Tin khắp nơi – 1806/2019
Tuesday, June 18, 2019
7:21:00 PM
//
- TinThế giới
,
Slider
Hoa Kỳ gửi thêm quân tới Trung Đông
trong căng thẳng với Iran
Hoa Kỳ sẽ gửi thêm 1.000 lính tới Trung Đông trong khi căng thẳng với Iran gia tăng.Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan cho biết việc triển khai quân là để đáp trả những gì ông mô tả là “hành vi thù địch” của lực lượng Iran.
Hải quân Hoa Kỳ cũng chia sẽ những hình ảnh mới mà họ nói rằng Iran có liên quan đến cuộc tấn công vào hai tàu chở dầu trên Vịnh Oman hồi tuần trước.
Căng thẳng Iran – Mỹ có vượt quá kiểm soát?
Mỹ cáo buộc Iran tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Oman
Nghi vấn quanh vụ tàu dầu Việt Tín 01 tới Bắc Hàn
Washinton cáo buộc Iran gây ra các lỗ hổng trên tàu bằng mìn. Iran phủ nhận các cáo buộc này.
Căng thẳng gia tăng hôm 17/06 khi Iran cho biết kho dự trữ uranium làm giàu thấp của nước này vào tuần tới sẽ vượt quá mức quy định được đặt ra theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Iran gần đây đẩy mạnh sản xuất để đáp trả các biện pháp trừng phạt thắt chặt của Hoa Kỳ.
Thỏa thuận năm 2015, mà Mỹ đã rút khỏi, kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Trong khi đó, tối ngày 17/06, ba quả rocket đã bắn trúng một căn cứ quân sự là nơi lưu trú của quân đội Mỹ ở phía bắc Baghdad, quân đội Iraq cho biết. Không có báo cáo về thương vong.
Không có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Chúng ta biết gì về việc gửi thêm quân?
Việc triển khai quân đội Hoa Kỳ đến Trung Đông đã được ông Shanahan công bố vào cuối ngày 17/06.
Trump: Chiến tranh sẽ “kết thúc Iran”
Tàu chở dầu ‘có nguy cơ nổ’ ở biển Hoa Đông
Trong tuyên bố, ông nói rằng: “Hoa Kỳ không tìm kiếm xung đột với Iran” nhưng hành động này nhằm “đảm bảo an toàn và lợi ích của quân nhân của chúng tôi làm việc trong khu vực để bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi”.
“Các cuộc tấn công gần đây của Iran đã xác thực thông tin tình báo đúng đắn, đáng tin cậy mà chúng tôi nhận được về hành vi thù địch của các lực lượng Iran và các nhóm ủy thác của họ đã đe dọa nhân viên và lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực.”
Ông cho biết quân đội sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và có điều chỉnh về mức độ quân đội cho phù hợp.
Không có chi tiết nào được đưa ra về địa điểm chính xác lực lượng bổ sung Hoa Kỳ được đưa tới.
Thông báo tăng quân số hôm 17/06 là đỉnh điểm 1.500 quân điều động thêm mà Tổng thống Donald Trump tuyên bố hồi tháng trước.
Ngoại trưởng Mike Pompeo nói hôm 16/06 rằng Hoa Kỳ không muốn chiến tranh với Iran, nhưng vẫn đang “cân nhắc một loạt các lựa chọn”.
Ông sẽ gặp chỉ huy quân đội Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về Trung Đông tại Bộ Tư lệnh Trung tâm ở Florida vào ngày 18/06.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48675373
Mỹ tố cáo Iran ‘tống tiền hạt nhân’
khi nước này dự trù phá vỡ giới hạn uranium
Ngày thứ Hai 17/6, Iran loan báo sẽ sớm phá vỡ hạn chế về số lượng uranium tinh chế nước này có thể dự trữ theo thỏa thuận quốc tế năm 2015, trong một điểm tranh chấp mới với Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ cáo buộc Tehran là “tống tiền hạt nhân’.”Căng thẳng giữa Iran và Mỹ tăng cao hơn một năm sau khi Tổng thống Donald Trump loan báo Washington rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân. Lo ngại đối đầu tăng cao vào tuần trước sau khi các tàu chở dầu bị tấn công tại vùng Vịnh.
Thỏa thuận mà Iran và các nước ký kết khác vẫn tuân thủ sau quyết định của ông Trump giới hạn kho dự trữ chất uranium tinh chế thấp ở mức 300 kilôgram uranium tinh chế 3,67%.
Tuy nhiên phát ngôn viên Cơ quan Nguyên tử năng Iran Behrouz Kamalvandi ngày thứ Hai 17/6 nói “Chúng tôi đã tăng gấp bốn tỉ lệ tinh chế uranium và ngay cả mới đây tăng thêm nữa để trong 10 ngày sẽ vượt qua mức hạn chề 300 kilô.
“Dự trữ của Iran tăng mỗi ngày ở một tỉ lệ nhanh chóng hơn” ông nói với truyền hình nhà nước. Ông nói thêm động thái này sẽ đảo ngược một khi các đối tác khác hoàn thành những cam kết của họ.
Việc này phá hoại thêm thỏa thuận hạt nhân được Nga, Anh, Đức, Trung Quốc và Liên hiệp Châu Âu ký, nhưng Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói thỏa thuận tan vỡ sẽ không có lợi cho vùng này hay thế giới.
Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc nói kế hoạch của Iran đã trở thành “tống tiền hạt nhân” và phải được đáp ứng lại bằng cách gia tăng áp lực quốc tế.
Thỏa thuận hạt nhân nhằm chặn đứng việc Iran chế tạo vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng các chế tài quốc tế.
Anh cho biết nếu Iran phá vở các hạn ché đã thỏa thuận, London sẽ cứu xét “tất cả các giải pháp.”
Israel, đối thủ không đội trời chung của Iran thúc đẩy các cường quốc thế giới tăng cường các chế tài đối với Tehran ngay lập tức nếu Iran vượt quá giới hạn uranium tinh chế.
Tuy nhiên người đứng đầu chính sách ngoại giao của Liên hiệp Châu Âu, bà Federica Mogherini nói EU chỉ sẽ phản ứng nếu bất cứ sự phá vỡ thỏa thuận nào được Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế chính thức xác nhận.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-iran-t%E1%BB%91ng-ti%E1%BB%81n-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-khi-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-n%C3%A0y-d%E1%BB%B1-tr%C3%B9-ph%C3%A1-v%E1%BB%A1-gi%E1%BB%9Bi-h%E1%BA%A1n-uranium-/4962812.html
Khả năng hạn chế của Mỹ trước Iran
Thanh PhươngChỉ vài tiếng đồng hồ sau khi xảy ra các vụ tấn công vào hai tàu dầu trên vùng biển Oman ngày 13/06, Hoa Kỳ đã chỉ đích danh Iran là thủ phạm, nhưng điều đáng chú ý là chính quyền Donald Trump đã không thi hành ngay các biện pháp trả đũa Teheran.
Nói cách khác, đối diện với Iran, khuôn khổ hành động của Mỹ rất hạn hẹp và hiện giờ, chính sách của Wasshington đối với chế độ này còn thiếu tính nhất quán.
Kể từ khi tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran cách đây một năm, Hoa Kỳ đã thành công trong việc ép buộc các đồng minh tham gia vào việc cấm vận dầu hỏa, đẩy nền kinh tế Iran vào tình trạng rất khó khăn. Chiến lược của chính quyền Trump là gây « áp lực tối đa » để buộc Teheran chấp nhận thương lượng một hiệp định hạt nhân với những điều kiện gắt gao hơn, cũng như chấm dứt những hành động « gây mất ổn định khu vực ». Nhưng theo tờ Le Monde, chiến lược này hiện đang gặp hai trở ngại.
Thứ nhất, trước đây, để biện minh cho việc đưa quân sang Irak, chính quyền George Bush đã nêu lên lý do là chế độ Saddam Hussein có trong tay nhiều vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhưng sau đó ai cũng biết là Babdad hoàn toàn không có những vũ khí này. Cho nên, bây giờ, khi Hoa Kỳ đưa ra các bằng chứng khẳng định chính Iran đã tấn công hai tàu dầu, nhiều nước tỏ vẻ hoài nghi, đặc biệt là Đức. Liên Hiệp Châu Âu thì tỏ ra rất thận trọng với lời tố cáo của Washington, đòi phải tiến hành điều tra độc lập về những vụ tấn công này. Đây cũng là yêu cầu của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres.
Trở ngại thứ hai, đó là qua việc cáo buộc Iran tấn công vào hai tàu dầu trên vùng biển Oman, chính quyền Donald Trump mặc nhiên thừa nhận tác dụng của chiến lược gây « áp lực tối đa » rất là hạn chế. Vào cuối tháng 5 vừa qua, tổng thống Trump đã tỏ vẻ tự mãn, cho rằng Iran đang kiệt quệ và sẽ phải chấp nhận thương lượng lại với Mỹ. Ông tuyên bố : « Nếu họ muốn nói chuyện, tôi sẵn sàng ».
Thế nhưng, thất bại của thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong vai trò trung gian hòa giải nhân chuyến đi Teheran vừa qua cho thấy là các nhà lãnh đạo chế độ Hồi Giáo ở Teheran không hề nao núng. Và bây giờ thậm chí họ sẽ thực hiện lời đe dọa không tuân thủ những cam kết trong hiệp định hạt nhân mà họ đã ký với 6 nước vào năm 2015.
Sự thiếu nhất quán trong chính sách của Mỹ đối với Iran dường như chính là do có những xu hướng khác nhau trong chính quyền Trump. Một bên là phe « diều hâu », bao gồm ngoại trưởng Mike Pompeo và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, và bên kia là những người ôn hòa hơn một chút, như bộ trưởng Quốc Phòng Patrick Shanahan. Mặc dù tuyên bố quyết tâm bảo vệ các lực lượng và lợi ích của Hoa Kỳ trên khắp thế giới, ông Shanahan cho rằng hiện giờ cả quân Mỹ, lẫn lợi ích của Mỹ chưa bị ai đụng đến, và những vụ tấn công tàu dầu ở vùng biển Oman chỉ là vấn đề về giao thông hàng hải thế giới, phải được giải quyết ở cấp độ quốc tế. Tổng thống Donald Trump có vẻ nghiêng về lập trường này, chính vì vậy mà ông không trả đũa ngay dù đã lớn tiếng cáo buộc Iran.
Đã có lúc tổng thống Mỹ tỏ vẻ hòa hoãn, nhiều lần kêu gọi đối thoại với Teheran, nhưng theo nhận định của hãng tin AFP, trước việc lãnh đạo tối cao chế độ Hồi Giáo Ali Khamenei dứt khoát không muốn nói chuyện với Hoa Kỳ, ông Trump chưa biết phải đối phó ra sao.
AFP trích lời Aaron David Millier, nguyên là nhà thương thuyết dưới thời các chính quyền Mỹ trước đây, vấn đề là chính quyền Trump không thật sự biết họ muốn gì. Ông Miller nêu câu hỏi : Washington thi hành các biện pháp trừng phạt là nhằm « phá hủy nền kinh tế Iran », hay là nhằm « thương lượng một hiệp định tốt hơn » về hạt nhân Iran ?
Hiện giờ, theo ông Miller, những vụ tấn công tàu dầu trên biển Oman chưa đủ để Washington lấy cớ gây chiến với Teheran. Tuy nhiên, trên mạng Twitter, ông Colin Kahl, một cựu quan chức chính quyền Obama, cảnh báo là cuộc đấu võ mồm triền miên giữa Hoa Kỳ với Iran và việc căng thẳng leo thang gần đây có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh mà cả hai đều tuyên bố là muốn tránh.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190618-kha-nang-han-che-cua-my-truoc-iran
Chính quyền Trump cắt viện trợ cho Trung Mỹ
về vụ di dân
Chính quyền Donald Trump hôm 17/6 loan báo cắt hàng trăm triệu đô la viện trợ cho El Salvador, Guatemala và Honduras, sau khi Trump chỉ trích ba nước này đã để hàng ngàn công dân của họ xin tỵ nạn tại biên giới.Kế hoạch này có thể sẽ gặp phải sự phản đối gay gắt tại Quốc hội.
Mexico có 45 ngày để hạn chế số người di cư sang Mỹ
Hàng Mỹ viện trợ cho dân Venezuela đến Colombia
Bố mẹ vợ Trump thành công dân Mỹ
Mỹ: Đạt thỏa thuận tránh đóng cửa chính phủ
Theo Reuters, các nhà lập pháp, gồm cả phe Cộng hòa cũng như Dân chủ, nổi giận vì tổng thống liên tục coi thường các luật chi tiêu đã được Quốc hội thông qua, một số trong đó ông đã ban hành.
Các nhà lập pháp nói rằng thật nhẫn tâm khi cắt viện trợ cho các quốc gia đang vật lộn với nạn đói và tội phạm và động thái này sẽ phản tác dụng vì nhiều khả năng sẽ làm tăng lượng di dân tìm đường đến Mỹ.
“Cơn thịnh nộ của tổng thống sẽ hạn chế khả năng của nước Mỹ trong việc giúp giải quyết những thách thức khiến người ta chạy trốn đến Hoa Kỳ,” Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez viết trên Twitter.
Trump đã thực hiện việc giảm lượng người nhập cư bất hợp pháp theo cam kết trong chiến dịch tranh cử.
Các phụ tá trong Quốc hội Mỹ cho biết chính quyền thông báo rằng họ sẽ tái phân bổ 370 triệu đô la viện trợ cho Trung Mỹ đã phê chuẩn cho tài khóa 2018 và đình chỉ thêm 180 triệu đô la đã phê chuẩn cho tài khóa 2017.
Dự luật di trú ‘ảnh hưởng hàng trăm ngàn người Việt’
Mỹ: Hàng chục người Việt bị bắt vì nghi kết hôn giả
Mỹ chuyển 1.600 nghi phạm di trú đến các nhà tù liên bang
Tất cả các khoản tiền này vẫn chưa được chi.
Hồi tháng 3/2019, chính quyền Trump loan báo sẽ cắt viện trợ cho ba nước nêu trên sau khi Trump bày tỏ sự bất mãn với chính sách nhập cư của họ.
Việc cấp viện trợ sẽ chỉ được chi khi chính quyền Trump hài lòng về việc các quốc gia này giảm số lượng người di cư đến biên giới Hoa Kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48660424
Mỹ kêu gọi điều tra
vụ tàu Trung Quốc đụng chìm tàu cá Philippines
Thanh PhươngHôm nay, 18/06/2019, đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Sung Kim kêu gọi tiến hành một « cuộc điều tra đầy đủ » về vụ một tàu của Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Philippines, cho rằng vụ này càng cho thấy tầm quan trọng của một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Theo lời bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana, vụ việc xảy ra ngày 09/06 vừa qua. Tàu cá của Philippines lúc ấy đang neo đậu tại Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), mà cả Manila lẫn Bắc Kinh đều khẳng định chủ quyền, thì bị một tàu của Trung Quốc đâm chìm, bỏ mặc các ngư dân trên biển. Các ngư dân này kể lại là 7 tiếng đồng hồ sau họ mới được một tàu của Việt Nam vớt lên và sau đó được đưa về trên một chiếc tàu của hải quân Philippines.
Tuy nhiên, lần đầu tiên lên tiếng về vụ này hôm qua, tổng thống Philippines Rodrigez Duterte cho rằng đây chỉ là một « sự cố nhỏ trên biển ». Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng hôm qua cũng có tuyên bố tương tự, rằng đây chỉ là một « tai nạn giữa các tàu cá trên biển ».
Ban đầu, chính quyền Manila đã có phản ứng rất mạnh. Ngoại trưởng Teodoro Locsin cho biết đã gởi một công hàm ngoại giao đến Trung Quốc để phản đối, còn phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines Salvador Panela thì cảnh báo là tổng thống Duterte có thể sẽ cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh nếu biết được là tàu Trung Quốc đã cố tình đâm vào tàu cá Philippines. Tuy nhiên, sau đó, các quan chức chính phủ Philippines đã dịu giọng, nói rằng họ phải chờ kết quả điều tra.
Tờ Nikkei Asian Review hôm nay trích lời giáo sư Renato de Castro, chuyên gia về an ninh tại Đại học De La Salle ở Manila, cho rằng chính quyền của tổng thống Duterte đang cố giữ cho vụ đụng tàu ngày 09/06 không ảnh hưởng gì đến chính sách hòa hoãn của ông đối với Bắc Kinh.
Trung Quốc và các nước ASEAN hiện đang thương lượng về một bản dự thảo Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông và đây rất có thể là một trong những vấn đề chủ yếu được đưa ra bàn luận tại cuộc họp thượng đỉnh giữa 10 quốc gia Đông Nam Á vào cuối tuần này tại Bangkok.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190618-my-keu-goi-dieu-tra-vu-tau-trung-quoc-dung-chim-tau-ca-philippines
Facebook công bố thông tin về đồng tiền ảo Libra
Thùy DươngHôm nay 18/06/2019, tập đoàn Facebook chính thức công bố thông tin về đồng tiền ảo có tên gọi là Libra. Đồng tiền Libra dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2020, mang lại cho gần 3 tỉ người sử dụng mạng xã hội lớn nhất thế giới một phương tiện thanh toán mới, giúp họ dễ dàng gửi, nhận tiền và mua hàng trên mạng.
Người dùng Facebook sẽ sử dụng đồng tiền Libra thông qua « ví tiền điện tử » Calibra, được Facebook cài sẵn trong hai ứng dụng WhatsApp và Messenger, dưới dạng một ứng dụng độc lập. Mọi thông tin tài chính khách hàng chia sẻ trên ứng dụng Calibra sẽ được giữ tách biệt với thông tin trên Facebook và không được sử dụng vào mục đích quảng cáo.
Tập đoàn Facebook giao quyền quản lý đồng tiền điện tử Libra cho một tổ chức độc lập có trụ sở tại Genève, Thụy Sĩ, bao gồm nhiều doanh nghiệp như các nhà phát hành thẻ ngân hàng Mastercard, Visa, các dịch vụ thanh toán như Stripe và Pay Pal, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đặt xe như Lyft và Uber, hay mạng lưới Women’s World Banking chuyên giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại các nước đang phát triển tiếp cận nguồn vay vốn …
Theo hãng tin Pháp AFP, hệ thống tiền ảo Libra của Facebook hoạt động dựa trên công nghệ blockchain. Dự án của Facebook sẽ cho phép hơn 1 tỉ người hiện không có điều kiện sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể mua bán trực tuyến và sử dụng các dịch vụ tài chính qua mạng internet.
Facebook sẽ đặt cược tương lai vào « lá bài » tiền ảo Libra : Mặc dù không kiếm được tiền trực tiếp từ Libra, nhưng về lâu dài, đồng tiền Libra sẽ cho phép mạng Facebook có thêm nhiều người sử dụng hoặc « giữ chân » được các cư dân mạng hiện tại, nhờ thế Facebook có thể mở mang thêm các dịch vụ có tính phí hoặc có thu tiền của các nhà quảng cáo.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190618-facebook-cong-bo-thong-tin-ve-dong-tien-ao-libra
Các vụ kiện đáng chú ý trong thời gian tới
tại Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
Tin Washington DC – Trong thời gian từ nay đến cuối tháng 6, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ sẽ quyết định nhiều vụ kiện quan trọng.Một trong các vụ kiện được chú ý nhất là câu hỏi quốc tịch trong bản thống kê dân số 2020. Dựa theo diễn biến trong các phiên tranh luận, có vẻ như phe bảo thủ tại tòa án đã sẵn sàng đứng về phía chính phủ Trump để chấp thuận câu hỏi này. Ngoài ra, Tối Cao Pháp Viện cũng sẽ trả lời về việc phân chia địa hạt tranh cử tại các tiểu bang Virginia, North Carolina, và Maryland.
Trong vụ kiện về sự tách biệt giữa giáo hội và tiểu bang, tòa án sẽ quyết định xem liệu một tượng đài hình thập tự, nằm giữa một ngã tư đông đúc ở Maryland và là đài tưởng niệm chiến tranh, có được phép tiếp tục hiện diện trên đất công hay không.
Một chủ đề cũng sắp có kết quả là vấn đề thiên vị trong quá trình lựa chọn bồi thẩm đoàn. Sự việc liên quan đến một tử tù ở Mississippi, người đã bị xét xử 6 lần cho cùng 1 tội danh, bởi 1 công tố viên nổi tiếng là kỳ thị chủng tộc trong quá trình chọn bồi thẩm đoàn.
Vào thứ Hai, 17 tháng 6, Tối Cao Pháp Viện đã bỏ phiếu 5-4 để bênh vực quyền lợi của thổ dân châu Mỹ bản địa, trong vụ kiện liên quan đến việc săn bắn ở tiểu bang Wyoming.
Một vấn đề được trông đợi khác là việc một từ ngữ như thế nào sẽ bị coi là quá thô tục đến mức không thể dùng làm thương hiệu. Ông Erik Brunetti đã cố gắng xin ghi danh thương hiệu có tên là FUCT, nhưng bị từ chối. Phòng quản lý bản quyền và thương hiệu Hoa Kỳ lâu nay vẫn không có tiêu chuẩn rõ ràng về việc những từ ngữ nào sẽ bị coi là thô tục, vô đạo đức hay xúc phạm. Do đó, vấn đề được đưa lên đến Tối Cao Pháp Viện để quyết định xem liệu thương hiệu này có được chấp nhận hay không. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/cac-vu-kien-dang-chu-y-trong-thoi-gian-toi-tai-toi-cao-phap-vien-hoa-ky/
TT Trump dọa trục xuất hàng triệu người vào tuần tới
Tổng thống Donald Trump dọa trục xuất hàng triệu người cư trú bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, vào đêm trước khi ông chính thức tuyên bố ra tái tranh cử.Theo hãng tin AP, tối 17/6, ông Trump viết trên Twitter rằng Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (USICE) sẽ bắt đầu thực thi lệnh trục xuất hàng triệu người nước ngoài sinh sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ.
“Họ sẽ bị trục xuất nhanh chóng, ngay sau khi họ vào nước Mỹ” ông Trump viết.
Một quan chức chính quyền yêu cầu không nêu tên cho biết nỗ lực mà ông Trump đề cập đến trên Twitter nhắm vào hơn 1 triệu người đã nhận lệnh trục xuất cuối cùng do các thẩm phán liên bang ban hành, nhưng vẫn còn tại đào ở Hoa Kỳ.
Trong thời gian qua ông Trump liên tục đe dọa sẽ có hành động quyết liệt nhằm chặn lại dòng người di cư từ Trung Mỹ băng qua biên giới phía nam của Hoa Kỳ.
Di trú là một chủ đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Trump hồi năm 2016, nhiều người tin rằng ông sẽ mạnh tay hơn nữa về vấn đề này để khích động thành phần ủng hộ ông trong thời gian dẫn tới chiến dịch tái tranh cử năm 2020.
Ông Trump sẽ chính thức phát động chiến dịch tái tranh cử của ông vào tối 18/9, tại một cuộc vận động cử tri ở thành phố Orlando, bang Florida – một tiểu bang rất quan trọng trong nỗ lực của ông Trump nhằm giành thêm một nhiệm kỳ Tổng thống nữa.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-doa-truc-xuat-hang-trieu-nguoi-vao-tuan-toi/4963635.html
Venezuela trả tự do cho nhà lập pháp đối lập
trước chuyến thăm của Liên Hiệp Quốc
Tin từ Caracas, Venezuela — Quốc hội Venezuela do phe đối lập kiểm soát vừa thông báo trên Twitter rằng, vào hôm thứ Hai (17/6), Venezuela trả tự do cho nhà lập pháp đối lập Gilber Caro, người từng bị giam giữ vào tháng Tư trong một quyết định mà các đồng minh cho là vi phạm quyền miễn trừ quốc hội của ông.Hành động của chính phủ Tổng thống Nicolas Maduro được đưa ra vài ngày trước chuyến thăm của bà Michelle Bachelet, ủy viên cao cấp của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, để gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng nhân quyền và trò chuyện với cả hai vị lãnh đạo.
Vào tháng 1, ông Guaido viện dẫn hiến pháp để đảm nhận chức tổng thống lâm thời, đồng thời gọi ông Maduro là một nhà độc tài và tuyên bố cuộc tái bầu cử năm 2018 của ông Maduro là bất hợp pháp. Ông Guaido được công nhận là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela bởi hàng chục quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ và hầu hết các nước láng giềng Nam Mỹ.
Tuy nhiên, ông Maduro gọi ông Guaido là tay sai được Hoa Kỳ hậu thuẫn, đang tìm cách lật đổ ông trong một cuộc đảo chính. Ông Maduro hiện vẫn giữ được quyền kiểm soát các cơ quan chính quyền và lực lượng quân sự Venezuela.
Hồi tháng trước, Liên Hiệp Quốc chỉ trích cách chính phủ ông Maduro giải quyết vụ bắt giữ ông Caro, đồng thời cho rằng việc họ không xác nhận số phận và tung tích của ông Caro đã cấu thành một vụ “cưỡng bức mất tích” bởi pháp luật quốc tế. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/venezuela-tra-tu-do-cho-nha-lap-phap-doi-lap-truoc-chuyen-tham-cua-lien-hiep-quoc/
Pháp bắt và thẩm vấn
cựu chủ tịch UEFA Michel Platini
Michel Platini, cựu lãnh đạo của Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA), đã bị cảnh sát Pháp bắt giữ và thẩm vấn hôm 18/6 về việc liên quan đến cuộc điều tra gian lận phiếu bầu nhằm giúp Qatar có được quyền đăng cai World Cup 2022.Trang The Financial Times (FT) dẫn truyền thông Pháp cho biết người phát ngôn hệ thống tư pháp của Pháp tại Paris xác nhận rằng Văn phòng Chống tham nhũng và Tội phạm tài chính (OCLCIFF) đang giam giữ và điều tra ông Platini.
Cũng theo FT, ông Platini bị điều tra vì cáo buộc “tham nhũng chủ động và thụ động.”
Ông Platini từng giữ chức vụ chủ tịch UEFA từ năm 2007 cho đến khi bị cấm tham gia mọi hoạt động bóng đá vào năm 2015 do vi phạm về đạo đức.
Ông Platini trước đó đã thừa nhận rằng ông đã bỏ phiếu cho Qatar nhằm giúp nước này giành quyền đăng cai World Cup 2022.
Hãng tin AP cho biết các công tố viên tài chính Pháp cũng đang điều tra việc mua bán phiếu bầu trong cuộc tranh đăng cai World Cup 2018 và World Cup 2020, và trước đây cũng đã thẩm vấn cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter.
https://www.voatiengviet.com/a/phap-bat-va-tham-van-cuu-chu-tich-uefa-michel-platini/4963744.html
TT Pháp ca ngợi lòng can đảm và quyết tâm
của đồng nhiệm Ukraina
Thùy DươngHôm qua 17/06/2019, trong lễ đón tân tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron đã hoan nghênh đồng nhiệm Ukraina vì lòng can đảm và quyết tâm « dẹp yên tiếng súng » ở miền đông Ukraina.
Trong cuộc hội đàm với tổng thống Ukraina tại điện Elysée, nguyên thủ Pháp đánh giá cao những mong muốn « hiện đại hóa mạnh mẽ, thay đổi sâu sắc và đổi mới hệ thống chính trị và kinh tế của đất nước Ukraina ». Ông Macron nhấn mạnh, chính vì thế nước Pháp sẽ giúp đỡ ông Zelensky thành công.
Về cuộc xung đột Ukraina, tổng thống Volodymyr Zelensky hứa tái thúc đẩy tiến trình hòa bình ở miền đông đất nước, nơi các cuộc xung đột võ trang với lực lượng ly khai thân Nga đã làm ít nhất 13.000 người thiệt mạng trong vòng 5 năm qua.
Tổng thống Pháp Macron đã nhắc đến khả năng tổ chức thượng đỉnh với tổng thống Nga Vladimir Putin, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và thủ tướng Đức Angela Markel để thúc đẩy việc thực thi thỏa thuận hòa bình Minsk mà các bên đã ký hồi năm 2015, với điều kiện cả Matxcơva và Kiev đều phải có dấu hiệu cho thấy thiện chí.
AFP nhắc lại, vào ngày 22/05/2019, lãnh đạo hai nước Pháp – Đức một lần nữa kêu gọi nguyên thủ Nga có cử chỉ cần thiết để tạo các điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại với Ukraina. Trong khi đó, tân tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky nhấn mạnh « không thể tái lập hòa bình bằng các biện pháp võ trang. Chìa khóa dẫn tới hòa bình là sức ép về ngoại giao, thông qua các biện pháp trừng phạt (nhắm tới nước Nga) ». Nguyên thủ Ukraina muốn các bên tiếp tục duy trì biện pháp đó.
http://vi.rfi.fr/phap/20190618-tt-phap-khen-ngoi-long-can-dam-va-quyet-tam-cua-dong-nhiem-ukraina
Nga kêu gọi Mỹ ngưng khiêu khích Iran
Hôm 18/6, Nga hối thúc Hoa Kỳ hãy từ bỏ các kế hoạch mà họ cho là có tính cách khiêu khích khi điều động thêm binh sĩ sang Trung Đông, và hãy chấm dứt những hành động thể hiện một nỗ lực cố ý nhằm kích động chiến tranh với Iran.Hãng tin Reuters trích lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov gửi đến các cơ quan thông tấn Nga cho biết như vừa nêu hôm 18/6, một ngày sau khi quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan cho biết Washington dự định gửi thêm 1.000 binh sĩ tới Trung Đông nhằm mục đích phòng thủ.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 18/6 tuyên bố Iran sẽ không tiến hành chiến tranh chống lại bất kỳ quốc gia nào, và Điện Kremlin kêu gọi tất cả các bên liên quan hãy tự kiềm chế.
Thứ trưởng Ryabkov nói với các phóng viên rằng Moscow đã nhiều lần cảnh báo Washington và các đồng minh của Mỹ trong khu vực về những hành động mà theo ông “không có suy nghĩ và liều lĩnh, gia tăng căng thẳng trong một khu vực nơi mà tình hình đã căng thẳng tới mức có thể bùng nổ.”
Ông Ryovkov được Reuters dẫn lời, nói:
“Ngay bây giờ, điều mà chúng ta chứng kiến là những hành động liên tục trong một thời gian dài của Hoa Kỳ nhằm tăng áp lực chính trị, tâm lý, kinh tế và quân sự đối với Iran một cách khiêu khích. Không thể diễn giải những hành động đó theo cách khác nào khác hơn là một chương trình hành động có ý thức nhằm kích động chiến tranh.”
Ông nói nếu Washington không muốn chiến tranh, thì người Mỹ phải chứng minh điều đó.
Hôm 17/6, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan loan báo sẽ triển khai thêm khoảng 1.000 binh sĩ đến Trung Đông.
Ông Shanahan nói trong một tuyên bố:
“Những cuộc tấn công gần đây của Iran đã xác thực thông tin tình báo đáng tin cậy mà chúng tôi đã nhận được về hành vi thù địch của các lực lượng Iran và các nhóm đại diện cho họ, đã đe dọa binh sĩ và các lợi ích của Hoa Kỳ trên khắp khu vực.”
https://www.voatiengviet.com/a/nga-keu-goi-my-bo-y-dinh-dua-them-quan-sang-trung-dong-va-thoi-khieu-khich-iran/4963537.html
Nga trả tự do
một tổng biên tập báo bị buộc tội đòi hối lộ
Anh VũHôm qua, 17/06/2019, tòa án Saint-Petersbourg, Nga đã trả tự do ngay tại tòa cho nhà báo Igor Roudnikov, tổng biên tập tờ báo địa phương Novyé Koliossa, nổi tiếng với những bài điều tra về tình trạng tham nhũng của các quan chức địa phương.
Ông Roudnikov bị buộc tội cưỡng đoạt tiền do đòi hối lộ. Viện Công Tố đề nghị mức án 10 năm tù, nhưng tòa đã bỏ cáo trạng cưỡng đoạt tài sản, và chỉ tuyên phạt nhà báo 550 giờ lao động công ích vì tội « lạm dụng quyền hạn ».
Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường trình :
Đây là quyết định ngay chính bị cáo cũng không ngờ tới. Ra khỏi tòa án, Igor Roodnikov không giấu được ngạc nhiên. Ông nói với các nhà báo : Tôi biết là công lý sẽ chiến thắng, nhưng tôi chưa bao giờ tưởng tượng được là điều đó lại diễn ra nhanh đến thế.
Nỗi thống khổ của Igor Roudnikov đã kéo dài hơn một năm rưỡi. Năm 2017 ông bị bắt, và bị cảnh sát địa phương quy tội chiếm đoạt tiền. Trước đó vài tháng, nhà báo này đã đăng một bài điều tra khiến một quan chức đặc biệt khó chịu.
Để loại bỏ ông, vị quan chức trên khẳng định nhà báo đã vòi tiền để đổi lấy sự im lặng. Đó cũng là một cách làm thường thấy ở Nga, khi người ta muốn loại bỏ một nhà báo quá tò mò.
Trong quyết định, tòa án phụ trách vụ án đã không tuyên vô tội cho Igor Rodnikov, mà định lại tội danh để sau đó thả nhà báo.
Khó có thể liên kết quyết định bất ngờ trên với vụ thả Ivan Golounov tuần trước.
Theo tổng chức Phóng Viên Không Biên Giới, đây là tín hiệu đáng khích lệ, khi mà ở Nga các nhà báo ra tòa hiếm khi được xử vô tội.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190618-tu-phap-nga-tra-tu-do-mot-tong-bien-tap-bao-bi-buoc-toi-doi-hoi-lo
Iran thông báo tăng trữ lượng uranium
để đáp trả sức ép của Mỹ
Anh VũTrong bối cảnh căng thẳng cao độ giữa Mỹ và Iran, hôm qua 17/06/2019, Teheran thông báo trong 10 ngày tới sẽ tăng dự trữ uranium trên mức giới hạn của hiệp định hạt nhân ký với các cường quốc năm 2015.
Hôm qua, phát ngôn viên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran Behouz Kamalvandi cho biết, trong 10 ngày tới, tức 27/7, Iran sẽ vượt mức giới hạn dự trữ uranium làm giàu lên trên 300 kg.
Liên quan đến vấn đề làm giàu Uranium, ông Kamalvandi tuyên bố, Iran có thể nâng mức « làm giàu uranium 3,68% lên bất kỳ hàm lượng nào theo nhu cầu của đất nước ».
Hiện tại, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) xác nhận Iran vẫn tôn trọng cam kết của thỏa thuận Vienna, theo đó Iran chỉ được giữ tối đa 300k uranium có hàm lượng làm giàu không vượt quá 3,68%.
Sau khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5/2018 tại Vienna, những tháng qua, Washington liên tục gây sức ép để buộc Teheran đàm phán lại hiệp định.
Hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, Morgan Ortagus kêu gọi thế giới không lùi bước trước Iran, đồng thời đe dọa là chính phủ Mỹ sẽ « gây áp lực tối đa đối với mọi hành động giúp Iran có được vũ khí hạt nhân ».
Thông báo của chính quyền Teheran đưa ra vào lúc căng thẳng giữa Mỹ và Iran đang gia tăng cao độ, sau vụ tấn công tàu chở dầu trong vùng Vịnh. Mỹ tố cáo Iran là thủ phạm, tuyên bố đưa quân tăng cường ở Trung Đông.
Trong bối cảnh đó, Liên Hiệp Châu Âu từ chối đứng về phía Mỹ, đồng thời cho rằng cần phải thận thận trọng trong việc quy kết trách nhiệm vụ tấn công tàu dầu trong vùng Vịnh.
Liên quan đến thông báo của Washington đưa thêm quân đến Trung Đông, hôm nay (18/06) Bắc Kinh kêu gọi Mỹ và Iran kiềm chế. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh: « Hoa Kỳ cần phải thay đổi kiểu hành xử bằng cách gây áp lực tối đa (…) Làm như vậy không những không giúp giải quyết vấn đề mà còn làm trầm trọng thêm khủng hoảng ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190618-iran-thong-bao-tang-tru-luong-uranium-de-dap-tra-suc-ep-cua-my
Cựu tổng thống Morsi của Ai Cập đột tử tại tòa án
Tin Cairo, Ai Cập – Cựu Tổng Thống Ai Cập Mohammed Morsi đã qua đời vào thứ Hai, 17 tháng 6, sau khi té xỉu trong phiên xét xử tại tòa.Ông Morsi là thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, và là tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập vào năm 2012. Nhiệm kỳ của ông Morsi chỉ kéo dài 1 năm, cho đến khi ông bị quân đội lật đổ vào năm 2013 sau hàng loạt cuộc biểu tình lớn chống lại chính quyền. Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo sau đó bị coi là tổ chức bất hợp pháp, và ông Morsi cùng nhiều thành viên cao cấp của nhóm này đều bị cầm tù. Cựu tổng thống Ai Cập đã nhận nhiều án tù do nhiều tội danh, bao gồm cả tội sát hại người biểu tình.
Cựu tổng thống 67 tuổi hiện đang phải tiếp tục ra tòa vì các cáo buộc gián điệp, do bị nghi ngờ đã liên lạc với tổ chức Hồi giáo Hamas của Palestine. Ông Morsi đã lên tiếng trước tòa vào thứ Hai, tuy nhiên, ông bị hôn mê sau khi phiên điều trần kết thúc. Ông Morsi sau đó được xác định là đã qua đời.
Nhiều nhóm nhân quyền lâu nay vẫn thường chỉ trích điều kiện giam giữ của ông Morsi, khi ông chủ yếu bị giam trong tình trạng biệt lập và không được tiếp xúc với gia đình. Vào tháng 6, 2017, gia đình ông Morsi nói với tổ chức Quan sát nhân quyền HRW rằng ông đã bị xỉu 2 lần và từng bị hôn mê do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường. Trong khi đó, nhà chức trách Ai Cập khẳng định đã chăm sóc y tế đầy đủ cho ông Morsi. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/cuu-tong-thong-morsi-cua-ai-cap-dot-tu-tai-toa-an/
Ai Cập không cho an táng
cựu tổng thống Morsi tại quê nhà
Anh VũMột ngày sau khi bị đột quỵ tử vong ngay tại tòa án, hôm nay, 18/06/2019, cựu tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã được gia đình an táng tại một nghĩa địa gần thủ đô Cairo. Chính quyền không cho phép chôn tổng thống quá cố tại quê nhà, đồng thời ngăn cả người ủng hộ ông Morsi tham dự lễ an táng.
Thông tín viên Eric De La Varène tại Cairo tường trình :
Ông Mohamed Morsi được an táng sáng nay một cách kín đáo trong phạm vi gia đình tại phía đông thủ đô Cairo, lực lượng an ninh đông đảo được triển khai.
Chính quyền Ai Cập không muốn vị cựu tổng thống này trở thành một kẻ tử vì đạo và nơi chôn ông trở thành địa điểm hành hương cho những người ủng hộ.
Tối qua chính quyền đã từ chối đề nghị của gia đình được an táng ông Morsi tại quê nhà. Lên án điều kiện giam giữ ông, gia đình khẳng định từ nhiều tháng qua, ông Morsi bị đau ốm mà không được chăm sóc.
Năm ngoái, một ủy ban của Nghị Viện Anh cũng đã tố cáo chính quyền giam giữ ông Morsi trong điều kiện vô nhân đạo. Các tổ chức như Human Right Watch và Amnesty International đã yêu cầu chính quyền Ai Cập phải làm sáng tỏ về cái chết được cho là đáng ngờ của ông Morsi.
Trong khi đó, chính quyền tăng cường tình trạng khẩn cấp, đã được ban hành trong nước từ nhiều năm qua, nhằm ngăn chặn mọi cuộc biểu tình ủng hộ Mohamed Morsi. Hàng nghìn cảnh sát được triển khai trong những thành phố chính và tại tỉnh châu thổ sông Nil, nơi xuất thân của ông Morsi. Với chính phủ Ai Cập, không thể có chuyện người dân tập hợp tưởng nhớ vị tổng thống quá cố. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tù.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190618-ai-cap-khong-cho-an-tang-cuu-tong-thong-morsi-tai-que-nha
Hong Kong:
Bà Carrie Lam xin lỗi nhưng không từ chức
Trong buổi họp báo hôm 18/6, bà Carrie Lam nói hãy cho bà ‘một cơ hội nữa để lãnh đạo’.Trước câu hỏi của phóng viên rằng có phải bà ‘lờ’ đi lời kêu gọi từ chức và bãi bỏ hoàn toàn luật dẫn độ, bà Carrie Lam nói bà đã đáp lại các đòi hòi bằng cách cho hoãn luật này.
Bà nói tiếp: “Và tôi nói rằng tôi muốn có một cơ hội khác.”
Xuất hiện trong bộ vét trắng, bà Carrie Lam phát biểu rằng sự việc biểu tình khiến bà nhận thấy ‘cần phải làm nhiều việc hơn nữa’.
“Với những bạn trẻ tham gia biểu tình một cách ôn hòa, tôi hiểu các bạn kỳ vọng vào một Đặc Khu trưởng biết lắng nghe những quan điểm khác biệt, và tôn trọng và quan tâm đến những người trẻ.
“Việc kết nối với giới trẻ cũng là một trong những cam kết của tôi khi tôi ra tranh cử.”
“Chúng ta có thể có nhiều quan điểm khác biệt nhau, chúng ta đều chia sẻ một mối quan tâm về Hong Kong.”
“Sự việc này khiến tôi nhận ra rằng tôi cần phải làm nhiều hơn… Tôi nhận ra rằng là Đặc Khu trưởng, tôi vẫn còn nhiều thứ phải học và làm để cân bằng những lợi ích khác biệt và lắng nghe nhiều hơn từ nhiều luồng ý kiến của xã hội…”
‘Bắc Kinh không để bà Lam từ chức’
Bắc Kinh sẽ không để lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam từ chức ngay cả khi bà này muốn, theo Reuters.
“Điều này sẽ không xảy ra,” một quan chức cấp cao từ chối tiết lộ danh tính cho Reuters biết.
“Bà ta được chính quyền trung ương bổ nhiệm, vì vậy để bà ta từ chức đòi hỏi một cuộc thảo luận và cân nhắc cấp cao ở đại lục,” vị quan chức này cho biết thêm.
Việc bà Lam thôi chức bây giờ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đối với Bắc Kinh, nguồn tin cho biết.
“Nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết vấn đề, ở tất cả các cấp độ.”
Joshua Wong ra tù, tăng áp lực lên bà Carrie Lam
Cô gái ngồi thiền: Biểu tượng biểu tình ở Hong Kong
Sự phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục đã làm bùng lên cuộc biểu tình rầm rộ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua tại Hong Kong.
Lãnh đạo Hong Kong được Bắc Kinh hậu thuẫn, bà Carrie Lam, đã cho hoãn vô thời hạn luật dẫn độ hôm thứ Bảy 15/6.
Nhưng bà Lam đã thất bại trong việc xoa dịu một thành phố đang ngày càng phẫn nộ trước viễn cảnh rằng người dân nơi này có thể trở thành nạn nhân của một nền tư pháp đại lục bị vấy bẩn bởi tra tấn, cưỡng bức nhận tội và giam cầm tùy tiện.
Hơn hai triệu người biểu tình, theo con số do các nhà tổ chức đưa ra, trong trang phục màu đen, đã đổ ra đường phố Hong Kong hôm Chủ Nhật, hô vang các khẩu hiệu đòi bà Lam từ chức.
Nhưng bất chấp sự tức giận, bà Lam không thể ra đi, theo quan chức chính phủ ẩn danh nêu trên.
Báo TQ: ‘Phụ huynh Hong Kong biểu tình chống Mỹ’
Hong Kong: dân lại biểu tình lớn vì luật dẫn độ
‘Tự vẫn chính trị’
Giới chức chính phủ cho biết quyết định hoãn dự luật đã được đưa ra với sự đồng ý của Bắc Kinh, nhằm làm an lòng giới chức thành phố Hong Kong.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng xuống nước như vậy có thể làm suy yếu hình ảnh của ông Tập Cận Bình như một nhà lãnh đạo cứng rắn, kiên cường, người đã giám sát công cuộc chống tham nhũng và bất đồng chính kiến kể từ khi ông trở thành lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, khi được hỏi về số phận bà Lam, đã chuyển câu trả lời sang bản tuyên bố của Văn phòng Phụ trách Hong Kong và Macao cho biết chính phủ Bắc Kinh luôn ủng hộ bà Lam và sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ.
Bắc Kinh cũng phủ nhận các cáo buộc rằng họ can thiệp để truyền thông nước này đưa tin rằng ‘các thế lực ngoại bang’ đang cố gắng hủy hoại Trung Quốc bằng cách gây bạo loạn đối với vấn đề luật dẫn độ.
Một quan chức chính phủ nói chính thức thì dự luật dẫn độ này ‘đã chết’.
“Hoãn thực tế nghĩa là rút. Sẽ là một cuộc tự vẫn về chính trị để đưa dự luật này trở lại,” vị này nói.
Một quan chức cao cấp nói các cuộc biểu tình đã hủy hoại sự nghiệp chính trị của bà Lam trong mắt Bắc Kinh, và rằng ít có khả năng bà Lam sẽ ngồi vị trí này nhiệm kỳ thứ hai.
Văn phòng phụ trách Hong Kong và Macao không phản hồi yêu cầu bình luận về việc liệu Bắc Kinh có cho phép bà Lam từ chức hay không, theo Reuters.
Sự hỗn loạn ở Hong Kong xảy ra sau nhiều năm người dân nơi đây phẫn nộ trước cái mà họ coi là sự can thiệp ngày càng mang tính đàn áp của Bắc Kinh, bất chấp lời hứa về quyền tự trị của “một quốc gia hai chế độ” vốn mở đường cho việc Hong Kong được trả về cho Trung Quốc 1997.
Giờ đây, sự kích động của thành phố đã trở thành một thách thức nữa đối với lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, vốn đang phải vật lộn với một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, cuộc đàn áp của Hoa Kỳ lên Huawei và căng thẳng ở Biển Đông.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48673413
Hong Kong: Giới trẻ đã bừng tỉnh
và gây sức ép lên chính phủ
Helier CheungChỉ trong một tuần, Hong Kong đã chứng kiến hai cuộc biểu tình lớn nhất, trong đó có một cuộc biểu tình bạo lực nhất, trong nhiều thập kỷ. Đi đầu trong các cuộc biểu tình này là số đông thanh niên, nhiều người vẫn còn rất trẻ. Vậy họ trở nên cấp tiến như thế nào – và họ đã thành công trong việc gây sức ép cho chính phủ ra sao?
“Chúng tôi la hét bảo mọi người chạy đi.”
“Bố mẹ tôi đuổi tôi ra khỏi nhà sau cuộc biểu tình.”
“Đây là lần đầu tiên tôi bị xịt hơi cay – nước mắt tôi chảy không kiềm chế được”.
“Tôi sợ đưa tên thật của mình.”
Đây là những câu nói ít ai ngờ có thể được thốt ra từ miệng người Hong Kong – và chắc chắn là không phải những người ở độ tuổi 17 đến 21.
Cho tới những ngày gần đây, một thanh niên “tiêu biểu” ở Hong Kong quan tâm nhiều đến học hành hay kiếm tiền hơn là hoạt động chính trị hay tư duy sáng tạo.
Nhưng tuần trước, các đường phố quanh cơ quan lập pháp ở Hong Kong đã tràn ngập người trẻ đeo mặt nạ, dựng barrier, và ném bình khí vào cảnh sát.
Nhiều người còn quá ít tuổi để tham gia vào các cuộc biểu tình Dù Vàng lớn ở Hong Kong hồi năm 2014, khi hàng vạn người dựng lều ngủ trên đường phố nhiều tuần liền, yêu cầu được bầu cử dân chủ.
Hong Kong biểu tình, ông Tập ăn bánh sinh nhật
Joshua Wong ra tù, tăng áp lực lên bà Carrie Lam
Lo sợ một tương lai Trung Quốc
Các cuộc biểu tình năm 2014 – còn được gọi là biểu tình Chiếm Trung tâm (Occupy Central) – đã kết thúc mà không có nhượng bộ nào từ chính phủ.
Lần này mọi chuyện đã khác.
Những cuộc biểu tình mới nhất phản đối luật dẫn độ gây tranh cãi, một dự luật mà nếu được thông qua sẽ cho phép dân Hong Kong bị dẫn độ sang Trung Quốc lục địa, đã buộc chính phủ phải xin lỗi và tạm dừng kế hoạch thông qua luật này.
Vậy lần này có gì khác? Và thế hệ các nhà hoạt động trẻ này, những người chấp nhận rủi ro bị xịt hơi cay, bắn đạn cao su và thậm chí bị bắt giữ (chưa nói đến khả năng xin việc trong tương lai) đã đóng vai trò gì?
Giới trẻ Hong Kong đã có sự bừng tỉnh về chính trị trong hai thập niên
Bà Helier Cheung
Giới trẻ Hong Kong đã có sự bừng tỉnh về chính trị trong hai thập niên – tỷ lệ người trẻ tuổi từ 18 đến 35 đăng ký đi bầu cử tăng từ 58% năm 2000 lên 70% năm 2016.
Và điều này không có gì ngạc nhiên, khi tương lai chính trị của Hong Kong là một vấn đề ngày càng nhức nhối.
Vùng lãnh thổ này được hưởng những quyền và sự tự do đặc biệt nhờ vào một thỏa thuận chuyển giao giữa người Anh và chính phủ Trung Quốc.
Nhưng tới năm 2047, thỏa thuận cho Hong Kong có địa vị đặc biệt sẽ hết hạn – và không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra khi đó.
Đối với giới trẻ Hong Kong hôm nay, cái mốc 2047 là rất gần – và sự phản đối của họ được truyền lửa bởi nỗi bất an, cũng như cảm giác chính phủ Trung Quốc hiện giờ đang thắt chặt quản lý Hong Kong.
Người dân lại xuống đường sau khi luật dẫn độ được hoãn
Không có gì đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống chính trị và pháp luật sẽ bảo vệ họ, họ đang thay đổi phương cách và học cách thể hiện bất đồng chính kiến rất khôn ngoan, và đầy kỹ năng.
Tất cả những người tham gia vào biểu tình ngày thứ Tư mà tôi phỏng vấn đều yêu cầu tôi bảo vệ danh tính của họ – họ sợ bị bắt.
“Chúng tôi đeo luôn luôn mặt nạ trong lúc biểu tình, và sau đó chúng tôi cố gắng xóa tất cả thông tin trên iPhone và Google Map,” Dan, một sinh viên 18 tuổi, người giúp đoàn biểu tình dựng hàng rào, nói.
Có người còn cẩn thận mua vé tàu in trên giấy mà không dùng thẻ đi tàu trả tiền trước – làm như vậy sẽ khó cho nhà chức trách tìm được tung tích của họ.
Trong khi đó, nhiều người thận trọng về những gì họ viết trên mạng xã hội, và chỉ liên lạc qua những ứng dụng bảo mật với chức năng tự xóa tin nhắn, chẳng hạn như Telegram.
Jackie ngủ tại trường đại học vì sợ cảnh sát ập vào nhà bắt cô đi lúc nửa đêm
“Trong đợt biểu tình Occupy, phần lớn chúng tôi không nghĩ đến chuyện bảo vệ bản thân, chúng tôi dùng Facebook, Instagram và Whatsapp để loan báo tin nhắn. Nhưng năm nay, chúng tôi nhận thấy tự do ngôn luận đang trở nên tồi tệ hơn ở Hong Kong,” Jackie, một nữ thủ lĩnh sinh viên 20 tuổi, cho biết.
Mối quan hệ tan vỡ
Một số người – trong đó có sinh viên và giáo viên từ những trường danh tiếng nhất ở Hong Kong – đã bị bắt. Có người bị bắt tại bệnh viện nơi họ đang được điều trị chấn thương.
Một thanh niên 22 tuổi được xác định là người điều hành của một nhóm chia sẻ thông tin về cuộc biểu tình trên Telegram cũng bị bắt vì tội “gây rối trật tự công cộng”.
Hong Kong: dân lại biểu tình lớn vì luật dẫn độ
Cô gái ngồi thiền: Biểu tượng biểu tình ở Hong Kong
4 điều cần biết về biểu tình ở Hong Kong
Jackie lo ngại trước tình hình hiện nay, những thủ lĩnh sinh viên tham gia biểu tình hôm thứ Tư 12/6 có thể bị nhắm vào vì họ được biết đến nhiều hơn.
“Tôi ngủ tại văn phòng liên đoàn sinh viên vì tôi sợ sẽ bị bắt nếu tôi về nhà,” cô nói.
Đây là điển hình cho một mối quan hệ đổ vỡ với các quan chức thực thi pháp luật, và so với các cuộc biểu tình trước đây, những người hoạt động lần này tin tưởng ít hơn vào cảnh sát.
Hôm thứ Năm 13/6, có tin đồn rằng cảnh sát định ập vào truy quét buồng ngủ tại ký túc xá của Đại học Hong Kong, nơi hai sinh viên đã bị bắt ngày hôm trước.
Giữa lúc hoảng loạn, các sinh viên nhanh chóng gọi các nhà lập pháp và luật sư tới. Họ vây quanh tòa nhà, nhưng cuối cùng, không có cảnh sát nào xuất hiện.
Dan cho biết hành động của cảnh sát trong đợt biểu tình Occupy, khi một số cảnh sát bị bỏ tù vì đánh một người biểu tình, đã làm tổn hại lòng tin của anh.
“Trước đó, tôi tin cảnh sát phải tuân thủ luật pháp và giúp đỡ các công dân… Giờ đây, tôi nhận ra rằng một số vị cảnh sát để cho cảm xúc lấn át”.
Vài chục người bị thương trong vụ đụng độ hôm thứ Tư, trong đó có 12 nhân viên cảnh sát
Những sinh viên và nhân viên trẻ tuổi này dường như sẵn sàng hơn trong việc thách thức luật tụ tập đông người, và chấp nhận rủi ro bị bắt giữ hơn các thế hệ biểu tình trước.
Họ lý luận rằng họ có nhiều điều phải tranh đấu hơn vì họ đến tuổi trưởng thành trong một môi trường chính trị bấp bênh hơn.
Tom, 20 tuổi, giúp quản lý đồ tiếp tế trong cuộc biểu tình hôm thứ Tư, và nói anh là một nhà hoạt động chỉ vì “thời đại mà tôi lớn lên”.
Thế hệ của anh lớn lên đã chứng kiến nhiều cuộc tranh cãi chính trị, chẳng hạn như kế hoạch bắt trẻ em học các lớp tiếng Trung “yêu nước” hồi 2012. Kế hoạch này bị những người chỉ trích phê phán là sẽ “tẩy não” học sinh và phớt lờ tình trạng lạm dụng nhân quyền của chính phủ Trung Quốc.
Giới trẻ Hong Kong tiếp tục kêu gọi biểu tình
“Tôi đã thấy các chính sách và hành động của chính phủ để đàn áp quyền tự do mà chúng tôi được hưởng khi lớn lên – và nó khiến tôi thấy rất mạnh mẽ là tôi không muốn Hong Kong mất pháp quyền và sự tự do cốt lõi”.
Những người trẻ khác chỉ trích chính sách của chính phủ, trong đó có việc giới thiệu một đạo luật phạt những ai không tôn trọng quốc ca Trung Quốc, việc loại bỏ những nhà lập pháp ủng hộ dân chủ và ủng hộ độc lập, và việc bỏ tù một nhà hoạt động ủng hộ độc lập.
Chính phủ Hong Kong ‘tạm dừng’ luật dẫn độ
Hong Kong: Đợt biểu tình mới hôm 16/6
Các cuộc biểu tình Dù Vàng để lại một di sản rõ ràng, và phức tạp, cho những người biểu tình ngày nay.
Nhiều người tham gia biểu tình hôm thứ Tư còn quá trẻ để có mặt trong các đợt biểu tình 2014 – nhưng họ lấy cảm hứng và học được nhiều bài học từ chúng.
Ben, 20 tuổi, nói cha mẹ anh đã không cho phép anh tham gia đợt biểu tình Dù Vàng.
Nhưng giờ đây, là một sinh viên đại học, anh có vai trò thủ lĩnh trong việc tổ chức biểu tình và hỗ trợ tư pháp cho các sinh viên có nguy cơ bị bắt giữ.
Sinh viên đại học Ben và Tom giúp người chuyển đồ tiếp tế và xin lời khuyên pháp lý cho người biểu tình
Anh mô tả các cuộc biểu tình 2014 là một “thất bại” – vì những người biểu tình có chia rẽ về mục tiêu, trong đó có cả chia rẽ về hình thức “phổ thông đầu phiếu” nào mới có thể chấp nhận được.
Nhưng lần này, có một sự khác biệt quan trọng – vì những người biểu tình không yêu cầu dân chủ hơn nữa, mà chỉ đấu tranh để giữ những quyền mà Hong Kong hiện nay đang có.
Lần này có động cơ đoàn kết lớn hơn, vì những người biểu tình đang “đấu tranh để đảm bảo chúng ta không mất những quyền tự do đang có,” anh nói.
Phong trào Dù vàng khuyến khích thêm nhiều người trẻ tham gia vào chính trị sinh viên và cho họ có sự tự tin để xuống đường.
Jackie, người giúp điều hành một trạm cấp cứu trên đường hôm thứ Tư, mô tả các cuộc biểu tình Dù vàng là “sự thức tỉnh chính trị” của cô.
“Trước đó, tôi không quan tâm lắm đến chính trị – nhưng phong trào [Dù Vàng] khiến tôi nhận ra chính trị quan trọng như thế nào.”
Phong trào này cũng dạy cho giới trẻ hôm nay phải làm sao để chuẩn bị đương đầu với cảnh sát.
Tại một ký túc xá trường đại học, sinh viên dự trữ hàng chục túi và hộp các tông đầy đồ y tế, như thuốc xịt và nước muối để rửa cho những ai bị ảnh hưởng bởi hơi cay.
Sinh viên nói nhiều đồ y tế là do người dân đóng góp.
Điều này có nghĩa đám đông hôm thứ Tư hoạt động có hiệu quả hơn rất nhiều khi tình hình trở nên bạo lực.
Họ cũng chuẩn bị số lượng lớn nước uống
Các bậc phụ huynh nghĩ gì về chuyện đi biểu tình? Phản ứng có khác nhau.
Ingrid, 21 tuổi, tham gia biểu tình hôm thứ Tư sau giờ làm, giúp đưa thuốc men cấp cứu lên tuyến đầu.
Cô cho biết cha mẹ cô, những người ủng hộ cảnh sát, đuổi cô đi sau khi cô về nhà- mặc dù vài ngày sau họ đã cho cô quay lại.
Trong khi đó, Jackie “không dám” kể cho cha mẹ và ông bà về vai trò tổ chức biểu tình của cô. Nhưng khi họ thấy cô trên TV, họ rất ủng hộ và dặn cô phải giữ an toàn.
Tất nhiên, sẽ là sai lầm nếu ta coi những cuộc biểu tình này thuần túy là phong trào của giới trẻ.
Trưởng đặc khu Carrie Lam cũng chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có các nhóm doanh nghiệp, nhà thờ của bà và trường cũ của bà.
Trường St Francis Canossian College là một trong số hàng trăm tổ chức viết đơn kiến nghị phản đối dự luật dẫn độ. Đây là một động thái quan trọng ở Hong Kong nơi các trường hàng đầu được coi là rất có uy tín, và các mạng lưới cựu sinh viên có ảnh hưởng lớn và là niềm tự hào của trường.
Một sinh viên của trường ký tên vào bản kiến nghị là Aubrey Tao, 22 tuổi. Cô nói bà Lam thường trích dẫn khẩu hiệu của trường, và cô hy vọng cho bà thấy rằng “là một sinh viên trường Thánh Francis, bà không thể lãnh đạo theo cách này”.
Aubrey Tao, người không tham gia biểu tình hôm thứ Tư, nói dự luật làm bùng lên quan tâm của cô tới chính trị
Nhưng chính cuộc biểu tình thứ Tư, cuộc biểu tình không được cho phép và do giới trẻ dẫn đầu, và khả năng huy động số đông xuống đường, tổ chức và gây sức ép với cảnh sát – được đánh giá là yếu tố chủ chốt buộc chính phủ phải dừng lại.
Những người dân Hong Kong có thể dễ dàng lên án sinh viên, như họ đã từng làm trong các đợt biểu tình bạo lực trước.
Nhưng có vẻ như lần này, họ thấy cảnh sát đã quá tay.
Trong các cuộc đụng độ, cảnh sát bạo động đáp trả bằng đạn cao su, bắn túi đậu và 150 bình hơi cay – nhiều hơn so với toàn bộ thời gian 79 ngày trong đợt biểu tình Dù Vàng.
Một số người biểu tình mà BBC phỏng vấn cũng xác nhận họ thấy chai nước và gậy gộc được người biểu tình khác ném vào cảnh sát.
Tuy nhiên, hình ảnh những người biểu tình trẻ tuổi bị xịt hơi cay vẫn khiến nhiều người tức giận với chính quyền – và với bà Carrie Lam, người đã lên tiếng bảo vệ cảnh sát.
Những người tổ chức nói 6000 người tham gia “biểu tình của các bà mẹ” hôm thứ Sáu 14/6
Trong một video gây bão mạng, một phụ nữ trung niên đang la hét với cảnh sát, nhắc họ “các anh sẽ là những người cha trong tương lai”.
Sau các vụ đụng độ, các nhóm nhà thờ xuống đường cùng người biểu tình, hát “Hallelujah” trước cảnh sát trong nhiều giờ.
Và hàng ngàn phụ nữ tụ tập trong một “cuộc biểu tình của các mẹ”, giơ các tấm biển với khẩu hiệu như “đừng bắn con chúng tôi”.
Khi bầu không khí trở nên căng thẳng hơn, các cựu quan chức chính phủ lên tiếng, thúc giục bà Lam không vội vàng thông qua luật trong thời điểm nóng bỏng lúc này.
Ngay cả một số nhà lập pháp và quan chức ủng hộ Bắc Kinh cũng bắt đầu kêu gọi hoãn dự luật, và thừa nhận họ đã không đánh giá đúng phản ứng của người dân về đạo luật. Đây là một phản ứng đáng kể trong cơ quan lập pháp nơi chỉ khoảng nửa số ghế do người dân trực tiếp bầu, còn các nhóm ủng hộ Bắc Kinh chiếm số ghế còn lại.
Người biểu tình kêu gọi bà Lam từ chức
Hiện vẫn chưa rõ Hong Kong sẽ về đâu – Bà Lam thông báo hôm thứ bảy là dự luật sẽ được hoãn, nhưng đến Chủ Nhật còn nhiều người hơn xuống đường yêu cầu luật bị xóa bỏ hoàn toàn.
Điều rõ ràng là các vụ biểu tình đã làm thay đổi cái nhìn về biểu tình ở Hong Kong.
Các nhà báo cáo buộc cảnh sát đã quá tay – và mặc trang phục bạo động tại một cuộc họp báo để phản đối
Tom nói phong trào chống luật dẫn độ “phá vỡ truyền thống biểu tình trong 30 năm qua”.
“Trước kia chúng tôi chẳng bao giờ nghĩ những chuyện như hát thánh ca trước cảnh sát trong nhiều giờ, các bà mẹ tụ tập phản đối hay các phóng viên mặc quần áo bạo động trong một cuộc biểu tình im lặng, lại có thể thành công.”
Ingrid, người cho biết cô bị xịt hơi cay lần đầu tiên trong đời hôm thứ Tư, tả lại cảm giác đau đớn.
“Mắt cay xè, tôi không nhìn thấy gì hết – mà tôi lúc đó mặc váy và đi bốt. Tôi không biết là nước làm xót thêm – nên khi tôi đi tắm tôi cảm thấy như mình đang ở dưới địa ngục, nó cay bỏng. Tôi không bao giờ muốn nghe thấy tiếng mở [một bình xịt ga] trong đời nữa.”
Thế nhưng, cô nói cô sẽ vẫn tiếp tục đi biểu tình.
“Nỗi lo lắng cho thành phố mà tôi gọi là quê hương này sẽ có số phận ra sao lớn hơn nỗi sợ cho an toàn cá nhân tôi rất nhiều”.
Tên nhân vật đã được thay đổi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48662173
Lãnh đạo Hong Kong phạm sai lầm gì
khi đưa ra luật dẫn độ?
Sự thiếu tính giải trình với người dân do không được dân bầu lên đã khiến cho bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong, không thấy được sự bức xúc của người dân khi bà trình ra dự luật dẫn độ, các nhà phân tích được tờ New York Times dẫn lời phân tích.‘Bước lùi lớn’
Theo tờ báo này, khi đưa ra dự luật dẫn độ, bà Lâm có một đa số trung thành trong cơ quan lập pháp của đặc khu. Bà còn có sự ủng hộ hoàn toàn của chính phủ Trung Quốc và một bộ máy hành chính đồ sộ sẵn sàng thúc đẩy nghị trình của bà.
Vậy mà mới tuần trước, hôm 15/6, bà Lâm buộc phải đình hoãn vô thời hạn nỗ lực trong nhiều tháng hướng tới việc thông qua dự luật cho phép chính phủ bà dẫn độ các nghi phạm hình sự đến Hoa lục, Đài Loan và những nơi khác. Quyết định nhượng bộ của bà Lâm là bước lùi đơn lẻ lớn nhất trên một vấn đề chính trị kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012, theo phân tích trên tờ New York Times.
Rầm rộ dân chúng đã xuống đường ở Hong Kong trong các cuộc biểu tình từ ôn hòa trở thành bạo động. Các lãnh đạo doanh nghiệp địa phương đã quay lưng lại với bà Lâm. Ngay cả các quan chức ở Bắc Kinh cũng bắt đầu đặt dấu hỏi về cách nhận định của bà khi đối đầu trên một vấn đề mà họ xem là sự xao nhãng khỏi ưu tiên thật sự của họ: thông qua đạo luật an ninh quốc gia hà khắc hơn ở Hong Kong.
New York Times nhận định rằng nguy cơ đối với chính phủ Hong Kong là công chúng, nhất là giới trẻ, những người có thể hình thành suy nghĩ rằng cách duy nhất để ngăn chặn những chính sách mà họ không thích chính là biểu tình bạo lực. Với từng vấn đề lớn nối tiếp nhau kể từ khi Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc hồi năm 1997, mức độ bạo lực tại các cuộc biểu tình đã gia tăng trước khi chính quyền buông xuôi và thay đổi lập trường.
Có đến một triệu người tuần hành ôn hòa chống lại dự luật dẫn độ một tuần trước đây (con số do những người biểu tình cung cấp – còn cảnh sát đưa ra con số ít hơn nhiều là chỉ vài trăm ngàn). Tuy nhiên lập trường của chính quyền Hong Kong không lay chuyển cho đến khi một cuộc biểu tình khác nhỏ hơn diễn ra ba ngày sau đó. Nó khởi đầu trong ôn hòa cho đến khi một số người biểu tình nhặt gạch đá ném vào cảnh sát, và cảnh sát đáp trả bằng đạn cao su và hơi cay.
‘Do thiếu dân chủ’
Thất bại của dự luật dẫn độ cho thấy thế khó xử của chính quyền trung ương Bắc Kinh ở Hong Kong. Họ muốn duy trì kiểm soát toàn diện lãnh thổ bán tự trị này trong khi không cho phép dân chủ hoàn toàn, New York Times nhận định.
Không có dân chủ, các chính quyền liên tiếp ở Hong Kong đều đã phạm sai lầm khiến họ rơi vào khủng hoảng chính trị do đánh giá thấp hay phớt lờ sự quan tâm của công chúng – và mỗi lần như thế Bắc Kinh lại bị đổ lỗi, cũng theo tờ báo này. Tuy nhiên, một số cố vấn thân cận của bà Lâm nói rằng không rõ bà có bàn bạc với các lãnh đạo ở Bắc Kinh về luật dẫn độ hay không.
Khi thông báo hoãn dự luật dẫn độ trước báo giới, bà Lâm đã liên tục từ chối trả lời câu hỏi về những gì bà đã trao đổi với các lãnh đạo Bắc Kinh.
Giới lãnh đạo Hong Kong ngày càng hòa theo giọng điệu của Bắc Kinh về việc quy cho ‘các thế lực xấu xa bên ngoài’ kích động các cuộc biểu tình. Ảnh hưởng bên ngoài đó dường như muốn nói đến các cuộc gặp giữa các nhà cổ súy dân chủ đã sắp xếp với các quan chức và nhà chính trị Mỹ khi họ bay đến Washington.
“Cuộc bạo loạn [nguyên văn] này tôi tin rằng do các thế lực bên ngoài kích động và điều đáng buồn là giới trẻ Hong Kong đã bị lợi dụng để tham gia,” Joseph Yam, thành viên Hội đồng Điều hành của bà Lâm, nói.
Con đường dẫn đến thất bại chính sách của bà Lâm dường như đã bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái.
Đó là khi bà Lâm và các cố vấn hàng đầu của bà bay đến Bắc Kinh để dự một cuộc gặp hiếm hoi với ông Tập. Ông Tập đã có bài diễn văn dài chỉ thị cho họ phải giữ gìn an ninh quốc gia, theo bản ghi được Tân Hoa Xã công bố.
Bài diễn văn của ông Tập dường như chứa đựng thông điệp rằng Hong Kong không thể trì hoãn vô thời hạn nghĩa vụ pháp lý của họ dưới Đạo luật Cơ bản, tức bản tiểu Hiến pháp của Hong Hong, là thi hành các đạo luật an ninh quốc gia chống lại nổi loạn, lật đổ, ly khai và phản quốc.
“Đồng bào Hong Kong và Macau cần cải thiện hệ thống và cơ chế liên quan đến việc thực thi Hiến pháp và Đạo luật Cơ bản,” ông Tập được dẫn lời nói.
Khó thông qua đạo luật an ninh?
Căn nguyên của đạo luật dẫn độ này là vào năm ngoái bà Lâm đã nhận được 5 lá thư từ cha mẹ của một cô gái trẻ bị bạn trai sát hại ở Đài Loan và nghi phạm này sau đó đã quay về Hong Kong. Sự thiếu vắng thỏa thuận dẫn độ giữa Hong Kong và Đài Loan càng khiến quá trình dẫn độ nghi phạm thêm phức tạp.
Bà Lâm khi đó đã quyết định rằng một dự luật ngắn – chỉ 10 điều khoản – sẽ được đưa ra cơ quan lập pháp Hong Kong để giúp việc dẫn độ được dễ dàng hơn.
Dự luật đó đã được đưa ra một cuộc họp của Hội đồng Điều hành, cơ quan tư vấn cao nhất ở Hong Kong, ngay trước dịp Tết Nguyên đán, và được phê chuẩn mà gần như không có thảo luận gì hết. Hội đồng này bao gồm các bộ trưởng chính phủ cùng 16 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà lập pháp thân Bắc Kinh. Cơ quan này thường bị chỉ trích là một nhóm cách biệt gần như không có trách nhiệm giải trình với người dân.
Tuần lễ sau Tết Nguyên đán, bà Lâm đã ngay lập tức công bố dự luật.
Dự luật này yêu cầu cảnh sát thực hiện ‘hỗ trợ pháp lý tương hỗ trong các vấn đề hình sự’. Các quan chức tài chính hàng đầu và các nhà lãnh đạo các tổ chức tài chính ở Hong Kong, vốn có mặt tại cuộc họp ngay trước Tết, đã không được thông báo rằng dự luật này sẽ cho phép các cơ quan an ninh đại lục được yêu cầu đóng băng tài sản ở Hong Kong và khi biết được điều này họ đã cảm thấy choáng váng.
Dự luật của bà Lâm khiến cho không chỉ công dân Hong Kong mà còn người nước ngoài sống ở Hong Kong đối diện với nguy cơ dẫn độ sang đại lục. Điều này gây hoảng sợ cho Phòng Thương mại vốn rất có thế lực đại diện các ngân hàng lớn nhất ở phương Tây mà đa số đều đặt trụ sở châu Á ở Hong Kong cũng như một số hãng sản xuất lớn nhất của phương Tây vốn có nhân sự ở Hong Kong để giám sát quá trình sản xuất ở Đại lục.
Cộng đồng doanh nghiệp đã bắt đầu thúc đẩy ngưng lại dự luật dẫn độ. Với việc chính quyền Hong Kong giờ đây đã dừng xem xét dự luật, ngay cả các đồng minh của bà Lâm ở Hong Kong cũng nói rằng bà gần như chắc chắn không có đủ vốn liếng chính trị để thông qua đạo luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh thật sự mong muốn.
Những hạn chế trong cách xử lý dự luật dẫn độ của chính quyền Hong Kong cho thấy rằng Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong chỉ có trách nhiệm giải trình đối với Bắc Kinh, theo phân tích trên New York Times.
Các lãnh đạo ở Bắc Kinh thích cấu trúc chính trị này bởi vì nó đảm bảo sự trung thành của chính quyền Hong Kong. Do đó họ bác bỏ yêu sách của người biểu tình ở Hong Kong đòi bầu cử tự do 5 năm trước đây. Tuy nhiên, hệ thống chính trị này có nghĩa là lãnh đạo Hong Kong thường xuyên hiểu sai và đôi khi phớt lờ công luận và hoạt động với rất ít sự phản hồi.
“Nếu như Trưởng Đặc khu được người dân Hong Kong bầu lên chứ không phải bầu theo ý của Bắc Kinh thì có lẽ ông bà ấy sẽ không đưa ra dự luật này,” ông Jean-Pierre Cabestan, nhà khoa học chính trị tại Đại học Baptist Hong Kong, nhận định với New York Times.
‘Giải tỏa sự bức bối’
Trao đổi với VOA khi đang trên đường trở về Mỹ từ Hong Kong sau khi tham gia cuộc biểu tình hôm Chủ nhật 16/6, chị Nancy Nguyễn, một người Việt ở California vốn là cảm tình viên của phong trào dân chủ Hong Kong kể từ phong trào Dù Vàng năm 2014, nói rằng hành động xuống đường rầm rộ của người dân Hong Kong là ‘giải tỏa sự bức bối’ khi họ không có khả năng làm chủ chính quyền của họ.
“Họ không có khả năng can thiệp vào tiến trình lập pháp của chính quyền Hong Kong,” cô Nguyễn nói. “Chính sự bực bội, kiềm tỏa như vậy khiến cho người dân xuống đường mạnh mẽ vì đó là cách duy nhất họ thể hiện nguyện vọng của họ.”
“Bà Carrie là người được Bắc Kinh chỉ định nên không quan tâm người dân muốn gì vì dù thế nào bà ấy cũng tái đắc cử mà thôi. Bà ấy chỉ phục vụ cho chủ của bà ấy (Bắc Kinh) nên bà ấy quá sức tự tin,” cô nói thêm.
Sau vài ngày sang tận Hong Kong quan sát, ủng hộ cuộc biểu tình của người dân Hong Kong lần này, cô Nguyễn cho biết người biểu tình bất mãn khi chính quyền Hong Kong không xin lỗi về việc cảnh sát ‘dùng bạo lực rất mạnh với người biểu tình ôn hòa’ nên họ có thêm yêu sách đòi bà Lâm phải từ chức sau khi bà Lâm đã tuyên bố hoãn lại dự luật. Bản thân họ cũng không thỏa mãn việc chỉ hoãn lại dự luật nên tiếp tục biểu tình, cô Nguyễn nói.
Trước câu hỏi của VOA là người biểu tình có bạo loạn như lời cảnh sát Hong Kong cáo buộc hay không, cô Nguyễn, người từng tham gia các cuộc biểu tình Dù Vàng ở Hong Kong 2014 và cuộc biểu tình lần này, nói rằng theo ghi nhận của cô thì ‘người biểu tình thường không bạo loạn’.
“Họ biết nếu họ bạo loạn thì họ sẽ mất đi chính nghĩa,” cô nói.
“Nếu dự luật này được thông qua thì tất cả mọi người dân Hong Kong đều bị ảnh hưởng. Có một điều họ không thể tưởng tượng được nhưng có thể xảy ra là công dân Hong Kong có thể bị bắt cóc ra khỏi Hong Kong và bị dẫn độ về đại lục (từng xảy ra đối với một chủ tiệm sách ở Hong Kong). Công dân Hong Kong bây giờ và mãi mãi bị kiềm tỏa. Một đất nước, hai chế độ không tồn tại nữa,” cô Nguyễn chia sẻ thêm.
Về mục đích ban đầu của luật dẫn độ là để có cơ sở xử lý vụ án giết người ở Đài Loan nhưng thủ phạm lại bỏ trốn về Hong Kong, cô Nguyễn dẫn lời Hội Luật sư Hong Kong rằng dù thừa nhận sự cần thiết phải xử lý vụ án này nhưng họ cho rằng ‘hai vấn đề không thể gộp chung lại với nhau’.
“Một chuyện rất hiếm khi xảy ra lại thay đổi hệ thống tư pháp Hong Kong đến 7 triệu người,” cô phản bác và cho biết Hong Kong ‘có hệ thống tư pháp chặt chẽ’ và ‘sẵn sàng chấp nhận luật dẫn độ đến hầu hết các quốc gia trên thế giới có hệ thống tư pháp tương tự như Hong Kong’ nhưng không chấp nhận dẫn độ sang Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-hong-kong-pham-sai-lam-gi-khi-dua-ra-luat-dan-do-/4962803.html
Không một ai ở Hồng Kông
biểu tình ủng hộ luật dẫn độ!
Thụy MySau cuộc biểu tình vĩ đại ở Hồng Kông hôm Chủ nhật 16/06/2019, độc giả báo Le Monde đã đặt nhiều câu hỏi cho thông tín viên của tờ báo tại Hồng Kông, Florence de Changy. Sau đây là một số nội dung trao đổi trên trang web của tờ báo Pháp.
Tôi nghe nói rằng hệ thống bầu cử Hồng Kông dành ưu tiên cho các đảng thân Bắc Kinh. Quý báo có thể giải thích ?
Đây chỉ là tóm lược nhiều tình hình khác nhau tùy theo loại bầu cử. Bắt đầu bằng cấp cao nhất : bầu trưởng đặc khu Hồng Kông. Chỉ có 1.200 « cử tri » có quyền bỏ phiếu, và cử tri đoàn này gồm nhiều nhân tố trong đời sống kinh tế, xã hội và chính trị ; hầu hết thân Hoa lục. Thế nên hầu như bảo đảm rằng đa số các « đại cử tri » này đều bầu cho ứng cử viên được Bắc Kinh ưa thích. Trong số 1.200 phiếu đó, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã được 777 phiếu, và người tiền nhiệm của bà là Lương Chấn Anh (C.Y. Leung) mang biệt danh 689, vì ông được đúng số phiếu đó để giành đa số. Trước thời kỳ này, các ứng cử viên dân chủ rất khó đắc cử, tuy cũng đã có người chiến thắng.
Tại LegCo, tức Nghị viện Hồng Kông, phân nửa số ghế được phân bố cho các đại biểu đại diện cho ngành nghề hoặc nhiều giới trong xã hội, và phe thân Bắc Kinh luôn luôn chiếm đa số. Phân nửa số ghế còn lại được phân phối theo khu vực bầu cử, và nhìn chung, các ứng cử viên dân chủ thường giành được quá bán số ghế này. Ngoài ra còn có 5 « ghế đặc biệt » mà tất cả mọi người đều có thể bầu.
Nhưng từ sau cuộc bầu cử lập pháp năm 2016, chính quyền đã áp đặt các quy định mới, ngăn trở một số ứng cử viên đối lập ra tranh cử – đây là trường hợp của tất cả các thành viên đảng Demosisto (Hương Cảng Chúng Chí). Chính quyền còn loại ra sáu dân biểu đối lập, chủ yếu vì lý do họ « tuyên thệ không đúng đắn ».
Về bầu cử địa phương thì dân chủ hơn, nhưng các ứng cử viên thân Bắc Kinh thường có trong tay nhiều phương tiện hùng hậu để lấn át đối lập.
Các cuộc biểu tình lần này có mang ý nghĩa lịch sử ? Người dân Hồng Kông đã từng xuống đường rất nhiều lần trong cuộc « Cách mạng Dù » trước đó…
Đương nhiên là các cuộc biểu tình kỳ này mang tầm vóc lịch sử to lớn, chỉ nói riêng về quy mô. Hồng Kông chỉ có 7,3 triệu dân ; nên thật đáng nể khi rầm rộ như thế mà rất ôn hòa, kỷ luật, không hề bạo lực – ở đây tôi chỉ đề cập đến hai cuộc xuống đường hôm Chủ nhật 9 và 16/6. Còn cuộc « Cách mạng Dù » kéo dài 79 ngày trước đây thì mục đích đấu tranh có khác.
Năm 2014, người Hồng Kông tranh đấu để có thể bầu ra trưởng đặc khu một cách dân chủ hơn, từ chối phương án của Bắc Kinh. Rốt cuộc người dân không được nhượng bộ gì cả. Nhưng dự luật dẫn độ đã dẫn đến các cuộc biểu tình hiện nay, theo quan điểm của người Hồng Kông, là một bước thụt lùi quá lớn. Nếu được thông qua, thì đó sẽ là sự xóa bỏ
nguyên tắc « Một đất nước, hai chế độ » mà lẽ ra họ được hưởng cho đến năm 2047. Vì vậy mà dự luật này đụng chạm sâu sắc đến bản sắc của Hồng Kông.
Liệu Trung Quốc có chịu dừng lại ở đây hay không ? Tương lai Hồng Kông sẽ ra sao ?
Tối thứ Hai 17/06/2019 Bắc Kinh vừa tái khẳng định sự ủng hộ đối với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Sẽ rất nhạy cảm, thậm chí tai hại cho Trung Quốc nếu bỏ rơi bà ta ngay sau khi người dân biểu tình, điều này có nguy cơ tạo ra một tiền lệ không thể quản lý nổi. Đồng thời, nếu chính quyền không chấp nhận một số yêu cầu của người biểu tình trong những ngày, những tuần sắp tới, cuộc khủng hoảng sẽ lan rộng và trở nên phức tạp hơn.
Tất cả cho thấy chính quyền trung ương đang tìm kiếm một « kế hoạch B ». Nhưng một trưởng đặc khu đủ trung thành với Bắc Kinh và lại chiếm được lòng tin của người Hồng Kông, thì không dễ tìm ra !
Trung Quốc có thể tự cho phép mình « nhả » Hồng Kông ra, với nguy cơ lây lan sang các lãnh thổ khác mà họ muốn khống chế (như Đài Loan chẳng hạn) ?
Không có bất kỳ trường hợp nào Trung Quốc có thể để cho Hồng Kông được tự do. Đó là thành phố duy nhất mang tính quốc tế thực sự của Trung Quốc, Hồng Kông tiếp tục đóng vai trò trung gian quan trọng giữa Hoa lục và phần còn lại của thế giới.
Còn Đài Loan thì độc lập từ năm 1949 (từng bị Nhật kiểm soát trong vòng 50 năm, từ 1985 đến 1945). Cho dù Trung Quốc của Tập Cận Bình có muốn chiếm lấy Đài Loan đi nữa, thì sự độc lập của vùng đất này trên thực tế đã kéo dài suốt 70 năm. Đài Loan từ hơn 20 năm qua đã là một đất nước dân chủ. Hai trường hợp này rất khác nhau.
Trung Quốc có thể xé toạc hiệp ước đã ký, về quyền tự trị của Hồng Kông cho đến năm 2047 ?
Trung Quốc phải tôn trọng hiệp ước, vì đã cam kết giữ nguyên tắc « Một đất nước, hai chế độ »cho đến 2047. Basic Law (luật căn bản, tức Hiến pháp Hồng Kông) quy định đặc khu được « tự trị ở mức độ cao » đối với công việc nội bộ của mình (tư pháp độc lập, đồng tiền quy chiếu với đô la…). Ngược lại Hồng Kông giao phó cho Trung Quốc vấn đề quốc phòng.
Vì sao bằng ấy người dân Hồng Kông lại ồ ạt xuống đường ? Quyền tự do nào đang bị đe dọa ?
Cư dân Hồng Kông cảm thấy bị đe dọa, bởi sự can thiệp ngày càng lớn của Trung Quốc vào cuộc sống và cách sống của họ. Họ nhận ra rằng với dự luật gây tranh cãi, Bắc Kinh bất kỳ lúc nào cũng có thể yêu cầu dẫn độ một công dân Hồng Kông, thậm chí một người ngoại quốc quá cảnh sang đây. Chỉ riêng ý nghĩ này đã không thể chấp nhận được. Hơn nữa tư pháp Hồng Kông nổi tiếng là nghiêm minh, cho dù Trung Quốc có thể can thiệp trong một ít trường hợp đặc biệt.
Cuối cùng thì có ích lợi gì khi đi biểu tình, vì dù sao đi nữa đến năm 2047 Hồng Kông cũng sẽ thuộc về Trung Quốc ? Người dân chỉ làm chậm lại điều không thể tránh khỏi.
Những người biểu tình khi tôi hỏi câu tương tự, họ trả lời : « Năm 2047 à, hãy còn quá sớm để nghĩ đến ». Điều mà họ muốn, là Hồng Kông vẫn là Hồng Kông, như đã thỏa thuận. Lẽ tự nhiên là mươi, mười lăm năm trước khi đến kỳ hạn, người ta sẽ bàn bạc đến hậu 2047, nhưng từ nay cho đến lúc đó sẽ có nhiều sự kiện xảy ra.
Khi kỳ hạn này được Đặng Tiểu Bình và bà Margaret Thatcher ấn định, chừng như ý tưởng được hiểu ngầm là từ đây đến đó, với chủ trương mở cửa của Bắc Kinh trong thập niên 80, Trung Quốc sẽ trở nên dân chủ và sự hợp nhất giữa hai chế độ sẽ gần như là điều tự nhiên…
Tác động từ sự ủng hộ của quốc tế ra sao ?
Sự can thiệp của cộng đồng quốc tế khiến Bắc Kinh bực tức, nhưng điều này cũng chứng tỏ là họ không thể làm ngơ được. Đây có thể là con dao hai lưỡi, vì Trung Quốc thích lu loa rằng người biểu tình bị « thế lực thù địch » bên ngoài xúi giục, cho dù kiểu tuyên truyền này chẳng mấy khả tín.
Có cuộc biểu tình nào ủng hộ dự luật dẫn độ không, và nếu có, thì số người xuống đường là bao nhiêu ?
Theo tờ báo nhà nước China Daily, thì có đến 800.000 người, nhưng bản thân tôi có mặt tại chỗ, thì tôi chẳng thấy mống nào !
Thật sự mà nói, những người biểu tình thân Trung Quốc rất dễ nhận ra, vì họ thường được trả tiền để tham gia một số sự kiện. Các « biểu tình viên » này có thật, người ta từng thấy họ khá đông đảo khi chủ tịch Trung Quốc đến thăm Hồng Kông hôm 01/07/2017, nhưng sự hiện diện của họ chẳng có giá trị gì. Những người ủng hộ giả hiệu này thường từ chối trả lời, và mỗi khi đặt câu hỏi, tôi cảm thấy họ chả hiểu gì về sự kiện mà họ tham gia.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190618-khong-mot-ai-o-hong-kong-bieu-tinh-ung-ho-luat-dan-do
TQ: Động đất ở Tứ Xuyên
gây chết người, lở đất và nhà đổ
Trận động đất 6 độ Richter xảy ra ở gần Nghi Tân, cách Thành Đô chừng 300 km vào giờ tối hôm thứ Hai làm chết ít nhất 12 người, 100 bị thương và nhà cửa bị hủy hoại.Truyền thông Trung Quốc chiếu cảnh đội cứu trợ cho đến ngày thứ Ba vẫn đang nỗ lực đưa người bị thương ra khỏi nhà cửa bị đổ nát ở Nghi Tân, thuộc Trường Ninh.
Có các cơn dư chấn mạnh sau đó tại vùng này, cảm nhận được cả ở Thành Đô và Trùng Khánh.
Trận động đất lớn đã xảy ra ở Tứ Xuyên hồi 2008, lên tới 7,9 độ Richter, làm chết hàng chục nghìn người, khiến Trung Quốc phải làm quốc tang.
Tuy nhiên, trận động đất này nhỏ hơn nhiều và gây thiệt hai không bằng.
Dù vậy, truyền thông TQ cũng tập trung đưa tin.
Lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình dự kiến có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông tới CHDCND Triều Tiên vào hai ngày 21 và 22/06/2019.
Sau đó ông có lịch tới Osaka dự G20 vào các ngày 28 và 29 tháng này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48679783
Báo TQ nói
nhiều người Hong Kong biểu tình để ‘chống Mỹ’
Cuối tuần qua, khi thế giới hướng về hai triệu người Hong Kong xuống đường phản đối dự luật dẫn độ, và yêu cầu Đặc khu trưởng Carrie Lâm từ chức, thì truyền thông nhà nước Trung Quốc lại đưa tin về một cuộc biểu tình khác.Có lẽ với độc giả của Theo China Daily, thì chỉ có một cuộc biểu tình ở Hong Kong hôm Chủ nhật và đó là của liên minh các Phụ Huynh Đặc Khu yêu cầu các chính trị gia Hoa Kỳ không can thiệp vào việc sửa đổi luật dẫn độ và các vấn đề nội bộ của đặc khu.
Liên minh này gồm “hơn 30 chức sắc chính trị, kinh doanh và pháp lý địa phương, những người ủng hộ luật dẫn độ” đến biểu tình trước Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Hong Kong và Macao.
Hong Kong: dân lại biểu tình lớn vì luật dẫn độ
Cô gái ngồi thiền: Biểu tượng biểu tình ở Hong Kong
Joshua Wong ra tù, tăng áp lực lên bà Carrie Lam
Tờ China Daily không nói rõ có bao nhiêu người tham gia biểu tình nhưng những người này cho rằng các thế lực nước ngoài “đã khuấy động giới trẻ khiến họ chống lại dự luật dẫn độ”.
Tờ này còn dẫn lời Stanley Ng Chau-pei, một chính trị gia Hong Kong thân Trung Quốc, nói rằng các phụ huynh Hong Kong cảm thấy có nghĩa vụ phải bảo vệ giới trẻ khỏi bị lôi vào chiêu trò chính trị và bạo lực dẫn đến “vi phạm pháp luật và hủy hoại tương lai của họ”.
Ông Ng nói “thật đáng khinh khi một số chính trị gia Hoa Kỳ liên tục can thiệp vào vấn đề luật dẫn độ.”
Tờ Hoàn cầu Thời báo còn chỉ đích danh Mỹ, với bài viết: “Mỹ phải nghĩ hai lần trước khi chơi chiêu bài ‘Hong Kong’.
Nội dung bài báo cho rằng Washington đã lợi dụng các cuộc biểu tình ở Hong Kong để làm quân cờ đàm phán về vấn đề giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
“Những gì xảy ra ở Hong Kong cho thấy mục tiêu cơ bản của Washington là để đạt ‘Nước Mỹ trên hết’ bằng cách làm xói mòn lợi ích của Trung Quốc.”
Weibo, WeChat ‘sạch bóng’ biểu tình
Theo Bloomberg News, tất cả những bài đăng ủng hộ người biểu tình Hong Kong trên mạng xã hội Weibo đều bị ‘xóa sạch’ kể từ khi các cuộc biểu tình xảy ra từ cuối tuần trước.
“Người dùng WeChat bên ngoài Trung Quốc đại lục vẫn có thể chia sẻ hình ảnh và bình luận về cuộc biểu tình nhưng những người thân của họ ở bên trong Trung Quốc thì không thể thấy”.
Khi gõ cụm từ “Hong Kong” vào công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc sẽ không hiện lên tin tức nào về hàng trăm ngàn người đổ xuống đường biểu tình.
Thậm chí bài hát “Do you hear the people sing” trong vở nhạc kịch “Les Miserables” (Những người khốn khổ) mà người biểu tình hay hát cũng đã bị xóa khỏi dịch vụ nghe nhạc trực tuyến QQ.
Telegram bị tấn công mạng từ Trung Quốc
Hong Kong biểu tình, ông Tập ăn bánh sinh nhật
Hong Kong: Giới trẻ cấp tiến hết sợ hơi cay
Trong khi đó, trang Freeweibo.com, một trang dùng để theo dõi những từ khóa bị xóa trên trang Weibo, cho thấy từ “Hong Kong”, “dẫn độ” và “biểu tình” là những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo.
Trump ít nhắc đến Hong Kong
Trong khi đó, trái với China Daily và Hoàn cầu Thời báo, tờ Bưu điện Hoa Nam cho rằng chính phủ Mỹ đã có một cách tiếp cận “cân bằng” đối với tình hình ở Hong Kong.
Ông Trump chỉ có một bình luận đáng chú ý hồi tuần trước rằng ông kỳ vọng Bắc Kinh và Hong Kong ‘sẽ tìm ra giải pháp’.
Mặc dù Washington muốn gia tăng áp lực lên Bắc Kinh, nhưng “Nếu đưa ra động thái trừng phạt thì nó sẽ làm giảm vị thế của Hong Kong, càng khiến Hong Kong phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, và làm tổn hại đến tiếng nói của Hong Kong đấu tranh cho dân chủ,” Michael Hirson, một chuyên gia về Trung Quốc nhận định.
“Vì vậy có một sự cân bằng cơ bản mà chính phủ [Mỹ] muốn đạt được.”
https://www.bbc.com/vietnamese/48672606
Trước khi gặp Trump,
Tập thăm Kim Jong-un để tạo thanh thế
Trước khi ‘đối mặt’ với Donald Trump ở G20, Chủ tịch TQ thăm Bình Nhưỡng để ‘tăng vị thế’ nhờ nắm con bài Kim Jong-un, theo một báo Anh.Ông Tập Cận Bình dự kiến có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông tới CHDCND Triều Tiên vào hai ngày 21 và 22/06/2019.
Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Trung Quốc sang láng giềng, đồng minh duy nhất Đông Bắc Á từ 14 năm qua.
Bắc Hàn tạm dừng đồng diễn vì Kim Jong-un chê
Bắc Hàn đuổi phóng viên ‘phạm thượng, che mặt’ Kim Jong-un
VN ‘một vốn bốn lời’ từ hội nghị Trump-Kim
“Qua việc mở hội nghị thượng đỉnh với ông Kim, nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn cho Hoa Kỳ và Hàn Quốc thấy họ có thể đóng vai trò điều phối viên cho thảo luận xóa bỏ vũ khí nguyên tử và họ có thể đưa ông Kim quay trở lại bàn đàm phán,” bà Ahn Yinhay, giáo sư ngành quan hệ quốc tế ở Đại học Hàn Quốc (Korea University), Seoul nói với tờ Telegraph của Anh.
Theo chuyên gia này, ông Tập cũng muốn dùng ảnh hưởng với Bắc Hàn để tạo thế cho Bắc Kinh nhằm tạo tiến bộ trong cuộc thương chiến ngày càng nặng nề với Mỹ.
Thậm chí, tác động của Trung Quốc lên Bắc Hàn có thể trở thành lá bài cho Bắc Kinh trong các vấn đề như Đài Loan và tranh chấp Biển Đông, theo tờ báo Anh.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn cho Hoa Kỳ và Hàn Quốc thấy họ có thể đóng vai trò điều phối viên cho thảo luận xóa bỏ vũ khí nguyên tửBà Ahn Yinhay, Korea University
Một nhà quan sát khác, giáo sư Jingdong Yuan, từ Đại học Sydney đồng ý rằng chuyến thăm của ông Tập nhằm gửi ra thông điệp “bạn không thể bỏ qua Trung Quốc”.
Theo ông, Chủ tịch Tập sẽ dùng hội nghị thượng đỉnh với ông Kim là “lá bài mặc cả” trong thương chiến với Mỹ.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ dự kiến gặp nhau bên lề Hội nghị G20 năm nay vào các ngày 28 và 29/06 ở Osaka, Nhật Bản.
Ai đang chơi ‘lá bài’ của ai đây?
Kể từ khi hội nghị Trump – Kim đổ vỡ ở Hà Nội hồi tháng Hai năm nay, giới chức Hoa Kỳ và Bắc Hàn không gặp lại nhau nữa.
Cả chính phủ Mỹ và Phủ tổng thống Hàn Quốc đều hoan nghênh việc ông Tập “thăm Bắc Hàn”, và bày tỏ hy vọng về việc “Bình Nhưỡng trở lại đàm phán”.
Tuy nhiên, một phân tích của trang CNN lại nói ông Kim Jong-un cũng coi đây là cơ hội “để dùng Nga, và Trung Quốc” vào việc tạo thanh thế cho bản thân.
Hồi tháng 4, ông Kim có chuyến thăm sang Nga nhằm tăng vị thế của Bắc Hàn và muốn nhờ Nga giảm bớt sức ép từ cấm vận quốc tế.
Ông Kim cũng trông đợi Trung Quốc tiếp tục trợ giúp về kinh tế.
Tờ China Daily tuần này có xã luận xác nhận “phục hồi quan hệ kinh tế” là một phần của thảo luận Tập – Kim ở Bình Nhưỡng.
Hai bên cũng nói họ sẽ tăng cường ‘du lịch văn hóa’ và trao đổi du lịch.
Cho đến nay, đa số khách Trung Quốc sang Bắc Hàn hoặc để buôn bán nhỏ vùng giáp biên, hoặc đi các tour có tính ‘hoài cổ’ thăm lại di tích chiến tranh.
Còn hiện Bắc Hàn vẫn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng, các khu giải trí cho khách Trung Quốc, trong khi làn sóng du khách vẫn sang Hàn Quốc nhiều hơn.
Cũng có ý kiến của nhà quan sát Trung Quốc, Zhang Lifan nói với The Guardian ở Anh rằng chuyến thăm của ông Tập sang Bình Nhưỡng “sẽ không tạo đột phá gì”, mà chỉ nhắc lại cho thế giới biết vai trò của Bắc Kinh mà thôi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48675603
Huawei (Hoa Vi) cho biết
sẽ thiệt hại 30 tỷ đô la doanh thu
Các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ khiến tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc thiệt hại 30 tỷ đô la doanh thu trong hai năm tới. Người sáng lập và là Giám đốc điều hành của Hoa Vi, ông Nhậm Chính Phi cho biết như vậy. Reuters đưa tin hôm 17/6/2019.Hoa Vi là một tâm điểm của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Hôm 16/5/2019, Chính phủ Hoa Kỳ đã đưa tập đoàn này vào danh sách đen với lý do an ninh quốc gia và cấm các nhà sản xuất Hoa Kỳ cung cấp linh kiện cho Hoa Vi, nếu không có sự chấp thuận đặc biệt.
Hoa Kỳ cũng lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng thiết bị của Hoa Vi để do thám các quốc gia khác nên Hoa Kỳ đang gây áp lực buộc các nước đồng minh phải loại bỏ Hoa Vi khỏi các hệ thống mạng 5G. Hoa Vi bác bỏ cáo buộc của Hoa Kỳ và khẳng định các sản phẩm của Tập đoàn này không đe dọa tới an ninh quốc gia của các nước khác.
Lệnh cấm của Mỹ buộc các tập đoàn, gồm Alphabet Inc. của Google và ARM của Anh, giới hạn hay ngưng quan hệ với Hoa Vi.
Reuters dẫn lời ông Nhậm Chính Phi đưa ra vào ngày thứ hai 17 tháng 6 rằng ông không ngờ Hoa Vi bị tấn công mạnh và nhiều mặt như vậy. Tuy vậy, ông hy vọng hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hoa Vi sẽ hồi phục vào năm 2021.
Theo Reuters thì đây là lần đầu tiên Hoa Vi đưa ra con số thiệt hại 30 tỷ đô la.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/huawei-will-wipe-30-billion-dollars-off-revenue-06182019083155.html
Sau thông cáo bị “xóa vội”, TQ ra tuyên bố mới
về vụ tàu Philippines bị đâm chìm:
Lược bỏ chi tiết “quan trọng”?
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm 17/6 đã đưa ra tuyên bố mới nhất về vụ tàu cá Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên Biển Đông.Trung Quốc đã lược bỏ lời cáo buộc “7-8 tàu cá Philippines bất ngờ bao vây tàu cá Trung Quốc” trong tuyên bố mới nhất về vụ tàu cá Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông được đưa ra vào ngày thứ 3 (18/6) vừa qua, Rappler cho biết.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng đã nhờ Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines chuyển lời chia sẻ và động viên của họ tới 22 thuyền viên của tàu cá Philippines GEM-VIR1 vì những tổn thất sau vụ việc ngày 9/6. Đây cũng là lần đầu tiên họ có hành động này kể từ sau khi vụ việc xảy ra, theo Rappler.
Sáng ngày hôm nay (18/6), thông cáo mới nhất của Bắc Kinh (thực chất là bản ghi tuyên bố ngày 17/6 của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng) đã được Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines gửi tới các phóng viên nước này. Trong đó có đoạn:
“Vào rạng sáng ngày 10/6 (đêm 9/6 theo giờ Philippines), một vụ va chạm tình cờ đã xảy ra giữa tàu cá Trung Quốc và tàu cá Philippines gần Bãi Cỏ Rong. Chúng tôi xin được chia sẻ với các ngư dân Philippines đã bị lâm vào tình cảnh hiểm nguy”, ông Lục Khảng nói.
Thông cáo mới này nhấn mạnh rằng vụ việc xảy ra gần Bãi Cỏ Rong ngày 9/6 “chỉ là một vụ va chạm tình cờ giữa những tàu cá trên biển”; tuy nhiên họ không đưa ra thêm thông tin chi tiết về vụ “va chạm tình cờ này”.
Ngoài ra, ông Lục Khảng cũng không đề cập, cũng không bày tỏ thái độ phản đối hay quan ngại về chi tiết “tàu cá Trung Quốc bất ngờ bị 7-8 tàu cá Philippines bao vậy” như thông tin được đưa ra trong thông cáo đã bị Đại sứ quán Trung Quốc “xóa vội” hôm 14/6 vừa qua.
Theo Rappler, điều này cho thấy phía Trung Quốc đã lược bỏ chi tiết này, bởi theo thông lệ thì các nước thường gửi công hàm phản đối hoặc phát biểu quan ngại, cho dù chỉ có 1 công dân nước họ bị công dân nước ngoài “gây hấn”, đặc biệt là trên biển Đông.
Thông cáo bị “xóa vội” của Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines
Hôm 14/6 vừa qua, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines đã phát một tuyên bố trên Facebook, thừa nhận rằng tàu cá nước này đã khiến tàu Philippines bị chìm, tuy nhiên họ lại cáo buộc ngược rằng “có 7-8 tàu cá Philippines bất ngờ bao vây” tàu cá Trung Quốc, khiến tàu Trung Quốc muốn cứu người nhưng lại không dám vì… sợ các tàu xung quanh.
Theo Rappler, cơ quan ngoại giao này đã đăng tải thông cáo trên vào lúc 9h20′ tối ngày 14/6 (theo giờ địa phương), nhưng đã xóa đi sau vài giờ. Vào lúc 11h44′ sáng ngày 15/6, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines đã đăng một thông cáo mới, trong đó không có đoạn “7-8 tàu cá Philippines bao vây tàu Trung Quốc”.
Tuy nhiên, Rappler cho biết ngoại trừ chi tiết nói trên, thì nội dung còn lại trong thông cáo cũ vẫn được giữ nguyên, và lặp lại một phần trong phát biểu trước đó của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, rằng giới chức Philippines đang hành động vô trách nhiệm khi “chính trị hóa vụ việc mà chưa có thông tin xác minh”.
Phát biểu ngày 17/6 vừa qua, phát ngôn viên Lục Khảng cũng cho biết: “Việc liên hệ vụ việc này với tình hữu nghị của hai nước Trung Quốc-Philippines, hay thậm chí là rút ra những suy diễn chính trị về vụ việc là hành động vô trách nhiệm và không có tính xây dựng”.
Phía Trung Quốc nói rằng họ “sẽ tiếp tục điều tra nghiêm túc” về vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
http://biendong.net/diem-tin/28768-sau-thong-cao-bi-xoa-voi-tq-ra-tuyen-bo-moi-ve-vu-tau-philippines-bi-dam-chim-luoc-bo-chi-tiet-quan-trong.html
Biểu tình Hồng Kông đẩy ông Tập xuống
“cửa dưới” trước ông Trump tại G20?
Cuộc biểu tình trên quy mô lớn ở Hồng Kông nhằm phản đối dự luật dẫn độ, và tổng thống Donald Trump ủng hộ người biểu bình đã nâng cao vị thế đàm phán của Mỹ trước Bắc Kinh.Mỹ có thêm đòn bẩy trước Bắc Kinh
Hãng Bloomberg bình luận, các cuộc biểu tình trên quy mô lớn ở Hồng Kông vừa qua trên thực tế thể hiện sự thiếu tin tưởng của người dân đặc khu đối với chính quyền trung ương.
Mao Mạnh Tĩnh, thành viên của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (LegCo), nói “Vấn đề thực sự ở đây là người dân [Hồng Kông] không tin tưởng vào hệ thống tư pháp và luật pháp của Trung Quốc”.
Theo Bloomberg, vấn đề về mức tín nhiệm của chính phủ Trung Quốc trên thực tế cũng là nội dung bản chất của chiến tranh thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là khi đối đầu thương mại đang leo thang những bất đồng trong lĩnh vực ý thức hệ.
Chính quyền tổng thống Trump cũng kêu gọi các đồng minh của Mỹ từ chối sử dụng thiết bị của Huawei với lý do sản phẩm của hãng viễn thông này kéo theo những rủi ro về an ninh. Vấn đề về Huawei dự kiến sẽ xuất hiện trong chương trình nghị sự của hội nghị G20 tại Nhật Bản diễn ra vào cuối tháng này, cũng như trong cuộc gặp có thể diễn ra giữa ông Trump với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 16/6 hé lộ, vấn đề Hồng Kông cũng sẽ được ông Trump nêu ra nếu có cuộc gặp với ông Tập.
“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có cơ hội gặp chủ tịch Tập trong vài tuần nữa tại hội nghị thượng đỉnh G20. Tôi chắc chắn điều này (vụ biểu tình Hồng Kông) sẽ nằm trong chương trình trao đổi”, ông Pompeo nói trong chương trình Fox News Sunday.
Trong khi đó, tổng thống Trump khẳng định việc ông Tập có xuất hiện tại hội nghị G20 hay không cũng không phải là một vấn đề, đồng thời tin tưởng Bắc Kinh cuối cùng sẽ phải chấp nhận thỏa thuận với Washington.
“Nếu ông ấy đến [G20] thì tốt. Còn nếu ông ấy không đến thì trong thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ thu về thêm nhiều tỉ USD từ Trung Quốc,” ông Trump trả lời Fox News hồi tuần trước.
“Cuối cùng họ sẽ phải ký thỏa thuận. Họ đang phải chi hàng tỉ USD. Tôi có 25% [thuế] trên 250 tỉ USD hàng hóa và họ đang thao túng tỷ giá tiền tệ để chi trả.”
George Magnus, chuyên gia kinh tế từ Trung tâm Trung Quốc tại Đại học Oxford (Anh) đánh giá, việc lãnh đạo Hồng Kông phải tuyên bố tạm gác lại lịch trình sửa đổi luật pháp đặc khu không phải là tín hiệu tốt đối với Bắc Kinh.
Trung Quốc luôn là bên tổn thất
Bloomberg đánh giá, bất kể việc Hồng Kông sửa đổi các quy định liên quan đến đẫn độ tội phạm bị truy nã có sự tác động của trung ương hay không, thì Bắc Kinh vẫn sẽ luôn là bên phải chịu tổn thất bởi người dân Hồng Kông muốn duy trì cơ chế tự chủ.
Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt hôm 15/6 ca ngợi những người biểu tình ở Hồng Kông là “những công dân dũng cảm, giữ vững quyền con người”.
Jean-Pierre Cabestan, giáo sư về quan hệ Mỹ-Trung tại Đại học Baptist Hồng Kông, nhận xét “niềm tin vào chính phủ Trung Quốc [của dân chúng Hồng Kông] đã giảm, chứ không phải tăng, điều này thật khiến cho mọi người ngạc nhiên.”
Theo Bloomberg, vẫn chưa rõ những tác động từ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đối với ban lãnh đạo trung ương. Tuy nhiên, thông điệp do Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau khi Hồng Kông quyết định đình chỉ dự luật dẫn độ nói “sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông không chỉ phù hợp với lợi ích của Trung Quốc mà còn phù hợp với lợi ích của các quốc gia trên thế giới.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố “các vấn đề của Hồng Kông hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không một quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào có quyền can thiệp”.
Bloomberg cho hay, rất nhiều người trẻ ở Hồng Kông đã tham gia vào cuộc biểu tình lần này và họ cũng thiếu niềm tin vào Trung Quốc đại lục. Về lâu dài, điều này sẽ đặt ra nhiều rắc rối hơn đối với ban lãnh đạo Bắc Kinh.
http://biendong.net/bi-n-nong/28771-bieu-tinh-hong-kong-day-ong-tap-xuong-cua-duoi-truoc-ong-trump-tai-g20.html
Thiết kế không tưởng của mô hình
được cho là tàu sân bay thứ ba của TQ
dự kiến hoàn thành vào năm 2030
Vừa qua, Trung Quốc đã cho trưng bày tại Bảo tàng Quân sự Cách mạng Trung Quốc ở Bắc Kinh mô hình mới nhất về loại tàu sân bay hạt nhân có thể là “Type 003” đầy tham vọng của nước này.Công nghệ về tàu sân bay nội địa trong mơ của TQ
Theo các nguồn tin, Trung Quốc sẽ bắt đầu phát triển Type 003 chạy bằng năng lượng hạt nhân vào năm 2030. Con tàu thiết kế với mặt boang giống các tàu sân bay Mỹ với máy phóng thủy lực hoặc máy phóng điện từ. Nó có thể chở khoảng 110 máy bay các loại và gồm cả các máy bay không người lái công nghệ ra đa tàng hình. Trên mô hình có sự xuất hiện của máy bay cảnh báo sớm tương tự như mẫu E-2D của Mỹ. Dự kiến việc thử nghiệm công nghệ lò phản ứng hạt nhân trên tàu sân bay sẽ diễn ra trong giai đoạn 2019-2020.
Loại tàu sân bayType 003 vẫn sẽ dùng J-15, máy bay chiến đấu chủ lực của Hải quân Trung Quốc hiện tại. Tuy nhiên, nó có thể sẽ được trang bị tiêm kích hạm J-31 hoặc phiên bản nhỏ hơn của J-20 nếu chương trình phát triển thành công. Ngoài Type 003, hiện Bảo tàng Quân sự Cách mạng Trung Quốc còn trưng bày mô hình tàu đổ bộ tấn công Type 075, dự án đang trong giai đoạn chế tạo. Con tàu có lượng giãn nước khoảng 40.000 tấn, tương đương với các tàu đổ bộ Wasp của Mỹ với boong phóng máy bay cỡ lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ khó có thể làm được máy bay có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng như F-35B hay AV-8B, nên tàu đổ bộ chỉ mang theo trực thăng Z-8 hoặc Z-9.
Chạy đua với tàu sân bay Mỹ và các nước ở khu vực
Một số nguồn tin cho biết, Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ vừa thử nghiệm phương án “Mẫu hạm Tia chớp” trong các cuộc tập trận với quân đội Philippines nhờ sự hiện diện của tàu đổ bộ USS Wasp.Theo đó, quân đội Mỹ đã thử nghiệm bố trí 10 chiếc máy bay chiến đấu F-35 Lightning II lên tàu Wasp, gấp hai lần so với số lượng phi cơ chiến đấu thường được đưa lên con tàu này và chúng sẽ hoạt động như một tàu sân bay cỡ nhỏ.
“Những thử nghiệm trên cho thấy rằng, đây là một lựa chọn khả dĩ. Tôi tin rằng lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ nhận ra đây là cách hữu hiệu nhất để tận dụng các tàu đổ bộ cỡ lớn của mình. Tôi tin chúng ta sẽ còn được thấy con tàu này được triển khai với trang bị như vậy thêm nhiều lần nữa”, ông Bryan Clark, một chuyên gia về hải quân cho biết. Được biết, Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đang có kế hoạch sử dụng các loại “Mẫu hạm Tia chớp” này để hỗ trợ cho các tàu sân bay thực thụ của Mỹ. Một phát ngôn viên của lực lượng này cho biết, họ sẽ tận dụng tàu đổ bộ như một căn cứ trên biển và sẽ trang bị cho tàu một phi đội có khả năng chiến đấu cao. So với các tàu sân bay thông thường, “Mẫu hạm Tia chớp” có tầm hoạt động nhỏ hơn nhưng vẫn có khả năng đối phó với những hành vi gây hấn trên không và trên biển. Điều đáng chú ý là các tàu này sẽ chỉ có thể sử dụng phiên bản máy bay tàng hình F-35B có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Trong khi F-35B cũng được trang bị ít vũ khí hơn và tầm hoạt động cũng ngắn hơn so với các phiên bản F-35 khác. Ngoài ra, các “Mẫu hạm Tia chớp” chỉ có thể mang được ít máy bay hơn các tàu sân bay, mặc dù về lý thuyết chúng có thể chứa được tối đa từ 16 đến 20 chiếc F-35. Trong khi đó, một tàu sân bay lớp Gerald R. Ford, loại tàu hiện đại nhất mà Mỹ đang có, có thể mang được hơn 75 phi cơ quân sự các loại.
Lo đối phó với tàu sân bay của Nhật ở Biển Đông và biển Hoa Đông
Nhật Bản đang lên kế hoạch cải tiến các tàu chiến lớp Izumo thành tàu sân bay, mang theo máy bay chiến đấu F-35B do Mỹ thiết kế. Theo CNN, trong Hướng dẫn Chương trình Quốc phòng 10 năm của mình, Tokyo cho biết họ sẽ mua 42 chiếc F-35B tàng hình, được thiết kế để cất cánh ngắn hạn và hạ cánh thẳng đứng. Những chiếc máy bay này sẽ triển khai trên hai con tàu boong phẳng, JS Izumo và JS Kaga, với chiều dài hơn 244 m và trọng lượng giãn nước 27.000 tấn, là những tàu lớn nhất trong hạm đội Nhật Bản. “Trong môi trường an ninh thay đổi mạnh mẽ trên khắp Nhật Bản, Chính phủ sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân Nhật Bản”, phía Nhật Bản cho biết. Chính phủ
Nhật Bản hiện coi việc xem xét hướng dẫn quốc phòng mới là vô cùng ý nghĩa để người dân Nhật Bản và thế giới thấy những gì thực sự cần thiết trong nền quốc phòng của chúng ta nhằm bảo vệ người dân và đóng vai trò là nền tảng của tương lai của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Khi tin đồn về kế hoạch tàu sân bay của Nhật Bản rộ lên vào tháng trước, Trung Quốc đã kêu gọi Tokyo thận trọng. Một bài báo trên tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết việc tái trang bị các tàu lớp Izumo và mua F-35B “về cơ bản thay đổi bản chất của tàu chiến từ phòng thủ sang tấn công. Nhật Bản không được quên lịch sử khét tiếng của các quốc gia và khu vực xâm lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong Thế chiến II”, tờ báo viết.
Trên thực tế tàu Izumo và Kaga đã mang theo những chiếc trực thăng được thiết kế cho chiến tranh chống tàu ngầm kể từ khi đi vào hoạt động trong 3 năm qua. Hai con tàu sân bay trực thăng này sẽ cần phải gia cố các sàn của mình để phù hợp với những chiếc F-35B nặng hơn, cũng như sức nóng và lực từ các máy bay phản lực khi chúng hạ cánh thẳng đứng. Nhật Bản cũng sẽ tăng đơn đặt hàng các máy bay phản lực F-35A có khả năng cất cánh và hạ cánh trên đường băng thông thường, lên đường băng 105 feet. Việc mua sắm phi đội chiến đấu cơ mới sẽ được trải đều trong vòng 10 năm, với 27 chiếc F-35A và 18 chiếc F-35B, bên cạnh việc trang bị lại hai tàu chiến lớp Izumo thành tàu sân bay trong 5 năm đầu tiên. Tổng chi tiêu trong 5 năm đầu tiên được chốt ở mức 282,4 tỷ USD và sẽ bao gồm việc thành lập các đơn vị vận tải quốc phòng và hải quân hoạt động ở khắp 3 nhánh quân sự của Nhật Bản là Lực lượng phòng vệ mặt đất, trên không và biển. Truyền thông Trung Quốc tuyên bố rằng các tàu sân bay Trung Quốc sẽ không bao giờ tham gia vào giải quyết tranh chấp chủ quyền với những quốc gia láng giềng. Quân đội Trung Quốc có rất nhiều lựa chọn như máy bay tầm xa, tên lửa và tàu khu trục để giải quyết tranh chấp chủ quyền. Sự phát triển của các hàng không mẫu hạm sẽ là nền tảng để Trung Quốc trở thành một quốc gia lớn và gánh vác trách nhiệm quốc tế.
http://biendong.net/bien-dong/28763-thiet-ke-khong-tuong-cua-mo-hinh-duoc-cho-la-tau-san-bay-thu-ba-cua-tq-du-kien-hoan-thanh-vao-nam-2030.html
Chuyên gia: 3 nhân tố khiến Tập Cận Bình
thất sách trong sự kiện Hồng Kông
Trong lúc người dân Hồng Kông tiếp tục đấu tranh, chính phủ Hồng Kông đã phải nhanh chóng có động thái hoà hoãn vào ngày 15/6 bằng cách tuyên bố “tạm dừng vô thời hạn” việc sửa đổi luật dẫn độ đào phạm. Dù ngày 16/6 có khoảng 2 triệu người dân tiếp tục xuống đường phản đối, nhưng chính phủ Hồng Kông vẫn từ chối không thu hồi lại dự luật, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã gửi lời xin lỗi tới người dân Hồng Kông vào tối ngày 16/6, nhưng lại không hề hưởng ứng yêu cầu rút lại dự luật của người dân.Chính phủ Hồng Kông từ trước tới nay chỉ là con rối của chính phủ Bắc Kinh. Sự kiện chính phủ Hồng Kông tạm hoãn dự luật vào ngày 15/6, cũng đã phản ánh đầy đủ quyết sách của chính quyền Bắc Kinh có chuyển biến lớn. Giới quan sát phân tích cho rằng, Bắc Kinh lần này đã đánh giá sai sự đoàn kết cao độ và sức mạnh chống đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của người dân Hồng Kông, do đó sự kiện người dân phản đối luật dẫn độ lần này tiếp tục khiến Bắc Kinh mất hết mặt mũi tiếp sau sự kiện Huawei và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc Đường Hạo có bài phân tích trên truyền thông nước ngoài hôm 16/6 chỉ ra, cao tầng ĐCSTQ để cho chính phủ Hồng Kông chuyển hướng tạm hoãn sửa đổi luật, nguyên nhân chủ yếu là lo lắng quốc tế trừng phạt Hồng Kông, gây tổn thất cho lợi ích của các nhóm quyền quý trong ĐCSTQ. Bởi vì rất nhiều tập đoàn quyền quý của ĐCSTQ, thế hệ đỏ thứ hai, con cháu quan chức cấp cao trong ĐCSTQ đang nắm giữ các doanh nghiệp Trung Quốc, đều thông qua Hồng Kông để làm kênh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tập đoàn quyền quý còn coi Hồng Kông là kênh rửa tiền quan trọng ở nước ngoài, là trạm trung chuyển tài sản tham ô ra nước ngoài. Một khi Hồng Kông bị trừng phạt,
tất cả những điều này sẽ mất. Thậm chí nhiều quan chức cấp cao có thân phận công dân Hồng Kông, một khi bị chế tài, muốn có được visa Mỹ thì sẽ càng khó hơn.
Ngoài ra, một khi Mỹ khởi động thực thi trừng phạt tài chính đối với Hồng Kông và Trung Quốc, đóng băng tài tài sản nước ngoài của quan chức và tập toàn lợi ích trong ĐCSTQ, thì sẽ là một đả kích lớn hơn nữa đối với tầng lớp quyền quý của ĐCSTQ. Hơn nữa, chính quyền cũng lo lắng làn sóng di dân và rút vốn đầu tư, làm tổn hại nghiêm trọng đến kinh tế Hồng Kông và Trung Quốc. Đặc biệt một khi vốn đầu tư nước ngoài rút khỏi, sẽ làm sâu sắc thêm tình trạng khó khăn về kinh tế và tình trạng việc làm của Trung Quốc, khiến cho chính quyền ĐCSTQ bất ổn.
Còn một nguyên nhân nữa, sự kiện phản đối dự luật dẫn độ không chỉ nâng cao sự kháng cự và ngăn chặn đối với chính quyền ĐCSTQ của người dân Hồng Kông, mà cũng đồng bộ tạo nên làn sóng hưởng ứng chống ĐCSTQ mạnh mẽ ở Đài Loan. Nếu xung đột tại Hồng Kông mở rộng và kéo dài, không chỉ bất lợi cho việc ĐCSTQ kiểm soát bầu cử Hội đồng quận tại Hồng Kông (tổ chức vào tháng 11/2019); còn liên quan tới cuộc bầu cử Tổng thống Trung hoa Dân Quốc vào tháng 1 năm sau, không những bất lợi tới khả năng thắng cử của đảng phái thân Trung, ngược lại còn kích phát nhiều người dân Đài Loan hơn nữa chống lại ĐCSTQ, bằng như giúp đỡ người chống lại ĐCSTQ vận động bầu cử.
Tuy nhiên Đường Hạo cho rằng, lần này chính phủ Hồng Kông tuyên bố hoãn dự luật dẫn độ vô thời hạn, nhưng không thu hồi, đây là kết quả “thoả hiệp chính trị giữa các phe phái”, liên quan đến cuộc đấu đá nội bộ lâu dài giữa phe Tập Cận Bình và phe Giang Trạch Dân. Thế lực Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng đứng đằng sau thổi gió châm lửa, lợi dụng chính phủ Hồng Kông và lực lượng xã hội đen để đàn áp người dân Hồng Kông, kích thích sự đối lập xã hội, mượn cơ hội để đối kháng với chính quyền Tập Cận Bình.
Các thông tin công khai cho thấy, lần sửa đổi luật này, trước tiên được Hàn Chính (người đứng đầu sự vụ về Hồng Kông và Macau, thuộc phe cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân) ủng hộ; cho đến khi có hơn 1 triệu người dân xuống đường diễu hành, cảnh sát xung đột với người biểu tình, thì tiếp tục có truyền thông Hồng Kông đưa tin nói Hàn Chính đến Thâm Quyến để bàn bạc với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, sau đó bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố tạm hoãn sửa đổi luật.
Bài viết của Đường Hạo cho rằng, sự chuyển ngoặt của Hàn Chính, e không phải là sự tỉnh ngộ của ông ta, mà là kết quả thoả hiệp trong cuộc đấu sức giữa phe Giang Trạch Dân và phe Tập Cận Bình.
Bài viết chỉ ra, Bắc Kinh gần đây liên tiếp có những phán đoán sai lầm và quyết sách sai lầm trong các việc quan trọng, chủ yếu có 3 nhân tố.
Thứ nhất là loạn thần làm lỡ quốc sự. Từ năm 2012, sau khi ông Tập Cận Bình trở thành người đứng đầu ĐCSTQ, vốn ra sức chống tham nhũng, nhưng lại bị phe Giang Trạch Dân bố trí một đám đặc vụ, loạn thần vây quanh để tuyên truyền tâng bốc. Ông Tập Cận Bình lại bị các thông tin tình báo giả làm sai lệch. Sau Đại hội 19 ĐCSTQ, nhiều quyết sách của Bắc Kinh lại ngày càng tả khuynh, phong trào ca ngợi đảng, lãnh đạo liên tiếp xuất hiện, khiến cho tích tụ oán hận trong người dân ngày càng sâu; ông Tập lại liên tiếp quyết đoán sai lầm trong các sự vụ quan trọng trong và ngoài nước, tích luỹ rủi ro chính trị và kinh tế ngày càng lớn.
Thứ hai, đấu đá phe phái trong nội bộ ĐCSTQ. Phe Giang Trạch Dân không chỉ thông qua việc bố trí loạn thần, đặc vụ, dẫn hướng Tập đưa ra những quyết sách sai lầm. Những kẻ thuộc phe Giang trong chính quyền ĐCSTQ với Vương Hộ Ninh, Hàn Chính, Dương Khiết Trì đứng đầu, và Tăng Khánh Hồng (người vẫn nắm sức ảnh hưởng tại Hồng Kông, Macau), có ý thông qua gây xung đột trong nội bộ Hồng Kông, thậm chí là tạo đàn áp đổ máu, từ đó mượn cơ hội để đặt bẫy Tập Cận Bình, bức ép Tập phải từ chức.
Thứ ba là tuy duy văn hoá đảng, không được lòng dân. Trong 70 năm thống trị bởi sự tẩy não và quan trường tham ô hủ bại của ĐCSTQ, tuy duy của quan chức ĐCSTQ đều không phải là tuy duy của người bình thường trong xã hội truyền thống, mà là một bộ văn hoá đảng với ý thức hình thái tràn đầy sự chuyên chế và đấu tranh của ĐCSTQ; sùng bái quyền lực, tuy suy lệch lạc, dùng quyền thế uy hiếp người dân, coi mình là trên hết.
Các quan chức cấp cao nằm ở trung tâm quyền lực cũng vì thế mà khó có thể chịu được cái khổ mà người dân phải chịu, khó mà đối đãi với người dân như vết đau ngứa trên người mình, và càng không thể thực sự “lấy dân làm gốc”, “vì nhân nhân phục vụ”; họ chỉ để khẩu hiệu “dân chủ” trước miệng để giả vờ tiến bộ văn minh, thực chất lại làm những việc bạo chính chuyên chế lạc hậu.
Vì thế, những quan chức ĐCSTQ rót đầy đầu tư duy văn hoá đảng, đối mặt với sự vụ trọng đại của Hồng Kông, Đài Loan và xã hội quốc tế, thường khó có thể đưa ra được sự đo lường và lý giải chính xác, từ đó mà liên tiếp phán đoán sai lầm.
Cuối cùng bài viết chỉ ra, lần này mặc dù Bắc Kinh và chính phủ Hồng Kông gấp rút “đạp phanh”, cố gắng tránh tổn thất lớn, nhưng hiệu ứng phụ diện của sóng gió “phản đối luật dẫn độ” lại to lớn, đã khiến cho ĐCSTQ khó có thể cầm máu, ngày càng bốc mùi khó ngửi. Sự kiện Hồng Kông lần này cũng tiếp tục thể hiện ra cuộc đọ sức kịch liệt của người thuộc phe Giang Trạch Dân và phe Tập Cận Bình trong Trung Nam Hải, cùng với mâu thuẫn ngày càng kịch liệt, tình hình khó khăn cả trong lẫn ngoài đã khiến chính quyền Bắc Kinh ngày càng không còn đường để đi, tiến thoái lưỡng nan, khó thu được kết quả tốt.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28754-chuyen-gia-3-nhan-to-khien-tap-can-binh-that-sach-trong-su-kien-hong-kong.html
TQ tung sách lược đất hiếm càng sớm càng tốt?
Quan chức Trung Quốc cảnh báo sẽ tung sách lược về đất hiếm càng sớm càng tốt để đối phó với Washington.Sputnik hôm 17/6 dẫn lời ông Meng Wei, phát ngôn viên của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) bình luận tại một cuộc họp báo ở Thủ đô Bắc Kinh nêu rõ, Trung Quốc sẽ nghiên cứu, phát triển và đưa ra các chính sách liên quan về đất hiếm “càng sớm càng tốt” trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ.
Ông Meng Wei không tiết lộ thêm bất cứ chi tiết cụ thể hay các bước đi tiếp theo trong lĩnh vực này.
“Chính phủ Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi nỗ lực sử dụng các sản phẩm làm từ đất hiếm xuất khẩu của Trung Quốc hòng ngăn chặn sự phát triển của đất nước” – ông Meng Wei nói thêm.
NDRC gần đây tổ chức ba hội thảo về đất hiếm để lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, trong đó có đề xuất kiểm soát xuất khẩu mặt hàng này. Xuất khẩu đất hiếm Trung Quốc đạt mức 3.640 tấn trong tháng 5, giảm 16% so với tháng trước đó.
Tại các hội thảo, một số chuyên gia Trung Quốc còn đề xuất tăng tốc độ phát triển các ngành công nghiệp chất lượng cao, trong đó tập trung vào tinh chế và cho ra đời các vật liệu hoàn chỉnh thay vì duy trì khai thác nguyên liệu thô, cũng như xây dựng cơ chế xác định điểm đến của từng lô đất hiếm do nước này xuất khẩu.
James Kennedy, Chủ tịch công ty tư vấn ThREE Consulting bình luận: “Bắc Kinh có thể đóng cửa gần như mọi dây chuyền lắp ráp ôtô, máy tính, điện thoại thông minh và máy bay bên ngoài Trung Quốc nếu họ ra lệnh cấm vận loại vật liệu này”.
Hiện Trung Quốc sản xuất hơn 95% lượng đất hiếm của thế giới, 80% lượng đất hiếm Mỹ nhập khẩu là từ Trung Quốc.
Sau khi phát ngôn viên của Ủy ban NDRC lên tiếng cảnh báo Mỹ về chiến lược đất hiếm, tờ Thời báo Hoàn Cầu – ấn phẩm của Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã có một bài bình luận thể hiện khả năng cao Trung Quốc lựa chọn đất hiếm làm công cụ chống lại đòn thuế quan của Mỹ.
“Các tập đoàn sản xuất trang thiết bị cho quân đội Mỹ nhiều khả năng sẽ bị giới hạn nguồn cung đất hiếm. Bắc Kinh cũng nên xây dựng danh sách những khách hàng sử dụng đất hiếm do Trung Quốc sản xuất” – bài bình luận nêu rõ.
Từ tháng trước, truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng Bắc Kinh có thể có ý thức hạn chế xuất khẩu đất hiếm vào thị trường Mỹ như một phần của sự trả đũa đối với các biện pháp của Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc phân loại đất hiếm là tài nguyên chiến lược và đã lên kế hoạch thăm dò và khai thác nguyên liệu thô trong khoảng một thế kỷ tới.
Theo Ngân hàng Mỹ, Trung Quốc kiểm soát tổng cộng khoảng 40% tài nguyên đất hiếm của thế giới, với trữ lượng ước tính 44 triệu tấn. Trung Quốc đã sản xuất một số khoáng sản đất hiếm trị giá 120.000 tấn trong năm 2018.
Brazil, Nga, Ấn Độ và Úc lọt vào top năm , với trữ lượng từ 3,4 triệu đến 22 triệu tấn.
Tuy nhiên, khi Bắc Kinh còn đang bàn bạc về khả năng chọn đất hiếm làm công cụ đối phó Mỹ, Washington đã chuẩn bị sẵn kế hoạch giảm dần sự phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc.
Theo số liệu gần đây của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, vào năm 2018, nguồn cung của Trung Quốc chiếm 59% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này, trị giá 92 triệu USD. Trong khi đó, từ năm 2004-2007, Trung Quốc chiếm 80% lượng đất hiếm nhập khẩu của Mỹ.
Đáng chú ý là Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ chiếm khoảng 1% nhu cầu đất hiếm của Mỹ, trong khi Mỹ chiếm khoảng 9% tổng nhu cầu đất hiếm toàn cầu.
Quan chức Lầu Năm Góc hồi đầu tháng 6 cho biết quân đội Mỹ đang đàm phán với một công ty của Malawi và nhiều tập đoàn khai mỏ trên thế giới để tìm nguồn cung đất hiếm. Đây là một phần kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung đất hiếm của Mỹ, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Như vậy, một khi Bắc Kinh muốn coi đây là con bài chiến lược, họ buộc phải xem xét khả năng Mỹ đã sử dụng các cách thức gì để triệt tiêu con bài vũ khí hóa đất hiếm của Bắc Kinh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28743-tq-tung-sach-luoc-dat-hiem-cang-som-cang-tot.html
TQ tính siết xuất khẩu đất hiếm
Trung Quốc được cho là sẽ hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho các doanh nghiệp sản xuất thiết bị quân sự của Mỹ nhằm đáp trả trong cuộc chiến thương mại song phương.Người phát ngôn Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) Mạnh Vĩ ngày 17.6 thông báo nước này sẽ nghiên cứu và triển khai các chính sách liên quan đến việc xuất khẩu đất hiếm sớm nhất có thể, theo Reuters.
Đây được cho là động thái đáp trả của Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa nước này với Mỹ leo thang căng thẳng và Washington ra lệnh các công ty công nghệ ngừng làm ăn với tập đoàn Huawei.
Theo số liệu chính thức, lượng xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc trong tháng 5 giảm 16% so với tháng 4, xuống còn 3.640 tấn. Trung Quốc là một trong những nước nhiều nhất thế giới và nguồn nguyên liệu này rất quan trọng trong việc chế tạo các thiết bị điện tử lẫn công nghệ vũ khí.
Bà Mạnh tuyên bố “phản đối mạnh mẽ bất cứ hành động nào sử dụng sản phẩm được làm từ đất hiếm Trung Quốc để gây sức ép lên sự phát triển” của nước này.
Bà cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm soát việc xuất khẩu đất hiếm, đẩy mạnh các chiến dịch chống khai thác đất hiếm trái phép trong thời gian tới.
Cùng ngày, tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn nguồn tin nói Trung Quốc có thể sẽ hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho các công ty sản xuất thiết bị quân sự của Mỹ, đồng thời lập danh sách các nước sử dụng sản phẩm làm từ đất hiếm của Trung Quốc để kiểm soát.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho hay nước này sẽ thực hiện những hành động “chưa từng có tiền lệ” nhằm đảm bảo nguồn cung những hợp chất chiến lược trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang và Bắc Kinh mới đây cân nhắc khả năng siết nguồn xuất khẩu đất hiếm để đáp trả biện pháp thuế quan của Washington.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28750-tq-tinh-siet-xuat-khau-dat-hiem.html
Trung Quốc bị tố thu hoạch nội tạng
các thành viên Pháp Luân Công
Trung Quốc giết các thành viên Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng của họ để dùng trong việc ghép các bộ phận của cơ thể, một ủy ban các luật sư và chuyên gia cho biết hôm thứ Hai 17/6 giữa lúc họ kêu gọi điều tra thêm nữa về việc diệt chủng.Các thành viên ủy ban nói họ nghe được những bằng chứng rõ ràng về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng ít nhất trong vòng 20 năm qua trong phán quyết cuối cùng của China Tribunal, một ủy ban độc lập được thành lập bởi một tổ chức vận động để cứu xét vấn đề này.
Bắc Kinh liên tiếp phủ nhận cáo buộc của những nhà nghiên cứu nhân quyền và các học giả nói rằng Trung Quốc cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm bị xử tử trong năm 2015.
Tuy nhiên uỷ ban cho biết tập tục này vẫn còn diễn ra, với các tù nhân Pháp Luân Công có lẽ “có lẽ là nguồn chính” của nội tạng bị cưỡng bức thu hoạch.
Pháp Luân Công là một tổ chức tinh thần căn cứ trên việc tịnh tâm mà Trung Quốc cấm cách đây 20 năm sau khi 10.000 thành viên xuất hiện tại một khu vực của các nhà lãnh đạo trung ương tại Bắc Kinh để biểu tình im lặng. Kể từ đó hàng chục ngàn thành viên của tổ chức này đã bị giam giữ.
Theo ủy ban này, chưa rõ người sắc tộc thiểu số Hồi Giáo Uighur có phải là nạn nhân hay không mặc dù, vẫn theo China Tribunal, người Uighur có nguy cơ “đang bị sử dụng như là một ngân hàng nội tạng.”
Các qui định của chính phủ Trung Quốc nói rằng việc hiến tặng nội tạng phải tự nguyện và không có mua bán đổi chác gì cả, một phát ngôn viên của tòa đại sứ Trung Quốc ở London nói.
“Chúng tôi hy vọng là người dân Anh sẽ không bị tin đồn hướng dẫn sai lạc,” phát ngôn viên này nói trong một email.
China Tribunal được lập ra bởi Liên minh Quốc tế Chấm dứt việc Lạm dụng Ghép Nội tạng tại Trung Quốc, một tổ chức vận động có trách nhiệm xem xét liệu có hành vi tội phạm trong việc ghép nội tạng của Trung Quốc hay không.
Uỷ ban gồm 7 thành viên phát hiện là “không có gì nghi ngờ” là việc thu hoạch cưỡng bức nội tạng của các tù nhân đã được thực hiện” ở một mức độ toàn diện được sự hỗ trợ của nhà nước hay các tổ chức hay cá nhân được cho phép”, trong một phán quyết lâm thời được công bố vào tháng 12 năm ngoái.
Ủy ban nói phát hiện của họ cho thấy chỉ dấu của tội diệt chủng nhưng không đủ rõ ràng để có một phán quyết tích cực vì một số tù nhân Pháp Luân Công đã được trả tự do và lợi nhuận cũng có thể là một động cơ.
Họ kêu gọi các chính phủ và tổ chức quốc tế điều tra thêm nữa vấn đề này.
Ủy ban này cũng phát hiện là tội phạm chống nhân loại và tra tấn đã được thực hiện chống lại Pháp Luân Công và người Uighur.
(Theo tường trình của Thomson Reuters Foundation)
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-b%E1%BB%8B-t%E1%BB%91-thu-ho%E1%BA%A1ch-n%E1%BB%99i-t%E1%BA%A1ng-c%C3%A1c-th%C3%A0nh-vi%C3%AAn-ph%C3%A1p-lu%C3%A2n-c%C3%B4ng/4963214.html
“Đốp” thẳng TT Duterte, ngoại trưởng Philiipines
hừng hực lôi vụ đâm tàu ra LHQ: Trọng tội!
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr đã nêu vụ việc tàu cá nước này bị tàu cá Trung Quốc đâm hôm 9/6 tại phiên họp ở Liên hợp quốc ngày 17.Tờ Rappler (Philippines) đưa tin, ngoại trưởng Locsin cáo buộc hành động của tàu cá Trung Quốc là “trọng tội” khi không cứu các ngư dân Philippines bị rơi xuống biển sau khi tàu chìm.
“22 thủy thủ Philippines đã bị bỏ mặc dưới nước cho đến khi một tàu Việt Nam cứu họ. Chúng tôi mãi mãi biết ơn và mãi mãi mang nợ với đối tác chiến lược Việt Nam vì hành động nhân đạo này,” ông Locsin phát biểu vào tối ngày 17/6 (giờ Manila) tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York.
“Sự cố này, theo góc độ ngoại giao, làm nổi bật vấn đề đạo đức và nhiều khả năng là ràng buộc về mặt pháp lý trong việc giải cứu những người gặp nạn trên biển. Điều 88 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) có quy định rõ ràng về ‘nghĩa vụ hỗ trợ’,” ông cho hay.
“Đó là nghĩa vụ của tất cả thành viên LHQ cũng như Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), không chỉ là nói suông bằng những quy ước mà phải áp dụng trong những tình huống sinh tử. Việc giải cứu người gặp nạn là nghĩa vụ được công nhận rộng khắp bởi người dân và các chính phủ,” ngoại trưởng Philippines nói.
“Trong hệ thống luật lục địa (civil law), có thể là cả trong hệ thống luật hải dương (common law), việc bỏ mặc người gặp nạn là một trọng tội, đặc biệt khi bản thân là nguyên nhân gây ra tai nạn, và nhất là khi việc giải cứu hoàn toàn không đem lại rủi ro cho bất kỳ ai.”
“Trong khi chưa có chế tài xử phạt trong luật pháp quốc tế, điều này sẽ gây nên những lo ngại,” ông Locsin chỉ ra.
Thông điệp của ngoại trưởng Philippines được đưa ra chỉ vài giờ sau khi tổng thống Rodrigo Duterte phá vỡ im lặng và tuyên bố vụ tàu cá nước này bị đâm chìm ở Bãi Cỏ Rong trên biển Đông là “một sự cố hàng hải nhỏ”.
Rappler bình luận, phát biểu của ông Locsin một lần nữa cho thấy những phản ứng trái chiều khó hiểu trong nội bộ chính phủ Manila trước vụ chìm tàu. Trước đó, chính ngoại trưởng Philippines đã chỉ trích gay gắt cộng đồng quốc tế và bác bỏ đề xuất mở rộng vấn đề ra các diễn đàn quốc tế.
Trả lời phỏng vấn đài ABS-CBN ông Junel Insigne, thuyền trưởng tàu cá Philippines bị đâm chìm, cho biết ông thất vọng trước tuyên bố của tổng thống Duterte về vụ tai nạn, đồng thời kêu gọi Manila buộc tàu cá Trung Quốc chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Hôm 17/6, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng gọi việc liên hệ sự cố hôm 9/6 với quan hệ ngoại giao Bắc Kinh-Manila là “vô trách nhiệm và không mang tính xây dựng”.
Trong khi đó, đại sứ quán Trung Quốc tại Manila bác tin tàu cá nước này bỏ rơi các ngư dân Philippines gặp nạn. Cơ quan này khẳng định tàu cá Yuemaobinyu 42212 của Trung Quốc đang thả neo ở gần Bãi Cỏ Rong khi “bất ngờ bị 7-8 tàu cá Philippines tập kích”, và đã không tránh khỏi đâm vào một tàu cá Philippines.
Đại sứ quán Trung Quốc nêu, thuyền trưởng tàu Trung Quốc đã có ý định giải cứu những người gặp nạn, nhưng lại “lo sợ bị các tàu cá Philippines khác tấn công”.
http://biendong.net/doc-bao-viet/28770-dop-thang-tt-duterte-ngoai-truong-philiipines-hung-huc-loi-vu-dam-tau-ra-lhq-trong-toi.html
0 comments