Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Ông Trump, đại dịch và quyền hạn của Tổng thống

Thursday, October 15, 2020 // ,

 Nguyễn Quang Duy: Đại dịch xuất phát từ Vũ Hán gây 210,000 người Mỹ chết, trên 7 triệu người nhiễm bệnh, trong số có Tổng thống Trump, nên mở đầu cuộc tranh luận giữa hai ứng viên Phó Tổng thống ngày 7/10/2020, bà Susan Page người điều khiển chương trình đã đặt 3 câu hỏi cho bà Kamala Harris:

US coronavirus death toll crosses 5,000 - ABC News

Nếu vào tháng 1 và tháng 2/2020, ông Biden và bà Hariss đang cầm quyền thì Chính phủ Biden có làm gì khác với Chính phủ Trump không? Có đóng cửa doanh nghiệp, trường học và phong tỏa các khu vực dịch bệnh không? Có bắt người dân phải đeo mặt nạ (khẩu trang) không?

Bà Harris không trực tiếp trả lời câu hỏi mà tập trung vào việc chỉ trích ông Trump, rồi cho biết ông Biden muốn làm một số việc như bảo đảm quyền thử nghiệm thường xuyên, đáng tin cậy và miễn phí, cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị và thuốc chủng.

Ông Mike Pence đáp trả những lời chỉ trích Tổng thống Trump và cho biết: những điều mà ông Biden muốn làm Chính phủ của ông Trump đã thực hiện rồi.

Bà Harris được đào tạo và làm việc trong ngành tư pháp, nên biết rõ Hiến Pháp Mỹ không cho phép Tổng thống làm những điều như đóng cửa doanh nghiệp, trường học và phong tỏa các điểm nóng dịch bệnh hay không thể bắt người dân đeo mặt nạ.

Ông Biden muốn làm gì?

Ông Biden từng cho báo chí biết nếu được làm Tổng thống ông sẽ nghe theo các nhà chuyên môn đóng cửa mọi dịch vụ không thiết yếu và bắt mọi người phải đeo mặt nạ phòng chống lây nhiễm.

Trong cuộc tranh luận Phó Tổng thống ông Pence có nhắc là vào giữa tháng 3/2020, bác sĩ Fauci, bác sĩ Birks và các chuyên viên y tế đã khuyến cáo nếu Tổng thống Trump không đóng cửa khoảng một nửa nền kinh tế Mỹ, thì có thể đến 2.2 triệu người Mỹ sẽ chết vì đại dịch.

Con số này là kết quả của mô hình do các chuyên viên về đại dịch thuộc viện the Imperial College of London ước tính và cung cấp cho bác sĩ Fauci.

Khi mô hình được phổ biến công khai vào ngày 16/3/2020, các chuyên viên về dịch vụ y tế công cộng Mỹ đã nhanh chóng chứng minh rằng con số được ước tính quá cao vì các giả thuyết trong mô hình không đúng và thực tế đã chứng minh điều này.

Mô hình không đề cập đến quyền hạn của Tổng thống, cũng như các phí tổn cả về vật chất lẫn tinh thần do đóng cửa các hoạt động kinh tế, hoạt động giáo dục, tín ngưỡng và xã hội.

Trong những trường hợp khẩn cấp, người làm chính trị không thể ngồi đợi các chuyên viên thu nhặt dữ kiện, mô hình, ước tính và cố vấn những việc cần làm, người làm chính trị cần thiết đưa ra những quyết định nhanh chóng, kịp thời, trong quyền hạn và đánh giá đúng mức lợi và hại của mỗi quyết định.

Ông Trump đã làm gì?

Cuối năm 2019 tin về dịch cúm mới bùng phát tại Vũ Hán bị nhà cầm quyền Bắc Kinh phủ nhận, nhưng đến ngày 23/1/2020 Bắc Kinh ra lệnh phong tỏa Vũ Hán rồi phong tỏa toàn tỉnh Hồ Bắc.

Tổng thống Trump ngay lập tức công khai đề nghị gởi một đoàn y tế đến Vũ Hán giúp Trung cộng chống lại dịch bệnh, nhưng lời đề nghị bị phía Bắc Kinh từ chối.

Ngày 21/1/2020, ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại tiểu bang Washington, mười hôm sau ngày 31/1/2020 Chính phủ Trump đã ra lệnh ngừng các chuyến bay đến từ Trung cộng và không cho những người ngoại quốc từ Trung cộng được phép nhập cảnh Hoa Kỳ.

Đó là điều ông Trump đã có thể làm trong phạm vi Hiến Pháp cho phép, nhưng việc ông Trump ra lệnh ngừng các chuyến bay đã bị đảng Dân Chủ, bị Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO) và bị nhiều cơ quan truyền thông phản đối là quá cứng rắn.

Trong tháng 1/2020 đã có 390,000 người nhập cảnh Mỹ từ Trung cộng và sau ngày 31/1/2020 vẫn còn 40,000 công dân Mỹ từ Trung cộng về nước, một số những người này mang mầm bệnh nhưng không được kiểm dịch.

Đầu tháng 2/2020, đại dịch bùng phát tại Ý và một số các quốc gia Âu Châu với hằng triệu người từ Âu Châu nhập cảnh vào Mỹ, một số người mang theo mầm bệnh về Mỹ.

Việc kiểm tra dịch bệnh đã được thiết lập ngay tại phi trường để phát hiện những người mang mầm bệnh đến từ Âu Châu, sau đó mọi phi trường bị phong tỏa, việc nhập cảnh Mỹ trở nên vô cùng khó khăn.

Đầu tháng 2/2020, Chính phủ Trump đã thành lập Toán Đặc Nhiệm chống dịch bệnh, Phó Tổng Thống Mike Pence được bổ nhiệm làm trưởng toán với nhiệm vụ cập nhật thông tin và đề ra những biện pháp để kiểm soát nạn dịch.

Đầu tháng 3/2020, Tổng thống Trump ký sắc lệnh trợ cấp khẩn cấp 8.3 tỷ Mỹ Kim cho các cơ quan y tế và hỗ trợ nghiên cứu và phát triển thuốc chủng ngừa.

Cuối tháng 3/2020, Tổng thống Donald Trump đã ký Đạo luật Cứu trợ và An ninh Kinh tế Đại Dịch, với 2,000 tỷ Mỹ Kim giúp mọi người, gia đình, doanh nghiệp đối phó với những tác động thảm khốc do đại dịch gây ra.

Đầu tháng 8/2020 Tổng thống Trump ký sắc lệnh hỗ trợ mỗi người thất nghiệp do đại dịch 300 Mỹ Kim trong vài tuần lễ.

Vừa rồi Tổng thống Trump đề nghị Quốc Hội chi thêm 1,800 tỷ Mỹ Kim, nhưng lời đề nghị chưa được Quốc Hội đồng ý thông qua phía Hạ Viện muốn tăng lên 2,200 tỷ Mỹ Kim.

Quyền hạn tiểu bang

Việc cách ly, kiểm dịch và cô lập từng khu vực thuộc quyền hạn và trách nhiệm của các tiểu bang, hành pháp và lập pháp của mỗi tiểu bang có trách nhiệm đánh giá tình trạng dịch bệnh tại tiểu bang để đề ra những biện pháp đối phó.

New York State Department of Motor Vehicle | Brands of the World™ | Download vector logos and logotypes

Giữa tháng 2/2020, đại dịch bùng phát tại tiểu bang New York, Thống đốc tiểu bang đã ban hành các biện pháp gắt gao bao gồm việc phong tỏa và cô lập các khu vực dịch bệnh hoành hành.

Các dịch cúm Tây Ban Nha (1918-20), dịch cúm Á Châu (1954), dịch cúm Hồng Kông (1968), dịch cúm gia cầm (2003) và dịch cúm heo (2009) hằng triệu người Mỹ bị nhiễm bệnh và nhiều người đã chết.

Đây là lần đầu tiên chính phủ cả liên bang lẫn tiểu bang Mỹ đưa ra những biện pháp khá cứng rắn để giảm thiểu lây lan tại Mỹ.

Ở một số tiểu bang khi một đảng chính trị nắm cả hành pháp lẫn lập pháp, như tại tiểu bang California, đã có một số quyết định như đóng cửa các cơ sở tôn giáo có thể vi phạm Hiến Pháp quyền tự do tín ngưỡng, hay đóng cửa các cơ sở thương mại có thể vi phạm Bản Tuyên Ngôn Độc Lập quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của công dân.

Nhiều người Mỹ lo ngại các biện pháp này sẽ trở thành tiền lệ tước dần các quyền tự do của dân Mỹ nên đã kiện các tiểu bang, thủ tục kiện tụng thường kéo dài nhiều năm và có khi phải đưa lên Tối Cao Pháp Viện.

Sau đại dịch sẽ có những cuộc điều tra chi tiết và tường tận về trách nhiệm của các chính phủ liên bang và tiểu bang trong việc đối phó với dịch cúm lần này.

Tranh luận thật cần thiết

Cuối cuộc tranh luận Phó Tổng Thống, bà Susan Page cho biết một học sinh trung học tên Brecklyn tại tiểu bang Utah đã hỏi:

“Nếu những người lãnh đạo (hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa) không thể sống chung hòa bình, thì làm sao người dân Mỹ có thể chung sống hòa bình được?”

What Matters: Mike Pence evaded a question about peaceful transfer of power - CNNPolitics

Phó Tổng thống Mike Pence cho biết ngay từ nhỏ ông cũng đã chú ý đến tin tức, ông tin vào các cuộc tranh luận tự do và cởi mở, chính nhờ vậy nước Mỹ mới trở thành quốc gia tự do và thịnh vượng nhất trên thế giới.

Theo ông,  tin tức do các cơ quan truyền thông địa phương loan tải không đồng nghĩa với cách hành xử của người Mỹ, ông Pence lấy trường hợp của hai Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện ông Antonin Scalia và bà Ruth Bader Ginsburg làm thí dụ.

Tại Tối Cao Pháp Viện, họ thuộc hai cực đối lập: một người rất cấp tiến còn một người rất bảo thủ, nhưng ngoài đời họ và gia đình họ là những người bạn thân thiết nhất.

Tối nay ông và bà Harris tranh luận sôi nổi, nhưng họ đang cùng góp sức để xây dựng một chính phủ Mỹ, một nước Mỹ mỗi ngày tốt đẹp hơn, xứng đáng với sự tin cậy của người dân.Ông nhắn với Brecklyn người đặt câu hỏi rằng: chúng ta nên yêu thích những cuộc tranh luận, vì nó mang chúng ta đến với nhau và chúng ta học được điều khác biệt trong hoàn cảnh khó khăn như năm nay.

Pack the court

Trong cả hai cuộc tranh luận tranh cử ông Joe Biden và bà Kamala Harris đều từ chối trả lời câu hỏi là nếu thắng cử họ có gia tăng số thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện (Pack the Court) hay không?

Ngày 9/10/2020, ông Biden cho biết sẽ trả lời khi ông thắng cử còn nếu ông nói ra bây giờ câu trả lời sẽ lên ngay trang nhất các mặt báo ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử, câu trả lời cho thấy sự quan trọng của vấn đề “Pack the Court”.

Joe Biden says he's 'not a fan' of court packing as SCOTUS hearings continue - ABC News

“Pack the Court” tạm dịch “Lấp đầy Tòa án” là một thuật ngữ liên quan đến Đối Sách Mới (New Deal) được Tổng thống đảng Dân Chủ Franklin D. Roosevelt (1933-45) đưa ra.

Nhiều chính sách trong Đối Sách Mới đã bị kiện lên Tối Cao Pháp Viện và bị xử là vi phạm Hiến Pháp.

Tổng thống Roosevelt nghĩ tới một kẽ hở của Hiến Pháp là không nêu rõ con số thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, nên ông đưa ra một dự luật trao cho tổng thống quyền đề cử một thẩm phán bổ sung cho mỗi thẩm phán trên 70 tuổi và 6 tháng.

Dự luật bị ngay chính các đảng viên đảng Dân Chủ phản đối và bác bỏ, Phó Tổng thống John Garner cho rằng làm như thế là trao cho tổng thống cả quyền kiểm soát ngành tư pháp và làm đảo lộn tam quyền phân lập.

Các đảng viên Dân chủ bảo thủ do ông Al Smith Thống đốc tiểu bang New York lãnh đạo, thành lập Liên đoàn Tự do Mỹ (American Liberty League), hằng ngày trên mặt báo và qua các đài phát thanh các chính trị gia không ai nhường ai, ông Roosevelt bị tố cáo là cộng sản và bị so sánh với Marx và Lênin.

Trong cuộc tranh cử lần này, nếu ông Biden và bà Harris trả lời sẽ “Pack the Court” thì sẽ bị cử tri ôn hòa phản đối, còn nếu trả lời không “Pack the Court” thì sẽ bị cánh tả cấp tiến tẩy chay, họ càng từ chối trả lời thì càng bị các chính trị gia đảng Cộng Hòa và truyền thông chất vấn.

Hiến Pháp giúp Hoa Kỳ vững tiến

Ra tranh chức tổng thống đã khó, thắng cử Tổng thống Mỹ với trách nhiệm rất nặng nề mà quyền hạn bị giới hạn bởi Hiến Pháp, Tư Pháp, Quốc Hội và quyết định bởi lá phiếu cử tri, cho nên Tổng thống có muốn độc tài cũng không thể độc tài.

Người Mỹ hiểu rất rõ chính nhờ bản Hiến Pháp mà Hoa Kỳ đã mở rộng từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, thành cường quốc số 1 trên thế giới.

Thiếu bản Hiến Pháp với tam quyền phân lập rõ ràng, với quyền hạn Tổng thống rõ ràng, Hoa Kỳ tốt nhất cũng chỉ bằng Gia Nã Đại ở phía Bắc, hay hơn Mễ Tây Cơ ở phía Nam một chút.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi, 12/10/2020

Ký Thiệt: Khi cuộc đua đi vào đoạn cuối

 Có lẽ bà Nany Pelosi, chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, quá thất vọng về việc Tổng thống Trump đã không…chết vì “mắc dịch” Tàu COVID-19 mà còn hồi phục quá nhanh nên phải tìm cách khác để loại trừ ông ta.

Thay vì giả vờ chúc mừng ông tổng thống, cũng như bà đã nói trước đây “tôi cầu nguyện cho ông”, và không phải chờ đợi lâu, cũng không cần rào đón, ngày 8 tháng 10, ba ngày sau khi ông Trump trở về Tòa Bạch Ốc, bà Pelosi tuyên bố ngành lập pháp sẽ thành lập một hội đồng để cho phép Quốc Hội truất phế một tổng thống, dựa trên Tu chính án thứ 25. Bà nói:

Đây không phải là nhắm vào Tổng thống Trump. Ông ta sẽ đối mặt với sự phán xét của cử tri. Nhưng ông ta chứng tỏ nhu cầu để chúng tôi lập ra một thủ tục cho những tổng thống tương lai.

Nancy Pelosi: Trump's COVID-19 medication has him 'in altered state' - Business Insider

Ngày hôm sau, ông Trump đã đáp lễ bà Pelosi bằng một cái tweet: “Nancy Pelosi khùng điên đang xem xét Tu chính án thứ 25 để có thể dùng thay thế Joe Biden bằng Kamala Harris. Phe Dân Chủ muốn việc đó xảy ra mau chóng vì Joe buồn ngủ đã hết xài rồi.”

Bộ trưởng báo chí Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany thì nói sự thực Pelosi mới là người bất xứng với chức vụ của bà ta.

Tòa Bạch Ốc đã phản công mạnh trước việc bà Pelosi thắc mắc về tình trạng sức khỏe của ông Trump sau khi ông bị lây nhiễm dịch COVID-19 và đã được đưa vào bệnh viện điều trị vài ba ngày.

Nhiều đảng viên Cộng Hòa nóng mặt với việc bà Pelosi viện dẫn Tu Chính án thứ 25, cho rằng bà ta muốn bày ra một “cuộc đảo chánh” nhưng sẽ lại không đi đến đâu vì không có cái gì trong Tu chính án thứ 25 cho phép là làm cái việc điền rồ ấy khi cuộc bầu cử chỉ còn không tới ba tuần lễ.

Lại một “chuyện ngạc nhiên tháng mười”?

Về phần ông Trump, chỉ một ngày sau khi trở lại Tòa Bạch Ốc, đã tweet như sau: “Tôi đã ban toàn quyền giải mật bất cứ và tất cả hồ sơ thuộc về TỘI ÁC chính trị lớn nhất và duy nhất trong Lịch sử nước Mỹ, vụ Bịa đặt Thông đồng với Nga (Russia Hoax). Vụ email bất hợp pháp của Hillary Clinton cũng vậy. Không cắt bỏ bất cứ đoạn nào!

Are intel officials trying to slow Trump order to declassify Russia probe documents?

“Tất cả tin tức về vụ bịa đặt thông đồng với đã được tôi giải mật từ lâu. Thật không may cho đất nước chùng ta, người ta đã hành động một cách rất chậm chạp, đặc biệt có lẽ vì đó là tội ác chính trị lớn nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta. Hành động đi chứ!”

Năm ngoái, ông tổng thống đã ban quyền cho Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr để giải mật bất cứ hồ sơ nào liên quan tới vụ dò thám chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016. Cùng lúc đó, ông Trump đã ra lệnh cho các nhân viên trong ngành tình báo cộng tác với cuộc điều tra của Bộ Tư pháp.

Những đồng minh của tổng thống, gồm các nhà dân cử đảng Cộng Hòa tại Quốc Hội tiến hành những cuộc điều tra riêng của họ, đã chỉ trích các các viên chức như Giám đốc FBI Christopher Wray và Giám đốc CIA Gina Haspel, đã ngăn cản sự chuyển giao những hồ sơ liên quan tới nguồn gốc cuộc điếu tra về sự thông đồng của ông Trump và người Nga.

Mấy cái tweet của ông Trump đã gửi ra sau khi Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratchliff giải mật những hồ sơ tiết lộ cựu Giám đốc CIA John Brennan mật trình cựu Tổng thống Obama về “kế hoạch’ của Hillary Clinton nhằm  gán ứng cử viên Donald Trump lúc đó với người Nga như một phương cách làm lạc hướng dư luận khỏi vụ bà Clinton dùng email riêng để chuyển các công văn mật đang nổ lớn trước cuộc bầu cử năm 2016.

Fox News đã tường trình đầu tiên việc Ratcliffe giải mật ghi chú viết tay của Brennan sau khi ông ta mật trình lên Obama.

Hillary Clinton urges US State Department to expedite release of her emails

Ông Trump cũng đã đốc thúc Bộ Ngoại giao công bố it nhất thì cũng một phần những email của Hillary Clinton.

Ông cũng không quên tấn công ông Biden và quý tử Hunter về chuyện trong khi cha làm phó tổng thống thời Obama thì con làm chức lớn trong ban quản trị Công ty dầu khí Burisma ở Ukraine lương tháng 50 ngàn đô mà không có kinh nghiệm gì cả và tại sao vợ của viên cựu thị trưởng Mạc-tư-khoa lại gửi cho Hunter 3 triệu rưỡi mỹ kim mà không có lý do gì cả?

Ông Trump đã công khai tỏ ý muốn ông Barr truy tố vài người trong đảng Dân Chủ dính líu tới nguồn gốc cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 và bất cứ những liên hệ nào tới chiến dịch tranh cử của ông Trump, trong đó đặc biệt có ông Biden và cựu tổng thống Obama, nhưng ông Barr đã cho biết ông không có chương trình cho những bước tiến  quan trọng nào trước ngày bầu cử.

Nhiều người có nhận định nghe không đến nỗi vô lý rằng nếu chờ  tới sau ngày bầu cử thi hồ sơ về vụ được TT Trump gọi là “tội ác chinh trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ” mà ông Barr ủy nhiệm cho chưởng lý liên bang Durham mở cuộc điều tra từ gần hai năm nay sẽ bị chìm xuồng và biến đi vĩnh viễn, nếu TT Trump không được ngồi lại Tòa Bạch Ốc thêm bốn năm trong ngày bầu cử  sắp tới.

Ngày bầu cử chỉ còn hơn hai tuần nữa, hai bên đều dồn nỗ lực tạo một “chuyện bất ngờ tháng mười” cuối cùng để hạ đo ván đối thủ.

Nhưng, có lẽ từ nay tới ngày bầu cử sẽ không còn chuyện ngạc nhiên nào nữa, sau chuyện Tổng thống Trump “mắc dịch Tàu” COVID-19, được coi như cơ hội bằng vàng cho phe Dân Chủ Xã Nghĩa, và đã được dùng ngay làm vũ khí chính trị để đánh hạ ôngTrump.

Trong khi bà Pelosi viện dẫn sức khỏe ông Trump suy yếu vì coronavirus để toan tính truất quyền một tổng thống do dân bầu ra, thì bà Kamala Harris, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân Chủ, trong cuộc tranh luận duy nhất với Phó Tổng thống Pence tối hôm 7 tháng 10, buộc tội ông Trump đã không nhận ra sự nguy hiểm của vi khuẩn corona và đã che đậy hậu quả của COVID-19, trong lúc chính ông tổng thống vừa rời bệnh viện được hai ngày sau ba ngày chữa trị COVID-19. Bà Harris đã trơ trẽn nói: “Người dân Mỹ đã chứng kiến điều được coi là sự thất bại to lớn nhất của bất kỳ chính quyền tổng thống nào trong lịch sử của đất nước chúng ta. Họ biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng họ đã không nói cho mọi người hay.”

Biden campaign raises $48 million in two days after naming Harris as running mate | TheHill

Cặp Biden-Harris đã dùng COVID-19 làm chủ đề chính cho cuộc tranh cử sau khi vụ ông Trump “mắc dịch Tàu” trở thành “chuyện ngạc nhiên tháng mười”, và bà Harris đã không ngượng mồm khi nói ra những lời vu cáo sống sượng trong cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Pence, người đứng đầu Ban Đặc nhiệm của Tòa Bạch Ốc chống dịch COVID-19 từ mấy tháng nay đã cùng ông Trump và các thành viên khác báo cáo về nỗ lực của họ trong các cuộc họp báo mỗi ngày tại Tòa Bạch Ốc, trong đó có quyết định sớm của ông Trump cấm các chuyến bay từ nước Tàu tới Mỹ và từ Mỹ đi Tàu. Lệnh cấm ấy đã ngăn chặn sự lây lan trong mấy tháng đầu năm 2020 và đã cứu được nhiều sinh mạng người Mỹ mà bà Harris không thể không biết. Biết điều đó mà vẫn nói ngược lại là bản chất của những người làm chính trị chuyên nghiệp mà Kamala Harris là điển hình.

Trong cuộc tranh luận, bà Harris đã hiện rõ là một con người giảo hoạt, với những điệu bộ như một kịch sĩ trên sân khấu, trong khi ông Pence tỏ ra điềm đạm, nghiêm túc nhưng không kém linh hoạt và sắc bén. Kết thúc cuộc tranh luận, đối lại những lời lẽ đao to búa lớn, những hứa hẹn mơ hồ và rỗng tuếch của đối phương, ông nói khi trả lời một câu hỏi của điều hợp viên Susan Page, một ký giả của Nhật báo USA Today:

“Biden nói thể chế dân chủ được đặt trên lá phiếu (cho cử tri quyết định), không nên sai lầm về việc đó, Susan. Nền kinh tế của nước Mỹ, sự phục hồi của dân Mỹ được đặt trên lá phiếu…Với bốn năm nữa của Tổng thống Donald Trump, năm 2021 kinh tế to lớn nhất trong lịch sử của đất nước này.”

Phó Tổng thống Pence được biết là ngừơi siêng làm việc nhưng tiết kiệm lời nên đã không nói thêm:

“Vải thưa không che được mắt thánh. Harris sẽ giúp Biden đưa đất nước này  xuống cái hố xã hội chủ nghĩa.

Phó Tổng thống Joe Biden tự nhận là “đang chiến đấu cho linh hồn nước Mỹ” và đảng Dân Chủ cũng đã ra sức đánh bóng ông ta như là một con người đức độ, liêm chính. Nhưng, quá khứ của ông Biden có vẻ không đồng ý như vậy.

Năm 1988, lần đầu tiên ông Biden ra ứng cử tổng thống và đã phải rút lui khỏi cuộc đua ngay từ lúc khởi đầu vì bị bắt quả tang đạo văn (ăn cắp bài của người khác) của lãnh tụ đảng Lao Động Anh Neil Kinnock. Từ đó, ông ta tiếp tục đi sâu vào con đường chính trị với đầy những câu chuyện bịa đặt, dựng đứng theo trí tưởng tượng hay sửa đổi khác hẳn với sự thật, khiến chính những người ủng hô ông cũng phải vò đầu, gãi tai. Hay bỏ  rơi ông ta.

Theo tờ Washington Times, từ khi khởi đầu cuộc tranh cử năm 2020, Joe Biden đã kể ra những thành tích trong khi đi vận động tại nhiều nơi mà sau đó được báo chí kiểm chứng thì những chuyện đó không có thật hay không đúng với những gì đã xảy ra.

Thí dụ ông Biden đã kể ít nhất hai lần trong khi đi vận động tại South Carolina câu chuyện ông và Andrew Young, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, đã bị bắt trong khi cố đi thăm Nelson Mandela trong nhà tù ở Nam Phi vào cuối thập niên 1970. Sau đó, Young đã nói với các phóng viên báo chí rằng chuyện đó đã không hề xảy ra!

Trong cuộc phỏng vấn của CNN ngày 26 tháng 2, ông Biden thú nhận: Tôi đã không bị bắt.” Nhưng lại nói thêm: “Tôi đã bị chặn lại”. Và tiếp tục kể “những người Phi Châu, với quần đùi và súng ống hướng dẫn đi qua cái cửa chỉ dành cho người da trắng, đồng thời chỉ cho những nhà làm luật da đen đường khác để tới Nam Phi,” một câu gây tranh cãi là phái đoàn da đen không phải tới Nam Phi vào năm 1976, nhưng tới Lesotho, nơi không có nạn phân chủng.

Còn nhiều thí dụ nữa nhưng không cần dẫn chứng thêm vì ai mà không biết Joe Biden là người “đạo đức” như thế nào sau 47 năm dày dạn trên chính trường nước Mỹ.

Andrew Bridgman on Twitter: "possible names for it: -Horny Joe -J.O. Biden -Sloppy Joe… "

Ngoài những “lầm lẫn” đáng tiếc và ăn nói bừa bãi, ông Biden cũng mang nhiều tai tiếng lôi thôi với nữ giới mà nếu không nhờ sự bao che của “đảng” và truyền thông báo chí bồ nhà thì có thể đã bị “đốt cháy” đen thui. Không nói những chuyện xa xôi, chỉ mới năm ngoái khi ông Biden tuyên bố ra ứng cử tổng thống (lần thứ ba),  đã bị Tara Reade, một nữ nhân viên cũ, tố giác.

Reade buộc tội ông Biden đã ép cô ta vào góc một văn phòng ở Thượng viện và tấn công dục tình cô vào một ngày trong năm 1993. Hai năm trước, Reade và bảy phụ nữ khác đã xuất hiện để cáo buộc Biden về những va chạm, sờ mó nham nhở. Nhưng lần này câu chuyện được kể lại với nhiều chi tiết sống sượng hơn đã đưa mức độ cáo buộc lên tới tội tấn công dục tình.

Cáo buộc của cô Reade về chuyện tấn công dục tình của Biden đã gây được sự quan tâm của công luận nước Mỹ khi cô nói với Ký‎ giả Katie Harper trên một podcast vào tháng 3 rằng Biden đã tấn công dục tình cô khi cô ở một mình trong văn phòng tại Thượng viện một ngày vào năm 1993. Ông ta đã dồn cô dựa lưng vào vách tường, thò tay vào trong áo cô,  tiến xuống dưới váy cô và dùng những ngón tay xâm nhập thân thể cô. Ban vận động tranh cử của ông Biden đã bác bỏ những cáo buộc ấy.

Nhưng Nghị sĩ Kamala Harris, khi ấy cũng là một ứng cử viên tổng thống, đã tuyên bố: “Tôi tin lời người tố giác.”

Bà Harris cũng là người đã tấn công ông Biden dữ dội, gay gắt nhất trong những lần tranh luận ở vòng sơ bộ. Nay được chỉ định đứng phó cho ông Biden, mặt bà Harris tươi rói như trăng rằm và tỏ ra linh hoạt duyên dáng bên cạnh ông Biden lù khù, già nua, khiến mọi người đều nghĩ một ngày không xa, Kamala Harris, một phụ nữ tự nhận là “da đen”, sẽ trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Dĩ nhiên bà Harris cũng thừa biết điều đó.

Tổng thống Trump thì lại càng biết rõ hơn. Trong cuộc đi vận động tranh cử tại Sanford, Florida, ngày 12 tháng 10, lần đầu tiên từ khi bình phục, ông Trump đã cảnh cáo dân Mỹ: “Nếu Biden thắng cử thì phe tả cực đoan xã hội chũ nghĩa sẽ cai trị nước Mỹ.”

Joe Biden, một “con ngựa thành Troie” của phe xã nghĩa trong đảng Dân Chủ, có thể thắng vào ngày 3 tháng 11?

Các “poll” đều bảo Biden sẽ thắng, nhưng phe “cuồng Trump” trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt thì tin chắc TT Trump sẽ ngồi lai Tòa Bạch Ốc thêm bốn năm nữa.

Lý do là bà con ta xưa nay vẫn tỏ ra lơ là với chuyện bầu bán tại quê hương thứ hai, vậy mà năm nay, khí thế dâng lên bừng bừng khắp nơi.

Hãy nhìn “Trump 2020 Rally in DC – Du Hành Xuyên Nước Mỹ Ủng Hộ TT Trump” đến Washington và biểu dương lực lượng trong ba ngày từ 10 tới 12 tháng 10, tập họp hàng ngàn người với cờ, biểu ngữ, mũ, áo ủng hộ TT Trump dù gặp ngày trời mưa gió.

Trời cao cũng phải động lòng?

Ký Thiệt

Cuộc Bỏ Phiếu Đã Bắt Đầu: Bầu Cho Ai?

 Kim Nguyễn: – Nhiều tiểu bang đã bắt đầu bầu cử, tính tới ngày Thứ Bảy 10/10 vừa qua, có gần 9 triệu người đã bỏ phiếu.  Một số lượng phiếu bầu lớn chưa từng xảy ra trong quá khứ và cũng trong thời gian này năm 2016 chỉ có 75 ngàn người đi bỏ phiếu. Tổ chức United States Elections Project ước tính, năm nay sẽ có khoảng 150 triệu cử tri đi bầu, sẽ là một kỷ lục bỏ phiếu cao nhất kể từ năm 1908 vì đa số cử tri cho rằng cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020 này là một sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử, là cuộc tranh đấu cho lẽ phải, cho chính nghĩa.

Early voting begins Tuesday; Local, state and federal seats on ballot

Hôm nay 13/11/2020 dân Texas sẽ đi bầu sớm

Hôm nay, ngày 12/10, Thượng Viện đã bắt đầu cuộc điều trần cho Thẩm Phán Amy Barrett được vào Tối Cao Pháp Viện (TCPV).  Trong ngày đầu tiên này, người ta thấy rõ đảng Dân Chủ đã có quyết tâm ngăn chặn việc bổ nhiệm thêm một Thẩm Phán TCPV có khuynh hướng bảo vệ Hiến Pháp và giá trị truyền thống của Hoa Kỳ.

Toan tính chiếm quyền lực  
 
Tối Cao Pháp Viện là tòa án cao nhất của ngành Tư Pháp trong chính phủ Hoa Kỳ, được thành lập bởi HIến Pháp, trong khi những tòa án khác do Quốc Hội thành lập.  Đa số các vụ án được đem tới TCPV là các vụ kháng án, chuyển đến từ các tòa TCPV của tiểu bang hay của các tòa án liên bang.  Một trong những vấn đề mà người dân lo ngại là âm mưu tăng thêm Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện của đảng Dân Chủ, đây là một toan tính chiếm quyền lực. 
 
Trong quá khứ, có nhiều Tổng Thống tại chức đã thay đổi số Thẩm Phán TCPV dựa theo nhu cầu lợi ích riêng, mãi tới năm 1869 Quốc Hội mới ấn định TCPV có 9 Thẩm Phán.  TT Obama đã đề cập tới việc tăng thêm Thẩm Phán TCPV. Trong cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Dân chủ, nhiều ứng cử viên Tổng Thống: Kamala Harris, Elezabeth Warren, Pete Buttigieg và Beto O’Rourke, đã nói họ sẽ chấm dứt truyền thống hơn 150 năm này.  
Năm 1937, sau khi nhiều điều luật mới của TT Franklin Roosevelt bị Tối Cao Pháp Viện bác bỏ vì vi hiến, TT Roosevelt đã tìm cách thay đổi các Thẩm Phán qua việc bổ nhiệm thêm 6 người cho mỗi Thẩm Phán đã trên 70 tuổi mà không muốn về hưu, như vậy số Thẩm Phán TCPV sẽ tăng lên tới 15 vị.  Tuy nhiên, sáng kiến của TT Roosevelt đã bị thất bại.  
Vụ án chính trị nghiêm trọng 
 
Hillary Clinton cooked up Russiagate to smear Trump & distract from her own scandals, declassified docs suggest | CubaSí
Trong suốt gần 4 năm tại chức, TT Trump luôn luôn bị đảng Dân Chủ đánh phá, từ việc truất phế tới những lời phê bình, xuyên tạc, chỉ trích nặng nề, họ phản đối bất cứ một việc làm nào hay lời nói nào của TT Trump.  Sự việc bắt đầu từ mùa bầu cử năm 2016, ƯCV Hillary Clinton đã vu khống ƯCV Donald Trump thông đồng với Nga.  Những tài liệu mật đã được phổ biến cho thấy, Giám Đốc CIA John Brennan đã tường trình cho TT Obama về âm mưu của bà Hillary Clinton là gán cho TT Trump thông đồng với Nga nhằm đánh lạc hướng dư luận về những việc làm trái luật của bà ta.  
 
TT Obama đã đồng ý cho xử dụng nhân viên CIA, FBI trong kế hoạch triệt hạ TT Trump. FBI đã gài bẫy cho Trung Tướng Michael Flynn nhận tội để họ có lý do mở cuộc điều tra TT Trump và những người liên hệ tới chiến dịch tranh cử của Tổng Thống.  Sau gần 2 năm trời theo kiện, Tướng Flynn đã lâm vào cảnh tán gia bại sản, và còn thiếu nợ tiền luật sư lên tới hơn 4 triệu dollars; Corey Lewandowski, Giám Đốc điều hành bộ tham mưu tranh cử của TT Trump, đã bị điều tra, anh ta đã phải chi cho luật sư một số tiền hơn 400 ngàn dollars; Tiền luật sư của TT Trump đã lên tới hơn 16 triệu dollars. Và Quốc Hội đã tốn hơn 35 triệu dollars tiền thuế của người dân cho việc điều tra và truất phế TT Trump (theo Fox News.) 
 
Sau hơn 3 năm điều tra, báo cáo của Công Tố Viên John Durham cho thấy nhiều nhân vật tên tuổi của đảng Dân Chủ sẽ bị truy tố theo luật định:  TT Obama, PTT Joe Biden, Ngoại Trưởng Hillary Clinton, . . .  Đây chính là lý do mà đảng Dân Chủ quyết tâm giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng Thống này, nhằm ém nhẹm những tội ác chính trị nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.  
 
Bảo hiểm Obamacare 
Opinion: GOP's disastrous plan for Obamacare, Planned Parenthood - CNN
Năm 2010, TT Obama đã ban hành đạo luật bảo hiểm sức khỏe  Obamacare, đây là sự thay đổi lớn nhất trong chính sách bảo hiểm sức khỏe của Hoa Kỳ kể từ khi Medicaid và Medicare được thông qua vào năm 1965.  Đạo luật Obamacare đã gây nhiều tranh cãi, bị chỉ trích nhiều hơn là được tán thành. 
 
Trước khi có bảo hiểm Obamacare, đa số các tiểu bang như California, Florida, Texas, . . . đã có những chương trình y tế dành cho người nghèo.  Trong chương trình Obamacare chính phủ giúp trả tiền bảo phí cho những người có lợi tức thấp, như vậy có tới 40% dân số thuộc thành phần trung lưu không nhận được bất kỳ trợ giúp nào của chính phủ.  Mục đích của bảo hiểm Obamacare là giúp cho 20 triệu người dân có bảo hiểm y tế, nhưng kết quả đã trái ngược vì giá bảo hiểm sức khỏe đã nhảy vọt kể từ khi Obamacare ra đời, hàng triệu người đã mất bảo hiểm do không kham nổi tiền chi phí cho bảo hiểm.  
 
Vì mục đích muốn đưa tên tuổi của mình vào lịch sử, như trường hợp tên của TT Johnson được gắn liền với chương trình Medicare và Medicaid, TT Obama đã đưa ra chương trình Obamacare.  Trên thực tế, bảo hiểm Obamacare đã thất bại vì chính phủ đã chi ra hơn 5 tỷ dollars cho chương trình này nhưng vẫn còn hàng triệu người không có bảo hiểm sức khỏe.” (theo tạp chí Forbes.)
 
Trong cuộc điều trần của Thẩm Phán Amy Barrett hôm nay, nhiều TNS của Dân Chủ cho rằng Thẩm Phán Amy Barrett sẽ đóng vai trò quyết định trong việc đảo ngược phán quyết về Obamacare, và họ muốn bà Thẩm Phán này hứa sẽ không làm như vậy.  TNS Ted Cruz đã kịch liệt phản đối, ông ta nói rằng: “Giải quyết những vấn đề về chính sách bảo hiểm y tế là trách nhiệm của Quốc Hội, không phải trách nhiệm của một Thẩm Phán.  Hơn nữa, nếu Thẩm Phán đưa ra bất cứ một lời hứa hẹn nào thì đã vi phạm lời tuyên thệ của Thẩm Phán.”   TNS Ted Cruz nói thêm:  “Phía Cộng Hòa chúng tôi không những có ý định cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho người dân người mắc bệnh có sẵn mà còn giảm chi phí bảo hiểm và tiền thuốc, điều mà Obamacare đã không thực hiện được.  Đạo luật Obamacare đã hoàn toàn thất bại.  Hàng triệu người dân đã không thể mua được bảo hiểm sức khỏe vì giá cả quá cao, cụ thể là tiền bảo hiểm cho một gia đình đã tăng lên tới 5 ngàn dollars một năm.”
  

Trưa Thứ Bảy vừa qua, tại Miami, cộng đồng người Cuba, Venezuela và một số cộng đồng gốc La Tinh khác đã tạo nên lịch sử khi có hơn 30,000 người biểu tình chống Xã Hội Chủ Nghĩa, một hình thức thấp của Chủ Nghĩa Cộng Sản.  Qua lá phiếu, cử tri người Việt chúng ta quyết tâm đóng góp vào việc bảo vệ nền tự do dân chủ của Hoa Kỳ. 

Kim Nguyễn, 12/10/2020

Tin Hải Ngoại - SGB

 BBC Tin tức

Powered by Blogger.