Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Khi Nào Bạo Quyền Việt Cộng Sụp Đổ?

Friday, January 6, 2017 // , ,
Khi Nào Bạo Quyền Việt Cộng Sụp Đổ?
Thanh Thủy 
1.- Vận mạng đất nước: Sự thật hiển nhiên là vận mạng của đất nước Việt Nam từ khi Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lên nắm chánh quyền cho đến nay là hoàn toàn tùy thuộc vào tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh và đảng Cộng sản Trung Quốc.
Mọi chánh sách và hành động của bạo quyền Việt cộng đối với dân tộc Việt Nam đều rập khuôn theo sự chỉ đạo của Bắc Kinh, dù tàn bạo, vô luân hay bất nhân đến đâu bọn chúng cũng tuân thủ theo mạng lệnh của quan thầy Bắc Kinh một cách tuyệt đối, không bao giờ biết chùn tay.
2.- Những sự kiện trước mắt: Những vụ giết người bừa bải, thanh trừng nội bộ, thủ tiêu những người bị nghi ngờ không theo chúng trong những vùng chúng tạm chiếm cho đến những cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ sau năm 1954 và trả thù quân, cán, chánh và đồng bào miền Nam sau ngày 30/4/75, v.v…tất cả đều có bàn tay dính máu của Bắc Kinh nhúng vào, chứng tỏ sự lệ thuộc của bạo quyền Việt cộng vào Trung Cộng chẳng khác gì keo sơn, không thể tách rời ra được, bởi vậy, bọn chúng mới cấu kết nhau vạch ra câu châm ngôn “ Bốn Tốt: Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt và Mười Sáu Chữ Vàng: Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai” để che mắt đồng bào và đánh lừa dư luận để thực hành quốc sách tham nhũng, trấn lột đồng bào tận xương tủy và thâu tóm ngoại tệ của đầu tư ngoại quốc, ăn chia nhau làm của riêng, điển hình nhứt là qua các vụ cướp đất, cướp ruộng, cướp nhà của dân xãy ra hàng ngày và vụ nhà máy thép Formosa ở Hà Tỉnh xã chất độc ra biển, gây ô nhiễm trầm trọng, phá nát cuộc sống của nhân dân trong bốn tỉnh miền Trung và ảnh hưởng lớn lao đến đời sống chung cho cả nước, trước sự hững hờ, bao che nhau của các cấp lãnh đạo vì đã “Ăn Đồng Chia Đủ” với nhau rồi. Người dân vốn thấp cổ bé miệng, cho nên chết thì ráng chịu, không thể khiếu kiện được với ai.
3.- Môi hở răng lạnh: Mặc dầu sự cai trị của bạo quyền Việt cộng mỗi ngày một tồi tệ như vậy, nhưng đã hơn 60 năm nay, chúng vẫn không bị sụp đổ mà trái lại chúng vẫn còn vững vàng thống trị cả đất nước, nguyên nhân chỉ vì nó gắn liền với Trung Cộng một cách rất keo sơn. Trung Cộng càng giàu mạnh thì ngôi vị của tập đoàn Việt cộng càng vững vàng hơn, càng lệ thuộc vào Trung Cộng một cách gắt gao hơn và càng tha hồ ra tay đàn áp và kềm chế người dân để cướp của một cách công khai và tàn bạo hơn mà chẳng ai làm gì được chúng. Người dân uất hận tràn đầy nhưng đã hơn 60 năm qua, vẫn đành phải cam chịu triền miên số phận nghèo nàn, lạc hậu và đầy tủi nhục, không biết đến bao giờ mới chấm dứt.
Tuy nhiên, thực chất mà Trung Cộng bao che cho Việt cộng không phải vì ôm đồm tình đồng chí mà vì nhu cầu mở rộng bờ cỏi, tham vọng biến Việt Nam thành một tỉnh phía nam để mở đường xâm lăng xuống các nước Đông Nam Á, trong khi Việt cộng nhắm mắt theo Tàu chỉ vì muốn được Tàu bảo vệ và được nuôi dưỡng để sống còn.
Bởi vậy, như chúng ta thấy, tập đoàn thất nhân tâm của bạo quyền Việt cộng đứng vững được cho đến ngày nay là nhờ dựa vào Trung Cộng, chẳng khác nào một chư hầu, chịu lòn cúi Tàu với cung cách của những tên thái thú, từ Hồ Chí Minh cho đến bọn hậu duệ cầm quyền ngày nay cũng đều y hệt như thế.
Tổng thống Nixon của Mỹ đã bắt tay với Mao Trạch Đông, hủy bỏ cấm vận và mời Trung Cộng vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, các quốc gia Tây phương vì quyền lợi thương mại mở cửa cho Trung Cộng vươn vai đứng dậy, chỉ trong vòng hơn 40 năm, từ một nước nghèo hèn, Trung Cộng đã nhanh chóng trở thành một cường quốc về kinh tế, tạo nên sức mạnh vũ lực bao trùm cả vùng trời Âu Á, lấn hiếp thô bạo những nước láng giềng, tự động khoanh vùng biển đảo một cách bất hợp pháp để làm của riêng cho mình qua đường lưỡi bò chin đoạn, chà đạp công ước quốc tế về luật biển, phô trương vũ lực, thách thức luôn cả Mỹ.
4.- Mỹ phục hận: Chánh sách đối đầu trực diện một cách quyết liệt, không khoan nhượng với Trung Cộng của Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump rõ ràng là mở ra một kỹ nguyên mới, đánh phủ đầu đối phương để phục hận Trung Cộng từ hơn bốn chục năm qua đã cướp việc làm của dân Mỹ đồng thời làm tiêu tan giấc mộng Đại Hán của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh, để chẳng những phục hồi sức mạnh của Mỹ mà tự nó sẽ cứu vãng thế giới thoát khỏi hiểm họa xâm lăng vĩnh viễn của bọn người Đại Hán.
5.- Đem việc làm trở về Mỹ: Càng gần đến ngày nhậm chức, những tuyên bố của Tổng Thống đắc cữ Donald Trump đã cho thấy Hoa Kỳ càng lúc càng cương quyết mở một kỹ nguyên mới  rất cứng rắn trong việc đối đầu về mọi mặt với Trung Cộng, xem Trung Cộng là kẻ thù của Mỹ vì đã cướp công ăn việc làm của Mỹ, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của Mỹ với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi”.
Vì vậy. ông nhứt quyết sẽ đem những việc làm mà những ông Tổng Thống tiền nhiệm đã cho xuất khẩu sang Trung Quốc trở lại về Mỹ và hâm dọa sẽ đánh thuế 45% lên những mặt hàng của Trung Cộng nhập vào Mỹ. Quyết định nầy đã khiến cho chủ nhân của các đại công ty Mỹ có doanh nghiệp tại Trung Quốc phải thay đổi chánh sách của họ, điều mà trước đây, đối với đề nghị của những vị Tổng thống tiền nhiệm, họ không bao giờ chấp nhận.
Tuy chỉ mới lên tiếng về việc làm và vấn đề thuế má thôi, nhưng Tập Cận Bình và giới kinh doanh Tàu đã vô cùng hoảng sợ vì họ thừa biết rằng đối vị Tân Tổng thống Mỹ ”khó ưa” nầy, những điều nói trên đây không phải là “trò đùa”. Nếu việc thật sự xãy ra thì nền kinh tế Tàu sẽ tuột dốc thê thãm, hằng bao nhiêu triệu người Tàu nội địa sẽ bị thất nghiệp, một gánh nặng lớn lao phủ lên đầu họ khi nạn thất nghiệp tràn lan.
Ảnh hưởng sơ khởi được biết qua bản tin nhận được từ mấy ngày nay cho biết một Tỷ phú Trung Cộng là ông Cao Dewang, 70 tuổi, trước tiên đã bỏ ra 600 triệu Mỹ kim đầu tư vô Hoa Kỳ sau khi tân tổng thống Donald Trump vừa tuyên bố chính sách kinh tế như đã nói. Điều nầy có lẽ thật sự đã làm cho Bắc Kinh lo sợ vì nó tác động mạnh vào hệ thống tiền tệ, làm suy yếu nhanh chóng sức mạnh kinh tế của Trung Cộng, dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ chế độ.
6.- Bao vây Trung Cộng: Để khép kín vòng vây, đánh cho con cọp “sút chuồng” hung tợn phải chịu quỵ lụy, đập tan giấc mộng điên cuồng “Bình Thiên Hạ”, cuộc dàn quân bao vây của ông Trump càng ngày càng thể hiện một cách rõ ràng, dứt khoát vì ông đã nhận chân được mối hiễm họa khủng khiếp trong tương lai khi giấc mộng “Bình Thiên Hạ” của bọn người Đại Hán mà họ đã ôm ấp từ ngàn xưa được trở thành sự thật. Giấc mộng vô đạo đó hiện đã được vận hành vì tập đoàn lãnh tụ Bắc Kinh từ lâu với tinh thần tự cao, tự đại, họ tự thấy họ đủ mạnh để mở chiến dịch xâm lăng toàn cầu mà khởi điểm là uy hiếp các nước láng giềng để chiếm đoạt Biển Đông và biển Hoa Đông, mở đường cho tham vọng xâm lăng mà chúng dùng mỹ danh là “Con Đường Tơ Lụa”. Vòng vây sơ khởi được thấy như sau:
a.- Mặt Bắc là Nga, kết giao với Nga để tách rời thế liên hợp Nga-Hoa, khiến cho Tàu mất đi một đồng minh quan trọng một khi cuộc chiến xãy ra. Việc bổ nhiệm ông Tillerson, một người bạn thân thiết của Tổng thống Nga Putin, làm Ngoại Trưởng Mỹ, có thể một phần nói lên điều đó.
b.- Mặt Tây là Ấn Độ, xưa nay không có nhiều mặn mà với Tàu và hai bên thường xãy ra những xung đột quân sự dọc theo biên giới, thời gian gần đây, vấn đề giao dịch quốc tế, Ấn Độ có phần chắc là nghiêng về Mỹ.
c.- Mặt Đông là Nhựt Bổn và Nam Hàn, là hai quốc gia đồng minh lâu đời của Mỹ và thường “không đội trời chung” với Tàu.
Nhựt hiện xung đột với Tàu, hầm hừ nhau thường trực trong vụ tranh chấp hải đảo Điếu Ngư. Nam Hàn hận Tàu hậu thuẫn cho đàn em Bắc Hàn không ngừng phát triễn vũ khí hạt nhân để chực chờ tấn công xâm lăng Nam Hàn và Nhựt Bổn.
Đặc biệt, Mỹ đang thêm một đồng minh ở vùng nầy là Đài Loan, một hải đảo mà Trung Quốc lúc nào cũng xem là một bộ phận của họ và đe dọa sẽ tiến chiếm bằng vũ lực bất cứ lúc nào. Được sự khai thông của Mỹ, Đài Loan và Nhựt Bổn đang nổ lực tiến tới sự hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn và hiện trong tư thế sẳng sàng đối đầu quân sự với Trung Cộng khi bị Trung Cộng tấn công. Trên đà thuận lợi có một không hai như hiện nay, trong một tương lai không xa, để chụp thời cơ “Phước bất trùng lai, ”Đài Loan chắc sẽ tuyên bố độc lập để có đủ tư cách pháp nhân mở rộng cánh cửa thương mại ra trường quốc tế. Điều nầy sẽ làm cho tập đoàn Bắc Kinh “lộn gan lên đầu” mà chẳng làm gì được.
d.- Mặt Nam: trực diện là Việt Nam, là biển Đông, là Hoàng sa, Trường sa rồi mới tới Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei, xa nữa là Nam Dương chống Cộng, và hai đồng minh thân cận của Mỹ là Úc và Tân Tây Lan. Vùng nầy tuy đang bị bỏ trống trong phạm vi Biển Đông vì Phi Luật Tân và Mã Lai phản bội, Brunei yếu quá, không dám lên tiếng bất cứ điều gì.
Riêng Việt Nam là quốc gia trực diện với Tàu, nhưng vì bản chất nô lệ, mọi thứ đều lệ thuộc vào Tàu, thời gian gần đây Việt Cộng thỉnh thoảng có lên tiếng về chủ quyền ở Biển Đông với thái độ có vẻ chống Tàu trong những vụ Tàu cải tạo những hải đảo thành phi trường và những khu quân sự, nhưng vì Việt cộng chuyên nghề đu dây, thường nói một đàng, làm một nẽo và những sự chống đối đều có vẻ chiếu lệ nên không mấy ai dám tin.
Cũng may là vùng nầy có sự hiện diện của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ bảo vệ lưu thông  đường hàng hải quốc tế, nếu không thì đường lưỡi bò chín đoạn đã trở thành ao nhà của Tàu từ lâu, và những quốc gia xung quanh như Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, Brunei có lẽ cũng đã chánh thức trở thành những chư hầu của Đại Hán.
Những quốc gia xa gần nói trên đang tiến dần đến sự bao vây Trung Quốc, nếu thắt chặt nhau thì giấc mộng Con Đường Tơ Lụa của bọn người Đại Hán sẽ tan tành theo mây khói.
Xem sự bổ nhiệm nhân sự trong Nội Các và nhân sự Cố Vấn sắp tới của Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, chúng ta thấy Hoa Kỳ cương quyết đối đầu quyết liệt với tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh để triệt hạ con mãnh hổ Đại Hán đang sút chuồng là điều phải xãy ra, mặt trận nầy sẽ củng cố lại sức mạnh cho Hoa Kỳ, bảo vệ tự do lưu thông hàng hải và hàng không mà luật pháp quốc tế đã quy định đồng thời sẽ tạo sự ổn định vững bền cho cả thế giới.
6.- Phản ứng của Bắc Kinh: Với một vòng vây như thế, dỉ nhiên là Bắc Kinh bằng mọi giá phải phản ứng lả cố sức, tận lực để biểu dương tối đa sức mạnh quân sự, dù là gượng ép, mục đích để có thể làm nãn lòng nhân dân Mỹ, nổi dậy chống lại ông Trump, và cũng để hù dọa ông Trump, nếu ông là “phổi bò” thì sẽ phải sợ hải để thay đổi chánh sách, hòa dịu đối với Tàu để cùng chia quyền, hưởng lợi, đồng thời cũng để trấn áp các nước nhỏ lân cận vì nhẹ dạ, sợ oai mà không dám liên kết với Mỹ, rồi dùng tiền mua chuộc những nước nầy để lôi kéo họ về với mình như trường hợp đã xãy ra với Campuchia, Lào, Thái Lan, tệ hơn nữa là Phi Luật Tân và Mã Lai.
Nhưng khi nhận chân được rằng các nổ lực nầy không hiệu quả, và chắc chắn là không hiệu quả, Tập Cận Bình và tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh nếu đầu óc còn sáng suốt để nhận thấy rằng “Ra quân là chiến bại” thì chắc chắn là bọn chúng sẽ xếp cờ, cuốn chiếu, im lặng mà rút lui về nước để lo việc “hậu sự”, xếp lại hoặc chôn vùi giấc mộng Đại Hán vào lớp bụi thời gian. Còn như họ vẫn ngoan cố, tiếp tục cuồng tín, chạy theo ảo vọng thì Đại chiến sẽ bùng nổ và Biển Đông tức thì dậy song. Bị một vòng bao vây chặt chẽ như vậy, nếu chiến trận xãy ra thì đất nước Trung Hoa sẽ điêu tàn, không biết đến bao giờ con cháu họ mới có thể ngoi đầu dậy nổi.
7.- Kết luận
Dầu ở vị trí nào trong cuộc chiến sắp tới, một khi nền kinh tế bị Mỹ đánh gục, Trung Cộng sẽ kiệt sức tài chánh nên khó lòng mà “ôm ấp, bảo vệ” một “chư hầu” Việt Nam vì là một gánh nặng vô ích, vã lại chư hầu nầy không đáng tin cậy vì  đã từng mang tiếng vong ân bội nghĩa với họ từ trước năm 1979 để chạy theo Liên Sô và ngày nay còn muốn lập lờ đu dây với Mỹ. Tiền lệ đã như vậy thì đâu có gì bắt buộc sẽ không được tái diễn lại lần thứ hai.
Bởi vậy, nếu còn chút “khôn vặt”, bạo quyền Việt cộng nên tự mình sớm rút chân ra khỏi vũng lầy keo sơn tội lỗi “4 Tốt và 16 Chữ Vàng” cho dân tộc được nhờ, nếu không thì trước sau gì cũng bị quan thầy Bắc Kinh tống cổ ra khỏi vòng tay của họ. Đó là lúc khởi điểm cho vận nước bùng lên, toàn dân nổi dậy và cũng chính là lúc bạo quyền Việt cộng sẽ sụp đổ và sụp đổ một cách nhanh chóng vì không còn điểm tựa để sống còn. Sau đó, chế độ Cộng sản bạo tàn của bạo quyền nầy chắc chắn sẽ không bao giờ còn được tái sanh trong dòng sinh mạng oai hùng của dân tộc Việt một lần thứ hai.
Ngày đó chắc chắn sẽ không còn xa.
Thanh Thủy (04/01/2017)

Tin Việt Nam – 06/01/2017

Tin Việt Nam – 06/01/2017

Tiền lì xì do Mỹ phát hành sáng giá ở Việt Nam

Đồng đô la may mắn do Mỹ phát hành đang rất ăn khách ở Việt Nam và sẽ được dùng làm tiền lì xì, mừng tuổi trong dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu.
Hình ảnh đồng đô la mệnh giá 2USD và 1USD do Bộ Tài Chính Mỹ phát hành tràn ngập trên các trang mạng xã hội trong các mục rao bán tiền lì xì Tết. Các báo mạng trong nước cũng thông tin về nhu cầu tiền mừng tuổi Tết tăng cao đặc biệt với đồng đô la in hình gà trống.
Theo báo China Daily, Bộ Tài Chính Mỹ đã bắt đầu phát hành ‘lucky money’ mà ở Việt Nam thường được gọi là ‘tiền mừng tuổi’ hay ‘tiền lì xì’ từ giữa tháng 11 năm 2016. Trong đợt phát hành tiền mừng tuổi năm nay, tiền giấy 1USD và 2USD – không có giá trị lưu hành – có in hình các biểu tượng trang trí của Trung Hoa và kèm theo hồng bao viền vàng. Những tờ bạc giấy này có serie từ 8888 – con số mà theo quan niệm của người Trung Quốc, sẽ đem lại may mắn.
Bộ Tài Chính Mỹ hàng năm đều phát hành bộ tiền may mắn in hình các linh vật của năm đó đặc biệt cho thị trường châu Á. Đây là năm thứ 16 chính phủ Mỹ phát hành bộ tiền này. China Daily dẫn lời giám đốc Cục Ấn Loát Bộ Tài Chính Mỹ Leonard Olijar nói rằng nhà lập quốc Bejamin Franklin của Mỹ – người được in hình trên tờ bạc 100 đô la – cũng tuổi Dậu,và ông ấy là một nhân vật có tài và can đảm, làm việc không mệt mỏi.
Những giấy bạc này, theo Dân Trí, được ưa chuộng và săn tìm và do đó giá tăng cao gấp nhiều lần giá trị thực của nó.
Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, những giấy bạc 2 USD được rao bán trên Facebook của chủ nhân có tên Linh Bùi với giá 400.000 đồng/bộ – gồm tờ bạc giấy 2USD và 1 hồng bao. Một người dùng Facebook khác đã rao bán đồng đô la với hình gà trống với giá 450.000 đồng. Hiện bộ tiền lì xì 2 USD và 1 USD được bán với giá gần 20 đô la trên trang Amazon.
Theo VietNamNews, nhu cầu về giấy bạc 2 USD có in hình gà trống tăng vọt trong năm nay. Theo Dân Trí, nhiều người sưu tầm tiền cổ cho rằng biểu tượng gà trống được cho là sẽ mang lại may mắn cho người sở hữu. Năm Dậu được xem là năm có nhiều may mắn, an lành và chăm chỉ.
Theo một số trang mạng bán tiền lì xì trong nước, giá tiền USD in hình gà trống được bán ra với giá cao gấp 5 đến 10 lần giá trị thực và gấp 2-3 lần so với giá các loại tiền này trên các trang mạng bán hàng trực tuyến của nước ngoài.
Mặc dù dịch vụ bán đổi tiền mới đang nở rộ nhưng các hoạt động đều được coi là bất hợp pháp. Viet Nam News trích lời một phó giám đốc chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết các hoạt động trao đổi tiền có tính phí đều bị cấm, nhưng chúng phổ biến vì nhu cầu đổi tiền mới tăng cao vào những ngày giáp Tết cuối năm.
Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú được báo Thanh Niên trích lời nói bất cứ ai tham gia vào việc đổi tiền bất hợp pháp sẽ bị phạt từ 20-40 triệu đồng theo nghị định 96 của chính phủ.
Ngày 1 Tết Nguyên Đán năm nay sẽ rơi nhằm ngày 28/1/2017 – bắt đầu Năm con gà, biểu tượng thứ 10 trong 12 con giáp.

Việt Nam phạt các trang mạng ‘cổ xúy Minh Béo’

Ba trang báo mạng của Việt Nam đã bị phạt 80 triệu đồng vì đưa thông tin cổ xúy cho diễn viên Minh Béo vừa trở về Việt Nam sau khi bị kết án tù ở Mỹ về tội ấu dâm.
Bộ Thông Tin và Truyền Thông (TT&TT) hôm 4/1 đã quyết định xử phạt trang tin điện tử soha.vn, kenh14.vn và baomoi.com do “vi phạm hành chính.”
Thông cáo của cục Phát Thanh-Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông ra hôm 4/1 cho biết phạt 3 trang thông tin điện tử tổng hợp này vì “có bài viết mang tính chất tuyên truyền, cổ xúy, đưa thông tin không phù hợp về diễn viên Minh béo.”
Theo quyết định được cục trưởng Nguyễn Thanh Lâm ký ngày 26/12/2016, trang soha.vn và kẽnh.vn của công ty cổ phần VCCorp cùng bị phạt 30 triệu đồng “do đã cung cấp nội dung thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.” Trang baomoi.com bị phạt 20 triệu đồng cũng do vi phạm hành vi tương tự.
Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ trên các trang mạng này về diễn viên hài 38 tuổi, các bài viết chủ yếu về thời gian Minh Béo bị kết án tù tại Mỹ và trong thời gian thụ án cũng như sau khi về nước. Những bài viết gần đây nhất trên soha.vn đăng tải cuối tháng 12/2016 có tựa đề “Nếu ở Mỹ, Minh Béo sẽ bị cách ly hoàn toàn khỏi trẻ em”, hay “Bộ Công An lên tiếng vụ Minh Béo,” và “phản ứng của bạn bè, đồng nghiệp khi Minh Béo về Việt Nam.”
Còn, một trong những bài viết trên baomoi.com liên quan đến diễn viên Minh Béo sau khi về nước có tựa đề “Ấu dâm là bệnh hay tội”.
Vụ việc Minh Béo bị bắt ở Mỹ về tội ấu dâm là một chủ đề nóng trong thời gian qua. Báo chí trong nước nói từ khóa về ấu dâm cũng được cộng đồng mạng quan tâm đặc biệt.
Trang thông tin giải trí kenh14.vn cũng đã đăng tải nhiều bài viết về việc diễn viên hài bị kết án ở Mỹ ra sao và sau khi ra tù như thế nào. VOA Việt Ngữ không tìm được những bài viết nào gọi là có “thông tin cổ xúy Minh Béo” hay “không hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.”
Minh Béo, tên thật là Hồng Minh Quang, nhận tội ấu dâm với một trẻ vị thành niên ở quận Cam và bị toà kết án 18 tháng tù giam ở bang California của Mỹ sau khi bị cảnh sát bắt giữ hồi tháng 3 năm 2016. Minh Béo trở về Việt Nam hôm 21/12 và bị nhiều người chỉ trích và tẩy chay.
Một cựu chiến binh Việt Nam nói với VOA-Việt Ngữ rằng “ở Việt Nam không chấp nhận” những người như Minh Béo. Trong khi đó nhiều người trong giới nghệ sỹ cũng lên tiếng kêu gọi Cục biểu diễn nghệ thuật cấm vĩnh viễn Minh Béo xuất hiện trên sân khấu.
Nhạc sỹ Quốc Trung là người khởi xướng phong trào tẩy chay Minh Béo, cho VOA Việt Ngữ nói “tất cả những hiệp hội như vậy sẽ phải có tiếng nói và can thiệp không để có sự xuất hiện những người nghệ sỹ với nhân cách lệch lạc như vậy được lên sân khấu biểu diễn.”

12 tỉnh xin gạo cứu đói

cho thấy bất cập trong ‘phân phối lợi nhuận’

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết đến ngày 3/1 có 12 tỉnh gửi công văn xin hỗ trợ gạo cứu đói dịp giáp Tết Đinh Dậu.
Báo chí Việt Nam đưa tin các tỉnh xin gạo tập trung ở vùng tây bắc và miền trung Việt Nam, gồm có Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, và Đăk Nông. Họ nói tổng số gạo cần thiết là hơn 14.700 tấn.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho hay hạn cuối xin hỗ trợ là ngày 20/1 nên số các tỉnh xin cứu trợ có thể không chỉ dừng ở con số 12. Dịp Tết đầu năm 2016 đã có 19 địa phương xin hỗ trợ cứu đói.
Các nhà quan sát cho rằng trong năm 2016, đã xảy ra nhiều thiên tai ở Việt Nam như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nên một số tỉnh không tránh khỏi khó khăn về lương thực như Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định.
Trong khi đó, Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái, Lào Cai, Ninh Thuận, Đắk Nông là các tỉnh lâu nay thường xuyên hoặc luôn luôn nằm trong danh sách xin cứu trợ.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói với VOA rằng thực trạng Việt Nam luôn đạt tăng trưởng kinh tế song vẫn có những nơi xin cứu đói cho thấy sự “phân phối lợi nhuận xã hội” không được tốt:
“Sự phân hóa giữa người giàu người nghèo, giữa vùng miền ngày càng nới rộng ra. Đó là một biểu hiện rất xấu cho điều phối cho xã hội. Thành phố thì đường sá tốt đẹp, ăn mặc tốt đẹp, vào vùng sâu vùng xa người dân còn khổ lắm. Thu nhập thì có người làm mỗi ngày cứ năm ba ngàn tiền Việt Nam, thì làm sao mà đủ được. Cho nên chuyện thiếu đói đó là một sự thật. Xã hội phát triển chưa được hài hòa các vùng miền, giữa các tầng lớp con người nhân dân Việt Nam”.
Luật sư Thuận nói thêm sự phân phối không tốt có nguyên nhân sâu xa là chính sách, thể chế, nạn tham nhũng. Ông nói có những chính sách hoặc phát ngôn của các quan chức rất hay nhưng hiệu quả thực tế không là bao nhiêu:
“Cái vấn đề quy hoạch vùng miền, rồi chính sách ở vùng miền. Chính sách thì rất nhiều nhưng hiệu quả thì rất thấp bởi vì cơ chế, thể chế này khi một đồng tiền, của cải vật chất đưa ra từ trung ương xuống các địa phương thì tỉ lệ còn lại không đáng kể. Bên cạnh đó là tham nhũng rất là ghê gớm. Thủ tướng cũng kêu gọi thay đổi cơ chế, thể chế. Nhưng mà rõ ràng chúng ta thấy là nói thì nghe rất là thuận tai, thuận chiều nhưng mà hiệu quả thì cũng chưa thấy đi tới đâu”.
Trên mạng xã hội, nhiều người đã châm biếm về việc nhiều tỉnh đi xin cứu trợ trong khi trước đây đã xây hoặc đang lên kế hoạch xây các tượng đài trị giá hàng trăm hoặc hàng ngàn tỉ đồng.

‘Ông Kerry sẽ góp ý với Việt Nam

về quan hệ với tân tổng thống Mỹ’

Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội hôm 5/1, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thăm Việt Nam vào tuần tới.
VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 5/1, giờ miền Đông Hoa Kỳ, và được bộ cho biết là Bộ “không có kế hoạch công du nào để thông báo vào thời điểm này”.
Ông Phạm Bình Minh nói ông Kerry đã lên kế hoạch để đi thăm Việt Nam vào tháng 12/2016 nhưng do lịch của ngoại trưởng Mỹ quá bận rộn với các sự kiện thế giới nên ông đã hoãn chuyến thăm đến tháng này.
Theo tường thuật trên báo chí Việt Nam, Phó Thủ tướng Minh nói việc Ngoại trưởng John Kerry thăm Việt Nam “không ảnh hưởng gì đến việc thay đổi trong chính quyền hay người đứng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ” và chuyến thăm khẳng định “quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy theo đúng hướng mà hai bên đã thiết lập trong khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện”.
Ông Minh nói thêm: “Điều đó cũng cho thấy dù bất cứ là đảng nào, chính sách của Mỹ cũng là chính sách của một nhà nước với Việt Nam”.
Tổng thống đắc cử Donald Trump, người của đảng Cộng hòa, sẽ nhậm chức hôm 20/1 tới. Ông Trump đã chọn ông Rex Tillerson, một lãnh đạo của tập đoàn dầu khí ExxonMobil làm người kế nhiệm ông Kerry, nếu được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế, nhận định với VOA rằng Ngoại trưởng Kerry có thể có những lời khuyên tốt cho Việt Nam về quan hệ với chính phủ mới ở Mỹ:
“Ông là người mà nhân dân Việt Nam rất coi trọng. Và việc ông sang vào thời điểm này là điều Việt Nam hết sức hoan nghênh. Tôi cũng không có gì ngạc nhiên nếu như ông ấy sang mà lại cho được những lời khuyên rất quan trọng vào thời điểm chuyển giao quyền lực ở nước Mỹ như thế này. Lời khuyên của ông mang tính tổng hợp và rất quan trọng đối với Việt Nam vào thời điểm này”.
Tiến sĩ Trường không nói chi tiết ông Kerry có thể góp ý với Việt Nam về những gì, song người từng là đại sứ của Việt Nam ở 5 quốc gia lưu ý rằng ngoại trưởng đương nhiệm của Mỹ đã có những “đóng góp hết sức tích cực” cho quan hệ Việt-Mỹ trong 4 năm qua, cũng như cho quá trình bình thường hóa quan hệ song phương nhiều năm trước đó.
Nhìn về phía trước, vị chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Việt Nam cho rằng cả tổng thống đắc cử Donald Trump và người được ông chọn làm ngoại trưởng Rex Tillerson đều sẽ nhanh chóng nắm rõ về quan hệ với Việt Nam và khu vực, do vậy mối quan hệ sẽ tiếp tục phát triển:
“Tổng thống Trump qua những điều tôi được biết đã tiếp cận rất nhanh và nắm rất chắc những vấn đề liên quan đến Việt Nam, những vấn đề liên quan đến khu vực, Biển Đông. Đồng thời là ông ngoại trưởng chỉ định là một người cũng rất am hiểu những vấn đề liên quan đến Việt Nam và Biển Đông, bởi vì hồi ông làm chủ tịch tập đoàn dầu khí đó [ExxonMobil] đã là từng muốn tham gia đấu thầu ở ngoài khơi, cho nên chúng tôi rất lạc quan là trong cấp cao nhất về hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ lại có những người hiểu biết về Việt Nam và các vấn đề khu vực. Nước Mỹ là nước có bề dày về chính trị quốc tế. Bộ máy cố vấn và tham mưu của nước Mỹ thì không nghi ngờ gì là sẽ kế thừa, phát triển và đảm bảo những lợi ích của nước Mỹ, trong đó có quan hệ với Việt Nam”.
Vào thời điểm chỉ còn hơn 2 tuần nữa ông Donald Trump sẽ chính thức là tổng thống đứng đầu chính phủ mới của Mỹ, chuyến thăm tuần tới – nếu diễn ra – có phần chắc sẽ là lần cuối ông Kerry đến Việt Nam trong cương vị ngoại trưởng.
Chi tiết của chuyến thăm chưa được các cơ quan ngoại giao của hai nước công bố, nhưng có phỏng đoán là ngoại trưởng Kerry có thể đến thăm một số địa điểm có các dự án liên quan đến Mỹ ở nam trung bộ như cảng Cam Ranh và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thưởng Tết: người nhận ô tô, người nhận 50.000

Mức thưởng Tết chênh lệch quá lớn ở Việt Nam tiếp tục cho thấy sự chênh lệch trong thu nhập của người Việt đang ngày càng lớn.
Mức thưởng Tết 2017 cao nhất đến thời điểm ghi nhận ngày 30/12, theo ZingNews, là 1 tỷ đồng thuộc về một doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó VNExpress đưa tin những công nhân ở Hải Phòng chỉ nhận được mức thưởng Tết trị giá khoảng 5 đô la (tương đương hơn 100.000 đồng).
Theo bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội (LĐTBXH), mức thưởng Tết theo báo cáo của các địa phương vẫn có nơi nhận 50.000 đồng/người.
Mức thưởng Tết quá khác biệt đang phản ánh sự chênh lệch giàu nghèo và mức thu nhập trong xã hội Việt Nam ngày càng tăng lên, theo tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh.
“Việc thưởng Tết cũng phản ánh một phần – nó là bộ phận để phản ánh sự chênh lệch giàu nghèo và những doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì hầu như là không có thưởng Tết hoặc cố gắng lắm chỉ thưởng 1 tháng lương. Trong khi đó những công ty khác kể cả những tập đoàn nước ngoài họ thưởng cho rất lớn. Và khoảng chênh lệch đó rất xa nhau. Năm nay nó càng xa nhau một cách rất đậm nét.”
Một công ty bất động sản ở Hà Nội cũng có mức thưởng Tết cho mỗi giám đốc một chiếc ô tô trị giá 1 tỷ đồng, theo ghi nhận của TTXVN. Công ty này thưởng Tết cho 8 nhân viên quản lý bậc trung vì có đóng góp cho mức tăng lợi nhuận 20% của công ty trong năm qua.
Theo truyền thông trong nước, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang dẫn đầu về mức thưởng Tết. Thống kê của sở LĐTBXH Hà Nội cho thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI có mức thưởng trung bình cao nhất, khoảng hơn 200 triệu đồng/người. Nhưng cũng theo số liệu của sở, một số doanh nghiệp không có tiền thưởng Tết Dương Lịch 2017 cho người lao động.
Nguyên viện trưởng viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương Lê Đăng Doanh cho biết nguyên nhân về sự chênh lệnh này.
“Rõ ràng những doanh nghiệp nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn. Năm nay lại có lũ lụt ở miền Trung rồi thảm họa Formosa ở 4 tỉnh phía bắc miền Trung, rồi miền Nam thì bị khô hạn. Tất cả những khó khăn và chênh lệch đó phản ánh rất đầy đủ sự chênh lệch giàu nghèo và kể cả những khoản thưởng Tết này.”
Phó chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam Mai Đức Chính được Tiền Phong trích lời nói “năm nay nhìn chung tình hình kinh tế và hoạt động doanh nghiệp vẫn còn khó khăn nên mức thưởng Tết cũng tùy thuộc vào một số ngành.” Theo tờ báo điện tử này, ngành bất động sản có mức thưởng lớn nhất một phần nhờ vào sự phát triển mạnh của thị trường này trong năm qua.
Thưởng Tết ở Việt Nam không có chuẩn mực và luôn được xem là sự thỏa thuận giữa người chủ và nhân viên. Trong những năm trước đây đã có nhiều những cuộc đình công của công nhân vì các khoản thưởng Tết thấp hoặc không có thưởng. Theo Tiền Phong đưa tin, hàng trăm công nhân của công ty Sejong Vina với 100% vốn Hàn Quốc đã ngừng việc tập thể vì bức xúc với mức thưởng Tết thấp.
Theo khảo sát của bộ LĐTBXH, bình quân thưởng Tết là 5,5 triệu đồng, tăng gần 16% với năm 2015 và theo khảo sát trực tuyến của VnExpress trên 12.00 độc giả cho thấy gần 30% nhận thưởng cao hơn năm trước. Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê cuối tháng 12/2016, mức thu nhập trung bình của người Việt Nam trong năm qua đã đạt 2.200 đô la.

Tư gia luật sư Trần Thu Nam bị ném sơn trộn mắm tôm

Luật sư Trần Thu Nam, một người được biết đến trong tư cách nhà hoạt động xã hội tích cực tại Hà Nội, vào nửa đêm hôm qua, tư gia ông bị ném sơn trộn mắm tôm. Đây là tình trạng từng xảy ra đối với một số nhà hoạt động khác tại Việt Nam lâu nay.
Sau khi xảy ra vụ việc đối với gia đình ông, luật sư Trần Thu Nam cho Đài Á Châu Tự do biết:
“Tôi đang ngồi làm việc lúc đó khoảng lúc 0:00 giờ. Không biết đối tượng nào, nhưng khi tôi mở cửa ra thì họ chạy mất rồi. Sơn trộn mắm tôm ném vào trong cửa nhà tôi. Ngay sau đó tôi báo cho Công an Phường Yên Hòa; ngay sau đó họ đến xác định và chụp ảnh hiện trường, lập sơ đồ. Nói chung làm các công việc ban đầu.
Họ hứa sẽ đi trích xuất hình ảnh từ các camera của những nhà chung quanh để xác minh xem có đối tượng nào hay không.”
Luật sư Trần Thu Nam và một đồng nghiệp là luật sư Lê Văn Luân vào đầu tháng 11 năm 2015 từng bị một nhóm côn đồ hành hung dã man sau khi đến tư vấn pháp lý cho gia đình của một nạn nhân bị chết trong trại tạm giam Công an Hà Nội là Đỗ Đăng Dư. Gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư ở tại xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Vụ việc hành hung hai thành viên trong Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội như thế được luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu quốc hội nêu ra với ông Nguyễn Đức Chung, lúc bấy giờ là giám đốc Công an, phó bí thư Hà Nội. Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an Hà Nội sau đó cho khởi tố vụ án; thế nhưng luật sư Trần Thu Nam lên tiếng tha thứ cho những người hành hung ông và luật sư Lê văn Luân. Ông nhắc lại cũng như đưa ra ý kiến cho lần bị sách nhiễu này:
“Lần trước tôi bị đánh, qua sức ép của dư luận họ cũng đã khởi tố; nhưng sau đó tôi thấy những thanh niên đó không có thù hằn gì trực tiếp, va chạm gì trực tiếp già cả nên tôi đã rút đơn đối với những thanh niên đã hành hung tôi và một luật sư khác.
Đối với sự việc lần này, tôi hy vọng công an sẽ làm khách quan hơn; nhưng tôi e rằng cũng khó điều tra, xác minh ược bởi vì liên quan đến nhiều hoàn cảnh, vấn đề rất phức tạp của xã hội. Do đó tôi cũng thấy khó có hy vọng điều tra ra được ai là người gây ra vụ việc lần này.”
Tình trạng những người tham gia các tổ chức xã hội dân sự, công khai hoạt động vì công bằng xã hội, lên tiếng cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam lâu nay thường bị sách nhiễu; nhẹ là bị ném mắm tôm trộn phân, dầu nhớt vào nhà; bị chửi bới; đe dọa còn nặng thì bị hành hung đến thương tích.
Sau khi xảy ra vụ việc, nạn nhân luôn báo cho cơ quan chức năng nhưng vụ việc của họ không hề được giải quyết.

Đa số du học sinh Việt Nam qua Nhật bỏ học đi làm

Hiện đang có 60,000 du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam ở Nhật Bản, nhưng chỉ có 8%, tức chừng 5,000 người đi học thật sự, số còn lại bỏ học đi làm hoặc sang Xứ Phù Tang để hành nghề phi pháp.
Chuyện khó tin nhưng có thật này được Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio chia sẻ ngày hôm qua 4/1/2017, trong buổi nói chuyện với ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ Trưởng Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam.
Đại sứ Nhật Bản nói rằng nếu không kiểm soát được số du sinh và tu nghiệp sinh Việt Nam thật sự muốn sang Nhật học hỏi, thì điều này sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh Việt Nam trong mắt người Nhật.
Về phần Việt Nam, ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cam kết sẽ buộc các công ty tư vấn du học làm việc nghiêm túc hơn, yêu cầu Nhật Bản cung cấp danh sách những công ty có dấu hiệu vi phạm để điều tra, và đưa ra tòa xét xử theo đúng luật pháp.

Thêm một thanh niên chết khi bị công an tạm giữ

Một tù nhân đã qua đời tại nơi tạm giam của Công an thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận hôm qua thứ Tư 4/1/2017.
Cơ quan chức năng thông báo cho gia đình nạn nhân biết cái chết của người này là do một tù nhân khác gây nên; và tù nhân thủ phạm được nói là ‘đại bàng’, tức tay anh chị khống chế buồng giam.
Truyền thông trong nước trích dẫn nguồn tin từ Công an tỉnh Bình Thuận cho hay nạn nhân có tên Phạm Minh Thế, 21 tuổi, bị phát hiện chết tại nhà tạm giữ Công an thành phố Phan Thiết.
Vụ việc được phát hiện vào ngày hôm qua khi cán bộ quản lý làm thủ tục điểm danh. Tin nói thêm trên thi thể của nạn nhân có nhiều vết thương bầm tím như bị đánh đập.
Tin cho hay Phạm Minh Thế, ngụ tại khu phố 9, phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết bị khởi tố về ‘hành vi mua bán trái phép chất ma túy’ hôm 24 tháng 11 năm ngoái, và bị công an Thành phố Phan Thiết bắt tạm giam.
Tại Nhà Tạm giữ Công an Thành phố Phan Thiết, Phạm Minh Thế bị giam chung buồng với 3 phạm nhân khác, trong đó có Lê Trọng Sang, 42 tuổi, phạm tội ‘chống người thi hành công vụ’. Sang được nói là ‘đại ca’ của buồng giam.
Hôm nay cơ quan chức năng tiến hành trưng cầu giám định pháp y và giao thi thể của nạn nhân Pham Minh Thế cho gia đình mai táng.

Hoa Tết không nở, nông dân lo bị thất thu

Phóng viên RFA tại Việt Nam
Một số nhà vườn trồng hoa để bán vào dịp Tết Âm lịch Đinh Dậu đang lo bị thất thu vì hoa có thể không nở đúng Tết do ảnh hưởng của tình trạng tiết thất thường.
Hết hạn nặng đến mưa nhiều
Cũng như nông dân trồng lúa trồng rau, người trồng hoa tại Việt Nam lâu nay phải chịu lệ thuộc vào thời tiết nắng mưa. Gần đây do tình hình khí hậu thay đổi thất thường, người dân không thể dựa vào kinh nghiệm theo mùa như trước chờ ngày cây ‘đâm chồi, nảy lộc’, và ra hoa như mong muốn.
Năm nay sau đợt hạn nặng, vào những tháng cận Tết trời lại mưa nhiều khiến hoa bị ngập úng phải nhổ bỏ và trồng lại rất nhiều, những cây sống sót theo nhận định sẽ ra hoa trễ so với dịp Tết.
Một chủ vườn hoa vạn thọ ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do biết:
“Mưa quá nó tốt, nó tốt thành thử nó không ra hoa…Năm ngoái vạn thọ này 6 chục ngàn một cặp, năm nay zầy nó trễ rồi không biết làm sao nữa”
Cách không xa, vườn của bà Nguyễn Thị Hoa ở ấp Mỹ Lợi cũng trong tình cảnh tương tự nên phải thuê người tỉa các chậu cúc Hà Lan:
“Thời tiết thuận lợi, mưa nó đúng mùa đúng vụ á. Còn năm nay mưa trái mùa…tháng này mà còn mưa bông nó bị bứt lại. Rủi ro là bông nó non…bị trễ…nước nó ngập á, bị chết… Nếu năm ngoái mình thu hoạch 90% đi, năm nay chắc khoảng chừng 50%…”
“Cực công dữ lắm, mấy tháng từ hôm tháng 8 tới nay…không có lời, không có tiền. Năm nay thất mùa dữ quá.”
“Như hôm nước ngập á, tụi nó bị cháy thấy mồ luôn…”
Chỉ mong lấy lại vốn
Bao nhiêu công sức đổ ra từ khi bắt đầu trồng từ tháng 8, rồi phải chăm sóc cho đến nay; thế nhưng bà Hoa cầu mong kỳ này chỉ lấy lại vốn.
Đối với ông Dũng ở ấp Hội Gia, xã Mỹ Phong – cũng là chủ vườn hoa trong xã thì hình hình có khả quan hơn chút ít:
“Thu về…thu chắc được… chừng 70%. Lấy lại vốn cũng lấy lại được. Nhưng lời rất là ít không bằng năm rồi”.
Theo ông Dũng đến vườn hoa, những cây hoa bị cháy lá, bị bệnh do thời tiết mưa bão thất thường khiến cho vườn của ông cũng chịu thiệt hại nhiều:
“Đa số cúc này bị trễ, với thứ hai nữa là bệnh cháy lá, chết thúi này kia…nó đầy đủ hết trơn trọi à. Khắc phục thì cũng nhờ phân thuốc…phân với thuốc bây giờ bị giả nhiều quá… xịt vô cái nó hư nó vàng hết trơn trọi à”.
Thiên tai, sâu bọ…
Thời tiết không thuận lợi còn thêm các bệnh trên cây trồng như cháy lá, bệnh phấn trắng, rỉ sắt làm cho các cây này èo uột. Luống hoa Cát Tường này coi như không thu được gì vì tất cả đã bị bệnh.
“Lượng mưa ít thì ít lắm, mưa nhiều thì sinh ra dữ lắm…”
“Hàng tốt thì nó lẹ, còn hơi vừa vừa thì hơi chậm chậm xíu, xấu sau cùng cũng phải bỏ. Hiện tượng sinh ra bệnh này kia nọ…hàng đó là hàng tồn đọng này nọ bị loại là bán rẻ, hai nữa là hủy bỏ luôn.
Tại vì công vận chuyển mắc quá đi ra ngoài thành phố bán có nhiêu tiền đâu, công vận chuyển, tiền xe tiền lô này kia nọ…thôi để hủy bỏ hết”
Cuối tháng 3 vừa rồi người dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hứng chịu một đợt xâm nhập mặn, gây thiệt hại vô cùng lớn đến đời sống của người nông dân, trên 160.000 ha đất canh tác bị nhiễm mặn. Làng trồng hoa Mỹ Phong cũng không phải là ngoại lệ.:
“Từ dưới Gò Công lên, Gò Công nó chảy lên, nó chảy sông Cửu Long nè. Sông Cửu Long mới zô này…nó gây ra vàng lá, lần lần là (cây) nó lụi chết luôn.”
Ông Năm Nuôi, cũng chủ một vườn hoa, cho biết năm nay ông phải hủy bớt một vài đơn đặt hàng của thương lái vì hoa không ra đúng dịp do thời tiết biến động mạnh.:
“Ba cái cúc, ba cái Hà Lan này giờ hồi nữa…nó lấy 3 ngàn rưỡi giỏ, mà giờ phải hồi cho nó phân nửa. Bây giờ bông nó chưa có ra hoa đâu có giao được…”
Dù không phải là mặt hàng thiết yếu, nhưng vào dịp Xuân về gia đình Việt Nam nào cũng trang trí với vài chậu hoa để mừng xuân. Liệu khách chưng hoa có hiểu được nổi vất vả của những người trồng và cả thương lái vận chuyển hoa từ những làng quê xa xôi lên thành phố bán ra cho khách thưởng Xuân?

Nữ nghị sĩ Mỹ gốc Việt đầu tiên hứa thúc đẩy bình đẳng

Bas du formulaire
Nữ nghị sĩ Mỹ gốc Việt đầu tiên hứa hẹn phụng sự cộng đồng
Bà Ngoc Dung Stephanie Murphy, nữ nghị sĩ gốc Việt đầu tiên, và là nghị sĩ gốc Việt thứ hai tại Hạ Viện Hoa Kỳ vừa hứa hẹn phụng sự cộng đồng trong buổi tiệc chào đón các dân biểu gốc Á Châu – Thái Bình Dương, Quốc Hội khoá 115, diễn ra hôm 5 tháng 1 năm 2017 tại Virginia.
Bà Murphy trở thành nữ dân biểu người Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử vào Hạ Viện Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử hôm 8/11/2016.
Phát biểu tại bữa tiệc này trên cương vị của một nghị sĩ Mỹ, bà Murphy hứa sẽ thúc đẩy sự đa dạng, bình đẳng, tình thương yêu và cơ hội cho tất cả mọi người.
Bà cũng cho biết sẽ luôn chống lại sự cuồng tín, phân biệt chủng tộc, bài ngoại và phân biệt giới tính.
Nhắc lại xuất xứ là “một người tị nạn, một đứa trẻ được vớt ngoài biển”, bà bày tỏ sự biết ơn trước những ủng hộ mà bà có được từ cộng đồng người Mỹ gốc Á.
Tôi hứa với các quý vị là tôi sẽ làm phần mình tại Quốc hội để quảng bá cho sự đa dạng, bình đẳng, tình thương yêu và cơ hội cho tất cả mọi người.Ngoc Dung Stephanie Murphy, nghị sĩ Mỹ gốc Việt
Tên tiếng Việt là Ðặng Thị Ngọc Dung, bà Murphy, 38 tuổi, được gia đình đưa đi vượt biên năm 1979 khi bà mới 6 tháng tuổi.
Bà là thành viên đảng Dân chủ và chiến dịch tranh cử vào Hạ viện của bà đã được Tổng thống Barack Obama hậu thuẫn.
Trong video ủng hộ chiến dịch vận động tranh cử của bà, Tổng thống Obama hôm 3/10/2016 đã nói câu chuyện của bà “chỉ có thể xảy ra ở Mỹ”.
“Gia đình bà chạy khỏi nước Việt Nam cộng sản bằng tàu, khi Stephanie chỉ là đứa bé, và được hải quân Mỹ cứu,” ông Obama nói.
Bà thắng cử dân biểu, liên bang Hoa Kỳ, Ðịa Hạt 7, tại Florida, vượt qua dân biểu John Mica, người đã đại diện khu vực này từ 1993.
Khi ra tranh cử bà đã từng nói: “Câu chuyện đời tôi là minh chứng cho Giấc mơ Mỹ và những gì có thể xảy ra khi sự cố gắng chăm chỉ kết hợp với cơ hội.”
“Gia đình và tôi là người tị nạn Việt Nam, cha mẹ tôi làm nhiều việc để nuôi sống gia đình.”
Bà cũng từng làm việc tại Bộ Quốc phòng Mỹ. Năm 2008, bà chuyển sang sống ở thành phố Orlando, bang Florida, để làm công việc kinh doanh.

Cá chết không là ‘sự kiện nổi bật’ vì ‘không tích cực’

Quan chức Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam lý giải vụ thảm họa cá chết không được đề cập trong 10 ‘sự kiện nổi bật năm 2016′ vì ‘không có gì gọi là tích cực’.
Website của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố ’10 sự kiện nổi bật năm 2016′ do Bộ trưởng Trần Hồng Hà ký duyệt gồm các sự kiện: Ban hành Chương trình hành động của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên; Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường; Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2025…
Văn bản này hoàn toàn không đề cập đến ‘cá chết’ hay ‘Formosa’ – thảm họa xảy ra năm 2016 ảnh hưởng đến sinh kế của cả triệu người dân ở miền Trung và thiệt hại kinh tế lên đến hàng triệu đôla.
Việc bình chọn sự kiện được cho là dựa trên hình thức biểu quyết bỏ phiếu của hội đồng bình chọn gồm các thành viên là lãnh đạo Bộ, bộ máy tham mưu, thủ trưởng các đơn vị chứ không mời các chuyên gia bên ngoài.
Formosa đã chuyển cho chính phủ Việt Nam 500 triệu đôla bồi thường vì gây ra sự cố môi trường cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, sau khi nhận trách nhiệm hồi cuối tháng 6/2016.
Hôm 6/1, trả lời BBC từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho hay: “Tôi có nghe một số ý kiến nói rằng vụ tổng kết sự kiện của Bộ Tài nguyên rõ là thành tích [thì] quan hưởng còn tai họa [thì] dân chịu.”
“Họ còn nói rằng Bộ trưởng Trần Hồng Hà thật đáng xấu hổ khi ký duyệt bản công bố này.”
“Tôi đồng ý với những ý kiến đó.”
‘Xem thường’
“Ngoài ra, tôi còn thấy bộ trưởng cũng như nhiều quan chức Việt Nam xem thường dư luận và người dân quá.”
Với sự cố Formosa thì không có gì gọi là tích cực.Ông Vũ Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng và Tuyên truyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường
“Chắc họ cứ nghĩ người ta không biết gì, nên quen thói nói sao nghe vậy.”
“Đấy là kiểu [tuyên truyền] cũ lắm rồi.”
“Dân trí bây giờ khác rồi, người ta hiểu được tại sao có thảm họa cá chết nên không lừa bịp họ được đâu.”
Cùng ngày, BBC liên hệ Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng không nhận được phản hồi.
Báo Trí Thức Trẻ hôm 6/1 dẫn lời ông Vũ Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng và Tuyên truyền thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Ở đây, 10 sự kiện nổi bật tức là các sự kiện có tính tích cực, ảnh hưởng tốt và sự kiện đã phải hoàn thành trong năm bình xét.”
“Với sự cố Formosa thì không có gì gọi là tích cực, còn đúng là trong năm qua có sự nỗ lực vào cuộc xử lý của Chính phủ, các Bộ, ngành và đây là sự kiện đã được đề xuất, đưa ra bình chọn nhưng kết quả không đạt đủ số phiếu đứng trong 10 sự kiện nổi bật.”
“Nỗ lực để khắc phục sự cố [cá chết] thì hiện nay cũng chưa hoàn thành, đang tiếp tục”.
Tháng 12/2016, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn tất, công khai việc xử lý kỷ luật đối với những cá nhân liên quan đến việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển bốn tỉnh miền Trung.
“Bộ trưởng đã hứa với Quốc hội rồi, mà đã hứa không làm là không được. Làm sớm đi!” ông Mai Tiến Dũng được báo Dân Trí dẫn lời.

‘Bộ sậu’ của Trump và ảnh hưởng tới Việt Nam

Các nhà báo từ châu Âu cho rằng, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới những gì sẽ diễn ra sắp tới ở Việt Nam.
Nhà báo Nguyễn Giang, BBC Thế giới vụ nhận xét, việc ông Trump ngay lập tức tuyên bố xóa bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) khiến phía Việt Nam “ngay lập tức đã phải có những động tác chuyển hướng”.
Phân tích sâu hơn, nhà báo Mạc Việt Hồng từ Ba Lan cho rằng, động thái này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế Việt Nam những năm tới, và “những cố gắng về ngoại giao của Việt Nam trong suốt những năm vừa rồi, mà đỉnh cao của nó là chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam, không còn ý nghĩa gì nhiều nữa”.
“Trong những năm vừa rồi Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng, kể cả là việc phóng thích một loạt nhà hoạt động dân chủ để đổi lấy TPP, rồi là những cố gắng ngoại giao để ông Nguyễn Phú Trọng được đặt chân đến Nhà Trắng gặp Obama thì Việt Nam coi đó là thành tích về ngoại giao.”
“Nhưng tôi nghĩ rằng với sự thắng cử của Trump, Việt Nam sẽ phải đối diện với thử thách mới là đàm phán song phương với Mỹ và sẽ phải điều chỉnh chính sách nhất định về ngoại giao và kinh tế,” chủ bút trang Đàn Chim Việt nói từ Warsaw.
Việt Nam: Những sự kiện ảnh hưởng tới tương lai 2017
Chia sẻ quan điểm về việc Việt Nam cần thay đổi trong những năm tới, nhà báo Nguyễn Giang bổ sung thêm, rằng những nỗ lực của chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua với Hoa Kỳ “chỉ có tác động với ông Obama mà thôi”, và “với một nhân vật mới như Donald Trump thì đây là bài toán rất mới”.
“Trong thời gian qua ông Trump đã dùng Twitter và khiêu khích Trung Quốc rất nhiều. Nhiều đồng nghiệp người Trung Quốc của tôi tỏ ra sững sờ khi Mỹ có tác động như vậy đối với Trung Quốc. Nếu Việt Nam tìm được chỗ đứng nào đấy trong bối cảnh Việt – Mỹ – Trung này và có thể là cả Nhật và Úc nữa, thì có thể có cơ hội cho Việt Nam.
‘Hết vốn đàm phán’?
Ở mảng nhân quyền, dân chủ, nhà báo Mạc Việt Hồng nhắc tới vụ bắt bớ bà Cấn Thị Thêu và blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cũng như bản án 25 năm tù cho nhà hoạt động Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng trong năm 2016.
Nữ nhà báo đặt câu hỏi, rằng liệu một trong những nguyên do của việc bắt bớ này có phải do Việt Nam “đã hết vốn đàm phán quốc tế”?
Tuy nhiên nhà báo Nguyễn Giang cho rằng, với cách chọn lãnh đạo của ông Donald Trump, vấn đề nhân quyền ở Việt Nam hay Trung Quốc được dự đoán là “không được đề cao như trước”.
“Xin nhắc ông ấy là một tỷ phú doanh nhân, nội các của ông ấy toàn triệu phú tỷ phú, những người có tư tưởng thiên hữu, tức là hơi dân tộc chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ trên hết.
“Họ là những người không quan tâm đến những vấn đề mà phe theo hướng dân chủ, tự do của Hoa Kỳ như nhiệm kỳ của ông Obama hay bà Hillary Clinton quan tâm đến.
“Ông Trump có thể nói là rất thân với điện Kremlin, coi ông Putin như người có thể nói chuyện được, rất thoải mái… Xu hướng này cho thấy rằng họ là những người rất thực dụng về mặt chính trị, thì tôi không rõ bức tranh nhân quyền không chỉ ở Việt Nam mà là châu Á nói chung sẽ nằm ở đâu trong chính sách của Hoa Kỳ, mà có lẽ phải đợi ông Trump và tân ngoại trưởng đưa ra trong 100 ngày đầu nhậm chức,” nhà báo từ BBC Thế giới vụ nhận xét.

Chợ nổi, đặc trưng của đồng bằng Cửu Long

đang dần mai một ?

Rời bến Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ), mất khoảng 20 phút chạy ghe gắn máy và băng qua ba cây cầu (Quang Trung, Hưng Lợi và Cái Răng) bắc qua sông Cần Thơ (một nhánh của sông Hậu), chợ nổi Cái Răng dần xuất hiện trong ánh đèn le lói cùng tiếng gà gáy sớm.
Chợ nổi Cái Răng là chợ bán sỉ, có nghĩa là chỉ bán buôn với số lượng lớn, nhưng ngày càng nổi tiếng là một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Cần Thơ. Chợ họp từ sáng sớm và bán lai rai cả ngày, nhưng phiên chợ sầm uất nhất là từ khoảng 5 giờ đến 8 giờ sáng.
Nguyễn Minh Thư, sinh viên tiếng Pháp tại đại học Cần Thơ, tham gia làm hướng dẫn viên tình nguyện, giải thích lái thương sống trên tầu được gọi là “thương hồ” và gần như gắn cả đời với con thuyền và cuộc sống lênh đênh sông nước. Các thương hồ có những đầu mối ở nông thôn và khi đến vụ mùa thu hoạch, người chủ nông dân sẽ liên lạc với người thương hồ để đến thu mua nông sản và đổ buôn ở chợ Cái Răng. Thường mỗi tầu chỉ chuyên về một chủng loại nông sản, hoặc rau củ, hoặc trái cây, ít khi họ trộn lẫn giữa cả hai loại mặt hàng. Minh Thư giải thích thêm :
“Thường người thương hồ sẽ ở lại trên chợ nổi Cái Răng đến khi bán hết nông sản, sau đó họ mới quay lại vùng nông thôn để tiếp tục thu mua lượng nông sản mới. Cho nên, nếu để ý, chúng ta thấy cấu trúc của một con tầu, ở sau mỗi một con tầu có một buồng nhỏ, nơi họ nấu nướng, nghỉ ngơi và thực hiện mọi sinh hoạt hàng ngày. Và ở phía trước, họ dành khu vực rộng rãi đó để chứa nông sản.
Và điểm đặc biệt nhất có thể nhận thấy ở chợ nổi Cái Răng là tầu bán cùng một loại nông sản, cùng một loại trái cây thường tập trung thành các nhóm. Đầu tiên, ở chợ nổi Cái Răng là những ghe khóm (trái thơm/dứa), sau đó là trái cây và cuối cùng có thể là các ghe rau củ quả. Thường các ghe dưa hấu chiếm một lượng lớn nên họ dành một khu vực riêng để tập trung các ghe dưa hấu.
Một điểm đặc sắc khác của chợ nổi Cái Răng, đó là trước khi vào chợ nổi Cái Răng là từ xa có thể nhìn thấy những “cây bẹo”, cao khoảng từ 3-5 mét. Họ cắm cây bẹo trước mũi tầu. Hầu hết các nông sản được bán trên tầu đó, họ sẽ treo ở trên cây bẹo để từ xa có thể biết họ bán nông sản gì. Và điều thứ hai là trên một khu vực tập trung và huyên náo như vậy thì không thể nào mà rao được. Cho nên, thay vì rao như vậy, họ đã phát minh ra một cách marketing rất đặc sắc và chỉ tồn tại duy nhất ở chợ nổi Cái Răng, đó là cây bẹo.
Còn tại sao gọi là cây bẹo? “Bẹo” là một phương ngữ và để chỉ các động tác như “bẹo má” đưa ra cho người ta xem, thì “bẹo” ở đây cũng là “trưng ra cho người ta xem là mình bán cái gì” nên họ gọi là “cây bẹo”. Thường cây bẹo là những cây chèo, cây chống chiếc tầu và họ tận dụng nó để cắm trước mũi tầu để giới thiệu nông sản của mình đến những lái buôn khác và đến những người có nhu cầu mua”.
Các tầu con đến đây mua nông phẩm sau đó bán lại cho các chợ truyền thống ở thành phố, khu vực ven đô hay đem bán lại cho người dân ở khu vực nông thôn sống xa chợ hoặc ở các làng nổi trên sông và kênh rạch, nơi chỉ có thuyền bè qua lại được.
Sự tích tên gọi “Cái Răng”
Một đặc trưng của những con tầu vùng sông nước Cửu Long là có đôi mắt rất sắc được vẽ trên mũi tầu. Theo giải thích của Minh Thư, truyền thuyết kể rằng trong cuộc Nam Tiến của vua Nguyễn Ánh, người dân không có phương tiện nào khác ngoài tầu đề đi từ bắc xuống nam. Giống như đôi mắt của con người, con tầu cũng cần có đôi mắt để có thể tìm được đúng hướng đi và mỏ neo là đặc trưng cho sự cập bến bình an.
Ngoài ra, đôi mắt còn có ý nghĩa sâu xa hơn, miền tây Nam Bộ là một vùng đất hoang vu, dưới nước là cá sấu thuồng luồng, trên bờ là cọp, rắn rết, rất nguy hiểm. Cho nên người dân, chủ yếu là dân chài, rất dễ bị cá sấu thuồng luồng tấn công. Họ bèn hóa trang những chiếc tầu của mình thành những con quái vật với đôi mắt hung dữ để dọa những loài động vật khác.
“Thường những chỗ làm tầu, họ chỉ vẽ đôi mắt. Chính người chủ tầu, khi mua tầu, họ sẽ điểm nhãn cho đôi mắt của chiếc tầu, có người nói là điểm nhãn bằng máu gà, có người nói là điểm nhãn bằng mực thường thôi, tùy nơi, tùy quan niệm của người tin. Trước khi hạ thủy một con tầu, họ sẽ làm lễ động thủy, họ sẽ cúng chiếc tầu đó, cầu xin các thần cùng chư vị chứng giám, bảo vệ an toàn cho chiếc tầu được bình yên xuôi sóng. Đó là một trong những nghi thức cơ bản, những tập tục cơ bản của người dân tây Nam Bộ”.
Chợ nổi Cái Răng không phải là chợ lớn nhất hay sung túc nhất, nhưng là chợ nổi nổi tiếng nhất của đồng bằng sông Cửu Long, do Cần Thơ là trung tâm tài chính, văn hóa và giáo dục của khu vực nên giao thông khá thuận lợi cho du khách từ thành phố Hồ Chí Minh hay các vùng lân cận khác. Về nguồn gốc tên gọi “Cái Răng”, Minh Thư giải thích :
“Chợ nổi Cái Răng có rất nhiều câu chuyện giải thích, nhưng có một câu chuyện dân gian nổi tiếng nhất, đó là ngày xưa, vùng tây Nam Bộ là một vùng đất vô cùng nhiều thuồng luồng, cá sấu, cá dữ rất nguy hiểm. Ngày nọ, có một anh chàng khỏe mạnh cưới một cô gái. Họ rước nhau bằng thuyển, nhưng khi đến một khúc sông nọ, chẳng may họ bị một con cá sấu hung dữ tấn công và ăn mất cô gái nên anh rất tức giận và anh tìm cách giết con cá sấu. Khi giết được con cá sấu, anh chặt thành từng khúc nhỏ. Răng con cá sấu rơi ra, trôi theo dòng nước và khi đến nơi đây, người dân thấy cái răng cá sấu nên đặt tên là “Cái Răng”. Và có những vùng khác đặt tên theo từng bộ phận bị cắt ra và trôi dạt của con cá sấu, ví dụ như có nơi được gọi là “Cầu Đầu Sấu”, có nơi gọi là “Đuôi Sấu”. Đó là tích dân gian truyền miệng và thu hút khách du lịch.
Nhưng cái tên được gọi là khoa học nhất và được nghiên cứu là xuất phát từ tên “Cà ràng”. “Cà ràng” là tiếng của người Khmer để chỉ một cái bếp để ngày xưa nấu trên tầu thuyền và có ba chân. Và với tính chất đong đưa nước như này, khi nấu nướng trên tầu, thì chỉ có cái cà ràng là vật chắn gió và chắc chắn nhất để họ nấu nướng trên tầu. Ngày xưa, đây là nơi trao đổi rất nhiều cà ràng. Và cà ràng đọc chại là “Cái Răng” ngày nay”.
Nét đặc trưng đang dần mai một ?
Theo Nguyễn Minh Thư, ngược lại với việc phát triển hoạt động du lịch, thì việc trao đổi hàng hoá truyền thống ở chợ nổi Cái Răng ngày càng bị thu hẹp lại.
“Một điều hơi đáng buồn là ngày nay, hoạt động buôn bán của chợ nổi Cái Răng không còn được tấp nập như ngày xưa. Số lượng người dân còn bám trụ với chợ nổi Cái Răng cũng bị mai một đi, bị giảm đi rất nhiều”.
Liệu chợ Cái Răng có chung số phận với chợ Cái Bè, hiện không còn là một chợ nổi theo đúng nghĩa nữa ? Theo Minh Thư, chợ Cái Bè chỉ được dàn dựng khi có du khách. Đa số các công ty lữ hành phải nhờ những chiếc tầu của ngư dân hoặc tầu của công ty để giúp khách du lịch hình dung ra cuộc sống của một khu chợ nổi. Còn thực tế, ngày nay, chợ nổi Cái Bè hoàn toàn biến mất, không còn hoạt động mua bán tấp nập như thường được thấy trong phim ảnh.
Powered by Blogger.