Bản tin ngày 30-7-2019
Tin Biển Đông
Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư của Trường Cao đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cập nhật tình hình đối đầu ở Bãi Tư Chính. Ngày 28/7/2019, ông Ryan Martinson cho biết: “Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồ họa cho thấy các hoạt động của nó từ ngày 25 đến 28/7”.
Ông Ryan Martinson lưu ý thêm: “Tàu tuần duyên nặng 12000 tấn số hiệu 3901 [của Trung Quốc] vẫn ở đó”.
Infonet đưa tin: Trung Quốc “quây biển” tập trận cả ở Biển Đông, biển Hoa Đông gần Đài Loan. Thông báo về hai cuộc tập trận được đăng trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc vào tối 28/7 và sáng 29/7, tuyên bố, toàn bộ khu vực biển ngoài khơi tỉnh Quảng Đông và Chiết Giang đều bị phong tỏa. Trong đó, có cuộc tập trận diễn ra từ ngày 28/7 đến 2/8 ở khu vực Biển Đông, ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Toàn bộ tàu thuyền bị cấm lui tới các khu vực này trong thời gian Trung Quốc tập trận.
Trang The Hill có bài: Trung Quốc vung “gậy nhỏ” ở Biển Đông. Ông James Holmes, thuộc trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ và là tác giả bài viết, bình luận: “Trung Quốc nắm giữ lợi thế rõ rệt trong cuộc cạnh tranh này, chính là lực lượng hải quân, với không quân có căn cứ trên bờ và tên lửa hỗ trợ cho nó. Họ nắm chặt một cây gậy lớn, trong khi Việt Nam thì không – và các nhà lãnh đạo Việt Nam biết các đối thủ Trung Quốc của họ sẽ nện cây gậy đó vào họ nếu họ dám từ chối ý chí của Bắc Kinh. Điều đó có nghĩa, Trung Quốc vẫn có thể chọn lựa leo thang căng thẳng quân sự nếu Việt Nam vẫn ngoan cố. Việt Nam có ít lựa chọn như vậy”.
Báo Thanh Niên dẫn lời ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch UBMT Tổ Quốc: ‘Nói Biển Đông căng thẳng thì giống quan sát viên chứ không phải người bị xâm lấn’. Ông Kim cho rằng, dự thảo báo cáo chính trị của Mặt trận tại Đại hội 9 cần thể hiện thái độ rõ ràng hơn về vấn đề Biển Đông.
Ông Kim nói: “Bây giờ nhóm tàu Hải dương 8 đang vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông, và người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đã có thông báo chính thức nêu quan điểm rõ ràng về vấn đề này”, nên báo cáo cần nói rõ, thay vì nói chung chung như “Tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp và căng thẳng”.
Trung Quốc vào trong sân nhà Việt Nam quấy phá, dự thảo báo cáo chính trị của MTTQ chỉ dám nói tình hình căng thẳng. Trong khi đó, phía Trung Quốc tố ngược Việt Nam xâm phạm “chủ quyền” của họ ở Bãi Tư Chính từ tháng 5/2019, theo tin do VOA dẫn nguồn từ báo South China Morning Post. Chuyện TQ quấy phá, cướp bóc lâu nay ai cũng biết, nhưng trong lúc chúng cho người vào phá nhà mình, thì Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân lại bay sang nhà nó tay bắt mặt mừng với lãnh đạo Bắc Kinh, như thể không có chuyện gì xảy ra.
Mời đọc thêm: Trung Quốc tập trận lớn trên biển Đông, Hoa Đông (TP). – Trung Quốc rậm rịch tập trận gần Đài Loan (GDTĐ). – Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, gần Đài Loan (VOA). – Trung Quốc giới thiệu tàu ngầm do thám mô phỏng hình cá mập (Zing). – Tàu sân bay TQ “man thiên quá hải”, lén vào vùng biển Philippines mà lính gác không hay biết? (TTT).
– Báo cáo của Mặt trận cần nói rõ tình hình ở Biển Đông (VNN). – Bãi Tư Chính: Tranh chấp song phương hay đa phương và VN cần làm gì? (BBC). – Nguyên Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản: Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam (VTC).- ASEAN có thể bàn về Biển Đông với Ngoại trưởng Mỹ (VNE). – Báo Mỹ: Xâm phạm bãi Tư Chính, Trung Quốc múa gậy trong vườn nhà người khác (MTG).
Quan hệ nồng ấm Campuchia – Trung Quốc
Zing dẫn lời Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen: Tôi vừa ra lệnh mua hàng chục nghìn vũ khí từ Trung Quốc. Thủ tướng Hun Sen tuyên bố sẽ chi 40 triệu Mỹ kim để hiện đại hóa kho vũ khí của quân đội Campuchia. Trang Channel NewsAsia dẫn lời ông Hun Sen nói “Tôi đã ra lệnh mua hàng chục nghìn vũ khí bổ sung… Hiện chúng đang được chuyển đến”. Ông Hun Sen gọi đó là món quà từ Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trước đó, lãnh đạo Campuchia luôn tìm cách phủ nhận quan hệ quân sự giữa nước này với Trung Quốc, nhất là các nghi vấn về chuyện Trung Quốc thao túng các căn cứ quân sự ở Campuchia. Diễn biến thực tế vẫn đang củng cố mối lo ngại của một số người về viễn cảnh một tiền đồn của TQ với khả năng uy hiếp miền Nam VN.
Mời đọc thêm: Campuchia mua thêm hàng loạt vũ khí của Trung Quốc (NLĐ). – Campuchia chi thêm gần nghìn tỷ mua vũ khí Trung Quốc (VNN). – Campuchia chi thêm 40 triệu USD mua vũ khí Trung Quốc (VNF). Mời đọc lại: Trung Quốc mập mờ đáng ngờ khi phản ứng tin đồn dùng căn cứ quân sự của Campuchia trong 30 năm (VTC).
Thứ trưởng bị kỷ luật vì vợ
Thủ tướng kỷ luật cảnh cáo Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải, báo Thanh Niên đưa tin. Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải bị Thủ tướng kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, do “vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt“. Nhưng những người chủ trương kỷ luật ông Hải không nêu rõ ông ta vi phạm vụ gì, mà chỉ nói chung chung.
Mặc dù không nêu cụ thể, nhưng dư luận cho rằng, ông Hải bị kỷ luật vụ cưới vợ bé, trước khi ly hôn vợ lớn. Đó là ca sĩ phòng trà Đinh Hiền Anh, nhỏ hơn ông Hải 17 tuổi, cưới nhau hồi tháng 11/2018. Ca sĩ Hiền Anh từng gây bão trên mạng xã hội, khi khoe vụ mua vé bóng đá, khoe xài đồ hiệu xa xỉ và có những phát ngôn về chuyện tình cảm của 2 người, như “ông xã đến với tôi với hai bàn tay trắng“…
VietNamNet thống kê: 7 Thứ trưởng và nguyên Thứ trưởng dính kỷ luật trong vòng nửa năm. Trong 7 người này, có 3 cựu thứ trưởng, gồm Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (bị kỷ luật vì “ăn đất” đất quốc phòng), ông Nguyễn Hồng Trường, cựu Thứ trưởng Bộ GTVT (bị kỷ luật vì có vi phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số DN thuộc Bộ GTVT) và ông Phạm Viết Muôn, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (bị cảnh cáo do sai phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số DN thuộc Bộ GTVT).
Còn lại là 4 thứ trưởng đương chức, gồm 3 thứ trưởng Bộ GTVT cũng liên quan đến sai phạm trong thoái vốn nhà nước tại một số DN thuộc Bộ GTVT là các ông Nguyễn Ngọc Đông, Nguyễn Nhật và Nguyễn Văn Công. Người còn lại là Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải vừa bị kỷ luật cảnh cáo.
Mời đọc thêm: Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải nhận kỷ luật cảnh cáo (GĐVN). – Kỷ luật ông Huỳnh Quang Hải bằng hình thức cảnh cáo (ĐV). – Kỷ luật cảnh cáo Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải (KTĐT).
Tin nhân quyền
Hôm nay 30/7, ông Hà Văn Nam và sáu tài xế khác sẽ bị tòa án tỉnh Bắc Ninh đưa ra xét xử, do ông Nam và các tài xế này đã tham gia phản đối trạm thu phí BOT Phả Lại, ở Quốc lộ 18 vào ngày 31/12/2018. Nhưng ông Nam và các tài xế sẽ bị đưa ra xử với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ theo Điều 318, BLHS 2015.
Facebooker Minh Anh Jessica Nguyễn có bài: Quế Võ – Bắc Ninh với vụ án Hà Văn Nam. Theo bài viết, “cơ quan điều qua công an huyện Quế Võ-Bắc Ninh đã gán ghép tội danh mới với Hà Văn Nam về tội xúi giục dừng xe phản đối trạm BOT Phả Lại”. Có nhiều điểm bất cập xung quanh trạm BOT được chính quyền tận dụng như một công cụ “móc túi” dân này, nên ông Nam và nhiều tài xế đã phản đối và kết quả là họ đã bị bắt và bị đưa ra xét xử hôm nay.
Bài viết lưu ý, “một dấu hiệu hết sức bất thường trong vụ án này là vào ngày 28/01/2019 Hà Văn Nam bị một đám đông bịt mặt dùng 2 xe ô tô 7 chỗ bắt cóc Nam ngay tại nhà vào ban ngày, ban mặt. Chúng đã đánh đập rất dã man, gây thương tích nghiêm trọng trước khi đạp Nam xuống khỏi xe”.
Mời đọc thêm: Ân Xá Quốc Tế kêu gọi CSVN trả tự do cho ông Hà Văn Nam (NV). – Ân Xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Hà Văn Nam trước phiên xử ngày 30/7 (RFA). – Vụ ‘oan sai 40 năm’: Nạn nhân đòi bồi thường 12 tỉ đồng, VKS tính 850 triệu (TN). – Người nghèo hãy đợi đấy: Viện phí sắp tăng rất cao ở bệnh viện công! (VNTB).
Đường Ngô Minh Dương?
Trang Kinh Tế Đô Thị đưa tin: Hà Nội yêu cầu tháo dỡ tấm biển tên đường Ngô Minh Dương. Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội, khẳng định: “Ngô Minh Dương là nhân vật không rõ lai lịch, không có tên trong ngân hàng tên đường, phố Hà Nội và chưa có trong các Quyết định đặt tên đường phố của TP Hà Nội“.
Thì Ngô Minh Dương, cũng tương tự như nhân vật Lê Văn Tám, bởi người dân VN đâu ai biết Lê Văn Tám là con ông, bà nào? Có anh, chị, em là những ai? Quê quán ở đâu… Nếu yêu cầu tháo dỡ tên đường Ngô Minh Dương, thì cũng nên đề nghị tháo dỡ tất cả các tên đường, trường học, địa danh mang tên Lê Văn Tám.
Mời đọc thêm: Xuất hiện đường 10 làn xe mang tên Ngô Minh Dương trên Google Maps (TTT/Kênh 14). – Yêu cầu tháo dỡ tên đường tự phát Ngô Minh Dương ở Hà Nội (TP). – Tên đường Ngô Minh Dương đã biến mất từ ngoài đường cho đến Google Maps (VNF). – Đã hạ biển “tự phong” tên đường Ngô Minh Dương (ANTĐ).
Thủ tướng và chuyện phát triển Phú Quốc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không chấp nhận những doanh nghiệp lợi dụng lỗ hổng pháp luật để trục lợi, theo báo Đời sống & Pháp luật. Tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư ở TP Rạch Giá, Kiên Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu: “Cần có tầm nhìn để biến đảo ngọc thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí độc đáo mang đẳng cấp quốc tế. Chúng ta tập trung cho Phú Quốc phát triển không phải để cạnh tranh với các địa phương của Việt Nam mà để Phú Quốc cạnh tranh sòng phẳng với các quốc gia trong khu vực”.
Dường như Thủ tướng đi xuống Kiên Giang để thúc đẩy làm dự án đặc khu Phú Quốc? Phú Quốc nói riêng, Việt Nam nói chung, không thể đi lên nếu chỉ tập trung vào thị trường bất động sản như khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng và sòng bạc, mà không thu hút đầu tư công nghệ cao. Trong khi Việt Nam thật sự cần là đầu tư công nghệ cao và giáo dục để tăng năng suất, phát triển công nghiệp và kinh tế phải dựa trên tri thức, chứ không thể dựa vào các dự án bất động sản và sòng bạc.
Mời đọc thêm: ‘Không được bê tông hóa Phú Quốc vì tầm nhìn ngắn hạn’ (PLTP). – Thủ tướng yêu cầu Kiên Giang phát triển kinh tế nhưng không được phá vỡ môi trường (MTG). – Kiến nghị luật hóa miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Phú Quốc (TT).
Thủ Thiêm và các vụ trục lợi từ đất
UBND TP HCM đề xuất, buộc các dự án ở Thủ Thiêm nộp lại tiền trục lợi từ đất, báo Tiền Phong đưa tin. Một nguồn tin của báo Tiền Phong cho biết: “Thanh tra Chính phủ đã kết luận TPHCM phải làm lại đơn giá, sẽ tính toán lại giá đất các dự án BT ở Thủ Thiêm theo giá thời điểm giao đất năm 2013. Sau khi tính toán lại, đối ứng với diện tích đất được giao, TPHCM sẽ thu hồi phần tiền chênh lệch về cho ngân sách”.
UBND tỉnh Bình Dương bắt đầu thu hồi 7.500 m2 đất công bị ‘xẻ thịt’ bán ở Bình Dương, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Vụ 7.500 m2 đất công bị Công ty Thuận Lợi bán trái phép tại KDC Mỹ Phước 4, UBND tỉnh Bình Dương đã giao UBND thị xã Bến Cát kiểm tra, xử lý các sai phạm đất đai, xây dựng và báo cáo kết quả về UBND tỉnh trong tháng 8.
Trước đó, công ty Thuận Lợi trúng đấu giá khu dân cư Mỹ Phước 4 với diện tích hơn 355.000 m2, trong đó chỉ có 176.000 m2 là đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, riêng 7.500 m2 là đất công được xác định nằm ở ranh khu dân cư. “Nhiều năm qua Công ty Thuận Lợi đã san lấp mặt bằng, phân lô bán nền trái phép ngay trên khu đất công này”.
VietNamNet có bài: Hàng loạt bộ, ngành có trụ sở mới vẫn không chịu trả trụ sở cũ. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà thừa nhận, “một số cơ quan vẫn tiếp tục sử dụng trụ sở cũ, chưa thực hiện việc bàn giao cho TP Hà Nội khai thác, sử dụng, như Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ…”
Mời đọc thêm: TP. HCM: Sẽ tính toán thu hồi phần chênh lệch giá đất ở Thủ Thiêm (DĐDN). – Buộc các dự án ở Thủ Thiêm nộp lại tiền trục lợi từ đất (MTG). – TP.HCM đang tính toán thu hồi phần chênh lệch địa tô ở Thủ Thiêm (VNN). – Chính quyền CSVN chưa bỏ ý định giải tỏa Nhà Thờ Thủ Thiêm (VB).
– Công ty Thuận Lợi nói gì về lùm xùm tại Dự án KDC Mỹ Phước 4? (VietQ). – Liên minh Thuận Lợi – Kim Oanh “vẽ” quy hoạch để “bán chui” đất công ở Bình Dương? (PL Plus). – Bình Dương thu hồi hơn 7.500 m2 đất công bị bán trái phép (VOV). – Vì sao TP Thái Bình vẫn chưa thể xử lý khu “đô thị chui” trên hơn 11ha đất nông nghiệp? (PLVN). – 9 bộ, ngành xây trụ sở mới, chỉ 1 bộ bàn giao lại ‘đất vàng’ (TP). – Nhiều bộ, ngành có nơi làm việc mới nhưng không trả trụ sở cũ (Zing).
Đại hạ giá luận văn thạc sĩ: 15 triệu
Báo Tuổi Trẻ có bài: Chi 15 triệu đồng có ngay luận văn thạc sĩ. Một người tên Tùng của dịch vụ làm luận văn thuê nói với “thạc sĩ” tương lai: “Tôi sẽ tư vấn gợi ý đề tài cho bạn. Nếu dạng mô hình định tính chi phí khoảng 10 triệu đồng/đề tài. Nếu định lượng thì 12-15 triệu đồng/đề tài vì định lượng phức tạp, dùng phần mềm kinh tế lượng chạy mô hình nhưng chắc trường không yêu cầu”.
Một tiến sĩ chuyên làm luận văn thuê tự giới thiệu: “Ban đầu tôi được giới thiệu lác đác, nhưng về sau làm nhiều được các học viên truyền tai nhiều nên tôi nhận làm, có tháng 2-3 luận văn, chi phí làm mỗi luận văn từ 10-15 triệu đồng cho khoảng 80 trang. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Mới đây tôi làm luận văn thạc sĩ cho giám đốc một doanh nghiệp nhà nước tại TP.HCM với giá 40 triệu đồng. Cao điểm làm luận văn là tháng 9”.
Mời đọc thêm: Vì sao giấy tờ giả nhan nhản nhưng hiếm khi bị khởi tố? (PLTP). Mời đọc lại: Xâm nhập đường dây làm luận văn, luận án từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ (GDVN). – Có sẵn đường dây làm luận văn, luận án từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ (Sputnik).
***
Thêm một số tin: Đặc biệt miền Trung năm 1967 qua ống kính lính Mỹ (KT). – Chuyện khó tin ở Ninh Thuận: Bỏ hàng trăm tỉ đồng xây dựng Nhà máy nước rồi bỏ hoang hơn 10 năm nay (VH).