông Libya vì theo nhà nghiên cứu James Dorsey, khi trả lời AFP, “trong mắt Washington, Haftar đáp ứng được hai tiêu chí : ông thể hiện là người chống thánh chiến Hồi Giáo, đồng thời được cả hai đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực yểm trợ, đó là Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất”.
Theo chuyên gia Jalel Harchaoui, Viện Clingendael ở La Haye (Hà Lan), một lý do khác có thể giải thích tại sao Mỹ ủng hộ thống chế Haftar, đó là Washington “muốn duy trì cấm vận đối với Iran và cần đến dầu lửa của Libya do những biện pháp cấm vận này. Nếu cuộc phiêu lưu không được như mong đợi, Mỹ có nguy cơ phải xét lại hồ sơ vì việc sản xuất dầu lửa phải được duy trì. Nhưng nếu Haftar tiếp tục thắng thế, dù có tàn nhẫn, mà vẫn duy trì được việc khai thác dầu, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục khoan dung”.
Tương lai Libya sẽ về đâu ?
Liệu cộng đồng quốc tế có thể giúp Libya giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo và chính trị hiện nay ? RFI tiếng Việt trích giới thiệu phỏng vấn nhà nghiên cứu Brahim Oumansour, Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp, trên trang TV5 Monde (06/07/2019).
Lực lượng của thống chế Khalifa Haftar bị chặn đứng ở cửa ngõ dẫn vào Tripoli. Thất bại này có thể giúp nối lại quá trình đàm phán giữa hai bên vì dường như hiện không có bất kỳ giải pháp quân sự nào có vẻ khả quan cho cuộc xung đột này ?
Brahim Oumansour : Tôi không tin vậy. Có nhiều khả năng chúng ta chứng kiến một cuộc leo thang quân sự dù các cuộc tấn công của thống chế Haftar bị thất bại. Lực lượng của phe đối lập đã bắt đầu tấn công các tầu chở dầu của Thổ Nhĩ Kỳ ngoài khơi Libya vì Ankara ủng hộ chính phủ GNA.
Việc giảm căng thẳng hiện là điều không thể vì Libya đang là nơi diễn ra một cuộc xung đột gián tiếp và vượt khỏi phạm vi đất nước này, giữa những thế lực trong vùng thân cận với lực lượng Huynh Đệ Hồi Giáo và các phe đối lập.
Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ chính phủ GNA ở Tripoli, kể cả bằng cách giao vũ khí. Ngược lại, thống chế Khalifa Haftar thì lại được Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập và Ai Cập hậu thuẫn. Nên nhớ rằng Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập là kẻ thù của Qatar, còn Ai Cập của thống chế Sissi bị “dị ứng” với lực lượng Huynh Đệ Hồi Giáo. Tuy nhiên, sự chia rẽ về ý thức hệ trên thực tế không rõ ràng hẳn giữa hai phe. Chính phủ Đoàn Kết Dân Tộc được lực lượng dân quân Hồi Giáo ủng hộ. Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya của thống chế Haftar lại được dân quân Hồi Giáo theo hệ phái Salafi ủng hộ.
Các cường quốc phương Tây đóng vai trò gì trong cuộc xung đột này ?
Pháp, Anh Quốc và Mỹ ủng hộ thống chế Haftar vì thủ lĩnh của lực lượng Quân đội Quốc gia Libya thể hiện là người có khả năng thống nhất đất nước, nằm trong vòng xoáy bạo lực từ khi chế độ Moummar Kadhafi sụp đổ. Chính quyền Pháp từng tin rằng Khalifa Haftar có khả năng chống lại được các tổ chức thánh chiến và nhất là, ông có thể thành lập một đất nước thống nhất với một đội quân hùng mạnh có thể kiểm soát được làn sóng di cư sang châu Âu.
Libya là cửa ngõ dẫn vào vùng Sahel và đất nước này còn giầu khí đốt và dầu mỏ. Chính vì điều này mà các nước châu Âu, cũng như Mỹ, đã xích lại với thủ lĩnh của miền đông Libya. Nhưng Pháp và nhiều nước châu Âu khác bắt đầu giữ khoảng cách với vị thống chế. Từ lúc mở tấn công, vị tướng này bị coi là một yếu tố gây bất ổn cho Libya hơn là một lực lượng giúp giữ ổn định và thống nhất đất nước.
Pháp từng giữ thế lập lờ. Paris không ngừng khẳng định tôn trọng luật pháp quốc tế (chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) là chính phủ duy nhất được Liên Hiệp Quốc công nhận) nhưng đồng thời vẫn ủng hộ thống chế Khalifa Haftar.
Hoa Kỳ của tổng thống Trump tiếp tục ủng hộ vị thủ lĩnh miền đông. Washington từng ngăn Hội Đồng Bảo An lên án vụ tấn công vào một trại tạm giữ người nhập cư ở Libya khiến nhiều người chết, trong khi lực lượng của thống chế Haftar bị cáo buộc là thủ phạm vụ thảm sát này.
Vậy cuộc khủng hoảng này có lối thoát nào không ?
Chừng nào các quốc gia trên thế giới, kể cả những nước lớn trong vùng, còn tiếp tục nuôi dưỡng cuộc khủng hoảng, trang bị vũ khí và tài trợ cho chính phủ GNA hoặc phe của thống chế Khalifa Haftar, thì rất khó tìm ra được một giải pháp chính trị. Ngoài ra, mức độ căng thẳng hiện nay giữa các sức mạnh trong vùng, như giữa một bên là Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và bên kia là Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, ngăn cản khả năng giải quyết cuộc xung đột này trong ngắn hạn.
Liệu Libya, hiểu theo nghĩa một quốc gia, có thể sống sót sau cuộc khủng hoảng này ?
Libya là một quốc gia rất trẻ, chủ yếu được hình thành dưới thời Mouammar Kadhafi. Đất nước này bị phân chia giữa các lực lượng đối lập. Vùng Cyrenaica, bao quanh thành phố Benghazi, luôn chống lại chính quyền Tripoli. Cũng chính từ Benghazhi xuất phát phong trào phản đối chính quyền Kadhafi. Cơ cấu bộ tộc dàn trải xã hội Libya và vượt qua cả khái niệm quốc tịch, vẫn còn rất mới ở nước này. Nếu cuộc xung đột còn kéo dài với sự chia cắt lãnh thổ giữa đông và tây, rất khó để Libya, với tư cách là một thực thể chính trị, có thể vượt qua được.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190708-gio-doi-chieu-tren-chien-truong-libya-tai-sao-my-ung-ho-thong-che-haftar
Con trai ‘kẻ đào tẩu nổi tiếng Nam Hàn’
bỏ chạy sang Bắc Hàn
Con trai của những người đào tẩu nổi tiếng người Nam Hàn được cho là đã tới Bắc Hàn.Đây là một vụ hiếm hoi, khi có người muốn tìm đến sống dưới chế độ Bình Nhưỡng.
Choe In-guk là con trai của cựu ngoại trưởng Nam Hàn, người đã cùng vợ chạy sang miền Bắc hồi năm 1986.
Sinh viên Úc ‘mất tích tại Bắc Hàn’ được thả
Bắc Hàn, Nam Hàn gặp rào cản ngôn ngữ?
Tàu cá Bắc Hàn vào Nam Hàn mà không bị phát hiện
Theo truyền thông nhà nước Bắc Hàn, kẻ đào tẩu mới sẽ sống tại miền Bắc và làm việc trong mảng công việc thống nhất Triều Tiên.
Việc đào tẩu theo kiểu này rất hiếm khi xảy ra.
Thường thì chủ yếu là người từ Bắc Hàn tìm cách chạy sang miền Nam.
Hai miền Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, và người Nam Hàn phải được cấp phép nếu muốn sang thăm Bắc Hàn.
Bộ Thống nhất của Nam Hàn xác nhận ông Choe đã không xin phép được đi Bắc Hàn.
“Hiện chưa rõ đích xác là việc ông ấy đào tẩu đã diễn ra như thế nào,” Oliver Hotham từ trang tin NK News ở Seoul nói với BBC.
“Nhưng việc một người Nam Hàn sang Bắc Hàn thì cũng khá là đơn giản nếu như họ được chế độ đó cho phép đi qua ngả Trung Quốc.”
Báo động về tình trạng hạn hán ở Bắc Hàn
‘Người dân Bắc Hàn sẽ lật đổ chế độ’
Thêm một lính Bắc Hàn đào tẩu
Tuy nhiên, nếu như ông Choe vi phạm luật Nam Hàn khi không xin phép chính phủ nước mình thì ông có thể sẽ bị bắt giữ nếu trở về miền Nam, các chuyên gia nói.
Choe In-guk là ai?
Ông Choe là công dân Nam Hàn, năm nay 73 tuổi. Người ta không có mấy thông tin về đời sống cá nhân cũng như quan điểm chính trị của ông. Ông có vợ và con gái sống tại miền Nam.
Tuy nhiên, cha mẹ ông là những người Nam Hàn nổi tiếng nhất chạy sang miền Bắc kể từ khi kết thúc Cuộc chiến Triều Tiên.
Việc ông Choe tới Bình Nhưỡng được truyền thông Bắc Hàn tường thuật, với cảnh ông được các viên chức Bắc Hàn chào đón nồng nhiệt.
Ông được dẫn lời trên trang web tuyên truyền của Bắc Hàn, Uriminzokkiri, theo đó ông nói: “Được sống ở bên trong và được đi theo một đất nước tôi biết ơn là con đường để bảo vệ ý nguyện cha mẹ tôi để lại.”
“Cho nên tôi đã quyết định sống lâu dài tại Bắc Hàn, dẫu cho có muộn màng.”
Các kênh báo đài Nam Hàn tường thuật rằng ông Choe không có một cuộc sống dễ dàng gì ở miền Nam, và đã phải chống chọi với vết nhơ là “con trai của kẻ phản bội”.
Tin tức nói ông đã đổi việc nhiều lần, và sống nhờ vào số tiền mẹ ông gửi từ Bắc Hàn về cho tới tận trước khi bà qua đời, 2016.
Ông Choe thường xuyên đi tới Bắc Hàn trong những năm gần đây, và đã tới dự đám tang mẹ mình tại đó.
Cha mẹ ông là ai?
Cha ông, ông Choe Tok-sin, từng làm ngoại trưởng Nam Hàn trong thời thập niên 1960.
Hồi thập niên 1970, ông di cư sang Mỹ, nơi ông trở thành một người chỉ trích mạnh mẽ chính phủ Nam Hàn, khi đó đang dưới thời lãnh đạo của nhà quân phiệt Park Chung-hee.
Bắc Hàn hạn hán nặng nề nhưng dân ‘hầu như không biết’
Khoảng mười năm sau đó, vào 1986, ông xuất hiện trên các hàng tin chính với việc bỏ chạy sang miền Bắc cùng vợ, bà Ryu Mi-yong. Họ để lại năm người con đã trưởng thành ở miền Nam.
Cả hai ông bà đã trở thành thành phần trong tầng lớp ưu tú cao cấp trong quốc gia mới. Ông Choe Tok-sin qua đời năm 1989, và bà Ryu Mi-yong đảm nhận vai trò của ông, làm nhà lãnh đạo của một phái tôn giáo. Bà cũng đảm nhận các vị trí khác nữa.
Gia đình họ có mối quan hệ lâu bền với giới lãnh đạo Bắc Hàn.
Ông nội của ông Choe In-guk được biết đến là người thầy của ông Kim Nhật Thành, nhà sáng lập Bắc Hàn, trong thời gian đấu tranh chống lại sự cai trị của Nhật Bản.
Việc đào tẩu xảy ra có phổ biến không?
Những người đào tẩu trên bán đảo Triều Tiên thường là các công dân miền Bắc tìm cách chạy sang miền Nam. Việc đi theo chiều ngược lại rất hiếm khi xảy ra.
Seoul nói có hơn 30 ngàn người Bắc Hàn vượt biên bất hợp pháp kể từ khi kết thúc Cuộc chiến Triều Tiên vào năm 1953 cho tới nay.
Theo các số liệu thống kê của Nam Hàn, con số này đã giảm xuống trong những năm gần đây. Có 1.127 vụ đào tẩu trong năm 2017, so với 2.706 trong năm 2011.
Trong một số trường hợp, các binh lính đi bộ vượt biên, mà thường là phải di dưới làn đạn.
Hầu hết bỏ chạy qua ngả Trung Quốc, quốc gia có đường biên giới dài nhất với Bắc Hàn. Cách đi này dễ hơn so với việc vượt qua Khu Phi Quân sự (DMZ) phân cách hai miền Triều Tiên, nơi được canh gác cẩn mật.
Trung Quốc coi những người đào tẩu là các di dân bất hợp pháp thay vì là người tị nạn, và thường buộc họ phải trở về.
Việc đào tẩu từ miền Nam sang miền Bắc rất hiếm xảy ra và thường có liên quan đến cái gọi là “những kẻ đào tẩu kép” – những người đầu tiên thì chạy khỏi Bắc Hàn để sang Nam Hàn, rồi sau lại quay trở về miền Bắc.
Việc đào tẩu xảy ra phổ biến hơn trước khi xảy ra nạn đói kinh hoàng, sự kiện được cho là đã giết chết hàng trăm ngàn người tại Bắc Hàn trong thời gian giữa thập niên 1990.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48910686
Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ 6 người
tại cuộc biểu tình ở Cửu Long
Tin từ HỒNG KÔNG — Vào hôm Chủ Nhật (7/7), cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ 6 người trong một cuộc biểu tình tại Cửu Long – một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất Hồng Kông.Hàng ngàn người biểu tình tìm cách nâng cao nhận thức của các du khách Trung Cộng về cuộc khủng hoảng chính trị đã làm rung chuyển thành phố. Những người tổ chức biểu tình cho biết 230,000 người đã diễn hành trên các con đường ở Cửu Long, băng qua bến cảng từ khu thương mại Hong Kong’s Central, tạo ra làn sóng biểu tình mới nhất chống lại dự luật dẫn độ người dân đến Trung Cộng để xét xử. Phía cảnh sát cho biết số lượng người biểu tình đạt mức 56,000 người vào lúc cao điểm.
Cho đến nay, các nhà kiểm duyệt Trung Cộng vẫn đang cố gắng xóa bỏ, hoặc ngăn chặn tin tức về các cuộc biểu tình bạo lực nhất và lớn nhất của Hồng Kông trong nhiều thập kỷ qua, do lo sợ rằng thông tin này có thể truyền cảm hứng cho các cuộc biểu tình trên đại lục. Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam quyết định đình chỉ dự luật dẫn độ sau các cuộc biểu tình bạo lực hồi tháng trước, nhưng đến nay, bà vẫn từ chối các lời kêu gọi hủy bỏ hoàn toàn dự luật này. Mục tiêu của các cuộc biểu tình phản đối dự luật nay đã biến thành những lời kêu gọi bà Lam từ chức, cũng như kêu gọi việc tổ chức các cuộc điều tra về hành vi cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức và yêu cầu một nền dân chủ tốt hơn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-hong-kong-bat-giu-6-nguoi-tai-cuoc-bieu-tinh-o-cuu-long/
Con đường giúp ‘dân quê’
thành ngôi sao video trên mạng
Từ năm ngoái, hai người đàn ông ở tỉnh Giang Tây trở thành cơn sốt video trên mạng Trung Quốc – nhờ ăn thịt chuột.Việt Nam cảnh cáo ‘vi phạm luật’ trên YouTube
Liu Suliang, 29 tuổi, và Hu Yueqing nuôi chuột ăn tre nứa, và làm các video ngắn mô tả cách ăn thịt chuột.
Họ mở tài khoản trên mạng Bilibili cuối tháng 8/2018. Chưa đầy một tháng, họ đã có 850.000 fan, và nay là hơn 3 triệu fan.
Video ngắn đang là cơn sốt tại Trung Quốc. Sau khi điên đảo với các Vlogger bàn chuyện xã hội, các cô gái đẹp hát múa, thì nay mạng xã hội Trung Quốc đang say mê các người ‘dân quê’ từ nông thôn làm video kể về đời sống thường nhật của họ.
Trong video, Liu là người kể chuyện, còn quay phim là Hu. Họ thường quay trong hai ngày, và bỏ ra 5 tiếng để biên tập video dài khoảng 5 phút.
Trước 2014, Hu, giống như hàng triệu người dân nông thôn, tìm tới thành phố Thâm Quyên, làm công nhân lắp ráp điện thoại. Tiền không đủ, Hu trở về quê bán thuốc đông y.
Năm 2017, Hu phát hiện việc live stream trên mạng đem lại tiền bạc. Và từ đó, sự hợp tác với Liu bắt đầu.
Một người khác, Geng Shuai, trở nên nổi tiếng theo cách mà anh ta không ngờ tới.
Geng Shuai làm một vỏ điện thoại hình con dao, và trình bày cách dùng nó trên mạng Kuaishou.
Dân mạng cười rũ rượi vì coi đây là thứ sản phẩm ngớ ngẩn, không ai mua.
Nhưng cực kỳ đông người vào xem video của Geng.
Phát hiện ra điểm này, Geng tiếp tục trình diễn các sản phẩm “vô dụng”, và càng đông người vào xem.
Các fan “van xin” Geng từ nay đừng bao giờ làm sản phẩm gì có ích, cứ làm những thứ quái gở, vô dụng.
Geng Shuai đang rất nổi tiếng, và kiếm được tiền nhờ cách này.
Gần đây, các mạng chia sẻ video Trung Quốc như Xigua, Kuaishou và trang thương mại điện tử Taobao đã hợp tác với chính quyền địa phương mở các chiến dịch live stream. Mục đích là giúp những người làm nội dung ở nông thôn có thể bán hàng.
Truyền thông nói Gan Youqin, một chủ nhà vườn, đã làm các video ngắn về hoạt động nuôi trồng hàng ngày.
Bằng cách đưa sản phẩm của nông dân lên mạng, Gan Youqin đã giúp bán tám triệu ký vải và nhãn.
Không ai biết liệu hiện tượng nông dân làm video sẽ kéo dài bao lâu, nhưng ít nhất nó cho thấy công nghệ có thể giúp người chân lấm tay bùn giàu lên như thế nào.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48881891
Tàu chiến Trung Quốc ‘theo dõi’ Mỹ-Úc tập trận?
Giới chức quốc phòng Úc cho biết hôm 8/7 rằng họ đang theo dõi một tàu giám sát của Trung Quốc, dự kiến neo đậu ngay bên ngoài lãnh hải Trung Quốc để theo dõi các cuộc tập trận quân sự giữa Úc và Hoa Kỳ.Khoảng 25.000 nhân viên quân sự Úc và Hoa Kỳ trên các tàu chiến được trang bị máy bay phản lực sẽ tham gia vào cuộc tập trận Talisman Saber được tổ chức hai năm một lần.
Trung tướng Greg Bilton, chỉ huy các hoạt động chung của Lực lượng Quốc phòng Úc, cho biết tàu giám sát của Trung Quốc có lẽ đang di chuyển đến bờ biển phía Đông Bắc của Úc để trực tiếp theo dõi cuộc tập trận quân sự.
Hai tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan
Hoa Kỳ muốn cảnh cáo TQ ở Biển Đông?
Tàu TQ suýt va chạm tàu chiến Mỹ trên Biển Đông
“Chúng tôi đang theo dõi con tàu này. Chúng tôi không biết đích đến nó nhưng chúng tôi cho rằng nó sẽ đến bờ biển phía Đông Queensland và chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp,” ôngBilton nói với các phóng viên ở Brisbane, thủ phủ bang Queensland.
Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây trong bối cảnh một cuộc chiến thương mại và việc Trung Quốc lấn lướt ở Thái Bình Dương, xây nhiều đảo nhân tạo ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, nơi tài nguyên biển phong phú và khoảng 5 nghìn tỷ đô la hàng hóa thương mại đi qua mỗi năm. Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan cũng khẳng định chủ quyền trên vùng biển này.
Úc và Trung Quốc cũng đang cạnh tranh ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương, một khu vực dân cư thưa thớt với những vùng biển trù phú.
Tin tức về tàu giám sát Trung Quốc tiếp cận Australia xuất hiện sau khi có thông tin về sự xuất hiện không báo trước của ba tàu Trung Quốc khác tại Sydney vào tháng Sáu, trước thềm kỷ niệm 30 năm cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn.
Hải quân Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua khi Bắc Kinh tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng và giờ đây nắm trong tay lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48904787
Liệu quân đội TQ
có trở thành ‘đẳng cấp thế giới’
Để thực hiện được tham vọng biến PLA thành lực lượng quân đội “đẳng cấp thế giới” thì ông Tập Cận Bình còn nhiều việc phải làm..Thời gian qua, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được đầu tư nhiều ngân sách và vũ khí hiện đại. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng 83% tính theo giá trị thực tế trong giai đoạn 2009 – 2018, có mức tăng lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Điều này cho phép Trung Quốc triển khai các tên lửa chính xác và vũ khí chống vệ tinh thách thức quyền lực tối cao của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng “Giấc mơ Trung Quốc” của ông bao gồm “giấc mơ về một lực lượng vũ trang mạnh mẽ”. Theo ông, điều đó liên quan đến việc “hiện đại hóa” PLA vào năm 2035 và biến nó thành một lực lượng “đẳng cấp thế giới” vào năm 2050 – hay nói cách khác là đủ sức đánh bại Mỹ – vào giữa thế kỷ này.
Cải cách tổ chức có thể kém bắt mắt hơn so với những tên lửa hiện đại, máy bay chở hàng không người lái và siêu pháo vận hành bằng điện từ (tất cả đều được Trung Quốc thử nghiệm trong năm qua), nhưng sẽ chẳng ích gì nếu trao vũ khí tối tân cho một lực lượng lỗi thời. Trong Chiến tranh Lạnh, PLA đã phát triển chủ yếu nhằm đẩy lùi Liên Xô và Mỹ trong các cuộc chiến tranh trên bộ lớn trên lãnh thổ Trung Quốc. Bộ binh đông đảo sẽ nghiền nát kẻ thù trong các trận chiến kéo dài. Vào những năm 1990, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bị báo động bởi sức mạnh của Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, đã quyết định tập trung vào việc tăng cường khả năng của PLA nhằm chống lại các cuộc “chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ cao”.
Họ đã nghĩ đến những xung đột ngắn, khốc liệt ở vùng ngoại vi Trung Quốc, như ở Đài Loan, trong đó sức mạnh không quân và hải quân cũng quan trọng như lực lượng lục quân. Ông Tập cho rằng muốn chiến thắng trong những cuộc chiến như vậy đòi hỏi phải thay đổi cấu trúc của lực lượng vũ trang.
Mục tiêu chính của ông Tập là nhằm tăng cường khả năng “hợp đồng tác chiến”. Tăng cường khả năng của các lực lượng (lục quân, hải quân và không quân) phối hợp nhanh chóng và thuần thục trên chiến trường. Sự phối hợp này đặc biệt quan trọng trong các cuộc chiến tranh nổ ra ở nước ngoài. Sẽ rất khó khăn cho các chỉ huy tại tổng hành dinh quốc gia trong việc chỉ đạo các binh sĩ, thủy thủ và phi công từ một khoảng cách xa. Các lực lượng khác nhau phải có khả năng phối hợp cùng nhau mà không cần hướng dẫn từ cấp cao.
Mô hình Trung Quốc theo đuổi chính là Hoa Kỳ, nước mà theo Đạo luật oldwater-Nichols năm 1986 đã cải cách mạnh mẽ các lực lượng vũ trang của mình để đạt được mục tiêu này. Lầu Năm Góc chia toàn cầu thành các “bộ chỉ huy chiến đấu”. Các lực lượng sẽ không còn tranh cãi lẫn nhau nữa. Tất cả các binh sĩ, thủy thủ và phi công trong một khu vực nhất định, như Vịnh Ba Tư hoặc Thái Bình Dương, sẽ nhận lệnh từ một sĩ quan duy nhất.
Trung Quốc có vẻ đang làm theo điều đó, các chỉ huy lực lượng lục quân và hải quân tại bảy quân khu trong nước sẽ báo cáo cho Bộ Tư lệnh lực lượng của họ, hầu như có rất ít hoặc không có sự phối hợp giữa các lực lượng với nhau. Vào tháng 2 năm 2016, ông Tập đã thay thế các quân khu bằng năm “chiến khu”, mỗi chiến khu do một chỉ huy duy nhất kiểm soát. Chẳng hạn, chiến khu Đông có trụ sở tại Nam Kinh sẽ chuẩn bị chiến tranh với Đài Loan và Nhật Bản. Chiến khu Tây rộng lớn, đóng tại Thành Đô, sẽ đối phó với Ấn Độ. Chiến khu
Nam đóng tại Quảng Châu sẽ quản lý Biển Đông. Song song với các chiến khu chia theo phạm vi địa lý này, hai Bộ Tư lệnh khác cũng đã được hình thành vào năm 2015 để nhắm vào các điểm yếu của Mỹ. Các lực lượng Mỹ phụ thuộc vào thông tin liên lạc qua các vệ tinh, mạng máy tính và các kênh công nghệ cao khác. Vì vậy, ông Tập đã tạo ra một Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược mới để nhắm vào các hệ thống này. Lực lượng này chỉ đạo chiến tranh không gian, chiến tranh mạng, điện tử và tâm lý. Sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á cũng phụ thuộc vào mạng lưới căn cứ và các hàng không mẫu hạm. Ông Tập đã nhắm mục tiêu vào mạng lưới này bằng cách thiết lập một lực lượng mới gọi là Lực lượng Tên lửa Chiến lược, nâng cấp từ lực lượng trước đây ít được biết đến gọi là Quân đoàn Pháo binh số hai.
Ông Tập cũng đã thu gọn các lực lượng vũ trang, mặc dù quân số PLA vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Kể từ năm 2015, PLA đã cắt giảm 300.000 lính, hầu hết trong số họ thuộc lực lượng lục quân, trong đó giảm một phần ba số sĩ quan chuyên nghiệp và giảm tỉ trọng của lục quân từ 70% xuống còn một nửa tổng quân số của PLA (mặc dù lục quân vẫn được giữ lại lực lượng văn công mà ban đầu được cho là sẽ bị loại bỏ). Ngược lại, thủy quân lục chiến tăng gấp ba quy mô. Các sĩ quan hải quân và không quân đã giành được nhiều chức vụ quyền lực hơn, bao gồm cả vị trí tư lệnh của hai chiến khu. Điều này phản ánh sự gia tăng ưu tiên của PLA đối với hải quân và không quân.
Thật khó để đánh giá liệu cơ cấu mới của PLA có hiệu quả hơn trên chiến trường hay không. Trung Quốc đã không tham gia một cuộc chiến nào trong bốn thập niên. Những người lính Trung Quốc cuối cùng có kinh nghiệm về một cuộc xung đột quy mô lớn – cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 – sẽ sớm nghỉ hưu.
Nhưng có bằng chứng cho thấy PLA đang giỏi hơn về mặt hợp đồng tác chiến. Một số hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc bên ngoài biên giới, đáng chú ý là các hoạt động của máy bay ném bom quanh Đài Loan và trên Biển Đông, cho thấy sự phối hợp ngày càng tăng giữa các lực lượng không quân và hải quân.
Nhưng quân đội Trung Quốc có thể vẫn chưa sẵn sàng cho các cuộc chiến tranh phức tạp. Ở Mỹ, việc thăng hàm thường phụ thuộc vào khả năng của sĩ quan khi làm việc với các lực lượng khác. Các sĩ quan Trung Quốc lại thường dành toàn bộ sự nghiệp của mình làm việc trong một lực lượng duy nhất, trong cùng một khu vực địa lý và thậm chí chỉ làm một công việc duy nhất. Văn hóa chính trị cũng là một vấn đề khác. “Các cấu trúc mà Trung Quốc đang cố gắng mô phỏng dựa trên sự cởi mở, ủy quyền và hợp tác”, theo lời Đô đốc Scott Swift tại Đại học MIT, người mới nghỉ hưu năm ngoái với tư cách là Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Ông nói rằng chiến tranh hiện đại đòi hỏi phải ra quyết định phi tập trung vì chiến tranh mạng và điện tử có thể cắt đứt liên lạc giữa chỉ huy và các đơn vị. “Các quân đội được thành lập dựa trên các nguyên tắc dân chủ sẽ trở nên lão luyện hơn trong việc thích nghi với môi trường đó”, Đô đốc Swift cho biết. Ông Tập là một người độc đoán, cố gắng tập trung quyền kiểm soát. Người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào, không kiểm soát chặt chẽ PLA. Đó là bởi vì người tiền nhiệm của ông Hồ, Giang Trạch Dân, đã bổ nhiệm hai phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, một cơ quan quyền lực giám sát các lực lượng vũ trang. Họ nắm giữ chức vụ đó trong suốt nhiệm kỳ của ông Hồ, làm nản lòng mọi nỗ lực nhằm cải cách PLA, kiềm chế tham nhũng và kỷ luật kém.
Ông Tập quyết tâm không chịu chung số phận. Các cuộc thanh trừng chống tham nhũng của ông đã hạ bệ hơn 13.000 sĩ quan. Ông Tập đã giảm số thành viên quân ủy trung ương từ 11 xuống còn 7 người, loại bỏ một số chỉ huy lực lượng và bổ sung một sĩ quan chống tham nhũng. Cơ quan này cũng được trao quyền kiểm soát cả lực lượng bán quân sự Cảnh sát Vũ trang Nhân dân, lực lượng sau đó đã tiếp nhận quyền kiểm soát lực lượng Hải cảnh. Có thể thấy quá trình tái cấu trúc đã tạo ra sự bất bình nhất là đối với các sĩ quan cao cấp không hài lòng khi mất đi các đặc quyền. Những người lính bị loại ngũ đôi khi xuống đường để thể hiện sự bất bình. Ngoài ra, nó cũng đang bộ lộ nhiều trở ngại , trong đó lớn nhất là vấn đề con người, theo ông Phillip C. Saunders, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quân sự Mỹ thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ đã nói “hạn chế quan trọng nhất của PLA là phương diện con người, trang thiết bị vũ khí không gặp vấn đề quá lớn, phương diện tổ chức cũng không có trở ngại lớn nhưng các bạn đã có đội ngũ sĩ quan tham mưu đạt tiêu chuẩn chưa, có đội ngũ sĩ quan chỉ huy tác chiến liên hợp đạt tiêu chuẩn chưa? Tôi nhận thấy đây là điểm thiếu sót nhất của quân đội Trung Quốc”. Ông này lấy sĩ quan lục quân PLA làm ví dụ: Trước khi
trở thành một phó chỉ huy nòng cốt, các hoạt động chính của một sĩ quan lục quân bị giới hạn trong một chiến khu và đây là một phạm vi rất hạn chế. Bạn có thể hiểu rõ hoạt động của lục quân PLA nhưng bạn không nắm rõ tình hình của các quân chủng khác. Bạn không có tầm nhìn rộng hơn. Bạn không biết cách chỉ huy lực lượng tác chiến liên hợp. Tôi nghĩ đây là một hạn chế thực sự. Căn cứ theo mục tiêu quân sự mạnh mẽ của ông Tập là quân đội biết đánh trận và đánh phải thắng; thì tăng cường khả năng tác chiến liên hợp là trọng tâm của cải cách quân đội nhưng Trung Quốc hiện thiếu đội ngũ sĩ quan chỉ huy liên hợp là những tài năng quân sự.
PLA cũng có những điểm yếu trong lĩnh vực nguồn nhân lực bao gồm: Trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết sâu về kỹ thuật, những thiếu sót về sức khỏe tâm lý và thể chất, tham nhũng và tinh thần chiến đấu v.v…
Đặc biệt, đối với chiến tranh tương lai khi hải quân, không quân và thông tin hóa là lực lượng chính thì các binh sĩ PLA thiếu khả năng tích hợp các trang thiết bị tác chiến thế hệ mới để đưa vào tác chiến thực tế.
Tóm lại, để thực hiện được tham vọng biến PLA thành lực lượng quân đội “đẳng cấp thế giới” thì ông Tập Cận Bình còn nhiều việc phải làm, và trong khi PLA tăng cường đầu tư, hiện đại hóa thì các nước khác trong đó gồm cả những nước có nguy cơ bị Trung Quốc xâm chiếm cũng bổ sung ngân sách, hiện đại quân đội của họ, làm tăng nguy cơ chạy đua vũ trang.
http://biendong.net/bien-dong/29173-lieu-quan-doi-tq-co-tro-thanh-dang-cap-the-gioi.html
Sự chuyên nghiệp của Quân đội TQ đến đâu ?
Vũ khí hiện đại đã có song sự cồng kềnh và lạc hậu cộng thêm việc thiếu kinh nghiệm chiến đấu trong quân đội Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi.Học Mỹ để đấu Mỹ
Tờ Economist mới đây có bài viết đánh giá chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc đã tăng 83% trong khoảng thời gian 2009-2018, nhanh hơn rất nhiều so với các cường quốc khác. Đây là một phần trong kế hoạch xây dựng một quân đội “đẳng cấp thế giới” của Trung Quốc trong vòng hơn một thập kỷ tới.
Sau khi Mỹ thể hiện sức mạnh trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, Trung Quốc đã tập trung nâng cao khả năng chiến đấu của PLA trong “các cuộc chiến tranh cục bộ với công nghệ cao”, trong đó lực lượng không quân và hải quân quan trọng không kém các lực lượng trên bộ.
Trung Quốc quyết định rằng việc giành chiến thắng trong các cuộc chiến như thế đòi hỏi sự thay đổi về cấu trúc của lực lượng vũ trang Trung Quốc. Trong 3 năm qua, Tập Cận Bình đã làm được nhiều việc hơn so với bất kỳ nhà lãnh đạo nào của Trung Quốc kể từ thời Đặng Tiểu Bình nhằm cải cách PLA.
Bên cạnh việc phát triển các loại vũ khí mới, quân đội Trung Quốc hướng tới tăng cường năng lực “hiệp đồng”. Theo Economist, đây là thuật ngữ vay mượn từ phương Tây, đề cập đến khả năng các lực lượng khác nhau, như lục quân, hải quân và không quân, có thể hợp tác trên chiến trường một cách nhanh chóng và liên tục.
Theo đó, hình mẫu của Trung Quốc chính là Mỹ, quốc gia đã chia thế giới thành các bộ tư lệnh tác chiến. Các lực lượng không còn tranh cãi với nhau mà thay vào đó tất cả các binh sĩ, thủy thủ và phi công trong một khu vực nhất định, như vùng Vịnh hoặc Thái Bình Dương, sẽ nhận lệnh từ một sĩ quan duy nhất.
Trước đây, Trung Quốc có 7 quân khu. Chỉ huy lực lượng lục quân và hải quân báo cáo lên cơ quan đầu não theo ngành dọc mà hầu như không có sự phối hợp với nhau. Tháng 2/2016, Trung Quốc đã chia lại 7 quân khu thành 5 vùng tác chiến, mỗi vùng tác chiến nằm dưới sự chỉ đạo của một người duy nhất.
Quan doi Trung Quoc van o ‘ao lang’?
Máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Ví dụ, Vùng tác chiến phía Đông có trụ sở tại Nam Kinh sẽ lo đối phó với Đài Loan và Nhật Bản; Vùng tác chiến phía Tây, trụ sở chính ở Thành Đô, sẽ đối phó với Ấn Độ; Vùng tác chiến phía Nam tại Quảng Châu sẽ phụ trách hướng Biển Đông.
Ngoài ra, 2 bộ tư lệnh khác được thành lập vào năm 2015 cũng nhắm mục tiêu vào 2 điểm yếu khác nhau của Mỹ. Các lực lượng Mỹ phụ thuộc vào thông tin liên lạc thông qua các vệ tinh, mạng máy tính và các kênh công nghệ cao khác. Vì vậy, Trung Quốc đã thành lập Lực lượng hỗ trợ chiến lược để nhắm vào các hệ thống này.
Một trong 2 bộ tư lệnh kể trên của Mỹ chỉ đạo chiến tranh không gian, chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử và chiến tranh tâm lý.
Sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á cũng phụ thuộc vào mạng lưới căn cứ và tàu sân bay. Trung Quốc nhắm đến những mục tiêu này bằng cách thiết lập một lực lượng mới được gọi là Lực lượng tên lửa của PLA, bản nâng cấp của Lực lượng pháo binh số 2.
Những yếu kém không thể bù đắp
Trong quá trình hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc đã cắt giảm đáng kể lực lượng thường trực. Kể từ năm 2015, PLA đã cắt giảm 300.000 người, hầu hết trong số đó là lực lượng trên bộ, làm cho số sĩ quan chính thức của lực lượng lục quân giảm đi 1/3 và giảm từ 70% tổng lực lượng của PLA xuống còn chưa đến một nửa.
Ngược lại, lực lượng lính thủy đánh bộ lại tăng gấp ba về quy mô. Các sĩ quan hải quân và không quân đã giành được nhiều vị trí cao hơn, trong đó có vị trí lãnh đạo của 2 vùng tác chiến. Điều này cho thấy PLA đang ưu tiên các vùng biển và vùng trời trên biển.
Vũ khí hiện đại đã có song sự cồng kềnh và lạc hậu trong quân đội Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Trong Chiến tranh Lạnh, PLA phát triển theo hướng chống lại Liên Xô và Mỹ trong các cuộc chiến tranh quy mô lớn trên lãnh thổ Trung Quốc. Lực lượng bộ binh đông đảo sẽ nghiền nát kẻ thù trong các trận chiến truyền thống.
Quan doi Trung Quoc van o ‘ao lang’?
Mặc dù đã cắt giảm, PLA vẫn là một đội quân “khổng lồ”
Sau khi cắt giảm lực lượng, quân đội Trung Quốc vẫn còn tới trên 2 triệu quân. Cho tới nay, việc kết hợp những loại vũ khí “viễn tưởng” với một lực lượng lỗi thời tiếp tục là một thách thức đối với quân đội Trung Quốc.
Bên cạnh đó, việc cải cách chưa hẳn đã giúp quân đội Trung Quốc trở nên “thiện chiến” hơn. Lý do lớn nhất là thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế bởi trong 4 thập kỷ qua, PLA đã không tham chiến.
Trung Quốc đang cố gắng “lấp chỗ trống” này bằng cách tăng cường khả năng tác chiến hiệp đồng, trong đó có các hoạt động thử nghiệm bên ngoài biên giới như những chuyến bay của máy bay ném bom nhằm nâng cao năng lực phối hợp giữa lực lượng không quân và hải quân.
Tuy nhiên, Economist cho rằng quân đội Trung Quốc có thể vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến phức tạp. Ở Mỹ, sự thăng tiến phụ thuộc vào khả năng của các sĩ quan trong việc phối hợp công tác với các lực lượng khác. Các sĩ quan Trung Quốc thường dành cả đời làm việc trong một lực lượng, một khu vực và thậm chí là làm cùng một công việc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29160-su-chuyen-nghiep-cua-quan-doi-tq-den-dau.html
Chưa tới nơi được giao nhiệm vụ do thám,
tàu TQ bị lộ
Australia theo dõi sát động thái của tàu Trung Quốc vì nghi nó được phái đến để do thám cuộc tập trận chung của nước này và Mỹ.ABC News hôm 7/7 dẫn nguồn tin quân sự cho biết giới chức Canberra đang hết sức để tâm tới tàu do thám thuộc lớp Type 815G Đông Điều của hải quân Trung Quốc.
Tối 7/7, con tàu này xuất hiện ở khu vực ngoài khơi phía Bắc Papua New Guinea và được cho là đang hướng về Australia để do thám cuộc tập trận Talisman Saber ngoài khơi bờ biển Queensland, miền đông Australia. Talisman Saber là cuộc diễn tập chung giữa quân đội Australia và Mỹ, diễn ra 2 năm một lần.
“Chúng tôi đang theo dõi nó. Chúng tôi chưa biết đích đến của nó là gì nhưng chúng tôi cho rằng sẽ tới bờ biển phía Đông Queensland và chúng tôi sẽ có các biện pháp ứng phó với hành động đó”, Phó Tư lệnh Tác chiến Liên quân Australia, Thiếu tướng Gregory Bilton cho hay.
Tuy nhiên, ông Bilton không nêu rõ biện pháp ứng phó đó là gì.
2 tàu chiến Nhật Bản là tàu sân bay trực thăng JS Ise và tàu vận tải đổ bộ JS Kunisaki sẽ tham gia vào Talisman Saber. Trung Quốc được cho là đang muốn tìm hiểu cách 2 tàu này phối hợp với các lực lượng của Mỹ và Australia.
Bộ Quốc phòng Ausstralia trong tuyên bố mới đây cho biết hải trình di chuyển đã được tính đến trong kế hoạch của họ.
Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra bình luận trước thông tin này.
Hồi tháng 2, Chuẩn tướng Richard Owen, tư lệnh nhóm chuyên trách dẫn đầu các tàu Hải quân Hoàng gia Australia thăm Việt Nam cho biết 2 tàu của Hải quân nước này bị tàu Trung Quôc bám đuôi 2 lần trên biển Đông khi tới thăm cảng Cam Ranh và trên đường về.
Trong một trường hợp khác, một phi công trực thăng Hải quân Hoàng gia Australia được cho là bị tấn công bằng tia laser trong khi thực hiện nhiệm vụ bay đêm trên biển Đông. Tuy nhiên, không rõ thủ phạm đứng sau vụ việc.
http://biendong.net/bi-n-nong/29165-chua-toi-noi-duoc-giao-nhiem-vu-do-tham-tau-tq-bi-lo.html
Phó Chủ tịch Trung Quốc:
Thế giới ‘không thể tách khỏi’ Bắc Kinh
Hôm 8/7, Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn nói rằng Trung Quốc và phần còn lại của thế giới “phải cùng tồn tại.”Reuters nhận định rằng phát biểu của ông Vương gián tiếp nhắm vào Mỹ, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách giải quyết cuộc thương chiến căng thẳng với Hoa Kỳ.
“Sự phát triển của Trung Quốc sẽ không thể tách khỏi thế giới. Sự phát triển của thế giới cũng sẽ không thể tách khỏi Trung Quốc,” ông Vương Kỳ Sơn phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới ở ĐH Thanh Hoa ở thủ đô Bắc Kinh, theo Reuters.
“Các nước lớn phải đảm nhận trách nhiệm của mình và làm gương, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và ổn định toàn cầu, và mở rộng con đường phát triển chung,” ông Vương nói thêm.
Trang South China Morning Post trích lời ông Vương Kỳ Sơn nói rằng Bắc Kinh nên tiếp tục cam kết với tiến trình toàn cầu hóa kinh tế bất chấp những thách thức từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.
Ông Vương cũng cảnh báo về “chủ nghĩa bảo hộ dưới danh nghĩa an ninh quốc gia”, dù không trực tiếp nhắc đến Mỹ, và kêu gọi các cường quốc đóng góp nhiều hơn vào hòa bình, ổn định thế giới.
Cũng tại diễn đàn này, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành nói rằng Hoa Kỳ không nên đổ lỗi cho Trung Quốc về những vấn đề mà Washington đang gặp phải.
“Xem Trung Quốc là kẻ thù không phải là một hành động hợp lý,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích lời ông Lạc nói.
Ông Lạc nói thêm rằng Trung Quốc sẽ không dựng lên “những bức tường cao” hay “tự tách khỏi bất kỳ quốc gia nào.”
https://www.voatiengviet.com/a/pho-chu-tich-trung-quoc-the-gioi-khong-the-tach-khoi-bac-kinh/4990940.html
Tại sao Philippines
chưa khởi tố thuyền viên tàu TQ?
Phát ngôn viên Phủ tổng thống Philippines vừa giải thích lý do chính phủ nước này chưa khởi tố các thuyền viên của tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Gem-Ver 1 ở Biển Đông tối 9.6, dù một bản báo cáo kết quả điều tra đã được rò rỉ ra truyền thông.Hôm 6.7, tờ Philippine Daily Inquirer trích bản sao báo cáo kết quả điều tra, do Lực lượng tuần duyên Philippines và Cơ quan hàng hải nước này cùng tiến hành, cho hay tàu Trung Quốc không chủ động thực hiện các biện pháp tránh va chạm trong vụ đâm tàu Gem-Ver 1 và không hỗ trợ 22 ngư dân lúc tàu chìm.
Kết quả điều tra phân loại vụ chìm tàu Gem-Ver 1 là “sự cố hàng hải rất nghiêm trọng”, nhưng không kết luận liệu đó có phải là do tàu Trung Quốc cố tình hay không.
Phát ngôn viên Phủ tổng thống Salvador Panelo hôm 7.7 nói rằng Manila cần được xem báo cáo điều tra của phía Trung Quốc trước khi tiến hành khởi tố dân sự hoặc hình sự đối với chủ và các thuyền viên tàu Trung Quốc.
“Chúng tôi cũng phải kiểm tra những phát hiện từ phía Trung Quốc vì nếu họ thừa nhận các thuyền viên có lỗi, họ phải chịu trách nhiệm”, ông Panelo cho hay. Ông còn nói rằng Manila cần biết rõ lập trường của Trung Quốc về vụ việc trước khi có hành động kế tiếp, theo Philippine Daily Inquirer.
Cũng theo phát ngôn viên Panelo, chủ tàu cá Trung Quốc có thể bị kiện dân sự vì đã gây thiệt hại cho tàu Gem-Ver 1 trong khi các thuyền viên tàu Trung Quốc có thể bị khởi tố về một số cáo buộc hình sự như khinh suất gây ra tổn thất.
“Vấn đề là chúng tôi không biết phải kiện ai. Chúng tôi phải xác định danh tính của thuyền trưởng và các thuyền viên [Trung Quốc]”, ông Panelo cho hay.
Bản sao báo cáo kết quả điều tra của Philippines chỉ đề cập một “tàu cá Trung Quốc không xác định”, chứ không phải tàu Yuemaobinyu 42212 như Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila tuyên bố trước đó. Nhóm điều tra cũng không khẳng định đó là tàu cá thông thường hay tàu dân quân biển của Trung Quốc.
Cục Ngư nghiệp và nguồn lợi thủy sản Philippines vừa đề nghị Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ thu thập thông tin về tàu Trung Quốc, như tên, địa chỉ của chủ tàu và các thuyền viên.
Hôm 7.7, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. không xác nhận tính xác thực của bản sao báo cáo điều tra vụ chìm tàu Gem-Ver 1. Nhà ngoại giao Philippines chỉ gọi đó là “báo cáo nghi bị rò rỉ” và không mang tính chính thức cho đến khi ông có thể đối chiếu với bản sao được cung cấp từ Bộ Giao thông vận tải.
Kết quả điều tra đã được trình cho Phủ Tổng thống Philippines hôm 20.6, nhưng cho đến nay Manila vẫn chưa chính thức công bố.
Trước đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói vụ đâm tàu Gem-Ver 1 là “tai nạn nhỏ’, đề nghị tiến hành cuộc điều tra chung với Trung Quốc cùng một bên thứ ba độc lập. Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ sự tham gia của bên thứ ba.
Hôm 1.7, phát ngôn viên Panelo nói rõ phía Trung Quốc muốn hai bên tiếp tục tiến hành cuộc điều tra riêng rồi mỗi bên tự lập “nhóm chuyên trách”. Hai nhóm này sẽ “gặp nhau” để đối chiếu kết quả điều tra và “giải quyết tất cả vấn đề được nêu ra”, theo trang tin The Rappler dẫn lời ông Panelo.
http://biendong.net/bi-n-nong/29167-tai-sao-philippines-chua-khoi-to-thuyen-vien-tau-tq.html
Vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cá Philippines:
‘Cả hai cùng sai’
Điều tra từ Philippines cho rằng, cả tàu cá Trung Quốc và tàu cá Philippines đều cùng mắc lỗi, không rõ tàu Trung Quốc cố ý hay không.Lực lượng Cảnh sát biển và Cơ quan Hàng hải Philippines hôm 6/7 công bố báo cáo điều tra vụ tàu cá Gemvir-1 của nước này bị đâm ở bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đêm 9/6, theo The Straits Times.
Theo bản báo cáo dài 14 trang được gửi tới Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines rồi bỏ rơi 22 ngư dân, cơ quan chức năng Philippines xác định cả hai tàu cá Trung Quốc và tàu cá Philippines đều có lỗi.
Tàu tàu vỏ thép Yuemaobinyu 42212 đến từ tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc đã không chủ động thực hiện các biện pháp tránh va chạm trước khi đâm vào tàu cá Philippines, đồng thời “không hỗ trợ tàu gặp nạn”.
Còn tàu gỗ FB Gimver 1 của Philippines cũng có những thiếu sót khi không có biện pháp cảnh giới phù hợp và chở số người vượt quá quy định. Theo báo cáo, 22 thành viên thủy thủ đoàn tàu Gemvir-1 chưa được đào tạo bài bản trước khi ra khơi đánh bắt cá.
Tàu FB Gimver 1 được trang bị hai đèn chiếu sáng, bao gồm một đèn nháy màu trắng ở phần đuôi và tầm nhìn lúc xảy ra vụ va chạm không bị che khuất.
“Thời tiết đẹp, bầu trời quang đãng, có ánh trăng và biển lặng” – báo cáo viết rõ.
Các nội dung được báo cáo chỉ đề cập tàu Trung Quốc có thể nhìn thấy tàu FB Gimver 1 để tránh né nhưng thủy thủ đoàn Trung Quốc đã không làm như vậy.
Đáng chú ý là kết quả điều tra phân loại vụ chìm tàu Gem-Ver 1 là “sự cố hàng hải rất nghiêm trọng”, nhưng không kết luận liệu đó có phải là do tàu Trung Quốc cố tình hay không.
Báo cáo cũng chỉ đề cập một “tàu cá Trung Quốc không xác định”, chứ không xác định rõ tàu Yuemaobinyu 42212 như Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila tuyên bố trước đó. Nhóm điều tra cũng không khẳng định đó là tàu cá thông thường hay tàu dân quân biển của Trung Quốc.
Vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cá Philippines xảy ra vào đêm 9/6, khi tàu gỗ FB Gimver 1 khi nó thả neo gần bãi Cỏ Rong.
Lúc tàu FB Gimver 1 bị chìm, tàu Yuemaobinyu 42212 được nhìn thấy dừng lại, sau đó di chuyển cách khoảng 50 m. Tuy nhiên, thay vì giải cứu 22 ngư dân Philippines trên tàu FB Gimver 1, nó lại bỏ đi. Số ngư dân này đã được một tàu cá của Việt Nam đưa lên khoang và bàn giao cho Hải quân Philippines.
Jay Batongbacal, Hiệu trưởng trường đại học Hàng hải và Luật biển Philippines, nhận định đây là kết quả điều tra công bằng với cả hai phía và được tiến hành dựa trên những dữ liệu thực tế. Ông Jay cho biết cuộc điều tra chỉ tập trung vào vấn đề an toàn hàng hải trong vụ tai nạn.
Tổng thống Duterte trước đó cho rằng đây chỉ là một vụ tai nạn hàng hải bình thường, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana lên án hành động bỏ rơi ngư dân của tàu Trung Quốc. Ông Lorenzana cũng gửi lời cảm ơn thuyền trưởng và thủy thủ đoàn Việt Nam vì đã cứu mạng 22 ngư dân Philippines.
Hôm 1/7, phát ngôn viên Phủ tổng thống Philippines Salvador Panelo nói rõ phía Trung Quốc muốn hai bên tiếp tục tiến hành cuộc điều tra riêng rồi mỗi bên tự lập “nhóm chuyên trách”. Hai nhóm này sẽ “gặp nhau” để đối chiếu kết quả điều tra và “giải quyết tất cả vấn đề được nêu ra”, theo trang tin The Rappler dẫn lời ông Panelo.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila trước đó thừa nhận tàu Yuemaobinyu 42212 của nước này đã đâm tàu cá Gemvir-1 chở 22 thuyền viên của Philippines vào đêm 9/6. Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng tàu Yuemaobinyu 42212 vô tình gây ra tai nạn khi bị một nhóm tàu Philippines bao vây và không cố ý bỏ rơi ngư dân Philippines trên biển.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong cuộc họp báo hôm 20/6 đề xuất phương án Bắc Kinh và Manila cùng mở cuộc điều tra chung về vụ đâm tàu để “trao đổi các bằng chứng và xử lý phù hợp vấn đề thông qua tham vấn hữu nghị”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29162-vu-tau-trung-quoc-dam-tau-ca-philippines-ca-hai-cung-sai.html
Hàng loạt nghị sỹ Philippines lên án mạnh mẽ
báo cáo điều tra vụ tàu cá bị tàu TQ đâm chìm
Nhiều nghị sỹ đảng đối lập chỉ trích báo cáo mới đây của Philippines về vụ tàu cá bị đâm chìm ở Biển Đông, khẳng định chính quyền đang cố hạ thấp vụ việc.“Chính phủ nên đệ trình vụ kiện chống lại tàu Trung Quốc gây ra vụ đâm chìm tàu cá Philippines Gem-Ver 1 và sau đó bỏ rơi 22 thuyền viên trên biển”, Thượng nghị sĩ Sherwin Gatchalian đưa ra bình luận không lâu sau khi giới chức Philippines công bố báo cáo điều tra vụ tai nạn trên bãi Cỏ Rong hôm 9/6.
“Thực tế rất rõ ràng là họ bị bỏ lại ở đó và gần như đã chết. Họ không hề nhận được sự giúp đỡ nào từ người đâm mình. Nói cách khác, chúng ta phải tìm kiếm công lý cho ngư dân của mình”, ông Gatchalian nhấn mạnh.
Cũng theo vị Thượng nghị sỹ, vụ việc có thể được đệ trình lên tòa án Philippines vì tính nghiêm trọng của nó.
Theo kết quả điều tra của Lực lượng tuần duyên và Cơ quan hàng hải Philippines, tàu Trung Quốc không được nêu tên mà chỉ được đề cập là “một tàu cá không xác định” không chủ động thực hiện các biện pháp tránh va chạm với tàu cá Philippines.
Các nhà điều tra nêu rõ tàu Trung Quốc ban đầu rời đi sau cú va đâm nhưng bất chợt dừng lại rồi quay ngược về nơi vừa xảy ra va chạm khoảng 50 m. Điều này cho thấy thủy thủ đoàn Trung Quốc nhận thức được việc ngư dân Philippines gặp nạn.
“Nhưng thay vì giải cứu các nạn nhân của mình, tàu Trung Quốc tắt đèn và di chuyển tiếp. Các thủy thủ Philippines được một tàu cá Việt Nam giải cứu nhiều giờ sau đó”, báo cáo có đoạn.
Các nhà điều tra khẳng định, hành động không cung cấp hỗ trợ cho người gặp nạn trên biển này của tàu Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS).
Theo báo cáo, vào thời điểm xảy ra vụ va đâm, bầu trời đầy sao, tầm nhìn rõ ràng và biển lặng.
Ông Gatchalian kêu gọi chính chính phủ mạnh tay để ngăn chặn các vụ việc tương tự lặp lại bằng cách yêu cầu các bên liên quan đứng ra chịu trách nhiệm.
“Nếu họ thấy chính quyền yếu kém trong việc đưa ra phán ứng, nếu chúng ta không khởi kiện và truy đuổi trách nhiệm của những người đã đâm ngư dân của chúng ta, vụ việc sẽ được gạt sang một bên và có nguy cơ lặp lai”, ông cảnh báo.
Trong khi đó, 2 nghị sỹ Carlos Zarate và Eufemia Cullamat thuộc đảng Bayan Muna nói rằng cuộc điều tra vụ tai nạn cho thấy chính quyền đang muốn hạ thấp vụ việc.
“Báo cáo nói rõ ràng rằng tàu Trung Quốc đâm vào tàu Gem-Ver khi biển lặng và không có chướng ngại, thủy thủ đoàn của họ bỏ rơi ngư dân của chúng ta. Nhưng thay vì lên án và bắt họ phải chịu trách nhiệm, Duterte và các quan chức của ông ta hành động như thể họ là bị cáo của Trung Quốc vậy”, ông Zarate nói.
Báo cáo không nói rõ tàu Trung Quốc có cố tình đâm Gem-Ver 1 hay không, chỉ cho biết một phần đuôi của Gem-Ver 1 bị phá hủy khiến nước tràn vào bên trong thân làm chìm tàu.
Thượng nghị sĩ Panfilo Lacson đặt nghi vấn liệu những người điều tra có kiểm tra về thiệt hại của con tàu để xác minh vụ đâm là cố ý hay vô ý hay không.
“Nếu không, điều đó giải thích tại sao báo cáo không đưa ra kết luận về vấn đề này trong khi nó là một khía cạnh quan trọng của cuộc điều tra”, ông Lacson cho hay.
Theo bản báo cáo được công bố hôm 6/7, vào thời điểm xảy ra tai nạn, tàu cá Philippines chở quá số người quy định, 22 thuyền viên cũng chưa được đào tạo bài bản trước khi ra khơi. F / B Gemver có những thiếu sót nhất định, trong đó có việc thiếu quan sát và chú ý khi neo đậu tàu.
“Thủy thủ đoàn không tuân thủ một số quy định về hàng hải và đánh bắt cá. Thuyền trưởng không chỉ định một người trông coi để báo hiệu về các nguy hiểm mà con tàu phải đối mặt”, Global Nation dẫn một đoạn trong báo cáo nêu rõ.
Ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Hàng hải và Luật Biển tại Đại học Philippines nói ông không đồng ý với kết luận này vì khẳng định “nó vẽ ra một bức tranh xấu xí về ngư dân Philippines”.
http://biendong.net/bi-n-nong/29164-hang-loat-nghi-sy-philippines-len-an-manh-me-bao-cao-dieu-tra-vu-tau-ca-bi-tau-tq-dam-chim.html
Ấn Độ điều tra thép nhập khẩu từ Việt Nam
Tổng vụ Phòng vệ thương mại (DGTR) thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ vào ngày 3 tháng 7 đã mở cuộc điều tra đối với sản phẩm thép cuộn không gỉ cán phẳng có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.Tin tức của Phòng thương mại & công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, việc điều tra của DGTR xuất phát từ việc khiếu kiện của Hiệp hội sản xuất thép không gỉ và một số công ty sản xuất của Ấn Độ đối với mặt hàng thép cuộn không gỉ cán phẳng mang mã HS: 7219 và 7220. Theo đó, Hiệp hội Sản xuất thép Ấn Độ cho rằng sản phẩm thép nhập khẩu đã nhận được các khoản thuế ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu nên đã gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ.
Việc điều tra sẽ xem xét thép nhập vào Ấn Độ trong 12 tháng từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019.
Theo Vietnamnet, Cục phòng vệ Thương mại Việt Nam đã yêu cầu các công ty sản xuất thép trong nước cung cấp các thông tin liên quan đến vụ việc này gửi đến DGTR trong vòng 40 ngày kể từ 3 tháng 7. Nếu trong thời hạn qui định, DGTR không nhận được thông tin bổ sung từ phía Việt Nam, DGTR sẽ sử dụng các dữ liệu bất lợi có sẵn để tính mức thuế chống trợ cấp.
14 quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng nằm trong diện điều tra này gồm Trung Quốc, Nam Hàn, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Mỹ, Thái Lan, Nam Phi, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hong Kong. Singapore, Mexico và Malaysia.
Đây là lần thứ 3 trong năm nay, sản phẩm thép Việt Nam bị cáo buộc bán phá giá. Vụ việc gần đây nhất là vào ngày 3 tháng 7, Hoa Kỳ đã nâng mức thuế lên đến hơn 450% đối với mặt hàng thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.
Trong tháng 5/2018. Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đã đánh thuế chống bán phá giá 200% và thuế chống trợ cấp gần 260% lên sản phẩm thép cán nguội sản xuất ở Việt Nam nhưng sử dụng vật liệu từ Trung Quốc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/India-opens-investigation-into-steel-imports-from-Vietnam-07082019084836.html
Úc theo dõi
tàu chiến TQ thám thính cuộc tập trận chung với Mỹ
Hôm 8/7, các quan chức quốc phòng Úc cho biết đang theo dõi một tàu trinh sát của Trung Quốc, mà họ cho là sẽ hiện diện ngay bên ngoài lãnh hải của quốc gia nằm ở Châu Đại Dương này, để do thám các cuộc tập trận quân sự chung Úc – Hoa Kỳ, theo Reuters.Hãng tin của Anh cho biết, có khoảng 25.000 binh sĩ Úc và Hoa Kỳ cùng các tàu chiến có trang bị máy bay chiến đấu sẽ tham gia cuộc tập trận mang tên Talisman Saber vào tháng tới.
Trung tướng Greg Bilton, chỉ huy các hoạt động chung của Lực lượng Quốc phòng Úc, cho biết, tàu trinh sát của Trung Quốc có lẽ đã tiến đến bờ biển phía đông bắc của Úc để trực tiếp theo dõi cuộc tập trận quân sự Mỹ – Úc, diễn ra hai lần một năm.
“Chúng tôi đang theo dõi con tàu này. Chúng tôi chưa biết đích đến của nó nhưng chúng tôi cho rằng nó sẽ đến bờ biển phía đông Queensland và chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp,” ông Bilton nói với các phóng viên ở Brisbane, thủ phủ bang Queensland.
Trang The Australian trích lời ông Peter Jennings, Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Úc, cho biết, Trung Quốc đang thực hiện một hành vi mà “Liên Xô từng áp dụng trong Chiến tranh Lạnh.”
“Đây không phải là hành vi của một quốc gia coi mình là đối tác tự nhiên của Úc hay Mỹ, mà hành vi này cho chúng ta thấy đó là một phần của cách tiếp cận có hệ thống nhằm cố gắng gia tăng lợi thế quân đội của họ,” Tiến sĩ Jennings nói.
Tin về tàu trinh sát Trung Quốc tiếp cận Australia xuất hiện sau khi ba tàu Trung Quốc tới thành phố Sydney mà không báo trước vào tháng Sáu, ngay trước ngày kỷ niệm 30 năm xảy ra cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn.
Reuters nhận định, hải quân Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua trong khi Bắc Kinh tìm cách mở rộng sức mạnh ảnh hưởng, và giờ đây họ có một trong những lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới.
https://www.voatiengviet.com/a/uc-theo-doi-tau-chien-tq-tham-thinh-cuoc-tap-tran-chung-voi-my/4990828.html
Nepal hủy lễ mừng sinh nhật Đạt Lai Lạt Ma
do áp lực của Trung Quốc
Thụy MyLễ mừng sinh nhật 84 tuổi của Đạt Lai Lạt Ma tại Nepal đã bị chính quyền nước này hủy bỏ, dưới sức ép của Trung Quốc. Một nguồn tin chính thức từ Katmandou hôm qua 07/07/2019 cho AFP biết như trên.
Ông Krishna Bahadur Katuwal, một quan chức Nepal nói với hãng tin Pháp: « Chính quyền không cho phép vì có thể ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh. Cũng có thể là không có chuyện gì xảy ra, nhưng chúng tôi phải thận trọng trước khả năng diễn ra những hành động không hay, thậm chí là tự thiêu ».
Cảnh sát được tăng cường đông đảo hôm thứ Bảy tại các khu vực người Tây Tạng sinh sống, nhất là tại một tu viện nơi dự kiến tổ chức lễ sinh nhật.
Một thành viên trong ban tổ chức cho biết : « Đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, nhưng rốt cuộc lại không được phép tổ chức. Chính quyền ngày càng tỏ ra cứng rắn với chúng tôi ». Cuối cùng lễ mừng sinh nhật nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng chỉ diễn ra trong vòng thân mật.
Việc hủy bỏ lễ sinh nhật Đạt Lai Lạt Ma là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đối với Nepal, nơi lâu nay cộng đồng 20.000 người Tây Tạng vẫn sống bình an. Dưới áp lực của Bắc Kinh, chính quyền cộng sản Katmandou gần đây đã tỏ ra khắt khe hơn với cộng đồng lưu vong này, hầu hết trong số họ đã chạy trốn khỏi Tây Tạng sau vụ nổi dậy ngày 10/03/1959.
Trung Quốc năm ngoái đã đầu tư 60 triệu đô la vào cơ sở hạ tầng của nước láng giềng nghèo khó Nepal, gồm thủy điện, đường sá…Tháng 5/2017, Nepal tham gia dự án « Một vành đai, một con đường » đầy tham vọng của Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190708-nepal-huy-le-mung-sinh-nhat-dat-lai-lat-ma-do-ap-luc-cua-trung-quoc
0 comments