Sao lại yêu cầu không đào sâu nguồn gốc tiền mua passport Sip của Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc?
Phát biểu tại buổi họp báo tổ chức chiều 1/9 về vụ việc đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng “không nên đặt vấn đề đại biểu có 2,5 triệu USD từ đâu ra bởi cần phải tôn trọng lời của đại biểu là được gia đình bảo lãnh”.
Trao đổi với RFA tối 2/9, Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng đưa ra nhận định:
“Tôi cho rằng đó là lời phát biểu rất vô trách nhiệm. Đầu tiên ông Phạm Phú Quốc đã vi phạm luật pháp Việt Nam, tức quy định đại biểu quốc hội không được có hộ chiếu nước ngoài, lý do tại sao ông ta lại có hộ chiếu nước ngoài ta hoàn toàn có thể điều tra. Trong khi ông Khuê lại nói rằng đó là việc riêng tư, không nên đào sâu thì tôi cho rằng đấy là lời phát biểu thách thức dư luận, không có trách nhiệm.”
Theo Blogger Nguyễn Ngọc Già, từng giữ chức Phó trưởng ban Kế hoạch – Dự án và Phó trưởng ban Tư Liệu của Đài truyền hình HTV, ông Phạm Phú Quốc đã vi phạm pháp luật rõ ràng tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội là một đại biểu quốc hội không được phép có hai quốc tịch, chỉ được có một quốc tịch Việt Nam mà thôi.
Do đó, blogger Nguyễn Ngọc Già cho rằng phát biểu của ông Phan Nguyễn Như Khuê thể hiện sự bao che cho đồng chí vi phạm pháp luật và không hiểu biết pháp luật. Ông nói:
“Thứ nhất ông Phan Nguyễn Như Khuê không ý thức được tư cách của một đảng viên trong khi ông ấy lại là Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, tức có nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng về mặt tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, ông ta đang làm việc sai trái, vi phạm pháp luật, cụ thể là Điều 32 của Luật Tổ chức Quốc hội là quyền chất vấn. Lẽ ra ông Phan Nguyễn Như Khuê phải chất vấn ông Phạm Phú Quốc với góc độ chịu trách nhiệm trước cử tri. Đằng này ông lại không làm điều đáng phải làm, mà lại vi phạm Điều 8 trong 19 điều đảng viên không được làm là bao che cho kẻ vi phạm pháp luật là ông Phạm Phú Quốc.”
Vì vậy, theo blogger Nguyễn Ngọc Già, rõ ràng trong sự việc lần này, không chỉ riêng ông Phạm Phú Quốc, mà cả ông Phan Nguyễn Như Khuê đều vi phạm pháp luật.
Từng giữ chức nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội trong nhiều năm, Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định rằng ông Phan Nguyễn Như Khuê với chức vụ Đại biểu Quốc hội, Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban khoa giáo, người phát ngôn chính thức của Thành ủy đã sai khi ngăn cản sự công khai minh bạch về tài sản cán bộ vì trách nhiệm của cán bộ là phải trả lời những câu hỏi này.
Bên cạnh đó, phát biểu của ông Khuê theo lời Luật sư Thuận còn vi phạm chính sách của chính phủ Hà Nội:
“Phát ngôn với tư cách cá nhân xét về chủ trương chính sách hoàn toàn sai vì trong kỳ Đại hội đảng 13 lần này giới thiệu những người ra ứng cử để tham gia cương vị lãnh đạo thì Bộ Chính trị, Tổng Bí thư cũng nói những người có tài sản bất minh, nhiều nhà, nhiều đất, tài sản không rõ ràng thì không giới thiệu. Ông này ở nhiều cương vị mà riêng chuyện nước ngoài người ta đưa tin rồi trong nước mới nói theo, thêm kiểu ngăn chặn đầu này, đầu kia rõ ràng vừa không được lòng dân mà không đúng chủ trương ở trên.”
Vẫn trong cuộc họp báo ngày 1/9, trả lời câu hỏi về việc ông Phạm Phú Quốc lấy tiền đâu để mua quốc tịch và vì sao ông Quốc từng bị kỷ luật nhưng vẫn được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc IPC, ông Phan Nguyễn Như Khuê đã đề nghị báo chí không nên đào sâu vào vấn đề này.
Theo đó, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh khẳng định “bây giờ cứ xoay quanh việc truy tìm làm sao cho bằng được tiền của đại biểu ở đâu ra, có tài sản hay tiền gửi euro để mua quốc tịch là không nên. Chỉ riêng việc không báo cáo kịp thời cho tổ chức đã không đúng quy định rồi.”
Với kinh nghiệm cầm bút lâu năm, Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng giải thích vì sao ông Phan Nguyễn Như Khuê lại có phát biểu như trên:
“Theo tôi nghĩ chuyện dư luận xưa nay đã xì xào về chuyện cán bộ cao cấp có hộ chiếu, có tài sản nước ngoài. Nhưng cũng chỉ là sự đồn đoán, dư luận, chưa có gì chính thức. Tôi cho rằng ông Như Khuê nói báo chí không đào sâu thì tôi nghĩ vấn đề của Phạm Phú Quốc là quá công khai, ông ta cũng thừa nhận chuyện đó. Nếu xử lý Phạm Phú Quốc sẽ gây một tiền lệ, chắc chắn nhiều người nữa cũng sẽ như ông Quốc phải minh bạch trước Quốc hội, gây ra cú shock trong xã hội.”
Còn theo Luật sư Trần Quốc Thuận, với cượng vị người quản lý cán bộ nhưng phát biểu nêu trên rõ ràng quá sơ hở. Luật sư Thuận cho rằng ông Phan Nguyễn Như Khuê nên xem lại chức năng quản lý cán bộ cho đảm bảo cương vị Thường vụ Thành ủy:
“Điều quan trọng là công tác quản lý cán bộ quá sơ hở, làm sao chống tham nhũng được? Chống tham nhũng thì phải truy tới nơi tới chốn như chống COVID-19. COVID-19 ở Việt Nam chống tốt là vì truy tìm tận gốc F1, F2 rồi truy liên quan. Những người có tài sản bất minh ra ứng cử đại biểu quốc hội, làm lãnh đạo… thì truy gốc tài sản ở đâu, làm ăn thế nào mà có tiền bạc mua chức, mua quyền, mua quốc tịch… Làm không tốt thì làm sao đất nước có người lãnh đạo tốt, dân ủng hộ bộ máy này? Không thì ai ủng hộ những người làm ăn mập mờ, bao che nhau thì ai tin bộ máy này?
Trước yêu cầu của Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh với báo giới trong nước, blogger Nguyễn Ngọc Già cho rằng ông Khuê đang bịt miệng báo chí để bao che cho ông Quốc.
Với blogger Nguyễn Ngọc Già, đây là hành động không thể tha thứ, ông đưa ra đề nghị:
“Tôi yêu cầu Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Công an phải khởi tố vụ án đối với cả ông Phạm Phú Quốc và ông Phan Nguyễn Như Khuê. Đối với ông Phạm Phú Quốc, phải làm rõ số tiền 2,5 triệu đola từ đâu ông ta có. Đó là bổn phận, trách nhiệm của một đảng viên trước cử tri, trước dân tộc Việt Nam.”
Vào ngày 23/8 hãng tin Al Jazeera có loạt bài viết về chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Síp (Cyprus) và ông Phạm Phú Quốc được nêu tên trong danh sách những người nước ngoài đã sở hữu hộ chiếu Cộng hòa Síp.
Sau thông tin trên, ngày 25/8 ông Phạm Phú Quốc thừa nhận ông có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018 nhưng “do gia đình bảo lãnh chứ không phải ông “mua” quốc tịch như thông tin từ hãng tin Al Jazeera.
Được biết, mỗi tấm hộ chiếu như vậy được bán với giá 2,5 triệu đô la và theo chương trình đầu tư nước ngoài vào Cyprus.
Blogger Nguyễn Ngọc Già nhận định trường hợp mua quốc tịch nước ngoài của ông Phạm Phú Quốc không phải lần đầu xảy ra ở Việt Nam. Ông tiếp lời:
“Trước đó có bà Nguyệt Hường, bà Đặng Hoàng Yến cũng là đại biểu quốc hội. Nếu vụ ông Phạm Phú Quốc mà Bộ Chính trị và Chính phủ không xử lý triệt để thì sẽ tạo ra một tiền lệ rất xấu cho các quan chức cộng sản. Họ tiếp tục hành vi vi phạm pháp luật, phản bội tổ quốc, và coi như việc đó chẳng có gì phải lo lắng và bị trừng trị.”
Tại buổi họp ngày 1/9, Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân Hà Phước Thắng cho biết đoàn Đại biểu Quốc hội trong tháng 9 này sẽ kiến nghị lên Quốc hội xem xét bãi nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Phạm Phú Quốc.
Ngoài ra, chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Phát triển Tân Thuận của ông Phạm Phú Quốc cũng bị thành phố đình chỉ.
Việt Nam: Việc bãi nhiệm ĐBQH Phạm Phú Quốc
theo quy trình nào?
Bùi Thư
Ông Phạm Phú Quốc đang bị xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội. Vậy đại biểu này đã vi phạm quy định nào và việc bãi nhiệm sẽ được tiến hành ra sao?
Sau khi bị lộ thông tin có 2 quốc tịch, Việt Nam và Cyprus, ông Phạm Phú Quốc đã gửi đơn xin thôi đại biểu Quốc hội, thôi chức Tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC), chức vụ mà ông mới được UBND TP HCM bổ nhiệm tháng 12/2019.
Trong cuộc họp báo hôm 1/9, ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông TP HCM, cho biết ông Quốc gửi đơn xin thôi nhiệm vụ ngày 25/8, hai ngày sau khi lộ thông tin có hai quốc tịch. Ông Quốc cũng đã gửi giải trình vào ngày 27/8.
Cũng tại cuộc họp báo, ông Hà Phước Thắng, chánh Văn phòng UBND TP HCM, cho hay trong tuần này Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM sẽ họp và báo cáo Ban công tác đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bãi nhiệm tư cách đại biểu của ông Phạm Phú Quốc.
Bãi nhiệm thế nào?
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 3/9, luật sư Lê Trung Phát- giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát (TP HCM) – cho biết việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, cụ thể tại Điều 22 có quy định về “Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội”.
Theo đó, đại biểu Quốc hội “phải trung thành với tổ quốc, nhân dân và hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn”… Trường hợp đại biểu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì Quốc hội hoặc cử tri sẽ thực hiện “việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội” theo quy định tại Điều 40.
Luật sư Lê Trung Phát cho biết: “Nếu việc bãi nhiệm được Quốc hội thực hiện trong kỳ họp, thì phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc Hội thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định”.
Ông Phát nói thêm: “Trường hợp của đại biểu Phạm Phú Quốc nếu bị đề nghị bãi nhiệm thì có thể tiến hành một trong hai hình thức nêu trên”.
“Còn nếu ông Quốc có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác, thì việc quyết định chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ do Quốc hội quyết định. Trong trường hợp nếu đơn này được gửi trong thời gian Quốc hội không họp thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”, luật sư Phát phân tích.
Theo quy định, kể từ ngày Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu, thì lúc này người ấy sẽ không còn tư cách đại biểu Quốc hội.
Luật sư Lê Trung Phát Phát nhận định “với vai trò của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan này chỉ được áp dụng việc cho thôi hoặc bãi nhiệm các đại biểu Quốc hội mà không áp dụng các hình thức khác”, ngoại trừ một số trường hợp mà luật có quy định khác.
Về vấn đề tư cách đại biểu Quốc hội, ông Hà Phước Thắng, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP HCM, đánh giá: “Đến tháng 2/2018, ông Quốc có quốc tịch Cyprus nhưng không khai báo là thiếu gương mẫu, không trung thực, không chấp hành quy định của Đảng”.
Ông Phan Nguyễn Như Khuê – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM – xác nhận năm 2018, ông Phạm Phú Quốc từng có đơn xin thôi nhiệm vụ. Tuy nhiên, ông Khuê nói rằng đơn xin thôi việc của ông Phạm Phú Quốc liên quan về vấn đề khác, không phải việc mang hai quốc tịch.
Tối 25/8, trả lời trên báo Tuổi Trẻ, đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc đã xác nhận có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018. Ông Quốc nói quốc tịch thứ hai của ông do gia đình bảo lãnh và các thông tin về việc ông mua quốc tịch thứ hai với giá 2,5 triệu USD là không chính xác.
Ông Phạm Phú Quốc không phải là đại biểu Quốc hội đầu tiên bị phát hiện có thêm quốc tịch nước ngoài.
Việc nhập quốc tịch Malta không được bà Hường kê khai trong hồ sơ ứng cử. Sau đó, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã bỏ phiếu kín, kết quả 100% thành viên hội đồng có mặt biểu quyết xác nhận bà Hường không đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV. Bà Hường cũng bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội.
Nhiều tranh luận
Vụ việc đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc bị phát hiện có thêm quốc tịch nước ngoài và bị xem xét bãi nhiệm một lần nữa khơi lên tranh luận liên quan đến cơ quan lập pháp cao nhất của Việt Nam. Trên trang cá nhân của mình, luật sư Ngô Ngọc Trai viết:
“Qua sự việc này tôi cho rằng nhiều người không đảm bảo tư cách phẩm chất mà vẫn trúng cử đại biểu Quốc hội hoặc tôi tin rằng có nhiều người cũng chẳng thiết tha gì với cương vị này nhưng vẫn bị đề cử phải tham gia Quốc hội… Ngược lại ngoài xã hội có rất nhiều người xứng đáng lại không thể tham gia trúng cử đại biểu Quốc hội”.
Từ đó, ông Ngô Ngọc Trai đề nghị “lãnh đạo nhà nước cần phải cải cách chế độ bầu cử ứng cử, dành không gian cho các ứng viên tự do ngoài xã hội được có cơ hội thành công khi tham gia ứng cử bầu cử vào Quốc hội hoặc hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố”.
Theo luật sư Trai, một khi làm được điều đó sẽ “củng cố nội lực quốc gia, nhất là ở thời kỳ môi trường quốc tế có nhiều biến động ảnh hưởng đến phát triển của đất nước như hiện nay”.
Trong khi đó, trên trang Facebook của mình, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng bước tiếp theo cần làm là xác minh nguồn gốc tài sản của ông Phạm Phú Quốc, trong đó có khoản 2,5 triệu USD “mua quốc tịch Cyprus”.
Theo quy định hiện hành, ông Phạm Phú Quốc nằm trong diện phải kê khai tài sản.
Còn nhà báo Quốc Phong viết trên trang cá nhân: “Tôi không tin Phạm Phú Quốc đã là đại biểu Quốc hội cuối cùng có 2 quốc tịch trong khóa này. Có thể còn mà chưa bị lộ”.
Luật không cấm?
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015 quy định đại biểu Quốc hội phải là công dân Việt Nam, đủ 21 tuổi trở lên, có quyền ứng cử, được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua hiệp thương nhân dân đưa vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, có đủ số phiếu cần thiết để trở thành đại biểu Quốc hội và được Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội xác định đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội.
Luật Tổ chức Quốc hội đang có hiệu lực quy định các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội: trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Từ các quy định trên, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề đại biểu Quốc hội có thêm quốc tịch khác ngoài quốc tịch Việt Nam. Có ý kiến cho rằng luật chỉ quy định đại biểu “là công dân Việt Nam” nhưng không có điều khoản quy định “chỉ mang duy nhất quốc tịch Việt Nam”.
Phát biểu trên báo
Tuổi Trẻ, thạc sĩ Lưu Đức Quang, giảng viên khoa luật Đại học Kinh tế – Luật, Đại học quốc gia TP HCM, cho rằng nếu chiếu theo quy định pháp luật hiện hành thì đại biểu Quốc hội có đồng thời một quốc tịch khác là không vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, ông Quang cũng nêu ý kiến rằng việc này là không được, cần phải điều chỉnh. Lý do là nếu xét theo tiêu chuẩn thì đại biểu Quốc hội đại diện cho ý chí, quyền lợi của nhân dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc.
“Nếu đại biểu Quốc hội cũng đồng thời là công dân quốc gia khác thì e rằng không đáp ứng được tiêu chuẩn trung thành, chỉ đấu tranh cho quyền lợi của người dân Việt Nam”, ông Quang nêu ý kiến.
Xuất phát từ quy định không rõ ràng trong các luật hiện hành và thực tế một số đại biểu Quốc hội bị phát hiện có thêm quốc tịch nước ngoài, Việt Nam đã có sự điều chỉnh về luật pháp. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội có thêm quy định đối với đại biểu Quốc hội là: “Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Gia lai khởi tố
nữ nhân viên ngân hàng vỡ nợ 200 tỷ đồng
Công an tỉnh Gia Lai ngày 3/9 vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt giữ đối với một nữ nhân viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) chi nhánh Gia Lai về tội lừa đảo chiếm đoạt gần 200 tỷ đồng.
Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin dẫn thông báo của Công an tỉnh Gia Lai cho biết, nữ nhân viên có tên là Lê Thị Thương, 32 tuổi trú tại phường Hoa Lư, Pleiku và là nhân viên ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Lai. Tuy nhiên, cơ quan chức năng Gia Lai xác nhận hiện người này không có mặt tại địa phương nên cơ quan điều tra sẽ liên hệ và truy bắt để xử lý.
Theo cơ quan điều tra, trước đó vào ngày 29/6 gia đình của Lê Thị Thương có đến cơ quan chức năng để trình báo về việc mất khả năng trả nợ với số tiền lên tới 200 tỷ đồng và đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ mình. Tuy nhiên, đến ngày 30/6 phóng viên đến nhà chị Thương thì được hàng xóm cho biết gia đình chị đã bỏ đi từ hôm trước và đến giờ vẫn chưa thấy đâu.
Cũng tin liên quan đến tỉnh Gia Lai, cùng ngày cơ quan chức năng tỉnh này cũng ra quyết định khởi tố và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với anh Trần Quốc Doanh sinh năm 2001 tại Kim Sơn, tỉnh Bình Định để điều tra về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
Theo Cơ quan Điều tra, từ đầu năm tới nay Doanh đã thuê trọ tại phường Đoàn Kết và in nhiều quảng cáo với nội dung cho vay trả góp với thủ tục đơn giản chỉ cần hộ khẩu và chứng minh nhân dân với khoảng vay từ 2 đến 50 triệu đồng.
Khi có khách hàng liên hệ vay tiền, Doanh hẹn gặp và xác minh nơi ở và nơi làm việc của khách hàng để tiện thể đòi nợ. Người vay viết giấy nhận tiền và đồng thời giao sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân cho Doanh giữ. Cách thức cho vay trả góp lẫn lãi từ 25 ngày đến 32 ngày tùy thỏa thuận với lãi suất từ 23-34%/tháng.
Cơ quan điều tra xác định Doanh đã cho tổng cộng 12 người vay với số tiền lên tới gần 330 triệu đồng và thu về trên 56 triệu đồng.
Ông Nguyễn Đức Chung
tiếp tục chịu thêm hình thức kỷ luật
Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Hà Nội đang chịu kỷ luật, hôm 3/9, bị Thường trực Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ra quyết định tạm đình chỉ tư cách đại biểu HĐND khoá 15 nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin vừa nói chiều ngày 3/9 và cho biết việc đình chỉ này để các cơ quan tư pháp thực hiện quy trình tố tụng hình sự sau khi ông Chung bị khởi tố.
Theo quyết định này, nếu ông Chung bị kết tội bằng bản án của tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu HĐND kể từ ngày bản án có hiệu lực thi hành.
Vào tối ngày 28/8/2020 Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị Bộ Công an khởi tố và bắt giam, với cáo buộc tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.
Vào tối cùng ngày 28/8, công an đã tiến hành khám xét nhà của ông Chung ở phố Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội. Đồng thời việc khám xét nơi làm việc của ông Chung tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội cũng được tiến hành.
Trước đó, ông Nguyễn Đức Chung cũng bị Bộ Chính trị đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội để xác minh, điều tra trách nhiệm có liên quan trong một số vụ án.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đó cũng đã ký quyết định tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội của Nguyễn Đức Chung. Thời hạn tạm đình chỉ là 90 ngày.
Tin cho biết, theo điều tra ban đầu, ông Nguyễn Đức Chung có liên quan đến các vụ án như: Buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán, rửa tiền, sai phạm về đấu thầu; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; và cuối cùng là ‘Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước’.
Nhiều bệnh viện bị xử lý vì liên doanh liên kết,
thu tiền sai quy định
Nhiều bệnh viện công bị phát hiện thu vượt, thu sai cơ cấu giá, liên doanh liên kết thu nhiều dịch vụ bệnh nhân không sử dụng vẫn phải trả tiền.
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước Lê Đình Thăng cho báo chí trong nước biết thông tin vừa nêu hôm 3/9/2020.
Mới nhất là trường hợp tại Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội. Cơ quan điều tra C03 của Bộ Công an vừa phát hiện Công ty Công nghệ y tế BMS và Công ty Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội VFS khi hợp đồng liên doanh, liên kết với Bệnh viện Bạch Mai đã nâng khống lên nhiều lần giá trị hệ thống thiết bị y tế, nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của người bệnh.
Bộ Công an đã bắt tạm giam 3 người, khởi tố vụ án ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ tại Bệnh viện Bạch Mai, Công ty BMS và các đơn vị có liên quan.
Ngoài ra, kiểm toán nhà nước cũng phát hiện việc cấp ngân sách nhà nước cho một số bệnh viện tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động chưa phù hợp; có trường hợp mức tự chủ lớn hơn 100%.
Một số bệnh viện khác cũng bị phát hiện xây dựng cơ sở giá dịch vụ y tế chậm, chưa đầy đủ, dẫn đến thu vượt, thu sai các khoản trong cơ cấu giá các dịch vụ, khám, chữa bệnh.
Chưa kể, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước Lê Đình Thăng còn cho biết, nhiều dịch vụ ở các bệnh viện, bệnh nhân không dùng vẫn phải trả tiền
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước đề nghị không đưa vào cơ cấu giá các khoản lãi vay mua máy của đối tác liên doanh, liên kết… đàm phán điều chỉnh giảm giá, tỷ lệ phân chia phù hợp để đảm bảo lợi ích các bên, trong đó có lợi ích của người bệnh.
Theo ông Lê Đình Thăng, dù Bộ Y tế có quy định, bệnh viện hạng I phải có máy lạnh, máy hút ẩm, quạt thông gió, máy cung cấp nước uống… để phục vụ người bệnh, nhưng một số bệnh viện vẫn chưa trang bị, làm người bệnh phải trả thêm chi phí.
Nhà trẻ Công giáo
“không dám nhận con bà Huỳnh Thục Vy”?
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy, sống ở tỉnh Đắk Lắk, bày tỏ lo ngại nhà trẻ tư nhân và nhà trẻ Công giáo ở địa phương không dám nhận con của bà.
Viết trên Facebook cá nhân ngày 1/9, bà cho hay hôm đó là ngày đầu tiên con gái bà, sinh năm 2016, đi học một trường mẫu giáo của giáo xứ Vinh Đức.
Theo lời bà viết, một nữ tu đại diện trường nói: “Nhiều người đã nói với Sơ rồi, giờ Sơ không dám nhận TN vô học đâu.”
Sau đó, nói với đài phát thành SBS Tiếng Việt, bà Thục Vy giải thích thêm, rằng bà bị đau chân, nên hôm 1/9 cô ruột của bé đưa bé đến trường và được sơ trả lời như vậy.
Theo bà Thục Vy, nữ tu ở trường nói với cô của bé rằng: “Nhiều người nói về mẹ của bé…vì vậy sơ không dám nhận bé.”
Bà Thục Vy cho biết trước đây bà cũng từng đưa bé đến một trường mẫu giáo tư nhân nhưng họ không dám nhận, theo lời bà.
“Nghĩa là đây là lần bé bị khước từ lần thứ hai,” bà nói với đài SBS tiếng Việt.
Bà chưa đi xin học ở trường công nhưng cho hay dự định “sẽ dắt bé đến xin ở một trường mẫu giáo công lập để xem họ nói thế nào”.
Tháng 11 năm 2018, tòa án thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk đã tuyên án 2 năm 9 tháng tù giam đối với bà Huỳnh Thục Vy vì tội danh “xúc phạm quốc kỳ” theo điều 276 Luật Hình sự.
Bà được hoãn thi hành án do có con nhỏ và đang mang thai, nhưng bị cấm rời khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh.
Hiện con thứ hai của bà được 15 tháng tuổi.
Vì thế dự kiến bà còn được miễn thi hành án thêm 21 tháng nữa cho đến khi con được 3 tuổi.
Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, ngày 1 tháng 9 năm 2017, bà Thục Vy đã đăng hình ảnh chụp với hai lá cờ Tổ quốc bị xịt sơn lên mạng xã hội Facebook và ghi nội dung “Phản đối lễ lạc bằng cờ đỏ sơn trắng”.
Ca tử vong thứ 35 ở Việt Nam: Bệnh nhân 761
Bình luậnKhôi Nguyên
Chiều nay (ngày 3/9), Bộ Y tế thông tin, bệnh nhân 761 tử vong tại Trung tâm Y tế Hòa Vang, Đà Nẵng. Trước khi mắc Covid-19, người này có nhiều bệnh nền nguy hiểm.
Bệnh nhân 761 là nữ, 83 tuổi, ở Phú Yên.
Tiền sử: Suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ, tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa tạm cầm.
Nguyên nhân tử vong được công bố: Viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển do COVID-19, biến chứng nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ, tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa.
Trước đó, từ ngày 26/6 đến 25/7, bệnh nhân đến khám và nhập viện tại Khoa Thận – Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng.
Ngày 25/7, bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Bệnh viện.
Ngày 06/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng nhận được mẫu xét nghiệm dịch hầu họng của bệnh nhân và ngày 07/8 có kết quả âm tính với virus corona Vũ Hán. Bệnh nhân được chuyển đến cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hoà Vang.
Đến sáng nay ngày 03/9, bệnh nhân tử vong tại Trung tâm y tế Hòa Vang.
Tính đến thời điểm này, số ca mắc COVID-19 tử vong ở Việt Nam là 35 ca, đa phần đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng…
Tiểu ban Điều trị cho biết, trong tổng 262 ca bệnh đang điều trị ở các cơ sở y tế, hiện có 7 trường hợp có tiên lượng nặng và nguy kịch, chủ yếu thuộc nhóm lây nhiễm cộng đồng, có nguồn gốc từ ổ dịch Đà Nẵng.
Hải Dương phong tỏa 28 ngày,
không tổ chức khai giảng năm học mới tại 3 xã
Bình luậnUyển Nhi
Chủ tịch tỉnh Hải Dương vừa ban hành Quyết định thiết lập vùng cách ly y tế tại cụm dân cư huyện Gia Lộc, nơi có ca bệnh COVID-19 mới nhất chưa rõ nguồn lây.
Quyết định nêu: “Thiết lập vùng cách ly y tế một phần khu dân cư thôn Khay, xã Thống Nhất bắt đầu từ nhà ông Phạm Văn Phó đến lều cá nhà ông Phạm Văn Tâm với diện tích 0,4 km2; bao gồm 36 hộ, với 136 nhân khẩu. Thời gian áp dụng 28 ngày, từ 0h ngày 3/9.
Giao UBND huyện Gia Lộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Giao thông vận tải, Y tế thiTh lập ngay chốt kiểm soát, thực hiện kiểm soát 24/24h toàn bộ khu dân cư nói trên và thực hiện cách ly y tế theo quy định hiện hành”.
Ca bệnh COVID-19 mới nhất tại tỉnh Hải Dương được Bộ Y tế công bố vào tối 2/9 (BN1045) là ông N.H.Th. (sinh năm 1948, ở thôn Khay, xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc) và có hộ khẩu thường trú tại phố Tống Duy Tân, phường Ngọc Châu (TP. Hải Dương).
Tính đến 17h chiều cùng ngày 2/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hải Dương đã xác định được 20 trường hợp F1 và 99 trường hợp F2 (bao gồm các bệnh nhân đến Bệnh viện Hoà Bình khám vào 27/8). Riêng các trường hợp F1 được đưa đi cách ly tập trung, lấy mẫu bệnh phẩm và cho kết quả âm tính lần 1 với virus corona Vũ Hán.
Không tổ chức khai giảng năm học mới tại 3 xã
Chiều 2/9, ông Phạm Đăng Xuyết, Chủ tịch xã Thống Nhất cho hay, sau khi nhận được thông tin về trường hợp ông Th. có kết quả dương tính, ngành y tế địa phương đã lập 3 chốt kiểm soát xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống vào 16h chiều cùng ngày và không cho người ra vào.
Cụ thể, khu vực gia đình ông Th. sinh sống được lập 3 chốt, gồm 36 hộ dân sinh sống, với 139 nhân khẩu (3 nhân khẩu gia đình BN1045) và 55 học sinh ở các cấp.
Trong ngày 2/9, Ban chỉ đạo huyện Gia Lộc đã họp tại xã Thống Nhất để triển khai một số biện pháp ứng phó, trong cuộc họp có hiệu trưởng 3 nhà trường.
Ông Xuyết cho biết, cuộc họp thống nhất các trường học trên địa bàn xã không tổ chức đón học sinh tựu trường vào sáng 3/9 và không tổ chức lễ khai giảng năm học mới vào 5/9 do trong địa phương có 1 trường hợp mắc COVID-19 dù công tác chuẩn bị cho năm học mới đã được các nhà trường hoàn tất.
Bên cạnh đó, các nhà trường xây dựng, chuẩn bị phương án giảng dạy cho phù hợp trong tình huống xảy ra dịch bệnh và hơn 50 học sinh trong khu vực cách ly.
Tại xã Yết Kiêu (cùng huyện Gia Lộc), nơi gia đình nữ du học sinh L.T.P.U (sinh năm 2000) sinh sống cũng thực hiện cách ly y tế 28 ngày đối với một phần khu chợ thôn Thượng Bì 2.
Đại diện xã Yết Kiêu cho biết, khu vực cách ly y tế thôn Thượng Bì 2 có 31 học sinh đang theo học tại các trường trên địa bàn. Để đảm bảo phòng chống dịch, chính quyền sở tại quyết định không tổ chức lễ khai giảng năm học mới ở các trường nói trên.
Tuy nhiên, các trường trên địa bàn sẽ đón học sinh từ ngày 3/9 đến 5/9 theo từng khu vực trong xã và những học sinh trong khu vực cách ly không đến trường. Đối với giáo viên, học sinh có biểu hiện ho, sốt… sẽ khai báo y tế, không đến trường và trước khi đến trường học sinh, giáo viên thực hiện đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt.
Còn tại xã Liên Hồng (TP. Hải Dương), nơi có ổ dịch thứ 2, tỉnh Hải Dương sẽ không tổ chức đón học sinh tựu trường và tổ chức khai giảng năm học mới. Đối với những trường này, học sinh sẽ học trực tuyến (trừ bậc học mầm non và lớp 1 trường tiểu học).
Như vậy, tính đến chiều 2/9, tại tỉnh Hải Dương có 3 xã thuộc huyện Gia Lộc và TP. Hải Dương không tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2020-2021.
Tính từ 01/8 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã ghi nhận 21 bệnh nhân mắc COVID-19. Trong đó, ổ dịch nhà hàng Thế giới bò tươi (36 Ngô Quyền, phường Phạm Ngũ Lão) 13 bệnh nhân, 3 trường hợp tại ổ dịch xã Liên Hồng, 3 bệnh nhân nhập cảnh, 1 bệnh nhân ngoại tỉnh và BN1045.
Doanh nghiệp và công nhân cầm cự thế nào
khi COVID-19 tái phát tại Việt Nam?
Trong ngày lễ Quốc khánh 2/9/2020, đồng thời cũng trong đợt dịch COVID-19 bùng phát trở lại, một vài công nhân làm việc ở các hãng xưởng sản xuất, xuất khẩu chia sẻ với RFA.
Một công nhân không muốn nêu tên, làm việc ở Biên Hòa cho biết:
Công ty tôi vẫn có việc làm, nhưng ít hơn. Bình thường làm 6 ngày/1 tuần và giảm xuống còn 4 ngày/1 tuần. Tuy nhiên chỉ có 1 tháng thôi. Những ngày nào mình không làm thì công ty trả theo lương Nhà nước là 170 ngàn/ngày. Còn ngày nào đi làm thì lương vẫn bình thường. Bây giờ thì công ty có việc đều lại rồi.”
Một công nhân ẩn danh khác, đang làm việc tại Long An bộc bạch:
“Ví dụ như tôi làm 15 năm và công ty kêu tên em, hỏi làm hay nghỉ. Nếu bây giờ đồng ý nghỉ thì tôi ký tên vào giấy tờ và được cho 12 tháng lương. Công ty hỗ trợ cho 12 tháng lương và các khoản tiền trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội thì vẫn bình thường. Còn nếu không nghỉ, vẫn ở lại làm thì sang năm sẽ không cho 12 tháng lương.”
Còn đây là trần tình của một công nhân làm việc trong công ty may xuất khẩu da giày ở Đồng Nai:
“Công ty chỉ bớt tăng ca và nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Làm việc có mấy ngày trong tuần thôi. Lương trùng bình khoảng hơn 7 triệu/tháng. Còn bây giờ chỉ 4-5 triệu/tháng. Mức lương vậy thì có thể nuôi sống bản thân được. Còn mức lương này, đối với em thì ít quá để lo đủ cho gia đình được.”
Qua phóng sự do phóng viên RFA thực hiện tại thành phố Đà Nẵng, là trung tâm dịch đang bị giãn cách xã hội nghiêm ngặt, chúng tôi ghi nhận tình cảnh nhiều công nhân làm việc tại khu công nghiệp Đà Nẵng và Hòa Khánh tiếp tục gặp khó khăn vì bị cho nghỉ việc đến cả 2 tháng, không được hưởng lương. Không những vậy, trước đợt dịch bùng phát lần thứ nhì này, các công nhân tâm sự rằng họ lo ngại cho
cuộc sống trong những ngày sắp tới vì rất khó tìm việc làm. Một số nhân công nhập cư đến Đà Nẵng, làm việc cho các dự án xây dựng đang phải qua ngày bằng mấy gói mì tôm và từ lòng hảo tâm của người dân địa phương.
Khả năng chi trả của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại đang rất bấp bênh. Ngay cả doanh nghiệp không có tiền chi trả cho người lao động thì buộc họ phải nghỉ việc thôi. Thông thường ở Việt Nam khi người lao động nghỉ việc thì họ về quê hết. Từ đó, việc kêu gọi họ trở lại thành phố làm việc thì không phải là điều dễ dàng. Chính vì thế mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải có một sự hỗ trợ tức thời. Tôi cho rằng gói hỗ trợ hơn 18 nghìn tỷ còn quá nhỏ để giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo tôi thì gói hỗ trợ tối thiếu phải lên đến từ 100 đến 300 nghìn tỷ thì mới có thể tương đối hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Chứ gói hỗ trợ mười mấy nghìn tỷ thì không thấm vào đâu cả
-Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu
Trong lĩnh vực du lịch, ngành công nghiệp không khói mang về cho Việt Nam 726 ngàn tỷ đồng năm 2019. Tuy nhiên, ngành này được cho là bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19.
Một hướng dẫn viên du lịch, ở TP.HCM, lên tiếng với RFA rằng chỉ làm việc được 2 tháng và bị thất nghiệp đến 6 tháng trong năm nay. Thế nhưng, anh không hưởng được tiền thất nghiệp hay trợ cấp nào do dịch bệnh tác động.
“Tôi cũng làm giấy tờ thì họ bảo rằng trường của tôi không được hỗ trợ. Theo thông báo thì tất cả đối tượng bị tác động bởi dịch COVID-19 mất công ăn việc làm thì được hưởng hết. Nhưng khi trình giấy tờ thì họ nói rằng tôi thuộc diện lương cao do làm công việc dẫn tour du lịch nên không được xét duyệt.”
Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, công bố tại cuộc họp báo vào ngày 10/7, ở Hà Nội, cho thấy có đến 30,8 triệu người lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 trong Quý II năm 2020. Trong số này có 2,4 triệu người bị mất việc. Và, tỷ lệ thất nghiệp cả nước trong Quý II tăng 2,73%, tương đương 1,3 triệu người. Số người bị giảm thu nhập do dịch COVID-19 trong Quý II vào khoảng 17,6 triệu, chiếm tỉ trọng hơn 57% số người bị ảnh hưởng dịch bệnh.
Trong cuộc trao đổi với Báo mạng VnExpress hồi đầu tháng 8, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội Lê Văn Thanh cho biết tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị trong Quý II năm 2020 là cao nhất 10 qua, ở mức 4,46%. Tuy nhiên, ông Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho rằng thị trường lao động Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi và thị trường việc làm tại Việt Nam sẽ khả quan hơn nếu như kiểm soát được dịch bệnh tốt.
Mặc dù vậy, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cũng đề cập đến kịch bản xấu nhất mà Cục Việc làm, thuộc Bộ lao động-Thương binh-Xã hội dự liệu có thể xảy ra trong Quý III năm nay là số lao động mất việc làm trung bình từ 600 đến 700 ngàn người/tháng, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng tăng 70% và số lao động bị ngừng việc, giảm việc, giãn việc dao động từ 3,5 đến 5 triệu người.
Doanh nghiệp và người lao động trông đợi gì từ Chính phủ?
Về hoạt động của doanh nghiệp, Tổng cục Thống kê ghi nhận tính đến cuối tháng 6/2020 có 29.200 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh và 7.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Đài RFA trao đổi với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ và được cho biết là họ đang cầm cự rất đỗi gian nan vì chưa kịp trở mình sau đợt dịch bùng phát kéo dài suốt gần 4 tháng thì lại tiếp tục đợt dịch tái phát. Không ít doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính, mà báo giới trong nước mô tả là doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ “khó như lên Trời”.
Mới đây nhất, vào cuối tháng 8, Bộ lao động-Thương binh-Xã hội vừa đề xuất một gói hỗ trợ lần thứ nhì với 18.600 tỷ đồng, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh, người lao động mất việc làm…
Chuyên gia tài chính kinh tế-độc lập, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, vào tối ngày 2/9 nói với RFA về gói hỗi trợ mới vừa nêu:
“Đó là điều mà chúng ta phải chờ xem. Tại vì trong gói hỗ trợ trước cũng đã đưa ra các tiêu chí, nhưng đến cuối cùng cũng không có bao nhiêu doanh nghiệp được hưởng gói hỗ trợ đó. Thành ra lần này hy vọng là nếu mà Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đưa ra những tiêu chí chặt chẽ hơn và họ thực hiện đúng theo các tiêu chí đó thì có thể doanh nghiệp sẽ được hưởng quyền lợi trong gói hỗ trợ này.”
Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh vấn đề hỗ trợ phải được thực hiện nhanh chóng:
“Vấn đề quan trọng nhất cho doanh nghiệp hiện tại là vấn đề thanh khoản, tức là khả năng chi trả cho thuê mặt bằng, chi trả cho người lao động, thanh toán cho nhà cung cấp, trả nợ cho ngân hàng, trả thuế cho Chính phủ và các loại phí khác…Khả năng chi trả của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại đang rất bấp bênh. Ngay cả doanh nghiệp không có tiền chi trả cho người lao động thì buộc họ phải nghỉ việc thôi. Thông thường ở Việt Nam khi người lao động nghỉ việc thì họ về quê hết. Từ đó, việc kêu
gọi họ trở lại thành phố làm việc thì không phải là điều dễ dàng. Chính vì thế mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải có một sự hỗ trợ tức thời. Tôi cho rằng gói hỗ trợ hơn 18 nghìn tỷ còn quá nhỏ để giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo tôi thì gói hỗ trợ tối thiếu phải lên đến từ 100 đến 300 nghìn tỷ thì mới có thể tương đối hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Chứ gói hỗ trợ mười mấy nghìn tỷ thì không thấm vào đâu cả.”
Theo ước tính có đến 30 triệu lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Còn số người bị mất việc lên đến hàng triệu người. Do đó, gói cứu trợ 62 ngàn tỷ mà Chính phủ tuyên bố áp dụng không chỉ hỗ trợ cho người lao động mà còn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh lại cho rằng số tiền hỗ trợ quá là nhỏ bé, cũng không làm được gì cả. Thế thì ngay cả trong trường hợp gói hỗ trợ đó được giải ngân nhanh hơn, thủ tục giấy tờ bớt rườm rà hơn thì quả thật cũng không có ý nghĩa gì nhiều. Những người lao động nói rằng điều họ mong chờ nhất là sớm có công ăn việc làm, chứ cũng không trông chờ gì vào gói cứu trợ đó cả
-Ông Benn Đặng
Ông Benn Đặng, tổng thư ký Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam, trong cùng tối ngày 2/9 cũng đưa ra nhận xét tương tự:
“Trong trường hợp ngay cả điều đó xảy ra thì khả năng cứu trợ của Chính phủ cũng quá nhỏ bé, tại vì lực lượng lao động ở Việt Nam quá là đông. Theo ước tính có đến 30 triệu lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Còn số người bị mất việc lên đến hàng triệu người. Do đó, gói cứu trợ 62 ngàn tỷ mà Chính phủ tuyên bố áp dụng không chỉ hỗ trợ cho người lao động mà còn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh lại cho rằng số tiền hỗ trợ quá là nhỏ bé, cũng không làm được gì cả. Thế thì ngay cả trong trường hợp gói hỗ trợ đó được giải ngân nhanh hơn, thủ tục giấy tờ bớt rườm rà hơn thì quả thật cũng không có ý nghĩa gì nhiều. Những người lao động nói rằng điều họ mong chờ nhất là sớm có công ăn việc làm, chứ cũng không trông chờ gì vào gói cứu trợ đó cả.”
Đại diện của Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam cho rằng điều đáng quan ngại nhất là người lao động đang phải đối diện với bữa ăn, chỗ ở hàng ngày và chi phí học hành của con cái họ. Vì vậy, việc Chính phủ cần làm là tạo công ăn việc làm cho người lao động.
“Tôi chỉ sợ không có công việc làm, chứ không lo lắng dịch bệnh. Tới đâu hay tới đó.”
Đó là tâm tình của các công nhân Đài RFA có dịp trao đổi. Và, một vài chuyên gia kinh tế trong nước, như tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu khẳng định rằng khi Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng và tích cực thì từ đó người lao động sẽ có được công ăn việc làm.
Sáu đường bay thương mại quốc tế
sẽ được khôi phục kể từ ngày 15/9
Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam vừa đề xuất khôi phục lại sáu đường bay thương mại quốc tế chở khách vào Việt Nam từ ngày 15 tháng 9.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin trên vào ngày 3 tháng 9.
Sáu nước được Cục đề xuất gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Lào và Đài Loan.
Cục cũng đưa ra kế hoạch cụ thể số lượng khách và dự kiến tần suất chuyến bay trong tuần cho mỗi nước. Trong đó, với Trung Quốc, hai bên thống nhất mở lại đường bay TP.HCM – Quảng Châu, với tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Dự kiến số lượng hành khách cách ly tại TP.HCM tối đa 540 khách/tuần.
Những đường bay khác được khai thác với tuần suất 2 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên sẽ là Hà Nội –Tokyo, TPHCM-Tokyo; Seoul- Hà Nội, Seoul-TPHCM và Việt Nam-Đài Loan.
Đường bay Việt Nam đến Lào và Campuchia cũng được Cục Hàng không đề xuất nối lại với tần suất một chuyến mỗi tuần cho các bên. Với số khách dự kiến nhập cảnh vào Cần Thơ và Hà Nội là 750 khách/tuần.
Cục Hàng không yêu cầu hành khách khi đến Việt Nam phải có giấy chứng nhận âm tính với COVID-19, được cấp trong vòng ba ngày trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay.
Ở một diễn biến khác, trong 3 ngày từ 1 đến 3/9, Đồn biên phòng Xín Cái đã phát hiện 39 người nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam, trong đó có 2 người Campuchia.
Dịch cúm gia cầm tại Nghệ An, Bộ NN & PTNT
cảnh giác nguy cơ, rủi ro dịch bệnh cao
Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An ngày 3/9 tiến hành khoanh vùng ổ dịch cúm gia cầm tại một trại vịt tại huyện Yên Thành, sau khi mẫu bệnh xét nghiệm dương tính với virus cúm gia cầm H5N6.
Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết như trên và đang xử lý ổ dịch ở xóm Phú Sơn, xã Nam Thành. Chủ trại vịt cho biết trại vịt của gia đình có 4.000 con, nhiều con có biểu hiện bị bệnh, chết từ ngày 26/8. Gia đình nuôi vịt đã tiêm phòng vắc-xin cho hơn 1.000 con, và sau khi xác định dương tính đã rắc vôi bột lối ra vào trại, phun hóa chất khử trùng và chôn lấp số vịt đã chết ỏ nơi an toàn.
Trong một diễn biến khác, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành văn bản xác minh vụ việc lúa chết trên gần 10 ha sau khi một số hộ dân ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, dùng thuốc diệt cỏ khiến lúa chết rất nhiều gây thiệt hại từ 30 – 80%.
Tin cho hay 6 hộ dân đã yêu cầu UBND xã Khánh Hải xác minh nghi vấn thuốc mua từ hai đại lý địa phương và do Công ty TNHH Bayer Việt Nam sản xuất.
Kết quả kiểm tra cho thấy các hộ sử dụng đúng quy trình và liều lượng theo hướng dẫn của đại lý, tuy nhiên, cũng theo báo Nhà nước Việt Nam, đại diện công ty và các hộ dân đã không thống nhất quan điểm.
Hai sự kiện nói trên diễn ra trong lúc Hội nghị Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản diễn ra tại Hà Nội ngày 3/9. Truyền thông Nhà nước trích dẫn phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Nguyễn Xuân Cường rằng những rủi ro dịch bệnh tại các nơi chăn nuôi, thủy sản rất cao. Ông yêu cầu các địa phương tăng cường các hoạt động quản lý chuyên ngành thú y, các doanh nghiệp và người dân phải thực hiện nghiêm những quy trình về vệ sinh dịch tễ.
Yêu cầu Netflix chấm dứt hiển thị
chuyển ngữ tiếng Việt là vô lý!
Diễm Thi, RFA
Hôm 28 tháng 8 năm 2020, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã có văn bản số 1665/PTTH&TTĐT, yêu cầu Công ty Netflix tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ truyền hình tại Việt Nam.
Tại văn bản lần này, cơ quan chức năng yêu cầu Công ty Netflix phải ngay lập tức rà soát, loại bỏ những bộ phim, chương trình truyền hình có nội dung vi phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam và chấm dứt hiển thị chuyển ngữ tiếng Việt trong các bộ phim, chương trình truyền hình trên kho nội dung của Công ty Netflix cung cấp đến người sử dụng tại Việt Nam.
Văn bản nêu rõ, nếu Công ty Netflix không tuân thủ những yêu cầu trong văn bản thì cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam sẽ xem xét các biện pháp phù hợp để xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đây là lần thứ hai Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ra văn bản tương tự gửi Công ty Netflix.
Trong văn bản số 1330/PTTH&TTĐT ban hành ngày 20 tháng 7 năm 2020, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã yêu cầu công ty này chấm dứt hoạt động chuyển ngữ tiếng Việt, gỡ bỏ các nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc chủ quyền, khiêu dâm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam trên những phim chiếu ở Việt Nam.
Giảng viên đại học Chế Quốc Long từ Sài Gòn nêu ý kiến của mình với RFA qua ứng dụng facebook messenger:
“Điều này hết sức với vô lý vì nếu có chuyển ngữ tiếng Việt mới giúp đa số người Việt theo dõi được nội dung phim. Đó cũng là cách phổ biến văn hoá, phổ biến kiến thức qua phim ảnh, cũng như là một tiện ích giải trí. Các kênh HBO, StarMovie, Cinemax… cũng đều có hiển thị chuyển ngữ tiếng Việt để phù hợp với thị trường Việt Nam. Nếu tôi nhớ không lầm thì vào những năm 90, khi tôi qua Thái Lan, tôi đã thấy Thái Lan yêu cầu các kênh truyền hình nước ngoài đều phải có phụ đề tiếng Thái. Mặc dù người Thái giỏi tiếng Anh hơn dân Việt nhiều.”
Tôi cho rằng việc can thiệp vào nội dung và cách phát hành của Netflix là hết sức vô lý, bởi đây là quan hệ mang tính chất riêng tư. – Luật sư Đặng Đình Mạnh
Với hai văn bản liên tiếp được Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử gửi đến Công ty Netflix trong hai tháng với những yêu cầu cụ thể nêu trên, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho đây là việc làm vô lý và coi thường công chúng. Ông giải thích:
“Tôi cho rằng việc can thiệp vào nội dung và cách phát hành của Netflix là hết sức vô lý, bởi đây là quan hệ mang tính chất riêng tư. Hơn nữa, những yêu cầu của cơ quan nhà nước như vậy cho thấy nó không bao hàm ý nghĩa gì về luật pháp hoặc bảo vệ quyền lợi gì cho người tiêu dùng cả. Thậm chí nó còn đi ngược lại quyền lợi của người tiêu dùng trong trường hợp này nữa.
Theo tôi, tư duy của những người đưa ra những ý kiến quản lý theo cách này thì hết sức là cũ kỹ. Thật sự nó không có hiệu quả, bởi thứ nhất, không phải chỉ có Netflix mới là nguồn mang lại phim ảnh cho người xem ở Việt Nam mà có rất là nhiều nguồn. Thứ hai, ý kiến của cơ quan chức năng cho thấy họ hết sức coi thường sự hiểu biết của công chúng Việt Nam. Công chúng Việt Nam đủ sức đánh giá một ấn phẩm khi xem có bảo đảm về thuần phong mỹ tục hay đường lối chính trị… Tự họ sẽ có sự lựa chọn chứ không cần thiết nhà nước phải lựa chọn cho họ.”
Theo vị luật sư này, kiểu tư duy như vậy có thể hiểu được vào những năm đầu thống nhất đất nước. Bây giờ gần nửa thế kỷ trôi qua mà vẫn giữ tư duy như thế thì hết sức là lạc hậu.
Hôm 25 tháng 6 năm 2020, cơ quan chủ quản của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử là Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ra công văn số 2348/BTTTT-PTTH&TTĐT gửi các cơ quan báo chí, cảnh báo về các nội dung trên các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới cung cấp vào Việt Nam, trong đó có Netflix. Bộ này cũng đề nghị các cơ quan báo chí quan tâm thông tin, quảng bá cho các dịch vụ phát thanh, truyền hình của các doanh nghiệp trong nước.
Cùng lúc, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho rằng Công ty Netflix đang vi phạm các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam như: Luật Trẻ em, Luật Báo chí, Luật Điện ảnh…khi cung cấp dịch vụ ở Việt Nam.
Trở lại câu chuyện Netflix bị yêu cầu chấm dứt hiển thị chuyển ngữ tiếng Việt, cũng như ngưng chiếu những phim bị coi là “vi phạm pháp luật” Việt Nam, Blogger Tuấn Khanh gọi việc làm của cơ quan chức năng là “ngớ ngẩn”. Ông có phần chia sẻ trên facebook cá nhân và RFA đã xin phép được sử dụng một đoạn:
“Một quốc gia muốn phát triển thì phải lấy luật pháp là nền tảng, cho dù đó là một bộ luật yếu ớt và tầm thường như thế nào cũng vậy. Một bộ phim bị xem là “vi phạm pháp luật” thì nó phải có văn bản cấm cụ thể, với việc phân tích nội dung từ cơ quan có thẩm quyền. Một cơ quan nhà nước thì không thể ra một quyết định đơn phương mơ hồ và duy ý chí như vậy. Với thế giới văn minh, người ta gọi đó là man di.
Còn quyết định buộc Netflix phải ngừng chuyển ngữ hay làm phụ đề cho những phim nước ngoài phục vụ người Việt, hoàn toàn ngớ ngẩn và thấp kém. Có lẽ Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cần phải đối diện với nhân dân và trả lời câu hỏi vì sao lại có một quyết định áp đặt như vậy.”
Một cơ quan nhà nước thì không thể ra một quyết định đơn phương mơ hồ và duy ý chí như vậy. Với thế giới văn minh, người ta gọi đó là man di. – Blogger Tuấn Khanh
Tháng 8 vừa qua, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) đã gửi công văn kêu cứu gửi tới Thủ tướng Chính phủ đề nghị nhà nước xem xét và ngăn chặn các hành vi mà họ gọi là vi phạm pháp luật Việt Nam của các nhà cung cấp phim ảnh có trả phí trên nền tảng internet xuyên biên giới, trong đó có Netflix, Amazon TV, WeTV…
Theo VNPayTV, dù khó khăn nhưng hàng chục năm qua, các đài phát thanh, truyền hình chủ lực như VTV, HTV, cùng các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước như SCTV, Viettel, FPT, VNPT… đã sản xuất, truyền dẫn trên 90% nội dung chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến nhân dân.
Netflix Inc. là công ty dịch vụ truyền hình được thành lập vào năm 1997, có trụ sở tại Los Gatos, California. Năm 2010, Netflix bắt đầu hoạt động tại thị trường quốc tế và có mặt tại Việt vào tháng 1 năm 2016. Cuối năm 2019, Netflix công bố ra mắt giao diện tiếng Việt và đẩy mạnh thu mua bản quyền phim Việt bổ sung kho phim của mình.
Công ty Netflix hiện cung cấp hàng nghìn nội dung gồm cả phim tài liệu lịch sử, các chương trình trò chơi truyền hình, chương trình truyền hình thực tế, phóng sự điều tra… được chuyển ngữ tiếng Việt, hướng tới người dùng là người Việt Nam và có thu tiền thuê bao định kỳ hàng tháng. Hợp đồng giao dịch giữa Công ty Netflix và người dùng Việt Nam là giao dịch dân sự.
Thủy lợi Krông Pách Thượng ở Đắk Lắk
đe dọa tính mạng người dân
Dự án thủy lợi Krông Pách Thượng ở Đắk Đắk trị giá 4.400 tỷ đồng sau 11 năm vẫn chưa hoàn thành đang đe dọa tính mạng và tài sản người dân khi lũ xảy ra.
Đó là nhận định của đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu trong buổi làm việc hôm 3/9 với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk để tìm giải pháp thúc đẩy tiến độ dự án Krông Pách Thượng.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày cho biết buổi làm việc tập trung vào hai vấn đề đáng lo ngại nhất ở dự án này là tình trạng mưa lũ đe dọa tính mạng, tài sản người dân và khả năng mất vốn do dự án chậm giải ngân, chậm giải phóng mặt bằng.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết vào trung tuần tháng 8 vừa qua, lượng mưa trong lòng hồ Krông Pách Thượng đạt mức 30 – 40 mm nhưng đã gây ngập lụt hàng chục hecta. Cơ quan nhà nước này dự đoán nếu sắp tới lượng mưa đạt 100mm thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tính mạng, tài sản người dân ở địa phương.
Về tình trạng vốn của dự án, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết có 210 tỷ chuyển tiếp từ 2019 nhưng đến nay vẫn chưa giải ngân và dự báo sẽ khó giải ngân hết dẫn đến khả năng bị cắt vốn.
Trong diễn biến liên quan, tuyến tàu cao tốc Cần Thơ – Trần Đề – Côn Đảo vận hành từ cuối tháng 12/2019 đã gây ra tình trạng sạt lở hai bên bờ, hư hại xuồng ghe, ngư cụ của người dân.
Ủy ban Nhân dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết sóng do tuyến tàu này gây ra đã làm sạt lở 37 đoạn chân đê dài 1500m; gây 34 vụ chìm xuồng, ghe, hư hỏng phương tiện; 11 lần lưới, ngư cụ của người dân bị cuốn trôi.
Hồi đầu tháng 8, Sở Giao thông – Vận tải tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan khắc phục tình trạng nói trên.
Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ đã trả lời cho biết đã xử lý một chuyến chạy sai tuyến quy định của tàu gây thiệt hại phương tiện, nhưng chưa thể hạn chế tốc độ chạy của tàu.
Báo Nhân Dân viết sách để tuyên truyền
về vai trò lãnh đạo
của đảng Cộng sản đến người Việt ở hải ngoại
Tin Vietnam.- Báo Vietnnamnet ngày 1 tháng 9 năm 2020 loan tin, báo Nhân dân, cơ quan tuyên truyền chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam vừa công bố cuốn sách mang tên “Vì sự thật lịch sử, vì tình yêu Tổ quốc”.
Cuốn sách nói về vai trò tổ chức, lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, và cách đấu tranh với các tổ chức chống cộng của người Việt Nam hải ngoại mà tờ báo này gọi là các luận điệu, thủ đoạn kích động hận thù để phá hoại tình đoàn kết của người Việt trong nước với người Việt hải ngoại.
Không chỉ nói về người Việt chống cộng, mà cuốn sách còn viết, và phê phán một số chính phủ, tổ chức quốc tế hỗ trợ, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền trên thế giới bị nhà cầm quyền xem là những chính phủ, tổ chức giả danh để can thiệp vào nội bộ Việt Nam, nhằm vu khống nhà cầm quyền là độc tài. Ngoài ra, cuốn sách còn giúp nhận diện, bác bỏ những ngôn từ ca ngợi tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền ở phương Tây. Đồng thời, khẳng định chủ nghĩa Mác- Lê-nin vẫn luôn đồng hành cùng loài người.
Ông Thuận Hữu, Tổng biên tập báo Nhân dân nói rằng, cuốn sách là bức tranh thu nhỏ của người Việt sống xa quê hương. Trong đó có tác giả là người Việt đang sống ở hải ngoại. Ông Hữu hy vọng, cuốn sách tuyên truyền của tờ báo sẽ giúp nhiều người Việt ở nước ngoài hiểu biết hơn về lòng yêu nước.
An Nhiên
Thêm tập đoàn nước ngoài huỷ dự án dầu khí
ở Việt Nam vì sức ép của Trung Quốc!
Theo trang tin oilcaptial.ru của Nga, Công ty dầu khí Nga Rosneft bị buộc phải huỷ bỏ hợp đồng với tập đoàn Noble Corporation của Anh trong việc khai thác dự kiến ngoài khơi Việt Nam, vì sức ép nặng nề từ Trung Quốc.
Thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu biển Đông, khi trả lời RFA hôm 2/9 liên quan việc này, nhận định:
“Sự việc này có lẽ là từ lâu người ta đã đoán được, bởi vì từ năm 2017 một lần Việt Nam đã rút khỏi lô 136.03, đến năm 2018 thì Việt Nam yêu cầu Repsol rút khỏi lô 07.03. Và hồi đầu tháng 5, giới thạo tin có theo dõi, thì thấy có người thuê một dàn thăm dò từ Tập đoàn Noble về đã neo hơn một tháng với số tiền 125 ngàn đô một ngày… rồi sau đó lại không thấy vấn đề gì… thì có tin cho rằng phía Việt Nam chịu sức ép và quyết định không tiếp tục thăm dò lô 06.1 này. Đến bây giờ thì thông tin từ báo Nga đã làm rõ hơn thông tin này.”
Công ty Rosneft có phần lớn vốn của chính phủ Nga, nắm quyền sở hữu 2 lô dầu khí 06.1 và 05.3/11, ở mỏ Lan Đỏ ngoài khơi Việt Nam và Rosneft dự kiến dùng các dàn khoan của tập đoàn Anh Noble Corporation để khoan các giếng này. Nhưng theo truyền thông Nga, vào giữa tháng 7, PetroVietnam huỷ bỏ hợp đồng dàn khoan vì sức ép của Trung Quốc.
Nguyên do?
Nhà nghiên cứu biển Đông lâu năm Đinh Kim Phúc, nhận định với RFA hôm 2/9/2020:
“Việc nhiều công ty của nước ngoài ví dụ như Repsol, hay công ty dầu khí của Nga là Rosneft, phải hủy bỏ hợp đồng với tập đoàn Noble Corporation của Anh trong việc khai thác dầu khí ở Việt Nam thì tôi có câu hỏi: Thứ nhất đây là sức ép Trung Quốc đối với Việt Nam bằng các tàu hải cảnh, các tàu thăm dò địa chất luôn áp sát khu vực Việt Nam đang khai thác… Hay là Trung Quốc đang gây sức ép đối với chính các tập đoàn bên ngoài bằng các quyền lợi béo bở ở Trung Quốc dành cho các tập đoàn này? Câu hỏi này thì tôi cũng chưa nhận được thông tin, nhưng theo dõi tình hình khai thác dầu khí ở Việt Nam 20 năm qua, chúng ta đã thấy một số trường hợp các công ty nước ngoài bỏ Việt Nam để sang Trung Quốc với hợp đồng béo bở hơn. Tôi cũng không chắc Việt Nam có phải chịu sức ép từ Trung Quốc để phá vỡ các hợp đồng dầu khí trước đây cũng như trong tương lai?”
Về mặt chiến lược, sẽ dẫn tới khả năng là Việt Nam rất khó để khai thác được những lô tương tự, đặt biệt là lô 06.1 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở bồn trũng ở Nam Côn Sơn.
-Thạc sĩ Hoàng Việt
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng, vấn đề này cần phải xét toàn diện về mối quan hệ ‘Chiến lược đối tác toàn diện’ giữa Việt Nam đối với Trung Quốc vẫn tiếp tục hay chấm dứt… Thứ hai theo ông, hiện giá dầu trên thế giới đang sụt giảm nghiêm trọng, thì liệu Việt Nam có lợi không khi khai thác tài nguyên của mình, hay tạm chấp nhận ngưng khai thác, để dành tài nguyên cho tương lai? Ông nói tiếp:
“Đây là vấn đề giới nghiên cứu cần đặt ra, nhưng theo bản thân tôi, với việc hàng loạt công ty khai thác dầu khí nước ngoài hủy bỏ hợp đồng với Việt Nam, mà theo ý kiến chủ quan của Việt Nam vì phải nhân nhượng Trung Quốc, thì đây là thất bại của Việt Nam, từ thất bại này sẽ dẫn đến thất bại khác. Còn nếu không phải do sức ép của Trung Quốc, mà do tính toán lợi hại về mặt kinh tế, về mặt chiến lược trong quan hệ quốc tế, nhất là trong đỉnh điểm năm 2020, một đỉnh điểm mà mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng xấu đi, và có nhiều tin đồn Việt Nam đanh nhích về phía phương Tây, hay cụ thể là về phía Mỹ thì đó là một vấn đề sai.”
Vào năm 2019, khi Trung Quốc điều một tàu khảo sát và tàu tuần duyên đến khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam. Khi đó theo The Diplomat, Việt Nam được cho là đã phải gỡ bỏ một dàn khoan dầu dự kiến khoan thăm dò cho công ty Rosneft của Nga tại lô 06.01, gần lô 07.03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ trước đây của Repsol.
Theo The Diplomat, trước sức ép Trung Quốc, công ty Rosneft của Nga khi đó đã buộc phải xin thôi dự án của 1 trong 2 lô mà mình sở hữu.
Trước đó trong hợp đồng hợp tác với Repsol, Việt Nam phải rút 2 lô là lô 136.03 và lô 07.03 trước sức ép của Trung Quốc, khi đó Việt Nam đã phải bồi thường cho Repsol khá lớn.
Tác động như thế nào?
Việc ngày càng nhiều công ty của nước ngoài như Repsol, hay công ty dầu khí của Nga là Rosneft, phải hủy bỏ hợp đồng khai thác ở Việt Nam sẽ tác động như thế nào? Thạc sĩ Hoàng Việt cho biết:
“Về tác động của nó thì có hai vấn đề, thứ nhất là về kinh tế thì rõ ràng chúng ta thấy Việt Nam bị thiệt hại. Thông tin từ các đợt trước cho biết rằng Việt Nam phải bồi thường cho Repsol trong hai vụ năm 2017-2018 là hàng tỳ đô la. Còn trong vụ mới nhất thuê dàn khoan của Tập đoàn Noble 125 ngàn đô một ngày cũng mất hàng chục triệu đô. Thiệt hại thứ hai là về mặt chiến lược, sẽ dẫn tới khả năng là Việt Nam rất khó để khai thác được những lô tương tự, đặt biệt là lô 06.1 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở bồn trũng ở Nam Côn Sơn, cách biệt hoàn toàn với rãnh sâu ở giữa đối với Bãi Tư Chính, nhưng Trung Quốc cho rằng nó thuộc Bãi Tư Chính và cho rằng nó thuộc vùng tranh chấp, nhưng thực ra nó không nằm trong vùng tranh chấp.
Với tình trạng này thì dù trong vùng đặc quyền kinh tế của mình nhưng Việt Nam cũng khó để khai thác vì Trung Quốc cho là trong vùng tranh chấp. Việc Việt Nam rút 3 lần như vậy thì Trung Quốc sẽ thấy thành công và khả năng sẽ tiếp tục làm như vậy. Tác động thứ ba là sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, những mỏ gần bờ tập đoàn này đã khai thác gần hết. Nhưng những mỏ xa bờ thì Trung Quốc đe dọa và Việt Nam lại rút, dẫn tới những đe dọa sau này rất lớn.”
Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, thật ra không thể tránh sức ép từ Trung Quốc, mà vấn đề phải đối mặt sức ép đó như thế nào? Trung Quốc thấy rằng ép được và Việt Nam rút lui, tức là ép thành công. Trung Quốc cũng mạnh hơn, chưa kể ngoài cuộc chiến quân sự Trung Quốc còn có chiến dịch truyền thông tâm lý, là chiến dịch tam trùng chiến pháp đối với bên ngoài về vấn đề biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt nói tiếp:
Nếu Việt Nam không có một kế hoạch rõ ràng, thống nhất từ trên xuống dưới, từ chính phủ cho đến người dân, thì có lẽ Việt Nam không thể đối mặt Trung Quốc trong trường hợp bị ép tiếp theo. Và nếu như vậy thì có lẽ sẽ bị ép mãi mãi thôi.
-Thạc sĩ Hoàng Việt
“Và việc quan trọng nhất là Việt Nam phải đối mặt với nó nếu mà Việt Nam muốn tiếp tục tồn tại. Đương nhiên việc đối mặt này cũng không đơn giản, phía lãnh đạo Việt Nam có lý do cho rằng là có nhiều vấn đề Việt Nam đang phụ thuộc Trung Quốc như kinh tế… Nhưng nếu Việt Nam không có một kế hoạch rõ ràng, thống nhất từ trên xuống dưới, từ chính phủ cho đến người dân, thì có lẽ Việt Nam không thể đối mặt Trung Quốc trong trường hợp bị ép tiếp theo. Và nếu như vậy thì có lẽ sẽ bị ép mãi mãi thôi.”
Hợp tác khai thác với Trung Quốc?
Trước thực tế này, một số nhà quan sát cho rằng liệu Việt Nam có nên hợp tác với Trung Quốc trong việc khai thác dầu khí ở biển Đông?
Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định:
“Nói về nhà đầu tư, nó cũng giống tương tự như trường hợp Philippines trước đây, cho khai thác chung theo đúng luật và hiến pháp của Philippines. Chẳng hạn như Việt Nam học theo phương pháp đó, giống như liên danh Vietsopetro chẳng hạn, Việt Nam mời đối tác khai thác dầu khí CNOOC của Trung Quốc chẳng hạn, nhưng hoạt động theo luật Việt Nam thì tôi nghĩ Việt Nam sẽ hoàn toàn chấp thuận điều đó.
Nhưng Trung Quốc sẽ không muốn điều đó, như đã nói ngay cái lô 06.1 mà Rosneft vừa rút, vì thế nói nó ở vùng tranh chấp là không đúng. Nhưng tình trạng này có lẽ là Trung Quốc không muốn cho các quốc gia khác khai thác, các nước khai thác là Trung Quốc đã cho tàu đến đe dọa. Từ đó Trung Quốc yêu cầu gác tranh chấp cùng khai thác, nhưng đúng là chủ quyền thuộc ta và gác tranh chấp cùng khai thác… Yếu tố tiên quyết là chủ quyền thuộc Trung Quốc.”
Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, chính vì Trung Quốc cứ đòi yếu tố tiên quyết trong hợp tác khai thác là chủ quyền thuộc Trung Quốc, do đó đã gây ra những khó khăn trong vấn đề này.
Đại sứ quán Hoa Kỳ
tiếp tục theo dõi sát vụ án Đồng Tâm
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội theo dõi sát diễn biến vụ Đồng Tâm và sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc khi đi qua hệ thống tòa án Việt Nam.
Phát ngôn nhân Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội trả lời như vừa nêu khi được RFA yêu cầu bình luận về vụ án Đồng Tâm sắp được đưa ra xét xử.
Ngoài việc theo dõi sát sao mọi diễn biến, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội còn thúc giục chính phủ Việt Nam bảo đảm mọi hoạt động và tiến trình giải quyết tranh chấp quyền lợi về tài sản phải minh bạch và công bằng; tuân thủ đúng văn bản và tinh thần luật pháp trong đó có Bộ Luật Hình Sự và Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự; đồng thời nhất quán với các qui định về nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam và những nghĩa vụ cùng cam kết quốc tế mà Hạ Nội đã ký kết.
Theo dự kiến Tòa án Thành phố Hà Nội vào ngày 7 tháng 9 tới đây sẽ đưa 29 người dân Đồng Tâm ra xét xử với cáo buộc ‘giết người’ và ‘chống người thi hành công vụ’.
Những người này bị bắt kể từ khi xảy ra vụ lực lượng chức năng gồm mấy ngàn nhân sự tấn công vào làng Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua. Một người được cho là lãnh đạo tinh thần của người dân trong việc phản đối biện pháp thu hồi đất nông nghiệp giao cho doanh nghiệp quân đội làm kinh tế, cụ Lê Đình Kình, bị thiệt mạng trong vụ tấn công.
Ngoài ra cơ quan chức năng Việt Nam thông báo có 3 công an bị thiêu cháy trong đợt tấn công. Ba người này được đảng và chính phủ vinh danh là liệt sĩ; trong khi đó truyền thông Nhà nước Việt nam gọi những người dân phản đối thu hồi đất là ‘thành phần phản động, chống đối’.
25 trong số 29 người đang ở trại tạm giam bị cáo buộc tội giết người và 4 người còn lại với tội ‘chống người thi hành công vụ’.
Điểm tin trong nước sáng 3/9:
Bản đồ ‘đường 9 đoạn’ treo tại 4 doanh nghiệp
ở Hải Dương, xuất hiện trong ‘sách giáo khoa’ Úc
Tâm Tuệ
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Năm (3/9) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
1 ca tử vong và 2 ca nhiễm virus Vũ Hán
Tin cập nhật lúc 18h ngày 2/9 của Bộ Y tế: Việt Nam có thêm 2 bệnh nhân mắc viêm phổi Vũ Hán, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.046 ca.
Bệnh nhân số 1045 (nam, 72 tuổi) có địa chỉ tại xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc, Hải Dương. Ngày 19/8, người này bị sốt, đau đầu, mệt mỏi. Ngày 30/8, ông nhập viện, được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Hiện tại, bệnh nhân được điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (Hà Nội).
Bệnh nhân số 1046 (nam, 30 tuổi) là thuyền viên trên Tàu Nippon Maru (tàu chờ hàng hóa trao đổi tại Nhật Bản). Người này có địa chỉ tại phường Hoàng Diệu, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Ngày 30/8, thuyền viên này trở về từ Nhật Bản, được cách ly ngay sau nhập cảnh, lấy mẫu xét nghiệm tại Khánh Hòa. Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa đang điều trị cho bệnh nhân này.
Cũng trong sáng cùng ngày, Bộ Y tế có thông tin về trường hợp tử vong do các biến chứng của bệnh nền nặng của bệnh nhân số 764, nam, 67 tuổi, ở Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Trước đó bệnh nhân đã được xét nghiệm âm tính 3 lần với virus viêm phổi Vũ Hán vào các ngày 30/8, 31/8 và 1/9.
Tính đến sáng nay (3/9), Việt Nam ghi nhận tổng cộng 1046 ca nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 34 ca tử vong.
3 cơ sở ở Hà Nội đùn đẩy trách nhiệm vụ ngộ độc pate Minh Chay
Liên quan đến vụ ngộ độc pate Minh Chay cả 3 sở Công Thương, Nông nghiệp và Y tế Hà Nội phủ nhận trách nhiệm dù cơ sở sản xuất pate Minh Chay nằm trên địa bàn.
Báo Zing ngày 2/9 dẫn lời bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội khẳng định: “Cái này không thuộc lĩnh vực ngành Công Thương. Tôi cũng lướt qua vấn đề này như vậy thôi, các đồng chí cần thông tin sâu thì làm việc với Sở NN&PTNT”.
Zing liên hệ với ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, thì nhận được câu trả lời cơ quan chủ trì các vấn đề về an toàn, vệ sinh thực phẩm là Sở Y tế.
Ông Mỹ nói: “Mỗi sở một trách nhiệm riêng, sở chúng tôi đã cho Chi cục quản lý chất lượng đi điều tra vấn đề này. Sở Nông nghiệp sẽ phụ trách điều tra nguồn gốc thực phẩm, còn giám sát chất lượng, vệ sinh thì chủ trì là Sở Y tế”.
Còn ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thuộc Sở Y tế, lại cho biết cơ sở sản xuất pate Minh Chay sử dụng nguyên liệu từ các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Do đó, Sở NN&PTNT là nơi cấp giấy chứng nhận và tiếp nhận các công bố sản phẩm.
Ông Tụ nói rằng: “Khi xuất hiện các trường hợp ngộ độc mà liên quan đến sản phẩm, thực phẩm thì trách nhiệm của ngành y tế là cô lập nhanh không để sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Còn kiểm tra, lấy mẫu thì Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế sẽ phụ trách, chúng tôi không làm”.
Trước đó hôm 1/9, báo Tuổi Trẻ cho biết Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội đề nghị vào cuộc xử lý vụ Pate Minh Chay.
Bản đồ ‘đường 9 đoạn’ treo tại 4 doanh nghiệp ở Hải Dương, xuất hiện trong ‘sách giáo khoa’ Úc
Nhà chức trách đã phát hiện và tịch thu 6 bản đồ đường chín đoạn của Trung Quốc, còn gọi là ‘đường lưỡi bò’ tại văn phòng làm việc của 4 doanh nghiệp ở Hải Dương, báo Dân Trí đưa tin hôm 2/9.
Ngày 1/9, Công an tỉnh Hải Dương cho biết 4 doanh nghiệp đó gồm: TNHH MTV Dầu Vila, Công ty Bao bì Hoa Long, TNHH MTV Công nghiệp Tân Cường Phong, và Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Hồng Đạt. Cả 4 doanh nghiệp đều có lao động Trung Quốc.
Tờ Dân Trí xác nhận 6 tấm bản đồ treo tại văn phòng làm việc ở 4 công ty liên hệ vẽ 3 nước Đông Dương đi kèm với đường 9 đoạn. Chữ ghi trên bản đồ là chữ Trung Quốc, phần chú thích ghi bằng tiếng Anh “South China Sea”, coi Biển Đông của Việt Nam là biển Nam của Trung Quốc.
Tuần trước, hôm 27/8, tiểu bang Victoria của nước Úc đã tịch thu một lô sách giáo khoa sau khi phát hiện sách có in một bản đồ ‘đường lưỡi bò’, công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông – một quan điểm đi ngược với lập trường của chính phủ Úc ở Canberra và nhiều nước trong khu vực, đồng thời cũng đã bị tòa án quốc tế bác bỏ là bất hợp pháp.
Nhà xuất bản cho biết hơn 600 cuốn sách về văn hóa Trung Quốc mang tựa đề “Chinese Language Culture and Society” – Ngôn ngữ, Văn hóa và Xã hội Trung Quốc, đã được bán ra tại nước Úc, và khoảng 100 cuốn đã được bán ra nước ngoài.
Cả nước xảy ra 29 vụ tai nạn giao thông, làm 16 người tử vong trong ngày 2/9
Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin, Cục Cảnh sát giao thông, ngày 2/9 cho biết cả nước xảy ra 29 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 16 người, bị thương 23 người.
Trong ngày, Cảnh sát giao thông cả nước cũng đã xử lý 3.904 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó có 406 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; tạm giữ 15 xe ô tô, 757 mô tô; tước 314 giấy phép lái xe. Đường thuỷ có 102 trường hợp bị xử lý.
Điểm tin trong nước tối 3/9:
Bắn hạ trâu tấn công 4 người;
Ông Nguyễn Đức Chung tiếp tục bị đình chỉ
Tâm Minh – Hiểu Minh
Mục Điểm tin trong nước tối thứ Năm (3/9) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Bộ Y tế chiều 3/9 đã công bố ca viêm phổi Vũ Hán thứ 35 tử vong tại Việt Nam
Đó là bệnh nhân 761, nữ, 83 tuổi, có tiền sử suy thận mạn, tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa.
Sáng ngày 03/9, bệnh nhân tử vong tại Trung tâm y tế Hòa Vang, được chẩn đoán do suy hô hấp tiến triển vì viêm phổi Vũ Hán và bệnh nền nặng.
Bắn hạ trâu tấn công 4 người
VnExpress đưa tin, sau khi húc 4 người ở TP. Gia Nghĩa, con trâu cái khoảng 200 kg đã bị nhà chức trách dùng súng bắn hạ, trưa 3/9.
Chiều hôm qua, anh Lâm Văn Tuấn, ở xã Đăk R’Moan, TP. Gia Nghĩa trong lúc đi vệ sinh thì bị con trâu tấn công, bị thương đùi trái. Khi người dân tổ chức vây bắt, nó đã làm một người đàn ông khác bị thương rồi chạy vào rẫy cà phê trốn. Sáng nay (3/8), con trâu tiếp tục húc hai người khác, trong đó có một phụ nữ đang làm vườn. Hàng chục công an, dân quân sau đó tổ chức vây bắt, dùng súng bắn hạ con trâu.
Ông Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ nhiệm vụ đại biểu HĐND
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội ký quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu HĐND thành phố đối với ông Nguyễn Đức Chung, chiều 3/9, theo VnExpress.
Quyết định trên có hiệu lực từ hôm nay, “để các cơ quan tư pháp thực hiện quy trình tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.
Trước đó, chủ tịch Hà Nội cũng bị tạm đình chỉ công tác 90 ngày để điều tra trách nhiệm liên quan trong một số vụ án.
Đến ngày 28/8, Bộ Công an khởi tố, tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Đức Chung để điều tra cáo buộc phạm tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.
Ngoài vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, ông Chung còn bị điều tra trách nhiệm liên quan hai vụ án khác. Thứ nhất, vụ án buôn lậu. Vụ án thứ hai là Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Công ty sản xuất pate Minh Chay bị phạt 17,5 triệu đồng
Dân Trí đưa tin, công ty Lối Sống Mới, nơi sản xuất sản phẩm pate Minh Chay, vừa bị các cơ quan chức năng Hà Nội phạt 17,5 triệu đồng do không đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm.
Công ty Lối Sống Mới đã vi phạm 3 lỗi gồm: người chế biến thực phẩm không đeo khẩu trang; sử dụng dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy và hàng hóa có nhãn không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn.
Hiện công ty này đã dừng sản xuất để các cơ quan chức năng điều tra vụ 9 người bị ngộ độc do ăn pate Minh Chay.