Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Hy vọng gì khi Thường vụ Quốc hội cho xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải ?-

Tuesday, May 19, 2020 // ,

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Uỷ ban thường vụ Quốc hội đang xem xét vụ án Hồ Duy Hải
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Uỷ ban thường vụ Quốc hội đang xem xét vụ án Hồ Duy Hải
Courtesy of dantri -RFA edited


Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời truyền thông trong nước tại cuộc họp báo ngày 18 tháng 5 về chương trình dự kiến kỳ họp thứ 9 của quốc hội khóa 14 cho biết Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật vụ án tử tù Hồ Duy Hải.
Trước đó, một số Đại biểu Quốc hội đã đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội vào cuộc giám sát, yêu cầu xem xét lại bản án sau khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao giữ nguyên bản án phúc thẩm xử tử hình đối với Hồ Duy Hải, bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Do đó, ông Phúc cho rằng cần có thời gian xem xét thật toàn diện, khách quan các vấn đề vì đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, khiến dư luận trong và ngoài nước quan tâm.
Trao đổi với RFA vào tối 18/5, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Đai hội đảng XII bày tỏ hy vọng sẽ có phiên xử công bằng trong thời gian tới:
“Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét thấu tình đạt lý là để không xảy ra oan sai, làm dịu tình hình dư luận và thể hiện sự minh bạch đảm bảo quy định của pháp luật nhưng tránh vấn đề nghi ngờ trong dư luận về mặt xét xử của tòa án Việt Nam.”
Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm từng giữ chức nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết trong những năm gần đây, ít nhất là nhiệm kỳ ông còn làm việc đến bây giờ thì ông chưa thấy Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra một phán quyết nào thúc đẩy tòa án.
“Nếu cần thì đưa ra quốc hội và cũng yêu cầu chứ không trao thủ tục gì để Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao phải họp lại hoặc xét xử vụ án lại. Khả năng đó là có thể ở dạng như thế. Nếu vậy thì là một thiệt hại rất lớn đối với nền tư pháp Việt Nam.”
Vẫn theo Luật sư Trần Quốc Thuận, vụ án Hồ Duy Hải có lẽ là lần đầu tiên có chuyện tính chất gay gắt lên tới trung ương và cũng là lần đầu Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao họp toàn bộ 17 người biểu quyết.
Luật sư Thuận nhận xét rằng vụ này đặc biệt nghiêm trọng tuy nhiên chứng cứ đơn giản, việc điều tra cũng đơn giản nhưng lại khiến cho dư luận ngỡ ngàng. Ông cho rằng chứng cứ trực tiếp như dấu vân tay của Hồ Duy Hải không có tại hiện trường, đem thớt và con dao mua ngoài chợ rồi cơ quan điều tra cùng nhau nói phù hợp với lời khai là hai chứng cứ không thuyết phục.
Trong buổi tiếp xúc cử tri tại thành phố Hồ Chí Minh sáng ngày 18/5, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí một lần nữa khẳng định với cử tri rằng kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải có căn cứ và đúng thẩm quyền.
Còn việc Tòa án Nhân dân Tối cao hay Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đúng thuộc về quyết định của cấp có thẩm quyền, đồng thời khẳng định ông đang làm đúng trách nhiệm của mình.
Vì vậy, Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định những trường hợp có thể xảy ra:
“Vụ án này có thể xảy ra nhiều khả năng nếu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trình ý kiến tới ban lãnh đạo nào mà trên tòa ủng hộ ý kiến này thì có thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ họp nhau lại có một kết luận. Điều người ta đang chờ là kết luận hủy án, điều tra lại từ đầu. Nếu không, có khả năng là đưa lên Chủ tịch nước, Chủ tịch nước sẽ ra phán quyết không tử hình, phạt tù chung thân. Giải quyết cách này không chắc gì được ủng hộ.”
Còn theo Luật sư Đặng Đình Mạnh hiện đang sinh sống tại Sài Gòn, theo thủ tục, trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thì cũng chính hội đồng 17 nguời đó xem xét lại lần nữa. Như vậy sẽ khó xảy ra những chuyển biến tích cực. Ông giải thích:

Hai ĐBQH Lê Thanh Vân và Lưu Bình Nhưỡng gửi văn bản kiến nghị đến Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải.


Hai ĐBQH Lê Thanh Vân và Lưu Bình Nhưỡng gửi văn bản kiến nghị đến Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải. RFA Edited

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị xem xét lại thì thật ra họ đang kích hoạt Điều 404 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Trong đây quy định sẵn cơ quan xem xét lại vẫn là Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, cũng sẽ vẫn là 17 người hôm 8/5 xem xét vụ án này một lần rồi. Tôi nghĩ thời gian ngắn quá thì kết quả không có gì thay đổi nhưng nếu thời gian dài thì những tương quan khác như tác động xã hội, chính trị… may ra có thể có sự thay đổi trong vụ án này.”
Bên cạnh đó, Luật sư Mạnh cũng cho rằng vẫn còn hy vọng cho Hồ Duy Hải nếu được xử ‘tái thẩm’:
“Thủ tục tái thẩm khác giám đốc thẩm ở chỗ tái thẩm chỉ được xem xét khi vụ án có những chứng cứ mới mà những chứng cứ mới này có thể tác động thay đổi bản chất vụ án. Thật ra khả năng pháp lý mà lý tưởng nhất cho các bên là nên có một phiên tòa tái thẩm. Ví dụ như hôm rồi Luật sư Trần Hồng Phong có đưa ra kiến nghị để Chủ tịch nước và Hội đồng Thẩm phán kể cả Viện Kiểm sát Tối cao xem xét lại là Luật sư Phong đặt ra giả thiết có thể thủ phạm gây ra vụ án này thuận tay trái. Nếu được chấp nhận đó sẽ là một tình tiết mới thì có thể mở ra phiên tái thẩm, có thể hủy án và trả về điều tra từ đầu.”
Luật sư Mạnh cho rằng phiên tái thẩm là khả năng rất tốt giúp cho tất cả các bên phần nào giữ được quan điểm của mình, nhất là giúp cho 17 vị thẩm phán trong Hội đồng Thẩm phán có một lối thoát. Tức là trước đây họ vẫn có thể đúng trong phiên tòa giám đốc thẩm nhưng họ có thể tuyên lại vì chứng cứ mới làm thay đổi suy nghĩ của họ. Điều đó cũng bảo toàn danh dự, sĩ diện của họ. Về phía Hồ Duy Hải, tình thế có thể được thay đổi nếu phiên xử tái thẩm được diễn ra.
“Nếu đã chấp nhận tái thẩm thì cơ hội lên tới 100% sẽ có sự thay đổi lớn về kết quả vụ án. Chứ việc kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tôi cho rằng khả năng thay đổi không cao lắm.”
Vụ giết hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An tại nơi làm việc xảy ra hồi ngày 13 tháng 1 năm 2008.
Ngay sau đó, thanh niên Hồ Duy Hải, sinh năm 1985, ở Long An bị bắt giữ và bị tuyên án tử hình dưới tội danh “giết người, cướp tài sản” tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm.
Tuy nhiên, bản thân anh Hồ Duy Hải nói với mẹ trong một lần gặp là phải kêu oan cho anh vì anh không phạm tội. Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ anh cùng những người thân trong gia đình, suốt hơn 12 năm qua kêu cứu khắp nơi. Luật sư cũng nêu ra những khuất tất của quá trình điều tra vụ án.
Hy vọng của gia đình và cá nhân Hồ Duy Hải được trông mong rất nhiều vào phiên xử giám đốc thẩm ngày 8/5 vừa qua nhưng kết quả đã khiến không chỉ gia đình Hồ Duy Hải, các luật sư tham gia mà cả những nguời dân theo dõi đều thất vọng khi tuyên y án tử hình đối với anh Hải.
Đáng quan tâm, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thừa nhận dù quá trình điều tra, xét xử có một số thiếu sót, nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án.
Sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân và cả các đại biểu quốc hội đều lên tiếng cần xem xét lại bản án đối với tử tù Hồ Duy Hải.
Hiện, chưa rõ những kiến nghị mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra có thể thay đổi quyết định tử hình đối với anh Hải hay không nhưng dư luận vẫn bày tỏ hy vọng công lý sẽ được phục hồi nếu Hồ Duy Hải vô tội. Cũng như mong muốn của Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam:
“Tôi tin rằng tình hình này sẽ có biểu quyết nào đó hướng về lòng dân!”




Tiêu Cà Mau

nơi gửi Hoa Kỳ
Chánh án và thẩm phán "Xã Hội Chủ Nghĩa" của Đảng ta xử án không cần nhân chứng, không "thèm" thu giữ vật chứng ở hiện trường cũng không "thèm" điều tra các dấu vân tay ở hiện trường vậy mà kết án tử hình Hồ Duy Hảy xử án kiểu nầy thì bất cứ trẻ trâu nào cũng có thể làm chánh án và thẩm phám xã hội chủ nghĩa, vậy xin đề nghị Đảng và nhà nước xuất khẩu chánh án và thẩm phán của ta.
19/05/2020 09:05

Tiêu Cà Mau

nơi gửi Hoa Kỳ
Nếu được tái xét xử vụ án Hồ Duy Hải tôi xin đề nghi Luật sư Trần Hồng Phong yêu cầu xét xử công khai với đầy đủ nhân chứng ? Nhân chứng sẽ trả lời công khai trước tòa tôi sẽ hiến kế với một "mẹo" nhỏ sẽ biết Hồ Duy Hải có phải là hung thủ hay không? Nếu không thì ông thua là cái chắc vì tòa án xét xử theo đơn đặc hàng của Đảng ,Đảng đã quyết thì thẩm phán chỉ là người thừa hành bản án mà thôi.
18/05/2020 22:56

Đọc báo giùm bạn..!

nơi gửi VN
Con dao và câu hỏi đâu là sự thật vụ án Hồ Duy Hải?

Thủ phạm là Nguyễn Văn Nghị, cháu ruột bà Trương Mỹ Hoa. Bà Trương Mỹ Hoa là lá chắn bao che, đứng trong bộ chính trị cao chót vót ở chức vụ Phó chủ tịch nước trong lúc đó. Hiện giờ Nghị đang giường êm nệm ấm hạ cánh an toàn ở Canada.
Vậy Hồ Duy Hải có tắm nước thánh cũng sẽ không bao giờ được xoá tội. Chuyện thường ở xứ độc tài mà. Quyền lực che trời. Đòi công lý tự do cho Hải có nghĩa sẽ giam Nghị vào tù. Sẽ trưng bày rành mạch nghành luật pháp của Việt Nam dã thú độc ác hay sao.
Lưu Trọng Văn|

13 tháng 1 năm 2008 tại Bưu điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, hai nữ nhân viên bưu điện Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân bị giết.

Tại sao một vụ án hình sự, người bị giết chỉ là nhân viên bưu điện bình thường và kẻ giết người nếu theo danh sách các nghi phạm đều là người lao động bình dân diễn ra ở ấp lẻ, tỉnh lẻ lại trở thành một vụ án gây chấn động công luận và và lôi kéo thành trận chiến các quyền lực pháp đình đến như vậy?

Vụ án rất đơn giản, mọi chứng cứ sờ sờ vì kẻ giết người chả cao tay gì, nên các nhà điều tra nhanh chóng chộp được thủ phạm. Điều này thể hiện rất rõ trên bài viết của báo Công an Nhân dân cơ quan ngôn luận của Bộ CA ngay sau vụ án dựa theo báo cáo chính thức nội bộ công an huyện Thủ Thừa và công an tỉnh Long An cung cấp.

Như vậy vụ án đã điều tra xong.
Thủ phạm đã quá rõ.
Chứng cứ cũng đã quá rõ.

Nhưng...
Một kịch bản khác đã được dựng lên. Theo đúng trình tự khớp với hiện trường đã được nghi phạm giết người khai ra, để rồi bất ngờ vì một lý do nào đó,một nghi can khác đã phải khai ra... chính mình là thủ phạm -khớp với sự thật.

Để bịt sự thật này toàn bộ lời khai và hồ sơ của nghi can Nghị đã bị bàn tay nào đó ra lệnh rút khỏi hồ sơ vụ án.

Đó là lý do 17/17 thẩm phán tối cao biểu quyết cho rằng chỉ có kẻ gây án là Hải mới biết các chi tiết xác thực của vụ án và đi đến kết luận các sai sót tố tụng không làm thay đổi bản chất vụ án của các quan ngài trên.

Làm sao không khớp cho được khi toàn bộ lời khai trong hồ sơ của nghi can đầu tiên bị bắt giam đã mớm ra để nghi can sau nói dập theo?

17/17 vị thẩm phán tối cao trong đó có ngài chánh án Nguyễn Hoà Bình chỉ cần buộc các nhà điều tra trình lại hồ sơ của nghi can mà chính báo CA của bộ CA đã công bố ngay sau vụ án là rõ kịch bản tráo người thế nào.

Một vụ án mà hồ sơ của nghi can số một bị rút đi cùng các chứng cứ gây ác bị tiêu huỷ thì cái phán quyết sai phạm tố tụng không thay đổi được bản chất vụ án chẳng qua chỉ vì bản chất coi thường pháp luật và chà đạp công lý
của chính các ngài không thay đổi mà thôi.

Đây là vụ án không khó để phá án. Nhưng sau 12 năm thì rất khó để phá án.

Buồn cười?

Chua xót thì đúng hơn!

Căm giận thì đúng hơn.

Chúng ta cùng lướt qua vụ án xảy ra ở Cầu Voi.

A.Những người liên quan vụ án:

1. Nguyễn Văn Thu, nam, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án, hành nghề lái xe ôm.
2. Võ Văn Hùng, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án.
3. Nguyễn Văn Vàng, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án.
4. Nguyễn Tuấn Ngọc, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án.
5.Điều tra viên: Lê Thành Trung, người khám nghiệm hiện trường vụ án và khám nghiệm tử thi vào ngày 14 tháng 1 năm 2008. Tháng 5 năm 2020, ông Trung là Trưởng Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
6. Thượng tá Phạm Văn Tiến, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An, người kí lệnh bắt khẩn cấp Hồ Duy Hải vào chiều ngày 21 tháng 3 năm 2008. Phạm Văn Tiến đã qua đời.
7. Nguyễn Thanh Hải (trong bản án sơ thẩm 2008 ghi Nguyễn Văn Hải,công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đã qua đời. Trong trang 5 bản án sơ thẩm 2008 có đoạn ghi rằng Hồ Duy Hải biết về tình tiết vụ án là do Nguyễn Văn Hải kể lại cái chết của Ánh Hồng và Thu Vân.

Chú ý!

Vì sao công an viên xã không có mặt tại vụ án lại biết về cái chết của hai cô gái thế nào? Giản đơn vì nghi can số một khả năng là kẻ giết người đã khai ra sự thật. Lời khai đó có trong hồ sơ đã bị rút ra.

8. Huỳnh Văn Minh, công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đã qua đời.
9. Nguyễn Thanh Phong, cán bộ điều tra vụ án, lập biên bản và ra quyết định tạm giam đối với Hồ Duy Hải (tháng 5 năm 2020 là Phó trưởng Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).
10. Nguyễn Văn Linh, điều tra viên tham gia điều tra vụ án. Tháng 5 năm 2020 ông Linh là Phó trưởng phòng Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (PC06), Công an tỉnh Long An).

B. Tiến trình thật lúc đầu của vụ án:
• Khoảng 7 giờ sáng ngày 14 tháng 1 năm 2008, anh Phùng Phụng Hiếu, nhân viên Bưu điện Thủ Thừa, đến Bưu điện Cầu Voi để giao báo. Anh Hiếu thấy cổng trước và sau không mở, gọi cửa nhiều lần không nghe thấy ai trả lời nên đã ra phía sau trèo qua hàng rào vào thì thấy cửa khép hờ và phát hiện thi thể cổ đầy máu của hai nữ nhân viên Hồng và Vân trên nền gạch.

• 8 giờ 30 phút sáng, điều tra viên Lê Thành Trung bắt đầu khám nghiệm hiện trường vụ án.
• 11 giờ 40 phút trưa, điều tra viên Lê Thành Trung bắt đầu thực hiện khám nghiệm tử thi nạn nhân Vân.
• 12 giờ 10 phút trưa, điều tra viên Lê Thành Trung bắt đầu thực hiện khám nghiệm tử thi nạn nhân Hồng.
• 13 giờ 10 phút, điều tra viên Lê Thành Trung kết thúc khám nghiệm hiện trường vụ án.

Chú ý!
• Theo lời khai của bốn người dọn dẹp hiện trường vụ án (Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Vàng và Nguyễn Tuấn Ngọc) thì trong ngày 14 tháng 1 năm 2008, lúc họ dọn dẹp hiện trường thì phát hiện một con dao mới và sạch nhét sau tấm bảng treo trên tường gần chỗ nằm của hai nạn nhân Hồng và Vân. Họ đã báo cho công an xã và huyện nhưng được lệnh đốt bỏ. Họ đã dùng con dao này để cạo vết máu trên nền gạch rồi đốt bỏ nó.

Rất chú ý!

Tại sao điều tra viên Lê Thành Trung lại kết thúc điều tra mà không ra lệnh bảo vệ hiện trường và thu giữ ngay các chứng cứ cũng như lấy các dấu vân tay?

Chả lẽ điều tra viên Lê Thành Trung chỉ khám nghiệm tử thi là xong việc điều tra ư?

Tại sao lãnh đạo công an xã, huyện lại ra lệnh tiêu huỷ chứng cứ giết ngươi nếu các chứng cứ đó không được điều tra viên cẩt giữ?

Hai khả năng xảy ra:
⁃ nghiệp vụ của điều tra viên Lê Thành Trung quá kém hoặc phẩm chất quá vô trách nhiệm.
⁃ Điều tra viên có ra lệnh thu giữ vật chứng nhưng sau đó đã thông đồng để cho kịch bản vụ án chuyển qua trang khác.

Ở đây phải xem xét lời khai của bốn nhân viên dọn dẹp hiện trường về sự phát hiện con dao.

Con dao này có thể là mấu chốt loại trừ kẻ tình nghi và tìm ra thủ phạm của vụ án.

Lời khai của bốn người dọn dẹp là họ phát hiện con dao sau tấm bảng treo trên tường gần chỗ ngủ của hai nạn nhân, dao còn mới và sạch.

Nếu con dao này là công cụ mà kẻ giết người đâm chết nạn nhân Hồng sau đó được rửa sạch rồi để lại chỗ cũ thì Hồ Duy Hải hay Nguyễn Văn Nghị ai là người có thể biết chỗ để dao của chị em Hồng, Vân?

Chắc chắn không thể là Hải vì Hải không quen thân Hồng, Vân, tức là Hải không lên phòng ngủ của Hồng , Vân. Nghị là người yêu của Hồng thường xuyên ngủ với Hồng mới có thể biết con dao Hồng dùng cắt trái cây dắt ở đâu.

Nếu Nghị dùng con dao này để giết Hồng thì có nghĩa Nghị khi đến với Hồng không hề có ý giết Hồng vì không thủ theo công cụ giết Hồng.

Thước fim quay chậm lại rất có thể là:

Đêm đó sau giờ đóng cửa bưu điện 20.30 phút Nghị đến bưu điện Cầu Voi. Nghị có dụng ý đến riêng với Hồng nên phải đến lúc bưu điện đóng cửa. Vì thường xuyên ngủ đêm với Hồng Nghị biết rõ giờ đóng cửa là 8 g 30. Đó là lý do Nghị được chứng nhận 8 g20 còn có mặt ở quán cafe như một chứng cứ ngoại phạm nếu thời gian vụ án xảy ra trong thời gian Nghị uống cafe có người xác nhận.

Nghị do ghen tức Hồng vẫn đi lại với Mi Sol và vài người khác nhưng chưa bộc lộ ngay sự ghen tức này.Lúc đầu Nghị muốn quan hệ tình dục với Hồng nên đưa tiền cho Vân đi mua trái cây.

(Nhân chứng bán trái cây cho Vân, khai: Vân nói, thằng bồ người Tiền Giang cho tiền. Tại sao Vân nói vậy? Có thể Vân biết Hồng không còn tình cảm với Nghị nữa và bản thân Vân không ưa gì Nghi, một con nghiện,quê Tiền Giang nên giọng riễu cợt.)

Nghị muốn làm tình với Hồng nhưng có khả năng Hồng không còn tình cảm với Nghị nữa bằng chứng Hồng vẫn đi lại với Sol, người yêu cũ và đang tìm hiểu một kĩ sư trẻ có học vấn và không là con nghiện như Nghị.

Hồng chống cự.
Nghị cưỡng ép. Và cưỡng ép thành công.
Đó là lý do khám nghiệm tử thi chỗ kín của Hồng có dịch nhầy.

(Ở một vụ án giết người chỉ cần bằng chứng dịch nhầy này của ai là tìm ra thủ phạm ngay chứ chẳng cần cả đống lời khai nào hết.)

Do bị Hồng chống lại cuộc làm tình, sau khi xuất tinh, hai người nẩy ra cãi vã ghen tức.
Nghị đã tức giận bóp cổ Hồng. Do Hồng chống lại thậm chí Hồng lấy con dao chỗ mình dấu đe doạ Nghị, Nghị đã cướp lấy dao, Hồng bỏ chạy xuống dưới nhà như để kêu cứu, Nghị đuổi theo và đâm chết Hồng trong cơn bị kích động không kìm chế được.

Hoặc chính Nghị biết chỗ để dao, rút dao doạ Hồng bị Hồng chống cự, rồi Hồng bỏ chạy xuống sảnh bưu điện, Nghị đuổi theo lấy dao đâm Hồng.

Khi Vân về, Nghị sợ Vân phát giác nên rình Vân bước vào, lấy thớt ở bếp nấu ăn của hai chị em đập đầu Vân. Vân chưa chết ngay, Nghị
lấy dao đâm Vân chết hẳn.

Xong, Nghị rửa sạch dao để chỗ cũ.

Rửa sạch dao phải có nước. Đó là lý do các điều tra viên ban đầu đã lấy lời khai của
một nhân chứng quen biết chị em Hồng, Vân và thường xuyên đến bưu điện chứng thực bưu điện thời điểm vụ án xảy ra có nước chảy đều.

Đây có thể là một kịch bản của vụ án liên quan đến con dao bị những người dọn dẹp phát hiện.

Một vụ án đơn giản để rồi nảy sinh những câu hỏi không đơn giản là do đâu?

Chúng ta có quyền nghi ngờ sự thật về con dao này liên quan đến Hồ Duy Hải trong hồ sơ trình cho Hội đồng Thẩm phán Tối cao.

Chỉ cần làm rõ thời gian nào nhân viên dọn dẹp báo lãnh đạo công an xã, huyện và thời gian nào lãnh đạo công an xã huyện ra lệnh đốt bỏ chứng cứ, thời gian nào các chứng cứ bị đốt bỏ, và cụ thể cá nhân nào lãnh đạo công an xã, huyện nào ra lệnh đốt bỏ chứng cứ là con dao và cái thớt rồi điều tra các cá nhân đó sẽ ra ngay những kẻ nào hoặc vì kém nghiệp vụ, vì vô trách nhiệm hoặc tham gia làm thay đổi nghi can giết người.

Chú ý!

Người được bốn người dọn dẹp ở ấp Cầu Voi báo cho việc thấy con dao chắc chắn phải là công an viên của xã mà họ ở cùng xã quen biết.

Có hai công an viên xã liên quan đến vụ án đó là:
-Nguyễn Văn Hải, người có thể đã tham gia hỏi cung Nghị nên biết rõ sự thật việc giết Hồng, Vân theo trình tự thế nào nói cho Hải biết để khai theo cho trùng hợp lời khai liên quan tới các chứng cứ. Rất tiếc không hiểu vì lý do gì đã chết.
-Huỳnh Văn Minh, công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Rất tiếc không hiểu vì lý do gì cũng đã chết.

( Cái chết của Minh và Hải vẫn đang là câu hỏi chưa rõ câu trả lời.)

Không khó để điều tra bốn người dọn dẹp là họ đã báo thông tin về con dao cho ai biết. Nếu là Minh và Hải thì Minh và Hải không đủ thẩm quyền ra lệnh cho bốn người dọn dẹp đổt bỏ con dao và cái thớt. Minh hoặc Hải phải báo cho cấp trên. Và rất có thể Minh và Hải biết lệnh thủ tiêu chứng cứ là từ ai và cùng biết rõ ai đã khai ra là thủ phạm.

Việc xảy ra tiêu huỷ chứng cứ trong thời gian rất nhanh chỉ sau vụ án chưa đến một ngày. Như vậy có một đường dây nào đó lúc đầu chưa liên quan đến điều tra viên Lê Thành Trung và các điều tra viên của công an Long An đã bí mật can dự vào vụ án.

Bằng chứng : Ngày 15 tháng 1 năm 2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An tìm kiếm con dao bị nhóm bốn người dọn dẹp hiện trường (Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Vàng và Nguyễn Tuấn Ngọc) tìm thấy và đốt bỏ nhưng không tìm được, kể cả phần lưỡi dao bằng kim loại.

Bằng chứng: Chiều cùng ngày, Nguyễn Văn Nghị, 28 tuổi, cư trú tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang bị triệu tập khẩn cấp tới Cơ quan điều tra tỉnh Long An để điều tra. Các trinh sát đặt nghi vấn vì sau khi xuất hiện tại Bưu điện Cầu Voi trong đêm 13 tháng 1, Nguyễn Văn Nghị đi đâu không rõ tới chiều 14 tháng 1 mới về nhà.

Bằng chứng: Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án giết người, cướp tài sản. Ngày 17 tháng 1 năm 2008, Biên bản giám định pháp y số 21/PY.08 ghi "có ít dịch nhầy trong âm đạo" của nạn nhân Hồng. và "dạ dày có chứa thức ăn đã nhuyễn, lượng ít".( chứng tỏ vụ án phải xảy ra sau khi ăn tối khá lâu chứ không phải lúc 8 g đến 8 g 30 tối, để sau này Nghị có chứng cứ ngoại phạm là 8 g 20 còn ở quán cafe ).

Bằng chứng: người bán trái cây khai lời của Vân về thằng bồ người Tiền Giang của Hồng đưa tiền mua trái cây.

Các bằng chứng lúc đầu trên chứng tỏ các điều tra viên tuy có một số sai sót về bảo vệ hiện trường nhưng các kết quả điều tra đều không hướng tới Hải mà đều chĩa tới Nghị.

Nhưng chỉ hai tháng sau cái đường dây bí ẩn ngay sau xảy ra vụ án đã chi phối họ.

Đường dây ấy là ai?

Chắc chắn liên quan đến người cao cấp nhất ra lệnh đốt bỏ con dao và cái thởt.

Một câu hỏi nữa. Vì sao lệnh là đốt bỏ chứ không phải vứt rác? Vì sao đốt bỏ mà con dao bằng thép lại cháy thành tro? Lưỡi dao không thể thành tro! Vậy lưỡi dao ai lấy? Vì sao lại lấy?

Chả qua kẻ tham gia vụ án lo sợ bị lộ nên đã lén lấy đi lưỡi dao đã bị đốt.

Vụ án Hồ Duy Hải thực chất rất đơn giản và công an Long An lập tức phá án, tìm ra ngay thủ phạm, như báo Công an đã vạch ra ngay sau khi công an Long An tìm ra kẻ có nhiều chứng cứ nhất giết người.

Vụ án chỉ trở nên phức tạp khi sự thật bị thế lực nào đó đánh tráo để rồi từng nấc bị đẩy lên cao lôi kéo cả chuỗi vào việc bảo vệ cho việc chà đạp pháp luật và công lý.

17/17 vị thẩm phán tối cao trong đó có ngài chánh án Nguyễn Hoà Bình chỉ cần phát lệnh truy nã Nguyễn Văn Nghị để 17/17 vị đồng loạt trực tiếp xét hỏi cùng các chứng cứ và hồ sơ có sẵn lúc đầu của các điều tra viên Long An là lòi ra ngay.

Đồng thời chỉ cần điều tra nhân thân của Nghị sẽ biết kẻ nào dúng tay vào vụ án này.

Đây là lối thoát duy nhất cho uy tín của các vị. Cứ làm hết nhẽ đi. Nếu Nghị thật sự vô can thì cũng giải án oan cho Nghị và gia đình Nghị. Nếu Hải không thể chối cãi tội giết người thì nghiêm khắc trừng trị Hải và làm cho mẹ của Hải cùng dư luận tâm phục khẩu phục.


12.05.2020 LƯU TRỌNG VĂN
18/05/2020 22:29

Thường vụ Quốc hội đang xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải

 Monday, May 18, 2020 11:18 AM // , ,


Theo RFA 

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Uỷ ban thường vụ Quốc hội đang xem xét vụ án Hồ Duy Hải
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Uỷ ban thường vụ Quốc hội đang xem xét vụ án Hồ Duy Hải - dantri -RFA edited 

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý vụ án tử tù Hồ Duy Hải.

Ông Tổng thư ký Quốc hội cho biết thông tin trên vào ngày 18 tháng 5 tại cuộc họp báo về chương trình dự kiến kỳ họp thứ 9 của quốc hội khóa 14 và được truyền thông trong nước loan tin.

Cụ thể, khi báo giới đặt câu hỏi về quan điểm của Uỷ ban thường vụ quốc hội khi vừa qua một số đại biểu quốc hội đã có kiến nghị tiến hành giám sát hoạt động xét xử vụ án Hồ Duy Hải tại cuộc họp thứ 9, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, khiến dư luận trong và ngoài nước quan tâm.

Ông cũng nói mặc dù năm 2013, đoàn giám sát tối cao của Quốc hội đã tiến hành giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Báo cáo đã được trình Quốc hội. Chánh án TANDTC khi đó cũng có báo cáo chi tiết về vụ án Hồ Duy Hải. Sau đó, các cơ quan đã có sự xem xét, tuy nhiên dư luận vẫn có ý kiến.

Đặc biệt sau khi hội đồng thẩm phán TAND tối cao giữ nguyên bản án phúc thẩm xử tử hình đối với Hồ Duy Hải, bác kháng nghị của VKSND tối cáo, một số Đại biểu Quốc hội đã đề nghị uỷ ban thường vụ quốc hội vào cuộc giám sát, yêu cầu xem xét lại bản án. Do đó, ông Phúc trả lời, để có thời gian xem xét thật toàn diện, khách quan các vấn đề, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đang giao cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật

Trong buổi tiếp xúc cử tri tại TPHCM sáng 18/5, khi được cử tri chất vấn về vụ án Hồ Duy Hải, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí một lần nữa khẳng định kháng nghị có căn cứ, đúng thẩm quyền. Ông cho rằng việc cử tri nói TAND Tối cao đúng hay VKSND Tối cao đúng, hãy để cấp có thẩm quyền quyết định, riêng bản thân mình ông cho rằng “Đến giờ này tôi tin rằng tôi đang làm đúng trách nhiệm của mình”.

Dự án tên lửa siêu thanh tốc độ Mach 80: Mỹ đang làm những điều không tưởng


Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố nước này đang phát triển một tên lửa siêu thanh bay nhanh gấp 17 lần so với tên lửa bay nhanh nhất trong trong quân đội Mỹ hiện nay - tương đương với tốc độ Mach 80 - 85. Nếu thành hiện thực, đây sẽ là một trong những loại vũ khí nguy hiểm nhất thế giới.
Phát biểu trước truyền thông, Tổng thống Mỹ Donald Trump (15/5) cho biết, Mỹ “đang phát triển một thiết bị quân sự tuyệt vời, đó là tên lửa siêu việt, và nó nhanh gấp 17 lần so với tên lửa chúng tôi có hiện nay”; khẳng định tên lửa đang phát triển này vượt trội những tên lửa mà Nga và Trung Quốc đang phát triển. Tuyên bố của ông Trump ngụ ý rằng tên lửa nhanh nhất hiện nay là tổ hợp Avangard của Nga có thể đạt tốc độ Mach 27 và tên lửa siêu thành Mỹ đang nghiên cứu chế tạo có tốc độ nhanh gấp 3 lần tổ hợp Avangard của Nga - một tên lửa có khả năng đẩy tốc độ lên tới Mach 80 - 85.
Cùng ngày, Thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ Jonathan Hoffman cũng đã xác nhận rằng Lầu Năm Góc đang phát triển một tên lửa siêu thanh tinh vi để đối phó với các đối thủ của Mỹ. Trước đó, chính quyền Mỹ đã yêu cầu ít nhất 3,2 tỷ USD tài trợ cho các chương trình phát triển vũ khí siêu thanh trong năm tài chính tiếp theo, tăng gần 500 triệu đô la từ năm 2020.
Trong khi đó, truyền thông Nga cho rằng theo tuyên bố của ông Trump, tốc độ tên lửa siêu thanh mới nhất của Mỹ là khoảng 100 nghìn km/h, điều này cho thấy Tổng thống Mỹ đang cường điệu hóa sự vượt trội về quy mô so với mọi thứ trên thế giới; khẳng định Hoa Kỳ vẫn đang nói quá khi báo cáo về sự phát triển của một tên lửa nhanh hơn 80 lần so với tốc độ âm thanh.
So với Mỹ, Nga hiện đang sở hữu một số loại tên lửa siêu thanh hiện đại, trong đó hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard có tầm bắn thuộc hàng liên lục địa, với tốc độ bay lên đến Mach 20 (Mach 1, tương đương 1.235km/h), tức là hơn 24.000km/h. Avangard là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chiến lược được trang bị phương tiện phương tiện lướt siêu vượt âm. Theo các nguồn tin công khai, vũ khí “đột phá” này được phát triển bởi Hiệp hội Nghiên cứu và Chế tạo máy ở thành phố Reutov thuộc khu vực Moscow. Loại vũ khí mới đã được đưa vào thử nghiệm từ năm 2004. Phương tiện lướt có khả năng bay ở tốc độ siêu vượt âm trong những tầng dày đặc của khí quyển và có thể điều khiển đường bay, độ cao cũng như xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào. Bên cạnh đó, tên lửa siêu thanh Avangard là loại tên lửa có thể bay và hoạt động ở khí quyển tầng cao với tốc độ trên Mach 5. Điều này khiến cho các tên lửa Avangard trở nên khó chặn hơn các đầu đạn thông thường. Mới đây, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov đã tiết lộ trên kênh truyền hình Rossiya 24 TV rằng cuộc thử nghiệm mới nhất đã cho thấy, tên lửa Avangard có thể phóng đi với tốc độ kinh khủng là 27 Mach, vượt quá 27 lần tốc độ âm thanh và tương đương hơn 30.000 km/h. Sự linh hoạt vượt trội của tên lửa Avangard khiến nó trở thành một trong những mục tiêu khó tấn công nhất, gần như không có tên lửa nào có thể bắn hạ nó ở tốc độ như vậy và sẽ cực kỳ khó để đoán được đường đi của tên lửa siêu vượt âm Avangard.
Ngoài tên lửa Avangad, ba tên lửa khác của Nga cũng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của đối thủ là tên lửa Kinshal, Sarmat và Zircon. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat là tên lửa đầu tiên mang các đầu đạn Avangard. Sarmat được xem là tên lửa đạn đạo có thể vươn khắp hành tinh và là vũ khí “sát thủ” đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa vì không có hệ thống nào hiện nay có thể ngăn chặn nó. Vũ khí chiến lược mới này của Nga được xem là để đối chọi với Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS - Prompt Global Strike) mà Mỹ đang theo đuổi. Các chuyên gia quân sự bình luận, Sarmat là hệ thống vũ khí “độc nhất vô nhị” chưa tìm được đối thủ “xứng tầm”, kể cả của Mỹ. Tất cả các loại hệ thống hiện nay không thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat hạng nặng của Nga. Trong khi đó, tên lửa siêu thanh Kinzhal, còn có tên là Dagger là phiên bản mới nhất của loại tên lửa được bắt đầu phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước. Theo phía Nga, tên lửa Kinzhal phiên bản mới nhất, được trang bị cho máy bay chiến đấu, có thể mang theo đầu đạn công ước hoặc đầu đạn hạt nhân với tầm bắn gần 2.000km. Tên lửa siêu vượt âm Zircon có lớp vỏ được làm từ vật liệu tổng hợp với sự kết hợp của carbon và sợi đặc biệt. Chính kết cấu này giúp tên lửa Zircon có trọng lượng nhẹ hơn, chịu gia nhiệt tốt hơn và khả năng tàng hình trước radar. Các chuyên gia của Avia.pro đánh giá, tên lửa Zircon sử dụng vật liệu chế tạo có nhiều nét tương đồng với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm 3M37 Skiff. Công nghệ chế tạo vật liệu đặc biệt do Nhà máy Chelyabinsk UMATEX sản xuất độc quyền. Dù được trang bị vật liệu đặc biệt, nhưng do bay với vận tốc tới Mach 9 trong khí quyển Trái đất, các lớp bề mặt phía ngoài của tên lửa tên lửa Zircon sẽ dần bốc hơi và cháy. Chính vì thế, khi quan sát bằng mắt thường, tên lửa sẽ giống như thiên thạch lao đi trên bầu trời. Ngay từ khi được giới thiệu, tên lửa Zircon được coi là dòng vũ khí đối hạm độc nhất, vô nhị trên thế giới. Mỹ và phương Tây không hề có loại vũ khí tương tự. Zircon kế thừa nhiều công nghệ siêu thanh đã được hoàn thiện trên các dòng tên lửa diệt hạm thời Liên Xô. Điểm mạnh của Zircon là vừa duy trì được khả năng cơ động ở tốc độ siêu thanh trong toàn bộ quá trình bay, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng hoạt động của hệ thống dẫn đường trong điều kiện nhiễu động plasma. Tốc độ siêu thanh kết hợp với cơ chế dẫn đường đặc biệt, quỹ đạo bay phức tạp khiến việc đánh chặn Zircon gần như không thể ở thời điểm hiện tại. Zircon được coi là một trong những dòng vũ khí siêu thanh thế hệ mới của Nga được Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu trong Thông điệp liên bang năm 2018.

Hội nghị trực tuyến quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN: Tập trung thảo luận COVID-19 và an ninh khu vực


Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM), các đại biểu cùng bàn về hợp tác chống dịch Covid-19 và tình hình an ninh khu vực.



Hội nghị ADSOM (15/5) đã khai mạc tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ADSOM Việt Nam. Tham dự có đại diện các đơn vị của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng ADSOM các nước ASEAN và thành viên đoàn, Phó Tổng Thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn.

Tại Hội nghị, giới chức quân sự các nước tham dự trao đổi 2 nội dung chính: Điểm lại sự hợp tác cùng chung tay chống dịch Covid-19 trong ASEAN trên kênh quốc phòng; chia sẻ quan điểm về tình hình an ninh khu vực thời gian qua, trao đổi những công việc tiếp theo để hợp tác quốc phòng giữa các nước ASEAN trong năm 2020 diễn ra tốt đẹp, đem lại hiệu quả thực chất cho tất cả các quốc gia.

Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nêu một số vấn đề cụ thể: Đánh giá cao kết quả hội nghị trực tuyến nhóm làm việc quan chức quốc phòng ASEAN ngày 12/5 để chuẩn bị hội nghị ADSOM; Đánh giá cao sự phản ứng nhanh chóng, kịp thời của Trung tâm Quân y ASEAN trong triển khai diễn tập xử lý tình huống trực tuyến trong phòng chống Covid-19, đảm bảo tính thời sự và quan tâm của tất cả các quốc gia trong ASEAN; Đề xuất Brunei và Australia đồng chủ trì Nhóm chuyên gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) về Quân y chu kỳ 2020 - 2023, đưa hoạt động diễn tập xử lý tình huống trực tuyến quân y thành hoạt động thường niên; Chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng quốc phòng ASEAN trong ứng phó với dịch COVID-19; Chia sẻ quan điểm về tình hình an ninh thế giới và khu vực trong bối cảnh dịch COVID-19, hậu COVID-19 và tăng cường hợp tác ASEAN nói chung. Trong đó nhấn mạnh, bất chấp diễn biến dịch, các điểm nóng an ninh trên thế giới đều tăng nhiệt trở lại, khiến nguy cơ xung đột nổi lên rõ hơn. Đặc biệt, tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến mới, phức tạp hơn. Nếu các bên không bình tĩnh, kiềm chế và tăng cường hợp tác để tháo gỡ những bất đồng thì căng thăng có thể leo thang và làm thay đổi hiện trạng tranh chấp, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực. 

Tại hội nghị, Phó Tổng Thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn đánh giá cao nỗ lực của kênh quốc phòng trong tham gia với các cơ quan liên quan nhằm tăng cường khả năng tập thể của ASEAN trong ứng phó với đại dịch; nhấn mạnh mong chờ Diễn tập xử lý tình huống trực tuyến do Trung tâm Quân y ASEAN điều phối vào ngày 27/5/2020 và hội thảo được tổ chức bởi Mạng lưới Chuyên gia ASEAN về vũ khí hóa học, sinh học và phóng xạ được tổ chức vào tháng tới. Tôi tin tưởng rằng trên tinh thần hữu nghị và tăng cường phối hợp, ASEAN sẽ ứng phó hiệu quả, giữ cho khu vực được an toàn khỏi COVID-19, cũng như tiếp tục tự cường trước các nhân tố gây mất ổn định.

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng chia sẻ quan điểm rằng, nếu các bên không bình tĩnh, kiềm chế và tăng cường hợp tác để tháo gỡ những bất đồng thì căng thẳng có thể lao thang và làm thay đổi hiện trạng tranh chấp, không có lợi cho hòa binh, ổn định ở khu vực.

Hội nghị trực tuyến ADSOM được tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng ASEAN và phát huy vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+) của Bộ Quốc phòng Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam; triển khai kết quả Hội nghị cấp cao (HNCC) đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc về ứng phó đại dịch Covid-19 cũng như Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh được thông qua tại Hội nghị ADMM Hẹp.

“Hoa ngôn xảo ngữ” không lừa được ai!


Trung Quốc là quốc gia lớn thứ 4 trên thế giới, có tổng diện tích: 9.596.961 km2. Thế nhưng tham vọng bành trướng, âm mưu chiếm đất, chiếm biển, thì không quốc gia nào tranh nổi ngôi thứ nhất của nước này. Thậm chí họ còn tự nhận là "một quốc gia cận Bắc Cực"
Số là, năm 2018, chính quyền Bắc Kinh bất ngờ công bố cái gọi là Chính sách Bắc Cực. Họ xưng xưng nói rằng Trung Quốc là "một quốc gia cận Bắc Cực". Điều này bất chấp khoảng cách quá xa về địa lý. Âm mưu lâu dài của Bắc Kinh là rồi đây họ sẽ tham gia vào các vấn đề trong khu vực như một "cổ đông lớn".
Tạp chí The National Interests của Mỹmới đây đưa tin, hàng chục năm qua, Trung Quốc vung tiền phục vụ các hoạt động ở Bắc Cực, kể cả nghiên cứu khoa học và thương mại. Nước này hy vọng tận dụng các tuyến đường tắt vận chuyển hàng hóa toàn cầu, tận dụng các nguồn tài nguyên đang phát lộ do ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Trung Quốc tùy tiện đổi tên nhiều tuyến đường hàng hải ở đây thành "Con đường Tơ lụa Bắc Cực", liên kết với các hoạt động khác trong Sáng kiến "Vành đai và Con đường" ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ.
Wasinghton đã tỏ thái độ cứng rắn: Mỹ không bao giờ chấp nhận tuyên bố của Bắc Kinh về việc Trung Quốc là một quốc gia cận Bắc Cực. Mỹ đang điều chỉnh các chính sách về Bắc Cực do tham vọng của Trung Quốc trong việc thách thức Mỹ và phương Tây.
Bắc Cực hiện được quản lý bởi 8 nước thành viên Hội đồng Bắc Cực gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ. Đến năm 2018, Trung Quốc ngang ngược tự nhận là nước cận Bắc Cực (!)Trung Quốc cho rằng, tài nguyên và môi trường không ngừng thay đổi của Bắc Cực có ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu, môi trường, nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa, thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Trung Quốc cũng có ý nguyện chính trị tham gia quy hoạch quản lý Bắc Cực.Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc có 3 trụ cột, đó là tôn trọng, hợp tác và "cùng thắng". Đúng là “hoa ngôn xảo ngữ” không lừa được ai. Chưa bao giời Trung Quốc tôn trọng ai cả! Không có cuộc chiến nào mà hai bên cùng thắng, trừ khi cùng… hòa!
Nhiều quốc gia nhận rõ âm mưu, cùng những hành động trắng trợn của chính quyền Bắc Kinh và đã lên tiếng đấu tranh. Lý lẽ của các các nước liên quan là, Trung Quốc bởi không có lịch sử khám phá khoa học trong khu vực hay căn cứ về biên giới,lãnh thổ. Từ cuối năm 2019, Đan Mạch cùng các cơ quan tình báo quốc phòng của nhiều quốc gia đã nghiêm khắc cảnh báo quân đội Trung Quốc (PLA) sử dụng chương trình nghiên cứu tại Bắc Cực nhằm"mục đích kép". Mục đích ấy là, nhân danh các cơ sở nghiên cứu khoa học nhưng thực chất phục vụ ý đồ quân sự, coi đó là bàn đạp để tấn công khi thời cơ đến, cưỡng đoạt các nước khác.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington đang đe dọa nguy cơ một cuộc chiến tranh lạnh mới. Do vậy các lợi ích màTrung Quốc ngắm tới ở Bắc Cực sẽ vấp phải sự cản trở từ Mỹ và NATO. Theo chuyên gia Anya Gorodentsev của Trường đại học Vermont (Mỹ) không loại trừ khả năng Bắc Cực trở thành "biển Đông" tiếp theo trong quan hệ Mỹ - Trung.
Bất chấp sự tàn phá của đại dịch Covid-19 mà Mỹ đang chịu thiệt hại nặng nề nhất thế giới, suốt mấy tháng qua, Wasinghton đẩy mạnh các hoạt động quân sự trên biển Đông. Hành động này do nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng được xem là dấu hiệu cho thấy quan hệ hai siêu cườngngày càng băng giá. Biển Đông chỉ là một phần trong quan hệ chung của hai nước đang đi xuống vì thương mại, tấn công mạng, vấn đề Đài Loan, "trật tự quốc tế" và cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở châu Á.
Theo các nhà phân tích, khiBắc Kinh phớt lờ những yêu cầu trước đó của Washington về việc chấm dứt mọi hành động ngang ngược trên biển Đông, nhưng không được tôn trọng, thậm chí quay sang tố cáo ngược, thì buộc Mỹ phải có thái độ cứng rắn. Nỗ lực ngoại giao thất bại, Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy mạnh hoạt động quân sự. Hành động này thay cho lời tuyên bố: Mỹ luôn luôn nghiêm túc trong việcduy trì trật tự quốc tế ở biển Đông. Kẻ ngang ngược và tráo trở nhất chính là Trung Quốc. Gieo gió ắt gặp bão.

Powered by Blogger.