Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Lời nhắn gửi trước Tết Tân Sửu

Tuesday, February 16, 2021 // ,

   | 

Lưu Trọng Văn

1. Lẽ công bằng

Đến thăm Giáo sư Tương Lai, nguyên thành viên tổ Tư vấn của Chính phủ, người có quan hệ thân thiết với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, gã nhận được nhiều chia sẻ tâm huyết của Giáo sư về hiện tình Đất nước.

Sau đó Giáo sư hỏi nhận định của gã về đại hội 13, vì sao ông Trọng, ông Phúc ở lại, vì sao ông Bình ra đi và vì sao người có một số dư luận không hay như Trần Tuấn Anh lại vào BCT?

Gã nói ý chủ quan của mình như sau.

Vấn đề đấu tranh nội bộ đảng giữa các nhóm bị tha hoá bởi lợi ích thân hữu, tham nhũng bị Trung Quốc trói với những người dám đặt Lợi ích Dân tộc lên trên hết là một thực tế không chối cãi được.

Đây là cuộc đấu chưa thể kết luận ai đã thắng ai, nhưng càng ngày thì sức tàn phá và ảnh hưởng của tập hợp những kẻ tha hoá trong đảng đã phần nào giảm bớt. Qua đại hội đảng có thể thấy sự chuyển dịch này.

Thứ hai là cuộc đấu nội bộ đảng về con đường phát triển kinh tế theo hướng kinh tế sạch, minh bạch, đa phương hoá không lệ thuộc quá vào kinh tế Trung Quốc cơ bản đã có sự lệch cán cân.

Minh chứng bởi hai Hiệp định kinh tế CPTPP và EVFTA được kí kết tạo đường ray cho con tàu kinh tế sạch lăn bánh và tăng tốc trong tương lai.

Những ai là nhân tố cho lệch cán cân này?

Không thể không nói đến vai trò của ông Trọng trong việc cùng BCT tỉnh thức ngăn chặn việc thông qua Luật Ba đặc khu trên trục "Một Vành đai một Con đường "của CSTQ và vai trò Đốt lò kinh tế bẩn lực cản trực tiếp của kinh tế sạch mà CPTPP và EVFTA sẽ đem lại.

Công bằng với ông Trọng là như vậy mặc dù ông không thể thoái thác trách nhiệm về tiến trình Dân chủ của Đất nước còn quá chậm chạp hiện nay- điều mà nếu nhờ nó- Lòng Dân, ông sẽ không phải quá khó trong công cuộc đốt lò và chuyển hướng nền kinh tế sạch.

Kinh tế là nền tảng của QG, sự tụt hậu hay phát triển thịnh vượng hay không là ở lựa chọn, tăng tốc tiến trình kinh tế sạch. Bản thân kinh tế sạch đã bao hàm tính công bằng và nhân văn bền vững của nó rồi chả cần thêm thắt điệp khúc XHCN cho rối rắm làm gì nữa.

Phải công bằng rằng tác giả và những người hết mình cổ vũ cho kinh tế sạch là nhiều người như các ông Trương Đình Tuyển, Võ Hồng Phúc, Bùi Quang Vinh ...cùng các chuyên gia kinh tế của các tổ tư vấn chính phủ. Nhưng để đạt được thành công cho VN kí kết, tham gia các hiệp định CPTPP và EVFTA có vai trò rất quan trọng của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mà nòng cốt là bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cùng sự hỗ trợ hết mình của ban KT Trung ương mà trưởng ban là Nguyễn Văn Bình và của bộ Ngoại giao mà bộ trưởng là Phạm Bình Minh.

Đó là một trong các lý do ông Phúc vẫn được tín nhiệm ở lại BCT mặc dù quá tuổi. Đó cũng là một trong những lý do ông Minh uy tín càng được củng cố trong trung ương đảng và ông Trần Tuấn Anh được bầu vào BCT và được phân công là trưởng ban KT.

Những ai am hiểu nội tình kinh tế nước nhà đều tiếc cho sự ra đi của ông Nguyễn Văn Bình. Ông Bình trước khi ra đi đã có đóng góp không nhỏ khi là tác nhân cùng bộ Công thương của ông Trần Tuấn Anh tích cực chuyển dịch nguồn năng lượng ô nhiễm, huỷ hoại môi trường và lệ thuộc CSTQ qua nguồn năng lượng sạch khí hoá lỏng với công nghệ và nguyên liệu của Mỹ. Có thể nói rằng đây là đóng góp rất lớn của ông Bình bởi an ninh năng lượng là thành tố quyết định an ninh QG và nền kinh tế QG.

Ông Bình do có những vi phạm trước khi là trưởng ban KT nên phải ra đi.

Và sự ra đi của ông Bình là cảnh báo:

Bất cứ ai trong chính thể hiện nay cũng rất có thể phải ra đi như ông Bình nếu có lúc nhúng chàm.

Và đó cũng là lẽ công bằng.

L.T.V.

2. Các tài năng trẻ của Đất nước hãy ra ứng cử!

Tổ quốc VN là của chúng ta, là của các bạn. Các bạn không được quyền thoái thác trách nhiệm thực hiện quyền làm chủ Đất nước của mình, làm chủ Tương lai của mình.

Quốc hội sắp bầu cử. Tại sao trong QH của một Dân tộc tự cường và anh hùng với bề sâu văn hoá nhân văn đầy sức sống lại có thể thiếu vắng tiếng nói đại diện cho lớp trẻ của các bạn khi chính các bạn có sứ mệnh làm chủ Đất nước?

Các bạn dù là ai, đảng viên CS hay ngoài đảng, dù tôn giáo, chính kiến thành phần, công việc khác nhau nhưng các bạn đều có chung: Tuổi trẻ, đều có chung nhiệt huyết, khát vọng cống hiến cho Dân tộc, cùng có chung mục đích đưa Đất nước ta cường thịnh.

Ứng cử QH là quyền của các bạn được Hiến pháp quy định và được Nhà nước cũng như chính đảng cầm quyền luôn ngợi ca thế hệ trẻ, không lý gì lại không cổ vũ, khuyến khích.

Những bạn trẻ nào tuyên bố ra ứng cử có nhiệt huyết với Đất nước, tài năng, nhân cách, thượng tôn pháp luật, phản biện xây dựng chắc chắn sẽ được cộng đồng mạng cổ vũ, vận động lan toả hình ảnh trong cộng đồng.

Riêng chủ trang này sẽ cảm thấy hạnh phúc và vinh dự khi được trích dẫn hoặc đăng toàn văn các diễn từ tranh cử xuất sắc, tâm huyết với đất nước và chương trình hành động đặt sự phát triển cường thịnh của Quốc gia lên trên hết của các bạn.

Khi ra pháp trường anh hùng dân tộc trẻ tuổi Nguyễn Thái Học nói: “Không thành công cũng thành nhân!”

Các bạn ra ứng cử, tranh cử có thể không thành công trúng cử nhưng chắc chắc sẽ thành nhân.

Thành nhân là vì hành động ứng cử, tranh cử của các bạn trong khuôn khổ Hiến pháp và cương lĩnh đảng CSVN "lấy Dân làm gốc" sẽ góp phần cho nền Dân chủ non trẻ và trên xu hướng lành mạnh tất yếu của Đất nước từng bước chắc chắn đến thành công.

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

Việt Nam đón Tết Nguyên Đán 2021 trong không khí lo phòng chống Covid-19

 VIỆT NAM - TẾT TÂN SỬU 

RFI

Ảnh minh họa : Một gian hàng Tết ở Hà Nội. Ảnh ngày ngày 03/02/2021.
Ảnh minh họa : Một gian hàng Tết ở Hà Nội. Ảnh ngày ngày 03/02/2021. REUTERS - KHAM
Minh Anh
5 phút

Đêm 11 rạng sáng 12/02/2021, kết thúc một năm Canh Tý 2020 đầy xáo trộn, dịch bệnh Covid-19 hoành hành gây nhiều tang tóc. Liệu rằng Chuột Vàng ra đi, Trâu Vàng – Tân Sửu đến có làm cho tình hình khá hơn không ?

Trong trước mắt, ở châu Á, chính quyền các nước và người dân thận trọng đón Tết. Phần lớn các hoạt động đón mừng năm mới âm lịch đều bị giảm quy mô do các biện pháp nghiêm ngặt vì dịch bệnh bùng phát trở lại những ngày cận Tết.

Tại Việt Nam, truyền thông trong nước ghi nhận một bầu không khí vắng lặng ngày đầu năm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn. Người dân thủ đô đạp xe dạo phố tận hưởng một sự bình yên hiếm hoi của phố phường, theo như quan sát của tờ VnExpress.

Anh Dũng, một cư dân Hà Nội, cho biết không khí tại chỗ ngày đầu năm.

Anh Dũng, Hà Nội:

Còn tại Sài Gòn, cô Thanh Minh, cho biết, nhịp sống có vẻ vẫn bình thường, nhưng người dân vẫn cẩn trọng hạn chế đi lại trong mấy ngày Tết.

« Đêm giao thừa vắng hơn mọi năm. Người ta ít ra đường, ít đi, chỉ làm cơm cúng trong nhà. Năm nay người dân chỉ ở nhà, không đi đâu, gọi điện thoại chúc Tết là chính.

Các hoạt động buôn bán vẫn bình thường. Chỉ nơi nào có người bệnh F1, hay F0 vào quán thì chỉ có quán đó bị đóng cửa.

Chuyện đi chơi, hay đi về quê người ta cũng do dự nhiều lắm. Họ sợ lỡ đi bị phong tỏa. Tóm lại là người dân có ý thức, không đi lại nhiều, hạn chế, như nhà tôi cũng vậy, cũng tính đi chơi nhưng cũng phải xem lại có nên đi hay không. »

« Đêm giao thừa vắng hơn mọi năm. Người ta ít ra đường, ít đi, chỉ làm cơm cúng trong nhà. Năm nay người dân chỉ ở nhà, không đi đâu, gọi điện thoại chúc Tết là chính.

Các hoạt động buôn bán vẫn bình thường. Chỉ nơi nào có người bệnh F1, hay F0 vào quán thì chỉ có quán đó bị đóng cửa.

Chuyện đi chơi, hay đi về quê người ta cũng do dự nhiều lắm. Họ sợ lỡ đi bị phong tỏa. Tóm lại là người dân có ý thức, không đi lại nhiều, hạn chế, như nhà tôi cũng vậy, cũng tính đi chơi nhưng cũng phải xem lại có nên đi hay không. »

Cô Thanh Minh, Sài Gòn:

00:11
00:38

Covid-19 tại Việt Nam : Tết cổ truyền không còn là Tết đoàn viên, sum họp của nhiều gia đình

 TẠP CHÍ ĐẶC BIỆT

RFI

Phần âm thanh 12:00
(Ảnh minh họa) - Thiếu nữ áo dài và hoa đào trong dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam. Ảnh chụp ngày 22/01/2017.
(Ảnh minh họa) - Thiếu nữ áo dài và hoa đào trong dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam. Ảnh chụp ngày 22/01/2017. Reuters
Thùy Dương
24 phút

Khi những ngày Tết Tân Sửu 2021 cận kề, Việt Nam bất ngờ phải đối phó với đợt dịch Covid-19 mới, bắt nguồn từ 2 ca lây nhiễm ngoài cộng đồng, 1 ca ở Hải Dương và 1 ca ở Quảng Ninh, được phát hiện hôm 28/01/2021.

Kèm theo nỗi lo dịch bệnh lây lan, bà con trong nước cũng phải thay đổi kế hoạch chuẩn bị đón Tết cho phù hợp với các quy định phòng chống dịch, phong tỏa cục bộ … Trao đổi với nhiều người, RFI Việt ngữ ghi nhận thái độ chung là dù lo lắng, buồn, thất vọng vì kế hoạch ăn Tết không được như ý, nhất là nhiều người sống xa quê không được về sum họp với gia đình, nhưng họ vẫn rất ý thức trong việc phòng tránh dịch bệnh và yên tâm tuân thủ các biện pháp vệ sinh dịch tễ, đặc biệt là ở những tỉnh thành có nhiều ca nhiễm.

Nhà nào ăn Tết nhà nấy

Trả lời phỏng vấn của RFI tối 07/02/2021 (26 Tết), Anh Hưng, 45 tuổi, làm nghề kinh doanh ở tỉnh Hải Dương, cho biết :

« Gia đình tôi ở huyện Thanh Hà, cách thành phố Chí Linh khoảng 35-40km, nơi đó được coi như là một trong những nơi phát hiện ra những ca dương tính Covid đầu tiên trong đợt dịch này. Tất nhiên cũng hơi bất ngờ nhưng thực ra người ta cũng ý thức rất tốt, nơi đó đang được phong tỏa và kiểm soát rất tốt. Nhưng trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì đợt dịch này. Người dân nói chung mong chờ rất nhiều vào dịp Tết. Đáng lẽ ra là rất tấp nập, sôi động nhưng năm nay lại rất khác. Đường sá rất vắng vẻ, mọi hoạt động thương mại diễn ra một cách trầm lắng, lặng lẽ hơn.

Người dân huyện Thanh Hà hoặc một số nhà vườn ở Chí Linh trồng đào, quất, hoa, rau để phục vụ Tết lại thất vọng. Bây giờ đào, quất, hoa rau bán ra với giá rất rẻ, nhiều nơi còn không bán được, bởi vì thương lái không đến mua được. Mặc dù đã đặt hàng rồi, nhưng họ lại không đến được vì mỗi địa phương đều có những trạm kiểm soát dịch bệnh và hạn chế việc đi lại. Mọi phương tiện công cộng như xe bus, xe liên tỉnh đều phải dừng hoạt động, nên việc đi lại của dân gặp khó khăn, họ chỉ biết sinh hoạt, đi lại trong địa phương mình đang sinh sống thôi.

Tất nhiên là những hoạt động mang tính chất tôn giáo, lễ hội, những thói quen sinh hoạt như tất niên, liên hoan cuối năm, tập trung ăn uống thì bị cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ. Họ khuyến cáo không đi chúc Tết, không đi lễ hội và sẽ không có bắn pháo hoa hay các hoạt động như mọi năm.

Mọi năm gia đình tôi đều có kế hoạch đi chơi xa nhưng năm nay thì mọi kế hoạch như thế không còn được nữa và dự định chỉ ăn Tết ở nhà, nhà nào biết nhà nấy ». 

Nhiều người không thể về quê ăn Tết

Là chủ một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm và một trung tâm làm đẹp tại Hà Nội, chị Mai Ly năm nay quan sát thấy khách hành chi tiêu có vẻ hạn chế hơn mọi năm. Với cá nhân chị, kế hoạch Tết không bị xáo trộn vì gia đình nội ngoại đều ở gần, cùng tại Hà Nội, chị cũng không có thói quen đi du lịch vào dịp Tết. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn như chị Mai Ly. Chị cho biết nhiều nhân viên, người quen, bạn bè đã phải hủy kế hoạch về quê ăn Tết :

« Do bị 3 mùa dịch nên ít nhiều kinh tế cũng bị ảnh hưởng. Mọi người cũng không biết là dịch sẽ đi đâu về đâu nên cũng có tâm lý thủ thân, không chi tiêu nhiều. Gia đình mình bao nhiêu năm nay cũng không có thói quen đi du lịch vào dịp Tết mà mình vẫn ở nhà vào Giao Thừa để thắp hương, vẫn đi chúc Tết hai bên nội ngoại thành ra với gia đình mình ở Hà Nội thì mình không có thay đổi gì nhiều lắm.

Tuy nhiên, bạn bè thì mình cũng thấy có một số người phải hủy tour đi du lịch. Rất nhiều bạn, chứ không phải chỉ vài người, thay vì về quê thì năm nay đã ở lại Hà Nội ăn Tết, vì một số địa phương không có dịch bệnh nhưng một số địa phương lại đang là vùng bị cách ly nên không thể về được. Ngược lại, một số địa phương không có dịch thì lại sợ người ở Hà Nội về thì sẽ đem dịch bệnh về. Thế nên nhiều gia đình ở lại Hà Nội ăn Tết.

Chính quyền tuyên truyền rất mạnh, rõ rệt nhất là về các lễ hội. Lễ hội chùa Hương thuộc diện lớn nhất Việt Nam về mặt tâm linh, thường khai xuân vào ngày 06 Tết, nhưng năm nay thì bỏ khai hội, tức là chỉ khai hội ở mức rất đơn giản là tổ chức ở quy mô rất nhỏ và chỉ có nhà chùa thôi chứ không có mở khai hội rộng rãi cho du khách thập phương cả nước đến ».

Du lịch Tết là điều không thể

Vài năm nay, nhiều người dân trong nước cũng có xu hướng đi du lịch vào dịp Tết. Chị Nguyễn Thị Nhạn, chủ một công ty du lịch tại Hà Nội, cho biết từ tháng 10/2020 đến trước khi dịch bệnh bùng lên vào ngày 28/01/2021, công ty có vài trăm khách đăng ký du lịch trong nước, nhưng từ đó đến nay, mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn :

« Bình thường mọi năm không có dịch bệnh thì mọi người đi du lịch rất đông. Nhiều người đi du lịch nước ngoài, còn những người ít điều kiện hơn thì vẫn đi du lịch trong nước. Còn như năm nay khách hoàn toàn đăng ký du lịch nội địa, đông nhất là Phú Quốc, Nha Trang, rồi đến Vũng Tàu, Mũi Né, Côn Đảo, sau đó là Đà Nẵng, Quy Nhơn. Theo thống kê sơ bộ của kế toán thì đến ngày 07/02, công ty tôi có tổng cộng 252 khách hàng đăng ký đi du lịch trong dịp Tết, từ ngày 28 Tết đến ngày 10 Tết.

Mà giờ dịch bệnh thì không ai dám đi nữa, gần như ai cũng muốn hoàn, hủy. Kể từ ngày 28/01 - hôm bùng dịch - khách bắt đầu lo lắng, yêu đầu hoàn, đổi vé. Đến ngày 08/02 chúng tôi đã xử lý để 212 khách hoàn, hủy. Còn khoảng 40 khách đăng ký đi ngày 05-06 Tết thì họ vẫn muốn chờ và nghe ngóng xem tình hình dịch bệnh thế nào và hãng có hỗ trợ gì không. »

Truyền thống đi chúc Tết bị ảnh hưởng

Không chỉ việc về quê, đi chơi xa, đi lễ hội đầu xuân bị ảnh hưởng mà cả truyền thống đi chúc Tết, gặp gỡ đầu xuân với nhiều người cũng là điều nên hạn chế. Đó là tâm sự của chị Nguyễn Thị Văn, Hà Nội. Theo chị, nét đẹp văn hóa truyền thống đi chúc Tết của người Việt có lẽ cần thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh dịch bệnh. Chị Văn chia sẻ cảm nhận với đài RFI tiếng Việt :

« Tết nay nay cũng bị xáo trộn do dịch Covid bùng lên gần Tết nên tâm trạng của mọi người năm nay không được vui lắm, có nhiều lo lắng. Tuần trước thì có vẻ ảm đạm hơn, nhưng từ hôm qua, hôm nay (25-26 Tết) thì cũng đỡ hơn. Ngoài đường, người ta cũng bán hoa, hoa đào, cây quất, hoa lan, các loại hoa cũng được bày bán rất nhiều ngoài đường nhưng người mua thì không đông đúc như mọi năm.

Tết là dịp mọi người thích đi thăm hỏi bà con họ hàng, đi chơi. Nhưng năm nay mọi người đều nói là ai ăn Tết ở nhà nấy thôi. Việc đi chúc Tết, thăm hỏi họ hàng, người thân, bạn bè là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam, nhưng năm nay có lẽ việc đấy sẽ phải hạn chế.

Nhà tôi năm nay thì có một niềm vui là có thêm cháu ngoại thứ hai. Tôi cũng dự tính là đón cháu về chơi. Tôi cũng còn mẹ già nữa, cũng muốn cho cháu về thăm cụ, nhưng bây giờ thì sẽ phải thay đổi. Có thể là các cháu thì vẫn ở nhà các cháu và không đi thăm cụ nữa.

Còn tôi thì mọi năm cũng có những buổi gặp gỡ bạn bè, chúc tết, uống trà, ngồi nói với nhau câu chuyện đầu xuân. Nhưng có lẽ năm nay không đi đâu nữa, vì các bạn ai cũng nói thôi ai ở nhà nấy. Bản thân mình bây giờ Covid thế này cũng ngại đi, vì không biết bệnh tật thế nào. Đến nhà ai thì người ta cũng ngại tiếp khách nữa, nên có lẽ cũng phải thay đổi cách đón Tết.

Còn các đồ ăn uống thì tôi sắm sửa ít hơn : năm nay con cháu không đến ở nhà mình được nhiều, và mình cũng không có khách thì mình cũng không sắm sửa nhiều nữa. Nhưng mà có những cái cũng không hạn chế được. Ví dụ như hoa thì vẫn phải mua. Tôi đã mua một cành đào phai rất đẹp, bây giờ đang cắm ở nhà. 29-30 Tết thì tôi đi mua hoa tươi, những loài hoa truyền thống của miền bắc, như violet, thược dược … để cắm một lọ hoa tươi. Dù thế nào thì mùa xuân vẫn đến, Tết vẫn đến với tất cả mọi người. Mình cũng không thể giản tiện quá. »

Tết không sum vầy

Buồn, thất vọng hơn cả là những gia đình xa nhau lâu ngày, biết bao cái Tết người ở trong nước, người ở nước ngoài. Bao ngày ngóng chờ, chuẩn bị tỉ mỉ cho một cái Tết đoàn viên, nhưng đến cận Tết thì mọi kế hoạch bị đảo lộn hết. Đó là nỗi niễm của bà Thúy Hằng, sống ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, người đã lỡ một mùa Tết sum vầy với con cháu từ Paris về nước định cư sau gần chục năm học tập và làm việc tại Pháp. Hiện giờ con gái bà đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Tối 26 Tết (âm lịch), qua điện thoại, bà Thúy Hằng chia sẻ với RFI Việt ngữ kế hoạch ăn Tết của gia đình và cho biết thêm về không khí bà con chuẩn bị đón Tết ở Hạ Long :

« Năm nay thì có rất nhiều thay đổi. Hoàn cảnh bây giờ, ngay thời điểm này, rất nhiều gia đình, nhiều khu dân cư vẫn đang trong tình trạng phong tỏa, chưa được về sinh hoạt với gia đình. Chợ thì được kiểm soát khá là chặt chẽ nên lưu thông hàng hóa bị chậm lại rất nhiều. Bà con tiểu thương thấy cũng buồn vì lẽ ra dịp Tết là dịp buôn bán sầm uất, có thể có thêm thu nhập nhưng năm nay thì khá là ảm đạm. Chợ hoa, cây cảnh mọi năm bà con bán được nhiều lắm, nhưng năm nay thì tiểu thương ngồi buồn ủ rũ, thấy thương cảnh buôn bán của bà con.

Hầu như mọi sinh hoạt đều bị đảo lộn, các kế hoạch về quê đón Tết, sum họp gia đình bị xáo trộn rất nhiều. Tôi có vợ chồng con gái sống ở Pháp gần chục năm rồi, đợt vừa rồi cháu trở về Việt Nam và rất mong muốn được sum họp gia đình, ăn Tết với bố mẹ ở miền bắc. Vé máy bay đã được đặt xong xuôi rồi, nhưng vì dịch nên cháu phải hủy vé, không bay ra được. Hủy vé thì các hãng hàng không có hỗ trợ, chỉ mất một phần nào đó chi phí hủy vé nên cũng đỡ thiệt hại cho các cháu.

Về chương trình, gia đình cũng đã lên rất nhiều kế hoạch đi du lịch khi ra Tết, chúng tôi cũng đã đặt vé cho các cháu bay thủy phi cơ ở vịnh Hạ Long, nhưng giờ tình hình thế này thì dịch vụ của họ không thực hiện được, phải hủy hết. Họ cũng hoàn trả lại số tiền đó. Nhìn chung là các cơ sở dịch vụ và các công ty lữ hành rất nhiệt tình trong việc hỗ trợ mọi người hoàn, hủy chuyến du lịch và nếu sau này mình có nhu cầu thì người ta lại đáp ứng trở lại.

Nói chung tinh thần Tết năm nay là buồn vì dịch bệnh, tiếc cho một cái Tết sum họp … »

Vậy là Tết đã về ! Một năm mới lại đến, nhưng với một bầu không khí khác thường do dịch bệnh Covid-19. Nhưng dẫu có phải thay đổi thói quen lễ Tết, nhiều gia đình lỡ cơ hội đoàn tụ vào thời khắc được coi là thiêng liêng nhất trong năm, thì dẫu sao một mùa xuân mới vẫn về với niềm hy vọng cho một năm mới đủ đầy, ấm êm, vạn sự như ý !

Tin Việt Nam


TIN VIỆT NAM

 

Cốm hộc là loại thức ngọt ăn chơi chỉ có ở Phan Thiết

Năm nay hội đua ghe truyền thống tết ở Phan Thiết đã bị ngưng lại bởi con virus Corona không thấy hình thấy dạng.

Xem thêm
Linh Pham/Getty Images

Bộ Y tế sáng 15/2 ghi nhận một ca dương tính Covid-19, là chuyên gia Nhật Bản đã tử vong trong một khách sạn tại Hà Nội.

Xem thêm
Dự kiến trong ngày đầu tiên đi học sau Tết Nguyên đán, tất cả học sinh phải “khai báo y tế”.

Bộ Y tế chiều 14/2 (tức mùng 3 Tết) ghi nhận 33 ca dương tính nCoV cộng đồng.

Xem thêm
Sự kiện văn hóa

Nhắc lại sự kiện nghệ sỹ Đặng Thái Sơn trình diễn đầu năm ở Hà Nội, làm sống lại thơ của cha ông, thi sỹ bị vùi dập một thời.

Xem thêm
Đại hội 13

Luật sư Trần Quốc Thuận hỏi điều 47 Điều lệ Đảng ghi rõ rằng tổ chức đảng, đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ đảng mà 'phá ngang' như ở Đại hội 13 thì có được không

Xem thêm
Việt Nam

Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng nhân sự cao cấp được bầu tại Đại hội 13 của ĐCSVN ở các vị trí cao cấp vắng bóng hay thiếu hụt đại diện Nam bộ là một điều đáng buồn và gây băn khoăn.

Xem thêm
Vietnam, coronavirus

Hà Nội thay đổi toàn bộ tình hình kiểm soát và chống dịch Covid sau cái chết của một người Nhật ở quận Tây Hồ.

Catch up
NHAC NGUYEN/Getty Images

Gia Lai ghi nhận một bệnh nhân Covid-19, Hải Dương phát hiện thêm 3 trường hợp có liên quan ổ dịch ở huyện Cẩm Giàng.

Xem thêm
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội và Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn bình luận về nhân sự của ĐCSVN tại Đại hội 13 mới bế mạc và việc đại hội quyết định không sửa điều lệ.

Xem thêm

Luật sư Ngô Ngọc Trai

Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội

Đảng Cộng sản không chấp nhận có đảng đối lập

TIN TỨC XÃ HỘI CHÍNH TRỊ 
VIỆT NAM - Web Đất Việt

CSGT trao trả lại 80 triệu cho người đánh rơi

CSGT trao trả lại 80 triệu cho người đánh rơi





Ý kiến nói Hà Nội đang trên lộ trình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật.

Xem thêm 

Powered by Blogger.