Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Chương trình Thời sự thứ Năm, 27/06/2019

Thursday, June 27, 2019 // ,
Cherry Radio
Cẩm Nhung | 27/06/2019 |

Nguồn: https://www.cherryradio.com.au/chuong-trinh-thoi-su-thu-nam-27062019-rd2304542


Tin nước Úc:
- Victoria: Người dân nên bảo vệ thông tin cá nhân khi gần kết thúc năm tài chính
- Tin Úc: Xu hướng tăng chất xơ trong khẩu phần ăn thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nấm tăng cao
- Melbourne: Vỡ đường ống nước trong chung cư, hàng trăm cư dân phải sơ tán ngay trong đêm hôm 23/6
- Chuyên mục thuế: Mua xe hơi vào mùa cuối năm tài chính, những điều cần lưu ý
- Victoria: Truy tìm thủ phạm ngược đãi động vật dã man
- Di trú: Ngừng nhận hồ sơ xin visa 457, Tây Úc bị thiếu hụt nhân lực ngành nhà hàng khách sạn
- Tin Úc: Cảnh báo mối nguy hiểm đáng sợ từ những chiếc túi chườm nước nóng
- Khả năng mua nhà ở Úc đã được cải thiện nhiều nhất kể từ năm 2016
- Tin vắn
Tin thế giới:
Ngày 28/6, Hội nghị Thượng đỉnh các nước nhóm G20 sẽ chính thức khai mạc tại thành phố Osaka, Nhật Bản. Theo nội dung nghị sự được nước chủ nhà Nhật Bản công bố, kinh tế thế giới là trọng tâm nổi bật và được dành nhiều thời lượng hơn cả. Bên cạnh hội nghị toàn thể, thế giới cũng chú ý đến cuộc gặp song phương Mỹ - Trung Quốc, hy vọng hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới tìm ra giải pháp giúp giải quyết cuộc chiến tranh thương mại đã kéo dài hơn 1 năm qua. Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra vào thời điểm thế giới đang có những diễn biến phức tạp với nhiều xung đột lợi ích. Hội nghị G20 được kỳ vọng sẽ đưa ra các giải pháp hữu hiệu giúp giải quyết bất đồng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Nhật Bản sẽ tổ chức bầu thượng viện vào ngày 21/7 nhằm bầu lại một nửa số ghế tại cơ quan này. Liên minh cầm quyền do Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Abe đứng đầu hy vọng sẽ giành đa số tại thượng viện sau cuộc bầu cử này để có thể thông qua những quyết định quan trọng. Trong cuộc họp báo diễn ra vào chiều 26/6, sau khi công bố quyết định, Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng, tiêu điểm lớn nhất trong cuộc bầu cử thượng viện tháng 7 tới đây hoặc là tiến hành cải cách hướng đến một kỷ nguyên mới dưới nền chính trị ổn định, hoặc là trở lại thời kỳ rối loạn một lần nữa, tức Thủ tướng Abe ám chỉ thời kỳ sau khi Đảng cầm quyền thất bại trong cuộc bầu cử thượng viện 2007. Trong khi đó, đại diện của các đảng đối lập cho rằng, tiêu điểm cuộc bầu cử lần này chính là vấn đề lương hưu và những bất cập trong tăng thuế tiêu dùng.
"Địa ngục đang tới": Châu Âu đang đối mặt với thời tiết nắng nóng nhất kể từ năm 2003 là bài viết trên tờ Business Insider, miêu tả về những ngày nhiệt độ lên tới 40 độ C. Dự báo, đợt nắng nóng này sẽ kéo dài tới hết ngày 28/6 tới. Các du khách tới với châu Âu đợt này có đôi phần thất vọng vì chuyến đi chơi bị ảnh hưởng lớn bởi thời tiết. Hiện tất cả các quốc gia ở miền nam châu Âu đều đưa ra cảnh báo nắng nóng liên tục có thể nguy hiểm tới sức khỏe người dân và khuyến cáo nên bổ sung nước, tránh ra ngoài trong thời tiết khắc nghiệt.
Ngày 26/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi. Hai bên đã thảo luận một loạt vấn đề từ bất đồng thương mại đến năng lượng, quốc phòng. Chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Mỹ nhằm đặt nền móng cho cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Modi vào cuối tuần này, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản. Quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ đã được cải thiện đáng kể từ thời chiến tranh lạnh. Mặc dù tiềm năng hợp tác rất lớn nhưng hai bên đã không thể biến thành hiện thực. Ngược lại, hai nước đang vấp phải một số vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt về thương mại.
Ngày 26/6, Chính phủ Venezuela thông báo vừa phá vỡ một âm mưu đảo chính mới của phe đối lập với sự hậu thuẫn từ bên ngoài, trong đó có cả kế hoạch giết hại các quan chức cấp cao của chính phủ như Tổng thống Nicolas Maduro và phu nhân, Chủ tịch Quốc hội lập hiến Diosdado Cabello. Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, Bộ trưởng Truyền thông Venezuela Jorge Rodriguez cho biết một nhóm cựu sỹ quan lực lượng vũ trang Venezuela đã lên kế hoạch tiếm quyền trong suốt 14 tháng. Hiện một số đối tượng liên quan đến âm mưu đảo chính đã bị cơ quan chức năng bắt giữ cùng với một lượng lớn vũ khí, trong đó có khoảng 140.000 viên đạn.
Ông Yury Ushakov - Trợ lý Tổng thống Nga - ngày 26/6 cho biết, Tổng thống Vladimir Putin có kế hoạch gặp Thủ tướng Anh Theresa May bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vào lúc 17 giờ (giờ địa phương) ngày 28/6 tại thành phố Osaka, Nhật Bản. Theo ông Ushakov, Tổng thống Putin và Thủ tướng May sẽ thảo luận tình hình hiện nay trong quan hệ song phương và vạch ra những biện pháp có thể bình thường hóa đối thoại chính trị giữa hai nước. Trong khi đó, hãng tin Reuters cũng dẫn nguồn tin từ Văn phòng Thủ tướng Anh xác nhận thông tin trên, đồng thời nhấn mạnh cuộc gặp sắp tới không đồng nghĩa với việc bình thường hóa quan hệ giữa London và Moskva.
Ngày 26/6, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật hỗ trợ ngân sách trị giá 4,5 tỷ USD cho cuộc khủng hoảng biên giới với Mexico trong bối cảnh Hạ viện cũng thông qua một dự luật riêng liên quan tới vấn đề này chỉ một ngày trước đó. Dự luật được Thượng viện thông qua với 84 phiếu thuận và 8 phiếu chống. Trong số 4,5 tỷ USD ngân sách được cấp thêm sẽ có 3 tỷ USD dành cho công tác viện trợ nhân đạo ở khu vực biên giới, trong đó có các khoản chi hỗ trợ Văn phòng Tái định cư Tị nạn của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS).
Ngày 26/6, truyền thông thế giới đã bàng hoàng trước bức ảnh chụp hai cha con bé gái 2 tuổi người El Salvador bị chết đuối ở biên giới Mỹ - Mexico. Bức ảnh phản ánh tình trạng khủng hoảng ở khu vực biên giới. Tình hình cũng không sáng sủa hơn với những trẻ em di cư đã đặt chân vào Mỹ. Hơn 300 trẻ em bị phát hiện sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn, mất vệ sinh, không có tã lót, quần áo sạch, không được tắm rửa, không đủ đồ ăn, nước uống và phải ngủ trên nền nhà tại trạm biên phòng gần biên giới El Paso. Được biết, riêng trong tháng 5/2019, đã có gần 10.000 trẻ nhập cư được đưa tới các trung tâm chăm sóc trẻ em của Bộ Y tế và Dịch vụ con người Mỹ, con số cao nhất từ trước đến nay.
Cơ quan công tố Paris ngày 26/6 đã loại bỏ khả năng một vụ phạm tội có chủ ý, đồng thời cho biết vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris có thể do đầu thuốc lá còn cháy hoặc chập điện. Hỏa hoạn đã xảy ra ngày 15/4 vừa qua. Sau khoảng 15 giờ đồng hồ, đám cháy được dập tắt hoàn toàn, nhưng ngọn tháp cao 91m và một phần mái của nhà thờ đã bị thiêu rụi. Hai tháng sau khi bị hỏa hoạn tàn phá, mái vòm nhà thờ Đức Bà Paris vẫn đang có nguy cơ sụp đổ. Bộ trưởng Văn hóa Pháp Franck Riester cho biết hiện Bộ mới nhận nhận được khoảng 80 triệu euro, chiếm chưa đến 10% số tiền mà các nhà tài trợ cam kết dành cho việc phục dựng nhà thờ.
Cảnh sát Hà Lan cho biết đã thu giữ 2,5 tấn ma túy đá với giá trị thị trường ước tính lên tới hàng trăm triệu Euro. Đây có thể được coi là lượng ma túy lớn nhất bị thu giữ từ trước đến nay tại châu Âu. Sản lượng cocaine toàn cầu năm 2017 đã tăng lên 1.976 tấn, mức cao nhất từ trước tới nay. Đây là nội dung báo cáo thường niên được Văn phòng Liên Hợp Quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) công bố ngày 26/6. Báo cáo cho biết trong vòng 10 năm từ 2007 - 2017, sản lượng cocaine trên thế giới đã tăng 50%, chủ yếu do sản xuất tăng tại Colombia, nước cung cấp khoảng 70% lượng cocaine toàn cầu. Bên cạnh đó, UNODC cũng cho biết theo thống kê năm 2017, trên thế giới có 53,4 triệu người sử dụng ma túy. Khoảng 35 triệu người bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn do sử dụng ma túy cần được điều trị trên thế giới, tăng 4,5 triệu người so với ước tính trước đó.
Triển lãm kỹ thuật quân sự Army 2019 đã được khai mạc vào ngày 25/6 tại ngoại ô Moskva, LB Nga, với sự tham gia của đại diện gần 120 quốc gia. Triển lãm đã trưng bày những khí tài hiện đại nhất trong biên chế quân đội Nga. Đây là lần thứ 5 Triển lãm kỹ thuật quân sự quốc tế được tổ chức tại Moskva. Năm nay, với hơn 27.000 sản phẩm và công nghệ, người xem được chứng kiến những thành tựu mới nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Ngoài các loại xe tăng - thiết giáp thế hệ mới, triển lãm năm nay đón nhận không ít hệ thống phòng không thế hệ mới cùng với đó là những robot tự hành, những máy bay không người lái với kho vũ khí cực mạnh có khả năng trở thành những chiếc tiêm kích thực thụ.
Canada vừa nối dài danh sách các tổ chức khủng bố khi quyết định đưa thêm nhóm cực đoan cánh hữu “Blood & Honor” và chi nhánh của nhóm này là “Combat 18” vào danh sách hôm 26/6. Chính phủ nước này cho rằng việc công bố các nhóm có tên trong danh sách khủng bố sẽ tạo thuận lợi cho việc truy tố những người ủng hộ và tài trợ tài cho các nhóm này. Chủ tịch Mạng lưới chống thù địch Canada, ông Bernie Farber, nhận định đây là một sự khởi đầu tốt đối với Canada. Chính phủ Canada mô tả “Blood & Honor” (B&H) là một mạng lưới quốc xã quốc tế, có hệ tư tưởng bắt nguồn từ học thuyết của Đức Quốc xã. Mạng lưới này được thành lập tại Anh năm 1987, phát triển mạnh trong những năm 1990 và thành lập các chi nhánh trên khắp châu Âu.
Tin thể thao:
Salah tỏa sáng, Ai Cập thắng CHDC Congo 2-0: Ai Cập đã giành chiến thắng thứ 2 ở bảng A tại CAN 2019. Họ đã đánh bại CHDC Congo với tỉ số 2-0 tại sân vận động quốc gia Cairo. Ahmed Elmohamady, cầu thủ thuộc biên chế Aston Villa, đã mở tỉ số cho Ai Cập ở phút 25. 2 phút trước khi kết thúc hiệp 1, ngôi sao của Liverpool, Mohamed Salah đã ghi bàn ấn định chiến thắng 2-0 cho Ai Cập. Ở trận đấu còn lại của bảng A, Uganda đã hòa 1-1 với Zimbabwe. Với 6 điểm sau 2 trận đấu, Ai Cập đang dẫn đầu bảng A và hơn đội nhì bảng là Uganda tới 2 điểm.
Man City muốn thay thế David Silva bằng Isco: Theo tờ Marca (Tây Ban Nha), HLV Pep Guardiola muốn thay thế David Silva bằng Isco. Tiền vệ David Silva cho biết anh sẽ rời Man City sau khi mùa bóng 2019-20 kết thúc. Do vậy, nhà ĐKVĐ Premier League đã lên kế hoạch tìm người thay thế David Silva và HLV Pep Guardiola đã đưa Isco vào tầm ngắm. Real Madrid có thể chấp nhận bán Isco với giá 80 triệu euro. Hợp đồng của Isco với Real Madrid sẽ đáo hạn vào năm 2022.
Joao Felix sắp gia nhập Atletico Madrid với mức phí khó tin: Tài năng trẻ của Bồ Đào Nha, Joao Felix (19 tuổi) sắp gia nhập CLB Atletico Madrid sau khi Benfica nhận được lời đề nghị trị giá 113 triệu bảng vào hôm thứ Tư tuần này. Felix đã được nhiều CLB để mắt đến nhưng Atletico Madrid được cho là đã giành chiến thắng trong cuộc đua giành sự phục vụ của cầu thủ 19 tuổi này. Sở dĩ Atletico Madrid có thể phá két mua Joao Felix là bởi họ sắp bán được Antoine Griezmann cho Barca với giá 107 triệu bảng.
Inter muốn mượn Lukaku: Trong khi bế tắc về việc đàm phán phí chuyển nhượng với MU, CLB Inter Milan đã đề nghị mượn tiền đạo Lukaku với giá 10 triệu bảng trong vòng 2 năm. Bên cạnh đó, Inter Milan muốn thêm điều khoản mua đứt trị giá 55 triệu bảng. MU có thể tiếp tục từ chối đề nghị của Inter Milan về trường hợp của tiền đạo người Bỉ. Lukaku đã mất suất đá chính trên hàng công của MU và anh rất muốn chuyển sang Inter trong mùa Hè này.
Indonesia liên minh với Australia để chạy đua đăng cai World Cup 2034: Tổng thư ký LĐBĐ Indonesia (PSSI), Ratu Tisha đã xác nhận rằng Indonesia muốn liên minh với Australia để chạy đua giành quyền đăng cai World Cup 2034. Được biết, Indonesia đang hợp tác cùng Australia để phát triển bóng đá tại Tây Java và Maluku. Do vậy, hai nước này có thể dễ dàng phối hợp trong cuộc đua giành quyền đăng cai World Cup. Trước khi chạy đua giành quyền đăng cai World Cup 2034, Indonesia muốn có kinh nghiệm tổ chức các giải đấu quốc tế lớn và họ đặt mục tiêu là giành quyền đăng cai giải U20 World Cup 2021.
Juventus 90% mua được De Ligt, sẵn sàng mua luôn Pogba: Một nhân vật thân cận với De Ligt và nắm sát diễn biến các cuộc đàm phán của Juventus với siêu cò Mino Raiola khẳng định chắc chắn đến 90% là De Ligt sẽ gia nhập Juve vì anh muốn chơi bóng cùng Ronaldo và Juve đáp ứng cả phí chuyển nhượng cho Ajax lẫn mức lương cho De Ligt. Juve thực sự quyết tâm mua De Ligt bằng được. Trong một diễn biến khác, Juve cũng không ngần ngại mua lại Paul Pogba. Đội bóng Italy kêu gọi Adidas can thiệp để vụ áp phe được hoàn tất. Adidas có hợp đồng tài trợ khoảng hơn 400 triệu euro với Juve, có thời hạn tới 2027.
Barca thăm dò khả năng chiêu mộ Victor Lindelof: Theo truyền thông Anh, Barca đang tìm hiểu khả năng chiêu mộ trung vệ người Thụy Điển của MU Victor Lindelof. MU mua Lindelof từ Benfica hồi 2017 với giá 31 triệu bảng. Tuyển thủ Thụy Điển chơi rất tệ ở MU trong giai đoạn đầu nhưng sau đó anh đá lên dù không phải là quá hay và ổn định. MU không xếp anh vào diện không thể chuyển nhượng nhưng cũng không đưa anh vào diện bắt buộc phải bán đi Hè này.
Buffon quyết định gây sốc: Sky Sport Italia loan tin thủ môn huyền thoại Gianluigi Buffon đang đàm phán để trở lại làm... thủ môn dự bị cho Szczesny ở Juventus trong 1 mùa giải trước khi có thể trở thành Giám đốc hoặc tham gia ban huấn luyện của Juve. Buffon từng chơi hơn 600 trận trong 17 năm cho Juve trước khi gia nhập PSG mùa trước. Trong 17 năm ở Juve, Buffon luôn là thủ môn số 1 và chính Szczesny phải dự bị cho anh trước khi anh rời Juventus. Nếu Buffon trở lại, thủ thành Mattia Perin dự kiến sẽ phải ra đi.
Chelsea sắp mua đứt SAO Real: Chelsea đang hoàn tất mọi thủ tục mua đứt Mateo Kovacic từ Real Madrid và nhiều khả năng trong 24 giờ nữa, tiền vệ người Croatia sẽ chính thức thuộc biên chế "The Blues". Mùa giải 2018/19, Kovacic thi đấu khá nổi bật (ra sân 51 trận trên mọi đấu trường), trong khi đội chủ sân Stamford Bridge đang đối mặt với án cấm chuyển nhượng.
Chính quyền nhiều ghế trống của Trump
"Bạn bị sa thải!", "Bạn được tuyển dụng!". Đó là những câu nói đã trở thành thương hiệu của Donald Trump trong chương trình truyền hình thực tế The Apprentice (Nhân viên tập sự) do ông chủ trì trong giai đoạn 2004-2015.
Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng tháng 12/2018. Ảnh: Reuters.
Nhưng đó là trên truyền hình, còn trong thế giới thực, mọi chuyện khó khăn hơn nhiều với Trump khi căng thẳng Mỹ - Iran đang leo thang mà ghế Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vẫn bỏ trống. Mỹ đối mặt với điều Trump gọi là "tình trạng khẩn cấp quốc gia" ở biên giới với Mexico nhưng nước này không có Bộ trưởng An ninh Nội địa chính thức.
Kể từ khi nhậm chức, Trump đã sa thải nhân sự ở Cánh Tây, nơi đặt Phòng Bầu dục và các bộ trưởng nội các, với tốc độ chưa có tiền lệ trong lịch sử chính trị Mỹ hiện đại. Trump là một ông chủ dễ thay đổi. Hôm nay, ông có thể hào hứng với một trợ lý hay bộ trưởng mới, nhưng sẵn sàng sa thải họ vào hôm sau. Ông đã thay rất nhiều "vai chính" và "vai phụ" trong bộ máy nhưng vẫn chưa tìm kiếm được người phù hợp cho một số vai quan trọng.
Vào đầu nhiệm kỳ, Trump tập hợp xung quanh mình 4 tướng quân đội về hưu, gồm James Mattis, người được ông chỉ định vào ghế bộ trưởng quốc phòng; Michael Flynn và H.R. McMaster, những người lần lượt được Trump cất nhắc vào vai trò cố vấn an ninh quốc gia và John Kelly, người ban đầu được bổ nhiệm làm bộ trưởng an ninh nội địa rồi sau đó là chánh văn phòng Nhà Trắng. Thế nhưng, cả 4 tướng đã từ chức hoặc bị sa thải.
Flynn bị sa thải vì nói dối về các mối liên lạc với Nga. Kelly từ chức sau khi suy giảm quyền lực vì bất hòa với các phụ tá thân cận khác của Trump. McMaster lặng lẽ rút lui sau khi thấy không còn gắn kết với Tổng thống. Mattis từ chức và gửi một lá thư mô tả những bất đồng của ông với Trump.
Trump sau đó tìm đến các cựu nhà thầu quốc phòng. Ngoại trưởng Mike Pompeo từng điều hành một công ty hàng không. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng sắp rời chức vụ Patrick Shanahan từng làm việc tại Boeing. Bộ trưởng Lục quân Mark Esper, người đang được Trump đề cử vào ghế bộ trưởng quốc phòng, từng làm việc tại công ty quốc phòng Raytheon.
Nhiều vị trí cấp cao trong bộ máy chính quyền của Trump đang bị bỏ trống hoặc đang được dẫn dắt bởi các quan chức tạm quyền và Trump không nhanh chóng đề cử người thay thế chính thức.
Ông để Shanahan làm quyền bộ trưởng quốc phòng trong hơn 5 tháng trước khi đề cử ông này vào tháng 5. Tuy nhiên, Shanahan rút lui sau khi Washington Post đăng bài về cuộc ly hôn khó khăn của ông và sự cố bạo lực gia đình giữa vợ cũ và con trai ông.
Một tháng sau khi Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions từ chức, Trump mới đề cử người thay thế là William Barr, cựu bộ trưởng tư pháp Mỹ dưới thời George H. W. Bush. Kevin McAleenan được chỉ định làm quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa vài tháng sau khi Kirstjen Nielsen từ chức hồi tháng 4. Dù cuộc khủng hoảng biên giới với Mexico khiến Trump ban bố tình trạng khẩn cấp, ông vẫn chưa đề cử bộ trưởng an ninh nội địa mới.
Gần 40% chức danh trong chính phủ cần Thượng viện Mỹ phê chuẩn vẫn còn khuyết, theo Đối tác Dịch vụ công, tổ chức phi lợi nhuận chuyên theo dõi vấn đề này. Hơn 50% chức danh ở Bộ Tư pháp Mỹ chưa có người đảm nhận. Trong số 24 vị trí cao cấp được liệt kê trên website của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, 12 vị trí đang là tạm quyền hoặc bỏ trống.
Việc thiếu vắng các lãnh đạo quan trọng ở Bộ An ninh Nội địa Mỹ có lẽ là đáng lo ngại nhất vì Trump đang nỗ lực thúc đẩy quốc hội Mỹ tán thành dự án xây tường biên giới. Nước này còn đang gây tranh cãi về việc giam giữ trẻ em và các gia đình bị bắt khi vượt biên trái phép vào Mỹ.
Nhiều người cho rằng Trump thích sử dụng các nhân sự tạm thời để phá bỏ vai trò của Thượng viện Mỹ là "tham vấn và phê chuẩn" các vị trí điều hành trong nhiều cơ quan chính phủ. Có thể còn có một nguyên nhân khác: Trump ghét để các bộ trưởng ra điều trần trước quốc hội để được phê chuẩn.
Tuy nhiên, cả với những vị trí không cần Thượng viện phê chuẩn, Trump cũng kéo dài thời gian bổ nhiệm chính thức. Quyền Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney đã giữ vai trò này kể từ tháng 12/2018. "Các chức danh tạm quyền giúp bạn linh động hơn và dễ làm mọi việc hơn", Trump nói. Đó có thể là một phần lý do Trump không sốt sắng bổ nhiệm giám đốc truyền thông Nhà Trắng sau khi cựu đồng chủ tịch Fox News Bill Shine từ chức hồi tháng ba.
Trump dường như tự xem mình là bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng an ninh nội địa, thư ký báo chí Nhà Trắng và giám đốc truyền thông Nhà Trắng. Đối với Trump, người đã xây dựng sự nghiệp kinh doanh bằng cách lấy tên mình đặt cho các công trình, ý kiến của ông là trên hết.
Đó có lẽ là lý do Trump bực bội với Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, người nắm quyền từ đầu năm 2018 sau khi được Trump đề cử năm 2017. Trump thường xuyên chỉ trích Powell vì ông này không chịu cắt giảm lãi suất như Trump yêu cầu. Song Trump cũng không thể làm gì nhiều vì luật Mỹ quy định rằng chủ tịch Fed phải phục vụ nhiệm kỳ 4 năm. Phát biểu với các phóng viên hôm 18/6, Trump không loại trừ khả năng giáng chức Powell và đó sẽ là động thái chưa có tiền lệ.
Những điều này cho thấy làm việc bên cạnh Trump khó khăn đến mức nào. Các quan chức trong bộ máy chính phủ Mỹ có thể phải nghe tin họ bị sa thải qua Twitter. Trump cũng sẵn sàng công khai phản đối ý kiến của quan chức trong các cuộc phỏng vấn, giống như cách Trump đã bày tỏ thái độ bực tức với Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Mỹ Christopher Wray.
"Giám đốc FBI đã sai", Trump nói khi người dẫn chương trình của kênh ABC News George Stephanopoulos nhắc đến việc Wray yêu cầu các chính trị gia phải thông báo cho FBI nếu họ được một chính phủ nước ngoài có ý định can thiệp vào bầu cử ở Mỹ tìm cách tiếp xúc.
Trump cũng có thể thẳng thừng mời quan chức ra khỏi phòng vì làm phiền ông, giống như lần ông tỏ ra không hài lòng với quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney vì ông này ho trong lúc Trump đang trả lời phỏng vấn. Nhưng nếu Trump sa thải quan chức nào đó, ông sẽ không nhanh chóng bổ nhiệm người thay thế.
Khi nhậm chức, Trump cam kết tập hợp quanh ông những người giỏi nhất. Dù ông luôn khẳng định nhiều người muốn vào làm việc ở chính quyền của mình, nhiều chức danh lãnh đạo trong bộ máy vẫn bị bỏ trống khi nhiệm kỳ thứ nhất của ông chuẩn bị bước sang năm thứ tư.
Tỷ giá đô la Úc so với đồng đô la Mỹ ngày 27/06/2019 là 1 AUD = 0.698 USD.
Tỷ giá đô la Úc so với Việt Nam Đồng ngày 27/06/2019 là 1 AUD = 16,288 VND.
Theo Trung tâm dự báo thời tiết, thứ Sáu tại Sài Gòn, trời nhiều mây, ngày nắng, có lúc có mưa rào, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 25 đến 33 độ.
Tại Hà Nội, trời ít mây, ngày nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ dao động từ 29 đến 38 độ.
Tại Adelaide, trời nhiều mây, trong ngày có thể có mưa rào, gió di chuyển với vận tốc từ 15-40km/h. Nhiệt độ dao động từ 13 đến 20 độ.
Tại Brisbane, trời có mây rải rác, trong ngày có thể có mưa rào, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 14 đến 23 độ.
Tại Sydney, trời có mây rải rác, trong ngày có thể có mưa rào, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 11 đến 20 độ.
Tại Melbourne, trời nắng, gió nhẹ. Nhiệt độ dao động từ 11 đến 18 độ.
Cẩm Nhung – Hồng Đào

Cơn điên Trung Quốc và nỗi ẩn ức ngót ngàn năm

Quan lại nhà Thanh phủ lục trước các tướng lĩnh quân đội Thiên hoàng Nhật Bản.
Ngay từ ngày đầu thực hiện cải cách mở cửa (1978), Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện tham vọng toàn cầu. Từ khi trở thành cường quốc thứ 2 về kinh tế, khát khao bá chủ thế giới của Trung Quốc đã hoàn toàn bộc lộ rõ.
Lý giải về tham vọng Trung Quốc, nhiều người thường nghĩ ngay đến “tư tưởng Đại Hán”. Không sai. Ngay từ nhỏ, mọi đứa trẻ Trung Quốc đều đã được giáo huấn bằng “bát mục” mà mục tiêu cuối cùng là “bình thiên hạ”. Nhưng ít người biết rằng, cơn điên Trung Quốc còn có nguyên nhân khác nữa: sự bùng nổ của nỗi ẩn ức ngót ngàn năm.
Thực tế lịch sử cho thấy, từ năm 1271 đến năm 1911, Trung Quốc chỉ nằm dưới quyền thống trị của siêu tộc Hán 276 năm. Thời gian còn lại, đất nước Trung Hoa vĩ đại nằm dưới quyền thống trị của các tộc người thiểu số Mông Cổ và Mãn Thanh, đồng thời luôn chịu sự khinh khi của đám tây lông nhiều tàu to súng lớn. Năm 1271, triều đình nhà Tống thất thủ trước vó ngựa thiện chiến của đám thiểu số du mục Mông Thát. Triều đình nhà Nguyên được xây dựng và cai trị Trung Quốc ngót 1 thế kỷ. Năm 1368, Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên, thiết lập lại trật tự Trung Quốc thuộc siêu tộc Hán. Nhưng đến năm 1644, nhà Đại Minh lại bị bát kỳ Mãn Thanh đánh bại hoàn toàn. Dòng họ Ái Tân Giác La của Mãn tộc thiểu số bắt đầu cai trị Trung Quốc từ đó cho đến năm 1911. Trong suốt mấy trăm năm nằm dưới sự thống trị của Mông Thát và Mãn Thanh, các tài tử văn nhân bụng đầy chữ cũng như những võ tướng tinh thông thập bát ban võ nghệ của siêu tộc Hán cúc cung tận tụy bưng bô cho giới quý tộc thiểu số Mông Mãn. Nỗi nhục có một không hai trên thế giới, cũng là nỗi nhục chưa từng có trong lịch sử Trung Hoa.
Chưa hết, từ sau chiến chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1842), Trung Quốc bắt đầu bị các nước tư bản phương Tây xâu xé. Bọn tây lông ép nhà Đại Thanh ký kết hết hiệp định này đến hiệp định khác, cơ bản là phải nhượng bộ đất đai và đặc biệt là các đặc quyền đặc lợi về kinh tế. Thậm chí, mấy “thằng” tây bé tí như Hòa Lan hoặc Bồ Đào Nha cũng nhảy vào chia phần và có thể chỉ mặt chửi mắng mấy anh Đại Thanh to xác mà hèn đớn. Khắp các tô giới của tây lông, đâu đâu cũng thấy những biến báo “Cấm chó và người Trung Quốc”.
Vẫn chưa hết, nỗi xỉ nhục đến từ các “chú lùn” Nhật Bản mới thực sự khó tiêu hóa. Sau chiến tranh Giáp Ngọ 1894, Trung Quốc Đại Thanh không chỉ mất hạm đội Bắc Dương hùng mạnh, mất thuộc quốc Triều Tiên, mà còn phải cắt đất Liêu Đông và bồi thường 200 triệu lạng bạc chiến phí cho Nhật Bản. Từ đó, Trung Quốc trở thành kèo dưới so với chư hầu cũ Nhật Bản. Người Nhật nghĩ ra cách làm nhục không thể thâm thúy hơn: dán lên trán Trung Hoa Đại Thanh 4 chữ “Đông Á bệnh phu” (kẻ yếu hèn bệnh hoạn ở Đông Á). Năm 1931, Nhật Bản bắt đầu chiếm vùng Hoa Bắc. Đến 1937, Nhật Bản đánh chiếm Lư Câu Kiều, chính thức đặt chân vào khu vực đầu não Trung Quốc. Từ đó đến tháng 9/1945, cuộc chiến Trung Nhật dằng dai khó phân thắng bại. Cả Quốc và Cộng của Trung Hoa đều không hề có chiến thắng đáng tự hào nào trước Nhật Bản. “Bách đoàn đại chiến” của Bành Đức Hoài cũng khó có thể coi là một chiến thắng quân sự. Nó là một phép thắng lợi tinh thần nhiều hơn. Trung Quốc chỉ thoát khỏi tử thần Nhật Bản nhờ sức mạnh của quân đội Đồng Minh và Liên Xô.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhất là từ sau 1949, Trung Quốc bắt đầu mon men trở lại bàn cờ chính trị quốc tế. Nhưng lúc này, sức mạnh quân sự cũng như kinh tế của Trung Quốc không đáng để Tây Âu và Bắc Mỹ quan tâm. Mấy vạn Chí Nguyện quân Trung Quốc nằm lại trên đất Triều Tiên cũng chỉ giành được quyền kiểm soát cho ông cháu nhà Kim Ủn đến vĩ tuyến 38. Một vài trận pháo kích sang đảo Mã Tổ chưa đủ sức gãi ghẻ Trung Hoa Dân Quốc của họ Tưởng. Trong các cuộc xung đột biên giới dằng dai với Liên Xô, Ấn Độ và Việt Nam, Trung Quốc không thể hiện được sức mạnh vượt trội. Bên kia đại dương, một Nhật Bản bại trận mà chỉ trong vòng 20 năm đã trở thành một cường quốc kinh tế. Người Trung Quốc ngứa cả 2 con mắt. To xác mà bất lực. Nỗi ẩn ức ngày càng chất chứa.
Dưới thời Mao và Đặng, Trung Quốc như con chó điên bị xiềng xích. Hàng ngày, nó được nuôi dưỡng bằng nỗi ẩn ức ngót ngàn năm và tẩm bổ bằng tư tưởng Đại Hán, nay đã chuyển thành Đại Trung Hoa. Đặng Tiểu Bình là kẻ mượn dao kéo phương Tây để mài nanh vuốt sắc nhọn hơn, nhưng Tập Cận Bình mới chính là người đã tháo xích cho con chó điên đó xổng chuồng.
Thế giới đang phải đối mặt với một con chó điên chất chứa nỗi uất hận ngót ngàn năm. Và thật không may, Việt Nam lại nằm gần tầm đớp của nó nhất. Nguy tai

Quán Bún Bò Không Bán Nước của Đinh Dũng bị san bằng ngày 14-6-2019

2019-06-14
Một trong những tấm biển độc đáo của quán Bún bò Dũng Đinh.
Quán “Bún bò Dũng Đinh” từng làm “dậy sóng” mạng xã hội vì những nội quy, bảng hiệu hài hước, hóm hỉnh và đầy ý nghĩa vừa bị chính quyền TPHCM cưỡng chế đập phá vào sáng 14/6 với lý do “công trình xây dựng không phép”..
Chủ quán, ca sĩ Hoàng Dũng, người được biết tiếng trong thập niên 1990, thời điểm mà dòng nhạc Hoa lời Việt đang rất thịnh hành ở Việt Nam, nói với VOA tối 14/6 rằng việc cưỡng chế quán là “rất bất công” và “không đúng luật”, trong khi cộng đồng mạng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ mất mát của ông, đồng thời chỉ trích chính quyền về hành động cưỡng chế “như cướp” khi lấy sạch đi tất cả tài sản trong quán.
“Tờ giấy ghi là cưỡng chế hành chính mái bạt, khung sắt, mà bây giờ họ vô lấy sạch ghế, bàn, tủ… đến nỗi cái khăn lau bàn, thùng rác họ cũng lấy luôn, thì tôi không chấp nhận”, ca sĩ Hoàng Dũng, còn gọi là “Dũng Đinh”, nói với VOA.
“Siêu độc đáo”
Quán “Bún bò Dũng Đinh”, tiền thân là quán “Bún bò gân” ở vỉa hè chung cư Tôn Thất Thuyết, vài năm trước nổi lên như một “hiện tượng” trên mạng xã hội với bảng nội quy được gọi là “bá đạo” và “siêu độc đáo”, trong đó chủ quán yêu cầu khách “không nhiều chuyện, lên trên mạng nói xấu chủ quán”, “nếu ăn thấy dở ẹc thì ráng chịu, không được chê”, “quý khách ăn thiếu vui lòng thế chấp giấy tờ nhà, giấy hôn thú”…
Nội quy “bá đạo” thu hút khách của quán Bún bò Gân.
Ngay sau khi tên tuổi “Bún bò gân” được biết đến không lâu, vào tối 26/3/2015, cán bộ địa phương đã ập vào gỡ các bảng treo nội quy này vì lý do “gây phản cảm, gây cản trở giao thông trước cửa chung cư”, khiến cho cộng đồng mạng lại một phen “dậy sóng” vì cho rằng nội dung trên các bảng nội quy chỉ có tính vui vẻ, hài hước.
Sau nhiều “rắc rối” với quán vỉa hè, ca sĩ Dũng Đinh đã dồn vốn liếng để mở quán “Bún bò Dũng Đinh” trên mảnh đất rộng 1.600 m2 đã mua 20 năm trước. Vì mảnh đất nằm trong khu quy hoạch có “dự án treo” suốt 20 năm, nên ông Dũng đã không xây nhà hàng mà chỉ dựng bạt che di động để làm quán.
Một lần nữa, quán “Bún bò Dũng Đinh” của ông lại “nổi tiếng” vì các bảng thông báo độc đáo như “Nước free tự chọn, chúng tôi KHÔNG BÁN NƯỚC” hay “Cấm không cho ‘khựa’ bước vào nửa chân”, “Tẩy chay hàng ‘lạ’, dùng hàng nước ta”…

Ca sĩ Hoàng Dũng – chủ quán Bún bò Dũng Đinh – và một tấm biển trong quán.
Trong một video đăng trên YouTube dưới tên tài khoản Dung Dinh hồi tháng 4 cho thấy quán “Bún bò Dũng Đinh” đã từng bị cán bộ địa phương “góp ý” về tấm biển “hơi kỳ” và nói rằng “mình kinh doanh buôn bán thì đừng dùng tiếng lóng” (“khựa”) vì “trên mạng, thanh niên hay những thế lực phản động nó hay dùng những từ này, lợi dụng những từ này để nói về người Trung Quốc”.
Cưỡng chế “sai đối tượng”
Vụ cưỡng chế quán “Bún bò Dũng Đinh” đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng nhiều ngày qua, bắt đầu từ khi UBND phường 4, quận 8, TPHCM, gửi giấy thông báo cưỡng chế “lộn người” cho ông Nguyễn Trí Nguyên, là người không đứng tên kinh doanh cũng không phải là chủ miếng đất.
Trong đơn khiếu nại gửi cho chính quyền ngày 12/6, ông Nguyên nói rõ rằng biên bản và thông báo buộc ông phải tháo dỡ công trình tạm (quán bún bò) là “sai đối tượng”, vì công trình “không thuộc sở hữu của tôi” và biên bản đã được lập “lúc tôi tình cờ có mặt tại quán”.
Theo lời ca sĩ Hoàng Dũng, quán của ông không phạm Luật xây dựng vì chỉ là mái tạm, không phải là “công trình xây dựng không phép”. Hơn nữa, mảnh đất của ông, mà cư dân mạng gọi là “đất vàng”, thuộc khu vực quy hoạch dự án đã “treo” đến 20 năm, quá thời hạn phải công bố hủy bỏ dự án.
“Theo Luật là sai, vì 15 năm mà dự án không chạy thì phải trả lại cho dân làm ăn sinh sống”, ông Dũng nói với VOA.


Cơ sở pháp lý thiếu thuyết phục của vụ cưỡng chế đã khiến nhiều người cho rằng có những lý do đằng sau của việc “xử lý” quán ông Dũng.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh, người chuyên tường thuật về các vụ tham nhũng, sai phạm về sở hữu tài sản, đất đai ở Việt Nam, nhận định với VOA:
“Anh Dũng là người đặc biệt không biết chung chi, không biết ‘bôi trơn’, và lại có những khẩu hiệu hơi sốc… Cùng khu vực của ảnh có rất nhiều chỗ xây dựng còn hoành tráng hơn nhưng chẳng bị sao cả. Riêng ảnh thì họ phải xử lý”.
Trả lời về câu hỏi liệu những tấm biển “gây sốc” có phải là một phần nguyên nhân dẫn đến cưỡng chế hay không, ca sĩ Hoàng Dũng bình thản nói:
“Tôi là một người sống rất tự do cho bản thân. Tôi không vi phạm pháp luật. Những điều tôi làm tôi cũng không nghĩ đến hậu quả. Tôi không dám nói là mình hay, giỏi, dũng cảm, nhưng tôi không thích cái gì thì tôi nói cái đó. Màu đỏ tôi nói màu đỏ, chứ màu đỏ mà kêu tôi nói màu đen làm sao tôi nói được”.
Ca sĩ Hoàng Dũng, 52 tuổi, trước đây từng rất được mến mộ khi ông song ca với ca sĩ Phương Thanh và sau đó hát solo ở khắp các sân khấu của Sài Gòn. Ông giải nghệ vào năm 2000 và chuyển sang làm đạo diễn, quản lý, biên tập MV ca nhạc trước khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh quán ăn.



Powered by Blogger.