Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 21/08/2020

Friday, August 21, 2020 // ,

 Đọc báo Pháp – 21/08/2020

Thái Lan: Tuổi trẻ dấn thân vì ước mơ dân chủ – Tú Anh

Siêu vi corona biến thể, luật sư Nga Alexei Navalny bị trúng độc, luật sư Thái Lan Anon Nampa bị cáo buộc tội phản loạn, thế giới giữa hai cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế, Joe Biden – Donald Trump trên võ đài chính trị tại Mỹ là những chủ đề nóng trên báo Pháp ngày 21/08/2020.

Hành động vì tương lai đất nước

Quốc tế khủng hoảng: Macron trên mọi mặt trận từ Liban, Mali, Niger, Belarus, đến Thổ Nhĩ Kỳ… một danh sách dài trên trang nhất Le Monde vào lúc chủ nhân điện Elysée tiếp nữ thủ tướng Đức Angela Merkel .

Trang châu Á của Le Monde chú ý đến phong trào thanh niên, sinh viên Thái Lan dấn thân cho nền dân chủ.

Thái Lan, từ củ cà rốt đến cây gậy, chế độ quân nhân trá hình tìm cách làm im tiếng nói phản kháng của giới trẻ, đó là ý nghĩa của bài phân tích « Tại Thái Lan, cuộc đàn áp hình thành».

Khắc tinh của thủ tướng Chan-O-Cha  là một luật sư trẻ tuổi Anon Nampa cùng với nhiều lãnh tụ phong trào đòi cải cách, kẻ bị câu lưu, người bị truy nã với các tội danh: phản loạn, vi phạm lệnh cấm biểu tình và quy định phòng dịch virus corona.

Chỉ riêng với tôi danh phản loạn, các nhà hoạt động Thái Lan có thể lãnh án 7 năm tù. Theo thông tín viên Bruno Philip của Le Monde tại Đông Nam Á, Anon Nampa theo quá trình tranh đấu, tự nhiên trở thành lãnh tụ của phong trào như mô hình Hồng Kông.

Trước nguy cơ phong trào lan rộng trong giới trẻ, vì có yêu cầu của quốc vương không nên áp dụng luật chống phạm thượng, hình phạt có thể lên đến 15 năm tù, chính quyền quân nhân trong lớp áo dân sự, sử dụng luật chống phản loạn cũng như các nguyên tắc trói buộc về mạng xã hội, những đạo luật triệt tiêu tự do, theo tố cáo của các nhà dân chủ. Theo họ, Thái Lan đang sống trong một chế độ độc tài giả dạng dân chủ. Trong khi đó, như tuyên bố của luật sư Anon Nampa, giới trẻ Thái Lan ước mơ một chế độ vương triều chung sống hài hòa với nền dân chủ. Để được như thế, sinh viên đòi chính phủ từ chức, giải tán Quốc Hội để bầu lại và phải có một Hiến Pháp mới. Hiến Pháp của chính phủ quân sự năm 2017 quy định 250 thượng nghị sĩ do một ủy ban thân cận với quân đội chỉ định.

Anon Nampa thề sẽ thành công « ngay trong kiếp này »

Có lẽ đã đến lúc chính quyền Thái ra tay. Nhưng theo Le Monde, khủng hoảng kinh tế, do đại dịch Covid làm nghiêm trọng thêm, đã làm cho phong trào chống chế độ la rộng đến thành phần học sinh. Một đoạn video loan truyền trên mạng ghi lại những hình ảnh đáng ngạc nhiên : Hàng trăm học sinh trung học đến bộ Giáo Dục trình nguyện vọng. Bộ trưởng Natthaphone Thepsuwan tỏ thiện chí tiếp học sinh. Nhưng khi ông bắt đầu nói thì bị các học sinh bảo phải ngồi xuống đất trong những hàng sau cùng. Trong tiếng huýt sáo thúc giục, bộ trưởng Thái tuân thủ ngồi bẹp xuống đất. Dường như thời đối thoại vẫn còn.

Ai muốn giết Alexei Navalny ?

Vào lúc Pháp, Đức  kêu gọi Vladimir Putin giúp giải quyết khủng hoảng chính trị tại Belarus bằng giải pháp ôn hòa thì có tin nhà đối lập Nga Alexei Navalny, khắc tinh của tổng thống Nga, « bị nghi ngờ trúng độc » trên máy bay từ miền Viễn Đông về Matxcơva, sau khi uống một ly trà ở phi trường. Máy bay phải đáp khẩn cấp. Le Monde đưa tin: « Đối thủ của Putin nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Nhật báo độc lập nhắc lại,  chính quyền Putin truy bức nhà tranh đấu chống tham ô như trút đòn thù. Một năm, hai lần bị trúng độc. Từ 2011, Navalny bị giam 232 ngày, bị quản thúc 242 ngày ».

Le Figaro không giấu lo ngại « Alexei Navalny, đối thủ số một điện Kremlin, có thể bị đầu độc ». Vào tháng 7/2019, Alexei Navalny bị dị ứng dữ dội, một bác sĩ Nga đã nêu giả thuyết « trúng độc ». Các thân hữu xem đó là hệ quả của nỗ lực chống tham ô của luật sư Navalny. Lần này, ông mới thực hiện xong một cuộc điều tra về nạn tham ô ở Siberia  và trở về Matxcơva với cả khối tài liệu trong tay. Nhật báo thiên hữu cho biết thêm, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức, đang hội đàm tại miền nam nước Pháp, đều lo lắng và đề nghị đưa nhà đối lập Nga sang châu Âu chữa trị. Trong khi đó, truyền thông Nhà nước và các mạng thân Kremlin, thông thường không bao giờ nhắc tên Navalny, nhưng đã phải lên tiếng về sự kiện này với giả thuyết Navalny bị rượu và  ma túy vật ngã. Đương nhiên giới thân cận của ông bác bỏ các luận điểm này .

Le Figaro cho biết thêm một sự kiện : Tại Nga, đầu độc là mối đe dọa không thể xem thường, tổng thống Putin, luôn luôn uống nước trong bình riêng mang theo và  không bao giờ cầm ly do người ta mời. La Croix bi quan chạy tựa trên trang nhất : Nhà đối lập Nga Alexei Navalny giữa sống và chết.

Libération đặt câu hỏi « Ai muốn giết Navalny, một luật sư nhân quyền nay là một lãnh tụ có tầm cỡ ?». Nhật báo thiên tả còn dành một bài dài để lượt kê một loạt vụ đầu độc hay nghi ngờ bị đầu độc mà nạn nhân là nhà báo đối lập, là sĩ quan tình báo tị nạn. Danh sách rất dài từ phóng viên điều tra nạn tham ô Chtchokotchikira chết  vào năm 2003 mà toàn bộ hồ sơ bệnh lý biến mất cho đến vụ hai bố con cựu trung tá tình báo Sergei Skripal bị mưu sát ở  ngoại ô Luân Đôn  và vụ trung tá Alexander Litvinenko bị đầu độc bằng phóng xạ trước đó, cũng tại Luân Đôn .

Belarus : Nghệ sĩ cũng dấn thân

Về khủng hoảng  Belarus, Le Figaro đề cao giới nghệ sĩ dấn thân trên tuyến đầu chống Lukachenko. Chim đầu đàn là Pavel Latushka, cựu bộ trưởng Văn Hóa, cựu đại sứ tại Pháp, giám đốc Nhà hát lớn ở thủ đô Minsk. Vì tham gia biểu tình chống tổng thống Lukachenko, bất chấp khuyến cáo, ông bị đuổi việc nhưng biện pháp trừng phạt này gây tác dụng ngược. Pavel Latushka trở thành người hùng trong giới nghệ sĩ. Hàng trăm nghệ sĩ cũng như người ái mộ ông tập trung trước cửa Nhà Hát Quốc Gia bày tỏ tinh thần ủng hộ.

Thứ Năm vừa qua, nhà của ông bị tạt sơn đỏ. Tiếp theo đó, « Hội đồng điều phối » phong trào phản kháng, trong đó ông là thành viên, bị chính quyền điều tra hình sự với cáo buộc « vi phạm an ninh quốc gia ».

Mùa nghỉ hè sắp kết thúc, đại dịch Covid 19 không giảm với nhiệt độ mà còn tăng tốc lây lan . Le Figaro dành hai trang cho « nghịch lý của dịch bệnh lan tràn nhưng giảm độc hại. Phải chăng do biến thể mà siêu vi SARS-CoV-2 lây nhiều hơn nhưng giết ít hơn. Mỗi ngày tại Pháp có từ 3000 đến 4000 ca mới nhưng trong một tuần chỉ có 65 nạn nhân từ trần. Cùng chiều hướng, Les Echos đưa tít : Covid leo thang lây nhiễm tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha. 7551 ca biến thể được phát hiện .

Covid 19 gây xáo trộn sinh hoạt kinh tế, thất nghiệp gia tăng. Để làm giảm bớt phần nào tác hại, các nước châu Âu chi hàng chục tỷ euro vực dậy kinh tế, trong đó có nỗ lực đào tạo cho thanh niên, nhân viên đổi nghề hoặc cải tiến khả năng làm việc từ nhà. Les Echos phân tích chương trình huấn nghệ kỹ thuật số cho giới trẻ Pháp từ 200 triệu đến 300 triệu euro.

Về thời sự các châu lục khác :

Le Monde đưa tin : Tại Mỹ, cựu tổng thống Barack Obama, nhân Đại Hội đảng Dân Chủ,  nhân danh nền dân chủ  Hoa Kỳ, đọc một bài diễn văn lịch sử như một bản cáo trạng lên án chủ nhân Nhà Trắng thiếu tư cách làm tổng thống, kêu gọi cử tri bầu cho liên danh Joe Biden- Kamala Harris cứu nguy nền dân chủ.

Libération trên trang nhất kêu gọi « Tiến lên, Joe Biden ! » . Theo nhật báo thiên tả « tuy không có sức lôi cuốn công chúng, nhưng cựu phó tổng thống của Barack Obama là niềm hy vọng duy nhất để chiến thắng Donald Trump : tiền ủng hộ vận động tranh cử tăng vọt, thăm dò ý kiến thuận lợi .

Về châu Á, Libération giới thiệu « chế độ Nhà nước gia đình trị của Bắc Triều Tiên » . Kim Jong Un và em gái tận dụng mọi phương tiện để củng cố chế độ kể cả giết người thân và anh em trong nhà .

La Croix cho biết : Dân Bắc Phi ra đi bằng mọi giá. Không còn tin tưởng vào tương lai, ngày càng có đông người Tunisia, Algeri vượt Đại Trung Hải bất chấp hiểm nguy và thảm nạn.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200821-th%C3%A1i-lan-tu%E1%BB%95i-tr%E1%BA%BB-d%E1%BA%A5n-th%C3%A2n-v%C3%AC-%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%C6%A1-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7

 

Tin tổng hợp

(Yonhap) – Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un giao một phần quyền hành cho nhiều người thân cận. 

Cơ quan tình báo Hàn Quốc đã khẳng định như trên vào hôm qua, 20/08/2020. Theo tình báo Hàn Quốc, bà Kim Yo Jong, em gái của ông Lim Jong Un, sẽ “điều hành công việc chung của Nhà Nước trên cơ sở các quyền hành được chuyển giao”. Cũng liên quan đến Bắc Triều Tiên. Theo hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA ngày 20/08, nhân hội nghị toàn thể Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong Un cho biết sẽ công bố một kế hoạch 5 năm mới nhằm phát triển kinh tế tại Đại Hội Đảng Lao Động Triều Tiên mở ra vào tháng Giêng 2021.

( AFP ) – Thái Lan lại bắt giữ nhiều nhà hoạt động. 

Hôm qua, 20/8/2020, thêm 5 nhà hoạt động bị bắt, sau đó được trả tự do có điều kiện, do những người này có liên quan đến các cuộc biểu tình gần đây đòi cải tổ chính phủ và cải tổ nền quân chủ, vốn là một chủ đề cấm kỵ ở vương quốc này. Từ đầu tháng 8 đến nay đã có tổng cộng 11 nhà hoạt động bị bắt và bị truy tố về tội phản loạn và vi phạm luật về tình trạng khẩn cấp y tế.

( Reuters ) – Trung Quốc « không nên xem thường Đài Loan ». 

Hôm qua, 20/08/2020, bộ Quốc Phòng Đài Loan ra tuyên bố nói rõ là Trung Quốc không nên đánh giá thấp quyết tâm của Đài Bắc bảo vệ lãnh thổ của mình và các đe dọa quân sự của Bắc Kinh chỉ khiến cho người dân hòn đảo này thêm quyết tâm.

(Reuters) -Trung Quốc: Mực nước đập Tam Hiệp lên gần đến mức tối đa. 

Theo số liệu công bố hôm nay, 21/08/2020, mực nước ở đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử đã lên gần đến mức tối đa sau các trận mưa như trút nước vào hôm qua. Nước hồ trữ chứa của con đập lên đến mức 166,6 mét, cao thêm 2 mét chỉ trong một buổi tối và cao hơn gần 20 mét so với mức báo động. Mực nước tối đa của hồ chứa của đập Tam Hiệp là 175 mét.

(AFP) – Động đất 6,9 độ Richter ngoài khơi Indonesia. 

Địa chấn hôm nay 21/08/2020 xảy ra cách bờ biển phía nam thành phố Katabu trên đảo Célèbes 200 km, ở độ sâu 600 km dưới đáy biển. Không có thiệt hại nhân mạng và vật chất. Indonesia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, một khu vực thường xảy ra động đất.

AFP) – Covid-19 : Nga sẽ cho thử nghiệm vac-xin trên 40.000 người tự nguyện. 

Hôm qua 20/08/2020 Nga thông báo vac-xin Sputnik V sẽ được thử nghiệm lâm sàng từ tuần tới tại 45 cơ sở y tế. Theo dự kiến, tiêm chủng ngừa virus corona sẽ được triển khai trên diện rộng tại Nga vào tháng 10/2020 và Sputnik V sẽ bắt đầu được giao cho nước ngoài vào tháng 11 hoặc 12/2020.

(AFP) – Tổng thống Trump muốn rút lính Mỹ ra khỏi Irak. 

Đón tiếp thủ tướng Irak vào hôm qua, 20/08/2020, tổng thống Mỹ khẳng định ông muốn rút lính Mỹ khỏi Irak, nhưng không cho biết lịch trình. Tuyên bố của ông Trump được đưa ra vào lúc mà Bagdad và Washington phải đối đầu với những nhóm vũ trang, thường là thân Iran. Đây là lần đầu tiên tổng thống Mỹ tiếp thủ tướng Moustafa al-Kazimi, được đề cử vào tháng 5, và có tiếng là thân Mỹ hơn người tiền nhiệm.

(Reuters) – TT Colombia : Venezuela đang tìm cách mua tên lửa của Iran. 

Tổng thống Colombia Ivan Duque ngày 20/08/2020 tố cáo chế độ của tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đang tìm cách trang bị tên lửa do Iran chế tạo và cung cấp cho các nhóm phiến quân Colombia vũ khí do Nga và Belarus chế tạo. Ngoại trưởng Azzera coi cáo buộc của Colombia là « điều giả tưởng ». Cũng như nhiều nước, Colombia không công nhận tính chính đáng của Nicolas Maduro.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200821-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

 

Điểm tin thế giới sáng 21/8:

Kim Jong Un trao thêm quyền cho em gái;

Video thủ lĩnh đối lập ở Nga nghi bị đầu độc

Lục Du

Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Sáu (21/8) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Kim Jong Un trao thêm quyền cho em gái

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giao thêm quyền cho em gái Kim Yo-Jong, bao gồm việc giám sát mối quan hệ với Mỹ và Hàn Quốc, theo báo cáo từ một cơ quan gián điệp Seoul, Fox News đưa tin.

Mặc dù ông Kim vẫn duy trì “quyền lực tuyệt đối”, nhưng ông đã giao nhiều quyền hơn cho em gái và một số phụ tá khác trong nỗ lực giảm mức độ căng thẳng trong công việc của mình, Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Hàn Quốc cho hay.

NIS cho biết thêm, Kim Yo-Jong, ở độ tuổi ngoài 30, hiện sẽ “chỉ đạo các công việc chung của nhà nước” Triều Tiên.

Video thủ lĩnh đối lập ở Nga nghi bị đầu độc

Một video lan truyền trên mạng xã hội (bên dưới) hôm thứ Năm cho thấy các nhân viên y tế đang chăm sóc cho ông Alexei Navalny trên máy bay, khi ông Navalny hét lên đau đớn sau khi uống một cốc trà mà những đồng minh của vị chính trị gia đối lập với Tổng thống Nga Putin cho là đã bị Kremlin bỏ thuốc độc, theo Fox News.

“Khi bắt đầu chuyến bay [Navalny] đi vệ sinh và ông ấy đã không quay lại”, chủ nhân của video cho biết sự việc trong một thông báo trên Instagram story. “Ông ấy bị ốm nặng và họ gần như không thể hồi sức cho ông ấy khi ông ấy la hét đau đớn. Họ không nói điều gì xảy ra với ông ấy. Bây giờ chúng tôi đã hạ cánh ở Omsk. Xe cấp cứu đã đến”.

Người phát ngôn của ông Navalny, bà Kira Yarmysh, nói với đài phát thanh Echo Moskvy rằng ông hẳn đã uống một cốc trà có độc tại một quán cà phê ở sân bay trước khi lên máy bay từ Siberia về lại Moscow vào sáng thứ Năm. Trong suốt chuyến bay, ông Navalny bắt đầu đổ mồ hôi và yêu cầu bà nói chuyện để ông có thể “tập trung vào âm thanh của giọng nói”. Sau đó ông Yarmysh vào nhà vệ sinh và bất tỉnh, sau đó rơi vào trạng thái hôn mê và phải thở máy trong tình trạng nghiêm trọng.

Trong một động thái liên quan, theo Reuters, Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp hôm thứ Năm đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đối với bệnh tình của ông Navalny và đề nghị chăm sóc y tế cho thủ lĩnh phe đối lập ở Nga.

Hoa Kỳ sẽ trừng phạt thế lực thuê tấn công lính Mỹ

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm tuyên bố sẽ trả đũa nếu các quốc gia khác bị phát hiện trả tiền thưởng cho các cuộc tấn công quân đội Mỹ ở Afghanistan, theo Reuters.

Vào cuối tháng Sáu, xuất hiện thông tin rằng tình báo Hoa Kỳ phát hiện chính phủ Nga đã trả tiền cho Tabliban để tổ chức khủng bố này tấn công lính Mỹ ở Afghanistan. Nga phủ nhận cáo buộc và Tổng thống Trump nói rằng ông không tin có việc này.

CNN tháng này đưa tin rằng tình báo Mỹ cũng thông tin rằng Iran đã trả tiền thưởng cho Taliban để nhắm mục tiêu vào quân đội Mỹ ở Afghanistan.

Tổng thống Trump, phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng cùng với thủ tướng Iraq, nói với các phóng viên rằng nếu các báo cáo đó được xác định là sự thật, thì “chúng tôi sẽ tấn công họ rất mạnh, đầu bạn sẽ quay”.

Chính phủ Maduro ngăn công dân Mỹ xuất cảnh

Chính phủ của Tổng thống “tiếm quyền” Venezuela Nicolas Maduro đang ngăn cấm công dân Hoa Kỳ xuất cảnh, từ chối các chuyến bay sơ tán nhân đạo của Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm thứ Năm, Reuters đưa tin.

“Trước đây chúng tôi đã đưa ra những lời đề nghị cho phép công dân Mỹ rời đi, nhưng tất cả đều bị Maduro và tay chân của ông ta từ chối”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Morgan Ortagus, nói.

Washington đã phủ nhận chính phủ Maduro và thay vào đó công nhận nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido là tổng thống hợp pháp của Venezuela, mặc dù ông Maduro vẫn nắm quyền kiểm soát các thể chế nhà nước trên thực tế.

Belarus: Người biểu tình đối mặt tội hình sự

Các công tố viên ở Belarus đã cáo buộc phe đối lập cố gắng giành quyền lãnh đạo đất nước và đã mở một vụ án hình sự chống lại họ, trong bối cảnh các cuộc biểu tình yêu cầu Tổng thống Alexander Lukashenko từ chức vẫn tiếp tục, theo The Guardian.

Thông báo này làm tăng khả năng xét xử và bỏ tù đối với các nhà lãnh đạo của một hội đồng điều phối, được thành lập trong tuần này, bao gồm các chính trị gia đối lập, các đại diện nhà máy và người từng đoạt giải Nobel Svetlana Alexievich.

Hội đồng này đã tổ chức cuộc họp đầu tiên hôm thứ Tư, kêu gọi các cuộc bầu cử mới và các cuộc đàm phán với chính quyền, nhưng Tổng thống Lukashenko đã bác bỏ và nói rằng đây là một âm mưu đảo chính do phương Tây hậu thuẫn.

Các cuộc biểu tình lớn ở Belarus liên tục nổ ra kể từ khi ông Lukashenko thắng cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 6 liên tiếp với 80% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử hồi đầu tháng. Những người ủng hộ phe đối lập tin rằng vị tổng thống tại vị suốt 26 năm đã gian lận để giành phiếu. Các cuộc biểu tình vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mặc dù đã có hơn 7.000 người bị bắt và nhiều người trong số họ bị đánh đập dã man.

(Ảnh: Reuters)

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-21-8-kim-jong-un-trao-them-quyen-cho-em-gai-video-thu-linh-doi-lap-o-nga-nghi-bi-dau-doc.html

 

Điểm tin thế giới tối 21/8:

Hồ chứa đập Tam Hiệp chưa đầy 10m nữa là tràn

Triệu Hằng

Mục Điểm tin thế giới tối thứ Sáu (21/8) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Hồ chứa đập Tam Hiệp chưa đầy 10m nữa là tràn

Mực nước tại Đập Tam Hiệp khổng lồ của Trung Quốc trên sông Dương Tử đang nhích gần tới mức tối đa sau khi những trận mưa lớn làm gia tăng khối lượng nước lên mức kỷ lục, dữ liệu chính thức cho thấy hôm thứ Sáu (21/8), theo Reuters.

Với 75.000 m3/s từ sông Dương Tử đổ vào thứ Năm, độ sâu của hồ chứa đạt 165.6 m, tăng 2 m qua đêm và cao hơn gần 20 m so với mức cảnh báo chính thức.

Độ sâu tối đa theo thiết kế của hồ chứa lớn nhất Trung Quốc là 175 m.

Nhà chức trách đã tăng lưu lượng xả lên mức kỷ lục 48.800 m3/s hôm thứ Năm để cố gắng hạ thấp mực nước hồ chứa, và có thể họ sẽ phải tăng tiếp để tránh khả năng xảy ra một đợt tràn nguy hiểm.

Trung Quốc tố Đài Loan chi tiền bôi nhọ đại sứ Bắc Kinh tại Kiribati

Bức ảnh đại sứ Trung Quốc tại Kiribati dẫm trên lưng những đứa trẻ bản địa nằm sấp mặt đang gây tranh cãi. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã bảo vệ nhà ngoại giao này và cáo buộc Đài Loan mua chuộc dư luận trực tuyến để lan truyền những bình luận ác ý, trang tin Taiwan News cho biết.

Trong bức ảnh ban đầu được người dùng Michael Field chia sẻ trên Twitter, đại sứ Trung Quốc mới nhậm chức Kiribati, ông Tang Songgen đang dẫm lên lưng hàng dài những đứa trẻ bản địa đang nằm sấp trên mặt đất trong một nghi lễ tiếp đón ông.

Người dân địa phương cho biết đây là một nghi lễ truyền thống của Kiribati, mặc dù nó thường xuất hiện trong các đám cưới. Các báo cáo truyền thông cho biết không có nhà ngoại giao hoặc quan chức chính phủ nước ngoài nào khác, kể cả những người từ Đài Loan, từng tham gia một nghi lễ như vậy, trái ngược với tuyên bố của ông Triệu.

Nhiều quan chức nước ngoài khác cũng đưa ra bình luận. Constantine Panayiotou, tùy viên quốc phòng Mỹ tại 5 quốc đảo Thái Bình Dương, bao gồm đảo Kiribati, viết trên Twitter: “Tôi chỉ đơn giản là không thể tưởng tượng được việc dẫm lên người những đứa trẻ (hoặc ngay cả người lớn) là một hành vi có thể chấp nhận được của đại sứ bất kỳ quốc gia nào!”.

Dave Sharma, một nghị sĩ Úc trước đây từng là nhà ngoại giao cho phái bộ Úc tại Papua New Guinea cũng cho biết: “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu một đại diện của Úc tham gia vào một nghi lễ kiểu như vậy”.

Mỹ gỡ bỏ phong tỏa tài sản Venezuela để giúp chống dịch Covid-19

Phe đối lập Venezuela cho biết hôm thứ Năm Mỹ đã cấp cho họ quyền truy cập ngân quỹ hàng triệu đô la của chính phủ Veneuela để hỗ trợ việc chống dịch Covid-19 tại nước này, theo Reuters.

Bộ Tài chính Mỹ đã phê duyệt việc gỡ phong tỏa các nguồn quỹ, phe đối lập cho biết trong một tuyên bố nhưng không cho biết tổng số tiền.

Tuyên bố cho biết, một phần nguồn quỹ được gỡ phong tỏa sẽ được dùng để chi trả cho khoảng 62.000 nhân viên y tế với mức 300 USD/người. Trong lần ghi hình trực tiếp trên Twitter tối thứ Năm, lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido cho biết các nhân viên y tế có thể đăng ký tài khoản để nhận khoản thanh toán

100 USD/tháng, bắt đầu từ thứ Hai. Nhân viên y tế ở Venezuela có thể kiếm được ít nhất 5 USD mỗi tháng.

WHO thảo luận với Nga về vắc xin Covid-19

Văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ đã bắt đầu thảo luận với Nga để nhằm thu thập thông tin về loại vắc xin Covid-19 thử nghiệm mà nước này gần đây phê duyệt, hãng AP đưa tin.

Tuần trước, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vắc xin virus corona. Nhưng loại vắc xin này vẫn chưa trải qua các thử nghiệm tiên tiến theo yêu cầu như thường lệ để chứng minh tính hiệu quả trước khi cấp phép. Như vậy, đây là một vi phạm lớn trong quy trình nghiên cứu cấp phép vắc-xin. Các quan chức Nga tuyên bố vắc xin này sẽ cung cấp khả năng miễn dịch Covid-19 trong dài hạn nhưng không đưa ra bằng chứng.

Đồng minh phe đối lập Nga cáo buộc Kremlin cản trở việc đưa đối thủ của Putin sang Đức điều trị

Các đồng minh của nhà chính trị đối lập Nga Alexei Navalny đã tố cáo Kremlin cản trở việc đưa ông sang Đức để điều trị y tế vào thứ Sáu (21/8). Họ nói rằng quyết định của chính quyền Nga đã đặt tính mạng của ông Navalny rơi vào nguy hiểm vì bệnh viện Siberian nơi ông Navalny đang chữa trị thiếu trang thiết bị y tế, theo Reuters.

Ông Navalny, một người chỉ trích ông Tổng thống Vladimir Putin và các phụ tá, đang trong tình trạng nghiêm trọng sau khi uống trà vào sáng thứ Năm. Những đồng minh của ông Navalny cho rằng trong cốc trà có độc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-toi-21-8-ho-chua-dap-tam-hiep-chua-day-10m-nua-la-tran.html

Tin Việt Nam – 21/08/2020

 Tin Việt Nam – 21/08/2020

Tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội bị bắt liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung – Hiểu Minh

Tối 20/8, ông Võ Tiến Hùng (Tổng giám đốc Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội) bị bắt về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Theo nguồn tin trên báo Người lao động, hành vi sai phạm của ông Hùng có liên quan đến việc mua độc quyền chế phẩm Redoxy-3C để xử lý các hồ ô nhiễm trên địa bàn TP. Hà Nội.

Đây cũng là một trong ba vụ án đang được Bộ Công an làm rõ trách nhiệm liên quan của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Hôm 11/8, ông Chung bị Thủ tướng đình chỉ công tác 90 ngày.

Tuổi Trẻ đưa tin, trước đó, câu chuyện mua độc quyền chế phẩm Redoxy-3C để xử lý các hồ ô nhiễm trên địa bàn TP. Hà Nội được dư luận quan tâm, đặt dấu hỏi việc mua này có đấu thầu hay chỉ định mua.

Trước những đòi hỏi liên quan đến minh bạch, hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm Redoxy-3C, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã giao Thanh tra TP. Hà Nội chủ trì thành lập đoàn liên ngành thanh tra toàn diện việc mua, đánh giá hiệu quả sử dụng đối với chất Redoxy-3C và yêu cầu sau khi hoàn thành thanh tra phải công khai kết quả.

Đến ngày 31/5, Thanh tra TP. Hà Nội công bố quyết định thanh tra toàn diện việc mua, quản lý, sử dụng chế phẩm Redoxy-3C để xử lý ô nhiễm nước các hồ trên địa bàn TP.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, từ tháng 9/2016, công tác xử lý ô nhiễm môi trường nước hồ được thử nghiệm bằng chế phẩm Redoxy-3C tại 3 hồ Giáp Bát, Hố Mẻ, Ba Mẫu theo chỉ đạo của TP.

Sau khi thử nghiệm thành công, công tác xử lý ô nhiễm môi trường nước hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C đã được UBND TP chấp thuận cho triển khai nhân rộng tại 87/125 hồ nội thành.

https://www.dkn.tv/thoi-su/tong-giam-doc-cong-ty-thoat-nuoc-ha-noi-bi-bat-lien-quan-den-ong-nguyen-duc-chung.html

 

Hà Nội: Vì sao Giám đốc

Công ty Thoát nước Võ Tiến Hùng bị bắt?

Một viên chức, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội Võ Tiến Hùng, bị Bộ Công an khởi tố bị can ngày 20/8 và bắt tạm giam.

Sai phạm của ông Hùng có liên quan đến việc mua độc quyền chế phẩm Redoxy-3C.

Bình luận đa chiều về vụ đình chỉ Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Hà Nội: Chủ tịch Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ công tác

Báo Pháp luật Việt Nam, cơ quan của Bộ Tư pháp, chỉ ra rằng vụ án liên quan đến ông Võ Tiến Hùng, là 1 trong 3 vụ án hình sự liên quan đến Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội là doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước và trực thuộc UBND TP.Hà Nội.

Báo Thanh Niên nói hành vi của ông Võ Tiến Hùng có liên quan đến việc mua độc quyền chế phẩm Redoxy-3C của Cộng hòa liên bang Đức để xử lý các hồ ô nhiễm trên địa bàn TP.Hà Nội.

Theo tờ Thanh Niên, kết luận thanh tra TP.Hà Nội ban hành hồi tháng 3.2020 cho biết trong giai đoạn 2016 – 2019, TP.Hà Nội đồng ý cho Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội mua hơn 400 tấn hóa chất Redoxy-3C để xử lý ô nhiễm nước tại các sông, hồ trên địa bàn với tổng chi phí khoảng 137 tỉ đồng.

Chế phẩm Redoxy-3C do Công ty Watch Water GmbH (Đức) sản xuất và đã ký văn bản thỏa thuận về việc phân phối độc quyền với Công ty TNHH thương mại dịch vụ Arktic (Công ty Arktic).

Công ty Arktic được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu vào năm 2015 do 2 thành viên góp vốn gồm: ông Đào Xuân Tấn và ông Nguyễn Đức Hạnh. Trong tháng 7/2016, ông Nguyễn Đức Hạnh đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty Arktic cho người khác.

Báo Thanh Niên nói: “Nhiều thông tin cho rằng, ông Nguyễn Đức Hạnh là con trai của ông Nguyễn Đức Chung.”

Sau khi có dư luận, ông Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Thanh tra UBND TP.Hà Nội vào cuộc làm rõ tính minh bạch cũng như hiệu quả việc mua sắm chế phẩm này.

Tại kết luận thanh tra, Thanh tra TP.Hà Nội không chỉ ra được sai phạm cụ thể nào, đồng thời cho rằng: “Đại diện chính quyền địa phương và khu dân cư đều đề nghị TP tiếp tục thực hiện công tác xử lý và duy trì chất lượng nước hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C như trong thời gian vừa qua”.

Trong khi đó, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã khẳng định ông Nguyễn Đức Hạnh là con trai ông Nguyễn Đức Chung.

VOV nói vụ án tại Công ty Thoát nước Hà Nội là 1 trong 3 vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung, đang bị Bộ Công an điều tra.

Hai vụ còn lại gồm Buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Nhật Cường, Sở KH-ĐT Hà Nội và vụ án Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước mà Cơ quan Điều tra mới khởi tố gần đây.

Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội đang bị tạm đình chỉ công tác.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53867565

 

7 án tử hình, 3 án chung thân dành cho các đối tượng

mua bán, vận chuyển trái phép ma túy

Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên vào ngày 21/8 vừa tuyên án đối với 10 người trong vụ án mua bán, vận chuyển trái phép hơn 150 bánh heroin, trong đó có 7 án tử hình và 3 án chung thân.

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin dẫn thông tin của tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết như vừa nêu. Theo đó 7 án tử hình dành cho Mua A Lềnh (1987), Mua A Lòng (2000), Hờ A Vạ (1989), Hồ a Cầu (1993), Hạng A Dế (1980), Hạng A Giàng (1986), Sùng A Tủa (1987). Các đối tượng: Mua A Chứ (1998), Thào A Cư (1986), Giàng A Thái (1994) nhận mức án tù chung thân.

Theo cáo trạng, hồi tháng 5/2019 phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy công an tỉnh Điện Biên phát hiện Mua A Lềnh đang trao đổi mua bán hơn 655 gam heroin. Quá trình mở rộng điều tra, cơ quan chức năng phát hiện Mua A Lềnh đã tham gia vận chuyển trái phép chất ma túy cùng với các bị can trên với tổng số 150 bánh heroin

Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Điện Biên khẳng định các bị cáo đều là những người thực hành, hành vi phạm tội của các bị cáo được cho là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chính sách quản lý nhà nước về chất ma túy và làm ảnh hưởng đế an toàn xã hội. Các bị cáo là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự, do đó tòa án nhân dân tuyên phạt 7 án tử hình và 3 án chung thân đối với các bị cáo này.

Ngoài phạt tù, 10 bị cáo buộc phải nội lại số tiền gần 400 triệu đồng, tịch thu và tiêu hủy toàn bộ hơn 150 bánh heroin trong vụ án. Đồng thời, theo điều 47 Bộ luật hình sư, toàn bộ bị cáo được miến án phí sơ thẩm, có quyền kháng cáo lên tòa án tối cao tại Hà Nội trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Trong vòng 7 ngày kể từ khi tòa tuyên án, 7 đối tượng bị tuyên án tử hình được gửi đơn xin ân giảm đến Chủ tịch nước.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/seven-death-sentences-3-life-sentences-for-drug-dealers-and-traffickers-08212020090620.html

 

Nguyên Chủ tịch TP Phan Thiết

bị án 24 tháng tù treo về sai phạm đất đai

Cựu Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết bị tuyên 24 tháng tù treo trong vụ án “Vi phạm các qui định về quản lý đất đai”.

Hội đồng xét xử (HĐXX) Toà án nhân dân tỉnh Bình Thuận ngày 21/8 đã tuyên án đối với 6 bị cáo nguyên là Chủ tịch, phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết và các cán bộ, chuyên viên phòng Tài nguyên & Môi trường (TNMT).

Truyền thông Nhà nước Việt Nam đã loan tin này vào cùng ngày trích nhận định của HĐXX đối với các bị cáo, đó là đã xâm hại trực tiếp đến trật tự quản lý đất đai, phá vỡ qui hoạch sử dụng đất và làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước, lòng tin của người dân đối với việc quản lý đất đai tại địa phương.

Do đó, HĐXX tuyên bị cáo Đỗ Ngọc Điệp (nguyên Chủ tịch UBND TP Phan Thiết) người đã trực tiếp ký 32 quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ) trái pháp luật hơn 46.000m2 lĩnh 24 tháng tù treo, do ông Điệp thành khẩn khai báo.

Ông Trần Hoàng Khôi (nguyên Phó Chủ tịch), bị tuyên 48 tháng tù giam, vì trực tiếp ký 100 quyết định cho phép chuyển mục đích SDĐ trái quy định hơn 124.000m2.

Đối với ông Phạm Thanh Thái (nguyên Trưởng phòng TN&MT) bị tuyên phạt 42 tháng tù giam vì tham mưu cho lãnh đạo trong việc chuyển đổi mục đích SDĐ trái pháp luật.

Các bị cáo khác nguyên là chuyên viên và nhân viên Phòng TN&MT gồm Lê Hoàng Anh Tân bị xử 30 tháng tù, Lê Hồ Khải 36 tháng tù, Nguyễn Trí bị tuyên 9 tháng tù nhưng được hưởng án treo.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-chairman-phan-thiet-city-gets-24-month-suspension-sentence-for-land-violations-08212020074647.html

 

Hơn 12.300 căn nhà đã bán cho người nước ngoài

ở Việt Nam trong 5 năm

Các tổ chức và cá nhân người nước ngoài ở Việt Nam đã mua hơn 12.300 căn hộ trong 5 năm qua, chủ yếu tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 21/8, dẫn số liệu ghi nhận của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho thấy cụ thể trong 5 năm vừa qua, 17 tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản lớn tại Việt Nam đã bán hơn 12.300 căn hộ cho khách hàng nước ngoài.

Tin cho biết những cá nhân và tổ chức nước ngoài mua số lượng nhà vừa nêu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore.

HoREA cho biết thêm số liệu 12.335 căn hộ được bán là từ các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, tương đương chiếm khoảng 70-80% thị phần nhà ở bán cho người nước ngoài. Theo đó, HoREA ước lượng trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2020, tổng số đã được bán cho khách hàng nước ngoài ở Việt Nam lên đến tối đa vào khoảng 16.000 căn hộ. Và đối chiếu với số liệu của Bộ Xây dựng thì người nước ngoài mua nhà chiếm tỉ lệ 2% tổng số nhà ở trong 5 năm qua.

Chủ tịch HoREA, ông Lê Hoàng Châu, được báo giới Nhà nước Việt Nam dẫn lời cho biết tỉ lệ 2% là không cao, bởi vì rất nhiều người nước ngoài ở Việt Nam chọn thuê nhà ở mà không có nhu cầu sở hữu vì luật pháp Việt Nam quy định người nước ngoài ở quá 180 ngày/năm phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Các cá nhân và tổ chức người nước ngoài mua căn hộ, chủ yếu là đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp ở vùng ven.

Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đã cảnh báo về tình trạng một số người nước ngoài  đầu tư bất động sản ở Việt Nam, bằng cách thức nhờ doanh nghiệp hoặc cá nhân người Việt đứng tên mua nhà tại một số địa điểm “nhạy cảm,” có ảnh hưởng đến quốc phòng và an ninh…

Bộ Công an, hồi tháng 6/2020, đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam không phát triển thêm các dự án căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (tourist villa), văn phòng văn phòng kết hợp lưu trú (officetel), không hợp thức hóa các loại hình này thành nhà ở.

Theo cảnh báo và đề nghị của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, HoREA đề nghị với Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan liên quan rằng chưa cho phép người nước ngoài mua và sở hữu căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà phố du lịch. Người nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, thì thực hiện theo phương thức đầu tư tài chính theo quy định của Luật Đầu tư.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-than-12300-houses-sold-to-foreigners-within-5-years-in-vietnam-08212020084320.html

 

Covid-19: Việt Nam vượt mốc 1.000 ca nhiễm,

Đà Nẵng vẫn là ổ dịch lớn nhất

Mai Vân

3 phút

Theo số liệu chính thức, vào hôm qua 20/08/2020, Việt Nam đã ghi nhận thêm 14 ca nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm được xác nhận lên thành 1.007 trường hợp. Thành phố Đà Nẵng ở miền Trung tiếp tục là ổ dịch nghiêm trọng nhất nước.

Thông cáo của bộ Y Tế Việt Nam cho biết chi tiết là trong số 14 ca nhiễm mới, có 12 ca lây bệnh ngay trong nước, 11 người ở Đà Nẵng, 1 người ở Quảng Nam.

Hai trường hợp còn lại là ca ngoại nhập, một chuyên gia Philippines từ Hàn Quốc bay đến Cam Ranh, đã bị cách ly tại Khánh Hòa, và một thanh niên từ Guinea Xích Đạo trở về nước cuối tháng 7, được cách ly tại Củ Chi (Thành Phố Hồ Chí Minh).

Việc có đến 11 ca nhiễm mới tại Đà Nẵng trên tổng số 14 ca trong ngày, cho thấy là thành phố miền Trung này tiếp tục là ổ dịch nghiêm trọng nhất Việt Nam, là nguồn lây lan dịch ra cả nước trong thời gian gần đây.

Riêng Đà Nẵng đã chiếm hơn 1/3 số ca nhiễm trong cả nước – chính xác là 372 ca tính đến cuối ngày hôm qua – và 21 ca tử vong trên tổng số 25 người chết vì Covid-19 được ghi nhận. Bốn trường hợp tử vong còn lại bao gồm 3 người ở Quảng Nam, và 1 người ở Quảng Trị.

Từ khi dịch bệnh lây lan mạnh trở lại từ hạ tuần tháng 7 đến nay, dich Covid-19 đã xuất hiện tại 15 tỉnh thành ở Việt Nam, đại đa số các ca nhiễm đều có liên quan đến ổ dịch Đà Nẵng. Trên bảng dữ liệu của bộ Y Tế Việt Nam, sau Đà Nẵng, Hà Nội bị 156 ca nhiễm, theo sau là Quảng Nam, 101 ca và Thành Phố Hồ Chí Minh 78 ca.

Tốc độ lây lan và tính chất nguy hại của dịch bênh rất đáng lo ngại. Chỉ trong không đầy 4 tuần, từ 25/07 đến 20/08, số ca nhiễm đã tăng thêm hơn 500, bằng cả 7 tháng trong đợt đầu tiên của dịch bệnh. Còn về số tử vong thì rất rõ. Từ không có trường hợp nào trong gần 7 tháng, ca tử vong đầu tiên được ghi nhận hôm 31/07, và từ đó đến nay, số người chết đã lên thành 25 người.

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200821-covid-19-vi%C3%AA%CC%A3t-nam-v%C6%B0%C6%A1%CC%A3t-m%C3%B4%CC%81c-1-000-ca-nhi%C3%AA%CC%83m-%C4%91a%CC%80-n%C4%83%CC%83ng-v%C3%A2%CC%83n-la%CC%80-%C3%B4%CC%89-di%CC%A3ch-l%C6%A1%CC%81n-nh%C3%A2%CC%81t

 

Ý thức kém trong việc cách ly thời COVID-19!

Ngày 20/8 Bí thư Thành phố Đông Hà cho biết ông Hoàng Viết C., Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường 5, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, người tổ chức sinh nhật trong khu cách ly với vợ là bệnh nhân COVID-19, sẽ bị họp xử lý theo quy định của pháp luật sau khi ông này cách ly xong.

Cụ thể, vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 15/8, ông C. cùng 2 con ruột đang cách ly theo diện F1 nhận được bánh kem gửi vào khu cách ly trong ngày sinh nhật của ông. Nên ông đã gọi vợ ông là bệnh nhân 904 đang bị cách ly đặc biệt tại Trung tâm Y tế TP Đông Hà vào lúc 20 giờ 5 phút sang phòng cách ly của mình để tham gia sinh nhật, chụp ảnh, ghi hình rồi bệnh nhân 904 lấy ít trái cây và về phòng ngồi ăn. Sự việc được biết đến sau khi con ông C. đăng hình lên Facebook.

Từ Hà Nội, Tiến sĩ xã hội học Phạm Quỳnh Hương, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhận định:

“Nếu một người bình thường thì nhìn vào thấy là không tuân thủ đúng, với người dân đã là không đúng, còn đây hơn nữa là lãnh đạo càng thể hiện không đúng. Lúc trước cũng có một cán bộ xã ở Thái Bình đã không tuân thủ cách ly và cũng đã bị dư luận phê phán và bị kỷ luật. Điều đấy tôi nghĩ là đâu đó ở Việt Nam vẫn có một quan chức lãnh đạo ở cấp tỉnh, huyện, xã có hành xử thiếu chuyên nghiệp như vậy. Đấy là một thực tế chứ không phải là điều quá hiếm.”

Theo lời ông Bí thư Thành phố Đông Hà Nguyễn Chiến Thắng nói với Báo Nhân Dân, đối với một công chức, hành động tổ chức sinh nhật với bệnh nhân COVID-19 trong lúc thành phố Đông Hà đang thực hiện giãn cách xã hội là không thể chấp nhận được, huống gì đây là một Phó Chủ tịch UBND phường.

Căn cứ theo pháp luật Việt Nam, hành động của ông Hoàng Viết C. có thể bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng do đã vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 176/2013 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, ông Hoàng Viết C. cũng có thể đối mặt với mức án 1-5 năm tù theo Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

Do đó, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng nếu như trước đây, có lẽ những sự việc này sẽ không được biết đến. Tuy nhiên, nhờ vào sự loan truyền thông tin rộng rãi như hiện nay đã phần nào có thể thay đổi tư duy lãnh đạo:

“Khi xảy ra như thế thì bây giờ phương tiện truyền thông nhiều nên mọi người có thể chụp hình, đưa lên mạng, báo chí thì dư luân vào phê phán, chê trách thì có thể bằng cách như vậy thì đội ngũ lãnh đạo cán bộ sẽ dần dần điều chỉnh hành vi của họ. Trước đây không có phán xét, kiểm soát như vậy nên họ có vẻ rất thoải mái trong cư xử, nhưng bây giờ chắc không thể được nữa rồi vì bây giờ mà tiếp tục như thế lại sẽ bị dư luận phê phán.”

Ngày 19/8, Ủy ban Nhân dân thành phố Biên Hòa đã lập đoàn kiểm tra để làm việc với lãnh đạo trường Tiểu học, trung học cơ sở tư thục Nguyễn Khuyến đối với việc trường này vẫn cho hơn 800 học sinh đến trường. Đây được đánh giá là hành động trái với quy định của Ủy ban Nhân dân tỉnh và Ủy ban Nhân dân thành phố Biên Hòa về công tác phòng chống dịch COVID-19.

Trong cùng ngày, tại Hà Nội, Ủy ban Nhân dân phường Quảng An, quận Tây Hồ đã quyết định đóng cửa phủ Tây Hồ trong hai ngày do lượng người đến lễ mùng 1 âm lịch quá đông. Theo ước tính của ông Đỗ Ngọc Long – Phó chủ tịch UBND phường Quảng An, có khoảng 4.000 người đã đi lễ ở phủ Tây Hồ trong ngày 19/8.

Với việc tập trung đông người trong một khoảng không gian giới hạn như trường học hay Phủ Tây Hồ, việc giữ khoảng cách an toàn nhằm tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng là chuyện không thể thực hiện.

Nhà hoạt động xã hội dân sự Trần Bang bày tỏ:

“Rõ ràng ý thức việc phòng tránh bênh COVID-19 rất kém. Ai cũng biết cách ly để phòng ngừa mang virus Vũ Hán với khả năng lây nhiễm qua con đường tiếp xúc gần trong không khí hoặc khí dung hay giọt bắn. Thứ hai nữa là tại sao F1, F2 cũng phải cách ly? Là do ủ bệnh kéo dài đến 14 ngày, có người khám phá ra là đến cả 4 tuần. Trong quá trình ủ bệnh không có triệu chứng, vẫn bình thường nhưng có virus thì vẫn có thể lây.”

Vì vậy, ông cho rằng việc cách ly ngoài do chính phủ hướng dẫn thì người dân cũng phải tự thực hiện không phải chỉ riêng cho cộng đồng mà còn cho bản thân và gia đình mình.

Với kinh nghiệm chuyên môn, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương lý giải vì sao ý thức người dân cũng như lãnh đạo lại có nhiều người buông lỏng cách ly như hiện nay:

“Ở Việt Nam lần trước khi thực hiện cách ly nghiêm ngặt thì quyền kiểm soát khá chặt nên người ta buộc phải tuân thủ. Còn bây giờ không nghiêm ngặt như lần trước nữa nên nhiều người nếu phán xét người khác cũng sẵn sàng phê phán không tuân thủ, không nghiêm ngặt nhưng đến bản thân thì vẫn nhiều người cư xử rất thoải mái, tổ chức sự kiện, vẫn đến chỗ đông người mà không đeo khẩu trang. Theo tôi quan sát thì thực tế vẫn có những trường hợp như vậy.”

Xác nhận thực trạng vừa nêu, Bác sĩ Võ Xuân Sơn, hiện đang công tác tại Phòng Khám Quốc Tế EXSON ở Sài Gòn cho hay tâm lý người dân đang có xu hướng trái ngược nhau. Ông nhận định:

“Một nhóm người dân gần như thực sự hoảng loạn, hoảng sợ. Không ai yêu cầu giãn cách xã hội nhưng ra đường, những nơi mua bán rất vắng, các phòng khám như ở chỗ tôi cũng rất vắng. Người ta không dám đi mà gọi điện đề nghị tư vấn qua điện thoại. Tóm lại người ta nói rõ không dám đi ra đường, đến khám bệnh. Nhưng ngược lại có nhóm thứ hai với một số người dân cho đến giờ ra đường vẫn không mang khẩu trang, ở một số chỗ người ta vẫn chen chúc, không đảm bảo khoảng cách. Các lãnh đạo những lúc này ngay cả nhà nước, chính phủ đã đưa ra yêu cầu không tổ chức trên 30 người nhưng vẫn tổ chức các đại hội hàng mấy trăm người.”

Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần 2 tại Việt Nam, chính phủ Hà Nội đã không yêu cầu giãn cách toàn xã hội mà để cho lãnh đạo các địa phương tự quyết định dựa theo diễn biến thực tế tại địa bàn.

Trái ngược với sự quản lý lỏng lẻo tại một số tỉnh thành, một vài lãnh đạo tại các địa phương lại có phương pháp cứng rắn quá mức cần thiết, ‘thà bắt nhầm hơn bỏ sót’.

Điển hình như vụ việc đưa một bà chủ quán cháo đi cách ly tập trung nhầm vì chỉ nghe lời bệnh nhân 833 khai báo mà không đi xác minh, khiến hai trường hợp F1 bị cách ly trễ 3 ngày, trong khi người không có nguy cơ lại phải chịu 14 ngày trong trại cách ly, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.

Theo nhà hoạt động Trần Bang, chính phủ Hà Nội đã có những buông lỏng trong đợt dịch SARS-CoV-2 bùng phát lần thứ hai đang diễn ra, gây nguy hiểm cho toàn xã hội.

“Tức là lúc thì làm lúc thì không làm, mà virus này không phải chờ lúc căng thẳng mới bùng phát mà chính lúc lơ là lại là lúc bùng phát tạo ra những ổ dịch lớn. Nên khi chưa có vaccine ngừa thì đòi hỏi các cấp lãnh đạo từ trung ương đều phải lên tiếng thường xuyên để nhắc nhở dân chúng cũng như truyền thông lên tiếng để hạn chế bùng phát thành đợt dịch.”

Theo thống kê từ Bộ Y tế được cập nhật vào 9h hàng ngày trên Bản tin dịch COVID-19 trong 24h, tính đến ngày 20/8, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe và cách ly là 83.644 người. Trong đó, số người cách ly tập trung tại bệnh viện là 1.887 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác là gần 20.294 người và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 60.981 người.

Bộ Y tế Việt Nam vào tối ngày 20/8 thông báo có thêm 14 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận, nâng tổng số bệnh nhân SARS-CoV-2 từ đầu mùa dịch đến nay tại Việt Nam là 1007 ca, với 25 trường hợp tử vong. Trong số này có 666 ca mắc do lây nhiễm trong nước. Riêng từ ngày 25 tháng 7 đến nay số ca nhiễm trong cộng đồng là 525 ca.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/poor-awareness-in-covid-19-isolation-08202020162140.html

 

Việt Nam có thêm 2 ca mắc COVID-19 mới

Bộ Y tế Việt Nam vào chiều ngày 21 tháng 8 thông báo có thêm 2 ca mắc COVID-19 mới tại Đà Nẵng, nâng tổng số lên 1009 trường hợp kể từ đầu mùa dịch đến nay trên cả nước.

Thống kê cho thấy trong đợt bùng phát dịch thứ hai kể từ ngày 25 tháng 7 đến lúc này, 15 tỉnh, thành phố tại Việt Nam ghi nhận có các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đà Nẵng là địa phương có số ca cao nhất với 369 trường hợp, Quảng Nam có 96 trường hợp, Hải Dương 13, Hà Nội 10, Thành phố Hồ Chí Minh 8…

Số này không tính những ca người Việt từ nước ngoài về phải cách ly và phát hiện dương tính với virus corona chủng mới.

Vào chiều ngày 21 tháng 8, Chính phủ Hà Nội tiến hành cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố nơi đang có dịch COVID-19 bàn về vấn đề phòng, chống.

Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ, báo cáo rằng đang có 240 bệnh nhân COVID-19 đang được chữa trị tại thành phố này. Ngành y tế Đà Nẵng truy vết được 17 ngàn người có liên quan đến các điểm nóng như nhà bệnh nhân, hay đến điểm dịch mà không khai báo y tế.

Vào sáng ngày 21 tháng 8, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, ông Nguyễn Trường Sơn, trưởng bộ phận thường trực chống dịch của Bộ Y Tế tại Đà Nẵng rời thành phố này sau gần 1 tháng lãnh đạo lực lượng chống dịch ở đó.

Ngay tại Đà Nẵng, trước khi về lại Hà Nội, ông Nguyễn Trường Sơn phát biểu rằng dịch COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung đã ở mức mà ông gọi là ‘được kiểm soát’. Sắp tới nếu không có ca bệnh đột biến, Bệnh viện Đà Nẵng sẽ được dỡ bỏ phong tỏa.

Quyền Bộ trưởng Y tế Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Long, tại cuộc họp Chính phủ bàn về phòng, chống dịch COVID-19 cũng cho rằng tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng, Quảng Nam đang trong tầm kiểm soát. Trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục xuất hiện các trường hợp mắc SARS-CoV-2 từ những ca chưa được phát hiện. Song song đó có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm trường hợp tử vong trong nhóm các bệnh nhân với bệnh nền nặng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-new-cases-the-pandemic-under-control-08212020075342.html

 

Xử lý Phó Chủ tịch phường tổ chức sinh nhật cùng vợ

là bệnh nhân COVID-19 trong khu cách ly

Ông Hoàng Viết C., Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường 5, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, người tổ chức sinh nhật trong khu cách ly với vợ là bệnh nhân COVID-19, sẽ bị họp xử lý theo quy định của pháp luật sau khi ông này cách ly xong.

Báo Nhà nước Việt Nam dẫn lời Bí thư Thành phố Đông Hà Nguyễn Chiến Thắng loan tin ngày 20/8 như vừa nêu.

Theo lời ông Nguyễn Chiến Thắng nói với Báo Nhân Dân, đối với một công chức, hành động tổ chức sinh nhật với bệnh nhân COVID-19 trong lúc thành phố Đông Hà đang thực hiện giãn cách xã hội là không thể chấp nhận được, huống gì đây là một Phó Chủ tịch UBND phường.

Trong báo cáo của ông Nguyễn Xuân Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Đông Hà chiều 19/8, ông Hoàng Viết C. đang cách ly theo diện F1 đã tổ chức sinh nhật trong khu cách ly, với sự có mặt của vợ là bệnh nhân 904 nhiễm SARS-CoV-2. Sự việc được biết đến sau khi con ông C. đăng hình lên Facebook.

Cụ thể, vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 15/8, ông C. nhận được bánh kem gửi vào khu cách ly trong ngày sinh nhật của ông. Nên ông đã gọi vợ đang bị cách ly đặc biệt tại Trung tâm Y tế TP Đông Hà vào lúc 20 giờ 5 phút sang phòng cách ly của mình để tham gia sinh nhật, chụp ảnh, ghi hình rồi bệnh nhân 904 lấy ít trái cây và về phòng ngồi ăn.

Đến tối 16/8, ông C. bị nhân viên y tế nhắc nhở do đem đồ ăn qua cho bệnh nhân 904.

Căn cứ theo pháp luật Việt Nam, hành động của ông Hoàng Viết C. có thể bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng do đã vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 176/2013 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, ông Hoàng Viết C. cũng có thể đối mặt với mức án 1-5 năm tù theo Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/a-ward-vice-chairman-celebrating-his-birthday-with-his-covid-19-patient-wife-in-the-isolation-ward-penalized-08202020084802.html

 

‘Tôi muốn ra ngoài nhiều

nhưng lo cho người xung quanh’

Mặc dù rất muốn gặp gỡ và vui chơi với bạn bè trở lại sau thời gian ở nhà vì dịch Covid, một số người trẻ gốc Việt ở Mỹ nói với VOA rằng họ cần phải nghĩ đến an toàn cho người thân và những người xung quanh và họ sẽ đợi đến khi dịch bệnh lắng xuống hoàn toàn.

Dịch bệnh Covid-19 chưa có dấu hiệu giảm bớt mà trái lại ngày càng diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Mỹ vẫn tiếp tục chứng kiến số ca nhiễm và tử vong mới tăng nhanh mỗi ngày – hiện đang tiến gần đến mức 6 triệu ca nhiễm và 200.000 người chết – trong khi nhiều nước và vùng lãnh thổ trước đây kiểm soát tốt dịch bệnh đã chứng kiến sự bùng phát trở lại như Hàn Quốc, Hong Kong, Nhật, Úc, New Zealand và Việt Nam.

Không những thế, Covid-19 đã diễn biến theo chiều hướng nguy hiểm hơn, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cảnh báo tỉ lệ người trẻ nhiễm và tử vong vì virus corona đang ngày càng tăng và rằng người trẻ trong độ tuổi 20, 30, 40 nhiễm bệnh mà không có triệu chứng làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

Tháng trước, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo những người trẻ rằng họ ‘có thể bị nhiễm bệnh, có thể chết và có thể lây virus cho người khác’.

Trong khi đó, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Covid thuộc lực lượng chống Covid của Toà Bạch Ốc, kêu gọi giới trẻ Mỹ tiếp tục giãn cách xã hội, tránh tụ tập và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

‘Vẫn cảnh giác’

Anh Minh Phạm, 29 tuổi, chủ một công ty quảng cáo ở Virginia, nói với VOA rằng kể từ lúc nước Mỹ mở cửa lại kinh tế cho đến nay, anh vẫn duy trì các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

“Mình vẫn phải cảnh giác, tại vì mặc dù đã mở cửa lại nhưng dịch bệnh vẫn còn nhiều,” anh Minh nói.

Anh nói mỗi tuần anh vẫn chạy xe đi thăm mẹ nên vẫn phải có biện pháp giữ gìn cho bản thân để phòng ngừa cho mẹ.

Khi được hỏi nếu không phải lo lắng cho mẹ thì anh có thoải mái đi ra ngoài gặp gỡ mọi người hay không, anh nói: “Tôi cũng không đi, vì dù mình không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người khác.”

Anh dẫn chứng là anh đã phải đi xét nghiệm virus corona trước buổi hẹn gặp với một người lớn tuổi. “Hôm trước đó trời mưa nên mình bị ho, mình biết lúc đó mình không có bệnh nhưng vẫn phải đi xét nghiệm cho chắc ăn cho gia đình người bạn của mình,” anh giãi bày.

Về nhu cầu gặp gỡ, vui chơi với bạn bè, anh Minh cho biết trước khi có dịch anh là người chủ động rủ rê bạn bè đi chơi ‘nhưng lâu nay không rủ nữa’.

“Tôi vẫn gặp bạn bè qua các ứng dụng như Zoom hay webinar chứ rất ít gặp ngoài đời,” anh nói và cho biết anh chỉ gặp trực tiếp những người bạn rất thân vào cuối tuần ở vườn nhà và vẫn duy trì khoảng cách lẫn đeo khẩu trang.

“Cuối tuần tôi thường dành thời gian nghỉ ngơi hay chạy xe đạp một mình nhưng bây giờ cẩn thận hơn tí xíu là phải mang khẩu trang khi đạp xe,” anh cho biết.

Anh nghĩ rằng phải tới năm sau mới có thể trở lại cuộc sống bình thường và cho biết chỉ tự tin giao tiếp xã hội khi nào có vaccine.

‘Trách nhiệm với cộng đồng’

Giống như anh Minh, cô Kristine Lý, 22 tuổi, vừa mới tốt nghiệp đại học và hiện đang làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Ung thư của Đại học California, San Diego, cho biết cô cũng ‘không hề lơi lỏng cảnh giác’.

“Chính phủ đã mở cửa lại nền kinh tế. Nhiều người muốn đi ra ngoài và quay trở lại công việc, nhưng điều quan trọng đối với tôi là bảo vệ cho những người thân mà tôi chung sống cũng như bất cứ ai mà tôi tiếp xúc,” Kristine nói.

Trong hoàn cảnh hiện nay, cô cho biết ‘không háo hức đi ra ngoài,’ chỉ ra đường vì công việc và nhu cầu cấp thiết.

Cô kêu gọi những người trẻ đang muốn khôi phục lại hoạt động giao tiếp xã hội ‘cần suy nghĩ rằng hành động của chúng ta ảnh hưởng không chỉ đến bản thân chúng ta.”

Kristine nói dù khả năng bị mắc bệnh nặng không cao nhưng mỗi khi nhận được lời mời hay rủ rê của bạn bè đi chơi hay tiệc tùng, cô phải cân nhắc nguy cơ mà cô tạo cho ba mẹ mà cô đang sống chung.

“Giới trẻ có trách nhiệm và nghĩa vụ phải bảo vệ bản thân và những người khác,” Kristine nói và bày tỏ hy vọng giới trẻ chớ ỷ y vào sức đề kháng của mình mà coi thường dịch bệnh.

Kristine nói ở nhà nhiều tháng không làm cô cảm thấy ức chế vì cô có thể ‘giữ cho mình bận rộn’ với rất nhiều thứ để cho thời gian qua nhanh.

“Chúng ta đang sống trong thời kỳ rất tân tiến về công nghệ nên vẫn có thể gặp, giao tiếp với bạn bè và biết chuyện gì đang xảy ra trong cuộc sống của họ mà không nhất thiết phải đi ra ngoài.”

Một phân tích của WHO trên các ca nhiễm virus corona từ 24/2 đến 12/7 cho thấy tỉ lệ người trẻ trong độ tuổi 15-24nhiễm bệnh đã tăng gấp ba lần, từ 4,5% lên 15%.

“Người trẻ có xu hướng ít cảnh giác hơn trong việc giữ khoảng cách và đeo khẩu trang,” Reuters dẫn lời Neysa Ernst,quản lý y tá tại Bệnh viện Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland, nói.

“Đi ra ngoài làm tăng khả năng mắc và lây lan Covid-19,” bà nói thêm và lưu ý đến khả năng nhiều người trẻ sẽ đi chơi ở bãi biển, quán bar hay đi vào các cửa hàng mua sắm.

https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%B4i-mu%E1%BB%91n-ra-ngo%C3%A0i-nhi%E1%BB%81u-nh%C6%B0ng-lo-cho-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-xung-quanh-/5551760.html

 

Thanh tra Hà Nội thay đổi kết luận

về những sai phạm từ có thành không

Truyền thông trong nước hôm 21/8 cho biết Thanh tra Hà Nội đã đột ngột thay đổi những kết luận thanh tra về những sai phạm trong việc mua, quản lý và sử dụng chế phẩm Redoxy-3C để xử lý các hồ ở Hà Nội từ có thành không.

Theo truyền thông trong nước, vào ngày 12/2/2020, Thanh tra Hà Nội ban hành văn bản số 555 là kết luận thanh tra việc mua, quản lý và sử dụng chế phẩm Redoxy-3C để xử lý ô nhiễm ở các hồ trong địa bàn thành phố. Kết luận cho thấy có nhiều sai phạm trong quá trình mua, quản lý và sử dụng chế phẩm Redoxy-3C.

Tuy nhiên chỉ 14 ngày sau, vào ngày 26/2/2020, Chánh Thanh tra Hà Nội Nguyễn An Huy lại có văn bản số 794 thay thế văn bản số 555. Kết luận mới không xác định những sai phạm trong quá trình mua, quản lý và sử dụng chế phẩm Redoxy-3C như kết luận cũ.

Liên quan đến việc mua chế phẩm Redoxy-3C, vào ngày 20/8, Bộ Công an đã khởi tố bắt tạm giam Tổng giám đốc công ty thoát nước Hà Nội là ông Võ Tiến Hùng. Ông Hùng bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố với tội danh vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là ông Nguyễn Đức Chung hiện cũng đang bị đình chỉ chức vụ 3 tháng để điều tra do có liên quan đến vụ án này cùng 2 vụ án khác ở Hà Nội.

Theo kết luận thanh tra, công ty Watch Water GmbH của Đức vào tháng 8 năm 2016 đã ký văn bản thoả thuận về việc phân đối độc quyền với công ty TNHH thương mại dịch vụ Arktic. Công ty Watch Water GmbH là công ty cung cấp giải pháp Redoxy-3C cho các hồ ở Hà Nội.

Công ty Arktic, theo truyền thông trong nước, có dấu ấn của ông Nguyễn Đức Hạnh, con trai ông Nguyễn Đức Chung. Ông Hạnh là người góp vốn trong công ty. Tuy nhiên ông Hạnh vào tháng 7 năm 2016 đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình cho người khác.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-inspector-change-conclusion-about-a-alledged-corruption-case-08212020075802.html

 

Trường đại học Việt Nam mua bài báo khoa học

 để được nâng xếp hạng trên thế giới

Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 18 tháng 8 năm 2020 loan tin, một số trường đại học Việt Nam đã bỏ ra khoản tiền lớn trong suốt nhiều năm qua để mua các bài báo khoa học, với mục đích được dẫn đầu cả nước về thành tích “nghiên cứu” cũng như xếp hạng “đẳng cấp quốc tế”. Ngoài ra, việc này cũng đã “giúp” cho Việt Nam có được sự tăng mạnh về số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học có uy tín nằm trong danh mục ISI, Scopus trong 10 năm qua.

Báo Thanh niên lấy thí dụ rõ ràng nhất là trường đại học Tôn Đức Thắng, vào ngày 16 tháng 8 vừa qua, đây là trường đại học duy nhất của Việt Nam lọt vào nhóm 701 đến 800 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2020, theo bảng xếp hạng ARWU của trường đại học Giao thông Thượng Hải của Trung Cộng.

Theo báo Thanh niên, nếu ở giai đoạn từ năm 2008-2012, số lượng bài báo khoa học công bố trên tạp chí danh mục ISI của trường này chỉ được dăm bảy bài trong một năm. Nhưng từ năm 2013-2019, lượng bài trên tạp chí danh mục ISI của trường này tăng lên chóng mặt với 2,134 bài trong năm 2019. Sau khi đạt được kết quả này, trường đại học Tôn Đức Thắng đã “vỗ ngực” tuyên bố trên trang website của mình “là đại học số 1 Việt Nam và top 1,000 đại học tốt nhất thế giới về mọi mặt”.

Một nhà khoa học cho biết, vừa qua, ông tình cờ truy cập vào 1 tạp chí toán học tìm bài có địa chỉ Việt Nam thì ngạc nhiên khi thấy có nhiều bài báo ghi địa chỉ trường đại học ở Việt Nam nhưng khi truy tìm nguồn gốc lại ở quốc gia khác.

Vẫn theo báo Thanh niên, bảng giá mua bài báo nghiên cứu khoa học trên hợp đồng của trường Tôn Đức Thắng là 3,780 Mỹ kim/bài báo ISI xếp hạng 1, hạng 2 là 2,670 Mỹ kim. Còn trên thực tế thì 1 bài hạng Q1 hạng 2 là 105 triệu đồng, còn bài ngoại hạng đăng trong tạp chí top 3% có giá cao gấp đôi.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/truong-dai-hoc-viet-nam-mua-bai-bao-khoa-hoc-de-duoc-nang-xep-hang-tren-the-gioi/

 

Thượng nguồn sông Hồng nước dâng cao

sau khi Trung Quốc xả lũ

Từ đêm ngày 20/8 đến sáng ngày 21/8, do ảnh hưởng của việc xả lũ từ thượng nguồn Trung Quốc, nước lũ khá lớn đổ dồn về sông Hồng, đoạn sông qua Tp. Lào Cai. Đến trưa ngày 21/8, nước bắt đầu rút xuống dần.

Sông Nguyên Giang chính là thượng nguồn của sông Hồng phía Trung Quốc. Hồ Thủy điện Mã Đổ Sơn nằm cách Tp. Lào Cai khoảng 110 km. Lũ đổ về đã làm ngập trắng nhiều diện tích hoa màu và cây trồng của người dân ven sông Hồng.

Công trình thi công kè bê tông ven sông Hồng chảy qua thành phố Lào Cai và công trường thi công cầu ngòi Đum cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Liên quan đến tình hình mưa lũ phía bắc, Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đến sáng ngày 20/8, mưa lớn gây lũ quét đã làm cho 7 người tử vong, 1 người mất tích và 4 người bị thương.

Ngoài ra, mưa lớn còn làm 1.004 ngôi nhà bị hư hỏng hoặc phải di dời khẩn cấp, 1.660 ha lúa và 433 ha hoa màu bị thiệt hại; nhiều gia súc và gần 1.000 con gia cầm bị cuốn trôi. Thiệt hại ước tính là hơn 45 tỷ đồng.

An Bình tổng hợp

https://etviet.com/indochina/vietnam/thuong-nguon-song-hong-nuoc-dang-cao-sau-khi-trung-quoc-xa-lu.html

 

CSVN phản đối việc Trung Cộng

đưa phi cơ thả bom ra Hoàng Sa

Tin từ Hà Nội: Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phản đối việc Trung Cộng đưa phi cơ thả bom ra quần đảo Hoàng Sa sau khi có tin Bắc Kinh đã điều phi cơ H6J đến đảo Phú Lâm vào đầu tháng 8.

Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam vào chiều 20/8, phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng nói hành động trên của Trung Cộng không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam, mà còn làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Bà Hằng nhấn mạnh rằng Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Hà Nội có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này phù hợp với luật pháp quốc tế. Bà Hằng nói Việt Nam kêu gọi các bên có đóng góp trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông.

Vào cuối tháng 7, Trung Cộng đưa tin đã điều phi cơ thả bom H6G và H6J ra diễn tập ở Hoàng Sa. Diễn tập bao gồm cất và hạ cánh, tấn công từ xa và thả bom vào các vị trí trên mặt biển. Trung Cộng cũng điều tàu thăm dò và hải cảnh vào hải phận của Việt Nam và Malaysia.

Dẫn nguồn từ Marine Traffic, Reuters đưa tin vào thứ Năm ngày 20/8, hải cảnh Zhongquo Haijing 5204 của Trung Cộng đã tiến vào lô 06.1, một khu vực khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/csvn-phan-doi-viec-trung-cong-dua-phi-co-tha-bom-ra-hoang-sa/

 

Đại sứ Mỹ: Washington chống mưu đồáp đặt

phương châm ‘mạnh được yếu thua’ ở Biển Đông

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink mới đây phát biểu rằng Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ hành động nào nhằm áp đặt lối tư duy “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông, lên án yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính.

Hôm 21/8, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam loan tin Đại sứ Kritenbrink vừa thảo luận về chính sách mới về Biển Đông của Hoa Kỳ trên Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC: “Chính sách này chứng tỏ thêm rằng Hoa Kỳ luôn sát cánh với các đồng minh cũng như các đối tác của chúng tôi tại Đông Nam Á trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền và lợi ích của họ, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Ông Kritenbrink nói: “Chúng tôi sát cánh cùng cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền tự do trên biển, tôn trọng chủ quyền và bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp đặt lối tư duy ‘chân lý thuộc về kẻ mạnh’ ở Biển Đông hay khu vực rộng lớn hơn”.

Nhà ngoại giao Mỹ lặp lại tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo vào tháng trước về chính sách an ninh khu vực của Hoa Kỳ ở Biển Đông, nói rằng: “Chúng tôi chống lại sự cưỡng ép, bắt nạt, các hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc”.

“Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ yêu sách nào của Trung Quốc đối với vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý xung quanh bất kỳ cấu trúc nào tại quần đảo Trường Sa”, ông Kritenbrink nói trên đài VTC trong một chương trình được phát hôm 18/8.

“Có lẽ một trong những điều có ý nghĩa nhất đối với Việt Nam, như Ngoại trưởng Pompeo đã nói rõ, là Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ yêu sách hàng hải nào của Trung Quốc đối với vùng biển quanh bãi Tư Chính”.

Đại sứ Hoa Kỳ nói tiếp: “Chúng tôi cho rằng các hành vi của Trung Quốc liên tiếp quấy rối và đe dọa Việt Nam, và các nước khác trong khu vực, khi Việt Nam và các nước này phát triển, và sử dụng các nguồn tài nguyên … là hành vi gây hấn, gây bất ổn, và bất hợp pháp”.

Ông nói: “Trung Quốc cần chấm dứt chiến thuật bắt nạt và đe dọa ngày càng hung hăng nhằm ngăn cản Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á khi Việt Nam và các nước này khai thác nguồn tài nguyên một cách chính đáng”.

Nhận định rằng “Trung Quốc không những ngang nhiên vi phạm phán quyết [của Tòa Trọng tài Quốc tế] mà còn tăng cường các hành vi gây hấn”, Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng những hành vi đó của Trung Quốc là mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, cũng như đối với lợi ích quốc gia của các đối tác của chúng tôi trong khu vực”.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-su-my-washington-chong-muu-do-ap-dat-phuong-cham-manh-duoc-yeu-thua-o-bien-dong/5552504.html

 

Điểm tin trong nước sáng 21/8: Sau 5 ngày bị vây,

nguyên Phó Công an huyện

 đã chịu nhận cầm 682 triệu đồng của giúp việc

Mạnh Đức

Mục điểm tin trong nước sáng thứ 6 – ngày 21/8 của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:

  • Sáng nay không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, đã có 114 bệnh nhân âm tính từ 1-3 lần
  • Bộ Y tế: ‘Ổ dịch ở Hải Dương cơ bản được kiểm soát’
  • Dỡ phong tỏa Bệnh viện E
  • Thêm 16 bác sĩ, kỹ thuật viên của tỉnh Nghệ An tình nguyện hỗ trợ Đà Nẵng chống Covid-19
  • Bắt Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội
  • Sau 5 ngày bị vây đòi tiền, nguyên Phó Công an huyện thừa nhận nhân 682 triệu đồng của giúp việc

Và sau đây là nội dung chi tiết

Sáng nay không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, đã có 114 bệnh nhân âm tính từ 1-3 lần

6h ngày 21/8, Bộ Y tế thông báo không ghi nhận thêm ca nhiễm COVID-19 mới, tổng số bệnh nhân cả nước hiện vẫn là 1.007, trong đó có 666 lây nhiễm trong nước, đặc biệt từ nay 25/7 đến nay ghi nhận 525 ca bệnh.

Trong số 1.007 bệnh nhân, đã có 542 bệnh nhân được điều trị khỏi, và hiện còn 114 người có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần, sẽ được ra viện trong thời gian sớm tới đây.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 100.569, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 1.818; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 31.333; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 67.418.

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ tính đến 6 giờ sáng 21/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận trên 239.000 ca bệnh COVID-19, trong đó trên 5.600 ca đã tử vong.

Bộ Y tế: ‘Ổ dịch ở Hải Dương cơ bản được kiểm soát’

VNE đưa tin, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 vào chiều 20/8, đại diện Bộ Y tế cho biết đến nay ổ dịch ở Hải Dương “cơ bản được kiểm soát, hai ngày không phát hiện thêm ca bệnh Covid-19 mới”.

Với ổ dịch tại Hải Dương, đến nay đã ghi nhận 12 trường hợp, tất cả đều liên quan đến nhà hàng Thế giới bò tươi, chủng virus lây bệnh tương đồng với chủng virus tại Đà Nẵng.

Hai ngày nay không phát hiện thêm ca mới. Đến nay ổ dịch tại Hải Dương cơ bản đã được kiểm soát. Bộ Y tế đang tiếp tục phối hợp với địa phương khẩn trương truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng… để nhanh chóng dập dịch.

Từ kinh nghiệm từ Hải Dương, đại diện Bộ Y tế cho rằng, ngay khi phát hiện ca bệnh đầu tiên trong cộng đồng, nếu chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan y tế triển khai nhanh, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch, thì sau khoảng hơn một tuần có thể kiểm soát tình hình.

Dỡ phong tỏa Bệnh viện E

Chia sẻ với VNE chiều 20/8, bác sĩ Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E, cho biết từ ngay tối nay, người bệnh có thể tới khám, chữa bệnh bình thường. Quy trình sàng lọc người khám bệnh sẽ chặt chẽ hơn, phải qua khâu sàng lọc trước, đeo khẩu trang, sát khuẩn.

Như vậy Bệnh viện E ngừng hoạt động khám, chữa bệnh một ngày đêm, sau khi ghi nhận ca nghi nghiễm là bệnh nhân điều trị nội trú tại viện.

Bệnh viện E được dỡ cách ly do ca nhiễm ghi nhận tại đây xét nghiệm âm tính 3 lần, được rút khỏi danh sách bệnh nhân Covid-19.

Bệnh viện E dỡ hàng rào phong tỏa ngay sau khi Bộ Y tế công bố rút “bệnh nhân 994” ra khỏi danh sách nhiễm. Toàn bộ người tiếp xúc với bệnh nhân này xét nghiệm đều âm tính.

Thêm 16 bác sĩ, kỹ thuật viên của tỉnh Nghệ An tình nguyện hỗ trợ Đà Nẵng chống Covid-19

Theo Thanh Niên, bác sĩ Trịnh Xuân Nam – Trưởng đoàn y bác sĩ tỉnh Nghệ An cho biết, đoàn chi viện cho Đà Nẵng, là 16 người, gồm: các bác sĩ hồi sức cấp cứu, bác sĩ truyền nhiễm, bác sĩ xét nghiệm, cùng các kỹ thuật viên huyết học, kỹ thuật viên sinh hóa và kỹ thuật viên vi sinh.

Đây là những bác sĩ, kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm, làm việc tại các bệnh viện lớn của Nghệ An, như: Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP…

Các thành viên trong đoàn đi chuyến này với quyết tâm cao và xác định khi nào tình hình dịch Covid-19 tại Đà Nẵng được khống chế mới trở về. “Đoàn chúng tôi sẽ trao đổi với ngành y tế Đà Nẵng để được phân công công việc và cụ thể sẽ nhận nhiệm vụ ở bệnh viện nào”, bác sĩ Nam nói.

Như vậy, sau lời kêu gọi của Đà Nẵng, đến nay, đã có 4 đoàn y bác sĩ do các địa phương lựa chọn những y bác sĩ tình nguyện, gồm: Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Bình Định và Hải Phòng.

Bắt Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội

Tối 20/8, ông Võ Tiến Hùng (Tổng giám đốc Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội) bị bắt về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Theo nguồn tin trên báo Người lao động, hành vi sai phạm của ông Hùng có liên quan đến việc mua độc quyền chế phẩm Redoxy-3C để xử lý các hồ ô nhiễm trên địa bàn TP. Hà Nội.

Đây cũng là một trong ba vụ án đang được Bộ Công an làm rõ trách nhiệm liên quan của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Hôm 11/8, ông Chung bị Thủ tướng đình chỉ công tác 90 ngày.

Sau 5 ngày bị vây đòi tiền, nguyên Phó Công an huyện thừa nhận cầm 682 triệu đồng của giúp việc

Theo Pháp luật và Bạn đọc, chiều tối 20/8, ông Nguyễn Quốc Chương – Chủ tịch xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) cho biết, khoảng 18h cùng ngày, ông Trần Đình Đức (trú xóm Phượng Sơn; nguyên

Phó Công an huyện Thanh Chương) đã làm bản cam kết xin trả lại số tiền 682 triệu đồng cho chị Ngô Thị Chung trú cùng xóm sau 5 ngày bị vây nhà đòi tiền.

Cụ thể, trưa ngày 20/8, ông Trần Đình Đức xin gặp Chủ tịch xã Đồng Văn để nhờ tổ chức buổi hòa giải giữa ông Đức với chị Ngô Thị Chung về việc giải quyết chuyện vay tiền.

Ban đầu, ông Đức vẫn giữ nguyên quan điểm chưa bao giờ nhận tiền của chị Chung. Nhưng vì 5 ngày qua chị Chung và người dân tập trung đông trước cửa nhà đòi tiền nên cuộc sống gia đình ông Đức bị đảo lộn, ảnh hưởng.

Đến khoảng 18h, làm việc cùng Công an huyện Thanh Chương, ông Đức thừa nhận việc mình có cầm số tiền 682 triệu đồng của chị Chung như lời chị này phản ánh.

“Sau khi làm việc, ông Đức đã làm bản cam kết hứa sẽ trả đủ số tiền này cho chị Chung trong vòng 2 tháng. Hiện tại, ông Đức đã đưa trước số tiền 182 triệu đồng cho chị Chung. Số còn lại là 500 triệu đồng sẽ được trả trong 2 tháng”, ông Chương nói.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-21-8-sau-5-ngay-bi-vay-nguyen-pho-cong-an-huyen-da-chiu-nhan-cam-682-trieu-dong-cua-giup-viec.html

 

Điểm tin trong nước tối 21/8: Người nhà thứ 5

của Phó chủ tịch phường mắc Covid-19;

 67,7 % ca mắc ở Quảng Nam không triệu chứng

Mạnh Đức

Mục điểm tin trong nước tối thứ 6 – ngày 21/8 của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:

  • Người nhà thứ 5 của Phó chủ tịch phường ở Đà Nẵng mắc Covid-19
  • 67,7 % ca mắc Covid-19 ở Quảng Nam không có triệu chứng
  • Việt Nam đưa trên 240 công dân từ Singapore về nước
  • Lập 110 trang web giả bán nước rửa tay khô cho khách Mỹ
  • Hà Nội: Xử phạt thêm nhiều trường hợp không đeo khẩu trang phòng Covid-19
  • Chị phụ hồ trả lại 150 triệu đồng nhặt được
  • Hai xe tec chở xăng dầu bốc cháy, thiêu rụi cả kho bãi ở Hải Phòng
  • Phát ngôn ‘80% thanh niên, công chức TP.HCM nghiện ngập’, Huấn Hoa Hồng bị phạt 7,5 triệu

Và sau đây là nội dung chi tiết

Người nhà thứ 5 của Phó chủ tịch phường ở Đà Nẵng mắc Covid-19

Thanh Niên đưa tin, ngày 21/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Đà Nẵng cung cấp thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý đối với 11 bệnh nhân (BN) được công bố chiều 20/8.

Đáng chú ý, BN 1001 là con gái của dì vợ BN 897 (Phó chủ tịch UBND P. Hòa An, Q. Cẩm Lệ, Đà Nẵng).

Như vậy, tính đến nay đã có 5 người là người nhà của Phó chủ tịch phường (mắc Covid-19) cũng được ghi nhận là mắc Covid-19. Đó là, BN 952 (bố vợ); BN 953 (mẹ vợ); BN 954 (con gái 1 tháng 20 ngày tuổi) và chị BN 955 (con gái của vợ chồng BN 952 và BN 953, sống khác nhà).

67,7 % ca mắc Covid-19 ở Quảng Nam không có triệu chứng

Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, có tới 65/96 bệnh nhân mắc Covid-19 (chiếm tỷ lệ 67,7%) ở tỉnh này không có triệu chứng.

Cụ thể, theo ông Mai Văn Mười – Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, trong số 96 ca bệnh thì nữ giới có 59 người (chiếm 61,5%). Độ tuổi lớn nhất là 100 tuổi, nhỏ nhất 5 tuổi. Đáng chú ý, có 65/96 ca mắc không có triệu chứng, chiếm tỷ lệ 67,7%.

Tính tới sáng 21/8,  ở Quảng Nam đã 3 người tử vong là bệnh nhân (BN) 522, BN 524 và BN 623, 13 BN được công bố khỏi bệnh. Các BN được ghi nhận tại 8 huyện, thị xã, TP trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam đưa trên 240 công dân từ Singapore về nước

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 21/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và Hãng Hàng không VietJet đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Singapore đưa trên 240 công dân Việt Nam từ Singapore về nước, trong đó có trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác.

Nhóm người này sẽ đáp máy bay xuống sân bay quốc tế Cần Thơ, tổ bay và các hành khách đã được kiểm tra y tế và được đưa về cơ sở cách ly tập trung theo đúng quy định.

Thời gian tới, việc đưa công dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước sẽ được sắp xếp theo nguyện vọng của công dân, phù hợp với tình hình dịch bệnh và năng lực cách ly trong nước.

Lập 110 trang web giả bán nước rửa tay khô cho khách Mỹ

Theo VNE, ngày 21/8, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã ra quyết định khởi tố, tạm giam Toản, 33 tuổi, Phan Đình Thư, 22 tuổi, cùng quê Thanh Hóa và Trần Quốc Khánh 36 tuổi, Đỗ Chí Huy, 27 tuổi để điều tra về tội Sử dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản, theo điều 290 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo điều tra, đầu tháng 3, Toản nảy sinh ý định lừa đảo khi thấy Covid-19 bùng phát, nhiều người Mỹ có nhu cầu mua các sản phẩm phòng dịch như khẩu trang, nước rửa tay, giấy vệ sinh… Toản lập nhiều website để quảng cáo bán hàng dù không có sản phẩm.

Tới thời điểm bị phát hiện, nhóm Toản đã lừa hơn 5.000 người ở 50 bang của Mỹ mua nước rửa tay khô. Tổng số tiền ước tính gần một triệu USD.

Toản khai số tiền chiếm đoạt dùng để “chạy quảng cáo”, mua tên miền, trả lương cho nhân viên và chi tiêu cá nhân.

Hà Nội: Xử phạt thêm nhiều trường hợp không đeo khẩu trang phòng Covid-19

Chiều 21/8, đại diện UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, những ngày qua lực lượng chức năng đã xử phạt 208 trường hợp không đeo khẩu trang, với số tiền là hơn 41.000.000 đồng.

Ngoài ra, quận Hoàn Kiếm cũng ký cam kết cho gần 2.000 các cơ sở, dịch vụ ăn uống thực hiện việc giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19. Lập 475 tổ giám sát, tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19. Mỗi tổ sẽ phụ trách từ 40-60 hộ gia đình để giám sát, tuyên truyền và xử lý.

Chị phụ hồ trả lại 150 triệu đồng nhặt được

Phát hiện 150 triệu đồng trong tấm bạt nhựa vừa mua ở tiệm tạp hóa của bà Nguyễn Thị Mai cách nhà khoảng một km. Chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, 44 tuổi, ở xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi đã báo với chồng, anh Thanh không chút đắn đo, hối thúc vợ đem số tiền trả lại cho chủ tiệm.

Bà Mai đã cảm ơn chị Dung và giải thích, do bà sợ trộm cắp nên giấu tiền trong tấm bạt, rồi quên rút lại.

Vợ chồng chị Dung làm nghề phụ hồ, thu nhập theo thời vụ, nuôi mẹ già và 5 con đi học, trong đó một người con đang học đại học và một người sắp vào đại học.

“Mất 200 nghìn đã tiếc lắm rồi, họ mất số tiền lớn như vậy sao mà chịu được. Mình giữ lại cũng không ăn cả đời được mà để lại tiếng tăm cho con” – người phụ nữ tốt bụng nói.

Hai xe téc chở xăng dầu bốc cháy, thiêu rụi cả kho bãi ở Hải Phòng

Trả lời VTC News sáng 21/8, lãnh đạo huyện An Dương (TP. Hải Phòng) cho biết, sáng cùng ngày, tại chân cầu vượt Quán Toan (xã Bắc Sơn, An Dương) xảy ra vụ cháy 2 xe téc chở xăng dầu.

Đám cháy xảy ra khoảng 7h30 cùng ngày, tới khoảng 9h30 ngọn lửa được dập tắt. Tại hiện trường, 2 xe téc chở xăng dầu, khu vực xung quanh chỗ đậu của 2 xe cùng nhiều thùng phuy bị cháy đen.

Tuy nhiên, đến 10h30, ngọn lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 11h ngày 21/8, đám cháy được khống chế thêm lần nữa, lực lượng chức năng tiếp tục phun nước làm mát để tránh nguy cơ bùng lửa trở lại.

Hiện chưa có thống kê thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, theo nguồn tin của VTC News, đám cháy khiến 1 người bị thương đang được cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng).

Phát ngôn ‘80% thanh niên, công chức TP.HCM nghiện ngập’, Huấn Hoa Hồng bị phạt 7,5 triệu

Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ cơ quan chức năng cho hay, ngày 21/4, Bùi Xuân Huấn sử dụng Facebook cá nhân “Huấn Hoa Hồng” để livestream bán hàng.

Trong quá trình livestream, Huấn đã có phát ngôn “..Tao nói cho mày nghe, chơi cái kẹo cái ke, mày có đủ tiền để mà nghiện không mày mà chửi cái dân chơi kẹo ke mà nghiện, thì mày vào Sài Gòn không có đường về luôn, thanh niên ở trong này, kể cả công chức 80% là chơi nó hết rồi (ám chỉ việc sử dụng ma tuý)…”.

Không cung cấp được bằng chứng cho phát ngôn trên, Bùi Xuân Huấn đã bị xử phạt 7,5 triệu đồng theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2.

Giang hồ mạng Huấn Hoa Hồng – Huấn Rose tên thật là Bùi Xuân Huấn là đối tượng đình đám trong cộng đồng mạng. Tháng 9/2019, đối tượng bị Công an quận Bình Thạnh (TPHCM) tạm giữ trong một vụ việc tụ tập nhiều đối tượng có dấu hiệu sử dụng trái phép chất ma túy. Qua test nhanh, Huấn “hoa hồng” dương tính với ma túy và bị đưa đi cai nghiện bắt buộc.

Mới nhất là ra mắt sách “dạy làm giàu không khó” 2 cuốn sách với tựa đề “Bí kíp kinh doanh online” và “Đệ nhất kiếm tiền” gây xôn xao cộng động mạng, sau đó bị phạt vì xuất bản sách “chui”. Chưa kể Huấn Hoa Hồng còn tiếp tay quảng cáo cho các trang đánh bài online trong MV của mình.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-21-8-nguoi-nha-thu-5-cua-pho-chu-tich-phuong-mac-covid-19-677-ca-mac-o-quang-nam-khong-trieu-chung.html

Powered by Blogger.