Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Ông Trump chiếu tướng Bắc Kinh

Monday, December 12, 2016 // , ,
Ông Trump chiếu tướng Bắc Kinh

Theo VOA
Bùi Tín
12/12/2016
Trung Quốc đã vui mừng nhẹ nhõm khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống vì họ lo bà Hillary Clinton lên sẽ “xoay trục mạnh sang vùng châu Á-Thái Bình Dương”. Thế nhưng rồi họ sẽ vỡ mộng vì nhà kinh doanh bất động sản này không mặn mà gì với Bắc Kinh, mà trái lại. Trong khi vận động tranh cử, nhà tỷ phú này đã nhiều lần lên án Trung Quốc khá nặng nề và còn đe dọa nữa.
Ông Trump từng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm, đánh cắp công nghệ và năng lực quân sự của Mỹ với tốc độ của âm thanh, nếu Mỹ không khôn lên, tổn thất sẽ cực lớn! Ông cảnh báo: ”Đến năm 2027 Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vài năm nữa, Hoa Kỳ sẽ bị nhấn chìm bởi ngọn sóng thần kinh tế Trung Quốc. Dưới thời George W. Bush và Barack Obama Hoa Kỳ mất 2,4 triệu việc làm vào tay Trung Quốc”. Ông nhấn mạnh: ”Quan hệ Mỹ – Trung đã đến bước quyết định” và ”cần nhận rõ cứ 7 năm Trung Quốc tăng gấp đôi tổng sản lượng, mỗi năm Hoa Kỳ bị thâm hụt 300 tỷ đôla trong cán cân thương mại với Trung Quốc, 3 năm thâm hụt là 1 ngàn tỷ, và Trung Quốc sẽ đánh bại Hoa Kỳ về thương mại”.
Từ lâu ông Trump đã nhận ra rất rõ những nguy cơ do Trung Quốc đặt ra. Cuối năm 2011 ông cho ra cuốn sách có nhan đề Time to Get Tough (Đã đến lúc phải cứng cỏi), chỉ để báo động mạnh mẽ về nguy cơ Trung Quốc đi với Hoa kỳ. Trong cuốn sách này, ông Trump tập trung lên án Trung Quốc thâm nhập thị trường lao động và hàng hóa Hoa Kỳ, đánh cắp các bí mật kỹ thuật mũi nhọn, kể cả kỹ thuật quốc phòng, và các công nghệ chế tạo hiện đại. Ông báo động về cuộc chiến tranh đa diện với Trung Quốc: chiến tranh thương mại, giá cả, chiến tranh vật liệu, chiến tranh tình báo kinh tế tài chính, chiến tranh điện tử, chiến tranh gián điệp mạng, chiến tranh tâm lý, cân não…
Ông Trump đặc biệt tố cáo xảo thuật của Trung Quốc duy trì tỷ lệ hối đoái đồng ”nhân dân tệ” của họ cực thấp để cho hàng hóa giá rẻ thâm nhập sâu rộng khắp nơi. Ông chỉ ra nguy cơ Trung Cộng mua cổ phần các công ty Alcoa, Caterpillar, ExxonMobil, Walmart… Ông lên tiếng báo động việc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là phát triển máy bay tàng hình thế hệ 1, đóng tàu ngầm tấn công lớn, xây dựng hệ thống phòng không tinh vi và kho tên lửa đạn đạo hiện đại. Ông cũng cảnh báo về ý đồ xây dựng hải quân và sự bành trướng trên biển của Trung Cộng.
Ông đưa ra dẫn chứng về sản lượng thép của Trung Quốc, năm 2002 chiếm 15% sản lượng thế giới, năm 2008 đã chiếm đến 47%, còn Hoa Kỳ phải mua của Trung Quốc năm 2002 là 600.000 tấn thép, đến năm 2008 đã phải mua đến 5 triệu tấn, tăng gấp 8 lần. Ông kết luận Hoa Kỳ cần có đối sách khôn ngoan và thái độ cư xử, thương thuyết cứng rắn với Trung Quốc.
Ông Trump tỏ ra am hiểu khá sâu sắc những vấn đề liên quan đến Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông vì ông đã nhiều lần đi thăm các nước này và gặp gỡ hàng trăm nhà kinh doanh địa phương.
Mới đây, chỉ một cú điện thọai 10 phút với bà tổng thống mới của Đài Loan Thái Anh Văn, ông đã làm cho Bắc Kinh lúng túng và bất bình vì phương châm ”nhất quốc, nhị chế” sinh tử của họ lần đầu tiên bị một tổng thống đắc cử của Mỹ thách thức.
Ông Trump rất sành sõi trong việc tìm hiểu thấu đáo tâm lý đối thủ trong kinh doanh, để không bị sai, bị lừa, bị hớ. Ông có biệt tài về thương lượng, đàm phán, mặc cả, ký kết các thỏa thuận, sao cho có lợi, có lãi, có lợi nhuận cao. Ông còn tự hào kín đáo là đã tránh trả thuế một cách hợp pháp khi khai phá sản, với mưu mẹo tinh vi. Một con người như thế sẽ không sơ hở dại dột về mặt buôn bán, kinh doanh, cũng như về chính trị, ngoại giao và quốc phòng.
Nhiều người chê ông Trump ít hiểu biết về ngoại giao, về quốc phòng, về nắm chính quyền ở một nước đông dân, đa chủng tộc, đa văn hóa. Tôi cũng từng chung ý kiến như thế, nhưng những nhược điểm lớn đó có thể bổ khuyết bằng cách chọn một dàn lãnh đạo, chuyên viên, cố vấn có kinh nghiệm trong Đảng Cộng hòa và có thể cả các nhân tài thuộc các đảng khác, nếu ông tỏ ra khôn ngoan, thực dụng, không cực đoan.
Những phát biểu của ông Trump sau khi đắc cử làm những người từng chống ông yên lòng. Ông hứa hẹn hợp tác với những người từng phản đối ông, mong họ đóng góp ý kiến, khuyến nghị, cam kết sẽ là tổng thống của mọi công dân Hoa Kỳ. Ông cám ơn bà Hillary Clinton về những cống hiến của bà cho đất nước. Khi gặp thân mật Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc, ông bày tỏ lòng “kính trọng” đối với tổng thống và mong đợi sự hợp tác chặt chẽ trong việc chuyển giao chính quyền được thuận lợi, êm đẹp sẽ diễn ra hơn 2 tháng tới.
Chỉ riêng về Biển Đông, chưa rõ lập trường cụ thể của Tổng thống đắc cử Donald Trump ra sao, nhưng là nhà kinh doanh cỡ lớn của thế giới, có cả một đoàn tàu thương mại khắp các vùng đại dương, chắc hẳn ông phải có quan điểm vững vàng về lưu thông tự do hàng hải ở mọi vùng biển quốc tế, trong đó vùng Biển Đông Việt Nam và vùng Biển Đông Trung Hoa là những vùng tấp nập trọng điểm. Và cũng có thể chắc chắn là ông Trump coi Đông Nam Á là một khối có tiềm năng kinh tế lớn mà Hoa Kỳ cần hợp tác toàn diện bền lâu vì lợi ích to lớn của tất cả các bên.
Như thế, có thể khẳng định rằng vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đã từ lâu đặt Trung Quốc trong tầm ngắm, xem Bắc Kinh là một đối thủ cần ngăn chặn, đẩy lùi, và phản công quyết liệt. Rõ ràng đây là một điều kiện then chốt để ông Donald Trump thực hiện khẩu hiệu tranh cử “Hãy làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again).

Điểm Tin Thứ Hai 12.12.2016

Theo Tin Tức Hằng Ngày
Rex Tillerson

  • Giám đốc Exxon sẽ là ngoại trưởng Mỹ? (BBC) - Chủ tịch kiêm CEO của công ty Exxon Mobil Rex Tillerson đã gặp ông Donald Trump, trong lúc có đồn đoán ông đang được cân nhắc cho vị trí ngoại trưởng Mỹ.
  • Trung Quốc triển khai oanh tạc cơ hạt nhân đến Biển Đông (RFI) - Hãng tin Fox News trích dẫn hai quan chức Mỹ ngày 09/12/2016, loan tin Trung Quốc lần đầu tiên triển khai một oanh tạc cơ hạt nhân trên vùng Biển Đông sau khi tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump tiếp chuyện tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn qua điện thoại.
  • Bàn về triết lý giáo dục - Nguyễn Đình Cống – Về sự xuống cấp của nền giáo dục Việt Nam (GDVN), một số người cho nguyên nhân chủ yếu là thiếu một Triết lý giáo dục (TLGD). Trong cuộc họp Quốc hội, có đại biểu đã chất vấn: “Phải chăng Việt Nam không có TLGD?”. Trong bài “Từ tình trạng bệ rạc trong hệ thống giáo dục VN, tới nội dung lá thư của một học sinh gửi thầy giáo cũ” đăng trên trang mạng Ba Sàm, tác giả Trần Phong Vũ nhận xét: “Tệ trạng GDVN đã …
  • Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á bị bắt (RFA) - Ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc Ngân Hàng Đông Á bị công an bắt giam tối thứ Bảy 10/12. Báo chí trong nước loan tin này và cho biết thêm, cùng bị bắt với ông bình là bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, nguyên Phó tổng giám đốc và 3 nhân viên khác của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á.
  • Vì sao cựu quan chức DongA Bank bị bắt? (VOA) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hôm 11/12 đã lên tiếng giải thích lý do vì sao cựu tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á Trần Phương Bình bị bắt giữ hai ngày trước đó.
  • ADB có kế hoạch mua lại ngân hàng Việt Nam yếu kém (RFA) - Ngân hàng Phát triển Châu Á- ADB và một số đối tác tư nhân trong nước đang có kế hoạch mua lại một số ngân hàng yếu kém của Việt Nam. Đây là những ngân hàng từng bị mua lại với giá 0 đồng ở trong nước.
  • Người Việt Phần Lan biểu tình cho nhân quyền Việt Nam (RFA) - Phần Lan, một quốc gia có rất ít người Việt sinh sống, lần đầu tiên sau hơn 10 năm im ắng, đã đồng hành cùng các cộng đồng người Việt tự do trên thế giới đến trước Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Helsinki để lên tiếng đòi hỏi Nhân Quyền cho Việt Nam.
  • Căn bản nào cho Quốc phục Việt Nam? (RFA) - Nhân câu chuyện nhà thiết kế thời trang Lê Long Dũng trình bày bộ quốc phục nặng 45 ký có hình ảnh lấy cảm hứng từ thời Lạc Long Quân mà tác giả cho là đã được người Việt cổ tôn tạo, Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ngắn ông Phan Cẩm Thượng, nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật cổ VN về trang phục của người Việt từ nhiều thế kỷ qua để thêm khái niệm về một bộ quốc phục của VN.
  • Tổng Bí thư: Đảng suy thoái nhưng cấm bôi bẩn (RFA) - Phát biểu tại Hội nghị chỉnh Đảng tại Hội trường Diên Hồng tòa nhà Quốc hội ngày 9/12/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xác định sẽ không đóng cửa để chỉnh đốn Đảng và sẽ diệt tận gốc nạn tự diễn biến tự chuyển hóa trong nội bộ Đảng.
  • Cảng nước sâu của Trung Quốc ở Campuchia ảnh hưởng đến Việt Nam khi có căng thẳng?  - Việt Hà, phóng viên RFA. Ảnh minh họa chụp tại Cảng Sihanouk, Campuchia. AFP. Cảng nước sâu của Trung Quốc ở Campuchia ảnh hưởng đến Việt Nam khi có căng thẳng? Tờ báo Mỹ American Thinker hôm 1 tháng 12 vừa qua đăng bài của một cựu quan chức Ngoại giao Mỹ Michael Benge cho biết Trung Quốc đang xây dựng một cảng nước sâu ở Campuchia ngay trên vịnh Thái Lan, cách khu vực tranh chấp ở biển Đông vài trăm km. Cảng nước sâu này được nói là có độ dài …
  • Trao đổi Thư tín ngày 10.12.2016 (RFA) - Một số thính giả khẳng định rằng chắc chắn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận thức được hiện trạng tham nhũng tràn lan nên ông mới quyết liệt chống tham nhũng. Động thái mới nhất là ông Trọng tuyên bố sớm hay muộn cũng sẽ bắt được ông Trịnh Xuân Thanh hiện trốn ở nước ngoài.
  • Lễ trao giải Nobel vắng mặt Bob Dylan (RFI) - Ngày 10 tháng 12 diễn ra lễ trao giải Nobel 2016, đặc biệt là giải Nobel Hòa Bình cho tổng thống Colombia, Manuel Santos. Nhưng lễ trao giải năm nay lại vắng một nhân vật đặc biệt khác : nhạc sĩ Mỹ Bob Dylan, Nobel Văn Học.
  • Thượng đỉnh Nhật-Nga : Thêm một cơ hội hòa giải bị lỡ ? (RFI) - Trong bối cảnh dư luận đang bị hút vào việc tổng thống Mỹ tân cử Donald Trump làm Trung Quốc chóng mặt với các động thái khi căng thẳng, lúc hòa hoãn, tuần báo Anh The Economist chú ý đến một quan hệ khác, ít sôi động hơn nhưng không kém phần quan trọng : Quan hệ Nga-Nhật, với việc chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh Abe-Putin sẽ diễn ra tại Nagato ngày 15/12/2016.
  • Những gì sẽ xảy ra trong chính trường Nam Hàn vào những ngày tháng tới? (RFA) - Sáng thứ Sáu, mùng 9 tháng Mười Hai 2016, Quốc Hội Nam Hàn đã bỏ phiếu bãi nhiệm bà Tổng Thống Park Geyn-hye. Kết quả cuộc bỏ phiếu kín cho thấy có 234 phiếu thuận và 56 phiếu chống, tức 172 đại biểu của phe đối lập và 62 đại biểu thuộc đảng đương quyền Tân Thế Giới do bà Park lãnh đạo cùng bỏ phiếu tán thành đề nghị bãi nhiệm người phụ nữ đầu tiên giữ vai trò tổng thống Nam Hàn.
  • Hàng chục ngàn người chào mừng việc truất phế tổng thống Hàn Quốc (RFI) - Tại thủ đô Seoul ngày 10/12/2016, hàng chục ngàn người tiếp tục gây sức ép đòi tổng thống nhanh chóng ra đi, một ngày sau khi Quốc Hội truất quyền tổng thống của bà Park Geun Hye. Không khí vui nhộn và hân hoan không che giấu được sự phẫn nộ trong công luận và lo ngại trước tương lai chính trị với nhiều bất trắc.
  • WTO: Trung Quốc vẫn chưa được công nhận kinh tế thị trường (RFI) - Ngày 11/12/2016 đánh dấu đúng 15 năm Trung Quốc được kết nạp vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới – WTO. Đó cũng là thời gian mà Bắc Kinh liên tục vận động để được công nhận quy chế là một nền « kinh tế thị trường », chìa khóa mở rộng thêm cánh cổng cho hàng xuất khẩu Trung Quốc. Hiện tại châu Âu và châu Mỹ vẫn chưa thừa nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường, nhưng Bắc Kinh đang chuẩn bị phản công.
  • Bắc Kinh tố không quân Nhật Bản « đe dọa » chiến đấu cơ Trung Quốc (RFI) - Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.
  • Lãnh đạo Hồng Kông không tái ứng cử năm 2017 (RFI) - Bị phe đối lập cáo buộc là con rối của Bắc Kinh, ông Lương Chấn Anh (Leung Chun Ying), lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông, ngày 09/12/2016 thông báo sẽ không ra ứng cử nhiệm kỳ mới vào tháng 7/2017.
  • Trung Quốc và cuộc chiến của các luật sư nhân quyền (BoxitVN) - John Sudworth, BBC News, Bắc Kinh – Có khá nhiều nơi có thể được viết tới nhằm đánh dấu Ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, 10/12. Nhưng việc luật sư Giang Thiên Dũng (Jiang Tianyong) mất tích là một lý do khiến Bắc Kinh là nơi đáng được chọn.
    Trần Quế Thu là một trong những người cuối cùng được cho là đã nhìn thấy ông Giang trong tháng Mười Một. Bà Trần (bìa phải) đứng cùng ông Giang (thứ hai, từ trái sang) và các luật sư địa phương khác trong tấm ảnh được …
  • Hơn 100 nhà văn kêu gọi Trung Quốc ngưng đàn áp nhân quyền (RFI) - Hơn 100 tác giả từ khắp thế giới đã ký tên vào một bức thư gởi đến chủ tịch Tập Cận Bình, đúng Ngày Quốc Tế Nhân Quyền mồng 10 tháng 12, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động đàn áp nhân quyền « ngày càng tồi tệ ».
  • Nổ gần Mogadishu, 16 người chết (VOA) - Một xe tải cài bom đã gây ra vụ nổ lớn bên ngoài cảng biển mới của Mogadishu vào sáng Chủ nhật, 11/12, giết chết ít nhất 16 người và làm bị thương nhiều người khác
  • Nổ bom tại Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 30 người thiệt mạng (RFI) - Hai quả bom phát nổ vào tối hôm qua 10/12/2016 trước sân vận động của thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ làm 38 người thiệt mạng, hầu hết là cảnh sát. 10 nghi can bị bắt giữ. Phó thủ tướng Numan Kurtulmus nêu khả năng Đảng Lao Động Kurdistan PKK đòi ly khai là thủ phạm.
  • FBI cũng có thông tin Nga nhúng tay vào bầu cử Mỹ giúp Trump (RFI) - Hôm qua 10/12/2016, lãnh đạo phe Dân Chủ tại Thượng Viện Mỹ, ông Harry Reid khẳng định, giám đốc FBI James Commay đã nắm được thông tin Matxcơva can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ từ nhiều tháng trước nhằm giúp Donald Trump thắng cử. Giám đốc James Commay, thuộc đảng Cộng Hòa, đã không phổ biến thông tin trên.
  • CIA : Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ, giúp Trump đắc cử (RFI) - Một quan chức trong cơ quan tình báo Mỹ xác định với Washington Post, ấn bản ngày 09/12/2016, là Matxcơva đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua với mục đích « giúp Trump đắc cử ». Ban cố vấn cho tổng thống tân cử Hoa Kỳ lập tức bác bỏ kết luận trên của CIA.
  • Aleppo : Cộng đồng quốc tế nhìn nhận bất lực (RFI) - Hội nghị quốc tế về tình hình Syria và Aleppo kết thúc ngày 10/12/2016 tại Paris với lời kêu gọi một giải pháp chính trị và cứu sinh mạng thường dân. Tuy nhiên, theo AFP, những lời tuyên bố của các ngoại trưởng một lần nữa đã xác nhận sự « bất lực » của Tây phương trước quyết tâm giành một chiến thắng quân sự của Matxcơva và Damas.
  • Brazil : Tổng thống Temer bác bỏ cáo buộc tham nhũng (RFI) - Ngày 10/12/2016, tổng thống Brazil Michel Temer « mạnh mẽ » bác bỏ cáo buộc theo đó, ông đã yêu cầu Odebrecht, cánh tay của tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras, tài trợ 3 triệu euro cho đảng PMDB (Phong trào Dân chủ Brazil) của ông trong cuộc vận động tranh cử. Tổng thống Brazil phải lên tiếng vì bị một lãnh đạo cao cấp trong tập đoàn Odebrecht tố cáo.
  • Khủng bố : Chính phủ Pháp đề nghị triển hạn tình trạng khẩn cấp (RFI) - Chính phủ Pháp đề nghị triển hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 15/07/2017, do mối đe dọa khủng bố vẫn còn rất nghiêm trọng, theo thông báo của tân thủ tướng Bernard Cazeneuve ngày 10/12/2016, sau cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Pháp. Đề nghị của chính phủ sẽ được Hạ Viện và Thượng Viện xem xét vào tuần tới trong hai ngày 13 và 15/12/2016.
  • Doping : Nga phủ nhận các cáo buộc trong báo cáo McLaren (RFI) - Việc sử dụng chất kích thích trong thể thao Nga là có hệ thống và được nhà nước hỗ trợ. Hơn 1.000 vận động viên trong 30 môn thể thao có lẽ đã được hưởng lợi từ hệ thống này. Đây là nội dung báo cáo của luật gia Canada Richard McLaren, được công bố ngày 09/12/2016.

Đọc báo Pháp – 12/12/2016

Đọc báo Pháp – 12/12/2016

Quyền lợi tài chính của gia đình Trump

ảnh hưởng đến ngoại giao Mỹ ?

Năm tuần lễ trước khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng, các tờ Libération, Le Figaro và Les Echos đều chú ý đến « Đế chế tài chính địa ốc khổng lồ của nhà tỷ phú New York Donald Trump », tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Các tờ báo Pháp lo ngại quyền lợi kinh tế của gia đình Trump « sẽ đè nặng lên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ».Trump xoay trục sang châu Á trước Obama để kinh doanh.
Bên cạnh những chủ đề chính như « Chiến tranh không hồi kết » tại Aleppo – Syria, thêm một ứng viên muốn đại diện cho đảng Xã hội ra tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017 : cựu bộ trưởng Giáo Dục, Vincent Peillon ; Trung Quốc, 15 năm sau ngày gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới … Le Figaro tìm cách trả lời câu hỏi vì sao ông Trump ở cương vị tổng thống phải « cắt đứt quan hệ với đế chế của mình ? ».
Libération trên trang nhất đăng ảnh một Donald Trump tay cầm xẻng, như đang đặt viên đá đầu tiên cho một công trình xây dựng. Ở bên cạnh là hàng tựa nổi bật : « Xung đột quyền lợi, Trump Tổng thống- Chủ tịch tổng giám đốc ». Tờ báo không vòng vo : « Đế chế tài chính và địa ốc khổng lồ của chủ nhân tương lai nước Mỹ sẽ đè nặng lên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ».
Chưa bao giờ nước Mỹ lại bầu lên một vị tổng thống giàu có như Donald Trump. Báo Forbes thẩm định tài sản của ông lên tới gần 4 tỷ đô la. Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, tổng thống Mỹ cũng là chủ nhân trên dưới 500 doanh nghiệp, đứng đầu trên 300 cơ sở được đặt tại một thiên đường thuế khóa.
Xung đột quyền lợi
Le Figaro nhắc lại : khi ra tranh cử ông Trump hứa « quét dọn sạch sẽ », bài trừ tham nhũng trong guồng máy nhà nước của Washington. Nhưng với bản thân thì Trump lại không ngần ngại luồn lách luật và cũng chẳng mấy quan tâm đến những giá trị đạo đức như ông thường rao giảng. Điển hình là cho dù Cuba và Libya có bị Mỹ cấm vận, nhưng điều ấy đã không cấm cản « tập đoàn » Trump thăm dò cơ hội làm ăn trên quê hương của Fidel Castro hay trên đất nước của cố đại tá Kadhafi.
Như ghi nhận trong xã luận báo Libération : vấn đề của ông Trump nằm ở chỗ, thứ nhất tới nay, có vẻ như ông không tôn trọng nguyên tắc tách bạch vai trò của tổng thống và chủ doanh nghiệp ; thứ hai là Donald Trump đã ít nhiều trao chìa khóa « tập đoàn Trump » lại cho những người con của mình, nhưng cũng chính những người con của tổng thống tân cử Hoa Kỳ lại là cột trụ của nhóm chuyển giao quyền lực với Nhà Trắng. Sau cùng, chính sách ngoại giao của Mỹ liệu có bị quyền lợi kinh tế, tài chính của gia đình Trump chi phối ?
Cũng báo Libération nêu lên vài « chuyện tình cờ » trực tiếp liên quan đến Donald Trump : Thổ Nhĩ Kỳ dọa xóa tên Donald Trump khỏi các tòa tháp mang tên tổng thống tương lai Hoa Kỳ khi ứng viên Trump chỉ trích người Hồi giáo và dọa cấm cửa họ vào nước Mỹ. Nhưng khi tổng thống tân cử Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ chính sách cứng rắn của tổng thống Erdogan, lập tức Trump Tower ở giữa lòng thủ đô Ankara được để yên.
Một hồ sơ khác có thể bị chi phối là vụ kiện đang nhắm vào ngân hàng Đức Deutsche Bank. Tư pháp Hoa Kỳ đòi phạt Deutsche Bank đến 14 tỷ đô la vì đã bán cho các ngân hàng Mỹ nợ khó đòi, dẫn tới tai họa tài chính 2008. Nhưng cũng chính tập đoàn ngân hàng lâu đời này của Đức đã cho gia đình Trump vay 2,5 tỷ đô la từ năm 1998 mà đến nay Trump Organization vẫn chưa thanh toán hết. Libération đặt câu hỏi : liệu rằng chính quyền Mỹ trong tay tổng thống Trump có khoan hồng với Deutsche Bank hay không ?
Chính sách xoay trục sang châu Á, Trump còn đi trước cả Obama
Trong lúc Donald Trump mạnh mẽ hô hào và khuyến khích các doanh nhân Mỹ « hồi hương » vốn đầu tư ở hải ngoại để vực dậy kinh tế nước nhà thì một mình ông đã có tới hơn 100 công trình mang tên Trump hiện diện tại 18 quốc gia trên thế giới, từ khách sạn, tòa cao ốc, đến sân golf, các sòng bạc…
Trước người tiền nhiệm là Barack Obama, ông vua địa ốc Donald Trump từ lâu đã xoay trục làm ăn sang châu Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines hay Đài Loan là những địa điểm đại tập đoàn Trump Organization đã có cơ sở từ lâu.
Libération trích dẫn phóng sự của báo Washington Post ấn bản ngày 20/11/2016 cho thấy trong số 111 hãng thuộc về ông vua địa ốc New York ở hải ngoại, 16 đặt tại Ấn Độ, 9 ở Trung Quốc. Ấn Độ là thị trường lớn thứ nhì của « đế chế » Trump sau Bắc Mỹ.
Công trình khổng lồ xây dựng Tháp Trump tại Bombay vẫn còn chưa hoàn tất. Đáng chú ý là trong dự án này, đối tác của « tập đoàn » Trump là một ông khổng lồ địa ốc Ấn Độ Lodha rất thân cận với chính giới ở New Delhi.
Với một ông khổng lồ khác của châu Á là Trung Quốc, từ năm 2008 « gia đình » Trump đã đánh cuộc vào ngành du lịch của xứ này. Chi nhánh của hệ thống khách sạn Trump Hotel Collection đang dự trù mở từ 20 đến 30 khách sạn hạng sang ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến.
Trong vùng Đông Nam Á, Jakarta, Singapore, Bắc Kinh hay Kuala Lumpur cũng là những « mảnh đất màu mỡ » đã lọt vào mắt xanh của Trump Hotel Collection. Doanh nhân Donald Trump đã mở rộng mạng lưới đến cả Philippines, với công trình xây dựng một Tháp Trump cao 57 tầng ở ngay trung tâm tài chính của thủ đô Manila.
Mỹ « để mặc » cho Nga tung hoành ?
Năm tuần trước khi bước vào Nhà Trắng, Donald Trump chưa hoàn tất trong việc thành lập chính phủ. Nhưng mọi chú ý đang hướng về Rex Tillerson, người có triển vọng trở thành ngoại trưởng Hoa Kỳ trong chính quyền sắp tới.
Ký giả Philippes Gélie, báo Le Figaro, nhấn mạnh : chủ nhân tập đoàn dầu khí Exxon nổi tiếng thân Nga. Một cố vấn thân cận với Donald Trump cho biết việc chỉ định ông Tillerson vào chiếc ghế ngoại trưởng cho thấy chính quyền Mỹ sắp tới « để cho Matxcơva rảnh tay hành động ». Washington sẽ nhắm mắt « trên các vấn đề từ nhân quyền đến Syria và kể cả Crimée, với điều kiện là trục Nga- Iran không được hình thành để áp đặt luật chơi ở Trung Đông ».
Trả lời đài truyền hình Mỹ Donald Trump giải thích ông có ý định mời lãnh đạo tập đoàn dầu khí ExxonMobil làm ngoại trưởng bở vì ông này « chẳng những là một doanh nhân ngoại hạng mà còn quen biết nhiều và biết rõ các lãnh đạo trên thế giới. Trong quá khứ Tillerson từng ký nhiều hợp đồng khổng lồ với Nga ».
Năm 2013 chính Vladimir Putin đã trao tặng huân chương cho ông Tillerson và từ hai mươi năm qua, ngoại trưởng tương lai Hoa Kỳ làm việc chặt chẽ với Igor Sechin, chủ nhân tập đoàn dầu khí Rosneft và cũng là một người thân cận của tổng thống Putin.
Thêm một chi tiết được tờ báo Pháp ghi nhận : Tillerson trong cương vị chủ tịch tổng giám đốc ExxonMobil luôn chống đối chính sách trừng phạt Matxcơva can thiệp tại Ukraina và thôn tính bán đảo Crimée.

Hàn Quốc : các đại tập đoàn sa lầy

Khép lại những bài báo nói về Mỹ để nhìn về sang châu Á : « Tại Hàn Quốc đến lượt các đại tập đoàn Chaebol bị cuốn vào vòng xoáy tai tiếng chính trị », hồ sơ lớn trong phần trang kinh tế báo Le Figaro.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye và bà cố vấn Choi Soon Sil « cuốn hút các đại tập đoàn» của nền kinh tế lớn thứ 4 Châu Á vào « tâm bão ». Trong cuộc điều trần trước Quốc Hội tuần trước, Samsung thú nhận đã rót 15 triệu euro cho hai quỹ do bà « quân sư » tổng thống Choi Soon Sil điều hành.
Do bảo đảm đến 20 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, Samsung phải hứng chịu đến 80 % câu hỏi của các đại biểu Hàn Quốc trong buổi điều trần tuần qua.
Không chỉ có đế chế của đình họ Lee này lo ngại, mà từ Hyundai đến Lotte hay LG … những cột trụ của nền công nghiệp Hàn Quốc đều không muốn bất kỳ một ai nhòm ngó vào sổ sách kế toán của họ. Bởi, như ghi nhận của một chuyên gia được Le Figaro trích dẫn, đằng sau những thành công vượt bực của những tên tuổi làm nên sức mạnh công nghiệp xứ Hàn, là đầy rẫy những vụ trốn thuế, sổ sách không minh bạch.
Có điều, tới nay các Chaebol vẫn được các chính quyền liên tiếp bao che : từ những năm 1960 các gia đình giàu có đã đạt một thỏa thuận ngầm với tổng thống Park Chung Hee, thân phụ của đương đương kim tổng thống Hàn Quốc. Theo đó giới tài phiệt xứ Hàn dốc lực xây dựng lại cỗ xe kinh tế và công nghiệp cho nước nhà, đổi lại chính quyền nhắm mắt làm ngơ trên tất cả những hồ sơ khác, kể cả quá khứ họ cộng tác với quân đội Thiên hoàng thời kỳ nước Nhật đô hộ Triều Tiên.
Về sự kiện lần đầu tiên một tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc bị truất phế, báo La Croix nói đến « một cuộc cách mạng thắp nến ôn hòa » vẫn muốn tiếp tục được « thắp sáng » cho tới khi nào bà Park Geun Hye thực sự ra đi. Báo kinh tế Les Echos lo ngại khủng hoảng chính trị ở Seoul đẩy nền kinh tế thứ tư của châu Á vào tương lai đầy bất trắc.

Hiệu quả của biện pháp nhịn ăn để giảm cân ?

Trong phần tin y tế, một bài báo trên Le Figaro có thể thu hút chú ý độc giả : « Tại sao nhịn ăn để giảm cân lại không có hiệu quả ? »
Cách nay gần 10 năm một chuyên gia thuộc viện Y khoa đại học New Jersey, Hoa Kỳ, đã đi đến kết luận : biện pháp hiệu quả nhất chống bệnh béo phì là « giáo dục » để cơ thể không « đòi hỏi quá đáng » chất béo, chất đường hay chất đạm … Điều đó có nghĩa là theo các chuyên gia được Le Figaro trích dẫn, dù cố gắng nhịn ăn, người có tạng béo, sớm muộn gì cũng sẽ lên cân trở lại, do cơ thể đã « quen » được tích trữ những lượng đường, mỡ hay protéine lớn.
Ngược lại, người ta có thể ăn rất nhiều, nhưng tập thể dục đều đặn để thải những lượng « dư thừa » thì chẳng bao giờ sợ lên cân !
Bài báo này như ngầm nhắc độc giả, không nhất thiết phải « kiêng cữ » trước những món ngon trong dịp Tết, lễ cuối năm, như gan ngỗng béo, bánh ngọt, sô cô la, rượu hay phó mát … nhưng thưởng thức những đặc sản ấy rồi thì độc giả và bạn nghe đài nhớ tăng thời lượng tập thể dục, tăng xuất bơi …tránh để cơ thể « quen mui » với lượng đường và mỡ quá lớn.

Tin đọc nhanh

(AFP) – Tại Pháp, một xe vận chuyển tiền bị tấn công : 70 kg vàng bị đánh cắp. Chiếc xe chở tiền Loomis đã bị bốn người lạ mặt có vũ trang bắt chuyển hướng sáng sớm hôm nay gần Lyon, cướp đi 70 kg vàng trước khi tẩu thoát. Số tiền mất mát ước tính lên đến 2,5 triệu euro. Hiện cảnh sát đang truy lùng gắt gao bốn đối tượng trên.
(AFP) – Dùng chất kích thích, một vận động viên bơi lội Trung Quốc bị cấm thi đấu. Theo quyết định của Liên Đoàn Bơi Lội Quốc tế đưa ra hôm nay, 12/12/2016, Trần Dân Hi (Chen Xinyi) bị cấm tham gia các cuộc tranh tài trong vòng hai năm. Các mẫu xét nghiệm chất kích thích được lấy từ hôm 08/08 cho kết quả dương tính, cùng ngày cô tham gia tranh vòng chung kết nữ 100m bơi bướm. Trong cuộc đua này cô Trần Dân Hi đã về thứ 4.
(AFP) – Bầu cử lập pháp : Đảng Xã hội – Dân chủ Rumani thắng lớn. Theo kết quả chính thức, trong cuộc bầu cử lập pháp diễn ra hôm qua, đảng PSD, đã thu được 45,2% lá phiếu cử tri với tỷ lệ tham gia bỏ phiếu là 60%. Về nhì là đảng Quốc gia Tự do (PNL) với 20,2% số phiếu và thứ ba là Liên minh Cứu Rumani USR 9,3%. Với kết quả này, sau một năm vắng bóng do vụ hỏa hoạn một hộp đêm bi thảm tại Bucarest, đảng Xã hội Dân chủ đã có thể trở lại chính trường. PSD tuyên bố sẽ hợp sức cùng với ALDE, một đảng chính trị trung hữu để thành lập chính phủ.
(AFP) – Tình hình Macedonia bấp bênh sau bầu cử. Cả phe đối lập và đảng cầm quyền đều tuyên bố thắng cử trong cuộc bầu cử lập pháp hôm qua. Kịch bản này còn làm cho cơ may bình ổn đất nước trong tình trạng khủng hoảng từ hai năm nay thêm mong manh. Tháng 2/2015, phe đối lập tố cáo thủ tướng Nikola Gruevski và lãnh đạo ngành tình báo đã nghe lén điện thoại hơn 20.000 người, trong đó có các thẩm phán và phóng viên. Mục đích là để giám sát giới truyền thông, các cuộc bầu cử và việc bổ nhiệm các vị trí chủ chốt trong chính quyền. Vụ việc bể ra nhấn chìm đất nước trong khủng hoảng chính trị, thủ tướng Nikola phải từ chức, dẫn đến việc tổ chức bầu cử trước thời hạn.
(AFP) – Cuba và Liên Hiệp châu Âu ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ. Hôm nay 12/12/2016, tại Bruxelles, Liên Hiệp châu Âu và Cuba đã ký « thỏa thuận đối thoại chính trị và hợp tác » để bình thường hóa quan hệ. Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez Parilla, lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, bà Federica Mogherini đã ký thỏa thuận tại hội nghị các bộ trưởng ngoại giao của 28 nước thành viên Liên Hiệp. Trước khi ký thỏa thuận này, Cuba là nước duy nhất trong Mỹ Latinh không có quan hệ hợp tác với EU. Việc bình thường hóa quan hệ giữa Liên hiệp châu Âu được khởi động ngay sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố tiến trình xích lại gần nhau giữa Washington và La Habana cách đây 2 năm. Hiệp định chính trị-thương mại là khuôn khổ pháp lý cho quan hệ EU-Cuba, theo Bruxelles. Để đi vào có hiệu lực, hiệp định cần phải được Nghị Viện Châu Âu và Quốc hội từng nước thành phê chuẩn.
(AFP) – Nhiều nước Châu Mỹ Latinh bị liên lụy vì tai tiếng tham nhũng tại Brazil. Theo tiết lộ của một tổ hợp truyền thông châu Mỹ Latinh Diarios America (GDA) hôm qua 11/12/2016, cuộc điều tra chống tham nhũng liên quan đến Petrobras đã dẫn đến việc Ngân hàng Phát triển Brazil buộc phải đình chi trả 3,6 tỷ đô la cho 16 dự án tại 6 quốc gia gồm Achentina, Venezuela, Cộng Hòa Dominicana, Cuba, Honduras và Guatemala. Chương trình tài trợ này được cấp phát trong giai đoạn 2003-2015, dưới thời các chính phủ cánh tả Lula da Silva và Dilma Rousseff. Những quốc gia bị tác động nhiều nhất trong vụ tai tiếng này là những nước nhận được nhiều tài trợ nhất : Venezuela (3,1 tỷ đô la) và Cộng Hòa Dominicana (2,5 tỷ).
(AFP) – Pháp : Tổng giám đốc IMF ra tòa vì cáo buộc « bất cẩn ». Hôm nay 12/12/2016, tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Thế giới, bà Chistine Lagarde phải ra trước Tòa án Tư pháp của nền Cộng hòa để trả lời về cáo buộc « bất cẩn » gây thiệt hại cho công quỹ trong vụ tranh chấp tài chính liên quan đến doanh nhân tỷ phú Bernard Tapie, khi bà còn là bộ trưởng Kinh Tế dưới chính quyền tổng thống Nicolas Sarkozy. Sự việc diễn ra ra từ năm 2008, khi đó ông Bernard Tapie có vụ tranh chấp tài chính với ngân hàng Credit Lyonais liên quan việc mua bán công ty Adidas của ông, bà Lagarde đã quyết định đưa vụ việc qua phân xử tại một tòa án trọng tài. Kết quả tòa xử cho nhà tỷ phú Pháp thắng kiện, Nhà nước Pháp với tư cách là cổ đông chính của ngân hàng Credit Lyonais thời đó đã phải bồi thường cho ông Bernard Tapie số tiền 430 triệu euro, lấy từ ngân sách Nhà nước. Giờ đây tư pháp muốn biết tại sao bà bộ trưởng Kinh Tế khi đó đã ra một quyết định gây thua thiệt cho lợi ích chung ? Bà tổng giám đốc IMF có thể phải nhận mức án 1 năm tù và 15.000 euro tiền phạt. Tòa sẽ ra phán quyết vào ngày 20/12 tới.
(AFP) – Tại Thái Lan, hàng chục ngàn tù nhân được ân xá. Đây được xem là một cử chỉ « khoan hồng » đầu tiên của quốc vương tương lai. Những người được ân xá là những phụ nữ lần đầu tiên bị kết án tù, những tù nhân đã thọ án được 1/3 án tù, các tù nhân tàn tật hay ốm nặng. Tuy nhiên, thông cáo ân xá được tờ Gazette Hoàng gia công bố lại không nêu cụ thể số người được ân xá. Riêng tờ Bangkok Post, dẫn lời lãnh đạo cơ quan quản lý trại tù, số tù nhân được ân xá trước thời hạn là 30.000 người và 70.000 tù nhân khác được giảm án.
Powered by Blogger.