Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Nguyễn Phú Trọng nhập viện khi đến Kiên Giang

Sunday, April 14, 2019 // ,
Trực thăng đưa Nguyễn Phú Trọng từ Kiên Giang về bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn điều trị. Ảnh: Facebook
CTV Danlambao - Chiều ngày 14/4/2019, mạng xã hội xôn xao trước tin tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phải nhập viện trong lúc đến làm việc tại Kiên Giang, nơi được coi là “cái nôi” của gia tộc cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo tin từ một facebook nổi tiếng, ông Trọng được đưa vào khoa Nội B – Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang vào sáng ngày 14/4.
“Cả Rạch Giá đang nóng rực, công an vây kín Bệnh viện. Các bác sĩ ở Chợ Rẫy, Tp.HCM đang được điều xuống, Nguyễn Thiện Nhân cũng bay trực thăng!”
Blogger này còn cho biết thêm, đến 15:35’ chiều cùng ngày, ông Trọng đã được đưa lên trực thăng để chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn tiếp tục điều trị.
Đến 17:30’, các bác sỹ đã tiến hành chụp cộng hưởng từ não cho ông Trọng.
Công an túc trực trước bệnh viện Chợ Rẫy, nơi đang cấp cứu cho TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Facebook
Một số hình ảnh phổ biến trên facebook chiều cùng ngày cũng cho thấy có rất đông công an mặc sắc phục, cảnh sát giao thông và dân phòng túc trực xung quang khu vực bệnh viện Chợ Rẫy.
Nhiều cán bộ, nhân viên đang trong ca trực tại Chợ Rẫy cũng đã bị yêu cầu lập tức rời khỏi khu vực bệnh viện để bộ công an “tiếp quản”.
Nguồn tin rò rỉ ra bên ngoài cho hay, Nguyễn Phú Trọng được xác định là bị xuất huyết não, nhưng không rõ có nguy hiểm đến tính mạng hay không.
Đột ngột đến Kiên Giang
Thông tin từ báo chí Việt Nam cho hay, ông Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn cán bộ cao cấp trung ương bất ngờ đến Kiên Giang vào chiều ngày 13/4.
Đây dường như là chuyến đi đường đột và không nằm trong lịch trình của tổng bí thư.
Ngay khi vừa đặt chân đến Kiên Giang, Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm một số doanh nghiệp địa phương.
Đến sáng ngày 14/4, ông Trọng tiếp tục đến làm việc với đảng bộ tỉnh Kiên Giang, đồng thời căn dặn: “tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, vì sắp tới yêu cầu ngày càng cao, nhiệm vụ rất nặng nề, còn nhiều khó khăn, trăn trở”.
Nguyễn Phú Trọng đột ngột ngã bệnh sau khi đến Kiên Giang gặp bí thư Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Báo Thanh Niên
Đến khoảng 11 giờ trưa ngày 14/4, sau khi làm việc xong với bí thư Nguyễn Thanh Nghị và các cán bộ chủ chốt của Kiên Giang, ông Trọng bất ngờ cảm thấy choáng váng và nhức đầu dữ dội, liền được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Trong hai ngày làm việc tại Kiên Giang, người luôn phải có mặt bên cạnh Nguyễn Phú Trọng là bí thư Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Việc ông Trọng đột ngột ngã bệnh tại Kiên Giang, nơi được coi là cái nôi của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng, đã tạo nên những lời đồn đoán khác nhau trong dư luận.
Đặc biệt là vụ việc xảy ra chỉ ngay sau vụ bắt giam đối với ông Phạm Nhật Vũ, em trai tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng, liên quan đến thương vụ MobiFone mua AVG gây thất thoát cho ngân sách nhà nước 7 ngàn tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng, là người có vai trò “chủ mưu” trong thương vụ được coi là “đại án” này. Theo một số dự đoán, đích đến cuối cùng mà ông Trọng nhắm đến là phải khởi tố cho bằng được bà Nguyễn Thanh Phượng, triệt hạ hoàn toàn tiềm lực kinh tế của gia đình Nguyễn Tấn Dũng.
Việc ông Trọng đường đột đến Kiên Giang nằm trong kế hoạch đã định sẵn, nhưng cú ngã bệnh của ông đã khiến mọi toan tính có nguy cơ đổ bể phút chót. Người tính không bằng trời tính là vậy!
14/4/2019

Nguyễn Phú Trọng bị xuất huyết não, vẫn đang hôn mê, tình trạng nguy kịch – Theo Người Quan Sát (Danlambao)

Nguyễn Phú Trọng bị xuất huyết não, vẫn đang hôn mê, tình trạng nguy kịch – Theo Người Quan Sát (Danlambao)
15/4/2019
Người Quan Sát (Danlambao) - Nguyễn Phú Trọng bất ngờ bị đột quỵ khi đến làm việc tại Kiên Giang trưa ngày 14/4/2019, đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 76 của vị tổng bí thư kiêm chủ tịch nước đầy quyền uy này.Sau khi được các bác sỹ bệnh viện đa khoa Kiên Giang chuẩn đoán bị xuất huyết não, ông Trọng lập tức được cáng lên chuyên cơ đưa về Sài Gòn trong tình trạng hôn mê.

Ông Nguyễn Thanh Nghị cũng có mặt trên chuyến bay “định mệnh” này. Sự có mặt của ông bí thư Kiên Giang có lẽ không phải để chăm sóc cho tổng bí thư, mà đúng hơn, ông Nghị bị buộc phải đóng vai trò là một “con tin”, đảm rằng bảo sẽ không có bất cứ một “tai nạn” hàng không ngẫu nhiên nào có thể xảy ra.
Thân phụ ông Nghị, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã có mặt và chờ sẵn từ rất sớm để cùng với bộ công an “tiếp quản” toàn bộ bệnh viện Chợ Rẫy – nơi dự kiến sẽ là một điểm nóng trong những ngày tới.
Giữ bí mật thông tin sức khỏe TBT
Từ sân bay Tân Sơn Nhất, ông Trọng được đưa lên xe cứu thương, hộ tống bởi trên 30 chiếc xe biển xanh hú còi dẹp đường, đưa thẳng đến bệnh viện Chợ Rẫy.
Sự có mặt của bệnh nhân “siêu VIP” này, với đội xe tháp tùng hùng hậu nối đuôi nhau kẹt cứng lập tức gây náo động toàn bộ khu vực bệnh viện.
Mọi hoạt động khám chữa bệnh bình thường tại Chợ Rẫy cũng bị ảnh hưởng theo. Người nhà và bệnh nhân đang điều trị tại đây đã tỏ ra khá bất bình khi họ phải đi lòng vòng mãi mới vào được bên trong.
Trước đó, nhiều cán bộ, viên chức và y bác sỹ tại bệnh viện Chợ Rẫy đã được yêu cầu rời khỏi ca trực để ra về mà không nêu rõ lý do.
Bên ngoài, lực lượng công an đông đảo, gồm cả thường phục lẫn sắc phục xuất hiện dày đặc tại những ngả đường dẫn đến bệnh viện. Những người đi ngang vô tình mở điện thoại lập tức bị những kẻ lạ mặt tiếp cận kiểm tra, không cần biết có chụp ảnh hay không.
Hành lang bệnh viện đông nghẹt công an, đứng đầy cả trong thang máy lẫn thang bộ. Đi đâu cũng có người theo sát, mặt ai cũng lộ vẻ căng thẳng và đằng đằng sát khí.
Trong khi đó, một số khu vực trong bệnh viện thì lại vắng tanh không một bóng người, ngỡ như lạc vào bệnh viện ma.
Công an dày đặc trước bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Facebook
Gần như toàn bộ hệ thống chính trị đã được huy động nhằm giữ bí mật tuyệt đối mọi thông tin về tình trạng sức khỏe của ông tổng bí thư.
Không một tờ báo nào ở Việt Nam dám đăng tin, dù vụ việc đang là đề tài nóng nhất từ đầu năm đến nay. Ngay cả những người thạo tin trong nước cũng tỏ ra e dè. Theo luật bảo vệ bí mật nhà nước vừa được quốc hội CSVN thông qua, sức khỏe lãnh đạo được xếp vào danh mục “bí mật nhà nước”.
Thậm chí, đến cả những bác sĩ chuyên khoa đầu ngành cũng bị bắt phải giao nộp điện thoại trước khi tiến hành điều trị.
Vì sao lại là Kiên Giang?
Đến 17:30′, Nguyễn Phú Trọng đã được đưa đi chụp MRI (cộng hưởng từ) não trong tình trạng vẫn còn hôn mê. Bệnh nhân nhanh chóng được xác định là bị xuất huyết não, tình trạng nguy kịch. Dù có cứu chữa được thì cũng sẽ để lại di chứng như bị liệt hoặc rối loạn nhận thức…
Thông tin này, nếu được xác nhận, sẽ là một dấu chấm hết đối với tương lai chính trị của ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người mà hầu như vẫn chưa có dấu hiệu sẽ chuyển giao quyền lực tại đại hội 13 vào năm 2021.
Để trấn an dư luận, một số ngòi bút thân cận với ban tuyên giáo CSVN đã lập tức tung ra những thông tin đầy lạc quan về sức khỏe ông Trọng. Một nhà báo “tín hiệu” nổi tiếng thậm chí còn nói rằng ông Trọng chỉ bị “choáng” một chút và không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, chỉ cần nhìn phản ứng cuống cuồng của những kẻ tháp tùng ông Trọng tại bệnh viện Chợ Rẫy thì ai cũng hiểu rằng “người đốt lò vĩ đại” của họ vẫn đang trong cơn thập tử nhất sinh.
Rất nhiều “đồng chí” của ông Trọng sẽ phải hồi hộp ngóng tin. Sự ra đi đường đột luôn để lại một khoảng trống chính trị rất lớn cho các phe phái trong đảng mặc sức tranh giành.
Trong số này, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng con cái và thuộc hạ của ông ta đã có thể thở phào nhẹ nhõm lần đầu tiên kể từ đại hội 12 đến nay.
Chuyên cơ chở ông Nguyễn Phú Trọng từ Kiên Giang về Sài Gòn cấp cứu. Ảnh: Facebook
Ông Trọng có lẽ sẽ không phải nhập viện trong ngày sinh nhật lần thứ 76 của mình nếu như ông ta không quá coi thường đối thủ.
Trước đó, vào ngày 12/4/2019, ông Phạm Vũ Hồng – Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ký tờ trình xin thành lập thành phố Phú Quốc trước khi lập đặc khu.
Một ngày sau, chiều 13/4/2019, ông Trọng cùng phái đoàn cao cấp từ trung ương bất ngờ đến Kiên Giang làm việc với bí thư Nguyễn Thanh Nghị, con trai ông Nguyễn Tấn Dũng.
Cùng lúc đó, thuộc hạ ông Trọng tại bộ công an đã tiến hành bắt giam Phạm Nhật Vũ, em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng với cáo buộc đưa hối lộ. Ông Trọng có lẽ cũng muốn xem phản ứng của Nguyễn Thanh Nghị khi nghe tin này.Ông ta cũng đã không giấu giếm ý đồ sẽ bắt tiếp em gái ông Nghị là Nguyễn Thanh Phượng, ái nữ của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đến lúc này thì “người tử tế” cũng không thể ngồi yên.
Cú đột quỵ của Nguyễn Phú Trong vào buổi trưa ngày 14/4/2019, ngay giữa đảng bộ Kiên Giang, là một câu trả lời rất rõ ràng từ phía Nguyễn Tấn Dũng. Bị đâu không bị, bị ở Kiên Giang thì khó ai tin rằng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Khi bài viết này đang được hoàn tất, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nguyễn Phú Trọng bắt đầu hồi tỉnh. Mà nếu có tỉnh thì “người đốt lò vĩ đại” khó có thể bùng cháy thêm bất cứ lần nào nữa khi sự nghiệp chính trị đã ở bên kia sườn dốc. Cái câu “Sinh Bắc tử Nam” dùng để xúi dục hàng triệu thanh niên miền Bắc khia xưa không ngờ cũng có ngày ứng nghiệm đối với người đứng đầu đảng CSVN.
15/04/2019

Powered by Blogger.