Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bản tin ngày 10/9/2017

Sunday, September 10, 2017 8:06:00 PM // , ,

Báo Tiếng Dân

Tin trong nước

Tin Biển Đông
Báo GDVN có bài viết của TS Trần Công Trục: Đôi điều trao đổi với học giả Trung Hoa về “thượng sách, hạ sách” ở Biển Đông. Bài viết nói về ý kiến của ông Lăng Đức Quyền, học giả Trung Quốc, đề nghị: Việt Nam – Trung Quốc nên “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”.
TS Trần Công Trục cho cho rằng, “thượng sách” là Trung Quốc nên dẹp bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý. “Nhược bằng, nếu Trung Quốc khăng khăng theo đuổi yêu sách ‘lưỡi bò’ phi lý đó thì chỉ có thể là ‘hạ sách’ trong nhìn nhận của đại đa số dư luận tiến bộ của nhân loại trong thời đại văn minh“.
BBC có bài: Biển Đông: VN có cần thay đổi chiến thuật? Bài viết nói về ý kiến của các diễn giả tại bàn tròn hôm thứ Năm của BBC Việt ngữ, chủ đề ‘Trung Quốc tập trận sát Đà Nẵng – phản ứng và bình luận’.
Khách mời gồm GS Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine ở Mỹ; PGS. TS. Jonathan London, từ Đại học Leiden, Hà Lan; PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, cựu Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ VN; phân tích gia Nguyễn Xuân Nghĩa từ California; Tiến sỹ Hà Hoàng, nhà phân tích chính trị và an ninh từ Hà Nội và nhà báo Đỗ Thông Minh từ Nhật Bản.
Mời độc giả nghe clip hội luận bàn tròn của BBC:
VnExpress có video clip chiếu cảnh 2.000 cảnh sát cơ động diễn tập trên biển. Clip đưa ra tình huống giả định về cơn bão lớn đổ bộ vào bờ biển khu vực Đông Bắc, các chiến sĩ cảnh sát cơ động đã bơi dưới biển, cứu dân thường, chứ không phải giả định về thế lực “kình địch” đổ bộ, đánh chiếm nước ta bằng đường biển.
Mời độc giả xem clip diễn tập của cảnh sát cơ động trên biển của VNE:
Vụ tàu vỏ thép đểu
Báo Pháp Luật TP có bài: Sơn lại tàu ở Bình Định, không thay thép dỏm. Tội nghiệp cho ngư dân, sau nhiều lần yêu cầu tháo thép Trung Quốc thay bằng thép Hàn Quốcnhưng không được, họ không còn lựa chọn nào khác, khi phải miễn cưỡng chấp nhận cho sơn lại các con tàu bị rỉ sét, thay vì phải tháo bỏ thép Trung Quốc.
Ngư dân không thể tiếp tục nằm bờ chờ nữa vì nợ nần chồng chất, lại không có thu nhập, mất nguồn sống, tài sản bị phơi nắng phơi mưa… bởi sự vô trách nhiệm của đơn vị đóng tàu và của các cơ quan có liên quan ở tỉnh Bình Định, nên họ đành chấp nhận phương án cho sơn sửa tàu, dù họ không biết, những con tàu sửa xong này sẽ kéo dài tuổi thọ thêm bao lâu nữa.
Báo Lao Động có bài: “Đoạn trường” sửa chữa tàu vỏ thép Bình Định: Cty Đại Nguyên Dương thoát “nạn” thay thép Trung Quốc. Ngư dân quá đơn độc trong cuộc chiến bảo vệ chính mình, khi đơn vị đóng tàu thì cố tình kéo dài, Bộ NN&PTNN đến lãnh đạo UBND tỉnh thì đùn đẩy trách nhiệm, các “chuyên gia” thì kết luận: Hàm lượng mangan (Mn) thấp là “có thể chấp nhận được”, “không hề ảnh hưởng đến tính ăn mòn (tính bị gỉ sét) của vỏ tàu”, nên ngư dân đành buông xuôi.
Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định Phan Trọng Hổ ép ngư dân, khi phán: “Chậm nhất, đến 27.9, việc sửa chữa của Đại Nguyên Dương phải hoàn tất. Đề nghị chủ tàu có đơn xác nhận việc chọn lựa chủng loại sơn, đơn yêu cầu chuyển đổi thiết kế từ nghề lưới vây sang lưới chụp”… Ai sẽ thẩm định loại sơn này để người dân yên tâm hả ông Hổ?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đang ở đâu?
Báo Tiếng Dân có tin: Chủ tịch nước Trần Đại Quang lại đi Nhật chữa bệnh? Sau một tháng 3 ngày biến mất khỏi radar… của công chúng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang xuất hiện trở lại hôm 28/8/2917 và làm việc liên tục trong 10 ngày. Bây giờ lại có tin, ông Quang đi Nhật lọc máu trong một tuần lễ. Hy vọng ông Quang về kịp để dự Hội nghị Trung ương 6 tới đây.
Hình gần đây nhất của ông Trần Đại Quang, khi ông dự lễ duyệt binh với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi hôm 6/9:

Nguồn ảnh: báo TT
Những phát ngôn của … người ngoài hành tinh
Sau khi được yêu cầu phải xin lỗi vì phát ngôn không đúng, ông Nguyễn Minh Mẫn, quyền Vụ trưởng Vụ III, Thanh tra Chính phủ cho rằng, đáng lẽ phải phong tôi là anh hùng mới đúng. Còn kết luận của TTCP liên quan đến những phát ngôn của ông, thì ông bảo đó là một kết luận “trái pháp luật!

Ông Nguyễn Minh Mẫn trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 8-9 – Ảnh: Thân Hoàng/ TT
Ông Nguyễn Minh Mẫn cũng đã “nói lại cho rõ” rằng ông khẳng định sẽ “không xin lỗi”theo yêu cầu của lãnh đạo TTCP. Không những vậy, ông còn “có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Công an đề nghị xử lý nghiêm minh một số cán bộ ở Thanh tra Chính phủ và một số người khác ‘đánh hội đồng’ mình“.
Chỉ thiếu gọi các cán bộ TTCP là “thế lực thù địch” nữa, thì ông Mẫn đủ tiêu chuẩn đầu quân cho báo Quân đội Nhân Dân, phụ trách mục “Chống diễn biến hòa bình” ở đây. Báo Một Thế Giới có bài: Bị yêu cầu xin lỗi, ông Nguyễn Minh Mẫn: ‘Kết luận này là trái pháp luật, vi phạm pháp luật nghiêm trọng’.
Chuyện tăng thuế và thu phí BOT, TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, những câu hỏi, “tăng thuế VAT không ảnh hưởng đến người nghèo?” hay “thu BOT khắp nơi không ảnh hưởng đến người nghèo?” là thừa, bởi vì “tất cả chúng ta đều nghèo đi vì chi phí mọi thứ tăng lên” mà nguyên nhân cốt lõi “chính là một nhà nước khổng lồ, cồng kềnh, kém hiệu quả, trì trệ, tham lam, và không tự kiểm soát được chính mình“.
TS Thành kết luận: “Cho nên, câu hỏi không phải là tăng VAT hay đặt phí BOT cao có làm cho chúng ta nghèo đi hay không. Mà câu hỏi chính xác phải là: mô hình nhà nước hiện nay có phải là nguyên nhân giam hãm chúng ta trong nghèo đói như một định mệnh hay không“.
Mấy ngày trước đó, Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ Nguyễn Hoàng Ba ra lệnh: ‘Không cho cán bộ mặc quần jean vì có nguồn gốc của dân chăn bò, chăn cừu’. Chắc ông này là học trò của “đồng chí” Kim Jong-Un bên Bắc Hàn: “cấm quần jean, xỏ khuyên”.
Nhân quyền… trên giấy
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn đặt câu hỏi: Sẽ dạy “Nhân quyền” theo định hướng xã hội chủ nghĩa? Theo ông, “để lấy lòng tin ở mọi người, tôi đề nghị ông Phúc ký thêm một đề án khác, là bắt buộc toàn bộ nhân viên quan chức nhà nước phải học tập về ‘nhân quyền’. Trước tiên là thành phần công an, những người thi hành luật. Sau đó là giáo viên, giáo sư các cấp“.
Ông Tuấn viết tiếp: “Từ bao nhiêu năm nay, trọn chương hai của bản hiến pháp 2013 chỉ để ‘làm cảnh’, viết cho có. Trong khi một ‘nhà nước pháp trị’ (mà VN gọi là nhà nước pháp quyền) là mô hình nhà nước được xây dựng trên hiến pháp và pháp luật. Khi hiến pháp không được tôn trọng, khi kẻ cầm quyền sử dụng (hay diễn giải) pháp luật một cách tự tiện, nhà nước đó không phải là ‘nhà nước pháp trị’.
RFA có bài: Dư luận nói gì về việc giảng dạy nhân quyền trong học đường? Một phụ huynh ở Sài Gòn nói rằng, “tôi cũng có sự lo lắng vì những người truyền đạt về nhân quyền có đúng theo tiêu chuẩn quốc tế hay không? Thế hệ mà từ trước đến giờ không biết nhân quyền là gì hay họ không được tiếp thu đúng nghĩa của nhân quyền mà bây giờ họ truyền dạy lại thì không rõ hai chữ ‘nhân quyền’ có bị méo mó hay không?…”
Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung nêu ý kiến: “Nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi tòa án độc lập và nền báo chí tự do để người dân có thể được xét xử một cách công bằng, nếu như dính dáng đến tòa án cũng như họ được quyền lên tiếng khi họ bị oan sai. Chỉ khi nào hai điều kiện tối thiểu đó được đáp ứng thì mới có nhân quyền ở Việt Nam”.
Chuyện dân oan, Facebooker Trịnh Bá Phương cho biết, tối 9/9/17, bà con Dương Nội tham dự buổi họp hàng tuần. Thông điệp của bà con gửi đi: “Ruộng đất là của dân cày. Bắt người vô tội để cướp đất là tội ác“. Hình ảnh buổi họp tối qua của bà con Dương Nội:

Nguồn: FB Trịnh Bá Phương
“Hy sinh đời bố, củng cố đời con”
VOV có bài của TS Vũ Minh Giang: Bây giờ có khi cha chấp nhận vào tù để con cháu được sung sướng mãi. Ông Giang thừa nhận, hiện nay nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ là “lòng tin của người dân với lãnh đạo“… đã cạn dần theo năm tháng.
Đồng quan điểm với TS Vũ Minh Giang, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, cũng thừa nhận: nguyên nhân lớn nhất khiến người dân giảm lòng tin vào Đảng CS là thực trạng “nói một đằng làm một nẻo”, và bây giờ “có khi đời cha chấp nhận vào tù một vài năm để con cháu được sống sung sướng“.
Đại án OceanBank
Báo Trí Thức Trẻ có bài: Phiên tòa sáng 9/9: Hà Văn Thắm nói cho đến khi bị bắt, OceanBank chưa bao giờ bị giám sát đặc biệt. Ông Thắm cũng cho biết, “chỉ khi nào có đợt thanh tra, NHNN mới xuống“. Đặc biệt, khi được hỏi về quyết định thành lập đoàn giám định, đại diện NHNN từ chối trả lời và tiếp tục lặp lại điệp khúc “xin phép trả lời sau“.
Báo Pháp Luật TP có bài: OceanBank đòi Hà Văn Thắm và các đồng phạm trả 1.576 tỉ. Luật sư hỏi, căn cứ vào đâu để xác định thiệt hại của OceanBank? Đại diện ngân hàng này cho rằng khoản tiền hơn 1.500 tỉ là “được chi ra từ 3 tài khoản thuộc sở hữu của OceanBank“. Nhưng hỡi ôi, ‘Bắc thang hỏi ông trời, 1.500 tỷ có còn đòi được không’.
Báo Một Thế Giới có bài: Đại án OceanBank: Tòa yêu cầu triệu tập 4 lãnh đạo Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn. Bài báo cho biết, “sau khi nghe bị cáo Nguyễn Minh Thu khai nhận đã chi gần 19 tỉ đồng cho các lãnh đạo của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), HĐXX đã yêu cầu triệu tập 4 lãnh đạo của BSR đến tòa vào thứ Hai (11.9)“.
Bê bối thuốc điều trị ung thư giả
Báo Pháp Luật TP có bài: 6 ngày nữa sẽ thanh tra Bộ Y tế. Một nguồn tin của Thanh tra Chính phủ cho biết, theo dự kiến ngày 15-9 tới đây, TTCP sẽ thực hiện công bố quyết định thanh tra tại Bộ Y tế. “Đây là cuộc thanh tra theo kế hoạch, nội dung thanh tra là các dự án đầu tư tại Bộ Y tế”.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi “cuộc thanh tra này có bao gồm nội dung thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc, cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và việc trúng thầu cung cấp thuốc của Công ty CP VN Pharma hay không“, nguồn tin cho hay “không có”. Còn khi hỏi, rằng “TTCP đã có kế hoạch để thanh tra các nội dung liên quan đến VN Pharma hay chưa“, câu trả lời là “chưa”. Có lẽ người dân chẳng có gì để kỳ vọng ở cuộc thanh tra này.
Bùng nhùng BOT
Báo Trí Thức Trẻ có bài: Chủ tịch Hưng Yên yêu cầu công an xử lý nghiêm việc gây rối, kích động ở trạm thu phí QL5. Ông Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu các cơ quan của tỉnh “cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, doanh nghiệp, lái xe hiểu đúng chủ trương thu phí ở đường 5 mà Chính phủ giao cho Vidifi thực hiện“.
Không những vậy, ông này còn chỉ đạo công an tỉnh Hưng Yên “bằng các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, điều tra, làm rõ sai phạm của các đối tượng, chủ phương tiện có dấu hiệu cấu kết, gây rối , kích động, lôi kéo nhân dân tham gia tụ tập làm mất an ninh trật tự, an toàn giao thông, chống người thi hành công vụ. Cố tình làm ùn tắc giao thông, có biện pháp xử lý nghiêm trường hợp sai phạm“.
Ngày 8/9 vừa qua, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển (Viện PLD) tổ chức Tọa đàm “Dự án BOT – Chính sách và giải pháp”. Hàng loạt những bất cập trong các dự án BOT được nêu ra, như:
Dàn xếp đấu thầu, chỉ định thầu; Cấu kết với các cơ quan chức năng đặt trạm thu phí ở những vị trí bất hợp lý; Chèn ép các doanh nghiệp làm ăn chân chính, có đủ năng lực; Sử dụng đồng vốn theo kiểu ‘mỡ nó rán nó’, chỉ cần có quan hệ và khoảng 10-15% vốn đầu tư là có thể được giao dự án, còn lại thì vay vốn ngân hàng…
Các đại biểu đưa ra giải pháp: “Trước hết phải mời cơ quan kiểm toán hoặc các nhà phân tích độc lập tiếp cận thông tin để tính toán và thẩm định, đánh giá lại từng dự án, để đưa ra mức phí phù hợp cho người dân. Đồng thời, cần phải có cơ chế để người dân được tham gia, nói lên tiếng nói, bảo đảm quyền lợi của mình, khoản chi phí nào bất hợp lý thì phải được huỷ bỏ“.
Đến lượt BOT tuyến tránh Biên Hòa phải xả trạm vì tài xế trả tiền lẻ, đúng giờ tan tầm nên làm giao thông tắc nghẽn, hỗn loạn. Một tài xế cho biết: “Trạm cách đường tránh 10 km và thu phí cao ngất ngưởng. Xe nhỏ qua đây mất ít nhất 35.000 đồng mua vé“.
Ô nhiễm môi trường
Báo Môi trường và Cuộc sống có bài: Nhà máy giấy Lee&Man tiếp tục gây ô nhiễm. Bài báo cho biết, các hộ dân ở ấp Phú Xuân, TT Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã “khẩn thiết kêu cứu vì chịu ô nhiễm nặng do nhà máy giấy Lee&Man … phía bên nhà máy giấy Lee&Man lại xuất hiện 2 đến 3 cột khói màu trắng đục (tùy thời điểm), cao khoảng 5-10 mét, có mùi giống axít, rất khó chịu”.
Vào tháng 4/2017, nhà máy này đã bị tố xả mùi hôi thối, mà nguyên nhân xuất phát từ kho chứa bùn và bể hiếu khí. Lúc đó, nhà máy Lee & Man cam kết sẽ xử lý triệt để trong tháng 4/2017.
Báo Dân Trí có bài: “Nóng” chuyện quá tải tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh. Bài viết cho biết, “chỉ riêng trên địa bàn TP Cẩm Phả đã có tới 3 Nhà máy Nhiệt điện đang hoạt động gồm: Cẩm Phả, Mông Dương 1 và Mông Dương 2 (thuộc Công ty Nhiệt điện Mông Dương) đang hoạt động. Theo công suất thiết kế thì sẽ có tới hàng triệu tấn tro xỉ được thải ra mỗi năm tại đây“.
Lượng tro xỉ thải tăng nhanh đến mức mà UBND tỉnh Quảng Ninh phải gấp rút chọn giải pháp tình thế, là cho phép mở rộng bãi chứa tại các nhà máy nhiệt điện nơi đây. Điều này càng khiến cho người dân lo ngại “tương lai thành phố Cẩm Phả sẽ biến thành phành phố của bãi thải, vừa xấu về cảnh quan, vừa đe dọa môi trường cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân“.
Mời xem clip: “Báo động tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn” của Đài PTTH Thanh Hóa:
Không khả thi cũng ẵm tiền!
Báo VTC có bài: Ý tưởng đặc biệt chống ùn tắc giao thông cho Hà Nội vừa nhận hơn 2 tỷ đồng. Liên danh Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn Quốc gia (VIUP) – Nikken Sekkei Civi Engineering LTD (NSC) – Nikken Sekkei Reseach Institute (NSRI) đã được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cùng UBND TP Hà Nội trao giải nhì cho “ý tưởng đặc biệt” chống ùn tắc giao thông, với số tiền 100.000 USD.
Ý tưởng này là: “việc mở rộng đô thị phải đi đồng bộ với mở rộng mạng lưới giao thông; cải tạo lại hệ thống giao thông dành cho các phương tiện cá nhân; phát triển hệ thống giao thông công cộng; chuyển đổi dần nhận thức của người dân từ phương tiện cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng; giải pháp quản lý giao thông; phát triển đô thị theo hình thức các điểm khớp nối giao thông, ưu tiên giao thông công cộng và cuối cùng là lộ trình để thực hiện“.
Ý tưởng này ai mà không biết, bởi nó cũng đã được nhiều người nói rồi, nhưng mọi người thấy nó không khả thi, chứ có gì đặc biệt đâu mà thi thố với giành được giải?
Báo Lao Động có bài: Khó hiểu với buổi trao giải cuộc thi chống ùn tắc giao thông của Hà Nội. Vì chiều 8/9, nhiều phóng viên đã tìm đến trụ sở HĐND-UBND TP. Hà Nội để tham dự buổi lễ trao giải cuộc thi này, nhưng “gần như các phóng viên không thể tiếp cận buổi trao giải chính thức. Các thông tin về các giải pháp, nhận xét, đánh giá và tính thực tế của các ý tưởng chưa hề được TP công khai để người dân biết rõ“.
Bài báo cho rằng, đây là một cuộc thi rất quan trọng, số tiền lớn, ảnh hưởng tới bộ mặt cũng như sự phát triển của thành phố Hà Nội. Nhưng không hiểu vì sao thông tin lại “bí mật đến lạ lùng“, và “trái ngược hoàn toàn với tinh thần “cởi mở với báo chí” mà TP đang xây dựng…
Hãy chấm dứt những dự án vô bổ, tốn kém tiền của dân
Báo Pháp luật TP có bài: Bi đát với dự án bảo tàng 11.000 tỉ đồng. Dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã được hoàn tất thiết kế, lên kế hoạch từ 10 năm trước, với kinh phí dự tính gần 11.300 tỉ đồng. Tuy nhiên, vì “làm gì có vốn” để triển khai, nên hàng chục cán bộ, nhân viên hai ban quản lý dự án này nhiều tháng nay “bị chậm lương, thậm chí bị Thanh tra BHXH ‘điểm danh’ vì nợ đọng tiền bảo hiểm nhiều tháng“.
TS Lê Đăng Doanh cho biết: Mặc dù ông vẫn “đánh giá cao nên có bảo tàng lịch sử” nhưng  “trong điều kiện ngân sách khó khăn thì chưa nên chi tiền đầu tư vào dự án lớn như vậy. Dự án này không cấp bách bằng các dự án trường học, bệnh viện, cầu, đường … Trước mắt, Chính phủ nên tạm hoãn đến khi nào ngân sách dồi dào, có bội thu và các điều kiện khác đáp ứng được thì triển khai“.
Báo Lao Động có bài: Đang “ế khách”, vẫn xây thêm bảo tàng nghìn tỉ. Bảo tàng Lịch sử quốc gia (cơ sở số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) mặc dù được coi là có “Vị trí đẹp, kiến trúc tòa nhà được đánh giá cao, hiện vật phong phú“, nhưng đại diện bảo tàng cho biết, “khách thưa vắng quá, nên tính chuyện nghỉ một ngày để tiết kiệm“.
Tình trạng không có khách tham quan cũng xảy ra với Bảo tàng Hà Nội. Theo thông tin của một nhân viên lễ tân Bảo tàng, “nếu không đi theo tour định sẵn, thì lượt khách đi lẻ rất ít.” KTS Nguyễn Quốc Thông – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng: “Việc xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia lúc này là chưa cần thiết”.
Cán bộ xã bị bắt vì ăn chặn hơn 100 triệu đồng tiền của dân
Báo Dân Trí đưa tin: Ninh Bình: Tạm giam cán bộ xã “ém” tiền của dân vào… túi riêng. Ông Phạm Văn Tính, cán bộ chính sách xã Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình, bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn “ăn chặn” hơn 100 triệu đồng tiền chính sách của dân, như tiền tuất của thân nhân liệt sĩ, tiền hỗ trợ mai táng của thân nhân người có công cách mạng.
Bà Lê Thị Kim Dung, Phó Trưởng phòng Lao động – TBXH huyện Hoa Lư cho biết: “Tháng 7 vừa qua, một số hộ là thân nhân của các đối tượng người có công đến huyện để hỏi về chế độ tiền tuất và tiền mai táng phí. Sau khi kiểm tra Phòng phát hiện những trường hợp này đã được huyện cấp kinh phí về cho xã để chi trả nhưng không đến tay người dân”.
Cán bộ xã ăn chặn 100 triệu đồng nên bị bắt, cán bộ huyện ăn chặn 120 tỷ thì bị bắt. Riêng cán bộ tỉnh và trung ương, chắc phải lên tới ngàn tỷ thì mới bị bắt?!

Tin quốc tế

Trung Quốc trước thềm đại hội đảng 19
“Hoàng đế” Tập chuẩn bị đại hội đảng bằng cách loại trừ bớt những thái tử đảng khác. VOA có bài: Nhiều tướng Trung Quốc ‘có thân thế’ bị loại trước Đại hội Đảng 19.
Bài báo cho biết: Sự vắng mặt của nhiều ‘thái tử Đảng’ trong danh sách đại biểu dự Đại hội 19 có khả năng là do ông Tập Cận Bình không yên tâm và tin tưởng họ có thể đảm trách các vị trí quan trọng. Trong số 5 ‘thái tử Đảng’ bị loại khỏi Đại hội 19, đáng chú ý nhất là Thiếu tướng Mao Tân Vũ, cháu nội của Mao [Trạch Đông]“.
Tin liên quan đến Trung Quốc: Chiêu “tự kiểm duyệt” của nhà nước Trung Quốc không đánh bại được nhà xuất bản Anh. VOA có bài: Nhà xuất bản Anh bác yêu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc. Reuters cho biết: Công ty nhập khẩu Trung Quốc có đưa ra một yêu cầu, nhưng nhà xuất bản Đại học Cambridge không thực hiện theo yêu cầu đó, vì thế không có nội dung nào bị chặn”.
Trung Quốc ủng hộ Hunsen trấn áp đối lập. Vì muốn lôi kéo Campuchia về phía mình để chia rẽ ASEAN, Trung Quốc ủng hộ Campuchia trấn áp phe đối lập, VOA đưa tin.
Cũng tin Trung Quốc, RFI có bài: Trung Quốc và giấc mơ Cúp bóng đá thế giới. Bài báo đưa tin: Huấn luyện viên dở, thiếu hăng hái, tiền đầu tư không đúng chỗ… Đối với Trung Quốc, con đường còn rất dài để có thể thực hiện được giấc mơ tổ chức Cúp Bóng Đá Thế Giới”.
Khủng hoảng Bắc Hàn
Sau khi Nam Hàn tập trận thì Nhật cũng tập trận với Mỹ để sửa soạn đối phó Bắc Hàn. VOA có tin: Nhật Bản nói đã diễn tập trên không với Mỹ bên trên Biển Hoa Đông. Bài báo cho biết, các máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản hôm thứ Bảy đã tiến hành một cuộc diễn tập trên không với máy bay ném bom B1-B của Mỹ trong vùng trời trên Biển Hoa Đông. RFI đưa tin, Phi cơ Mỹ-Nhật tập trận ở Biển Hoa Đông, gần bán đảo Triều Tiên.
Quyết định về việc có cấm vận dầu hỏa Bắc Hàn hay không, sẽ được đưa ra Hội đồng Bảo an LHQ vào ngày 11/9. Hầu như các quốc gia phương Tây đã có sự đồng thuận nhưng phiếu có quyền phủ quyết của Trung Quốc và Nga vẫn chưa ngã ngũ.
RFI đưa tin: Hạt nhân Bắc Triều Tiên: Trung Quốc trông đợi vào tiếng nói của Pháp. Trong cuộc điện đàm ngày 8/9/2017 với tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kỳ vọng vào thái độ “xây dựng” của Paris để giải quyết khủng hoảng hạt nhân Bắc Hàn. Ông Tập nhấn mạnh, hồ sơ này chỉ có thể giải quyết bằng những “phương tiện hòa bình, bằng đối thoại và đàm phán”.
Chính trường Mỹ
Tuy TT Trump chối bỏ hiệu ứng nhà kính và ngưng trợ cấp cho cơ quan khí hậu LHQ, nhưng Thượng viện Mỹ không vô ý thức, mà họ đã chung tay góp sức cùng với thế giới. VOA đưa tin: Thách thức Trump, ủy ban Thượng viện duyệt chi cho cơ quan khí hậu LHQ.
Trích: Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện Hoa Kỳ ngày 7/9 thông qua một dự luật chi tiêu bao gồm 10 triệu đôla giúp tài trợ cho cơ quan biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc giám sát Thỏa thuận Khí hậu Paris, mặc dù Tổng thống Donald Trump đã quyết định ngừng cấp kinh phí”.
Sau khi được Quốc hội thông qua, Trump ký luật cứu trợ thiên tai và trần nợ, với việc triển hạn nợ chính phủ thêm ba tháng nữa và cấp khoảng 15 tỉ đôla viện trợ thiên tai.
Thân phận những di dân bất hợp pháp qua Mỹ từ thời còn nhỏ, gọi là “dreamers” giờ đang nằm trong bàn tay Quốc hội. VOA đưa tin: Bốn chọn lựa cho quốc hội Mỹ để giúp ‘Dreamers’.
Liên quan đến sự thù hận chủng tộc, báo Người Việt có bài về chuyện của một người da trắng thuộc nhóm Tân Phát xít chống đồng tính, da màu và người Do Thái, đã từ bỏ lòng thù hận: Liệu lòng thù hận có thể được chữa lành không?
Nhân vật chính là anh Zaal. Hơn 30 năm trước, anh là “một tên phát xít tuổi mới lớn”, đã từng đánh cậu bé Matthew Boger, một người đồng tính 14 tuổi, suýt chết. Rồi 33 năm sau, Zaal đã gặp lại Matthew Boger, hiện là giám đốc viện bảo tàng Los Angeles’s Museum of Tolerance. Hai người đã chia sẻ những hồi ức đã xảy ra hơn 3 thập niên trước, và họ nhận ra nhau, một người là nạn nhân, người kia là thủ phạm.
Hồi ức xưa thoạt đầu khiến Boger cảm thấy tức giận. Nhưng theo Boger, sau thời gian suy tính kéo dài trong đau đớn, cùng với lời xin lỗi của Zaal, cả hai đã tạo dựng một tình bạn thân, như một gia đình“. Nhưng Zaal “vẫn bị dằn vặt vì nỗi xấu hổ và cảm giác tội lỗi về những nỗi đau ông từng gây ra cho bao người vô tội trong suốt thời trai trẻ bởi sự thù ghét người Do Thái, người da màu, và người đồng tính“.
Nước Mỹ trong cơn giông bão
Bão Irma với gió ở cấp 4 sắp sửa chạm đất liền bang Florida. Có 4 quận hạt phía Nam Florida có lệnh di tản. VOA cho biết: Cảnh báo bão Irma sẽ tàn phá một phần nước Mỹ, và dự kiến có hơn 9 triệu dân Mỹ có thể mất điện vì bão Irma.
Tin vui cho di dân bất hợp pháp ở hai bang Texas và Florida: VOA đưa tin, Mỹ bỏ chiến dịch truy quét di dân bất hợp pháp vì thiên tai. Được biết, “giới chức di trú của Mỹ cho biết chính phủ sẽ hủy bỏ những đợt bắt bớ di dân bất hợp pháp trong bối cảnh bão Harvey gây tàn phá ở bang Texas, và một cơn bão nữa sắp sửa ập vào bang Florida vào cuối tuần này”.
Khủng hoảng Rohingya
Làn sóng tị nạn của người Rohingya vẫn chưa giảm: RFI có bài: Liên Hiệp Quốc báo động: Người tị nạn Rohingya ở Bangladesh tăng vọt. Theo Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc, ngày 9/9/2017, số lượng người Rohingya đến Bangladesh đã tăng lên tới 290.000 người so với 270.000 người trước đó. Trong vỏn vẹn một ngày, đã có thêm 20.000 người Rohingya, bất chấp hiểm nguy, bỏ chạy khỏi Miến Điện để qua Bangladesh lánh nạn.
Philippines chống Hồi giáo cực đoan
VOA đưa tin: Úc sẽ gửi thêm binh sĩ giúp Philippines chống những kẻ chủ chiến Hồi giáo. Bà Marise Payne, Bộ trưởng Quốc phòng Úc, nói, binh sĩ Úc sẽ được gửi tới để huấn luyện binh sĩ Philippines.
Thêm tin về Phipippines: Con trai Duterte bác cáo buộc giúp buôn ma túy (BBC).
Lenin vẫn chưa được “an nghỉ”
Đề nghị mai táng Lenin của Viện Duma, là cơ quan lập pháp của Nga, đã bị Putin phủ quyết, cho dù ý nguyện của Lenin là được chôn bên cạnh mộ của mẹ ông. BBC có bài: Nga: Luật mới đề nghị cải táng Lenin bị bác. Theo đài Russia Today của Nga, qua một cuộc điều tra dư luận hồi tháng Tư, có 58% dân Nga muốn đưa Lenin đi cải táng một cách đúng đắn.
Cũng liên quan tới Nga, dân Nga vẫn chưa yêu thích quyền bầu cử của mình. Bầu cử địa phương Nga bị lơ là (RFI).
Tin châu Âu
Sau khi Đức cảnh báo du khách Đức về du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng đáp trả lại: Thổ Nhĩ Kỳ ra cảnh báo cho công dân du hành tới Đức. Những cảnh báo qua lại đang làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước đồng minh NATO.
Cập nhật tin động đất lớn ở Mexico

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.