Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Cái dại của người đàn ông buồn bực không chịu theo chân vợ đi mua sắm

Saturday, October 1, 2016 // , ,
Cái dại của người đàn ông buồn bực không chịu theo chân vợ đi mua sắm
Điền Phong
Internrt
30/09/2016

Vừa cô đơn, vừa buồn bực chán nản
Tại sao không hợp tác 
Và giả vờ vui vẻ
Vì sẽ được phần thưởng phụ trội khi về nhà !

Trận chiến quyền lực vô vọng của Tổng Bí Thư Trọng

Trận chiến quyền lực vô vọng của Tổng Bí Thư Trọng
 Thứ Bảy, 10/01/2016 – 01:17 — Kami
Trong một xã hội khi thông tin, đặc biệt là thông tin về chính trị đã bị bưng bít như ở Việt Nam hiện nay, khi mà các thông tin đều bị định hướng theo hướng có lợi cho nhà cầm quyền và những thông tin bị coi là “nhạy cảm. Điều đó đã càng kích thích sự thèm khát tin tức trái chiều của dân chúng, đó là lý do vì sao các tin tức chưa được kiểm chứng, đặc biệt là các tin tức mang màu sắc của thuyết âm mưu trở thành món ăn “khoái khẩu” của đa số người dân không ưa chế độ.
Bài viết mới nhất của nhà báo Phạm Chí Dũng đăng trên một trang VOA với nhan đề “Nhất thể hóa’: Tổng Bí thư Trọng muốn trở thành… tổng thống?“, bằng cách dựa vào các thông tin có sẵn trên mạng, cộng với sự suy đoán, tác giả đã biến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một kẻ bảo thủ, giáo điều không biết gì ngoài mớ lý thuyết Chủ nghĩa Marx-Lenine (kiểu Stalin), cái mà cả nhân loại đã vứt bỏ nó vào trong sọt rác. Vậy mà qua ngòi bút của tác giả Phạm Chí Dũng thì bỗng chốc ông Nguyễn Phú Trọng đã trở thành một vị Tôn Ngộ Không, với tài biến hóa khôn lường, khi tác giả viết rằng “Đó cũng có thể là cách để ông Nguyễn Phú Trọng trở thành một “hành pháp Obama” như ở Hoa Kỳ, sẽ điều hành một nước Việt hỗn loạn ở độ tuổi gần tám chục mà chẳng cần đến vai trò của bất cứ thủ tướng nào.”.
Nói như vậy để thấy, ông Phạm Chí Dũng đã quên mất rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người từ trước đến nay luôn chống lại việc nhất thể hóa 2 chức danh Chủ tịch Nước và Tổng Bí thư làm một, với câu nói “Tập trung nhiều quyền như vậy, liệu có kiểm soát được hay không?”. Theo như nhà báo Hồng Beo viết trên blog của mình thì: “Khi trong đảng đề xuất nhập hai chức danh Chủ tịch nước và tổng bí thư làm một. Tiền đề của cuộc sửa đổi 2013 thực ra chỉ có thế. Kết cục như đã thấy, Trọng nằm trong nhóm phản đối với lý do như vậy tập trung quyền lực quá nhiều vào một người.”
Đó là chưa kể đến năng lực lãnh đạo cũng như tuổi tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, không cho phép ông có thể gánh vác được trọng trách cao cả như thế. Quan trọng hơn, giữa một đám quan chức tham nhũng, theo nhận xét của PCT Nước Nguyễn Thị Doan là “ăn không chừa thứ gì của dân” như thế, thì một người được coi là thanh liêm (ăn hối lộ ít hơn) như ông Trọng thì liệu các thành viên của băng đảng tham nhũng – những đồng chí của ông Nguyễn Phú Trọng có chịu để cho ông một phần đất “đất” trong Đảng để tồn tại hay không là điều còn khó. Vậy thì còn nói gì đến chuyện tham vọng chính trị?
Thực ra trong lúc này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực chất không hề có quyền lực. Ông Trọng không nắm được quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Ngô Xuân Lịch đâu có phải là tướng trận mạc, ông Lịch đi lên từ Tổng cục Chính trị là một viên quan văn thì biết gì về điều binh, khiển tướng. Mà chắc chắn các tướng lĩnh thực thụ trong quân đội Việt Nam hiện nay họ không thể chấp nhận một người chỉ huy như thế. Song với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Ngô Xuân Lịch chỉ là một thứ thuốc an thần. Chưa kể đến chuyện đây là một nhóm phò Tầu, điều mà ai cũng ghét.
Quyền bính trong quân đội Việt Nam lúc này nằm trong tay Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Giang là tướng lĩnh trận mạc và là một người trưởng thành từ trận chiến chống Trung Quốc năm 1979, cánh tay phải của Đại tướng Đỗ Bá Tỵ. Quan trọng hơn, người đang nắm chức vụ thống lĩnh tối cao các lực lượng vũ trang (bao gồm công an, quân đội, dân quân tự vệ bán vũ trang…) ở Việt Nam là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, với vai trò là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam về đối nội và đối ngoại, ngoại giao an ninh quốc phòng, và hiện nay ông Ba Dũng đang là liên minh chính trị với ông Trần Đại Quang
Còn quyền bính của lực lượng “Thanh kiếm lá chắn” – Công An thuộc về ai thì chắc đã rõ không cần phải nhắc đến. Vì ngoài Bộ trưởng Tô Lâm và 5 Thứ trưởng Bộ Công An hiện nay đều do ông Ba Dũng dựng lên trước đây, hơn thế nữa Bộ trưởng Tô Lâm và Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng là hai hạt giống mà Ba Dũng nâng niu nhất.
Nếu biết Đại tướng Tô Lâm có công phá âm mưu đảo chính của Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh cùng vài vị tướng nắm tổng cục tình báo quân đội – TC 2, (tháng 6/2015 dưới sự yểm trợ của Tình báo Hoa Nam) thì rõ.
Việc Bộ Công An án binh bất động trong việc để Trịnh Xuân Thanh “biến mất” và việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham gia Đảng Ủy Công An Trung ương là bằng chứng cho thấy vai trò lãnh đạo của ông Trọng “hổng chân ở hạ tầng” và lãnh đạo Bộ Công An họ cũng cứ à ơi cho qua.
Nay ông Trọng tham gia Đảng Ủy Công An Trung ương với tư cách một Ủy viên thường vụ 1/5 và 1/15 tổng số Ủy viên, trong lúc Bộ trưởng Tô Lâm nắm chức Bí thư thì ông Trọng nắm chi tiết sự vụ nổi không ?
Đó là lý do vì sao mà có người nhận định rằng “Trọng rất sạch, không phe phái với ai và không ai phe phái với Trọng.”. Điều đó không có nghĩa là trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN hiện nay không có sự xung đột giữa các phe phái, mà phải hiểu rằng không có phe phái nào dám hợp tác với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc tranh giành quyền lực. Đơn giản chỉ vì “Hợp tác với ông Trọng thì có mà cạp đất mà ăn à?”.
Nói ra để thấy, chiến dịch của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng dùng vụ việc Trịnh Xuân Thanh để tạo ngòi nổ trong việc thanh trừng các thành phần thân Mỹ trong Ban lãnh đạo Đảng CSVN còn lại sau Đại Hội Đảng 12. Mà trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng, một cái gai trong mắt ông Nguyễn Phú Trọng lâu nay, là chuyện “viển vông” (Lời của 3X). Và Đinh La Thăng vẫn cứ thăng tiến tà tà như xưa.
Việc loạt bài viết của Nhà báo Huy Đức gần đây “đánh” Đinh La Thăng, sau khi hầu hết ban lãnh đạo của PVC và Vũ Đức thuận bị xộ khám được dư luận coi là những viên đạn trái phá bắn thẳng vào thành trì của Đinh La Thăng.
Điều này khiến người ta nghĩ đến việc trước Đại hội 12, cũng Nhà báo Huy Đức, với chiến thuật như thế đã góp phần đánh hạ, đưa ứng viên số 1 cho chức Tổng Bí Thư Đảng CSVN khóa 12 là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vườn. Điều này đã tạo cho Huy Đức một vòng hào quang “chói lọi”. Tuy nhiên, đó là bằng lý do, nếu để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Tổng Bí thư thì Đảng CSVN có nguy cơ tan vỡ do ông Trọng đưa ra đã thuyết phục được đa số các UV Ban Chấp hành TW.
Song, với Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng, một con sâu bự trong bầy sâu Ban Chấp hành TW thì ông Thăng đâu có tội tình gì, ngoài tội tham nhũng. Cần nhớ là nguy cơ Đinh La Thăng là vỡ đảng là điều không bao giờ có, chính vì thế Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng chắc chắn sẽ được đa số các UV Ban Chấp hành TW phải ủng hộ.
Bởi lẽ, không ủng hộ Đinh La Thăng thì sau khi ông Trọng “thịt” được Đinh La Thăng thì tiếp theo những kẻ chung số phận sẽ không ngoài đám UV Ban Chấp hành TW. Điều đó cho thấy, trong chiến dịch lần này ông Nguyễn Phú Trọng càng làm mạnh bao nhiêu thì lực lượng UV Ban Chấp hành TW hiện đang ủng hộ ông ta sẽ bỏ ông ta mà ra đi.
Ông Nguyễn Phú Trọng vốn có biệt danh là Trọng Lú, song ông ta hiểu rõ điều này hơn chúng ta và là điều “Ai cũng hiểu, chỉ có một mình Huy Đức là không muốn hiểu” (Nhại thơ Đỗ Trung Quân), mà thực ra Huy Đức cần hiểu những cái đó làm gì khi anh ta viết theo đơn đặt hàng kia mà?
Sẽ có người đặt câu hỏi “Vậy ông Trọng cứ cố đấm ăn xôi làm gì?”
Cũng như việc tay chân của ông Trọng “xúi” Huy Đức viết bài để đánh Đinh La Thăng, không ngoài mục đích kích động dư luận, đặc biệt là lực lượng cử tri lão thành cách mạng vốn là hậu thuẫn cho ông Trọng trong các sinh hoạt chính trị, nhằm tạo áp lực với Quốc hội và BCHTW phải ủng hộ trận chiến này. Nhưng Chủ tịch Quốc Hội Kim Ngân và bà Phó CT Quốc hội Thị Phóng lại là nhóm an phận không muốn sa vào tranh chấp đường lối, lấy im lặng làm vàng. Ông Nguyễn Phú Trọng đang ở thế khó, nay càng lại khó hơn.
Tóm lại là bên Công An cứ ngâm tôm hay chơi kiểu con tằm nó nhả cái tơ để kéo dài hồ sơ vụ PVC và Vũ Đức Thuận. Không chờ được thì Ủy Ban Kiểm tra Trung ương muốn nhanh làm gì thì cứ làm. Nhưng nên nhớ Chỉ thị 15 về chống tham nhũng, nếu có sờ đến Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng thì phải do Ban Chấp hành TW quyết định. Mà như trên đã nói, ngu gì các UV Ban Chấp hành TW họ ủng hộ Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong trò chọc phá tổ ong? UVBCT mà còn có thể xử trảm thì ai trong đảng sẽ an toàn để góp tay giữ đảng
Vấn đề quan trọng là ở chỗ, liệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có còn “mạnh khỏe” đến lúc đó hay không mà thôi?
Có người cho rằng “Diễn biến ‘Trịnh Xuân Thanh’ còn phức tạp”, song tôi vẫn không nghĩ như thế. Mà tôi chỉ nghĩ rằng cái Đảng này chưa bao giờ mà nát be nát bét như hiện nay.
Ngày 01/10/2016
© Kami 
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Sài Gòn thất thủ

Sài Gòn thất thủ
Mặc Lâm, Biên tập viên RFA
2016-10-01
edeww_10_1.jpg
Đường Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thạnh, nước ngập hơn nửa bánh xe trong cơn mưa chiều ngày 26 tháng 9 năm 2016.
 Courtesy of giaobao.com
Sài Gòn thất thủ
00:00/00:00
 Cơn mưa lớn chưa từng thấy làm Sài Gòn chìm trong biển nước không ai ngờ đó cũng chính là cơ hội cho người dân Sài Gòn nhìn lại cuộc đời mình đang sống qua chiếc màn trắng mênh mông của mưa của nước.
Những con đường cây cối gãy đổ. Những chiếc xe nằm lăn giữa dòng nước như ăn vạ khổ chủ. Những cô gái mặt mũi phờ phạc chiến đấu chống cái lạnh của mưa gió và nước đang ngập lên ngang bụng. Những chàng trai chiến đấu với cơn lũ hung hãn giữa thành phố để kéo chiếc xe máy bất kham vật vã với nước. Đèn phố chớp tắt cùng với sấm sét như đe dọa người dân đang run rẩy tụm lại với nhau. Tất cả những hình ảnh như trong một phim giả tưởng của Hollywood.
Cư dân mạng ngay trong lúc mưa gió đầm đìa, nước ngập khắp nơi  vẫn còn đủ thời gian vừa tát nước vừa cầm điện thoại vào Facebook để châm biếm, đùa vui với “mưa cực đoan” và từ đó đồng ý với nhau cụm từ “Sài Gòn thất thủ”.

Sài Gòn thất thủ!

Nhà báo Mạnh Kim tỏ ra mặn mà với hai chữ “thất thủ” ghê lắm mới viết hẳn một dòng tâm trạng được xem là tỉnh táo đến lạnh người. Anh chia sẻ cái lạnh của mưa gió bằng sự so sánh trí tuệ bởi hai từ này. Thất thủ là đầu hàng, là thua cuộc, là tuyệt vọng là những gì mà cuộc sống người dân đang phải sống, dù là là sống chung hôm nay như sống chung với lũ. Là điều mà chính quyền Việt Nam phải thấy, phải lạnh mình, anh viết:
“Thất thủ!
Sài Gòn thất thủ, Biên Hòa thất thủ, Huế thất thủ, Hà Nội thất thủ… Cả nước đang thất thủ bởi những trận mưa ngập ngoài sức tưởng tượng với mức độ ngày một tăng dần. 
Không chỉ ngập trong biển nước mênh mông sau những trận mưa mà thậm chí giới chính quyền bây giờ cũng ngượng ngập và “thất thủ” trong việc tìm cách giải thích dư luận, chính xác hơn, Việt Nam đang thất thủ toàn diện. 
Kinh tế thất thủ bởi lý thuyết “kinh tế XHCN” đã và tiếp tục dẫn đất nước đến vùng trũng ngập của những khoản nợ này đến những khoản nợ khác. 
Giáo dục đang thất thủ vì ngập trong tư duy lạc hậu. Xã hội đang thất thủ bởi ngập sâu trong tội ác. 
Y tế thất thủ khi ngập trong sự bất lực của giới điều hành. 
Môi trường thất thủ bởi cuộc tấn công không thể kiểm soát của những Formosa trước sự bất lực, tuyệt vọng, bế tắc và vô tâm. 
Con người cũng thất thủ khi ngập trong lối sống đầu độc nhau, bằng hóa chất và nhiều phương cách khác. 
Sự thất thủ nguy hiểm nhất và ảnh hưởng tương lai đất nước nhiều nhất vẫn là sự thất thủ trước Trung Quốc. 
Việt Nam đã không thể “thoát Trung”. Việt Nam vẫn bám chặt vào Trung Quốc. Việt Nam đang thất thủ. Toàn diện. 
Có con đường nào cho tương lai đất nước? Không và không bao giờ, nếu người ta chấp nhận sự thất thủ này mà không thay đổi thể chế. 
Không thay đổi, Việt Nam chỉ còn một con đường duy nhất để đi: con đường đi đến chỗ chết.”
Mạnh Kim đang nói sự thất thủ không tránh được và anh xót xa với hai từ “Thất thủ” đến chạnh lòng.
Trong khi đó, Đàm Hà Phú lại nhìn “Sài Gòn thất thủ” ở một hướng khác. Những cơn mưa gây ngập là thứ tình yêu ngọt ngào đắm đuối mà thượng đế dành cho con người. Trong cái giá buốt ấy không thiếu những con chuột run rẩy bám vào chiếc lưới B40 một cách tuyệt vọng. Con chuột hơn gì chúng ta, đeo bám vào tâm lý tự thưởng và né tránh. Nó chỉ là một cơn mưa thôi mà….
Tự đánh lừa mình như đã từng bao nhiêu năm nay, người Sài Gòn vốn hiền lành và nhẫn nhục như vừa bị đánh thức bởi những dòng thơ của Đàm Hà Phú:
edeww_17.jpg
Ôtô tạo sóng đánh mạnh khiến nhiều người đi xe máy liên tục ngã. Courtesy of giaobao.com
“Chúng ta đừng nói về chính trị nữa, 
chỉ có bọn phản động mới nói chuyện chính trị, 
còn chúng ta là người yêu nước, 
hãy nói về cơn mưa tình yêu của chúng ta, 
thật dồi dào nước, 
mọi con phố biến thành sông, biết bao thứ chìm và tan đi trong nước, 
hàng ngàn xe máy về nhà ngã, bị cuốn trôi và chết máy, 
con nít khóc ngất, cha mẹ chúng cũng khóc theo trong đói và lạnh, 
những người phụ nữ tơi tả dắt xe đi giữa dòng nước lũ, chán ngán nhìn kẹt xe và nước cống… 
một thảm cảnh như sóng thần vừa cuốn qua chăng, không, chỉ là cơn mưa, 
chúng ta nguyền rủa cơn mưa, một cơn mưa như mọi cơn mưa khác, 
chỉ khác là nó rơi trên một đất nước tiêu nhiều ngàn tỉ vào tượng đài, vào vinashin hay vinaline, vào xe công vào tiệc tùng vào mừng sinh nhựt bố thủ trưởng vào cổng chào vào cắt cỏ thủ đô và giao thầu cho TQ chống ngập… 
nó chỉ là cơn mưa, chỉ khác là nó rơi xuống một đất nước lạc hậu hiếm hoi toàn dân đi xe máy, 
nơi người ta chết vì đủ thứ lý do lãng xẹt và có nạn tham nhũng bậc nhất hành tinh, 
chỉ khác là cơn mưa nó rơi ở chỗ chúng ta không nói chuyện chính trị, 
đúng rồi, chỉ có bọn phản động mới nói chuyện chính trị, 
chúng ta chỉ nên nói về cơn mưa.”

Ngập lụt tại Sài Gòn – Nguồn cảm hứng sáng tác

Trong khi đó nhà báo Đào Tuấn tường thuật lại hình ảnh Sài Gòn thất thủ bằng những giòng điện tín gửi đi từ một căn phòng ngập nước. Những tiếng gõ từ chiếc máy tính sũng nước và hào hễn bởi bị nước tấn công. Nhà báo tường trình:
“Hàng ngàn chiếc xe máy ở Nguyễn Siêu trở thành tàu ngầm.
Biệt thự triệu dollar của Mr Đàm ngập trong nước khiến anh, quần tới gối, khuôn mặt thẫn thờ như mặt bức tượng sáp 12 tỉ vnd.
Tòa “tháp” Bitexco ngập từ trong ngập ra, ngập từ ngoài ngập vào. 
Một khung cảnh dữ dội và lãng mạn như trong đại sảnh con tàu Titanic gãy đôi. Các nàng Rose ống thấp ống cao tay xách nách mang trong tòa tháp cao nhất Sài Thành.
Một clip quay cảnh anh soái ca lao mình giữa dòng nước “cứu” chiếc xe máy trôi như bao diêm, à như chiếc lá – thu hút đến ngót 100k like, 35k lượt bình luận và hàng vạn share.
Sân bay Tân Sơn Nhất trở thành sân bơi, bãi đáp của Thủy phi cơ. Bến xe Chợ Lớn biến thành bãi canoing.
À còn nữa, các nữ y tá hò dô ta bắt lươn trong hành lang bệnh viện.
Toàn dân sặc nước với những vận động viên bất đắc dĩ điện thoại dắt trên lưỡi trai nón bảo hiểm.
Những chiếc bus thủy phi cơ “mất điện” giữa dòng thác. 20 chuyến bay trong nước và quốc tế phải bay vòng vòng.
Facebook tràn ngập 2 chữ thất thủ. Có người, trí tưởng tượng thật là phong phú, nhắc đến một cơn “đại hồng thủy”.
Đâu đó vang lên bản nhạc “Sài Gòn ngập quá Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi”.
Một con chuột cố bám víu vào hàng rào B40 ở một nơi nào đó trong sự kiện “Sài Gòn thất thủ” tối qua. Đúng là một khoảnh khắc lịch sử!”
edeww_8_1.jpg
Hầu như tất cả các phương tiện đầu tê liệt. Người dân chì có thể dắt hoặc đẩy. Courtesy of giaobao.com

Đúng là một khoảnh khắc lịch sử. Ngày 30 tháng Tư là một khoảnh khắc lịch sử, lúc ấy Sài Gòn thất thủ với một bản nhạc mà 41 năm sau những người lính Mỹ cuối cùng tại Việt Nam vẫn còn nhớ: White Christmas.
Nhưng bây giờ bản nhạc người dân Sài Gòn lấy ra làm tín hiệu là “Mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh.”
Người dân Sài Gòn có bản tính mau quên. Họ thụ hưởng văn hóa nhiều vùng miền gộp lại làm ra bản sắc Sài Gòn, trong đó cái hồn nhiên của người miền Tây đã làm cho Sài Gòn bớt đi héo hắt của nắng nóng hay lập cập của mưa giông cùng nước ngập mù trời.
Ngay cả ngập thì Sài Gòn vẫn “ngập đúng quy trình” dưới tiếng cười giễu nhại của người Sài Gòn gốc miền Tây hãy cùng nghe giọng hô lô tô trong khi nước vẫn còn dưới chân, vừa hô vừa nhảy lò cò…
Sài Gòn ngập đúng quy trình
Mưa to, nước ngập lưng giời
Lau “bu-gi” rồi “lau người” đi anh
Sài Gòn ngập… đúng “quy trình”
Sài Gòn đỏ, Sài Gòn xanh…Sài Gòn
Uống bia cho phố bớt buồn
Trăm con phố ngập thành sông cả rồi
Ta quy hoạch phố tuyệt vời
Mưa to là ngập, nắng thời tắc mau
Mưa thì nước lộn lên đầu
Nắng thì “tắc kẹt” có sầu riêng không
Mưa về, tát nước chổng mông
Nắng lên, ùn tắc cả trong lẫn ngoài
Hòn ngọc Viễn Đông đâu roài
Bắt lươn trên phố bài hoài dưới mưa
Mưa to không ngại ướt thơ
Sợ áo em ướt sững sờ mờ xa
Áo em khoét cổ, xẻ tà
Mỏng manh mưa ướt thành ra lộ hàng
Sài Gòn mưa ngập chứa chan
Ngắm phố đang lụt, ngắm nàng thơ đi
Đặng Hữu Phúc

Thiệt hại

Quanh đi quẩn lại người ta lại quay về với hiện thực đời sống. Sau khi những nụ cười gượng gạo trôi đi người Sài Gòn lại nhận ra mình mất thứ này, hụt thứ kia. Xe hư, nhà sập, mái dột, đồ đạt sũng nước nhìn mà thấy nao lòng…. tất cả những cái thất thủ ấy quay trở lại tấn công họ sau khi nước rút. Những đôi mắt thẫn thờ, những nụ cười nhợt nhạt.
Nhưng dù sao người Sài Gòn vẫn phải sống vẫn phải tự cày cuốc trên vùng đất sinh nhai của mình.
Và đôi khi họ nhìn nhau cười thật lớn, cười hả hê, cười không nhặt được mồm khi nghe anh chàng Facebooker Hoàng Dũng đề nghị kiểm điểm mưa đã làm cho Sài Gòn thất thủ:
“Kết nạp đảng cho ông Trời, yêu cầu mưa theo nghị quyết, chỉ đạo của đảng. Nếu làm sai gây ngập sẽ kỷ luật cảnh cáo. Tiếp tục tái diễn thì chuyển công tác ra Trung ương.”

Điều tra vụ MH17 : Nga và Hà Lan đọ sức ngoại giao

Minh Anh
Đăng ngày 01-10-2016
media

Binh sĩ phe ly khai đông Ukraina, thân Nga, canh gác hiện trường vụ MH17, (ảnh chụp ngày 20/07/2014)REUTERS/Maxim Zmeyev


Hôm qua, 30/09/2016, ngoại trưởng Hà Lan đã triệu đại sứ Nga tại La Haye lên để thông báo rằng các chỉ trích của Matxcơva đối với kết quả cuộc điều tra vụ máy bay MH17 bị bắn rơi, là « không thể chấp nhận được ». Để trả đũa, thứ Hai, 03/10, đến lượt đại sứ Hà Lan tại Matxcơva sẽ bị triệu lên bộ Ngoại Giao Nga để nghe Matxcơva nhắc lại những lời phản đối.
Theo kết quả cuộc điều tra của các chuyên gia quốc tế, được công bố ngày 28/09 vừa qua, chiếc Boeing ký hiệu MH17 của Malaysia Airlines đã bị bắn rơi ở miền đông Ukraina ngày 17/07/2014, bởi tên lửa được bắn lên từ khu vực do phe ly khai thân Nga kiểm soát, ở miền đông Ukraina và dàn phóng tên lửa BUK được đưa từ Nga sang.
Toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn đã thiệt mạng. Đa số các nạn nhân là người Hà Lan. Cuộc điều tra do các chuyên gia quốc tế thực hiện, dưới sự điều phối của Viện Công tố Hà Lan.
Ngay lập tức, bộ Ngoại Giao Nga ra thông cáo bác bỏ toàn bộ kết quả cuộc điều tra và cho rằng cuộc điều tra đã được tiến hành một cách thiên lệch và vì mục đích chính trị.
Do vậy, đại sứ Nga tại La Haye đã bị triệu lên bộ Ngoại Giao Hà Lan và ngoại trưởng Bert Hoenders đã nói rằng « các chỉ trích không căn cứ » của Matxcơva là « không thể chấp nhận được » và nhấn mạnh là trước các bằng chứng được nêu ra, phía Nga nên chấp nhận các kết luận của cuộc điều tra, thay vì phản đối và gây ra nghi ngờ.
Để trả đũa, bộ Ngoại Giao Nga cho biết vào thứ Hai tới, sẽ triệu đại sứ Hà Lan lên để nghe nhắc lại những lời phản đối của Matxcơva.
Cho đến nay, Nga và phe ly khai ở miền đông Ukraina vẫn bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng chính quân đội Ukraina đã bắn rơi chiếc MH17.

-Tin Tức và Bình luận - 1-10-2016 tiếp theo .....

Nhật Báo Ba Sàm

Báo Petro Times chuẩn bị đóng cửa?

 Posted by adminbasam on 01/10/2016
TBT Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: internet
Cập nhật lúc 1h39′ ngày 2-10-2016. Một nguồn tin khả tín trong nước cho biết, thông tin ông Nguyễn Như Phong bị rút thẻ nhà báo, bị mất chức Tổng Biên tập và báo Petro Times bị đóng cửa là tin chính xác. Lý do liên quan tới một bài báo mà Petro Times đã đăng lại từ Thời Báo ở Đức, phỏng vấn blogger Người Buôn Gió về ông Trịnh Xuân Thanh.
Nguồn tin này cũng cho biết, đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ban Tuyên Giáo phải xử lý triệt để và kết quả là ông Nguyễn Như Phong bị rút thẻ, báo Petro Times sẽ bị đóng cửa.
Được biết, ông Nguyễn Như Phong lâu nay chỉ lo về báo in của Petro Times, còn báo mạng thì giao cho các nhân viên khác làm. Có một quy định bất thành văn, BBT cho phép những nhân viên này đăng tin giật gân, câu khách, tăng lượng truy cập… Người đăng bài viết gây bão kia là ông Hoàng Chiến Thắng, nhân viên kỹ thuật vi tính. Người chịu trách nhiệm chính trang online là ông Thuận Thiên, trưởng phòng đại diện phía Nam của Petrotimes. Việc sai sót này đáng lý nên quy trách nhiệm cho Thuận Thiên về mặt nguyên tắc. 

Dự án Từ Điển Công an: Một yêu cầu khẩn cấp

 Posted by adminbasam on 02/10/2016
JB Nguyễn Hữu Vinh
2-10-2016
Công an "chỉ biết còn đảng, còn mình". Nguồn: internet
Kính gửi: – Ông Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CSVN, Thường vụ Đảng ủy Công an.
– Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên đại tướng Công an
– Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ, Thường vụ đảng ủy Công an.
– Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an
– Ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, nguyện viện trưởng Viện KSND Tối cao, nguyên Thiếu tướng Công an
– Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, nguyên học viên Đại học An Ninh, Bộ Công an.
– Ông Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Tổ chức Trung ương,  nguyên Thứ trưởng Bộ Công an.
– Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Thành phố Hà Nội, nguyên thiếu tướng Công an.
Tóm lại, kính thưa tất cả bộ máy đảng, nhà nước, chính phủ… tất là Công an.
Tôi thấy cần khẩn thiết gửi đến các vị dự án này tăng cường cho ngành công an.
Ngành công an nước ta, là cánh tay phải của đảng, đã được xác định rất rõ ràng với tiêu chí “Còn đảng, còn mình”. Đó là quả đấm thép của đảng để giữ vững chắc chế độ vinh quanh, đạo đức, tốt đẹp và khoa học nhất thế giới và đã được công nhận. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 02/10/2016
30-9-2016
Ông Vũ Đức Thuận và Trịnh Xuân Thanh đều từng là lãnh đạo của Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam. Ảnh: AFP
Các báo Việt Nam đồng loạt gỡ bản tin đăng ngày 29/9 nói “Theo đại diện Bộ Giao thông vận tải, việc điều chuyển ông Vũ Đức Thuận vào TP Hồ Chí Minh là theo văn bản đề nghị của Thành ủy Thành phố”.
Ông Vũ Đức Thuận, nguyên ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), bị khởi tố và bị bắt ngày 15/9.
Từ tháng Ba 2015, ông là Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải khi ông Đinh La Thăng đang là Bộ trưởng.
Ông Đinh La Thăng trở thành Bí thư Thành ủy TPHCM từ sau Đại hội Đảng đầu năm nay.
Không rõ ông rời chức vụ này khi nào, nhưng ông Nguyễn Trí Đức, Phó chánh văn phòng Bộ GTVT được bổ nhiệm Chánh văn phòng Bộ vào ngày 16/6. Đọc tiếp »

Khi quyền lực tối thượng được nuôi dưỡng?

Posted by adminbasam on 02/10/2016
Cát Linh, phóng viên RFA
1-10-2016
Phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ bị một số cảnh sát mặc thường phục tấn công. Ảnh chụp màn hình YouTube.
Trong thời gian chỉ hơn một tuần, ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hai sự việc có liên quan đến lực lượng công an, gây bức xúc dư luận. Sự việc gây thêm nhiều tranh cãi sau khi sự việc kết thúc mà cơ quan có thẩm quyền không đưa ra lời giải thích rõ ràng thoả đáng, thậm chí có những yêu cầu được cho là không hợp lý.
Vì sao lực lượng công an, một lực lượng đóng vai trò giữ tính nghiêm minh pháp lý trong xã hội lại có những hành động mà mọi người đều cho là trái pháp luật?

Dung dưỡng, bao che

Vụ việc phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội bị hành hung khi đến tác nghiệp tại cầu Nhật Tân hôm 23 tháng 9 chưa kịp lắng xuống thì tối ngày 29 tháng 9, ở khu vực Hồ Con Rùa, TP Hồ Chí Minh, dư luận lại dậy sóng trước hành vi một cán bộ công an Phường Quận 3 nắm tóc, kéo lê một người phụ nữ. Đọc tiếp »

Nhà cầm quyền ‘thay Formosa’ đền dân quá thấp

Posted by adminbasam on 02/10/2016
30-9-2016
Bản liệt kê thiệt hại từ 15 Tháng Tư đến 15 Tháng Tám, 2016 của ngư dân Nghệ An đi kiện Formosa. (Hình: GNsP)
HÀ TĨNH (NV) – Nhà cầm quyền CSVN loan báo sẽ chỉ bồi thường cho bảy loại “nạn nhân” của thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra với mức rất thấp so với sự thiệt hại của người dân.
Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Chín, 2016, chế độ Hà Nội loan báo những nạn nhân được bồi thường là “bảy nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, gồm: 1- Khai thác hải sản; 2- Nuôi trồng thủy sản; 3- Sản xuất muối; 4- Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; 5- Dịch vụ hậu cần nghề cá; 6- Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; 7- Thu mua, tạm trữ thủy sản.”
Bản tin trên trang thông tin chinhphu.vn loan báo như thế và đưa ra “định mức” bồi thường và chỉ giới hạn khoảng thời gian bị thiệt hại “tối đa là sáu tháng, từ Tháng Tư, 2016 đến hết Tháng Chín, 2016.” Đọc tiếp »
 Posted by adminbasam on 02/10/2016
Xã luận bán nguyệt san TDNL số 252 
Ban Biên Tập
01-10-2016
Có thể nói hôm 26 tháng 9 vừa qua là ngày khai mở trận chiến cuối cùng cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Dọn đường gần cho việc này chính là sự kiện hôm 22-09, hơn 1.100 hộ gia đình thuộc giáo xứ Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh – dưới sự hướng dẫn của linh mục quản xứ Trần Đình Lai và sự cố vấn của luật sư Trần Vũ Hải – đã gửi lên Quốc hội và chính phủ Việt Nam đơn yêu cầu trích cho họ 2.000 tỷ trong số 11.500 tỷ mà Formosa đã bồi thường.
Theo danh sách liệt kê đính kèm, tiền đòi bồi thường của từng hộ gia đình được tính dựa trên thiệt hại thu nhập trung bình trong 6 tháng vừa qua (4 đến 9), thiệt hại tài sản vật chất dùng cho việc sản xuất kinh doanh và thiệt hại thu nhập trung bình trong 5 năm tới do hậu quả tàn phá môi trường biển mà Công ty Formosa –vốn nằm cạnh giáo xứ Đông Yên– là thủ phạm. Lá đơn cho biết: nếu trong vòng 15 ngày, Việt cộng không nhanh chóng đền bù thiệt hại cho dân xã Kỳ Lợi, họ sẽ đồng loạt tiến hành khởi kiện Formosa ra tòa án. Đọc tiếp »
 Posted by adminbasam on 02/10/2016
Hồ Bạch Thảo
1-10-2016
Trung Quốc ban hành chính sách cấm biển từ giữa triều Minh cho đến triều Thanh. Chính sách này được trân trọng ghi trong Khâm Định Đại Thanh Hội Điển [欽定大清會典] như sau:
Cấm biển: Phàm những đất canh tác ngoài biển bị cấm; những cư dân gần biển không được vụng trộm đến các đảo tụ tập canh tác, rồi chứa chấp bọn gian.” (Khâm Định Đại Thanh Hội Điểnquyển thứ 65)
(海禁 凡海外耕種之禁海濱居民不得潛住島嶼招聚耕墾致藏姦匪 –欽定大清會典/卷六十五 )
Minh Sử, trong phần Chí quyển 5 về Thực Hoá, trình bày sự giao dịch buôn bán không sòng phẳng giữa quan lại Trung Quốc với dân buôn Nhật, dẫn đến việc người Nhật cướp phá tại vùng tỉnh Chiết Giang, khiến viên Tuần phủ phải ra lệnh cấm biển: Đọc tiếp »

THOÁI NGỮ

Posted by adminbasam on 01/10/2016
1-10-2016
h1
Sau mỗi lần “vặn gãy” ngôn từ để cứu lấy một tình thế mà phần bất lợi thuộc về họ trong trạng thái tất cả xã hội đều thấy rõ điều ngược lại của những gì được công bố, thì cũng đồng nghĩa, niềm tin của dân chúng vào họ, với những gì họ vừa bào chữa, lại bị tước đoạt một cách thô bạo và chà đạp sâu thêm một lần nữa.
Vấn đề không phải là quyết định xử phạt hành chính, vấn đề cũng không phải số tiền 14.5 triệu với 5 lỗi khác nhau dành cho phóng viên trẻ, cũng không phải việc chỉ xử lý kỷ luật 2 chiến sỹ công an cảnh sát hình sự bằng hình thức khiển trách đầy ưu ái, mà vấn đề thực sự nó nằm ở sự biện tạo vụng về và bất chấp sự thật của những người nhân danh luật pháp trước dân chúng của mình. Đọc tiếp »
Powered by Blogger.