Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Khi nền dân chủ lớn nhất thế giới thiếu ôxy

Saturday, May 8, 2021 // ,

  Blog VOA

Nguyễn Hùng

7-5-2021

Ấn Độ, nước mà vị thủ tướng có phần ngạo nghễ khi nước đông dân thứ hai trên thế giới không hề hấn như Anh và Hoa Kỳ trong đợt bùng phát Covid hồi năm ngoái, giờ đang hứng chịu hàng ngàn ca tử vong mỗi ngày.

Các nhà phân tích nói, con số thật có thể lớn hơn nhiều nếu tính các ca tử vong không được đăng ký hoặc xét nghiệm kịp thời. Số ca nhiễm mới chỉ riêng trong ngày 6 tháng 5 đã trên 400.000 và tổng số ca nhiễm cũng đã lên trên 21 triệu, ngang bằng dân số của nước Sri Lanka láng giềng.

Tôi có nhiều bạn ở Ấn Độ và gần như hàng ngày thấy các bạn đăng tin trên mạng xã hội về chuyện một ai đó họ biết đã qua đời vì Covid. Khi thì là một nhà báo đáng kính họ đã có dịp làm việc cùng nhiều năm. Lúc thì là một cây viết có tiếng của Ấn Độ.

Tôi cũng hay lên các phòng trong mạng xã hội dùng âm thanh Clubhouse để nghe những chia sẻ của người Ấn Độ ở khắp nơi trên thế giới cũng như người Ấn đang ở mảnh đất quê hương. Có người kể, một người bạn của họ mất bảy người thân quen vì Covid chỉ trong có một ngày. Những người trên mạng Clubhouse cũng lập ra thẻ #CHUnited4India với CH là chữ viết tắt của Clubhouse và United4India có nghĩa là đoàn kết vì Ấn Độ. Người ta dùng thẻ này để ngày ngày chia sẻ thông tin và kết nối những người muốn chung tay chống dịch.

Ôxy là thứ khan hiếm bậc nhất trong đợt bùng phát dịch lần hai ở Ấn Độ. Vấn đề nghiêm trọng tới mức một số trong cả thảy 28 bang khác nhau ở Ấn Độ đã kiện chính quyền ra toà tối cao vì không đảm bảo nguồn cung ôxy.

Một người bạn Ấn Độ của tôi cũng lên Facebook kêu gọi bạn bè chỉ nguồn ôxy để mua về cho bố bị nhiễm Covid. Cuối cùng bạn tôi phải thuê một giường cấp cứu tại gia vì bệnh viện chật cứng tới mức không còn chỗ kê thêm giường.

Nhà văn nổi tiếng của Ấn Độ Arundhati Roy thậm chí viết bài ‘Chúng ta đang chứng kiến tội ác chống lại nhân loại’ để nói về điều mà bà coi là sự lãnh đạo yếu kém và vô trách nhiệm của Thủ tướng Narendra Modi. Bài viết được đăng trên báo Guardian của Anh và không rõ có báo nào của Ấn Độ dám đăng lại những gì bà viết.

Bà Roy viết về đợt bùng phát dịch lần hai ở Ấn Độ: “Đây là điều được dự đoán trước dù mức độ nghiêm trọng của nó làm các nhà khoa học và những người chuyên nghiên cứu vi-rút ngạc nhiên. Vậy hạ tầng chuyên biệt cho Covid và “phong trào nhân dân” chống lại vi-rút mà ông Modi từng khoác lác trong diễn văn của ông đâu rồi?

“Giường bệnh viện đã không còn. Bác sỹ và các nhân viên y tế làm việc quá tải tới mức hết chịu nổi. Người chết [nằm] ở hành lang bệnh viện, trên đường và tại nhà. Các khu hoả táng ở Delhi đã hết chất đốt… Công viên và bãi đỗ xe nay trở thành nơi hoả táng.”

Bà cũng viết về tình trạng thiếu thốn mọi thứ, nhất là ôxy: “Ôxy là loại tiền tệ mới trên sàn chứng khoán bệnh tật mới ở Ấn Độ. Các chính trị gia cao cấp, nhà báo, luật sư – giới thượng lưu của Ấn Độ – lên Twitter van nài để có giường bệnh và các bình ôxy. Chợ đen bán bình nở rộ… Rồi cả các chợ cho những thứ khác nữa.

“Ở nấc thang cuối của chợ tự do, người ta hối lộ để được nhìn thấy người thân lần cuối khi xác đã được cho vào túi và xếp chồng lên nhau trong nhà xác. Rồi khoản phụ phí cho thầy tu đồng ý nói lời cầu nguyện cuối cùng.”

Đúng là nhiều lúc chẳng còn biết làm gì khác ngoài cầu nguyện. Tôi từng thăm Ấn Độ cách đây vài năm và chứng kiến cảnh nghèo xác xơ của người Ấn ở thôn quê. Ở đó nếu chẳng may nhiễm Covid thì quả là vô phương cứu chữa vì hạ tầng y tế yếu kém của Ấn Độ cũng như vì độ tư nhân hoá cao của ngành y tế khiến người nghèo không chịu nổi chi phí chữa bệnh.

Cũng như ở Anh và Hoa Kỳ, sự chủ quan của chính quyền Ấn Độ đã khiến họ không kịp trở tay khi Covid tấn công dồn dập. Chỉ có điều, chủ quan lúc mới có dịch là một chuyện còn khi dịch đã kéo dài hơn một năm mà vẫn chủ quan thì quả là khó lý giải.

Với dân số 1,3 tỷ người, Ấn Độ là nền dân chủ lớn nhất thế giới nhưng Thủ tướng Modi có cách cai trị khá giống với cựu Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ. Các nhà khoa học Ấn Độ cũng than phiền, họ không được coi trọng đúng mức trong việc chống Covid hiện nay.

Ông Modi cũng bị tố cáo có chính sách chia để trị và tìm cách bịt miệng báo chí. Nền dân chủ lớn nhất thế giới vừa thiếu ôxy để trị Covid và cũng vừa thiếu ôxy để thực thi dân chủ.

Từ xã hội đến giáo dục, không thể sửa

  Đỗ Ngà

7-5-2021

Ngày 4/5 hai thanh niên đã thực hiện hành vi bẻ khóa xe máy, một bác sĩ ngăn cản hành vi ăn cắp này thì bị hung thủ đâm chết. Sau đó công an đã treo giá 100 triệu cho ai cung cấp thông tin bắt hung hung thủ.

Thật là đau xót cho một trí thức phải mất mạng một cách vô ích vì một xã hội xấu xa. Giáo dục khó khăn lắm mới tạo ra con người có trình độ nhưng bị cái xã hội này nó phá đi rất dễ dàng.

Tại Thái Lan, người dân vẫn để ô tô, xe máy ngoài đường ngay cả khi họ đóng cửa ngủ trong nhà vẫn không bị mất cắp. Nếu so sánh xã hội Việt Nam và xã hội Thái Lan, thì đất nước đã không phải mất đi một bác sĩ và tiền của dân cũng không phải mất 100 triệu để tìm ra hung thủ.

Tạo ra một tên đạo chích rất dễ, tạo ra một bác sĩ khó hơn nhiều, ấy vậy mà bác sĩ bị đạo chích giết chết một cách dễ dàng. Vậy ai đã tạo ra một xã hội đầy bất an như vậy? Đảng!

Nói đến giáo dục XHCN là nói đến mặt bằng chung của nền giáo dục này. Xã hội chính là kết quả của một nền giáo dục. Xã hội Việt Nam là một xã hội độc hại và đầy bất an, con người trí thức sống trong xã hội này dốc hết trí lực đối phó với sự bất an của xã hội thì còn đâu thời gian mà suy nghĩ ra điều có ích?

Không ai hiểu nền giáo dục này bằng CS, không ai hiểu sự bất an của xã hội này bằng cộng sản, vì vậy mà để con cái phát triển tốt hơn, quan chức cho con du học, để sống an toàn hơn họ xây biệt phủ kín cổng cao tường và lắp hệ thống an ninh hiện đại. Hành động đưa con đi học nước ngoài là hành động tị nạn, hành động xây biệt phủ với tường rào kiên cố hệ thống an ninh hiện đại là hành động cố thủ trước cái xấu của xã hội tấn công.

XHCN được Đảng Cộng sản áp dụng cho đất nước này thực sự là một chủ nghĩa độc hại. Giáo dục vốn không độc hại, nó chỉ độc hại khi nó mọc lên trên cái nền đất XHCN. Như vậy nếu cải cách giáo dục mà vẫn kiên trì XHCN thì làm thế nào để nền giáo dục tốt hơn được đây? Vô phương.

Năm 2012, giáo sự Hoàng Tụy đã nói “Giáo dục Việt Nam không chỉ lạc hậu mà đang… lạc lối”. Vậy lối nào đã làm giáo dục XHCN bị lạc? Đó chính là cái định hướng XHCN trong giáo dục.

***

Ngày 6/5, trên báo VnEconomy có bài viết “Thủ tướng: ‘Ngành giáo dục phải đổi mới tư duy, tự lực vươn lên, không chờ ai làm thay’.” Bài viết cho thấy, ông Phạm Minh Chính đang định hướng cải cách giáo dục dựa trên quan điểm là giáo dục “lạc hậu” chứ không phải là “lạc lối”. Thực tế lạc lối mới là nguyên nhân chính làm cho mọi cải cách trong nhiều năm qua thất bại.

Qua nhiều đời thủ tướng, nhiều đời bộ trưởng bộ giáo dục thì nền giáo dục Việt Nam vẫn cứ cải tiến cải lùi như gà mắc tóc. Nguyên nhân thất bại của những người tiền nhiệm ông Phạm Minh Chính không nhận ra thì cuối cùng ông cũng khó tránh khỏi câu chuyện “hết cải tiến, đến cải lùi” và cứ loay hoay như gà mắc tóc như bao năm qua mà thôi.

“Đừng nghe những gì CS nói, hãy xem những gì CS làm”, không cần biết ông Phạm Minh Chính nói gì, chỉ cần thấy quan chức CS mà không đưa con đi Tây du học nữa, thì cải cách giáo dục thành công, và quan chức không phải xây biệt phủ tường cao nữa thì xã hội yên bình.

Quan chức CS mà làm được những điều đó là điều không tưởng, bởi không ai hiểu giáo dục XHCN cho bằng CS, không ai hiểu xã hội này cho bằng CS, nó không thể thay đổi mà chỉ có thể vứt đi.

______

Tham Khảo:

Bản tin ngày 8-5-2021

 BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM có clip: Thiếu tướng Đặng Văn Lẫm nói về Việt Nam ở Biển Đông.

Viet Times có bài: Quốc đảo nhỏ trên Thái Bình Dương trở thành “chiến trường” giữa Mỹ và Trung Quốc. Đó là đảo quốc Palau ở Thái Bình Dương, đã đáp trả hành động được cho là “bắt nạt” của Trung Quốc, bằng cách mời Mỹ tới thiết lập các cảng chiến lược và căn cứ, báo Asia Times cho biết. Palau tuy nhỏ, khoảng 21.000 dân, diện tích nhỏ hơn đảo Guam, nhưng không ngán TQ.

Palau đã không hủy quyết định công nhận ngoại giao với Đài Loan mà họ đưa ra năm 1999, làm TQ tức giận. Tổng thống Whipps của Palau cho biết: “Tôi đã tham dự nhiều cuộc họp với họ, và điều đầu tiên mà họ nói với tôi trước đó, trong một cú điện thoại, là ‘Điều mà ông đang làm là phi pháp, công nhận Đài Loan là phi pháp. Ông cần phải dừng lại’. Đó là giọng điểu của họ. Chúng tôi không cần được chỉ dạy nên làm bạn với ai”.

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc thông báo cuộc tập trận mới ở Biển Đông. Cục Hải sự tỉnh Hải Nam của TQ ra thông báo, nước này sẽ tổ chức tập trận ở Biển Đông từ 8-18 giờ mỗi ngày, từ ngày 8 đến ngày 15/5, tức là từ hôm nay đến thứ Bảy tuần sau. Khu vực tập trận nằm gần bờ biển phía đông đảo Hải Nam, tàu thuyền nước khác bị cấm vào khu vực tập trận.

Báo Thanh Niên thống kê, tính từ đầu năm đến nay, Quân đội TQ (PLA) đã thực hiện hoặc lên kế hoạch thực hiện ít nhất 17 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có 6 cuộc tập trận ở vịnh Bắc bộ. Năm 2020, PLA đã tiến hành ít nhất 20 cuộc tập trận trên Biển Đông, trong đó có 9 cuộc ở vịnh Bắc bộ, 5 cuộc tập trận trái phép xung quanh quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền VN, nhưng TQ chiếm đóng.

TV24h có clip: Trung Quốc lại báo tập trận ở Biển Đông, Mỹ phản ứng gì?

VTC có clip: Ý đồ của Trung Quốc sau hàng loạt động thái trên biển Đông.

VOV có bài: Hé lộ thêm nguyên nhân sâu xa khiến Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông. Bất chấp áp lực từ cộng đồng quốc tế, TQ vẫn leo thang trên Biển Đông. Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông là vì sự thèm khát tài nguyên ở đáy biển, nơi có lượng đất hiếm, giúp TQ cạnh tranh kinh tế – công nghệ với Mỹ.

Đáy Biển Đông chứa trữ lượng lớn loại khoáng sản gọi là kết hạch mangan. TQ đã phát triển công nghệ khai khoáng biển sâu tiên tiến nhất thế giới để khai thác các kết hạch mangan và đất hiếm chứa trong đó. Nếu biến được Biển Đông thành “ao nhà”, thì TQ mặc nhiên sở hữu thêm một “mỏ” đất hiếm quy mô lớn, tha hồ khai thác, không phải tuân theo quy định mới về khai thác, do Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế đặt ra.

Báo Người Lao Động đưa tin: Mỹ – Nga – Trung khẩu chiến ngay tại Hội đồng Bảo an. Trong cuộc họp ngày 6/5 của Hội đồng Bảo an LHQ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tranh cãi với 2 người đồng cấp là Nga và Trung Quốc. Ông Blinken cáo buộc Nga và TQ “góp phần làm rối loạn trật tự thế giới”.

Ngoại trưởng Blinken phát biểu: “Washington sẽ phản kháng kịch liệt khi chúng tôi nhìn thấy các quy tắc mà chúng ta đã đồng ý bị xem như không tồn tại hoặc bị cố tình vi phạm. Bởi lẽ để Liên Hiệp Quốc hoạt động hiệu quả, tất cả các nước phải tuân thủ và hợp tác vì sự thành công”. Đáp lại, đại diện của TQ và Nga cùng chỉ trích Mỹ, phê phán các lệnh trừng phạt gần đây của Mỹ nhắm vào hai nước này.

Mời đọc thêm: Trung Quốc, Mỹ và EU – Bộ ba bất khả thi (Tin Tức). – Mỹ, Trung ‘ngầm’ cáo buộc nhau phá hoại chủ nghĩa đa phương (PLTP). – Thượng đỉnh Ấn – Âu tăng cường quan hệ kinh tế để đối phó với Trung Quốc — Tại Hội Đồng Bảo An, Nga và Mỹ khẩu chiến gay gắt (RFI). – Ứng xử “sáng nắng chiều mưa” của Tổng thống Duterte (TN). – Cận cảnh lớp “áo giáp” bảo vệ của dàn radar biển đảo Việt Nam (DV). 

Bê bối ở BV Tâm thần Trung ương I

Vụ ông Vương Văn Tịnh, GĐ BV Tâm thần Trung ương I được trở lại điều hành ngay sau vụ việc mua bán ma tuý trong bệnh viện này, Bộ Y tế hứa xử lý nghiêm vụ ông Vương Văn Tịnh sau khi cơ quan công an điều tra, làm rõ, báo Người Lao Động đưa tin. Công luận bất bình vì ông Tịnh liên quan đến vụ bệnh nhân cầm đầu đường dây ma túy ngay trong bệnh viện cấp trung ương, lãnh đạo Bộ Y tế vội hứa xử lý ông Tịnh, dù đã đưa ông này trở lại ghế cũ.

Ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng kỷ luật ông Vương Văn Tịnh, khẳng định, quan điểm của lãnh đạo Bộ là xử lý thật nghiêm. Nhưng do “tính chất vụ việc phức tạp”, các cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ toàn bộ thông tin để có thể xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm và đúng các quy định của pháp luật, nên Bộ Y tế chưa thể kỷ luật ngay ông Tịnh.

Ông Vương Văn Tịnh, GĐ BV Tâm thần TƯ. Ảnh: NLĐ

Báo Giao Thông đặt câu hỏi: Sau vụ bay lắc tại BV Tâm thần TƯ I, vì sao giám đốc vẫn điều hành? Bộ Y tế đưa ra lý do là vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ, nhưng đó chỉ là lý do chưa xử phạt ông Tịnh, không phải là lý do đưa ông này trở lại cái ghế cũ, vị trí từng giúp ông “bảo kê” cho bệnh nhân mở “tụ điểm” ma túy và thác loạn ngay trong một bệnh viện cấp TƯ. 

Tang vật thu được trong vụ buôn bán ma túy trong BV Tâm thần TƯ I. Ảnh: GT

VTC đặt câu hỏi: Bệnh nhân bay lắc tại bệnh viện, Giám đốc được tiếp tục điều hành có thoả đáng? LS Đặng Văn Cường bình luận, vụ bê bối ở BV Tâm thần TƯ I là đặc biệt nghiêm trọng, là “hành vi vi phạm pháp luật hình sự liên quan đến nhiều đối tượng tội phạm về ma túy”. Theo LS Cường, dù chưa thể kỷ luật ngay, Bộ Y tế vẫn nên có biện pháp điều chuyển công tác hoặc giáng chức ông Tịnh. Nếu vẫn để yên cho ông này ngồi ở vị trí cũ, khiến người dân phẫn nộ thêm.

Mời đọc thêm: Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I quay lại điều hành Bệnh viện (GDTĐ). – Vụ bay lắc tại BV Tâm thần Trung ương I: Giám đốc Bệnh viện quay lại điều hành sau 1 tháng đình chỉ (DNVN). – Quyết định cho Giám đốc BV Tâm thần TW 1 trở lại làm việc: Bộ Y tế nói gì? (VTC). – Bộ Y tế sẽ xử lý nghiêm những vi phạm xảy ra tại BV Tâm thần TƯ I (SKĐS). – Vụ việc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I: Bộ Y tế sẽ xử lý nghiêm, không bao che, dung túng (KTĐT).

Tin môi trường

Báo Tài Nguyên và Môi Trường đưa tin từ Nghệ An: “Đau đầu” vấn đề môi trường Cụm công nghiệp. Ông Lang Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp thừa nhận tình trạng các cụm công nghiệp (CCN) gây ô nhiễm: “Hầu như các doanh nghiệp ở đây về mở xưởng từ trước, sau đó chính quyền mới đi theo sau quy hoạch cho họ. Do không có điểm xử lý nước thải tập trung nên dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất lớn”.

Ở xã Thọ Hợp có 2 CCN là Thọ Sơn 1 và 2, được phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2015, có tổng cộng 34 doanh nghiệp hoạt động, đến nay vẫn không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Người dân địa phương đã từng kiến nghị xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước từ các CCN, nhưng tình hình không thay đổi.

Ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang gây tác hại đến cuộc sống của người dân địa phương. Ảnh: TNMT

VTC có clip về vấn nạn nan giải ở Hà Nội: Rác, phế thải xây dựng gây ô nhiễm môi trường.

Đài CBS có clip: Nước Mỹ nóng ở mức chưa từng có, theo cảnh báo của NOAA (Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ).

Mời đọc thêm: Quảng Bình: Doanh nghiệp san lấp mặt bằng khi chưa có quyết định giao đất? (CL). – Vì sao xe quá khổ, quá tải vẫn ngang nhiên hoạt động tại Lào Cai? (PLVN). – Cần cắt giảm mạnh phát xạ khí metan để tránh thảm họa biến đổi khí hậu tồi tệ nhất (PT). – Báo động về tốc độ tan chảy của sông băng trên toàn cầu (Tin Tức). – Biến đổi khí hậu đe dọa loài chim nhạn Bắc Cực (TNMT). – Homo Sapiens? Người thông minh? Người khôn ngoan? Có thật là chúng ta thông minh và khôn ngoan? (FB Hành Tinh Titanic). 

Cập nhật tình hình Miến Điện

RFI cập nhật diễn biến ở Miến Điện: Quân đội từ chối tiếp đại diện ASEAN khi chưa ổn định tình hình. Ngày 7/5, ông Kaung Htet San, một người phát ngôn của Hội đồng Điều hành Nhà nước quân phiệt Miến Điện khẳng định “chỉ khi nào đạt được mức an toàn và ổn định, chúng tôi sẽ hợp tác về vấn đề đặc phái viên” của ASEAN, còn “tại thời điểm này, chúng tôi ưu tiên cho an ninh và ổn định của đất nước”.

Theo hãng tin Reuters, tập đoàn quân sự Miến Điện thông báo, sẽ cân nhắc những đề xuất được nêu tại thượng đỉnh ASEAN nếu họ thấy có lợi. Còn TQ đề xuất tổ chức một cuộc họp ngoại trưởng với ASEAN vào tháng 6/2021, trong đó sẽ đề cập về cuộc khủng hoảng Miến Điện. 

Báo Thanh Niên đưa tin: Chính quyền quân sự Myanmar phê duyệt dự án đầu tư lớn. Hôm nay, nguồn tin từ báo Nikkei Asia cho biết, Ủy ban Đầu tư Miến Điện vừa phê duyệt dự án phát điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trị giá 2,5 tỉ Mỹ kim phục vụ cho thị trường trong nước. Miến Điện hiện có một số dự án phát điện LNG, còn dự án vừa được phê duyệt thì chưa được công khai thông tin chi tiết. Chỉ biết đó là một trong những dự án trên do một liên doanh với TQ dự định triển khai, công suất lên đến 1.390 MW ở vùng Ayeyarwady.

Trước đó, báo cáo từ khảo sát của 10 phòng thương mại nước ngoài tại Miến Điện cho thấy 13% doanh nghiệp ở nước này đã dừng mọi hoạt động kể từ chính biến ngày 1/2. Khoảng 1/3 tổng số doanh nghiệp cho biết đã giảm ít nhất 75% hoạt động sản xuất, 21% doanh nghiệp giảm từ 50-75% hoạt động và chỉ 5% doanh nghiệp cho biết họ vẫn hoạt động như trước, phần lớn là doanh nghiệp từ Nhật Bản và các nước phương Tây.

BBC có clip: Cuộc cách mạng Miến Điện qua cái nhìn của một nhạc sĩ.

Mời đọc thêm: Myanmar khẳng định sẽ hợp tác với đại diện của ASEAN (Tin Tức). – Tập đoàn quân nhân Myanmar không tiếp đặc sứ ASEAN cho tới khi tình hình ổn định (VOA). – CNN: Nhóm nổi dậy huấn luyện quân sự miễn phí cho dân Myanmar (PLTP). – Phe phản đối chính quyền quân sự Myanmar lập ‘lực lượng phòng vệ’ (TN).

–  Quân đội Myanmar giao tranh quyết liệt với phiến quân, 40.000 dân tháo chạy (DT). – Tình hình Myanmar: Bất ngờ phê duyệt nhiều dự án đầu tư nước ngoài; Xung đột vẫn khiến 16 binh sỹ thiệt mạng (TG&VN). – Myanmar: Đường ống dẫn khí đốt của Trung Quốc bị tấn công, 3 người tử vong (VNF). 

***

Thêm một số tin: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại Hà Nội (Tin Tức). – Covid-19: Các nước láng giềng Ấn Độ đóng cửa biên giới vì lo ngại khủng hoảng y tế lây lan — Covid-19: WHO phê chuẩn khẩn cấp vac-xin của Sinopharm Trung Quốc — TT Mỹ cảnh báo : « Con đường hồi phục kinh tế sẽ còn dài » (RFI). 

– “Một xã hội bất ổn” qua sự việc VinFast tố cáo khách hàng ra công an (RFA). – Cờ vàng, cờ đỏ: Cuộc chiến ‘chưa kết thúc’ trong người Việt (BBC). – Trung Quốc kêu gọi tẩy chay một sự kiện về Tân Cương tại Liên Hiệp Quốc — Hồng Kông: Mỹ kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho 4 nhà đấu tranh dân chủ — Tự do báo chí ở Hungary: 500 tờ báo chung một biên tập (RFI).

Tin Việt Nam - VOA

Ca tử vong Covid-19 hàng ngày ở Ấn Độ tăng kỷ lục

  VNExpress

Chủ nhật, 9/5/2021, 06:39 (GMT+7)


Ấn Độ ghi nhận mức kỷ lục gần 4.200 người tử vong và hơn 400.000 ca nhiễm mới trong một ngày, tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19.

Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ngày 8/5 phát hiện 409.300 ca nhiễm nCoV mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm lên 22.295.911. Quốc gia Nam Á này cũng ghi nhận ca tử vong mới cao kỷ lục là 4.187, đưa tổng người chết lên 238.270.

Dù con số báo cáo do chính phủ Ấn Độ công bố cao như vậy, giới chuyên gia cho rằng nó không phản ánh chính xác tình hình thực tế, khi những gì diễn ra tại các bệnh viện được cho là nghiêm trọng hơn nhiều.

Các thành viên phe đối lập kêu gọi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi áp lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn nCoV lây lan, nhưng chính phủ nước này vẫn chưa áp dụng, do lo ngại hậu quả kinh tế và tâm lý của người dân.

Một nửa số bang Ấn Độ đã áp lệnh phong tỏa toàn diện, phần còn lại thực hiện lệnh phong tỏa một phần. Ảnh hưởng từ đợt bùng phát Covid-19 tại Ấn Độ lan sang các quốc gia láng giềng như Nepal và Pakistan.

Thế giới đến nay ghi nhận 155.781.573 ca nhiễm nCoV và 3.073.547 ca tử vong, tăng lần lượt 613.895 và 8.460, trong khi 134.566.460 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

Trong bối cảnh đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vaccine Covid-19 và các thành phần của chúng, điều được cho là đang ngăn cản quá trình sản xuất.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng tham gia cuộc tranh luận về tự do xuất khẩu vaccine Covid-19, cho biết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã xuất khẩu phần lớn sản phẩm của họ và Mỹ nên làm theo.

"Tôi không nghĩ từ bỏ bằng sáng chế là giải pháp để cung cấp nhiều vaccine hơn cho mọi người. Thay vào đó, tôi nghĩ chúng ta cần sự sáng tạo và sức mạnh đổi mới của các công ty. Với tôi, điều này bao gồm cả việc bảo vệ các bằng sáng chế", Merkel nói.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các quốc gia chưa nên tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em cho tới khi hoàn tất tiêm cho người cao tuổi và những người thuộc diện nguy cơ cao. Canada tuần này trở thành nước đầu tiên cho phép tiêm vaccine Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Mỹ dự kiến sẽ làm theo vào tuần tới và Đức thông báo sẽ triển khai chương trình tương tự vào cuối tháng 8.

Nhân viên ty tế Ấn Độ thăm khám bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở thủ đô New Delhi ngày 7/5. Ảnh: Reuters.

Nhân viên ty tế Ấn Độ thăm khám bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở thủ đô New Delhi ngày 7/5. Ảnh: Reuters.

Giới chức Nepal thông báo thêm 8.287 ca nhiễm và 53 ca tử vong mới, nâng tổng ca nhiễm và tử vong lần lượt lên 385.890 và 3.632.

Hàng nghìn lao động nhập cư Ấn Độ đã tháo chạy tới Nepal, biến quốc gia này thành "địa ngục trần gian" tiếp theo. Một số chuyên gia dự đoán tình hình Covid-19 ở Nepal có thể tồi tệ hơn Ấn Độ. Thủ đô Kathmandu bị phong tỏa nghiêm ngặt, trong khi thành phố biên giới Nepalgunj, nơi hàng nghìn lao động từ Ấn Độ trở về, nguy cơ đối mặt đợt tăng đột biến ca nhiễm nCoV.

Pakistan ghi nhận 854.240 ca nhiễm và 18.797 ca tử vong, tăng lần lượt 4.109 và 120. Quốc gia láng giềng của Ấn Độ đóng cửa các điểm du lịch trong 9 ngày, bắt đầu từ hôm 8/5, đồng thời huy động quân đội giám sát việc tuân thủ các hạn chế để ngăn nCoV. Quyết định này nhằm ngăn đợt bùng phát dịp lễ Eid al-Fitr vào cuối tháng Ramadan của người Hồi giáo.

Các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, chợ và công viên tại Pakistan sẽ phải đóng cửa, trong khi giao thông công cộng nội đô và giữa các tỉnh bị đình chỉ. Các chuyến bay quốc tế từ Pakistan bị cắt giảm tần suất, các cửa khẩu biên giới với Iran và Afghanistan bị đóng, chỉ cho phép hoạt động thương mại diễn ra.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận tổng số 33.427.215 ca nhiễm và 595.047 ca tử vong do nCoV, tăng 8.389 ca nhiễm và 136 ca tử vong so với một ngày trước đó.

Khoảng 149,5 triệu người Mỹ, tương đương 45% dân số, đã tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa Covid-19, trong khi gần 109 triệu, khoảng 33% dân số, đã hoàn thành chương trình tiêm chủng, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC).

Gần 252 triệu liều vaccine đã được tiêm ở Mỹ, chiếm 78% trong tổng số hơn 324,6 triệu được phân phối tại quốc gia này.

Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 15.087.360 ca nhiễm và 419.393 ca tử vong, tăng lần lượt 78.337 và 2.217.

Bộ trưởng Y tế Marcelo Queiroga cho biết Brazil sắp ký hợp đồng thứ hai với Pfizer để mua thêm 100 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó 35 triệu liều sẽ được bàn giao vào tháng 10. Với hợp đồng mới, Brazil sẽ có 200 triệu liều vaccine Pfizer để giảm bớt tình trạng thiếu vaccine của nước này.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.709.762 ca nhiễm, tăng 6.130, trong đó 46.842 người chết, tăng 179.

Khoảng 18 triệu người, tương đương 7% dân số, vẫn lên kế hoạch tận hưởng kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr, bất chấp lệnh cấm đi lại của chính phủ, theo một khảo sát của hãng thông tấn nhà nước Antara.

Indonesia ban hành lệnh cấm đi lại từ ngày 6/5 tới 17/5 để ngăn chặn lây lan dịch. Theo lệnh cấm, người dân phần lớn chỉ có thể đi lại trong thị trấn hoặc thành phố mình sinh sống.

Khoảng 155.000 nhân viên an ninh, gồm 90.000 cảnh sát và 11.500 sĩ quan quân đội, được triển khai tới các trạm kiểm soát trên khắp nước để thực thi lệnh cấm đi lại và các biện pháp giới hạn khác trong kỳ nghỉ lễ.

Philippines vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 1.094.849 ca nhiễm và 18.099 ca tử vong, tăng lần lượt 6.979 và 170 ca.

Tổng thống Rodrigo Duterte yêu cầu thực thi ngay lập tức lệnh bắt người vi phạm quy định đeo khẩu trang bắt buộc, như đeo khẩu trang không đúng cách, theo thông báo của Bộ Tư pháp Philippines.

Campuchia ghi nhận thêm 538 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 18.717, trong đó 114 ca tử vong.

Chính quyền Phnom Penh kết thúc ba tuần phong tỏa hôm 5/5, nhưng người dân vẫn phải tiếp tục tuân thủ quy định như thời gian phong tỏa, áp dụng theo mã màu của từng khu vực.

Người sống trong vùng đỏ phải ở lại nơi cư trú, không được ra ngoài "trừ phi có việc khẩn cấp", còn người trong vùng cam có thể di chuyển "nếu có việc cần thiết". Người dân sống trong vùng vàng được phép đi lại, đa số các ngành nghề kinh doanh được phép mở cửa lại. Tuy nhiên, lệnh giới nghiêm từ 20h tới 3h vẫn áp dụng với vùng vàng và vùng cam.

Lào báo cáo 28 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca Covid-19 của nước này lên 1.233, không có ca tử vong.

Chính phủ Lào quyết định gia hạn lệnh phong tỏa thêm 15 ngày tới 20/5. Thủ tướng Phankham Viphavanh cho biết việc tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn hiện tại để ngăn chặn đợt bùng phát của dịch là điều cần thiết.

Đội Kiểm soát và Phòng ngừa Covid-19 của Lào hôm 6/5 cũng kêu gọi các cơ quan chức năng và người dân tiếp tục tuân thủ các chỉ thị của chính phủ về phòng chóng dịch, đồng thời thúc giục cơ quan chức năng giám sát nghiêm việc thực hiện của công chúng.

Nguyễn Tiến (Theo AFP, WorldoMeters)

Powered by Blogger.