Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

THẾ KHÓ CỦA NGUYỄN PHÚ TRỌNG KHI ĐỐI DIỆN DONALD TRUMP

Friday, February 8, 2019 // ,



Tác giả: Trần Hùng
07/02/2019

Cuối tháng 02 này Donald Trump và Kim Jong Un sẽ đến Việt Nam để gặp nhau bàn đại sự. Với tư cách nguyên thủ nước chủ nhà, dĩ nhiên Nguyễn Phú Trọng sẽ đến chào xã giao Trump, Un.
Khách đến nhà không trà thì rượu, Trump thì không uống rượu nên Trọng sẽ mời trà, thế nhưng Nguyễn Phú Trọng đã từng nói trước mặt Tập Cận Bình vào tháng 11/2017 là "trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung cộng", vì vậy nếu Trọng lấy trà không ngon ra đãi thượng khách thì không trọng thị nhưng nếu lấy chè Tàu ra đãi Trump thì sợ Trump trách "người Việt nam sao không dùng hàng Việt Nam" như tui đã quả quyết là "người Mỹ xài hàng Mỹ" ? Ngại thiệt chứ chẳng chơi. Khi Trọng - Trump đàm tọa, Trump chơi cắc cớ khi nhắc lại những việc sau:
1. Tại sao Việt nam chưa chịu giảm thâm hụt thương mại với Mỹ ?
2. Tại sao tui đã tiếp thị than đá Mỹ trước mặt Trần Đại Quang vào tháng 11/2017 nhưng đến nay nước bạn chưa chịu mua ? Tại sao đến hôm nay dự án khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh ngoài khơi của biển Quảng Nam do Tập đoàn Exxon Mobil đảm trách vẫn chưa được khơi thông ?
3. Đặc biệt là chuyện Biển Đông, vào tháng 11/2017 khi hội kiến với Trần Đại Quang tại Hà Nội, Trump tui đã hứa với chủ tịch Quang là sẽ đứng ra làm trung gian hòa giải nếu Việt Nam yêu cầu, tức Việt Nam hãy mau kiện Trung cộng ra Tòa PCA đi, Trump tui sẽ giúp hết mình để thắng kiện, để cưỡng chế tháo dỡ rẹt rẹt các công trình xây dựng trái phép của Trung cộng như chính nhà cầm quyền Việt Nam đã cưỡng chế, đập phá xóm nghèo Lộc Hưng vào tháng Chạp năm 2018 vừa qua. xxxx
...
Và sau đó Trump nhắc đến việc mở trạm dịch vụ phục vụ hậu cần quân sự Mỹ tại con ngươi Biển Đông là Bán đảo Sơn Trà mà năm 2016 Obama sang Hà nội đã bàn với chủ tịch Quang. Trump cũng hỏi hang Nguyễn Phú Trọng về việc tại sao không cho thuê quân cảng Cam Ranh đi để vừa giữ được Biển Đông như ông Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dạy "Biển Đông vạn dặm giăng tay giữ. Nước Việt ngàn năm vững trị bình". Vừa có tiền trả nợ cho Mỹ, phát triển kinh tế.
Hãy nhìn sang Cậu bé tên lửa Kim Jong Un kia cà, cuối cùng cậu ta cũng phải đổi hột nhân lấy bánh mỳ mốc, bơ thừa, sữa cặn của Mỹ. Vậy việc gì cứ khăng khăng ôm đống của quý là quân cảng Cam Ranh để nợ Mỹ dai nhách không trả, ban hành thuế phí tá lả để vặt sạch lông vịt mà vịt hỏng dám kêu. Tội nhứt là Trump tui phải chứng kiến cảnh cô Kim Ngân, cậu Xuân Phúc tay bị tay gậy chạy vạy khắp nơi để ăn xin, trai tráng Việt Nam bị bán làm nô lệ khắp nơi để đảng cộng sản thu USD, cái này hoàn toàn trái ngược với nước Mỹ thời Trump tui mần tổng thống à nha.
Đó, trong khi Việt nam đang có của để dành là hàng trăm tỷ, thậm chí là ngàn tỷ đô la Mỹ nằm ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nếu dám kiện Trung cộng ra tòa PCA có sự ủng hộ của Trump này thì việc bắt Trung cộng nôn cả đống tiền trên gọi là tiền bồi thường thì dễ như ăn mỳ cay. Tiếp đến chỉ cần cho Mỹ thuê Bán đảo Sơn Trà, quân cảng Cam Ranh thì hàng năm thu cũng bộn đô la mà còn được Mỹ giữ giùm không công Biển Đông, riêng cái này thì anh Nhật Bản, Nam Hàn ảnh nhìn mà nuốt nước miếng bởi hai anh này mỗi năm phải bỏ ra hàng tỷ đô la trả cho Mỹ để quân đội Mỹ hiện diện tại nước ảnh, hay xa hơn ở bên Đông Âu cái anh Ba Lan cũng rứa.
Trump tui là dân Mỹ gốc Đức nhưng tui bái phục cái ông Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông dạy con cháu của ông "Biển Đông vạn dặm giăng tay giữ. Nước Việt ngàn năm vững trị bình". Ý của ông là Việt nam bằng mọi giá phải giăng tay giữ lấy Biển Đông, tui là dân kinh tế, hễ cái nào có lợi là tui mần, nếu tui không mần đặng thì tui thuê. Về Biển Đông tui khuyên chủ tịch Trọng cũng mần như rứa chứ việc chi phải nghe lời bạn Tập lập ra 03 cái ĐẶC KHU, hợp tác với Trung cộng khai thác chung Biển Đông trong khi Trung cộng luôn hồ đồ tự nhận Biển Đông là của họ từ thời cổ đại, họ còn áp nguyên cái lưỡi bò liếm sạch Biển Đông thì hợp tác khai thác chung cái nỗi gì ?
Lẽ ra Trump tui không chọn Đà Nẵng để gặp Un nhưng anh trùm CIA Mike Pompeo nay là Ngoại trưởng của tui ảnh nói Đà Nẵng đã rơi vào tay bạn Tập con mẹ nó rồi bác Trump ạ, bọn tình báo Hoa Nam có mặt khắp hang cùng, ngõ hẻm ở Đà Nẵng, giờ bác Trump lấy cớ chọn Đà Nẵng để gặp Un sẽ tạo điều kiện cho CIA của ta tảo thanh bọn Hoa Nam ở đây với nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho Tổng thống Mỹ.
...
Giật mình tỉnh giấc vì nghe Trump nói đến việc CIA sẽ tảo thanh Hoa Nam ở xứ Đà nước Vệ bởi Trọng ta cũng là một trùm Hoa Nam. Trọng ướt cả quần không vì đổ mồ hôi trộm. Trọng vắt óc suy nghĩ liệu có nên gặp Trump không ? Không gặp thì thất kính mà gặp thì sẽ luýnh quýnh chẳng biết nói ra răn. Thôi hãy để cho Phúc đầu tôm nó tiếp Trump đầu bự đi cho lành. Còn Trọng ta nại ra lý do là phải tiếp bố Tập khi bố sang nằm chờ được gặp lão Trump. Bum bum bum. Trọng lờ ú rối tùm lum./.


Tác giả: Trần Hùng

Tuổi Già Hải Ngoại Và Niềm Vui Internet

Nguồn: googlegroups 
Tác giả: Bs Nguyễn Thượng Chánh
07/02/2019


Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat) giữa mọi người với nhau.

Chúng ta, trong đó có bạn và cả tôi nữa, ít nhiều đều là dân ghiền Internet chẳng khác nào mình ghiền… một loại ma túy tinh thần nào đó.

Lợi ích của Internet thì đã quá rõ ràng rồi, tuy nhiên nó cũng đã bị một số người chỉ trích và kết án thậm tệ như là một trong nhiều nguyên nhân gây nên tội phạm trong xã hội.

Ngoài ra, nó còn bị American Psychiatric Association gán thêm cho một tội khác nữa, đó là việc lạm dụng Internet một cách thái quá có thể làm cho người sử dụng bị xáo trộn về tâm thần, một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là Internet addiction disorder hay IAD.

Cũng may là American Medical Association đã không nhìn nhận IAD là chẩn đoán của một bệnh lý thật thụ.

Tuổi già và Internet tại Hoa Kỳ

Riêng đối với người cao tuổi tại Hoa Kỳ, The Nielson Company cho biết số senior sử dụng Internet đã tăng 55% từ 11.3 triệu cụ Nov 2004 lên 17.5 triệu Nov 2009. Số giờ các cụ ngồi gõ internet cũng tăng 11% trong khoảng thời gian 5 năm nói trên nghĩa là từ khoảng 52 giờ trong một tháng lên trên 58 giờ /tháng.

Hiệp hội người hưu trí Hoa Kỳ (AARP) cho biết có lối 40% những người trên 50 tuổi nói rằng họ rất thoải mái mỗi khi sử dụng internet đặc biệt là các mạng xã hội chẳng hạn như Facebook, Linked In, và Twitter.

Trong số 1360 cụ được thăm dò thì có 27% đã kết nối vào các trang mạng xã hội.

Internet giúp họ có thêm kiến thức về thế giới. 31% cụ thường sử dụng Facebook và trong nhóm nầy có 73% dùng trang Facebook để liên lạc với thân nhân và con cháu.

Phúc trình của Nielson Company cho biết email cá nhân là cách liên lạc phổ biến nhất của các cụ trên 65 tuổi, sau đó là xem và in bản đồ, thời tiết, xem hóa đơn, trả tiền online, xem và gởi hình ảnh, đọc và nghe tin tức, tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe, hoạch định kế hoạch đi du lịch, nghiên cứu thực đơn nấu nướng, tham khảo tình hình tài chánh, thị trường chứng khoán…

Một cái ghiền dễ thương

Một khảo cứu về việc sử dụng Internet và cell phone do JWT Survey thực hiện trên 1011 người Hoa kỳ từ 18 tuổi trở lên gồm có 42% đàn ông và 58% đàn bà, đã đi đến kết luận là dân Mỹ đứng đầu thế giới về vụ ghiền Internet.


Cao niên và Internet.
Cell phone và Internet chiếm một chỗ đứng quan trọng trong đời sống của người Mỹ, bởi vậy nếu hỏi họ có thể chịu đựng được bao lâu nếu không có Internet thì:

* 21% trả lời hai ngày

* 19% trả lời vài ngày

* một trong năm người trả lời là họ có thể chịu đựng được một tuần lễ.

*Bất luận tuổi tác, 59% đàn ông và 50% đàn bà đều có thể chịu đựng tình trạng thiếu Internet chỉ trong vài ba ngày mà thôi.

Cảm giác chung của họ là nếu vì lý do nào đó mà không có Internet khi họ muốn, thì họ có cảm tưởng như hơi thiếu một cái gì đó rất quan trọng.

Nói chung, 28% người được thăm dò nhìn nhận họ dành rất ít thời giờ cho những sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt, vì họ bận xem Internet hoặc Cell phone hoặc nghe nhạc mp3 hay bận chơi games điện tử.

Còn 20% thú nhận dành ít thời gian hơn lúc xưa cho những chuyện vật lộn trên giừơng!

Xem email bất cứ chỗ nào

- 25% thú nhận thường đem Internet lên tận giường ngủ (laptop hoặc cell phone) để xem. Trước khi ngủ, họ check email cuối cùng và đôi khi họ ngủ quên mà trong tay vẫn còn cầm cái cell phone.

- 43% cho biết họ để email mở thường trực cạnh bên giường để có thể nhận biết giữa đêm nếu có ai gởi mail đến.

- 59% người Mỹ đọc email khi vừa về tới nhà.

- Đọc ở nhà chưa đủ, một số 12% còn xách laptop hoặc mang cell phone theo vô nhà thờ để check email trong lúc Cha đang làm lễ ở phía trước.

- 37% check email lúc họ đang lái xe.

- 53% check email luôn cả lúc họ đang ở trong phòng toilet.

Chơi game và nghe nhạc

Thật không ngờ chính phái nữ có nhiều máy để chơi games nhất: 44% ở phụ nữ so với 39% ở nam giới.

34% người được thăm dò cho biết họ có iPod hoặc dụng cụ cá nhân khác để nghe nhạc.

Đa số là giới trẻ chiếm 49% so với 15% những người trên 55 tuổi.

Internet thay đổi lối sống của nhiều người

- 73% người được thăm dò cho biết họ đã thay đổi cách mua sắm của họ. Càng ngày họ càng có khuynh hướng mua sắm kiểu online nghĩa là qua Internet.

- Internet được rất nhiều người ưa thích vì tính tiện dụng của nó.

- Internet giúp chúng ta phương tiện trau dồi kiến thức và sự hiểu biết qua hai công cụ tìm kiếm rất thực tiển đó là Google và Yahoo. Kế đến, email cá nhân thường được tham khảo qua cái laptop hoặc qua iphone cá nhân.

Có một điểm tiện lợi là các địa chỉ Hotmail và Gmail có thể được mở ra xem ở bất cứ một computer nào khác hoặc kể cả qua iphone. Giới trẻ thường trao đổi tin tức cho nhau qua email.

Mười websites dẫn đầu về số lần truy cập 2011-2012

1- Google-USA

2-Facebook-USA

3- Youtube- USA

4- Yahoo-USA

5- Baidu.com-China

6- Wikipedia-USA

7- Blogger-USA

8- Window Live-USA

9- Twitter-USA

10- QQ.com-China

Internet sau khi qua đời: nỗi lo của người thân còn sống

Chúng ta tự hỏi, sau khi mình chết thì những trang mạng, facebook, compte email, v.v… của mình sẽ ra sao?

Sau đây là tóm lược từ bài "Internet après la mort" của Protegez vous.ca

Facebook:

Trên 300 triệu người sử dụng. Đây là nơi hẹn hò thường xuyên của dân internaute. Họ trao đổi tin tức, tâm sự, hình ảnh, v.v…

Sau khi viễn du tiên cảnh, chủ compte facebook để lại cho gia đình cũng như bạn bè cả khối hình ảnh và kỷ niệm còn ghi trong trang mạng xã hội nầy. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, facebook gom góp những điểm chánh yếu và làm một profile (hồ sơ-tiểu sử) của người quá cố. Lúc đó chỉ có những bạn của facebook mới có thể mở và gởi message của họ vào trong đó. Những thông tin quá nhạy cảm, như địa chỉ và tình trạng statut gia đình đều bị rút bỏ. Bạn bè và thân nhân không thể vào xem những message quá riêng tư của người khuất bóng. Khi có lời yêu cầu từ gia đình, facebook sẽ đóng compte lại.

Gmail

Thân nhân có thể xin phép để được xem Gmail của người quá cố. Họ phải chứng minh là đại diện chánh thức và là người có trách nhiệm trong việc thừa kế. Phải trưng giấy khai tử và các bằng chứng đã có gởi message Gmail lúc trước, khi người đó còn sống. Các chứng từ có thể gởi cho Gmail bằng Fax hoặc qua bưu điện.

Yahoo

Lề lối bảo mật của Yahoo cao hơn Gmail và Hotmail. Trong bất cứ trường hợp, Yahoo không bao giờ cho phép người thân vào xem compte điện thư của người đã quá cố. Thân nhân có quyền xin Yahoo đóng compte lại. Theo Yahoo, thân nhân có quyền vào xem compte người quá cố nếu tên của họ có ghi trong di chúc.

Window live hotmail

Hotmail tự động đóng bất cứ compte nào nếu không sử dụng trong 270 ngày và địa chỉ sẽ được phân phát cho người mới. Muốn vào xem compte của người quá cố, người thân phải chứng ninh họ là người thừa kế, trình bằng lái xe và tờ khai tử. Có thể gởi qua fax hoặc bằng bưu điện.

Myspace

Không có đường lối rõ rệt. Khi có yêu cầu của thân nhân, Myspace có thể xóa bỏ compte của người đã chết.

Internet và tôi

Internet đã giúp tôi trau giồi thêm kiến thức, giải trí và thoát ly phần nào ra khỏi nỗi niềm cô đơn của tuổi hoàng hôn.

Bước đầu làm quen với Internet cũng rất khó khăn vì lớn tuổi nên rất bảo thủ và rất e ngại những kỹ thuật quá mới mẻ.

Nhưng các con tôi thì nhất quyết kéo, đẩy ông già tía của chúng nó vô làm quen với internet cho kịp với bước tiến của xã hội. Thú thật tôi rất lo.

Chủ động là thằng con trai của tôi. Lúc đó đang học trung học. Nó đi mua máy móc, lúc đầu thì mấy cái desktop PC to tổ chảng. Mua về nó tháo mở bung cái máy ra, lấp ráp thêm bộ phận nầy, gắn thêm cái nọ, load thêm chương trình kia…Nó tự làm. Tôi không biết nó học ở đâu và từ bao giờ nên tôi ngại quá. Lỡ ráp vô máy không chạy thì mất toi tiền. Nhưng rồi mọi việc cũng đều tốt đẹp.

Sau một thời gian vài năm, nó biểu tôi quăng bỏ đi vì máy đó “hết hay”, chạy chậm và to quá, quê lắm. Mua laptop hay hơn, nhanh hơn và gọn hơn. Nó nói sao thì tôi nghe vậy chớ mình có biết ất giáp gì đâu. Chỉ biết hỏi nó là có tốn tiền lắm không.

Rồi nó chỉ tôi các cách sử dụng căn bản, load cho tôi cái fonts VN và một số program cần thiết khác, chỉ cách mở file, gởi bài đi v,v…Mấy cái chuyên như scan virus thì nó làm cho tôi lúc nào thấy cần vì nó nghĩ là nếu có chỉ tôi cũng không chắc gì tôi làm được như ý nó muốn.

Thế rồi năm 2006, nó lấy vợ và dọn sang miền Tây Canada lập nghiệp và làm việc luôn trong ngành computer… Nó đi qua bên dó xa gần 4000 km làm tôi chới với, biết hỏi ai bây giờ mỗi khi có problem về computer hay internet? Lo lắm. Lúc còn ở chung nhà với tôi, mỗi khi có rắc rối về máy móc, TV, đèn đuốc, laptop, v.v… hay không hiểu cái gì thì tôi chỉ cần réo lên một tiếng là nó chạy lại liền. Nó chỉ cần gõ lên bàn phím lốc cốc 6-7 cái là ok hết. Tôi cố nhìn theo nhưng không kịp. Có khi nó làm chậm lại và nói tôi phải nhìn cho kỹ, kỳ tới nếu có xảy ra problem nầy thì gõ y như vậy. Rồi nó trấn an tôi. “Không có gì phải lo hết. Nếu có problem, báo cho con biết con sẽ sửa cho”. Lúc đầu tôi không mấy hiểu nó muốn nói gì nhưng lúc sau nầy hể có problem là tôi email hay phone cho nó. Nó trả lời là phải gõ nút nầy nút nọ thì mình làm y vậy là ok.

Nếu thấy trường hợp khó thì nó nói “ Đừng tắt Internet, để tối con sửa cho. Goodnight Pa” Khi đó thi tôi mới hiểu là nó làm remote assistance.

Sáng sớm hôm sau, khi nhìn lên màn hình laptop thấy Notepad ghi chữ DONE.

Thở phào nhẹ nhõm.

Thật ra, có nhiều khi chuyện không có gì, chỉ cần gõ “đúng nút” là được. Sau nầy tôi “biết khôn” hơn, mỗi khi có problem lạ thì tôi vô google tìm trong các forum của những nạn nhân có cùng một vấn đề như mình. Họ chỉ cách giải quyết. Tóm lại vạn sự khởi đầu nan. Lúc đầu thì thấy khó vì chưa quen cách sử dụng mà thôi.

Tại sở làm, các đồng nghiệp của tôi đều thuộc thế hệ trẻ tuổi nên sử dụng computer và internet là chuyện quá tự nhiên. Họ chỉ dẫn tôi làm cái gì thì tôi biết cái đó, đủ để làm việc mà thôi. Tây họ gọi kiểu nầy là vừa làm vừa học (apprendre sur le tas).Còn khó quá, thì phone cho technical assistance của cơ quan nó giúp.

Còn nhớ, vào những năm 90, mỗi khi gởi rapport hay công văn thì thường là phải đánh máy và gởi qua bưu điện, vừa mất thời gian và vừa lâu lắc hết sức. Sau đó thì lần lần các thủ tục hành chánh đều đuợc làm bằng computer hết. Mỗi nhân viên CFIA đều được cơ quan cấp cho một địa chỉ email cá nhân với mã số đặc biệt của nhà nước… để sử dụng trong nội bộ với nhau.


Cao niên và Internet.
Vui buồn một kiếp tha hương

“…Trong vòng vài chục năm gần đây, nhờ sự phổ biến rộng rãi của Internet, nên các bạn lớn tuổi của tôi đã có thêm được một nguồn vui mới – khiến làm tăng thêm phẩm chất của cuộc sống – và như vậy là có thêm điều kiện để thực hiện được cái lý tưởng “Sống lâu và Sống có ích” như nhiều người đã tâm niệm từ bấy lâu nay...”(Ngưng trích, Đoàn Thanh Liêm- Niềm vui của tuổi già trong thời đại internet)

Nhờ internet mà từ hơn 8 năm nay tôi thưòng xuyên gõ bài gởi đi khắp bốn phương trời…Đó là một niềm vui, một hobby của tôi trong tuổi xế chiều.

Tôi gõ để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để tự mình giải khuây, để khỏi nghĩ quẩn, để khỏi bị trầm cảm, để khỏi bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống, v.v...

Thế cho nên tôi gõ cho người đọc nhưng thật sự ra là tôi cũng đồng thời gõ cho chính tôi, cho cuộc sống của mình được thêm phần ý nghĩa hơn.

Tôi rất vui sướng vì ít ra mình cũng có nhiều may mắn và tự do làm được những gì mình ưa thích trên đời.

“Giờ đây đừng khóc sầu chi đàn ơi!
Lên vai cùng lê đôi gót tha hương.
Mình dìu nhau khắp nơi chân trời,
tìm vần thơ ngát hương đời
để dệt thành câu hát quê hương”
(Lam Phương- Kiếp tha hương)

Gọi là Ghiền Internet có đúng hay không?

Chắc là đúng thôi, nhưng không phải là một loại ghiền ghê gớm bệnh hoạn như ghiền rượu, ghiền thuốc lá, xì ke, ghiền casino, v.v…

Ghiền Internet có thể giúp chúng ta giải tỏa stress, giải khuây, thoát ly, thêm nhiều bạn bè mới, cải thiện mối giao tiếp xã hội, du lịch trong không gian, giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tăng thêm kiến thức, v.v…

Nhờ đó, nó còn giúp chúng ta hiểu được thêm nhiều khía cạnh của nhân sinh cũng như các hỉ nộ ái ố cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống!

Có nghiên cứu gần đây của Đại học Los Angeles cho thấy người già cả mà ghiền Internet thì tốt lắm vì các cụ sẽ cải thiện được trí nhớ rất nhiều. Theo thăm dò cá nhân, có lối 90% cao niên thường xem Internet trong ngày. Nhờ sử dụng internet mà các cụ cảm thấy bớt lẻ loi trống vắng nên bớt bị trầm cảm.

Theo Phoenix Center, việc sử dụng thường xuyên internet rất tốt cho sức khỏe tâm thần của người già và giúp cho họ tránh được bệnh trầm cảm và bệnh lú lẫn Alzheimer.Một khảo cứu của Semel Institute for Neuroscience and Human Behavior, đại học UCLA Hoa Kỳ cũng kết luận là Internet giúp kích thích não và cải thiện trí phán đoán.

[Theo các nhà chuyên môn về bệnh tâm thần thì vấn đề trầm cảm (depression) có khuynh hướng gia tăng trong nhóm người trung niên và cao niên VN sống tại Little Saigon-Quận Cam].(Theo newamericamedia. org-More Older Vietnamese American Seeking Help for Depression)

“Mental health professional and community volunteer Suzie Dong-Matsuda explained that although mental problems tends to be stigmatized among Vietnamese Americans, she is witnessing an increase in adults in midlife and older who seek help for depression among Vietnamese Americans in Orange County’s Little Saigon.”

Kết luận

Càng về già, cái gì cũng lần lần mất bớt đi hết…Cũng may, Internet đem đến những nguồn vui ảo giúp chúng ta sống những ngày còn lại không đến đổi quá vô vị.

Duy chỉ còn lại một vấn đề nho nhỏ là đôi khi em LapTop bị một sồ bà xem như là một tình địch đáng ngại của họ. Chuyện các bà ghen với cái computer cũng rất thường hay thấy xảy ra lắm.

Nhiều ông ôm computer suốt ngày, không thèm ngó ngàng gì đến chuyện trong nhà ngoài ngõ và thậm chí còn quên luôn sự hiện diện của bà nhà nữa nên bị mấy bả ghen, tức, cằn nhằn cự nự thì cũng không có gì là oan đâu.

Internet là con dao hai lưỡi, có mặt tốt nhưng cũng có mặt xấu của nó.

Nó là kho tàng kiến thức, nhưng dồng thời cũng là một cái thùng rác vĩ đại.

Điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn sao cho đúng mà thôi…Mà thế nào là đúng, thật khó biết?

Câu trả lời cũng còn tùy theo hoàn cảnh và cá tánh của mỗi người nữa.

Thôi, nếu thích quá thì cứ việc làm, cứ việc ghiền thả cửa đi. Đây là xứ tự do mà.

Lo làm chi cho thêm mệt. Cứ vui vẻ an hưởng tuổi già phải không các bạn./.

***

Tham khảo:

- JWT Survey: US users seriously addicted to Internet, cell phone http://www.marketingcharts.com/telev...ers-seriously- addicted-to-internet-cell-phones-1718/ - 10 most visited websites 2011-2012 http://exploredia.com/10-most-visite...tes-2011-2012/

- Internet usage among seniors increasing http://www.holidaytouch.com/Retireme...ors-increasing

- Internet addict…Jusqu’où êtes vous prêt à aller. http://www.selda-prey.com/article-13074785.html

- Internet après la mort http://www.protegez-vous.ca/technolo...t-et-mort.html

- Bùi Văn Đỗ- Internet với người Việt cao niên ở nước ngoài http://www.viethoa.nl/pagina66.html

- More Older Vietnamese American Seeking Help for Depression http://newamericamedia.org/2012/04/m...depression.php

- Đoàn Thanh Liêm-Niềm vui của tuổi già trong thời đại Internet http://www.danchimviet.info/archives...ternet/2013/07

- Đất Việt-Khi tình nhân là... cái laptop

http://news.zing.vn/Khi-tinh-nhan-la-cai-laptop-post39987.html
Powered by Blogger.