Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Vũ Linh: Joe Biden, Carter Nhiệm Kỳ 2!

Tuesday, May 25, 2021 // ,

 22/5/2021

JOE BIDEN, CARTER NHIỆM KỲ 2!

Cách đây không lâu, hai ông bà Biden đi Georgia, gọi là cổ võ cho tiểu bang mới nhất vừa đổi từ màu đỏ của CH qua màu xanh dương của DC, qua việc bầu cho cụ Biden và bầu cho hai ông thượng nghị sĩ DC luôn. Dĩ nhiên là họ bắt buộc phải ghé thăm hai ông bà Jimmy Carter đang vui thú điền viên tại đây.

Chẳng biết ‘ông giời’ sắp xếp làm sao, bốn cụ ngồi chụp hình chung với nhau. Có thể nói ít khi thấy có một tấm hình vừa tiếu lâm vừa mang ý nghĩa chính trị lớn hơn bức hình này.

    Ta xem lại để mà… cười và run chơi nhé.

Thứ nhất, chẳng biết cố tình hay vô ý, cụ Biden đã nhắc nhở lại cho chúng ta một cựu tổng thống mà thành tích có thể nói được xếp hạng … đội sổ trong tất cả 45 đời tổng thống Mỹ, chưa kể cụ Biden. Đã vậy, lại còn nhắc nhở cho chúng ta là cụ Biden rất giống… cụ Carter.    Và thứ nhì, nếu cụ Biden có cái gì giống như cụ Carter, thì cái giống nhau đó của cụ Biden lớn gấp bội cái của cụ Carter. Nếu như cụ Carter cấp tiến thì cụ Biden cấp tiến gấp bội. Nếu như cụ Carter dở ẹc, thì cụ Biden còn tệ hơn gấp bội.

Kẻ này còn nhớ khi đó, năm 1976, chân ướt chân ráo, mới tới nước Mỹ chưa tới một năm, lần đầu tiên chứng kiến tận mắt cuộc bầu tổng thống Mỹ. Thấy qua TV một ông Mỹ coi thật tầm thường, mặc quần ‘jean’ cao bồi rẻ tiền, với cái áo ‘ca-rô’ cao bồi còn rẻ tiền hơn nữa, đứng trước cổng một hãng xưởng nào đó trong giờ tan sở. Nhe răng cười toe toét, bắt tay từng ông bà lao động ra khỏi hãng, miệng lập đi lập lại đúng một câu “Hi, I’m Jimmy and I’m running for president’.

Trời đất! Ông này ra ứng cử tổng thống sao? Ma nào mà bầu? Chẳng có một ly tướng của một ‘thiên tử’ gì hết, làm sao dám mơ làm vua nước Mỹ? Chưa đáng đi theo xách cặp cho ông đương kim tổng thống Gerald Ford, có tướng coi rất oai, chững chặc hơn xa.

Bé cái lầm to! Ông ‘Jimmy’ này đắc cử tổng thống thật, đá văng ông Ford. Khiến ông Ford đi vào lịch sử như một tổng thống một nhiệm kỳ không ai bầu.

Cũng như tất cả các chính khách ứng cử bất cứ chức vụ nào ở Mỹ, ông ‘Jimmy’ hứa hẹn cả vạn chuyện, bất kể làm được hay không, cũng bất cần biết ai tin hay không. Nhưng có một lời hứa mà dân Mỹ khi đó cho là quan trọng nhất, đã khiến họ bước vào phòng phiếu bỏ phiếu cho ông ta. Đó là lời hứa “tôi thề sẽ không bao giờ nói láo”.

Tại sao một câu hứa cuội vớ vẩn như vậy lại có thể khiến ông vào được Tòa Bạch Ốc? Vì khi đó, dân Mỹ quá chán ngán với ông tổng thống có vẻ ma đầu nhất lịch sử chính trị Mỹ, là ông Nixon.

Ông Nixon này đã chứng tỏ cho dân Mỹ thấy ông là chính trị gia có tham vọng cá nhân lớn nhất lịch sử các tổng thống Mỹ (dĩ nhiên thua xa bà Hillary, nhưng bà này chưa bao giờ làm tổng thống), sẵn sàng làm và nói bất cứ chuyện mánh mung gì để chẳng những đắc cử, mà còn để có thể đi vào lịch sử như tổng thống giỏi và được ủng hộ lớn nhất lịch sử.

Dĩ nhiên là ông vua bảo thủ này đã là người bị truyền thông cấp tiến coi như kẻ thù và đánh tàn bạo nhất trong lịch sử, bôi bác, miệt thị, chống phá một cách tuyệt đối. Khai thác và xuyên tạc một chuyện Watergate vớ vẩn đến độ khiến ông Nixon mất hết hậu thuẫn, phải tự ý từ chức để tránh khỏi bị truất phế qua đàn hặc.

Trước đó, ngay cả ông phó Spiro Agnew của Nixon cũng đã bị bắt buộc phải từ chức vì khai gian thuế, khiến TT Nixon phải bổ nhiệm chủ tịch hạ viện, dân biểu Gerald Ford lên làm phó. Dân Mỹ tưởng tình trạng khấm khá hơn. Nhưng sau khi ông Nixon từ chức, ông Ford lên thay thì việc đầu tiên ông Ford này làm là ký giấy ân xá tất cả mọi tội trong quá khứ, hiện tại hay tương lai cho ông Nixon. Dù ai cũng thấy rõ TT Ford muốn qua trang lịch sử, muốn nước Mỹ quên chuyện ông Nixon để hướng nhìn về tương lai, TTDC xúm vào tố đã có sự đổi chác nào đó, kiểu như ông Nixon bổ nhiệm ông Ford làm phó với điều kiện nếu ông Nixon bị truy tố chuyện gì thì ông Ford sẽ ân xá ngay. Mãi tới sau năm 2006, sau khi ông Ford đã qua đời, TTDC mới chịu nhìn nhận ông Ford đã can đảm lấy quyết định đúng.

Dân Mỹ quá sốc và chán ngán với các chính trị gia chuyên nghiệp từ Agnew đến Nixon rồi Ford, bỏ phiếu cho cái ông gà mờ hơn một ông cố đạo, đã từng thề sẽ không bao giờ nói láo.

Ông Carter tuy được bầu, nhưng chỉ thọ đúng một nhiệm kỳ, chỉ vì ông có thể đã là tổng thống tệ hại nhất lịch sử Mỹ.

Nếu nói về con người cá nhân cụ Carter, có thể nói không quá đáng ông này là một trong những ông tổng thống bình dân, hiền lành, tốt bụng đến độ ngây thơ nhất trong các tổng thống Mỹ. TT Carter, ăn nói nhỏ nhẹ, bắt chước theo TT Roosevelt, thỉnh thoảng có những buổi tối, ngồi bên cạnh lò sưởi, mặc áo len mỏng không áo vét, nói chuyện tâm tình như ông bố già, có vẻ rất chân thật với dân.

Sau này, người ta mới được biết ông Carter này cũng là vua đóng tuồng mỵ dân. Chẳng hạn ông đi đâu, bao giờ cũng tự tay xách theo một cái vali nhỏ carry-on đi theo chứ không để tùy tùng theo khiêng giùm, để rồi mãi sau này mới khám phá đó là những vali trống không, không có gì ở trong, chỉ cốt làm cảnh. Hay ông này đóng tuồng ông mục sư không bao giờ uống rượu trước mặt thiên hạ, nhưng lại có tủ rượu riêng, tối tối ngồi nhâm nhi whisky với vài ông bạn nghiện rượu.

Điểm kẻ này muốn nói là ông Carter đắc cử không phải vì tài giỏi cá nhân gì, mà chỉ vì đó là một thứ phản ứng ngược, hậu quả của việc dân Mỹ không ưa ông Nixon. Muốn thay thế ông ma đầu Nixon bằng ông mục sư Carter.

Tương tự như vậy, người ta cũng có thể nói cụ Biden đắc cử không phải vì tài giỏi cá nhân gì mà cũng chỉ vì đó là phản ứng của dân Mỹ không ưa ông Trump thôi, dĩ nhiên không kể những gian lận bầu cử còn đang bị tranh cãi.

Bỏ qua những chi tiết cá nhân lặt vặt, TT Carter đã đi vào lịch sử như tổng thống tệ hại nhất.

Cụ Carter là tổng thống chủ trì một nền kinh tế đen tối nhất lịch sử Mỹ khi tất cả mọi chỉ số kinh tế tai hại nhất đều đạt những mức kỷ lục vô tiền mà cũng khoáng hậu luôn.

– Tỷ lệ lạm phát khi ông Carter nhậm chức là khoảng 5%, chỉ một năm sau, leo lên tới 14%.

– Tỷ lệ thất nghiệp dưới thời TT Carter lảng vảng ở mức dưới 7%, tăng vọt lên tới gần 8% qua năm 1980.

– Cái gọi là ‘chỉ số khốn khổ’ trung bình leo lên tới mức cao nhất lịch sử, 16,26%, mà cho đến nay vẫn chưa tổng thống nào hạ được (‘chỉ số khốn khổ’ -misery index- là chỉ số tổng kết của tỷ lệ lạm phát + tỷ lệ thất nghiệp, để đo lường tình trạng kinh tế bi đát tới cỡ nào; trong tất cả các tổng thống từ sau Thế Chiến Thứ Hai, TT Trump có mức thấp nhất).

https://inflationdata.com/articles/misery-index/

 

– Lãi suất vay mượn kinh doanh leo lên tới mức vô tiền khoáng hậu là 22%, trong khi lãi suất mua nhà dài hạn leo lên tới mức kinh hoàng là 14% (so với lãi suất này cuối trào TT Trump là hơn 2%).

– Năm 1979, sau cuộc đảo chánh lật đổ quốc vương Iran, rồi tiếp theo là cuộc chiến tranh Iran-Iraq, Trung Đông giảm số lượng dầu sản xuất và bán cho thế giới, đưa đến khủng hoảng thiếu xăng nhớt. Tổ chức các nước sản xuất dầu hỏa cũng lợi dụng tăng giá dầu xăng từ dưới 16 đô một thùng dầu thô, vọt lên tới gần 40 đô, trong vòng chưa tới một năm. Hậu quả là cả thế giới, nhất là Mỹ với nhiều xe lớn uống xăng nhiều nhất bị khủng hoảng trầm trọng. Thiên hạ xếp hàng đi đổ xăng trong khi giá xăng tăng vọt gấp mấy lần. Các chuyên gia ước tính mỗi xe khi đi đổ xăng, đều phải tốn khoảng 2-3 lít xăng ngồi chờ. Đó là một trong những nguyên do cụ Carter chỉ ngồi có được một nhiệm kỳ.

Nếu ít ai chối cãi ông Carter là một tổng thống ‘hiền lành, nhân ái’, thì cũng chẳng ai chối cãi được ông mục sư này đã là tổng thống tệ mạt, nhu nhược nhất lịch sử Mỹ. Dù vậy, quan trọng hơn xa, là gia tài lâu dài cụ Carter đã để lại cho thế giới: khủng hoảng gia cư và tài chánh năm 2008, và cuộc tấn công của khủng bố Hồi giáo ngày 11/9/2000.

Khủng hoảng gia cư 2008

Đầu năm 1977, TT Carter tuyên thệ nhậm chức. Không lâu sau đó, ông tung ra luật ‘Tái Đầu Tư Vào Cộng Đồng’, Community Reinvestment Act -CRA, October 1977. Trên căn bản, luật này có mục đích phục sinh lại trung tâm -downtown- các thành phố lớn của Mỹ, là nơi tập trung dân da đen, thường bị lơ là, nhà cửa cũ kỹ, đổ nát, rác rến đầy đường, trộm cướp hoành hành. Luật này bắt buộc các ngân hàng phải có một số tối thiểu nợ mua nhà cho dân cư với lợi tức thấp hay vừa trong các trung tâm thành phố lớn. Mỗi tháng phải khai báo, nếu không đủ số tối thiểu, sẽ bị phạt nặng. Đây là cách giúp dân da đen vay tiền đi mua nhà, không hơn không kém. Trên thực tế, rất ít dân da đen đáp ứng đủ tiêu chuẩn vay tiền mua nhà, hoặc là do lợi tức quá thấp hay việc làm không ổn định. Đưa đến tình trạng các ngân hàng bị ép buộc phải cho vay dưới các tiêu chuẩn tín dụng thông thường. Đây chính là thời điểm ra đời của ‘nợ dưới tiêu chuẩn’ -substandard loans- sau này, năm 2008, sẽ tàn sát kinh tế Mỹ và cả thế giới. Nói trắng ra, nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng gia cư năm 2008 chính là substandard loans mà cha đẻ chính là cụ Carter.

Dưới thời Reagan và Bush cha, chính sách gia cư mỵ dân này bị khựng lại, nhưng qua thời Clinton lại được bung ra lại. TT Clinton còn đi xa hơn nữa, bắt các ngân hàng bán công Freddie Mac và Ginnie Mea phải mua lại các giấy cho vay mua nhà của các ngân hàng, bất kể nợ tốt hay xấu, để giúp các ngân hàng có tiền cho vay nhiều hơn nữa.  Hậu quả ra sao đã đi vào lịch sử, ai cũng biết.

Khủng bố Hồi giáo 9-11

Một năm sau khi TT Carter nhậm chức, năm 1978, đảng cộng sản Afghanistan đảo chính, chiếm quyền tại đây, với hậu thuẫn tích cực của Liên Xô. TT Carter dĩ nhiên chống đối mạnh, nhưng chỉ chống đối bằng miệng. Cuối năm 1979, Liên Xô công khai mang mấy trăm ngàn quân qua chiếm Afghanistan luôn. TT Carter bắt buộc phải phản ứng mạnh hơn, cho Mỹ tẩy chay không tham dự Thế Vận Hội năm 1980 tại Moscow (Mỹ không tham gia, thế vận hội vẫn tổ chức như thường). Quan trọng hơn, TT Carter ra lệnh viện trợ quân sự giúp các lực lượng kháng chiến Hồi giáo Afghanistan chống Liên Xô. Lực lượng này cũng được sự hậu thuẫn mạnh của các khối dân Hồi Giáo thế giới. Tình nguyện quân Hồi khắp nơi đổ về Afghanistan tham gia kháng chiến chống CS Liên Xô. Trong đó có một triệu phú Ả Rập Saud, Osama Bin Laden. TT Carter khi đó tích cực hậu thuẫn, viện trợ tiền bạc, huấn luyện và súng đạn. Nôm na ra, cụ Carter chính là người đã reo hạt, trồng cây, nuôi nấng, võ trang và huấn luyện Osama Bin Laden thành tay đại sát thủ sau này.

Chưa hết. Đầu năm 1979, các tổ chức Hồi giáo cực đoan nổi loạn tại Iran, lật đổ quốc vương Palhavi -Shah-, mang giáo chủ Khomeini từ Pháp về nắm quyền. TT Carter bình chân như vại nhìn ông shah đồng minh bị đảo chánh, chạy ra ngoài Iran đi tị nạn. Nhưng vẫn không thoát nạn. Tháng 11/1979, Khomeini ‘phóng tay’ cho một đám sinh viên Hồi giáo cuồng tín, đánh chiếm tòa đại sứ Mỹ tại Tehran, thủ đô Iran, trong sự bất lực hoàn toàn của TT Carter. Mãi tới 444 ngày sau, khi tân TT Reagan tuyên thệ nhậm chức, thì Iran mới sợ, vội vả trả tự do lại cho tất cả nhân viên tòa đại sứ bị cầm tù.

Tất cả sử gia đều đồng ý giáo chủ Khomeini chính là cha đẻ của các phong trào khủng bố Hồi giáo cuồng tín đã hoành hành trên thế giới, nhất là từ sau vụ 9-11. Trước đó, đã có vài nhóm khủng bố Palestine tạc quái, nhưng các nhóm này chỉ nhắm đánh Do Thái vì tranh chấp đất Palestine thôi. Trong khi khối khủng bố ra đời tại Iran là loại khủng bố quốc tế đánh Mỹ và cả thế giới, từ Âu Châu cho tới Trung Đông, Bali,…

Nói cách khác, TT Carter đã chủ trì hai cuộc đảo chánh tai hại nhất tại Afghanistan và Iran,  đưa đến việc khủng bố Hồi giáo cực đoan ra đời, để sau đó sinh con đẻ cái ra đám al Qaeda, Taliban, ISIS,…

Thế nhưng cụ Carter đang bị cụ Biden đe dọa giật mất chức quán quân tồi tệ, khi mà mới có bốn tháng sau khi nhậm chức, cụ Biden đã hăm he muốn vượt qua tất cả các kỷ lục tệ hại nhất của cụ Carter.

Cụ Biden chấp chánh chưa tới bốn tháng, nhưng thiên hạ đã thấy những chuyện trong 4 năm của TT Trump không hề có, mà phải đi ngược dòng thời gian về 20 năm trước (thời TT Bush con) hay xa hơn nữa, 40 năm trước (thời TT Carter).

Câu chuyện vui là TT Trump đã bác bỏ việc so sánh cụ Biden với cụ Carter, cho là so sánh này không công bằng đối với cụ Carter. Theo ông Trump, cụ Carter liên tục sai lầm khi phải đối phó với những khủng hoảng lớn, trong khi cụ Biden lại là người đã liên tục tạo ra những khủng hoảng lớn, khác nhau xa (nguyên văn “It would seem to me that is very unfair to Jimmy Carter. Jimmy mishandled crisis after crisis, but Biden has created crisis after crisis”).

Câu hỏi là TT Trump có lý không? Hay chỉ là tố bậy tố bạ ông kế nhiệm?

Câu trả lời rất giản dị: hãy bỏ qua những thành kiến phe đảng mà nhìn vào những dữ kiện thật.

 KHỦNG HOẢNG BIÊN GIỚI

Bất kể cụ Biden vùi đầu dưới cát, cả thế giới có đui mù cũng nhìn thấy khủng hoảng biên thùy Mỹ.

Tháng Ba vừa qua, gần 180.000 di dân vượt biên giới lậu bị bắt, tăng 900% hay gần 10 lần so với năm ngoái khi TT Trump còn tại chức, trong khi trẻ con không bố mẹ qua lậu đã bị bắt tới 18.000 đứa. Đây là những con số kỷ lục, cao nhất từ hơn 20 năm nay. Các chuyên gia di dân ước tính năm nay, 2021, số di dân tràn qua Mỹ bất hợp pháp sẽ lên đến con số kỷ lục trên dưới hai triệu người. Vài cụ tị nạn u mê phủ phục ca tụng tính nhân đạo của cụ Biden trong khi cụ Biden lại đang ngẩn ngơ mơ mộng sẽ có thêm hai triệu phiếu cử tri chỉ trong một năm nay thôi.

Cái gọi là ‘khủng hoảng di dân tại biên giới’, không ai có thể chối cãi được, đã là hậu quả trực tiếp của những thông điệp chào đón di dân của cụ Biden đã tung ra trong suốt cả năm tranh cử tổng thống. Muốn biết sự thật, chỉ cần nhìn vào cả ngàn di dân đang mặc áo thung tung hô cụ Biden thôi, không cần phải tranh cãi nhiều cho mệt xác.

 DÂN KHÔNG ĐI LÀM

Dưới thời TT Obama, ông nhậm chức đúng lúc nước Mỹ bị khủng hoảng gia cư, tài chánh, rồi kinh tế lớn nhất thế kỷ. Không ai chối cãi chuyện này. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế nghiên cứu thống kê quốc gia, cuộc khủng hoảng kinh tế chỉ kéo dài hơn nửa năm, từ tháng 10/2008 tới tháng 6/2009. Thế nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại tăng vọt từ khoảng 6% khi TT Obama nhậm chức tháng 2/2009 lên tới 10% cuối năm đó, để rồi dây dưa ở mức 10%-8% mãi đến hai năm chót của TT Obama, 2015-2016 mới xuống khoảng 6%-5%.

TT Obama quá tệ? Không đâu, thưa quý độc giả. Đó là chính sách cố tình duy trì tình trạng thất nghiệp để dân chúng lệ thuộc vào trợ cấp thất nghiệp cũng như đủ loại trợ cấp khác, nhốt dân trong cái vòng nô lệ trợ cấp để kiếm phiếu cử tri cho đảng DC.

Bây giờ, dưới thời cụ Biden, tình trạng thất nghiệp lại có chiều hướng gia tăng mạnh trong khi kinh tế đang phục hồi sau khi bị COVID giết. Cả vạn cơ sở kinh doanh muốn mở cửa lại, nhưng không thuê được nhân công. Ít ai chịu đi làm. Các chuyên gia kinh tế ước tính tháng Ba vừa qua, sẽ có khoảng một triệu người đi làm lại. Thực tế, đã chỉ có chưa tới 270.000 người, trong khi còn gần 8 triệu người thất nghiệp hay không chịu đi làm.

Đây là bài toán trẻ con mẫu giáo cũng biết làm: ngồi nhà coi TV, ăn BBQ, uống bia, được trung bình 1.400 đô tiền thất nghiệp tiểu bang + 1.200 đô tiền thất nghiệp của cụ Biden tặng = 2.600 đô một tháng, hay x12 = 31.200 đô một năm. Tất cả những người nào làm lương tới 32.000 đô một năm mà đi làm lại đều là… N.G.U. Cả hai vợ chồng đều ngồi nhà thì đã có tới 64.000 đô một năm tiền thất nghiệp rồi. Chưa kể phụ cấp con cái, phiếu thực phẩm, bảo hiểm y tế,…

Điều hiển nhiên ai cũng thấy, đó chính là hậu quả trực tiếp của chính sách có tính toán của chính quyền Biden, vung tiền trợ cấp thất nghiệp để dân không đi làm, tự nguyện chui vào vòng nô lệ trợ cấp thất nghiệp, nô lệ vào đảng DC, y chang dưới thời Obama.

 VẬT GIÁ GIA TĂNG

Tuần rồi, tỷ lệ lạm phát được Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang chính thức công bố, cho thấy lạm phát đã vọt lên 4,3%, hơn gấp hai lần trung bình 2% một năm dưới thời TT Trump.

Biểu đồ dưới đây cho thấy vật giá bắt đầu tăng đầu năm, khi kinh tế bắt đầu mở cửa và sau khi gói cứu trợ 600 đô một người ra đời, rồi tăng vọt mạnh từ sau ngày gói 1.400 đô + 300 đô thất nghiệp mỗi tuần được tiếp tục tung ra.

Giá gì tăng? Xin thưa ngay: giá tất cả mọi thứ, tuốt tuồn tuột. Từ xăng tới thực phẩm trong các chợ Việt, cho tới gỗ, sắt, thuốc lá, giấy đi cầu, xe hơi và cả giá nhà luôn. Ngay cả giá một cái hăm-bơ-ghơ McDonald cũng tăng nữa.

 XẾP HÀNG ĐỔ XĂNG

Giá xăng trung bình của cả nước Mỹ hiện nay là trên 3.04 đô một ga-lông so với 1.87 đô cách đây một năm, tăng 1.17 đô hay 63%. Đó là giá xăng trước khi có vụ tin tặc đột phá ông dẫn xăng tuần trước. Hiện nay, giá xăng đã tăng vọt lên mạnh tùy nơi, chẳng hạn như tại Cali, hiện nay giá xăng khoảng 5 đô, trong khi tại vùng đông bắc, có nơi đã tăng lên con số không tưởng là 7 đô một ga-lông.

Giá xăng tăng vọt trong khi cả trăm xe xếp hàng chờ đổ xăng. Lý do dĩ nhiên khác nhau xa, nhưng hậu quả vẫn giống nhau: xếp hàng đổ xăng với giá đắt hơn gấp bội.

Cụ Biden đổ thừa giá xăng tăng vì tin tặc phá nhất thời. Cụ đãng trí nên quên mất giá xăng đã tăng ào ào cả hai tháng nay, trước khi ống dẫn dầu bị phá, mà lại tăng nhanh nhất tại Cali hay Massachusetts, New York, là m₫những tiểu bang chẳng dính dáng gì đến ông xăng dầu bị phá  từ Houston.

Giá xăng tăng là việc nghiêm trọng nhất cho nước Mỹ, vì xăng là nhiên liệu chính chẳng những cho xe thiên hạ đi làm, mà quan trọng hơn xa, đó là nhiên liệu cho các xe vận tải, máy bay và tầu bè chở hàng hóa đủ loại đi khắp nước cho thiên hạ. Giá thành chuyên chở tăng, tất nhiên giá hàng hóa phải tăng theo, giản dị hơn 1+1=2.

Vật giá gia tăng, nhất là giá xăng, là chuyện không có gì bất ngờ. Tất cả các chuyên gia kinh tế đều đã thấy rõ khi nhìn vào hai tình trạng đối nghịch: một mặt thì chính quyền Biden cố gắng vung tiền ra cửa sổ để mua phiếu cử tri, một mặt thì kinh tế không mở cửa lại được vì thiếu nhân công.

Các cụ ơi, hãy bình tĩnh mà run. Đó chỉ mới là thành quả sau bốn tháng thôi, cụ Biden còn ngồi tới gần bốn năm nữa, nếu ‘ông giời’ cho phép.

 CHIẾN TRANH TRUNG ĐÔNG

Trong bốn năm dưới TT Trump, Trung Đông đã hoàn toàn im tiếng súng. Dù TT Trump công khai ủng hộ chính sách định cư dân Do Thái trên những vùng đất tranh cãi với Palestine, cũng như bất kể việc TT Trump ủng hộ việc Do Thái chuyển thủ đô về Jerusalem. Giữa Palestine và Do Thái đã không xẩy ra chiến tranh gì hết. Thỉnh thoảng dĩ nhiên vẫn xây ra chuyện nổ súng đụng chạm, nhưng có tính cách cục bộ nhỏ, không có gì đáng kể.

Lý do chính là lực lượng khủng bố Palestine đã bị Mỹ trực tiếp hay gián tiếp khóa tay. Trực tiếp qua việc Mỹ ngừng trọn mọi viện trợ, kể cả viện trợ nhân đạo hay kinh tế cho chính quyền Palestine. Và gián tiếp qua việc TT Trump làm trung gian, áp lực những vương quốc Ả Rập ký hiệp ước hoà bình, bất tương xâm với Do Thái, cũng như Mỹ hợp tác với Do Thái chặn đứng mọi kế hoạch quậy phá Trung Đông -giết tướng Suleimani- của Iran.

Bây giờ, cụ Biden tìm cách thân thiện lại với Iran, gây sự với Vương Quốc Ả Rập Saud, ngưng việc khuyến khích hay giúp Do Thái ký hòa ước với các xứ hàng xóm Hồi giáo, viện trợ lại cho Palestine đâu hơn 200 triệu đô. Tất cả các quyết định đó đã gửi một thông điệp thay đổi chính sách đối với Palestine, khuyến khích nhóm này lộng hành trở lại, gây chiến, bắn cả ngàn hỏa tiễn vào thủ đô Jerusalem trong hai ngày đầu tuần, tuần trước.

Do Thái, chưa bao giờ là tay vừa, đã phản pháo mạnh bạo nhất, cho máy bay phản lực thẳng tay dội bom khu Gaza, đánh xập nhiều cao ốc lớn, bị coi là những trụ sở quan trọng của chính quyền Palestine.

Việc bất thình lình Palestine hung hãn tấn công Do Thái bằng cả ngàn trái đạn pháo kích có thể đã là cách Iran áp lực chính quyền Biden phải xúc tiến mau lẹ hơn việc tháo gỡ những cấm vận TT Trump đã áp đặt lên Iran.

Trong thời gian qua, nhiều người, trong đó có cả kẻ này, đã nghĩ Biden sẽ là Obama nhiệm kỷ III. Thực tế sau vài tháng của cụ Biden cho thấy, chuyện này đã và sẽ không xẩy ra. Cụ Biden đã chứng minh cho cả thế giới cụ chính là … Carter nhiệm kỳ II.

GOD BLESS AMERICA!

ĐỌC BÁO MỸ:

Cụ Biden mở màn một cách thê thảm nhất – Real Clear Politics:

https://www.realclearpolitics.com/articles/2021/05/14/biden_is_off_to_a_disastrous_start_145772.html

Kinh tế Biden làm nhớ lại kinh tế Carter – Real Clear Politics:

https://www.realclearpolitics.com/articles/2021/05/14/gas_lines_inflation_spur_gops_biden-as-carter_messaging_145766.html

Những khủng hoảng của Carter-Biden – Fox News:

https://www.foxnews.com/politics/jimmy-carter-biden-crises-1970s

Kinh tế Trump hơn xa kinh tế Carter – AEI.org:

https://www.aei.org/economics/yes-the-trump-economy-is-better-than-the-1970s-carter-economy/

Vũ Linh, 22/5/2021

Vũ Linh: Joe Biden, Carter Nhiệm Kỳ 2! – Báo Thế Giới Mới (baotgm.net) 

Đại-Dương: Israel chọn lựa tự do hay chết?

 5/21/2021

Phong trào Kháng chiến Hồi giáo (Hamas) thành hình từ năm 1987 khi bắt đầu cuộc nổi dậy đầu tiên của người Palestine chống lại sự chiếm đóng của Israel ở Bờ Tây và Dải Gaza. Hiến chương Hamas cam kết tiêu diệt Israel (Do Thái).

Năm 2005, Israel quyết định rút quân và người định cư khỏi Dải Gaza để giao trọn vẹn cho Palestine.

Rocket fire from Gaza and ceasefire violations after Operation Cast Lead (Jan 2009)

Năm 2007, Hamas giành quyền kiểm soát Gaza đã tiến hành 3 cuộc tấn công (2009, 2012, 2014) với Israel bằng kiểu đánh bom và pháo kích với vũ khí thô sơ, hạn chế, nên ít gây thiệt hại. Tel Aviv đã trừng phạt thích đáng.

Dải Gaza dài 41km, rộng từ 6-12 km, diện tích 365 km2 với khoảng 2 triệu dân Palestine đã khởi động cuộc tấn công vào Israel hơn 3,000 hoả tiễn với tầm bắn gần bao phủ Israel từ ngày 11/05/2021, đồng thời điều khiển chiến tranh du kích tại Đông Jerusalem. Chiến sự vẫn tiếp diễn.

Nguyên nhân xung đột triền miên

Trung Đông là nơi bắt nguồn của ba tôn giáo lớn chiếm phân nửa dân số thế giới: Do Thái giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo đều coi Abraham là tổ phụ, nhưng, lại chống nhau quyết liệt dẫn tới chiến tranh.

Do Thái giáo ra đời 3,000 năm trước so với 2,000 năm của Thiên Chúa giáo và 1,400 năm Hồi Giáo xuất hiện.

Cuộc Thập tự chinh của La Mã vì mục đích chiến tranh tôn giáo tại Trung Đông (1095-1272) đã thống trị Israel khoảng 1,000 năm. Một người Do Thái cưỡi lừa tiến vào Jerusalem tuyên bố sẽ giải phóng dân tộc đã bị Đế chế La Mã đóng đinh. Một số người Do Thái tin Jesus đã chết ghi vào Kinh Cựu Ước trong khi bộ phận khác tách rời và ghi trong Kinh Tân Ước với Lễ Giáng Sinh (Chúa ra đời) và Lễ Phục Sinh (Chúa sống lại).

Chàng trai trẻ Muhammad tự xưng “Nhà Tiên Tri” công nhận Jesus, Moise, Abraham, nhưng, nói rằng Kinh Koran là quyển kinh nguyên sơ và trọn vẹn nhất do Thượng đế ban cho, còn Kinh Cựu Ước của Do Thái giáo và Kinh Tân Ước của Thiên Chúa giáo đã bị bóp méo. Mâu thuẫn xảy ra khi Hồi giáo gọi Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo là “dị giáo”. Ngược lại, Hồi giáo bị gọi “cực đoan”.

Cuộc Thập Tự Chinh Châu Âu bị quân Ottoman đánh bại năm 1272 tạo ra Đế chế Ottoman mà đến 1517, Ottoman trở thành một đế quốc lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Vua David của Israel đã chọn Jerusalem làm Kinh đô. Chúa Jesus xuất hiện ở Jerusalem. Nhà tiên tri Muhammad bay lên trời từ Jerusalem. Vì thế, Jerusalem trở thành quan trọng nhất đối với ba tôn giáo lớn nên xung đột triền miên chưa có đoạn kết.

Phải chăng có sự phân chia nhiệm vụ giữa Fatah và Hamas   

What are Fatah and Hamas? | News | DW | 04.10.2017

Hiệp ước Hòa bình Oslo ký năm 1993 tại Hoa Thịnh Đốn và 1995 tại Ai Cập đã cho phép Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) cơ hội thành lập Nhà nước Palestine tại Bờ Tây (West Bank) và Dải Gaza mà từ bỏ giải pháp quân sự.

Nhưng, PLO đã chia hai nhiệm vụ: Fatah do Tổng thống Mahmoud Abbas đóng vai trò người hiền để moi tiền cộng đồng quốc tế; Ismail Haniya cầm đầu Hamas ở Dải Gaza tiến hành thánh chiến, liên kết với Iran thông qua các Nhóm Hezbollah ở Lebanon và Syria nhằm duy trì ngọn lửa tiêu diệt Israel.

Nước Palestine do Đế quốc Ottoman (Hồi giáo) tạo ra để xoá sổ Israel.

Năm 2018, Tổng thống Donald Trump cắt số viện trợ 225 triệu USD cho Palestine vì được dùng để tài trợ cho các hoạt động khủng bố. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Biden đã tháo khoán như một lời khuyến khích Hamas hành động.

Sau 11 ngày giao tranh bằng hoả tiễn từ Hamas với Không quân Israel thì viên chức của Hamas tuyên bố Thoả ước ngừng bắn do Ai Cập vận động sẽ có kết quả. Nhưng, Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong bài phát biểu trước Quốc hội Israel đã gửi thông điệp rõ ràng tới Hamas “hoặc đầu hàng, hoặc Israel sẽ tiêu diệt bọn khủng bố, và sáp nhập từng mảnh đất mà Quân đội chiếm được. Thời khắc mà các anh tuyên bố hạ vũ khí cũng là thời khắc mà chúng tôi sẽ ngừng tiến công”.

Tổng thống Biden kêu gọi Israel ngừng bắn, nhưng, Thủ tướng Netanyahu không muốn tuân theo mẫu mực “tiếp tục kiềm chế” theo chiến thuật “đánh đánh, đàm đàm” nên đặt câu hỏi cho những người kêu gọi kiềm chế: “Khi tất cả người dân của bạn liên tục bị tấn công bởi hoả tiễn từ một kẻ thù ngoan cố với mục tiêu mà họ tuyên bố là giết hết tất cả những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em trên đất của bạn, thì khi ấy bạn có thể đến và nói chuyện với chúng tôi về sự kiềm chế”.

Thành quả ngoại giao của Hoa Kỳ tại Trung Đông

Tensions boil between Obama-Clinton camps - POLITICO

Sau khi trở thành Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, Barack Obama cùng Phó tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng Hillary Clinton, đã áp dụng một chính sách ngoại giao vô cùng sai lầm khiến Mỹ sa lầy và trắng tay tại kho dầu lửa lớn nhất thế giới.

(1) Đích thân TT Obama đến xin lỗi các quốc gia Trung Đông khi các Đế quốc Châu Âu chứ không phải Hoa Kỳ đã cai trị và bóc lột.

(2) Ngoại trưởng Clinton dùng hầu hết thời gian để thúc đẩy các nước xây dựng nền dân chủ. Kết quả, Mùa Xuân Á Rập đã trở thành một môi trường hỗn loạn cuối cùng xung đột giữa dân chúng và nhà cầm quyền gia tăng, độc tài vẫn hoàn độc tài. Libya trở thành quốc gia thất bại toàn diện mà vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm vì Obama từng hãnh diện chỉ huy từ ghế sau. Rồi công khai đổ lỗi cho Thủ tướng Anh Quốc, Tony Blair và Tổng thống Pháp, Francois Hollande xúi dại. ISIL chỉ còn 700 tay súng khi Tổng thống George W. Bush mãn nhiệm đã lên tới 30,000 quân vào 2015.

(3) Suốt 8 năm, Obama-Biden để Iran kiểm soát Iraq và Syria. ISIL và Iran trở thành mối đe doạ toàn bộ Trung Đông.

(4) Obama-Biden đã mở hết công suất ngoại giao, nhưng, không đạt được bất cứ thành tích nào. Bao nhiêu hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề hoà giải hoà hợp tôn giáo tại Trung Đông suốt 28 năm đều thất bại.

Vài năm sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã môi giới thành công để Israel ký Hiệp định hòa bình giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), hay Hiệp ước Abraham mà không cần các cuộc Hội nghị quốc tế rình rang, tốn kém. Bahrain nối gót và sẽ mở rộng tới Sudan và Maroc.

Trong bài “Violence Shakes Trump’s Boast of ‘New Middle East’ đăng trên tờ The New York Times ngày 16/05/2021 chê bai thành tích ngoại giao của Trump nên phóng đại.

Sự thật không thể chối cãi: (1) Hiệp ước Hoà bình Ai Cập và Israel năm 1979 và Hiệp ước Hoà bình Israel-Jordan năm 1994 do hai vị Tổng thống Jimmy Carter và Bill Clinton làm trung gian khiến khả năng đụng độ quân sự giữa Israel và các nước Hồi giáo Sunni gần như bị triệt tiêu. (2) Các Hiệp ước mới do Tổng thống Trump làm trung gian tiếp tục tạo điều kiện cho các quốc gia Trung Đông thân thiện hơn. Càng nhiều Hiệp ước Hoà bình riêng rẽ tạo cơ hội hoà giải tôn giáo hơn.

Xung đột giữa Israel và Palestine không phải là cuộc đối đầu giữa Israel và Khối Sunni mà chỉ do Hamas muốn gây chiến. Không một nước Sunni nào muốn gởi quân tới bảo vệ Dải Gaza. Kinh nghiệm Nhà nước Hồi giáo (ISIS) bị cô lập giúp cho Trung Đông duy trì nền hoà bình.

Good Question: Is It ISIS, ISIL, Or The Islamic State? – WCCO | CBS Minnesota

ISIL tiến như chẻ tre đã như một cơn đại dịch chết người bị Chính quyền Trump tiêu diệt trong một thời gian ngắn đem lại hoà bình cho Trung Đông.

Tổng thống Joe Biden không học được kinh nghiệm 8 năm thất bại tại Trung Đông, Châu Á, Ukraine nên tháo khoán tiền viện trợ để nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố.

Cộng đồng nhân loại cần sống trong an ninh chứ chẳng ai thích hỏa tiễn cứ rơi trên đầu.

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

US says UNSC statement won’t calm Israel-Palestine violence (Aljazeera)

Fresh rocket fire targets south, center; Hamas says it’s aiming for IAF bases (Times of Israel)

IDF preps for ‘intensive night’ of Gaza airstrikes as two Thai workers killed (Jerusalem Post)

Violence Shakes Trump’s Boast of ‘New Middle East’ (NYT)

Đại-Dương: Israel chọn lựa tự do hay chết? – Báo Thế Giới Mới (baotgm.net) 

Belarus: Khi phi cơ quân sự chặn máy bay dân dụng

  BBC

  • Simon Browning
  • Phóng viên Kinh doanh
A Ryanair aircraft, which was carrying Belarusian opposition blogger and activist Roman Protasevich and diverted to Belarus, where authorities detained him, lands at Vilnius Airport in Vilnius, Lithuania

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Chiếc phi cơ của hãng Ryanair Sun đáp xuống Vilnius suốt hơn 6 tiếng đồng hồ

"Nếu một phi cơ quân sự chặn đường và ra mệnh lệnh, quý vị cần phải tuân thủ."

Đó là quan điểm của một phi công khi được BBC phỏng vấn, người nói rằng quyết định của Belarus trong việc buộc một máy bay dân dụng phải hạ cánh là "hoàn toàn khinh suất".

Phương Tây phẫn nộ về vụ Belarus buộc máy bay hạ cánh để bắt người

Belarus đã cho một chiến đấu cơ lên chặn đường, buộc chiếc máy bay chở khách đang trên đường từ Hy Lạp đến Lithuania phải đáp xuống sân bay vào hôm Chủ Nhật.

Lý do được đưa ra là trên khoang có bom. Đã không có trái bom nào được tìm thấy.

Cảnh sát sau đó đã bắt phóng viên đối lập Roman Protasevich, một trong các hành khách có mặt trên chuyến bay, mang đi khi chiếc phi cơ dân dụng đáp xuống thủ đô Belarus.

Đó là sân bay mà các phi công không hề tính đến trong lịch trình bay của mình.

Những điều này trong ngành hàng không được gọi là "sự cố ngoại giao lớn", rất nghiêm trọng, tới mức những người mà chúng tôi hỏi chuyện cho biết họ không thể nghĩ ra được bất kỳ trường hợp nào tương tự từng xảy ra.

Chụp lại video,

Người phụ nữ Belarus hy sinh tất cả vì tự do của đất nước

Khi một phi cơ bay trên vùng trời quốc tế, chiếc phi cơ đó mang quốc tịch của quốc gia nơi nó đăng ký.

Trong trường hợp này, chiếc phi cơ của hãng Ryanair được biết là đã đăng ký tại Ba Lan với tư cách là máy bay của 'Ryanair Sun', công ty con của hãng hàng không Ireland, Ryanair.

Khi đang bay, bất kỳ là đang ở vị trí nào trên bầu trời, chiếc phi cơ vẫn mang quốc tịch Ba Lan.

"Việc can thiệp vào hành trình bay của một phi cơ là sự cố ngoại giao liên quan tới quốc gia nơi chiếc phi cơ đăng ký," một nguồn cao cấp trong một hãng hàng không lớn nói.

Một phi công nói thêm rằng "đây là sự vi phạm thô bạo vào rất nhiều thỏa thuận quốc tế".

Luật quy định các máy bay đi qua bầu trời các nước mà không cần đáp xuống có tên là "Thương quyền Vận tải Hàng không" (First Freedom of the Air), và những quyền tự do trên không này là điều thiết yếu để hành khách có thể đi lại và hoạt động giao thông dịch chuyển từ nước này sang nước khác trên thế giới có thể diễn ra.

Việc Belarus quyết định chặn máy bay hành khách trên không và buộc chiếc phi cơ này phải đáp xuống nước thứ ba là vi phạm quy tắc trên.

Vì lý do này, ông chủ của Ryanair, Michael O'Leary đã miêu tả tình huống xảy ra là "vụ cướp được nhà nước tài trợ".

Nhưng Belarus thì chưa ký Hiệp định Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Services Transit Agreement), là thỏa thuận bao gồm nội dung về "Thương Quyền Vận tải Hàng không" và danh sách các quy tắc khác.

Việc can thiệp quân sự được phép thực hiện khi nào?

Việc đưa phi cơ quân sự lên xảy ra chủ yếu khi có những lý do cần đảm bảo an toàn, theo các chuyên gia hàng không.

Nếu hành khách trên chuyến bay và người ở các thị trấn, thành phố dưới mặt đất có nguy cơ gặp nguy hiểm thì các quốc gia sẽ phản ứng bằng cách ra những biện pháp bảo vệ.

Nếu trạm kiểm soát không lưu (ATC) tạm mất liên lạc qua vô tuyến điện với một chiếc máy bay, nhân viên điều hành sẽ ngay lập tức phối hợp nhằm nỗ lực tái thiết lập liên lạc qua sóng radio.

Tuy nhiên, nếu như không liên lạc được và phi hành đoàn trên khoang không đáp trả trên hai làn sóng liên lạc của mình thì quân đội có thể được triển khai.

"Chiến đấu cơ bay lên để thu hút sự chú ý của quý vị và để khiến quý vị kết nối liên lạc, nhằm đảm bảo rằng quý vị không bị không tặc hoặc không chuẩn bị lao xuống thành phố thủ đô. ATC rất lo lắng căng thẳng khi sóng vô tuyến điện không bắt dược tín hiệu phản hồi từ máy bay, kể từ sau sự kiện 11/9," một phi công giải thích.

Hoặc nếu cơ trưởng phát đi qua sóng vô tuyến điện một trong số các mã đặc biệt, "squawk codes", để ra tín hiệu rằng chiếc phi cơ đang trong tình trạng nguy hiểm, thì máy bay quân sự cũng có thể được triển khai.

Có một số các tình huống khác nhau khiến một trong những mã code này có thể được sử dụng - trong đó có cả việc máy bay rơi vào tình trạng khẩn cấp do hỏng hóc máy móc, mất thông tin liên lạc, hoặc để ngầm thông báo với ATC rằng chiếc phi cơ đã bị can thiệp, khống chế bất hợp pháp.

map
1px transparent line

Điều gì xảy ra trong quá trình phi cơ quân sự bay lên áp tải?

Nếu bay lên nhằm áp tải một chiếc máy bay trên bầu trời thì chiến đấu cơ sẽ bay vào các vị trí phía trước chiếc phi cơ bị chặn.

"Cơ trưởng ngồi ở bên trái của chiếc máy bay. Cho nên sẽ có một chiếc phi cơ bay vượt lên phía bên tay trái của chiếc máy bay bị chặn, tạo thành vệt di chuyển rõ ràng để cơ trưởng nhìn thấy," một nguồn tin cao cấp trong ngành hàng không nói.

Ông nói thêm rằng nếu như có chiếc phi cơ quân sự thứ hai, thì chiếc này có thể sẽ bay ở vị trí bên phải hoặc phía sau chiếc phi cơ bị chặn.

Tại thời điểm này, các phi cơ quân sự sẽ tìm cách liên lạc với chiếc phi cơ dân dụng bằng một Tần số Khẩn cấp Quốc tế.

Nếu việc liên lạc không thiết lập được do vô tuyến điện hỏng hóc, thì các phi cơ chặn đường sẽ thực hiện một số thao tác để phát ra nội dung cần truyền đạt, theo đúng hướng dẫn trong sổ tay phát tín hiệu chặn đường, qua đó hướng dẫn cho chiếc máy bay dân sự biết cần phải làm gì.

"Họ nháy đèn vào ban đêm. Nếu là ban ngày, họ nghiêng lắc cánh thì có nghĩa là hãy đi theo tôi, và quý vị phải đi theo," viên phi công giải thích.

Hôm thứ Hai, các nhóm kín trên Facebook của giới phi công đã bàn tán sôi động về vụ chặn máy bay này.

Nhiều người bình luận về những lời chỉ trích nhắm vào việc đội bay đã chấp nhận tuân thủ yêu cầu của các chiến đấu cơ trong việc hạ cánh thay vì tiếp tục bay tới Lithuania.

"Nếu một máy bay quân sự chặn đường quý vị và ra lệnh thì quý vị phải tuân thủ. Quý vị không thể không tuân theo yêu cầu. Quý vị không có lựa chọn nào khác mà phải làm theo mệnh lệnh họ đưa ra. Giống như là khi ở trên mặt đất vậy, cảnh sát ra lệnh và quý vị phải làm theo," viên phi công nói thêm.

Gây căng thẳng cho các phi công, phi hành đoàn và hành khách

Mọi chuyến bay đều có kế hoạch bay của mình, và kế hoạch đó cần phải được đệ trình lên Eurocontrol.

Kế hoạch này bao gồm mọi thứ, từ việc cất cánh ở đường băng thứ nhất, các vấn đề liên quan, từ tuyến bay, quyền bay ngang qua vùng trời nào cho tới việc đáp xuống đường băng thứ hai.

Nhưng việc bị chặn đường có nghĩa là kế hoạch bay đó gần như bị vứt bỏ.

"Các phi công khi đó sẽ cực kỳ lo lắng. Họ không biết là tại sao và điều gì đang xảy ra. Chúng tôi đang bay về đâu? Sân bay đó trông thế nào? Thời tiết ở đó ra sao? Chúng tôi không biết được những thông tin đó. Đó là một số trong những điều khiến tôi lo lắng," viên phi công từ một hãng hàng không lớn của Anh nói thêm.

Vấn đề là trong các tình huống chặn đường như vụ này, các phi công không được chuẩn bị chu đáo cho việc tiến vào hành lang bay mà họ được yêu cầu phải vào, và do đó có nguy cơ cao trong việc xảy ra rủi ro cho tất cả các bên liên quan.

Các chuyến bay của Anh nay được yêu cầu không bay qua không phận Belarus.

Bộ trưởng Giao thông Anh Quốc Grant Shapps hôm thứ Hai nói ông đã chỉ thị cho Cơ quan Quản lý Hàng không Dân dụng Anh, theo đó yêu cầu các hãng hàng không có hành động nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách.

Giấy phép hoạt động của hãng hàng không quốc gia Belarus, Belavia, cũng đã bị giới chức Anh tạm ngừng.

Nhiều thông tin, trong đó có cả chuỗi thời gian chi tiết về các sự kiện xảy ra trên bầu trời Belarus sáng Chủ Nhật đang được dần đưa ra.

Nhưng với một hãng hàng không, hai hành khách và cả một châu lục, thì một sự cố ngoại giao lớn đang xảy ra.

Vì lý do ngoại giao và an ninh, các nhân vật trong ngành hàng không được hỏi chuyện trong bài này muốn được giữ kín danh tính.

Một số thông tin cơ bản về Belarus

Belarus nằm ở đâu? Belarus có đồng minh là Nga nằm ở phía đông và Ukraine ở phía nam. Ở phía bắc và phía tây, nước này giáp với các thành viên EU và Nato là Latvia, Lithuania và Ba Lan.

Vì sao vụ việc nghiêm trọng? Giống như Ukraina, quốc gia có 9,5 triệu dân này kẹt giữa cuộc cạnh tranh của phương Tây và Nga. Tổng thống Lukashenko bị mệnh danh là "nhà độc tài cuối cùng của Châu Âu". Ông đã nắm quyền 27 năm.

Điều gì đang xảy ra tại đó? Đã có một phong trào phản đối mạnh mẽ, đòi phải có dàn lãnh đạo mới, dân chủ, và đòi cải tổ kinh tế.

Phong trào đối lập và chính phủ các nước phương Tây nói rằng ông Lukashenko đã gian lận trong cuộc bầu cử hôm 9/8.

Về mặt chính thức, ông Lukashenko giành được chiến thắng long trời lở đất trong cuộc bỏ phiếu đó.

Powered by Blogger.