Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 02/05/2020

Saturday, May 2, 2020 // ,
Đọc báo Pháp – 02/05/2020

Thừa cơ phương Tây bị dịch Covid, “chiến lang” Trung Quốc giở trò – Trọng Nghĩa

Trang bìa của hai tuần báo Pháp ra vào cuối tháng Tư và đầu tháng Năm 2020 này đã nêu bật mối quan tâm của dư luận Pháp và phương Tây hiện nay về ý đồ của Trung Quốc. Trên nền ảnh chụp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Le Point chạy hàng tựa lớn: “Trung Quốc đang chơi trò gì”, một câu hỏi như đã được Courrier International giải đáp cũng ở ngay trang bìa: “Phải chăng thời cơ của Trung Quốc đã đến”, bên trên một bức biếm họa vẽ hai nhân vật Donald Trump và Tập Cận Bình tay cầm con virus corona chuẩn bị đánh nhau.
Đối với Le Point, thế cục hiện nay rất rõ ràng: “Sau dịch Covid là những thủ đoạn quy mô để giành lợi thế địa chính trị và kinh tế”, và tờ báo đã dành nhiều trang bài để phân tích quan điểm của Tập Cận Bình cũng như quyền lực hiện nay của đội ngũ diều hâu Trung Quốc được gọi là “chiến lang”. Le Point đồng thời công bố phóng sự điều tra của riêng mình về vai trò của nước Pháp trong việc trang bị cho Trung Quốc Phòng Thí Nghiệm P4, đang bị tình nghi là xuất phát điểm của con virus corona chủng mới gây họa trên thế giới.
Le Point: Trung Quốc đang chơi trò gì?
Trong bài phóng sự điều tra mang tựa đề “Trung Quốc đang chơi trò gì?”, thông tín viên Le Point tại Hồng Kông Jérémy André trước hết ghi nhận rằng xuất xứ từ Vũ Hán, đại dịch Covid-19 đã tạo ra một cơn chấn động địa lý chính trị và kinh tế mà Tập Cận Bình đang tìm cách thủ lợi.
Bài viết mở đầu bằng vụ đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lô Sa Dã đã bị ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian triệu mời lên bộ Ngoại Giao để phản đối về một bài viết nặc danh – nhưng được cho là của chính viên đại sứ – đăng trên trang web của Sứ Quán Trung Quốc tại Paris, có chứa nội dung nhục mạ chính quyền và chính giới Pháp.
Theo Le Point, vị đại sứ này đã có nhiều “tiền án” trong việc chỉ trích nước Pháp, đã từng một lần bị triệu mời lên để nghe phản đối, nhưng bộ Ngoại Giao Pháp đã giữ bí mật vụ việc để khỏi làm Bắc Kinh mất mặt.
Trước khi nhận nhiệm sở tại Pháp vị đại sứ Trung Quốc này cũng đã từng có những lời lẽ khiếm nhã đối với chính quyền Canada nơi ông làm đại sứ, hay trước đó là tại châu Phi.
Điều đáng nói là trước hành vi không ngoại giao chút nào của vị đại sứ của mình, chính quyền Bắc Kinh chỉ nói đến “một sự hiểu lầm”, trong lúc bài viết nhục mạ nước Pháp không hề bị gỡ bỏ khỏi trang web của sứ quán Trung Quốc tại Paris.
Những “chiến lang” trong ngành ngoại giao Trung Quốc
Theo Le Point một vấn đề đáng nói khác là hành vi khiêu khích của đại sứ Lô Sa Dã không chỉ là “cá biệt” như lời giải thích của Bắc Kinh (mà Paris có vẻ cũng xuôi theo), mà nằm trong cả một chiến dịch đến từ các “chiến lang” trong nền ngoại giao Trung Quốc
Trong thời gian gần đây, từ khi dịch bệnh lan tràn trên thế giới, không một tuần lễ nào mà người ta không thấy một nhà ngoại giao Trung Quốc gây tai tiếng trên mạng hay trên các phương tiện truyền thông.
Nổi tiếng nhất trong số này là Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, tháng Ba vừa qua đã thản nhiên phát tán thuyết âm mưu cho rằng virus corona xuất xứ từ Mỹ chứ không phải là từ Trung Quốc.
Ngoài ra còn có Quế Tòng Hữu (Gui Congyou), đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển, đã bị triệu mời lên bộ Ngoại Giao nước Bắc Âu 40 lần trong hai năm mà vẫn tại chức và tiếp tục nhục mạ chính quyền sở tại.
Tạp chí Pháp đã gọi đây là thành phần “Hồng Vệ Binh mới của ngành ngoại giao Trung Quốc”, được mệnh danh là bầy sói, tiếng Hoa là “Chiến Lang (zhan lang)”, lấy tên từ hai bộ phim hành động rất ăn khách của nước này là Chiến Lang I và Chiến Lang II lần lượt ra mắt năm 2015 và 2017.
Một nhà nghiên cứu tại Quỹ Carnegie về Hòa Bình Thế Giới, chi nhánh tại Bắc Kinh, cho biết thêm là từ “Chiến Lang” còn được dùng để chỉ các nhà báo, các nhà nghiên cứu đại học có lời lẽ cứng rắn và dân tộc chủ nghĩa.
Trung Quốc thời Tập Cận Bình ngày càng bành trướng
Theo Le Point, Trung Quốc thời Tập Cận Bình không còn ẩn mình như trước đây, mà đã trở nên một nước hung hăng, bành trướng.
Năm 2019 chắng hạn, Tập Cận Bình không ngần ngại có giọng điệu đe dọa đối với Đài Loan, trong lúc Hải Quân Trung Quốc ngày càng muốn vươn lên ngang tầm Hải Quân Mỹ, liên tục rình mò  hòn đảo Đài Loan vốn độc lập trên thực tế, cũng như quậy phá ở vùng Biển Đông.
Tương tự như những Chiến Lang trong bộ phim, Trung Quốc tăng cường bảo vệ lợi ích của họ ở nơi xa, dùng các khoản đầu tư lớn để thúc đẩy dự án Con Đường Tơ Lụa Mới nhằm bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trên tất cả các châu lục.
Ngay cả các hiệp ước cũng không ngăn được tham vọng của Bắc Kinh, như ở Hồng Kông, họ đã bất chấp những cam kết duy trì quyền tự chủ và dân chủ sau khi vùng lãnh thổ này được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.
Cựu toàn quyền Anh tại Hồng Kông: Phải ngăn chặn Trung Quốc
Trong một loạt những bài viết khác trong hồ sơ Trung Quốc, Le Point đã có những phân tích rất sâu sắc về dã tâm của Trung Quốc hiện nay.
Trả lời phỏng vấn của Le Point, Chris Patten, thống đốc Anh cuối cùng tại Hồng Kông, một người tinh tường về đời sống chính trị tại Bắc Kinh, đã khuyến cáo là “phải kháng cự lại Trung Quốc” và dịch Covid-19 đã làm lộ rõ những điểm yếu kém của chế độ Cộng Sản Trung Quốc, mà quan trọng nhất là thói che giấu sự thật.
Cũng trả lời phỏng vấn của Le Point, bà Alice Ekman, phụ trách mảng châu Á tại Viện Nghiên Cứu An Ninh Liên Hiệp Châu Âu, cho rằng vì đại dịch Covid-19, nhóm các “quốc gia bạn bè” của Trung Quốc sẽ teo tóp lại, tuy nhiên Tập Cận Bình và giới thân cận của ông vẫn sẽ theo đường lối ngày càng cứng rắn hơn, và “tâm trạng sợ hãi cũng sẽ rất mạnh trong nội bộ đảng Cộng Sản”.
Trong bài xã luận rất độc đáo, cây bút bình luân Luc de Barochez của Le Point đã “phản bác” lập luận của tổng thống Mỹ Donald Trump theo đó con siêu vi corona chủng mới là một con virus Trung Quốc. Đối với nhà bình luận Pháp, đó là một con “virus Cộng Sản”, và chế độ của Tập Cận Bình phải chịu “trách nhiệm trong việc để cho dịch bệnh sinh ra rồi lan rộng, làm hơn 200.000 người chết và đánh quỵ nền kinh tế thế giới”.
Courrier International: Thời cơ của Trung Quốc đã đến
Như nói ở trên, Courrier International đã nêu lên ngay trang bìa câu hỏi: “Phải chăng thời cơ của Trung Quốc đã đến?”. Tuần báo Pháp đã trích dịch những bài báo từ Âu sang Á để thử trả lời cho câu hỏi là trật tự thế giới mới có thể xuất hiện sau đại dịch sẽ ra sao trong bối cảnh hiện nay: Trung Quốc, nơi xuất phát của tai họa, đang tự nhận mình là tấm gương cần theo, còn Hoa Kỳ thì lại co cụm hơn bao giờ hết và có nguy cơ mất vai trò lãnh đạo.
Trong bài xã luận, Courrier International ghi nhận là sau khi đã che giấu sự tồn tại, rồi mức nguy hại, của dich bệnh, để cho con virus lan rộng ra khắp hành tinh, Trung Quốc đã thẳng tay cô lập Vũ Hán và ngay sau đó là toàn bộ tỉnh Hồ Bắc, cầm giữ gần 60 triệu dân trong nhà để chống dịch.
Thế giới lúc đó đã cho là chỉ có một chế độ độc đoán mới có thể áp đặt các biện pháp như vậy trong một thời gian ngắn. Thế nhưng ba tháng sau, khi đại dịch lan tràn tại các nước phương Tây – từ Pháp, Ý, Tây Ban Nha, cho đến Anh Quốc, Hoa Kỳ – các biện pháp hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cũng đã được áp dụng.
Về phần Trung Quốc, sau vài tuần do dự, nước này tự cho là đã thắng được dịch bệnh, và bộ máy tuyên truyền của họ đã bắt đầu tăng tốc áp đặt cách giải thích riêng của họ về đại dịch và tự cho mình là một mô hình mà thế giới phải đi theo.
Trong khi tất cả các quốc gia khác đang vất vả chống dịch, Trung Quốc đã mở chiến dịch phản công nhằm chiếm lĩnh các trận địa đang bị Hoa Kỳ cũng như một Liên Âu bị chia rẽ và suy yếu, bỏ rơi.
Tuy nhiên, theo Courrier International, trật tự thế giới chưa chắc là sẽ bị Trung Quốc đảo lôn. Tăng trưởng của Trung Quốc đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay, nền kinh tế đang dần hồi phục nhưng chính báo chí Trung Quốc đã lo ngại về những thách thức trong lãnh vực công ăn việc làm…
Ở ngoài nước, chính sách ngoại giao nhiều lúc hung hăng của Bắc Kinh đang càng lúc càng gây bất bình, và ngày càng có nhiều tiếng nói vang lên, đòi Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì đã nói dối vào lúc dịch bệnh bắt đầu làm cho cả thế giới mang họa.
L’Express: Một Trung Quốc thiếu minh bạch không đáng tin cậy
Câu hỏi về khả năng Trung Quốc vươn lên lãnh đạo thế giới thời hậu Covid-19 cũng được tuần báo L’Express đặt ra.
Trả lời tạp chí Pháp, nhà biên khảo Nicolas Bavarez công nhận rằng trong tình hình hiện nay, quả là người ta “có thể tự hỏi về khả năng xuất hiện một tiến trình toàn cầu hóa mới với các nước đang vươn lên như Trung Quốc đó vai trò chủ chốt, để hoàn tất việc gây bất ổn định và bao vây các nền dân chủ phương Tây”.
Đối với ông Bavarez, đã có một số dấu hiệu cho thấy chiều hướng này như việc Bắc Kinh ngày càng kiểm soát nhiều định chế quốc tế từng được xây dựng để cụ thể hóa trật tự thế giới có từ năm 1945 do Mỹ thống trị. Trung Quốc đang xuất khẩu mô hình “tư bản-toàn trị” thông qua Con Đường Tơ Lụa Mới, cung cấp tín dụng cho các nước và các ngân hàng trung ương tại các quốc gia đang trỗi dậy, hay tiến hành chiến lược ngoại giao y tế.
Thế nhưng nhà biên khảo này cho rằng “hệ thống chuyên chế, đế quốc, nặng tính con buôn của Trung Quốc không phù hợp với một tiến trình toàn cầu hóa ổn định”.
Đối với Nicolas Bavarez, Trung Quốc đã bộc lộ tính chất thiếu minh bạch và không đáng tin khi cố che giấu sự xuất hiện của virus và gây sức ép lên Tổ Chức Y Tế Thế Giới để tổ chức này loại bỏ rồi trì hoãn việc công bố tình trạng đại dịch.
Sau khi tỏ ý tiếc rằng chủ thuyết co cụm của Donald Trump đã đi ngược chiều lịch sử, với hệ quả là để cho Trung Quốc tự do bành trướng trong những định chế quốc tế cũng như tại những quốc gia đang trỗi dậy và cả một số nước phát triển, nhà biên khảo cho rằng Châu Âu phải khẩn cấp tự khẳng định lại mình trong tư thế một cường quốc, sẵn sàng bảo vệ các giá trị của mình.
L’Obs: Làm sao khởi động lại cỗ máy kinh tế
Vào lúc các đồng nghiệp tập trung chú ý đến vai trò Trung Quốc thời hậu Covid-19, tuần báo L’Obs đã dành trang bìa và hồ sơ chính cho các hậu quả kinh tế xã hội mà đại dịch để lại cho nước Pháp.
Dưới tựa lớn “Làm sao khởi động lại kinh tế ?”, L’Obs ghi nhận rằng kể từ thời Thế Chiến Thứ Hai chưa bao giờ mà Pháp lại phải đối phó với một tình trạng suy thoái đột ngột và dữ dội như hiện nay.
Với kinh tế thế giới bị đình đốn trong ít ra hai tháng, tỷ lệ “nghèo đi” thường niên của các nước các nước lớn đã tăng vọt, như ở Pháp dự trù năm 2020 sẽ lên đến gần 10%. Nói cách khác, thu nhập của mỗi người dân Pháp sẽ mất đi 1/10, điều chưa bao giờ thấy ở mức nhanh và thô bạo như thế.
Làm thế nào để khởi động trở lại cỗ máy kinh tế? Đây là một bài toán khó đặt ra cho các kinh tế gia vốn chưa từng dự kiến được một tình hình như hiện nay. Tuần báo Pháp đã liệt kê 10 câu hỏi cụ thể bao quát toàn bộ vấn đề để nêu bật các khó khăn kinh tế, xã hội đang đặt ra cho nước Pháp.
Có những vấn đề thiết thân cho cá nhân từng người Pháp như “Có phải làm việc nhiều hơn hay không? Thuế có tăng lên hay không?” bên cạnh những vấn đề xã hội nói chung: “Thất nghiệp có sẽ bùng nổ hay không? Sẽ có bao nhiêu công ty, xí nghiệp bị phá sản? Mức tiêu thụ sẽ tăng lên hay không?
Đối với L’Obs, ai cũng bị buộc phải tìm ra những hướng đi, những ý kiến mới, nhưng điều chắc chắn là để vươn lên trở lại, mọi người đều phải thay đổi phần nào các thói quen của mình.
http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200502-diem-bao-trung-quoc-dich-benh-phuong-tay

Tin tổng hợp
(The Straits Times và Channel News Asia) – Malaysia và Singapore dần dần dỡ bỏ phong tỏa.
Gần như toàn bộ các ngành kinh tế Malaysia, nền kinh tế thứ ba của khối Đông Nam Á, sẽ mở lại kể từ ngày thứ Hai tới, 04/05. Tuy nhiên, thủ tướng Malaysia nhấn mạnh là cần phải tiếp tục tuân thủ các biện pháp ngăn ngừa dịch. Quốc gia láng giềng Singapore cũng dự kiến giảm nhẹ mức độ phong toả. Theo bộ trưởng Y Tế Singapore, với các biện pháp giãn cách xã hội áp dụng từ 2 tuần nay, các trường hợp lây nhiễm mới đã giảm, nhiều lĩnh vực kinh tế có thể bắt đầu hoạt động trở lại từ ngày 12/05.
(Reuters) – Covid-19 đã gây thiệt hại 2 tỷ euro cho SNCF.
Trên đài phát thanh France Inter sáng nay, 02/05/2020, ông Jean-Pierre Farandou, chủ tịch tổng giám đốc Công ty Đường sắt Quốc gia Pháp SNCF cho biết, lệnh phong tỏa được ban hành từ ngày 17/03 đã khiến công ty này thất thu 2 tỷ euro. Nhân dịp này ông nhắc lại là sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ kể từ ngày 11/05, các hành khách sẽ bắt buộc đeo khẩu trang khi đi xe lửa để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trên phương tiện chuyên chở công cộng này.
(RFI) – Achentina : Tranh luận về việc trả tự do cho tù nhân để tránh lây nhiễm Covid.
Tranh luận bùng lên tại quốc gia Nam Mỹ này, sau khi hàng chục tù nhân được trả tự do ngày 01/05/2020 để tránh dịch bệnh tại các trại giam quá tải. Các tù nhân được tạm trả tự do là những người phạm tội nhẹ, hoặc bị giam giữ để phòng ngừa. Theo một thăm dò dư luận, có đến 82% người Achentina phản đối việc này. Bị áp lực, tổng thống Achentina phải lên tiếng trên Twitter, tuyên bố loại trừ khả năng trả tự do ồ ạt.
(MedRvix) – Béo phì là tác nhân có nguy cơ khiến bệnh tình thêm trầm trọng nhiều nhất đối người nhiễm virus corona mới.
Nghiên cứu của Anh Quốc được công bố trong tuần vừa qua cho thấy là nam giới và béo phì là hai yếu tố khiến bệnh tình của người nhiễm bệnh Covid thêm trầm trọng. Đây là nghiên cứu quy mô lớn nhất ngoài Trung Quốc cho đến nay về khía cạnh này của đại dịch Covid-19. Nghiên cứu do Đại học Edimbourg, Đại học Liverpool và Đại học Imperial College Luân Đôn phối hợp thực hiện, trên các dữ kiện liên quan đến 17.000 bệnh nhân tại 166 bệnh viện của nước Anh, trong thời gian từ ngày 6/2 đến 18/4.
(AFP) – Thuốc trị huyết áp cao không làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19.
Đó là kết luận của ba công trình nghiên cứu được đăng tải hôm 01/05/2020, trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine. Ba nghiên cứu này dựa trên các hồ sơ bệnh lý của hàng ngàn bệnh nhân đã được xét nghiệm virus corona. Kết luận nói trên sẽ làm yên tâm hàng triệu người đang uống các thuốc hạ huyết áp.
( AFP ) – Mèo cũng bị nhiễm virus corona.
Ngày 02/05/2020, Trường Thú Y Quốc Gia Alfort thông báo lần đầu tiên tại Pháp có một con mèo được xét nghiệm dương tính với virus corona gây bệnh Covid-19, rất có thể bị lây nhiễm từ người chủ. Nhân dịp này, Trường Alfort khuyến cáo các bệnh nhân Covid-19 cũng nên « giãn cách xã hội » với mèo mà họ nuôi trong nhà.
http://www.rfi.fr/vi/t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p/20200502-tin-van-quoc-te

Điểm tin thế giới sáng 2/5:

Thân nhân của chính trị gia người Séc nói

Trung Quốc đã khiến ông đột ngột qua đời

Băng Thanh
Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Bảy (2/5) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Thân nhân của chính trị gia người Séc nói Trung Quốc đã khiến ông đột ngột qua đời
Taiwan News hôm 1/5 đưa tin, vợ và con gái ông Jaroslav Kubera, chủ tịch Thượng viện Séc đã lên tiếng cáo buộc đại sứ quán Trung Quốc tại Prague là nguyên nhân gây ra cái chết của chồng và cha họ.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Séc vào ngày 26/4, vợ và con gái của ông Jaroslav Kubera cho biết, ông Kubera đã nhận được hai bức thư đe dọa từ đại sứ quán Trung Quốc và từ văn phòng tổng thống Séc cảnh báo ông không được đến thăm Đài Loan.
Cụ thể, vợ ông Kubera cho biết, lá thư của đại sứ quán Trung Quốc đã yêu cầu chồng bà hủy chuyến đi đến Đài Loan và đe dọa sẽ khiến các tập đoàn lớn của Séc trả giá đắt nếu ông quyết định vẫn làm như vậy. Đồng thời, vào ngày 17/1, chồng bà đã được mời đến một bữa tiệc mừng Tết Nguyên đán do Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức. Nhân dịp đó, Đại sứ Trung Quốc Chien-Hung Zhang đã đe dọa chồng bà không được thực hiện chuyến đi tới Đài Loan.
Ba ngày sau cuộc gặp gỡ đó, tức là vào ngày 20/1, ông Kubera đã chết trong văn phòng của mình, thọ 72 tuổi.
Kim Jong Un xuất hiện công khai
Reuters dẫn tin từ hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm thứ Bảy (2/5) cho biết, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã tham dự khánh thành một nhà máy phân bón ở khu vực phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Đây được cho là báo cáo đầu tiên về hoạt động công khai của Kim Jong Un kể từ ngày 11/4.
Theo KCNA, Kim đã cắt băng khánh thành tại buổi lễ hôm 1/5 trong khi những người tham dự sự kiện “vỡ òa trong tiếng reo hò ầm ầm”.
Kim đã đi cùng với một số quan chức cấp cao của Triều Tiên bao gồm em gái của ông là bà Kim Yo Jong, theo KCNA.
Sau báo cáo của KCNA, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng ông sẽ có điều gì đó để nói về Kim vào thời điểm thích hợp.
Tỉnh Alberta của Canada ra mắt ứng dụng theo dõi người từng tiếp xúc với người nhiễm Covid-19
Theo Reuters, tỉnh Alberta của Canada hôm thứ Sáu (1/5) cho biết, tỉnh này sẽ sớm ra mắt ứng dụng điện thoại đầu tiên của đất nước để theo dõi những người từng tiếp xúc với người nhiễm virus Vũ Hán, trong bối cảnh nước này đang dần khởi động lại nền kinh tế.
Ontario, tỉnh đông dân nhất của Canada cho biết tỉnh này cũng đang xem xét việc sử dụng ứng dụng này.
Thủ tướng Justin Trudeau hôm 29/4 cho biết, điều quan trọng là phải đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu hài hòa với nhu cầu thu thập thông tin về sự lây lan của virus.
Ngân hàng Đầu tư Châu Âu tăng cường hợp tác với WHO trong đại dịch
Theo Reuters, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) hôm 1/5 cho biết, ngân hàng sẽ tăng cường hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc chống lại đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Phi dễ bị tổn thương.
Trong khi EIB cho biết ngân hàng đang lên kế hoạch hỗ trợ 1,4 tỷ euro để giải quyết các tác động về sức khỏe, xã hội và kinh tế do virus Vũ Hán gây ra ở Châu Phi, thì ngân hàng này không đưa ra thông tin chi tiết về việc sẽ viện trợ bao nhiêu cho WHO.
Thủ tướng Ý xin lỗi vì chậm trễ trong thanh toán phúc lợi xã hội
Reuters đưa tin, Thủ tướng Giuseppe Conte hôm 1/5 đã gửi lời xin lỗi tới hàng triệu người dân Ý vẫn chưa nhận được hỗ trợ tài chính do đại dịch Covid-19 mà chính phủ đã hứa từ lâu.
“Đã có, và vẫn còn, một số chậm trễ trong các khoản tiền được giải ngân”, ông Conte viết trên Facebook. “Tôi thay mặt chính phủ gửi lời xin lỗi và tôi đảm bảo với mọi người rằng, chúng tôi sẽ tiếp tục đốc thúc thanh toán và việc tài trợ sẽ được hoàn thành sớm nhất có thể”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-2-5-than-nhan-cua-chinh-tri-gia-nguoi-sec-da-chet-cho-biet-trung-quoc-da-khien-ong-dot-ngot-qua-doi.html

Điểm tin thế giới chiều 2/5:

WHO cảnh báo

làn sóng bùng phát dịch Covid-19 kế tiếp

Quý Khải
Mục Điểm tin thế giới chiều thứ Bảy (2/5) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
WHO cảnh báo làn sóng bùng phát dịch Covid-19 kế tiếp
Một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Năm (30/4) rằng người dân các quốc gia trên thế giới phải chuẩn bị cho một làn sóng bùng phát dịch Covid-19 thứ hai hoặc thứ ba, cho đến khi có vắc-xin, theo The Epoch Times hôm qua (1/5).
Tiến sĩ Hans Kluge, người đứng đầu WHO châu Âu, cho biết trong một tuyên bố ngày 30/4 tại Copenhagen, Đan Mạch, rằng châu Âu “phần lớn vẫn còn nằm trong sự kìm kẹp” của đại dịch, bất chấp các dấu hiệu tích cực cho thấy khu vực này đã vượt qua đỉnh dịch.
Ông Kluge kêu gọi các nước tăng cường và kéo dài các chiến lược nhằm hạn chế sự lây lan của virus, đồng thời khẳng định “Covid-19 sẽ không biến mất trong tương lai gần”.
Tái dương tính nhiều khả năng không phải là tái nhiễm
Hơn 260 bệnh nhân Covid-19 ở Hàn Quốc đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới sau khi đã hồi phục, làm dấy lên lo ngại  virus này có khả năng “kích hoạt lại” hoặc lây nhiễm cho mọi người nhiều lần. Nhưng các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hiện nay cho biết điều này không nhiều khả năng, theo Live Science.
Theo họ, phương pháp sử dụng để phát hiện Covid-19, được gọi là phản ứng chuỗi polymerase (PCR), không thể phân biệt được giữa vật liệu di truyền (RNA hoặc DNA) của virus gây lây nhiễm với các mảnh của virus “đã chết” vẫn còn sót lại trong cơ thể người bệnh một thời gian dài sau khi hồi phục, Tiến sĩ Oh Myoung-don, bác sĩ Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul, cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Năm (30/4), theo The Korea Herald.
Các xét nghiệm này “rất đơn giản”, theo Carol Shoshkes Reiss, giáo sư khoa học sinh học và thần kinh tại Đại học New York. “Mặc dù một người có thể đã phục hồi và không còn nhiễm bệnh, nhưng họ vẫn có thể mang trong người những đoạn nhỏ virus RNA [không hoạt động] vốn sẽ cho kết quả dương tính trong các xét nghiệm”.
Tín nhiệm Tổng thống Trump ở mức cao kỷ lục
Mức xếp hạng tín nhiệm của Tổng thống Trump đã trở lại mức cao nhất, nhờ sự ủng hộ chưa từng có của khối cử tri độc lập, nhóm người mà ông cần để tái đắc cử nhưng cho đến nay vẫn gặp khó khăn để thuyết phục, theo Washington Examiner.
Cuộc khảo sát mới nhất của Gallup cho thấy 49% người trưởng thành tán đồng với cách điều hành đất nước của ông Trump, tăng từ 43% vào hai tuần trước đó. Ông Trump chưa bao giờ vượt mốc 49% trong cuộc khảo sát của Gallup.
Kết quả này xuất hiện bất chấp những cơn bão chỉ trích của giới truyền thông về cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và kế hoạch sớm mở cửa nền kinh tế của ông.
Trung Quốc lại cấm đánh bắt cá thường niên ở Biển Đông, điều hải cảnh giám sát
Tân Hoa xã tối 1/5 đưa tin chính phủ Trung Quốc vừa áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên Biển Đông, bắt đầu từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8, với sự giám sát của lực lượng hải cảnh và kiểm ngư nước này.
Phạm vi cấm đánh bắt sẽ trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ bắc, bao gồm một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, theo báo Thanh Niên.
Tân Hoa xã dẫn thông báo từ lực lượng hải cảnh Trung Quốc cho biết, 50.000 tàu cá nước này sẽ dừng hoạt động đánh bắt trong thời gian 3 tháng rưỡi và lệnh cấm thực thi sẽ được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo quy định và luật pháp liên quan được Trung Quốc đề ra.
Biểu tình dân chủ trở lại Hồng Kông vào Ngày Quốc tế Lao động
Hồng Kông đã đối mặt với sự trỗi dậy các cuộc biểu tình dân chủ sau khi tình hình Covid-19 được cải thiện, theo South China Morning Post.
Người biểu tình đã tập trung tại khu ra vào trung tâm thương mại New Town Plaza ở đường Sha Tin vào khoảng 7 giờ tối thứ Sáu (1/5), và hát vang bài “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng”, quốc ca của phong trào biểu tình dân chủ.
Cảnh sát đã phong tỏa khu vực, xịt hơi cay, viện dẫn luật cấm tụ tập đông người để phòng dịch mới được ban hành. Người biểu tình hô vang “Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta” khi họ rút lui.
(Nguồn ảnh thumb: ảnh chụp màn hình Youtube/WHO).
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-chieu-2-5-who-canh-bao-lan-song-bung-phat-dich-covid-19-ke-tiep.html

Tạp chí đặc biệt

Dịch Covid-19,

cơ hội để Trung Quốc đuổi kịp Hoa Kỳ

Minh Anh
Tháng Tư này thời sự nóng bỏng nhất vẫn là diễn tiến tình hình dịch bệnh virus corona trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, điều thu hút sự chú ý của các nhà quan sát là cuộc khẩu chiến gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Sau thương mại, công nghệ, và quân sự, Washington và Bắc Kinh nay tiếp tục đối đầu trên cả mặt trận y tế.
Hai đích ngắm
Nhật báo công giáo La Croix trong một số báo ra tháng 4/2020 khẳng định : « Virus corona, chất xúc tác của cuộc đối đầu Mỹ – Trung ». Tổng thống Mỹ Donald Trump sau một thời gian khen ngợi cách xử lý dịch bệnh của chủ tịch Tập Cận Bình, bỗng chốc đổi giọng, gọi Covid-19 là « virus Trung Quốc » và chỉ trích mạnh mẽ Bắc Kinh « nói dối số liệu, che giấu thông tin » để dịch bệnh lây lan khắp thế giới. Nguyên thủ Mỹ còn đi xa hơn, đòi điều tra về nguồn gốc virus và nhất là thông báo đình chỉ đóng góp tài chính cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)bị cáo buộc « theo đuôi » Trung Quốc.
Chính quyền Bắc Kinh ngay sau đó thông báo hỗ trợ thêm cho WHO 30 triệu đô la. Trước đó, Trung Quốc cũng « phản pháo » đáp trả, cáo buộc Hoa Kỳ đã chế tạo và mang virus vào lãnh thổ Trung Quốc. Theo Bắc Kinh, dịch virus corona đã bắt đầu từ Mỹ. Và đỉnh điểm của cuộc khẩu chiến là hai bên lần lượt cho trục xuất các nhà báo của đối phương.
Một số nhà quan sát cho rằng khi chơi lá bài « mối họa Trung Quốc », ông Donald Trump tìm kiếm cho mình một « vật tế thần » để xua tan những lời chỉ trích về việc chậm trễ phản ứng trong xử lý dịch bệnh. Vậy ai thua, ai thắng ? Nhà địa chính trị học Pascal Boniface, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược (IRIS), phân tích :
« Trên thực tế, Donald Trump và Tập Cận Bình không cùng chơi trên một địa bàn và trong cùng một cuộc cạnh tranh. Donald Trump chỉ chăm chăm nhắm vào các cử tri của mình, ông ấy đang trong giai đoạn vận động tranh cử. Mà các cử tri của ông lại ghét cay ghét đắng các định chế quốc tế này.
Họ có cảm giác là những định chế này gây trở ngại chủ quyền của Mỹ, rằng những tổ chức đó cản trở Mỹ thực thi các quyền tự do ra quyết định và nhất là các định chế nào đến hỗ trợ các nước Nam Mỹ. Họ cho rằng sự hỗ trợ này là không hợp lẽ, rằng những nước phương Nam đó là vô ơn với Hoa Kỳ, tóm lại là những nước bạc bẽo và số tiền đó đã bị chi ra lãng phí gây thiệt hại cho lợi ích nước Mỹ.
Nhưng ông Tập Cận Bình thì đâu có nhắm đến những cử tri này, ông chỉ quan tâm đến công luận quốc tế. Do vậy, đây đúng là một thắng lợi nhưng không hẳn là một thất bại của Donald Trump bởi vì cả hai không chơi trên cùng một sân, và cũng không nhắm đến cùng một mục tiêu. »
Trung Quốc và những chiếc vòi bạch tuộc
Bắc Kinh, tuy khống chế được dịch Covid-19, nhưng bị nhiều nước phương Tây chỉ trích không minh bạch để dịch bệnh lây lan khắp toàn cầu. Nay Trung Quốc tận dụng cơ hội Mỹ và nhiều nước phương Tây đang lao đao chống chọi với Covid-19, tìm cách thể hiện như là một cường quốc lớn hiệu quả, vị tha và có trách nhiệm. Trung Quốc quảng bá rầm rộ các chiến dịch hỗ trợ y tế, cung cấp khẩu trang và trang thiết bị y khoa cho những nước bị tác động nặng nề của dịch virus corona trong đó có Ý, Pháp, Tây Ban Nha và cả Mỹ.
Phải chăng Trung Quốc đang xuất khẩu mô hình xử lý dịch bệnh của mình, một mô hình điều hành chuyên chế nhưng hiệu quả ? Chuyên gia Laurent Nardon, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) nhận định  :
« Bắc Kinh đang ca khúc khải hoàn với chúng ta, xóa sạch tất cả những vấn đề mà Trung Quốc gây ra bằng cách gởi khẩu trang và trang thiết bị y tế của Trung Quốc đến Ý, Pháp và thậm chí cả Mỹ nữa. Một điều chắc chắn là hình ảnh của Trung Quốc sẽ trở nên tích cực hơn. Và đây hẳn là một tin tốt lành cho chế độ Trung Quốc bởi vì đây là một trong những vấn đề chính trong hành trình chinh phục thế giới, đó chính là ʺquyền lực mềmʺ (soft power), là khả năng gây ảnh hưởng. Trung Quốc bị xem như là một Nhà nước chuyên chế, có một chế độ kiểm soát xã hội rất chặt chẽ, các nước láng giềng phải e sợ. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa có được một sức quyến rũ như là Mỹ đang làm nhờ vào Hollywood. Thế nên, khi ồ ạt đến hỗ trợ y tế, là lúc Trung Quốc ra đi chinh phục công luận trên toàn thế giới ».
Với những chiến dịch rầm rộ đó, liệu rằng sau đại dịch Trung Quốc sẽ thống trị thế giới ? Nhà nghiên cứu Laurent Nardon giải thích những hành động trên nằm trong xu hướng bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc ra toàn thế giới từ nhiều năm qua.
« Đây là một đề tài tranh luận thật sự nóng bỏng cho rất nhiều nhà quan sát về quan hệ quốc tế. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy một số việc. Chẳng hạn như Sáng kiến Những con đường Tơ lụa mới – Belt and Road Initiative (BRI). Đây là một dự án khổng lồ của Trung Quốc, được đưa ra vào năm 2013. Mục đích là nhằm thành lập những con đường trên bộ và hàng hải nối liền Trung Quốc với thế giới. Một cách chính xác, dự án này cho phép Trung Quốc đầu tư vào những cơ sở hạ tầng to lớn trên mọi châu lục. »
Trump « Make China Great Again ! »
Vẫn theo bà Laurent Nardon, không chỉ trong kinh tế, đầu tư, Bắc Kinh còn tìm cách nắm lấy kiểm soát nhiều định chế quốc tế để dễ bề thao túng theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Từ mười năm qua, Bắc Kinh đã tăng gấp đôi mức đóng góp cho nhiều định chế của Liên Hiệp Quốc.
« Trung Quốc là quốc gia đóng góp thứ hai sau Hoa Kỳ và nhất là từ 10 năm gần đây, Trung Quốc còn nắm quyền lãnh đạo 4 trong số 15 định chế của Liên Hiệp Quốc trong những lần bỏ phiếu bầu chọn tổng giám đốc các tổ chức này. Tôi có thể liệt kê ở đây : Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) hay như Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). »
Thế nhưng, theo giới chuyên gia tại Pháp, sở dĩ Trung Quốc có thể « đà thắng xông lên » trên trường quốc tế đó là do lỗi của Hoa Kỳ. Ở những nơi nào nước Mỹ của Donald Trump thoái lui lại được Trung Quốc lấp dần vào khoảng trống. Theo quan điểm của ông Pascal Boniface, chính Donald Trump đã « Make China Great Again ».
« Cuối cùng, người ta có thể nói rằng Trung Quốc đang áp dụng các binh pháp của Tôn Tử và họ đang thắng mà không cần phải chiến đấu bởi vì người Mỹ bỏ chạy khỏi trận đấu mà Trung Quốc không có ở đó. Nước Mỹ dưới thời Donald Trump tấn công vào những định chế mà họ thoái lui : Từ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) cho đến các hiệp ước Liên Hiệp Quốc như thỏa thuận khí hậu Paris, thỏa thuận hạt nhân Iran…
Hiển nhiên ở cấp độ quốc tế, công luận, nhất là các nước không thuộc phương Tây thấy đây là một thắng lợi. Tất cả những nước không phương Tây đó thấy là có một nước đang chơi trò chủ nghĩa đa phương mà không thấy rằng trò chơi đa phương đó đã bị công cụ hoá và một nước khác thì không theo chủ nghĩa đa phương, một nước không quan tâm đến họ.
Hệ quả là gì ? Đây là một thắng lợi cho Trung Quốc. Chính sách của Trump càng củng cố thêm vị thế quốc tế cho Trung Quốc, tầm quan trọng của Trung Quốc trên trường quốc tế. »
Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ ?
Từ những quan sát này, có một câu hỏi luôn ám ảnh nhiều người : Liệu rồi Trung Quốc có sẽ vượt qua Mỹ để trở thành siêu cường hàng đầu ? Cuộc đối đầu trực diện giữa một siêu cường đang hồi suy tàn và một siêu cường đang lên có sẽ xảy ra hay không ? Chuyên gia Pascal Boniface cho rằng trong trước mắt vẫn chưa thể xảy ra. Ông giải thích :
« Trung Quốc sắp tới vẫn chưa thể qua mặt được Hoa Kỳ, bởi vì nước Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế thế giới hàng đầu, họ vẫn bỏ xa Trung Quốc rất nhiều. Hơn nữa, Trung Quốc bị lệ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ. Có một sự thâm nhập lẫn nhau giữa hai nền thị trường Mỹ và Trung Quốc, điều chưa hề có trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai nền kinh tế Mỹ và Liên Xô.
Do vậy, nếu kinh tế Mỹ hay các nền kinh tế châu Âu phương Tây bị đình trệ, Trung Quốc cũng sẽ khó khăn. Tuy nhiên, vào cuối cuộc khủng hoảng này, Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng tốc đuổi theo Hoa Kỳ nhưng sẽ không vượt qua được nước Mỹ bởi vì những nền tảng cơ bản trong nền kinh tế Mỹ cao hơn Trung Quốc và nước Mỹ sẽ chống chọi được với cuộc khủng hoảng.
Nhưng đúng là trên phương diện ảnh hưởng bên ngoài với phần còn lại của thế giới, cũng có thể cả trên bình diện kinh tế, Trung Quốc sẽ tăng tốc để đuổi kịp theo Hoa Kỳ. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200502-covid-19-trung-quoc-hoa-ky-doi-dau-tap-chi

Tin Việt Nam – 02/05/2020

“Theo tôi, thực chất của việc dựng tượng đài là một dự án tiêu tiền ngân sách. Vì sao việc dựng tượng đài lại trở nên rầm rộ trong nhiều năm trở lại đây?
“Là vì dự án tượng đài có lá bùa là liên quan đến lãnh tụ và các vị anh hùng dân tộc hoặc những nhân vật nổi tiếng trong sử sách. Việc dựng tượng đài sẽ đảm bảo về mặt chính trị khiến cho cấp trên nhanh chóng phê duyệt, đồng tình và ít khi bị bác bỏ.
“Từ lá bùa này, việc dự toán và quyết toán thuận lợi, vì sẽ không ai để xảy ra lùm xùm sợ ảnh hưởng đến chính trị. Số tiền làm tượng đài bao giờ cũng khủng và việc đội giá sẽ bị bỏ qua. Đó là lý do mà phong trào làm tượng đài trở nên rầm rộ.”
Trước câu hỏi ngành Tòa án và ngành khoa học lịch sử, ngành mỹ thuật, điêu khắc, tạc tượng, đặc biệt là những bên tư vấn, tham mưu chuyên môn cho dự án, có thể có những việc gì đáng làm và ưu tiên hơn, Tiến sỹ Xuân Diện nói:
“Qua vụ việc dựng tượng Vua Lý Thái Tông cho thấy là thứ nhất ngành Toà án đưa ra tối kiến và khi bị dư luận phản đối thì chống chế yếu ớt.
“Thứ hai, các giáo sư, tiến sĩ tham gia tư vấn thì tệ hơn nữa. Họ không hiểu biết hoặc cố tình đánh lẫn lộn “nhân vật tiêu biểu” với “biểu tượng” và xúi Toà án tối cao đi vào chỗ bế tắc.
“Thứ ba là nhà điêu khắc thì lười sáng tạo và đi theo lối mòn sáo rỗng dẫn đến ba mẫu thiết kế vừa mâu thuẫn Á – Âu, vừa rập khuôn máy móc và kém sáng tạo, lệ thuộc, sao chép.
“Và cuối cùng thứ tư, về phối cảnh kiến trúc cũng vậy. Đó là một bản vẽ pha trộn Á – Âu, mô phỏng đơn giản, kém sáng tạo.
“Bản vẽ ban đầu phối cảnh Quảng trường Công lý, nơi đặt tượng Vua Lý, rất lạ. Cột vòng cung tại sảnh tòa sẽ khiến người ta nghĩ ngay đến vành móng ngựa. Đặt Vua như vậy, nhìn ngoài vào khác gì Vua đang đứng sau vành móng ngựa. May là dừng”.
Tuy nhiên qua sự kiện này, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cũng rút ra thêm một số điểm mà theo ông là đáng tuyên dương:
“Mạng xã hội nhanh chóng lên tiếng, giới luật sư rất có trách nhiệm, báo chí làm đúng chức năng và kịp thời; và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao biết lắng nghe, biết sợ dư luận.”
‘Đất nước của tượng đài và lăng mộ?’
Cũng hôm thứ Sáu, khi được BBC News Tiếng Việt liên lạc, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu, một nhà quan sát từ Việt Nam, nhắc lại quan điểm mà ông đã viết mới đây trên Facebook:
“Dựng tượng tiêu biểu ngành, tạc tượng lưu danh các chánh án, có phải Tòa án Nhân dân Tối cao đang muốn tiên phong mở đường cho một xu thế làm suy yếu đất nước?
“Nếu bộ nào cũng dựng tượng các bộ trưởng, ngành nào cũng dựng tượng đầu ngành, thì đất Hà Nội đâu đủ chỗ cho các tượng đây?
“Những năm gần đây, hình thành phong trào xây tượng đài. Cả nước xây tượng đài. Tốn kém vô kể về tiền bạc và đất đai.
“Cũng những năm gần đây, hình thành phong trào xây lăng mộ. Các quan càng to lăng mộ càng lớn. Có người lăng mộ còn chiếm nhiều đất hơn cả vua.”
Theo Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu, người ta không thể “lưu danh cho hậu thế” bởi tượng đài và lăng mộ do mình tự dựng lên. Hậu thế sẽ dỡ bỏ nếu hậu thế không tự nguyện tôn vinh.
Ông Nguyễn Ngọc Chu đề nghị:
“Điều mà Tòa án Nhân dân Tối cao cần làm – là chấm dứt các án oan sai, chấm dứt hối lộ trong xử án, chấm dứt án bỏ túi, chấm dứt chạy án, và loại bỏ các quan tòa dốt nát về trình độ, băng hoại về đạo đức ra khỏi ngành tòa án. Lúc đó nhân dân sẽ tự động tôn vinh ngành tòa án.
“Đừng biến Việt Nam thành đất nước của tượng đài và lăng mộ,” Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu viết trên Facebook cá nhân của ông.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52514173

Ngành tòa án hết đòi dựng tượng vua đến tượng các cố chánh án!

Theo thông tin từ Văn phòng Tòa án Nhân dân Tối cao được truyền thông trong nước trích dẫn, ngoài việc dự kiến xây dựng 1 bức tượng vua Lý Thái Tông cao 5,3m, ngành này còn dự tính xây dựng nhiều bức tượng bán thân các cố Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, đặt tại Quảng trường Công lý thuộc trụ sở mới của cơ quan này ở Hà Nội.
Trả lời RFA hôm 1/5, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói:
“Khi mà dựng tượng thì người ta phải thẩm định người đó có đáng được tổ chức mức độ đó hay không? Tôi nghĩ những người phụ trách phải có những hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, nhà kiến trúc, bên cạch đó phải có cơ quan có thẩm quyền. Câu chuyện đó thì rõ ràng Bộ công an Việt Nam họ cũng đã làm như thế, họ dựng tượng các ông Bộ trưởng công an các thời kỳ từ năm 1945 trở lại đây. Có nhiều ý kiến, nhưng tôi nghĩ không phải chỗ nào cũng làm như thế mà phải có lãnh đạo thống nhất, của ban tư tưởng, của giới chuyên môn. Chứ trong tình hình đất nước nghèo đói, mà dựng tượng này tượng kia, thì tạo phản cảm không tốt cho xã hội.”
Thực tế, các cố chánh án được nêu tên chưa từng được công chúng ghi nhớ như những người có sự đóng góp sâu sắc cho sự giữ gìn công lý ở chốn pháp đình, đến mức phải dựng tượng để vinh danh.
-LS Đặng Đình Mạnh

Trước đó, Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết, dự kiến tượng vua Lý Thái Tông đúc bằng đồng đỏ nguyên khối, sẽ được đặt tại trụ sở Tòa án Nhân dân Tối cao và các Tòa án Nhân dân các cấp… Tuy nhiên, do không dựng được tượng vua Lý tại các tòa án trên cả nước, vì phản ứng của công luận, Tòa án Nhân dân Tối cao quay sang dựng tượng các cố chánh án.
Khi trao đổi với RFA qua tin nhắn hôm 1/5 liên quan vấn đề này, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định:
“Có vẻ như tục bái vật tưởng chừng đã bị khai tử cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thì bây giờ đang tái sinh mạnh mẽ trong tư duy các quan tòa sở hữu nhiều bằng cấp cao vời vợi.
Thực tế, các cố chánh án được nêu tên chưa từng được công chúng ghi nhớ như những người có sự đóng góp sâu sắc cho sự giữ gìn công lý ở chốn pháp đình, đến mức phải dựng tượng để vinh danh. Nếu không muốn nói, sự thiếu vắng công lý trong các bản án tòa tuyên ngày nay, một phần, đều là di sản của các cố chánh án đời trước để lại.”
Theo Luật sư Đặng Đình Mạnhcơ quan quản lý có thể dựng tượng các ông Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long, Huỳnh Văn Nén, Trần Văn Thêm, dân oan Thủ Thiêm, Tiên Lãng, Đồng Tâm, Dương Nội, Vườn Rau Lộc Hưng … và sắp tới đây là Hồ Duy Hải tại các sảnh chính của tòa án thì sẽ hữu dụng và ý nghĩa hơn. Vì hằng ngày ra vào trụ sở tòa án, nhìn ngắm các bức tượng dân oan bị mất trắng cuộc đời, tài sản … vì sự sai lầm của các thẩm phán tiền nhiệm, sẽ nhắc nhở các thẩm phán đương chức về món nợ công lý mà ngành tòa án chưa trả được cho người dân nuôi cơm áo cho mình.
Nhà báo, Facebooker Bạch Hoàn khi trao đổi với RFA hôm 1/5 qua tin nhắn liên quan vấn đề này, nhận định một cách mỉa mai:
“Tôi đề nghị ngành toà án chi trăm tỉ, ngàn tỉ để đúc đồng dựng tượng luôn cả các chánh án đương nhiệm chứ không chỉ là các cố chánh án.
Hãy đặt các tượng đồng đỏ nguyên khối ấy ở tất cả các toà án trên khắp đất nước. Nhờ có tượng, dân oan khắp nơi biết rõ bộ mặt nào đã gây ra oan khiên cho họ.
Nhờ có tượng, mai này nhân dân không quên những ai đã dẫn dắt nền tư pháp của đất nước này – một nền tư pháp của những cái đầu dù sống giữa thời đại văn minh nhưng vẫn muốn mang vua chúa ra làm biểu tượng công lý.”
Không chỉ ngành tư pháp Việt Nam muốn đúc tượng, hầu như địa phương nào của Việt Nam cũng muốn xây tượng đài, quảng trường với chi phí lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng.
Mới nhất là trường hợp xảy ra ở Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, một trong những huyện mà theo báo chí trong nước là nghèo nhất cả nước, nhưng lại đang xây dựng tượng đài với kinh phí khoảng 14 tỉ đồng. Đó là dự án xây dựng Tượng đài chiến thắng Khâm Đức do Ủy ban Nhân dân huyện Phước Sơn thực hiện, trên diện tích đất rộng khoảng 10 hecta.
Giáo sư Ngô Bảo Châu trong một lần bình luận trên trang cá nhân của mình cho rằng: “trẻ em cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, mà bỏ hàng ngàn tỷ dựng tượng đài, thì không khốn nạn, cũng thần kinh”.
Từ Nha Trang hôm 1/5, nhà báo Võ Văn Tạo nói với RFA ý kiến của mình:
“Việt Nam có nạn tượng đài lâu nay rồi, cũng như các nước độc tài cộng sản trước đây như Liên Xô cũ, khối Đông Âu… ở đâu cũng có tượng được. Chuyện Tòa án Nhân dân Tối cao đề xuất làm tượng Vua Lý, rồi dư luận phản đối lại chuyển sang làm tượng của 4 ông cố chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Tôi biết ông Phạm Văn Bạch khi tôi còn nhỏ, rồi ông Trịnh Hồng Dương là người cuối cùng… Tôi thấy họ chả có gì xuất sắc cả, chẳng qua là họ đứng đầu ngành tòa án thôi.”
Theo Nhà báo Võ Văn Tạo, nếu tìm hiểu kỹ lưỡng thì chắc gì những vị cố chánh án đó, là những tài năng về nghiệp vụ, cũng như trong sáng về đạo đức… kể cả có đúng như thế, thì ông Tạo cũng cho là không cần thiết dựng tượng, vì sẽ gây lãng phí vô cùng. Theo ông hãy dùng tiền đó để làm những việc thiết thực hơn. Ông cho biết thêm:
“Ai cũng biết ngành tòa án Việt Nam không độc lập, xét về nhiều mặt, nó không đúng. Chẳng hạn những người đấu tranh cho nhân quyền đúng ra phải được ghi công, thì bị kết án rất nặng nề. Nhưng cũng khó trách họ vì họ cũng chỉ là người của chế độ này thôi. Tòa án Việt Nam thì cứ trên bảo sao thì làm vậy. Rõ ràng là nguyên tắc xét xử ở Việt Nam rất buồn cười, rất yếu kém, mà mấy ông đó cầm đầu ngành tòa án mấy chục năm nay như thế mà lại lập tượng đài thì là chuyện buồn cười và vô lý.”
Ai cũng biết ngành tòa án Việt Nam không độc lập, xét về nhiều mặt, nó không đúng. Chẳng hạn những người đấu tranh cho nhân quyền đúng ra phải được ghi công, thì bị kết án rất nặng nề.
-Nhà báo Võ Văn Tạo

Theo dự án được công bố, 4 cố Chánh án mà Tòa án Nhân dân Tối cao muốn dựng tượng gồm: ông Trần Công Tường (giai đoạn 1958-1959), ông Phạm Văn Bạch (giai đoạn 1959-5/1981), ông Phạm Hưng (giai đoạn 1979-1997) và ông Trịnh Hồng Dương (giai đoạn 1997-2002).
Theo điều tra của Tổ Chức Project 88, chính quyền Việt Nam hiện đang cầm tù 269 nhà hoạt động và 143 người khác có nguy cơ bị bắt. Đây chỉ là những con số thống kê được, trong thực tế, con số những nhà hoạt động bị bắt giữ, bị đe dọa còn cao hơn.
Đặc biệt trong năm 2019, nhà cầm quyền đã ra tay đàn áp một cách thô bạo, với những bản án ‘bỏ túi’ vô cùng khắc nghiệt. Có người bị kết án lên đến 11 năm tù giam với cáo buộc bị cho là ‘tuyên truyền hay xuyên tạc, chống phá nhà nước’…
Tiêu biểu như trường hợp thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh đã bị Tòa Án Nghệ An kết án 11 năm tù giam vì đã dạy cho học sinh tập hát bài “Trả Lại Cho Dân” một sáng tác của Nhạc sĩ Việt Khang. Hay vụ Tòa Án An Giang đã xử ông Trần Thanh Giang, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, với bản án 8 năm tù giam.
Và nhiều trường hợp khác như ông Nguyễn Chí Vững, môt Facebooker đã bị Tòa Án Tỉnh Bạc Liêu kết án 6 năm tù giam, hay ông Phạm Văn Điệp (Thanh Hóa), ông Đoàn Viết Hoan, Võ Thường Trung, Ngô Xuân Thành, Nguyễn Đình Khuê, Huỳnh Minh Tâm và cô Huỳnh Thị Tố Nga (đều ở Đồng Nai)… Tất cả đều bị kết án tội danh tuyên truyền chống nhà nước, với mức án từ 5 năm tù trở lên.
Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, điều mà tòa án thiếu là công lý, chứ không phải là biểu tượng ông vua, và càng không phải là tượng các ông bà cố chánh án. Làm tròn thiên chức của pháp đình là ban phát công lý, thì mỗi thẩm phán sẽ đều được hãnh diện khắc tượng trong lòng nhân tâm, chứ cần chi đến những bức tượng vô tri vô giác, làm ông phỗng bị chê trách giữa chợ đời muôn trùng oan khuất…
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/should-statues-of-the-chief-justices-be-erected-05012020125924.html

Việt Nam tiếp tục muốn kiểm soát thông tin mạng xã hội

Trong dự thảo đưa ra hôm 29/4 có đề nghị sửa đổi và bổ sung một số điều trong Nghị định năm 2013 về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet. Bộ TT&TT Việt nam cho rằng Facebook và Google vẫn chưa tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam. Bộ này muốn những công ty này phải có giấy phép do chính phủ Việt Nam cấp để thiết lập mạng xã hội tại Việt Nam và tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam, cho biết luật an ninh mạng khi được ban hành năm 2018 vẫn chưa được rõ, gây khó khăn trong công tác quản lý, nên cần sửa đổi, bổ sung:
“Nghị định về Facebook và Google khi họ đăng phải phản ảnh một cách trung thực, ví dụ như việc hiển thị bản đồ Việt Nam không đúng, thì có thể yêu cầu gỡ bỏ bản đồ đó đi, vì có thể chặn việc đó lại vì nó xâm phạm an ninh quốc gia.
Luật an ninh mạng năm 2018 có những điều chưa được rõ, ví dụ như là những việc tung tin giả, thì phải xử lý hình sự. Ví dụ như vừa rồi liên quan đến Covid-19, có người đưa thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, như việc chưa có ca nào tử vọng nhưng có người lại nói trên mạng xã hội là có nhiều người chết, gây hoang mang dư luận xã hội. Nên người này bị xử phạt cho việc tung tin thất thiệt, sẽ bị xử lý về mặt hình sự.”
Đó là những lý do theo luật sư Hậu về sự ra đời của Nghị định số 15 thay thế cho Nghị định 174, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực internet:
“Nghị định 15 này ban hành để xử phạt các hành vi trong lãnh vực vô tuyến viễn thông, qui định về những hành vi về thông tin điện tử và torng đó có điều khoản cũng nêu rõ hành vi vi phạm, cũng như trách nhiệm sử dụng mạng xã hội, phần lớn người dùng internet nên lưu ý. Đó là việc cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín cá nhân, hoặc tuyên truyền, bạo lực, dâm ô, tội ác, tệ nạn xã hôi, mê tín dị đoan…v.v;”
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, người sử dụng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đăng thông tin không đúng sự thật, vì vậy phải đưa ra cơ chế pháp lý này để xử lý đối với những thông tin không đúng, gây hoang mang và mất trật tự xã hội.
Ông Nguyễn Tử Quảng, CEO BKAV và là Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Bkis thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, ủng hộ quyết định yêu cầu Facebook và Google phải có giấy phép để hoạt động ở Việt Nam vì theo ông, các công ty hoạt động ở quốc gia nào phải tuân thủ luật pháp của quốc gia đó. Ông Quảng có chỉ ra một ví dụ như Liên minh châu Âu cũng đã ban hành các quy định về quyền riêng tư và các công ty như Facebook bắt buộc phải tuân theo.
Ngoài ra, ông Quảng cho biết các công ty trong nước hiện phải tuân thủ luật pháp Việt nam chặt chẽ hơn công ty nước ngoài như Facebook và Google, tạo ra sự mất cân bằng trong cạnh tranh thị trường:
“Tôi cũng được biết những quy định về quản lý mạng xã hội ở Việt Nam cũng thuộc loại không quá chặt chẽ, nhưng cũng không quá lỏng. Nhưng mà các công ty trong nước hiện nay đang phải tuân thủ chặt chẽ hơn là các công ty nước ngoài. Tôi cho rằng cũng phải công bằng giữa các công ty trong nước và nước ngoài.”
Ông Lê Ngọc Sơn, thuộc Viện Khoa học Truyền thông của Đại học Công nghệ Ilmenau ở Đức, cho rằng qui định của Việt Nam dành cho những công ty mạng xã hội nước ngoài phải có giấy phép hoạt động phù hợp với các thông lệ đang diễn ra trên thế giới. Ông Sơn chỉ ra vai trò quan trọng của mạng xã hội trong việc thể hiện quyền tự do ngôn luận, nhưng mặt trái của việc này liên quan đến những hành vi phát tán thông tin thất thiệt, ảnh hưởng đến quyền lợi công dân.
“Theo thông lệ, các nước ở châu Âu như Đức, nơi mà tôi đang làm việc, cũng đã yêu cầu các nhà mạng tuân thủ các luật pháp sở tại, trong đó có qui định tuân thủ bảo mật. Đồng thời, liên quan đến các thông tin thất thiệt mà đưa lên nhà mạng xã hội đó thì họ phải có trách nhiệm phối hợp cùng nhà nước để có một đội đặc nhiệm để có thể phản ứng ngay lại khi các thông tin thất thiệt đó lưu hành trên mạng và ảnh hưởng đến quyền lợi người khác.”
Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng việc quản trị thông tin mạng xã hội như là một liều thuốc chính sách và không có gì là tuyệt đối trong một thế giới đa chiều như hiện nay. Ông nghĩ không có chính sách nào hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai, vì điều đó còn tùy thuộc vào cách thức quản lý và tình trạng xã hội hiện tại.
Nhà báo Võ Văn Tạo có nhận định rằng nhà nước Việt Nam rất ngại thông tin trên mạng mà họ không kiểm soát được. Ông Tạo cho rằng, Nghị định mới có thể sẽ gây tác động đến những hãng truyền thông của nước ngoài và các nhà chức trách nên cân nhắc quyền lợi của quốc gia vì cái lợi của internet đem lại cho kinh tế xã hội rất lớn. Việc kiểm soát và chặn thông tin không có lợi cho chính phủ Việt Nam luôn xảy ra trong nhiều năm qua tại Việt Nam:
“Những người mà quan sát, đọc thông tin trên mạng ở Việt Nam, ai cũng biết có nhiều trang mạng, đài báo bị chặn nhiều, ví dụ như Đài Á Châu Tự Do của Hoa Kỳ, đài BBC…v.v., đều bị chặn. Tại vì người dùng internet thì nhiều, nhưng mà những người biết kỹ thuật vượt tường lửa thì không nhiều lắm. Chính phủ Việt Nam họ muốn hạn chế thông tin mà họ không muốn người dân biết. Chứ những người có chút hiểu biết sẽ bày cho nhau để vượt qua những bức tường lửa đó, để đọc được những thông tin khách quan, trung thực, đa phương của thế giới mà không khó khăn mấy.”
Vừa rồi, bài viết thời sự của RFA đăng ngày 14/4 với chủ đề thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cộng đồng kiều bào trợ giúp cho đất nước chống lại dịch bệnh Covid-19 đã bị ngăn chặn phát tán trên mạng xã hội trong nước.
Anh VTL, chuyên viên về cơ sở hạ tầng và an ninh mạng, cho biết hiện tại người dùng ở Việt Nam vẫn sử dụng mạng xã hội nước ngoài như Facebook, YouTube bình thường. Tuy nhiên, trước đây khi có những lần những trang mạng này bị chặn, người dùng có hiểu biết về kỹ thuật có thể dùng phương pháp VPN (Virtual Private Network – mạng riêng ảo) để truy cập. Nhưng việc sử dụng VPN đòi hỏi phải đóng phí và thường có thể gây cho việc truy cập chậm hơn khi phải qua đường nối khác để vào thay vì có thể truy cập trực tiếp.
Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng, nếu Facebook không hợp tác suông sẻ với chính phủ Việt Nam trong việc quản lý thông tin đăng tải trên mạng xã hội, thì tình huống xấu nhất có thể xảy ra là việc hoạt động của cong ty này sẽ bị chặn hoàn toàn ở Việt Nam, vì người dùng sẽ mất đi một phương tiện trao đổi thông tin mà lâu năm đã được sử dụng rộng rãi trong nước.
Vào ngày 23/4, người phát ngôn của Facebook cũng cho RFA biết qua email rằng, Facebook phải cam kết hạn chế thêm một số nội dung theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam để tránh bị chặn hoạt động hoàn toàn. Người phát ngôn này cho biết nếu Facebook bị chặn hoàn toàn ở Việt Nam sẽ gây thiệt hại bất lợi đến cho hàng triệu doanh nghiệp nhỏ ở nước này khi họ mất quyền sử dụng dịch vụ và công cụ quảng bá thương hiệu của mình để tiếp cận khách hàng mới.
Tuy nhiên, người phát ngôn Facebook khẳng định nếu có thể, Facebook vẫn cố gắng kiên quyết từ chối tuân thủ gỡ bài, thông tin của người dùng theo yêu cầu của Việt Nam nếu bài viết đó không vi phạm quy định cộng đồng của tập đoàn này.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-wants-to-continue-censoring-information-on-social-media-05012020151813.html

Vì sao các chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Việt Nam không hiệu quả?

Ban hành quyết định mới về thu hút, trọng dụng nhân tài
Quyết định số 297/QĐ-BNV về Kế hoạch xây dựng Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, vào ngày 28/4/2020 ký ban hành thay cho Quyết định số 470/QĐ-BNV, được ký vào ngày 05/6/2019.
Theo đó, kế hoạch đề án này được nói là nhằm nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách, giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thu hút những người tài giỏi, trong đó có chính sách thu hút người gốc Việt về nước làm việc.
Đồng thời, đề xuất cơ chế phát hiện bồi dưỡng tài năng cho những học sinh, sinh viên; nhất là các sinh viên tốt nghiệp giỏi và xuất sắc cả trong nước lẫn nước ngoài để đào tạo thành nguồn cán bộ cốt cán.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ tiến hành khảo sát tại 10 bộ ngành và địa phương và khảo sát tập trung vào chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao và thực trạng tuyển dụng, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thực tế tuyển dụng và sử dụng nhân tài
Đài RFA ghi nhận chủ trương thu hút nhân tài vào làm việc trong bộ máy các cơ quan nhà nước được Chính phủ Việt Nam thực hiện qua những kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức. Truyền thông, báo giới quốc nội thường trực đưa tin liên quan các kỳ thi tuyển dụng này và luôn phanh phui tình trạng quan liêu, sai trái xảy ra tại các kỳ thi. Điển hình một trong những trường hợp mới nhất, được ghi nhận vào đầu hạ tuần tháng 3 vừa qua, là Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông ký quyết định công nhận cho con trai chưa có bằng đại học được tuyển dụng vào viên chức.
Mặc dù vậy, các kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức được đánh giá như là sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã và đang từng bước thay đổi hệ thống nhân sự nhà nước.
Ông Lê Huân, một người từng tham dự kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức ở tỉnh An Giang, vào tối ngày 1/5 cho RFA biết ông đã đậu kỳ thi tuyển và được nhận vào làm việc ở một cơ quan hành chính nhà nước. Ông Huân chia sẻ ông cảm thấy hài lòng về môi trường làm việc trong những năm qua:
“Mình hài lòng. Những gì không hài lòng thì mình có quyền góp ý. Người ta cũng dân chủ, cũng cho mình nói ý kiến của mình.”
Tuy vậy, không ít người quan tâm đến tình hình thu hút, trọng dụng nhân tài của Chính phủ Việt Nam khẳng định rằng hiệu quả rất thấp.
Đối với những người nghiên cứu khoa học thuần túy thì việc về nước đúng là lãng phí. Bởi vì nghiên cứu khoa học cần sáng tạo, cần nghĩ điều người khác không dám nghĩ, làm những điều người khác chưa dám làm. Tuy nhiên ở nước mình thì người nghĩ những điều người khác không dám nghĩ và làm những việc người khác không dám làm thì khó lắm. Nói chung guồng máy không hoan nghênh những người dám nghĩ dám làm như thế. Nghiên cứu khoa học thì ở đâu cũng có cái hay và có cái dở nên có thể gọi là khác biệt. Không phát huy được trong công việc và suy nghĩ khác cách suy nghĩ thông thường của Việt Nam nên khó hòa hợp và hội nhập, không còn phù hợp với môi trường đó nữa
-Tiến sĩ An Hà

Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, từ Sài Gòn vào tối ngày 1/5, nói với RFA theo nhận định của ông tại Việt Nam tồn tại hai yếu tố quan trọng khiến cho những người tài giỏi, đặc biệt là giới trẻ không muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng nêu lên yếu tố thứ nhất:
“Chế độ giáo dục đào tạo tuyên truyền và giáo dục tầm bậy bạ mà vẫn có bằng cấp gây phản cảm xã hội cà gây cản trở cho sự phát triển của giáo dục. Ví dụ như họ ban phát những cái bằng tại chức cho những người đã có chức quyền rồi mới đi học, mà nhiều khi cũng không có giờ tới lớp và gần như không học hành gì cả nhưng vẫn có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Nhất là mới hồi năm ngoái, họ đã ban hành đạo luật chính thức công nhận bằng tại chức ngang tầm với bằng chính quy. Có nghĩa là họ để cho những người vô học có bằng ngang tầm với những người học hành nghiêm túc mới có thể có được tấm bằng. Như vậy, một cách đương nhiên họ khuyến khích bằng dỏm, họ khuyến khích những cách giáo dục lung tung. Và do đó, những vị trí có quyền lực, những vị trí có thể giúp được nhiều cho xã hội đã bị những người học bằng chuyên tu, học bằng tại chức lấy hết, chiếm hết thì làm sao tuổi trẻ có động lực để phát huy việc học thuật của mình sau này đóng góp cho xã hội, cho quốc gia?”
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng nhấn mạnh về yếu tố thứ hai:
“Những cơ sở nhà nước liên quan các khâu nghiên cứu khoa học là những nơi cơ cấu nhân sự khép kín. Và cuối cùng thì những nơi đó rất đông đảo những người phải nói là bất tài, thiếu tầm, thiếu tâm hiện hữu chiếm chỗ, chiếm việc và họ là các lực cản đối với sự tham gia của những người trẻ có tài năng.”
Trong một lần trò chuyện với một số du học sinh Việt Nam quyết định ở lại nước ngoài làm việc mà không về nước, Đài RFA được nghe Tiến sĩ An Hà, từ Anh Quốc, bày tỏ:
“Đối với những người nghiên cứu khoa học thuần túy thì việc về nước đúng là lãng phí. Bởi vì nghiên cứu khoa học cần sáng tạo, cần nghĩ điều người khác không dám nghĩ, làm những điều người khác chưa dám làm. Tuy nhiên ở nước mình thì người nghĩ những điều người khác không dám nghĩ và làm những việc người khác không dám làm thì khó lắm. Nói chung guồng máy không hoan nghênh những người dám nghĩ dám làm như thế. Nghiên cứu khoa học thì ở đâu cũng có cái hay và có cái dở nên có thể gọi là khác biệt. Không phát huy được trong công việc và suy nghĩ khác cách suy nghĩ thông thường của Việt Nam nên khó hòa hợp và hội nhập, không còn phù hợp với môi trường đó nữa.”
Hiệu quả của Nghị quyết mới?
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng cho rằng Nghị quyết về Kế hoạch xây dựng Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài mà Bộ Nội vụ vừa ký ban hành là việc làm đáng được khuyến khích. Thế nhưng, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng khẳng định điều đầu tiên và cơ bản mà Chính phủ và Nhà nước Việt Nam phải làm là thay đổi tư duy và cách thức làm việc. Bằng không thì các nghị quyết thu hút, trọng dụng nhân tài đều không mang lại hiệu quả cao.
Trong khi đó, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan và Đại học New South Wales, ở Úc, lên tiếng với RFA rằng ông lưu ý đến khái niệm “nhân tài” được đề cập trong Nghị quyết mới về Kế hoạch xây dựng Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài. Qua ứng dụng messenger, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết quan điểm của ông:
“Năm nay, tôi thấy đề án có đề cập đến câu hỏi ‘thế nào là nhân tài’, rồi trả lời rằng ‘chỉ có quần chúng Nhân dân mới đánh giá được một người có tài hay không’. Theo tôi đây là một sai lầm. Trước hết, hãy bỏ qua khái niệm ‘nhân tài’, vì đó là khái niệm rất ư là chung chung và các lí thuyết gia chẳng ai đồng thuận thế nào là ‘nhân tài’. Kế đến là để nhận dạng một nhà khoa học, một giáo sư, hay một chuyên gia, quần chúng không thể làm việc đó. Chỉ có người trong ngành mới có thể đánh giá khả năng chuyên môn của một chuyên gia trong ngành (trong khoa học người ta gọi là “peer reviewer”).”
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh rằng“Không nên sáng tạo ra một cách bình duyệt bởi quần chúng làm gì. Thật ra, câu hỏi là ‘ai là quần chúng’?”.
Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn là người hướng dẫn rất nhiều sinh viên Việt Nam đến Úc học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa và ông cũng thường xuyên về Việt Nam công tác và làm việc. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cũng từng phổ biến một bài viết về cơ hội và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút chuyên gia nước ngoài. Trong bài viết vừa nêu, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đề ra một số biện pháp như Việt Nam phải sẵn sàng đầu tư cho phòng “lap” nghiên cứu, trao quyền độc lập cho các nhà khoa học và tiền lương phải hợp lý.
Tôi đã làm trong 20 năm cuối đời cho giáo dục Việt Nam và gặp nhiều khó khăn. Khó khăn đến nỗi mà tôi có cảm tưởng như mình đang sống lưu vong tại quê hương Việt Nam
-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng
Vào tối khuya hôm 1/5, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn nói với RFA rằng trong thực tế những ai muốn về làm việc ở Việt Nam thì đã về. Họ tự tìm đến các trường đại học hay viện nghiên cứu, chứ họ không trông chờ gì từ một chánh sách chung. Và dù bản thân ông đóng góp ý kiến của mình như thế, nhưng ông không nhìn thấy được viễn ảnh gần trong tương lai về chủ trương này của Chính phủ Việt Nam, bởi lý do là môi trường làm việc trong hệ thống nhà nước luôn do Đảng quyết định. Giáo sư Nguyễn văn Tuấn buông lời một câu kết luận với chúng tôi:
“Không có hy vọng gì đâu. Bởi vì bao nhiêu năm nay họ cũng như vậy mà!”
Và Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, một vị giáo sư dành hết thời gian nghỉ hưu ở Vương quốc Bỉ trở về Việt Nam tận sức đóng góp cho ngành giáo dục của nước nhà, nhưng ông phải ngậm ngùi rằng:
“Tôi đã làm trong 20 năm cuối đời cho giáo dục Việt Nam và gặp nhiều khó khăn. Khó khăn đến nỗi mà tôi có cảm tưởng như mình đang sống lưu vong tại quê hương Việt Nam.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-does-vietnam-government-fail-in-hiring-talented-employees-05012020144045.html

Việt Nam không phát hiện ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng, thêm 2 ca tái dương tính

Tính đến chiều ngày 2/5, Việt Nam đã trải qua 16 ngày không phát hiện thêm ca nhiễm COVID-19 nào trong cộng đồng.
Tổng số người nhiễm COVID-19 trên cả nước tính đến chiều ngày 2/5 là 270 ca, trong số này có 219 ca đã chữa khỏi và không có ca tử vong nào.
Tuy nhiên cũng trong ngày 2/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết có thêm 2 bệnh nhân tái dương tính với virus corona chủng mới, nâng tổng số tái dương tính trên cả nước lên 14 ca.
Sở Y tế TP. HCM cho biết hai ca dương tính trở lại đã được đưa và Bệnh viện dã chiến Củ Chi và hiện sức khoẻ đã ổn định.
2 bệnh nhân này gồm: bệnh nhân số 124, 52 tuổi, quốc tịch Brazil, xuất viện ngày 14/4; và bệnh nhân số 235, 25 tuổi, quốc tịch Anh, được xuất viện vào ngày 13/4.
TP Hồ Chí MInh đã ghi nhận tổng cộng 53 trường hợp nhiễm COVID-19, trong số này có bệnh nhân sô 91 được nói là trong tình trạng nguy kịch, vẫn tiếp tục được thở máy và lọc máu.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/another-2-positive-with-covid-19-again-05022020102520.html

Mỹ viện trợ cho Việt Nam hơn 9 triệu đô la giúp ứng phó với COVID-19

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 1/5 cho biết Hoa Kỳ đã quyết định viện trợ cho Việt Nam thêm 5 triệu đô la hỗ trợ kinh tế nhằm giảm thiểu những tác động do dịch bệnh COVID-19 gây nên.
Trước đó, Mỹ cũng đã viện trợ cho Việt Nam 4,5 triệu đô la nhằm hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, công tác xét nghiệm các trường hợp nghi nhiễm COVID-19, và kiểm tra sức khoẻ hành khách tại các điểm nhập cảnh.
Khoản tiền 5 triệu đô la mới được cho biết bao gồm hỗ trợ phục hồi khu vực tư nhân bằng cách giảm thiểu tác động tài chính của đại dịch COVID-19 lên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết tác động phi tài chính mà các doanh nghiệp này phải đối mặt, hợp tác với các bên liên quan của chính phủ Việt Nam trong công tác hỗ trợ của chính phủ.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink trong tuyên bố đưa ra viết rằng: “Sự trợ giúp này là cam kết của chúng tôi (Mỹ) giúp một nước Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập”.
Từ ngay khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát vào tháng 12 năm ngoái, Hoa Kỳ đã cam kết một khoản hỗ trợ lên đến 775 triệu đô la giúp các nước, các tổ chức quốc tế trong việc đối phó với dịch bệnh.
Hồi tháng trước, Việt Nam đã trao cho phía Hoa Kỳ hơn 250.000 khẩu trang y tế các vật dụng y tế khác để đối phó với dịch bệnh COVID-19.
Hoa Kỳ hiện là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19 với hơn 1,1 triệu ca nhiễm bệnh và hơn 65.000 ca tử vong.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-provided-vn-with-another-usd-5-mil-05022020101724.html

Điểm tin kinh tế tuần qua: Nhà đầu tư Trung Quốc gia tăng ‘thâu tóm’ doanh nghiệp Việt giữa Covid-19

Nhật Ánh
Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin kinh tế nổi bật trong nước và quốc tế tuần qua (từ 25/4-1/5).
Điểm tin kinh tế trong nước:
1- Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn:
“Nhà đầu tư Trung Quốc gia tăng ‘thâu tóm’ doanh nghiệp Việt giữa Covid-19”
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính từ đầu năm đến nay lượng nhà đầu tư từ Trung Quốc thực hiện giao dịch rót vốn đầu tư qua hình thức M&A của doanh nghiệp Việt Nam lên đến 557 lượt với tổng vốn góp là hơn 230 triệu đô la Mỹ. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượt góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Trung Quốc của doanh nghiệp Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay tăng hơn 154 lượt giao dịch (tăng hơn 38%) với số tiền tăng thêm khoảng 65 triệu đô la.
Tuy nhiên, lo lắng của giới phân tích không chỉ dừng lại các doanh nghiệp Việt Nam bị thâu tóm mà nó còn ảnh hưởng đến cả ngành, lĩnh vực kinh doanh ở Việt Nam khi doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm. Bởi lẽ theo các chuyên gia, việc các nhà đầu tư Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam có khả năng họ sẽ không rót vốn mở rộng đầu tư, sản xuất mà sẽ nhập hàng Trung Quốc về gắn mác hàng Việt để xuất khẩu.
Bên cạnh đó, giữa thương chiến Mỹ – Trung, hàng hóa Trung Quốc xuất qua Mỹ gặp khó khăn, không loại trừ các doanh nghiệp Trung Quốc cũng chọn Việt Nam là nơi trung chuyển để “sơ chế” hàng hóa trước khi xuất khẩu sang Mỹ nhằm lẩn tránh thuế. Điều này không chỉ đẩy các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đến chỗ khó khăn hay phá sản, mà còn tiềm ẩn nguy cơ hàng Việt Nam bị áp thuế trừng phạt với mức cao từ các quốc gia nhập khẩu trong đó có Mỹ và các nước châu Âu,…
Nói tóm lại, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 này, việc các nhà đầu tư Trung Quốc rót vốn vào Việt Nam qua giao dịch góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh không chỉ dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam từng bước bị loại ra khỏi thị trường mà nguy cơ lớn hơn là sẽ có thể ảnh hưởng đến ngành, hàng hóa sản xuất trong nước.
2- Theo báo Vnexpress:
“Khoản lỗ chỉ trong quí 1 của Vietnam Airlines đã nhiều hơn lợi nhuận của cả năm 2019” do đại dịch Covid-19
Năm ngoái, Vietnam Airlines lãi khoảng 2.537 tỷ đồng của cả năm 2019, trong đó quý I lãi khoảng 1.200 tỷ đồng. Bất ngờ là riêng quý I năm nay, hãng hàng không này đã lỗ hơn 2.600 tỷ đồng, theo báo cáo tài chính Vietnam Airlines vừa công bố. Doanh nghiệp này cho biết lỗ nặng do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và trực tiếp đến ngành hàng không.
Đây là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử của Vietnam Airlines và nhiều hơn lợi nhuận ròng 2.500 tỉ đồng của cả năm 2019. Những năm trước, quí 1 luôn là thời điểm hãng hàng không quốc gia lãi lớn do tần suất khai thác chuyến bay tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán và sau Tết nguyên đán.
Trong văn bản giải trình, ban lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết trước tác động của dịch bệnh Covid-19, doanh thu bình quân của khách nội địa giảm 29%, khách quốc tế giảm 34%, doanh thu thuê chuyến giảm 49%.
3- Theo thời báo kinh tế Sài gòn online:
Kỷ lục buồn nhất trong lịch sử 60 năm của ngành Du lịch Việt Nam
Đúng như dự báo, tháng 4/2020 là tháng “thảm họa” của ngành du lịch với những kết quả không thể tệ hơn. Cả nước chỉ có hơn 26.000 lượt khách quốc tế trong khi chỉ vài tháng trước con số này là hàng triệu, đơn cử như hồi tháng Giêng đã có gần 2 triệu lượt khách đến Việt Nam.
Ngành du lịch Việt Nam đã có 60 năm lịch sử, tính từ ngày 9/7/1960, khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký Nghị định 26/CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam. Trong suốt hành trình đó, chưa khi nào du lịch lại phải đối mặt với tình trạng suy giảm khách sâu rộng như đợt khủng hoảng do Covid-19 đem lại lần này.
Dưới đây là những con số cho thấy mức độ tàn phá của Covid-19 với du lịch. Nhìn những con số này, một doanh nhân lâu năm trong ngành đã nói “chưa có kỷ lục nào buồn đến thế”.
Lượng Du khách từ tất cả các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Úc đều giảm trên 90%. Tháng 1 ghi nhận gần 2 triệu du khách, tháng 2 giảm xuống còn khoảng 1,2 triệu, tháng 3 có hơn 400 ngàn và tháng 4 chỉ còn hơn 26.000 du khách, vậy so với tháng 1 thì mức giảm của tháng 4 lên tới 98%.
Doanh thu lữ hành trong 4 tháng đầu năm 2020 của dịch vụ lữ hành từ một số tỉnh, thành phố lớn đã giảm mạnh, Bà Rịa- Vũng tàu giảm 62%, Khánh Hoà giảm 59%, TP. HCM giảm 58%, Hà Nội giảm 51% và Đà Nẵng giảm 41%.
Doanh thu lưu trú, ăn uống cũng giảm mạnh: Khánh Hoà giảm 52%, TP. HCM  giảm 45%, Hà Nội giảm 42%,  Bà Rịa – Vũng tàu giảm 42%, Đà Nẵng gỉam 41%.
4- Theo Zing:
FLC báo lỗ kỷ lục kể từ khi niêm yết
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quí 1-2020 với doanh thu vẫn ghi nhận đà tăng trưởng nhưng lợi nhuận lỗ kỷ lục do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Cụ thể, 3 tháng đầu năm, tập đoàn bất động sản nghỉ dưỡng này ghi nhận 4.768 tỷ đồng doanh thu, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán trong quí vừa qua của FLC đã tăng hơn gấp đôi lên 6.215 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp báo số âm 1.448 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 84 tỉ đồng).
Đây là số lỗ quý lớn nhất mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý từ khi niêm yết hồi cuối năm 2011 đến nay. Lần gần nhất FLC thua lỗ cũng đã diễn ra từ quý II/2011, cách đây gần 10 năm.
Theo lãnh đạo tập đoàn, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận chuyển từ lãi sang lỗ kỳ này là do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 đến hoạt động của các ngành du lịch, hàng không, nghỉ dưỡng và bất động sản. Điều này khiến giá vốn hàng bán tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019 và khiến tập đoàn rơi vào tình trạng kinh doanh không đủ bù giá vốn.
Điểm tin Kinh tế thế giới:
1- Theo báo Thanh niên:
“Kinh tế châu Á sắp ngừng tăng trưởng lần đầu tiên trong 60 năm”
Tờ The Star ngày 16/4 đưa tin Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế châu Á năm nay sẽ lần đầu tiên ngừng tăng trưởng trong vòng 60 năm do đại dịch Covid-19 gây tác động chưa từng có đến lĩnh vực dịch vụ và xuất khẩu. Dự báo kinh tế châu Á sẽ đạt mức tăng trưởng 0% lần đầu tiên trong 60 năm qua, mức dự báo này hơn hẳn so với mức tăng trưởng 4,7% trong khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-2008, và mức 1,3% trong khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
2- Theo Thời báo kinh tế Sài gòn:
“Covid-19 tàn phá thị trường lao động Mỹ với 10 triệu người mất việc”
Hơn 6,6 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ trong tuần trước, tăng hơn 3.000% kể từ đầu tháng 3 và nâng tổng số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở nền kinh tế thế giới lên gần 10 triệu chỉ trong vòng hai tuần qua. Con số choáng váng này cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của dịch Covid-19 trên thị trường lao động Mỹ.
Lượng người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ có thể thấp hơn con số thực tế vì nhiều bang không xử lý kịp lượng đơn khổng lồ do thiếu nhân sự, các trang web bị quá tải và đường dây điện thoại bị nghẽn.
Các nhà kinh tế dự báo cơn khủng hoảng dịch Covid có thể khiến 16-20 triệu người Mỹ mất việc, đẩy tỷ lệ thất nghiệp từ mức 3,5% trong tháng 2 lên mức 15,6% trong vòng vài tháng tới, vượt xa tỷ lệ thất nghiệp trong thời kỳ đại suy thoái kinh tế Mỹ 2007-2009.
3. Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn:
“Nhu cầu đi lại hàng không mất 2-3 năm để hồi phục
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo lượng hành khách đi lại hàng không trong năm nay sẽ giảm 50% so với năm 2019, đánh dấu sự kết thúc một thập kỷ tăng trưởng nhu cầu đi lại hàng không được thúc đẩy nhờ các hãng máy bay giá rẻ và nhu cầu tăng nhanh ở các thị trường mới nổi. Giám đốc điều hành IATA, Alexandre de Juniac, cho rằng các thị trường hàng không nội địa sẽ được mở cửa trở lại trước tiên một phần là vì các chính sách hàng không trong phạm vi quốc gia có thể được điều phối dễ dàng hơn và hành khách còn ngại đi du lịch nước ngoài. Ông cũng dự báo các tuyến bay quốc tế, thường sử dụng máy bay cỡ lớn, có thể mất vài năm để hồi phục về mức trước đại dịch Covid-19.
Giám đốc điều hành Boeing, David Calhoun, đồng tình nhận định này khi cho rằng nhu cầu đi lại hàng không sẽ mất 2-3 năm để phục hồi về mức của năm 2019. Ông dự báo các tuyến bay nội địa chặng ngắn có thể phục hồi trước các tuyến bay quốc tế khi các lệnh yêu cầu người dân ở nhà được dỡ bỏ.
Đồng thời vào ngày 29/4, Boeing công bố báo cáo tài chính cho thấy trong quí 1, hãng này lỗ 641 triệu đô la Mỹ và doanh thu giảm còn 16,9 tỷ đô la so với mức 22,9 tỷ đô vào cùng kỳ năm ngoái.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-kinh-te-tuan-qua-nha-dau-tu-trung-quoc-gia-tang-thau-tom-doanh-nghiep-viet-giua-covid-19.html

Tin Biển Đông – 02/05/2020

Tin Biển Đông – 02/05/2020

Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông – Tâm Tuệ

Ngày 1/5, Trung Quốc ngang ngược đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá thường niên ở Biển Đông, bắt đầu từ trưa cùng ngày với sự giám sát của lực lượng hải cảnh và kiểm ngư nước này.
Tân Hoa xã phát đi lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp nói trên bắt đầu được áp dụng từ 12h ngày 1/5 đến 12h ngày 16/8. Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Lực lượng hải cảnh Trung Quốc, 50.000 tàu cá sẽ dừng hoạt động đánh bắt trong thời gian 3,5 tháng và lực lượng này sẽ thực thi lệnh cấm một cách nghiêm ngặt theo cái gọi là quy định và luật pháp liên quan.
Lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè phi lý là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy phát triển ngành thủy sản bền vững và cải thiện sinh thái biển.
Trung Quốc gần đây liên tiếp có những hành động hung hăng và thói ‘bắt nạt’ trên biển Đông bị cộng đồng quốc tế chỉ trích dữ dội.
Trong một động thái đáng chú ý, hôm 28/4/2020, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink đã công khai nói với truyền thông Việt Nam rằng Mỹ phản đối kịch liệt và lên án các hành vi ‘phi pháp, khiêu khích’ của Trung Quốc trên Biển Đông.
“Chúng tôi kịch liệt phản đối và lên án Trung Quốc lợi dụng việc các nước trong khu vực đang tập trung chống dịch để thúc đẩy những hành vi phi pháp và mang tính khiêu khích ở Biển Đông,” ông Krintenbrink nói hôm thứ Ba, khi trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

TQ cảnh báo một tàu Mỹ tuần tra ở Biển Đông

Quân đội Trung Quốc ngày 28-4 nói nước này đang giám sát một tàu Mỹ, cho rằng con tàu trên đã “xâm nhập” vào cái mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa ở Biển Đông, tức chỉ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thông tin này do đại tá Li Huamin, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Chiến khu Nam Bộ, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) – đưa ra.
Đài CGTN (Trung Quốc) dẫn lời ông Li cho biết quân đội Trung Quốc đang giám sát một tàu chiến Mỹ, được cho đã “xâm nhập vào vùng biển Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Tây Sa” ở Biển Đông “mà không có sự cho phép”.
Li nói quân đội Trung Quốc đã cảnh báo và yêu cầu tàu Mỹ rút khỏi “Tây Sa”.
Tây Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng trái phép.
Trong bản tin vừa qua, CGTN cũng thuật lại lời ông Li rằng “hành động của Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế liên quan và là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc”.
Theo tờ South China Morning Post (Hong Kong), con tàu Mỹ xuất hiện và bị Trung Quốc cảnh báo nêu trên là tàu khu trục mang tên lửa đẫn đường USS Barry.
Trước đó, truyền thông Đài Loan đưa tin USS Barry đi qua eo biển Đài Loan lần thứ hai trong tháng này. Trong cả hai lần đó, Trung Quốc đều cử tàu chiến của PLA bám theo.
Hồi tháng 1 năm nay, ông Li cũng từng chỉ trích Mỹ về việc “cố ý khiêu khích” trong mùa tết, sau khi tàu USS Montgomery đi qua khu vực Trường Sa.
Mỹ xem việc điều tàu chiến tuần tra ở Biển Đông là hoạt động tự do hàng hải (FONOPS).

Chiến thuật “khó đoán” của Mỹ ở Biển đông

Hai máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer đã thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông vào ngày 29.4. Đây là một phần trong chiến thuật “khó dự đoán” của quân đội Mỹ.
Hai máy bay ném bom B-1B cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota (Mỹ), thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông rồi quay trở lại căn cứ, theo trang Pacific Air Forces ngày 30.4. Chuyến bay này kéo dài 32 giờ.
Hồi tuần rồi, một máy bay ném bom B-1B hôm 22.4 đã thực hiện chuyến bay kéo dài 29 giờ tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để bay diễn tập cùng 6 máy bay chiến đấu F-16 (Mỹ) và các chiến đấu cơ F-2, F-15 của Nhật Bản ở ngoài khơi Nhật Bản rồi quay trở lại căn cứ.
“Đây là nhiệm vụ nhằm đảm bảo cam kết với đồng minh và ngăn chặn đối thủ, cùng lúc thực hiện mô hình triển khai lực lượng linh động”, ông Lincoln Coleman, chỉ huy Phi đội ném bom thứ 37, cho biết.
Chiến thuật mới của Mỹ
Trả lời phỏng vấn đài CNN, ông Timothy Heath, chuyên gia quốc phòng của tổ chức nghiên cứu chính sách Rand Corp (Mỹ), cho biết các nhiệm vụ liên tiếp và bất ngờ là một phần chiến thuật “không thể đoán trước được hoạt động” của Lầu Năm Góc hay còn gọi là mô hình triển khai lực lượng linh động. Mục tiêu của chiến thuật mới là không để cho đối thủ dự đoán được việc triển khai lực lượng cố định hoặc luân phiên.
Ông Heath chỉ ra một động thái tương tự hôm 17.4, khi đó Không quân Mỹ bất ngờ rút các máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52 khỏi đảo Guam ở Thái Bình dương. Động thái này chấm dứt chương trình Máy bay ném bom hiện diện thường trực ở Guam.
Tuy nhiên, năm ngày sau đó, máy bay ném bom B-1B bất ngờ quay trở lại Thái Bình Dương, diễn tập với chiến đấu cơ Nhật Bản ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. “Như vậy, dù máy bay ném bom không còn hiện diện ở Guam nhưng luôn sẵn sàng xuất kích. Tương tự, các lực lượng của Mỹ cũng có khả năng thực hiện những nhiệm vụ liên tiếp và bất ngờ ở Biển Đông, không giống mô hình trước đây vốn có thể dự đoán được”, chuyên gia Heath nói.
Nhà phân tích Carl Schuster, cựu đại tá Hải quân Mỹ, cho biết chiến thuật “khó dự đoán” cũng thể hiện rõ khi tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry hôm 28.4 bất ngờ thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải gần các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố đã triển khai lực lượng để cảnh báo và xua đuổi khu trục hạm Mỹ USS Barry khỏi vùng biển gần Hoàng Sa ngày 28.4. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau (tức 29.4), Trung Quốc chắc chắn rất bất ngờ khi hai máy bay ném bom chiến lược B-1B xuất hiện ở Biển Đông và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill thì tuần tra gần Trường Sa, theo ông Schuster.
Điều này cho thấy sự thay đổi chiến thuật của Mỹ, với những cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải được thực hiện liên tiếp ở Biển Đông. Trước đây, những cuộc tuần tra như thế này thường xảy ra cách nhau vài tuần hoặc hơn.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 23.4 đã lên án Trung Quốc lợi dụng thế giới tập trung ứng phó đại dịch Covid-19 để tiếp tục thực hiện hành vi khiêu khích ở Biển Đông.
Ông Pompeo đã chỉ rõ những hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông trong tháng 4, bao gồm: thành lập hai đơn vị hành chính cấp quận – huyện bất hợp pháp để kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam; xây trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi ở Trường Sa; điều đội tàu dọa dẫm và ngăn chặn láng giềng thăm dò, khai thác tài nguyên ngoài khơi.

Có thượng tôn pháp luật mới có hòa bình, ổn định ở Biển Đông

Chỉ có tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các bên liên quan ở Biển Đông thì mới có hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng không chỉ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà cả thế giới này.
“Cái lý không có chân” của Trung Quốc trên Biển Đông
Các quốc gia, tổ chức và dư luận ở khu vực cũng như trên thế giới đang ngày càng quan tâm, bày tỏ lo ngại sâu sắc trước những hành vi gây căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua của Trung Quốc.
Đó là việc Trung Quốc thông báo thành lập những cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”. Đây là việc làm vi phạm nghiêm trọng chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cùng với đó, Trung Quốc còn khiến các quốc gia ASEAN hết sức lo ngại khi triển khai nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 tới hoạt động tại khu vực phía Nam Biển Đông về phía vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Sau việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương xâm phạm nghiêm trọng vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt gần 3 tháng từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10-2019, việc Trung Quốc triển khai nhóm tàu này xuống sâu phía Nam Biển Đông làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh đang leo thang trong việc tiến hành các hoạt động nhằm độc chiếm vùng biển này theo yêu sách phi lý và phi pháp “đường lưỡi bò” (còn gọi là “đường lưỡi bò 9 đoạn” hay “đường 9 đoạn”).
Những hành vi gây căng thẳng, đe dọa hòa bình và ổn định gần đây của Trung Quốc được cho là Bắc Kinh đang lợi dụng việc các quốc gia khu vực và thế giới đang dốc sức phòng chống đại dịch Covid-19 để đẩy mạnh các hoạt động nhằm hiện thực hóa tham vọng “đường lưỡi bò”.
Điều này càng thấy rõ hơn khi Trung Quốc vừa cơ bản kiểm soát được đại dịch xuất phát từ chính quốc gia này, vào ngày 23-3-2020, Trung Quốc đã gửi công hàm lên Liên hợp quốc phản hồi tài liệu của Philippines để cho rằng, Bắc Kinh “có chủ quyền với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần kề”, rằng họ “có quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan, với đáy biển và lòng đất”. Trung Quốc còn cho rằng mình “có quyền lịch sử” ở Biển Đông, dựa trên “bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Có thể nói, những lý lẽ cũng như cái gọi là bằng chứng mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền ở Biển Đông theo yêu sách “đường lưỡi bò” không có gì mới, chẳng qua lặp lại những gì mà họ đã công bố trước đây. Và tất cả những lý lẽ, “chứng cứ” này đều đã bị bác bỏ theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 vốn được xem là Hiến pháp của toàn thế giới về đại dương.
 Chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông không thể chối cãi và bác bỏ
Chính vì thế, ngày 30-3, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi công hàm lên Liên hợp quốc để phản hồi hai công hàm mà Trung Quốc đưa ra ngày 12-12-2019 và ngày 23-3-2020. Trong đó, Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các công hàm trên, khẳng định các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
Việt Nam một lần nữa nêu rõ có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Việt Nam khẳng định UNCLOS 1982 – công ước mà Trung Quốc cũng là một thành viên tham gia ký kết, là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo đó, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với điều 121(3) của UNCLOS 1982; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.
Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại UNCLOS 1982, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý. Lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề này đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.
Trên thực tế, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình ở Biển Đông, đồng thời chủ trương giải quyết các tranh chấp tại vùng biển này thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; đặcbiệt không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Dư luận quốc tế những ngày qua cho rằng những phản ứng của Việt Nam là nhất quán và phù hợp. Điều đó cho thấy Việt Nam đang chọn hướng đi dựa trên sức mạnh của dân tộc với truyền thống đấu tranh bảo vệ chủ quyền hàng nghìn năm, đồng thời Việt Nam thể hiện trách nhiệm với các quốc gia có yêu sách chủ quyền, các nước có lợi ích kinh tế ở Biển Đông, luôn đề cao việc giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông.
Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam lên tiếng với các nước, các tổ chức quốc tế để nhận diện rõ âm mưu, tham vọng nguy hiểm, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, bởi vì Biển Đông không chỉ có lợi ích của Việt Nam mà Biển Đông có lợi ích của toàn cầu. Do đó, trách nhiệm giữ được tự do hàng hải, hàng không cũng như hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông không chỉ là trách nhiệm của riêng Việt Nam mà còn đối với cả cộng đồng quốc tế, trong đó có Trung Quốc.
Chỉ có thượng tôn pháp luật mới có hòa bình và thịnh vượng ở Biển Đông; mọi toan tính dùng lý lẽ và chứng cứ phi pháp để che đậy cho hành động cường quyền, sức mạnh nhằm hiện thực hóa tham vọng biến vùng biển chung này thành “ao nhà” đều là mối đe dọa đối với lợi ích sống còn của các quốc gia khu vực và những cường quốc thế giới liên quan.

Chuyên gia Anh: TQ chủ đích đảo ngược luật pháp quốc tế trên Biển Đông

Chuyên gia Bill Hayton nhận định, Trung Quốc ngày càng phớt lờ dư luận quốc tế, thực hiện các bước đi gây nguy hiểm cho khu vực.
Trong vòng 1 tháng, Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn ở Biển Đông như đâm chìm tàu cá Việt Nam, điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và ngang nhiên thành lập đơn vị cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) trên Biển Đông.
Trả lời VTC News, ông Bill Hayton, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House) nhận định, đây là những “bước phát triển” hết sức nguy hiểm của Trung Quốc đối với an ninh khu vực.
“Bắc Kinh không quan tâm đến chỉ trích từ cộng đồng quốc tế. Việc gia tăng động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông ẩn chứa nhiều hiểm nguy, đe dọa đối với khu vực”, chuyên gia Bill Hayton phân tích.
Ngày 19/4, Trung Quốc tiếp tục ngang ngược tuyên bố cái mà Bắc Kinh gọi là “tên tiêu chuẩn” cho 25 đảo và bãi đá cùng 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông, trong đó có các thực thể nằm ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và các nước ở Biển Đông.
Ông Bill Hayton cho rằng, Trung Quốc đang đảo ngược luật pháp quốc tế có chủ đích, khi nước này ngang ngược tuyên bố cái mà Bắc Kinh gọi là “tên tiêu chuẩn” các đảo và bãi đá, thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông.
Trung Quốc không biết điều này hay đang cố đảo ngược luật pháp quốc tế một cách có chủ đích?
Chuyên gia Bill Hayton, Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh
“Không có quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền với các thực thể chìm dưới biển trừ khi chúng nằm trong phạm vi vùng 12 hải lý. Trung Quốc không biết điều này hay đang cố đảo ngược luật pháp quốc tế một cách có chủ đích?”, ông Bill Hayton nêu vấn đề.
“Trung Quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS1982) vốn quy định rõ ràng về những gì mà các quốc gia có thể và không thể tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, dường như Trung Quốc đang chống lại UNCLOS khi tuyên bố chủ quyền ở những nơi xa xôi như vậy”, chuyên gia nhấn mạnh.
Chuyên gia Bill Hayton cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện nhiều hành động phi pháp và khiêu khích ở Biển Đông trong thời gian tới. Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện các toan tính trên Biển Đông để thực hiện dã tâm kiểm soát vùng biển này.
“Trung Quốc sẽ thực hiện nhiều bước đi hơn để khẳng định yêu sách lãnh thổ của nước này ở Biển Đông. Đồng thời, Bắc Kinh cũng sẽ tìm cách củng cố quyền kiểm soát đối với các khu vực trên biển trong thời gian tới”, chuyên gia nhận định.
Bên cạnh đó, chuyên gia Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh nhấn mạnh rằng, các nước nên tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
“Tất cả các quốc gia nên tuân thủ luật pháp quốc tế, khẳng định lợi ích của mình cũng như đảm bảo an ninh, duy trì hòa bình trong khu vực. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) cung cấp các quy tắc, yêu cầu các nước tuân thủ và thực thi trên thực tế một khi đã cam kết”, ông Bill Hayton cho hay.
Chung quan điểm, tiến sĩ James R. Holmes, chuyên gia về chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hàng hải Mỹ (USNW) cho rằng, các động thái mới đây thêm một lần nữa chứng minh Trung Quốc không hề giấu diếm mục tiêu ở Biển Đông. Họ sử dụng nhiều công cụ để đạt được các mục tiêu đó.
“Mục đích của họ (Trung Quốc) như chúng ta đều biết là tìm kiếm, ra yêu sách chủ quyền phi pháp đối với vùng biển, vùng trời và một số thực thể trên đất liền nằm trong “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ ra, bao quanh phần lớn Biển Đông. Họ tìm kiếm chủ quyền với cái đích cuối cùng là quyền lực, quyền sở hữu.
Bắc Kinh đang cố gắng áp đặt chủ quyền trong “đường 9 đoạn” mà họ tạo ra, với yêu sách ngang ngược về quyền sở hữu. Bắc Kinh muốn thực thi nó theo ý chí của mình và muốn các quốc gia khác tuân theo”, ông Holmes nhận xét.
Theo ông James, với nhiều khu vực ở Biển Đông, Trung Quốc tự coi mình có chủ quyền. Vin vào đó để ngang nhiên thực hiện các hành động trái phép như cho phép đánh bắt cá, thu hoạch tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác.
“Trong trường hợp lần này, Trung Quốc gửi tàu Hải Dương 8 tới thăm dò dưới đáy biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”, ông James nhận định.

Powered by Blogger.