Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

COI CHỪNG LẠI HỐ HÀNG ?

Friday, October 2, 2020 // ,

 

Tác giả Andrew An NguyễnNgày đăng: 2020-10-02


Thường trực ban bí thư đảng CSVN Ðinh Thế Huynh và Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry phát biểu trước báo chí tại Bộ Ngoại Giao ngày 25 tháng 10, 2016. (Hình: Bộ Ngoại Giao Mỹ)
Nhớ lại khoảng thời gian này 4 năm trước, báo chí Việt Nam hòa nhịp rất tốt với báo chí dòng chính Mỹ lăng xê hết mình cho ứng cử viên Hillary Clinton bằng những lời có cánh, xem như bà Hillary cầm chắc chiến thắng.
Và cũng trong tháng cuối cùng trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 4 năm trước, thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh bất ngờ công du Washington dài ngày, trong chương trình nghị sự có gặp ngoại trưởng John Kerry của chính quyền Obama.
Nhiều người cho rằng Việt Nam đoán trước chiến thắng của bà Hillary, khôn ngoan đi đầu, đón trước... Bởi theo tâm lý thường tình, ngoại giao trước giờ bầu cử với một ứng cử viên mà mình tin chắc đắc cử sẽ ý nghĩa và hiệu quả hơn nhiều so với việc ngoại giao sau khi ứng cử viên đó đắc cử tổng thống.
Chỉ tiếc là mọi chuyện không như mong muốn. Kết quả kiểm phiếu khiến ngôi sao Hillary tắt ngủm, phải ấm ức từ bỏ giấc mơ nữ hoàng, trở về cái máng xưa, xả tiếc nuối vào người chiến thắng.
Ông Đinh Thế Huynh cũng rút khỏi chính trường ít lâu sau đó vì bệnh tật, hiện không rõ ông đang ở đâu?
Có lẽ báo chí Việt Nam rút kinh nghiệm hố hàng lần trước nên lần này dè dặt và kín tiếng hơn. Tuy nhiên sức nóng trong tháng cuối cùng của kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm nay đã được hai phe đốt lên dữ dội và khốc liệt chẳng khác một trận đại chiến. Vì 4 năm trước, báo chí dòng chính của Mỹ chủ quan, cho rằng Ông Trump là "ngôi sao cô đơn" non nớt không đáng ngại, tập trung nâng bướm bà Hillary, không ngờ...
Năm nay Ông Trump đã trở thành đá tảng không dễ xô ngã, nên phe dân chủ không dám lơ là, tập trung hơn 100% công suất đánh phá, đánh phá toàn diện, đánh phá ồ ạt, đánh phá không biết mệt mỏi, tạo ra cảm giác Trump mà giữ được ghế mới lạ. 4 năm trước phe dân chủ tạo được cảm giác ghế tổng thống chạy đường nào khỏi đít Hillary, thì năm nay cũng tạo được cảm giác Trump chạy đường nào mà không bị tống ra khỏi tòa Bạch Ốc.
Chính vì đó mà báo chí Việt Nam bắt đầu đánh tiếng... Tờ tuổi trẻ mở hàng bằng tin Bộ Công thương hi vọng sẽ ký được FTA với Mỹ khi ông Joe Biden đắc cử; đưa tin ông Trump không chịu chuyển giao quyền lực khi thất cử nên thượng viện phải thông qua luật buộc... Tờ VNExpress đưa tin dưới thời tổng thống Donald Trump, hình tượng Mỹ sụp đổ trong lòng người dân thế giới.
Điều này chứng tỏ chính giới Việt Nam luôn thầm mong tổng thống Donald Trump phơi áo, nhưng lâu nay kín tiếng vì e ngại... Nay thấy kết quả thăm dò của báo chí dòng chính danh giá Mỹ luôn cho kết quả thắng lợi áp đảo nghiêng về Joe Biden, tin chắc Trump sắp rớt đài nên báo chí Việt Nam không thể không vui mừng góp tiếng ?
Nhưng coi chừng lại đón lỏng hố hàng như bốn năm trước. Bởi nhân dân trong các nước dân chủ không phải lúc nào cũng bị truyền thông phe phái dắt mũi. Điều họ quan tâm trước nhất là tổng thống đương nhiệm có giữ lời hứa với cử tri, trước khi soi đến những chuyện khác ? Ông Trump là một trong rất ít tổng thống Mỹ thực hiện lời hứa với cử tri tốt nhất, thì việc gì họ không tín nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa để ông có đủ thời gian thực hiện hết những lời hứa và những kế sách dang dở, tỉ như đánh sụp sự trỗi dậy đầy cơ bắp và ngạo mạn của Trung Cộng? Bắt hình chứ chẳng ai dại bắt bóng ?
Nói cách khác, vì Ông Trump thực hiện tương đối gần hết lời hứa với cử tri nên số người từng bầu cho ông 4 năm trước không có lý do gì để không tiếp tục ủng hộ... Đó là chưa kể những cử tri 4 năm trước không bỏ phiếu cho Trump vì nghi ngờ ông hứa lèo, thì nay có thể họ sẽ tín nhiệm ông vì nhận ra ông không hứa suông ?
Cho nên... Coi Chừng Lại Hố Hàng !!
© AndrewAn Nguyen
(theo Nguyen Khan)

Đọc báo Pháp – 02/10/2020

 Đọc báo Pháp – 02/10/2020

Thượng Karabakh: Nga là mục tiêu chính của Erdogan -  Tú Anh

Kế hoạch của tổng thống Pháp bài trừ các nhóm « Hồi giáo ly khai » coi chừng là con dao hai lưỡi.  Paris-Matxcơva lo ngại tham vọng của Ankara, nhưng mục tiêu thật sự của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là gì tại Thượng Karabak ? Đây là những chủ đề được bình luận nhiều nhất trên báo Pháp hôm nay.

Y tế, sức khỏe vẫn ngự trị trên trang nhất báo chí Pháp cho dù thời sự quốc tế có nóng bỏng tới đâu. Vào thời điểm đại dịch Covid bùng lại, tăng tốc lây lan, các biện pháp phòng chống lây lan từ mùa hè đến nay theo mô hình  « truy nguồn và theo dõi » không đạt hiệu năng như mong muốn. Le Figaro đặt câu hỏi « phải chăng số phận của Paris và một số thành phố lớn đã được định đoạt ? ». Thứ Hai tuần sau, chính phủ sẽ thông báo một loạt biện pháp phong tỏa. Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, 5 triệu dân ở thủ đô Madrid bắt đầu bị cách ly trở lại cùng với hàng chục thành phố có dân số hơn 100.000, và có tỉ lệ ca lây nhiễm cao.

La Croix hôm nay lo ngại : phong trào thể thao tại Pháp suy yếu, vì các phòng tập đóng cửa. Không phải chỉ có những vùng « đỏ » bị tác hại, mà trên toàn quốc nhiều liên đoàn thể thao thể dục mất hàng loạt hội viên.

Thượng Karabakh : bàn đạp của tổng thống Erdogan

Chiến sự ở vùng Thượng Karabakh ngày càng sôi động và đẫm máu. Lò lửa oán thù giữa hai nước Armenia và Azerbaijan tại Kavkaz cũng là nơi mà Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, kẻ muốn duy trì nguyên trạng, người muốn phát huy ảnh hưởng. Theo Le Monde, Paris và Matxcơva « quan ngại » hành động quân sự của Ankara.

Sau Syria, Lybia, vấn đề di dân và thăm dò dầu khí ở Địa Trung Hải, vùng Thượng Karabakh trở thành vấn đề mới gây căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Với trợ giúp của các cơ quan tình báo, tổng thống Pháp biết rõ Ankara huy động hàng ngàn chiến binh từ Syria qua Libya hỗ trợ cho chính quyền Tripoli. Ông còn thận trọng chưa bình luận về hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng Thượng Karabakh, nhưng trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Nga Putin tối thứ Tư, hai bên « đồng ý hợp tác gây áp lực để đi đến ngưng bắn » và cũng theo Putin, Matxcơva sẵn sàng làm trung gian hòa giải.

Tuy nhiên, thái độ của Nga làm cho Le Monde phải đặt nghi vấn : Matxcơva có thực tâm hay không ? Tại sao tình báo Nga không nắm được tình hình ở khu vực then chốt chiến lược này ? Hay là Nga « dung thứ » cho Azerbaijan khai chiến ? Về phần Thổ Nhĩ Kỳ, phải chăng tổng thống Erdogan vì lòng tự cao tự đại mà có hành động xem thường quyền lợi của Nga ?

Đồng minh của Ankara, chế độ Azerbaijan, với tài nguyên dầu khí dồi dào, trong vòng 10 năm từ 2009-2018 đã chi ra 20 tỷ đô la tăng cường quân bị, so với 4 tỷ của Armenia. Trong tham vọng phục hận, tái chiếm những vùng đất bị mất từ sau Thế chiến thứ nhất, tổng thống Aliev đặt điều kiện hòa bình : « Armenia phải triệt thoái quân đội khỏi vùng tranh chấp, trao trả lãnh thổ của Azerbaijan cho Azerbaijan ». Ngược lại, đối với Armenia, Thượng Karabakh là lãnh thổ « thiêng liêng ».

Tranh giành thế lực : Nơi nào có Nga, nơi đó có Thổ

Tuy nhiên, mục tiêu chiến lược thật sự của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là gì ? Theo phân tích của Le Figaro, Ankara dùng quân sự để « đẩy Nga » ra khỏi khu vực.

Nhật báo thiên hữu tìm cách trả lời câu hỏi này. Trong sơ đồ củng cố một chế độ dân tộc chủ nghĩa, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ xem Azerbaijan, nơi cư dân nói một thứ tiếng bà con với tiếng Thổ là quốc gia bạn hữu. Bên kia biên giới là « kẻ thù chung ». Sự can thiệp của Ankara vào cuộc chiến, ngoài lý do chính trị, chinh phục cử tri đang mất dần tin tưởng vào đảng cầm quyền AKP, còn nhằm mục tiêu kinh tế. Khi tuyên bố sẵn sàng giúp Baku tái chiếm lãnh thổ, Thổ Nhĩ Kỳ nhìn vào ống dẫn dầu nối liền Azerbaijan, Gruzia đến thành phố Ceyhan của Thổ. Đây là « vấn đề sinh tử », theo tuyên bố của một quan chức cao cấp trong bộ Năng Lượng với phóng viên.

Mục tiêu sâu xa hơn nữa, theo chuyên gia Richard Giragosian, thuộc Viện nghiên cứu Khu vực RSC, ở thủ đô Erevan, đó là sau Syria, Libya và gần đây nhất là Địa Trung Hải, tổng thống Erdogan xem vùng Kavkaz là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nới rộng ảnh hưởng. Quyết tâm của Thổ còn cho thấy cuộc đọ sức giữa Ankara và Matxcơva trên các chiến trường khác, từ Syria cho đến Libya, nơi nào có Nga, nơi đó có Thổ. Cũng theo chuyên gia Richard Giragosian, đối tượng của Ankara không phải là Armenia. Erdogan muốn lợi dụng chiến tranh ở Thượng Karabakh để giành lại vai trò « cố vấn quân sự và nguồn cung cấp vũ khí » số một cho Baku. Nói cách khác, đây là cuộc tranh giành thế lực giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria OSDH xác nhận Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển « 300 chiến binh Syria đánh thuê » từ Libya sang tăng cường cho Azerbaijan trong vùng chiến sự.

Vô hình chung, trang tranh luận của  Le Figaro dành hai bài, hai tác giả khác nhau, một nhà báo và một chuyên gia, đồng cảnh báo : không thể đối thoại với Putin. Tổng thống Pháp là nhà lãnh đạo châu Âu cuối cùng trong số những người ước mơ hòa hợp với nước Nga của Putin trước khi bỏ cuộc, nhận định của nhà báo nữ Laure Mandeville. Vì sao ? Chuyên gia chính trị quốc tế Latvia Andris Spruds giải thích: châu Âu đừng ngây thơ nữa, bởi vì  Nga là một « mãnh thú xã hội » khác biệt. Trên mọi hồ sơ, phải mạnh mới đối thoại với Putin được.

Tổng thống Pháp công bố chiến lược chống Hồi giáo chính trị

Nước Pháp cũng đang đối đầu với xu hướng Hồi giáo cực đoan lũng đoạn xã hội như những « tế bào ung thư », lời của Le Figaro. Trong bối cảnh này, sau nhiều lần lưỡng lự, hôm nay, tổng thống Emmanuel Macron thông báo kế hoạch đối phó gọi là « Cộng hoà hành động » . Phản ứng của báo chí ra sao ?

Hồ sơ này được xem là rất tế nhị cho xã hội Pháp. « Chủ thuyết ly khai » người ta nói gì thế ? tựa của La Croix. Nhật báo Công giáo cảnh báo coi chừng gây bất bình cho các cộng đồng tôn giáo, kể cả Hồi giáo, chỉ muốn gìn giữ bản sắc mà không hề có ý « ly khai » chế độ Cộng hòa.

Cùng chiều hướng, Libération thiên tả cảnh báo : Macron trong chiếc bẫy « chủ thuyết ly khai ». Vừa chống Hồi giáo cực đoan, vừa không công kích cộng đồng tín đồ đạo Hồi, tổng thống đi trên một sợi dây mong manh.

Trái lại, Le Figaro dường như đại diện cho tiếng nói từ lâu mong chờ Nhà nước có biện pháp « cắt khối u ung thư » đe dọa xã hội Pháp. Theo nhật báo thiên hữu,  thứ Sáu (hôm nay) sau 7 tháng cam kết, tổng thống Macron trình bày chi tiết chiến lược và phương châm « Chế độ Cộng hoà hành động » để chống Hồi giáo chính trị và Hồi giáo cực đoan. Nhưng muốn hiệu quả thì phải « nói mạnh, đánh đúng ». Nhưng thế nào là mạnh và đúng ? Ở điểm này, báo thiên hữu đồng thuận với hai đồng nghiệp  thiên tả và Công giáo : tổng thống làm người đi dây.

Nói mạnh, tức là phải tố cáo không khoan nhượng nguy cơ đe dọa của Hồi giáo chính trị. Tổng thống đã tham khảo ý kiến của các cộng đồng tôn giáo khác để tránh cho họ bị thiệt hại dây chuyền. Phải quân bình : sau diễn văn phải có hành động và kết quả. Đừng để dân chúng có cảm nghĩ chính phủ nói nhiều làm ít. Nhưng cũng theo Le Figaro, nhiệm vụ khó khăn nhất là làm sao đánh đúng mục tiêu : đóng cửa cơ sở giảng đạo, trường giáo lý, cơ sở thương mại, kiểm soát nguồn tài chính từ bên ngoài của Hồi giáo cực đoan.

Ai bảo Ấn Độ là một nước dân chủ ?

Ấn Độ của thủ tướng Modi và nước Mỹ của tổng thống Donald Trump đang đi vào một vòng xoáy nguy hiểm, tuy với những mức độ khác nhau. Le Monde chia sẻ với độc giả mối lo âu này.

Phải nói là Le Monde không nhẹ tay chút nào với các nhà độc tài hoặc các thế lực muốn đánh phá nền dân chủ.

Nền Dân Chủ Ấn bị trôi dạt. Từ New Delhi, thông tín viên Sophie Landrin nhập đề bằng câu chế giễu bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp : Đến thủ đô Ấn Độ ngày 10/09/2020 để dự lễ chuyển giao các chiến đấu cơ Rafale đầu tiên cho Ấn Độ, Florence Marly, trong diễn văn khen ngợi Ấn Độ là « nền dân chủ lớn nhất thế giới ». Lời khen quá đáng và chối bỏ sự thật : Ấn Độ tuy đông dân hạng nhì thế giới, tuy bầu cử tự do, nhưng không phải là một nền dân chủ.  Theo nhà báo Pháp, dân chủ gì mà  chính phủ thủ tướng Modi « hình sự hóa » các tiếng nói đối lập, các cuộc biểu tình phản kháng ?

Ngay một nữ diễn viên điện ảnh có tên tuổi cũng bị cảnh sát sách nhiễu suốt 5 tiếng đồng hồ, vì đứng chung với một nhóm sinh viên biểu tình và không tuyên bố gì. Một số đoạn nói chuyện riêng tư cũng bị cảnh sát công bố lên mạng cho báo chí thân chính phủ tham gia đánh hội đồng.

Danh sách đàn áp rất dài, nhiều máu đổ, nhiều người đi tù và nhiều người chết, xin để cho độc giả tìm đọc thêm trên báo chí.

Tổng thống siêu cường Hoa kỳ, sau cuộc tranh luận thô bạo với đối thủ Joe Biden được bình luận như thế nào ? Alain Frachon tóm lược trong năm chữ : « Donald Trump chống dân chủ ». Nhà phân tích Pháp chia sẻ mối âu lo của một nữ đồng nghiệp và bạn Mỹ : Tôi lo lắm, không biết các định chế chính trị có cầm cự được hay không ? Không một ngày nào mà tổng thống lại không có một hành động gây lo ngại.

Liệu Donald Trump sẽ tiếp tục thêm bốn năm ? Theo Le Monde, chủ nhân Nhà Trắng  không tìm cách chinh phục cử tri ngoài thành phần ủng hộ vô điều kiện. Ông không cần được đa số phiếu mà chỉ cố làm sao để thắng ở một vài bang lưỡng lự, nếu nghiêng một chút về đảng Cộng Hòa, sẽ cho ông đa số đại cử tri.

Hàng không dân dụng quốc tế có tương lai rực rỡ ?

Covid thì Covid, kinh tế vẫn phải tiếp tục sinh hoạt. Les Echos thông báo một số tin khích lệ.

Đó là hệ thống viễn thông thế hệ 5 hay 5G trở thành sự thật. Chiến dịch đấu giá sẽ đem lại cho ngân sách Nhà nước 2,8 tỷ euro. Kể từ cuối năm nay, các công ty trúng thầu có thể làm quảng cáo tìm khách hàng.

Trang ý kiến, nhà báo Bruno Trévidic, chuyên gia về giao thông hàng không của nhật báo kinh tế dự báo :  Cho dù đại dịch làm khốn đốn, một tương lai tươi sáng đang chờ hàng không dân dụng. Trước hết là kinh nghiệm trong quá khứ, trải qua bao nhiêu khủng hoảng từ « sốc » dầu hỏa, chiến tranh vùng Vịnh, khủng bố tòa tháp đôi… đến đại dịch SARS, hành khách sử dụng máy bay vẫn tăng : từ một tỷ người đầu thập niên 2000 lên 4,5 tỷ trong năm 2019 và dự trù lên đến 8,2 tỷ, vào năm 2037.

Thêm vào đó, mọi thông số đều thuận lợi : dân số thành thị, dân số địa cầu ngày càng đông. Thứ hai là dân trung lưu ngày càng nhiều và hàng không là phương tiện để thăm viếng gia đình.

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20201002-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh-nga-l%C3%A0-m%E1%BB%A5c-ti%C3%AAu-ch%C3%ADnh-c%E1%BB%A7a-erdogan

 

Tin tổng hợp

(AsiaTimes/Bloomberg) – Mỹ dự kiến điều tra Việt Nam thao túng tiền tệ. 

Trang Bloomberg ngày 30/09, trích ba nguồn tin nắm rõ hồ sơ, cho biết kế hoạch này được đưa ra sau khi bộ Tài Chính Mỹ xếp Việt Nam vào danh sách theo dõi 10 nước (trong đó có Malaysia và Singapore) có khả năng thao túng nội tệ, hồi tháng 01/2020. Tháng 08, các bộ Thương Mại và Tài Chính Mỹ đã kết luận Việt Nam đã thao túng tiền “đồng”, ít nhất trong một vụ xuất khẩu lốp xe. Có thể tuần tới, Washington sẽ ra quyết định trừng phạt nhắm vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Hiện chưa rõ quyết định sẽ có hiệu lực trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ hay không.

(AFP) – Brexit : Châu Âu thông báo chuẩn bị khởi động thủ tục vi phạm nhắm vào Anh Quốc. 

Vì Hạ Viện Anh đã thông qua một dự luật về thị trường nội địa, vi phạm một số điều khoản trong thỏa thuận Brexit ký với Bruxelles nhằm tránh tái lập đường biên giới giữa vùng Bắc Ailen (thuộc Anh) và Cộng Hòa Ailen. Bruxelles từng gia hạn cho Luân Đôn đến cuối tháng 09/2020 để rút lại dự luật trên. Ngày 01/10, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết đã “gửi thư thông báo đến chính phủ Anh. Đây là bước đầu tiên liên quan đến thủ tục vi phạm”. Luân Đôn có một tháng để trả lời. Từ ngày 29/09 đến 02/10, Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc tiếp tục vòng đàm phán liên quan đến tương lai quan hệ tương mại song phương.

(TTX Anadolu) - Washington thúc giục Bắc Kinh tham gia đàm phán vũ khí hạt nhân cùng với Nga và Mỹ. 

Trong một cuộc họp báo trực tuyến tại Genève (Thụy Sĩ), đại sứ Mỹ ở Hội nghị Liên Hiệp Quốc về giải trừ vũ khí Robert Wood, vào hôm qua, 01/10/2020, cho rằng Nga và Trung Quốc đang tăng cường năng lực hạt nhân. Hoa Kỳ chia sẻ mối quan ngại của quốc tế về cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân và muốn Trung Quốc cùng đàm phán với Mỹ và Nga.

(Reuters) – Google sẽ trả 1 tỷ đô la để được quyền sử dụng nội dung các bài báo. 

Việc thanh toán khoản tiền này sẽ trải trên 3 năm, theo thông báo của tổng giám đốc tập đoàn, Sundar Pichai, vào hôm qua, 01/10/2020. Các báo, nhất là báo chí châu Âu, đã đọ sức với Google trong nhiều năm qua, để đòi tập đoàn Mỹ phải trả tiền sử dụng các bài báo của họ.

(Reuters) - Tổng thống Mỹ “lên án” tất cả các nhóm Thượng Đẳng Da Trắng. 

Ông Donald Trump đã thông báo việc này vào hôm qua, 1/10/2020 khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Mỹ Fox News. Trong số bị lên án có nhóm “Proud Boys”, một nhóm cực hữu mà tổng thống Mỹ đã tránh bày tỏ thái độ trong cuộc tranh luận với ông Biden. Lần này, ông Trump cho biết: « Tôi lên án nhóm “Proud Boys”. Tôi không biết nhiều về họ, nhưng tôi lên án họ ».

(AP) - Cảnh sát Hồng Kông câu lưu 86 người vì tội “tụ tập bất hợp pháp” nhân ngày Quốc Khánh Trung Quốc.

Theo mạng xã hội Facebook của cảnh sát Hồng Kông ngày 01/10/2020 trong số những người bị câu lưu có bốn dân biểu. Các cuộc tập hợp trái phép, theo chính quyền Hồng Kông, đã diễn ra tại các khu thương mại sầm uất, đặc biệt là ở Causeway Bay. Một số người biểu tình mang biểu ngữ đòi « Giải tán lực lượng cảnh sát » và « Trả lại tự do cho Hồng Kông ».

(Reuters) - Thủ tướng Đức tiếp thủ lĩnh đối lập Belarus vào tuần tới. 

Phủ thủ tướng Đức ngày 02/10/2020 thông báo bà Angela Merkel sẽ tiếp bà Svetlana Tsikhanouskaia tại Berlin vào ngày Thứ Ba, 05/10/2020. Đôi bên sẽ « thảo luận về bước kế tiếp sau bầu cử tổng thống Belarus ». Sau tổng thống Pháp, thủ tướng Merkel là lãnh đạo thứ nhì của Liên Hiệp Châu Âu tiếp gương mặt đấu tranh hàng đầu Belarus.

(Reuters) - Lãnh tụ Bắc Triều Tiên và em gái thị sát phòng chống lũ. 

Hãng thông tấn KCNA ngày 02/10/2020 đưa tin ông Kim Jong Un và em gái là bà Kim Yo Jong đến thăm một ngôi làng bị lũ lụt. Đây là lần đầu tiên từ hai tháng qua em gái của lãnh đạo Bắc Triều Tiên mới xuất hiện trở lại trước công chúng.

(AFP) - Viện bào chế AstraZeneca khởi động lại các thử nghiệm vac-xin chống Covid-19 tại Nhật Bản. 

Trong thông cáo ngày 02/10/2020 tập đoàn này cho biết các giới chức y tế Nhật đồng ý khởi động lại các cuộc thử nghiệm trên người ở giai đoạn 1 và 2. Hiện việc thử nghiệm vẫn bị đóng băng tại Mỹ. Lãnh đạo tập đoàn này vẫn tin rằng sẽ có thuốc tiêm chủng chống virus corona từ nay tới cuối năm 2020.

(AFP) – Bán đấu giá giấy phép khai thác mạng 5G : chính phủ Pháp thu gần 2,8 tỷ euro.

Sau phiên « bán đấu giá » trong ngày 01/10/2020, tập đoàn Orange đã áp đảo các đối thủ, để được quyền làm chủ 11 « khối» băng tần  phủ sóng cho mạng 5G. Tập đoàn này như vậy át hẳn các đối thủ như Free hay SFR.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201002-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

 

Điểm tin thế giới sáng 2/10:

Bắc Kinh lại cho máy bay xâm phạm Đài Loan;

Sau vụ đầu độc, ông Navalny tuyên bố sẽ trở lại Nga

Lục Du

Sáng nay, thứ Sáu (2/10), mục Điểm tin thế giới của DKN xin gửi tới quý độc giả nội dung tóm lược của những tin sau:

Bắc Kinh lại cho máy bay xâm phạm Đài Loan

Một máy bay chống tàu ngầm Y-8 của Trung Quốc đã tiến vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan hôm thứ Năm (1/10), trùng ngày Tết Trung thu và ngày Quốc khánh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo Taiwan News.

Không quân Đài Loan cho hay, cuộc xâm nhập mới nhất của không quân Trung Quốc diễn ra ở khu vực phía tây nam của ADIZ. Như những lần trước, quân đội Đài Loan đã gây sức ép với máy bay phản lực Trung Quốc và phát đi cảnh báo yêu cầu máy bay này phải rời khỏi ADIZ của quốc đảo, CNA đưa tin.

Tổng cộng đã có 9 vụ việc tương tự diễn ra trong vòng hai tuần qua, trong đó máy bay chống ngầm và máy bay chiến đấu của Trung Quốc vi phạm ADIZ của Đài Loan thường xuyên nhất. Trong khi đó, Bắc Kinh cũng khiến Đài Loan phẫn nộ khi tuyên bố đường trung tuyến tại eo biển Đài Loan (đường ranh giới ngầm định) là không tồn tại.

Tần suất xâm nhập lên đến đỉnh điểm vào tháng 9 khi có tới 37 lần máy bay Trung Quốc vi phạm ADIZ của Đài Loan trong vòng 48 giờ, trong khoảng thời gian Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach đang có chuyến thăm hòn đảo.

Sau vụ đầu độc, ông Navalny tuyên bố sẽ trở lại Nga

Hôm thứ Năm (1/10), nhà phê bình Điện Kremlin Alexei Navalny đã cáo buộc Tổng thống Vladimir Putin đứng sau vụ đầu độc ông, và thề sẽ trở lại Nga để tiếp tục các chiến dịch gây sức ép lên chính phủ Putin, theo AFP.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông đầu tiên kể từ khi bị đầu độc, ông Navalny đã thuật lại những chi tiết đáng kinh ngạc về sự suy sụp của ông trên chuyến bay từ Tomsk đến Moscow sau khi ông bị đầu độc bởi Novichok, một chất độc thần kinh thường được các chính quyền từ thời Liên Xô sử dụng để thủ tiêu các nhân vật chính trị bất đồng chính kiến.

“Tôi sẽ không tặng cho Putin món quà là không trở lại Nga”, ông Navalny nói và cho biết thêm rằng “Putin đứng sau hành động này, tôi không thấy lời giải thích nào khác”.

Điện Kremlin ngay lập tức phản ứng lại các tuyên bố của Navalny, gọi chúng là “vô căn cứ và không thể chấp nhận được”, trong khi người đứng đầu Hạ viện Nga, Vyacheslav Volodin, nói rằng Putin đã giúp cứu sống nhà bất đồng chính kiến.

Seoul nhờ Đức giúp người Hàn Quốc làm chủ tịch WTO

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm thứ Năm (1/10) đã đề nghị Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee trở thành lãnh đạo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Yonhap đưa tin.

Ông Moon nói trong cuộc trò chuyện điện thoại khoảng 20 phút với Thủ tướng Đức rằng Yoo là người tốt nhất có thể giúp phát triển và mang lại niềm tin cho cơ quan thương mại thế giới.

Ông Yoo đang cạnh tranh với các ứng cử viên từ Nigeria, Kenya, Ả Rập Saudi và Anh trong vòng thứ hai sẽ diễn ra vào thứ Ba tuần tới. Ở vòng thứ hai, ba trong số năm ứng cử viên sẽ bị loại, chỉ còn lại hai người chạy đua ở giai đoạn thứ ba tới vị trí người đứng đầu cơ quan thương mại toàn cầu.

Người Hàn Quốc từng nắm giữ những vị trí quan trong bậc nhất trong các tổ chức thế giới. Ví dụ như ông Ban Ki-moon, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, từng giữ vị trí Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, hay ông Jim Yong Kim, một người Mỹ gốc Hàn, từng đảm nhận vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng thế giới.

Người biểu tình Hồng Kông bị bắt trong ngày trung thu

Hơn 60 người đã bị bắt ở Hồng Kông sau khi một đám đông nhỏ tham gia các cuộc biểu tình yêu cầu dân chủ phải đối mặt với hàng ngàn cảnh sát trong ngày trung thu, năm nay ngẫu nhiên trùng với ngày quốc khánh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo The Guardian.

Trên khắp các khu trung tâm thương mại và mua sắm trong ngày thứ Năm (1/10), cảnh sát Hồng Kông đã cô lập và khám xét thành viên các tổ chức dân sự và truyền thông.

Vào sáng thứ Năm, trưởng đặc khu Hồng Kông, Carrie Lam, tuyên bố rằng chính quyền của bà sẽ không chịu ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với luật an ninh quốc gia Trung Quốc và các hành vi đàn áp người bất đồng chính kiến ở hòn đảo.

“Trong ba tháng qua, sự thật rõ ràng là – và điều hiển nhiên là – xã hội đã ổn định trở lại trong khi an ninh quốc gia được bảo vệ và người dân của chúng tôi có thể tiếp tục được hưởng các quyền cơ bản và tự do của họ theo quy định của pháp luật”, bà Lam nói.

Ông Trump từ chối kế hoạch thay đổi luật tranh luận

Ông Trump hôm thứ Năm (1/10) đã từ chối lời kêu gọi điều chỉnh các quy tắc trong hai cuộc tranh luận tiếp theo giữa ông và ứng viên tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ, Reuters đưa tin.

Ủy ban tranh luận tổng thống Mỹ (APDC) cho biết họ muốn áp dụng các thay đổi để có các “cuộc thảo luận có trật tự hơn” trong cuộc tranh luận tiếp theo giữa hai ứng viên tổng thống được lên lịch vào ngày 15/10 tại Miami.

Ngay sau khi APDC đưa ra đề xuất, lập tức có suy đoán rằng ban tổ chức cuộc tranh luận tổng thống sẽ thiết lập một nút tắt tiếng để hạn chế các đối thủ vi phạm những quy tắc đặt ra trong các cuộc tranh luận tới đây.

“Tại sao tôi lại cho phép Ủy ban Tranh luận thay đổi các quy tắc cho các Cuộc tranh luận thứ hai và thứ ba khi lần trước tôi đã thắng dễ dàng?”, ông Trump đặt câu hỏi trên Twitter hôm thứ Năm.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-2-10-bac-kinh-lai-cho-may-bay-xam-pham-dai-loan-sau-vu-dau-doc-ong-navalny-tuyen-bo-se-tro-lai-nga.html

 

Điểm tin thế giới tối 2/10:

Ông Trump nhiễm nCov, chuyện gì sẽ xảy ra với nước Mỹ?

Triệu Hằng

Mục Điểm tin thế giới tối thứ Sáu (2/10) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Tổng thống Trump xác nhận ông và vợ dương tính với virus Vũ Hán

Cả Tổng thống Trump và đệ nhất Phu nhân Melania Trump đều có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Vũ Hán. Tổng thống Trump đã tự mình công bố tin tức này trong một dòng đăng trên Twitter hôm 2/10.

“Tối nay, @FLOTUS và tôi đã xét nghiệm dương tính với Covid-19”, Tổng thống viết. “Chúng tôi sẽ bắt đầu quá trình cách ly và sớm khỏe lại. Chúng tôi sẽ vượt qua điều này CÙNG NHAU!”.

Ông viết các chữ viết hoa “FLOTUS” trong dòng tweet của mình, viết tắt của First Lady of the United States, có nghĩa là “Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ”.

Tin ông Trump nhiễm virus Vũ Hán đưa ra sau một ngày diễn ra phiên tranh luận tổng thống Mỹ 2020 vòng đầu tiên. (Chi tiết).

Ông Trump nhiễm nCov, chuyện gì sẽ xảy ra với nước Mỹ?

Ngoài việc thị trường tài chính chứng khoán chao đảo, một số nhà quan sát bình luận rằng chiến dịch tranh cử của Trump sẽ chịu tổn thất, và việc ông có điều hành đất nước như bình thường hay không phụ thuộc vào triệu chứng nặng hay nhẹ.

Reuters dẫn lời Chris Weston, đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại nhà môi giới ngoại hối Pepperstone ở Melbourne cho biết: “Tổng thống Mỹ đã nhiễm một căn bệnh gây chết người. Mọi người đang “chạy ra khỏi rủi ro” (de-risking). Điểm kế tiếp là điều này sẽ đi xa mức nào đối với chính quyền vì nó tác động lớn tới bầu cử. Kịch bản tệ nhất là chúng ta có thể thấy cuộc bầu cử bị lùi lại một chút”.

“Nếu ông ấy chỉ có triệu chứng nhẹ, mọi chuyện sẽ xong trong vài ngày. Nhưng nếu ông ấy ốm nặng và phải nhập viện, thị trường sẽ sốt sắng hơn rất nhiều”, theo Shane Oliver, trưởng bộ phận tại công ty quản lý đầu tư AMP Capital ở Úc.

Bloomberg đưa tin, trong trường hợp ông Trump sẽ không thể điều hành đất nước, Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ cho phép ông tạm thời bàn giao việc điều hành cho Phó tổng thống và sau đó lấy lại quyền lực khi sức khỏe cho phép. Trong kịch bản xấu là cả Tổng thống và Phó tổng thống đều không đủ sức khỏe đảm đương chức vụ, thì người tiếp quản sẽ là Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Ilya Somin, giáo sư luật tại Đại học George Mason, nói.

Naoya Oshikubo, chuyên gia kinh tế ở Tokyo, nói: “Tôi cho rằng thị trường nghiêng về quan điểm Biden có khả năng thắng cử”, và nói thêm: “Điều tôi quan ngại là ông ấy [Trump] sẽ chống Trung Quốc” mạnh hơn nữa sau khi nhiễm virus vì tôi có ấn tượng rằng Thủ tướng Anh Boris Johnson đã trở nên chống Trung Quốc sau khi ông ấy nhiễm Covid-19″.

Đô la Mỹ, yên Nhật tăng, giá dầu thô sụt giảm sau tin Trump nhiễm Covid-19

Reuters đưa tin, đồng đô la Mỹ và đồng yên trú ẩn an toàn đã đạt mức cao nhất trong tuần vào thứ Sáu sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng ông dương tính với virus nCov và đang phải cách ly.

Tin tức này có thể gây ra một làn sóng biến động thị trường mới khi các nhà đầu tư đang căng mình chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Đồng bạc xanh tăng khoảng nửa phần trăm so với đô la Úc và đô la New Zealand, trong khi đồng yên tăng khoảng 0.3%, mức cao nhất kể từ thứ Hai.

Trong khi đô la Mỹ và yên Nhật tăng giá, dầu thô lại tiếp tục chịu tổn thất 2% sau tin ông Trump nhiễm Covid-19. Theo Reuters, dầu thô Brent giảm theo tin tức mới và giảm 78 cent, tương đương 1,9%, xuống còn 40.53 USD / thùng barrel. Dầu thô Mỹ giảm 79 cent tương đương 2% ở mức 37.93 USD.

Em gái Kim Jong Un xuất hiện trở lại trên truyền thông nhà nước Triều Tiên

Kim Jo Yong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã xuất hiện trở lại trên truyền thông nhà nước kể từ tháng 7. Sự vắng mặt của cô làm dấy lên những đồn đoán rằng quyền lực của cô bị cắt giảm sau khi chỉ đạo một chiến dịch gây áp lực tranh cãi chống lại Hàn Quốc, Boomberg đưa tin.

Kim Jo Yong đã cùng anh trai và một nhóm nhỏ các cán bộ hàng đầu khác có chuyến thị sát việc đại tu lại các khu vực bị thiệt hại do lũ lụt lớn gây ra trong những tuần gần đây, thông tấn nhà nước KCNA đưa tin hôm thứ Sáu.

Bộ Quốc phòng Nagorno-Karabakh báo cáo có thêm 54 quân nhân thương vong

Reuters dẫn tin từ hãng thông tấn Nga Interfax cho biết, Bộ Quốc phòng khu vực ly khai Nagorno-Karabakh đã báo cáo thêm 54 quân nhân thương vong vào thứ Sáu, nâng tổng số người tử nạn lên 158 người. Giao tranh nổ ra hôm Chủ nhật giữa Azerbaijan và lực lượng người thiểu số Armenia ở khu vực ly khai Nagorno-Karabakm. Đây là cuộc giao tranh nghiêm trọng nhất kể từ một cuộc chiến trong những năm 1990.

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-toi-2-10-ong-trump-nhiem-ncov-chuyen-gi-se-xay-ra-voi-nuoc-my.html

Tin Việt Nam – 02/10/2020

 Tin Việt Nam – 02/10/2020

Vụ bắt Phạm Đình Quý: Dư luận lo ngại ‘sai luật’ còn công an nói ông Quý ‘đã khai nhận’ -  Bùi Thư

Một số luật sư, nhà báo đã bày tỏ quan ngại trước khả năng Công an Đắk Lắk đã hành xử ‘tùy tiện’ khi bắt giữ Tiến sĩ Phạm Đình Quý, giảng viên của trường Đại học Tôn Đức Thắng về tội vu khống.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Thế Giới Luật Pháp, Đoàn Luật sư TP HCM nói theo Điều 119 BLTTHS, việc tạm giam chỉ áp dụng đối với bị cáo về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

“Tội vu khống là tội ít nghiêm trọng, Tiến sĩ Quý có nơi cư trú làm việc rõ ràng, cơ quan điều tra cũng đã khám xét chỗ ở và thu giữ đồ vật, máy tính… thì không có lý do gì để tạm giam Tiến sĩ Quý nếu thực sự hành vi của Tiến sĩ Quý đủ căn cứ để khởi tố”, LS Sơn nhận định.

Còn luật sư Hoàng Cao Sang viện dẫn trên Facebook cá nhân một số quy định về việc bảo vệ người tố cáo và cho rằng “ông Quý cần được bảo vệ đúng theo quy định của pháp luật và Chỉ thị của Bộ Chính trị”.

Điều kiện cấu thành tội danh vu khống?

Xoay quanh việc ông Phạm Đình Quý bị ‘bắt khẩn cấp’ vì hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự, nhiều câu hỏi đặt ra về hành vi của ông Quý khi làm đơn tố cáo Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk có đủ để cấu thành tội danh hay không.

Giải đáp điều này, luật sư Phùng Thanh Sơn trích dẫn rằng điều kiện để cấu thành tội vu khống phải có yếu tố sau:

- Về mặt khách quan thì phải có sự bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền;

- Mục đích tội phạm: nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự.

Vì không có trong tay đơn tố cáo của Tiến sĩ Quý và cũng không có luận án tiến sĩ của ông Cường nên luật sư Sơn không thể đưa ra nhận định việc công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố vụ án này đúng hay sai.

Tuy nhiên, ông Sơn bình luận: “Trong sự vụ này, nếu có việc ông Cường làm luận án tiến sĩ và có vấn đề trong việc trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo thì không thể nói là bịa đặt. Có chăng thì đó là sự khác biệt về nhận thức trong việc nhận định sự việc”.

Luật sư Sơn cũng phân tích thêm: “Quan trọng là các sự kiện, tình tiết mà Tiến sĩ Quý nêu ra trong đơn có đúng không, chứ không phải là quan niệm, cách nhìn và góc nhìn của Tiến sĩ Quý về các sự kiện, tình tiết. Áp dụng pháp luật mà không cho phép người dân đưa ra góc nhìn khác, suy nghĩ, cảm nhận khác về sự vật, hiện tượng, sự kiện nào đó là đi ngược lại sự vận động và phát triển của xã hội. Mà nói ngắn gọn đó là sự phản động!”.

Công an tỉnh Đắk Lắk lên tiếng

Trong khi đó, ngày 2/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ra thông cáo dài, nói về vụ bắt và khởi tố hai ông Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý.

Theo phía công an, “Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý đều đã khai nhận hành vi bàn bạc, thống nhất, có tổ chức thực hiện tội phạm, cố ý loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.

Thông cáo nói: “Lời khai nhận của Phạm Đình Quý và Hoàng Minh Tuấn phù hợp với các tài liệu chứng cứ Cơ quan điều tra đã thu thập được.”

“Đây là hoạt động có dấu hiệu hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, thông qua bôi nhọ, vu khống lãnh đạo cấp cao của Đảng trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp. Quá trình giải quyết vụ án đã được các cơ quan tố tụng tiến hành công tâm, khách quan, trên quan điểm “thượng tôn pháp luật”.”

Công an tỉnh nói tiếp họ “đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để mở rộng điều tra và xử lý nghiêm những người có liên quan theo đúng quy định của pháp luật”.

Thông cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk khẳng định: “Quá trình xử lý vụ việc các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk bảo đảm phương châm “thượng tôn pháp luật”, thực hiện đầy đủ quy trình tố tụng, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo và được sự đồng ý của cơ quan ngành dọc ở Trung ương.”

Bộ Công an trả lời

Chiều tối 2/10, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng Bộ Công an, đã trả lời về vụ việc.

Ông cho hay Bộ Công an đã nhận được báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk.

“Quá trình xác minh cho thấy có dấu hiệu tội phạm nên ngày 19-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Đắk Lắk ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra Lệnh bắt bị can để tạm giam (thời hạn 2 tháng) đối với ông Hoàng Minh Tuấn, sinh năm 1980, về tội vu khống, theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)” – ông Xô nói.

“Quá trình điều tra ban đầu, Hoàng Minh Tuấn, Phạm Đình Quý bước đầu khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình. Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để mở rộng điều tra và xử lý hai bị can này theo đúng quy định của pháp luật”, Thiếu tướng Tô Ân Xô thông tin.

Về đơn tố cáo của ông Quý, nhà báo Hoài Nam, cựu phóng viên báo Thanh Niên viết trên Facebook: “Việc tố cáo Bí thư Cường đạo luận văn chưa thấy có cơ quan nào khẳng định tố cáo không có cơ sở, hoặc tố cáo sai sự thật, bởi lẽ đây là công trình khoa học, cần phải có cơ quan chuyên môn vào cuộc và kết luận”.

“Đặc biệt, theo tài liệu tố cáo Bí thư Cường sử dụng 07 tài liệu khoa học khác copy vào luận án của mình, những tài liệu này là của những nghiên cứu sinh đã bảo vệ những năm trước đó. Muốn biết có đạo hay không, phải có Hội đồng Khoa học nghiên cứu và kết luận mới đủ cơ sở khẳng định việc tố cáo sai sự thật”, nhà náo Hoài Nam nhận định.

Công an Đắk Lắk nói ‘bắt khẩn cấp ông Phạm Đình Quý về hành vi vu khống’

Giảng viên tố cáo bí thư Đắk Lắk bị ‘mời làm việc’ hay bị ‘bắt cóc’?

Đồng thời, ông Nam cũng chỉ ra cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắc chỉ là một cơ quan chuyên về tố tụng, không phải là cơ quan chuyên môn về khoa học có thẩm quyền khẳng định luận án của Bí thư Cường có đạo hay không.

Trên Facebook cá nhân, ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Tổng biên tập báo Pháp luật TP HCM đặt câu hỏi ai là người đã yêu cầu khởi tố vụ án dẫn đến việc ông Quý bị bắt. Theo đó, nhà báo Đức Hiển bình luận:

“Theo Điều 155 Bộ luật Tố Tụng Hình sự 2015, Việc khởi tố vụ án hình sự về tội vu khống chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của người bị hại. Với trả lời của CA Đắc Lắk, có thể hiểu người bị hại ở đây là cá nhân”.

“Vì thông báo trên của CA không nói rõ ai là người bị hại, cũng không nói rõ số và ngày ban hành quyết định khởi tố vụ án nên tôi không biết người bị hại là ai. Chỉ chắc chắn một điều: Nếu nội dung thông báo của CA Đắk Lắc là chính xác thì vụ án đã được khởi tố theo yêu cầu của một người nào đó, dẫn đến việc bắt Tiến sĩ Quý”.

Tuy nhiên, ông Hiển cũng dẫn luật rằng yêu cầu của người bị hại về việc khởi tố là điều kiện chứ không phải là căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

Khi nào bắt người khẩn cấp?

Theo Điều 110 BLTTHS, một trong ba trường hợp cơ quan cảnh sát điều tra được phép giữ người trong trường hợp khẩn cấp là: “nếu xét thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ”.

Tuy nhiên, luật sư Phùng Thanh Sơn cũng chỉ ra rằng: “Khi nào cần thiết khi nào không cần thiết thì luật không quy định rõ nên rất dễ dẫn đến việc giữ người tuỳ tiện”.

LS Sơn nói thêm: “Khi thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 BLTTHS. Tức phải đọc lệnh, giải thích lệnh, lập biên bản. Nếu giữ người phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt, giữ và người khác chứng kiến.

Nếu khi bắt Tiến sĩ Quý mà không đọc lệnh, không giải thích lệnh, không lập biên bản, không có sự chứng kiến của chính quyền phường nơi Tiến sĩ Quý bị giữ, không có sự chứng kiến của người khác là trái luật”, LS giải thích.

Về vụ Bộ trưởng Nhạ bị tố cáo ‘đạo văn’

VN: Cần công khai bằng cấp của lãnh đạo?

Nói với BBC hôm 29/9, ông Phạm Đình Phú, anh trai của TS Phạm Đình Quý kể lại: “Khoảng 18g ngày 23/9, em trai tôi cùng em dâu ăn tối tại đường D1 thì bị một nhóm 8 người mặc thường phục vây bắt. Em dâu tôi còn bị buộc ký vào cam kết không được tiết lộ về cuộc vây bắt này”.

Theo ông Phú, đây là vụ bắt cóc chứ không phải được mời để phối hợp điều tra vì “cuộc vây bắt này không được thông báo hay mời làm việc theo quyết định tạm giam như luật pháp Việt Nam quy định”.

Hôm 30/9, ông Phạm Đình Trang xác nhận với BBC rằng ông vừa nhận thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk về việc bắt giữ con trai ông là tiến sĩ Phạm Đình Quý đêm 23/9.

Theo quy định của Điều 116 BLTTHS, trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, cơ quan điều tra phải phải thông báo cho gia đình người bị giữ, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc biết.

“Tuy nhiên, nếu việc thông báo đó gây cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi việc cản trở không còn nữa thì phải thông báo ngay. Còn khi nào được xem là cản trở thì luật cũng không quy định tiêu chí xác định rõ ràng nên cơ quan điều tra hoàn toàn có quyền vịn vào lý do này để biện minh cho việc vi phạm tố tụng của mình”, LS Sơn phân tích.

Trên Facebook cá nhân, ông Chau Doan cũng bình luận về việc TS Phạm Đình Quý cùng học trò Hoàng Minh Tuấn bị bắt khẩn cấp bởi tố cáo Bùi Văn Cường, bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk, đạo luận án tiến sĩ. Ông nói:

“Tôi không hề biết tới họ trước đây nhưng sự việc ngang trái này khiến tôi cảm thấy bất an bởi mức độ lạm quyền trầm trọng của công an Đắk Lắk. Một xã hội muốn tiến tới công bằng, văn minh, thượng tôn pháp luật thì quyền lực không thể được dùng một cách tuỳ tiện như vậy được. Điều đáng buồn hơn nữa là báo chí cũng vào hùa để biện minh cho việc bắt bớ này là hợp lý, họ nói rằng đây là việc bắt giữ khẩn cấp với người bị tạm giữ chứ không phải bắt khẩn cấp. Với tôi thì có uốn éo câu chữ thế nào, bản chất cũng vậy thôi”.

Trên Facebook, một số người như luật sư Nguyễn Duy Bình lo ngại rằng sự việc này sẽ dẫn đến ‘tiền lệ nguy hiểm’.

Luật sư Hoàng Cao Sang cũng lên tiếng trên Facebook cá nhân của mình về quyền của người tố giác. LS Sang trích dẫn, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Theo đó, ông Sang cho rằng ông Quý cần được bảo vệ đúng theo quy định của pháp luật và Chỉ thị của Bộ Chính trị.

Trước đó, Công an Đắk Lắk ngày 30/9 thông báo cho báo chí ở Việt Nam rằng giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng Phạm Đình Quý (39 tuổi, tạm trú TP.HCM) bị bắt khẩn cấp về hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự.

Ngày 19/9, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án vu khống theo Điều 156 BLHS nhưng nhiều ngày sau đó họ mới công bố thông tin khởi tố này.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54382369

 

Nhiều cán bộ công an liên quan đến trường

gà khủng  tại Sài Gòn bị tạm đình chỉ công tác

Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) ngày 2/10 thông báo tạm đình chỉ nhiều cán bộ công an phụ trách quản lý khu vực để kiểm tra, xem xét trách nhiệm, lĩnh vực, sau khi triệt phá sới gà khủng  ở đường Võ Văn Kiệt, quận 6, TPHCM.

Truyền thông nhà nước Việt Nam dẫn nguồn tin từ Công an TPHCM xác nhận vụ việc nhiều cán bộ của phòng cảnh sát hình sự (PC02) bị tạm đình chỉ.

Ban lãnh đạo Công an TPHCM cho hay theo nguyên tắc của ngành và chỉ đạo của cấp trên thì địa bàn nào xảy ra tội phạm, phạm pháp hình sự mà nơi đó không phát hiện thì sẽ xử lý trách nhiệm của lực lượng tại chỗ. Trong đó từng địa bàn quận huyện đều có vai trò của lực lượng cảnh sát hình sự phụ trách.

Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về mà tuý (PC04) vẫn đang tiếp tục lấy lời khai, sàng lọc với hàng chục người liên quan để làm rõ trách nhiệm và vai trò để xử lý theo quy định.

Vào hôm 25/9, hàng trăm cảnh sát thuộc phòng PC04 đã bất ngờ đột kích sới gà khủng tại bãi đất rộng hàng trăm mét vuông ven đường Võ Văn Kiệt. Hàng trăm con bạc bỏ chạy, nhiều người đạp tôn hay leo mái nhà để thoát thân nhưng đều bị lực lượng chức năng bắt giữ. Gần 200 con bạc bị tạm giữ để điều tra về hình vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc bằng hình thức đá gà.

Tại cơ quan công an, ông Nguyễn Minh Thành (1976) khai ông là người tổ chức đá gà với số tiền thắng thua rất lớn và để tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng, các con bạc thường gửi xe tại những tuyến đường lân cận và có đội ngũ xe ôm đưa đón đến các sới gà. Hiện cơ quan chức năng vẫn đang mở rộng điều tra vụ án.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/many-police-officers-temporarily-suspended-because-of-their-involvement-in-a-Saigon-cockfighting-casino-10022020085626.html

 

Kiểm toán Nhà nước đề nghị xử lý

hơn 323 ngàn tỷ đồng trong 5 năm

Từ năm 2015 – 2020, Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị xử lý tài chính hơn 323 ngàn tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách Nhà nước hơn 67 ngàn tỷ đồng, giảm chi ngân sách gần 83 ngàn tỷ đồng; đồng thời cung cấp 376 báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền điều tra, giám sát.

Đó là thông tin được ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước nêu ra tại Đại hội thi đua yêu nước Kiểm toán Nhà nước ở Hà Nội ngày 2/10. Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày.

Trong 5 năm qua, ngành Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện 1062 cuộc kiểm toán thuộc các lĩnh vực ngân sách Nhà nước, đầu tư dự án ch­ương trình mục tiêu quốc gia, tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước.

Bình quân mỗi năm, Kiểm toán Nhà nước thực hiện khoảng 212 cuộc kiểm toán, tăng 20% so với giai đoạn trước với bình quân 170 cuộc mỗi năm.

Tin nói các báo cáo của Kiểm toán Nhà nước được Quốc hội sử dụng ngày một nhiều hơn trong quản lý, điều hành, giám sát, phê chuẩn, quyết định những vấn đề tài chính, ngân sách và hoàn thiện chính sách pháp luật.

Tại buổi họp, đại diện Kiểm toán Nhà nước cho biết mục tiêu giai đoạn mới 2020 – 2025 là công cụ trọng yếu và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Cơ quan Nhà nước này hứa sẽ hoạt động chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, chính quy và từng bước hiện đại, xứng đáng là cơ quan kiểm toán tài chính, tài sản công có trách nhiệm và uy tín.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/state-audit-proposed-to-handle-more-than-323-trillion-vnd-in-5-years-10022020084203.html

 

Bộ Công an xác nhận

sức khoẻ ông Nguyễn Đức Chung hiện bình thường

Người phát ngôn Bộ Công an Việt Nam, Thiếu tướng Tô Ân Xô, hôm 2 tháng 10 cho biết tình trạng sức khoẻ của ông cựu Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung hiện “bình thường trong điều kiện mới”.

Ông Tô Ân Xô cho biết thông tin trên khi được truyền thông Nhà nước Việt Nam hỏi về tình hình sức khoẻ hiện tại của cựu Chủ tịch Hà Nội, khi vào hôm 18/9 gia đình ông Chung làm đơn xin cho ông được tại ngoài hầu tra để điều trị bệnh ung thư.

Cũng theo lời thiếu tướng Tô Ân Xô, do ông Chung có liên quan đến 3 vụ án, nên mọi yêu cầu thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với ông Chung đều chưa thể thực hiện được.

Tuy vậy, ông Xô khẳng định cơ quan an ninh điều tra và cơ quan y tế đã phối hợp khám, chữa bệnh cho ông Nguyễn Đức Chung.

Ông Nguyễn Đức Chung bị khởi tố, bắt tạm giam hôm 28/8 để điều tra hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.

Ngoài ra, ông Chung còn bị điều tra trong 2 vụ án khác là gồm buôn lậu – vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng – rửa tiền – vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội và một số đơn vị liên quan và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại TP Hà Nội.

Ngày 25/9, ông Chung bị bãi nhiệm chức Chủ tịch UBND Hà Nội. Và hôm 11/8, Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó bí thư Thành ủy Hà Nội với ông Nguyễn Đức Chung.

Ông Nguyễn Đức Chung sinh năm 1967. Trước khi làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông làm Giám đốc Công an TP, hàm Thiếu tướng. Trước đó ông là Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-chairman-of-hanoi-city-health-condition-affirmed-normal-10022020082205.html

 

Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam giảm mạnh

do lo ngại về COVID-19

Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đã giảm xuống mức chưa từng thấy trong ít nhất 20 năm. Đây là một bức tranh tổng thể ảm đạm về tác động dai dẳng của đại dịch, ngay cả ở một quốc gia đã tiêu diệt COVID-19 và có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Mạng báo Nikkei Asia dẫn tin từ một cuộc thăm dò từ tháng 7 của Infocus Mekong Research, được công bố hôm 2 tháng 10, cho thấy chỉ 5% số người được hỏi cho biết họ kỳ vọng nền kinh tế năm nay sẽ tốt hơn năm ngoái.

Theo Nikkei Asia, đó là mức giảm mạnh so với mức tin cậy 70% từ cuộc thăm dò tương tự vào tháng 1 năm 2020, trước khi xảy ra dịch COVID-19. Đây là một thay đổi rõ rệt đối với người Việt Nam, những người thường được xếp hạng là một trong những người lạc quan nhất thế giới.

Ông Ralf Matthaes, giám đốc điều hành của Infocus Mekong Research, khi trả lời Nikkei cho rằng, 5% là mức độ tin cậy thấp nhất trong hai thập kỷ mà ông từng khảo sát người Việt Nam.

“Rõ ràng là mọi người đang ra ngoài ít hơn và cô lập nhiều hơn. Điều đầu tiên là hành vi, họ đi ra ngoài ít thường xuyên hơn, và điều thứ hai là tài chính.” Ông Ralf Matthaes nói.

Việt Nam đã ghi nhận 1.095 trường hợp nhiễm coronavirus và 35 trường hợp tử vong. Theo Infocus, dù Việt Nam được coi là có số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 thấp nhất trên toàn cầu, nhưng người dân địa phương, những người không còn phải tuân theo lệnh cấm, vẫn miễn cưỡng đi du lịch, ăn uống bên ngoài hoặc đi mua sắm.

Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế được dự báo sẽ có tăng trưởng dương vào năm 2020, sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 2,62% so với cùng kỳ năm trước trong quý thứ ba. Nhưng tình trạng suy thoái của thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, khiến hàng triệu người phải mất việc làm hoặc giảm giờ làm.

Đáp lại, chính phủ đã tăng cường chi tiêu công và hôm thứ Năm 2/10 đã cắt giảm lãi suất tái cấp vốn từ 4,5% xuống 4% và lãi suất chiết khấu từ 3% xuống 2,5%.

Theo Nikkei Asia, cuộc khảo sát của Infocus cho thấy ba yếu tố sẽ khuyến khích người Việt Nam bắt đầu chi tiền mặt trở lại cho các gói kỳ nghỉ, mua xe hơi và các mặt hàng có giá trị lớn khác khi việc làm được đảm bảo, được tăng lương và chính phủ đảm bảo rằng mối đe dọa COVID-19 đã không còn nữa.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-consumer-confidence-plummets-on-covid-worries-10022020090744.html

 

24,402 công ty ở Sài Gòn giải thể,

Việt Nam trở thành quốc gia hiếm hoi

trên thế giới vẫn tăng trưởng kinh tế

Tin Saigon.- Báo Tuổi trẻ ngày 30 tháng 9 năm 2020 loan tin, dữ liệu của cơ quan thuế Cộng sản tại Sài Gòn cho biết, đến nay đã có 24,402 công ty ở Sài gòn tuyên bố giải thể, ngừng hoạt động. Chỉ tính riêng trong một tháng trở lại đây đã có 3,400 công ty tuyên bố phá sản.

Theo cơ quan thuế Cộng sản, cứ trung bình một tháng thì có hơn 3,000 công ty phá sản, hoặc ngừng hoạt động, còn các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ mang tính gia đình cũng rơi vào tình trạng vật vã để tồn tại. Hậu quả kéo theo là đã có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người lao động mất việc làm, còn đối với nhà cầm quyền Cộng sản thì bị thất thu tiền thuế.

Cơ quan thuế Cộng sản tại Sài Gòn cho biết, trong 8 tháng qua, tiền thuế thu được chỉ đạt 53.17% dự toán năm 2020, giảm 15.98% so với cùng thời kỳ năm 2019. Theo cơ quan thuế Cộng sản, tiền thu thuế từ tất cả các lĩnh vực kinh doanh từ công ty của nhà cầm quyền cấp trung ương đến cấp địa phương, hay các công ty có vốn đầu tư ngoại quốc đều giảm.

Trái ngược với thực tế này, vào ngày 29 tháng 9, trên báo Vietnamnet vẫn loan tin rằng mặc dù nền kinh tế đi xuống, nhưng Việt Nam vẫn trở thành quốc gia hiếm hoi trên thế giới có tăng trưởng kinh tế. Tuyên bố này cũng tương tự với tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Cộng sản vào thời gian trước là, mây đen bao phủ toàn cầu chỉ có Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được mặt trời chiếu sáng.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/24402-cong-ty-o-sai-gon-giai-the-viet-nam-tro-thanh-quoc-gia-hiem-hoi-tren-the-gioi-van-tang-truong-kinh-te/

 

Hơn trăm khách về từ Hàn Quốc

không đồng ý phí cách ly, cơ quan chức năng nói gì?

Quang Minh

Sau khi 158 khách nhập cảnh không về khu cách ly ngày 30/9, chính quyền TP.HCM đã đề nghị tổ chức buổi họp báo làm rõ vấn đề này.

Báo Zing đưa tin, chiều 1/10, ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM, chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin về mức phí cách ly ở khách sạn. Buổi làm việc có sự tham dự của đại diện Sở Du lịch, Sở Y tế, Cảng vụ hàng không miền Nam, Phòng quản lý xuất nhập cảnh, và hãng hàng không VietJet.

Có dấu hiệu lôi kéo để cách ly tập trung

Mở đầu buổi họp báo, Zing đề nghị đại diện hãng hàng không VietJet và các bên liên quan cung cấp thông tin cụ thể nguyên nhân, diễn biến vụ việc 158 hành khách mắc kẹt tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/9.

Về phía VietJet, bà Nguyễn Thị Thúy Bình, Phó tổng Giám đốc phụ trách Công ty cổ phần hàng không hãng này cho biết, sau khi hạ cánh lúc 12h30, một số khách hàng có biểu hiện không hợp tác, bất đồng về giá, phương án cách ly thu phí. Vụ việc khiến hơn 150 hành khách tập trung tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 10 tiếng.

Vị Phó tổng Giám đốc này cho hay, đã thông báo với khách hàng về những yêu cầu bắt buộc, điều kiện cách ly và nêu rõ khách hàng sẽ được áp dụng cách ly thu phí. “Trục trặc vừa rồi có thể do khách hàng hiểu sai hoặc kỳ vọng hơi quá”, bà Bình chia sẻ.

Về việc Vietjet thông báo với khách giá khách sạn 1,3 triệu đồng nhưng lại báo giá cao hơn, lãnh đạo Vietjet nói, hãng không có trách nhiệm thông báo cho khách hàng giá cách ly cụ thể. Theo hướng dẫn của Sở Du lịch và Sở Y tế, VietJet thông báo với khách hàng giá cách ly dự kiến là 100 USD/ngày, tùy theo dịch vụ để khách chuẩn bị sẵn.

Về phía Cảng vụ hàng không miền Nam, ông Đoàn Quốc Bình, đại diện đơn vị này cho biết, trước khi lên máy bay, toàn bộ hành khách đã đồng ý chấp thuận cách ly trả phí. Khi nhập cảnh, một số hành khách có dấu hiệu lôi kéo nhau không tuân thủ để được về nơi cách ly tập trung.

Ông Bình nói: “Sau khi thỏa thuận, 43 hành khách đã đồng ý cách ly tại khách sạn với mức phí 1,3 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, nhóm người đã gây rối khi được chở miễn phí về khách sạn, lực lượng y tế đành chấp thuận đưa họ đi cách ly tập trung ở huyện Cần Giờ”.

Hiện tại, 140 người thuộc nhóm du khách trên đã được cách ly tập trung tại huyện Cần Giờ, 17 người chấp thuận cách ly trả phí tại các khách sạn, 1 bệnh nhân suy thận mạn được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Toàn bộ 158 du khách đã được lấy mẫu xét nghiệm và có tình trạng sức khỏe tốt.

TP.HCM đáp ứng đủ nhu cầu cách ly trả phí

Theo báo Tuổi Trẻ, tại buổi họp báo, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa khẳng định, thành phố có đầy đủ khách sạn, khu lưu trú để đáp ứng như cầu cách ly trả phí thời gian tới. Hiện, TP.HCM có 8 khách sạn với 940 phòng được cấp phép làm địa điểm cách ly.

Các khách sạn này chia theo phân khúc bình dân đến cao cấp, từ 2-5 sao với biểu giá trung bình từ 1,2-5 triệu đồng/ngày. Mức giá sẽ tăng thêm nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ kèm theo.

Về phương án phân loại hình thức cách ly khi nhập cảnh, ông Phan Thanh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM cho biết, trừ những chuyến bay giải cứu, toàn bộ người nhập cảnh vào Việt Nam đều được áp dụng hình thức cách ly trả phí.

Người cách ly trả phí cần ở phòng riêng hoặc tối đa 2 người mỗi phòng theo quy định. Việc một số người trong nhóm 158 hành khách trên yêu cầu ở 4 người mỗi phòng là không phù hợp.

Khách từ Hàn Quốc về nước bức xúc vì giá khách sạn cách ly 5 triệu đồng/ngày

Hà Nội đề xuất xây sân bay thứ 2

Ngỡ ngàng: MC Ngọc Trang chia sẻ chuyện đi tu

https://www.dkn.tv/thoi-su/hon-tram-khach-ve-tu-han-quoc-khong-dong-y-phi-cach-ly-co-quan-chuc-nang-noi-gi.html

 

Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân:

nhiều lỗ hổng cần được xem xét kỹ

Truyền thông Nhà nước Việt Nam vào ngày 1/10 đồng loạt loan tin cho hay Chính phủ Hà Nội quyết định giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Trước đó, vào đầu tháng 2/2020, Bộ Công an cho biết đã hoàn thành Hồ sơ dự thảo đề nghị xây dựng Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Việc lấy ý kiến để xây dựng Nghị định được nói nhằm bảo đảm yếu tố pháp lý đối với triển khai công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm hoạt động cho Chính phủ điện tử.

Theo đó, dự thảo nghị định sẽ gồm 6 chương, 27 điều quy định về dữ liệu cá nhân; các điều kiện và quy trình xử lý, bảo vệ, xử lý vi phạm về dữ liệu cá nhân; trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trao đổi với RFA tối 1/10, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự từ Hà Nội, đưa ra nhận xét về việc xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:

“Tôi không rõ nội dung của nghị định chi tiết thế nào nhưng bảo vệ dữ liệu cá nhân là một việc rất quan trọng. Nếu họ làm đúng theo nghĩa cả thế giới đều hiểu là phải bảo vệ dữ liệu cá nhân thì đấy là điều tốt, còn nếu họ dùng những từ ngữ như thế nhưng theo một cách cách nghĩ khác thì cần phải xem xét lại thế nào.”

Từ Sài Gòn, Nhà báo độc lập, cựu tù chính trị Nguyễn Ngọc Già lại có nhận định:

“Quan trọng nhất của nghị định này là phân loại dữ liệu cá nhân thì ngay mục đầu tiên của các loại họ cần thu thập dữ liệu cá nhân lại đặt quan điểm chính trị tôn giáo lên đầu tiên. Điều đó phản ánh mong muốn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khi họ ban hành nghị định này đó là siết chặt nhân quyền người Việt Nam. Điều này vi phạm Hiến pháp, vi phạm luôn Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị thế giới. Vi phạm nữa là đi ngược lại với chuẩn mực quốc tế trong vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân bởi vì nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân của quốc tế là có thu thập thì có bảo vệ, không thu thập thì không bảo vệ. Vì vậy quan điểm chính trị và tôn giáo đối với thế giới người ta không bảo vệ bởi vì người ta không thu thập. Tại sao không thu thập? Bởi vì đó là tự do về tư tưởng ở các quốc gia dân chủ và đa đảng.”

Quan trọng nhất của nghị định này là phân loại dữ liệu cá nhân thì ngay mục đầu tiên của các loại họ cần thu thập dữ liệu cá nhân lại đặt quan điểm chính trị tôn giáo lên đầu tiên. Điều đó phản ánh mong muốn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khi họ ban hành nghị định này đó là siết chặt nhân quyền người Việt Nam. – Nguyễn Ngọc Già

Theo thống kê, hiện có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Liên minh châu Âu…

Báo Việt Nam đăng tin cho hay tại những nước vừa nêu, quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân được nhận định là quyền riêng tư và được pháp luật bảo vệ; đồng thời đây cũng một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quyền được bày tỏ chính kiến, quyền tự do ngôn luận.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng thông tin mà báo chí nhà nước loan tải có phần không chính xác. Ông giải thích:

“Tôi nghĩ rằng quyền bảo vệ những dữ liệu cá nhân nằm trong phạm trù bảo vệ sự riêng tư. Chuyện này không gắn liền lắm với việc tự do phát biểu chính kiến, chỉ có ở mức mình không thể bừa bãi dùng những dữ liệu cá nhân của người khác trong việc đưa tin tức hay phát ngôn. Đấy là chuyện bình thường, theo thế giới và không có gì đặc biệt. Nếu chỉ đúng như thế thì tôi nghĩ đấy là sự tiến triển đáng ghi nhận. Còn nếu họ dùng việc đấy để chặn công chúng tìm hiểu về thông tin riêng tư của các chính trị gia mà có ảnh hưởng đến lợi ích chung của công chúng thí dụ như tài sản của họ thế nào, họ có đóng thuế hay không… thì đấy là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận chứ không phải bảo đảm quyền tự do ngôn luận.”

Vẫn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, các nhà soạn thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân cần quy định rõ những điều ông vừa phân tích như trên trong luật, không thể đánh đồng việc bảo vệ dữ liệu cá nhân ngang bằng giữa người dân với các lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.

Tiến sĩ A cho rằng những vị chính khách tại đất nước hình chữ S vẫn cần được bảo vệ thông tin cá nhân, nhưng được quy định ở một mức nhất định và sẽ mức độ này cần phải thấp hơn so với người dân thường.

Còn theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được xây dựng sẽ đem lại những mặt hạn chế sau:

“Tôi nghĩ đó sẽ là đòn cân não cho giới hoạt động đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam, kể cả những người viết báo như bản thân tôi. Bởi vì điểm quan trọng cao nhất là quan điểm chính trị tôn giáo họ đã đưa vào ngay hàng đầu trong việc thu thập dữ liệu thì bây giờ đặt ra phương pháp thu thập thế nào? Thứ hai, tôi cho rằng đó không phải là thu thập mà mang tính chất khai báo, sẽ dẫn đến tình trạng một là người dân phải nói thật khi phải khai báo cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về quan điểm chính trị của mình, hai là họ nói dối.”

Nếu họ dùng việc đấy để chặn công chúng tìm hiểu về thông tin riêng tư của các chính trị gia mà có ảnh hưởng đến lợi ích chung của công chúng thí dụ như tài sản của họ thế nào, họ có đóng thuế hay không… thì đấy là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận chứ không phải bảo đảm quyền tự do ngôn luận. – TS. Nguyễn Quang A

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng từ những lựa chọn hạn chế cho người dân trong việc khai báo như ông vừa nêu sẽ dẫn đến những hệ lụy:

“Nếu như họ nói thật quan điểm chính trị của họ, ví dụ mong muốn quan điểm của tôi về chính trị là tự do dân chủ thì rõ ràng họ dễ bị ghép ngay vào tội chống nhà nước. Còn nếu họ nói dối sẽ dẫn đến sự e ngại là quan điểm chính trị không có hay tin tưởng vào đảng cộng sản Việt Nam… thì một lúc nào đó họ bức xúc, phẫn nộ, bất bình về một việc gì đó của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì họ cũng dễ bị quy chụp tại sao quan điểm của anh thế này, bây giờ anh lại nói như vậy? Trong khi đó, quan điểm chính trị là về tư tưởng mà tư tưởng về mặt triết học là luôn phải vận động, hôm nay tôi nghĩ thế này, mai có thể nghĩ khác. Nó đặt ra lằn ranh rất mong manh giữa hình sự và dân sự.”

Các trang báo mạng chính thống dẫn lời Bộ Công an cho hay vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên cấp thiết trong thời đại công nghệ số hiện nay, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mang tính đột phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với hơn 64 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam, chiếm hơn 2/3 dân số 90 triệu người.

Do đó, Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân được đề xuất hoàn thành với mục tiêu không chỉ giúp người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ thông tin cá nhân, đặc biệt về lý lịch cá nhân, mối quan hệ, tình trạng sức khỏe, tài chính… mà còn nâng cao năng suất trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, chính phủ Hà Nội cũng phải đảm bảo nội dung nghị định phải phù hợp với Hiến pháp, các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế…

Bộ Công an được giao nhiệm vụ phải hoàn thành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân và trình Chính phủ trong Quý I năm 2021 tới đây.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gov-needs-to-carefully-consider-the-protecting-personal-data-decree-10012020154440.html

 

Tự chủ đại học ở Việt Nam chỉ mang tính hình thức!

Diễm Thi, RFA

Chiều ngày 31 tháng 7 năm 2020, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM công bố quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp ủy thời hạn 90 ngày đối với ông Lê Vinh Danh – Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng do có một số sai phạm trong công việc.

Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM kết luận những vi phạm của ông Lê Vinh Danh đã gây hậu quả nghiêm trọng làm giảm sút vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy trường, ảnh hưởng đến hoạt động của trường đến mức phải xem xét kỷ luật. Ngoài chức danh Hiệu trưởng, ông Lê Vinh Danh còn là Bí thư Đảng ủy của trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Ngay sau khi bị đình chỉ công tác, ông Lê Vinh Danh gửi đơn khiếu nại tới Thủ tướng, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và gửi đơn kêu cứu tới Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Ngoài ra, ông Danh còn gửi đơn kiện đến Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc bị đình chỉ. Tòa trả lại đơn kiện về cho ông Danh do thấy quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông là quyết định mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức, không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa.

Đại học Tôn Đức Thắng là đại học công lập, đào tạo đại học, sau đại học và hoạt động khoa học công nghệ hoạt động theo hình thức tự chủ.

Tự chủ đại học được hiểu là quyền tự do của nhà trường đại học trong việc quyết định những công việc của chính mình. Những công việc này hiện được quan tâm chủ yếu ở bốn lĩnh vực: học thuật, tài chính, tổ chức và nhân sự.

Theo Luật Giáo dục năm 2012 và Luật Giáo dục đại học sửa đổi số 34, với cơ sở giáo dục đại học công lập thì các tổ chức đảng và đảng viên, đoàn thể sẽ thực hiện theo quy định của đảng.

Nhà nước khuyến khích xu hướng tự chủ về tài chánh, tự chủ về cán bộ, tự chủ về tổ chức. Tất cả là tự chủ hết nhưng cái tự chủ này nó hoàn toàn không phải là tự trị đại học. – Ông Đinh Kim Phúc

Ông Đinh Kim Phúc, từng là giảng viên Trường Đại học Mở bán công TP.HCM cho biết, khuynh hướng tự chủ đại học là khuynh hướng tích cực. Nhà nước không bao cấp nữa và mở rộng quyền của hiệu trưởng, của Hội đồng nhà trường, của Hội đồng khoa học. Tuy vậy, tự chủ vẫn phải chịu sự lãnh đạo của đảng. Ông nói thêm:

“Nhà nước khuyến khích xu hướng tự chủ về tài chánh, tự chủ về cán bộ, tự chủ về tổ chức. Tất cả là tự chủ hết nhưng cái tự chủ này nó hoàn toàn không phải là tự trị đại học. Tự trị đại học như các trường đại học trước 1975 là tối kỵ đối với nhà nước này bởi tự trị đại học là tách rời sự lãnh đạo của đảng, tự do học thuật.

Cái mô hình tự chủ đại học hiện nay nó rất hay. Nó phát huy cái sáng tạo và tìm được người giỏi để lãnh đạo trường. Nhưng ngươc lại nó có hiện tượng ‘băng nhóm’ đưa vào lãnh đạo vì thu nhập rất cao.”

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, từng giảng dạy tại Đại học Bách khoa Hà nội, nói về vấn đề tự chủ đại học ở Việt Nam:

“Nói về tự chủ đại học thì nó có nhiều yếu tố. Tự chủ về tài chính, tự chủ về nhân lực, tự chủ về cách giảng dạy. Tôi nghĩ về tài chính thì họ tự chủ được. Còn về những vấn đề khác thì đừng quên trong tất cả các trường học ở Việt Nam, dù trường tư hay trường công, đều có bí thư đảng ủy. Tức họ bị ràng buộc bởi đảng. Cho nên đối với tôi, tự chủ đại học ở Việt Nam chỉ mang tính tương đối thôi.

Tôi khuyến khích tự chủ đại học vì đại học đâu phải con nít mà cứ đi theo canh chừng, dắt mũi. Càng để tự chủ càng để cho họ có cơ hội phát triển. Nhưng ở Việt Nam, lúc nào họ cũng nói họ khuyến khích tự chủ nhưng vẫn phải tự chủ dưới sự lãnh đạo của đảng.”

GS. Hoàng nói thêm rằng, không chỉ trường học mà tất cả các lĩnh vực hành chính ở Việt Nam đều có đảng. Phải nói đó là cái chân lý của đảng cộng sản từ mấy mươi năm nay rồi. Nghĩa là bên cạnh ông giám đốc trong công xưởng hay ông hiệu trưởng trong trường học đều có bí thư đảng. Bí thư đảng thường giữ chức phó. Chỉ nội chuyện phòng bí thư đảng ủy nằm bên cạnh phòng hiệu trưởng cho thấy sự chi phối của đảng rất là nhiều.

Một số các trường đại học công lập ở TP.HCM hoạt động theo xu hướng tự chủ có thể kể là Trường Đại học Bách Khoa; Trường Đại học Kinh tế – Luật; Trường Đại học Tài chính – Marketing; Trường Đại học Kinh tế; Trường Đại học Tôn Đức Thắng…

Trong đó, Trường Đại học Tôn Đức Thắng là trường đại học duy nhất tại Việt Nam được vào bảng xếp hạng Academic Ranking for World Universities (ARWU) và được xếp ở Top 701-800. Nằm trong danh sách 800 trường đại học xuất sắc nhất toàn thế giới năm 2020.

Tôi khuyến khích tự chủ đại học vì đại học đâu phải con nít mà cứ đi theo canh chừng, dắt mũi. Nhưng ở Việt Nam, lúc nào họ cũng nói họ khuyến khích tự chủ nhưng vẫn phải tự chủ dưới sự lãnh đạo của đảng. – GS. Phạm Minh Hoàng

Qua sự việc Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng bị đình chỉ chức vụ, Tiến sĩ Phạm Đình Quý, giảng viên của trường bị bắt khẩn cấp, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nêu ý kiến của ông:

“Tôi chưa bao giờ tiếp xúc với Trường Đại học Tôn Đức Thắng nhưng tôi biết đây là một trường công nhưng họ giữ hình thức tự chủ. Vừa qua họ lọt vào danh sách 800 trường đại học nổi tiếng thế giới. Đây là chuyện mà Đại học dạy Quốc gia TP.HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội chưa làm được. Dĩ nhiên người ta xếp hạng theo một cái tiêu chuẩn nào đấy nhưng việc lọt vào danh sách này là điều tốt cho giáo dục nước nhà.

Tôi mong rằng việc này nó không ảnh hưởng đến vấn đề tự chủ của trường. Sớm giải quyết mọi việc để học sinh và thầy cô ổn định để tiếp tục công việc giáo dục và phát triển của trường.”

Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Nhà nước Việt Nam luôn nói đến xu hướng tự chủ đại học bởi tự chủ là bản chất của đại học. Có tự chủ trường mới phát triển được. Khi tự chủ, trường tự biết nên và không nên mở ngành gì. Bộ Giáo dục- Đào tạo chỉ đóng vai trò kiểm soát, giảm dần vai trò cơ quan chủ quản. Tuy vậy, chuyện tự chủ đại học không đơn giản vì vẫn phải chịu sự chi phối của đảng. Mà ở Việt Nam thì đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện.

Hôm 15 tháng 11 năm 2019, Hội thảo khoa học “Tự chủ đại học thời kỳ hội nhập” do Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông và Trường Đại học Tôn Đức Thắng được tổ chức tại TP.HCM.

Ông Vũ Ngọc Hoàng – cựu phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, nhận định việc tự chủ của các trường có cái khó khăn là không được tự chủ.

Ông Lê Vinh Danh – hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng, lúc đó cũng cho rằng tự chủ chỉ có được khi người ta cho tự chủ. Nếu đã cho phép tự chủ phải cho đồng bộ từ trên xuống dưới.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/college-self-control-in-vietnam-is-only-the-form-dt-10012020151036.html

 

Việt Nam: Đảng Cộng sản ‘tách đôi là cách đa đảng

giúp ổn định, không biến loạn’

Áp dụng ngay lập tức Đa đảng chính trị có thể chưa phù hợp với Việt Nam vì có thể ‘nguy hiểm’ nhưng giải pháp thay thế tạm thời để đẩy mạnh dân chủ hóa là đảng Cộng sản cầm quyền có thể tính tới việc ‘tự tách đôi’, theo một ý kiến từ Việt Nam nói với BBC.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại: Một giải pháp giữ ổn định?

Nhờ Covid-19, ĐCSVN giành lại niềm tin ngoài mong đợi từ người dân?

“Phải tính đến dân chủ trong đảng Cộng sản Việt Nam đến mức độ một ngày nào đó cần phải tách đôi đảng, thay vì phải vật vã với thế lực thù địch và đảng đối lập,” từ Hà Nội nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá An ninh, Bộ Công an Việt Nam nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC News Tiếng Việt hôm 01/10/2020.

“Nên tách đôi đảng có hai quan điểm khác nhau: một quan điểm cấp tiến, một quan điểm muốn giữ mãi chủ nghĩa Marx-Lenin rồi tư tưởng Hồ Chí Minh v.v….

“Một quan điểm khác kiểu như là dân chủ xã hội kiểu phương Tây chẳng hạn, cứ tách đôi ra và có những nguyên tắc ban đầu để họ tránh những cái gọi là xung đột quá mức mà đến mức độ có thể xảy ra chính biến, để làm như thế, đảng Cộng sản nên tự đặt ra mức độ đó.

“Tôi cho rằng đó là mức độ cao nhất để cứu đất nước, còn tôi phải thẳng thắn rằng nếu bây giờ nói: ngày mai cho đa đảng đi, cái đó theo tôi là nguy hiểm, nếu như nhìn bằng nhãn quan chính trị mới.”

Tại sao ‘đa đảng’ là nguy hiểm?

Khi được hỏi vì sao lại là ‘nguy hiểm’, ông Nguyễn Hữu Vinh giải thích quan điểm của mình:

“Nguy hiểm vì họ không có một sự chuẩn bị cho lực lượng đối lập, họ không có một sự chuẩn bị cho xã hội dân sự.

“Từ lâu họ vẫn dùng một cách gọi là boong-ke hoàn toàn và cái đó nguy hiểm ở chỗ đến một ngày nào đó nó bùng nổ, thì cái đó nguy hiểm vô cùng.

“Do đó, họ phải xả từ từ, phải điều chỉnh từ từ trong thể chế chính trị của họ mà điều chỉnh từ từ là như ông Hoàng Ngọc Giao vừa nói là dân chủ trong đảng.

“Dần dần là những ai có quan điểm khác nhau thì chẳng hạn chúng ta – tức trong đảng Cộng sản – có hai luồng quan điểm khác nhau và đến một mức độ thì tách đôi ra dưới một hình thức nào đó khéo léo để cho có một lực lượng cấp tiến hơn, muốn cởi mở hơn không có chuyện chuyên chính vô sản như trước, không sử dụng vũ trang, bạo lực v.v… tương tự như các đảng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở các nước phương Tây và Bắc Âu và tôi cho rằng là nên như thế.

“Tôi bổ sung thêm một ý nữa là chúng ta không nên chỉ nhìn vào việc dân chủ là người dân có nên được bầu lãnh đạo hay không, không nên chỉ nhìn chỗ đó, để thấy rằng xã hội này có thể thay đổi dân chủ hay không.

“Nó còn rất nhiều, vô vàn chuyện để chế độ này có thể thay đổi được vấn đề dân chủ, trong đó có vấn đề pháp luật, cái đó là điều quan trọng nhất và vấn đề tư pháp như vụ án Đồng Tâm vừa rồi chẳng hạn.

“Do đó phải thay đổi và tôi tin chắc rằng có thể thay đổi được và có thể thay đổi nhanh hơn, còn lâu nay họ có thay đổi, đưa vào luật sửa rồi, ví dụ sửa luật về tố tụng hình sự, có sửa những cái như ‘suy đoán vô tội’, đó là một bước tiến, bước tiến ấy không phải là do đảng này giỏi mà nghĩ ra, mà cái đó là do áp lực trong nước, áp lực quốc tế, phương Tây.

“Và những người đấu tranh cho dân chủ, cho pháp quyền của đất nước Việt Nam hãy nhìn vào đấy để tự hào rằng đấy là kết quả của sự đấu tranh của mình, chứ không chỉ là đảng tự thay đổi một mình đâu.”

Dân ‘bầu lãnh đạo ngay’ là bất khả thi?

Trả lời một bình luận của khán giả gửi cho chương trình nói rằng “chừng nào người dân được bầu lãnh đạo, chừng đó mới có nhân quyền”, từ Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển tại Hà Nội, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng nêu quan điểm:

“Bây giờ chúng ta mong muốn là người dân được bầu lãnh đạo ngay trong hệ thống chính trị Việt Nam này thì chưa thể có đâu.

“Có lẽ từng bước một, mà tôi vẫn kiên định một ý kiến là dân chủ trong đảng Cộng sản trước đã.

“Các vị bầu bí thư, các vị có hai, ba người ra ứng cử có cương lĩnh và các đảng viên bầu lấy một người từ cấp xã, lên cấp huyện, lên cấp tỉnh.

“Như thế, lúc đó mới có thể chọn được những người thực sự tài, thực sự có tâm và lúc đó những vị trí chủ chốt lãnh đạo trong đảng sẽ sang bên chính quyền để lãnh đạo các cơ quan hành pháp và kể cả các cơ quan tư pháp.

“Nếu như thế, thì đất nước cũng đã được đổi mới rất nhiều rồi.

“Còn bây giờ các vị chỉ chọn trong nhà với nhau và dựa vào tiêu chí tuổi tác để mà loại dần loại dần, thì theo tôi sẽ không chọn được người tài.

“Chỉ mong muốn làm sao dân chủ trong đảng đã, hãy thật dân chủ đi đã và điều này tôi đã tiếp xúc với rất nhiều đảng viên thường, thì họ đều mong muốn điều đó.

“Thế nhưng, dường như câu chuyện này khó quá.

“Tất cả vẫn đề cử một người và bầu đúng một người và sắp xếp hết, lúc nào cũng 100% phiếu, thì việc này như một sự trình diễn mà nhân dân càng ngày càng nhận thấy chẳng có ý nghĩa gì cả.”

Tách hai thì vẫn chỉ là ‘giả hiệu’ mà thôi?

Từ Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức, nhà văn Võ Thị Hảo, nhà bất đồng chính kiến, nêu quan điểm của mình về các ý kiến trên.

“Tôi cho rằng không bao giờ đảng Cộng sản Việt Nam có dân chủ và kể cả có tách thành hai đảng thì đấy vẫn chỉ là giả hiệu mà thôi.

“Căn cứ là sao? Lịch sử và đường ray mà đảng Cộng sản Việt Nam đã đi và đang đi cho thấy thứ nhất là không bao giờ hy vọng điều đó.

“Điều thứ hai nữa là nếu mà có đa nguyên, đa đảng, thì không có nghĩa là Việt Nam sẽ rơi vào hỗn loạn, cuộc chiến tranh giành đẫm máu, không chắc chắn điều đó.

“Chúng ta thấy nước Nhật Bản đã hai lần cải tổ bằng những “đường ray” dân chủ và nhân quyền mà từ ngoại quốc đưa đến và tỏ ra cực kỳ là tốt.

“Nhân đây tôi xin trả lời câu hỏi của BBC nhân cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ rằng nếu tới đây, trong hai ứng cử viên Trump và Biden, có một người trúng cử, tôi sẽ nói gì với họ?

“Tôi sẽ nói rằng thứ nhất là chúc mừng vị đã thắng cử, bởi vì các vị đã thắng cử là đã trải qua một quá trình luận chiến, một quá trình được kiểm tra và so sánh rất ngặt nghèo, thì các vị mới có thể thắng cử.

“Và mặc dù phẩm chất con người của các vị thế nào, thì vẫn phải đi theo đường ray dân chủ, nhân quyền cũng như là tự do của nước Mỹ.

“Và các vị đương nhiên phải tiếp tục đảm bảo rằng các vị là một trong những người quan tâm đến hòa bình, dân chủ, tự do và nhân quyền cho nước Mỹ và cả thế giới và đương nhiên các vị phải là người dập tắt những tham vọng về độc tài, về có khuynh hướng độc tài và gia đình trị ở bất kỳ nơi đâu và ở ngay trong nước Mỹ.

“Và đối với Việt Nam, nếu Việt Nam tiếp tục là một đối tác và đồng hành với nước Mỹ trong những khía cạnh đó, thì tôi nghĩ đó là một điều tuyệt vời.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54390157

 

Điểm tin trong nước sáng 2/10:

Ba thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Thác Bà cùng xả lũ;

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền

Tâm Minh – Hiểu Minh

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Sáu (2/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Ba thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Thác Bà cùng xả lũ

Do mưa lũ thượng nguồn đổ về, để đảm bảo an toàn vận hành liên hồ chứa, Ban chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống thiên tai đã yêu cầu mở thêm 1 cửa xả đáy ở hồ Sơn La và hồ Thác Bà lúc 16h chiều ngày 1/10.

Hồ Hòa Bình tiếp tục duy trì một cửa xả đáy và sẵn sàng phương án mở thêm cửa xả thứ 2 khi có lệnh.

Người dân và các tổ chức có hoạt động trên sông được cảnh báo có biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền

Ngày 1/10, trả lời báo chí về việc Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật ở gần Hoàng Sa, đây là cuộc tập trận lần thứ 3 gần Hoàng Sa trong năm nay của Trung Quốc.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ Quyền đầy đủ của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Theo người phát ngôn: “Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.”

Bà Hằng nhấn mạnh: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn hoạt động vi phạm tương tự.”

Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí thăm Việt Nam

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về kiểm soát vũ khí, ông Marshall Billingslea đang có chuyến công du tại Việt Nam bàn về mối đe dọa của việc phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực.

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến vào chiều ngày 1/10 tại Hà Nội, trang VNExpress dẫn lời Đặc sứ Billingslea nói: “Việt Nam được chọn làm điểm đến trong chuyến công du này vì những lý do rất rõ ràng, không chỉ nhằm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mà còn vì Việt Nam đang là nước Chủ tịch ASEAN và có nhiều nhà ngoại giao cấp cao dày dạn kinh nghiệm, có nhiều thành tích trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí”.

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết rằng chuyến thăm của đặc phái viên Marshall Billingslea đến Hà Nội là “nhằm trao đổi quan hệ song phương, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm”.

Ông Billingslea đang dẫn đầu phái đoàn công du ba nước châu Á gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Nội dung thảo luận của ông Billingslea với các quan chức ở Hà Nội vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Yonhap của Hàn Quốc trước chuyến công du châu Á, ông Billingslea nói mục đích chuyến đi của ông là thảo luận “sự tăng cường nhanh chóng kho vũ khí hạt nhân và các tên lửa đạn đạo và quy ước của Trung Quốc”.

Tháng 10, có 4-6 đợt không khí lạnh với tần suất gia tăng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, trong tháng 10 này, tần suất không khí lạnh gia tăng; dự tính có khoảng 4-6 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam, đồng thời có khoảng 2-3 xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông.

Trong thời gian từ ngày 01-10/10: Khoảng ngày 05/10, Không khí lạnh ảnh hưởng gây mưa và giảm nhiệt độ các tỉnh Bắc và Trung Bộ.

Các tỉnh Trung Bộ (Bắc và Trung Trung Bộ) do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông có khả năng xuất hiện mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to trong các ngày 06-10/10, tổng lượng mưa trong 5 ngày này tại Bắc và Trung Trung Bộ khoảng 100-200mm.

Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa về chiều tối và đêm; ngày 8-10 cường độ mưa gia tăng. Nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 đến 1,0 độ C.

Bản tin sáng 2/10: Nghi vấn Biden đeo dây bí ẩn, Việt Nam yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền

Theo đề nghị của Tống thống Trump, Mỹ viện trợ Việt Nam 100 máy thở ứng phó đại dịch

Vì sao tập khí công có thể chữa khỏi bệnh?

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-2-10-ba-thuy-dien-hoa-binh-son-la-thac-ba-cung-xa-lu-viet-nam-yeu-cau-trung-quoc-ton-trong-chu-quyen.html

 

Điểm tin trong nước tối 2/10: Nga thu giữ

hơn 36 tấn bưởi Trung Quốc ‘giả dạng’ của Việt Nam;

TP.HCM báo động bùng phát dịch tay chân miệng

Tâm Tuệ

Mục Điểm tin trong nước tối thứ Sáu (2/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Nga thu giữ hơn 36 tấn bưởi Trung Quốc ‘giả dạng’ của Việt Nam

Báo Sputnik (Nga) trích dẫn nguồn tin của RIA VladNews cho biết, chính quyền địa phương của Nga thông báo đã thu giữ 36,6 tấn bưởi Trung Quốc ‘giả dạng’ bưởi Việt Nam để nhập cảnh vào nước này.

Cụ thể vào ngày 26/9, hải quan cảng Vladivostok phát hiện lô hàng trái cây ghi nơi xuất xứ là ‘Việt Nam’ nhưng kiểm tra bên trong thì các nhãn dán trên quả bưởi lại để “Product of China” – tức “Sản phẩm của Trung Quốc”. Một số nhãn mác đã bị cắt đi một phần nhằm che giấu thông tin này.

Việc các thương lái phải giả dạng bưởi Trung Quốc thành bưởi Việt Nam để được nhập vào Nga là vì kể từ ngày 6/1, nước này đã ban hành lệnh hạn chế nhập khẩu trái cây có múi tươi từ Trung Quốc, cũng như các loại trái cây có múi tươi của Trung Quốc từ các nước thứ 3 và các quốc gia thành viên của Liên minh Kinh tế Á – Âu.

TP.HCM báo động bùng phát dịch tay chân miệng

Tuổi trẻ dẫn tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố ghi nhận 6.358 ca tay chân miệng tại 24 quận, huyện. Riêng tuần cuối tháng 9, thành phố ghi nhận 640 ca bệnh – cao nhất trong tất cả các tuần tính từ đầu năm đến nay.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do một loại virus đường ruột gây nên và chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần cho trẻ ăn chín uống sôi, ở sạch, giữ bàn tay sạch, chơi đồ chơi sạch và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Chủ quán nướng bắt nữ khách quỳ xin lỗi lĩnh 12 tháng tù

Trưa hôm 2/10, Toà án TP. Bắc Ninh đã tuyên phạt Nguyễn Văn Thiện, chủ quán, 12 tháng tù và Lăng Văn Vân, nhân viên quán, 9 tháng tù, cùng về tội làm nhục người khác, tin từ báo Pháp Luật TP.HCM.

Trước đó vào giữa tháng 8, chị Hiền đến ăn ở quán của Thiện và phát hiện trong thức ăn có sán nên đã đăng lên mạng xã hội cảnh báo mọi người. Ngay sau đó, Thiện gọi điện thoại mời chị Hiền đến quán để làm sáng tỏ vụ việc. Tại đây, Hiền cùng nhân viên của mình là Vân đã dùng vũ lực bắt chị Hiền quỳ gối xin lỗi đồng thời livestream chia sẻ khắp cộng đồng mạng mặc cho nạn nhân khóc than thảm thiết.

 

Thủy điện Hòa Bình mở thêm một cửa xả lũ

Báo Tuổi trẻ dẫn tin từ Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, lúc 14h hôm nay 2/10, mực nước hồ Sơn La ở cao trình 216,08m (trên mực nước dâng bình thường 1,08m), lưu lượng đến hồ 3.217m 3/s, tổng lưu lượng xả 4.489m 3/s.

Mực nước hồ Hòa Bình ở cao trình 116,99m (dưới mực nước dâng bình thường 0,01m), lưu lượng đến hồ 5.124m 3/s, tổng lưu lượng xả 3.984m 3/s và mực nước hồ Thác Bà lúc 13h00 ở cao trình 58,16m (trên mực nước dâng bình thường 0,16m), lưu lượng đến hồ 1.181m3/s, tổng lưu lượng xả 903m3/s.

Theo đó, Công ty Thủy điện Hòa Bình được yêu cầu mở thêm 1 cửa xả đáy vào lúc 16h cùng ngày.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-2-9-nga-thu-giu-hon-36-tan-buoi-trung-quoc-gia-dang-cua-viet-nam-tp-hcm-bao-dong-bung-phat-dich-tay-chan-mieng.html

Powered by Blogger.