Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bầu cử Mỹ: Tòa Tối cao bác vụ kiện ở bang Pennsylvania

Tuesday, December 8, 2020 // ,
Bầu cử Mỹ: Tòa Tối cao bác vụ kiện ở bang Pennsylvania

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ngày 8/12 từ chối ngăn tiểu bang Pennsylvania chính thức hoá chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống 3/11 tại bang này.

Toà bác yêu cầu của dân biểu Mike Kelly, một đồng minh của Tổng thống Trump, cùng các đảng viên Cộng hoà khác ở Pennsylvania trong đơn kiện cho rằng việc bang này mở rộng bỏ phiếu qua bưu điện là bất hợp pháp, chiếu theo luật tiểu bang.

Giới hữu trách của bang đã xác nhận kết quả bầu cử.

Nguyên đơn phía Cộng hoà nói chương trình bỏ phiếu qua đường bưu điện được thông qua ở Pennsylvania vào năm 2019, vốn cho phép cử tri bỏ phiếu qua bưu điện với bất cứ lý do nào, vi phạm luật tiểu bang.

9/12/2020

https://www.voatiengviet.com/a/5692540.html 

Thiết quân luật là gì?

// ,
Thiết quân luật là gì?

Tác giả: Đông Bắc – Nguồn: NTD Vietnam – Mon, Dec 7, 2020

Sau TT Lincoln và TT Roosevelt, TT Trump sẽ thiết quân luật, bắt giam những kẻ tội đồ tham nhũng và phản quốc?

Cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump và tướng quân đội đã nghỉ hưu Michael Flynn đã kêu gọi Tổng thống Trump tạm thời đình chỉ Hiến pháp và tuyên bố thiết quân luật. (Tổng hợp)

Ngày 2/12, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump và là tướng quân đội đã nghỉ hưu Michael Flynn đã kêu gọi Tổng thống Trump tạm thời đình chỉ Hiến pháp và tuyên bố thiết quân luật để quân đội giám sát cuộc bầu cử mới của Hoa Kỳ nhằm “phản ánh ý chí thực sự của người dân”.
Thiết quân luật cho phép quân đội có quyền gạt các chính quyền dân sự sang một bên, các quyết định chính sách lúc này được thực hiện bởi các sĩ quan quân đội chứ không phải là các quan chức dân cử. Những người bị buộc tội sẽ bị đưa ra xét xử trước tòa án binh chứ không tòa án dân sự thông thường. Nói tóm lại, lúc này quân đội nắm toàn quyền.
Nước Mỹ có thể bị tàn phá ở mức độ chưa từng thấy kể từ Nội chiến

Ngày 2/12, Tướng Michael Flynn tweet cùng với bản kiến nghị của tổ chức phi lợi nhuận “We The People Convention” (WTPC) rằng:
“Tự do không bao giờ quỳ gối, ngoại trừ trước Thiên Chúa”.
Lời kêu gọi thiết quân luật được đưa ra sau khi nhiều kênh truyền thông dòng chính Mỹ “xác nhận” ứng cử viên tổng thống “truyền thông” đảng Dân chủ Joe Biden là “Tổng thống”, trong thời điểm đương kim Tổng thống Trump vẫn tiếp tục theo đuổi các vụ kiện tụng tranh chấp kết quả bầu cử. Các cử tri đoàn đại biểu cho mỗi bang dự kiến sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống vào ngày 14/12, trong khi ngày 23/12 là hạn chót công bố kết quả của đại cử tri.
Bản kiến nghị của WTPC cũng đề cập đến những hành động mà Tổng thống Abraham Lincoln đã thực hiện trong cuộc Nội chiến như sau:
• Cố TT Lincoln ra lệnh đóng cửa hàng trăm tờ báo miền Bắc đã phản đối ông và bắt giữ các chủ báo cùng biên tập viên.
• Cố Tổng thống Lincoln đã ra lệnh bắt giữ Dân biểu bang Ohio là Clement Vallandigham vì tội chống đối Tổng thống.
• Chánh án Tối cao Pháp viện ra phán quyết rằng Tổng thống Lincoln đã vi phạm Hiến pháp Mỹ khi đình chỉ bất hợp pháp Lệnh đình quyền giam giữ (Habeas Corpus). Ngay sau đó, Tổng thống Lincoln đã ký lệnh bắt giữ vị Chánh án này.
• Cố Tổng thống Lincoln đã ra lệnh bắt giữ hàng ngàn người ở tiểu bang Maryland vì “tình nghi ủng hộ Miền Nam”, trong đó ông đã ra lệnh bắt giữ nghị sĩ Henry May (Maryland). Những người này đã bị bắt và bị giam trong các nhà tù quân sự.

Mặc dù những quyết định đó của Tổng thống Lincoln vẫn còn đang tranh luận cho đến ngày nay, nhưng không thể phủ nhận rằng những hành động của ông đã “cứu nền Cộng hòa”. (Getty)
Bản kiến nghị cũng viết rằng, mặc dù những quyết định đó của Tổng thống Lincoln vẫn còn vấp phải tranh luận cho đến ngày nay, nhưng không thể phủ nhận những hành động của ông đã “cứu nền Cộng hòa”, và là một phần lý do khiến ông được coi là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ (1):
“Trong chiều dài lịch sử, thậm chí cả cựu Tổng thống Obama đã đánh giá Tổng thống Lincoln là Tổng thống vĩ đại nhất của chúng ta, nhưng ít ai vào thời điểm ấy lại có thể đồng ý với các biện pháp mà ông thi hành. Cũng vậy, như lúc này đây, một Tổng thống với lòng dũng cảm và kiên tâm là cần thiết để bảo toàn Liên minh”.
“Ngài cũng phải hành động, giống như Tổng thống Lincoln đã làm, để bịt miệng những tuyên truyền một chiều của các phương tiện truyền thông phá hoại được thiết kế và chứng minh để ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, và chấm dứt sự kiểm duyệt bất hợp pháp của Big Tech, để khôi phục niềm tin của Người dân Mỹ vào quá trình bầu cử của chúng ta hoặc chúng ta không thể tiếp tục với tư cách là một quốc gia”.
“Nếu không làm như vậy có thể dẫn đến bạo lực và tàn phá lớn ở mức độ chưa từng thấy kể từ Nội chiến. Thiết quân luật giới hạn rõ ràng là một lựa chọn tốt hơn Nội chiến!”.
Bản kiến nghị cũng được đăng bởi luật sư Lin Wood và ông đã lập luận rằng nước Mỹ đang trên bờ vực của một cuộc Nội chiến khác.
“@RealDonaldTrump nên tuyên bố thiết quân luật”.

Luật sư Lin Wood: “@RealDonaldTrump nên tuyên bố thiết quân luật”. (Wikimedia Commons)
Vậy bối cảnh nào khiến Tổng thống Lincoln phải ban hành Thiết quân luật?
Nhờ áp đặt thiết quân luật, TT Lincoln đã cứu được nền Cộng hòa non trẻ
Trong cuộc Nội chiến Mỹ kéo dài từ năm 1861-1865, Tổng thống Lincoln đã nắm giữ quyền lực nhiều hơn bất cứ tổng thống tiền nhiệm nào trước đó. Ông đã ban hành thiết quân luật và trì hoãn các quyền pháp định trong suốt thời Nội chiến.
Vào ngày 15/9/1863, khi cuộc nội chiến ngày càng diễn biến cam go và phức tạp, Tổng thống Lincoln đã áp đặt thiết quân luật theo ủy quyền của Quốc hội. Đạo luật ủy quyền cho phép Tổng thống đình chỉ Lệnh đình quyền giam giữ có tên là Habeas Corpus (một cơ chế pháp luật bảo hộ quyền nhân thân).
Để lý giải cho quyết định trên, Tổng thống Lincoln đã viện dẫn Điều khoản về Đình chỉ trong Hiến pháp Mỹ, trong đó nêu rõ “lệnh đình quyền giam giữ sẽ không bị đình lại trừ khi xảy ra nổi loạn và việc đảm bảo an toàn của cộng đồng đòi hỏi việc này”.
Tổng thống Lincoln đã áp đặt lệnh đình chỉ Habeas Corpus, cho phép chính quyền của ông có toàn quyền bắt giữ tất cả tù nhân chiến tranh, gián điệp, hay những kẻ nội gián tiếp tay cho kẻ thù, cũng như áp dụng đối với mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả những người chăn ngựa.
Tuy nhiên, khi Tổng thống Lincoln áp đặt thiết quân luật, ông đã bị thách thức bởi các thẩm phán tại Tối cao Pháp viện, khi Tòa án ra phán quyết tại Ex parte Milligan, 71 US 2 [1866] rằng, việc Tổng thống thiết quân luật bằng cách đình chỉ Habeas Corpus là vi hiến.
Sự việc này khởi nguồn từ một “vụ án” khi quân đội bắt giữ, truy tố và kết án tử hình một người đàn ông tên là Lambdin P. Milligan. Một tòa án quân sự được thành lập dưới quyền của Tổng thống Lincoln đã buộc tội ông ta trợ giúp quân đội Liên minh miền Nam.
Các luật sư của bị cáo Lambdin P. Milligan đã dựa trên luật Habeas Corpus, cho rằng việc tòa án quân sự xét xử trong khi tòa án dân sự vẫn tiếp tục thụ lý vụ án là hành động vi hiến. Họ lập luận rằng, bị cáo Milligan không phục vụ trong quân đội Mỹ, không phải là tù nhân chiến tranh, và cũng không sống trong khu vực đang có các cuộc nổi dậy chống lại chính phủ liên bang, nên quân đội Mỹ không có thẩm quyền bắt giữ, xét xử và kết án ông ta.
Tối cao Pháp viện đã ra phán quyết rằng, chỉ có Quốc hội mới có thể đình chỉ Habeas Corpus, và dân thường không thể bị xét xử ở tòa án quân sự, ngay cả trong thời chiến. (2)
Phán quyết của Tối cao Pháp viện trong vụ kiện này cũng tương đồng với phán quyết của Tối cao Pháp viện cách đó 5 năm, khi ấy vào năm 1861, Tòa án về cơ bản đã ủng hộ phán quyết của Thẩm phán Roger Taney khi ông ta phản đối Tổng thống Lincoln đình chỉ Habeas Corpus. Vì sự nguy cấp an ninh quốc gia, Tổng thống Lincoln đã ban hành thiết quân luật vào ngày 27/4/1861.
Ngày 25/5/1861, nghị sĩ John Merryman tại nghị viện tiểu bang Maryland đã bị bắt giữ vì tội cản trở quân đội Liên bang miền Bắc hành quân từ Baltimore đến Washington trong cuộc Nội chiến. Ông ta đã bị các sĩ quan quân đội Liên bang miền Bắc giam giữ tại Pháo đài McHenry.

Ngày 25/5/1861, nghị sĩ John Merryman tại nghị viện tiểu bang Maryland đã bị bắt giữ vì nỗ lực cản trở quân đội Liên bang miền Bắc hành quân từ Baltimore đến Washington trong cuộc Nội chiến. (Wikipedia)
Luật sư của John Merryman đã ngay lập tức đệ đơn lên Tòa án Liên bang phản đối các cáo buộc, và yêu cầu Tòa áp dụng lệnh Habeas Corpus. Tuy nhiên, Tổng thống Lincoln vẫn quyết định đình chỉ Habeas Corpus, và vị tướng tư lệnh tại Pháo đài McHenry cũng từ chối trao trả John Merryman cho chính quyền miền Nam.
Chánh án Tối cao Pháp viện khi ấy là Roger Taney đã ban hành phán quyết rằng, Tổng thống Lincoln không có quyền đình chỉ Habeas Corpus và sắc lệnh hành pháp này của Tổng thống là vi hiến. Tuy nhiên, cả Tổng thống Lincoln và Quân đội Liên bang miền Bắc đã phớt lờ phán quyết trên của Chánh án Roger Taney, đã không trả lời, kháng nghị, và cũng không ra lệnh phóng thích John Merryman. Bản thân Quốc hội Mỹ cũng không chống lại quyết định này của Tổng thống Lincoln.
Trong bài phát biểu vào ngày 4/7/1861, Tổng thống Lincoln đã tỏ ra thách thức Tối cao Pháp viện, và khẳng định rằng ông cần phải đình chỉ Habeas Corpus để dập tắt các cuộc nổi dậy ở miền Nam. Tổng thống Abraham Lincoln cũng thừa nhận rằng, việc ông “đơn phương” đình chỉ Habeas Corpus trong Nội chiến đã gây tranh cãi về mặt Hiến pháp, nhưng là quyết định cần thiết để áp dụng bảo vệ tính toàn vẹn của Liên bang” (3)

Tổng thống Abraham Lincoln thừa nhận rằng việc ông “đơn phương đình chỉ Habeas Corpus trong Nội chiến đã gây tranh cãi về mặt Hiến pháp, nhưng là cần thiết để áp dụng để bảo toàn Liên bang”. (Getty)
Tổng thống Roosevelt: Cưỡng chế một bộ phận dân chúng gốc Nhật phải vào trại tập trung
8 giờ sáng ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công phủ đầu căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng trên đảo Oahu (Hawaii) khiến hơn 2.400 lính Mỹ tử trận, cùng nhiều tàu chiến và máy bay bị phá hủy. Một ngày sau, ngày 8/12/1941, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã gọi đó là ngày Ô nhục và đọc Tuyên cáo Chiến tranh, chính thức công bố Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản.
Tuy nhiên, cuộc tấn công Trân Châu Cảng chỉ là cú mở màn cho một chiến dịch quân sự trải dài trên khắp Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Nhật Bản. Trong những tuần sau đó, Nhật Bản đã tấn công và đánh chiếm Philippines, Thái Lan, Myanmar, Singapore, Hong Kong, Malaya (một phần của Malaysia ngày nay), Đông Ấn Hà Lan (một phần của Indonesia ngày nay) và lãnh thổ Mỹ như đảo Guam, đảo Wake.

Cuộc tấn công Trân Châu Cảng chỉ là cú mở màn cho một chiến dịch quân sự trải dài trên khắp Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Nhật Bản. (Getty)

Với khí thế ngùn ngụt khi ấy, liệu Úc và cả Bờ Tây của Hoa Kỳ có phải là mục tiêu tiếp theo của đế chế phát xít Nhật? Với phần lớn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã bị suy yếu hoặc bị vô hiệu hóa sau trận Trân Châu Cảng, viễn cảnh người Nhật tập kích miền Tây duyên hải Hoa Kỳ là một khả năng rất thực tế và khá đáng sợ đối với người Mỹ khi ấy.

Do lo ngại trong số những kiều dân Nhật Bản đang sinh sống tại Mỹ ẩn chứa nguy cơ làm “gián điệp và phá hoại”, ngày 19/2/1942, Tổng thống Roosevelt đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp số 9066, ngăn cấm các công dân Mỹ gốc Nhật không được sinh sống ở một số khu vực “quân sự trọng yếu” đối với an ninh quốc gia, và thiết lập các trại tập trung cho người Mỹ gốc Nhật trên toàn nước Mỹ.
Lệnh cưỡng chế này được phổ biến tới toàn bộ công chúng Mỹ. Toàn bộ người Mỹ gốc Nhật (thuộc thế hệ di dân thứ nhất không có quốc tịch Mỹ cũng như có hai quốc tịch) cư ngụ dọc bờ biển phía Tây Hoa Kỳ (gồm các tiểu bang California, Washington, Oregon cho đến phía nam bang Arizona) đều phải di dời khỏi nơi cư trú để vào sinh sống trong các khu tập trung do chính phủ Mỹ lập ra cho đến khi nào chiến tranh kết thúc. Kết quả của sắc lệnh này khiến hơn 110.000 người nhập cư Nhật Bản và công dân Mỹ gốc Nhật bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, tài sản… để đến các trại tập trung.
Vào ngày 20/8/1942, quân đội Mỹ ở Honolulu (Hawaii) đã bắt giữ một người đàn ông tên là Harry White. Anh ta là một nhà môi giới chứng khoán, không phải một quân nhân, và cũng như cơ sở kinh doanh của ông ta không có bất kỳ mối liên hệ nào với các lực lượng vũ trang. Ngay cả tội danh cáo buộc ông ta đã biển thủ tiền của một khách hàng là thuộc phạm vi của luật dân sự, không phải quân sự, nhưng vào năm 1942, thì không có sự vụ gì ở Hawaii được coi là bình thường cả.
Bởi quần đảo Hawaii đang trong tình trạng Thiết quân luật. Các tòa án dân sự ở đây bị đóng cửa và thay thế bằng các tòa án quân sự. Các quy tắc quản lý cuộc sống hàng ngày không còn do cơ quan lập pháp dân cử nữa, mà do người đứng đầu quân đội đặt ra. Quân đội kiểm soát mọi mặt của đời sống người dân trên quần đảo này, xử lý từ tư pháp hình sự cho đến các những sự vụ hành chính “vụn vặt” như đậu xe và dọn rác ven đường…(4)
Vậy ‘Thiết quân luật’ được áp dụng khi nào?
Câu chuyện về vụ án của “thường dân” Harry White là minh họa nổi bật cho Thiết quân luật – một thuật ngữ thường đề cập để ám chỉ đến việc quân đội thay thế các cơ quan dân sự. Trong suốt chiều dài lịch sử của nước Mỹ, các quan chức liên bang và tiểu bang đã tuyên bố thiết quân luật ít nhất 68 lần.
Thiết quân luật có thể được cả tổng thống và Quốc hội tuyên bố. Tuy nhiên, các quan chức tiểu bang cũng có thể tuyên bố thiết quân luật, miễn là “các tuyên bố và hành động của họ phải tuân theo Hiến pháp Hoa Kỳ và có thể được xem xét tại Tòa án liên bang”. (5)
Trong năm 2020, nước Mỹ đã phải đối mặt với đại dịch COVID-19, bất ổn dân sự sau cái chết của công dân da đen George Floyd và một cuộc bầu cử đầy tranh cãi. Kết quả là, một làn sóng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump sẽ áp dụng thiết quân luật, hoặc cho quân đội can thiệp vào các vấn đề dân sự “nóng bỏng” – hiện đang lan truyền trên khắp mạng xã hội, từ các tầng lớp tinh hoa cho tới thường dân.
Theo Wikipedia, Thiết quân luật là sự áp đặt kiểm soát quân sự trực tiếp đối với các chức năng dân sự thông thường, hoặc đình chỉ luật dân sự của chính phủ, đặc biệt là để đối phó với tình trạng khẩn cấp tạm thời khi lực lượng dân sự bị áp đảo, hoặc trong một lãnh thổ bị chiếm đóng.
Nói tóm lại, thiết quân luật được áp dụng khi chế độ dân sự thất bại, tạm thời được thay thế bằng chính quyền quân sự trong thời kỳ khủng hoảng. Mặc dù rất hiếm được áp dụng, thiết quân luật đã được vận dụng trong thời kỳ chiến tranh (như Tổng thống Lincoln và Roosevelt), trong thiên tai và tranh chấp dân sự, mà đáng chú ý nhất là cuộc bầu cử 2020 hiện nay, khi có quá nhiều cáo buộc và các bằng chứng cho thấy gian lận đã bao trùm rộng khắp.

Thiết quân luật đã được vận dụng trong thời kỳ chiến tranh, trong thiên tai và tranh chấp dân sự, nhất là cuộc bầu cử 2020 hiện nay khi có nhiều cáo buộc và các bằng chứng cho thấy gian lận rộng khắp. (Getty)
Và khi thiết quân luật được ban hành, một số quyền tự do dân sự có thể bị đình chỉ, chẳng hạn như quyền không bị khám xét và tịch thu, quyền tự do lập hội và tự do đi lại. Trong trường hợp khẩn cấp, Thiết quân luật cho phép quân đội có quyền gạt các chính quyền dân sự sang một bên, và thực hiện quyền tài phán đối với người dân của một khu vực đang chịu lệnh ban hành.
Lúc này, binh lính quân đội sẽ thực thi luật pháp chứ không phải cảnh sát địa phương. Các quyết định chính sách được thực hiện bởi các sĩ quan quân đội chứ không phải là các quan chức dân cử. Những người bị buộc tội sẽ bị đưa ra xét xử trước tòa án quân sự chứ không tòa án dân sự thông thường. Nói tóm lại, lúc này quân đội nắm toàn quyền.
Nguồn gốc ban đầu của thuật ngữ Thiết quân luật không hoàn toàn giống như các quy tắc ngày nay. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào những năm 1530 dưới thời trị vì của Vua Henry VIII. Vào thời đó và trong các thế kỷ sau đó, thiết quân luật thường được gọi là “quân luật”, để chỉ về luật được áp dụng khi một người lính bị đưa ra Tòa án xét xử.
Tổng thống Trump có thể ban hành thiết quân luật như thế nào?
Tuy nhiên Thiết quân luật cũng có giới hạn. Đạo luật Posse Comitatus, được thông qua vào ngày 18/6/1878, có quyền ngăn cản quân đội liên bang giám sát các cuộc bầu cử của Liên bang trong thời kỳ Tái thiết. Mặc dù ban đầu nó chỉ áp dụng cho Quân đội, nhưng sau đó đã được sửa đổi để áp dụng rộng hơn cho cả Bộ Quốc phòng và tất nhiên cả các ban ngành khác.
Đạo luật Posse Comitatus cấm quân đội tham gia vào các nhiệm vụ thực thi pháp luật trong nước. Đạo luật này ban đầu được soạn thảo để ngăn chặn việc quân đội liên bang kiểm soát các tiểu bang, như ngăn cản các hành động lục soát và thu giữ tài sản hoặc giải tán đám đông. Tuy nhiên, các đơn vị Vệ binh Quốc gia lại được miễn trừ theo Đạo luật Posse Comitatus.
Điều đó có nghĩa là có một Đạo luật Phục sinh, cho phép sử dụng quân đội tại ngũ hoặc Vệ binh Quốc gia để thực thi pháp luật liên bang trong các trường hợp có các cuộc “nổi loạn chống lại chính quyền Mỹ khiến việc thực thi luật pháp của Mỹ không thể thực hiện được theo quy trình thông thường của thủ tục tư pháp”. (6)
Vào tháng 6/2020, khi các cuộc bạo loạn do Antifa và BLM đang lên cao trào xung quanh cái chết của George Floyd, Tổng thống Trump đã ám chỉ đến Đạo luật Phục sinh như một công cụ để điều động quân đội tại ngũ dập tắt tình trạng bất ổn dân sự khi cuộc bạo loạn đập phá nổ ra trên khắp nước Mỹ.
Tổng thống Trump đã nêu ra trong một tuyên bố của Nhà Trắng vào ngày 1/6/2020, ngay trước khi công bố bức ảnh chụp ông đang đứng bên ngoài Nhà thờ St. John’s tại Washington, DC, tay cầm cuốn kinh thánh đi giữa đoàn tùy tùng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng, Tướng Mark Milley:
“Nếu một thành phố hoặc tiểu bang từ chối thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân của họ, tôi sẽ triển khai quân đội Mỹ và nhanh chóng giải quyết vấn đề này”. (7)

“Nếu một thành phố hoặc tiểu bang từ chối thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân của họ, tôi sẽ triển khai quân đội Hoa Kỳ và nhanh chóng giải quyết vấn đề này”. (Getty)
Tổng thống Trump sẽ có quyền lựa chọn áp dụng Đạo luật Phục sinh khi cuộc bầu cử 2020 đang xảy ra quá nhiều vấn đề tranh chấp về kết quả. Điều đó cho phép Tổng thống sẽ viện dẫn quyền hành pháp của Tu chính án thứ Mười Bốn, trong đó khoản 3 có ghi rằng:
“Những ai với tư cách là thành viên của Quốc hội, hoặc một quan chức của Hoa Kỳ, hoặc một thành viên của một cơ quan lập pháp của bang, hoặc quan chức hành chính hay tư pháp của bất cứ một bang nào đã tuyên thệ ủng hộ Hiến pháp của Hoa Kỳ nhưng lại tham gia các cuộc nổi dậy hay phiến loạn chống lại Hiến pháp hoặc trợ giúp hay úy lạo kẻ thù, thì không thể là thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ trong Quốc hội, hoặc đại cử tri để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, hoặc phụ trách một cơ quan dân sự hay quân sự nào của Hoa Kỳ hay của một bang nào đó. Nhưng Quốc hội có thể với 2/3 số phiếu của hai phần ba thành viên mỗi Viện để bác bỏ sự nghiêm cấm nói trên”. (Theo vi.wikisource).
Tu chính án thứ Mười bốn được phê chuẩn vào năm 1868, ngay sau cuộc Nội chiến Mỹ. Tổng thống Trump có thể sử dụng Tu chính án này để ra lệnh bắt giữ hàng loạt những kẻ phản quốc, trong khi tước bỏ phiếu bầu của Đại cử tri đoàn từ các tiểu bang tham gia vào cuộc nổi dậy công khai chống lại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Điều đó có nghĩa là Tổng thống Trump có quyền bãi bỏ quyền lực của các thống đốc, thị trưởng, thẩm phán, nhà lập pháp hoặc lãnh đạo quân đội đã “viện trợ hoặc ủy lạo” cho cuộc nổi dậy/phiến loạn chống lại nước Mỹ.
Tổng thống Trump có thể sẽ tuyên bố trước tiên rằng, một cuộc nổi loạn bất hợp pháp trên toàn nước Mỹ đang diễn ra, và sau đó triển khai quân đội để dập tắt bạo loạn và khôi phục chế độ pháp quyền.
Tình trạng bạo lực cực đoan, và vô chính phủ tại những tiểu bang do Đảng Dân chủ điều hành có thể sẽ xảy ra những biến động sau cuộc bầu cử, sẽ mang lại cho Tổng thống Trump một lý do xác đáng để ông tuyên bố điều quân đội tới các tiểu bang nổi loạn này.
Tờ Politico đưa tin vào ngày 10/9, Tổng thống Trump đe dọa sẽ “dập tắt … rất nhanh chóng” các cuộc bạo động vào đêm bầu cử, nếu các đảng viên Đảng Dân chủ bất bình xuống đường sau chiến thắng của ông. (8)
Nhận xét này được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Fox News là Jeanine Pirro, trong đó Tổng thống Trump được hỏi rằng sẽ phản ứng như thế nào trước các vụ bạo động nếu ông được tuyên bố là người chiến thắng vào ngày 3/11. (9)
Tổng thống trả lời: “Chúng tôi sẽ hạ gục họ rất nhanh nếu họ làm vậy. Chúng tôi có quyền làm điều đó. Chúng tôi có đủ quyền lực để làm điều đó, nếu chúng tôi muốn… Hãy nhìn xem, nó được gọi là sự nổi dậy. Chúng tôi chỉ cần gửi, và chúng tôi làm điều đó, rất dễ dàng. Ý tôi là, nó rất dễ dàng. Tôi không muốn làm điều đó bởi vì không có lý do gì, nhưng nếu chúng tôi phải làm như vậy, chúng tôi sẽ làm điều đó và giải quyết vấn đề trong vòng vài phút”.

Tổng thống Trump dường như đã đề cập đến Đạo luật Chống Nổi loạn – một đạo luật có từ năm 1807 – cho phép Tổng thống triển khai quân đội trong nước để thực thi trong một số trường hợp khẩn cấp. (Getty)
Tổng thống Trump dường như đã đề cập đến Đạo luật Chống Nổi loạn – một đạo luật có từ năm 1807 – cho phép Tổng thống triển khai quân đội trong nước để thực thi trong một số trường hợp khẩn cấp. Nói cách khác, Tổng thống Trump có khả năng tuyên bố rằng, ông sẽ triển khai quân đội để chấm dứt các cuộc nổi dậy.
Roger Stone, một cựu chính trị gia kỳ cựu, từng có 4 thập niên làm việc cho các nghị sĩ đảng Cộng hòa, từng giúp sức trong nhiều chiến dịch tranh cử của các cựu tổng thống, từng là cựu cố vấn thân cận của Tổng thống Donald Trump, và là một trong số những người ủng hộ phong trào Ngăn chặn hành vi trộm cắp vì sự liêm chính trong bầu cử Mỹ, tuyên bố rằng Tổng thống Trump nên tuyên bố “thiết quân luật” để nắm quyền nếu ông bị đánh cắp nhiệm kỳ Tổng thống mà theo ông Stone mô tả – đó là một cuộc bầu cử cực kỳ tham nhũng.
Roger Stone cũng thúc giục Tổng thống Trump xem xét tuyên bố “thiết quân luật” hoặc viện dẫn Đạo luật Phục sinh và sau đó sử dụng quyền hạn của mình để bắt giữ Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook, “gia tộc Clintons” và “bất kỳ ai khác có thể được chứng minh là có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp” thao túng chính trường Mỹ.
Kết
Thực tế, tại các tiểu bang do các thống đốc Đảng Dân chủ đang lãnh đạo, chính họ đang thực hiện một “sứ mệnh” rất nghiêm ngặt cho thế lực ngầm theo Chủ nghĩa toàn cầu: Đó là Thiết quân luật “y tế”.
Một loạt các Thống đốc Dân chủ tại tiểu bang California, New Jersey, Michigan, New York, New Mexico… đã áp đặt thiết quân luật, lấy cớ chống lại sự lây lan của virus ĐCSTQ để ban hành lệnh đóng cửa kinh tế và nhốt người dân ở trong nhà.
Người dân nước Mỹ và trên toàn cầu đang tự hỏi “Khi nào Tổng thống Trump sẽ tuyên bố thiết quân luật?”. Bởi theo những người Mỹ yêu nước chân chính, họ sẽ đi theo Tổng thống Trump đến cùng trong cuộc chiến cứu nước Mỹ thoát khỏi những đảng viên Dân chủ theo chủ nghĩa Mác-xít ảo tưởng, và tát cạn đầm lầy của thế lực ngầm Chủ nghĩa toàn cầu. Trước mắt, là bằng Thiết quân luật?

Đông Bắc

Nguồn tham khảo:
(1) – Americanmilitarynews.com/2020/12/ret-gen-michael-flynn-tweets-call-for-trump-to-declare-martial-law-order-new-us-election/
(2) – https://eu.usatoday.com/story/news/factcheck/2020/05/09/fact-check-social-distancing-not-unlawful-under-1866-supreme-court-case/3093147001/
(3) – https://www.theatlantic.com/magazine/archive/2019/01/presidential-emergency-powers/576418/
(4) + (5) – https://www.brennancenter.org/our-work/research-reports/martial-law- united-states-its-meaning-its-history-and-why-president-cant&usg=ALkJrhiUoBldw6VBjCoc0ZCHvOSAisKpUg
(6) – https://www.northcom.mil/Newsroom/Fact-Sheets/Article-View/Article/563993/the-posse-comitatus-act/
(7) – https://www.whitehouse.gov/briefings-statements/statement-by-the-president-39/
(8) – https://www.politico.com/news/2020/09/11/trump-election-night-riots-412323

(9) – https://www.foxnews.com/person/p/jeanine-pirro 

Henry Kissinger hăm dọa Hoa Kỳ: ‘Cộng tác với TQ nếu không muốn chiến tranh thế giới III’

Henry Kissinger hăm dọa Hoa Kỳ: ‘Cộng tác với TQ nếu không muốn chiến tranh thế giới III’

Làm sao để thấy được quan điểm đối ngoại của Kissinger đối với cộng sản Trung quốc là sai lầm tệ hại? Đó là khi chúng ta nhìn thấy Bắc Kinh tìm đủ cách để quan điểm của Kissinger được chấp nhận rộng rãi và thực hiện. Một khi kẻ thù tìm đủ cách để chúng ta thực hiện một điều gì đó, điều đó có nghĩa là điều mà chúng ta thực hiện sẽ gây tổn hại nặng nề đến cho chính mình. ” “Bản chất dối lừa không hợp tác của cộng sản Trung quốc đẩy Hoa Kỳ chúng ta đi đến chổ không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ răn đe” Đứng trước một nội bộ lãnh đạo hiếu chiến của đảng cộng sản Trung Quốc, giờ đây có thể nói là không có cách nào để có thể tránh khỏi chiến tranh với chế độ cộng sản quân phiệt Trung Quốc. – Gordon Chang

Henr Kissinger. Ảnh Internet

Tôi nghĩ trước hết chúng ta cần phải cố gắng đối thoại hợp tác với giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, mà trong tiến trình đối thoại đó, chúng ta cần bày tỏ nỗ lực thiện chí hợp tác, bày tỏ ý nguyện muốn ngăn chặn xung đột để rồi từ đó, tạo ra cơ sở để lãnh đạo hai quốc gia, trong đó có lãnh đạo cộng sản Trung quốc, có thể đi đến đồng ý rằng, bất cứ xung đột nào cũng là bất lợi cho đôi bên“, Henry Kissinger trả lời như vậy trong cuộc phỏng vấn với Tổng Ban Biên-tập của hãng thông tấn Bloomberg, John Micklethwait, vào ngày 16 tháng 11 tại Diễn đàn Kinh tế Thời đại Mới do Bloomberg tổ chức. Kissinger nói tiếp: “Nếu chúng ta không nỗ lực hợp tác với cộng sản Trung quốc, thế giới sẽ lại rơi vào tình huống dẫn đến thảm họa xung đột như thời đệ Nhất Thế chiến.”

Tất nhiên chẳng ai muốn chiến tranh dưới bất kỳ hình thức nào với cộng sản Trung Quốc cả, nhưng trong hơn 14 phút phỏng vấn ngắn ngủi, chúng ta thấy Kissinger đã hiểu sai hoàn toàn về quan niệm lịch sử của cộng sản Trung Quốc, để rồi đi đến ủng hộ mục tiêu chính sách đối ngoại hung hãn bành trướng quyền lực then chốt của Bắc Kinh, và đưa ra những lời khuyên góp ý sai lầm tệ hại cho Joe Biden. Kissinger rõ ràng không học hiểu được gì cả sau nhiều năm cộng sản Trung quốc cứ ngày một hiếu chiến, mà một phần họ có thể làm được như vậy, là hoàn toàn nhờ vào các hoạch định chính sách ngoại giao hoà hoãn hợp tác nhu nhược do chính ông đề nghị và thực hiện. (1)

Chúng ta bắt đầu phân tích về quan niệm lịch sử của Kissinger, bởi vì Kissinger đã từng là một nhà sử học tài ba, và những ý kiến không đúng của ông về cộng sản Trung Quốc ngày nay dường như xuất phát từ quan điểm không hề có cơ sở nào cả về quá khứ Trung Quốc. Ông ấy cho rằng người Mỹ chúng ta không thể hiểu được sự tâm lý bất an của Bắc Kinh.

Hoa Kỳ chúng ta đã có một lịch sử phát triển vinh quang chưa từng bị chịu nhục,” Kissinger nhấn mạnh, “Trung Quốc thì ngược lại, đã có một lịch sử bị thôn tín rất dài lặp đi lặp lại. Hoa Kỳ chúng ta đã có may mắn là không gặp phải họa ngoại xâm. Trung Quốc thì khác, thường xuyên phải đối phó với các quốc gia lúc nào cũng muốn thôn tính chia cắt đất nước của họ.”

Ngay cả khi lập luận ngụy biện của Henry Kisinger là đúng, ngày nay không có quốc gia nào muốn đe dọa xâm lược Trung Quốc cả. Trên thực tế, Trung Quốc đã không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa xâm lược ghê gớm nào từ bên ngoài đối với sự độc lập thống nhất của họ trong hơn bảy thập kỷ qua. Cộng sản Trung quốc ngụy biện dựa vào lịch sử, chẳng hạn bảo là “Trung Hoa thoát qua một Thế kỷ sỉ nhục“, vốn là chủ đề trong bài phát biểu nhân ngày Quốc khánh của Tập Cận Bình vào tháng 10 năm ngoái, bởi vì sự ngụy biện lịch sử này sẽ giúp đảng cộng sản Trung quốc có thể duy trì an ninh chính trị của mình trong tình hình hiện nay.

Tóm lại, quá khứ sỉ nhục của Trung Quốc chỉ là một cái cớ. Thử suy nghĩ đi, điều gì trong lịch sử Trung quốc có thể lấy ra để bào chữa biện minh cho hành động gây hấn của cộng sản Trung Quốc ngày nay đối với Ấn Độ, Bhutan và Nepal?! Hay bào chữa biện minh cho những nhà tù trại tập trung trái phép của họ trên lãnh thổ Tajikistan?! Hay bào chữa biện minh cho căn cứ quân sự xây trái phép trên các quần đảo của Philippines và Malaysia?!

Hơn nữa, quá khứ lịch sử nào sẽ biện minh cho việc Cộng sản Trung quốc tuyên bố “Chiến tranh Nhân dân” đối với (Hoa Kỳ) chúng ta vào tháng Năm năm 2019?!

Trung Quốc trở nên hiếu chiến và quân phiệt vào lúc này là vì đây là bản chất của chế độ cộng sản đang cầm quyền, vốn đang nhanh chóng đẩy quốc gia này vào con đường độc tài và toàn trị. Tập Cận Bình, người có quyền uy tối thượng duy nhất, hiện đang áp đặt khái niệm “tất cả dưới thiên đường” (天下), trong đó cho rằng tất cả các quốc gia lân bang đều phải đi theo đường lối kinh tế tài chánh quốc phòng của Bắc Kinh.

Cũng vì từ quan niệm “tất cả dưới thiên đường“, hợp tác đối thoại được giới lãnh đạo bắc Kinh coi là dấu hiệu của nhu nhược, thất bại.

Kinh nghiệm cho thấy ở mọi trường hợp đã từng xảy ra, quan niệm đối thoại trong đối ngoại (của Kissinger) đối với cộng sản Trung quốc lúc nào cũng lầm lẫn cho rằng cộng sản Trung quốc sẽ hợp tác đàng hoàng. Lợi dụng quan niệm sai lầm này, Bắc Kinh đã gia tăng đòi hỏi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông – và nêu lên nhiều yêu sách phi lý khác, đặc biệt là đối với chuỗi Ryukyu của Nhật Bản.

Bản chất dối lừa không hợp tác của cộng sản Trung quốc đẩy Hoa Kỳ chúng ta đi đến chổ không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ răn đe.

Kissinger, thường được coi là một chuyên gia dùng biện pháp răn đe trong lãnh vực đối ngoại, giờ lại lo sợ Hoa Kỳ thi hành biện pháp răn đe này một cách kỳ lạ. Khi Tổng Biên tập Micklethwait hỏi liệu Kissinger có ủng hộ quan điểm các cố vấn của Biden kiến nghị rằng, các quốc gia dân chủ trên toàn cầu nên đoàn kết thành một liên minh chống cộng sản Trung quốc hay không, ngài Kissinger, nay đã 97 tuổi, mà theo như lời ngợi ca của tạp chí nổi tiếng Financial Times, “là người cố vấn lỗi lạc của nền Ngoại giao Hoa Kỳ“, lại trả lời một cách hết là ngờ nghệt. Kissinger trả lời rằng: “Tôi nghĩ các quốc gia dân chủ nên đoàn kết để hợp tác (với cộng sản Trung quốc) trong khuôn khổ quyền lợi mà các các quốc gia này đòi hỏi. ” Theo cách mà Kissinger trả lời, ngài Kissinger kêu gọi thế giới “KHÔNG” hợp tác liên minh để chống Bắc Kinh vì quyền lợi an ninh chung .

Đứng trước một nội bộ lãnh đạo hiếu chiến của đảng cộng sản Trung Quốc, giờ đây có thể nói là không có cách nào để có thể tránh khỏi chiến tranh với chế độ cộng sản quân phiệt Trung Quốc. Tuy nhiên, dù hòa bình có thể thực hiện được hay không, thì Kissinger cần phải hiểu rõ rằng, đường lối ngoại giao mà ông ủng hộ, thúc đẩy thực hiện, và đã được mọi Tổng thống Hoa Kỳ thực thi (2) kể từ khi Tổng thống Nixon sang Trung Quốc năm 1972, đóng góp công lao nhiều nhất trong việc kiến tạo nên sự hung hăng của cộng sản Trung quốc mà ta thấy ngày nay. Chính (ngài) Henry Kissinger chứ không ai khác, bằng cách thúc giục, cố đẩy Hoa Kỳ vào con đường quy lụy hòa giải cho bằng được với cộng sản Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đã cho thấy rõ ràng là họ không hề muốn nhượng bộ hợp tác, đã khiến thế giới chịu đựng tình hình đe dọa nghiêm trọng (từ cộng sản Trung quốc) như chúng ta thấy ngày nay. (3)

Chúng ta hãy nhớ rằng Kissinger luôn bị các chế độ cộng sản uy hiếp làm cho hoảng sợ. Ông chống đối đầu răn đe cộng sản vào đầu những năm 1970 khi cho rằng Hoa Kỳ không thể có được ưu thế hay thắng Liên Xô bằng cách này. Reagan, với thái độ răn đe cứng rắn, đã chứng minh quan điểm đối ngoại của Kissinger đã hoàn toàn sai lầm.

Trước đã sai lầm, bây giờ Kissinger cũng sai lầm. “Cách thức ngoại giao của Trump chỉ biết húc càn hơn là để ra một đối sách ngoại gíao hợp tác hoàn chỉnh có thể đeo đuổi lâu dài” Kissinger nói nói như vậy với Micklethwait, nhưng dường như muốn nhắn nhủ dến Joe Biden. Nguyên Đai úy Hải quân và cũng là chiến lược gia về các vấn đề Trung quốc, James Fanell, làm việc tại viện nghiên cứu Gatestone ở Thụy Sĩ , khẳng định “ Đây là lời tuyên bố rõ ràng nhất về chủ nghĩa cầu hòa chủ bại của Tiến sĩ Kissinger.” (3)

Fanell, từng là Trưởng phòng Tình báo của Hạm đội Bảy ở Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, khẳng định, Kissinger tin rằng Hoa Kỳ “không thể nào chiến thắng khi đối đầu với cộng sản Trung quốc.”

Tuy nhiên, Hoa Kỳ hùng mạnh hơn nhiều so với chế độ cộng sản Trung Quốc, và có đồng minh đầy rẫy, trong khi cộng sản Trung Quốc, chỉ có mổi cộng sản Bắc Hàn mà thôi. Hơn thế nữa, bộ tứ đồng minh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đan chéo với nhau một cách chặt chẽ- Úc, Ấn, Nhật, vây hãm cộng sản Trung quốc ở mọi ngã ngách. Cộng sản Trung quốc không thể nào thắng nổi bộ Tứ, nên dường như đang tìm cách chia rẽ liên minh.

Làm sao để thấy được quan điểm đối ngoại của Kissinger đối với cộng sản Trung quốc là sai lầm tệ hại? Đó là khi chúng ta nhìn thấy Bắc Kinh tìm đủ cách để quan điểm của Kissinger được chấp nhận rộng rãi và thực hiện. Một khi kẻ thù tìm đủ cách để chúng ta thực hiện một điều gì đó, điều đó có nghĩa là điều mà chúng ta thực hiện sẽ gây tổn hại nặng nề đến cho chính mình.

Kissinger cứ liên tục hù dọa về mặt tâm lý của Hoa Kỳ trong các cuộc phỏng vấn gần đây trên truyền thông, cho biết sự lựa chọn đối với Hoa Kỳ trước cộng sản Trung quốc chỉ có hai con đường, một là hợp tác, hai là chiến tranh. Tuy bề ngoài Kísinger đưa ra hai lựa chọn nhưng thực tế là thúc ép chỉ một đường hợp tác quy lụy chủ bại sai lầm để Hoa Kỳ lao vào. Lịch sử cho thấy, các quốc gia Tây Âu đã vẫn có thể, giữa hai thái cực này, lựa chọn đối đầu và răn đe để né tránh chiến tranh. Ví dụ như, chính vì Anh và Pháp đã chọn con đường quy lụy không đối đầu răn đe Đức Quốc Xã vào năm 1936 trong nỗ lực tái thiết sự kiểm soát vùng đất Rhineland theo Hiệp định Versailles – thì Đức Quốc Xã sẽ không có cách gì có thể tiếp tục lớn mạnh để rồi chiếm cả Âu châu. (4)

Micklethwait bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách hỏi về Hội Nghị ở Vienna, mà Tiến sĩ Kissinger sẽ thuyết trình về để tài do ông viết, có tựa đề: “Cứu vãn nền Hòa Bình Âu Châu: Metternich , Castlereagh và các vấn đề khó khăn về ngoại giao để kiến tạo nền hòa bình 1812-22 (5).

Bất cứ nền hòa bình nào- được thiết lập một cách miễn cưỡng để cố gắng né tránh chiến tranh – đều là phương tiện những kẻ hiếu chiến lợi dụng, và sự ổn định giả tạo bằng quy lụy đó kéo dài bao lâu lệ thuộc hoàn toàn vào tốc độ hiếu chiến gia tăng nhanh hay chậm.” Ông còn viết thêm: “Một khi các nguyên tắc căn bản cho sự hợp tác trên trường quốc tế bị xem nhẹ hay xóa bỏ hoàn toàn chẳng còn được tôn trọng chỉ để né tránh xung đột, thì nền hòa bình đó chỉ kéo dài trong chốc lát!

Kissinger đã né tránh câu hỏi vể đề tài này một cách tối đa đáng ngờ và rồi giờ đây, ông đang tìm cách đẩy Hoa Kỳ lệ thuộc vào lòng thương xót của chế độ cộng sản tàn nhẫn nhất còn sót lại thế giới. (6)

Bản Anh ngữ: 23/11/2020

https://www.gatestoneinstitute.org/16785/china-kissinger-war

Tác giả: Gordon Chang –Nguyễn Trọng Dân lược dịch

Chú Thích:

1. Có phải Tiến sĩ Henry Kisinger không biết hay thật sự ông ấy biết quá rõ là nhờ có ông mà cộng sản Trung quốc mới có thể hùng mạnh được như ngày nay. Và nếu Tiến sĩ Henry Kísinger biết rõ như vậy THÌ TẠI SAO ông ấy vẫn tiếp tục giúp cộng sản Trung quốc hùng mạnh không ngừng nghĩ hơn mấy chục năm qua dù nay đã 97 tuổi?

2. Xin lưu ý là tất cả các Tổng thổng Hoa Kỳ sau thời Tổng thống Tổng thống Bush Cha, đều nằm trong mạng lưới quyền lực của Henry Kissinger, thường được gọi tắt là “Kissinger Network”.

3. Giới chiến lược gia trẻ (so với Kissinger) của Hoa Kỳ, trong đó có luật sư Gordon Chang, James Fanell, đang tìm cách phân tích vận động công luận để giúp nền Ngoại giao Hoa Kỳ thoát khỏi ảnh hưởng của Kissinger.

4. Sau Đệ Nhất thế chiến, vùng đất công nghiệp Rhineland của Đức bị Đồng Minh Anh Pháp chiếm đóng nhằm đảm bảo Đức không có khả năng sản xuất quốc phòng hùng mạnh như trước. Đức Quốc Xã hùng hổ xé hiệp định Versailles đưa quân vào chiếm lại. Liên Minh Anh Pháp thay vì ra tay trừng phạt Đức Quốc Xã ngay lập tức thì lại nghĩ đến chết chóc thảm cảnh của Đệ nhất thế chiến nên chẳng ai muốn ra tay, nghĩ rằng Đức Quốc Xã sau khi lấy lại biên cương lãnh thổ thì hài lòng sống chung với lân bang. Thế là sự liều lĩnh quá ngu ngốc của Hitler lại tự nhiên thành công, khiến ông ta tự tin liều lĩnh tiếp, lấn qua đất Tiệp, qua đất Ba Lan để mở màn Đệ nhị thế chiến đẫm máu. Sai lầm chiến lược như trên đang được tái diễn tai Đông Nam Á. Khi mà Cộng sản Trung quốc tấn công Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa năm 1974, thay vì Hoa Kỳ ủng hộ Tổng thống Thiệu giự vững Hoàng Sa thì lùi ra mặc kệ số phận Đồng minh. Khi kiểm soát được Hoàng Sa không ai phản đối rồi, Cộng sản từng bước lấn xuống Trường Sa ngó đến lãnh hải của Phi Luật Tân, của Úc cũng như uy hiếp Ấn Độ Dương, và uy hiếp quần đảo Hawaii của Mỹ như mọi người thấy trong cục diện ngày nay. Hoa Kỳ rút lui không trợ chiến Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa cũng vì làm theo sách lược của Henry Kissinger vào năm 1974, muốn hòa hoãn hợp tác với cộng sản Trung quốc. Ý của Luật sư Chang là chính chính sách đối ngoại của Kissinger làm cho Hoa Kỳ ngày nay khốn đốn lo âu trên biển Đông trước sự hiếu chiến của cộng sản.

5. Klemens von Metternich là Hoàng-thân và từng là Ngoại trưởng của Đế quốc Áo. Ông cùng với Quận công Castlereagh là Ngoại trưởng của Đế quốc Anh tìm đủ cách thiết lập một liên minh hùng mạnh sáu Đế quốc phong kiến để loại bỏ Napoleon ra khỏi quyền lực cho bằng được nhằm đảm bảo nên phong kiến của Âu Châu được đứng vững. Mặc dù Metternich đã từng tìm cách để Napoleon cưới gả Công Nương Áo quốc Marie Louise nhằm cầu hòa nhưng sau đó ông thấy được Âu Châu sẽ không có hòa bình yên ổn nếu Napoleon còn tồn tại trên quyền lực. Ông cùng với Quận công Anh quốc Castlereagh thiết lập liên minh và đưa ra khái niệm hội đồng liên minh nhăm giám sát đảm báo Âu châu không có xung đột hiếu chiến sau khi đánh bại Napoleeon , hội đồng này có trụ sở thủ đô Vienna, và thường được gọi lóng là “Hội đồng Metternich”, giúp Âu Châu ởn định hòa bình được trên 10 năm sau đó. Có thể nói hai người, Hoàng Thân Metternich và Quận công Castlereagh, là cha đẻ của khái niệm hội đồng giám sát quốc tế mà sau này được Tổng thống Woodrow Wilson và sau nữa là Tổng thống Franklin Delano Roosevelt của Hoa Kỳ cùng với Thủ tướng Anh Winston Churchill mở rộng thành các tổ chức quốc ết như Liên Hiệp quốc chuyên giám sát Nhân quyền và lãnh thổ, World Bank chuyên giám sát tài chánh thế giới, v..v

6. Luật sư Chang ngầm ý chỉ trích Kissinger là tại sao hiểu quá rõ không thể có hòa bình dài lâu với kẻ hiếu chiến mà ông lại ngu xuẩn đi quy lụy tìm kiếm hòa bình trước cộng sản Trung quốc tàn bạo hiếu chiến . Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin rằng Kissinger không hề ngu xuẩn mà ông ấy có sứ mệnh phải thực hiện như vậy hoặc cố tình thực hiện như vậy . Ai ở đằng sau có quyền lực đến nổi buộc Kissinger phục vụ tận tụy giúp cộng sản Trung quốc cho đến già nua gần chết như vậy; hay tại sao Kissinger phải làm như vậy để hại Hoa Kỳ, vẫn còn là điều bí mật. 

Công cụ xác định ‘tin giả’ của Facebook nhận tài trợ từ Trung Quốc!

Công cụ xác định ‘tin giả’ của Facebook nhận tài trợ từ Trung Quốc!

08/12/2020 – TinViet24H, Đại Kỷ Nguyên – Facebook đang kiểm duyệt các cáo buộc gian lận bầu cử nhờ cái gọi là công cụ “xác minh dữ kiện độc lập”, nhưng lại được tài trợ bởi cả Big Tech và Trung Quốc, theo tờ The Federalist. 

The Federalist hôm thứ Hai (7/12) đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Video Kiểm phiếu ở Georgia không hề được ‘vạch trần’, dù chỉ một chút (The Georgia Vote-Counting Video Was Not ‘Debunked.’ Not Even Close)” của biên tập viên cấp cao của tờ Federalist là bà Mollie Hemingway. 

Bài báo này đã xem xét việc một trong những công cụ xác minh dữ kiện (fact-checker) của Facebook đã bác bỏ các tuyên bố liên quan đến một “video chấn động” củng cố các cáo buộc gian lận bầu cử của Đảng Cộng hòa ở Georgia. Trên thực tế, công cụ xác minh dữ kiện này không phải của Facebook, mà là một công cụ độc lập (independent fact-checker) được Facebook chỉ định để xác định các “tin giả” và dán nhãn cảnh báo cho người dùng trên nền tảng mạng xã hội này, ít nhất là trên danh nghĩa.

Một thời gian trước khi bài báo này của bà Hemingway được đăng trên Facebook, tờ The Federalist đã phát hành một thông báo đến độc giả của họ rằng bài đăng này đã bị Facebook gắn nhãn vì tuyên truyền thông tin sai lệch. Tuyên bố này của Facebook dựa trên kết quả “xác minh dữ kiện” của một công cụ bên thứ ba, LeadStories.

Theo thông tin trên trang web của mình, LeadStories vận hành nhờ vào nguồn tài trợ từ các hãng công nghệ lớn như Google và Facebook, cùng với tập đoàn ByteDance của Trung Quốc có trụ sở chính tại Bắc Kinh, vốn là chủ sở hữu TikTok. LeadStories tuyên bố các cáo buộc của chiến dịch TT Trump về quá trình kiểm phiếu không được giám sát ở Georgia dựa trên video ghi hình công bố hồi tuần trước là sai lệch. 

Nhà báo Hemingway đã chỉ ra trong bài báo của mình rằng, LeadStories chỉ đơn thuần lặp lại các ngôn luận từ các quan chức Đảng Dân chủ.

Như có thể thấy trong đoạn video bên dưới, sau khi các quan sát viên được yêu rời khỏi phòng kiểm phiếu vì hết giờ làm, các nhân viên bầu cử ở lại đã lén lút mở nhiều vali chứa phiếu bầu ở quận Fulton.

WATCH: Footage of State Farm Arena in #Atlanta shows that after poll monitors and media were told counting was done, four workers stayed behind to count #ballots, at times pulling out suitcases containing ballots from underneath desks.

Watch full video: https://t.co/EHnM5HZFWj pic.twitter.com/xuT8Svgxbr— The Epoch Times (@EpochTimes) December 3, 2020

Trong vấn đề này, LeadStories – “trọng tài sự thực” của Facebook – chỉ lặp lại chính xác ngôn luận của những quan chức Đảng Dân chủ, chứ không bổ sung thêm phân tích hoặc dữ kiện nào.

https://tinviet24.com/tin-tuc/doi_song/131307/cong-cu-xac-dinh-tin-gia-cua-facebook-nhan-tai-tro-tu-trung-quoc 

Thêm nhiều tin buồn cuối năm

Thêm nhiều tin buồn cuối năm

Ngày 2.12 tôi đến viếng đám tang nhà báo Trần Quang Thành. Ông qua đời ngày 19.11.2020 tại Bệnh viện ở thành phố Leeds, UK vì bị nhiễm COVID-19 cộng thêm các bệnh lý nền lâu nay như tiểu đường, suy thận…

(Đọc thêm: Một vài thông tin về tiểu sử của nhà báo Trần Quang Thành: “Nhà báo Trần Quang Thành qua đời”, Đàn Chim Việt online.

Về lý do tại sao ông bị tạt acid và tâm sự của ông về nghề báo ở VN: “Ngày Báo chí VN: Gặp lại ký giả chống tham nhũng bị tạt acid hơn 20 năm trước”, VOA…)

Vì muốn làm một nhà báo trung thực,“một nhà báo của dân, do dân và vì dân chứ không phải của đảng, do đảng và vì đảng” như tâm sự của ông khi trả lời phỏng vấn đài VOA, nhà báo Trần Quang Thành đã phải trả giá đắt, bị tạt acid đến hủy hoại cả khuôn mặt và một phần sức khỏe, phải rời nước lưu vong, sống đạm bạc cho đến cuối đời. Nhưng ông vẫn tiếp tục viết, tiếp tục dùng ngòi bút đấu tranh cho đến khi không còn sức khỏe để viết nữa. Trong khi nếu chịu uốn cong ngòi bút, ông thừa sức có một cuộc sống sung túc, có “danh phận” do đảng ban cho.

Lại nghĩ đến những người khác, những cái tin không vui khác, gần đây.

Nhà văn Phạm Thành tức blogger Bà Đầm Xòe, tác giả những cuốn “Hậu Chí Phèo”, “Nền Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN Xuống hố cả lũ”, “Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo”, bị bắt tháng 5.2020, đã bị nhà cầm quyền VN chuyển qua Viện pháp y Tâm thần Trung ương kể từ ngày 25.11. Theo lời người nhà cũng như một số bạn bè, nhà báo từng tiếp xúc với nhà văn Phạm Thành thì ông hoàn toàn minh mẫn, không có vấn đề gì về tâm thần.

Đây không phải là lần đầu tiên người bất đồng chính kiến ở VN bị tống vào bệnh viện Tâm thần. (Đọc thêm: “Thêm người bất đồng chính kiến tại Việt Nam bị thành bệnh nhân tâm thần”, RFA). Một trong những trường hợp rất đáng quan ngại khác là blogger/dịch giả/nhà báo độc lập Lê Anh Hùng, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ và Hội Nhà báo độc lập. đồng thời là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA, bị bắt tháng 5.2018, sau đó bị đưa vào BV Tâm thần từ tháng 4.2019. Ai đã từng đọc những bài báo của Lê Anh Hùng thì biết đầu óc anh minh mẫn, sắc sảo như thế nào.

Việc đưa người bất đồng chính kiến vào BV Tâm thần, cưỡng bức uống thuốc điều trị là một trò hết sức thâm độc của nhà cầm quyền VN, nhằm hủy hoại đầu óc, sức khỏe của họ.

Qua hai trường hợp nhà văn Phạm Thành hay nhà báo Lê Anh Hùng thì có vẻ như những người nào tố cáo, chỉ trích đích danh một vài nhân vật quan chức, lãnh đạo CS nào đó thiì bị họ chơi cái trò trả thù này. Với nhà văn Phạm Thành là ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước nguyễn phú trọng, với nhà báo Lê Anh Hùng là Nông Đức Mạnh, Cựu Tổng Bí thư Đảng CSVN từ 2001-2011, Hoàng Trung Hải, Cựu Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2007-2016), và hàng loạt các quan chức cao cấp của chính quyền.

Đã có nhiều người lên tiếng kêu gọi vận động đưa Lê Anh Hùng ra khỏi bệnh viện tâm thần, nhưng rồi mọi chuyện lại rơi vào sự im lặng.. Trường hợp nhà báo Lê Anh Hùng càng đáng lo vì anh bị đưa vào BV Tâm thần khá lâu, hoàn cảnh riêng lại nhiều nỗi buồn, gia đình tan nát, chỉ có mỗi bà mẹ già lâu lâu cố gắng đến thăm con, tình trạng đó kéo dài cộng với việc bị cưỡng bức điều trị rất dễ có nguy cơ bị tâm thần thật sự.

Kỹ sư, doanh nhân, tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt 5.2009, bị kết án 16 năm tù và đã trải qua 11 năm tù, đang tuyệt thực. Ngày 30.11 khi gia đình đến thăm thì anh đã tuyệt thực được 7 ngày, sức khỏe yếu, với tính cách can trường, ý chí mạnh mẽ của Trần Huỳnh Duy Thức anh sẽ quyết tâm tuyệt thực đến cùng. Anh còn căn dặn gia đình phải tính đến trường hợp xấu nhất và nhờ gia đình gửi lời nhắn nhủ đến mọi người “hãy tận dụng sự ra đi của tôi để đẩy cuộc đấu tranh này đến cuối cùng”.

Gia đình đang rất lo lắng cho sức khỏe của anh. Đây không phải là lần đầu tiên anh Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực, nhưng theo người thân cũng như bạn bè gần xa, thời điểm này phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ ở VN đã xuống rất thấp, một phần do sự chia rẽ gay gắt giữa người Việt trong ngoài nước vì tình hình chính trị Mỹ trong thời gian qua, phần khác Hoa Kỳ và thế giới đều đang phải đối phó với đại dịch COVID-19 và những vấn đề khác nên khó mà lên tiếng mạnh trước hồ sơ nhân quyền của VN nói chung và về một tù nhân chính trị nói riêng. (Đọc thêm: “Lần tuyệt thực này của Trần Huỳnh Duy Thức xấu hơn những lần trước” (đài SBS)

Có lẽ bị giam lâu trong tù, bị thiếu thông tin, anh Trần Huỳnh Duy Thức không biết được tình hình đó và vẫn hy vọng vào phong trào đầu tranh dân chủ của VN?

Và còn bao nhiêu người bất đồng chính kiến, nhà hoạt động dân chủ khác đang ở trong tù, từ những người chưa bị đưa ra xét xử, trong đó có 3 thành viên Hội Nhà báo Độc lập VN như nhà báo, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng bị bắt vào tháng 11.2019, nhà báo Nguyễn Tường Thụy bị bắt vào tháng 5.2020, Lê Hữu Minh Tuấn bị bắt vào tháng 6.2020, nhà báo Phạm Đoan Trang, một trong những người thành lập trang web Luật khoa tạp chí và đã từng xuất bản một số sách về chính trị, bị bắt vào tháng 10.2020, cựu tù nhân lương tâm, nhà thơ bất đồng chính kiến, tác giả hồi ký “Hố chôn người ám ảnh” Trần Đức Thạch bị bắt lần thứ hai vào tháng 4.2020…Cho tới những người đã bị kết án trong đó có nhà hoạt động Lê Đình Lượng bị bắt 7.2017, và bị kết án 20 năm tù, mức án cao nhất cho đến nay dành cho một người bất đồng chính kiến hay hoạt động dân sự, mục sư Nguyễn Trung Tôn bị bắt 7.2017 và bị kết án 12 năm tù, nhà báo, blogger Trương Duy Nhất bị bắt 1.2019, bị kết án 10 năm tù, các nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Viết Dũng, Phan Kim Khánh, Nguyễn Thanh Tùng v.v…

Trong bài báo vào tháng 11.2019 “Free Vietnam’s Political Prisoners!” (Hãy trả tự do cho tù nhân chính trị ở VN”của tổ chức Human Rights Watch, cho biết:

Ở Việt Nam, hiện có hơn 100 tù nhân chính trị bị giam giữ chỉ vì đã thực thi các quyền cơ bản của mình. Các blogger và nhà hoạt động nhân quyền hàng ngày phải đối mặt với nạn sách nhiễu, đe dọa, theo dõi và thẩm vấn của công an. Trong một chế độ độc đảng công an trị không chấp nhận bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động bị tạm giam trong thời gian dài mà không được tiếp xúc với luật sư hay gia đình.

Còn theo “Số liệu thống kê mới nhất của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền: Việt Nam đang giam giữ 276 tù nhân lương tâm”, (Defend the Defender- DTD), tháng 7.2020.

Trong năm 2020, Tổ chức Phóng viên Không biên giới, Reporters Sans Frontiers (RSF), xếp VN đứng thứ hạng 175 trên 180 quốc gia toàn thế giới về Chỉ Số Tự Do Báo Chí, tăng một bậc so với năm 2019 là 176, nhưng vẫn luôn luôn nằm gần chót bảng trong nhiều năm. Hiện Việt Nam chỉ đứng trên hai nước cộng sản khác là TC và Bắc Hàn; nhưng xếp dưới Lào và Cuba.

RSF đánh giá Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có số tù nhân là nhà báo và bloggers cao nhất tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. VN còn bị tổ chức này xếp vào danh sách 20 nước bị coi như kẻ thù của tự do báo chí trên mạng năm 2020.

Nghĩ đến sự hy sinh của mọi người mà buồn đến xót xa.

Bao nhiêu năm qua số người can đảm lên tiếng vì sự thật, vì một tương lai tốt đẹp hơn cho VN vẫn quá nhỏ nhoi trên tổng số 95, 96 triệu người Việt trong nước.

Đã ít, phong trào đấu tranh dân chủ VN lại còn không sao lớn mạnh nổi vì những thủ đoạn tàn bạo, tinh vi, thâm độc của một nhà cầm quyền độc tài đã có quá đủ kinh nghiệm đối phó, từ đàn áp, bắt bớ, kết án tù dài hạn, tống vào bệnh viện tâm thần…cho tới tìm cách bôi nhọ, vu khống làm giảm uy tín người đấu tranh, gây chia rẽ trong ngoài nước…

Một ví dụ điển hình là nhân sự chia rẽ trong người Việt trong cũng như ngoài nước trước tình hình chính trị Mỹ, có rất nhiều tin giả, tin vịt (fake news) đã được tung ra tràn lan, mà khá nhiều trong số đó có địa chỉ máy chủ là nằm ở VN. Khiến người ta phải đặt câu hỏi có hay không có bàn tay của nhà cầm quyền VN đứng phía sau, nhằm lôi kéo sự quan tâm của người Việt vào chính trị Mỹ mà quên đi bao nhiêu vấn đề nghiêm trọng khác ở VN, đồng thời làm giảm niềm tin của người Việt vào hệ thống chính trị, luật pháp, bầu cử Mỹ, tạo nên một bức tranh nước Mỹ cũng xô bồ, bạo lực, gian lận bầu cử không hơn gì các quốc gia độc tài vv…

Nhưng điều đáng nói nhất vẫn là do chính người Việt chúng ta đã không tỉnh táo, để cho cảm tính, niềm hy vọng cá nhân lấn át khi quan sát, nhận định tình hình chính trị quốc tế nói chung hay nước Mỹ nói riêng, dễ dàng bị cuốn đi bởi tin giả, tin vịt mà không chịu fact-check, đã không có tinh thần dân chủ trong đối thoại với nhau, và trên hết, đã không thực sự đặt vấn đề gì mới thực là cấp bách, ưu tiên đối với VN, người VN: đó là số phận của đất nước, dân tộc hay chuyện chính trường Mỹ, phương pháp đấu tranh là như thế nào, làm thế nào để giữ được sự đoàn kết, lửa đấu tranh…

Và khi phong trào đấu tranh còn quá yếu, khi người Việt đa số còn im lặng thờ ơ vì nhiều lý do thì những người dám lên tiếng sẽ bị trả giá vô cùng đắt./.

songchi’s blog 

Nam thanh niên tả cảm giác đáng sợ sau khi tiêm vaccine Covid-19

Nam thanh niên tả cảm giác đáng sợ sau khi tiêm vaccine Covid-19

Yasir Batalvi, 24 tuổi kể lại, anh bị cứng khớp tay sau mũi vaccine Covid-19 đầu tiên. Sau mũi thứ hai, anh bắt đầu sốt, mệt mỏi và lạnh run.

Khi Mỹ tiến gần đến việc cấp phép vaccine Covid-19, nhiều người tự hỏi cảm giác sau khi tiêm vaccine sẽ như thế nào. Nó có giống tiêm phòng cúm không? Hay sẽ đau đớn hơn? Sẽ gặp những tác dụng phụ nào?

Vaccine của Pfizer hợp tác cùng BioNTech, cùng vaccine của Moderna, là hai loại đang được xin để Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp. Chúng đều sử dụng công nghệ mRNA mới. Chưa có loại vaccine nào được cấp phép ở Mỹ sử dụng công nghệ này, dù các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nó trong nhiều thập kỷ để chống lại các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh dại và Ziko, thậm chí là một vài loại ung thư.

Yasir Batalvi tại Boston hồi tháng 11. Ảnh: Boston Herald

Vaccine mRNA hoạt động theo cơ chế trao cho cơ thể các chỉ dẫn dưới dạng RNA thông tin, để tạo ra một mẩu nhỏ Sars-CoV-2, cụ thể là protein đột biến. Khi cơ thể chúng ta nhận được những chỉ dẫn này, nó sẽ bắt đầu sản xuất protein đột biến. Điều này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, hệ thống sẽ coi protein đột biến là “ngoại lai” và tạo kháng thể chống lại nó. Vì vậy, khi chúng ta nhiễm virus thực sự, cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để chống lại.

Những loại vaccine này đòi hỏi tiêm hai liều, một mũi đầu để tạo bước thích nghi cho cơ thể, sau đó vài tuần là mũi thứ hai nhằm tăng cường phản ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna đều hiệu quả 95%.

Nhưng vì công nghệ này quá mới đối với sản xuất vaccine, nên nhiều người còn nghi ngờ và ngại ngùng sử dụng.

Batalvi mới tốt nghiệp đại học và sống ở Boston. Ban đầu, anh đăng ký thử nghiệm vaccine của Moderna từ đầu tháng 7 vì cảm thấy mình cần làm gì đó để giúp mọi người vượt qua đại dịch.

“Tôi cảm thấy vô cùng bất lực. Đại dịch đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của mọi người. Nó không chỉ là cuộc sống, mà còn là sinh kế của họ”, Batalvi nói. “Vì vậy tôi đã đăng ký tham gia thử nghiệm thuốc vì muốn làm việc mình đủ sức làm. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ được chọn nhưng cuối cùng, tôi đã nhận được điện thoại báo tin vào tháng 9. Tới giữa tháng 10, tôi bắt đầu thử”.

Batalvi đã hơi lo lắng khi xắn tay áo lên, nhất là khi được đưa cho tờ giấy dài 22 trang và cần ký tên. Nhưng anh cảm thấy mình đã làm điều hữu ích.

“Tôi nghĩ nCoV đã gây gián đoạn lớn tới cuộc sống của chúng tôi, nên tôi quyết định mình phải làm gì đó, đây là nghĩa vụ công dân”, Batalvi nói. “Bởi tôi cho rằng tiêm chủng quy mô lớn là cách thực tế duy nhất để thoát khỏi đại dịch mà chúng ta đang mắc kẹt”.

“Ban đầu, mũi tiêm cho cảm giác như tiêm phòng cúm, nó chỉ để lại một vết nhỏ trên cánh tay”, anh nhớ lại. “Tôi rời bệnh viện về nhà và tối hôm đó, khớp bắt đầu cứng lại. Tôi chắc chắn vẫn kiểm soát được tình hình nhưng đúng là không muốn giơ tay lên. Tác dụng phụ chỉ mang tính cục bộ, không gây ảnh hưởng lớn và tôi vẫn cảm thấy ổn”.

Đó là sau liều đầu tiên. Liều thứ hai lại khác hẳn.

“Tôi thực sự xuất hiện một số triệu chứng khá nghiêm trọng sau liều thứ hai. Lúc mới tiêm xong tôi vẫn ổn khi ở trong viện. Nhưng tối hôm đó thật tồi tệ. Tôi bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi và ớn lạnh”, Batalvi nói. Anh đã rời viện về nhà nhưng thấy mình “sẵn sàng quay lại viện ngày hôm sau”.

Batalvi gọi điện cho bác sĩ của chương trình để hỏi về triệu chứng. Họ không hề hoảng hốt và khuyên anh giữ bình tĩnh. Những triệu chứng trên không có nghĩa là bạn nhiễm nCoV do vaccine, mà thực tế, những phản ứng này cho thấy cơ thể đang phản ứng đúng cách.

“Điều này nghĩa là hệ miễn dịch của cậu đang tích cực làm việc. Cậu sẽ sớm khỏe thôi”, Tiến sĩ Paul Offit, chuyên gia về vaccine của bệnh viên nhi đồng Philadelphia, nói.

“Không nên ngần ngại quay lại tiêm mũi thứ hai, bởi nó sẽ đặt bạn ở vị thế tốt hơn chống lại loại virus khủng khiếp này, loại đã giết chết hơn 250.000 người và gây ra nhiều biến chứng lâu dài”.

Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cũng nói điều tương tự với Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành Facebook, hồi đầu tuần. “Điều mà cơ thể đang nói với bạn qua phản ứng đó rằng nó đang đáp ứng tốt với mũi tiêm”, ông nói. “Khi tiêm vaccine, một số người có phản ứng, một số người không”.

“Những người khác đau ở cánh tay. Một số có thể vừa đau vừa lạnh tay, giống như cúm và một số ít người bị sốt”, ông nói.

Fauci khẳng định “đa số những triệu chứng này đều biến mất trong vòng 24 hoặc nhiều nhất là 48 giờ”, nói thêm điều quan trọng là phải trung thực về các tác dụng phụ mà mình thấy xuất hiện.

Cố vấn khoa học Moncef Slaoui, trưởng Chiến dịch Tần tốc, chương trình đẩy mạnh nghiên cứu vaccine và phát triển thuốc Covid-19 của chính phủ Mỹ hợp tác với khối tư nhân, cho biết khoảng 10 – 15% đối tượng tham gia nghiên cứu xuất hiện “tác dụng phụ đáng chú ý” sau khi tiêm.

“Đa số mọi người xuất hiện tác dụng phụ ít chú ý hơn. Tôi cho rằng so sánh với khả năng bảo vệ 95% chống lại căn bệnh nhiễm trùng gây chết người hoặc suy nhược cơ thể, đây là sự cân bằng phù hợp”, ông nói.

Không nên nhầm lẫn tác dụng phụ mà Batalvi gặp phải với các vấn đề an toàn. Bất kỳ nhà sản xuất vaccine nào đang muốn FDA cấp phép đều phải trình báo dữ liệu an toàn hai tháng sau khi tiêm liều thứ hai, bởi nhiều thử nghiệm trước đó từng xuất hiện các vấn đề mất an toàn lớn.

Tới nay, cả vaccine của Moderna và Pfizer đều cho kết quả tốt, nhưng chỉ thời gian mới trả lời được câu hỏi liệu có bất kỳ vấn đề mất an toàn nghiêm trọng nào xảy ra trong vài năm tới hay không.

“Dù chúng tôi có thể dự đoán được 90 – 95% tác dụng phụ xảy ra trong vòng hai tháng sau khi hệ thống miễn dịch phản ứng tốt với cả hai loại vaccine, nhưng chúng tôi không có kinh nghiệm biết được một, hai năm sau sẽ như thế nào và chúng ta sẽ phải đi từng bước”, Slaoui nói.

Batalvi không rõ mình mình tiêm vaccine thực hay giả dược, nhưng dựa trên trải nghiệm đã có, anh nghĩ rằng mình có thể đoán được.

“Đây là một nghiên cứu ngẫu nhiên. Vì vậy cả tôi lẫn các bác sĩ nghiên cứu cũng như Moderna đều không biết tôi đã được tiêm vaccine hay chưa. Nhưng dựa trên những tác dụng phụ đã có, tôi cho rằng mình đã được tiêm vaccine thật”, anh nói.

Batalvi cho hay rất mong đại dịch kết thúc để gặp hai cháu trai và gái song sinh, con của chị anh, mới đẻ tuần này.

“Tôi hy vọng sau khi có vaccine, mọi người đều tự tin khi sử dụng nó. Tôi đã thử và cảm thấy ổn. Tôi nghĩ chúng ta có thể vượt qua được”, anh nói.

VietBF sưu tầm

https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1413442 

Powered by Blogger.