Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Xứ sở hoa hậu đã nổi dậy, còn xứ sở bóng đá?

Saturday, January 26, 2019 // ,
Trung Nguyễn

26-1-2019

Tinh thần cách mạng dân chủ lan tỏa cả nửa vòng trái đất

Từ hôm qua đến giờ, trong tâm trí tôi hầu như chỉ ngập tràn hình ảnh xuống đường của người dân Venezuela đòi truất phế Tổng thống Maduro. Đó là một cuộc biểu tình ở quy mô chưa từng có, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả tầng lớp cùng khổ vốn được coi là cơ sở ủng hộ của đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela. Cuộc biểu tình còn ủng hộ Tổng thống lâm thời rất trẻ là ông Juan Guaido, năm nay chỉ mới 36 tuổi. 

Nhiều bạn bè của tôi vốn hay thở dài an phận khi nói tới chế độ cộng sản, bỗng hào hứng hẳn. Họ chia sẻ với nhau tin tức về cuộc cách mạng dân chủ đang diễn ra ở Venezuela và thêm niềm tin để chờ đợi đến ngày người dân nước Việt cũng sẽ vùng lên giống như vậy. Điều đó cho thấy mỗi một cuộc cách mạng dân chủ diễn ra đều có ảnh hưởng tới toàn thế giới, khiến đám độc tài run sợ và khiến lực lượng dân chủ thêm tự tin vào chiến thắng cuối cùng.

Người dân được thấy sự thật về “chủ nghĩa xã hội”

Đáng ngạc nhiên là giới tuyên giáo cộng sản đã để báo chí trong nước đăng những tin tức về thảm trạng của Venezuela. Từ khi đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất và Hugo Chavez lên cầm quyền vào năm 1999 ở Venezuela, giới tuyên giáo trong nước liên tục ca ngợi chế độ “xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21” ở Venezuela cũng như các chính phủ cánh tả khác ở các nước Mỹ Latinh.

Cũng có thể giới tuyên giáo đang mải lo nhậu nhẹt và xem trận Việt Nam đá với Nhật Bản mà quên thổi còi báo chí chăng? Nhờ đó, người dân Việt Nam không biết ngoại ngữ hoặc không biết vượt tường lửa có thể chứng kiến tường tận sự sụp đổ của một quốc gia xã hội chủ nghĩa nữa.

Khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 của thế kỷ trước, các bạn trẻ 8X vẫn còn quá nhỏ và thời điểm đó vẫn chưa có thông tin gì nhiều do chưa có internet. Nhưng bây giờ thì cả những bạn trẻ sinh sau năm 2000 vẫn có thể chứng kiến tất cả việc “Xuống Hố Cả Nút (XHCN)” từ báo chí do nhà nước cộng sản kiểm duyệt. Điều đó là vô cùng quan trọng vì giới trẻ ở Việt Nam vẫn đang bị đảng cộng sản nhồi sọ và tẩy não mỗi ngày để các em tin rằng, chủ nghĩa xã hội là ưu việt.

Tôi tin chắc sự sụp đổ của một quốc gia theo đường lối xã hội chủ nghĩa sẽ khiến nhiều bạn trẻ mở mắt. Và rồi các bạn trẻ này sẽ là những hạt nhân để thay đổi chế độ tự nhận là xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Sao lực lượng vũ trang có thể tin vào đám “lừa thầy phản bạn”?

Đáng ngạc nhiên là giới cộng sản Việt Nam ngay lập tức bỏ rơi “đồng chí” Maduro và “đảng bạn” Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela, dù năm 2015 ông Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đón ông Maduro, và báo chí Việt Nam đã đăng những lời có cánh, tuyên bố hai nước có chung mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 24/1 mới đây, bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao chỉ nói chung chung là: “Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi, và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định”. Bà Hằng không thốt ra được một lời nào ủng hộ Maduro và “đảng bạn” xã hội chủ nghĩa. Bà Hằng cũng không lên tiếng phản đối “sen đầm quốc tế” Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela.

Chỉ ra như vậy để người dân và cộng đồng quốc tế thấy được giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam tráo trở, lưu manh, lừa thầy phản bạn như thế nào. Đây chỉ là một đám lưu manh cướp quyền của dân, chứ chẳng hề có thứ lý tưởng gì gọi là “chủ nghĩa xã hội” hết.

Nói như thế để các bạn an ninh, dư luận viên hiểu được thân phận của các bạn cũng sẽ bị bỏ rơi y như vậy, một khi người dân Việt Nam vùng lên như người dân Venezuela. Lúc đó tôi đảm bảo rằng những giết chóc, đánh đập, tù tội, đàn áp mà các bạn gây ra sẽ bị đám lãnh đạo chối biến và đổ thừa hết cho các bạn.

Các bạn cứ nghĩ lại đi, những việc phạm pháp các bạn đang làm có phải đều do đám lãnh đạo chỉ đạo miệng, chứ làm gì có văn bản làm bằng chứng? Và rồi tội lỗi mà các bạn gây ra với dân, sẽ chỉ một mình các bạn gánh chịu.

Hết hoa hậu, và rồi cũng sẽ hết bóng đá

Trong lúc cả nước Venezuela xuống đường đòi cơm áo, đòi dân chủ thì người dân Việt Nam đang dõi theo bước tiến của đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup. Tôi thấy trên đường phố vào buổi tối Việt Nam đá với Nhật Bản, có nhiều người chuẩn bị cờ để “đi bão”, ăn mừng nếu đội tuyển Việt Nam chiến thắng.

Nhiều người phê phán người dân Việt Nam chỉ quan tâm tới bóng đá chứ, không dám “đi bão” khi có luật An ninh mạng, luật Đặc khu, hay xuống đường khi Trung Cộng bắn giết ngư dân Việt Nam,… Điều đó không hẳn là sai nhưng tôi vẫn nhìn việc “đi bão” của người dân, nhất là giới trẻ Việt Nam một cách lạc quan hơn. Đó là người dân Việt Nam nên quen với việc thể hiện cảm xúc, mong muốn của mình nơi công cộng.

“Biểu tình” nghĩa “biểu lộ tình cảm” mà. Rồi sẽ đến một ngày khi Việt Nam “xuống hố cả nút” như Venezuela, người dân sẽ sẵn sàng “đi bão”, biểu tình, đình công, bãi khóa, để đưa tiếp một chế độ “xạo hết chỗ nói” của thế giới vào dĩ vãng, để xây dựng một quốc gia mới, trên nền tảng tự do, dân chủ, pháp quyền.

Chắc chắn rằng ngày đó sẽ tới. Chẳng phải trước đây người dân Venezuela chỉ quan tâm tới hoa hậu đó sao?

https://baotiengdan.com/2019/01/26/xu-so-hoa-hau-da-noi-day-con-xu-so-bong-da/


Venezuela đi về đâu?

26-1-2019

Tin tức về Venezuela rối beng. Những người không theo dõi thời sự không biết đâu mà mò. Theo thông lệ, trên mạng, người ta thi nhau nổ. Càng không hiểu đầu đuôi càng nổ hăng, nghe loáng thoáng hay dựng chuyện, nhưng bàn luận như chuyên viên thứ thiệt. Vài điều ghi vội về Venezuela, để khỏi rơi vào mê hồn trận khi lên mạng:
– Hàng triệu người đã xuống đã biểu tình đòi tự do, dân chủ không những ở Caracas mà trên toàn quốc. Đó là một kỳ công, khi người ta biết báo chí hoàn toàn nằm trong tay chính quyền, và ở Venezuela, ít smart phones còn xài được, vì ưu tiên hàng đầu của người dân là kiếm cái gì nhét cho đầy bụng.
– Cũng lạ, có dân tộc coi chuyện sinh tử của chính mình, tương lai của con cái, vận mệnh của đất nước quan trọng, đáng quan tâm hơn một trận đá banh.
– Tình hình hiện nay chưa ngã ngũ. Không phải dân Venezuela đã toàn thắng như nhiều người nói trên mạng, bất chấp các dữ kiện. Tranh đấu cho dân chủ không có nghĩa là đưa những fake news.
– Hiện nay, Venezuela có hai tổng thống: Nicolas MADURO, tổng thống từ 2013, tái cử tháng 5 năm ngoái, và Juan GUAIDO, tự phong làm tổng thống, vì không công nhận cuộc bầu cử 2018 (gian lận, đối lập và cử tri tẩy chay).
– Juan Guaido, 35 tuổi, là chủ tịch quốc hội, đa số thuộc phe đối lập, nhưng từ 2017, Maduro, để nắm toàn quyền, đã lập ra Hội Đồng Quốc Gia Lập Hiến, với tay chân của chính quyền, quyền hạn lớn, nhằm biến quốc hội thành một tổ chức bù nhìn.
– Đại đa số dân Venezuela chống Maduro, một chính phủ bất lực, tham nhũng, đưa một quốc gia có tiềm lực dầu lửa lớn nhất thế giới (hơn cả Arabie Saoudite) thành một quốc gia nghèo đói. Đói theo nghĩa đen, trong một quốc gia không sản xuất gì, mức lạm phát lên tới 1.300.000% năm 2018, và sẽ lên tới… 10.000.000% trong năm nay. Tại một quốc gia bình thường, lạm phát 5, 10% bị coi là khủng hoảng kinh tế.
– Các tướng lãnh ủng hộ chính phủ, vì Maduro đã cho họ quyền kinh doanh, chia nhau quyền lợi dầu lửa. Nhưng binh sĩ sẽ tuân lệnh tướng lãnh hay không là chuyện khác, vì họ đều có gia đình, nạn nhân của Maduro. Đã có nhiều binh sĩ bị bắt vì phản loạn.
– Trên thế giới, hai khuynh hướng. Các nước Tây phương ủng hộ Juan Guaido. Đã có ít nhất 16 quốc gia nhìn nhận, trong đó có Hoa Kỳ, Canada, những quốc gia quan trọng ở Nam Mỹ như Brésil, Argentine, Chí Lợi, Colombo, Honduras, Pérou. Khối thứ hai, các cường quốc độc tài: Nga, Trung Cộng, Thổ Nhĩ Kỳ. Hai phe đương đầu, chiến tuyến giống như ở Syrie, Irak. Đó sẽ là khuôn mặt chính trị thế giới trong những năm tới.
– Liên Hiệp Âu Châu (từ 2018 đã không công nhận Maduro, vì bầu cử gian lận) đòi bầu cử tự do. Pháp tích cực nhất, đứng hẳn về phe đối lập. Đức đòi bầu cử trong những ngày tới, nếu không, sẽ nhìn nhận Juan Guaido. Đó cũng là khuynh hướng chung của các nước Âu Châu.
– Juan Guaido, trẻ, chưa có tì vết chính trị, là một nhân vật chủ chốt, tại một xứ các lãnh tụ đối lập hoặc nằm tù, hoặc bị quản thúc tại gia, hoặc sống lưu vong ở ngoại quốc, và rất chia rẽ. Lần đầu tiên, các lực lượng đối lập đồng thuận trên một nhân vật lãnh đạo.
– Maduro chưa thua, vì còn nắm quân đội, guồng máy an ninh, tài chính, và sự hỗ trợ của Nga, Tàu. Nhưng đã có dấu hiệu cho thấy tập đoàn cầm quyền không còn làm chủ tình hình. Bình thường, những người chống chính phủ bị ám hại, bị bỏ tù, phải trốn ra ngoại quốc. Maduro đã muốn làm như vậy với Guaido, nhưng chỉ giữ 1 giờ trước khi trả tự do. Vì Guaido được dân ủng hộ, được các cường quốc hậu thuẫn, và hầu như không có đối thủ trong hàng ngũ đối lập
– Maduro đề nghị gặp Guaido, nhưng Guaido từ chối, đòi Maduro từ chức, hứa có thể miễn tố Maduro để tránh đổ máu. Guaido cũng hứa sẽ miễn tố các tướng lãnh, sĩ quan bỏ súng, trở về với nhân dân. Trong những ngày tới, Guaido sẽ thành lập chính phủ lâm thời
– Đó là tình hình Venezuela cho tới giờ này. Rất có thể khi viết xong, tình hình đã thay đổi. Bởi vì Venezuela là một lò lửa, trên mọi phương diện, quân sự, chính trị, kinh tế
– Venezuela là quốc gia số 1 về dầu lửa, nhưng ngoài dầu lửa (95% ngân sách quốc gia), từ thời Chavèz, không sản xuất gì cả, không có kỹ nghệ, tất cả vật dụng hàng ngày đều nhập cảng, nhất là từ Tàu.
– Khi mức sản xuất dầu giảm (700 ngàn thùng dầu cặn mỗi năm, so với 3 triệu trước đây, vì kỹ thuật trong tay ngoại quốc), khi dầu lửa mất giá, Venezuela phá sản, vật dụng khan hiếm, nạn đói thực sự đe dọa.
– Từ khi Maduro lên cầm quyền (2013), ít nhất 3 triệu dân Venezuela đã bỏ nước, đi tha phương cầu thực ở những nước láng giềng. Nghĩa là từ 10 đến 15% dân số đã bỏ nước đi tìm đường sống. Dân số Venezuela chỉ bằng 1/3 Việt Nam trên một lãnh thổ mênh mông gấp 3 Việt Nam. Mỗi ngày 2 ngàn người vượt rừng núi chạy qua Colombie, một nước cũng không giầu có gì.
– Maduro sẽ cầm cự được bao lâu, điều đó tùy thuộc khả năng huy động một dân tộc đã kiệt quệ, cực kỳ mệt mỏi, nhưng khát vọng tư do. Cũng tùy mức độ hỗ trợ của các cường quốc thuộc 2 phe. Maduro trông đợi ở Tàu, nước đã đầu tư rất nhiều ở Venezuela và có tham vọng bành trướng thế lực ở Nam Mỹ. Maduro sẽ cầm cự được lâu hơn, nếu Tàu gia tăng việc nhập cảng dầu lửa để đánh đổi những vật dụng, lương thực hàng ngày, để tránh một cuộc nổi loạn đẫm máu
– Các cường quốc hai phe sẽ biểu dương lực lượng, nhưng trực tiếp mang quân can thiệp là chuyện khác. Trừ khi có đàn áp đẫm máu. Mexique đã nhận sẽ đứng ra làm môi giới để tìm một giải pháp chính trị.
– Trong khi chờ đợi, Maduro tăng cường đàn áp. Chỉ riêng ngày 23/01, Liên Hiệp Quốc ghi nhận 320 người đối lập bị bỏ tù. Ít nhất 20 người đã bỏ mạng.
– Mặt khác, chính quyền kiểm soát gắt gao báo chí, các media đủ loại. Trong khi dân xuống đường rầm rộ, một đài truyền hình nhà nước chiếu chương trình dạy bơi lội, đài thứ hai chạy chương trình dạy nấu ăn (ở một xứ phải xếp hàng cả ngày, phải gánh hàng thúng tiền, phải đánh nhau để mua một nửa kg khoai tây thối).
https://baotiengdan.com/2019/01/26/venezuela-di-ve-dau/

Bản tin ngày 26-1-2019



Tin Biển Đông

Mỹ phát triển pháo tầm xa bắn hạ tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông, báo Dân Trí đưa tin. Bộ trưởng Lục quân Mỹ Mark Esper cho biết: “Lục quân Mỹ đang phát triển loại pháo tầm xa có thể bắn ở khoảng cách hơn 1.600km với mục tiêu nhắm đến các tàu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông trong trường hợp xảy ra xung đột”.

Thủy quân lục chiến Mỹ “đang hoạch định một kịch bản mới về chiến tranh hải quân, trong đó cho phép lực lượng này chiếm các đảo do Trung Quốc chiếm đóng trên Biển Đông trong một cuộc chiến tên lửa ở Thái Bình Dương”. Thiếu tướng David Coffman cho biết, “việc chiếm các đảo của Trung Quốc trên Biển Đông là trọng tâm trong các kế hoạch tác chiến”.


RFI có bài: Chính sách quốc phòng “Ba Không” của Việt Nam tạo dễ dàng cho việc nói “Có”. Theo hai chuyên gia Derek Grossman và Dung Huynh, Việt Nam “cố gắng duy trì thế cân bằng để chống lại Bắc Kinh tại Biển Đông. Do vậy, hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc được điều chỉnh để tập trung phát triển các khía cạnh khác trong quan hệ song phương–chủ yếu là kinh tế vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam”.

Mời đọc thêm: Mỹ phát triển siêu pháo hạm “trấn” tàu chiến Trung Quốc ở biển Đông (NĐT). – Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông? (GDVN). – Trung Quốc khoe video thử tên lửa diệt hạm có tầm bắn bao trùm Biển Đông (VNE). – Xung đột nhỏ có thể trở thành vấn đề lớn đối với ASEAN (Sputnik).

Cựu phó chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài lại bị khởi tố

Báo Ngươi Lao Động đưa tin: Khởi tố ông Nguyễn Thành Tài và ‘đại gia’ Dương Bạch Diệp. Ngoài ông Nguyễn Thành Tài, cựu Phó Chủ tịch thường trực UBND TP HCM bị khởi tố, còn có ông Trần Nam Trang, Phó Giám đốc Sở Tài chính; Nguyễn Thành Rum, cựu Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Vy Nhật Tảo, cựu Giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP HCM, cùng đại gia Dương Thị Bạch Diệp bị khởi tố.

Ông Nguyễn Thành Tài đã bị khởi tố và bắt tạm giam trước đó để điều tra những sai phạm trong việc giao, cho thuê không qua đấu giá khu đất vàng 5.000m2 số 8-12 đường Lê Duẩn, quận 1, TP HCM. Các quan chức bị khởi tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 BLHS năm 2015. Còn đại gia Dương Thị Bạch Diệp, Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương, bị khởi tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, điều 174 Bộ luật nói trên.Tấm pano có lính TQ làm dậy sóng cư dân mạng thời đó.

Về ông Nguyễn Thành Rum, có lẽ mọi người vẫn còn nhớ, gần 10 năm trước, ngày 22/12/2009, đảng và nhà nước kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông Rum khi đó là Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch TP.HCM, đã cho dựng tấm pano có hình đoàn quân Trung Quốc đứng dưới quốc kỳ Việt Nam. Bên dưới có dòng chữ: “Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân” .

Bức ảnh lính Trung Quốc đứng dưới lá cờ Việt Nam đã làm dậy sóng cư dân mạng. Khi được hỏi, ông Rum cho rằng, cái lỗi ở chỗ người của ông sử dụng bức ảnh này chưa xin phép phía Trung Quốc, nếu đã xin phép rồi thì chuyện cho lính Trung Quốc đứng dưới lá cờ Việt Nam cũng không thành vấn đề. Ông Rum xem lính Trung Quốc như lính Việt Nam, chứ không phải kẻ thù đã từng xâm chiếm biên giới, lãnh hải, lãnh thổ VN.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt đại gia Dương Thị Bạch Diệp về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo báo Nông Nghiệp Việt Nam. Cơ quan điều tra cho biết, bà Diệp cùng các bị can “đã có hành vi vi phạm quy định về quản lý, hoán đổi tài sản công tại Trung tâm ca nhạc nhẹ thuộc Sở Văn hóa TP HCM với Công ty Diệp Bạch Dương gây thất thoát và thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản của Nhà nước”.

VietNamNet đặt câu hỏi: Vì sao đại gia Dương Thị Bạch Diệp khiến hàng loạt quan chức TP.HCM bị bắt? Bài báo cho biết: Bà Dương Thị Bạch Diệp “từng nổi danh trong làng bất động sản khi sở hữu nhiều vị trí đất vàng khu trung tâm TP.HCM”. Trước đây, đã có một số đơn thư tố cáo bà Diệp “có hành vi lừa đảo liên quan đến các vụ việc đất đai tại trung tâm TP.HCM. Khi đó, nữ đại gia còn trong giai đoạn đỉnh cao và không hiểu vì sao những nội dung tố cáo sau đó đều im bặt”.

Vụ án mà nữ đại gia bị buộc tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến vụ hoán đổi công sản tại Trung tâm ca nhạc nhẹ TP.HCM. Theo đó, một số bị can “khi đương chức đã có dấu hiệu tư lợi, có những ưu ái cho nữ đại gia sử dụng đất vàng công sản”.Bà Dương Thị Bạch Diệp và ông Nguyễn Thành Tài. Nguồn: Thanh Niên

Mời đọc thêm: Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Tài (VOV). – Khởi tố ông Nguyễn Thành Tài, bắt giam một loạt cán bộ tại TP.HCM (MTG). – Ông Nguyễn Thành Tài cùng nhiều thuộc cấp tiếp tục bị khởi tố (PLTP). – Vì sao nữ doanh nhân sở hữu Rolls Royce Phantom Dương Thị Bạch Diệp bị bắt? (TN). – Doanh nhân bất động sản nổi tiếng Dương Thị Bạch Diệp bị khởi tố (Zing). – Nữ Doanh nhân sở hữu chiếc Rolls Royce mới tinh đầu tiên ở Việt Nam bị bắt để điều tra về tội lừa đảo (GĐ&XH). – Xử lý cán bộ làm sao không có ‘hạ cánh an toàn’? (ĐV). Mời đọc lại: Chỉ cần quốc kỳ còn nguyên? (RFA).

Công an “nhân dân”?

Bộ trưởng Công an vừa ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân Trưởng Công an TP Thanh Hóa, VTC đưa tin. Liên quan đến vụ Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng công an TP Thanh Hóa bị tố cáo nhận tiền “chạy án”, chiều 25/1/2019, Công an tỉnh Thanh Hoá công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc xử lý kỷ luật cán bộ đối với Đại tá Phương.Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng công an TP Thanh Hóa, bị cấp dưới tố nhận tiền “chạy án”. Ảnh: DT

Cuối tháng 11/2018, ông Đỗ Đức Hiếu, cựu công an TP Thanh Hóa gửi đơn tố cáo và băng ghi âm đến nhiều cơ quan chức năng, chứng minh ông Phương nhận 260 triệu “chạy án”. Ông Hiếu cho biết, ông đã đưa tiền cho Đại tá Phương để “giúp mình thoát tội trộm chiếc xe máy” bị tịch thu lâu ngày ở cơ quan, nhưng sau đó vẫn bị tước quân tịch và bị khởi tố.

Lãnh đạo xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế vừa kỷ luật khiển trách Phó Công an xã đánh dân nhập viện, theo Infonet. Chiều 25/1, ông Lê Phú Lượng, Chủ tịch HĐND xã cho biết, “cơ quan đã có quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông La Xuân Xáng – Phó trưởng Công an xã Lộc Trì về hành vi đánh dân nhập viện”.

Phó trưởng Công an huyện Phú Lộc xác nhận rằng, đơn vị đã giám định tỉ lệ thương tật của người bị hành hung là 7%. “Ngoài ra, gia đình nạn nhân cũng đã rút đơn tố cáo nên không đủ cơ sở để khởi tố”.

Mời đọc thêm: Tước quân tịch Trưởng Công an TP Thanh Hoá (VOV). – Tước quân tịch Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa (NA). – Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa bị tước quân tịch vì lý do gì? (DV). – Vụ Phó trưởng công an xã 9x “đụng tay” khiến dân nhập viện: Hé lộ kết luận bất ngờVụ Phó trưởng công an xã 9x “đụng tay” khiến dân nhập viện: Hé lộ kết luận bất ngờ (NĐT).

Tin nhân quyền

VOA đưa tin: HRW kêu gọi Nhật tăng sức ép để Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền. Theo đó, một đại diện của HRW tại Nhật Bản kêu gọi Tokyo “hãy sát cánh với những nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam” và điểm danh một số trường hợp các nhà hoạt động bị hành hung như nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến.

Trong một bức thư gửi Thủ Tướng Shinzo Abe hồi năm 2018, Giám đốc của HRW tại Nhật Bản Kanae Doi viết: “Chính phủ Việt Nam vẫn là một trong các chế độ đàn áp nhất thế giới. Trong tư cách là nước cấp viện lớn nhất của Việt Nam, Nhật Bản có cơ hội và nghĩa vụ phải lên tiếng về những hành động vi phạm nhân quyền đối với các công dân Việt Nam”.

Công an Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền người Úc gốc Việt, theo RFA. Ông Nguyễn Văn Viễn, một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, cùng một doanh nhân người Úc gốc Việt vừa bị công an TP HCM bắt. Ngày 25/1, cơ quan phụ trách ngoại vụ của Úc xác nhận với hãng tin AFP rằng, họ “đã tìm cách tiếp cận lãnh sự với người bị bắt; tuy nhiên bởi lý do riêng tư cơ quan này không thể cung cấp thêm chi tiết”.

BBC đưa tin: Nghị viện EU ‘không kịp xem xét’ EVFTA trong khóa này. Văn phòng của bà Jude Kirton-Darling, dân biểu EU cho biết “Romania đã ghi trong chương trình làm việc tạm thời là Hội đồng châu Âu chỉ có thể ký FTA và IPA sớm nhất là cuối tháng 5/2019”. Bài viết lưu ý, hôm 23/1, ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện EU có buổi thảo luận, “mà tại đó, nhiều nhóm đã nêu ra quan ngại nhân quyền Việt Nam”.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh viết: Ai biểu mày làm dân! Đó là chuyện của ông thợ sửa xe Phạm Văn Sang, “gần nửa đời người mới dành dụm được ít tiền mua căn nhà cấp 4 ở Bình Dương… Tiệm sửa xe của anh rất đắt khách, có phần xây tạm y như của hai ông hàng xóm. Và một ngày đẹp trời, Bình Dương nói cần lấy cái mặt tiền để xây nhà nghỉ cho cán bộ vì mục đích… an ninh quốc phòng”.

Mời đọc thêm: Một công dân Úc gốc Việt nghi bị bắt do hoạt động dân chủ (VOA). – Nghị sĩ Châu Âu thông báo hoãn phê chuẩn EVFTA (RFA). – Một nhà hoạt động dân chủ bị bắtEVFTA tạm thời bị hoãn: tội cho ông Thủ tướng! (VNTB).

Người dân vs BOT

Facebooker Lê Thanh Hương viết: Đây mới đúng là quần chúng phẫn nộ ạ. Ông Trịnh Phong, “một công dân bình thường, không đứng về bất kỳ một hội nhóm, tổ chức nào”, bất bình trước trạm BOT An Sương, ông Phong “đã chặn xe máy của mình trước đầu xe cứu hộ, để phản đối việc cẩu xe của người tham gia giao thông”, đồng thời đặt câu hỏi chất vấn đại diện phía công an, “những câu hỏi mà chủ tịch thành phố cũng không dám trả lời”.

Facebooker Lê Thanh Hương có clip, ghi lại cảnh ông Trịnh Phong chất vấn đại diện công an về BOT An Sương:



Chính phủ chỉ đạo giữ nguyên trạm thu phí Cai Lậy, báo Giao Thông đưa tin. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, “tỉnh sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ GTVT, nhà đầu tư tổ chức lại thu phí trạm Cai Lậy”.

Ông Tuấn không quên đề nghị Bộ Công an huy động công an địa phương “phối hợp xử lý các đối tượng cố tình chống đối”. Bộ GTVT làm việc với Bộ TT&TT, Ban tuyên giáo để thống nhất trong tuyên truyền về lợi ích của BOT. Tuy nhiên, mọi nỗ lực tuyên truyền và đe dọa đều không còn ý nghĩa khi người dân thấy rõ họ đang bị BOT “tận thu”.

Mời đọc thêm: Đề nghị dời thời điểm thu phí BOT Cai Lậy: Công an cũng ‘biết sợ’ giới tài xế (NV). – Tiền Giang lo ngại ‘những vấn đề không mong muốn’ nếu tái thu phí BOT Cai Lậy (TN). – Tiền Giang kiến nghị lùi ngày thu phí BOT Cai Lậy (NLĐ). – Đóng tuyến tránh BOT Cai Lậy 3 ngày để sửa trước khi thu phí lại (VNE).

Chính biến ở Venezuela và tác động đến Việt Nam

RFA đặt câu hỏi: Venezuela có là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam? Tổng thống Nicolás Maduro, nhà lãnh đạo có khuynh hướng thân cộng sản ở Venezuela bị đảo chính, nhà báo Ngô Nhật Đăng bình luận: “Tình hình tại Việt Nam nếu như các nhà lãnh đạo nhìn ra được xu thế của thế giới, cũng không cần chế độ phải thay đổi hoàn toàn mà chỉ cần nới lỏng quyền lực tức là mở nắm tay ra cho xã hội dân sự phát triển”.

Nhà báo Phạm Thành nhận định rằng cuộc chính biến ở Venezuela đang trở thành lời cảnh báo và nỗi ám ảnh cho lãnh đạo CSVN: “Hiện nay tôi cho rằng rất nhiều ông đang bóp đầu lên trán lo lắng cho thân phận của mình và đang tìm cách để giải bài toán này như thế nào. Nhiều người hy vọng cải cách lại thành xã hội dân chủ nhưng điều đó khó lắm”.

Mời đọc thêm: Venezuela tiếp tục căng thẳng (BBC). – Thiên Hạ luận gì về Venezuela? (VOA/ TD). – Giới quan sát Việt Nam nói gì về diễn biến Venezuela? (BBC). – Xứ sở hoa hậu đã nổi dậy, còn xứ sở bóng đá? (TD).

Ô nhiễm môi trường

Báo Công An TP Đà Nẵng có bài: Dân bức xúc vì nhà máy dệt nhuộm gây ô nhiễm. Gần 5 tháng nay, hàng chục hộ dân tại khu quy hoạch Vịnh Mộc, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế, luôn trong tình trạng “cửa đóng then gài” do mùi hôi của Nhà máy dệt nhuộm. Từ sáng sớm, nhà máy “đã chạy hết công suất, xả khói ra môi trường; cùng với đó là tiếng gầm rú của động cơ máy”.

Một người dân cho biết: “Khoảng 4 giờ sáng là họ xả khói rồi, hôi lắm đến mức muốn nôn mửa. Đóng cửa rồi vẫn còn hôi, nhiều khi ăn cơm cũng nuốt không vô. Người dân hít mùi này trước sau gì cũng đổ bệnh”.

Báo Sức Khỏe và Đời Sống viết: Ô nhiễm vẫn “bủa vây” 331 hộ dân. Theo đó, 331 hộ dân thôn Nhân Lý, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc vừa gửi đơn thư kêu cứu “về việc ao Bạch thuộc thôn Nhân Lý bị bán và san lấp sai quy định gây ngập úng và ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến gần 1.500 nhân khẩu đang sinh sống tại đây”.

Mời đọc thêm: Sát Tết, người dân Huế ngán ngẩm nhìn những con đường “nát bét” (DT). – Dân bức xúc vì xác heo chết vứt đầy bãi rác (ĐN). – Sài Gòn mờ ảo trong sương mù (VNE). – Danh thắng hồ Tịnh Tâm bị “bức tử” (VH). – Hàng nghìn hộ dân Uông Bí phải dùng nước gỉ sắt (NNVN). – Nghệ An: Nhà máy xi măng Hoàng Mai quản lý đất lỏng lẻo, để đổ thải tràn lan (TN&MT).

Gánh nặng nhiệt điện than

Báo Người Việt có bài tổng hợp: Phó bí thư Nam Định ‘hoang tưởng,’ tin nhiệt điện than giúp tăng ngân sách. Ông Trần Văn Chung, phó bí thư thường trực Tỉnh Ủy Nam Định cho rằng: “Chỉ khi đưa vào vận hành nhà máy nhiệt điện thì thu ngân sách mới tăng đột biến được chứ như hiện nay thu ngân sách mỗi năm (của tỉnh) chỉ mấy ngàn tỷ đồng”.

Bài viết lưu ý: “Quý III năm 2018 trở thành quãng thời gian không mấy sáng sủa đối với các nhà máy nhiệt điện khi nhiều nhà máy cỡ lớn ở Cẩm Phả, Hải Phòng, Quảng Ninh… thua lỗ vài trăm tỉ đồng với những lý do giống nhau”. Hệ thống nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam không những là gánh nặng kinh tế mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Mời đọc thêm: Nam Định nhắc thẳng nhiệt điện than: Đừng để đóng cửa! (ĐV). – Phát triển nhiệt điện than: Phải gắn với an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường (PT). – Bộ GTVT đồng ý với kiến nghị của Tạp chí NLVN về nhập khẩu than cho điện (Infonet).

Vụ chạy thận gây chết người ở Hòa Bình

Trong phiên xử hôm qua, khi nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án, bị cáo Hoàng Công Lương mong có cơ hội trở lại công việc khám chữa bệnh, theo báo Người Đưa Tin. Sau khi “gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình bệnh nhân tử vong và chia sẻ nỗi đau mất mát tới 9 gia đình nạn nhân”, BS Lương cho rằng, “cáo buộc của VKS có dấu hiệu chỉnh sửa và không đủ căn cứ buộc tội đối với bị cáo”.

BS Lương nói thêm: “Mong HĐXX xem xét toàn diện các yếu tố này để đánh giá vụ án một cách khách quan và công tâm, minh bạch, đúng người, đúng tội, cũng như tạo điều kiện cho bị cáo có cơ hội trở lại công việc khám chữa bệnh”.

Mời đọc thêm: Diễn biến mới nhất phiên tòa xét xử vụ chạy thận ở Hòa Bình (BVPL). – Các bị cáo trong vụ án chạy thận ở Hòa Bình nói gì trong lời nói sau cùng? (CL). – Nói lời sau cùng, bị cáo vụ án chạy thận vẫn khẳng định mình vô tội (LĐ). – Các bị cáo vụ chạy thận 9 người chết ở Hòa Bình trải lòng khi nói lời sau cùng (TP).

***

Thêm một số tin: Người tị nạn thành dân biểu: My-Linh Thai mong đón Tết đầu tiên với cộng đồng Việt (VOA). – Ai giết 32 em học sinh tiểu học Cai Lậy ở Định Tường và 10 em thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc? (FB Trần Trung Đạo/TD). – PVN thừa nhận khó khăn, chậm tiến độ thoái vốn công ty thành viên (VNF). – Sếp Cục Đường thủy nội địa xin ‘rút kinh nghiệm’ vụ quỹ đen: Bộ GTVT nói gì? (VTC). – Phát hiện hàng chục tài xế dương tính với ma tuý (PT).


https://baotiengdan.com/2019/01/26/ban-tin-ngay-26-1-2019/
Powered by Blogger.