Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Phe chống đối đảo chính ở Myanmar thành lập chính phủ đoàn kết

Friday, April 16, 2021 // ,

 VOA - Reuters

17/04/2021

Hội đồng Cố vấn Đặc biệt cho Myanmar (SAC-M) hoan nghênh loan báo thành lập Chính phủ Đoàn kết Quốc gia như chính phủ chính đáng của Myanmar.


Những người chống đối tập đoàn quân nhân cầm quyền tại Myanmar loan báo một Chính phủ Đoàn kết Quốc gia hôm thứ Sáu 16/4 bao gồm các đại biểu quốc hội trong chính quyền bị lật đổ, lãnh đạo các cuộc biểu tình chống đảo chính và đại diện các nhóm sắc tộc. Họ nói mục tiêu của chính phủ này là chấm dứt chế độ cai trị của quân đội và vãn hồi dân chủ, theo Reuters.

Myanmar đã rơi vào hỗn loạn từ sau cuộc đảo chính ngày 1/2/21, lật đổ chính phủ dân sự do nhà đấu tranh cho dân chủ Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã nắm quyền trong 5 năm qua, và trước đảo chính đang khởi sự nhiệm kỳ thứ nhì sau khi giành được thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020.

Dân chúng Myanmar đã xuống đường mỗi ngày để đòi khôi phục nền dân chủ. Họ thách thức các chiến dịch đàn áp của các lực lượng an ninh, mà cho tới nay đã giết chết hơn 700 người, theo một nhóm giám sát tình hình Myanmar.

Cùng lúc, các lãnh đạo chính trị trong đó có các đại biểu quốc hội thuộc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi, đã tìm cách tổ chức lại để chứng minh cho đất nước và cho thế giới thấy rằng chính họ, chứ không phải các tướng lãnh, là thẩm quyền chính trị chính đáng của Myanmar.

“Xin quý vị chào mừng chính phủ của nhân dân,” nhà đấu tranh cho dân chủ lâu năm Min Ko Naing nói trong một bài diễn văn kéo dài 10 phút, loan báo thành lập Chính phủ Đoàn kết Quốc gia.

Tuy chính phủ mới thành lập không công bố nhiều lập trường, ông Min Ko Naing nói nguyện vọng của nhân dân mới là ưu tiên của chính phủ đoàn kết, và ông thừa nhận quy mô của nhiệm vụ trước mắt.

Đề cập tới tập đoàn quân phiệt thực hiện cuộc đảo chính, ông Min Ko Naing nói:

“Chúng tôi đang tìm cách nhổ nó tận gốc rễ, vì vậy chúng tôi phải hy sinh rất nhiều.”

Reuters cho biết là không liên lạc được với một người phát ngôn của tập đoàn quân nhân để yêu cầu bình luận.

Các tướng lãnh biện minh cho hành động chiếm quyền bằng cách tố cáo có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 đã trao phần thắng cho đảng của bà Suu Kyi, dù cho ủy ban bầu cử đã bác bỏ những chống đối.

Một trong các mục tiêu chính của chính phủ đoàn kết là vận động sự ủng hộ và được cộng đồng quốc tế công nhận.

Nói với các nhà báo, Bộ trưởng hợp tác quốc tế của chính phủ đoàn kết mới thành lập, Bác sĩ Sasa, đơn cử việc Hoa Kỳ và nước Anh đã công nhận lãnh đạo đối lập Venezuela, Juan Guaido, là nhà lãnh đạo chính đáng của Venezuela.

“Chúng tôi là những nhà lãnh đạo được dân bầu lên một cách dân chủ, “Bác sĩ Sasa nói. “Nếu thế giới tự do và dân chủ bác bỏ chúng tôi, điều đó có nghĩa là họ bác bỏ dân chủ.”

Áp lực quốc tế cũng đang tăng đối với quân đội Myanmar, đặc biệt vì chính quyền các nước Tây phương áp đặt các biện pháp chế tài hạn chế, mặc dù các tướng lãnh Myanmar từ lâu vẫn bác bỏ điều mà họ cho là sự can thiệp từ bên ngoài.

Chính phủ đoàn kết công bố một danh sách các vị trí trong chính phủ, bao gồm các thành viên của các sắc tộc thiểu số và lãnh đạo biểu tình, nêu bật sự đoàn kết chung quanh một mục đích chung giữa phong trào thân dân chủ và các cộng đồng vận động để được tự trị, một số cộng đồng đã từng chiến đầu chống chính quyền trung ương trong nhiều thập kỷ.

Bà Suu Kyi, đang bị giam cầm từ sau cuộc đảo chính, được ghi là Cố vấn Quốc gia, vị trí bà vẫn nắm giữ trong chính phủ bị lật đổ. 

Đập thủy điện lớn thứ 2 Trung Quốc sau đập Tam Hiệp sắp vận hành

 LĐO | 

Đập thuỷ điện Bạch Hạc Than lớn thứ 2 thế giới sau đập Tam Hiệp dự kiến hoạt động  vào tháng 7.2021. Ảnh: Xinhua
Đập thuỷ điện Bạch Hạc Than lớn thứ 2 thế giới sau đập Tam Hiệp dự kiến hoạt động vào tháng 7.2021. Ảnh: Xinhua

Nga trả đũa, trục xuất 10 nhà ngoại giao Mỹ

VOA

17/4/2021

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.


Nga sẽ yêu cầu 10 nhà ngoại giao Mỹ rời khỏi Nga để trả đũa việc Washington trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga khi cáo buộc Moscow có hành động xấu xa, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố ngày 16/4.

Chính phủ Mỹ hôm 15/4 áp đặt một loạt chế tài rộng rãi lên Nga để trừng phạt vì đã can thiệp bầu cử Mỹ năm ngoái, tấn công tin tặc, quấy nhiễu Ukraine cùng các hành động xấu xa khác. Nga phủ nhận tất cả các cáo buộc của Mỹ.

Ngày 16/4, ông Lavrov nói ngoài việc trục xuất 10 nhà ngoại giao Mỹ, Moscow cũng sẽ đặt 8 giới chức Mỹ vào một danh sách chế tài và chấm dứt các hoạt động của các tổ chức NGO và các nguồn quỹ của Mỹ tại Nga mà Nga tin là can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này.

Ông nói Nga cũng đang cứu xét các biện pháp có thể gây “nhức nhối” cho các cơ sở kinh doanh Mỹ tại Nga.

Tổng thống Joe Biden, sau khi áp đặt các chế tài lên Moscow, đã kêu gọi xuống thang căng thẳng và nói quan trọng là Tòa Bạch Ốc và Điện Kremlin vẫn giữ các đường dây thông tin liên lạc.

Ông Biden cũng đề nghị họp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Quan hệ Nga-Mỹ tháng rồi xuống mức thấp nhất sau thời kỳ Chiến tranh lạnh sau khi ông Biden nói ông nghĩ ông Putin là một “kẻ sát nhân” và Moscow cho triệu hồi đại sứ từ Washington về nước để tham khảo. Sau một tháng rồi mà đại sứ Nga vẫn chưa trở lại Mỹ.

Điện Kremlin nói ông Putin chưa quyết định liệu có tham dự hội nghị thượng đỉnh khí hậu do Mỹ tổ chức trong tuần tới hay không.

Điện Kremlin cũng nói sẽ rất khó khăn để nhanh chóng tổ chức thượng đỉnh Putin-Biden.  

Ông Biden giữ nguyên số người tị nạn tối đa được nhận vào Mỹ là 15 ngàn

  VOA

17/4/2021

Tổng thống Mỹ Joe Biden.


Tổng thống Joe Biden ngày 16/4 ký lệnh giữ nguyên mức trần cho phép tối đa 15.000 người tị nạn vào Mỹ, một giới chức cao cấp trong chính quyền cho biết. Đây là mức thấp lịch sử, trái với kế hoạch ông từng cân nhắc là nâng lên thành 62.500 người.

Quyết định này là một cú giáng đối với những người bênh vực người tị nạn, những người muốn ông Biden nhanh chóng đảo ngược những chính sách của người tiền nhiệm Cộng hòa Donald Trump. Ông Trump từng đặt mức tối đa là 15.000 người để hạn chế di dân.

Cách đây hai tháng, ông Biden đã tính tới việc nâng mức trần này lên thành 62.500 người. Tới sáng ngày 16/4, một nhóm lập pháp Dân chủ phải lặp lại lời kêu gọi Tổng thống có quyết định cuối cùng.

Quyết định của ông Biden trì hoãn việc đưa ra mức trần mới về số người tị nạn trong năm nay dường như có liên hệ tới những quan ngại của công chúng về việc nhận thêm người tị nạn giữa lúc con số di dân đến biên giới Mỹ-Mexico ngày càng tăng. Ông không muốn bị xem là “quá rộng tay” hay “mềm yếu,” một giới chức khác nói với Reuters.

Theo quyết định khẩn của Tổng thống được ông Biden ký, Mỹ sẽ cấp quy chế tị nạn cho các đương đơn từ nhiều khu vực trên thế giới hơn so với thời của ông Trump, một quan chức cao cấp của chính quyền cho biết với điều kiện ẩn danh.

Phe bênh vực người tị nạn nói họ thất vọng về tin này, nói rằng chuyện này không hợp lý khi mà đã có 35.000 người tị nạn đã được thanh lọc an ninh-kiểm tra lý lịch để vào Mỹ và có 100.000 người trong các giai đoạn khác nhau của tiến trình xét duyệt.

Động thái này được đưa ra sau khi ông Biden ký một sắc lệnh hành pháp hứa tăng mạnh số người tị nạn được nhận vào Mỹ trong năm tài khoá 2022, bắt đầu từ 1/10 năm nay, lên 125.000 người.

Số người tị nạn được nhận vào Mỹ xuống mức thấp nhất lịch sử dưới thời ông Trump. Cựu Tổng thống Trump xem người tị nạn như một đe dọa an ninh và việc hạn chế số di dân vào Mỹ là một dấu ấn trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông.

Theo kế hoạch mới của ông Biden, con số 15.000 người tị nạn sẽ được phân phối như sau: nhận 7.000 người từ Châu Phi; 1.000 người từ Đông Á, 1.500 từ Châu Âu và Trung Á; 3.000 người từ Châu Mỹ Latin và vùng Ca-ri-bê; 1.500 người từ Cận Đông và Nam Á; và 1.000 chỗ trừ bị chưa được phân phối.

Tin Hải Ngoại - SGB

 BBC Tin tức

Tin Hoa Kỳ - VOA

Powered by Blogger.