Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 12/03/2019

Tuesday, March 12, 2019 6:01:00 PM // ,


Tin khắp nơi – 12/03/2019

Mỹ ‘cảnh cáo Đức hậu quả nếu dùng dịch vụ của Huawei’

Mỹ nói với Đức rằng họ sẽ hạn chế chia sẻ thông tin tình báo với Berlin nếu Đức cho phép Huawei tham gia vào mạng di động 5G của nước này.
Lời cảnh báo được đưa ra trong một lá thư gần đây của Đại sứ Hoa Kỳ tại Đức mà tờ Wall Street Journal đọc được.
Mỹ đang vận động các đồng minh của mình tẩy chay Huawei do các rủi ro về an ninh quốc gia.
Huawei quảng cáo trên báo Mỹ để cải thiện hình ảnh
Huawei và cuộc tấn công mạng ‘bí hiểm’ ở châu Phi
Nhậm Chính Phi muốn gì khi trả lời BBC?
Trump: Mỹ và Trung Quốc đang ‘rất, rất gần’
Huawei đã phản công các cáo buộc về việc công ty này gây ra các mối đe dọa an ninh, bao gồm cả việc kiện chính phủ Hoa Kỳ.
Đại sứ Mỹ Richard Grenell nói Mỹ sẽ không thể giữ mức độ hợp tác tương tự với các cơ quan an ninh Đức nếu Đức cho phép Huawei hoặc các công ty Trung Quốc khác tham gia vào mạng di động 5G thế hệ tiếp theo của mình, tờ Wall Street Journal đưa tin.
Trong bức thư gửi bộ trưởng kinh tế của Đức ngày thứ Sáu 09/3/2019, ông Grenell nói rằng các hệ thống liên lạc an toàn là điều cần thiết cho sự hợp tác quốc phòng và tình báo, và các công ty như Huawei có thể gây ảnh hưởng, tác động.
‘Leo thang nỗ lực’
Huawei có thể đột phá vào lâu đài công nghệ 5G?
Cảnh báo đánh dấu sự leo thang trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm thuyết phục các đồng minh tẩy chay gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
Vụ Huawei: Anh quốc ‘có nguy cơ bị TQ can thiệp’
Huawei: Vá lỗi bảo mật có thể mất năm năm
Tại sao công ty Huawei gặp quá nhiều rắc rối?
Huawei: Đại sứ Canada ở Trung Quốc mất chức vì phát ngôn
Hoa Kỳ, Úc và New Zealand đều đã chặn các công ty địa phương sử dụng Huawei để cung cấp công nghệ cho mạng 5G của họ.
Huawei đã đưa ra một chiến lược tích cực hơn trong những tháng gần đây để chống lại những gì họ coi là một chiến dịch “bôi nhọ” của Mỹ.
Tuần trước, họ đã đệ đơn kiện chính phủ Hoa Kỳ về lệnh cấm hạn chế các cơ quan liên bang sử dụng sản phẩm của mình, cho rằng đó là “vi hiến”.
Huawei cũng đã đưa ra quảng cáo trên báo chí nước ngoài và mời các nhà báo nước ngoài đến thăm các cơ sở của hãng này.
Huawei nói với người dân Mỹ trong một quảng cáo toàn trang đăng trên tờ Wall Street Journal rằng đừng “tin tất cả những gì bạn nghe thấy”.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47543542

Vũ khí bí mật của Mỹ có thể tóm gọn

“quái vật” hạt nhân dưới lòng biển của TQ

Những con “quái vật” hạt nhân dưới đại dương của Trung Quốc đang tạo ra mối đe dọa lớn với Mỹ.
Mối đe dọa từ tàu ngầm Trung Quốc
Tầm hoạt động toàn cầu ngày càng gia tăng của các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc mang tên lửa JL-2 [được cho là có khả năng tấn công một số vùng trên đất Mỹ] đang tiếp tục thúc đẩy Hải quân Mỹ đẩy nhanh công tác chế tạo tàu ngầm tấn công, máy bay không người lái tốc độ cao, thời gian hoạt động dài để triển khai tới Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó là tích cực mua sắm các máy bay săn ngầm trang bị ngư lôi như P-8/A Poseidon.
Để vượt qua những trở ngại về địa lý ở Thái Bình Dương và giám sát chặt chẽ hạm đội tàu ngầm ngày càng mở rộng của Trung Quốc, Hải quân Mỹ đang đề nghị Quốc hội cho phép đóng tới 3 tàu ngầm lớp Virginia một năm, tăng thêm 1 tàu so với kế hoạch ban đầu.
Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ đã bố trí các máy bay không người lái Triton mới ở Guam và gần đây đã trao cho Boeing hợp đồng trị giá 2,4 tỷ USD để sản xuất thêm 19 máy bay tấn công-trinh sát P-8A Poseidon.
Theo nhà phân tích Kris Osborn tại Viện Lexington, cảm biến tiên tiến, phao âm và các loại vũ khí của P-8 Poseidon có thể trở thành một phần trong chiến dịch ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trên biển, cũng như răn đe hạm đội tàu ngầm hạt nhân (SSBN) ngày càng lớn mạnh của Bắc Kinh.
Trong những năm gần đây, Hải quân Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài Thái Bình Dương, hướng tới mục tiêu trở thành lực lượng quốc tế lớn. Đã có những ghi nhận cho thấy các tàu ngầm SSBN của Trung Quốc xuất hiện cách các bờ biển Tây Thái Bình Dương ở khoảng cách xa.
Bên cạnh đó, sự hiện hữu của các tên lửa đạn đạo JL-2 và JL-3 cũng đang khiến Mỹ cảm thấy áp lực hơn. Theo Trung tâm Tình báo Không gian và Hàng không Quốc gia Mỹ, Trung Quốc đã triển khai tới 48 ống phóng tên lửa JL-2 trên các tàu ngầm của nước này trong năm 2017.
Với tầm bắn hơn 7.000km, tên lửa JL-2 có thể đặt nhiều khu vực trên lãnh thổ Mỹ vào vòng nguy hiểm.
Mới năm ngoái, Đại tá James Fanell – cựu giám đốc phụ trách các hoạt động thông tin và tình báo cho Hạm đội Thái Bình Dương, đã cảnh báo Quốc hội Mỹ về nhu cầu cấp thiết trong việc theo dõi và phát hiện các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
“Mỗi khi tàu ngầm SSBN của Hải quân Trung Quốc khởi hành để thực hiện nhiệm vụ tuần tra hạt nhân chiến lược, Hải quân Mỹ phải bám sát ở khoảng cách đủ gần, để sẵn sàng đánh chìm chúng trong trường hợp chúng định phóng các tên lửa liên lục địa hạt nhân về phía bờ biển của chúng ta”.
Quan điểm trên của ông Fanell được trích dẫn trong một bài tiểu luận có tựa đề “Năng lực và học thuyết mới của Trung Quốc về chiến lược răn đe hạt nhân dưới lòng biển” (Tác giả gồm Tiến sĩ Toshi Yoshirara và Tiến sĩ James Holmes).
Theo bài luận, xét tới những khó khăn trong việc ngăn chặn các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) của Trung Quốc thì phương thức thông minh để giải quyết điều này là “tạo ra mối đe dọa đối với các tàu ngầm SSBN của Trung Quốc, khiến chúng bị tiêu diệt trước khi kịp phóng SLBM”.
Lựa chọn thông minh
Chuyên gia Kris Osborn cho rằng, máy bay tuần thám Poseidon, cùng với các tàu ngầm tấn công SSN có khả năng tình báo-trinh sát- giám sát (ISR), có vẻ rất phù hợp để thực hiện nhiệm vụ săn lùng tàu ngầm SSBN của Trung Quốc.
Không chỉ bởi tốc độ cao hơn đáng kể so với máy bay thế hệ cũ P-3 Orion, 6 thùng dầu phụ bổ sung còn cho phép P-8 mở rộng phạm vi tìm kiếm ở đại dương và tuần tra các mối đe dọa lớn trong thời gian dài.
Theo các nhà phát triển Hải quân Mỹ, P-8 Poseidon có thể thực hiện nhiệm vụ kéo dài 10 tiếng ở phạm vi 1.200 hải lý. Ngoài ra, nó còn được trang bị ngư lôi, tên lửa Harpoon và các phao âm, cho phép tăng cường độ sâu tìm kiếm tàu ngầm và thực hiện nhiều phương thức tấn công khác nhau.
Khác với nhiều loại máy bay không người lái và các hệ thống ISR khác, Poseidon không chỉ có thể tìm kiếm – theo dõi tàu ngầm, mà còn có khả năng tấn công và tiêu diệt chúng.
Việc tăng cường khả năng săn ngầm từ trên không, với các máy bay tuần thám Poseidon, có thể giúp Mỹ củng cố nỗ lực ngăn chặn các tàu ngầm SSBN của Trung Quốc rời khỏi khu vực giám sát mà không bị phát hiện.
Ngoài ra, Poseidon có thể bổ sung thêm một sắc thái mới cho vị thế răn đe hạt nhân của Mỹ khi ứng dụng phương thức tiên tiến để tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm SSBN của đối phương từ trên không. Nó
phù hợp với tiêu chí “Sức mạnh tấn công có thể trở thành phương thức phòng thủ tốt nhất” mà Lầu Năm Góc đang hướng tới.
Tạo ra mối đe dọa đối với các tàu ngầm SSBN của Trung Quốc chí ít có thể giúp ngăn chặn Trung Quốc lên kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân từ tàu ngầm.
Poseidon còn có thể hoạt động như chuỗi kết nối giữa các phương tiện tác chiến trên không và trên biển của bộ ba hạt nhân Mỹ.
Lực lượng đường không của bộ ba hạt nhân hiện nay – gồm các máy bay ném bom B-2 và B-52, không thể theo dõi hay tiêu diệt tàu ngầm.
Do đó, Poseidon có thể giúp củng cố lực lượng này bằng cách cung cấp thông tin tình báo quan trọng cho các tàu mặt nước và phương tiện ngầm của Mỹ để chúng có thể tìm kiếm, theo dõi các tàu ngầm SSBN của Trung Quốc.
Ngoài Mỹ, Poseidon hiện đang có mặt trong biên chế quân đội các nước Anh, Na Uy và Australia. Chúng cũng đang ngày càng thu hút nhiều khách hàng trên thị trường quốc tế.
http://biendong.net/doc-bao-viet/26810-vu-khi-bi-mat-cua-my-co-the-tom-gon-quai-vat-hat-nhan-duoi-long-bien-cua-tq.html

Nhà Trắng: ‘Vô lý khi nói ông Trump

là nhà đàm phán không đáng tin với TQ’

Nhà Trắng nói là thật “vô lý” khi cho rằng Tổng thống Donald Trump không phải là một nhà đàm phán đáng tin cậy khi báo chí Trung Quốc bày tỏ lo ngại ông Trump sẽ từ bỏ thỏa thuận thương mại đang đàm phán giữa hai nước.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders thông tin với các phóng viên ngày 11-3 rằng các cuộc đàm phán giữa Washington và Bắc Kinh đang diễn ra và chưa ấn định ngày cho hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hãng tin Reuters cho biết hai lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc dự kiến gặp nhau ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida vào cuối tháng 3 để hoàn tất một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại đã kéo dài nhiều tháng qua.
Tuy nhiên các quan chức Mỹ nói rằng vẫn còn nhiều việc phải làm. Nhà Trắng đang yêu cầu Bắc Kinh tiến hành các cải cách trong cơ cấu kinh doanh, bao gồm cách họ đối xử với sở hữu trí tuệ của Mỹ và buộc các công ty Mỹ phải chia sẻ bí mật công nghệ khi kinh doanh ở Trung Quốc.
Khi được hỏi về những lo ngại của Trung Quốc khi xem ông Trump là đối tác đàm phán không đáng tin, đặc biệt là sau thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Hà Nội, bà Sanders cho biết: “Tôi sẽ nói điều đó thật vô lý. Tổng thống sẽ ký thỏa thuận nếu đó là một thỏa thuận tốt. Ông ấy sẽ ký thỏa thuận nếu thỏa thuận đó mang lại lợi ích cho nước Mỹ”.
Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin nói trong cuộc họp giữa ông Trump, nhóm đàm phán thương mại của ông và các nhà đàm phán Trung Quốc hồi tháng trước rằng thượng đỉnh với ông Tập có thể xảy ra vào cuối tháng 3.
Tuy nhiên không có cuộc đàm phán thương mại trực tiếp nào giữa hai bên được công bố kể từ vòng đàm phán cuối cùng tại Washington vào tháng trước. Tại vòng đàm phán này, ông Trump đã quyết định hoãn tăng thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc.
“Tổng thống sẽ đảm bảo bất kỳ thỏa thuận thương mại nào chúng tôi nhận được là vì lợi ích tốt nhất của chúng tôi, đó là sự công bằng trong thương mại, có qua có lại, là việc bảo vệ tài sản trí tuệ của chúng tôi và các biện pháp để đảm bảo rằng Trung Quốc tuân thủ bất kỳ thỏa thuận nào họ đã cam kết” – bà Sanders kết luận.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26793-nha-trang-vo-ly-khi-noi-ong-trump-la-nha-dam-phan-khong-dang-tin-voi-tq.html

Thượng đỉnh Trump-Kim lần ba ‘có thể’ diễn ra

Một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Hai 11/3 cho hay Thượng đỉnh Trump-Kim lần ba có khả năng diễn ra nhưng chưa ấn định thời điểm, theo Reuters.
John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, nói hôm Chủ Nhật 10/3 rằng ông Trump để ngỏ khả năng mở một hội nghị thượng đỉnh khác với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un nhưng có thể cần thêm thời gian.
Hội nghị Thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai tại Việt Nam hồi tháng trước đã sụp đổ vì những khác biệt giữa yêu cầu của Mỹ đối với phi hạt nhân hóa Bình Nhưỡng và yêu cầu của Bắc Hàn về dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Ông Trump và ông Kim lần đầu gặp nhau ở Singapore vào tháng Sáu năm ngoái.
Điều gì khiến hội nghị thượng đỉnh Hà Nội sụp đổ?
Giải mã hội nghị Trump-Kim ‘không ký gì’ ở Hà Nội
Những điều Bắc Hàn có thể học từ phụ nữ Việt Nam
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Tổng thống Trump “đã rất rõ ràng rằng họ để ngỏ cho cuộc đối thoại. Họ chưa ấn định ngày nhưng chúng tôi tiếp tục làm việc theo hướng đó,” Thứ trưởng Ngoại giao về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế Hoa Kỳ, bà Andrea Thompson, trả lời khi được hỏi liệu có hội nghị thượng đỉnh thứ ba không.
Bà Thompson cho biết một vấn đề vô cùng quan trọng là các quốc gia sẽ tiếp tục duy trì lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Bắc Hàn cho đến khi nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ông Trump cho biết vào thứ Sáu rằng ông sẽ thất vọng nếu Bình Nhưỡng tiếp tục thử nghiệm vũ khí và nhắc lại niềm tin vào mối quan hệ tốt đẹp của ông với ông Kim bất chấp sự sụp đổ của Hội nghị Thượng đỉnh lần hai.
Ông Trump đưa ra bình luận này sau khi Mỹ và cơ quan tình báo Seoul cho hay Bắc Hàn đang xây dựng lại một địa điểm phóng tên lửa. Các chuyên gia về chống phổ biến vũ khí hạt nhân cho biết hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Hàn có thể đang chuẩn bị phóng tên lửa hoặc tên lửa không gian mặc dù đã đóng băng các vụ thử nghiệm từ năm 2017.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47533951

Mỹ muốn phi hạt nhân hóa Triều Tiên trong một năm tới

Mỹ muốn phi hạt nhân hóa Triều Tiên khi Trump kết thúc nhiệm kỳ đầu, đồng thời khẳng định không chấp nhận việc giải trừ từng bước.
“Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc phi hạt nhân hóa từng bước. Tổng thống đã nói rõ điều này và đó là lập trường mà chính phủ Mỹ ủng hộ”, đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun phát biểu tại hội nghị về chính sách hạt nhân ở Washington hôm 11/3, theo AFP.
Biegun nhấn mạnh chính quyền muốn hoàn tất việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng đối với Triều Tiên khi Tổng thống Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên vào tháng 1/2021. “Chúng tôi hy vọng rằng nếu chúng tôi huy động đầy đủ các nguồn lực, chúng tôi có thể tự sắp xếp theo cách đủ để đạt được mục tiêu này trong một năm tới”, Biegun nói.
Đặc phái viên Mỹ cũng khẳng định dù hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai tại Hà Nội chưa đạt thỏa thuận, hai nước đã có những tiến bộ nhất định. “Cánh cửa vẫn để mở” cho các cuộc đàm phán tiếp theo, Biegun nói, song lặp lại quan điểm của Mỹ rằng sẽ không dỡ bỏ lệnh trừng phạt cho đến khi Triều Tiên hoàn tất quá trình phi hạt nhân hóa.
Vài ngày sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) cho biết họ phát hiện Triều Tiên đã lắp lại một phần mái che và cánh cửa tại bãi phóng tên lửa Sohae (hay còn gọi là Tongchang-ri). NIS cũng tiết lộ với các nghị sĩ nước này rằng các cơ sở làm giàu uranium tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên đang hoạt động bình thường, thậm chí trước khi hội nghị tại Hà Nội diễn ra.
Dựa trên phân tích hình ảnh vệ tinh, 38 North, dự án giám sát Triều Tiên tại Washington, hôm 7/3 cho biết việc Bình Nhưỡng xây dựng lại nhanh chóng một bệ phóng cùng các hoạt động tại các khu vực khác cho thấy Sohae dường như đã khôi phục trạng thái hoạt động bình thường. Cấu trúc bệ phóng được xây dựng trong khoảng thời gian 16/2 – 2/3.
Mỹ cho rằng còn quá sớm để khẳng định thông tin Triều Tiên khôi phục hoạt động của bãi phóng tên lửa Sohae song Washington sẽ giám sát tình hình chặt chẽ. Trump cũng cho biết ông sẽ rất thất vọng nếu Triều Tiên đi theo hướng này.
http://biendong.net/bi-n-nong/26797-my-muon-phi-hat-nhan-hoa-trieu-tien-trong-mot-nam-toi.html

Venezuela:

Mỹ rút toàn bộ nhân viên đại sứ quán ở Caracas

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết nước này sẽ rút toàn bộ nhân viên ngoại giao ở Venezuela trong tuần này do “tình hình đang ngày càng xấu đi” ở đó.
Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng việc có nhân viên ở Caracas đã “trở thành một hạn chế đối với chính sách Hoa Kỳ”.
Vào tháng 01/2019, Hoa Kỳ đã ra lệnh cho tất cả các nhân viên không quan trọng rời Venezuela trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra.
Maduro cảm ơn quân đội đã chặn ‘đảo chính’
Venezuela chìm vào tăm tối do mất điện
Cuộc chạy trốn âm thầm từ Venezuela tới Hungary
Việc mất điện trên diện rộng và cuộc khủng hoảng nhân đạo đang ngày càng tồi tệ ở Venezuela đã làm dấy lên các cuộc biểu tình rầm rộ.
Trong cuộc khủng hoảng, một nhà báo nổi tiếng đã bị giam giữ hôm thứ Ba. Luis Carlos Diaz là nhà báo gần đây nhất bị chính quyền Venezuela nhắm đến, sau khi một chương trình truyền hình thân chính phủ cáo buộc anh ta có liên quan đến việc mất điện ở nước này.
Quyết định rút nhân viên đại sứ quán ở Caracas của Mỹ được đưa ra vào cuối ngày thứ Hai 11/3, sau khi Ngoại trưởng Pompeo có những bình luận chỉ trích đối với Thủ tướng Venezuela Nicolás Maduro.
Quan hệ xấu đi
Trong vài tháng gần đây, mối quan hệ giữa hai nước đã trở nên xấu đi.
Lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó tuyên bố mình là tổng thống lâm thời vào tháng 01/2019 và được sự ủng hộ của Mỹ.
Maduro thề đánh bại ‘thiểu số điên rồ’ của Guaidó
Lo âu, hy vọng ở Venezuela
“Nicolás Maduro đã hứa sẽ mang lại cho người dân Venezuela một cuộc sống tốt đẹp hơn ở thiên đường chủ nghĩa xã hội,” Ngoại trưởng Pompeo nói hôm thứ Hai.
“Ông ấy đã làm tốt phần chủ nghĩa xã hội, còn phần thiên đường thì chưa được tốt lắm.”
Chính phủ đế quốc của Hoa Kỳ đã đưa ra lệnh tấn công nàyTổng thống Venezuela Nocolás Maduro
Tuy nhiên, trong một bài phát biểu trên truyền hình ông Maduro cho rằng việc mất điện xảy ra liên tục là do phá hoại có yếu tố nước ngoài.
“Chính phủ đế quốc của Hoa Kỳ đã đưa ra lệnh tấn công này,” ông Maduro nói mà không đưa ra bằng chứng nào.
Nhiều vùng ở Venezuela đã bị mất điện kể từ thứ Năm tuần trước. Nguyên nhân được đưa ra là do các sự cố tại nhà máy thủy điện Guri ở bang Bolívar – một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất ở Mỹ Latin.
Để cung cấp điện trong nước, Venezuela phụ thuộc chủ yếu vào các cơ sở thủy điện rộng lớn thay vì nguồn dầu dự trữ.
Tuy nhiên, các đập lớn đã bị hỏng do thiếu đầu tư trong các thập kỷ qua, dẫn đến việc mất điện xảy ra thường xuyên.
Phe đối lập cho biết có ít nhất 17 người đã chết do mất điện.
Cuối tuần qua, các nhóm ủng hộ chính phủ và phe đối lập đã có những cuộc biểu tình chống lại đối thủ và đã xảy ra những cuộc đụng độ với cảnh sát.
Các cuộc biểu tình tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra ở thủ đô Caracas vào thứ Ba.
Tổng thống Maduro cáo buộc ông Guaidó đang cố gắng đảo chính với sự giúp đỡ của “đế quốc Mỹ”.
Ông Maduro đã giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2013, sau cái chết của cựu Thủ tướng Hugo Chávez cũng là cố vấn của ông. Ông Maduro đắc cử lần hai vào tháng 05/2018 trong một cuộc bầu cử được mô tả rộng rãi là “không tự do và không công bằng”.
Những năm gần đây, nền kinh tế Venezuela sụp đổ với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng và lạm phát tăng ít nhất 800.000% vào năm ngoái.
Chính phủ Maduro đang bị cô lập khi ngày càng có nhiều nước đổ lỗi cho Venezuela về cuộc khủng hoảng kinh tế khiến hơn ba triệu người phải rời bỏ nước này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47543543

Mỹ tiếp tục gây sức ép lên Tổng thống Venezuela

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton hôm 10/3 lên tiếng về cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt ở Venezuela giữa Tổng thống Nicholas Maduro và lãnh đạo đối lập Juan Guaido, người được nhiều nước trên thế giới công nhận là Tổng thông lâm thời của Venezuela.
“Tôi hy vọng tương lai của ông ấy sẽ là sống ở một bãi biển xinh đẹp ở đâu đó xa Venezuela,” ông Bolton nói về ông Maduro trong chương trình ‘This Week’ trên kênh ABC.
Ông Bolton nói rằng ‘đà thắng lợi đang ở về phía ông Guaido’ nhưng người dân Venezuela mới là nhân tố quyết định đảm bảo sự chiến thắng của nhà lãnh đạo đối lập.
“Có vô số những cuộc đối thoại giữa các thành viên Quốc hội và thành viên lực lượng vũ trang Venezuela về những gì có thể xảy ra, làm sao quân đội có bước chuyển để ủng hộ đối lập,” ông Bolton nói.
Lên kế nghiệm ông Hugo Chavez, một người cánh tả nhiệt thành, làm Tổng thống vào năm 2013, ông Nicholas Maduro liên tục buộc tội Washington đứng đằng sau những thống khổ của đất nước ông.
“Chúng ta đang đối mặt với hành động hung hăng nghiêm trọng nhất từ chủ nghĩa đế quốc Mỹ mà Venezuela từng chứng kiến trong toàn bộ lịch sử 200 năm của đất nước,” ông Maduro phát biểu tại một cuộc tập hợp mới đây của những người trung thành.
Trong khi đó, ở Washington, các vị nghị sỹ Mỹ cũng gửi đi thông điệp đến Venezuela.
“Cuộc chiến đấu của các bạn để giành tự do và khôi phục nền dân chủ cũng là cuộc chiến đấu của chúng tôi, và thế giới tự do đã và sẽ không quên các bạn,” Thượng nghị sỹ Cộng hòa Marco Rubio của tiểu bang Florida, chủ tịch tiểu ban Tây Bán Cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, phát biểu tại một phiên điều trần hồi tuần trước.
“Gửi đến các quan chức của chế độ Maduro: nếu quý vị muốn có tương lai ở Venezuela, và nếu quý vị muốn có một tương lai không còn dính các lệnh trừng phạt của Mỹ vốn sẽ theo quý vị ở bất cứ nơi nào trên thế giới thì quý vị phải công nhận Tổng thống lâm thời hợp pháp, Juan Guaido, và chớ để tay quý vị nhuốm máu,” Thượng nghị sỹ Bob Menendez của tiểu bang New Jersey, thành viên Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban đối ngoại Thượng viện, nói.
Nhiều thành viên Đảng Dân chủ ủng hộ các lệnh trừng phạt mà chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt lên chế độ của ông Maduro nhưng cũng nói rằng việc Mỹ can thiệp quân sự không nên tính đến.
“Những lời nói chuyện phiếm về hành động quân sự thật sự sẽ làm cho những kẻ độc tài thêm mạnh bạo” Thương nghị sỹ Dân chủ Tim Kaine của bang Virginia nói. “Quan tâm duy nhất của chúng tôi là hòa bình, tự do và dân chủ cho người dân Venezuela. Thế thôi.”
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Venezuela đã tìm cách đảm bảo với các nghị sỹ rằng hành động quân sự sẽ không được xem xét.
“Đó chắc chắn là điều không mong muốn và đó không phải là con đường mà chính quyền đang đi,” Đặc sứ Mỹ về Venezuela, ông Elliot Abrams, nói trước Ủy ban của Quốc hội.
Phát biểu ở Nhà Trắng hồi tháng trước, ông Bolton nói rằng Tổng thống Trump đang ‘để ngỏ mọi khả năng trên bàn’ về Venezuela. Tuy nhiên, hôm 10/3, ông từ chối đưa ra dự đoán.
“Chúng ta sẽ chờ xem điều gì sẽ xảy ra,” ông Bolton nói trên chương trình “This Week.”
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-g%C3%A2y-s%E1%BB%A9c-%C3%A9p-l%C3%AAn-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-venezuela/4824697.html

Mỹ bỏ xa các nước về xuất khẩu vũ khí

Hoa Kỳ bỏ xa phần còn lại của thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí trong khi Nga xếp thứ hai và xa đằng sau, một tổ chức theo dõi dữ liệu buôn bán vũ khí hàng đầu cho biết.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) trong một phúc trình hôm 11/3 cho hay khoảng cách giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới trong lĩnh vực bán vũ khí ngày càng mở rộng trong giai đoạn năm năm mới nhất 2014-2018. Xuất khẩu vũ khí của Mỹ trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ 36% toàn cầu so với mức 30% trong giai đoạn 5 năm trước đây.
“Mỹ đã củng cố thêm vị thế của họ như là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới,” Aude Fleurant, giám đốc chương trình chi tiêu quân sự và vũ khí của SIPRI, cho biết.
“Họ xuất khẩu vũ khí đến ít nhất 98 quốc gia trong vòng 5 năm qua; những vụ giao vũ khí này thường bao gồm các vũ khí tân tiến như máy bay chiến đấu, tên lửa tầm ngắn và tên lửa đạn đạo và rất nhiều bom được dẫn đường.”
Bản phúc trình cũng nhấn mạnh khoảng cách ngày càng nới rộng giữa Washington và Moscow về xuất khẩu vũ khí.
“Xuất khẩu vũ khí của Mỹ trong giai đoạn 2014-2018 cao hơn của Nga 75%, trong khi trong giai đoạn 2009-2013 chỉ cao hơn 12,” bản phúc trình của SIPRI cho biết.
“Hơn phân nửa số vũ khí xuất khẩu của Mỹ là bán cho khu vực Trung Đông trong giai đoạn 2014-2018,” cũng theo phúc trình.
SIPRI cho biết xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm 17% trong giai đoạn này. Lý do chủ chốt dẫn đến sự sụt giảm này là do Ấn Độ và Venezuela giảm mua vũ khí.
Cũng theo phúc trình này, Pháp là quốc gia bán vũ khí lớn thứ ba toàn cầu, chiếm 6,8% tỷ trọng. Theo sau là Đức với 6,4% và Trung Quốc với 5,2%.
Năm quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới chiếm 75% tỷ lệ toàn cầu, phúc trình cho biết.
Nếu tính tổng cộng con số xuất khẩu vũ khí của các nước Liên minh châu Âu thì họ chiếm tỷ lệ 27% toàn cầu.
Trong số các nước nhập vũ khí, Ả Rập Xê-út là khách hàng lớn nhất, chiếm 12% số đơn hàng toàn cầu, tăng 4,3% so với giai đoạn 5 năm trước.
“Mức nhập khẩu vũ khí của một số quốc gia Ả Rập ở Vùng Vịnh đã tăng nhanh trong giai đoạn này,” phúc trình cho biết.
“Trong số những lý do chủ yếu của việc tăng mua vũ khí này là sự không tin tưởng lẫn nhau giữa một bên là Iran và một bên là Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).”
Phúc trình cũng dẫn cuộc xung đột ở Yemen, vốn được xem là cuộc chiến ủy nhiệm giữa Iran và Ả Rập Xê-út, và sự thù nghịch giữa một liên minh các nước Ả Rập do Ả Rập Xê-út đứng đầu và nước Qatar nhỏ bé ở Vùng Vịnh.
Pakistan là nước nhập vũ khí thứ 11 toàn cầu với tỷ trọng là 2,7% nhưng đây là mức giảm mạnh so với 4,8% trước đó. Các nước cung cấp vũ khí chính cho Pakistan là Trung Quốc (70%), Mỹ (8,9%) và Nga (6%).
Đối thủ của Pakistan: Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai. Các nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Delhi là Nga (70%), Israel (15%) và Mỹ (12%).
Trong một phúc trình được công bố hồi tháng 12 năm 2018, SIPRI cho biết xuất khẩu vũ khí của các công ty Mỹ trong năm 2017 lên đến 222,6 tỷ đô la, trong khi doanh số vũ khí của Nga trong cùng năm là 37,7 tỷ đô la.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8F-xa-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-v%C5%A9-kh%C3%AD/4824691.html

Mỹ-Jordan bàn về hòa bình Trung Đông

Ngoại trưởng Mike Pompeo cùng cố vấn cao cấp Tòa Bạch Ốc Jared Kushner và Jason Greenblatt đã thảo luận về viễn ảnh hòa bình Trung Đông với vua Jordan Abdullah vào ngày 11/3 tại Washington, một nguồn tin Mỹ quen thuộc với cuộc họp nói.
Cuộc họp kéo dài 45 phút diễn ra tại tư dinh của Đại sứ Jordan ở Washington, nguồn tin cho hay.
Hai ông Kushner và Greenblatt vừa mới trở về từ chuyến đi thăm các quốc gia vùng Vịnh để mưu tìm sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Ả Rập đối với khía cạnh kinh tế trong đề nghị hòa bình Trung Đông mà Tổng thống Donald Trump dự trù tiết lộ trong những tháng tới.
Tuy nhiên chuyến đi này không bao gồm chặng dừng chân ở Jordan.
Vua Abdullah sẽ gặp các nhà lập pháp Mỹ ở Điện Capitol ngày 12/3.
Hôm 11/3, vua Jordan đã gặp quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan để thảo luận về sự hợp tác quân sự và quốc phòng giữa Jordan và Hoa Kỳ.
Cuộc họp thảo luận về những phát triển mới nhất tại Trung Đông, những nỗ lực để đạt những giải pháp chính trị cho những cuộc khủng hoảng trong vùng, và những nỗ lực chống khủng bố
trong khuôn khổ toàn diện và sự hợp tác Jordan-Hoa Kỳ trong việc này,” tòa đại sứ Jordan cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-jordan-b%C3%A0n-v%E1%BB%81-h%C3%B2a-b%C3%ACnh-trung-%C4%91%C3%B4ng/4824696.html

Nghị sĩ Mỹ vận động

công nhận Cao nguyên Golan thuộc Israel

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham ngày 11/3 cho biết sẽ vận động chính quyền Mỹ công nhận vùng Cao nguyên Golan là thuộc Israel.
Ông Graham đưa ra phát biểu này trong lúc cùng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đi thị sát khu vực mà Israel tịch thu từ Syria trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967.
Israel đã sáp nhập thành công Cao Nguyên Golan vào năm 1981, một động thái không được quốc tế công nhận, khi thông qua luật đưa luật lệ của họ áp đặt lên khu vực.
Israel nói lãnh thổ này là vùng đệm quan trọng để tự vệ và đã vận động Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận chủ quyền của Israel tại đây.
Năm 2017, ông Trump phá vỡ hàng chục năm chính sách Hoa Kỳ đối với Jerusalem, công nhận thành phố này là thủ đô của Israel, gây phẫn nộ cho người Palestine. Phía Palestine muốn biến phần phía Đông của Jerusalem làm thủ đô của một nhà nước mà họ muốn thành lập ở Bờ Tây và Dải Gaza.
Tuy nhiên, ông Trump nói ông không có quan điểm về phạm vi cụ thể của chủ quyền Israel ở Jerusalem.
https://www.voatiengviet.com/a/nghi-si-my-van-dong-cong-nhan-cao-nguyen-golan-thuoc-israel-/4824661.html

Mỹ chế tài ngân hàng Nga

vì liên hệ tới chính quyền Maduro

Hoa Kỳ ngày 11/3 trừng phạt ngân hàng Evrofinance Mosnarbank của Nga, tố cáo ngân hàng này hỗ trợ công ty dầu khí quốc doanh PDVSA của Venezuela vi phạm các chế tài tài chính của Mỹ và cung cấp ‘phao cứu sinh’ cho chính quyền của Tổng thống xã hội chủ nghĩa Nicolas Maduro.
Trong những tuần qua, chính quyền Mỹ đã có một số biện pháp tăng sức ép lên ông Maduro và ủng hộ lãnh đạo đối lập Juan Guaido, người được Mỹ và hơn 50 nước trên thế giới công nhận là Tổng thống lâm thời của Venezuela.
Tuy nhiên, ông Maduro vẫn còn được hậu thuẫn bởi Nga và Trung Quốc và cũng còn kiểm soát các định chế nhà nước kể cả quân đội.
Theo loan báo của Mỹ hôm 11/3, tất cả tài sản của ngân hàng Evrofinance ở Mỹ, được mô tả là thuộc sở hữu chung của các công ty Nga và Venezuela, sẽ bị đóng băng. Công dân Mỹ bị cấm giao dịch với ngân hàng này, Bộ Tài chính Mỹ cho biết.
Công ty dầu khí quốc doanh PDVSA của Venezuela bị Mỹ chế tài từ đầu năm nay.
Trong một tin nhắn trên Twitter ngày 11/3, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, John Bolton, kêu gọi các ngân hàng trên thế giới “chớ hỗ trợ Maduro và đồng bọn ăn cắp tài sản của người dân Venezuela.”
Ngân hàng Evrofinance thành lập năm 2011. Quỹ Phát triển Quốc gia của Venezuela chiếm 49% cổ phần, Bộ Tài chính Mỹ nói.
Ngân hàng Evrofinance tuyên bố trên website rằng họ vẫn hoạt động ổn định và sẽ hoàn thành mọi nghĩa vụ với khách hàng và đối tác.
https://www.voatiengviet.com/a/my-che-tai-ngan-hang-nga-vi-lien-he-toi-chinh-quyen-maduro/4824657.html

Hoa Kỳ: Cơ quan FAA nói

Boeing 737 Max 8 đạt tiêu chuẩn bay

Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ nói với các hãng hàng không rằng họ tin Boeing 737 Max 8 đạt tiêu chuẩn bay, sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng trong vòng sáu tháng.
Vụ đầu tiên là chiếc 737 Max 8 của Lion Air gặp nạn hồi tháng 10/2018 khiến 189 người thiệt mạng.
Mới đây nhất, chiếc 737 Max 8 của hãng Ethiopian Airlines, đang bay từ Addis Ababa đến Nairobi, rơi chỉ sáu phút sau khi cất cánh vào Chủ Nhật, toàn bộ 157 người trên máy bay tử vong.
Một số người trong cộng đồng hàng không đã kêu gọi dừng sử dụng máy bay này trong khi chờ điều tra đầy đủ.
Nhưng hôm thứ Hai, Cục Hàng không Liên bang (FAA) ban hành một “thông báo tiếp tục vận chuyển” nói rằng máy bay này an toàn để bay.
Trung Quốc, Indonesia và Ethiopia hôm thứ Hai ra lệnh cho các hãng hàng không của họ ngừng sử dụng máy bay này. Hãng hàng không Aerolineas của Argentina, Aeromexico của Mexico và Gol của Brazil cũng ngừng khai thác 737 Max 8.
Cục hàng không dân dụng Singapore hôm thứ Ba 12/3 thông báo “tạm ngừng các chuyến bay Boeing 737 Max ra vào không phận Singapore”.
Các hãng hàng không khác vẫn khai thác 737 Max 8 sau khi hãng Boeing nói loại máy bay này an toàn.
Cổ phiếu của Boeing đã giảm 12,9% vào thứ Hai sau vụ tai nạn.
Indonesia: Vì sao Boeing 737 mới tinh đã rơi?
Ethiopian Airlines: ‘Không ai sống sót’ khi Boeing 737 rơi trên đường tới Kenya
Chính quyền Mỹ nói gì?
Bộ trưởng Giao thông Hoa Kỳ Elaine Chao cho biết FAA sẽ “có hành động ngay lập tức và phù hợp” nếu phát hiện thấy bất kỳ khiếm khuyết nào trên máy bay.
Paul Hudson, chủ tịch của FlyersRights.org và là thành viên của Ủy ban Tư vấn Quy định Hàng không FAA, kêu gọi tạm ngừng khai thác loại máy bay này.
“Thái độ ‘chờ và xem’ của FAA có thể đặt nhiều sinh mạng vào tình trạng mạo hiểm cũng như danh tiếng của ngành hàng không Mỹ,” ông Hudson nói trong một tuyên bố hôm thứ Hai.
Chúng ta biết gì về tai nạn của Ethiopian Airlines?
Máy bay Boeing 737 Max 8 của Ethiopian Airlines rơi xuống gần thị trấn Bishoftu, 60km về phía Đông Nam thủ đô nước này hôm Chủ Nhật 10/3. Nguyên nhân của thảm họa chưa được làm rõ, nhưng phi công đã báo cáo những khó khăn và yêu cầu quay lại Addis Ababa.
Giới điều tra tìm thấy máy ghi âm buồng lái và máy ghi dữ liệu chuyến bay nhưng phải mất một thời gian trước khi các thông tin này được công khai.
Tầm nhìn của máy bay lúc đó được cho là tốt nhưng giám sát không lưu Flightradar24 báo cáo rằng “tốc độ lên cao của máy bay không ổn định sau khi cất cánh”.
Yared Getachew, cơ trưởng lái chiếc máy bay này, được hãng Ethiopia Airlines đánh giá là có “năng lực làm việc đáng khen ngợi”, với kinh nghiệm hơn 8.000 giờ bay.
Một số nhân chứng làm việc trong các trang trại dưới đường bay của chiếc máy bay này nói với hãng tin Reuters rằng họ nghe thấy tiếng ồn phát ra từ máy bay.
“Khi nó còn lơ lửng thì có lửa cháy phía đuôi, sau đó mũi máy bay cố ngóc lên,” theo lời Gadisa Benti, một nhân chứng. “Khi nó bay qua nhà chúng tôi, mũi máy bay chúc xuống còn đuôi chổng lên. Nó lao thẳng mũi xuống đất, sau đó phát nổ.”
Chúng ta biết gì về máy bay Boeing 737 Max 8?
Ra mắt năm 2017, Max 8 là phiên bản mới nhất của dòng 737. Đến cuối tháng 1, Boeing đã giao 350 máy bay này trong số 5.011 đơn đặt hàng.
Chiếc máy bay bị rơi là một trong số sáu chiếc 737 Max-8 trên tổng số 30 chiếc máy bay mà Ethiopian Airlines đặt mua để mở rộng quy mô. Theo chia sẻ của hãng, chiếc máy bay này đã trải qua một đợt “kiểm tra bảo trì nghiêm ngặt lần đầu tiên” hôm 04/02/2019.
Boeing nói rằng họ “vô cùng đau buồn” về vụ tai nạn và đã cử một đội đến hỗ trợ kỹ thuật.
Các nhà điều tra vụ tai nạn máy bay của Lion Air hồi tháng 10 năm ngoái cho biết các phi công đã gặp khó khăn với hệ thống tự động được thiết kế để giữ cho động cơ máy bay không bị treo. Đây là một tính năng mới của loại máy bay này.
Theo các phát hiện sơ bộ, hệ thống chống treo động cơ này liên tục làm mũi máy bay chúi xuống mặc dù các phi công đã nỗ lực khắc phục, kết quả điều tra sơ khởi cho biết. Máy bay của Lion Air cũng mới và bị rơi ngay sau khi cất cánh.
Chiếc máy bay mà hãng Lion Air đã sử dụng cũng là một chiếc máy bay mới và tai nạn cũng đã xảy ra không lâu sau khi cất cánh.
Sau vụ tai nạn hồi tháng 10 năm ngoái, Boeing đã gửi thông báo khẩn đến các hãng hàng không để cảnh báo họ về sự cố gặp phải với hệ thống chống treo động cơ của máy bay.
Boeing dự kiến sẽ phát hành một bản vá phần mềm cho hệ thống để giải quyết vấn đề này, theo báo cáo của Reuters.
Tuy nhiên, theo điều tra sơ bộ của Ethiopian Airlines, vẫn chưa rõ nguyên nhân của vụ tai nạn hôm chủ nhật có liên quan đến hệ thống này hay không.
Các chuyên gia hàng không cho biết các vấn đề kỹ thuật khác hoặc yếu tố con người không nên bị loại trừ.
Quanh vụ VietJet mua 100 máy bay Boeing của Mỹ
FLC mua 24 máy bay phục vụ hàng không Tre Việt
Ai là nạn nhân?
Nạn nhân là hành khách thuộc hơn 30 quốc tịch trên chuyến bay, bao gồm 32 người Kenya, 18 người Canada, chín người Ethiopia và chín người Anh.
Trong số những người Canada có một gia đình sáu người, gốc Ấn Độ.
Ngoài ra còn có tám người Italy, tám người Trung Quốc, tám người Mỹ, bảy công dân Pháp, sáu người Ai Cập, năm người Đức, bốn người Ấn Độ và bốn người từ Slovakia.
Ít nhất 21 hành khách là cán bộ Liên Hiệp Quốc đang trên đường tới dự một phiên họp của Hội đồng Môi trường tại Nairobi.
“Đó là một trong những thảm họa tồi tệ nhất mà chúng tôi chứng kiến trong nhiều năm qua”, Michael Moller, Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva, nói với phiên họp hôm thứ Hai.
Tiếp theo là gì?
Cuộc điều tra sẽ do giới chức Ethiopia chủ trì, phối hợp với các nhóm chuyên gia từ Boeing và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ.
Hãng Ethiopian Airlines cho biết họ đã dừng khai tác toàn bộ phi đội 737 Max 8 của hãng “cho đến khi có thông báo mới” như là “một biện pháp an toàn tăng cường”.
Chuyến bay đầu tiên của hãng đến Kenya, sau khi vụ tai nạn xảy ra, đã hạ cánh lúc 10:25 giờ địa phương vào thứ Hai và là loại máy bay khác.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47534341

Boeing sắp nâng cấp phần mềm máy bay 737 MAX 8

Hãng Boeing cuối ngày 11/3 xác nhận sẽ tiến hành nâng cấp phần mềm của loại máy bay 737 MAX 8, một vài giờ sau khi Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ cho biết sẽ bắt buộc “các thay đổi về thiết kế” đối với loại máy bay này vào tháng Tư.
Theo Reuters, Boeing không đề cập tới vụ rớt máy bay của Ethiopian Airlines, khiến hãng này phải thực hiện việc nâng cấp phần mềm.
Tuy nhiên, hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới cũng gửi lời chia buồn tới thân nhân của 157 người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay hôm 10/3.
XEM THÊM:
Mỹ: Máy bay Boeing 737 MAX 8 vẫn an toàn
Boeing nói trong tuyên bố rằng sau vụ rớt máy bay của Lion Air ở Indonesia hồi tháng 10 năm ngoái, hãng này nhiều tháng qua đã “phát triển phần mềm tăng cường kiểm soát chuyến bay cho 737 MAX nhằm biến máy bay đã an toàn này trở nên an toàn hơn”.
Việc nâng cấp phần mềm này “sẽ được triển khai đối với tất cả đội bay 737 MAX trong các tuần tới”.
Trước đó, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ cho biết đang thu thập dữ liệu cũng như liên lạc với cơ quan hàng không dân dụng quốc tế và sẽ hành động ngay nếu phát hiện bất kỳ vấn đề an toàn nào.
https://www.voatiengviet.com/a/boeing-s%E1%BA%AFp-n%C3%A2ng-c%E1%BA%A5p-ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%81m-m%C3%A1y-bay-737-max-8-/4825141.html

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ:

Tôi không chủ trương luận tội Tổng thống

Không có nỗ lực nào nhằm luận tội Tổng thống Donald Trump trừ phi có những lý do áp đảo và có tính cách lưỡng đảng vì việc này sẽ làm chia rẽ đất nước, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khẳng định trong một cuộc phỏng vấn của Washington Post được công bố ngày 11/3.
“Tôi không chủ trương luận tội,” bà Pelosi, đảng viên Dân chủ cao cấp, nói trong cuộc phỏng vấn được thực hiện trong tuần qua.
“Luận tội làm đất nước chia rẽ trừ khi có điều gì có tính cách thuyết phục và được hai đảng ủng hộ, tôi không nghĩ chúng ta nên đi theo con đường này,” bà nói. “Ông ấy không đáng như vậy.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang điều tra về sự can thiệp của Nga vào chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 và liệu có sự thông đồng nào giữa chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump và chính phủ Nga hay không. Ông cũng đang xem xét liệu ông Trump có nỗ lực cản trở cuộc điều tra hay không. Ông Trump phủ nhận có hành vi sai trái nào và gọi cuộc điều tra là truy bức chính trị.
Ông Mueller sẽ sớm gởi phúc trình lên Bộ trưởng Tư pháp William Barr, phác họa kết quả cuộc điều tra. Nếu có chứng cớ sai trái, Quốc hội sẽ có hành động chống lại Tổng thống. Một vài ủy ban của Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát cũng đang điều tra Tổng thống Trump.
Dù bà Pelosi nói bà tin là sẽ gây nên chia rẽ nếu nỗ lực luận tội ông Trump, nhưng bà xem Tổng thống Trump bất xứng để nắm quyền.
“Không, tôi không nghĩ ông ấy thích hợp làm Tổng thống Hoa Kỳ,” bà Pelosi nói với Washington Post và nhấn mạnh rằng ông Trump “bất xứng về đạo đức, bất xứng về trí thức, bất xứng về khôn ngoan.”
https://www.voatiengviet.com/a/ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-t%C3%B4i-kh%C3%B4ng-ch%E1%BB%A7-tr%C6%B0%C6%A1ng-lu%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99i-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-/4825083.html

Đối lập Venezuela ban bố tình trạng báo động,

biểu tình tiếp tục

Trọng Nghĩa
Tại Venezuela, một phần đất nước vẫn chìm trong bóng tối. Quốc Hội trong tay phe đối lập, đã ban hành « tình trạng báo động » vào hôm qua, 11/03/2019. Đây là một sắc lệnh minh họa cho tình hình bi thảm của Venezuela.
Từ tối thứ Năm 07/03, nhiều bang vẫn bị mất điện. Còn tại thủ đô, điện đã được tái lập được một phần. Tổng thống tự phong Juan Guaido, ngày 12/03, kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường biểu tình để gây sức ép đối với chính phủ Maduro.
Thông tín viên RFI, Benjamin Delille, tường thuật từ Caracas :
« Juan Guaido lợi dụng việc mất điện quy mô rất lớn này để huy động đông đảo người dân Venezuela chống lại tổng thống Maduro. Tình hình trở nên bi thảm đối với một phần lớn đất nước : Vừa không có điện, người dân vừa không có nước để sử dụng, không có xăng, không thể mua lương thực.
Do lạm phát, không còn tiền mặt, giao dịch, mua sắm đều qua thẻ tín dụng. Nỗi tức giận ngày dâng cao, nhưng không chắc là cuộc vận động hôm nay của lãnh đạo đối lập sẽ được hưởng ứng đông đảo.
Nguyên nhân dễ hiểu : Điện bị mất, mạng lưới internet, điện thoại bị tê liệt, hệ quả là một phần lớn dân chúng không biết gì về cuộc vận động biểu tình này.
Chính quyền thì tiếp tục khẳng định là bị Hoa Kỳ phá hoại. Phe đối lập đã dứt khoát bác bỏ lời giải thích trên, tố cáo ngược lại là chính quyền Maduro đã không bảo quản tốt hệ thống điện.
Người dân không mấy quan tâm đến cuộc cãi vã kể trên. Sau nhiều ngày mất điện, họ chỉ muốn một điều : Điện trở lại càng sớm càng tốt.
Tại nhiều thành phố, nạn cướp bóc gia tăng, cắt điện càng kéo dài, khả năng bùng nổ xã hội có thể diễn ra ».
Mỹ duy trì áp lực đối với Maduro
Trong bối cảnh đó, ngoại trưởng Mỹ duy trì sức ép đối với chế độ Maduro. Trên mạng Twitter ngày 11/03, ông Mike Pompeo đã loan báo quyết định rút toàn bộ nhân viên ngoại giao tại Venezuela về nước do « tình hình ngày càng tồi tệ », và việc nhân viên ngoại giao của Mỹ tiếp tục hiện diện tại nước này là một « hạn chế đối với chính sách của Mỹ ».
Phát biểu với báo chí, ông Pompeo tiếp tục tố cáo Nga và Cuba là nguyên nhân làm cho tình hình Venezuela xấu đi khi tiếp tục hậu thuẫn cho tổng thống Nicolas Maduro. Trước đó, ông Pompeo còn cáo buộc Cuba can thiệp trực tiếp vào nội tình Venezuela với một lực lượng quân sự « từ 20.000 đến 25.000 người ».
Vào ngày 11/03, chính quyền La Habana đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ, gọi đấy là những luận điệu « dối trá » và « vu khống ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190312-doi-lap-venezuela-ban-bo-tinh-trang-bao-dong

Nicaragua: Đối thoại bế tắc,

tổ chức các Quốc Gia Châu Mỹ can thiệp

Mai Vân
Một phái bộ của Tổ Chức các Quốc Gia Châu Mỹ đã đến thủ đô Managua vào ngày 11/03/2019, trong lúc đối thoại giữa tổng thống Nicaragua, Daniel Ortega, và phe đối lập đi vào bế tắc.
Hai bên đã đàm phán từ cuối tháng Hai để tìm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng đã làm hơn 325 người chết và đẩy kinh tế vào suy thoái.
Cả 6 đại biểu của phe đối lập thuộc Liên Minh Công Dân vì Công Lý và Dân Chủ (ACJD) tập hợp giới doanh nghiệp, xã hội dân sự, nông dân, sinh viên, đã ngưng cuộc họp với chính quyền.
Để trở lại bàn đàm phán, Liên Minh ACJD đòi chính quyền đưa ra bằng chứng rõ ràng về thực tâm muốn đàm phán, bằng cách trả tự do vô điều kiện cho hàng trăm tù nhân chính trị, chấm dứt đàn áp đối lập, tái lập quyền tự do báo chí và quyền biểu tình.
Chính quyền Nicaragua muốn cứu vãn đàm phán, đã đề nghị vào thứ Bảy 16/03 sẽ trả tự do cho tù nhân chính trị, nhưng không chấp nhận tổ chức bầu cử trước thời hạn.
Ngay ngày đầu đàm phán, chính quyền đã thả khoảng 100 tù nhân chính trị, trong thực tế là đặt họ trong tình trạng quản thúc tại gia. Điều này đã không làm phe đối lập hài lòng, vì vẫn còn hơn 600 người bị giam giữ.
Đại diện tổ chức OEA, ông Luis Angel Rosadilla đã đến Nicaragua trong bối cảnh bế tắc này. Nhiệm vụ của ông là đánh giá tiến trình đàm phán, ông sẽ tham dự với tính cách nhân chứng, và sẽ quyết định tham gia như thế nào vào tiến trình này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190312-nicaragua-doi-thoai-be-tac

Úc, Anh, Singapore tạm thời cấm Boeing 737 Max

Cơ quan hàng không của Úc và Singapore đã tạm thời cấm máy bay Boeing 737 Max ra vào lãnh thổ hai nước này.
Ethiopian Airlines: Tìm thấy thiết bị ghi âm ở hiện trường tai nạn
Hoa Kỳ: Boeing 737 Max 8 đạt tiêu chuẩn bay
Siêu phi cơ Boeing 747 sau hơn 50 năm tung cánh
Quyết định này được đưa ra sau khi máy bay Boeing Max 8 của Ethiopian Airlines bị rơi hôm Chủ nhật, làm thiệt mạng 157 người.
Đây là tai nạn thứ hai liên quan đến loại máy bay này của Boeing trong vòng năm tháng.
Sân bay Changi của Singapore là sân bay lớn thứ sáu thế giới và điểm trung chuyển các chuyến bay từ châu Á đến Châu Âu và Mỹ.
Tuy nhiên, chỉ có một số ít các hãng bay đang sử dụng máy bay Max ra vào nước này.
Hiện không có hãng hàng không nào của Úc sử dụng máy bay Boeing 737 Max. Chỉ có hai hãng nước ngoài là SilkAir và Fiji Airlines bay loại này đến Úc.
Shane Carmody, người phụ trách an toàn hàng không tại Cơ quan An toàn Hàng không Dân dụng Úc cho biết quyết định cấm bay sẽ kéo dài cho đến khi “có thêm thông tin để xem xét các rủi ro an toàn”.
Một số hãng hàng không và cơ quan quản lý trên thế giới cũng đã cấm bay đối với Max 8 của Boeing sau vụ tai nạn.
Theo AFP, Hàn Quốc đã yêu cầu Eastar Jet, hãng hàng không duy nhất sở hữu máy bay Max 8 tại nước này, không sử dụng loại máy bay này vào hôm thứ Tư.
Cơ quan quản lý hàng không của Anh CAA cũng tuyên bố cấm Boeing 737 Max hoạt động trên lãnh thổ Anh “để đề phòng”.
Gián đoạn lịch trình bay?
Cơ quan hàng không Singapore nói các hãng hàng không bị ảnh hưởng bởi quyết định này bao gồm SilkAir với sáu chiếc máy bay Boeing 737 Max 8, China Southern Airlines, Garuda Indonesia, Shandong Airlines và Thai Lion Air.
Cơ quan này cho biết họ đang làm việc với các hãng hàng không và sân bay Changi để hạn chế tối đa ảnh hưởng của quyết định này lên hành khách. Tuy nhiên, các chuyên gia nói với BBC rằng quyết định này có khả năng sẽ làm gián đoạn các chuyến bay.
Chuyên gia tư vấn hàng không Ian Thomas nói: “Với quyết định này, chắc chắn nhiều chuyến bay sẽ bị hủy và lịch trình bay sẽ bị gián đoạn vì các hãng hàng không phải đổi sang sử dụng loại máy bay khác (nếu có sẵn).”
Phóng viên Karishma Vaswani của BBC có mặt ở sân bay Changi báo cáo rằng một số chuyến bay đã bị hủy nhưng không biết có bị đình chỉ hay không.
Trong khi đó, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) nói với các hãng hàng không hôm thứ Hai rằng vẫn có thể sử dụng máy bay Boeing 737 Max 8, dù đã xảy ra hai vu tai nạn nghiêm trọng liên quan đến mô hình này.
Bạn biết gì về máy bay Boeing 737 Max?
737 Max là nhóm máy bay mới nhất của dòng 737 của Boeing. Nhóm này bao gồm các mô hình Max 7, 8, 9 và 10.
Tính đến cuối tháng Một năm nay, Boeing đã giao 350 chiếc máy bay Max 8 trong số 5,011 đơn đặt hàng. Một số nhỏ máy bay Max 9s cũng đang vận hành.
Trong khi đó, mô hình Max 7 và 10 chưa được giao nhưng sẽ được tung ra trong vài năm tới.
Chiếc máy bay Max 8 bị rơi hôm Chủ nhật là một trong số 30 chiếc máy bay được Ethiopian Airlines đặt hàng để mở rộng quy mô. Theo hãng này, chúng đã trải qua một đợt “kiểm tra bảo trì nghiêm ngặt lần đầu tiên” vào ngày 04/02/2019.
Các nhà điều tra vụ tai nạn máy bay của Lion Air hồi tháng 10 năm ngoái cho biết, các phi công đã gặp khó khăn với hệ thống tự động được thiết kế để giữ cho động cơ máy bay không bị treo. Đây là một tính năng mới của loại máy bay này.
Hiện vẫn chưa rõ hệ thống này có phải là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn hôm Chủ nhật hay không. Theo các chuyên gia hàng không, các vấn đề kỹ thuật khác và yếu tố con người không nên bị loại trừ.
Nhân chứng vụ tai nạn nói họ thấy khói, tia lửa và các mảnh vụn khi chiếc máy bay này rơi xuống.
Hoa Kỳ nói gì?
Các quan chức hàng không Mỹ cho biết máy bay 737 Max 8 vẫn có thể bay được và còn quá sớm để đưa ra bất cứ kết luận hay hành động gì.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Mỹ Elaine Chao nói hôm thứ Hai rằng Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) sẽ có “hành động phù hợp và kịp thời” nếu phát hiện máy bay Max 8 bị lỗi.
Boeing khẳng định rằng, trong vài tháng qua hãng này đã phát triển một “một hệ thống phần mềm kiểm soát nâng cao” cho loại máy bay này.
Tuy nhiên, Paul Hudson, Chủ tịch của FlyersRights.org và thành viên của của Ủy ban Tư vấn Quy định Hàng không FAA vẫn kêu gọi cấm bay đối bay đối với máy bay Max.
“Thái độ ‘hãy chờ xem’ của FAA có nguy cơ làm ảnh hưởng đến mạng sống của hành khách cũng như danh tiếng an toàn của ngành hàng không Mỹ,” ông Hudson nói trong một tuyên bố hôm thứ Hai.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47538573

Thủ tướng Anh và châu Âu cải thiện điều kiện Brexit

Mai Vân
Sau cuộc họp tối 11/03/2019 tại Strasbourg, miền đông nước Pháp, thủ tướng Anh và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đã thông báo đạt một thỏa thuận mà theo phủ thủ tướng Anh đã « mang lại những thay đổi có tính chất ràng buộc về pháp lý, củng cố và cải thiện thỏa thuận » về Brexit.
Về phía châu Âu, ông Jean-Claude Juncker cảnh báo sẽ không có cơ may thứ 3, trong lúc vào hôm nay, 12/03/2019, dân biểu Anh sẽ bỏ phiếu lần 2 về thỏa thuận Brexit mà họ đã bác bỏ vào tháng Giêng.
Thông tín viên RFI tại Luân Đôn, Muriel Delcroix, tường thuật :
« Bà Theresa May khẳng định đã giành được những bảo đảm pháp lý mà nhiều nghị sĩ đã đòi hỏi liên quan đến điều khoản « backstop » nhằm ngăn ngừa việc tái lập một đường biên giới ở Ailen.
Bà nói đến hai tài liệu : Một công cụ hỗn hợp, có cùng giá trị pháp lý như thỏa thuận Brexit, bảo đảm rằng 27 quốc gia châu Âu sẽ không thể giữ Luân Đôn một cách triền miên trong cái lưới an toàn backstop.
Ngoài sự bảo đảm nói trên, còn có một tuyên bố chung phụ thêm vào bản tuyên bố chính trị về quan hệ tương lai, củng cố cam kết của hai bên là sẽ phát triển những công nghệ mới ở biên giới từ đây đến tháng 12/2020.
Tuy nhiên, không chắc là những thay đổi mà bà May nêu lên đủ sức thuyết phục các nghị sĩ Anh. Đối với một số người, những thông báo nặng tính khoa trương đó chỉ nhằm lòe mắt mà thôi.
Ông Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công Đảng đối lập, đã cảnh báo trước là đảng của ông sẽ bỏ phiếu chống. Những người chống đối khác, đặc biệt là nhóm đòi Brexit cực đoan và đảng đoàn kết Bắc Ailen vốn ủng hộ thủ tướng May, tỏ ra rất thận trọng. Ê kíp luật gia của họ đã nghiên cứu suốt đêm những thay đổi được thông báo, để xem điều đó có giảm bớt trong thực tế khía cạnh thường trực của backstop hay không.
Dù lo ngại thất bại vẫn còn, thủ tướng May có lẽ đã yên tâm hơn một chút, và có thể đưa thỏa thuận Brexit ra bỏ phiếu lần thứ 3 trong những ngày tới đây ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190312-thu-tuong-anh-va-chau-au-cai-thien-dieu-kien-brexit

Pháp: Cơ chế bảo vệ dân quyền

lo ngại về tình trạng gia tăng đàn áp

Trọng Nghĩa
Trong bản báo cáo thường niên công bố ngày 12/03/2019, định chế độc lập bảo vệ quyền công dân trước bộ máy chính quyền tại Pháp mang tên « Le Défenseur des droits – Người Bảo Vệ Quyền », đã tỏ ý lo ngại trước hiện tượng « đàn áp gia tăng » và các « quyền tự do suy yếu » đang diễn ra.
Báo cáo nêu ra nhiều ví dụ từ vấn đề người nước ngoài đến phong trào Áo Vàng hay chiến dịch chống khủng bố.
Theo định chế này : « Ở Pháp, đang có chính sách tăng cường an ninh và trấn áp trước mối đe dọa khủng bố, nguy cơ xáo trộn xã hội và mối lo ngại di dân nhập cư… »
Trong báo cáo năm 2018, với phong trào Áo Vàng vào những tháng cuối năm, định chế do cựu bộ trưởng cánh hữu Jacques Toubon chủ tọa, đã tự hỏi về « số lượng chưa từng thấy những người bị câu lưu, tạm giam để phòng ngừa, trong những cuộc biểu tình ».
Theo báo cáo công bố ngày 12/03, những chỉ thị mà chính quyền ban hành để đối phó với phong trào phản kháng xã hội « dường như là tiếp nối theo những biện pháp áp dụng thời tình trang khẩn cấp, được ban bố sau loạt khủng bố năm 2015 ».
Chế độ này đặt cơ sở cho một trật tự pháp lý mới, dựa trên sự nghi kỵ trong đó quyền tự do cơ bản bị làm yếu đi.
Báo cáo nhìn thấy lôgic thuần túy an ninh này cũng được áp dụng cho người nước ngoài, qua đó hình sự hóa vấn đề di dân.
http://vi.rfi.fr/phap/20190312-phap-co-che-bao-ve-dan-quyen-lo-ngai-tinh-trang-gia-tang-dan-ap

Nga xé toạc bánh vẽ của Mỹ về vấn đề Triều Tiên

Mỹ không thể một mình giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cần có sự đảm bảo của cộng đồng quốc tế.
Nga nói thẳng
Theo Sputnik ngày 9/3, ông Oleg Morozov, thành viên Ủy ban các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang, một thành viên thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga nhận định:
Việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên trước năm 2021 là khó có thể xảy ra và để hoàn thành quá trình này cần có sự đảm bảo của cộng đồng quốc tế.
Ông Morozov nêu rõ: “Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào các đảm bảo được trao cho Triều Tiên. Những đảm bảo từ Mỹ sẽ không đủ. Cần có những đảm bảo từ quốc tế và chỉ như vậy mới có thể loại bỏ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”.
Theo ông, với phương án “chiến tranh chớp nhoáng kiểu Mỹ” hiện tại, chúng ta không thể tin tưởng vào một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề và việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Nhận định trên được đưa ra sau khi Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, Washington có thể phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vào trước năm 2021.
Giới quan sát cho rằng, rõ ràng Mỹ không thể một mình giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cần có sự đảm bảo của cộng đồng quốc tế mà trong đó Nga sẽ đóng vai trò then chốt.
Người nắm giữ chìa khóa
Thực tế, trong bối cảnh bị Mỹ cấm vận như hiện nay, Triều Tiên không có nhiều bạn. Nga là nước duy nhất công khai giúp đỡ Triều Tiên, bất chấp lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ.
Không những thế, Nga đã nhiều lần lên án những áp lực mà Mỹ gây ra cho Triều Tiên và những đe dọa dùng vũ lực để xử lý cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên của Washington.
Mới đây, tàu viện trợ nhân đạo từ Nga chở 2.000 tấn lúa mì đã cập cảng Chongjin của Triều Tiên, Đại sứ quán Nga tại Triều Tiên thăm và nói chuyện với thuyền trưởng và thủy thủ đoàn.
Theo cơ quan ngoại giao Nga, một nửa số hàng cứu trợ nhân đạo được chuyển tới Chongjin, trong khi phần còn lại sẽ được chuyển tới thành phố Hungnam.
Nga và Triều Tiên đang cố gắng cải thiện mối quan hệ kinh tế và thương mại bao gồm việc sử dụng nguồn lao động từ Triều Tiên trong các dự án phát triển tại vùng Viễn Đông của Nga, cũng như khả năng các công ty của Nga đầu tư vào khu công nghiệp chung Kaesong.
Cùng với Trung Quốc, Nga đang trở thành đối tác chiến lược của Triều Tiên trong nhiều vấn đề. Trong tương lai, vai trò của Nga trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là không thể thay thế.
Moscow hiểu điều này, và đó cũng là lý do khiến ông Oleg Morozov có thể tự tin tuyên bố, Mỹ không thể phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vào trước năm 2021.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc hồi đầu tháng tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam mà không đạt được thỏa thuận nào.
Sau hội nghị, Mỹ đã bất ngờ tiến hành tập trận với Hàn Quốc, trong khi đó tình báo Hàn Quốc cho biết, cơ quan này nghi ngờ Triều Tiên xây dựng lại cơ sở Tongchang-ri từng bị tháo dỡ một phần trước đây.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26790-nga-xe-toac-banh-ve-cua-my-ve-van-de-trieu-tien.html

Algeri : Phe Bouteflika cố bám giữ quyền lực

Thanh Phương
Trước một làn sóng biểu tình chưa từng có từ 20 năm nay, tổng thống Algeri Abdelaziz Bouteflika, 82 tuổi, cuối cùng đã phải từ bỏ việc tranh cử cho nhiệm kỳ thứ năm, nhưng đồng thời lại quyết định đình hoãn vô thời hạn cuộc bầu cử tổng thống, dự trù ngày 18/04, trong khi chờ đợi một « hội nghị toàn quốc » chuẩn bị cho một cuộc bầu cử mới.
Tuy cam kết sẽ trao quyền tổng thống cho một người kế nhiệm sẽ do dân bầu lên, ông Bouteflika cho biết sẽ tiếp tục nắm quyền sau ngày kết thúc nhiệm kỳ (28/04) cho đến khi nào có tổng thống mới.
Với thủ thuật này, ông Bouteflika, hay đúng hơn là phe Bouteflika, trước mắt sẽ tiếp tục nắm quyền và hy vọng sẽ kiểm sát được tiến trình chuyển tiếp chính trị mà họ biết rằng sẽ không thể tránh khỏi.
Trả lời báo Le Monde, nhà nghiên cứu xã hội Amel Boubekeur, chuyên gia về Algeri tại Pháp, cho rằng kịch bản nói trên không phải là một bất ngờ, mà đó chính là điều mà những người biểu tình đã lo ngại ngay từ đầu. Chuyện đùa lan truyền trên các mạng xã hội trong những ngày qua, hóa ra đã trở thành hiện thực : Ông Bouteflika, vì thấy là không thể tranh cử cho nhiệm kỳ 5, đã quyết định kéo dài nhiệm kỳ hiện nay !
Theo nhà nghiên cứu Boukekeur, tuy vậy, thông báo của ông Bouteflika lại khiến người dân Algeri và nhất là những người biểu tình xem đây là một thắng lợi, vì nếu không có những cuộc xuống đường rầm rộ, chính quyền đã không nhượng bộ như vậy. Những người cầm quyền cuối cùng đã buộc phải thừa nhận yêu cầu của người dân được tham gia đời sống chính trị.
Có điều, theo bà Boukekeur, đằng sau những nhượng bộ đó vẫn là một chế độ tìm cách bảo vệ và duy trì những quyền lợi của họ, bằng cách kiểm soát tiến trình chuyển tiếp. Nhà nghiên cứu này ghi nhận là mỗi khi gặp áp lực của đường phố, chính quyền lại bày ra chuyện sửa đổi Hiến Pháp. Nhưng theo bà Boukekeur, vấn đề không phải là ra một bản Hiến Pháp mới, mà trước hết phải tôn trọng bản Hiến Pháp hiện hành. Thế mà những thông báo nói trên của tổng thống Bouteflika là trái với Hiến Pháp.
Chuyên gia về Hiến Pháp Fatiha Benabou, giáo sư đại học Alger, được hãng tin AFP trích dẫn ngày 12/03, cũng cho rằng không có cơ sở luật pháp nào cho việc dời lại cuộc bầu cử tổng thống. Đối với nhà đối lập Ali Benflis, từng là thủ tướng của ông Bouteflika, việc kéo dài nhiệm kỳ 4 là một hành động tấn công vào Hiến Pháp từ những thế lực vi hiến (nhất là người em Said Bouteflika, cố vấn đặc biệt của tổng thống Bouteflika, nhân vật được xem là nguyên thủ quốc gia thật sự của Algeri).
Ngày 12/03, sinh viên lại xuống đường ở thủ đô Alger và nhiều thành phố khác để phản đối «thủ đoạn » của ông Bouteflika kéo dài vô thời hạn nhiệm kỳ tổng thống. Cuộc biểu tình của sinh viên sẽ cho thấy ông Bouteflika có thành công trong việc làm dịu phong trào phản kháng hay không.
Thật ra, cuộc trắc nghiệm thật sự sẽ diễn ra vào thứ Sáu 15/03 với cuộc biểu tình toàn quốc. Đây sẽ là ngày thứ Sáu trong tuần thứ tư liên tiếp, người dân Algeri rầm rộ xuống đường phản đối tổng thống Bouteflika. Theo nhà nghiên cứu Boukekeur, phải chờ xem thái độ của quân đội đối với cuộc biểu tình mới này như thế nào ? Quân đội Algeri có sẽ « bỏ đảng » để về với nhân dân hay không?
Một điều chắc chắc là thái độ của phe quân sự đang thay đổi. Vào Chủ Nhật 10/03, tổng tham mưu trưởng quân đội Ahmed Gaïd Salah, được coi là một trong những nhân vật thân cận nhất của tổng thống Bouteflika, đã tuyên bố rằng quân đội và nhân dân Algeri « chia sẻ cùng những giá trị » và « có một nhãn quan chung » về tương lai của đất nước. Điều đáng chú ý là trong bài phát biểu đó, tướng Salah đã không hề nhắc đến tên ông Bouteflika.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190312-algeri-phe-bouteflika-co-bam-giu-quyen-luc

Bầu cử Quốc hội Bắc Hàn: Kim Jong-un ‘không có tên’

Bầu cử Quốc hội của Bắc Hàn đem lại chiến thắng ‘to lớn’ được dự kiến trước cho đảng Lao động Triều Tiên – nhưng lần đầu tiên, ông Kim Jong-un dường như không có tên trong phiếu bầu.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo cao nhất ở Bắc Hàn không tham gia tranh cử vào Quốc hội ‘đảng cử, dân bầu’ của nước này.
Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu đã cho thấy em gái của ông Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong, được bầu vào Quốc hội.
Thượng đỉnh Trump-Kim lần ba ‘có thể’ diễn ra
Điều gì khiến hội nghị thượng đỉnh Hà Nội sụp đổ?
VN trục xuất người ‘đóng giả’ ông Kim Jong-un
Người em gái của lãnh đạo Kim Jong-un đã dần được đưa vào một vai trò có ảnh hưởng lớn hơn.
Sự vắng tên của ông Kim trong danh sách không cho thấy sự suy giảm quyền lựcRachel Minyoung Lee, nhà phân tích
Cuộc bầu cử Quốc hội của Bắc Hàn được Bình Nhưỡng sử dụng để hợp pháp hóa sự cai trị, nhưng bị quốc tế lên án là một động tác vô nghĩa.
Mỗi phiếu bầu chỉ có một ứng cử viên đã được nhà nước phê duyệt.
Truyền thông nhà nước đã công bố tên của 687 “đại biểu” được bầu vào Hội đồng Nhân dân Tối cao hôm thứ Ba 12/3/2019, nhưng ông Kim không được xướng danh.
‘Không suy giảm quyền lực’
Rachel Minyoung Lee, một nhà phân tích thuộc trang mạng tin tức Bắc Triều Tiên (NK News), nói với BBC rằng sự vắng tên của ông Kim trong danh sách không cho thấy sự suy giảm quyền lực.
Nghi vấn quanh vụ tàu dầu Việt Tín 01 tới Bắc Hàn
‘Quản gia’ của Kim Jong-un khảo sát Hà Nội
“Đây có thể là một phần trong nỗ lực không ngừng của Bắc Hàn để được nhìn nhận là một “nhà nước bình thường,” bà Lee nói.
“Và ở hầu hết các quốc gia dân chủ, tổng thống không đồng thời có một ghế trong quốc hội.”
Ở hầu hết các quốc gia dân chủ, tổng thống không đồng thời có một ghế trong quốc hộiRachel Minyoung Lee, nhà phân tích
Về người em gái của nhà lãnh đạo, nhà phân tích giải thích rằng bà Kim Yo-jong đã không được bầu trong cuộc bầu cử năm 2014 trước đó, nhưng đã trở thành thành viên của Hội đồng Nhân dân Tối cao có thể sau “một cuộc bầu cử bổ sung do ai đó qua đời”.
Quyền lực của bà Kim đã tăng lên kể từ năm 2014, khi bà được đưa vào chức vụ Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Cổ động của Đảng Lao động Triều Tiên.
Bà Kim Yo-jong đã trở thành một quan chức thường xuyên xuất hiện trong các chuyến công du nước ngoài của anh trai bà, bao gồm cuộc gặp thượng đỉnh ở Hà Nội gần đây với Tổng thống Mỹ Donald Trump, điều này củng cố vị trí của bà như một trợ lý thân cận.
Cuộc bầu cử hôm Chủ nhật 10/3 là bắt buộc đối với mọi công dân Bắc Hàn trên 17 tuổi, mặc dù không hề có lựa chọn nào cho các ứng cử viên ngoài phê duyệt của đảng.
Quốc hội được bầu năm năm một lần, với tỷ lệ cử tri luôn đạt gần 100% và sự chấp thuận cho đảng cầm quyền luôn là nhất trí.
Hãng thông tấn chính thức của Bắc Hàn, KCNA, cho biết hôm thứ Ba rằng tỷ lệ bỏ phiếu năm nay là 99,99%, vì những người “ở nước ngoài hoặc đang làm việc trên biển” không thể tham gia.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47543541

Hàn Quốc lo ngại Triều Tiên có thể sắp phóng tên lửa

Quân đội Hàn Quốc cảnh báo hoạt động tại cơ sở nghiên cứu Samundong và Sohae cho thấy Bình Nhưỡng có thể sắp phóng tên lửa tầm xa.
“Chúng tôi đang phối hợp với Mỹ nhằm theo dõi chặt chẽ và nghiên cứu các hoạt động có thể dẫn tới một vụ phóng tên lửa trên lãnh thổ Triều Tiên”, AFP dẫn lời Kim Joon-rak, phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc, hôm nay cho biết trong một cuộc họp báo.
Giới phân tích trước đó đánh giá nhiều hoạt động đang diễn ra tại hai cơ sở nghiên cứu chủ chốt của Bình Nhưỡng gồm Samundong, nơi phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15 và phương tiện phóng vệ tinh, cùng bãi thử nghiệm Sohae.
Ảnh chụp vệ tinh tại cơ sở Samundong cho thấy sự hiện diện của ôtô và xe tải vào hôm 22/2, vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau tại Hà Nội. Bình Nhưỡng dường như cũng nối lại hoạt động tại Sohae từ đầu tháng 3.
“Khi tổng hợp những thông tin này, có thể thấy Triều Tiên đang chế tạo một tên lửa mới”, Jeffrey Lewis, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury có trụ sở tại Mỹ, nhận xét.
Diễn biến này có thể tăng bế tắc trong nỗ lực thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên không đạt được thỏa thuận sau hội nghị thượng đỉnh lần hai. Trump hôm 8/3 nói rằng mối quan hệ của ông với Kim Jong-un vẫn rất tốt, nhưng sẽ “thất vọng nếu Triều Tiên thử vũ khí”.
http://biendong.net/bi-n-nong/26798-han-quoc-lo-ngai-trieu-tien-co-the-sap-phong-ten-lua.html

Bỏ xa Nga, chỉ kém Mỹ: TQ đang rất bài bản

và chịu chi cho cuộc chơi lớn

Về kinh tế và thương mại, TQ đã trở thành kỳ phùng địch thủ của Mỹ nhưng về quân sự thì vẫn chưa thể sớm ngang bằng được với Mỹ. TQ đang kiên nhẫn nỗ lực thu hẹp dần khoảng cách.
Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng
Tại khoá họp đầu tiên trong năm nay, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã thông qua ngân sách quốc phòng cho năm 2019. Theo đó, chi phí quốc phòng của Trung Quốc cho năm 2019 sẽ tăng 7,5% so với năm 2018, giá trị tuyệt đối là 177,5 tỷ USD trong khi Trung Quốc đề ra mục tiêu về tăng trưởng GDP để phấn đấu là từ 6 đến 6,5%.
Năm 2018, ngân sách quân sự và quốc phòng của Trung Quốc tăng 8,1% so với năm 2017 và tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 6,6%. Theo số liệu được phía Trung Quốc chính thức công bố, mức
tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2017 là 7% so với năm 2016 và cho năm 2016 tăng 7,1% so với năm 2015.
Còn trong thời gian từ 2011 đến 2015, mức tăng này của Trung Quốc đều là hai con số.
Qua đó có thể thấy là Trung Quốc kiên định chủ trương tăng mạnh ngân sách quốc phòng và quân sự bất kể tăng trưởng kinh tế nói chung của đất nước thuận lợi hay khó khăn, lại còn ở mức độ chỉ cao hơn hoặc cùng lắm chẳng thấp hơn đáng kể gì so với mức độ tăng trưởng GDP.
Viện Nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (Sipri) của Thuỵ Điển đã làm sự so sánh rất thú vị. Sipri đưa ra số liệu là trong thời gian từ năm 1992 đến 2017, Trung Quốc tăng ngân sách quân sự và quốc phòng 740%, Mỹ 16,8% và Nga 62,6%.
Cũng theo Sipri, năm 2017, Trung Quốc chi cho quân sự và quốc phòng 228,2 tỷ USD, bằng 1,9% GDP trong khi Mỹ chi 609 tỷ USD (3,1% GDP) và Nga chi 66,3 tỷ USD (4,3 % GDP).
Về con số tuyệt đối trên phương diện này, Trung Quốc hiện vẫn còn thua kém Mỹ xa nhưng cũng đã bỏ Nga khá xa. Chắc phải sau đây không ít năm tháng nữa thì tương quan này mới có thể thay đổi cơ bản.
Nhưng ngay từ bây giờ đã thấy bộc lộ rõ ràng là việc tăng ngân sách quân sự và quốc phòng là mục tiêu xuyên suốt và được ưu tiên trong chiến lược của Trung Quốc và Trung Quốc kiên định quyết tâm tiếp tục tăng chi tiêu cho quân sự và quốc phòng.
Chịu chi cho cuộc chơi lớn
Trung Quốc chịu chi như vậy vì mưu tính cuộc chơi lớn cho hiện tại cũng như về lâu dài. Cuộc chơi lớn này của Trung Quốc thực chất là gì được ẩn hiện ở bốn điều sau đây.
Thứ nhất, Trung Quốc mạnh tay chi tiền cho việc hiện đại hoá quân đội và Trung Quốc cần quân đội hiện đại để phục vụ cho những mưu tính chiến lược ở cả nơi xa lẫn vùng gần Trung Quốc.
Năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã quả quyết rằng Trung Quốc sẽ hoàn thành công cuộc hiện đạo hoá quân đội vào năm 2035 và cho tới năm 2050 – kỷ niệm 100 năm nhà nước Trung Quốc mới – thì quân đội Trung Quốc sẽ trở thành đội quân “đẳng cấp thế giới” với đầy đủ khả năng giành về phần thắng trong mọi cuộc chiến tranh ở mọi nơi và về mọi phương diện trên thế giới.
Vì thế, Trung Quốc cho tới nay không tiếc tiền chi cho quân sự và quốc phòng, cả trong tương lai rồi cũng sẽ tiếp tục như thế.
Thứ hai, Trung Quốc phải dùng không chỉ tiềm lực về kinh tế, thương mại và tài chính mà còn cả về quân sự để cạnh tranh chiến lược với Mỹ hiện tại cũng như lâu dài.
Nếu như về kinh tế và thương mại Trung Quốc hiện tại đã trở thành kỳ phùng địch thủ của Mỹ, về khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao giờ thách thức Mỹ thật sự nhưng riêng về quân sự thì vẫn chưa thể sớm ngang bằng được với Mỹ. Vì thế, Trung Quốc kiên nhẫn nỗ lực thu hẹp dần khoảng cách.
Thứ ba, sức mạnh quân sự đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đối với Trung Quốc trong việc thực hiện những mưu tính chiến lược về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với những đối tác ở khu vực Đông Bắc Á, ở khu vực Biển Đông và với Ấn Độ cũng như về vấn đề Đài Loan.
Vì tất cả những chuyện này sẽ còn dai dẳng nên Trung Quốc càng thêm quyết tâm tăng cường tiềm lực quân sự thông qua tăng ngân sách quân sự và quốc phòng.
Thứ tư, chiều hướng biến động của thế giới hiện đại hiện tại cũng như trong tương lai là tiềm lực quân sự đi cùng với vị thế và ảnh hưởng chính trị thế giới, vai trò và phần giành về trong việc giải quyết những vấn đề của thế giới. Trung Quốc đâu có không đeo đẳng mục tiêu ấy.
Hơn nữa, càng muốn vươn ra xa hơn với những dự án lớn như Vành đai và con đường thì Trung Quốc càng có nhu cầu cấp thiết về việc sử dụng đến cả tiềm lực quân sự để bảo vệ và thực hiện những lợi ích chiến lược ở nơi xa.
Ai cũng vậy chứ đâu chỉ có Trung Quốc, muốn chơi cuộc chơi lớn thì phải suy tính kỹ càng, chuẩn bị từ sớm, thực hiện bài bản và đặc biệt là phải chịu chi.
http://biendong.net/diem-tin/26814-bo-xa-nga-chi-kem-my-tq-dang-rat-bai-ban-va-chiu-chi-cho-cuoc-choi-lon.html

Dự báo choáng ngợp về sức mạnh quân sự TQ

Bắc Kinh sẽ cho thế giới thấy một thứ gì đó mới mẻ hơn trong cuộc diễu binh quân sự mừng Quốc khánh sắp tới.
Theo một chuyên gia Trung Quốc về quan hệ quốc tế, Bắc Kinh sẽ cho thế giới thấy một thứ gì đó mới, khi họ tung ra kho vũ khí tên lửa đạn đạo tầm ngắn đến tầm trung trong cuộc diễu hành quân sự mừng Quốc khánh vào tháng 10 tới.
Phát biểu tại hội thảo tại Đại học Hồng Kông hôm thứ Bảy tuần qua, Giáo sư Jin Canrong, đến từ khoa nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết, Trung Quốc đã rất nỗ lực mở rộng khả năng quân sự, nhưng còn nhiều hơn thế.
Trong khi ông không nói chi tiết về “những điều mới” có thể là gì, ông nói rằng nước này đang chuẩn bị cho một kịch bản có thể có khác biệt mạnh mẽ với Đài Loan, hòn đảo Bắc Kinh nói rằng có thể dùng vũ lực để sáp nhập nếu cần thiết.
Trong vòng 5 hoặc 10 năm tới, Đài Loan có thể là “sự không chắc chắn lớn nhất” đối với Bắc Kinh, ông nói, đặc biệt là nếu Hoa Kỳ quyết định thay đổi tình trạng này.
Năm 2017, Đài Loan cho biết họ đã phát hiện việc tên lửa đạn đạo DF-16 được triển khai trên đại lục nhằm vào hòn đảo này.
Jin cho biết Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng khả năng tên lửa. Quân đội Trung Quốc đã dự trữ khoảng 3.000 tên lửa tầm ngắn và tầm trung, mặc dù họ chỉ sử dụng 15% công suất sản xuất, theo chuyên gia này.
Hãy tưởng tượng nếu chúng ta hoạt động ở mức 100%, ông nói.
Theo kế hoạch hiện đại hóa quân sự, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về vũ trụ, điện tử và chiến tranh mạng, nhưng những thành tựu này cho đến nay mới chỉ là khởi đầu, ông Jin cho biết.
Cũng như việc mở rộng lực lượng tên lửa, Bắc Kinh đã và đang đầu tư mạnh vào hải quân của mình, ông nói.
Với việc triển khai tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055 mới – điều một số chuyên gia quân sự Trung Quốc nói là tốt như điều Hải quân Hoa Kỳ có- thì cán cân sức mạnh đang thay đổi, ông nói.
Lần đầu tiên sau 500 năm, phương Đông có thiết bị chiến đấu ít nhất là tốt như phương Tây, chuyên gia này cho hay.
Và khi hải quân tiếp tục hiện đại hóa và mở rộng, Mỹ có thể buộc phải suy nghĩ lại về vị trí của họ trong khu vực, ông nói.
Khi chúng ta có hàng chục tàu khu trục và bốn hoặc năm tàu sân bay, Hoa Kỳ sẽ không thể can thiệp vào Đài Loan.
http://biendong.net/diem-tin/26808-du-bao-choang-ngop-ve-suc-manh-quan-su-tq.html

Trung Đông trên bàn cờ địa chiến lược của TQ
 Trong những năm gần đây, để tăng cường ảnh hưởng và cạnh tranh chiến lược với các cường quốc khác, Trung Quốc đã tích cực hiện diện, đầu tư và gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông.
Trung Đông có tiềm năng lớn để Trung Quốc lôi kéo, mua chuộc và tăng cường ảnh hưởng
Trung Đông với vị trí địa – chính trị nằm ở trung tâm 3 châu lục: châu Á – châu Âu – châu Phi, lại có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, từ lâu luôn giữ một ví trị chiến lược trọng yếu trên toàn cầu, là một địa bàn cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc. Vươn tới tầm cường quốc toàn cầu sau Mỹ và Nga, Trung Quốc cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ cả về kinh tế, quân sự đang dần đẩy mạnh sự can dự nhằm tìm kiếm vai trò và ảnh hưởng tại khu vực chiến lược Trung Đông cho tương xứng với vị thế mới của mình trên thế giới. Việc gia tăng tiếng nói và ảnh hưởng đối với Trung Đông không chỉ nằm trong chiến lược lớn tăng cường vị thế toàn cầu mà còn phục vụ những lợi ích rất quan trọng khác của Trung Quốc. Trước hết, là quốc gia đang nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới với 9 triệu thùng dầu/ngày, Trung Quốc bằng mọi cách phải đảm bảo cho được nguồn dầu mỏ từ Trung Đông, khu vực nắm giữ 1/2 tổng trữ lượng “vàng đen” toàn cầu với trên 750 tỷ thùng.
Trung Đông còn là thị trường tiềm năng của Trung Quốc. Từ năm 2012 đến 2017, dân số của khu vực này đã tăng gần 16%, từ 720 lên 844 triệu dân, trong đó tính cả 190 triệu ở Bắc Phi, bao gồm cả Ai Cập – nước có hơn 97% là người Hồi giáo. Con số này chiếm 46% dân số Hồi giáo trên thế giới (1,83 tỷ người, chiếm 24,1% dân số thế giới năm 2017). Đây là tỷ lệ tăng dân số cao nhất so với các nhóm địa chính trị chủ chốt khác toàn cầu.
Nền kinh tế của Trung Đông đang ngày càng khởi sắc: GDP của 27 quốc gia khu vực Trung Đông chiếm tối đa khoảng 6% GDP toàn cầu, gấp 3 lần GDP trên danh nghĩa của vùng châu Phi hạ Sahara có diện tích và dân số tương đương; gấp đôi các quốc gia CIS và kém hơn một chút so với khu vực Trung Mỹ và châu Mỹ Latinh.
Trung Quốc đã và đang tích cực xâm nhập vào Trung Đông
Trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng giảm của Mỹ ở khu vực Trung Đông thì Trung Quốc với sáng kiến Vành đai và Con đường đang nổi lên như một thế lực hàng đầu ở khu vực này.
Thời kỳ cuối của Chiến tranh Lạnh chứng kiến cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Trung Đông không dừng lại ở việc nâng cao vị thế toàn cầu mà còn củng cố mối quan hệ kinh tế sâu hơn nhằm hỗ trợ cho việc mở rộng nền kinh tế Trung Quốc. Nỗ lực này của Trung Quốc gặp thuận lợi do vào năm 1992, Bắc Kinh đã thiết lập ngoại giao với tất cả các quốc gia trong khu vực Trung Đông. Bên cạnh đó, tiến trình hòa bình Arab-Israel vào thời điểm đó đã làm cho việc hợp tác kinh tế trở thành ưu tiên của các nước trong khu vực, tạo thuận lợi cho Bắc Kinh.
Một bước phát triển quan trọng đối với sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc trong khu vực là việc Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu ròng các sản phẩm hóa dầu vào năm 1993. Khi nền kinh tế Trung Quốc cất cánh trong thập niên 1990, mối quan hệ hóa dầu của nước này với Trung Đông bung ra mạnh mẽ. Trong suốt thời kỳ còn lại, quan hệ giữa Trung Quốc và khu vực Trung Đông được đặc trưng bởi nhu cầu mạnh của Trung Quốc đối với các sản phẩm hóa dầu của các nước vùng Vịnh – những sản phẩm góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế nóng của Trung Quốc lúc đó.
Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa vào năm 1978, Bắc Kinh tự nhận mình là “người bên lề” hay “người lướt qua” ở khu vực Trung Đông, và sự hiện diện của Trung Quốc tại đây chỉ nhằm vào thu lợi ích kinh tế tối đa. Tuy nhiên xu hướng Trung Quốc tìm cách né tránh khía cạnh chính trị trong khu vực này bắt đầu giảm dần vào năm 2008, khi Bắc Kinh cử 3 tàu hải quân tới tham gia hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden.
Việc nghiêng về yếu tố an ninh này tiếp diễn trong cuộc Nội chiến Libya năm 2011, khi Trung Quốc đáp ứng các kỳ vọng trong nước họ về việc sử dụng quân đội để bảo vệ các Hoa kiều. Cụ thể, các đơn vị không quân và hải quân của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã sơ tán 35.000 công dân Trung Quốc ra khỏi Libya khi đó. Cũng theo hướng này, Trung Quốc đã đóng góp 700 lính gìn giữ hòa bình cho lực lượng Liên Hợp Quốc ở Sudan vào cuối năm 2012. Họ cũng đóng góp vài trăm nhân viên quân y và công binh cho lực lượng lâm thời của Liên Hợp Quốc ở Lebanon. Những động thái nêu trên khiến một số nhà quan sát đặt dấu hỏi về chủ trương của Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đang phát triển khác. Tư tưởng không can thiệp này vốn là một trong 5 nguyên tắc của Cùng tồn tại Hòa bình mà Bắc Kinh đã tuyên bố tại Hội nghị Á-Phi của các nước không liên kết năm 1955.
Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Trung Đông trải qua bước phát triển lớn nhất vào năm 2013, với sự ra đời của sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Trung Đông có vai trò trung tâm trong sáng kiến này. Tại phiên họp toàn thể thứ 3 của Ban chấp hành trung ương khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11/2013, Trung Đông được xác định là khu vực “láng giềng” của Bắc Kinh. Nói cách khác, Trung Đông giờ đã rơi vào vùng địa chiến lược ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh. Trung Quốc xác định có 4 vòng tròn địa lý đồng tâm nhô ra từ “Vương quốc Trung tâm” này. Vòng tròn gần nhất là quan trọng nhất với Trung Quốc và vòng tròn này chứa đựng Trung Đông. Trung Đông đã trở thành trọng điểm của ngoại giao chủ động của Bắc Kinh, được thực hành thông qua khuôn khổ BRI. Với việc ưu tiên Trung Đông trong BRI , Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Liên đoàn Arab và Iran cũng như là đối tác chính của Israel.
Trung Quốc từ nhiều năm nay cũng đã tăng cường ngày càng nhiều hơn sự hiện diện cả về kinh tế và quân sự tại Trung Đông. Từ năm 2016, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong thế giới Arập, chiếm 32% đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Đông với tổng vốn gần 30 tỷ USD và tập trung vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Thập niên qua, trao đổi thương mại của Trung Quốc với khu vực Trung Đông đã tăng gấp 10 lần, hiện đạt trên 230 tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của các nước Arập Trung Đông. Trung Quốc cũng đã cam kết cho các nước Trung Đông vay 20 tỷ USD và viện trợ 1,6 tỷ USD cho các dự án kinh tế.
Đã có 151 dự án với tổng chi phí đầu tư lên tới 382 tỷ USD được Trung Quốc triển khai ở các nước nằm trong khu vực Đại Trung Đông, trong đó Pakistan là 101 dự án với 184 tỷ USD; Iran có 5 dự án với mức đầu tư 35 tỷ USD. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có 5 dự án với 17,4 tỷ USD. Qatar là 3 dự án với 7 tỷ USD. Iraq có 1 dự án với 1,5 tỷ USD. Saudi Arabia có 9 dự án với 14,6 tỷ USD. Israel là 3 dự án với 15,8 tỷ USD. Thổ Nhĩ Kỳ có 5 dự án với 45,6 tỷ USD. Ai Cập có 5 dự án với 25,2 tỷ USD. Sudan có 2 dự án với mức đầu tư 6,3 tỷ USD.
Chính sách của Trung Quốc ở Trung Đông
Ưu tiên của Trung Quốc tại Trung Đông hiện tập trung vào an ninh năng lượng và tăng cường vị thế cường quốc toàn cầu của mình bằng cách dùng sức mạnh kinh tế để cân bằng lại ảnh hưởng của Mỹ. Trong năm 2017, lượng khí đốt nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng thêm 26,9%, đạt 68,6 triệu tấn. Sản lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc cũng tăng 10,2% (419,57 triệu tấn).
Đối với mỗi nước ở Trung Đông, Trung Quốc có cách tiếp cận riêng nhằm khai thác tối đa “lợi ích” ở nước đó.
Qatar là một trong những nhà cung cấp khí đốt chính cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nhập khẩu dầu từ Iraq, Iran và Arab Saudi. Trước đây, Riyad từng là nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc, nhưng vào năm 2016 và năm 2017, Arab Saudi đã bị Nga “vượt mặt”. Do vậy, tự nhiên Trung Quốc đã trở thành một trong các đối tác kinh tế – thương mại quan trọng nhất của các quốc gia Trung Đông. Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỉ USD vào Iraq, Iran và các quốc gia Vùng Vịnh khác. Và Trung Quốc cũng dự định mở rộng đáng kể sự hợp tác này, bằng cách hình thành một khu vực thương mại tự do (FTA), quy tụ tất cả các thành viên của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng quan tâm đến Palestine. Vào tháng Giêng năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 50 triệu nhân dân tệ cho quốc gia này – gần 8 triệu đô la. Song song đó, Trung Quốc cũng đang tích cực phát triển quan hệ với Israel. Chẳng hạn, các công ty của Trung Quốc hiện đang xây dựng một bến cảng mới tại cảng Ashdod, tuyến đường sắt tại Tel-Aviv và một đường hầm tại Mount Carmel ở Haifa.
Quan trọng hơn thế, họ rất quan tâm đến lĩnh vực công nghệ của Israel như trong các ngành về Internet, an ninh mạng, các thiết bị y tế, năng lượng thay thế và nông nghiệp.
Iran từ lâu đã có mâu thuẫn với Israel, tuy nhiên điều này cũng không cản Tehran và Trung Quốc xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị và lâu dài. Trung Quốc đã thường xuyên giúp nước Cộng hòa Hồi giáo này trong những thời kỳ khó khăn nhất khi Tehran phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế, và mối quan hệ hợp tác này sẽ tiếp tục phát triển: thương mại song phương đã tăng 22% vào năm 2017, đạt 30,5 tỉ USD. Điều quan trọng nữa là người Iran còn sử dụng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch hợp tác này. Vì vậy, Trung Quốc phải duy trì vị thế cân bằng trong hệ thống các mối quan hệ chính trị phức tạp tại Trung Đông. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng phải nuôi dưỡng, xây dựng mối quan hệ hòa hảo với các quốc gia có quan hệ thù địch lẫn nhau. Một trong các lợi thế của Trung Quốc là không xung đột về tôn giáo, thuộc địa và lịch sử có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
Trung Quốc không thể hiện sự phân biệt đối xử trong quan hệ giữa người Do Thái với người Arab, hay giữa người Sunni với người Chite, và duy trì chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia trên. Tất cả điều này đều trái ngược với chính sách quân sự mà các thế lực bên ngoài vẫn luôn tiến hành tại khu vực Trung Đông.
Hơn thế nữa, Trung Quốc cũng đang quan tâm tới các vấn đề an ninh tại các khu vực này, nhất là đối với sự đe dọa của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Giống như Nga, Trung Quốc cũng phải đối mặt với mâu thuẫn bên trong của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Người Hồi giáo ở Trung Quốc đã tham gia chiến đấu trong hàng ngũ các tổ chức khủng bố như của IS và Mặt trận al-Nosra. Những thành phần này có thể sẽ quay về Trung Quốc để hoạt động.
Ngoài ra, các nhóm khủng bố tại Trung Đông cũng đang đe dọa đến các lợi ích về kinh tế của Trung Quốc, nhất là đối với kế hoạch thực hiện dự án “Vành đai và con đường” của Bắc Kinh. Đó là lí do tại sao, Bắc Kinh lại ủng hộ việc chống lại chủ nghĩa khủng bố tại Trung Đông bằng cách bán vũ khí và máy bay không người lái cho các quốc gia trong khu vực này.
Trung Quốc cũng đang nỗ lực để thúc đẩy hòa bình tại khu vực này, vì các cuộc xung đột giữa những nước Trung Đông đã kéo dài gây trở ngại cho việc thực hiện dự án. Đặc biệt, Trung Quốc ủng hộ tất cả các nỗ lực nhằm giảm căng thẳng giữa Iran và Arab Saudi. Tất cả điều này là nhằm đảm bảo sự ổn định của khu vực cũng như đảm bảo việc thực hiện ý đồ của họ.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Trung Đông cũng còn gặp nhiều khó khăn. Thách thức của Trung Quốc hiện nay nằm ở chỗ phải đạt được các mục tiêu trên nhưng vẫn duy trì được vị thế của bên trung gian và không rơi vào thế đối đầu chính trị tại khu vực.
Trong khi đó, cuộc chiến chống khủng bố tại khu vực Trung Đông đang ảnh hưởng tới an ninh và sự ổn định của Trung Quốc khi các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở khu vực này có thể tác động, hậu thuẫn cho các phần tử Hồi giáo tại Tân Cương, Tây Tạng. Các vụ tấn công khủng bố do các phần từ cực đoan nguồn gốc từ Tân Cương hay Tây Tạng gây ra thời gian qua đã buộc Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.
Quan hệ Trung Quốc – Trung Đông có thực tốt như những gì Bắc Kinh tuyên truyền
Quan hệ Iran – Trung Quốc: Trong khi Mỹ coi chương trình hạt nhân của Iran là mối đe dọa trực tiếp thì Mỹ lại coi sự trỗi dậy và xuất hiện của Trung Quốc ở Trung Đông là “gián tiếp” không kém phần nguy hiểm, nhất là khi hai quốc gia bắt tay, mặc dù cả hai chỉ “bằng mặt mà không bằng lòng”.
Trong thực tế Iran và Trung Quốc bắt đầu xuất hiện những tình tiết mới, đặc biệt là hậu Chiến tranh lạnh, chính sách thù địch với phương Tây và Mỹ gia tăng, và gần đây khi quốc gia này có tân tổng thống. Trong chiến tranh Iran- Irắc những năm thập niên 80 ở thế kỷ trước, Trung Quốc đã từng hỗ trợ đắc lực cho Iran và giờ đây còn tiếp tục cung cấp cho Iran sự hỗ trợ về quân sự và hạt nhân, thúc đẩy mối quan hệ kinh tế, thương mại song phương lên “tầm cao mới”, tăng từ 12 tỷ USD năm 1997 lên 28 tỷ USD năm 2009, đưa Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Iran. Cũng trong thời gian nói trên sự trừng phạt vẫn tiếp tục áp dụng với các công ty năng lượng phương Tây, nên các công ty của Trung Quốc đã nhanh chóng thế chân, đưa doanh số thương mại song phương vượt trên trên 45 tỷ USD.
Mặc dù bề ngoài thân thiện nhưng đằng sau chiếc mặt nạ này là mối quan hệ âm mưu và toan tính. Tehran từ lâu đã coi Bắc Kinh như một con dao hai lưỡi, còn Trung Quốc thì lại sử dụng Iran như một con bài, làm đòn bẩy trong giao dịch với Mỹ và sẵn sàng “sang tay” nếu như có lợi. Ví dụ, do áp lực của Mỹ, Trung Quốc đã ngừng chương trình hỗ trợ hạt nhân cho Iran năm 1997 cũng như ngừng bán vũ khí cho Tehran để làm lành với Mỹ. Con số ngưng giao dịch lên tới 4 tỉ USD mà phía Iran phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
Gần đây, trong khi ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chương trình hạt nhân của Iran nhưng Trung Quốc lại ngấm ngầm bảo vệ những lợi ích riêng tại Iran. Theo báo cáo của Hội đồng Đại Tây Dương công bố năm 2011, trong số 45 tỷ USD thương mại song phương Trung Quốc – Iran thì có tới 3 tỷ USD được giải ngân.
Ngoài ra, thị trường Iran đang tràn ngập hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, sự kiện này đã tàn phá ngành công nghiệp trong nước, làm cho người dân Iran bất bình, dấy lên làn sóng phản đối, tẩy chay và yêu cầu chính phủ Iran phải vào cuộc để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.
Trung Quốc với Afghanistan và Pakistan: Giống như ở Iran, Trung Quốc đã xây dựng một mối quan hệ tương tự tại Afghanistan. Cả Afghanistan, Iran lẫn Trung Quốc đều phản đối sự cai trị của Taliban trong những năm 90 nhưng riêng Trung Quốc còn chơi cả với Taliban phòng khi tổ chức này quay lại nắm quyền. Mối giao bang giữa Trung Quốc với Pakistan gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, nhất là khi mối quan hệ Islamabad với Washington xấu đi nghiêm trọng.
Đặc biệt là sự hiện diện của người Trung Quốc tại tỉnh Balochistan của Pakistan, nơi Trung Quốc đang thực hiện dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, đặc biệt là mở rộng cảng Gwadar. Tuy nhiên trong chừng mực nào đó, nó lại gây ra mối đe dọa cho Iran vì hậu thuẫn cho nhóm khủng bố chống Iran, có tên Jundallah phát triển. Tóm lại, sự hiện diện của người Trung Quốc tại khu vực này gây bất lợi cả cho Iran lẫn Pakistan lẫn Ấn Độ. Có thể dễ hiểu cảng Gwadar là “chuỗi ngọc trai” béo bở ở Trung Đông mà từ lâu người Trung Quốc đã nhắm tới.
http://biendong.net/bien-dong/26805-trung-dong-tren-ban-co-dia-chien-luoc-cua-tq.html

TQ sẽ đấu tranh

bảo vệ ”các quyền hợp pháp” cho Huawei

Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chỉ trích cáo buộc của Mỹ nhằm vào tập đoàn viễn thông Huawei, đồng thời tuyên bố sẽ bảo vệ “các quyền hợp pháp” cho tập đoàn này.
Ngày 8/3, Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chỉ trích cáo buộc của Mỹ nhằm vào tập đoàn viễn thông Huawei , đồng thời tuyên bố Bắc Kinh sẽ thực hiện “tất cả biện pháp cần thiết” để bảo vệ “các quyền hợp pháp ” cho các công ty và cá nhân của gã khổng lồ châu Á này.
Phát biểu họp báo, ông Vương Nghị nêu rõ: “Chúng tôi sẽ không phải là những con cừu câm lặng.” Ông miêu tả vụ Mỹ nhằm vào Huawei là “sự đàn áp chính trị có tính toán.”
Trước đó vào ngày 7/3, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đã chính thức khởi kiện Chính phủ Mỹ liên quan đến việc Washington cấm các cơ quan liên bang nước này mua và sử dụng thiết bị và các dịch vụ của Huawei.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch luân phiên của Huawei Quách Bình nhấn mạnh: “Quốc hội Mỹ đã liên tục không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để giải thích cho việc cấm sử dụng các sản phẩm của Huawei. Chúng tôi buộc phải sử dụng hành động pháp lý này như là giải pháp thích hợp cuối cùng”.
http://biendong.net/doc-bao-viet/26811-tq-se-dau-tranh-bao-ve-cac-quyen-hop-phap-cho-huawei.html

Bắc Kinh lo ngại Trump sẽ rời bỏ đàm phán

như ông đã làm với Triều Tiên

Sau hội nghị thượng đỉnh hạt nhân lộn xộn vào tuần trước tại Việt Nam, Bắc Kinh đang tỏ ra lo ngại rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ rời khỏi bàn đàm phán, theo NBC News.
Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Tổng thống Trump và Kim Jong Un đã bị rút ngắn sau khi hai bên không đạt được thỏa thuận. Sự thất bại của hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội là một bất ngờ vì nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng cả hai nhà lãnh đạo sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận về một số hạng mục.
Tình trạng căng thẳng ngoại giao khiến chính quyền Bắc Kinh lo lắng rằng Trump cũng có thể làm điều tương tự trong cuộc đàm phán thương mại sắp tới. Một quan chức chính quyền cấp cao nói với CNBC hôm thứ Sáu.
“Người Trung Quốc đã thấy ông ấy rời khỏi cuộc đàm phán với Triều Tiên và họ lo ngại rằng điều này cũng sẽ xảy ra với cuộc đàm phán với Trung Quốc”, quan chức này nói. “Bạn sẽ không muốn thấy Tập Cận Bình đến Mar-a-Lago và để Trump rời đi. Đó sẽ là một thảm họa ngoại giao.”
Trung Quốc điêu đứng dưới thời “cảnh sát quốc tế” Donald Trump
Trung Quốc phàn nàn rằng Tổng thống Trump đã từ bỏ các thỏa thuận thương mại nhỏ hơn mà họ cho là đã đàm phán với Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, và riêng với Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin, các nguồn tin ngoại giao nói với NBC News.
Quan chức này cho biết một cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Tập Cận Bình và Trump vẫn còn chưa xác định. Để đảm bảo hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Trung sẽ không giống với cuộc đàm phán hạt nhân tại Hà Nội, quan chức này cho biết Bắc Kinh và Washington đang trải qua “các cuộc đàm phán trực tiếp”.
Đầu ngày thứ Sáu, có thông tin cho rằng một cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo tại Mar-a-Lago đã bị hủy bỏ, tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết, không có gì chính thức được lên lịch hoặc hủy bỏ, theo NBC News.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26799-bac-kinh-lo-ngai-trump-se-roi-bo-dam-phan-nhu-ong-da-lam-voi-trieu-tien.html

Phòng dịch tả lợn châu Phi,

Trung Quốc cấm nhập khẩu lợn từ Việt Nam

Trung Quốc vừa cấm nhập khẩu lợn nuôi, lợn rừng và các sản phẩm liên quan đến lợn từ Việt Nam sau khi quốc gia Đông Nam Á báo cáo một loạt các ổ dịch tả lợn châu Phi, một loại dịch bệnh có tính lây lan cao, Reuters dẫn nguồn tin từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết hôm 12/3.
Kể từ ngày 1/2 đến ngày 3/3, loại virus nguy hiểm này đã được phát hiện trong lợn nuôi tại 202 hộ gia đình ở 7 tỉnh thành phía bắc Việt Nam, bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Dịch tả gây tử vong cho lợn nhưng không ảnh hưởng đến con người.
Động thái này được đưa ra giữa lúc Trung Quốc đang vật lộn với dịch tả lợn châu Phi, hiện đã lan rộng với 111 trường hợp được xác nhận tại 28 tỉnh và khu vực trên khắp Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/phong-dich-ta-lon-chau-phi-tq-cam-nhap-khau-lon-tu-vn/4825757.html

Con đường Tơ lụa mới: Trung Quốc dùng Ý

làm suy yếu Liên Hiệp Châu Âu

Ý có thể sẽ trở thành nước thứ 68 tham gia sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (Con đường Tơ lụa mới) của Trung Quốc nếu Roma và Bắc Kinh kí biên bản ghi nhớ nhân chuyến thăm Ý bắt đầu từ ngày 20/03/2019 của chủ tịch Tập Cận Bình. Việc Ý là quốc gia đầu tiên thuộc khối G7 tham gia dự án của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến sự thống nhất của Liên Hiệp Châu Âu trước những tham vọng của Bắc Kinh.
Dự án xây dựng song song nhiều mạng lưới đường bộ và đường thủy (chủ yếu gồm đường bộ, sân bay, đường sắt và cảng biển) nhằm nối liền hai lục địa Á-Âu được Bắc Kinh công bố năm 2013 và dự kiến hoàn thiện vào năm 2049, nhân 100 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Cho tới nay, Trung Quốc thuyết phục được chủ yếu các nước ở Trung Á, Đông Nam Á và châu Phi. Liên quan đến Liên Hiệp Châu Âu, hai nước thành viên đã bị khuất phục trước những lời đường mật của Bắc Kinh là Hy Lạp và Bồ Đào Nha.
Ngoài hiện đại hóa tuyến đường sắt nối Hy Lạp và Hungari, chính quyền Athens đã nhượng cảng Piraeus cho Trung Quốc. Từ hạng 93 trên thế giới vào năm 2010, hiện cảng Piraeus vươn lên đứng thứ 38 và trở thành trạm trung chuyển cho các nhà vận tải Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh cũng quyết định đầu tư ồ ạt vào Bồ Đào Nha. Ngoài ra, Lisboa có thể sẽ đưa cảng Sines vào dự án Một Vành đai, Một con đường của Trung Quốc.
Ý giúp Trung Quốc củng cố dự án Con đường Tơ lụa mớiTrang Euractiv (11/03/2019), chuyên về thời sự châu Âu (trụ sở ở Bruxelles), có trong tay một bản dự thảo thỏa thuận về hợp tác đặc biệt và thương mại giữa Roma và Bắc Kinh. Các đề xuất trong bản dự thảo do phía Trung Quốc đưa ra và Ý chưa chỉnh sửa bất kỳ điểm nào.
Theo dự thảo thỏa thuận, cảng Trieste được xác định là điểm chiến lược dẫn vào châu Âu của dự án Con đường Tơ lụa mới và sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Nằm trên biển Adriatic và ở cửa ngõ dẫn vào vùng Balkan, cảng Trieste được nối với hệ thống đường sắt dẫn đến Trung và Bắc Âu. Năm 2018, gần 62,7 triệu loại hàng hóa đã được trung chuyển qua khu cảng được coi là một trong số những cảng lớn nhất ở Địa Trung Hải.
Ngoài ra, hai bên còn có thể kí một thỏa thuận hợp tác khác giữa hai nhà phân phối điện lực Trung Quốc State Grid Corporation of China (SGCC) và Terna của Ý. Có thể nói đây là thỏa thuận giữa hai công ty đều liên quan đến vốn của Trung Quốc vì khoảng 29,8% cổ phần của công ty Terna nằm trong tay tập đoàn CDP Reti, trong khi công ty lưới điện Trung Quốc SGCC lại sở hữu đến 35% cổ phần của CDP Reti.
Cuối cùng còn phải kể đến một số thỏa thuận thương mại gây nhiều tranh cãi, cũng có thể được kí nhân chuyến thăm Ý của ông Tập Cận Bình, giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và tập đoàn hàng không và không gian Ý Leonardo.
Ông Luigi Di Maio, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ Phát triển Kinh tế Ý, đồng thời là người đứng đầu Phong trào 5 Sao, khẳng định việc tham gia dự án Con đường Tơ lụa mới trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu của một nước Trung Hoa “khao khát sản phẩm và kinh nghiệm của Ý”.
Còn đối với thủ tướng Giuseppe Conte, “việc Ý tham gia vào Con đường Tơ lụa mới là một cơ hội, là một lựa chọn chiến lược đối với đất nước”, dù ông trấn an Liên Hiệp Châu Âu và các đồng minh rằng “những lựa chọn như vậy phải được phối hợp với các đối tác truyền thống” của Ý. Ngoài ra, thủ tướng Conte còn phải thuyết phục được những hoài nghi ngay trong nội bộ chính phủ, trước khi lên đường tham dự diễn đàn “Con đường và Vành đai” được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 04/2019.
Bruxelles đã nhận thấy Roma thay đổi thái độ đối với Bắc Kinh từ vài tháng gần đây. Trước đó, cùng với Đức và Pháp, Ý từng đấu tranh để toàn khối có một cơ chế chung giám sát đầu tư nước ngoài ở châu Âu, đồng thời duy trì chủ quyền của các nước về vấn đề này. Tuy nhiên, khi đạt được văn kiện chung, Ý lại từ chối và vào đúng thời điểm đó, nội các Ý thay đổi, giờ nằm trong tay phe cực hữu.
Nhật báo Les Echos (07/03), trích lại nhận định của bà Sophie Boisseau du Rocher, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), đồng tác giả cuốn Trung Quốc là/và thế giới (La Chine e(s)t le monde), theo đó, “về nguyên tắc, Liên Hiệp Châu Âu không phản đối dự án Một Vành đai, Một Con đường, nhưng họ muốn có cuộc đàm phán công bằng và điều này sẽ gây khó khăn cho Bắc Kinh nếu các nhà đàm phán Trung Quốc phải đối mặt với một khối đối tác duy nhất”.
Vẫn theo chuyên gia Pháp, “Trung Quốc tìm cách áp dụng biện pháp từng làm với các nước ASEAN : những bài diễn văn và tuyên bố trấn an về tầm quan trọng của “sự đoàn kết trong vùng” nhưng thực tế chiến lược thì lại là chia rẽ và khoét rỗng tổ chức trong vùng”.
Tóm lại, khi chiêu dụ được Ý, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh mạnh vào sự đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu. Trang Global Times, cơ quan tuyền truyền của Trung Quốc, đã tranh thủ cơ hội để đăng một bài viết của giáo sư địa lý người Ý, Fabio Massimo Perenti (Viện Lorenzo de Medici ở Firenze), chỉ trích “thái độ đạo đức giả” của Berlin và Paris.
Ông cho rằng Pháp và Đức “làm việc với Bắc Kinh ở quy mô lớn hơn” so với Ý. Hai nước trên không tham gia dự án Con đường Tơ lụa mới nhưng từng vội vã gia nhập Ngân hàng Đầu tư châu Á chuyên về đầu tư cơ sở hạ tầng và cũng do Trung Quốc sáng lập.
Trung Quốc muốn vẽ lại bản đồ thế giới theo tiêu chí riêng
Với tổng kinh phí lên đến hơn 1.000 tỉ đô la, Một Vành đai, Một con đường là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Theo một số chuyên gia, Bắc Kinh muốn vẽ lại bản đồ thế giới theo tiêu chí của Trung Quốc và phô trương sức mạnh của quốc gia này trong trung hạn.
Theo nhà báo François Lenglet, khi phân tích trên đài phát thanh RTL (07/03), dự án Con đường Tơ lụa mới là công cụ chủ đạo trong chiến lược bành trướng quyền lực của Bắc Kinh.
Trước hết, dự án này giúp Trung Quốc kiểm soát các tuyến đường. Ví dụ, dự án đường ống dẫn chất đốt nối Miến Điện và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là cách bảo đảm việc cung cấp khí đốt và loại bỏ khả năng rủi ro Mỹ phong tỏa hàng hải trong các vùng biển mà Hải Quân Hoa Kỳ vẫn thường xuyên tuần tra.
Tiếp theo, Con đường Tơ lụa mới còn giúp Trung Quốc kiểm soát các nước có tuyến đường chạy qua. Đây là điểm đáng lo lắng nhất. Các khoản vay mà Trung Quốc cấp cho các nước sở tại bị coi là chiếc bẫy tài chính để ép họ phụ thuộc vào Bắc Kinh. Pakistan như đang rơi vào tình cảnh này. Malaysia có lẽ cũng đã bị sập bẫy nếu thủ tướng Mahathir Mohamad, ngay sau khi nhậm chức, không sáng suốt rút khỏi dự án mà ông chỉ trích là “tân thực dân”.
Con đường Tơ lụa mới như chiếc mạng nhện được giăng trên nửa địa cầu. Và chiếc mạng nhện này chủ yếu do các doanh nghiệp Trung Quốc tự xây và mang lại lợi ích cho Trung Quốc.
(Tổng hợp từ Les Echos, Le Figaro, Euractiv, đài phát thanh RTL)
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190312-con-duong-to-lua-moi-trung-quoc-dung-y-lam-suy-yeu-lien-hiep-chau-au

Trung Quốc mời hải quân thế giới

tham gia thao diễn vào tháng Tư

Trọng Nghĩa
Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Quân Đội Trung Quốc đã mời nhiều nước gởi chiến hạm đến tham gia cuộc thao diễn hải quân, dự trù vào tháng 04/2019.
Theo nhật báo Hồng Kông The South China Morning Post (SCMP) ngày 11/03/2019, một nguồn tin Trung Quốc tiết lộ rằng có thể cả Pháp lẫn Nga đều gởi tàu sân bay đến tham gia.
Trích dẫn các chuyên gia quân sự Trung Quốc, SCMP cho rằng cuộc thao diễn hải quân được dự trù nhằm mục tiêu phô trương sức mạnh của Trung Quốc, đồng thời nêu bật quan hệ « hữu nghị » của Trung Quốc với các nước vào lúc Bắc Kinh đang cố gắng tô điểm cho hình ảnh của mình trong tư cách một cường quốc đang trỗi dậy.
Cuộc thao diễn hải quân vào tháng Tư, cùng với lễ duyệt binh vào tháng 10 sẽ là hai sự kiện hoành tráng nhất mà quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức nhân dịp lễ quốc khánh thứ 70 năm nay.
Theo SCMP, trong bối cảnh đang càng lúc càng bị quốc tế giám sát do các hành động của họ trên Biển Đông trong những năm gần đây, hải quân Trung Quốc muốn tranh thủ cơ hội này để tiếp cận với các đối tác dưới một hình ảnh thân thiện hơn.
Một nguồn tin Trung Quốc tiết lộ với tờ báo Hồng Kông rằng « rất có khả năng » Pháp sẽ phái tàu sân bay Charles-de-Gaulle (CDG) đến tham gia cuộc thao diễn, trong lúc Nga cũng đang xem xét việc gửi chiếc hàng không mẫu hạm Đô Đốc Kuznetsov.
Theo hãng tin Pháp AFP, chiếc CDG hiện đang ở phía đông Địa Trung Hải, yểm trợ cho chiến dịch tấn công vào Baghouz, cứ địa cuối cùng của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở miền Đông Syria, với 20 chiến đấu cơ Rafale trên tàu tham gia vào các phi vụ trinh sát và oanh kích khi cần thiết. Theo kế hoạch sau đó, chiếc CDG sẽ băng qua kênh đào Suez để qua vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Cuộc thao diễn sẽ diễn ra ngày 23/04 trên Hoàng Hải ngoài khơi Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết đã mời hải quân hơn 10 nước tham gia. Một nguồn tin thân cận với hải quân cho biết là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ cử tàu chiến tham gia.
Vào năm 2009, Trung Quốc đã từng tổ chức một sự kiện lớn để kỷ niệm 60 năm ngày thành lập binh chủng hải quân của họ. Khi ấy, đã có hải quân của 14 nước tham gia, trong đó có khu trục hạm USS Fitzgerald của Mỹ, tuần dương hạm Varyag từ Nga, cùng một số tàu đến từ Pháp, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Pakistan.
Năm 2019, có thể Trung Quốc sẽ phô trương một hoặc cả hai chiếc hàng không mẫu hạm của họ : Chiếc Liêu Ninh, một tàu sân bay cũ của Nga được tân trang, và chiếc thứ hai chưa có tên, Type 001A do Trung Quốc tự đóng, cũng được chế tạo theo mô hình tàu Liêu Ninh.
Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt, nhân cuộc thao diễn lần này, có thể là Bắc Kinh cũng sẽ cho trình làng khu trục hạm thế hệ mới của họ, loại 055, được thiết kế để hộ tống tàu sân bay Type 001A khi nó đi vào hoạt động cũng như loại tàu đổ bộ lớn thế hệ mới, Type 075, có khả năng mang theo 30 máy bay trực thăng, và có thê tấn công các loại tàu nổi cũng như tàu ngầm.
Một loại vũ khí khác có thể được Trung Quốc phô trương là loại tàu ngầm tấn công hạt nhân, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo, Type 094.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190312-trung-quoc-moi-hai-quan-the-gioi-den-tham-gia-thao-dien-vao-thang-tu

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.