Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Thống đốc New York Andrew Cuomo bị chính quyền bang điều tra luận tội

Monday, March 15, 2021 // ,

 Kiến Thức

Chủ tịch Hội đồng lập pháp bang New York Carl Heastie đã chính thức bật đèn xanh cho Ủy ban tư pháp tiểu bang mở một "cuộc điều tra luận tội" xung quanh những bê bối của Thống đốc Andrew Cuomo.

Ông Carl Heastie cho biết, ban hội thẩm sẽ có quyền ra trát đòi hầu tòa và sẽ không can thiệp vào cuộc điều tra độc lập do Tổng chưởng lý bang Letitia James chỉ đạo đối với ông Cuomo.

heo New York Daily News, động thái trên diễn ra trong bối cảnh áp lực buộc ông Andrew Cuomo phải từ chức đã gia tăng nhanh chóng trong những tuần gần đây. Thống đốc New York Andrew Cuomo đang bị vướng vào một cuộc điều tra liên bang với cáo buộc cố tình cách ly các bệnh nhân nhiễm Covid-19 bên trong các viện dưỡng lão, dẫn đến số ca tử vong lên tới mức kỷ lục ở tiểu bang này.

Mới đây nhất, ít nhất 6 người phụ nữ, phần lớn là các cựu trợ lý của ông Cuomo, đã công khai tố cáo Thống đốc New York có những hành vi quấy rối tình dục đối với họ.

Thong doc New York Andrew Cuomo bi chinh quyen bang dieu tra luan toi

Thống đốc New York Andrew Cuomo. Ảnh: New York Daily News.

“Những ghi nhận về các cáo buộc liên quan đến Thống đốc New York là rất nghiêm trọng”, Chủ tịch Carl Heastie nói trong một tuyên bố. “Ủy ban sẽ có thẩm quyền phỏng vấn nhân chứng, ra trát hầu tòa và đánh giá bằng chứng, như những gì được Hiến pháp bang New York quy định.”

Trong một diễn biến liên quan, hơn 55 nhà lập pháp đảng Dân chủ của bang New York hôm 11/3 đã ra tuyên bố chung, kêu gọi Thống đốc Andrew Cuomo từ chức. Ông Cuomo đã thách thức tuyên bố trên, cho rằng điều này "phản dân chủ". Ông khẳng định “không đời nào từ chức”. 

Trong khi đó, các nhà lập pháp đảng Cộng hòa tại New York hôm 8/3 đã đưa ra một nghị quyết để bắt đầu các thủ tục luận tội đối với Thống đốc Cuomo. Dù vậy, quá trình luận tội trên thực tế sẽ không thể diễn ra, nếu không được Chủ tịch Hội đồng lập pháp bang Carl Heastie cho phép biểu quyết. Cần ít nhất 150 thành viên hội đồng lập pháp New York bỏ phiếu thuận để các cáo buộc luận tội có thẻ được gửi lên Thượng viện Mỹ.

Trong lịch sử, chỉ có duy nhất một thống đốc bang New York từng bị luận tội là William Sulzer, người đã bị cách chức vào năm 1913 vì các vi phạm về tài chính trong chiến dịch tranh cử của mình.

TIN LIÊN QUAN

Theo Việt Anh/Vietnamnet.vn

12 nhà máy Trung Quốc đầu tư bị tấn công ở Myanmar

 15/3/201 

Tổng cộng 32 nhà máy do Trung Quốc đầu tư đã bị phá hoại trong các cuộc tấn công nhằm vào các công ty Trung Quốc ở Yangon, Myanmar, tính đến trưa 15/3.

Thông tin được tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc dẫn lại cho biết tổng cộng 32 nhà máy do Trung Quốc đầu tư đã bị phá hoại trong các cuộc tấn công nhằm vào các công ty Trung Quốc ở Yangon, Myanmar, tính đến trưa 15/3.
Trong các sự cố liên quan, hai nhân viên Trung Quốc bị thương, không có ai thiệt mạng, thiệt hại tài sản lên tới 240 triệu nhân dân tệ (36,9 triệu USD).
32 nha may Trung Quoc dau tu bi tan cong o Myanmar
Khói bay lên tại Hlaing Thar Yar, Yangon, Myanmar. Một số nhà máy Trung Quốc đầu tư đã bị những người tấn công không rõ danh tính đốt phá. (Ảnh: Getty) 
Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar cho biết các nhân viên Trung Quốc bị thương và mắc kẹt trong các cuộc tấn công đốt phá của những kẻ tấn công không rõ danh tính. Họ đã kêu gọi Myanmar bảo vệ tài sản và công dân cho Trung Quốc.
Lực lượng an ninh hành động sau khi 4 nhà máy may mặc và 1 nhà máy phân bón bốc cháy, tuy nhiên một số người ngăn các xe chữa cháy tiếp cận khu vực.
Trong khi đó, lực lượng an ninh tiếp tục đụng độ với người biểu tình khiến ít nhất 38 người chết trong ngày 14/3. Thiết quân luật được áp dụng ở nhiều khu vực tại Yangon.
Những người phản đối quân đội đã chỉ trích Trung Quốc không hành động mạnh mẽ hơn để chống lại việc quân đội giành chính quyền như các nước phương Tây đã làm. Trung Quốc nói rằng vấn đề ưu tiên nhất là sự ổn định và đây là chuyện nội bộ của Myanmar.
Các cuộc biểu tình hiện đã bước sang tuần thứ 6, kể từ khi quân đội Myanmar bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và khiến đất nước Đông Nam Á rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Quân đội Myanmar nắm quyền sau khi cho rằng cuộc bầu cử mà đảng của bà Suu Kyi giành thắng lợi bị gian lận, dù ủy ban bầu cử phủ nhận. Quân đội cam kết tổ chức một cuộc bầu cử mới, nhưng chưa ấn định ngày.

Quân đội mở rộng thiết quân luật sau sau ngày đẫm máu ở Myanmar

  BBC

Reuters
Chụp lại hình ảnh,

Chủ nhật là ngày biểu tình chết chóc nhất cho đến nay

Quân đội Myanmar đã áp đặt thiết quân luật lên thêm nhiều quận, sau một trong những ngày biểu tình đẫm máu nhất, kể từ cuộc đảo chính hồi tháng Hai.

Ít nhất 21 người được cho là đã thiệt mạng tại thành phố Yangon hôm Chủ nhật, với những tử vong khác được ghi nhận trên khắp quốc gia Đông Nam Á này.

Bạo lực nổ ra một ngày trước khi nhà lãnh đạo dân sự bị lật đổ của đất nước, bà Aung San Suu Kyi, dự kiến phải ra hầu tòa.

Bà Suu Kyi sắp phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc mà người ủng hộ bà cho là bịa đặt.

Người biểu tình ủng hộ dân chủ đang yêu cầu trả tự do cho bà Suu Kyi, người đứng đầu đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đảng đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái.

Bà Suu Kyi bị giam giữ tại một địa điểm không rõ kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng Hai.

Quân đội đã giam giữ hầu hết lãnh đạo của đảng NLD sau cuộc đảo chính với cáo buộc gian lận cử tri. Không có bằng chứng nào được đưa ra về cáo buộc gian lận này.

Quân đội ban đầu tuyên bố thiết quân luật ở hai quận của Yangon hôm Chủ nhật sau khi các doanh nghiệp Trung Quốc bị tấn công. Lệnh này được mở rộng thêm hôm thứ Hai.

Người biểu tình tin rằng Trung Quốc đang hỗ trợ quân đội Miến Điện nhưng không rõ ai đứng sau các cuộc tấn công cuối tuần.

Protester
Chụp lại hình ảnh,

Bà Aung San Suu Kyi tiếp tục được dân chúng ủng hộ mạnh mẽ

Chủ nhật được cho là ngày đẫm máu nhất cho đến nay kể từ khi quân đội nắm quyền sau cuộc đảo chính vào tháng Hai. Nhóm giám sát Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) nói số người chết trong ngày ít nhất là 38 người.

Theo AAPP, tổng cộng hơn 120 người biểu tình đã bị thiệt mạng trong các cuộc đàn áp.

Bà Suu Kyi bị buộc tội gì?

Nhà lãnh đạo dân sự bị lật đổ sẽ phải ra tòa sớm hơn hôm thứ Hai, mặc dù bà không được dự trù sẽ xuất hiện tại tòa.

Bà Suu Kyi đang phải đối mặt với các cáo buộc gồm gây "gây sợ hãi và báo động", sở hữu trái phép thiết bị vô tuyến và vi phạm các quy tắc về Covid.

Các tội bà bị cáo buộc có mức án vài năm tù giam và cũng có thể dẫn đến việc bà bị cấm tham gia các cuộc bầu cử trong tương lai nếu bị kết tội.

protesters face security ofrces in Hlaing Tharyar, 14 March
Chụp lại hình ảnh,

Lực lượng an ninh bắn đạn thật vào người biểu tình ở Hlaing Tharyar

Tuần trước, quân đội cũng cáo buộc nhà lãnh đạo bị lật đổ đã nhận bất hợp pháp 600.000 đôla và 11kg vàng - một cáo buộc mà NLD phủ nhận.

Các lãnh đạo bị lật đổ kêu gọi 'cách mạng'

Một số lãnh đạo bị lật đổ từ chối chấp nhận cuộc đảo chính vào tháng trước và đã lẩn trốn.

Trong bài phát biểu công khai đầu tiên của mình, thủ lĩnh Mahn Win Khaing Than của họ kêu gọi người biểu tình tự bảo vệ trước cuộc đàn áp của quân đội trong cuộc chiến mà ông gọi là "cuộc cách mạng".

Ông nói: "Đây là thời khắc đen tối nhất của dân tộc và bình minh đã ló dạng'' và nói thêm: "Giới khởi nghĩa nhất định thắng".

Quân đội coi họ là một nhóm bất hợp pháp, cảnh báo rằng bất kỳ ai hợp tác với họ sẽ phải đối mặt với cáo buộc phản quốc.

Đầu đuôi sự việc

Các nhà quan sát độc lập quốc tế đã phản bác tuyên bố của quân đội là cuộc bầu cử được tổ chức tháng 11 năm 2020 có gian lận, nói rằng họ không quan sát thấy có sự bất thường nào.

Tuần trước, quân đội cáo buộc bà Suu Kyi nhận 600.000 đôla và 11kg vàng một cách bất hợp pháp. Không có bằng chứng nào được đưa ra, và một nhà lập pháp của NLD đã bác bỏ cáo buộc.

Bà Suu Kyi đã bị giam trong 5 tuần qua tại một địa điểm không rõ và phải đối mặt với một số cáo buộc khác bao gồm gây "sợ hãi và báo động", sở hữu trái phép thiết bị vô tuyến và vi phạm các hạn chế của Covid-19.

Kể từ cuộc đảo chính, quân đội đã sử dụng vũ lực để tìm cách dập tắt các cuộc biểu tình, khiến hàng chục người thiệt mạng và khiến quốc tế lên án rộng rãi.

Chụp lại video,

Vì sao có đảo chính và biểu tình ở Myanmar?

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt với các nhà lãnh đạo đảo chính, trong khi cũng có những biện pháp không cho quân đội Myamar tiếp cận với quỹ chính phủ trị giá 1 tỷ đôla được giữ ở Mỹ.

Quân đội đã bác bỏ những chỉ trích về hành động của mình, thay vào đó đổ lỗi cho bà Suu Kyi là người gây ra bạo lực.

2px presentational grey line

Sơ lược về Myanmar

  • Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, độc lập khỏi Anh quốc vào năm 1948. Trong phần lớn lịch sử hiện đại của Myanmar, nước này nằm dưới sự cai trị của quân đội
  • Các hạn chế bắt đầu được nới lỏng từ năm 2010, dẫn đến bầu cử tự do vào năm 2015 và việc thành lập chính phủ do nhà lãnh đạo đối lập kỳ cựu Aung San Suu Kyi khởi xướng vào một năm sau đó
  • Năm 2017, quân lính thuộc nhóm dân tộc Rohingya đã tấn công các đồn cảnh sát, và quân đội Myanmar cùng các nhóm phật tử địa phương đã đáp trả bằng một cuộc đàn áp chết người, được cho là đã giết chết hàng nghìn người Rohingya. Hơn nửa triệu người Rohingya chạy trốn qua biên giới sang Bangladesh, và Liên Hiệp Quốc sau đó gọi đây là "ví dụ kinh điển về thanh lọc sắc tộc"
2px presentational grey line
Map of Myanmar showing Mandalay, Nay Pyi Taw and Yangon

Biểu tình Myanmar: Đàn áp đẫm máu sau vụ công ty TQ bị đốt phá

 BBC

A resident, who was injured during a crackdown by security forces on demonstrations by protesters against the military coup, is carried to safety in Yangon's Hlaing Tharyar township, 14 March 2021

Có ít nhất 21 người biểu tình bị giết chết trong các cuộc đụng độ tại thành phố chính Yangon của Myanmar trong lúc các chính trị gia bị lật đổ bởi cuộc đảo chính quân sự đang kêu gọi có cuộc "cách mạng".

Các lực lượng an ninh đã nã súng tại khu vực Hlaing Tharyar của Yangon khi những người biểu tình sử dụng gậy gộc và dao.

Đảo chính Myanmar: 'Chiến thuật' dùng trong đàn áp biểu tình thế nào?

Phe quân nhân nắm quyền đã tuyên bố thiết quân luật ở khu vực sau khi các cơ sở kinh doanh của người Trung Quốc bị tấn công. Những người biểu tình tin rằng Trung Quốc đang hỗ trợ giới quân nhân Miến Điện.

Myanmar đã rơi vào tình trạng có biểu tình liên tục kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự, hôm 1/2.

Giới quân sự cầm quyền đã bắt giữ bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo dân sự của nước này và là người đứng đầu đảng Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD).

NLD giành chiến thắng vang dội trong kỳ bầu cử năm ngoái, nhưng phe quân sự cáo buộc đã có tình trạng gian lận rộng khắp trong kỳ bầu cử đó.

Một số người trong các dân biểu bị lật đổ đã không chấp nhận cuộc đảo chính hồi tháng trước và đã ẩn náu.

Trong lần phát biểu công khai đầu tiên, lãnh đạo của những người này, Mahn Win Khaing Than đã thúc giục người biểu tình hãy tự vệ trước cuộc trấn áp của phe quân đội trong cái mà ông gọi là "cuộc cách mạng".

Ngoài những người bị giết chết tại Yangon hôm Chủ Nhật, đã có thêm các trường hợp tử vong và bị thương ở những nơi khác trên toàn quốc.

Hiệp hội Hỗ trợ Các Tù nhân Chính trị (AAPP) nói số người tử vong trong ngày là 38.

Điều gì đã xảy ra tại Hlaing Tharyar?

Giới quân nhân nắm quyền đã tuyên bố thiết quân luật tại Hlaing Tharyar và quận Shwepyitha láng giềng sau khi Trung Quốc nói các nhà máy của Trung Quốc tại khu vực đã bị tấn công, và đòi phải được bảo vệ.

Bắc Kinh nói những người mang gậy sắt, rìu và xăng đã phóng hỏa làm hư hại 10 cơ sở kinh doanh của người Trung Quốc, hầu hết là các cơ sở sản xuất đồ may mặc hoặc nhà kho tại Yangon. Một khách sạn của người Trung Quốc cũng bị tấn công.

Burning Chinese-owned factories light up the industrial neighbourhood in Hlaing Tharyar, on the outskirts of Yangon, Myanmar, 15 March 2021
Chụp lại hình ảnh,

Một cơ sở kinh doanh ở khu Hlaing Tharyar bị phóng hỏa trong đêm

Trên trang Facebook của mình, Đại Sứ quán Trung Quốc nói rằng một số nhà máy đã bị cướp phá, phá hoại, nhiều nhân viên Trung Quốc đã bị thương và mắc kẹt bên trong.

Đại Sứ quán thúc giục Myanmar "hãy có các biện pháp hiệu quả hơn nữa nhằm chấm dứt toàn bộ những hành động bạo lực, trừng trị thủ phạm phù hợp với luật pháp, và đảm bảo sự an toàn về tính mạng, tài sản của các các công ty và nhân sự Trung Quốc tại Myanmar".

Hãng truyền thông do quân đội sở hữu, Myawaddy Media, đưa tin rằng lính cứu hỏa đã bị trở ngại trong việc dập tắt các đám cháy, do bị người dân chặn đường.

protesters face security forces in Hlaing Tharyar, 14 March
Chụp lại hình ảnh,

Các lực lượng an ninh nã đạn thật vào người biểu tình ở Hlaing Tharyar

Tiếng súng nổ đã vang lên trong suốt cả ngày, và người ta nhìn thấy các xe tải quân sự chạy trên đường phố.

Một nhân viên cảnh sát đăng tải trên mạng xã hội rằng cảnh sát đang có kế hoạch sử dụng vũ khí hạng nặng.

"Ba người chết ngay trước mắt tôi trong lúc tôi đang cố gắng chữa trị cho họ. Tôi gửi hai người khác tới bệnh viện. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói vào lúc này," một nhân viên y tế nói với hãng tin AFP.

night time protest in Hledan junction Yangon 14 March

Tin tức nói một số người khác chết trong tay quân đội ở các vùng khác, trong đó một phụ nữ trẻ bị các lực lượng an ninh bắn vào đầu ở thành phố phố Hpakant chuyên sản xuất ngọc bích ở miền bắc, và một người đàn ông cùng một phụ nữ bị giết chết tại Bago nằm về phía bắc của Yangon.

Trong lúc đó, truyền hình nhà nước nói rằng một nhân viên cảnh sát đã bị giết chết, ba người khác bị thương do người biểu tình ném đá và dùng súng cao su tại vùng Bago.

 

Powered by Blogger.