Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Lò mỹ củi trung cộng, lò bắc củi nam – Phạm Ðức Duy

Wednesday, January 30, 2019 5:56:00 AM // ,

Lò mỹ củi trung cộng, lò bắc củi nam – Phạm Ðức Duy
Mới bước sang 2019, những ngày cận Tết Kỷ Hợi, nhìn lại năm 2018, tình hình thế giới nổi bật nhất là chiến tranh mậu dịch trade war giữa Hoa Kỳ và các quốc gia đối tác lớn nhỏ trên thế giới nói chung, và Trung Cộng là đối tượng chính.
Hãy thử điểm lại các sự kiện dẫn đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, trước ngày 6 tháng 7, 2018, thời điểm được xem là Day 1 của trade war khi Mỹ bắt đầu thu thuế 25% đối với 818 sản phẩm nhập khẩu của TC, trị giá $34 tỷ đô la.
Trade war Mỹ-Trung chắc đã không xảy ra nếu ông Trump không đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm 2016. Nhiều năm trước khi có ý tranh cử Tổng Thống, khoảng 2011, ông Trump lúc đó đã công khai nặng lời chỉ trích các hoạt động thương mại của TC đối với Hoa Kỳ: “China is neither an ally or a friend – they want to beat us and own our country. / Trung Cộng không phải là đồng minh hay bạn bè – họ muốn đánh bại chúng ta và sở hữu đất nước của chúng ta.”
Trong mùa vận động tranh cử cho ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Cộng hòa primary election, khi nói về chính sách thương mại của TC, ông Trump cũng nhiều lần đưa ra những nhận định chống Bắc Kinh gay gắt nhưng chính xác, điển hình là câu nói hồi tháng 5, 2016: “We can’t continue to allow China to rape our country and that’s what they’re doing. It’s the greatest theft in the history of the world”.
Vì vậy, chưa đầy 3 tháng từ khi Tổng Thống Trump chính thức nhậm chức, Tập Cận Bình đã phải lật đật gặp TT Trump ngày 6-7 tháng 4, 2017 tại Mar-a-Lago bang Florida. Tại đây, hai bên đã đồng ý thiết lập 100-Day Action Plan Kế hoạch hành động 100 ngày để giải quyết các chênh lệch mậu dịch giữa Mỹ và TC.
Ba tuần sau, ngày 28 tháng 4, 2017, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) được trao quyền điều tra xem liệu tình trạng nhập khẩu thép/nhôm steel/aluminium có gây ra mối đe dọa về an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ hay không.
Gần một tháng sau, ngày 22 tháng 5 năm 2017, Hoa Kỳ và TC đồng ý thỏa thuận thương mại sẽ cho phép các công ty Mỹ tiếp cận nhiều hơn với thị trường nông nghiệp, năng lượng và tài chính của TC, đổi lại TC có thể bán cooked poultry thịt gia cầm nấu chín cho Mỹ.
Ngày 18 tháng 8 năm 2017, USTR khởi xướng một cuộc điều tra thứ hai. Cuộc điều tra này nhằm vào bất kỳ luật lệ, chính sách, hành động nào không hợp lý, không công bằng, phân biệt đối xử đối với các công ty Hoa Kỳ của TC và có thể gây tổn hại đến quyền intellectual property sở hữu trí tuệ, innovation đổi mới, technology development phát triển công nghệ hoặc technology transfer chuyển giao công nghệ của Hoa Kỳ.
Vào đầu tháng 11, TT Trump viếng thăm Bắc Kinh ba ngày và được Tập đón tiếp trọng thể, linh đình. Quan hệ Mỹ-Trung được xem là đã ấm lên với chuyến “state visit plus” này.
Dựa vào đơn yêu cầu điều tra của công nghiệp Mỹ và báo cáo của US International Trade Commission Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cuối tháng 10 và cuối tháng 11, 2017, vào ngày 22 tháng 1, 2018, TT Trump thông qua hồ sơ global safeguard tariffs thuế quan tự vệ toàn cầu sẽ bắt đầu được áp dụng ngày 7 tháng 2: 30% thuế đối với $8.5 tỷ đô la nhập khẩu các tấm solar panels pin mặt trời từ nước ngoài (ngoại trừ Canada) và 20% thuế đối với $1.8 tỷ đô la máy giặt. Một việc làm tương đối hiếm thấy trong lịch sử các Tổng Thống Mỹ.
Ngày 22 tháng 3 năm 2018, TT Trump tiếp tục “đập” Bắc Kinh bằng một bản memorandum chỉ đạo ba việc chính như sau: Gửi đến WTO một hồ sơ lên án các hoạt động cấp giấy phép mang tính phân biệt đối xử discriminatory licensing practices của TC; Hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ quan trọng; và Áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm của TC như công nghệ không gian aerospace, công nghệ truyền thông thông tin information communication technology và máy móc machinery.
Ngay ngày hôm sau, 23 tháng 3, Hoa Kỳ cũng bắt đầu áp dụng mức thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép steel nhập khẩu (ngoại trừ từ Argentina, Úc, Brazil và Nam Hàn) và thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu nhôm aluminium (trừ Argentina và Úc). Thép và nhôm bao gồm khoảng $48 tỷ đô la nhập khẩu, phần lớn là từ các đồng minh như Canada, Liên minh châu Âu EU, Mexico và Nam Hàn, chỉ có 6% là từ TC, do Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá/ imposition of antidumping và thuế đối kháng/ countervailing duties.
Ngày 2 tháng 4, 2018, TC tăng thuế từ 15-25% đối với 128 sản phẩm, trị giá $3 tỷ đô la, bao gồm trái cây, rượu vang, ống thép liền mạch seamless steel pipes, thịt heo và nhôm tái chế recycled aluminum để trả đũa Mỹ.
Ngày hôm sau, 3 tháng 4, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR công bố danh sách ban đầu gồm 1,334 sản phẩm được đề xuất có thể chịu mức thuế 25%, trị giá $50 tỷ đô la. Danh sách này sau đó được sửa đổi vào ngày 15 tháng 6.
Ngày kế, 4 tháng 4, TC lập tức trả đũa danh sách ban đầu của USTR với đề xuất mức thuế 25% lên 106 loại hàng hóa của Mỹ như đậu nành, xe hơi, hóa chất chemicals, trị giá $50 tỷ đô la. Danh sách này sau đó cũng được sửa đổi vào ngày 16 tháng 6.
Tới đây người ta có thể thấy rõ hai lần Trump-Tập gặp mặt nhau tại Mar-a-Lago và Bắc Kinh đã không thực sự đem lại một thỏa thuận nào, mà chỉ có tính cách ngoại giao và “coi giò, coi cẳng” đối thủ.
Ngày 16 tháng 4 năm 2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ US Department of Commerce tuyên bố công ty viễn thông ZTE của TC đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và các công ty Mỹ không được làm ăn với ZTE trong vòng bảy năm. Zhongxing Telecommunication Equipment là một trong những công ty lớn hàng đầu của TC có tầm vóc quốc tế, trụ sở chính ở Thẩm Quyến, Quảng Ðông. Trước đó, tháng 3 năm 2017, ZTE đã nhận tội xuất khẩu trái phép công nghệ Hoa Kỳ sang Iran và Bắc Hàn và vi phạm các lệnh trừng phạt thương mại và đã bị Hoa Kỳ phạt tổng cộng $1.19 tỷ đô la. Đó là khoản tiền phạt lớn nhất từ trước đến nay tại Mỹ đối với các vi phạm kiểm soát xuất cảng.
Hôm sau, 17 tháng 4, TC trả đũa, công bố thuế chống bán phá giá 178.6% đối với nhập khẩu lúa miến sorghum từ Mỹ.
Ðầu tháng 5, Mỹ – TC đàm phán tại Bắc Kinh từ ngày 3 đến ngày 7. Mỹ yêu cầu TC giảm khoảng cách mậu dịch $200 tỷ đô la trong vòng hai năm. Cuộc đàm phán kết thúc nhưng không đi tới giải pháp nào.
TT Trump hứa sẽ giúp ZTE trong một tweet ngày 13 tháng 5.
Ngày 18 tháng 5, TC tuyên bố sẽ ngừng thuế đối với lúa miến sorghum của Mỹ tại các cuộc đàm phán.
Ngày 20 tháng 5, Hoa Kỳ và TC đồng ý tạm dừng cuộc chiến thương mại sau khi TC đồng ý mua thêm hàng hóa của Mỹ.
Chỉ 9 ngày sau, vào cuối tháng 5 Hoa Kỳ lại khôi phục kế hoạch thuế quan tariff plans.
Hai ngày đàm phán thương mại giữa Mỹ và TC được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 4-5 tháng 6.
Ngày 7 tháng 6, Hoa Kỳ đồng ý thỏa thuận sẽ cho phép ZTE tiếp tục kinh doanh.
Ngày 15 tháng 6, danh sách 1,334 sản phẩm, chịu 25% thuế, trị giá $50 tỷ đô la do USTR công bố lần đầu ngày 3 tháng 4 được chung quyết với 818 sản phẩm, trị giá $34 tỷ đô la và sẽ có hiệu lực vào ngày 6 tháng 7, 2018. Một danh sách gồm 284 sản phẩm khác, trị giá $16 tỷ đô la cũng được công bố và để duyệt xét cho lần kế.
Hôm sau, 16 tháng 6, TC cũng sửa đổi danh sách của 106 sản phẩm, chịu 25% thuế, trị giá $50 tỷ đô la đã đưa hôm 4 tháng 4 thành 545 sản phẩm, 25% thuế, trị giá $34 tỷ đô la. Biểu thuế này cũng sẽ có hiệu lực vào cùng ngày 6 tháng 7 năm 2018. Tương tự , TC cũng đề xuất đợt áp thuế thứ hai 25% đối với 114 sản phẩm khác của Mỹ, trị giá $16 tỷ đô la.
Day 1 trade war của Mỹ-Trung bắt đầu: ngày 6 tháng 7, 2018:
Hoa Kỳ thực sự áp đặt thuế quan cụ thể đầu tiên lên các sản phẩm của TC. Cơ quan US Customs and Border Protection (CBP) bắt đầu thu thuế 25% đối với 818 sản phẩm nhập khẩu từ TC (danh sách 1) trị giá $34 tỷ – có hiệu lực đối với đợt thuế đầu, được sửa đổi và công bố vào ngày 15 tháng 6 như đã nói.
Vòng thuế quan kế cũng được thảo luận trong danh sách 2, với đề xuất thực hiện mức thuế 25% đối với 284 sản phẩm TC, trị giá 16 tỷ USD. Hàng hóa bị nhắm vào trong đợt thuế này gồm các sản phẩm sắt/thép iron/steel, máy móc điện electrical machinery, sản phẩm đường sắt railway products, dụng cụ instruments và thiết bị apparatus.
Phía TC cũng thực hiện các biện pháp trả đũa bằng cách áp thuế 25% đối với 545 hàng hóa từ Mỹ, trị giá $34 tỷ, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, xe hơi và thủy sản.
Day 5: 10 tháng 7, 2018:
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR công bố danh sách thuế quan thứ ba gồm hơn 6,000 mặt hàng có xuất xứ từ TC, trị giá $200 tỷ, sẽ chịu mức thuế 10%.
Day 28: 2 tháng 8, 2018:
TT Trump ra lệnh USTR xem xét mức thuế 25% thay vì 10% trong danh sách 3 được công bố hôm 10 tháng 7. Danh sách này nhắm đến hàng hóa TC trị giá khoảng $200 tỷ và bao gồm các loại sản phẩm tiêu dùng consumer products, hóa chất và vật liệu xây dựng construction materials, dệt may textiles, dụng cụ tools, thực phẩm và nông sản, thiết bị điện tử thương mại commercial electronic equipment và phụ tùng xe automotive parts. Ngoài ra, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cũng bổ sung 44 cơ sở của TC vào danh sách kiểm soát xuất khẩu có thể gây ra những rủi ro đáng kể đối với an ninh quốc gia của Mỹ.
Day 29: 3 tháng 8, 2018 – TC công bố vòng thuế quan thứ hai đối với các sản phẩm của Mỹ
Đáp lại, Bộ Thương mại TC đề xuất một loạt các mức thuế bổ sung đối với 5,207 sản phẩm từ Mỹ, trị giá $60 tỷ như sau:
25% trên 2,493 sản phẩm (nông nghiệp, sản phẩm, thực phẩm, dệt may textiles, hóa chất, sản phẩm kim loại, máy móc machinery);
20% trên 1,078 sản phẩm (thực phẩm, paperboard, hóa chất nghệ thuật chemicals works of art);
10% trên 974 sản phẩm (nông sản, hóa chất, thủy tinh glassware); và
5% trên 662 sản phẩm (hóa chất, máy móc, thiết bị y tế medical equipment).
Day 33: 7 tháng 8, 2018 – Vòng thuế quan thứ hai được hoàn thiện và thi hành
Hoa Kỳ công bố phiên bản sửa đổi về thuế quan trong danh sách cuối cùng trị giá $16 tỷ hàng nhập khẩu từ TC (danh sách 2). Số hàng nhập khẩu này sẽ phải chịu mức thuế 25% thay vì 10% như được công bố trước đó, bắt đầu từ ngày 23 tháng 8. Năm trong số 284 mặt hàng trong danh sách ban đầu được công bố vào ngày 15 tháng 6 đã được xóa, đó là alginic acid, splitting machines, thùng chứa containers, bến nổi floating docks và microtomes (tổng trị giá $400 triệu đô la năm 2017).
Tương tự, TC công bố mức thuế bổ sung 25% đối với $16 tỷ hàng xuất khẩu của Mỹ, cũng có hiệu lực từ ngày 23 tháng 8.
Day 40: 14 tháng 8, 2018:
Bộ Thương mại TC tuyên bố rằng một hồ sơ chính thức đã được nộp lên WTO chống lại Mỹ trong việc áp thuế lên các tấm pin mặt trời solar panels đã làm tổn hại lợi ích thương mại của Bắc Kinh.
Day 48-49: 22-23 tháng 8, 2018 – Đối thoại Mỹ-Trung
Đại diện cấp trung của Mỹ và TC gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu. Thứ Trưởng Bộ Tài Chính Hoa Kỳ David Malpass và Phó Bộ Trưởng Thương Mại TC Wang Shouwen đã gặp nhau tại Washington DC để thảo luận và tìm cách giải quyết những xung đột thương mại nhưng cuối cùng đã không đạt được kết quả nào.
Day 49: 23 tháng 8, 2018 – Mỹ-Trung thực hiện vòng thuế quan thứ hai, TC nộp đơn khiếu nại WTO lần hai
Như đã tuyên bố vào Day 33, Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng mức thuế 25% đối với 279 hàng hóa của TC, trị giá $16 tỷ, bao gồm: chất bán dẫn semiconductors, hóa chất, nhựa plastics, xe máy motorbikes và xe máy điện electric scooters.
TC cũng thực hiện 25% thuế đối với 333 hàng hóa từ Mỹ, trị giá $16 tỷ, bao gồm các mặt hàng như than coal, phế liệu đồng copper scrap, nhiên liệu, xe buýt và thiết bị y tế.  TC cũng đệ trình một khiếu nại mới lên WTO đối với Mục 301 Thuế quan của Mỹ ban hành cùng ngày đánh trên hàng hóa TC.
Day 64: 7 tháng 9, 2018 – Trump đe dọa thuế quan mới
Sau giai đoạn bình luận công khai về danh sách 3 thuế quan của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm của TC kết thúc vào ngày 6 tháng 9, TT Trump đe dọa sẽ áp dụng thuế quan lên thêm $267 tỷ đô la nữa. Như vậy tổng số thuế quan mà Mỹ đe dọa hoặc áp đặt đối với TC sẽ lên tới $517 tỷ, chiếm phần lớn tất cả ca’c hàng xuất khẩu của TC qua Mỹ. Trong năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu các sản phẩm từ TC trị giá khoảng $505 tỷ.
Day 69: 12 tháng 9, 2018 – Hoa Kỳ mời TC mở lại cuộc đàm phán
Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow tuyên bố đã mời Bắc Kinh bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại trước khi áp thuế đối với các sản phẩm của TC trị giá $200 tỷ đô la.
Day 74: 17 tháng 9, 2018 – Hoa Kỳ hoàn tất thuế quan đối với $200 tỷ đô la hàng hóa TC.
USTR công bố danh sách thuế quan hoàn chỉnh đối với hàng hóa của TC trị giá $200 tỷ (danh sách 3). Mức thuế quan này sẽ có hiệu lực vào ngày 24 tháng 9 với mức thuế ban đầu là 10%, và sẽ tăng lên 25% vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Day 75: 18 tháng 9, 2018 – TC tuyên bố trả đũa thuế quan của Mỹ
TC tuyên bố sẽ áp dụng thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ trị giá $60 tỷ sau khi đợt thuế quan mới nhất từ Mỹ trị giá $200 tỷ có hiệu lực vào ngày 24/9.
Day 79: 22 tháng 9, 2018:
TC tuyên bố hủy bỏ các cuộc đàm phán thương mại đã được lên chương trình với Mỹ vì việc áp thuế của Mỹ đối với hàng hóa TC trị giá $200 tỷ (danh sách 3).
Day 81: 24 tháng 9, 2018 – Hoa Kỳ và TC thực hiện vòng thuế quan thứ ba
Hoa Kỳ áp dụng thuế quan đối với hàng hóa trị giá $200 tỷ (danh sách 3), nâng tổng số tiền lên tới $250 tỷ đô la. Mức thuế ban đầu là 10% và sẽ được tăng lên 25% vào ngày 1 tháng 1, 2019.
TC đáp trả thuế quan của Mỹ bằng cách áp dụng thuế đối với hàng hóa trị giá $60 tỷ.  TC cũng phát hành một bản white paper nói lên quan điểm chính thức của Bắc Kinh về mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung.
Day 112: 25 tháng 10, 2018:
Các quan chức của Hoa Kỳ và TC liên lạc trở lại sau nhiều tuần im lặng để chuẩn bị cho TT Trump và Tập gặp nhau bên lề cuộc họp G20 vào tháng 11 tại Argentina.
Day 117: 30 tháng 10, 2018 – Hoa Kỳ chuẩn bị công bố thuế quan đối với các sản phẩm còn lại của TC.
Hoa Kỳ chuẩn bị công bố vào đầu tháng 12 thuế quan đối với tất cả các sản phẩm TC còn sót lại nếu cuộc đàm phán giữa TT Trump và Tập tại G20 Argentina không thành công. Dựa trên số liệu mậu dịch từ 2017, mức thuế mới đối với hàng hóa TC sẽ trị giá khoảng $257 tỷ đô la. Nếu được công bố vào đầu tháng 12, mức thuế này có thể sẽ có hiệu lực vào tháng 2 năm 2019.
Day 127: 9 tháng 11, 2018 – Hoa Kỳ và TC nối lại đàm phán thương mại
Hoa Kỳ và TC tiếp tục đàm phán thương mại, thông qua những cuộc điện thoại giữa Bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin và Phó Thủ tướng TC Liu He. Theo như báo cáo, hai bên đã thảo luận một khuôn khổ cho một thỏa thuận mậu dịch, hoặc ít nhất là một lệnh ‘ceasefire’ ngưng chiến để giảm căng thẳng.
Day 137: 19 tháng 11, 2018 – Hoa Kỳ công bố danh sách kiểm soát xuất khẩu được đề xuất cho các sản phẩm emerging technologies.
Cục Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ US Bureau of Industry and Security (BIS) công bố các quy tắc kiểm soát xuất khẩu được đề xuất đối với emerging technologies để lấy ý kiến. Theo đề xuất này, các emerging technologies như trí tuệ nhân tạo artificial intelligence (AI), robotics và điện toán lượng tử quantum computing có thể bị kiểm soát xuất khẩu vì đây là những công nghệ dual-use có thể được sử dụng cho các mục đích quân sự. Các quy tắc này không đề cập trực tiếp đến TC, nhưng rõ ràng có liên quan đến những nỗ lực của Hoa Thịnh Ðốn nhằm ngăn chặn TC tiếp cận các công nghệ nhạy cảm của Mỹ.
Day 150: 2 tháng 12, 2018 – Ðình chiến tạm thời
Sau bữa ăn tối làm việc tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires vào ngày 1 tháng 12, Hoa Kỳ và TC đồng ý có một cuộc đình chiến tạm thời temporary truce để giảm bớt các căng thẳng mậu dịch. Theo thỏa thuận, cả Mỹ và TC sẽ kiềm chế tăng thuế hoặc áp đặt mức thuế mới trong 90 ngày, cho đến ngày 1 tháng 3, 2019, để hai bên có thêm thời gian làm việc chung hướng tới một thỏa thuận rộng lớn hơn.
Cụ thể, Mỹ sẽ không áp dụng thuế đã đưa ra trong danh sách 3 dự kiến sẽ tăng từ 10% lên 25% vào ngày 1 tháng 1 năm 2019 và sẽ không áp dụng thuế quan đe dọa trước đó đối với những sản phẩm khác của TC trị giá $267 tỷ đô la. Về phần TC sẽ mua thêm các sản phẩm của Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng energy products và sẽ triệt phá việc sản xuất và phân phối fentanyl, một loại opioid tổng hợp được sản xuất chủ yếu ở TC.
Day 162: 14 tháng 12, 2018 – TC tạm thời hòa hoãn, hạ thuế đối với xe hơi và bắt đầu mua lại đậu nành của Mỹ
Bộ Tài chính TC thông báo sẽ tạm thời xóa bỏ 25% thuế tăng đối với xe hơi Mỹ và 5% thuế đối với một số phụ tùng xe hơi của Mỹ trong ba tháng, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, 2019.
Trong thời gian này, hàng nhập khẩu xe hơi của Mỹ sẽ chịu mức thuế 15% là mức tiêu chuẩn đối với tất cả xe hơi nước ngoài nhập vào TC.
Việc đình chỉ các mức thuế này liên quan đến 144 sản phẩm xe hơi cũng như 67 sản phẩm phụ tùng và đánh dấu sự nhượng bộ cụ thể đầu tiên kể từ thỏa thuận ‘đình chiến’ kéo dài 90 ngày được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 ở Buenos Aires.
Bắc Kinh cũng mua lại đậu nành của Mỹ. Các báo cáo cho thấy một khoản mua lớn với 1.5 triệu tấn đậu đã được thực hiện. Vào tháng 7, 2018, TC đã ngừng mua đậu nành do Mỹ sản xuất để trả đũa thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu của TC.
Day 186-188: 7-9 tháng 1, 2019 – Mỹ-Trung tham gia các cuộc đàm phán kéo dài 3 ngày tại Bắc Kinh
Vào ngày 7 tháng 1, hai phái đoàn chính thức ở cấp thứ trưởng của Hoa Kỳ và TC đã bắt đầu các cuộc đàm phán tại Bắc Kinh.  Ðây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên kể từ khi hai bên đồng ý thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 90 ngày, kết thúc vào ngày 1 tháng 3.
Dự kiến ban đầu cho cuộc đàm phán là hai ngày, nhưng sau đó thêm một ngày nữa vì nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Cố vấn kinh tế hàng đầu của TC là Liu He cũng xuất hiện bất ngờ tại cuộc đàm phán.
Các cuộc thảo luận được chia thành hai lĩnh vực: ‘vấn đề mậu dịch /trade issues’ trong đó bao gồm sự mất cân bằng thương mại trong một số lĩnh vực nhất định và các ‘vấn đề cơ cấu /structural issues’ như chuyển giao công nghệ bắt buộc forced technology transfers, bảo vệ sở hữu trí tuệ intellectual property protection và hàng rào phi thuế quan non-tariff barriers.
Sau các cuộc hội đàm, Bộ Thương mại TC đã đưa ra một tuyên bố rằng các cuộc đàm phán “đã được mở rộng và thiết lập một nền tảng cho việc giải quyết các mối quan tâm khác của đôi bên”.
Phía Hoa Kỳ, USTR đã ban hành một thông cáo tuyên bố TC cam kết sẽ mua “một lượng lớn nông sản, năng lượng, hàng hóa sản xuất cũng như các sản phẩm và dịch vụ khác từ Hoa Kỳ”, nhưng cũng lưu ý rằng có một số vấn đề vẫn còn tồn đọng. Hai bên đã đồng ý tiếp tục giữ liên lạc chặt chẽ.
Tới nay đã hai tuần trôi qua kể từ Day 188, vẫn chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ Mỹ-Trung sẽ có thể đạt được những đồng thuận khi cuộc đình chiến tạm thời temporary truce chấm dứt vào ngày 1 tháng 3 tới đây.
Theo các báo cáo về triển vọng kinh tế economic outlook cho 2019, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ có thể cắt giảm tăng trưởng xuất khẩu của TC gần một nửa vào năm tới, mất khoảng ít nhất 5 triệu việc làm, trực tiếp làm giảm mức tăng GDP của TC, hàng hóa hiện nhập vào Mỹ từ TC sẽ được thay thế bằng các hàng hóa từ những nước khác, các hãng xưởng trong nước bị đóng cửa, nhiều công ty nước ngoài sẽ rời khỏi TC, và thị trường chứng khoán TC sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng xấu.
Năm 2019 sẽ đầy hứa hẹn với những “new norm” giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh, không những trên mặt trận mậu dịch, mà còn cả về quốc phòng vì TT Trump vẫn còn có thời gian để tiếp tục “ép” Bắc Kinh trước khi chuẩn bị cho kỳ bầu cử Tổng Thống lần tới vào tháng 11 năm 2020.
Ðây là “lò Mỹ đốt củi Tàu”!
Nói tới lò với củi, tưởng cũng nên đề cập đến những highlights chuyện “lò bắc đốt củi nam” của ÐCSVN trong năm 2018.
Hãy nói về những “cây củi Nam” gạo cội thuộc phe Lê Thanh Hải, người gốc Mỹ Tho, một trong những quan chức cộng sản miền Nam giàu nhất trong nước, bị xem là một thủ phạm trong vụ án cướp đất Thủ Thiêm, gia hại hàng chục ngàn gia đình dân oan.  Hải là Ủy viên Bộ chính trị BCHTƯ ĐCSVN khóa 10 và 11, nguyên Bí thư Thành ủy thành Hồ, đại biểu Quốc hội CSVN khóa 13.
Nguyễn Hữu Tín:
Dân Long An, đệ tử ruột của “Hai Nhựt” Lê Thanh Hải, từng là Phó Chủ tịch UBND thành Hồ. Tuy không có tài sản kết sù như Hải, nhưng Tín cũng được xem là một trong những quan chức csvn giàu có đến độ có thể không nhớ nổi gia tài của mình vơ vét được từ những vụ nào. Ngày 18 tháng 9, 2018, Tín đã bị cơ quan Cảnh Sát Điều Tra khởi tố vụ án hình sự, nhưng chưa bị bắt. Mãi tới ngày 19 tháng 11, văn phòng cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An (C01) mới tống đạt quyết định khởi tố, bắt giam Tín về các vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí tiền bạc.
Nguyễn Thành Tài:
Ngày 8 tháng 12, 2018, thêm một “đệ ruột” của Hải là cựu Phó Chủ tịch thường trực thành Hồ Nguyễn Thành Tài bị khởi tố và tống giam vì tội “vi phạm quản lý đất đai, làm thất thoát nguồn thu ngân sách”, nhưng thật ra là đã “ăn bẩn” trong việc duyệt bán một khu đất vàng 5,000 m2 số 8-12 đường Lê Duẩn ở Saigon cho doanh nghiệp mà không qua đấu giá.
Lê Tấn Hùng:
Em ruột Lê Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI), là người đầu tiên trong gia đình Hải bị đốt. Vào tháng 3, 2018, thanh tra thành Hồ bất chợt công bố kết luận thanh tra về việc Hùng đã làm thất thoát mấy chục tỷ đồng.
Lê Trương Hải Hiếu:
Chỉ 5 ngày sau vụ Lê Tấn Hùng, đến lượt con trai Hải là Lê Trương Hải Hiếu, thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 12 bị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành Hồ bị công khai thi hành kỷ luật vì Hiếu đã có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáọ Ban Thường Vụ Quận Ủy quận 12 đã kỷ luật Hiếu bằng hình thức khiển trách.
Trương Thị Hiền:
Vợ của Hải, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức thành Hồ, nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ thành Hồ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 2, đã bị báo “đảng” Thanh Niên nêu tên hôm 20 tháng 11 liên quan đến việc “có dấu hiệu ‘thông đồng’ gói thầu hàng trăm tỉ tại Học Viện Cán Bộ TP. HCM”
Ngoài đám băng đảng kể trên của Hải, tới nay đồng chí 3X Dũng cũng đã mất đi thêm hai đàn em trụ cột trong năm 2018, sau khi đàn em Ðinh La Thăng bị sa lưới hồi cuối năm 2017, rồi chính thức bị khai trừ khỏi Ðảng vào đầu tháng 5 và bị tuyên án 13 năm tù hồi giữa tháng 5, 2018. Thăng từng là Phó Trưởng Ban Kinh tế TƯ Đảng, Ủy viên BCHTƯ Đảng khóa 10, 11 và 12, Bí thư Thành ủy thành Hồ 2016-2017.
Trầm Bê:
Ðàn em ruột đắc lực của Ba Dũng, gốc người Hoa ở Trà Vinh, trình độ học vấn lớp 6, là chủ tịch và thành viên Hội đồng Quản trị của nhiều công ty, ngân hàng và nhất là nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).  Ngày 1 tháng 8 năm 2017, Trầm Bê bị Cục Cảnh sát điều tra và bắt giam về tội phạm kinh tế và tham nhũng, có hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát tổng cộng hơn 15,000 tỷ đồng. Ngày 6 tháng 8 8, 2018, Trầm Bê lãnh án 4 năm tù.
Trần Bắc Hà:
Từng được xem là “dưới một người (3X) nhưng trên vạn người”, là tay hòm chìa khóa của gia đình Ba Dũng. Hà, gốc Bình Ðịnh, là một tay tài phiệt lưu manh, thao túng giới ngân hàng và doanh nghiệp theo kiểu côn đồ, còn thao túng cả chính giới csvn, qua mặt nhiều quan chức cấp ủy viên trung ương và cả ủy viên bộ chính trị csvn. Hồi cuối tháng 6, Uỷ ban Kiểm tra trung ương ÐCSVN khi thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã khai trừ Hà ra khỏi Đảng. Ngày 29 tháng 11, 2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố, khám xét, và bắt giam Hà về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác, theo điều 206 Bộ luật Hình sự 2015.
Mới nhất, chưa đầy một tháng nay, lại thêm một cây củi Nam loại gộc vừa bị đốt…
Tất Thành Cang:
Gốc Cần Giuộc, Long An, từng là Ủy viên BCHTƯ ĐCSVN khóa 12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành Hồ.  Ngày 26 tháng 12 vừa qua, Hội nghị TƯ 9, khóa 12 đã thông qua việc kỷ luật Cang bằng cách lột hết các chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá 12, Phó bí thư thường trực Thành ủy, và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thành Hồ 2015 – 2020.  Trước đó, Cang đã bị Ban thường vụ Thành ủy thành phố kỷ luật hồi đầu tháng 6 vì những vi phạm: quyết định không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản, không bảo đảm quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ và thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình. Rồi đầu tháng 12, Ủy ban kiểm tra TƯ đã đề nghị Bộ Chính trị và BCHTƯ thi hành kỷ luật Cang.
Sang năm 2019, nhóm lợi ích miền bắc thần phục Trung Nam Hải cầm đầu là thái thú Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục xem miền nam là vùng đất chiếm đóng, tiếp tục bóc lột cán bộ và dân miền Nam qua công thức 82/18 lợi nhuận kinh tế, và sẽ tiếp tục đốt các cây củi miền nam một cách quyết liệt hơn nữa kể cả Ba Dũng, Hai Nhựt qua chiêu bài chống tham nhũng.
Năm 2019 nhóm lợi ích đảng viên miền nam chắc sẽ vẫn ngồi im, đội ơn mưa móc nhóm miền bắc, chấp nhận hứng chịu số phận, hoặc mau tẩu tán tài sản, “ra đi tìm đường cứu nước”, chứ cũng không đủ cam đảm và khôn ngoan cùng nhau đoàn kết tìm cách phản công lật đổ nhóm Trọng, Vượng và bè lũ.
Mong rằng ít nhất cũng thấy vài cuộc đấu đá, chứ không nhàm chán như vậy!
Phạm Ðức Duy
26 tháng 1, 2019

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.