Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Tổng Hợp – 7/3/21

Sunday, March 7, 2021 // ,

 Tin Tổng Hợp – 7/3/21

(Reuters) – Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố Hồng Kông cần cải tổ thể thức bầu cử để lấy lại « hào quang ». Vào lúc Bắc Kinh bị tố cáo muốn loại trừ các ứng cử viên của phe đối lập dân chủ Hồng Kông, thì ông Vương Nghị trong một phát biểu ngày 07/03/2021, tuyên bố tin tưởng cuộc cải tổ nói trên sẽ « có lợi cho Hồng Kông » và giải thích « tình yêu Hồng Kông và tinh thần yêu nước là một », vì vậy để tham gia vào đời sống chính trị Hồng Kông, một ứng cử viên phải « là một người yêu nước ».

(Reuters) – Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ có thể thăm Ấn Độ. Nguồn tin chính phủ Ấn Độ hôm nay, 07/03/2021, cho biết như trên. Đây có thể sẽ là chuyến thăm Ấn Độ một quan chức cao cấp đầu tiên kể từ khi Joe Biden bước chân vào Nhà Trắng. Chuyến đi này của ông Lloyd Austin được cho là nhằm mục đích thắt chặt hơn nữa hợp tác quân sự hai nước để đối chọi tham vọng của Bắc Kinh. Sau Ấn Độ, ông Lloyd Austin sẽ cùng với ngoại trưởng Anthony Blinken, tham dự cuộc họp 2+2 với Nhật Bản và Hàn Quốc.

(AFP) – Iran kêu gọi châu Âu tránh mọi hình thức « đe dọa hay gây áp lực ». Trong thông cáo đăng ngày 07/03/2021, tổng thống Hassan Rohani cho rằng « cách thức tốt nhất để giải quyết các vấn đề với các đối tác châu Âu ở nhiều cấp độ khác nhau song phương, khu vực và quốc tế, chính là các cuộc thương thuyết phải được dựa trên nền tảng sự tôn trọng lẫn nhau và tránh mọi hình thức đe dọa hay gây áp lực ». Các nước châu Âu và Iran đang mở lại các đàm phán để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran.

(Reuters) – Hãng thuốc Moderna của Mỹ đồng ý bán cho Philippines 13 triệu liều vac-xin chống Covid-19. Trong thông cáo báo chí ngày 06/03/2021, tập đoàn dược phẩm này cho biết sẽ bắt đầu cung cấp thuốc cho Manila vào giữa năm nay. Ngoài ra Moderna và chính quyền Philippines còn đang tiến hành một cuộc đàm phán thứ nhì liên quan đến hợp đồng 7 triều liều vac-xin.Publicité

 (RFI) – Nga bị giảm dân số. Theo thống kế Rosstat được công bố hôm 06/03/2021, trong tháng Giêng 2021 dân số trên toàn quốc giảm đi mất 113.000 người. Con số này cao hơn gấp đôi so với mức độ giảm sụt đúng một năm trước đó. Tính từ năm 1991 tới nay, dân số Nga bị giảm đi mất 5 triệu. Điều này đang đặt ra vấn đề về dân số cho nước Nga và theo giới quan sát, đây là một thách thức mà tổng thống Vladimir Putin liên tục phải đối mặt từ khi lên cầm quyền vào năm 2000.

(AFP) – Cháy đường ống dẫn khí đốt tại vùng Sibérie. Chính quyền Nga cho biết điều thanh tra viên đến hiện trường để giám sát vụ cháy đường ống dẫn khí đốt xảy ra hôm qua, 06/03. Theo thông tín mới nhất, sự cố nói trên liên quan đến khoảng 700 tấn khí đốt của tập đoàn Sibur. Nguyên nhân tai nạn là do một vụ hỏa hoạn, làm hủy hoại một đoạn đường ống dẫn khí đốt dài 44 cây số trên con sông Ob. Nga là một trong những quốc gia, mà tai nạn công nghiệp thường xuyên xảy ra, với những hậu quả nghiêm trọng về môi trường kèm theo.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210307-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

Ðiểm Tin Thế Giới – 7/3/21

 Ðiểm Tin Thế Giới – 7/3/21

Hàn sẽ tăng mức chia sẻ duy trì quân Mỹ. Đây là thông tin được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận hôm Chủ nhật (7/3). Tuy nhiên không cho biết Hàn Quốc đồng ý tăng bao nhiêu % khoản tài chính đóng góp để duy trì lực lượng quân đội Hoa Kỳ bảo vệ an ninh bán đảo Triều Tiên. Chính quyền của cựu Tổng thống Trump đã từ chối đề nghị trả thêm 13% của Seoul, tổng cộng khoảng 1 tỷ USD một năm và yêu cầu khoản đóng góp 5 tỷ USD để nuôi hàng ngàn nhân viên người Hàn làm việc trong các đơn vị lính Mỹ. Seoul hiện trả cho Washington khoảng 920 triệu USD mỗi năm [Reuters].

Bắc Kinh lại ‘nhắc nhở’ chính quyền Biden. Trong cuộc họp báo thường niên vào Chủ nhật (7/3), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nêu ra những mối quan tâm cốt lõi của Bắc Kinh đối với sự phát triển mối quan hệ Mỹ-Trung, nói rằng chính quyền Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Washington về nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm kiểm soát đại dịch, phục hồi kinh tế và biến đổi khí hậu. Nhưng ông Vương cảnh báo chính quyền Biden rằng không được can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc. Ông Vương chỉ rõ, Biển Đông, Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương là chuyện nội bộ của Trung Quốc do người Trung Quốc quản lý, Mỹ không có quyền can thiệp [SCMP].

Anh: 35 người điếc, 25 người mù sau tiêm vắc xin Covid. Các con số này được dẫn từ chương trình báo cáo vắc xin “Thẻ vàng” của Vương quốc Anh, tương tự hệ thống báo cáo sự kiện có hại của vắc xin (VAERS) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Cả vắc xin Pfizer / BioNTech và Oxford / AstraZeneca mRNA COVID đều được Cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe cấp phép tạm thời tại Vương quốc Anh vào giữa tháng 12/2020 và sau đó vào đầu tháng 1/2021. Kể từ đó, chương trình Thẻ vàng đã gắn cờ tổng hợp 191.832 trường hợp bất lợi hoặc tác dụng phụ, với các mức độ thương tích khác nhau sau khi tiêm hai loại vắc xin Covid này [Lifesite News].

Nên cấm hình thức bỏ phiếu qua thư. Đây là điều Thống đốc bang Mississippi, ông Tate Reeves, nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm Chủ nhật (7/3). Ông cho rằng hình thức bỏ phiếu này nên bị cấm ở mọi tiểu bang ở Mỹ vì nó có thể đưa tới các hành vi gian lận. “Ở tiểu bang của chúng tôi, chúng tôi không cho phép bỏ phiếu bằng thư và lý do chúng tôi không cho phép bỏ phiếu bằng thư là vì chúng tôi nghĩ rằng điều đó cho phép rất nhiều cơ hội để gian lận và những thứ khác”, ông Reeves nói. Tuy nhiên ông Reeves lại thừa nhận Biden là tổng thống được bầu hợp lệ [Daily Wire].

Ông Trump sắp có chuyến thăm New York. Đây là chuyến thăm đầu tiên của cựu Tổng thống tới thành phố này kể từ sau khi ông rời văn phòng. Chuyến đi của ông Trump được đưa tin lần đầu tiên bởi Maggie Haberman của The New York Times. Một số hãng tin báo cáo rằng ông Trump có thể đến New York sau đêm Chủ nhật (7/3). Tin tức về chuyến đi được đưa ra sau khi ông Trump có những hoạt động trở lại với bài phát biểu ở CPAC và gần nhất là việc ông chỉ trích Tổng thống Biden vì đang để “sóng thần xoáy ốc” di cư ở biên giới phía nam tấn công nước Mỹ [Fox News].

Bắc Kinh né câu hỏi về đảm bảo tự do báo chí. Trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 2/3/2021, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân, đã bỏ qua không trả lời câu hỏi liên quan tới việc chính quyền Trung Quốc có cam kết tạo điều kiện cho tự do báo chí vào khoảng thời gian tổ chức Thế vận hội 2022 không. Thay vào đó ông Uông tập trung chỉ trích một báo cáo đưa ra hôm 1/3 của Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài Trung Quốc (FCCC). Báo cáo của FCCC nói rằng đã có “sự suy giảm nhanh chóng về tự do truyền thông” ở Trung Quốc [Epoch Times].

Nhật cân nhắc đưa tàu chiến đến Senkaku. Kế hoạch này được xem xét trong bối cảnh tàu hải cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động quanh hòn đảo tranh chấp mà họ gọi là Điếu Ngư. Nhật Bản cho biết tần suất các tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển quanh Senkaku tăng từ hai lần/tháng hồi năm 2020 lên hai lần/tuần trong tháng 2. Một quan chức Nhật Bản giấu tên, nói: “Theo luật của chúng tôi, Lực lượng Phòng vệ có thể thay mặt đội tuần duyên để sử dụng vũ khí chống lại các hoạt động phạm pháp, nếu tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập lãnh hải chúng tôi, bao gồm quần đảo Senkaku” [SCMP].

Mỹ lên tiếng về vụ tấn công rocket ở Iraq. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm Chủ nhật (7/3) cho biết Washington sẽ thực hiện những gì được coi là cần thiết để bảo vệ các lợi ích của mình, sau một cuộc tấn công bằng rocket xảy ra tuần trước nhắm vào căn cứ không quân Ain al-Asad của Iraq, nơi các lực lượng Mỹ, liên quân và Iraq đồn trú. “Chúng tôi sẽ tấn công, nếu đó là điều chúng tôi nghĩ cần phải làm, vào thời điểm và địa điểm do chính chúng tôi lựa chọn. Chúng tôi để nghị quyền được bảo vệ các binh sĩ của mình”, ông Austin nói [Reuters].

Úc đình chỉ hợp tác với Myanmar. Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne cho biết Úc đã đình chỉ chương trình hợp tác quốc phòng với Myanmar trong bối cảnh quân đội nước này tăng cường đàn áp nhằm vào các cuộc biểu tình lớn chống lại cuộc đảo chính hồi tháng trước. Úc cũng sẽ chuyển hướng các hỗ trợ nhân đạo tức thời tới người Rohingyas và các dân tộc thiểu số khác của Myanmar, bà Payne cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày Chủ nhật (7/3). Các tổ chức công đoàn lớn của Myanmar đã kêu gọi các thành viên đóng cửa nền kinh tế từ thứ Hai, khi đất nước này hôm Chủ nhật chứng kiến ​​một trong những ngày biểu tình lớn nhất [Reuters].

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-8-3-bac-kinh-lai-nhac-nho-chinh-quyen-biden.html

Chuyên gia nêu thời gian đại dịch Covid-19 kết thúc

  hứ năm, 04/03/2021, 11:24 (GMT+7)

Nhà virus học Vladimir Oberemok nêu quan điểm của ông về thời điểm kết thúc đại dịch Covid-19.

Sự kiện:
Covid-19

"Xu hướng giảm các ca nhiễm mới gần đây là một hiện tượng tự nhiên, vì đã có nhiều người khỏi bệnh, dần hình thành khả năng miễn dịch cộng đồng và bắt đầu tiêm phòng. Mặc dù vẫn có thể xảy ra các đợt bùng phát covid-19 quy mô nhỏ, nhưng đến năm 2022 thì đại dịch sẽ chấm dứt, và sau một thế hệ nữa, coronavirus sẽ không tệ hơn bệnh cúm thông thường", phó giáo sư Khoa Hóa sinh của Đại học Liên bang Crưm, ông Vladimir Oberemok cho biết.

Hai kịch bản có thể xảy ra: hoặc nhiễm COVID, hoặc chủng ngừa

"Vắc xin tốt cho những người cao tuổi có các bệnh nền mãn tính và không chắc chắn rằng họ có thể nhiễm COVID ở thể nhẹ. Hiệu giá của kháng thể thường duy trì ở mức cao trong khoảng một năm sau khi bị bệnh, và cũng khoảng như vậy sau khi tiêm chủng. Nhưng không nên quên cái gọi là miễn dịch tế bào T, nó có thể tồn tại đến vài năm trong cơ thể người đã mắc Covid-19",  ông Oberemok lưu ý.

Theo ông, dựa trên dữ liệu nghiên cứu về các coronavirus SARS-CoV-2 có họ gần, một người sẽ không bị nhiễm Covid-19 hàng năm, nhờ trí nhớ miễn dịch được hình thành sau khi bị bệnh.

"Đối với hầu hết những người đã khỏi bệnh, xác suất tái phát bệnh sẽ không quá một lần trong vòng ba đến bốn. Vấn đề vắc-xin và thuốc chống Covid-19 sẽ vẫn còn phù hợp trong 10-20 năm nữa, mặc dù không đến mức độ cấp thiết như hiện nay",  nhà khoa học nhấn mạnh.

Tuấn Anh (Theo Sputnik)
Theo Dân Việt

Công đoàn Myanmar kêu gọi tổng đình công

 VOA - Reuters

7/03/2021

Một cuộc biểu tình ở Yangon hôm 6/3.


Các công đoàn lớn của Myanmar đã kêu gọi các thành viên đóng cửa nền kinh tế từ ngày 8/3 để ủng hộ chiến dịch chống lại cuộc đảo chính hồi tháng trước, và gây áp lực lên chính quyền quân nhân trong bối cảnh lực lượng an ninh đàn áp các cuộc biểu tình lan rộng.

“Tiếp tục các hoạt động kinh tế và kinh doanh như bình thường... sẽ chỉ có lợi cho quân đội trong khi họ kìm hãm sức lực của người dân Myanmar”, một liên minh gồm chín công đoàn nói.

“Giờ là lúc phải hành động để bảo vệ nền dân chủ của chúng ta. Chúng tôi kêu gọi... đóng cửa toàn diện nền kinh tế Myanmar”, họ nói trong một tuyên bố chung.

Một phát ngôn viên của quân đội đã không trả lời các cuộc điện thoại yêu cầu bình luận.

Lời kêu gọi của các công đoàn được đưa ra sau khi một quan chức thuộc đảng của lãnh đạo bị phế truất Aung San Suu Kyi đã tử vong trong khi bị cảnh sát giam giữ.

Hiện chưa rõ nguyên nhân cái chết của quan chức thuộc Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Khin Maung Latt.

Cảnh sát ở quận Pabedan thuộc thành phố Yangon, nơi Khin Maung Latt bị bắt, từ chối bình luận.

Một số cuộc biểu tình lớn nhất trong những tuần gần đây đã được tổ chức hôm 7/3. Cảnh sát đã bắn lựu đạn gây choáng và hơi cay để giải tán cuộc tọa kháng của hàng chục nghìn người ở Mandalay, tổ chức truyền thông Myanmar Now cho biết. Ít nhất 70 người đã bị bắt.

Video đăng trên Facebook cho thấy, cảnh sát cũng sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng nhắm vào người biểu tình ở Yangon và thị trấn Lashio ở khu vực Shan nằm ở miền bắc.

Liên Hợp Quốc cho biết lực lượng an ninh đã giết hơn 50 người để dập tắt các cuộc biểu tình và đình công xảy ra hàng ngày ở Myanmar kể từ khi quân đội lật đổ và bắt giữ bà Suu Kyi vào ngày 1 tháng 2. 

Tin Hải Ngoại - SGB

 BBC Tin tức

Tin Hoa Kỳ - SGB

Tin Quốc tế - RFA

 Hình minh hoạ. Tàu chiến của Hải quân Hoàng Gia Australia và tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông hôm 18/4/2020

Chiến hạm Đức sẽ đến Biển Đông

Một khu trục hạm của Đức sẽ lên đường đến Châu Á và đi qua Biển Đông vào tháng 8 tới đây. Đó sẽ là lần đầu chiến hạm Đức trở lại Biển Đông kể từ năm 2002.

Powered by Blogger.