Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Một vòng thế giới ngày lễ Noel

Tuesday, December 25, 2018 4:59:00 PM // ,





mediaPierbattista Pizzaballa, quyền Thượng phụ Latinh thành Jerusalem trên đường đến Bethléem ngày 24/12/2018.REUTERS/Amir Cohen
Trong mục Theo dòng thời sự hôm nay, trước hết chúng tôi xin mời quý vị đến với giải đất Gaza, nơi mà rất nhiều giáo dân Palestine không được sang Bethléem để đón Noel, do lệnh cấm của Israel, trong khi khách hành hương từ khắp thế giới hôm nay kéo đến đây để dự thánh lễ trong nhà thờ Giáng Sinh, được xây dựng trên hang đá mà theo Kinh Thánh là nơi mà Chúa Giêsu đã sinh ra.





Noel ảm đạm ở Gaza
Giải Gaza vẫn là vùng đất xảy ra nhiều xung đột đẩm máu dọc theo lằn ranh phân chia lãnh thổ này với Israel. Ít nhất 4 người Palestine đã thiệt mạng hôm thứ sáu vừa qua sau khi trúng đạn của quân đội Israel trong cuộc tuần hành đòi quyền được trở lại Thánh Địa.
Chính trong bối cảnh này mà cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của vùng Gaza chuẩn bị đón Noel với tâm trạng không mấy hào hứng. Cũng như mọi năm, chính phủ Israel cấp rất ít giấy phép cho giáo dân Palestine sang mừng lễ Giáng Sinh tại Bethléem, nơi Chúa Hài Đồng ra đời trong máng cỏ hang lừa cách đây hơn 2000 năm. Từ giải Gaza, thông tín viên Marine Vlahovic gởi về bài phóng sự :
« Trong nhà thờ Công giáo ở Gaza, một số trẻ em đóng cảnh Chúa giáng sinh trước các giáo dân. Ai cũng hy vọng sẽ được đến Bethléem trong dịp lễ Noel, theo lời George Anton, một giáo dân tại đây :


Cũng như mọi năm, chúng tôi làm đơn xin giấy phép, có lúc thì gặp may, có lúc thì không ». Nhưng chỉ có khoảng 600 người nhận được tờ giấy quý giá này, tức là 1 phần 3 cộng đồng Thiên Chúa Giáo nhỏ bé của Gaza. Những người khác, như Jessica Mattas, thì không mấy hào hứng chuẩn bị đón đêm Giáng Sinh tại chổ : « Chúng tôi sẽ ăn một bữa réveillon trước khi dự thánh lễ nữa đêm. Chỉ có thế thôi, trong khi ở những nơi khác thì có rất nhiều lễ hội. Thật là bực bội khi phải ở lại đây, giống như là chẳng có Noel gì cả ! »
Vẫn là một mùa Noel trong vùng đất bị phong tỏa. Tổng giám mục Pierbattista Pizzabella nhắc lại là Israel vẫn áp dụng lệnh cấm lưu thông đối với hơn 2 triệu người Palestine : « Người Công giáo cũng gặp hoàn cảnh như những người dân khác ở Gaza. Vấn đề không phải là giấy phép, mà tình hình ở Gaza là không thể chấp nhận được và cần phải thay đổi. »
Chính vì lý do này mà nhiều giáo dân đã phải bỏ xứ ra đi. Cách đây 15 năm ở Gaza có đến 3.500 tín hữu. Nay theo các thẩm định, cộng đồng Công giáo ở đây chỉ còn khoảng 1.000 người. ».
Dân Phiippines chuẩn bị Noel từ mấy tháng trước
Philippines là quốc gia Công Giáo lớn nhất châu Á, với hơn 80% dân số là giáo dân. Tại nước này, Noel là thời điểm quan trọng nhất trong năm, thường được chuẩn bị từ cách đó ba tháng. Có thể nói, Philippines có lễ Noel dài nhất thế giới. Từ Manila, thông tín viên Marianne Dardard gởi về bài phóng sự :
« Tại sân bay Manila, đứng chờ giống như nhiều người khác ở cửa đến, Jhona Fulgencio, đến từ tỉnh, sốt ruột nói : « Chúng tôi đi từ nhà tối qua và chúng tôi đã chờ 7 tiếng đồng hồ rồi. Tôi rất phấn khích vì sắp gặp lại chị em bà con của tôi ». Toàn bộ gia đình 13 người đã đi đón cô gái hiện là người làm ở Hàn Quốc.
Tại Philippines, có đến hơn 90% dân số ra nước ngoài làm việc. Đối với hàng ngàn người lao động di dân, Noel đồng nghĩa với hồi hương, theo lời Jhona Fulgencio : « Ở nước Philippines chúng tôi, Noel là một thời điểm vô cùng đặc biệt. Ngay từ tháng 9, chúng tôi đã bắt đầu trang hoàng, thậm chí đã dựng cả cây thông Noel ! Và chúng tôi phải để dành rất nhiều tiền cho ngày lễ Noel. Một ví dụ khác cho thấy không khí hào hứng trên cả nước : ngày từ tháng 9, trong các siêu thị, trên các đài phát thanh, người ta đã phát đi phát lại các bản nhạc Giáng Sinh. »
Clifford Sorita, nhà xã hội học và cũng là nhà báo đài phát thanh Radio Veritas giải thích : « Người dân Philippines rất coi trọng ngày lễ Noel, vì cứ mỗi tháng 12, các gia đình lại đoàn tụ. Philippines là quốc gia có lễ Noel dài nhất, bởi vì dân Philippines chúng tôi có một đồng hồ sinh học riêng, chúng tôi rất thích đếm ngược thời gian đến sự kiện này. Nếu để ý, bạn sẽ thấy ngày 1/9 là đúng 100 ngày trước Noel.
Trong suốt tháng 12, người dân Philipines không bỏ lỡ dịp nào để mừng lễ mỗi ngày, và đây cũng là lúc mà các nhà thờ hoạt động 24 giờ/24, theo lời cha Patrick Calimlim : « Vào mùa này, các linh mục chúng tôi vô cùng bận rộn. ».
Kế thừa của Tây Ban Nha, Giáo hội Công Giáo Philippines vẫn giữ các truyền thống Noel, với một loạt thánh lễ chuẩn bị cho ngày Giáng Sinh, như giải thích của cha Patrick Calilim : « Chúng tôi gọi đó là « misa de gallo », dịch sát nghĩa là « thánh lễ con gà ». Nguyên thủy đó là thánh lễ dành cho giới nông gia và ngư dân. « Simbang gabi » là thánh lễ tối, dành cho những người lao động không thể đi lễ ban ngày. Ở đây thánh lễ tối được cử hành lúc 20 giờ 30, lễ sáng lúc 4 giờ. »
Dân Venezuela thiếu jambon để ăn Noel
Còn tại Venezuela, món « pernil » ( jambon có xương ) là món truyền thống của bữa ăn. Trước kỳ bầu cử địa phương ngày 09/12 vừa qua, chính quyền đã hứa là mỗi gia đình sẽ có ít nhất một pernil để mừng lễ Giáng Sinh. Nhưng họ đã không giữ lời hứa và việc phân phát pernil đã diễn ra một cách vô cùng hỗn loạn. Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Dellile gởi về bài tường trình :
« Sáng nay, tại khu phố La Vega của Caracas, điện bị cúp, điện thoại cũng bị cắt. Nhưng đó không phải là điều làm người dân bực bội. Ai cũng bàn đến chuyện phân phối món pernil trong những ngày trước Noel. Maria, một cư dân của khu phố cho biết : « Việc phân phối hoàn toàn thiếu tổ chức. Họ phân phối vào buổi tối, giờ chót mới thông báo cho chúng tôi biết, mà lại không nói rõ là phải trả bằng tiền mặt. Nhiều người không có tiền, phải cố vay mượn, thật là hỗn loạn. »
Có nhiều lý do giải thích tình trạng này : trước hết là do khan hiếm, những cũng là do tham nhũng. Các băng đảng thân với chính quyền đã chia chác với nhau trước khi tiến hành phân phối. Thêm vào đó còn có trách nhiệm của chính quyền, vì họ đã dùng món pernil để mua phiếu cử tri, theo giải thích của linh mục khu phố Alfredo Infante :
« Về mặt văn hóa, món pernil ở Venezuela cũng tương tự như món gà tây trong ngày Lễ Tạ Ơn ở Mỹ. Chính phủ đã dùng món này làm vật trao đổi trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố ngày 09/12, khi nói rằng : nếu đi bỏ phiếu quý vị sẽ ăn Noel vui vẻ, vì sẽ được cấp một pernil. »
Cuối cùng, sẽ chỉ có rất ít người dân Venezuela có được món pernil cho bửa ăn tối 24/12. Mặt khác, những người được phát pernil đã ăn sạch hết rồi, vì họ chỉ có món ấy để ăn ! »

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.