Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Hải Ngoại - SGB

Friday, January 29, 2021 // ,

 BBC Tin tức

Tin Hoa Kỳ - VOA

Sốc: Vỏ Trái Đất tách đôi, đẩy 3 lục địa Mỹ - Âu - Phi ra xa nhau

30/01/2021

Các nhà địa chất học Anh quốc đã phát hiện biến đổi không tưởng của vỏ Trái Đất ở bên dưới Đại Tây Dương, khiến đất nước họ và châu Mỹ xa thêm 4 cm mỗi năm.

Theo Live Science, hiện tượng xảy ra ở khu vực Mid-Atlantic Ridge (MAR), dãy núi nằm dọc theo phương Bắc - Nam dưới đáy biển Đại Tây Dương. MAR còn là ranh giới của 2 mảng kiến tạo, tức 2 mảnh vỏ Trái Đất. Như các nghiên cứu trước đây cho thấy, vỏ Trái Đất không liền lạc mà được cấu thành từ 15 mảng kiến tạo lớn nhỏ. Các mảng kiến tạo này cõng trên lưng các đại dương và lục địa,

Các nhà khoa học đang đưa địa chấn kế lên khỏi đại dương - Ảnh: ĐẠI HỌC SOUTHAMPTON.

Các nhà khoa học đang đưa địa chấn kế lên khỏi đại dương - Ảnh: ĐẠI HỌC SOUTHAMPTON.

Nghiên cứu vừa công bố trên Nature đã tìm thấy đá nóng chảy từ sâu bên dưới đang đẩy dần lên, khiến khoảng cách giữa 2 mảng kiến tạo ngày một xa nhau, một mảng cõng trên lưng châu Mỹ, trong khi mảng kia cõng châu Âu - châu Phi, vì thế bờ biển các lục địa này cũng ngày một xa nhau, bề rộng Đại Tây Dương thì tăng vài cm mỗi năm.

Theo tác giả chính Mathew Agius từ Đại học Southampton (Anh) và Đại học Roma Tre (Ý), trước đây người ta tin rằng sự chuyển động của các lục địa chủ yếu xảy ra khi các mảng kiến tạo chuyển động ngược chiều đâm vào nhau, gấp khúc hoặc chồng lên nhau. Nhưng rõ ràng đây là một hình thức kiến tạo mảng hoàn toàn mới. Đây là một phát hiện tình cờ khi các nhà khoa học thu thập dữ liệu từ các địa chấn kế mà họ đã đặt ở Đại Tây Dương trong suốt 1 năm. Họ nhận thấy mình đã tìm ra thứ gì đó kỳ lạ ngoài mong đợi.

Bản đồ mảng kiến tạo của Trái Đất với 15 mảnh lớn nhỏ - Ảnh: DAILY MAIL.

Bản đồ mảng kiến tạo của Trái Đất với 15 mảnh lớn nhỏ - Ảnh: DAILY MAIL.

Chưa rõ quá trình này sẽ dẫn đến đâu trong tương lai, nhưng các nhà khoa học hy vọng rằng các bước nghiên cứu tiếp theo sẽ chỉ ra được toàn diện cách mà Trái Đất vận hành trong những lần các châu lục hợp thành siêu lục địa hay ngược lại từ siêu lục địa phân tách thành nhiều châu lục.

Nghiên cứu còn là bằng chứng sống động cho thấy Trái Đất đang "rùng mình" chuyển đổi, tiến gần hơn tới siêu lục địa giả thuyết trong tương lai. Trước đó, có các nghiên cứu cho thấy vỏ Trái Đất đang biến đổi ở nhiều nơi trên thế giới, gần đây nhất là các dấu hiệu cho thấy châu Phi đang tách thành nhiều mảnh.

 

Đảng Cộng hòa cần ông Trump

 30/01/2021

Vài tuần trước, những lãnh đạo đảng Cộng hòa muốn tách ông Trump khỏi đảng. Giờ đây, họ lại quyết định không thể rời bỏ ông.

Sau cuộc bạo động hôm 6/1, mối quan hệ giữa ông Trump và các lãnh đạo của đảng Cộng hòa đã nhanh chóng xấu đi. Song, giờ đây, giới lãnh đạo của đảng này lại có những động thái để cho ông Trump biết mình vẫn được chào đón.

"Chúng ta cần có nhau. Chúng ta chắc chắn cần ông Trump, ý kiến của ông ấy và cử tri của ông ấy. Ông ấy cũng cần chúng ta, nên chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết mọi chuyện", Jonathan Barnett, thành viên ủy ban đảng Cộng hòa tại Arkansas, cho biết.

Bỏ qua xung đột

Sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol hôm 6/1, nhiều lãnh đạo của đảng Cộng hòa đã lên án ông Trump vì kích động bạo lực và đe dọa tính mạng của các nhà lập pháp.

Lãnh đạo phe Cộng hòa Kevin McCarthy kêu gọi ông Trump phải nhận trách nhiệm đối với cuộc bạo động, trong khi thượng nghị sĩ cao cấp nhất của đảng Cộng hòa Mitch McConnell không giấu giếm sự phẫn nộ của mình trước vai trò của ông Trump trong sự việc trên. Thêm vào đó, 10 hạ nghị sĩ Cộng hòa cũng đã bỏ phiếu thuận việc luận tội ông Trump lần thứ hai.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ký điều khoản luận tội ông Trump sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol. Ảnh: Getty.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ký điều khoản luận tội ông Trump sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol. Ảnh: Getty.

Tuy nhiên, những chỉ trích trên dường như đã chìm vào quá khứ. Bây giờ, đảng Cộng hòa đang có những động thái để lấy lòng ông Trump và những người ủng hộ ông, trong khi vẫn giữ khoảng cách nhất định với vị cựu tổng thống.

"Đây không phải là việc gì gây sốc, chỉ là chọn lấy cách dễ nhất. Việc tham gia vào cuộc chiến (chống ông Trump) sẽ không mang lại lợi lộc gì, đặc biệt là khi bạn muốn giữ tương lai chính trị cho mình", một chiến lược gia của đảng Cộng hòa trả lời Politico.

Trong những tuần sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol, các thành viên của đảng Cộng hòa đã cố gắng thể hiện sự thân thiện với ông Trump, trong khi vẫn giữ khoảng cách nhất định với ông.

Vào hôm 27/1, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Ronna McDaniel tái khẳng định đảng này sẽ không thiên về bất cứ ai cho vị trí ứng viên tổng thống tiếp theo. Tuyên bố mang tính trung lập này một lần nữa đặt ra câu hỏi rằng liệu đảng Cộng hòa có kế hoạch sử dụng ông Trump để giành lại quyền kiểm soát quốc hội trong cuộc bầu cử giữa kỳ hay không.

Tuy nhiên, không lâu sau khi tuyên bố trên được đưa ra, bà McDaniel lại đưa ra một tuyên bố khác, lần này nghiêng về phe ông Trump.

"Mối thù truyền kiếp của đảng Dân chủ với ông Trump luôn bao gồm việc luận tội ông, và nhiều thành viên đảng này đã tìm cách làm điều đó thậm chí trước khi ông nhậm chức" bà McDaniel lên án việc luận tội ông, cho rằng nó là "vi hiến" và "làm công chúng phân tâm khỏi những vấn đề hệ trọng mà họ muốn quốc hội giải quyết".

Tham vọng giành lại quốc hội

Một động thái khác cho thấy việc đảng Cộng hòa vẫn muốn giữ ông Trump lại là việc quan chức hàng đầu của đảng này tại hạ viện, ông McCarthy, đã dùng bữa trưa với ông Trump hôm 28/1. Hai người đã cùng chụp ảnh trong sảnh của khu nghỉ mát Mar-a-Lago và công khai cam kết sẽ hợp tác để đưa đảng Cộng hòa giành lại quyền kiểm soát hạ viện.

"Một phong trào bảo thủ thống nhất sẽ củng cố mối quan hệ giữa người dân chúng ta và duy trì quyền tự do vốn là nền tảng của đất nước này", thông cáo của ông McCarthy sau cuộc gặp mặt nhấn mạnh.

Vài tuần trước, đã có tin ông Trump dùng ngôn ngữ khiếm nhã để nói về ông McCarthy, trong khi lãnh đạo phe Cộng hòa ở Hạ viện cũng đi thăm dò ý kiến đồng nghiệp về việc ông có nên kêu gọi ông Trump - lúc đó vẫn là tổng thống - từ chức hay không. Đến ngày 29/1, trong đại sảnh dát vàng của Mar-a-Lago, hai người đã chụp chung một tấm hình và công khai mục tiêu chung: giành lại hạ viện về tay đảng Cộng hòa vào năm 2022.

Ông McCarthy đã đến Florida để gặp cựu Tổng thống Trump. Ảnh: Wall Street Journal.

Ông McCarthy đã đến Florida để gặp cựu Tổng thống Trump. Ảnh: Wall Street Journal.

Việc ông Trump có nhiều ảnh hưởng lên đảng Cộng hòa là do nhiều yếu tố. Một trong số chúng là việc đảng Cộng hòa nhận thấy họ sẽ bất lợi nếu không có ông.

Một ngày trước khi cuộc bạo động tại Điện Capitol nổ ra, đảng Cộng hòa đã mất hai ghế thượng nghị sĩ của bang Georgia và qua đó mất luôn quyền kiểm soát thượng viện. Các đảng viên Cộng hòa đổ lỗi cho ông Trump quá tập trung vào các cáo buộc gian lận bầu cử thay vì kêu gọi những người ủng hộ đi bỏ phiếu.

"Chúng ta thất bại ở Georgia chắc chắn là do ông Trump. Tôi tin chắc vào các phân tích hậu bầu cử như lần này", Politico dẫn lời một quan chức đảng Cộng hòa cho biết.

Hai ứng viên Dân chủ, Raphael Warnock (phải) và Jon Ossoff, đã đánh bại các ứng viên Cộng hòa và trở thành tân thượng nghị sĩ bang Georgia. Các nghị sĩ Cộng hòa đổ lỗi cho ông Trump vì thất bại này. Ảnh: AP.

Hai ứng viên Dân chủ, Raphael Warnock (phải) và Jon Ossoff, đã đánh bại các ứng viên Cộng hòa và trở thành tân thượng nghị sĩ bang Georgia. Các nghị sĩ Cộng hòa đổ lỗi cho ông Trump vì thất bại này. Ảnh: AP.

Các cố vấn của ông Trump nói rằng ông sẽ tham gia tích cực trong cuộc đua giữa nhiệm kỳ sắp tới. Điều đó khiến nhiều đảng viên Cộng hòa nỗ lực để ông có tiếng nói cũng như đảm bảo những người ủng hộ ông vẫn được đảng Cộng hòa chào đón.

"Chúng tôi phải trung lập, và có các quy định bắt buộc chúng tôi làm vậy. Song, chúng tôi cũng sẽ không để cho ai lấy đi 74 triệu phiếu bầu của mình", ông Barnett nói, nhấn mạnh đến số phiếu mà ông Trump giành được hồi tháng 11.

Ông cũng cho biết thêm rằng đảng Cộng hòa "chắc chắn sẽ tìm cách hòa hợp với những cử tri đó, vì nếu không thể chiến thắng nếu thiếu họ".

Sự trả đũa của Trump

Một nguyên nhân khác cho sự ảnh hưởng của ông Trump là việc ông sẵn sàng sử dụng quyền lực của mình để chống lại bất kỳ ai trong đảng Cộng hòa không ủng hộ ông.

Sau cuộc bỏ phiếu luận tội tại hạ viện, ông Trump đã được các trợ lý báo cáo tóm tắt về từng cá nhân trong số 10 đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu thuận. Kể từ đó, ông và các đồng minh đã hướng mũi dùi vào Liz Cheney - thành viên cao cấp thứ ba của đảng Cộng hòa tại hạ viện.

Mặc dù đã rời nhiệm sở, song ông Trump vẫn có sự ảnh hưởng rất lớn đối với đảng Cộng hòa. Ảnh: Reuters.

Mặc dù đã rời nhiệm sở, song ông Trump vẫn có sự ảnh hưởng rất lớn đối với đảng Cộng hòa. Ảnh: Reuters.

Hôm 28/1, hạ nghị sĩ Matt Gaetz, một đồng minh của ông, đã bay đến bang Wyoming - quê nhà của nghị sĩ Cheney - để tổ chức một buổi mít tinh chống lại bà. Nhóm của ông Trump cũng thực hiện một cuộc khảo sát, qua đó cho thấy tương lai ảm đạm của bà trong việc tái đắc cử.

"Việc bà Cheney quyết định luận tội ông Trump sẽ khiến bà cực kỳ dễ bị đánh bại. Điều đó cũng đúng đối với các đảng viên Cộng hòa khác, những người đã bỏ phiếu thuận", John McLaughlin, một chuyên gia thăm dò ý kiến của ông Trump, bình luận.

 

Powered by Blogger.