Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 11/01/2019

Friday, January 11, 2019 3:29:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 11/01/2019

Vườn rau Lộc Hưng hoang tàn sau cưỡng chế

Khoảng 6 giờ sáng 8/1, lực lượng chức năng TPHCM đưa máy ủi, máy cẩu vào cưỡng chế khu vực Vườn rau Lộc Hưng.
Trước đó, hôm 4/1, công tác cưỡng chế ở khu vực 4000m2 thuộc Vườn rau Lộc Hưng đã bị người dân tại đây phản đối.
Từ 29/12/2018, giới chức thông báo sẽ tổ chức cưỡng chế dự kiến trong vòng 90 ngày, kể từ ngày 2/1.
Khu đất 48.000m2, vốn do giáo dân miền Bắc di cư thời 1954 vào Nam khai hoang và sử dụng, nay thuộc nơi có dự án xây trường công lập do Quận Tân Bình làm chủ đầu tư.
Trang web của UBND Phường 6 nói rằng tình trạng xây dựng không phép đã diễn ra, đặc biệt đáng kể trong thời gian từ cuối 2016 trở lại đây.
Vườn rau Lộc Hưng thuộc địa bàn có nhiều tín đồ Công giáo. Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân xuất hiện và tỏ thái độ ủng hộ người dân.
Những người bị cưỡng chế phải bỏ nơi này tin rằng họ đã đấu tranh “suốt 20 năm qua”, đã xin kê khai và làm giấy tờ đất đai, nhưng không thành.
Chỉ duy nhất có một lần giới chức các cấp phường, quận và thành phố tổ chức tiếp xúc với dân, hồi 2016, về việc triển khai quy hoạch đối với vườn rau Lộc Hưng.
Người dân cho rằng đã có một số cam kết, hứa hẹn được đưa ra trong cuộc họp này về việc xác nhận quá trình sử dụng đất để làm cơ sở bồi thường khi triển khai qui hoạch, nhưng các cam kết từ đó tới nay chưa được thực hiện.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-46835317

“Nói giọng Bắc, nhưng không gạt bà con”

Tuấn Khanh
Liên tục trong nhiều ngày, những nạn nhân của vụ cưỡng chiếm đất đai tại phường 6, Tân Bình, Sài Gòn xuất hiện trên các video – tự tố cáo và được phỏng vấn – đã mô tả khá rõ những gì đang diễn ra. Dĩ nhiên, giờ đây không còn một tên gọi nào khác, ngoài việc khẳng định sự bất lương của kẻ cầm quyền là điều cần phải ghi nhớ.
Hầu hết những người xuất hiện trên video đều nói giọng Bắc. Chỉ có một số ít người nói giọng Nam. Nhưng nguồn gốc của họ, là những người đã tìm cách di cư khỏi một chế độ đang âm mưu một cuộc đại cướp bóc và giết hại dân lành. Đấu tố, xét lại… ở miền Bắc sau 1954 là những minh chứng bằng lịch sử của máu và nước mắt Việt Nam, trên phông nền rầm rập tiếng hô vang chủ nghĩa quốc tế cộng sản, đậm màu Trung Quốc.
Những người nói giọng Bắc ở vườn rau Lộc Hưng hôm nay cũng run rẩy và đau đớn, không khác gì cha ông của họ vào những ngày ôm con gà, tượng chúa cùng niềm hy vọng vào Nam, rồi nghe người thân của mình bị chôn sống, bị chặt đầu ở quê mình mà bàng hoàng vì thấy mình may mắn còn sống sót. Những người nói giọng Bắc thật thà, chỉ mong được sinh sống làm ăn. Khốn khó mấy cũng cam, bắt đầu lại mọi thứ cũng thuận. Trên tay của họ là cái cuốc, hạt giống và mồ hôi thấm đất. Họ không chọn cầm AK, hay bao bố để bắt cóc ai đi trong đêm khuya vì lý tưởng đại đồng.
Chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm đã làm mọi thứ để có thể an cư gần một triệu người ở miền Nam, những người không chọn chế độ cộng sản làm bạn đường, tự nguyện xuống tàu để có thể bắt đầu lại cuộc đời. Mọi thứ ổn định cho đến năm 1975, khi nước VNDCCH ở phía Bắc mở cuộc chiến vào nước VNCH và hoàn tất. Và dù muốn hay không, tất cả những gì thuộc về hành chính, tài sản và sở hữu của người miền Nam đều phải được công nhận khi chính quyền mới gọi là thống nhất và hoà bình. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Đã có ít nhất 3 lần, chính quyền mới mở các đợt cướp bóc tài sản và xoá quyền sở hữu của hàng triệu người dân một cách vô lương, gọi là đánh tư sản. Cướp và âm mưu cướp từ chính quyền mới là những điều có thật.
Trải qua những ngày tháng ấy, tưởng chừng mọi thứ sẽ chỉ còn là dĩ vãng. Non nửa thế kỷ của một nước Việt Nam tuyên bố giàu mạnh, công bằng và văn minh, vườn rau Lộc Hưng may mắn còn sót lại, vì mảnh đất có vẻ nghèo nàn ấy chưa có dịp lọt vào mắt xanh những kẻ cầm quyền cơ hội. Và vào lúc đất nước “cường thịnh”, ai đó đã chợt nhận ra vài ngàn mét vuông giữa lòng Sài Gòn là một món lợi khổng lồ. Một món lợi phải được khai thác như thường lệ, nhân danh dự án, quy hoạch vườn hoa, trường học, quảng trường, tượng đài… Những kẻ cơ hội và cướp ngày nhân danh mọi thứ, nhưng không hề thât sự có gương mặt hay số phận con người.
Hàng trăm nhân viên đủ loại của nhà nước giàu mạnh, công bằng và văn minh ấy đã bịt mặt, mở cuộc cướp đất, phá nhà của hơn 100 gia đình, khi Tết Nguyên Đán 2019 chỉ còn vài tuần lễ nữa. Khắp nơi, trong nhịp phát triển hào hùng của Việt Nam, văng vẳng tiếng khóc, tiếng kêu giọng Bắc quen thuộc về nỗi đau và căm giận. Tiếng kêu có của cả những người không là nạn nhân, mà chỉ là người chứng kiến.
Mới đây thôi, một quan chức của chính quyền đã nói rằng “tôi nói giọng Bắc, nhưng không gạt bà con” để cố thuyết phục về tính liêm chính trong vụ cướp đất của hàng ngàn người dân tại Thủ Thiêm, quận 2. Nhưng lẫn trong tiếng quát tháo bắt người, đập nhà vào đầu tháng 1/2019 ở vườn rau Lộc Hưng cũng không thiếu những giọng Bắc hung hăng, công
khai hiện hình là bọn cướp đất phá nhà dân lành. Những giọng Bắc từ nhà cầm quyền, gợi nhớ biết bao điều.
Ôi đất nước những ngày huy hoàng, “có bao giờ được như thế này đâu”, nhưng bên tai, sao chỉ còn nghe thấy những giọng Bắc hốt hoảng và đau thương với cuộc đời của mình. Những giọng Bắc của con trẻ, người già, phụ nữ, và của những người thương phế binh yếu ớt không còn nơi nương tựa. Những nỗi đau thương sao như di sản cha truyền con nối. Chỉ khác là họ hôm nay, không may mắn bằng cha mẹ mình ở thế kỷ trước, vì không biết phải bước chân xuống chuyến tàu nào để thấy được hy vọng.
Những giọng Bắc nạn nhân ấy, không thể gạt chúng ta. Những giọng Bắc nghẹn ngào như cào cấu vào tim người. Nó mãi mãi nhắc chúng ta – những người Việt – về một sự thật được ghi lại trong lịch sử của đất nước này về những loại giọng Bắc được biết: của người dân chân chất và của bọn trá nguỵ.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á  Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/northen-dialect-but-no-lie-01112019102850.html

Dân biểu Úc và Giám mục Úc gốc Việt ở Úc

lên tiếng về vụ Lộc Hưng

Dân biểu Chris Hayes của Quốc hội Úc nói rằng những hành động đàn áp như vụ cưỡng chế đất đai tại khu vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2019 chống lại những cộng đồng tôn giáo là ví dụ cho thấy tự tự do tôn giáo ở Việt Nam đang xuống cấp.
Ông Chris Hayes viết như vậy trong một bức thư đề ngày 11/1/2019 gửi Bộ trưởng Ngoại giao Úc và Thượng nghị sĩ Marise Payne, nói rõ là ông biết vụ Lộc Hưng qua kênh Vietnam Sydney Radio, một cộng đồng những nhà hoạt động người Việt sống trong khu vực mà ông là dân biểu.
Một số chi tiết cũng được ông Hayes nêu lên như là thời gian hình thành cộng đồng Công giáo tại khu vườn rau Lộc Hưng là từ năm 1954 với những người Việt theo Công giáo di cư, trên khu đất của Giáo hội Thừa sai Pháp, cũng như giá cả đền bù cho người dân là không thỏa đáng.
Ông cũng nhắc lại những vụ việc có tính chất giống như vụ Lộc Hưng xảy ra ở Hà Nội và Huế trong nhiều năm qua, và kết luận rằng Việt Nam đang thiếu một nền cai trị bằng luật pháp.
Ông Chris Hayes khuyến nghị đưa vấn đề vườn rau Lộc Hưng vào chương trình nghị sự của Đối thoại nhân quyền Việt Úc hàng năm.
Cũng từ nước Úc, Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long gửi một bức thư về vụ Lộc Hưng đến Bộ Ngoại giao Úc, Tòa thánh Vatican, Tòa Đại sứ Việt Nam tại Úc, và Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Trong thư ông chỉ trích rằng những việc cưỡng chế như tại Lộc Hưng thực sự là do những nhóm lợi ích muốn chiếm đoạt những khu đất đai có tiềm năng kinh tế mà bỏ qua cuộc sống của người dân nghèo.
Ông kêu gọi chấm dứt tình trạng cưỡng chiếm đất đai bất hợp pháp, phải tiến hành đối thoại minh bạch với người dân. Đồng thời ông kêu gọi các tổ chức chính trị xã hội và tôn giáo trong ngoài nước đồng lên tiếng về việc này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chris-hayes-loc-hung-01112019084155.html

Cưỡng chế Lộc Hưng:

Báo TP.HCM hát đồng ca theo UBND Tân Bình

Gió Bấc
Không rõ do duyên số tình cờ hay vì lý do nào khác, sau khi RFA đăng bài viết “Cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng báo chí Việt cấm khẩu”, ngày 10-1, báo chí TP.HCM đồng loạt đăng tin bài về sự kiện Lộc Hưng. Giống như đàn cừu Dolly, những bài báo đưa thông tin tròn trĩnh, thái độ hoan hỉ hoàn thành việc giải tỏa 112 ngôi nhà xây trái phép. Tất cà các thương hiệu báo chí một thời lừng lẫy Tuổi Trẻ, SGGP, Người Lao Động … đều cùng khai thác nguồn tin duy nhất từ UBND quận Tân Bình như một bản báo cáo thành tích.
Báo là công cụ của chính quyền Tân Bình
Không tờ báo nào ghi nhận ý kiến người dân, không một hình ảnh về thành quả tang tóc của 112 ngôi nhà bị đập phá, 112 gia đình với hàng trăm con người đang sống màn trời chiếu đất ở nơi mới hôm qua còn là tổ ấm của mình.
Cảm giác chung của cộng đồng mạng xã hội, những nạn nhân của cuộc cưỡng chế và nhất là của những nhà báo tâm huyết là thất vọng, chua xót đến phần uất. Nhà báo Bạch Hoàn, một trong những người đầu tiên kêu gọi báo chí lên tiếng về Lộc Hưng đã viết trên Facebook hai giòng ngắn ngủi “Vài tờ báo đang dõng dạc tuyên bố với độc giả rằng: Chúng tôi là công cụ. Chúng tôi không phụng sự bạn đọc.
Đó là suy nghĩ của tôi khi đọc về vụ Vườn rau Lộc Hưng trên báo sáng nay và đêm qua”.{1}
Nhà báo lão thành Đoàn Khắc Xuyên hết sức ưu tư về tâm thế và phương pháp tác nghiệp của báo chí TP. Anh viết trên Facebook: “Suốt 1 tuần báo chí trong nước im như tờ về vụ Lộc Hưng, không hề thấy bất kỳ một cố gắng nào tiếp cận người dân tại chỗ để có thông tin từ phía họ. Chỉ có đài nước ngoài như BBC, VOA làm điều này. Đúng sai đến đâu chưa nói. Nhưng việc không tìm cách tiếp cận người dân của báo chí trong nước có thể được hiểu, hoặc họ coi tiếng nói người dân là không đáng tin hoặc họ bị chỉ đạo, bị áp lực từ đâu đó không được đưa tiếng nói của người dân. Cho đến tối 9/1 thì đồng loạt các báo đưa thông tin từ cuộc họp báo của UBND quận Tân Bình. Và chỉ có thông tin từ UB quận. Không có một nỗ lực điều tra riêng nào của các báo.
Một nguyên tắc căn bản của báo chí là công bằng trong đưa tin đã không được thể hiện. Một bên là bộ máy đầy đủ ban bệ, lực lượng của chính quyền; một bên là phản ứng rời rạc của người dân bị ảnh hưởng. Báo chí đứng ở đâu, ai cũng đã thấy. Bất đối xứng thông tin là đây chứ đâu”.{2}
Thật ra các nhà báo đáng thương hơn đáng trách, không phải họ không có khát vọng phụng sự như Bạch Hoàn mong muốn. Không phải họ không biết và không muốn tác nghiệp theo nguyên tắc công bằng trong thông tin. Họ cũng không muốn xa dân hay đối lập với dân nhưng nói như Nam Cao “Ai cho ta làm người lương thiện?”.
Cái thời báo chí được xem là công cụ mềm, được sự độc lập tương đối trong tác nghiệp, bày tỏ chính kiến, đã qua lâu rồi. Cái thời những Tổng Biên Tập vốn là những nhà báo bản lĩnh như Tô Hòa, Võ Như Lanh, Kim Hạnh, Thế Thanh …dám tranh luận, góp ý cho Thành Ủy hay cả Trung Ương đã qua rồi.
Cần nói dân nghe và nghe dân nói
Nhà báo Tâm Chánh, nguyên Tổng Biên Tập SGTT đã gởi gắm nỗi niềm đến cấp cao hơn. Bài viết “LỘC HƯNG NHÌN BĂNG TINH THẦN LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN” trên Facebook của anh như là một kiến nghị đầy trách nhiệm với lãnh đạo TP về hướng giải quyết vấn đề Lộc Hưng kết hợp với việc sử dụng hiệu quả công cụ báo chí theo hướng phát triển.
Tâm Chánh đã viết “Chính trong lúc này, lãnh đạo TPHCM cần tỏ rõ bản lĩnh chính trị của Sài Gòn, tạo ra không khí và môi trường dối thoại chân thành, trung thực giải quyết vụ cưỡng chế ở khu Lộc Hưng.
Điều cần phải làm trước tiên loại bỏ lối tư duy quản lý dán nhãn nhạy cảm lên các xung đột phát sinh trong thực tiễn. Lối tư duy này đang tạo điều kiện cho sự áp đặt tuỳ tiện con ngáo ộp “thế lực thù địch” như bóng ma duy trì nỗi sợ hãi trong xã hội. Nó ngăn chận mọi khả năng hợp tác và biến việc giải quyết thực tiễn luôn ở trong thế lựa chọn đối kháng.
Chính quyền cần chủ động thực hành quyền tiếp cận thông tin đáp ứng nhu cầu này của mọi người dân, không chỉ là cư dân TP. Cần đưa thông tin đến tận hiện trường xung đột kịp thời, rõ ràng và mình bạch. Những thông tin về tình trạng sử dụng đất, qui hoạch và hiện trang xây cất, sử dụng đất lấn chiếm, trái phép…được trình này rõ ràng, được phổ biến tỉ mỉ, khách quan đã là một cách tước khí giới của “thế lực thù địch”. Nhà nước không nên tham gia chợ đen tin đồn mà phải cũng cấp những thông tin xác tín, kiểm chứng được. Những kiểu nghi hoặc có bàn tay Việt Tân, thế lực thù địch… mà không cũng cấp được bằng chứng cần được loại bỏ khỏi phong cách chính trị trong nền chính trị độc đảng như nước ta, ít nhất trong cư xử của công chức, viên chức nhà nước.
Trong quá trình làm cho dân biết, thông tin được trao đổi sẽ hình thành thông tin mới. Ứng xử kịp thời với những thông tin đó bằng một thái độ tôn trọng, cầu thị và khoa học phải là một đòi hỏi về đạo đức và năng lực cơ bản của mọi công chức, viên chức các cấp. Đó chính là xây dựng trách nhiệm giải trình của giới quản lý xã hội.
Cũng cần xóa bỏ lối phân biệt thông tin chính thống, thông tin mạng hay báo chí. Thông tin là thông tin, xuất hiện trong môi trường đại chúng đều cần được tôn trọng và xử lý kịp thời. Chứ nếu vẫn coi nhẹ, coi thường, coi rẻ thông tin mạng, thì vụ Lộc Hưng há chẳng phải chính mạng xã hội, từ những trang thông tin cá nhân tin cậy, đưa ra sớm những thông tin còn bị khuất lấp của “vườn rau” này. Còn báo chí thì không biết ăn của ai, nhận lệnh nào mà im phăng phắc toàn diện, triệt để ở TP định thông mình này?
Làm như vậy, quá trình trao đổi thông tin sẽ tạo môi trường tự do thông tin, xoá bỏ nghi kị, thực hiện công khai, mình bạch. Mọi điều không có hại mà chỉ có lợi”.{3}
Giải tỏa mà không lấy đất. Ai tin?
Trở lại thông tin của báo chí chính thống, ngay từ 5 giờ sáng, Nhà báo Lợi Mai Phan, quản trị viên của diễn đàn Góc Nhìn Báo Chí và Công dân đã treo link bài viết “Cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng báo chí Việt cấm khẩu” trên diễn dàn với lời thách thức nóng hổi “Đề nghị chỉ đạo cho SGGP, TTO, PLO… phản bác lại từng luận điểm, luận cứ của bài viết này. Ai lại để bị bôi nhọ thế?!”. {4}
Tôi rất vui mừng vì đây là sáng kiến nghiệp vụ mới lạ, thú vị các bên sẽ cùng đào bới thông tin sâu sắc hơn, cùng tiếp cận đến sự thật tốt hơn. Thế nhưng rất tiếc, tất cả đều thể hiện việc đập phá 112 nhà dân là hợp pháp, đây chỉ là cưỡng chế tháo dỡ nhà xây trái phép chứ không phải để thu hồi đất một chiều mà không có cơ sở chứng minh. Nhưng khi cố công vẽ trái ấu hình tròn, họ đã tự mâu thuẫn với chính mình cả về logic thực tế, nội dung pháp lý và đạo lý.
Theo Tuổi Trẻ, “lãnh đạo UBND Q.Tân Bình cho biết khu vực vườn rau hiện có 134 hộ đã đăng ký kê khai sử dụng đất nông nghiệp (qua 3 đợt kê khai vào năm 1991, 1995 và 2005). Hai đợt cưỡng chế ngày 4 và 8-1 mà quận thực hiện đã được báo cáo, xin chủ trương và được TP chấp thuận.
Theo vị lãnh đạo này, đây là việc cưỡng chế tháo dỡ những ngôi nhà xây dựng không phép chứ không phải thu hồi đất” {5}.
Một số báo khác cũng đồng ca theo luận điểm tương tự là chỉ cưỡng chế xây dựng không phép chứ không thu hồi đất nhưng rồi mục đích thu hồi sử dụng đất cũng lọt  báo Công An TP. Trong một chuổi liệt kê các cuộc họp của lãnh đạo TP và quận, báo CA nêu “Ngày 8-10-2018, HĐND TP cũng đã ban hành Nghị quyết 21/NQ-HĐND, quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn, trong đó có 3 dự án trường học và 1 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu đất trên
Làm đúng theo luật riêng của Tân Bình!
Không chỉ vậy, Báo CA còn đăng hình minh họa bản vẽ các công trình hoành tráng và thuyết minh rõ là “Khu vực này sẽ được sử dụng để xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia” {6}
Luật sư Trương Thị Minh Thơ, nguyên là Thẩm phán Toà Cấp Cao tại TP.HCM, đã chỉ ra mâu thuẫn pháp lý trong lập luận giải tỏa mà không lấy đất.
“”Theo lãnh đạo quận Tân Bình, từ ngày 4-1 đến 9-1, UBND quận Tân Bình đã phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ tổng cộng 112 công trình xây dựng không phép tại vườn rau Lộc Hưng. Lãnh đạo quận này khẳng định quận chỉ thực hiện cưỡng chế nhà xây dựng không phép. “Không có chuyện cưỡng chế thu hồi đất như một số dư luận đã thông tin” – lãnh đạo quận Tân Bình cho hay….!””
-Như vậy là không cưỡng chế thu hồi đất !
-Như vậy là đất vẫn của dân?
- Như vậy là dân phải tự dọn Đống đổ nát để cho mảnh đất trở về nguyên thủy “Trồng rau”?
Tôi thấy trả lời của UBND quận Tân Bình không ổn. Còn không ổn thế nào cần có đủ chứng cứ sẽ phân tích thêm vì đây mới chỉ là bài báo được đăng chính thống nên tôi chỉ dựa vào bài báo góp một ý nhỏ của mình.” {7}
Riêng việc giải tỏa có đúng pháp luật hay không, không cần đến luật sư, Linh Mục Lê Ngọc Thanh có bài viết trên Facebook “NHÀ NƯỚC PHƯỜNG 6, TÂN BÌNH?”
Trích dẫn thông tin về tiến trình giải tỏa trên báo TTO, Linh Mục đã phân tích “Một tiến trình cưỡng chế bình thường ở nước Việt Nam do cộng sản điều hành hiện nay tối thiểu phải qua các bước (theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính):
- Lập biên bản sai phạm (lưu ý phải lập biên bản từng công trình và với từng chủ thể chịu trách nhiệm).
- Cấp thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chánh và trao đến từng chủ thể sẽ bị điều chỉnh bởi quyết định phạt hành chánh (nếu không thi hành, sẽ làm bước kế tiếp).
- Thông báo cưỡng chế trước 5 ngày đến từng chủ thể sẽ bị điều chỉnh bởi quyết định cưỡng chế (nếu không tự nguyện tháo dỡ, sẽ làm bước tiếp theo)
- Cưỡng chế.
Tại vườn rau Lộc Hưng, phương 6, quận Tân Bình việc cưỡng chế ngày 4 và 8 tháng Một năm 2019 đã không hề diễn ra theo đúng thủ tục này.
Phải chăng UBND phường 6, quận Tân Bình muốn tạo ra bộ luật riêng như thể một nhà nước mới phát sinh?
Theo mô tả của TTO sáng ngày 10.01.2019, việc cưỡng chế không qua đúng tiến trình kỹ thuật như Nghị định 166/2013/NĐ-CP, nhất là không tống đạt đến từng chủ thể bị điều chỉnh bởi quyết định cưỡng chế:
Rõ ràng phường 6, Tân Bình đang hình thành một luật riêng mang dáng dấp của một nhà nước mới!?” {8}
Đất đai có trước hay giấy chứng nhận có trước
Những viện dẫn đã nêu cho thấy chiến dịch đánh úp bất thình lình đập phá 112 ngôi nhà ở Lộc Hưng đã thành công mỹ mãn. Tất cả nhà cửa đã thành gạch và sắt vụn nhưng để an dân thì bộ máy công an, xe xúc, xe cẩu khó có thể thành công. Dàn đồng ca báo chí Tân Bình càng khó có thể thu phục lòng người. Ngày 9-1, nhà báo Huy Đức có bài viết trên Facebook: “ĐẤT ĐAI CÓ TRƯỚC HAY GIẤY CHỨNG NHẬN CÓ TRƯỚC” như một giải pháp khả dĩ
Từ hôm Tân Bình cưỡng chế, đập phá nhà cửa của dân tại “vườn rau Lộc Hưng”, tôi hỏi nhiều nhà báo vì sao báo chí im lặng. Có bạn nói là “đang làm” nhưng cho đến nay vẫn không có một dòng trên báo. Tại sao thế. Ngay cả khi người dân sai thì báo chí cũng cần lên tiếng.
Nếu quả thực, “Bà con đã đóng thuế 20 – 30 năm có đầy đủ giấy tờ pháp lý…; Đất vườn rau sử dụng đất 1954…” thì theo Luật Đất Đai 1993, phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con. Trong trường hợp nhà nước lấy đất đó để xây trường công lập thì phải bồi thường, bất kể người dân có giấy hay không có giấy.
Đừng lấy lý do chưa có giấy tờ mà lấy đất của dân. Không có dân, không an dân thì đất đai chỉ là nghĩa địa – Nhà báo Huy Đức
Đất đai là tài nguyên, có trước bất cứ thứ nhà nước và luật pháp nào. Từ ngàn đời nay, người dân thủ đắc đất đai một cách tự nhiên, bằng khai hoang, phục hoá hoặc sang nhượng. Nước Việt ta hẳn không kéo dài từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau nếu không có những người dân mang cuốc xẻng đi mở cõi.
Theo pháp luật hiện nay thì “hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993″ thì ngay cả khi không phù hợp quy hoạch mà nếu quy hoạch đó được phê duyệt sau khi người dân sử dụng đất thì chính quyền vẫn phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ.
Giấy tờ không phải là căn cứ duy nhất để xác lập quyền của người dân với tài sản của mình. Bộ Luật Dân Sự quy định thời hiệu “ngay tình thủ đắc” với bất động sản là 30 năm. Ông cha ta từng quy định thời hiệu này ngắn hơn, từ thời Lý, Trần, “Phàm vườn ruộng bỏ hoang, đã có người cầy cấy, người chủ chỉ có quyền đòi lại trong hạn một năm. Trái lệnh này, sẽ phải phạt 80 trượng”.
Đừng lấy lý do chưa có giấy tờ mà lấy đất của dân. Không có dân, không an dân thì đất đai chỉ là nghĩa địa”. {9}
1-https://www.facebook.com/bachhoanvtv24
2- https://www.facebook.com/doan.xuyen
3-https://www.facebook.com/chanh.tam.33
4-https://www.facebook.com/groups/nhabaocongdan/
5-https://tuoitre.vn/cuong-che-112-can-nha-xay-trai-phep-o-khu-vuon-rau-20…
6-http://congan.com.vn/song-theo-phap-luat/cuong-che-110-ho-dan-tai-vuon-r…
7-https://www.facebook.com/tho.minh.505
8- https://www.facebook.com/thanhcssr
9-https://www.facebook.com/Osinhuyduc
* mục {8} dẫn đến facebook cũ của Linh mục Lê Ngọc Thanh, nhưng rất tiếc Facebook cũ đã bị bỏ và xóa nội dung
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/lochung-eviction-state-media-sided-with-local-government-01112019111755.html

Phó thủ tướng thường trực yêu cầu

 làm rõ sai phạm ở các dự án đất vàng

 tại trung tâm Sài Gòn

Phó thủ tướng Thường trực chính quyền Việt Nam, ông Trương Hòa Bình có chỉ thị cho Thanh tra chính phủ yêu cầu các bộ ngành phối hợp cùng cơ quan chức năng liên quan kiểm tra phản ánh thông tin những sai phạm tại một số dự án đất vàng tại trung tâm Sài Gòn. Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu ngày 11/1.
Theo truyền thông trong nước, văn phòng Chính phủ ký ban hành văn bản yêu cầu Thanh tra chính phủ phối hợp cùng với các Bộ ngành và các cơ quan địa phương liên quan tiến hành kiểm tra thông tin phản ánh của báo chí và khiếu nại của người dân về việc sai phạm tại các dự án bất động sản được xem là đất vàng tại trung tâm Sài Gòn. Cụ thể là tại số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh tại khu vực quận 1, TpHCM.
Theo phản ánh của báo chí, hai khu đất vừa nêu là khu tập thể của cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Lương thực miền Nam Vinafood 2 thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. Khu đất này có tổng diện tích lên tới hơn 6000 m2 và được cấp giấy quyền sử dụng đất vào năm 2010.
Trước đó, vào năm 2008 khu đất được Ủy ban Nhân dân Thành phố đồng ý phê duyệt giải tỏa làm dự án khách sạn cao cấp, văn phòng và trung tâm thương mại cho thuê.
Nhưng gần 10 năm qua dự án này đến nay vẫn chưa thực hiện. Nguyên nhân được đưa ra vì chưa hoàn thành việc đền bù và giải tỏa mặt bằng. Một số người dân cho rằng giá đền bù cho các hộ dân nằm trong khu đất này thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường.
Qua đó, thanh tra chính phủ yêu cầu các Bộ ngành và các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và đồng thời báo cáo thủ tướng trước ngày 1/3/2019.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/permanent-deputy-pm-orders-clarification-of-gold-land-projects-in-downtown-saigon-01112019080025.html

Chủ tịch Hà Nội nói về đất rừng Sóc Sơn

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn đã có nhưng sự phối hợp chưa tốt, dẫn đến hậu quả ngày càng khó giải quyết.
Ông Nguyễn Đức Chung phát biểu thông tin vừa nói tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội hôm 11 tháng 1 năm 2019.
Tại khu đất rừng phòng hộ Sóc Sơn, có những công trình xây dựng bị cơ quan chức năng kết luận là sai phạm như khu biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh, Việt Phủ của họa sĩ Thành Chương…
Mặc dù bị cho là sai phạm nhưng đến nay cơ quan chức năng chưa có biện pháp cụ thể.
Ngoài ra, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng cho biết, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân dù có đúng có sai, nhưng chưa được thông tin kịp thời, nên người dân phải đi lại nhiều.
Cũng tại Hội nghị, Thanh tra Hà Nội cho biết trong năm 2018 đã tập trung thanh tra các các lĩnh vực như quản lý, sử dụng và giao đất đai; quản lý và sử dụng vốn và việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội.
Sau thanh tra, đã kiến nghị thu hồi gần 179 tỉ đồng, đề nghị xử lý vi phạm 3,3 ha đất, kiểm điểm 42 tập thể và 75 cá nhân vi phạm. Ngoài ra  có 4 vụ việc được chuyển cơ quan điều tra.
Theo Thanh tra Hà Nội, trong năm 2018, có 29.593 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo… và cơ quan này cho rằng chất lượng giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo đã được nâng cao.
Dù vậy, Thanh tra Hà Nội cũng nhìn nhận tình hình khiếu kiện còn phức tạp, vẫn còn tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người và gửi đơn vượt cấp…
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chairman-of-hanoi-talks-about-soc-son-forest-land-01112019074412.html

Tranh chấp chung cư: Bài toán khó giải

Thống kê mới nhất của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho thấy toàn thành phố có 935 chung cư cao tầng thì 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau, trong đó có 9 chung cư có tranh chấp rất gay gắt phức tạp.
Còn ở Hà Nội, con số mà Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội nêu ra là trong tổng số 745 chung cư ở thành phố thì có đến 129 chung cư có tranh chấp, khiếu kiện và 22 chung cư có hoạt động phức tạp về an ninh trật tự.
Một trong vài vụ điển hình là chung cư Hồ Gươm Plaza: Sau khi bàn giao, gần 300 hộ dân chuyển về sinh sống gần một năm nhưng những hạng mục, tiện ích thiết yếu như hồ bơi, phòng tập gym, sân chơi, vườn hoa, hệ thống báo cháy vẫn chưa hoàn thiện dù đã được nghiệm thu trên giấy tờ. Tại chung cư Parkview Residences, hàng chục khách hàng mua nhà tại đây đã tố cáo chủ đầu tư ép khách hàng nhận nhà thiếu diện tích.Trong khi đó, Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê Discovery Complex cũng tại Hà Nội lại bị tố “ép” cư dân nhận nhà với phần diện tích thừa lên đến hàng trăm triệu đồng phải thanh toán thêm.
Sau hàng loạt vụ việc tranh chấp tại các chung cư kéo dài như vậy, ngày 9/10/2018, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 29/CT-TTg yêu cầu tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư.
Nguyên nhân tranh chấp
Cô Trúc Khê, một người dân sống ở khu chung cư cao cấp Âu Cơ Tower, đồng thời cũng là một người mua bán bất động sản cho rằng, nguyên nhân tranh chấp tại các chung cư xoay quanh các vấn đề như quản lý, bàn giao, sử dụng quỹ bảo trì chung cư, quỹ quản lý vận hành chung cư…, tranh chấp giữa chủ đầu tư với người mua, hay giữa các cư dân với nhau.
Với tình hình bất an trong xã hội hiện nay như cướp của, giết người mà báo chí đăng tải hàng ngày thì mua nhà chung cư, nhất là chung cư cao cấp, là giải pháp được nhiều người thuộc giới trung lưu lựa chọn. Nhưng sống ở chung cư cũng có nhiều cái không phù hợp vì đó là một ngôi nhà chung mà không phải ai cũng có ý thức giữ gìn. Có những người vẫn quen cách sống ở những xóm lao động, hát karaoke hay nhậu nhẹt đến khuya.
Để tránh những bất đồng giữa những con người sống trong cùng một ngôi nhà chung như vậy thì vai trò của Ban quản trị rất quan trọng cho sự vận hành chung cư. Cô Trúc Khê nhận định:
“Khi vận hành, chủ đầu tư sẽ thuê một công ty chuyên quản lý, vận hành chung cư, và người dân ở đó phải trả phí hàng tháng. Số tiền đó để thuê bảo vệ, thuê người quét dọn. Nhà nào không đóng phí hay thiếu phí thì bị khóa cầu dao nước.
Trong ban quản trị tòa nhà thì chủ đầu tư là một thành viên, công ty quản lý tòa nhà là một thành viên, rồi có một số thành viên là người dân sống trong chung cư mà khi mua nhà thì được hỏi có muốn ứng cử hay không. Khi họp định kỳ thì ban quản trị phải công khai báo cáo tài chính thu chi cho những khoản phí mà cư dân đóng hàng tháng.
Có những ban quản trị lập bè phái kê phí lên cao, ví dụ họ chỉ thuê 5 nhân viên bảo vệ nhưng kê trên giấy tờ là 10 bảo vệ để ăn tiền chênh lệch.”
Đây cũng là điều được ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA trao đổi với báo chí trong nước rằng có những phần tử xấu trong xã hội tìm cách chui vào các Ban quản trị chung cư nhằm mục đích trục lợi.
Truyền thông trong  nước cũng trích lời ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội rằng “Việc chậm thành lập ban quản trị, chậm bàn giao hồ sơ, bàn giao quỹ bảo trì 2%… là những căng thẳng điển hình diễn ra tại các dự án chung cư. Nhiều tòa nhà khi thành lập được ban quản trị lại xảy ra mâu thuẫn với chính người dân, dẫn đến khiếu kiện, tranh chấp kéo dài…”
“Giao trứng cho ác”
Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM, đa số chủ đầu tư có uy tín thương hiệu đều thể hiện trách nhiệm trong công tác quản lý chung cư sau khi bàn giao nhà cho khách hàng. Nhiều chủ đầu tư phải bù lỗ hàng trăm triệu đồng mỗi tháng để duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, vận hành, phòng cháy, chữa cháy (PCCC) chung cư.
Bên cạnh đó cũng có những chủ đầu tư thiếu trách nhiệm làm tổn hại đến quyền và lợi ích của cư dân chung cư. Cô Trúc Khê cho biết câu chuyện của cô liên quan trực tiếp đến chủ đầu tư:
“Bây giờ em lỡ “giao trứng cho ác” rồi. Em lỡ bỏ ra hai tỷ bạc rồi. Bây giờ em chả bao giờ em thấy cái nhà của em trong khi em ký hợp đồng mua nhà và đồng ý cho chủ đầu tư thuê lại 10 năm, mỗi năm 20 triệu. Nếu gửi ngân hàng thì tiền lời không nhiều mà nếu ngân hàng phá sản thì mình mất trắng. Nghĩ vậy nên em đầu tư vào mua nhà. Chủ đầu tư nói rằng nếu sau 10 năm không muốn cho thuê nữa thì lấy lại nhà.
Mấy năm nay chẳng thấy nhà đâu và năm rồi họ cam kết trả tiền lời mỗi tháng. Được vài tháng thì họ hẹn là trả mỗi 6 tháng, tức 30/6 và 31/12. Đến 30 tháng 6 họ hẹn lại đến 15 tháng 7, rồi hẹn lại đến 30/7. Sau cùng họ đưa ra một văn bản có dấu mộc đỏ của chính quyền là do các vấn đề về kỹ thuật nên chủ đầu tư được phép trả chậm tiền cho người mua”.
Theo nhận định của một vài chuyên gia trong nước thì có nhiều trường hợp người mua dựa trên các thông tin không chính xác được cung cấp bởi người môi giới thay vì tìm hiểu chính thức từ chủ đầu tư. Nhiều dự án bất động sản, chung cư cao tầng, căn hộ được chủ đầu tư tự phong là dự án cao cấp hay căn hộ hạng sang để câu khách, nhưng chưa hề được Sở Xây dựng hoặc đơn vị đánh giá độc lập công nhận. Đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, bởi người dân khi mua căn hộ cao cấp hay hạng sang thì yêu cầu cơ sở vật chất phải tương đương với tên gọi, nhưng thực tế thì khác hẳn.
Hiệp hội Bất động sản TPHCM nêu vấn đề này với truyền thông trong nước:
“Giai đoạn chủ đầu tư dự án mở bán căn hộ chung cư hình thành trong tương lai dưới mác chung cư cao cấp, căn hộ hạng sang, căn hộ siêu sang, là giai đoạn mà người mua nhà dễ bị lừa dối, dễ bị mua nhầm sản phẩm không đúng như quảng cáo.”
Vấn đề tranh chấp chung cư không phải vấn đề mới trên thị trường bất động sản, nhưng khi số lượng chung cư được đưa vào vận hành ngày càng nhiều thì tầm nhìn và sự chuẩn bị cho thực tiễn này là cần thiết.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/conflict-at-apartments-in-vn-not-easy-to-resolve-dt-01102019133943.html

Thành Cổ Vinh: Nước chuyển màu, cá chết hàng loạt

Ba ngày qua, nước trong lòng kênh Thành Cổ Vinh ở thành phố Vinh, đoạn qua địa bàn các phường Quang Trung, Cửa Nam và Đội Cung, chuyển màu đen kịt và cá chết nổi trắng lòng kênh, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường và dân chúng hoang mang.
Truyền thông trong nước loan tin ngày 11 tháng 1, trích lời người dân cho biết cách đây vài hôm, nước bắt đầu chuyển sang màu đen rồi cá bắt đầu chết, từ một số con ban đầu sau đó nổi lên dày đặc thành từng lớp. Dân chúng nơi này cũng đã báo sự việc lên UBND phường Cửa Nam.
Theo người dân nơi đây thì tình trạng nước chuyển màu đen trước đây đã từng xảy ra nhưng chỉ vài hôm rồi hết. Thời gian gần đây nước chuyển màu đen kéo dài nhiều ngày và còn có mùi hóa chất.
Ông Võ Tuấn Anh, Chủ tịch UBND phường Đội Cung, được báo giới dẫn lời cho biết “Lớp bùn đen dưới đáy hào dày cả mét và nguồn nước thải của người dân có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm”.
Chiều 11/1, UBND thành phố Vinh đã lập đoàn kiểm tra lấy mẫu nước và cá để tìm nguyên nhân.
Đầu tháng 12/2018, hồ điều hòa Cửa Nam ở phường Cửa Nam và phường Đội Cung, thành phố Vinh cũng đã xảy ra tình trạng cá tự nhiên chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/mass-fish-dead-in-vinh-01112019073724.html

Thiên tai ngày càng bất thường hơn đối với Việt Nam

Việt Nam nằm cạnh Biển Đông và hằng năm phải hứng chịu chừng 20 cơn bão nhiệt đới. Bên cạnh đó còn có hạn hán, nước mặn xâm nhập vào mùa hè… Trong những năm gần đây, thiên tai có xu hướng bất thường hơn.
Ngoài thiên tai, hoạt động xả lũ, ngăn dòng để làm thủy điện… cũng gây nên những thiệt hại về nhân mạng và tài sản.
Thiên tai
Thiên tai trong năm 2018 đã làm 218 người thiệt mạng và gây thiệt hại gần 20.000 tỷ đồng. Đây là thống kê được Tổng Cục Phòng chống thiên tai tổng kết đến ngày 20/12 và đưa ra trong Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019, diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 21/12/2018.
Đáng chú ý, chỉ 6 tháng trước đó, Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố báo cáo sơ bộ thiên tai chỉ khiến 33 người thiệt mạng và mất tích, phá hủy gần 11.000 ha lúa và hoa màu với tổng thiệt hại ước tính hơn 808 tỷ đồng.
Hiện nay thiên tai có nguy cơ ngày càng bất thường hơn, cường độ lớn hơn, đôi khi nằm ngoài những quy luật so với nhiều năm trước. - TS. Lê Anh Tuấn
Như vậy, chỉ trong nửa năm, số lượng người thương vong và giá trị thiệt hại đã tăng lên đáng kể.
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Phòng chống thiên tai, tuy còn nhiều bất cập, nhưng nhờ những công tác ứng phó kịp thời và xin trợ giúp từ Chính phủ mà thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2018 đã giảm đi rất nhiều so với năm trước đó.
Nhận xét về điều này, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn thuộc Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí hậu, ĐH Cần Thơ đánh giá rằng Việt Nam là một nước gặp rất nhiều thiên tai nên bộ máy ứng phó với khí hậu Việt Nam hình thành khá chặt chẽ. Từ Trung ương đến địa phương đều có những bộ phận lo về phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, việc khó nhất bây giờ là thiên tai khó xác định hơn và mức độ tàn phá nặng hơn:
“Hiện nay thiên tai có nguy cơ ngày càng bất thường hơn, cường độ lớn hơn, đôi khi nằm ngoài những quy luật so với nhiều năm trước, nên việc xác định thiên tai xảy ra ở mức độ nào hoặc đường đi của các trận bão hay nguy cơ mới là vấn đề chính, khó khăn nhất hiện nay.”
Theo nhận xét của ông Vũ Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Biến đổi Khí hậu tại Hà Nội, chính vì vậy mà nhà nước đã chú trọng hơn đến việc phổ biến thông tin dự báo thời tiết cho người dân trong năm 2018 để có thể giảm thiểu thiệt hại trong những đợt thiên tai:
“Cụ thể là trong bản tin dự báo thời tiết. ngoài việc dự báo không lại còn đưa ra những lời khuyên về mùa màng với canh tác nông nghiệp, và biến đổi khí hậu được nhấn nhiều thêm. Đặc biệt tôi thấy từ đầu năm nay có cả chương trình tính cả những cơn bão đi qua vùng biển Việt Nam. Trước đây thì những cơn bão vào đất liền mới được tính là bão.”
Nhân tai
Ngoài những biến đổi bất lợi từ phía mẹ thiên nhiên, những việc làm của con người cũng đã phần nào góp phần cho những thiên tai có sức công phá mạnh hơn, gây nên nhiều thiệt hại hơn.
Minh họa cho dẫn chứng trên là vụ sạt lở núi tại Nha Trang vào tháng 11 năm 2018 đã khiến hơn mười người tử vong. Được biết, những người này bị giải tỏa nhà đất với giá rẻ mạt, nên phải tự lên các sườn núi chiếm đất làm nhà.
Lý giải về nguyên nhân lở núi trên, Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, nguyên phó phòng Dự báo Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ đưa ra lý do:
“Thứ nhất, rừng bị triệt phá làm những dòng chảy từ núi đổ xuống rất nhanh. Thứ hai, những rừng dọc theo ven bờ, ven biển, ven sông để bảo vệ đất, dưỡng đất thì bị những khu resort du lịch thay thế rồi.”
Bên cạnh đó, còn nhiều lý do khác cũng được những người quan tâm lên tiếng nhưng chính phủ Hà Nội chưa có biện pháp cụ thể để ngăn chặn. Điển hình như việc đốn gỗ lậu, chặt phá rừng phòng hộ, tài nguyên nước không hợp lý, hoặc đê biển, những công trình kiểm soát nước không đủ yêu cầu, cũng là những yếu tố gây gia tăng nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai.
Giải thích rõ hơn, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng rừng phòng hộ là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn bão lũ tại Việt Nam:
“Tôi nghĩ đây là chiến lược về lâu về dài phải làm, nhưng làm được tới đâu thì khó xác định lắm. Vì có địa phương làm tốt, có địa phương lại phá những rừng phòng hộ để vì những lợi ích cục bộ của những nhóm lợi ích khác nhau. Nên đôi khi thiên tai xảy ra, những việc đó làm cho trầm trọng thêm, như mất rừng phòng hộ gây ra nguy cơ lũ quét hay lũ ống xảy ra, làm cho thiệt hại về nhân mạng và tài sản lớn. Đó là trách nhiệm của từng địa phương.”
Hướng giải quyết cho năm 2019
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai vào ngày 28/12/2018 có ban hành Công văn 210 về việc tổ chức tổng kết công tác Phòng chống thiên tai năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Mối quan tâm, nguồn tiền, chính sách và công nghệ sẽ ngày càng tập trung nhiều cho các vấn đề về thiên tai cũng như ứng phó biến đổi khí hậu. - Vũ Trung Kiên
Trước đó, vào ngày 25/12/2018, trong buổi tiếp ông Keiichi Ishii, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đề nghị phía Nhật hỗ trợ vốn ODA không hoàn lại cho các dự án “Xây dựng Trung tâm Điều hành phòng chống thiên tai” và “Nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất khu vực miền núi phía bắc Việt Nam”; cũng như tiếp tục phái cử các chuyên gia về quản lý thiên tai đến làm việc tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo ông Vũ Trung Kiên, chính phủ Việt Nam sẽ chú trọng quan tâm hơn đến các vấn đề về thiên tai, thảm họa và biến đổi khí hậu, sau khi ký thảo thuận Paris.
“Với cam kết trong thỏa thuận Paris cũng như các nguồn hỗ trợ của quốc tế thì một phần vì lợi ích quốc gia, một phần những ảnh hưởng do cả về thiên tai lẫn do cách thức canh tác nông nghiệp, thì chắc chắn cả mối quan tâm, nguồn tiền, chính sách và công nghệ sẽ ngày càng tập trung nhiều cho các vấn đề về thiên tai cũng như ứng phó biến đổi khí hậu.”
Trong Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 18/6/2018 cho biết nước ta đã phải hứng chịu hầu hết các loại thiên tai (trừ sóng thần), gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, ước tính thiệt hại hàng năm từ 1-1,5% GDP.
Do đó, việc xác định thiên tai và hướng đi từ đó tìm ra những biện pháp ngăn chặn và cứu hộ kịp thời là điều cần được sự quan tâm nhiều hơn từ phía chính phủ để giảm thiểu những thiệt hại về người và của sau mỗi lần thiên tai đi qua, mà theo nhận xét của Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan là ngày càng dồn dập hơn, nhất là từ miền Trung đến miền Nam với xu thế hướng về phía Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/natural-disasters-are-more-and-more-unusual-in-vn-01112019111030.html

Sao phải kêu gọi đảng viên nêu gương?

Trung Khang, RFA
Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lại có kêu gọi các thành viên phải nêu gương cho người dân vào khi công luận ồn ào vụ việc xe công vụ bảng số xanh đón vợ Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tận chân cầu thang máy bay. Vì sao phải nhắc nhở đảng viên làm gương trong cuộc sống?
Quy định nhưng không thực hiện?
Vào ngày 9 tháng 1 năm 2019, trên trang web của Ban Tuyên giáo Trung ương xuất hiện bài viết kêu gọi đẩy mạnh tuyên truyền về quy định nêu gương. Theo Ban Tuyên giáo Trung ương, nêu gương là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng theo nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương.
Luật sư Trần Quốc Thuận, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, người có gần 50 năm tuổi đảng, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam, nhận định về nghị quyết này:
Nêu gương chỉ là một việc làm luẩn quẩn thôi, cái quan trọng nhất của một quốc gia là pháp luật. Anh cứ làm theo pháp luật thì không cần nêu gương gì cả và cán bộ nhà nước thì lại càng phải làm theo pháp luật.
-Nhà văn Phạm Đình Trọng
“Đây là nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương đảng. Ông Phạm Minh Chính báo cáo nghị quyết và được thông qua là Nghị quyết nêu gương, tập trung vào các vị có chức vụ cao của đảng và đất nước này, cụ thể là ủy viên bộ chính trị, ủy viên ban bí thư, ủy viên ban chấp hành trung ương… phải sống gương mẫu trong đời sống bình thường, làm gì cũng phải gương mẫu, nhất là trong đời sống tiền bạc. Vấn đề ông Phạm Minh Chính nói trong nghị quyết chỉ là nói những người trong đảng, nhưng ở Việt Nam những người cầm quyền đều là đảng viên cả.”
Theo Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang, chỉ thị của Trung ương đảng cộng sản Việt Nam yêu cầu các đảng viên hiện đang nắm các chức vụ lãnh đạo phải gương mẫu, là một chỉ thị tốt. Tuy nhiên ông lo ngại quy định là một chuyện mà thực hiện lại là chuyện khác.
Trong khi đó, Nhà văn Phạm Đình Trọng, nguyên đại tá quân đội đã từ bỏ đảng, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do cho rằng:
“Nêu gương chỉ là một việc làm luẩn quẩn thôi, cái quan trọng nhất của một quốc gia là pháp luật. Anh cứ làm theo pháp luật thì không cần nêu gương gì cả và cán bộ nhà nước thì lại càng phải làm theo pháp luật. Chứ còn nêu gương chỉ là vấn đề đạo đức của một cá nhân thôi. Họ làm như vậy là do bế tắc, trong tình hình sa sút hiện nay của đội ngũ lãnh đạo, đảng viên, chứ không giải quyết cái gì cả.”
Đây là một sơ suất!?
Cũng trong ngày 9/1, tại cuộc họp báo của Bộ Nội vụ, các nhà báo đã đặt câu hỏi về trách nhiệm nêu gương của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh qua vụ việc dùng xe công đón người nhà.
Thứ trưởng Bộ nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương có trả lời cụ thể, đã nhận trách nhiệm và có thư xin lỗi.
Tuy nhiên, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh lại khẳng định, cán bộ, công chức phải thực thi công vụ theo đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi hoạt động công vụ của mình. Dù vậy, ông lại cho rằng đây là một sơ suất, có thể do trách nhiệm của những người tham mưu chưa thực sự suy nghĩ chín chắn!?
Nhân việc này, nhà báo Võ Văn Tạo đưa nhận định về lời xin lỗi của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cũng như nhắc lại quá khứ không mấy gương mẫu của ông này:
“Ai đọc cái văn bản đó xong thì thấy nổi lên mấy điểm, thứ nhất là không có tính văn hóa, thứ hai là lời xin lỗi đó không chân thành. Có một số người trên báo chí phát biểu có thiện chí nhưng tôi thấy không chính xác, họ cho đấy làm một biểu hiện văn minh. Nhưng tôi thì tôi không cho là như thế. Nếu ai đã theo dõi lịch sử của cậu Trần Tuấn Anh này thì nào là cậu xuất thân từ gia đình như thế nào? Ông bố Trần Đức Lương thì cũng khét tiếng tham nhũng… Rồi đến thời cậu đi học ở Paris thì xài tiền như đốt pháo, rồi thời kỳ làm lãnh sự ở San Francisco thì bày ra cái trò thu mỗi cái visa 200 USD. Cái vụ này khi đó người ta loan tin rất lớn. Một người tư cách như thế thì đâu có tốt lành gì đâu?”
Nếu những người đứng đầu đất nước này mà làm gương không tham nhũng, không làm sai thì tự nhiên trật tự nó ổn định trở lại.
-LS. Trần Quốc Thuận
Luật sư Trần Quốc Thuận giải thích về thực trạng nhiều đảng viên đang nắm các chức vụ quan trọng thiếu gương mẫu:
“Cái này người ta thường nói là “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Đất nước này nó hư đốn do có nhiều nguyên nhân. Nếu những người đứng đầu đất nước này mà làm gương không tham nhũng, không làm sai thì tự nhiên trật tự nó ổn định trở lại. Cho nên một trong những nguyên nhân sai trái là người lãnh đạo không gương mẫu, trong đời sống riêng tư, trong sinh hoạt, và nhất là thâm lạm tiền của nhân dân đất nước.”
Theo Nhà văn Phạm Đình Trọng, chuyện Bộ trưởng Bộ Công thương xử lý như thế thì hoàn toàn cũng không theo pháp luật gì cả. Việc sử dụng xe công có quy định rồi, nếu làm sai thì cứ chiếu theo pháp luật mà làm. Ông cho rằng, thư xin lỗi chỉ là chuyện lấp liếm, cho qua chuyện, chứ xử lý thì phải xử lý bằng pháp luật.
Đây không phải là lần đầu tiên lời kêu gọi về đạo đức lối sống được đảng cộng sản Việt Nam nêu lên. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề là phải kiểm soát từ ‘gốc’, chứ không phải từ ‘ngọn’.
Nhà báo Võ Văn Tạo nhắc lại lâu nay từng xảy ra nhiều vụ dùng tiền nhà nước, dùng xe công bảng số xanh đi chùa, đền thờ… Báo chí cũng đưa tin, lãnh đạo cũng hò hét… nhưng xử lý không nghiêm. Theo ông, muốn xử lý thì nhà nước phải làm cái gì đó cho dứt khoát và mạnh mẽ, cho dù là ‘con ông, cháu cha’. Chứ không phải cứ nếu là dân thường thì công an còng tay, còn cán bộ thì chỉ xin lỗi. Ông cho rằng, chính phủ của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần làm đến nơi đến chốn vụ việc liên quan Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-vietnam-communist-party-requires-exemplary-members-01102019133443.html

Dân biểu gốc Việt có chân

trong trong ủy ban Hạ viện đầy quyền lực

Dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy hôm thứ Tư được bổ nhiệm vào một ủy ban đầy quyền lực của Hạ viện Hoa Kỳ, đánh dấu một bước tiến đáng kể trong sự nghiệp chính trị đang lên của bà ở Washington sau thắng lợi to lớn trong cuộc bầu cử giữa kì vào tháng 11 vừa qua.
Bà Murphy, đại diện một địa hạt Quốc hội ở miền trung bang Florida, là một trong 10 thành viên mới nhất của phe Dân chủ sẽ góp mặt cùng 14 thành viên hiện nhiệm của đảng này trong Ủy ban Tài chính và Thuế vụ (Ways and Means Committee) vốn được nhiều nhà lập pháp thèm muốn.
Là ủy ban lâu đời nhất của Quốc hội Hoa Kỳ, Ủy ban Tài chính và Thuế vụ chuyên trách soạn thảo luật thuế trong Hạ viện, và cũng có thẩm quyền về thu nhập của chính phủ liên quan tới những vấn đề như thuế quan, các thỏa thuận thương mại đối ứng, và nợ trái phiếu của chính phủ Mỹ, theo website của ủy ban. Những khía cạnh của những chương trình phúc lợi xã hội liên quan tới thu nhập chính phủ cũng nằm trong thẩm quyền của ủy ban.
Theo văn phòng của bà Murphy, trước năm nay chỉ có 19 người phụ nữ từng phục vụ trong Ủy ban này kể từ khi nó được thành lập từ năm 1795.
“Tôi tự hào phục vụ trong Ủy ban Tài chính và Thuế vụ, nơi tôi sẽ có một cơ hội quan trọng để giúp các gia đình, nông dân, doanh nghiệp, và những người cao niên ở Florida,” bà Murphy nói trong một thông cáo.
Bà hứa sẽ tìm kiếm sự hợp tác lưỡng đảng để “đưa đất nước tiến về phía trước,” đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng đang ảnh hưởng trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp ở Florida, theo lời bà.
Chủ tịch Ủy ban, Dân biểu Dân chủ Richard Neal của bang Massachussetts, hoan nghênh sự góp mặt của các thành viên mới đến từ khắp cả nước với “lý lịch và kinh nghiệm phong phú.”
“Ý kiến đóng góp của họ sẽ củng cố công tác của chúng ta trong những năm tới để cải thiện an ninh lúc về hưu của người Mỹ, hạ chi phí chăm sóc y tế, cắt giảm thuế cho các gia đình tầng lớp trung lưu, và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của đất nước chúng ta,” ông nói trong một phát biểu thông báo bổ nhiệm các thành viên mới.
Phe Dân chủ nắm quyền kiểm soát các ủy ban từ tay phe Cộng hòa sau khi thắng lớn trong các cuộc bầu cử giữa kì vào tháng 11, mang về cho Đảng này thế đa số với 235 ghế trong tổng cộng 435 ghế ở Hạ viện.
XEM THÊM:
Nữ dân biểu gốc Việt đầu tiên đang tái tranh cử. Bà có thể thắng lần nữa.
Bà Murphy, 40 tuổi, tên tiếng Việt là Đặng Thị Ngọc Dung, đắc cử nhiệm kì thứ hai sau một cuộc đua được nhiều người dự đoán bà sẽ chiến thắng tương đối dễ dàng. Năm 2016 bà làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên và là người gốc Việt thứ hai đắc cử vào Quốc hội Hoa Kỳ.
Trong hai năm đầu tiên ở Hạ viện, bà phục vụ trong Ủy ban Quân vụ và Ủy ban Doanh nghiệp Nhỏ. Trong hai năm tới, bà sẽ phục vụ ở hai vị trí lãnh đạo quan trọng: chủ tịch một liên minh các nhà lập pháp Dân chủ đề cao việc chi tiêu có trách nhiệm và quốc phòng vững mạnh, và chủ tịch một nhóm các nhà lập pháp Dân chủ trẻ ở Hạ viện vận động các vấn đề và cơ hội quan trọng đối với người Mỹ trẻ tuổi.
Xây dựng tiếng tăm là một nhà lập pháp có chủ trương hợp tác lưỡng đảng, bà Murphy đang thu hút ngày càng nhiều sự chú ý trong chính giới Washington như là một hình tượng lãnh đạo tiềm năng trong một Đảng Dân chủ đang ngày càng trở nên đa dạng hơn.
Trả lời phỏng vấn của VOA trước cuộc bầu cử tháng 11, bà không nêu rõ ý định tìm kiếm những chức vụ cao hơn nhưng cũng không loại trừ khả năng đó trong tương lai.
“Tôi không hề nghĩ mình sẽ tranh cử vào Quốc hội mà giờ tôi đang làm dân biểu đây,” bà nói vào cuối tháng 10. “Không bao giờ biết được cuộc đời sẽ đưa đẩy thế nào đâu.
https://www.voatiengviet.com/a/dan-bieu-goc-viet-co-chan-trong-uy-ban-ha-vien-day-quyen-luc/4737789.html

Kêu gọi biểu tình vì nhân quyền Việt Nam

 trước trụ sở LHQ tại Geneva

Một số hội đoàn và tổ chức của cộng đồng người Việt hải ngoại ở các châu lục đang kêu gọi một cuộc biểu tình quy mô lớn tại Geneva để phản đối trình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 22/1 đúng vào ngày tái xét duyệt định kỳ (UPR) của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHCR) đối với Việt Nam, tại trụ sở LHQ, Genève, Thụy Sĩ.
Từ Australia, Luật sư Trần Kiều Ngọc, Chủ tịch Phong trào Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền, cho VOA biết về mục đích của cuộc biểu tình này:
Mục đích của cuộc biểu tình ngày 22/1 là để lên tiếng về vấn đề vi phạm nhân quyền trầm trọng mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gây ra trên quê hương của mình trong suốt mấy chục năm qua.
Luật sư Trần Kiều Ngọc
“Mục đích của cuộc biểu tình ngày 22/1 là để lên tiếng về vấn đề vi phạm nhân quyền trầm trọng mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gây ra trên quê hương của mình trong suốt mấy chục năm qua. Chúng tôi muốn nhân dịp Hội đồng Nhân quyền LHQ kiểm duyệt lại vấn đề nhân quyền của Việt Nam để lên tiếng chính thức trước diễn đàn quốc tế, lên án những điều bất nhân và tàn ác của cộng sản, những điều họ làm đều đi ngược lại quyền lợi của đất nước và dân tộc.”
Ông Ngô Hoàng Phong, người hỗ trợ và vận động cộng đồng người Việt tại Đức thực hiện cuộc biểu tình ngày 22/1, chia sẻ với VOA:
“Chúng tôi thấy có một điều cần thiết và cấp bách để thành lập cuộc biểu tình để cho thế giới biết việc vi phạm nhân quyền trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam, mà đối với họ, họ xem là bình thường.”
Trong cuộc biểu tình ngày thứ Ba 22/1, ban tổ chức có mời một số chính khách châu Âu phát biểu, ông Ngô Hoàng Phong cho biết thêm:
“Cuộc biểu tình bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 12 giờ. Chúng tôi đã vận động một số chính khách của Đức và Quốc hội châu Âu, trong đó có Chủ tịch Liên đoàn Chánh án, các hội đoàn NGO, các trí thức, cũng như giới truyền thông. Chúng tôi kỳ vọng các cộng đồng Tây phương sẽ quan tâm và gây áp lực nhiều hơn đối với nhà cầm quyền Việt Nam.”
Chúng tôi kỳ vọng các cộng đồng Tây phương sẽ quan tâm và gây áp lực nhiều hơn đối với nhà cầm quyền Việt Nam.
Ông Ngô Hoàng Phong
Luật sư Trần Kiều Ngọc cho biết về nội dung chính của cuộc biểu tình:
“Nội dung chính sẽ có phần phát biểu của các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính sách Âu châu, các hội đoàn người Việt, lồng vào các khẩu hiệu và các bản nhạc đấu tranh. Cuộc biểu tình này do Phong trào Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền đóng vai trò trụ cột trong ban tổ chức nên cũng có phát biểu của một số các bạn trẻ có tinh thần hướng về quê hương.”
Ngày 03/12/2018, Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố Việt Nam đã thực hiện được hơn 96% khuyến nghị nhân quyền của LHQ, 100% các khuyến nghị về quyền kinh tế, xã hội, và văn hóa và sẽ báo cáo tại kỳ Kiểm điểm định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 của UNHRC vào ngày 22/01.
Từ ngày 11/12 đến ngày 14/12/2018, khi tham gia Hội nghị Tiền Kiểm điểm UPR lần thứ 32 (Pre-sessions of 32nd The Universal Periodic Review) tại Geneva, tổ chức VOICE, một NGO có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên tập hợp những người trẻ tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam, đã nêu ba trường hợp các nhà hoạt động trong nước bị chính quyền đàn áp, giam cầm là ông Trần Huỳnh Duy Thức (đang thụ án 16 năm tù), ông Hoàng Đức Bình (14 năm tù), và bà Trần Thị Nga (9 năm tù).
Vào tháng 9/2018, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) đã lên tiếng chỉ trích bản dự thảo báo cáo quốc gia UPR cho phiên đối thoại tới của Việt Nam tại LHQ. Tổ chức này cho rằng báo cáo của Việt Nam ỉm đi các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và cố tình thông tin sai lệch cho cộng đồng quốc tế.
Trong một thông cáo báo chí hôm 3/1 kêu gọi tham gia và ủng hộ cho cuộc biểu tình tại Thụy sĩ, Phong trào Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền đề nghị chính quyền Việt Nam trả tự ngay lập tức và vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm và các nhà hoạt động ôn hòa.
Các hội đoàn khác, trong đó có Liên hội Người Việt tị nạn tại Đức và châu Âu, cũng lên kế hoạch thực hiện cuộc biểu tình phản đối chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo, và Luật An ninh Mạng tại trụ sở tòa nhà LHQ (Palas des Nations) vào chiều ngày 22/1.
https://www.voatiengviet.com/a/keu-goi-bieu-tinh-vi-nhan-quyen-vn-truoc-tru-so-lhq-tai-geneva/4738867.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.