Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 26/06/2018

Tuesday, June 26, 2018 // ,



Cúp Bóng Đá Thế Giới


và những người « Thợ cắt tóc »



Ngoài chuyện thắng thua của các đội tuyển, chuyện hậu trường World Cup đôi khi cũng gây sự tò mò. Mỗi một ngày, các báo Pháp đều dành vài trang báo để nói về kết quả các trận đấu hôm trước, đưa ra các phân tích và đánh giá tương quan lực lượng các trận đấu trong ngày. Và đương nhiên là không quên những chuyện bên lề của quả bóng tròn.

Le Figaro (26/06/2018) thông báo : « Đan Mạch – Pháp : mục tiêu vị trí đầu bảng cho đội áo lam ». Đội tuyển Pháp có dịp gặp lại « người quen cũ » sau các kỳ Euro 84, World Cup 98 và Euro 2000, những trận đấu mang lại vinh quang cho đội tuyển Pháp khi các cầu thủ đá hết mình.

Nhưng cũng chính « người quen cũ » này đã nhiều lần nhấn chìm đội áo lam, đôi khi xuống đến tận đáy cùng của nỗi nhục nhã như trong trận bán kết Thế Vận Hội Mùa Hè 1908 với tỷ số 17-1, hay như trận thua Euro 92 và World Cup 2002.

Thắng thua là lẽ thường tình. World Cup là niềm vui của người này, nhưng là nỗi buồn của kẻ khác. Nhưng có lẽ sẽ không có nỗi buồn nào bằng sự buồn tủi của những cầu thủ ngồi ghế dự bị. Như thấu hiểu nỗi niềm của các cầu thủ « vô danh » đó, báo Le Monde có một bài viết, hóm hỉnh đề tựa « Profession : Coiffeur ».

Nếu dịch theo từng từ, Profession là Nghề nghiệp, Coiffeur là Thợ cắt tóc. Vậy thợ cắt tóc có liên quan gì đến bóng đá ? Xin thưa với quý vị là Có. Bởi vì đó là cách dùng từ với nội dung này ra đời ở Pháp dùng để ám chỉ đến các cầu thủ dự bị thường trực.

Theo nhật báo, cách dùng này có thể có hai xuất xứ. Nguồn gốc thứ nhất là vào năm 1958, trong kỳ World Cup tại Thụy Điển. Mùa giải năm đó, đội tuyển Pháp xếp hạng ba và chỉ sử dụng có 15 trong số 22 tuyển thủ. Bảy cầu thủ còn lại dường như để « giết thời gian » đã tình nguyện làm thợ cắt tóc cho các tuyển thủ chính thức.

Xuất xứ thứ hai có thể là từ năm 1986, để chỉ người ngồi sau băng ghế đứng lên cầm kéo cắt tóc. Ông Henri Emile, khi ấy là trợ lý cho huấn luyện viên trưởng Henri Michel tại World Cup Mêhicô nhớ lại : « Một cầu thủ đã cắt tóc cho một người khác và hài hước nói rằng : Dù sao đi nữa tớ cũng chỉ có mỗi việc này để làm mà thôi ».

Kể từ đó, thuật ngữ « Thợ cắt tóc » đã trở nên phổ biến. Vậy người ta có cảm thấy xấu hổ khi bị xem là thợ cắt tóc hay không ? Xin thưa là Không. Bởi vì tất cả mọi người, kể cả những danh thủ cũng đều phải trải qua kinh nghiệm này.

Volgograd : Một trận chiến khác của World Cup


Cúp Bóng Đá Thế Giới là dịp để nước chủ nhà giới thiệu các danh lam thắng cảnh tại những thành phố có diễn ra các trận cầu, nhằm thu hút khách du lịch. Nước Nga cũng không là một ngoại lệ. Thành phố Volgograd là nơi diễn ra các trận đấu của bảng A và trận đấu sau cùng của vòng loại là ngày 28/06 giữa đội Nhật Bản và Ba Lan.

Thế nhưng, theo Le Monde, đằng sau không khí hừng hực của bóng đá, còn là một trận đấu khác âm thầm hơn. Đó là một cuộc chiến lịch sử. Le Monde có bài viết đề tựa « Cúp Thế Giới trên đóng tro tàn của trận chiến Stalingrad ».

Thành phố Volgograd trước đây có tên gọi là Stalingrad. Thành phố mang tên của nhà lãnh đạo độc tài thời Xô Viết, ông Stalin. Đây cũng là nơi diễn ra trận chiến ác liệt giữa Hồng Quân Liên Xô và quân phát xít Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Vết tích của cuộc chiến khốc liệt đó vẫn còn tồn lại đến ngày nay. Người ta đã tìm thấy « bảy quả bom, đã được tháo gỡ thành công và hơn 300 mảnh vụn các thiết bị quân sự », cùng với hài cốt của hai binh sĩ Hồng Quân ngay trên mảnh đất công trường xây sân vận động bóng đá.

Giờ đây, nhiều cựu chiến binh, những người từng tham gia trận chiến oai hùng năm đó, nay tuổi đã gần đất xa trời, nhưng vẫn đang tiếp tục đấu tranh muốn giữ lại tên cũ thành phố là Stalingrad. Theo họ, nếu không có ông Stalin lúc bấy giờ, nước Nga không thể nào thắng trận. Họ muốn sửa chữa lại sai lầm của Khrouchtchev, người đã quyết định xóa tên Stalin, trả lại tên Volgograd vào năm 1961.

Họ tự hỏi, tại sao ở Pháp có nhiều con đường và phố mang tên Stalingrad hơn là ở Nga ? Ít nhất là vẫn còn đến 167 con phố hay đại lộ mang tên nhà độc tài tại Pháp đấy sao.

World Cup tại Bắc Triều Tiên ?


Les Echos cũng tham gia vào câu chuyện World Cup 2018 nhưng với một câu hỏi lớn : « Thế nếu như Bắc Triều Tiên đón Cúp Bóng Đá Thế Giới thì sao ? ». Ý tưởng này đã từng được tổng thống Hàn Quốc đề cập đến một lần vào tháng 06/2017. Đề xuất đã khiến nhiều người cười khẩy, nhưng nay với việc hâm nóng quan hệ ngoạn mục giữa hai nước Triều Tiên, thì điều đó có nhiều hy vọng thành sự thật.

Bởi vì theo quan điểm của tổng thống Moon Jae In, nếu World Cup 2030 sẽ do một khối châu Á bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và thậm chí nếu có thêm Bắc Triều Tiên đồng tổ chức, « điều đó có lẽ sẽ giúp kiến tạo một nền hòa bình giữa hai miền Nam và Bắc, và rộng hơn nữa là cho cả vùng Đông Bắc Á ».

Mơ ước hai nước Triều Tiên cùng tổ chức World Cup đã được tổng thống Moon thổ lộ cùng với chủ tịch FIFA. Hứng thú trước ý tưởng này, ông Gianni Infantino dường như đã đáp trả rằng Seoul có lẽ nên chuẩn bị ngay từ bây giờ một hồ sơ ứng cử như thế.



Tin đọc nhanh


(The Independent) – Trung Quốc thả « chim tình báo » tại 5 tỉnh. Theo trang The Independent ngày 25/06/2018, đây là những thiết bị bay tự hành, một phát minh mới của các nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Bách Khoa Tây Bắc, tỉnh Tây An, từng được biết đến vì tham gia nghiên cứu chiến đấu cơ tàng hình cho Không Quân Trung Quốc. Mỗi con chim robot hoạt động bằng động cơ điện được trang bị công nghệ định vị GPS, một máy theo có độ phân giải cao và một hệ thống kiểm soát bay được kết nối với vệ tinh để kiểm soát được từ xa.

(RFI/AFP) – Tổng thống Erdogan tái đắc cử, phương Tây kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy dân chủ. Washington lạnh nhạt đón nhận tin chiến thắng của tổng thống Erdogan. Theo phát ngôn viên Nhà Trắng ngày 25/06/2018, Mỹ « khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành các biện pháp để tăng cường dân chủ và tiếp tục các tiến bộ đạt được để giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương ». Thủ tướng Đức Merkel mong muốn « Thổ Nhĩ Kỳ ổn định và đa nguyên ».

(AFP) – Achentina tê liệt vì biểu tình chống chính phủ và IMF. Trong suốt ngày 25/06/2018, theo lời kêu gọi tổng đình công của tổng liên đoàn lao động và nhiều nhóm cực đoan, các đoàn người biểu tình đã chặn đường vào thủ đô Buenos Aires gần như bị bỏ hoang vì không có tầu, xe buýt hay taxi, trường học bị đóng cửa, phần lớn người dân không đi làm… để phản đối chính sách « thắt lưng buộc bụng » của chính phủ trung hữu, trở nên nghiêm trọng hơn với những yêu cầu giải ngân của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

(AFP) – Tên lửa của Israel rơi xuống gần sân bay Damas. Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria ngày 26/06/2018, hai tên lửa nhắm vào « các kho vũ khí của lực lượng Hezbollah », gần sân bay Damas. Israel vẫn bị cáo buộc thường xuyên tấn công vào các vị trí của Iran hoặc các lực lượng được cho là có quan hệ với Iran, gần khu vực sân bay Damas trong những năm gần đây. Israel luôn gay gắt chỉ trích Teheran tìm cách « cắm rễ » lâu dài tại Syria.

(Reuters) - Mưa lũ tại miền bắc Việt Nam làm ít nhất 15 người chết. Số lượng nạn nhân bị thiệt mạng vì lũ cuốn tại Việt Nam hôm nay 26/06/2018 đã lên đến 15 người. Chính quyền cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, đất lở còn rất cao tại sáu tỉnh miền núi Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, với dự báo những trận mưa lớn sắp tới. Lai Châu là nơi bị thiệt hại nặng nhất với ít nhất 12 người chết và 11 người bị lũ cuốn mất tích.

(AFP) -Thái Lan : 12 trẻ em vẫn bị kẹt trong hang động. Hôm nay 26/06/2018 là ngày thứ ba liên tiếp hàng trăm người tham gia tìm kiếm một nhóm 12 nam thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi và huấn luyện viên bóng đá của các em bị kẹt trong một hang động ngập nước. Người nhái của hải quân lặn tìm tại động Tham Luang ở quận Mae Sai, có thể bị ngập đến 5 mét, do những trận mưa lớn những ngày gần đây ; và quân đội bắt đầu chạy đua với thời gian, dựng một đập ngăn luồng nước từ núi chảy xuống.

(Reuters) -Indonesia điều tra 4 nghi can trong vụ đắm phà. Cảnh sát Indonesia hôm nay 26/06/2018 cho biết thuyền trưởng và ba người khác bị đặt trong vòng điều tra, sau vụ chiếc phà Sinar Bangun bị đắm ở đảo Sumatra tuần trước, làm 3 người chết và 200 người mất tích. Đây là thảm họa đắm tàu lớn nhất tại Indonesia kể từ một thập niên. Chiếc phà không có giấy phép vận hành đã chở số lượng người gấp năm lần. Các thiết bị lặn được sử dụng để tìm 200 nạn nhân được cho là đã chết, bị kẹt trong chiếc phà đắm ở độ sâu 450 mét nước.

(AFP) -Phương Tây muốn tăng sức mạnh cho OIAC. Các nước phương Tây hôm nay 26/06/2018 họp tại La Haye muốn tăng cường sức mạnh cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OIAC) qua việc trao quyền chỉ đích danh chỉ tên thủ phạm các vụ tấn công hóa học, nhưng bị Nga phản đối. Cuộc họp này do Luân Đôn yêu cầu với sự ủng hộ của 11 nước đồng minh, vài tuần sau vụ cựu điệp viên Nga Serguei Skripal và con gái bị đầu độc. Để nghị quyết được thông qua cần phải có được 2/3 số phiếu, tuy nhiên một số nguồn tin cho biết Matxcơva đang tích cực vận động hậu trường. Năm ngoái Nga đã dùng quyền phủ quyết để kết thúc nhiệm kỳ của ủy ban điều tra (JIM) tại Syria, sau khi ủy ban này khẳng định chế độ Damas đã ít nhất bốn lần sử dụng khí độc tấn công.


Tin Biển Đông – 26/06/2018


Tin Biển Đông – 26/06/2018

Trung Quốc lại tập trận gần Đài Loan

Một ngày sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn lên tiếng kêu gọi thế giới đoàn kết chống sự bành trướng của Trung Quốc, truyền thông Trung Quốc hôm 26/6 cho biết tàu chiến nước này đang tập trận hàng ngày trong hơn một tuần qua trong vùng biển gần Đài Loan.
Theo 81.cn, một trang tin chính thức của quân đội Trung Quốc, một nhóm tàu hải quân Trung Quốc bao gồm khu trục hạm loại 052C và chiến hạm loại 054A đã tập trận gần Đài Loan từ ngày 17/6. Vùng tập trận bao gồm eo Bashi và eo biển Đài Loan.
Trang này còn cho biết cuộc tập trận nhằm mục đích kiểm tra quân đội và luyện tập khả năng của tàu chiến, không quân và lực lượng phòng vệ biển qua những diễn tập chiến trường ở nhiều khu vực biển. Hiện vẫn không rõ cuộc tập trận đã kết thúc hay chưa.
Bộ Quốc phòng Đài Loan ra thông báo cho biết nước này đang theo dõi các tàu chiến Trung Quốc và hiện không gì đáng báo động.
Cuộc diễn tập của Trung Quốc gần Đài Loan xảy ra vào lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 26 đến 28/6.
Những quyết định gần đây của Mỹ về Đài Loan như mở đại sứ quán không chính thức và thông qua dự luật thăm viếng của viên chức Mỹ tới Đài Loan, đã làm cho căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan gia tăng.
Trung Quốc thường nói rằng Hoa Kỳ đã chấp thuận chính sách một Trung Hoa của Trung Quốc, coi đó là nền tảng cho quan hệ đôi bên, và Đài Loan chính là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa hai nước.
Giới chức Hoa Kỳ hồi đầu tháng này cho biết Hoa Kỳ hiện đang xem xét sẽ gửi tàu chiến qua eo biển Đài Loan. Nếu điều này xảy ra thì đây có thể được coi là một dấu hiệu mới cho thấy sự ủng hộ của chính quyền Tổng thống Donald Trump với Đài Loan.
Trung Quốc từ trước đến này vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và chưa bao giờ từ bỏ ý định dùng vũ lực để thống nhất.

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan

tuần tra Biển Đông

Quân đội Mỹ đã triển khai tàu sân bay thứ ba trong năm nay để tuần tra Biển Đông nơi Trung Quốc đang bồi đắp các đảo nhân tạo.
Hãng tin AP cho biết tàu sân bay USS Ronald Reagan có trọng tải 97.000 tấn, chở hơn 70 máy bay, đang neo đậu tại vịnh Manila của Philiipines hôm 26/6 sau khi tuần tra vùng biển chiến lược.
Trang Philstar của Philippines cho biết chuyến thăm Manila của tàu USS Ronald Reagan như là một phần của việc tuần tra thường kỳ ở Thái Bình Dương.
Chuẩn Đô đốc Marc Dalton nói với các phóng viên trên tàu: “Sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực hỗ trợ khả năng phòng vệ của chúng tôi và của đồng minh chúng tôi. Đồng thời, sự hiện diện này còn thúc đẩy khả năng tự do hàng hải, thương mại không bị cản trở, ngăn chặn xung đột, và thúc ép việc tuân thủ các quy tắc quốc tế.”
Trước đó, hai tàu sân bay khác của Mỹ cũng tuần tra hàng hải tại Biển Đông trong năm nay.
Cũng hôm 26/6, theo Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã trở thành người đứng đầu Ngũ Giác Đài đầu tiên đến Trung Quốc kể từ năm 2014, bắt đầu một chuyến đi ba ngày với mục tiêu cải thiện đối thoại an ninh với Bắc Kinh.
Ông Mattis từng lên tiếng mạnh mẽ trước các hành động phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Quân đội Mỹ thậm chí đã hủy một lời mời Trung Quốc tham gia tập trận hải quân đa quốc gia sẽ bắt đầu trong tuần này.

Úc sử dụng máy bay không người lái của Mỹ

để giám sát Biển Đông

Úc chi hàng tỉ đôla để sắm các máy bay không người lái của Mỹ để tăng cường hoạt động giám sát tại các khu vực bao gồm cả Biển Đông nơi đang có tranh chấp. Loại máy bay mới này có khả năng bay cao hơn và xa hơn những chiếc máy bay có người lái của Úc chế tạo.
Hôm 26/6, CNN dẫn lời Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nói chính phủ của ông đang đầu tư 6 tỷ đôla để mua sáu chiếc MQ-4C Tritons, loại máy bay điều khiển từ xa, của nhà cung cấp thiết bị quốc phòng Mỹ Northrop Grumman, “thông qua một chương trình hợp tác với Hải quân Hoa Kỳ.”
Máy bay do thám Tritons sẽ bổ sung cho máy bay giám sát hiện tại mà Úc đã sử dụng để giám sát biên giới biển, tiến hành tìm kiếm và cứu nạn, và thực hiện các hoạt động thử nghiệm tự do hàng hải tại các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Quốc phòng Christopher Pyne nói với đài ABC rằng máy bay không người lái này có thể di chuyển lên đến 25.000 dặm, sẽ được sử dụng để theo dõi các tàu nước ngoài, bọn buôn lậu và cướp biển.
Loại máy bay không người lái của Mỹ, có khả năng chống đông đá, có thể bay tới bắc Ấn Độ Dương, Nam Cực, nơi Úc giám sát quân sự trong khu đặc quyền kinh tế của nước này, một vùng biển rộng khoảng 4 triệu dặm vuông.
Ông Pyne nói với ABC News: “Điều rất quan trọng đối với chúng tôi là phải biết ai đó đang hoạt động trong khu vực của mình và có thể kịp thời phản ứng nếu cần thiết đối với bất kỳ mối đe dọa nào.”
Tình báo Hải quân Úc sẽ chia sẻ thông tinthu thập được từ các hoạt động giám sát này với các quốc gia khác là thành viên của nhóm “Ngũ Nhãn” là Hoa Kỳ, New Zealand, Canada và Vương quốc Anh.
Việc Úc mua máy bay không người lái lần đầu được cựu Thủ tướng Tony Abbott công bố vào năm 2014.

Vì sao Trung Quốc bành trướng thành công

trên Biển Đông?

Lãnh đạo và người dân Trung Quốc không tin vào một thế giới có luật lệ theo trật tự mà Mỹ và các nước phương Tây dựng lên, nên họ quyết tâm thách thức các luật lệ quốc tế ở Biển Đông và họ có thể bành trướng được như ngày hôm nay một phần cũng là do sự thất bại của Mỹ và các nước đồng minh châu Á trong việc lập một liên minh đoàn kết để cân bằng sự ảnh hưởng của Bắc Kinh, một nhà báo Anh theo dõi thời sự quốc tế nhận định.
Nhà báo Humphrey Hawksley, phóng viên thời sự quốc tế của hãng truyền thông BBC đã đưa ra nhận định trên tại buổi ra mắt cuốn sách mới của ông có tựa đề ‘Asian Waters – the Struggle Over the South China Sea and the Strategy of Chinese Expansion’ tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS tại Washington, Mỹ, hôm thứ Sáu ngày 22/6. Những nhận định trên nằm trong phần trình bày tóm lược về nội dung cuốn sách mới của ông.
‘Nỗi nhục trăm năm’
Trước hết, lãnh đạo và người dân Trung Quốc không tin vào trật tự thế giới dựa trên luật pháp bởi vì những bài học lịch sử mà họ đã trải qua và thấm thía trong cái mà họ gọi là ‘Bách Niên Quốc Sỉ’ (Nỗi nhục Trăm năm) mà bản thân nhà báo Hawksley đã nhìn nhận được trong thời gian ông đến Trung Quốc.
Từ sau khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền vào năm 2012, lập luận tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chuyển từ quan niệm ‘người chiến thắng’ – tức Đảng Cộng sản là lực lượng đã đưa Trung Quốc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trước các ‘lực lượng đế quốc’ – sang quan niệm ‘kẻ bị chèn ép’ – tức đất nước và dân tộc Trung Hoa là nạn nhân bị các cường quốc phương Tây bóc lột và chèn ép trong suốt quá trình lịch sử trên một trăm năm.
Bản thân ông Tập ngay sau khi lên cầm quyền năm 2012 trong một hành động mang tính biểu tượng cao đã đi thăm một cuộc triển lãm có tên là ‘Bách Niên Quốc Sỉ’ ở Bắc Kinh để gợi nhớ đến thời kỳ hơn một trăm năm Trung Quốc bị các nước phương Tây sỉ nhục kể từ cuộc chiến tranh nha phiến đầu tiên với Anh quốc vào năm 1839 cho đến khi Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào năm 1949.
Từ ‘nỗi nhục trăm năm’ đó, ông Tập đã đề ra khẩu hiệu ‘Trung Hoa Mộng’ để đưa tới ‘sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa’. Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi năm ngoái đã đề ra ‘Bách niên Mục tiêu’ (Mục tiêu Trăm năm) để xây dựng đất nước họ thành một quốc gia hùng cường vào năm 2049 – tức tròn một trăm năm Nhà nước Trung Hoa mới ra đời.
“Suy nghĩ về ‘Nỗi nhục Trăm năm’ ăn sâu trong đầu óc của người dân Trung Quốc từ khi mới sinh ra cho đến khi học đại học vì nó là một nội dung nổi bật được giảng dạy trong chương trình đại học,” ông Hawksley cho biết. “Nó cũng là câu chuyện được nhắc đến nhiều trên bàn ăn tối của người dân Trung Quốc.”
Ông Hawksley kể rằng ông đã đến thăm Bảo tàng về ‘Bách niên Quốc sỉ’ này ở Bắc Kinh và ông đã tranh luận với người dân ở đó về trật tự thế giới dựa trên pháp trị.
“Đó là điều tốt nếu anh có thể tận dụng điều đó để làm cho anh giàu mạnh,” ông kể lại lập luận của một người dân Trung Quốc mà ông đã trò chuyện với, “Nhưng đừng nói với họ là những luật lệ đó là công bằng và bình đẳng.”
“Họ không tin vào điều đó đâu. Họ sẽ lấy những gì họ có thể.”
Ông kể một người dân Trung Quốc khác đã có cách ví von như sau: “Hãy tưởng tượng: giả sử như nước Mỹ trải qua một giai đoạn dễ bị tổn thương; không có nhà lãnh đạo đáng tin tưởng; xã hội loạn lạc; người dân không biết chắc đất nước mình sẽ đi về đâu. Vào lúc đó, một băng đảng buôn ma túy ở Mexico từ phía Nam tấn công lên phía bắc và yêu cầu nước Mỹ phải mở cửa các tiểu bang như New Mexico, Arizona và California để họ có thể tự do bán ma túy. Họ buộc nước Mỹ yếu ớt phải ký hiệp ước với họ và nói rằng ‘Hãy nhìn xem: đây là trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Anh phải biết tôn trọng nó’.”
“Đó là điều đang được giảng dạy ở các trường học và trường đại học ở Trung Quốc,” ông Hawksley nói.
Do đó, ông cho rằng phương Tây cần hiểu tâm tư của người dân Trung Quốc để có cách giải quyết quan ngại này theo cái cách mà ‘chúng ta đã không làm để có thể nắm bắt được suy nghĩ của Saddam Hussein và người dân Iraq’.
Ông Hawksley nói rằng mặc dù các tranh chấp lãnh thổ diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới nhưng vấn đề chính ở Biển Đông là trật tự quốc tế dựa trên luật pháp đã không bị tôn trọng, luật pháp quốc tế đã bị vi phạm.
Do đó, một trong những nội dung chính của cuốn sách của ông là giải thích rằng tình hình trên Biển Đông là ‘về trật tự dựa trên luật pháp và pháp trị’.
“Nếu chúng ta từ bỏ những giá trị mà chúng ta đã chiến đấu để dựng nên, nếu chúng ta để cho một chính phủ hùng mạnh và chuyên chế gặm nhấm dần dần (Biển Đông) thì họ sẽ giành được các đồng minh ở châu Á, họ sẽ lôi kéo những quốc gia yếu ở châu Phi, châu Âu về phía họ,” ông nói.
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng vấn đề đối với những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông không làm cho các nước phương Tây cảm thấy nhu cầu phải có hành động mạnh mẽ là ‘không có ai sinh sống ngoài đó cả’.
“Anh không có bức tranh như những gì anh nhìn thấy ở Syria (nơi luật lệ quốc tế cũng bị xâm phạm với việc Tổng thống Bashar al Assad bị cáo buộc dùng vũ khí hóa học giết hại dân thường) vốn khiến chúng ta nhận thấy rằng chúng ta phải làm điều gì đó,” ông nói và cho biết ông muốn góp phần nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách về các tranh chấp trên Biển Đông.
Trung Quốc đang dần chiếm ưu thế?
Nhà báo Hawksley cũng nhận định rằng ở vùng đông nam Á trong vòng 5, 6 năm qua Trung Quốc ‘đã có được ảnh hưởng rất lớn’ và ‘đòn bẩy kinh tế của Trung Quốc đã gia tăng’.
Ông cho rằng Trung Quốc có thể xây dựng các căn cứ quân sự trên Biển Đông là do ‘Mỹ và liên minh thống nhất của châu Á đã thất bại trong việc ngăn chặn sức ảnh hưởng của Trung Quốc’.
“Điều này đã khiến cho một số lãnh đạo châu Á thực dụng đặt dấu hỏi tương lai đất nước họ sẽ đi về đâu,” ông cho biết. “Khoảng 3,4 năm trước khi tôi nói chuyện với các chính phủ đông nam Á thì họ vẫn luôn nói rằng chúng tôi không muốn bị yêu cầu phải chọn đi theo bên nào như đã từng xảy ra trong Chiến tranh Lạnh. Nhưng giờ đây ngày càng có nhiều chính phủ trong khu vực đã xây dựng kế hoạch B vì họ biết rằng mọi việc đang diễn ra theo chiều hướng đó.”
“Tất cả các chính phủ trong khu vực đều có kinh nghiệm về việc những gì sẽ xảy đến với họ nếu họ làm cho Bắc Kinh phật lòng và nếu họ làm như những gì Bắc Kinh muốn thì họ sẽ được tưởng thưởng như thế nào,” ông cho biết
Một ví dụ mà ông đưa ra là ở Việt Nam, nơi ông đến thăm Viện Bảo tàng Lịch sử Quân sự lần đầu tiên vào đầu những năm 80, ông đã nhìn thấy những khí tài của người Pháp, người Mỹ, người Trung Quốc xếp chồng lên nhau để chứng tỏ rằng ‘đây là một đất nước đã từng chiến đấu với ba ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và khiến họ phải ôm đầu máu’.
“Giờ đây, nếu anh tới đó anh sẽ không còn thấy phương tiện vận tải quân sự nào của Trung Quốc được trưng bày ở đó nữa. Họ (Việt Nam) muốn xoa dịu Trung Quốc bằng cách đó,” ông nói, mặc dù ông cũng cho biết những trận đánh cổ xưa như trận Bạch Đằng năm 938 vẫn được trưng bày và so sánh việc này với việc các bảo tàng ở Anh Quốc trưng bày về cuộc xâm lược của người Norman từ Pháp vào năm 1066 nhưng lại ‘không có gì về hai cuộc Thế chiến’.
Liên minh không vững?
Đề cập đến diễn biến gần đây là chính quyền Tổng thống Donald Trump của Mỹ đưa ra chiến lược ‘Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do’ để thay thế cho chiến lược ‘xoay trục về châu Á’ của cựu Tổng thống Barack Obama, ông cho rằng chiến lược mới – với trọng tâm là xây dựng tứ giác Mỹ-Nhật-Úc-Ấn – này ‘sẽ không hiệu quả’ trong việc cân bằng với ảnh hưởng của Trung Quốc (ông không dùng từ ‘kiềm chế’ hay ‘đẩy lùi’ mà chỉ là ‘cân bằng’).
“Nhân tố mới là Ấn Độ. Đây không phải là đồng minh mới mà là đối tác mới. Chúng ta đã từng thấy việc này trước đây. Nó sẽ không như là những gì mọi người nói. Một liên minh của các giá trị dân chủ chống lại các giá trị độc tài sẽ không có tác dụng,” ông phân tích.
Ông đưa ra dẫn chứng là vào năm 1962 khi chiến tranh bùng nổ tại biên giới Trung-Ấn thì chính quyền của Tổng thống Kennedy đã gửi khí tài và cố vấn quân sự đến giúp Ấn Độ chống lại Trung Quốc khiến Trung Quốc cuối cùng phải lui quân sau chiến thắng quân sự do lo ngại Mỹ sẽ tham chiến với vũ khí hạt nhân. Lúc đó mọi người nghĩ rằng liên minh kề vai sát cánh giữa hai nền dân chủ lớn nhất thế giới sẽ bền vững nhưng mọi chuyện về sau lại không phải như vậy.
“Chín năm sau, khi chiến tranh giành độc lập của Bangladesh nổ ra, Mỹ đứng về phía Pakistan còn Ấn Độ ký hiệp ước với Nga và cho đến bây giờ hiệp ước đó vẫn còn duy trì rất tốt. Nga đã trở thành nhà cung cấp vũ khí chính của Ấn Độ,” ông cho biết.
Một trong những lý do mà ông Hawksley chỉ ra để giải thích cho việc liên minh không bền vững với Ấn Độ là ‘sự thiếu tin tưởng nói chung’ giữa hai nước.
“Kịch bản có thể xảy ra là mối quan hệ Mỹ-Nga xấu đi. Lúc đó Ấn Độ được yêu cầu phải đứng về một phía. Nhiều khả năng New Dehli sẽ trở lại chính sách không liên kết của họ và họ đi con đường riêng của họ. Họ xem Nga là nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy còn Mỹ thì không,” ông giải thích.
Trả lời câu hỏi của VOA về những đòn bẩy gì mà Washington có thể sử dụng để buộc Bắc Kinh tôn trọng trật tự dựa trên luật pháp trên Biển Đông, ông Hawksley nói: “Đó là vấn đề mà Mỹ đang gặp phải. Nếu không, các đồng minh của Mỹ trong khu vực đã không chào đón Anh, Pháp để tham gia (vào việc duy trì tự do hàng hải trên Biển Đông).”
Ông đưa ra dẫn chứng là Philippines mới đây đã bác bỏ việc tuần tra chung trên Biển Đông với Mỹ ‘bởi vì họ không muốn vấn đề của Mỹ với Trung Quốc nằm trong những hành động của họ’ và việc Manila giảm nhẹ một phần của hiệp định an ninh tăng cường Mỹ-Philippines.
“Mọi người trong khu vực đều cảnh giác trước việc họ có thể đi xa đến đâu (trong việc hợp tác với Mỹ). Việt Nam có lẽ là nước mạnh mẽ nhất với những chiếc cập cảng của tàu chiến Mỹ,” ông giải thích. “Chúng ta sẽ không có một mặt trận thống nhất của các nước đồng minh dân chủ (để cân bằng với Trung Quốc).”
Trả lời câu hỏi của VOA về chiến lược gì giúp Trung Quốc thành công trong việc bành trướng trên Biển Đông, ông Hawksley đưa ra dẫn chứng là bãi cạn Sscarborough mà Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát từ phía Philippines hồi năm 2012.
“Bãi cạn Sscarborough là nơi diễn ra trò chơi chiến lược. Bắc Kinh đã kiểm soát được nó. Tôi đồ rằng vào lúc nào đó họ xây dựng cái gì đó ở đấy. Không phải là vào lúc này. Họ sẵn sàng giảm bớt căng thẳng. Đó là một nơi cần phải theo dõi.”
Một dẫn chứng nữa mà ông đưa ra là việc Trung Quốc liên tục đưa những ‘lực lượng dân quân hải quân’ mà thực chất là những tàu cá do Giải phóng Quân PLA Trung Quốc kiểm soát ra cái mà họ gọi là Quần đảo Đông Sa (tên quốc tế là quần đảo Pratas) để diễn tập phòng vệ đảo.
Khi được hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược ‘Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do’ của chính quyền Mỹ, ông Hawksley nói đó thực chất là sự ‘mở rộng của chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền Obama để bao gồm luôn cả Ấn Độ Dương để vươn tới vùng bờ biển phía đông châu Phi nơi Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự ở Djibouti thuộc vùng sừng của châu Phi’.
Tuy nhiên ông cho rằng chiến lược này chỉ mới tập trung vào tứ giác Mỹ-Nhật-Úc-Ấn chứ chưa ‘chính thức lôi kéo những nước nhỏ như Việt Nam và Philippines tham gia vào’.
Một hạn chế nữa ông chỉ ra là tốc độ của liên minh này đang diễn ra rất chậm chạp so với sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc. “Mỹ đã cố gắng lôi kéo Ấn Độ đã gần 20 năm kể từ vụ khủng bố 11/9 vào năm 2001. Đó là công việc mất nhiều thời gian trong khi Trung Quốc đang hành động rất nhanh chóng.”
“Đó là vấn đề liệu anh có thể hình thành một liên minh kinh tế, chính trị và quân sự ở châu Á trước khi Trung Quốc hướng về phía châu Âu (xuyên qua châu Á) với dự án Một Vành đai, Một Con đường hay không,” ông nói.
Về vai trò của Việt Nam, ông nói Hà Nội ‘đã là nước đứng lên chống lại Trung Quốc mạnh mẽ nhất trên Biển Đông’ và đưa ra dẫn chứng là cuộc khủng hoảng giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hồi năm 2014 mà Việt Nam đã đấu tranh mạnh mẽ với Trung Quốc và rằng ‘các ngư dân ở Đảo Lý Sơn vẫn liên tục ra đánh bắt ở Hoàng Sa để thể hiện chủ quyền với vùng biển họ tuyên bố là lãnh hải của họ’.
“Vấn đề của Việt Nam là Trung Quốc là một cường quốc có đòn bẩy kinh tế đối với khu vực. Nếu Việt Nam muốn nâng cao mức sống của người dân thì họ buộc phải làm việc với Trung Quốc,” ông nói.
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Hà Nội đã từng đặt nhiều hy vọng vào để giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc cũng như được chính quyền Obama hy vọng là tăng cường sự hiện diện kinh tế của Mỹ ở khu vực trước ảnh hưởng kinh tế lớn mạnh của Trung Quốc đã bị Tổng thống Donald Trump từ bỏ sau khi ông lên cầm quyền.
“Đồng thời, Trung Quốc cũng biết rằng Việt Nam là một đất nước rất khó chơi. Họ đã từng có chiến tranh ở biên giới (vào năm 1979) mà Trung Quốc thật ra đã thua. Bắc Kinh không muốn xung đột với Hà Nội một lần nữa.”
“Nếu Trung Quốc đối xử tệ với Việt Nam hoặc được nhìn thấy là đối xử tệ với Việt Nam thì phần còn lại ở đông nam Á sẽ không tin vào Trung Quốc nữa vì Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ đối tác chiến lược,” ông nói. “Có rất nhiều lợi ích kinh tế mà hai bên đang khai thác nhưng không có nhiều sự tin tưởng.”
Powered by Blogger.