Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Vay ODA và giao thầu EPC cho Trung Cộng, mối nguy khôn lường

Tuesday, March 26, 2019 // ,
25-3-2019
ODA là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Official Development Assistance”, nghĩa là hỗ trợ phát triển chính thức. Loại vay này lãi suất chỉ từ 0% đến 2% mỗi năm. Thời gian cho vay rất dài, từ 25 đến 40 năm mới hoàn trả. Và trong phần vay này chủ nợ có phần cho không (nghĩa là viện trợ không hoàn lại) đến ¼ tổng giá trị cho vay. Nhìn béo bở thật, nhưng những nước tiến bộ không vay ODA mà chỉ có những nước nghèo mới vay, vì sao?
Người vay được hưởng lãi suất thấp và một phần tiền viện trợ, nhìn bề ngoài thì tưởng nó là sự ưu ái, nhưng kỳ thực đó là đồng tiền mà những nước giàu bỏ ra để mua lấy lợi thế thương mại. Những lợi thế đó luôn đi kèm với điều kiện ràng buộc trong hợp đồng cho vay. Đó là những điều kiện nào? Có nhiều ràng buộc, nhưng có 2 điều kiện thường hay xuất hiện trong hợp đồng là:
Thứ nhất, phá bỏ một số hàng rào thuế quan mà nước vay đã dựng lên nhằm ngăn cản hàng ngoại xâm nhập nhằm bảo vệ hàng nội địa. Phải phá bỏ để nước cho vay xâm nhập chiếm lĩnh thị trường. Hàng Nhật vào Việt Nam thì không sao vì hàng Nhật ở thị phần cao Việt Nam với không tới, còn hàng Trung Quốc vào thì chắc chắn nó đánh chết hàng Việt Nam.
Thứ nhì, buộc phía vay phải chọn nhà thầu phía cho vay. Mục đích là để nước cho vay cung cấp toàn bộ thiết bị cho dự án với giá cắt cổ. Những thiết bị cung cấp cho công trình có thể là những thứ đã lỗi thời hoặc đang bị ế vv… Là nhà thầu Nhật còn đỡ, nếu là thầu Trung Cộng thì Việt Nam nhận thiết bị toàn là thứ ve chai, sắt vụn bằng giá cắt cổ.
Gói thầu EPC là gì? EPC là từ viết tắt của cụm Tiếng Anh “Engineering Procurement and Construction”. Nghĩa là hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Câu hỏi đặt ra là, khi nào chủ đầu tư mời thầu bằng gói thầu EPC? Xin trả lời là, khi nước nghèo không làm chủ công nghệ, nước đó không hề có một nhà thầu nội địa nào đủ khả năng nhận thầu bất kì công đoạn nào của dự án. Hoặc dự án đó sử dụng nguồn vốn ODA nên bị nước cho vay ràng buộc.
Hiện nay trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam đang ở mức cực thấp, nên tất cả các dự án lớn của nhà nước đều mời thầu theo dạng EPC. Một khi mời thầu EPC mà mời trúng những nhà thầu Trung Cộng thì xem như tất cả các dự án này giao trứng cho ác. Vì sao? Vì từ thiết kế, đến cung cấp thiết bị và thi công Trung Quốc đều làm tất. Nói thẳng ra, Trung Quốc làm tất tần tật rồi giao trọn gói cho Việt Nam, anh Việt Nam gà mờ, năng lực yếu kém thì sản phẩm nhận lấy từ thằng chuyên làm hàng gian, hàng dỏm đó có đảm bảo chất lượng không? Chắc chắn là không.
Vậy với một nước có năng lực cực yếu như Việt Nam thì làm sao tránh khỏi mời thầu dạng EPC? Không thể không mời thầu theo dạng EPC nhưng Việt Nam có thể chọn nhà thầu uy tín. Gói thầu EPC như là mua sản phẩm trọn gói, vì thế nên cần phải chọn nhà cung cấp có uy tín. Đó là cách nước nghèo muốn xây dựng đất nước phát triển. Những thứ ta không thể làm ta bỏ tiền ra mua trọn gói, thì gói đó phải đáng giá và có chất lượng. Nếu đi vay hoặc lấy tiền thuế của dân ra mua những thứ ta không thể làm mà lại mua trúng đồ dỏm để vứt, thì đất nước sao không tàn mạt được?
Chính quyền CS luôn ưu ái các gói thầu EPC cho Trung Cộng. Ưu ái cho Trung Cộng trúng đến 90% các gói thầu EPC thì không còn gì để nói. Cho nên tiền nhân dân cứ chảy vào túi Tàu rồi Việt Nam nhận lại đống phế liệu và sự thua lỗ. Gói thầu EPC đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa đi vào sử dụng nhưng đã lòi ra đầy rẫy sự dối trá. Nguy hiểm hơn gói thầu tuyến Metro ở Sài Gòn đang có hiện tượng, Bộ Chính trị giở trò cho nhà thầu Nhật rút để đưa nhà thầu Trung Cộng vào thay.
Vay ODA Trung cộng và giao cho Trung Cộng đến 90% gói thầu EPC, thật sự Bộ Chính trị đã và đang tàn phá đất nước này một cách khủng khiếp. Những quyết định ngu xuẩn được ngụy tạo dưới dạng “nhiệm vụ chính trị” làm đất nước này đã nát lại càng nát. Hiện giờ Bộ Chính trị là một group lì lợm và không cần nghe bất kỳ lời khuyên nhủ nào. Bộ này coi trời bằng vung, coi dân như cỏ rác, không lắng nghe bất kỳ một ý kiến nào từ phía nhân dân.
Ngạo mạn, tự ý hành động, mà toàn là quyết sai lầm rồi ngụy biện bằng câu nói “đó là nhiệm vụ chính trị”. Có lẽ “nhiệm vụ chính trị” của họ là nhiệm vụ giao Việt Nam cho Tàu.

https://baotiengdan.com/2019/03/26/vay-oda-va-giao-thau-epc-cho-trung-cong-moi-nguy-khon-luong/

Chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Kinh tế Đức và vấn đề Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, tổng hợp
26-3-2019
Về chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Kinh tế Đức Altmaier, nhật báo TAZ, số ra ngày 25/03/2019, có đăng bài báo với tựa đề “Kinh doanh tốt với nhà nước bắt cóc”. Tiêu đề phụ ngay ở dưới cái tựa: “Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Peter Altmaier thăm Việt Nam cùng với một phái đoàn doanh nghiệp Đức. Vấn đề nhân quyền không nằm trong chương trình nghị sự”.
Bài báo TAZ ngày 25/03/2019, có tựa đề “Kinh doanh tốt với nhà nước bắt cóc”

Bài báo của TAZ đã chỉ trích Bộ trưởng Altmaier rằng ông chỉ quan tâm đến lợi ích của nền kinh tế Đức trong thị trường tăng trưởng Việt Nam, cũng như quyền lợi của các doanh nghiệp Đức. Đó là khoảng 13,8 tỷ Euro – kim ngạch thương mại Đức-Việt năm ngoái 2018. Bài báo viết tiếp:
Chuyến thăm của Bộ trưởng Altmaier đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ Đức-Việt. Tháng 11 năm ngoái, chính phủ Đức đã âm thầm hồi sinh cái gọi là ‘quan hệ đối tác chiến lược’ giữa hai quốc gia. Điều này xảy ra dưới sự thúc giục của các doanh nghiệp Đức vốn thèm khát những đơn đặt hàng tại quốc gia này”.
Cùng ngày 25/0372019, Bộ Kinh tế Liên bang Đức có phản ứng lập tức đối với bài báo trên. Nữ phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Liên bang Đức thông báo cho tác giả bài báo TAZ biết rằng, vấn đề nhân quyền chắc chắn sẽ nằm trong chương trình của chuyến thăm. Nguyên văn như sau:
Trước khi đến các quốc gia mà tình trạng nhân quyền ở đó có vấn đề, Bộ trưởng Altmaier luôn luôn gặp gỡ các tổ chức nhân quyền như Ân xá Quốc tế, Phóng viên không Biên giới hoặc Theo dõi Nhân quyền – cũng như vậy trước chuyến đi Việt Nam. Hơn nữa, trong chuyến đi của mình, ông cũng đề cập đến quyền con người trong các cuộc hội đàm song phương với đại diện của chính phủ nước này và ông cũng thường gặp gỡ các tổ chức phi chính phủ trong nước này và đại diện của xã hội dân sự ở đó, nếu tình hình cho phép”.
Việt Nam sẽ đáp ứng điều kiện của Đức trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức?
Sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel lên án, đây “là điều không dung thứ và không thể dung thứ” và đã trục xuất 2 nhân viên Đại sứ quán Việt Nam. Ngày 22.09.2017, sau khi nhận thư hồi đáp của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, ông Sigmar Gabriel tái xác nhận:
Không thể chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế khi Việt Nam cho mật vụ bắt cóc ông Thanh. Trong mọi trường hợp, chúng tôi không chấp nhận điều này. Họ, cho đến nay, chưa có một lời xin lỗi, và cũng không cam kết, trong tương lai, sẽ không có hành động tương tự. Họ cũng không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc này. Vì họ chưa đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi, chưa công nhận đã vi phạm pháp luật Đức, nên hôm qua, chúng tôi đã mời Đại sứ Việt Nam tại Đức tới Bộ Ngoại giao để thông báo về việc đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược”.
Một bài báo khác trên báo TAZ, số ra ngày 21/02/2019 nhấn mạnh rằng, một trong những điều kiện của Đức đưa ra để nối lại quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước là phải để Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức, tức là phục hồi nguyên trạng. Cho đến nay điều kiện này vẫn chưa được đáp ứng, mặc dù quan hệ Đức-Việt dần dần từng bước bình thường hóa. “Thật là kỳ lạ” Nghị sĩ Quốc hội Martin Patzelt (thuộc đảng CDU) nhận thấy rằng, Chính phủ Liên bang Đức trong quan hệ giữa hai nước đã không tỏ thái độ về việc “Hà Nội không có bất kỳ một phản ứng rõ ràng nào đối với yêu cầu của Đức trao trả Trịnh Xuân Thanh về lại Berlin“.
Phát biểu của Nghị sĩ Quốc hội Đức Patzelt trong bài báo TAZ, số ra ngày 21/02/2019

Theo lời Nghị sĩ Quốc hội Đức Martin Patzelt, đại diện của Chính phủ Liên bang Đức tuy đã cố gắng trong một thời gian dài để được vào thăm Trịnh Xuân Thanh trong nhà tù, nhưng rất tiếc cho đến nay vẫn vô vọng.
Luật sư của Trịnh XuânThanh, bà Petra Schlagenhauf cũng kêu gọi “tăng áp lực của Bộ Ngoại giao đối với Việt Nam nhiều hơn nữa mà tôi có thể trông thấy rõ rệt. Thân chủ của tôi phải được thả về Đức”. Khác hẳn với thái độ bây giờ, mùa hè năm ngoái, luật sư Schlagenhauf vẫn còn tin tưởng vào chính phủ Đức: “Tôi ủng hộ tất cả mọi thứ mà Bộ Ngoại giao đang làm và sẽ làm cho thân chủ của tôi“.
Tại sao cho đến nay Việt Nam vẫn chưa đáp ứng điều kiện của phía Đức trả Trịnh Xuân Thanh về lại Berlin? Theo bài báo TAZ ngày 25/03/2019 thì có 2 lý do, trong đó có lý do là vì “Đức đã quá vội trở lại tình trạng quan hệ bình thường”:
Về phía Chính phủ Đức, việc bình thường hóa quan hệ xảy ra với kỳ vọng Việt Nam sẽ ân xá Trịnh Xuân Thanh, là người đã bị kết án tù chung thân, và đưa ông ta trở về gia đình ở Berlin. Vào cuối năm 2018, trong chính trường Việt Nam các lực lượng ủng hộ kinh tế đã làm mạnh mẽ. Nhưng họ không thể thắng thế trong cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ, có lẽ cũng vì Đức đã quá vội trở lại tình trạng quan hệ bình thường”.
Đoạn trong bài báo Handelsblatt, số ra ngày 25/03/2019, nói về việc Đức và Việt Nam tiếp tục đàm phán trao trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức

Ngày 25/03/2019, báo Handelsblatt, một nhật báo chuyên về thương mại, có đăng một bài báo, cho biết, Chính phủ hai nước Đức và Việt Nam vẫn tiếp tục đàm phán về việc trao trả Trịnh Xuân Thanh về lại Berlin. Nguyên văn như sau:
Nhưng mặc dù tất cả những khía cạnh tích cực, Việt Nam là một đối tác mà chắc chắn cũng có vấn đề. Bộ trưởng Altmaier không để cho vấn đề này không được đề cập đến trong các cuộc nói chuyện với các đối tác Việt Nam. Đã có “những khó khăn trở ngại” trong quá khứ gần đây. Nhưng bây giờ người ta phải nhìn về tương lai, Bộ trưởng nói.
Diễn đạt một cách thận trọng thì ông Altmaier nói như thế là hơi làm giảm nhẹ vấn đề đi. Sau khi Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở giữa Berlin hai năm trước, quan hệ giữa Đức và Việt Nam bị đóng băng.
Chính phủ Liên bang Đức đã không còn giữ thái độ cứng rắn chỉ sau khi Trịnh Xuân Thanh không bị kết án tử hình, mà chỉ bị kết án tù chung thân. Đằng sau hậu trường chắc hẳn vẫn tiếp tục đàm phán về việc trao trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức”.
Trong bài báo TAZ, số ra ngày 21/02/2019, có một nhận xét đáng chú ý: Mặc dù hiện nay chỉ có một thực tế rằng Trịnh Xuân Thanh vẫn còn ở trong Trại giam T14 tại Hà Nội. Nhưng thông thường, các tù nhân được chuyển đến các trại giam khác sau khi bị tuyên án. Trừ trường hợp người ta đang đàm phán để trả lại tự do, đi sang một nước khác.
Nguồn:
– Bài báo TAZ ngày 25/03/2019: http://taz.de/!5582699/

https://baotiengdan.com/2019/03/26/chuyen-cong-du-viet-nam-cua-bo-truong-kinh-te-duc-va-van-de-trinh-xuan-thanh/

Bàn về sự gia tăng mê tín

Nguyễn Đình Cống
25-3-2019
Gần đây dân Việt gia tăng mê tín dị đoan đến chóng mặt. Các nhà nghiên cứu tìm nguyên nhân để có hướng khắc phục. Có thể quy về 3 nguồn: 1- Do người dân, 2- Do bộ phận quản lý đền chùa và người hành nghề mê tín, 3- Do sai lầm và yếu kém trong sự lãnh đạo và quản lý của chính quyền cộng sản.
Trong 3 nguồn, nguyên nhân nào giữ vai trò cơ bản? Có 2 luồng ý kiến khác nhau. Luồng A cho rằng cơ bản là tại dân. Luồng B quy trách nhiệm chính cho lãnh đạo. Tôi ủng hộ luồng B và tìm ra các nguyên nhân thuộc về tác dụng phụ của đường lối cộng sản.

Tác dụng phụ xẩy ra ngoài ý muốn của chủ thể. Một số thuốc chữa bệnh có tác dụng phụ không mong muốn. Nó dùng để chữa bệnh chỗ này nhưng lại làm hại chỗ khác. Chủ nghĩa cộng sản, ngoài những độc hại thuộc bản chất và những ảo tưởng về một xã hội tốt đẹp nó cũng gây ra lắm tai họa thuộc loại tác dụng phụ. Gọi là phụ vì các tai họa đó không nằm trong phạm vi mục tiêu, những người CS vẫn rất muốn tránh nhưng không cách gì tránh được, nó cứ tự động xảy ra. Gọi là phụ nhưng tác dụng lắm khi rất nguy hiểm.
Vào tháng 10/2016 tôi đã đăng bài “Tác dụng phụ hay tai họa tất yếu sinh ra từ cộng sản”, vạch ra một số tai họa như vậy. Tôi cho rằng, sự gia tăng mê tín của dân Việt có nguyên nhân trực tiếp chủ yếu nhất (trong 3 nguồn nguyên nhân) là “Tác dụng phụ của cộng sản”. Và như vậy Đảng và chính quyền phải chịu trách nhiệm chính.
Cộng sản theo duy vật, không công nhận tâm linh, bài bác tôn giáo, mặc dầu tuyên bố chấp nhận tự do tín ngưỡng. Thế nhưng dưới sự thống trị của CSVN thì mê tín dị đoan lại ngày càng tăng. Phải chăng đó là một nghịch lý.
Tôi đã nhiều lần phân tích nguyên nhân gốc gác, sâu xa của mọi tai họa. Bài này chỉ đề cập đến 5 nguyên nhân gần, là tác dụng phụ do CS gây ra trong việc phát triển nhanh của mê tín dị đoan (mà chưa bàn đến các nguyên nhân từ 2 nguồn khác).
1- Sự bật lại của cấm và phá
Việc cấm lễ bái, phá đình chùa mà CS thực hiện trước đây đã đụng chạm đến tâm hồn người Việt. Người ta phát hiện thấy một vài người phá chùa gặp tai họa liền gán cho việc bị báo ứng. Điều đó lan truyền nhanh và rộng làm cho niềm tin vào thần thánh không mất đi mà tăng cao.
Về kinh tế, trói buộc mãi không được, đành phải mở vào năm 1986. Nhân đà đó, dân các nơi khôi phục lại đình chùa, mở lại các lễ hội. Mà thói thường, những thứ đàn hồi, bị uốn càng cong, đến khi được thả nhanh ra nó bật trở lại càng mạnh. Những thứ bị cấm càng gắt, đến khi được tháo cũi sổ lồng thì nó càng phát triển nhanh, nhiều khi lệch lạc mà không cách gì kìm lại được.
2- Sự sám hối
Nền thống trị của công sản đã tạo ra một số khá đông quan chức phạm nhiều tội ác như làm giàu bằng thủ đoạn bất chính, như khủng bố, ám hại người vô tội để lập thành tích với đảng, như cậy quyền hoặc tham lợi mà gây ra oan khuất cho dân. Bọn này sợ bị báo ứng về tâm linh nên ra sức đến các đình chùa linh thiêng để hối lộ thần thánh. Về việc này có lẽ nguyên chủ tịch nước là tiêu biểu. Họ đã nêu một tấm gương cho nhiều người.
3- Sự ngu dân
CS muốn làm ngu dân để dễ thống trị nhưng lại sinh ra tác dụng phụ là dân dễ mê tín. Những người buôn bán thường hay lễ bái. Nhiều khi họ kiếm được lợi nhuận cao chủ yếu là nhờ tài tháo vát, nhờ nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, nhưng họ cho rằng chính là nhờ thành tâm lễ bái. Thế là nhiều người đổ xô vào các đền chùa để lễ, để tranh cướp lộc và ấn, để cầu may.
4- Nỗi oan khuất
Thống trị của CS tạo ra nhiều dân oan. Họ khiếu nại, kiện cáo, nhưng phần lớn không được giải quyết thỏa đáng. Họ đành trông chờ vào thần thánh. Họ cầu xin các Ngài giúp lấy lại công bằng, giúp tránh rủi ro.
5- Sư quốc doanh
Lãnh đạo CS nhận thấy trong các tôn giáo thì Phật giáo dễ bị lợi dụng hơn cả. Vì vậy một mặt họ lôi kéo, mua chuộc một số chức sắc, chia rẽ cộng đồng Phật tử, mặt khác họ cài cắm các sư quốc doanh vào chùa chiền, làm tha hóa Đạo Phật. Từ đó, một số nấp danh sư sãi để hành nghề mê tín và lừa gạt đồng bào.
Năm nguyên nhân kể trên là từ phía CS. Còn các nguyên nhân từ phía người dân , từ bộ phận quản lý đền chùa và những người hành nghề mê tín chưa được bàn đến ở đây, chúng tương đối rõ, dễ thấy và đã được nhiều người trao đổi.
https://baotiengdan.com/2019/03/25/ban-ve-su-gia-tang-me-tin/

1 Comment

Chùa chiền VN để không có những tiết mục này thì vắng như chùa Bà Đanh,đấy tôi gọi là loại thuốc phiện tâm linh,những con người này phải tự cai nghiện ,Đức Phật có nói rằng Giáo pháp của ta không có một thiên ma ngoại đạo nào phá nổi chỉ duy nhất có kẻ phá hoại được đó chính là tăng sĩ trong giáo đoàn của ta điều này chính xác và cũng rất chính xác,lũ con hoang ba đình đã gởi những thằng đội lốt thầy tu vào chùa để phá hoại,Đạo Phật VN chùa to Phật lớn xây càng nhiều chứng tỏ đạo Phật VN đã đến hồi mạt pháp mạt vận,chỉ có những kẻ ngu mới tin vào những điều mê tín này và những điều này xuất phát từ đất nước của thằng Tập cặn bã và lũ con hoang ba đình đã lợi dụng nó làm theo
LikeReply31d

Powered by Blogger.