Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Viện Virus Vũ Hán được nhận tài trợ từ tiền thuế của người Mỹ

Sunday, February 21, 2021 // ,
Viện Virus Vũ Hán được nhận tài trợ từ tiền thuế của người Mỹ

Viện Virus học Vũ Hán được phép nhận tài trợ từ tiền thuế của người Mỹ cho nghiên cứu động vật đến hết tháng 1/2024, theo Western Journal.

Viện Virus học Vũ Hán, nơi được cho là có liên quan đến COVID-19. (Ảnh: Wikidata).  

Giám đốc hiện tại của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) là Tiến sĩ Francis Collins, người được cựu Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào năm 2009.

Hôm thứ Ba (16/2), cơ quan này đã nói với tờ Daily Caller rằng, họ chấp thuận sử dụng tiền của người đóng thuế Mỹ để chi trả cho nghiên cứu động vật tại Viện Virus học Vũ Hán cho đến năm 2024.

Viện Virus học Vũ Hán đã bị chỉ trích vì cáo buộc làm rò rỉ virus COVID-19, gây ra trận đại dịch càn quét thế giới.

Năm ngoái, Diêm Lệ Mộng, một nhà virus học Trung Quốc đã cáo buộc COVID-19 được tạo ra trong một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát tán loại virus này “có chủ đích”.

“[COVID] đến từ phòng thí nghiệm – phòng thí nghiệm ở Vũ Hán – và phòng thí nghiệm được kiểm soát bởi chính phủ Trung Quốc,” Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng nói.

Cô khẳng định cáo buộc của mình đã được xác nhận bởi các bác sĩ cô biết, từng làm việc tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc. Tiến sĩ hiện đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ vì cho rằng nếu ở lại Trung Quốc và cố gắng vạch trần vai trò của ĐCSTQ trong việc tạo ra đại dịch, cô sẽ “biến mất và bị giết”.

Viện Virus học Vũ Hán đã nhận được 600.000 USD tiền thuế của người Mỹ từ năm 2014 đến năm 2019 cho mục đích nghiên cứu. Số tiền này được chuyển đến phòng thí nghiệm thông qua nhóm phi lợi nhuận EcoHealth Alliance, DCNF đưa tin.

Chủ tịch EcoHealth, Peter Daszak là thành viên Hoa Kỳ duy nhất trong phái đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới đến điều tra nguồn gốc của COVID-19 ở Trung Quốc. Hiện phái đoàn của WHO vẫn chưa công bố báo cáo về những phát hiện của mình.

Tuy nhiên, ông Daszak nói với Tòa Bạch Ốc rằng họ nên chấp nhận kết luận của phái đoàn và cho biết rất ít khả năng virus đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Ông Daszak cũng bác bỏ các báo cáo tình báo của Mỹ chỉ ra rằng, các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Vũ Hán đã bị nhiễm virus corona vài tháng trước khi những ca bệnh đầu tiên được công khai vào tháng 12/2019.

Một tờ thông tin của Bộ Ngoại giao công bố ngày 15/1, những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump, cho biết: “Chính phủ Hoa Kỳ có lý do để tin rằng một số nhà nghiên cứu trong Viện Virus Vũ Hán bị ốm vào mùa thu năm 2019, trước khi trường hợp [nhiễm COVID-19] bùng phát đầu tiên được xác định, với các triệu chứng phù hợp với cả COVID-19 và các bệnh thông thường theo mùa.”

“ĐCSTQ đã ngăn cản các nhà báo độc lập, các nhà điều tra và các cơ quan y tế toàn cầu phỏng vấn các nhà nghiên cứu tại Viện Virus Vũ Hán, bao gồm những người đã bị bệnh vào mùa thu năm 2019,” Bộ Ngoại giao cho biết thêm trong tờ thông tin.

Western Journal nhận định, thật đáng buồn khi tiền thuế của người Mỹ được cung cấp cho đối thủ Trung Quốc giàu có trong khi hàng triệu người Mỹ thất nghiệp, bị nhiễm hoặc chết vì viêm phổi Vũ Hán.

https://www.dkn.tv/the-gioi/vien-virus-vu-han-duoc-nhan-tai-tro-tu-tien-thue-cua-nguoi-my.html

Biểu tình lớn chưa từng có nổ ra khắp Myanmar

17/02/2021


Những người biểu tình tụ tập gần chùa Sula, thành phố Yangon, Myanmar, hôm 17/2
Những người biểu tình tụ tập gần chùa Sula, thành phố Yangon, Myanmar, hôm 17/2

Những người biểu tình ở Myanmar tập hợp hôm thứ Tư 17/2 với số lượng lớn nhất từ trước đến nay để phản đối việc quân đội tiếm quyền bằng cuộc đảo chính hôm 1/2.

Ngoài Yangon ra, các cuộc biểu tình mới cũng diễn ra ở thành phố lớn thứ hai của Myanmar là Mandalay và thủ đô Naypyitaw, bất chấp lệnh cấm tụ tập từ 5 người trở lên. Đến tối 17/2, chưa có tin tức nào cho thấy có bạo lực lớn xảy ra hay không.

Lượng người đổ xuống đường biểu tình hôm 17/2 ở Yangon dường như là một trong những cuộc tập hợp lớn nhất cho đến nay ở thành phố. Những người biểu tình áp dụng chiến thuật chặn đường của lực lượng an ninh bằng cách mở nắp ca-pô xe và đỗ ở giữa đường với lý do hỏng máy.

Tại Naypyitaw, hàng nghìn người, bao gồm cả nhân viên ngân hàng tư nhân và kỹ sư, đã tuần hành trên các đại lộ rộng lớn, hô hào đòi thả bà Suu Kyi và Tổng thống Win Myint. Người biểu tình cũng đổ ra đường phố của Mandalay.

Cảnh sát vừa đưa ra cáo buộc mới đối với bà Suu Kyi, luật sư của bà cho biết hôm 16/2, một động thái có khả năng buộc bà bị quản thúc tại gia và càng làm cho công chúng tức giận hơn.

Trước đó, bà Suu Kyi đã phải đối mặt với cáo buộc về sở hữu trái phép máy bộ đàm.

Luật sư Khin Maung Zaw nói với các phóng viên sau cuộc gặp với một thẩm phán rằng cáo buộc mới liên quan đến một đạo luật được áp dụng để truy tố những người vi phạm các quy định về phòng chống dịch virus corona. Theo luật này, hình phạt tối đa là ba năm tù.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã lên án mạnh mẽ hành động pháp lý nhằm vào bà Suu Kyi.

“Các cáo buộc mới do quân đội Myanmar bịa đặt ra nhằm vào bà Aung San Suu Kyi là sự vi phạm rõ ràng đối với nhân quyền của bà”, ông Johnson viết trên Twitter. “Chúng tôi sát cánh với người dân Myanmar và sẽ đảm bảo là những người đứng sau cuộc đảo chính đó sẽ phải chịu trách nhiệm”, ông khẳng định.

Trung Quốc cho đến nay chưa lên án cuộc tiếm quyền. Một số người biểu tình Myanmar cáo buộc rằng Bắc Kinh chống lưng cho chính quyền Myanmar. Trung Quốc lâu nay là nhà cung cấp vũ khí chính cho Myanmar và có các khoản đầu tư lớn vào nước này.

Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar, Chen Hai, cho biết Bắc Kinh mong muốn những người biểu tình và quân đội Myanmar có thể giải quyết những khác biệt của họ thông qua đối thoại, theo nội dung của một cuộc phỏng vấn được đăng trên trang Facebook của đại sứ quán Trung Quốc hôm 16/2.

Ông nói: “Những diễn biến hiện tại ở Myanmar hoàn toàn không phải là những gì Trung Quốc muốn thấy”.

Ông Chen cũng phủ nhận chuyện Trung Quốc đang giúp Myanmar kiểm soát việc truy cập internet và chuyện binh lính Trung Quốc đang xuất hiện trên đường phố Myanmar.

VOA 

Máy bay bất ngờ gặp sự cố, hàng loạt mảnh vỡ rơi xuống khu dân cư

  Chủ nhật, 21/02/2021 | 10:02 GMT+7

Sự kiện: 

Tin tức thế giới mới nóng 24h

Một chiếc máy bay của Mỹ mới đây đã phải hạ cánh khẩn cấp ngay khi vừa cất cánh không lâu vì gặp trục trặc về động cơ.

Theo US News, một chuyến bay của hãng hàng không United Airlines vừa hạ cánh an toàn xuống Sân bay Quốc tế Denver (Colorado, Mỹ) vào hôm 20/2 (giờ địa phương) do động cơ bên phải bị hỏng. Sự cố khiến một số bộ phận của máy bay rơi ra bên ngoài.

Máy bay bất ngờ gặp sự cố, hàng loạt mảnh vỡ rơi xuống khu dân cư - Ảnh 1

Chiếc máy bay Boeing 777-200 của Mỹ mới đây đã phải hạ cánh khẩn cấp vì động cơ bên phải bốc cháy. Ảnh: Reuters

Hãng hàng không cho biết có 231 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn trên chiếc máy bay Boeing 777-200 mang số hiệu 328 vào thời điểm gặp sự cố. Được biết, máy bay cất cánh từ Denver, Colordo (Mỹ), dự kiến bay tới Hawaii (Mỹ) nhưng buộc phải hạ cánh khẩn cấp vì sự cố. Hiện, vẫn chưa có báo cáo về tình hình thương vong, cả ở trên máy bay và dưới mặt đất.

Lực lượng cảnh sát Broomfield (bang Colorado) đã đăng tải những hình ảnh sau sự cố cho thấy các mảnh vỡ máy bay gồm động cơ và một số bộ phận khác nằm rải rác trên mặt đất trước một ngôi nhà và sân cỏ ở một khu dân cư cách Denver vài chục km. Một video được chia sẻ ghi lại cảnh một động cơ của máy bay đang bốc cháy trong khi một video khác lại quay được cảnh đảm khói đen kịt do máy bay để lại.

Máy bay bất ngờ gặp sự cố, hàng loạt mảnh vỡ rơi xuống khu dân cư - Ảnh 2
Máy bay bất ngờ gặp sự cố, hàng loạt mảnh vỡ rơi xuống khu dân cư - Ảnh 3
Máy bay bất ngờ gặp sự cố, hàng loạt mảnh vỡ rơi xuống khu dân cư - Ảnh 4

Các mảnh vỡ từ máy bay rơi rải rác trước một ngôi nhà và trên sân cỏ. Ảnh: Reuters, Twitter

Hiện, các cơ quan chức năng đang phối hợp mở cuộc điều tra để làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự cố. Để phục vụ công tác điều tra, người dân được khuyến cáo không nên chạm vào hoặc di chuyển các mảnh vỡ của máy bay khi phát hiện ra chúng. Được biết, cơ quan điều tra sẽ tập trung vào nguyên nhân khiến động cơ máy bay bị hỏng, đồng thời xem xét liệu cánh quạt có hỏng hay không.

Đinh Kim (Theo US News)

Tin Hải Ngoại - SGB

 


Tin Hoa Kỳ - SGB

 Hoa Kỳ

Tin thế giới - VOA

Powered by Blogger.