Bản tin ngày 17-6-2019
Tin Biển Đông
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thẩm phán Philippines: Nếu tàu cá Trung Quốc tấn công nữa nên cắt đứt quan hệ ngoại giao. Phó chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio cho biết, “chiếc tàu tấn công tàu cá của Philippines thật ra là một trong đội tàu quân sự của Trung Quốc cũng từng tấn công tàu cá của Việt Nam trên Biển Đông”. Vụ va chạm “có thể nằm trong chiến dịch của Bắc Kinh nhằm xua đuổi tàu cá Philippines tại khu vực này”.
Diễn biến mới sau vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Philippines ở Biển Đông: Ngoại trưởng Philippines kêu gọi Mỹ giúp bảo toàn chủ quyền, RFI đưa tin. Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr phát biểu: “Quyền tự do lưu thông ở Biển Đông không chỉ là quyền được đi lại trong sở thú, nơi đặt những chiếc lồng nhốt thú. Tự do hàng hải phải bao hàm mọi ý nghĩa, kể cả việc sẵn sàng sử dụng uy lực của Hoa Kỳ để bảo toàn chủ quyền của các nước Đông Nam Á ven Biển Đông trong vùng biển, bằng không thì đó là điều vô nghĩa”.
Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Philippines kêu gọi chống lại sự hiện diện của Tuần duyên Hoa Kỳ ở Biển Đông, theo RFA. Là “đồng chí” với CSVN nên cách nói cũng giống nhau: “Việc triển khai ngày càng nhiều tàu sân bay, tàu chiến và tuần duyên đến Biển Đông và biển Philippines là một phần trong chiến lược địa chính trị của chủ nghĩa đế quốc Mỹ nhằm đạt được sự kiểm soát chắc chắn với các tuyến đường thương mại”. Rất may cho dân Philippines là ĐCS ở đó chỉ là nhóm phiến quân thiểu số.Mời đọc thêm: TQ nói không đâm tàu cá Philippines rồi bỏ chạy, Duterte vẫn im tiếng (VOA). – Ông Duterte sẽ tổ chức họp khẩn vụ tàu Trung Quốc đâm tàu Philippines (NLĐ). – Thuyền viên Philippines cáo buộc tàu Trung Quốc cố tình tấn công (MTG). – Uy lực tàu chiến lớn nhất của Nhật đang thăm Việt Nam — Tàu chiến Mỹ-Nhật tập trận trên Biển Đông: Bước ngoặt hợp tác mới (TN). – Âm thầm nhưng quyết liệt, siêu tàu sân bay Mỹ tuần tra liên tục tại biển Đông (ANTĐ).
Biểu tình ở Hồng Kông cuối tuần qua
Báo Thanh Niên đưa tin: ‘Gần 2 triệu người’ biểu tình tại Hồng Kông. Người dân Hồng Kông tiếp tục xuống đường biểu tình vào chiều 16/6, nhằm kêu gọi chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ, đồng thời đòi Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức. Trước đó, bà Lâm đã thông báo ngừng vô thời hạn việc thảo luận dự luật dẫn độ gây tranh cãi, sau cuộc đại biểu tình ngày 9/6 với khoảng một triệu người tham gia.
Tuy nhiên, những người Hồng Kông vẫn chưa chấp nhận và tổ chức biểu tình với quy mô còn lớn hơn, “hy vọng cuộc biểu tình lần này sẽ gây áp lực mạnh mẽ lên Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga, nhằm buộc bà rút lại dự luật”.
Clip biểu tình live stream trực tiếp từ Hồng Kông:
Thứ ba, người Hồng Kông không xem họ là người Trung Quốc, thậm chí còn có tinh thần chống Trung Quốc bởi khác biệt về văn hóa, tư tưởng. Thứ tư, người Hồng Kông đã có kinh nghiệm tổ chức biểu tình lớn, nhất là các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
Mời đọc thêm: Hong Kong: dân lại biểu tình lớn vì luật dẫn độ (BBC). – Hồng Kông: Đặc khu trưởng xin lỗi dân khi biểu tình tiếp diễn (NLĐ). – Đặc khu trưởng Hồng Kông phải xin lỗi, chấp nhận mọi chỉ trích… (MTG). – Hồng Kông: Biểu tình tiếp diễn đòi trưởng đặc khu từ chức (CafeF). – Dân Hồng Kông tiếp tục cuộc biểu tình vĩ đại, lãnh đạo phải xin lỗi (NV). – Người biểu tình Hong Kong yêu cầu lãnh đạo từ chức (VOA).
Thêm người chết trong đồn công an
VietNamNet đưa tin: Đến đồn công an tự thú, người đàn ông Hải Dương tử vong. Chiều 15/6/2019, gia đình ông Nguyễn Xuân Thắng, ở huyện Nam Sách cho biết, ông Thắng đã chết sau khi đến đồn công an tự thú. Gia đình ông Thắng kể, ngày 9/6, “có thông tin anh Thắng liên quan đến vụ trộm trị giá 50 triệu đồng của một người ở TP Chí Linh”. Sáng 13/6, ông Thắng đến trụ sở Công an TP Chí Linh đầu thú thì đến tối, gia đình nhận được thông báo ông đã tử vong.
Khi người nhà ông Thắng đến nơi thì thi thể ông đã được đưa vào nhà xác của Trung tâm Y tế TP Chí Linh. Phía công an nói rằng “ông Thắng tự tử bằng cách dùng dây điện của siêu đun nước dí vào ổ cắm điện tại phòng hỏi cung rồi dí vào tay và ngực”.
Không ai tin lời nói của công an, rằng người dân ở trong tay họ có thể tự tử chết một cách dễ dàng như vậy. Phía công an cũng không hề có video clip để chứng minh những điều họ nói là thật. Đã có quá nhiều vụ người dân chết khi bị công an giam giữ nhưng chưa bao giờ được điều tra tới nơi, tới chốn. Mạng người dân trên đất nước này quá rẻ.
Mời đọc thêm: Đến trụ sở công an tự thú, người đàn ông bất ngờ tử vong (Zing). – Một người chết ở đồn công an sau khi đến tự thú (RFA). – Người đàn ông tử vong tại trụ sở công an sau khi tự thú về hành vi trộm cắp (TP).
Liệt sĩ ảo?
VOV đặt câu hỏi: Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị kê khống cất bốc 430 hài cốt liệt sĩ? Bài báo cho biết, năm 2015, ông Lê Xuân Tánh, Chủ tịch Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị báo cáo Thủ tướng Chính phủ rằng trong gần một năm hoạt động, Hội này đã cung cấp thông tin, tìm kiếm và cất bốc hơn 430 hài cốt liệt sĩ. Sau đó, nhiều thân nhân liệt sĩ đã liên hệ với hội này nhằm tìm ra tung tích người thân. “Tuy nhiên, mọi người đều thất vọng bởi thông tin tìm kiếm, cất bốc hơn 430 hài cốt liệt sĩ là không đúng thực tế”.
Đại tá Trần Ngọc Long, Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 48 – Thạch Hãn rất bất bình khi biết có người lợi dụng danh nghĩa Chiến sĩ Thành cổ để trục lợi: “Đại diện cho Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị đã báo cáo láo về chuyện đã cất bốc hơn 400 hài cốt liệt sĩ. Chúng tôi phát hiện ra là không có bộ hài cốt nào hết”.
Mời đọc thêm: Cần xử lý nghiêm sai phạm tại Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 (ND). – Đơn phương xóa tên rồi lại đề nghị phục hồi danh hiệu Anh hùng Liệt sĩ (LĐ). – Rút kinh nghiệm việc thực hiện lập bản đồ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ (BTB). – Rút đề xuất lấy ngày thương binh liệt sĩ 27.7 làm ngày nghỉ lễ (TN).
QHVN không chấp nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai
RFA đặt câu hỏi: Vì sao không chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2? TS Vũ Thị Phương Anh, GĐ Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục cho biết: “Từ trước tới giờ tôi vẫn giữ quan điểm nên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Nhưng tôi cũng hiểu vì sao Quốc Hội chưa thông qua luật công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Bởi vì Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc”.
Nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng phân tích, “nếu nói đến thực chất của vấn đề, hiểu một cách khác, coi tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng sau tiếng Việt thì ông cho rằng đúng đắn hoàn toàn… muốn hội nhập vào thế giới, muốn trở thành một phần của thế giới thì phải coi trọng tiếng Anh. Đó cũng là kinh nghiệm của hàng loạt quốc gia trên thế giới”.
Trước đó, Quốc hội không chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, báo Dân Trí đưa tin. Theo đó, vào sáng 14/6, có 414/453 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành thông qua luật Giáo dục (sửa đổi). “Nhiều nội dung được tiếp thu, điều chỉnh như về triết lý giáo dục, hội đồng thẩm định sách giáo khoa… nhưng đề xuất quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai không được chấp nhận”.
Mời đọc thêm: Thông qua Luật Giáo dục: Không quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai (VnEconomy). – Không đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong dạy, học (CATP). – Luật Giáo dục chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam (VOV). – Tiếng Anh: Từ xích lô đến quốc gia đại sự! (DĐDN).
Nguyễn Hữu Linh trước ngày ra tòa
Luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Linh kiến nghị trả hồ sơ, điều tra bổ sung, VTC đưa tin. LS Trần Bá Học, người bào chữa cho bị can Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó VKSND Đà Nẵng phạm tội ấu dâm, xác nhận, đã gửi đơn kiến nghị đến TAND quận 4, TP HCM và thẩm phán Nguyễn Hải Nam, đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án.
LS Học cho rằng, cáo trạng vụ án này chỉ mô tả ông Linh có “hôn vào má” trái, phải của bị hại và ông Linh cũng thừa nhận điều này. “Cáo trạng cũng không xác định ông Linh có dùng tay sờ mó, hôn hít vào bộ phận sinh dục hoặc chà xát bộ phận sinh dục của mình với bộ phận sinh dục của bị hại”. Từ đó, ông LS “lề đảng” đặt câu hỏi: “Liệu rằng có đủ cơ sở để khẳng định hành vi này là hành vi ‘dâm ô’ với người dưới 16 tuổi hay chưa?”
Báo Dân Việt đặt câu hỏi: Tòa xử kín vụ Nguyễn Hữu Linh “nựng” bé gái là để bảo vệ cho ai? ĐBQH, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, cựu Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương cho biết: “Trong trường hợp xử ông Nguyễn Hữu Linh, tòa án tiến hành xử kín là để bảo vệ quyền lợi cho cháu bé (bị hại trong vụ án) cũng như gia đình cháu, tránh cho cháu bé và gia đình bị áp lực tâm lý, bí mật đời tư cũng như đảm bảo tương lai cháu sau này. Trong trường hợp này tòa tiến hành xử kín là hoàn toàn đúng pháp luật”.
Tuy nhiên, trước đó báo chí “lề đảng” đưa tin, gia đình bé gái nạn nhân đã làm đơn xin xét xử vắng mặt người bị hại, với lý do cháu bé đã nghỉ hè nên được gia đình đưa về quê. Nghĩa là nạn nhân sẽ không có mặt trong phiên xử, như vậy lý do “bảo vệ quyền lợi cho cháu bé” có hợp lý không? Tình tiết này, cùng với các lập luận của ông LS “lề đảng” nói trên, khiến nhiều người nghi ngờ tính công bằng của phiên tòa xử Nguyễn Hữu Linh sắp tới.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Vụ Nguyễn Hữu Linh dâm ô ‘xử kín hay xử công khai?’ Theo bài viết, đang có hai luồng quan điểm chính trong những bình luận của độc giả báo này. Một quan điểm cho rằng cần xử công khai để bảo đảm tính minh bạch và răn đe, cũng là ý kiến của cư dân mạng. Một độc giả lưu ý, “đây không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia, nên không cần phải xử kín mà nên xử công khai”.
Quan điểm còn lại cho rằng, xử kín cũng được, lý do bảo vệ quyền lợi nạn nhân cũng có cơ sở, đó cũng là yêu cầu của gia đình người bị hại, nhưng phía tòa án vẫn phải công khai nội dung tuyên án.
Mời đọc thêm: TPHCM: Kiến nghị trả hồ sơ vụ Nguyễn Hữu Linh (DNVN). – Vì sao xử kín vụ Nguyễn Hữu Linh dâm ô? (Zing). – Xét xử kín Nguyễn Hữu Linh tội dâm ô bé gái, dựa trên quy định nào? — Vụ sàm sỡ bé gái trong thang máy: “Xử kín có đảm bảo khách quan?” (DV). – Xét xử kín đối với Nguyễn Hữu Linh dâm ô trẻ em: Có nên trở thành án lệ? (NĐT).
Các vụ ấu dâm khác
Công an TP Thái Bình vừa chuyển hồ sơ sang Viện KSND về vụ Bí thư đoàn dâm ô trẻ em, báo Lao Động đưa tin. Ngày 16/6, Phó trưởng Công an TP Thái Bình xác nhận, đơn vị này vẫn đang tạm giữ hình sự Phạm Ánh Dương, Bí thư Đoàn phường Đề Thám để điều tra về hành vi dâm ô trẻ em”. Nạn nhân được xác định là bé gái sinh năm 2008, sống cùng địa phương với thủ phạm.
VnExpress có bài: Người đàn ông ở Bạc Liêu bị khởi tố vì dâm ô bé gái. Đó là Trần Văn Đông, bị công an huyện Hòa Bình khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú vì hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. “Gần một tháng trước, mẹ bé gái 7 tuổi khi tắm cho con phát hiện bộ phận sinh dục trầy xước nên tra hỏi. Cháu nói khi sang nhà ông Đông hàng xóm chơi, bị ông này kéo vào nơi vắng sờ, bóp vùng kín rất lâu rồi cấm nói lại với ai”.
Mời đọc thêm: Diễn biến mới vụ Bí thư đoàn phường dâm ô bé gái ở Thái Bình (GT). – Diễn biến nóng vụ Bí thư đoàn dâm ô trẻ em ở Thái Bình (DV). – Sờ ngực cháu họ, bị làng phạt 1 con heo, tòa phạt 3 tháng tù (TT). – U70 bất lực vẫn dâm ô bé gái 6 tuổi (ĐV). – Bạc Liêu: Khởi tố “yêu râu xanh” 57 tuổi xâm hại bé gái 7 tuổi (DNVN). – Khởi tố vụ án, khởi tố bị can kẻ dâm ô bé gái 7 tuổi — Xâm hại tình dục ở trẻ em: Phần lớn do người thân, người quen (VOV).
Cán bộ tiếp tay phá rừng
Báo Lao Động đưa tin: Che giấu vụ phá rừng, cán bộ Ban Quản lý rừng bị khởi tố. Ngày 16/6, Công an huyện Đức Trọng, Lâm Đồng xác nhận, đã ra quyết định khởi tố đối với Nguyễn Văn Quyền, cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh, để điều tra về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý rừng”.
Tháng 4/2019, cán bộ Quyền “nhận tin báo có tiếng cưa máy tại tiểu khu 367, trên địa bàn xã Đà Loan, huyện Đức Trọng do mình quản lý. Tuy vậy, Quyền không báo cáo cho lãnh đạo Ban Quản lý rừng Đại Ninh”. Một tuần sau, Quyền mới vào hiện trường thì phát hiện có khoảng 20 cây thông bị chặt hạ, nên đã nhờ người quen đến dọn dẹp hiện trường vụ phá rừng nhằm che giấu sự việc.
Thực tế buồn ở Bắc Kạn: Cả thôn rủ nhau… phá rừng, theo VTV. Bài viết thống kê, hơn 40 cây gỗ nghiến, trong đó 18 cây lá vẫn còn xanh, vừa bị chặt phá trái phép tại rừng phòng hộ tự nhiên, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. “Không chỉ số lượng gỗ quý nhóm 2A bị chặt phá trái phép mà trong các đối tượng trong vụ phá rừng này có cả những đảng viên, người đứng đầu cấp thôn tại xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông”.
Mời đọc thêm: Thỏa thuận đốt gỗ để phi tang chứng cứ, một nhân viên quản lý rừng bị bắt giam (TP). – Khởi tố, bắt giam nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh (CAND). – Vụ phá rừng ở Bắc Kạn: Chủ tịch tỉnh nhắc nhở kiểm lâm bị động (NNVN). – Bùng phát nạn phá rừng nguyên sinh để trồng keo (VTV). – Ba bố con bị bắt do phá rừng phòng hộ (VNE).
Tin môi trường
Cá chết nổi khắp hồ trung tâm Đà Nẵng, VnExpress đưa tin. Sáng 16/6, hàng chục ngàn con cá rô phi phơi bụng trắng khắp mặt hồ điều tiết Thạc Gián và Vĩnh Trung. “Mùi tanh hôi bốc lên khiến người dân không thể đi dạo hay tập thể dục như thường ngày. Công nhân liên tục vớt cá, bỏ vào thùng rác nhưng đến gần 11h vẫn chưa thể gom hết. Cán bộ Trung tâm quan trắc đã tới lấy mẫu nước xét nghiệm”.
Ông Mai Mã, GĐ Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng thừa nhận, hai hồ điều tiết nói trên đã bị ô nhiễm: “Có cống bao, nhưng vì không kiểm soát hết được nên nước thải sinh hoạt đã chảy tràn từ hệ thống thu gom chung vào hồ điều tiết, dẫn đến ô nhiễm hồ”.
Chuyện ở TP Sầm Sơn, Thanh Hóa: Ô nhiễm nghiêm trọng vì rác tồn đọng, theo báo Lao Động. Bài báo cho biết, từ năm 2013, Thủ tướng đã xếp bãi rác Sầm Sơn “là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần đóng cửa. Đến nay, bãi rác cao ngất, nước thải tràn lan, ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng”, còn lãnh đạo tỉnh vẫn loay hoay với bãi rác.
Gần đây, UBND TP Sầm Sơn lại đề nghị được cải tạo, gia tăng thời hạn sử dụng của bãi rác Sầm Sơn bằng cách đào thêm hố, “dù chỉ là biện pháp tình thế. Vậy nhưng, cách này UBND tỉnh Thanh Hoá cũng chỉ đạo không được”.
Mời đọc thêm: Ô nhiễm môi trường do cá chết hàng loạt trên hồ Thạc Gián, Đà Nẵng (VTV). – Cá chết nổi trắng hai hồ trung tâm Đà Nẵng do ô xi hòa tan không đảm bảo (VNM). – Nước thải nông thôn – lực cản trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh (HT). – Công ty Việt Thảo ở Thanh Hóa bị dân “tố” gây ô nhiễm môi trường? (GĐVN). – Nhà máy ở Nghệ An bị tố lấy nước ô nhiễm sản xuất nước sạch (VNN). – Hà Nội: Người dân hơn chục năm sống chung với hồ rác ô nhiễm (DV).
Dịch tả lợn hoành hành
Các lực lượng chức năng vừa phát hiện dịch tả lợn châu Phi tại Long An, báo Thanh Niên đưa tin. Bài viết cũng xác nhận, đến nay, Long An là tỉnh thứ 12 của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra dịch tả lợn châu Phi, chỉ còn tỉnh Bến Tre là chưa có dịch. Ổ dịch xuất hiện trong đàn heo hơn 40 con, của một hộ dân ấp Hậu Hòa, xã Đức Hòa Thượng.
Sở NN&PTNT Long An nhận định, “có khả năng đây không phải là ổ dịch đầu tiên trên địa bàn xã và dịch bệnh sẽ lây lan nhanh nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Hiện các xã giáp ranh ổ dịch có tổng đàn heo lớn”.
Tình hình ở Nghệ An: Gần 100 xã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, theo trang Tài Nguyên và Môi Trường. Bài viết thống kê, từ ngày 13/3/2019 đến nay, trong tỉnh Nghệ An, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 922 hộ dân, thuộc 238 xóm của 95 xã, 18 huyện, thành, thị. Tổng số lợn mắc bệnh tiêu hủy là 3.543 con, tổng trọng lượng 150.756 kg.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An thừa nhận, dịch tả heo đang lây lan rất nhanh ở tỉnh này “do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do lây lan từ phương tiện tham gia giao thông, do vậy công tác lập chốt chặn đảm bảo là rất quan trọng…Tuy nhiên, một số địa phương thực hiện lập chốt chặn chưa đảm bảo theo quy định của cơ quan Thú y”.
VOV đặt câu hỏi về dịch tả lợn Châu Phi: Dịch bệnh nguy hiểm hay quản lý yếu kém? Bài viết bình luận: “Hàng chục nghìn hộ chăn nuôi nước ta phút chốc lâm vào cảnh ‘trắng tay’ khi cơn ‘bão’ dịch tả lợn Châu phi quyét qua. Chuồng lợn tan hoang, hố chôn lợn mọc lên khắp nơi. Khoản nợ ngân hàng đè nặng lên người nông dân”. Nhiều hộ nuôi lợn khẳng định, họ đã thực hiện các biện pháp phòng dịch đúng như chính quyền hướng dẫn, nhưng rồi lợn vẫn bị dịch, tiền hỗ trợ lại không thể bù đắp tổn thất.
Mời đọc thêm: Xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi tại Thành phố Hà Tĩnh, nâng số địa phương bị dịch ở Hà Tĩnh lên 3 Thành phố, Huyện Thị (MT&CS). – Hà Tĩnh: Dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ lây lan trên diện rộng (DS). – Hải Phòng: Phát hiện, thu giữ xe chở lợn chết nhiễm dịch tả lợn châu Phi (GĐXH). – Bệnh dịch tả lợn châu Phi – nhận diện những con đường lây lan để phòng tránh (TH).
***
Thêm một số tin: Nổ lớn tại Khánh Hòa, 10 người thương vong (VNN). – Hé lộ nguyên nhân cán bộ UBND huyện tử vong tại phòng làm việc (GT). – Lâm Đồng: Xót xa hơn 3 ha cà chua sắp thu hoạch chết héo nghi bị kẻ xấu hạ độc (MT&CS). – Vụ gian lận thi cử Sơn La, Hà Giang: Cách hành xử của hai vị giám đốc Sở (TP). – Đáng lo xã hội đen trỗi dậy (NLĐ).https://baotiengdan.com/2019/06/17/ban-tin-ngay-17-6-2019/