Bản tin ngày 8-5-2019
Tin Biển Đông
Tàu đổ bộ và tàu tên lửa Úc thăm cảng Cam Ranh, VOA đưa tin. Ngày 7/5, hai tàu chiến HMAS Newcastle và HMAS Canberra của Hải quân Hoàng gia Úc cùng hơn 800 thủy thủ đã đến vịnh Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, bắt đầu thực hiện chuyến thăm Việt Nam 4 ngày.
Chuẩn tướng Richard Owen, Tư lệnh nhóm chuyên trách 661, nói: “Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia”. Chuyến thăm của Hải quân Úc nằm trong khuôn khổ hoạt động Nỗ Lực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 2019.
VnMedia có bài tổng hợp: Mỹ khiến Trung Quốc “sống không yên” ở Biển Đông? Trung Quốc “đã và đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới”, vì các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông.
Trung Quốc gần đây liên tiếp cho triển khai vũ khí, từ tên lửa, máy bay đến tàu chiến, tại các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép ở Biển Đông. Đáp lại, Mỹ liên tục cho các tàu chiến đến khu vực phạm vi 12 hải lý so với những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông để thách thức đòi hỏi chủ quyền phi lý và tham lam của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trung Quốc báo động quân đội sau khi tàu chiến Mỹ tuần tra ở Trường Sa, VnExpress đưa tin. Đại tá Li Huamin, phát ngôn viên Chiến khu Nam Bộ quân đội Trung Quốc, tuyên bố, lực lượng quân sự nước này sẽ được đặt trong “tình trạng báo động cao” và sẽ “áp dụng mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ cái mà Bắc Kinh gọi là “chủ quyền quốc gia”, sau khi hai tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông.
Đại tá Li không nói rõ các “biện pháp cần thiết” này là gì, nhưng nói rằng Hải quân TQ đã triển khai nhiều tàu chiến và máy bay để “xua đuổi” tàu khu trục USS Preble và USS Chung Hoon của Hải quân Mỹ khi chúng tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép tại đá Ga Ven và Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa hôm 6/5.
Báo Dân Trí đặt câu hỏi: Trung Quốc dùng bẫy nợ để kiểm soát biển Đông? Trung Quốc tiếp tục cung cấp nguồn tài chính cơ sở hạ tầng khổng lồ như là một phần của “Sáng kiến Vành đai, Con đường”, với “hy vọng đạt được các yêu sách quan trọng tại Biển Đông về mặt chiến lược và lịch sử. Đất nước này đã đưa ra yêu sách đối với phần lớn khu vực chứa trữ lượng dầu khí khổng lồ”.
Báo Thanh Niên bàn về lộ trình vạch trần âm mưu cài cắm đường lưỡi bò: Tăng cường đấu tranh học thuật. TS Nguyễn Thành Trung cảnh báo, thủ đoạn sử dụng các bản đồ có “đường lưỡi bò” đã được chính phủ Trung Quốc quan tâm đầu tư và khuyến khích một cách có bài bản trên nhiều lĩnh vực khác nhau như sử học, chính trị học, quan hệ quốc tế, luật học, địa lý, hải dương học.
Nếu tình trạng này kéo dài thì Trung Quốc sẽ có nhiều khả năng định hình, chiếm ưu thế và thậm chí dẫn dắt diễn ngôn của giới nghiên cứu về tình hình Biển Đông. “Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm cho việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam”.
Mời đọc thêm: Trung Quốc đòi đuổi tàu chiến Mỹ khỏi Biển Đông (TĐ). – Quân đội Trung Quốc “báo động cao”, đòi chiến hạm Mỹ rời khỏi Biển Đông — Chiến hạm Mỹ tới Biển Đông, quân đội Trung Quốc “nổ súng” gần eo biển Đài Loan (Infonet). – Vì sao căng thẳng Mỹ-Trung chưa hồi kết? (PLTP). – Hai tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa (VTC).
– TQ lộ ảnh đóng tàu sân bay ‘siêu khủng’ mới (VNN). – Lộ diện hình ảnh đầu tiên về tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc (TP). Mời đọc lại: Hải quân Trung Quốc sẽ có 4 tàu sân bay nguyên tử, quyết đẩy Mỹ khỏi Tây Thái Bình Dương (Viet Times).
Cập nhật tình hình sức khỏe Tổng – Chủ Trọng
Báo Thanh Niên dẫn lời Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân: ‘Mọi người sẽ sớm thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước xuất hiện và làm việc’. Ông Nhân khẳng định như vậy trong buổi tiếp xúc cử tri quận 3, TP HCM vào ngày 7/5/2019.
Ông Nhân quên rằng, 12 ngày trước, hôm 25/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nói những lời tương tự, để rồi ông Trọng biệt tăm trong quốc tang ông Lê Đức Anh (dù mang “trọng trách” trưởng ban lễ tang) và cả buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm ở Hà Nội sau đó.
Mời đọc thêm: Ông Nguyễn Thiện Nhân: ‘Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm xuất hiện làm việc’ (VNE). – Nguyễn Thiện Nhân: Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng ‘sẽ sớm quay lại’ (BBC). – Ông Nguyễn Thiện Nhân: Sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày càng tốt (VTC). – Việt Nam 24 Giờ, 6/5/19: Những điện thư chúc mừng ‘bí ẩn’ của ông Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa gì? (NV).
Các vụ “ăn” đất
VietNamNet bàn về vụ lấn sông Hàn xây biệt thự: Nhiều ý kiến trái chiều. Theo đó, trong hội nghị phản biện xã hội dự án bất động sản và bến du thuyền vừa diễn ra ở Đà Nẵng, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT CTCP Quốc Cường Gia Lai, chủ đầu tư dự án Marina Complex khẳng định, dự án này không ảnh hưởng đến môi trường.
Tuy nhiên, ông Bùi Tô Hoài, Phó chủ tịch Hội KHKT cầu đường Đà Nẵng phản bác, dự án Marina Complex sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ của sông Hàn, vì kè đá được xây dựng từ thời Pháp là loại kết cấu đá xếp khan khối lớn cao độ đỉnh kè thấp hơn mực nước lũ lớn nhất, có chức năng hướng dòng chảy ra xa bờ để tránh gây xói lở cho các công trình ven bờ sông.
Báo Người Đưa Tin dẫn lời Giám đốc công ty lâm nghiệp “hô biến” đất rừng thành đất vườn: “Đây cũng là lỗi của tôi vì để vợ làm việc sai trái mà tôi không hề biết”. Một người dân vừa tố cáo ông Dương Thanh Bình, Giám đốc công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ka Nak, huyện Kbang, Gia Lai “ăn đất”.
Ông Bình đã “hô biến” 3,2ha đất rừng tại khoảnh 7, tiểu khu 124 thuộc lâm phần công ty quản lý ra khỏi hồ sơ quản lý, rồi lợi dụng chức vụ quyền hạn để biến diện tích đất cắt bỏ trái phép thành đất rẫy của mình. Đến khi bị phát hiện thì ông ta đổ lỗi cho vợ: “Cái sai phạm lớn nhất của tôi là để bà xã (bà Thủy) sử dụng một phần đất rừng để canh tác trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả là không đúng”.
Chuyện ở TPHCM: Lùm xùm chuyển nhượng căn hộ tại dự án Đức Long Golden Land, theo báo Lao Động. Công ty Vạn Gia Long, chủ đầu tư dự án Đức Long Golden Land ở quận 7, TPHCM, thông báo tạm dừng chuyển nhượng hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua bán căn hộ tại dự án này.
Dự án Đức Long Golden Land bị UBND TPHCM đề nghị chuyển hồ sơ sang công an để làm rõ các dấu hiệu vi phạm. Trước đó, cơ quan chức năng đã nhận đơn tố cáo của một số người dân về những khuất tất của dự án, như bán hàng chưa đủ điều kiện, liên quan đến đất công.
Mời đọc thêm: Công bố kết luận sai phạm về đất đai ở xã Mỹ Thắng, Bình Định (BNews). – Phú Thọ: Có hay không việc nghĩa trang Thiên Đức mua đất ‘chui’ của dân? (PLN). – Đề nghị chuyển cơ quan điều tra dự án Đức Long Golden Land — Tiếp tục kiến nghị lấy ‘đất vàng’ 419 Lê Hồng Phong để xây trường học (TN).
– TP.HCM: Chính quyền quận 7 xác nhận dự án khu dân cư Venica Garden là dự án “ma” (DS). – TPHCM: Cảnh báo nhiều dự án bất động sản “ma” (LĐ). – Vợ giám đốc công ty lâm nghiệp lấn chiếm đất rừng (TP). – Người dân kêu cứu vì xã “bán đất trên giấy” (CL). – Quảng Bình: Dân bức xúc doanh nghiệp ngang nhiên đổ đất lấp ruộng (MTĐT).
Điện, xăng tăng giá
Zing đặt câu hỏi: Các nước láng giềng có tính giá điện bậc thang giống Việt Nam? Theo bài viết, Thái Lan, Malaysia cũng áp dụng biểu giá điện bậc thang nhưng cách chia bậc khác với Việt Nam. Thái Lan thậm chí miễn phí giá điện với hộ dùng dưới 50kWh. Còn tại Singapore, giá bán điện sinh hoạt cho hộ gia đình chỉ có một mức duy nhất là 24,39 cents/kWh. Tuy nhiên, mức giá này được điều chỉnh định kỳ 3 tháng một lần để phản ánh sự thay đổi chi phí của giá điện.
VOV có bài: Giá điện chưa minh bạch người dân vẫn còn bất an. Theo đó, EVN càng giải thích lý do giá điện tăng đột biến, người dùng càng nghi ngờ vì các lý do EVN đưa ra có tính “đánh trống lảng”, phớt lờ yếu tố quan trọng là các dự án đầu tư ngoài ngành lung tung của EVN, tạo nên các khoản lỗ ngàn tỉ.
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh bình luận: “Người dân cần được biết vốn đầu tư sản xuất và kinh doanh của ngành điện từ đâu ra? Việc huy động vốn được thực hiện như thế nào? Đầu tư vào sản xuất kinh doanh điện ra sao và lãi thu về là bao nhiêu…? Đặc biệt là những chi phí đầu vào của ngành điện như giá than, giá khí”.
Báo Dân Việt có bài: Giá xăng hướng mốc cao nhất lịch sử và doanh thu gần 500 tỉ mỗi ngày của Petrolimex.Trong tình hình giá xăng tăng 3 lần liên tiếp trong vòng một tháng, Petrolimex vừa công bố báo cáo tài chính, cho thấy doanh thu 3 tháng đầu năm 2019 đạt 41.960 tỉ đồng, bình quân mỗi ngày thu về trên 466 tỉ đồng.
Bài viết lưu ý “sự lạc điệu trong giá xăng của thế giới và trong nước, đó là trong thời gian gần đây, trong khi giá xăng thế giới giảm thì giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh”. Trong khi các doanh nghiệp xăng dầu bội thu, thì lãnh đạo Bộ Công thương vẫn khẳng định Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang thâm hụt nặng, nhưng tình hình thực tế của quỹ này thì chưa bao giờ được công khai.
Một trong nhiều hậu quả của chuyện giá xăng, điện cùng tăng: Phận làm thuê Sài Gòn khổ sở ‘cắt’ ánh sáng, xe máy. Bài viết dẫn chứng tình hình ở một xóm trọ công nhân tại tổ 24, khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, đến 6 giờ tối những hành lang vẫn tù mù, rất ít đèn được bật. Khi hỏi lý do, nhiều người dân trong xóm nói: “Điện tăng quá, đợi tối hẳn rồi mới mở đèn, đỡ được đồng nào hay đồng nấy”.
Các biện pháp này chỉ có tác dụng về ngắn hạn, chứ không thể duy trì lâu dài. Khi làn sóng lạm phát còn tiếp diễn, kéo theo một loạt sự suy thoái của nền kinh tế VN vốn đã trì trệ nhưng gắng gượng trong nhiều năm. Người dân Venezuela đã từng cam chịu hạn chế chi tiêu, ăn mặc như vậy, chấp nhận bới rác tìm thức ăn, trước khi không thể chịu đựng được nữa, họ đã đứng lên.
Mời đọc thêm: Thủ tướng Phúc ‘không biết’ hay tiếp tay cho phi mã giá điện? (VOA). – Cần đảm bảo công bằng giữa các bậc thang giá điện (MTG). – Vì sao cần thay đổi biểu giá điện bậc thang? (VNE). – ‘Đóng dấu mật vào văn bản tăng giá điện là vô lý’ (MT&ĐT). – Kiểm tra giá điện thế nào? (CafeF). – Giá điện tối thiểu đắt gấp đôi điện mặt trời (TN). – Biểu giá điện bậc thang: Việt Nam không theo quy luật nào (Sputnik).
– Quý I/2019, Petrolimex (PLX) tăng trưởng 29% lợi nhuận nhờ giá xăng dầu thế giới hồi phục mạnh (ĐTCK). – Lợi nhuận Petrolimex gấp 3 lần cùng kỳ (HQ). – “Ông lớn” Petrolimex xác nhận giá xăng tăng giúp doanh nghiệp lãi hơn 1.200 tỉ (DV). – Giá xăng dầu “leo thang”, nhiều tàu cá ngư dân Hà Tĩnh nằm bờ (HT).
Tận thu qua thuế, phí
Báo Người Đưa Tin có bài: Những đề xuất đánh thuế “lạ đời” gây hoang mang dư luận. Lâu nay, TP HCM trở thành là “con bò sữa” để Trung ương vắt kiệt, nay tình hình ngân sách càng chịu nhiều áp lực nên quan chức nghĩ thêm nhiều sắc thuế lạ để “tận thu”. Một số đề xuất thuế lạ bị phê phán mạnh: Đánh thuế nước hoa, mỹ phẩm và điện thoại di động; đánh thuế rượu bia ở mức cao hơn nhiều tỉnh thành khác, đánh thuế với số tiền tiết kiệm từ 500 triệu trở lên.
Theo bài viết, “mọi người đều cho rằng nếu đánh thuế thêm cả tiền gửi tiết kiệm thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động huy động vốn và cho vay của các ngân hàng, khiến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càng khó khăn hơn”.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi về đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt điện thoại di động: Người trẻ nói gì? Ông Trần Việt Quân, GĐ Công ty Di động Xanh, cho rằng, ĐTDĐ ngày nay không chỉ là một thiết bị để liên lạc mà còn là công cụ làm việc, mưu sinh của phần lớn người dân. Tầm ứng dụng của ĐTDĐ ngày càng mở rộng. “ Với những lý do này, không biết hạn chế ĐTDĐ để điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có nhiều ý nghĩa không?”
Báo Lao Động viết: Thuế, xin đừng là bắt chẹt! Bài viết phân tích, công nghệ di động, với những chiếc smartphone được dân mua ngày càng nhiều, đang trở thành nguồn lực phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành kinh tế. “Vậy thì can cớ gì lại chất thêm thuế vào những chiếc điện thoại ấy, nhất là khi cách mạng công nghiệp 4.0 đã bắt đầu”.
Mời đọc thêm: Điện thoại di động, nước hoa, mỹ phẩm sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt? (TN). – TP.HCM đề nghị thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điện thoại di động (ICTNews). – Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ĐT di động (VTV). – 4 tháng đầu năm, thu thuế tăng 15% so với cùng kỳ (PT). – Ngành Thuế: Thu ngân sách 4 tháng tăng 15% so với cùng kỳ — Quảng Ngãi: Ủy nhiệm thu thuế khoán chưa đạt kỳ vọng (TBTC).
“Nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn
Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Sự thật bất ngờ về ‘Nhà báo quốc tế’ Lê Hoàng Anh Tuấn. Bài viết vạch trần vụ card visit của ông Tuấn có thông tin ghi ông này là Tổng Biên tập tạp chí Tham nhũng & Hợp tác Quốc tế ở Singapore. Cái gọi là “Cơ quan thường trực Châu Á Thái Bình Dương đặt tại Singapore của tạp chí tham nhũng & hợp tác quốc tế” – “trụ sở làm việc” của ông Tuấn hóa ra chỉ là khu công nghiệp.
Học viện Báo chí và tuyên truyền vừa xóa tên ‘nhà báo quốc tế’ khỏi danh sách thỉnh giảng, theo báo Tuổi Trẻ. Khi được hỏi, lý do nào trước đó ông Lê Hoàng Anh Tuấn lại được mời làm giảng viên thỉnh giảng của học viện này, PGS Trương Ngọc Nam trả lời: “Ông Tuấn có quan hệ công việc với một số giảng viên của Viện Báo chí… Ông Tuấn cũng tham gia nhiều hội thảo, diễn đàn về truyền thông, báo chí. Trong đó tại một số hội thảo do học viện tổ chức, ông Tuấn tham dự với tư cách nhà nghiên cứu gửi bài tham luận”.
VOV đặt câu hỏi: Lý do Viện trưởng Viện KSND Nghệ An tham dự lễ đón “Nhà báo quốc tế”? Ông Tôn Thiện Phương, Viện trưởng VKSND tỉnh Nghệ An giải thích: “Ngày 27/2/2019, tôi có đến dự lễ tri ân trường cũ của ‘Nhà báo quốc tế’ Lê Hoàng Anh Tuấn tại trường THPT Nghi Lộc 3 (Nghệ An). Tôi đến dự là do nhận được thông báo từ Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, bảo có đoàn của anh Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam về Nghệ An nên bảo tôi đi cùng đoàn của Hội Nhà báo Việt Nam. Tôi cũng bị động, vì không nghĩ rằng khi đến nơi lại rầm rộ như thế”.
Mời đọc thêm: ‘Nhà báo quốc tế’ lên tiếng giữa ‘cơn bão’ dư luận (PLTP). – “Nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn giải thích về các danh xưng hoành tráng gây xôn xao (Soha). – Vụ ‘nhà báo quốc tế’ Lê Hoàng Anh Tuấn: Chưa xác minh tư cách ‘Phó Tổng Biên tập phụ trách’ khi mời thỉnh giảng (VNN). – Từ vụ “nhà báo quốc tế”, GS. Nguyễn Văn Tuấn chỉ ra 6 lý do chứng minh sự háo danh (Infonet). – Vụ “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn: 50 người phụ nữ nghèo bỗng ôm nợ lớn (NLĐ).
Tin môi trường
Trang Gia Đình VN có bài: Kinh hoàng bụi tro bay kín nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Quảng Ninh. Theo đó, sáng 7/5, tại khu vực nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, phường Quang Trung, TP Uông Bí xuất hiện rất nhiều khói bụi, bao trùm gần như toàn bộ nhà máy và lan sang khu vực nhà dân bên cạnh, khiến nhiều người ho sặc sụa.
Cá chết lẫn rác thải dạt vào ven bờ hồ Tây, theo báo Pháp Luật và Xã Hội. Khu vực hồ Tây đoạn gần đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội vừa xảy ra hiện tượng cá chết, lẫn với rác thải nổi lềnh bềnh trên mặt nước và dạt vào ven bờ. Trước đó, hiện tượng cá chết đã diễn ra nhiều lần ở hồ Tây, lần nhiều nhất là tháng 10/2016 với khoảng 200 tấn cá chết nổi trắng mặt hồ.
Mời đọc thêm: Đà Nẵng: Xả nước thải vượt chuẩn cho phép, một công ty bị xử phạt 273 triệu đồng (NLĐ). – Một khách sạn ở Phan Thiết bị phạt 378 triệu vì gây ô nhiễm (PLTP). – Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, chây ì nộp phạt! (HT). – Ô nhiễm môi trường đe dọa khu du lịch Côn Đảo (CN&TN).
– Sống trong sợ hãi vì ô nhiễm giữa lòng “đại công trường” gang thép (NĐT). – Người dân lập rào chắn chặn xe phản đối trạm xử lý nước thải khu công nghiệp gây ô nhiễm (Tin Tức). – Sông Dương Đông đã ‘chết thật rồi’! (TT). – Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế: ‘Không thể người nhặt rác, người xả rác được’ (MTG).
– 40 tấn hồ sơ xe buýt bị cháy: Tài liệu không còn, quyết toán trợ giá ngàn tỉ ra sao? — Bảo kê, băng nhóm ‘mafia’ trong kinh doanh gas chiếm đến 15% (TT). – Cà Mau: 12 cán bộ xã bị kiểm điểm vì đi nhậu và đi làm trễ (MTG). – Ra quyết định trái pháp luật, cựu phó chánh án TAND TP Sóc Trăng bị truy tố (NLĐ).
https://baotiengdan.com/2019/05/08/ban-tin-ngay-8-5-2019/
Tàu đổ bộ và tàu tên lửa Úc thăm cảng Cam Ranh, VOA đưa tin. Ngày 7/5, hai tàu chiến HMAS Newcastle và HMAS Canberra của Hải quân Hoàng gia Úc cùng hơn 800 thủy thủ đã đến vịnh Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, bắt đầu thực hiện chuyến thăm Việt Nam 4 ngày.
Chuẩn tướng Richard Owen, Tư lệnh nhóm chuyên trách 661, nói: “Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia”. Chuyến thăm của Hải quân Úc nằm trong khuôn khổ hoạt động Nỗ Lực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 2019.
VnMedia có bài tổng hợp: Mỹ khiến Trung Quốc “sống không yên” ở Biển Đông? Trung Quốc “đã và đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới”, vì các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông.
Trung Quốc gần đây liên tiếp cho triển khai vũ khí, từ tên lửa, máy bay đến tàu chiến, tại các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép ở Biển Đông. Đáp lại, Mỹ liên tục cho các tàu chiến đến khu vực phạm vi 12 hải lý so với những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông để thách thức đòi hỏi chủ quyền phi lý và tham lam của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trung Quốc báo động quân đội sau khi tàu chiến Mỹ tuần tra ở Trường Sa, VnExpress đưa tin. Đại tá Li Huamin, phát ngôn viên Chiến khu Nam Bộ quân đội Trung Quốc, tuyên bố, lực lượng quân sự nước này sẽ được đặt trong “tình trạng báo động cao” và sẽ “áp dụng mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ cái mà Bắc Kinh gọi là “chủ quyền quốc gia”, sau khi hai tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông.
Đại tá Li không nói rõ các “biện pháp cần thiết” này là gì, nhưng nói rằng Hải quân TQ đã triển khai nhiều tàu chiến và máy bay để “xua đuổi” tàu khu trục USS Preble và USS Chung Hoon của Hải quân Mỹ khi chúng tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép tại đá Ga Ven và Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa hôm 6/5.
Báo Dân Trí đặt câu hỏi: Trung Quốc dùng bẫy nợ để kiểm soát biển Đông? Trung Quốc tiếp tục cung cấp nguồn tài chính cơ sở hạ tầng khổng lồ như là một phần của “Sáng kiến Vành đai, Con đường”, với “hy vọng đạt được các yêu sách quan trọng tại Biển Đông về mặt chiến lược và lịch sử. Đất nước này đã đưa ra yêu sách đối với phần lớn khu vực chứa trữ lượng dầu khí khổng lồ”.
Báo Thanh Niên bàn về lộ trình vạch trần âm mưu cài cắm đường lưỡi bò: Tăng cường đấu tranh học thuật. TS Nguyễn Thành Trung cảnh báo, thủ đoạn sử dụng các bản đồ có “đường lưỡi bò” đã được chính phủ Trung Quốc quan tâm đầu tư và khuyến khích một cách có bài bản trên nhiều lĩnh vực khác nhau như sử học, chính trị học, quan hệ quốc tế, luật học, địa lý, hải dương học.
Nếu tình trạng này kéo dài thì Trung Quốc sẽ có nhiều khả năng định hình, chiếm ưu thế và thậm chí dẫn dắt diễn ngôn của giới nghiên cứu về tình hình Biển Đông. “Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm cho việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam”.
Mời đọc thêm: Trung Quốc đòi đuổi tàu chiến Mỹ khỏi Biển Đông (TĐ). – Quân đội Trung Quốc “báo động cao”, đòi chiến hạm Mỹ rời khỏi Biển Đông — Chiến hạm Mỹ tới Biển Đông, quân đội Trung Quốc “nổ súng” gần eo biển Đài Loan (Infonet). – Vì sao căng thẳng Mỹ-Trung chưa hồi kết? (PLTP). – Hai tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa (VTC).
– TQ lộ ảnh đóng tàu sân bay ‘siêu khủng’ mới (VNN). – Lộ diện hình ảnh đầu tiên về tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc (TP). Mời đọc lại: Hải quân Trung Quốc sẽ có 4 tàu sân bay nguyên tử, quyết đẩy Mỹ khỏi Tây Thái Bình Dương (Viet Times).
Cập nhật tình hình sức khỏe Tổng – Chủ Trọng
Báo Thanh Niên dẫn lời Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân: ‘Mọi người sẽ sớm thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước xuất hiện và làm việc’. Ông Nhân khẳng định như vậy trong buổi tiếp xúc cử tri quận 3, TP HCM vào ngày 7/5/2019.
Ông Nhân quên rằng, 12 ngày trước, hôm 25/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nói những lời tương tự, để rồi ông Trọng biệt tăm trong quốc tang ông Lê Đức Anh (dù mang “trọng trách” trưởng ban lễ tang) và cả buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm ở Hà Nội sau đó.
Mời đọc thêm: Ông Nguyễn Thiện Nhân: ‘Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm xuất hiện làm việc’ (VNE). – Nguyễn Thiện Nhân: Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng ‘sẽ sớm quay lại’ (BBC). – Ông Nguyễn Thiện Nhân: Sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày càng tốt (VTC). – Việt Nam 24 Giờ, 6/5/19: Những điện thư chúc mừng ‘bí ẩn’ của ông Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa gì? (NV).
Các vụ “ăn” đất
VietNamNet bàn về vụ lấn sông Hàn xây biệt thự: Nhiều ý kiến trái chiều. Theo đó, trong hội nghị phản biện xã hội dự án bất động sản và bến du thuyền vừa diễn ra ở Đà Nẵng, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT CTCP Quốc Cường Gia Lai, chủ đầu tư dự án Marina Complex khẳng định, dự án này không ảnh hưởng đến môi trường.
Tuy nhiên, ông Bùi Tô Hoài, Phó chủ tịch Hội KHKT cầu đường Đà Nẵng phản bác, dự án Marina Complex sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ của sông Hàn, vì kè đá được xây dựng từ thời Pháp là loại kết cấu đá xếp khan khối lớn cao độ đỉnh kè thấp hơn mực nước lũ lớn nhất, có chức năng hướng dòng chảy ra xa bờ để tránh gây xói lở cho các công trình ven bờ sông.
Báo Người Đưa Tin dẫn lời Giám đốc công ty lâm nghiệp “hô biến” đất rừng thành đất vườn: “Đây cũng là lỗi của tôi vì để vợ làm việc sai trái mà tôi không hề biết”. Một người dân vừa tố cáo ông Dương Thanh Bình, Giám đốc công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ka Nak, huyện Kbang, Gia Lai “ăn đất”.
Ông Bình đã “hô biến” 3,2ha đất rừng tại khoảnh 7, tiểu khu 124 thuộc lâm phần công ty quản lý ra khỏi hồ sơ quản lý, rồi lợi dụng chức vụ quyền hạn để biến diện tích đất cắt bỏ trái phép thành đất rẫy của mình. Đến khi bị phát hiện thì ông ta đổ lỗi cho vợ: “Cái sai phạm lớn nhất của tôi là để bà xã (bà Thủy) sử dụng một phần đất rừng để canh tác trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả là không đúng”.
Chuyện ở TPHCM: Lùm xùm chuyển nhượng căn hộ tại dự án Đức Long Golden Land, theo báo Lao Động. Công ty Vạn Gia Long, chủ đầu tư dự án Đức Long Golden Land ở quận 7, TPHCM, thông báo tạm dừng chuyển nhượng hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua bán căn hộ tại dự án này.
Dự án Đức Long Golden Land bị UBND TPHCM đề nghị chuyển hồ sơ sang công an để làm rõ các dấu hiệu vi phạm. Trước đó, cơ quan chức năng đã nhận đơn tố cáo của một số người dân về những khuất tất của dự án, như bán hàng chưa đủ điều kiện, liên quan đến đất công.
Mời đọc thêm: Công bố kết luận sai phạm về đất đai ở xã Mỹ Thắng, Bình Định (BNews). – Phú Thọ: Có hay không việc nghĩa trang Thiên Đức mua đất ‘chui’ của dân? (PLN). – Đề nghị chuyển cơ quan điều tra dự án Đức Long Golden Land — Tiếp tục kiến nghị lấy ‘đất vàng’ 419 Lê Hồng Phong để xây trường học (TN).
– TP.HCM: Chính quyền quận 7 xác nhận dự án khu dân cư Venica Garden là dự án “ma” (DS). – TPHCM: Cảnh báo nhiều dự án bất động sản “ma” (LĐ). – Vợ giám đốc công ty lâm nghiệp lấn chiếm đất rừng (TP). – Người dân kêu cứu vì xã “bán đất trên giấy” (CL). – Quảng Bình: Dân bức xúc doanh nghiệp ngang nhiên đổ đất lấp ruộng (MTĐT).
Điện, xăng tăng giá
Zing đặt câu hỏi: Các nước láng giềng có tính giá điện bậc thang giống Việt Nam? Theo bài viết, Thái Lan, Malaysia cũng áp dụng biểu giá điện bậc thang nhưng cách chia bậc khác với Việt Nam. Thái Lan thậm chí miễn phí giá điện với hộ dùng dưới 50kWh. Còn tại Singapore, giá bán điện sinh hoạt cho hộ gia đình chỉ có một mức duy nhất là 24,39 cents/kWh. Tuy nhiên, mức giá này được điều chỉnh định kỳ 3 tháng một lần để phản ánh sự thay đổi chi phí của giá điện.
VOV có bài: Giá điện chưa minh bạch người dân vẫn còn bất an. Theo đó, EVN càng giải thích lý do giá điện tăng đột biến, người dùng càng nghi ngờ vì các lý do EVN đưa ra có tính “đánh trống lảng”, phớt lờ yếu tố quan trọng là các dự án đầu tư ngoài ngành lung tung của EVN, tạo nên các khoản lỗ ngàn tỉ.
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh bình luận: “Người dân cần được biết vốn đầu tư sản xuất và kinh doanh của ngành điện từ đâu ra? Việc huy động vốn được thực hiện như thế nào? Đầu tư vào sản xuất kinh doanh điện ra sao và lãi thu về là bao nhiêu…? Đặc biệt là những chi phí đầu vào của ngành điện như giá than, giá khí”.
Báo Dân Việt có bài: Giá xăng hướng mốc cao nhất lịch sử và doanh thu gần 500 tỉ mỗi ngày của Petrolimex.Trong tình hình giá xăng tăng 3 lần liên tiếp trong vòng một tháng, Petrolimex vừa công bố báo cáo tài chính, cho thấy doanh thu 3 tháng đầu năm 2019 đạt 41.960 tỉ đồng, bình quân mỗi ngày thu về trên 466 tỉ đồng.
Bài viết lưu ý “sự lạc điệu trong giá xăng của thế giới và trong nước, đó là trong thời gian gần đây, trong khi giá xăng thế giới giảm thì giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh”. Trong khi các doanh nghiệp xăng dầu bội thu, thì lãnh đạo Bộ Công thương vẫn khẳng định Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang thâm hụt nặng, nhưng tình hình thực tế của quỹ này thì chưa bao giờ được công khai.
Một trong nhiều hậu quả của chuyện giá xăng, điện cùng tăng: Phận làm thuê Sài Gòn khổ sở ‘cắt’ ánh sáng, xe máy. Bài viết dẫn chứng tình hình ở một xóm trọ công nhân tại tổ 24, khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, đến 6 giờ tối những hành lang vẫn tù mù, rất ít đèn được bật. Khi hỏi lý do, nhiều người dân trong xóm nói: “Điện tăng quá, đợi tối hẳn rồi mới mở đèn, đỡ được đồng nào hay đồng nấy”.
Các biện pháp này chỉ có tác dụng về ngắn hạn, chứ không thể duy trì lâu dài. Khi làn sóng lạm phát còn tiếp diễn, kéo theo một loạt sự suy thoái của nền kinh tế VN vốn đã trì trệ nhưng gắng gượng trong nhiều năm. Người dân Venezuela đã từng cam chịu hạn chế chi tiêu, ăn mặc như vậy, chấp nhận bới rác tìm thức ăn, trước khi không thể chịu đựng được nữa, họ đã đứng lên.
Mời đọc thêm: Thủ tướng Phúc ‘không biết’ hay tiếp tay cho phi mã giá điện? (VOA). – Cần đảm bảo công bằng giữa các bậc thang giá điện (MTG). – Vì sao cần thay đổi biểu giá điện bậc thang? (VNE). – ‘Đóng dấu mật vào văn bản tăng giá điện là vô lý’ (MT&ĐT). – Kiểm tra giá điện thế nào? (CafeF). – Giá điện tối thiểu đắt gấp đôi điện mặt trời (TN). – Biểu giá điện bậc thang: Việt Nam không theo quy luật nào (Sputnik).
– Quý I/2019, Petrolimex (PLX) tăng trưởng 29% lợi nhuận nhờ giá xăng dầu thế giới hồi phục mạnh (ĐTCK). – Lợi nhuận Petrolimex gấp 3 lần cùng kỳ (HQ). – “Ông lớn” Petrolimex xác nhận giá xăng tăng giúp doanh nghiệp lãi hơn 1.200 tỉ (DV). – Giá xăng dầu “leo thang”, nhiều tàu cá ngư dân Hà Tĩnh nằm bờ (HT).
Tận thu qua thuế, phí
Báo Người Đưa Tin có bài: Những đề xuất đánh thuế “lạ đời” gây hoang mang dư luận. Lâu nay, TP HCM trở thành là “con bò sữa” để Trung ương vắt kiệt, nay tình hình ngân sách càng chịu nhiều áp lực nên quan chức nghĩ thêm nhiều sắc thuế lạ để “tận thu”. Một số đề xuất thuế lạ bị phê phán mạnh: Đánh thuế nước hoa, mỹ phẩm và điện thoại di động; đánh thuế rượu bia ở mức cao hơn nhiều tỉnh thành khác, đánh thuế với số tiền tiết kiệm từ 500 triệu trở lên.
Theo bài viết, “mọi người đều cho rằng nếu đánh thuế thêm cả tiền gửi tiết kiệm thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động huy động vốn và cho vay của các ngân hàng, khiến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càng khó khăn hơn”.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi về đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt điện thoại di động: Người trẻ nói gì? Ông Trần Việt Quân, GĐ Công ty Di động Xanh, cho rằng, ĐTDĐ ngày nay không chỉ là một thiết bị để liên lạc mà còn là công cụ làm việc, mưu sinh của phần lớn người dân. Tầm ứng dụng của ĐTDĐ ngày càng mở rộng. “ Với những lý do này, không biết hạn chế ĐTDĐ để điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có nhiều ý nghĩa không?”
Báo Lao Động viết: Thuế, xin đừng là bắt chẹt! Bài viết phân tích, công nghệ di động, với những chiếc smartphone được dân mua ngày càng nhiều, đang trở thành nguồn lực phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành kinh tế. “Vậy thì can cớ gì lại chất thêm thuế vào những chiếc điện thoại ấy, nhất là khi cách mạng công nghiệp 4.0 đã bắt đầu”.
Mời đọc thêm: Điện thoại di động, nước hoa, mỹ phẩm sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt? (TN). – TP.HCM đề nghị thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điện thoại di động (ICTNews). – Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ĐT di động (VTV). – 4 tháng đầu năm, thu thuế tăng 15% so với cùng kỳ (PT). – Ngành Thuế: Thu ngân sách 4 tháng tăng 15% so với cùng kỳ — Quảng Ngãi: Ủy nhiệm thu thuế khoán chưa đạt kỳ vọng (TBTC).
“Nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn
Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Sự thật bất ngờ về ‘Nhà báo quốc tế’ Lê Hoàng Anh Tuấn. Bài viết vạch trần vụ card visit của ông Tuấn có thông tin ghi ông này là Tổng Biên tập tạp chí Tham nhũng & Hợp tác Quốc tế ở Singapore. Cái gọi là “Cơ quan thường trực Châu Á Thái Bình Dương đặt tại Singapore của tạp chí tham nhũng & hợp tác quốc tế” – “trụ sở làm việc” của ông Tuấn hóa ra chỉ là khu công nghiệp.
Học viện Báo chí và tuyên truyền vừa xóa tên ‘nhà báo quốc tế’ khỏi danh sách thỉnh giảng, theo báo Tuổi Trẻ. Khi được hỏi, lý do nào trước đó ông Lê Hoàng Anh Tuấn lại được mời làm giảng viên thỉnh giảng của học viện này, PGS Trương Ngọc Nam trả lời: “Ông Tuấn có quan hệ công việc với một số giảng viên của Viện Báo chí… Ông Tuấn cũng tham gia nhiều hội thảo, diễn đàn về truyền thông, báo chí. Trong đó tại một số hội thảo do học viện tổ chức, ông Tuấn tham dự với tư cách nhà nghiên cứu gửi bài tham luận”.
VOV đặt câu hỏi: Lý do Viện trưởng Viện KSND Nghệ An tham dự lễ đón “Nhà báo quốc tế”? Ông Tôn Thiện Phương, Viện trưởng VKSND tỉnh Nghệ An giải thích: “Ngày 27/2/2019, tôi có đến dự lễ tri ân trường cũ của ‘Nhà báo quốc tế’ Lê Hoàng Anh Tuấn tại trường THPT Nghi Lộc 3 (Nghệ An). Tôi đến dự là do nhận được thông báo từ Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, bảo có đoàn của anh Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam về Nghệ An nên bảo tôi đi cùng đoàn của Hội Nhà báo Việt Nam. Tôi cũng bị động, vì không nghĩ rằng khi đến nơi lại rầm rộ như thế”.
Mời đọc thêm: ‘Nhà báo quốc tế’ lên tiếng giữa ‘cơn bão’ dư luận (PLTP). – “Nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn giải thích về các danh xưng hoành tráng gây xôn xao (Soha). – Vụ ‘nhà báo quốc tế’ Lê Hoàng Anh Tuấn: Chưa xác minh tư cách ‘Phó Tổng Biên tập phụ trách’ khi mời thỉnh giảng (VNN). – Từ vụ “nhà báo quốc tế”, GS. Nguyễn Văn Tuấn chỉ ra 6 lý do chứng minh sự háo danh (Infonet). – Vụ “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn: 50 người phụ nữ nghèo bỗng ôm nợ lớn (NLĐ).
Tin môi trường
Trang Gia Đình VN có bài: Kinh hoàng bụi tro bay kín nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Quảng Ninh. Theo đó, sáng 7/5, tại khu vực nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, phường Quang Trung, TP Uông Bí xuất hiện rất nhiều khói bụi, bao trùm gần như toàn bộ nhà máy và lan sang khu vực nhà dân bên cạnh, khiến nhiều người ho sặc sụa.
Cá chết lẫn rác thải dạt vào ven bờ hồ Tây, theo báo Pháp Luật và Xã Hội. Khu vực hồ Tây đoạn gần đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội vừa xảy ra hiện tượng cá chết, lẫn với rác thải nổi lềnh bềnh trên mặt nước và dạt vào ven bờ. Trước đó, hiện tượng cá chết đã diễn ra nhiều lần ở hồ Tây, lần nhiều nhất là tháng 10/2016 với khoảng 200 tấn cá chết nổi trắng mặt hồ.
Mời đọc thêm: Đà Nẵng: Xả nước thải vượt chuẩn cho phép, một công ty bị xử phạt 273 triệu đồng (NLĐ). – Một khách sạn ở Phan Thiết bị phạt 378 triệu vì gây ô nhiễm (PLTP). – Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, chây ì nộp phạt! (HT). – Ô nhiễm môi trường đe dọa khu du lịch Côn Đảo (CN&TN).
– Sống trong sợ hãi vì ô nhiễm giữa lòng “đại công trường” gang thép (NĐT). – Người dân lập rào chắn chặn xe phản đối trạm xử lý nước thải khu công nghiệp gây ô nhiễm (Tin Tức). – Sông Dương Đông đã ‘chết thật rồi’! (TT). – Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế: ‘Không thể người nhặt rác, người xả rác được’ (MTG).
***
Thêm một số tin: Nữ thiếu tá thuê sát thủ bắn người nhận 8 năm tù (TP). – ‘Lộ’ dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (TN). – Chủ khai thác trái phép rừng đặc dụng chống đối lực lượng chức năng (Thanh Tra). – Khi quan chức phải lo kịch bản ứng phó doanh nghiệp (MTG). – Người Việt ‘nhậu’ 5 tỉ USD/năm: càng nhậu càng nghèo! (TT).– 40 tấn hồ sơ xe buýt bị cháy: Tài liệu không còn, quyết toán trợ giá ngàn tỉ ra sao? — Bảo kê, băng nhóm ‘mafia’ trong kinh doanh gas chiếm đến 15% (TT). – Cà Mau: 12 cán bộ xã bị kiểm điểm vì đi nhậu và đi làm trễ (MTG). – Ra quyết định trái pháp luật, cựu phó chánh án TAND TP Sóc Trăng bị truy tố (NLĐ).
https://baotiengdan.com/2019/05/08/ban-tin-ngay-8-5-2019/