Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Trung Cộng luôn sẵn kẹo trong túi

Sunday, October 30, 2016 // , ,
Ts Trần Công Trục – Sunday, October 30, 2016 | 30.10.16
Bắc Kinh không thể “bao đồng” các nước mãi, nên đằng sau những thỏa thuận cho vay hoành tráng rất có thể là những công nghệ lạc hậu và ô nhiễm…
LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông xung quanh cục diện Biển Đông và khu vực, trước vấn đề một số nhà phân tích tin rằng, Philippines và Malaysia đang “xoay trục” sang Trung Quốc. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Trái với dự đoán ban đầu của một số nhà phân tích quốc tế rằng, Biển Đông sẽ căng thẳng hơn, nguy cơ nổ ra xung đột tăng cao sau Phán quyết Trọng tài 12/7, cục diện trên Biển Đông từ đó tới nay tương đối ổn định sau khi Trung Quốc đã tạo được một “trạng thái bình thường mới”.
Xu thế ổn định tạm thời này sẽ vẫn còn tiếp tục với sự xuất hiện của tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và chiến lược đối thoại trực tiếp với Trung Quốc. Và mới đây nhất, thông tin Malaysia có thể mua tàu chiến gần bờ của Trung Quốc sẽ góp phần củng cố thêm xu hướng này.
Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã rất tinh tế và chuẩn xác khi đưa ra nhận xét về cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ ở Biển Đông, cũng như khu vực châu Á – Thái Bình Dương:
“…Trung Quốc đi quanh khu vực này với kẹo trong túi họ….Đối với Trung Quốc, thương mại là một phần mở rộng trong chính sách đối ngoại của họ…”
Còn với vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực, ông Lý Hiển Long nhận định:
“…Nói Mỹ không có lợi ích quan trọng trong khu vực, hay khu vực này không còn quan trọng đối với Mỹ trong 10 năm tới là không chính xác. Bà Hillary Clinton biết rõ điều này.
 
Điều đó không có nghĩa là mong muốn Mỹ hiện diện ở đây với chiến hạm, mà là sự có mặt thân thiện, lành tính và hỗ trợ…”
Đặc biệt với ông Rodrigo Duterte, ông Lý Hiển Long đánh giá: “Lập trường riêng của ông Duterte theo tôi nghĩ là có chiều sâu. Tôi không nghĩ rằng ông ấy đang đóng kịch.”
Mặc dù vị Thủ tướng của Singapore vừa giữ phép ngoại giao cần thiết khi bình luận về lãnh đạo nước khác, vừa thể hiện thái độ và ứng xử của một chính khách đẳng cấp quốc tế khi quả quyết, ông không muốn suy đoán về những gì chưa xảy ra, nhưng đánh giá này của ông cho thấy một tầm nhìn sáng suốt. [1]
Bình luận của Thủ tướng Singapore cho thấy một sự đánh giá rất sát, rất phù hợp với những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên Biển Đông. Nó cũng phù hợp với cách Singapore ứng xử trước những biến động của thời cuộc.
Ông Duterte khéo tháo ngòi nổ Scarborough
Một trong những lo ngại của không ít nhà phân tích quốc tế là, sau Phán quyết Trọng tài 12/7, Trung Quốc có thể tiếp tục xây đảo nhân tạo ở Scarborough sau khi chiếm quyền kiểm soát từ Philippines trong cuộc khủng hoảng tháng Tư 2012.
Tất nhiên điều này có thể xảy ra nếu Manila đắc thắng và dồn Bắc Kinh vào chân tường bằng áp lực dư luận. Chính Hoa Kỳ nhận ra nguy cơ này, và đã chủ động “lái” Philippines và các nước liên quan không làm mất mặt Trung Quốc.
Khi lên nắm quyền, ông Rodrigo Duterte đã có một cách tiếp cận khác với người tiền nhiệm, tìm cách khôi phục quan hệ và đối thoại với Trung Quốc.
Kết quả bước đầu là, nhiều khả năng Trung Quốc đã âm thầm rút tàu tuần tra khỏi bãi cạn Scarborough, không ngăn cản ngư dân Philippines vào đánh bắt như trước.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken đang ở Bắc Kinh cũng nhận định, nếu quả thực đúng như vậy thì đây là một động thái đáng hoan nghênh. Cho dù ông Duterte đạt được nó trong bối cảnh tuyên bố “chia tay” Mỹ.
Mặc dù ông Đỗ Kế Phong, một chuyên gia về Đông Nam Á từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc được South China Morning Post ngày 29/10 dẫn lời bình luận:
“Mở lại quyền truy cập và đánh bắt cá (ở Scarborough cho ngư dân Philippines) không thể là một động thái vĩnh viễn và mang tính chính thức.
 
Vẫn còn quá sớm để nói quan hệ song phương (Philippines – Trung Quốc) sẽ phát triển như thế nào trong tương lai, vì đây mới chỉ là bước khởi đầu.” [2]
Cá nhân người viết cho rằng ông Phong đang nói thật những gì ông nghĩ, và đó cũng có thể là suy nghĩ chung của các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc.
Nhưng một thực tế rõ ràng là, ông Rodrigo Duterte đã thay đổi hẳn trạng thái quan hệ Philippines – Trung Quốc sau chuyến thăm vừa qua.
Đó chính là chiếc lạt mềm buộc Trung Quốc không có các hành vi leo thang tiếp tục quân sự hóa Biển Đông ở Scarborough, ít nhất là trong ngắn hạn và trung hạn.
Cá nhân tôi nhận thấy, rất có thể đây mới là mục đích sâu xa của ông Rodrigo Duterte, một việc mà chỉ ông mới làm được, chứ không phải Hoa Kỳ hay bất kỳ ai khác ngoài Trung Quốc, cho dù Obama đã vạch giới hạn đỏ với Tập Cận Bình ở Scarborough.
Vì vậy Mỹ nên phối hợp với ông ấy để bảo vệ thành quả này.
Tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc là nhu cầu, thực tế khách quan
Lo ngại của The Straits Times không phải ngẫu nhiên khi đặt câu hỏi, sau Philippines liệu có phải Malaysia cũng “xoay trục” sang Trung Quốc, đề cập đến chuyến thăm chính thức Trung Quốc 1 tuần bắt đầu từ hôm nay 30/10 của Thủ tướng Najib Razak.
Bởi lẽ một nước có yêu sách ở Biển Đông bị đường lưỡi bò Trung Quốc lấn vào sát bờ biển như Malaysia mà lại quyết định mua tàu chiến tác chiến gần bờ do Trung Quốc chế tạo thì quả thực là một lựa chọn “không bình thường”.
Ngoài nguyên nhân mà Reuters suy đoán liên quan đến vụ bê bối quỹ đầu tư nhà nước 1MDB của Malaysia được Trung Quốc ra tay “cứu”, cái gọi là “xoay trục sang Bắc Kinh” của ông Najib Razak còn xuất phát từ nhu cầu nội tại của nền kinh tế Malaysia.
Malaysia dự báo tăng trưởng kinh tế nước này năm 2017 khoảng 4% đến 5%, trong khi mức dự báo năm 2016 từ 4% đến 4,5%. Dự kiến thâm hụt ngân sách năm 2017 là 3% GDP so với 3,1% GDP năm 2016.
Tuy nhiên tổ chức xếp hạng quốc tế Moody lưu ý rằng, không có cải cách lớn nào mới để giải quyết điểm yếu tài chính của Malaysia.
Wan Wan Saiful Jan, Giám đốc điều hành Viện Dân chủ và kinh tế nhận định:
“Malaysia đang phải vật lộn tìm nguồn đầu tư và chính phủ cần tìm nhà đầu tư mới. Trung Quốc là một mục tiêu quan trọng.
 
Chuyến thăm này là rất quan trọng với Najib, vì ông cần phải chắc chắn rằng, dòng FDI đổ vào Malaysia phải được tiếp tục.”
Theo ông, Najib Razak đi Trung Quốc là bắt buộc chứ không phải lựa chọn. Malaysia cần tiền mặt cho nền kinh tế, còn Trung Quốc thì sẵn “kẹo” trong túi. [3]
Người viết cho rằng, điều này đúng với cả Philippines và nhiều nước khác trong khu vực. Thủ tướng Lý Hiển Long đã rất chính xác khi chỉ ra rằng:
“Mỗi quốc gia yêu sách ở Biển Đông đều có quan hệ rộng lớn hơn với Trung Quốc. Không ai trong số này muốn đẩy quan hệ ấy đến bờ vực.”
“Kẹo” Trung Quốc ngọt đấy, nhưng không dễ nuốt
Nói “ngọt” là vì, dường như Trung Quốc giải ngân các khoản cho vay hào phóng rất nhanh và khá dễ dàng, không đi kèm những điều kiện chính trị như Mỹ và phương Tây. Nhưng nó không dễ nuốt, và điều này đã được thực tế chứng minh.
Tang Siew Mun, thành viên cao cấp chương trình Nghiên cứu chiến lược và chính trị khu vực Viện Ishak Yusof bình luận:
Thủ tướng Malaysia Najib Razak, ảnh: Xania News.
“Chuyến thăm (của Thủ tướng Malaysia Najib Razak) củng cố mô hình mới nổi của Kuala Lumpur, xem Trung Quốc như là “thuốc chữa bách bệnh” cho những vấn đề kinh tế của Malaysia.
 
Nếu xu hướng này tiếp tục, nó sẽ làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc kinh tế của Malaysia vào Trung Quốc, sẽ tạo ra những cái giá phải trả về chính trị và cuối cùng làm suy yếu quyền tự chủ chiến lược.”
Lãnh đạo đảng Hành động Dân chủ đối lập Ong Kian Ming mặc dù tin rằng, chuyến thăm Trung Quốc của ông Najib không nên xem là chuyện khác thường, nhưng ông vẫn lo ngại:
“Các dự án cơ sở hạ tầng liên quan đến kinh phí, chẳng hạn như các khoản vay để xây dựng tuyến đường sắt ven biển phía Đông có thể đi kèm điều kiện buộc Malaysia ủng hộ Trung Quốc nhiều hơn trong vấn đề Biển Đông.
 
Mặt khác, tôi đang lo các khoản vay sẽ đi kèm với những điều kiện như ưu tiên nhà thầu Trung Quốc, trong khi đấu thầu công khai thực hiện các công việc của dự án này mới phù hợp với lợi ích quốc gia của chúng tôi.”
Wan Wan Saiful Jan thì lưu ý: “Tôi nghĩ rằng, sẽ là vấn đề lớn trong các điều khoản lợi ích nhỏ giọt mang đến từ các hợp đồng với doanh nghiệp Trung Quốc. 
 
Họ muốn mang công nhân, trang thiết bị của mình sang ngay cả khi những yếu tố này có thể thuê rất dễ dàng tại Malaysia.
 
Họ (nhà thầu Trung Quốc) hầu như không mang đến bất kỳ công nghệ hay chia sẻ công việc nào cho người dân địa phương.
 
Ngược lại, họ mang tới hàng ngàn công nhân từ Trung Quốc và tạo ra những ngôi làng, những con phố Trung Quốc.
 
Vì vậy, điều quan trọng là chính phủ (các nước vay Trung Quốc) cần phải tập trung vào những thỏa thuận bảo vệ lợi ích của hợp đồng phải được chia sẻ với các doanh nghiệp địa phương.” [3]
Tôi cho rằng đây là những nhận xét khá chuẩn xác và cũng đã có rất nhiều ví dụ xảy ra trong thực tiễn khu vực, cũng như ở Việt Nam liên quan đến các nhà thầu Trung Quốc.
Mặt khác nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chững lại và gặp nhiều vấn đề nội tại phải giải quyết do chính sách tái cơ cấu cũng cần rất nhiều tài chính.
Bắc Kinh không thể “bao đồng” các nước mãi, nên đằng sau những thỏa thuận cho vay hoành tráng rất có thể là những công nghệ lạc hậu và ô nhiễm, những doanh nghiệp tìm cách chây ỳ và tăng giá, kéo theo lao động Trung Quốc tràn sang lập làng, lập phố như cảnh báo của Wan Wan Saiful Jan.
Vì vậy phát huy tối đa nội lực, đẩy mạnh cải cách kinh tế, đa dạng hóa các quan hệ đối tác như Singapore đã và đang làm thiết nghĩ là một bài học, giải pháp đáng tham khảo cho các nước khác trong khu vực.
Ts Trần Công Trục————————-
Tài liệu tham khảo:
(GDVN)

Vì sao Venezuela hỗn loạn?

30 tháng 10 2016
Căng thẳng vẫn đang tăng cao ở Quốc Hội trong suốt những phiên họp khẩn cấp gần đâyImage copyrightREUTERS
Image captionCăng thẳng vẫn đang tăng cao ở Quốc Hội trong suốt những phiên họp khẩn cấp gần đây
Căng thẳng ở Venezuela vẫn đang ở mức cao khi cuộc khủng hoảng kinh tế đang bủa vây nước này cho thấy rất ít dấu hiệu suy yếu.
Chính phủ và phe đối lập đổ lỗi lẫn nhau cho tình trạng tồi tệ của nền kinh tế.
Tỉ lệ lạm phát ở Venezuela vốn đang ở mức cao nhất thế giới được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên tới 1,660% vào năm tới.
Phe đối lập ở Quốc Hội đã bỏ phiếu thông qua việc tổ chức một cuộc xét xử chính trị chống lại tổng thống Nicolas Maduro, một động thái mà tổng thống cho là bất hợp pháp.
Mỗi bên đều tố cáo bên còn lại đã kích động bạo động.
Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu hơn vào những vấn đề mà Venezuela và tổng thống nước này đang đối mặt.

Vì sao Venezuela lại bị chia rẽ?

Hugo Chavez vẫn nhận được sự tôn trọng của nhiều người, nhưng những người khác cho rằng đảng của ông đã quản lý không tốt nền kinh tếImage copyrightAFP
Image captionHugo Chavez vẫn nhận được sự tôn trọng của nhiều người, nhưng những người khác cho rằng đảng của ông đã quản lý không tốt nền kinh tế
Venezuela được chia thành Chavistas – cái tên được đặt cho những người theo chính sách xã hội chủ nghĩa của tổng thống quá cố Hugo Chavez và nhóm thứ 2- những người chỉ muốn chấm dứt 17 năm cầm quyền của Đảng Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV) của ông.
Sau khi nhà lãnh đạo Xã hội Chủ nghĩa mất vào năm 2013, Nicolas Maduro, cũng thuộc đảng PSUV được chọn làm tổng thống với lời hứa sẽ tiếp nối những chính sách của ông Chavez.
Chavistas tán dương hai vị tổng thống này đã sử dụng sự giàu có về dầu của Venezuela để làm giảm đáng kể sự bất bình đẳng và đưa nhiều người dân ra khỏi đói nghèo.
Nhưng phe đối lập cho rằng kể từ khi lên cầm quyền vào năm 1999, đảng PSUV đã làm sói mòn thể chế dân chủ và quản lý tồi nền kinh tế.
Đến lượt phe Chavistas tố cáo phe đối lập vì lợi ích nhóm và về việc bóc lột người nghèo để gia tăng sự giàu có của họ.
Họ cũng cho rằng lãnh đạo phe đối lập được hậu thuẫn bởi Mỹ – một quốc gia mà Venezuela có quan hệ căng thẳng trong những năm gần đây.

Vì sao sự yêu mến với ông Maduro lại giảm sút nhanh chóng như vậy?

Tổng thống Maduro nhận được ít sự ủng hộ hơn người tiền nhiệm của ôngImage copyrightREUTERS
Image captionTổng thống Maduro nhận được ít sự ủng hộ hơn người tiền nhiệm của ông
Ông Maduro đã không thể truyền cảm hứng cho những Chavistas theo cách mà người tiền nhiệm của ông đã làm được trước đó. Thêm vào đó chính phủ của ông bị cản trở bởi giá dầu giảm mạnh.
Dầu chiếm khoảng 95% doanh thu xuất khẩu của Venezuela và là nguồn tài chính cho một số chương trình xã hội hào phóng của chính phủ mà theo những số liệu chính thống thì những chương trình này đang cung cấp nhà ở cho hơn 1 triệu người nghèo của Venezuela.
Suy giảm nguồn thu từ dầu đã buộc chính phủ dừng những chương trình xã hội của họ, gây sói mòn sự ủng hộ từ những cử tri then chốt của họ.
Xếp hàng ở Venezuela
Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây bởi công ty Datanalisis cho thấy hơn 75% người dân Venezuela không hài lòng với cách mà ông Maduro điều hành đất nước.

Phe đối lập muốn gì?

Những người chỉ trích chính phủ muốn tổ chức cuộc trưng cầu dân ýImage copyrightAFP
Image captionNhững người chỉ trích chính phủ muốn tổ chức cuộc trưng cầu dân ý
Phe đối lập kêu gọi ông Maduro từ nhiệm và tổ chức bầu cử lại.
Họ đổ lỗi cho tổng thống Maduro đã gây ra khủng hoảng kinh tế và lập luận rằng chỉ có thay đổi trong lãnh đạo mới có thể kéo Venezuela ra khỏi bờ vực.
Họ cũng cho rằng sự quản lý tồi của chính phủ và những chính sách xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến lạm phát gia tăng, thiếu thốn thực phẩm, thiếu thiết bị y tế, thuốc men và tình trạng cắt giảm năng lượng mà người dân Venezuela đang chịu đựng.
Phe đối lập cũng chỉ ra rằng chính phủ xã hội chủ nghĩa lẽ ra nên tiết kiệm tiền khi giá dầu ở mức cao để dành cho những thời điểm như hiện tại khi mà giá dầu xuống thấp.

Ông Maduro có thể bị bãi nhiệm?

Theo hiến pháp của Venezuela, một cuộc kêu gọi trưng cầu dân ý có thể được tổ chức khi một tổng thống đã tại nhiệm hơn một nửa nhiệm kỳ và đáp ứng được các giai đoạn yêu cầu.
Cho đến nay phe đối lập đã hoàn tất bước đầu tiên của quá trình.
Biểu tình lớn tại Venezuela
Các giai đoạn để kêu gọi trưng cầu dân ý về nhiệm kỳ tổng thống của ông Maduro
Giai đoạn 1: Đơn kiến nghị đầu tiên
Những người phản đối vượt qua chướng ngại đầu tiên bằng cách lấy chữ ký của 1% cử tri ở mỗi bang trong số 24 bang của Venezuela. Con số vào khoảng 200,000 người.
Giai đoạn 2: Đơn kiến nghị lần hai
Những người phản đối có thời gian 03 ngày để thu thập chữ ký của 20% cử tri ở mỗi bang trong số 24 bang của Venezuela. Con số này đủ cho một cuộc trưng cầu dân ý.
Giai đoạn 3: Trưng cầu dân ý
Trong cuộc trưng cầu dân ý, những người phản đối phải có được số phiếu ủng hộ việc bãi nhiệm tổng thống nhiều hơn số phiếu ủng hộ mà tổng thống nhận được trong cuộc bầu cử vào tháng 4 năm 2013.
Phe đối lập đã lên kế hoạch để bắt đầu giai đoạn hai của quá trình vào ngày 26 tháng 10.
Nhưng vào ngày 20 tháng 10, những nhà chức trách phụ trách bầu cử đã thông báo rằng việc thu thập chữ ký sẽ bị trì hoãn sau những tố cáo gian lận trong giai đoạn 1.
Thông báo này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe đối lập, họ tố cáo Hội đồng bầu cử quốc gia đã làm theo chỉ thị của chính phủ và gây ra nhiều sự trì hoãn mỗi khi có có cơ hội.

Ông Maduro có thể ra hầu tòa?

Những nhà làm luật phe đối lập nói rằng tổng thống đã làm sói mòn thể chế dân chủ của VenezuelaImage copyrightAP
Image captionNhững nhà làm luật phe đối lập nói rằng tổng thống đã làm sói mòn thể chế dân chủ của Venezuela
Theo sau sự trì hoãn của cuộc kêu gọi trưng cầu dân ý, Quốc hội kiểm soát bởi phe đối lập đã thúc giục người dân Venezuela đứng lên để bảo vệ hiến pháp.
Họ đã phê duyệt một nghị quyết tuyên bố rằng Venezuela đã bị đảo chính và trật tự hiến pháp đã bị phá vỡ bởi chính quyền của tổng thống Maduro.
Nghị quyết cũng chủ trương:
  • Yêu cầu sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để bảo vệ người dân Venezuela
  • Chọn mới chánh án của Tòa án tối cao và những thành viên trong Hội đồng bầu cử quốc gia.
  • Kêu gọi những lực lượng vũ trang của Venezuela bất tuân bất kỳ mệnh lệnh nào không theo Hiến Pháp và đi ngược lại nhân quyền.
Quốc hội cũng bỏ phiếu tán thành việc tổ chức một “buổi xét xử hình sự và chính trị” với tổng thống Maduro.
Tuy nhiên những nhà phân tích cho rằng, buổi xét xử khó có thể tiến hành được. Nguyên nhân là do Tòa án tối cao trước đó đã công bố rằng những hành động của Quốc hội là không có hiệu lực cho tới khi cáo buộc ba nhà làm luật mua phiếu ủng hộ được dỡ bỏ.

Có cơ hội nào cho đối thoại?

Vatican đồng ý làm trung gian trong các buổi đối thoại giữa chính phủ và phe đối lậpImage copyrightEPA
Image captionVatican đồng ý làm trung gian trong các buổi đối thoại giữa chính phủ và phe đối lập
Sau cuộc gặp giữa tổng thống Maduro và Giáo hoàng Francis, Vatican đã thông báo họ có thể sẽ làm trung gian thu xếp những buổi đối thoại để hòa giải giữa chính phủ và lãnh đạo phe đối lập.
Những buổi đối thoại được sắp xếp để bắt đầu vào 30/10 và tổ chức ở đảo Margarita ở Caribe.
Nhưng bản thân thông cáo về những cuộc đối thoại đã gây ra sự chia rẽ. Lãnh đạo phe đối lập Henrique Capriles tố cáo tổng thống đã lợi dụng thiện chí của Giáo hoàng cho mục đích của mình.
Những vết nứt cũng đã xuất hiện trong Liên minh bàn tròn Thống nhất Dân chủ của phe đối lập khi một số lãnh đạo nói rằng họ không được tham vấn về những buổi đối thoại.
Phó tổng thống Diosdado Cabello của đảng PSUV đến lượt mình cũng tố cáo phe đối lập cố gắng tận dụng những cuộc đối thoại như bức bình phong để che giấu kế hoạch lật đổ ông Maduro bằng vũ lực.
Những nổ lực trước đây của một nhóm các nguyên lãnh đạo quốc tế để xúc tiến đối thoại giữa hai bên đến thời điểm này vẫn chưa đem lại kết quả nào. – BBC

Nam Hàn bắt nữ tiếp viên Việt Nam ‘buôn lậu vàng’

Sunday, October 30, 2016 
Theo VOA 
Tổng trị giá số vàng mà nữ tiếp viên Việt Nam tìm cách mang qua sân bay Incheon là gần 250 nghìn đôla Mỹ.
Tổng trị giá số vàng mà nữ tiếp viên Việt Nam tìm cách mang qua sân bay Incheon là gần 250 nghìn đôla Mỹ.
Một nữ tiếp viên Việt Nam làm việc cho một hãng hàng không của Hàn Quốc mới bị bắt giữ vì cáo buộc “buôn lậu vàng” trị giá ước tính hơn 5 tỉ đồng.
Nữ tiếp viên với chữ cái đầu của họ là ‘L’, theo Yonhap, bị bắt quả tang tìm cách mang 6 miếng vàng, mỗi thỏi nặng 1kg, với tổng trị giá gần 250 nghìn đôla Mỹ (hơn 5 tỉ đồng Việt Nam) qua sân bay quốc tế Incheon sáng 28/10, sau chuyến bay từ Việt Nam.
Theo hải quan của phi trường này, âm mưu buôn lậu của nữ tiếp viên người Việt bị phát hiện trong một cuộc kiểm tra hành lý “đột xuất”.
Đây không phải là lần đầu tiên các tiếp viên Việt Nam bị bắt giữ vì buôn lậu vàng.
Mới nhất, tháng Bảy vừa qua, hải quan sân bay Nội Bài phối hợp với Phòng cảnh sát kinh tế của công an Hà Nội bắt hai hành khách, trong đó có một nữ tiếp viên hàng không, buôn lậu 3kg vàng miếng, tương đương 80 lượng vàng, trong chuyến bay tới sân bay Incheon của Hàn Quốc.
Năm ngoái, một cơ trưởng và tiếp viên Vietnam Airlines đã bị tòa án Hàn Quốc tuyên án tù treo sau khi “bị phát hiện giấu vàng dưới đế giày nhưng không khai báo hải quan”.
Tại tòa, theo báo Người Lao Động, 2 nhân viên hàng không này khai nhận được trả mức thù lao 250 USD/1 kg vàng nếu mang trót lọt vào Hàn Quốc.

Bầu cử Mỹ 2016: Hỏi nhanh đáp gọn

30 tháng 10 2016
Khu vực bỏ phiếu năm 2012Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionKhu vực bỏ phiếu năm 2012
Tháng 1/2017, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới sẽ có nhà lãnh đạo mới sau chiến dịch vận động tranh cử kéo dài và tốn kém.
Tổng thống Mỹ – người không chỉ đứng đầu nhà nước mà còn là tổng tư lệnh quân đội lớn mạnh nhất hành tinh – đây hẳn là trách nhiệm lớn. Vậy quá trình bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào?

Ai có thể là tổng thống?

Về mặt kỹ thuật, chỉ cần công dân Mỹ được “sinh bằng phương pháp tự nhiên”, ít nhất 35 tuổi, thường trú tại Mỹ ít nhất 14 năm sẽ được tranh cử tổng thống.
Điều đó nghe có vẻ dễ dàng nhưng trên thực tế, gần như tất cả các tổng thống Mỹ từ năm 1933 trở lại đây đều từng là thống đốc, thượng nghị sĩ hoặc cấp tướng 5 sao. Không những thế, ứng viên phải được Đảng đề cử và được truyền thông quốc gia chú ý.
Trong cuộc bầu cử năm 2016, có ít nhất 10 thống đốc hoặc cựu thống đốc, 10 đã hoặc đang là thượng nghị sĩ tham gia tranh cử. Đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ chỉ được chọn một ứng viên đại diện tranh cử.

Hillary Clinton và Donald Trump, tại sao?

Tháng 2/2016, các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức trong và ngoài nước Mỹ để lựa chọn các đại biểu sẽ tham gia Đại hội Đảng toàn quốc vào tháng 7. Các đại biểu này cam kết ủng hộ cho một ứng viên nhất định, có cơ hội được Đảng đề cử chạy đua chiếc ghế tổng thống. Càng được nhiều đại biểu ủng hộ, cơ hội ứng viên càng cao.
Tháng 7/2016, bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ và ông Donald Trump của đảng Cộng hòa chính thức được đề cử. Liên danh tranh cử chức phó tổng thống là thượng nghị sĩ bang Virginia, Tim Kaine cho bà Clinton và thống đốc bang Indiana, Mike Pence cho ông Trump cũng đã được công bố.

Những điểm gây tranh cãi lớn

Chiến dịch tranh cử của tỉ phú New York – ứng viên Donald Trump đã gây ra một loạt tranh cãi khi mô tả những người nhập cư Mexico là “hiếp dâm và tội phạm”. Cứ vài tuần lại có phát ngôn gây sốc của Trump nhắm vào, từ thẩm phán, hoa hậu Hoàn vũ, nhà báo Fox News, gia đình binh sĩ người Hồi giáo tử trận đến những cáo buộc trốn thuế suốt 18 năm và hàng loạt nghi vấn xoay quanh Quỹ từ thiện Trump.
Ngày 7/10, một đoạn băng bình luận về việc quấy rối phụ nữ với lời lẽ tục tĩu từ năm 2005 bị phát tán, đã tạo áp lực lên Trump. Trước làn sóng “tẩy chay”, Trump đã phải xin lỗi, và cho rằng “những lời này không phản ánh con người tôi”. Nội bộ đảng Cộng hòa đã bị chia rẽ sâu sắc sau vụ này.
Ngày càng có nhiều cáo buộc tương tự với Trump, nhưng ông đã “phản đòn” mạnh mẽ, buộc tội những người này là dối trá bởi họ không hấp dẫn và không đủ sức hút với ông.
Bản thân bà Clinton cũng có những khoảnh khắc lo lắng, như vụ bê bối email cá nhân đã bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ thẩm vấn cùng những câu hỏi về số tiền quyên góp nước ngoài cho Quỹ Clinton.
Cuộc tranh luận lần ba và là lần cuối đầy cay nghiệt giữa bà Clinton ông Trump tại Las Vegas

Cuộc tranh luận thứ ba xác định người chiến thắng?

Đầu tiên, hai ứng viên tập trung vào chính sách nhưng cuộc tranh luận bắt đầu nảy lửa khi bà Clinton né tránh câu hỏi liên quan tới Wikileaks để chuyển sang tấn công Trump về mối quan hệ của ông với nước Nga.
Ngay lập tức, Trump trở lại với các ý kiến cay độc mà cá nhân mà ông đã thể hiện trong các cuộc tranh luận trước đó. Ông gọi bà Clinton là kẻ dối trá, là “bù nhìn” của Nga.
Khi chủ đề chuyển sang “năng lực làm tổng thống” của các ứng viên, sân khấu nóng lên. Trump cho rằng những phụ nữ cáo buộc ông tấn công tình dục chỉ để nổi tiếng và là con rối bị giật dây trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton.
Đỉnh điểm đáng chú ý nhất của cuộc tranh luận là sự khước từ trả lời câu hỏi của ông Trump khi nhà báo Chris Wallace hỏi liệu ông có ủng hộ kết quả bầu cử dù ai thắng. Ông Trump từ chối khẳng định. Điều này đã đi ngược lại những truyền thông lâu đời của “một cuộc chuyển giao quyền lực ôn hòa” ở Mỹ, việc người chiến thắng được công nhận và chúc mừng bởi đối thủ.
Thay vào đó, ông đã cáo buộc truyền thông đầu độc tâm trí cử tri và cho biết bà Clinton không nên được cho phép tranh cử tổng thống.
Theo nhận định của bình luận viên Anthony Zurcher từ BBC: “Lúc này, các tít báo đã hình thành và kết quả tranh luận đã rõ. Đây không phải một đêm tốt đẹp cho ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa.”

Điều gì diễn ra ở buổi tranh luận thứ hai?

Buổi tranh luận trực tiếp lần hai được mô tả là một trong những cuộc tranh luận tồi tệ nhất.
Cả bà Clinton và ông Trump không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để bới móc, công kích nhau về những bê bối cá nhân. Ông Trump dành thời gian chống chọi với những chỉ trích xung quanh nhận xét khiếm nhã của mình về phụ nữ, còn bà Clinton bị “tấn công” ở vụ lùm xùm email và cả vụ bê bối tình dục xấu hổ của cựu tổng thống Bill Clinton.

Và buổi tranh luận đầu tiên?

Trong cuộc tranh luận đầu tiên tại New York, hai ứng cử viên đã chia sẻ sân khấu và không làm khán giả thất vọng. Trong khi Hillary Clinton tấn công Donald Trump vì ủng hộ sự sụp đổ của thị trường nhà đất, trốn thuế, phân biệt chủng tộc và thường xuyên công kích phụ nữ thì ông Trump xoáy sâu về việc bà sử dụng email cá nhân trong thời gian còn là ngoại trưởng Mỹ, cáo buộc trách nhiệm về sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Dù khởi đầu hơi lúng túng nhưng có vẻ Hillary Clinton kiểm soát tốt còn Donald Trump không phạm phải lỗi lầm quá lớn nào.

Bầu cử tháng 11 diễn ra thế nào?

Bầu cử tổng thống Mỹ luôn diễn ra vào thứ ba ngay sau thứ hai đầu tiên trong tháng 11. Cử tri Mỹ không trực tiếp bầu tổng thống mà họ dùng phiếu phổ thông để chọn các “đại cử tri” trong bang, những người ủng hộ ứng cử viên mà họ muốn trở thành tổng thống. Đây là quy trình bầu cử tri đoàn.
Số lượng đại cử tri mỗi bang tỉ lệ thuận với dân số. California, bang có dân số lớn nhất, có 55 đại cử tri. Ngược lại, Delaware, bang có dân số nhỏ nhất, chỉ có 3 đại cử tri.
Tổng số đại cử tri từ 50 bang và thủ đô Washington là 538. Muốn trở thành tổng thống, ứng cử viên phải giành tối thiểu một nửa, tức là 270 phiếu đại cử tri. Người giành phần lớn phiếu phổ thông của một bang đương nhiên giành toàn bộ phiếu đại cử tri của bang.
Theo Hiến pháp Mỹ, nhiệm kỳ của Tổng thống bắt đầu vào đúng trưa ngày 20 tháng 1 của năm theo sau cuộc bầu cử.
Tổng thống mới sẽ bắt đầu chương trình nghị sự chính sách kỹ lưỡng sau khi nhận bàn giao từ Tổng thống mãn nhiệm. – BBC
Powered by Blogger.