Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin tức và Bình luận - 15-10-2016

Saturday, October 15, 2016 // , ,

Dân Làm Báo

Hồi chuông báo tử cho Trung Cộng và Việt Cộng

Nguyên Thạch (Danlambao) - Sự chuyển mình của thế giới qua nhận thức về Tàu cộng cùng sự nguy hiểm của nó có liên quan trầm trọng đến những vấn đề như: Nhân phẩm, nhân sinh, chất độc hại tung ra thế giới, mổ cướp nội tạng dã man, ngang ngược lấn chiếm biển đảo không thuộc chủ quyền của họ, đe dọa an ninh của các quốc gia lân bang. Trật tự cho một Thế giới mới sẽ dấy nên trào lưu BÀI TÀU CỘNG - BOYCOTT CHINA nhằm bảo tồn hành tinh này, đó là quan điểm và hành động nhất quán của nhân loại văn minh.

Truyện ngụ ngôn Aesop - Cốt khỉ hoàn cốt khỉ

Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Vua sai người dạy bọn khỉ học khiêu vũ. Nhờ tài bắt chước cực khéo những cử chỉ của con người nên chúng tỏ ra là những học trò giỏi nhất. Khi được mặc áo quần lộng lẫy và đeo mặt nạ, chúng khiêu vũ không thua gì cung nữ. Cuộc trình diễn thường được tán thưởng nhiệt liệt cho tới lần nọ một người cận thần tinh nghịch lấy trong túi ra nắm hạt dẻ ném lên sân khấu.
Ghé thăm nhà chị

Trịnh Kim Tiến - Sáng thằng Sóc nó chạy khắp, nói nó đứng im mà nó cứ chạy ra rồi chạy vô khắp phòng. Tôi bảo nó "con ngoan đi rồi lát mẹ còn cho đi nhà bác Quỳnh". Nó tròn xoe con mắt, giơ một ngón tay lên xem vẻ hiểu rõ "Bác Quỳnh không nghe lời, bị bắt cóc rồi đấy, đi đến chơi với anh Gấu chị Nấm thôi nhé!". Trẻ con mà, nó hồn nhiên làm tổn thương nỗi lòng người lớn.

Dọc theo con phố, nơi mà tôi và chị không ít lần la cà hàng quán, cảm xúc trong tôi trào ra thành từng giọt nước mắt. Tôi và chị có sống gần nhau đâu, chúng tôi xa nhau cả ngàn cây số. Chỉ có thể là những lần tôi vào hay những lúc chị ra, chị em mới được nắm lấy tay nhau. Lần nào tôi ghé Nha Trang chị cũng là người đón đưa chỉ chỗ, lần này tôi nhìn mãi quanh chỗ chị em hay ngồi mà chẳng thấy chị đâu hết. Muốn nhắn tin để nói tôi nhớ chị quá, mới có mấy ngày mà sao tôi không chịu được, không còn ai "buôn bán" những câu chuyện đàn bà, lại giật mình nhớ ra chị đâu có trả lời tôi được.
Đôi nét về Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh ngày 18/7/1979 tại Nha Trang trong một gia đình Công Giáo gốc miền Bắc. Năm 1953, ông ngoại Quỳnh là Nguyễn Minh Sơn đưa cả gia đình di cư vào Nam. Có một chi tiết đặc biệt mà ít người biết đến, Quỳnh là hậu duệ của vị Thánh tử đạo Anrê Phú Yên. Thánh Anrê được xem là một trong những vị quan thầy của Giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới. Ông được phong Thánh ngày 5 tháng 3 năm 2000 bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Hiện gia phả dòng họ còn được lưu giữ tại nhà thờ Quy Nhơn.


Nội chiến phe nhóm ‘đồng chí thù địch’

Nội chiến phe nhóm ‘đồng chí thù địch’
(Từ trái sang) Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, ngày 28/1/2016.

13-10-2016

Tình hình chính trị ở Việt Nam đang sôi động. Vụ cá chết và ngư dân ngắc ngoải ven biển miền Trung chưa nguôi thì vụ Formosa mới ở Cà Ná – Ninh Thuận phía Nam lại nóng lên. Vụ tư lệnh Quân khu II chết bí hiểm, rồi cán bộ cao cấp bắn nhau ở Yên Bái chưa yên thì lại nổ ra vụ Trịnh Xuân Thanh biệt tăm, thách thức Tổng Trọng từ hang hốc nào chưa ai biết, làm náo loạn cả triều đình đang nghiêng ngả.
Nhân vật trung tâm hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng có nhiều lý do để mất ngủ. Ông ra lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh trong nước và quốc tế nhưng còn nhiều trắc trở. Ông ra lệnh bắt gấp nhóm 4 cán bộ cấp cao trong ngành dầu khí vốn là bộ hạ của Trịnh Xuân Thanh, đứng đầu là Vũ Đức Thuận. Ông yêu cầu 8 ngành phải vào cuộc sớm, đó là Ban Bí thư Trung ương, Ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân, và Tòa án Nhân dân tối cao.
0:02:02
0:00:00/0:02:02
 Đường dẫn trực tiếp
Từ nơi bí mật, “đồng chí” Trịnh Xuân Thanh của ông đã sớm tuyên bố từ bỏ đảng, không chờ ông ra lệnh cho Ban Bí thư thi hành kỷ luật khai trừ, còn thách thức ông mở phiên tòa công khai đúng luật. Trịnh Xuân Thanh đã chọn các luật sư trong nước là Trần Vũ Hải và Lê Công Định, và sẵn sàng tiết lộ những sự thật bị che dấu mấy chục năm nay chung quanh các đề án viện trợ và đầu tư quốc tế ODA và FDI hàng trăm tỷ đô la đã bị xà xẻo, chia chác vụng trộm, các quà biếu cho Tổng Bí thư – như pho tượng vàng của Formosa Hà Tĩnh đưa biếu riêng ông Trọng… Quyết tâm của Tổng Trọng là phải triệt hạ những nhân vật trong ngành dầu khí đã kết thành nhóm, thành bè phái hàng 30 năm nay, hiện đã nhằm thẳng vào 2 nhân vật trọng yếu hơn là Đinh La Thăng và Vũ Huy Hoàng, đều từng là thủ trưởng trực tiếp của Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và phe nhóm.
Trong khi mở cuộc điều tra và xét xử các nhóm tham nhũng nói trên, ông Trọng và cận thần ráo riết bao vây nhóm bộ hạ và gia đình của Nguyễn Tấn Dũng, vốn là “đồng chí thù địch số một” của Tổng Trọng hàng chục năm nay. Các công ty, ngân hàng của con gái, con rể của ông Dũng, của các con, bà chị họ của ông Dũng cũng đang bị điều tra.
Tham vọng của ông Trọng rất lớn, nhưng không dễ gì thực hiện, vì các nhóm lợi ích chống lại ông không ít ỏi yếu kém. Nhìn quanh ông, ngay trong Bộ Chính trị, hoặc ngay 3 vị khác trong Tứ trụ, không ai mặn mà gì với ông. Gần ông nhất là nhà tuyên huấn Đinh Thế Huynh uy tín thấp, phe cánh non. Rồi Thủ tướng Phúc, nhưng ông này kém bản lĩnh lại mang tiếng là khôn ranh, láu cá, ít nhân cách, ưa hưởng lạc, có tài sản lớn bất minh, con cái hư hỏng nổi tiếng đất Quảng Nam. Bà Kim Ngân mới lên chức, chưa tự khẳng định, ăn nói có vẻ khinh dân cao ngạo, dạy đời, vụng về khi tiếp khách nước ngoài. Đáng lo nhất với ông là tướng Trần Đại Quang, có thực lực lớn, trong tay là cả ngành công an, cảnh sát, lại đang có tham vọng soán ngôi tổng bí thư kiêm nhiệm chủ tịch nước như bên Tàu. Tướng Quang là ngôi sao đang lên, khôn ngoan, kín đáo, thâm hiểm, lại đang nắm chặt hơn 300 tướng Công an đang tại chức vốn là bộ hạ của ông ta, trong đó đáng kể nhất là tướng Tô Lâm, bộ trưởng Công An đương chức.
0:01:27
0:00:00/0:01:27
 Đường dẫn trực tiếp
Chính do tình hình trên mà ngày 19/9 vừa qua, ông Trọng cho công bố quyết định của Bộ Chính trị cử tổng bí thư tham gia Thường vụ Đảng ủy Bộ Công an gồm 7 người (trong Đảng ủy Bộ Công an gồm 16 ủy viên). Rõ ràng Tổng Trọng lo rằng Bộ Công an có lực lượng vũ trang lớn khắp nơi có thể vuột ra khỏi tầm lãnh đạo của tổng bí thư nếu mình không có mặt thường trực trong cơ quan lãnh đạo cao nhất của lực lượng này.
Đối với Quân đội Nhân dân, Điều lệ Đảng Cộng sản quy định tổng bí thư đồng thời là bí thư Quân ủy Trung ương. Trong điều lệ và quyết định vừa qua, không có quy định tổng bí thư kiêm luôn bí thư đảng ủy Công an. Chức này hiện thuộc tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an. Điều này cho thấy ông Trọng vẫn chưa yên tâm nắm trọn lực lượng này như mong muốn, còn là kẽ hở trong ý đồ thâu tóm quyền lực tuyệt đối, giữa cuộc nội chiến phe nhóm “các đồng chí thù địch”, đang sinh tử sống mái với nhau.
Tổng Trọng vừa hé lộ mưu đồ hạ “nốc ao” Tướng Quang bằng cách ra lệnh cho Ban Bí thư quy định ngày sinh các quan chức đảng viên phải chiếu theo giấy khai sinh gốc và tài liệu khi vào đảng làm bằng. Ai cũng biết Tướng Quang đã ăn gian, sửa năm sinh từ 1950 thành 1956, tự trẻ hóa 6 năm, để ở lại Trung ương, vì đã quá tuổi 65 tại Đại hội XII, nhưng lại khai là mới 59 tuổi.
Điều đáng chú ý là cuộc nội chiến giữa các nhóm “đồng chí thù địch” càng mở rộng, thì nhân dân càng thích thú, nhận ra bộ mặt thật của chế độ toàn trị độc đảng, từ tin cậy mù quáng hồi xưa chuyển sang hoài nghi chê trách và đến nay lại chuyển sang thất vọng và khinh bỉ, xầm xì lên án ở mọi nơi, lên án công khai, chê trách, không còn sợ hãi như xưa. Nên họ dám xuống đường từ vài trăm đến vài nghìn, rồi vài chục nghìn như các giáo dân ở giáo phận Vinh – Xã Đoài, họ kéo nhau đến các phiên tòa công khai mà đóng cửa không cho công dân tham dự, đón mừng tặng hoa các chiến sỹ dân chủ ra tù.
Không ai làm mất uy tín của đảng bằng chính những người lãnh đạo cao nhất. Cuộc nội chiến sinh tử đang diễn ra ở thượng tầng lãnh đạo phơi bày cơ chế của đảng đang tan vỡ từng mảng nhỏ. Mỗi phe nhóm càng lo vơ vét quyền lực và lợi ích riêng tư, mặc cho cuộc sống gay go khổ cực của nhân dân, bỏ mặc nhân dân, thì nhân dân càng mất niềm tin, khinh bỉ họ như một bầy sâu mọt. Một nền “văn hóa khinh bỉ” đã hình thành ngày càng sâu đậm đối với lãnh đạo tha hóa. Đảng tự thủ tiêu tính chính đáng của mình, nhân dân dần dần cách ly, xa rời, khinh bỉ đảng. Vậy rồi đây đảng còn sống với ai ?
Nét mới khởi sắc của công luận là người dân thường, dù là nông dân, lao động, công dân, viên chức, tuổi trẻ, phụ nữ, giáo viên, luật sư, nhà kinh doanh lương thiện đều chung một ý nghĩ: chế độ này thối nát quá rồi, tận cùng tha hóa rồi, không thể chịu đựng thêm được nữa.
Phải mở ra con đường sống khác cho dân tộc, cho toàn dân, cho các thế hệ tương lai. Đây là luồng suy nghĩ chung sẽ cứu nguy cho đất nước này, không thể khác.- VOA

Vì sao ban lãnh đạo Việt Nam bằng mọi giá bảo vệ Formosa Hà Tĩnh?

Vì sao ban lãnh đạo Việt Nam bằng mọi giá bảo vệ Formosa Hà Tĩnh?
Tue, 10/11/2016 – 06:31 — Kami
Sự cố biển nhiễm độc trên diện rộng ở 4 tỉnh Bắc Trung bộ do Formosa Hà Tĩnh gây ra, thực sự là thảm họa đối với Việt Nam. Thảm họa này đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người ở 4 tỉnh Bắc Trung bộ; đã huỷ diệt sinh thái và môi trường biển; làm tê liệt các hoạt động kinh doanh du lịch. Về thiệt hại kinh tế, theo tính toán của các nhà khoa học thì, chi phí để khắc phục toàn diện các hậu quả do sự cố này có thể lên tới 1.000 tỷ USD.
Tuy vậy, thông qua qua việc xử lý các vấn đề xung quanh vụ việc này thời gian qua đã cho thấy, ban lãnh đạo Đảng CSVN hôm nay, đã chọn chỗ đứng bên phía Formosa – là thủ phạm cũng như kẻ thù của nhân dân miền Trung, bằng mọi giá quyết tâm bảo vệ lợi ích của Formasa Hà Tĩnh mà quên đi lợi ích của dân chúng.

Mối nghi ngờ?

Dư luận xã hội lâu nay vẫn đặt câu hỏi vì sao và ký do gì, trong quá trình đầu tư của Formosa Hà Tĩnh tại Vũng Áng, nhà đầu tư Formosa đã nhận được những ưu đãi vô cùng lớn từ nhà nước Việt nam?
Đó là thủ tục cấp giấy phép đầu tư nhanh nhất, với các chính sách hỗ trợ ở mức cao nhất, thậm chí vượt khung quy định, đây là điều chưa từng có trong tiền lệ. Cụ thể:
Formosa Hà Tĩnh được lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh “phá lệ” cho thuê một diện tích hơn 3.300 ha với thời hạn lên tới 70 năm cho dù quy định chỉ cho phép cho thuê tối đa 50 năm, và còn được miễn tiền thuê đất 15 năm với tổng tiền tương đương hơn 96,22 tỷ đồng. Không chỉ có thế, Formosa  Hà tĩnh còn nhận hàng loạt ưu đãi đặc biệt về thuế, cụ thể: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu đi vào sản xuất; giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo; và chỉ phải đóng thuế thu nhập 10% trong 50 năm còn lại (trong khi các doanh nghiệp trong nước phải đóng ở mức 22%); trong trường hợp nếu lỗ thì Formosa được chuyển lỗ sang các năm tiếp theo; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân; miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tài sản cố định; miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo….
Về vốn kinh doanh thì Dự án Formosa được nâng mức cấp tín dụng lên 4 lần vốn tự có (8 tỷUSD) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn “ưu ái” chấp thuận cấp cho Hà Tĩnh gần 300 tỷ đồng từ ngân sách trung ương để hỗ trợ dự án xây nhà ở cho công nhân Trung Quốc tại dự án Formosa Hà Tĩnh.
Sau khi xảy ra sự cố ô nhiễm biển, thay vì nhà nước cần công bố sớm nguyên nhân và thủ phạm để có các đối sách phù hợp, nhằm ngăn chặn hậu quả của sự cố môi trường này và trấn an người dân, thì phải sau gần 90 ngày Chính phủ Việt nam mới hoàn tất việc đó. Theo các nhà quan sát, sự chậm trễ và lúng túng trong việc công bố kết quả của thảm họa môi trường biển mất thời gian tới gần 3 tháng là để Chính phủ có thể mặc cả với Formosa Hà tĩnh để đi đến những mặc cả có lợi nhất cho nhà đầu tư Formosa.
Việc Chính phủ lại phải vội vàng chấp nhận thỏa thuận với Formosa Hà Tĩnh trong khi chưa đánh giá được tổng số mức độ thiệt hại. đã chấp nhận số tiền đền bù của Formosa là 500 triệu USD và chưa kể đến việc không khởi tố hình sự đối với Formosa Hà Tĩnh càng khiến người ta nghi ngờ về động cơ.

Đạo diễn và kịch bản của ai?

Việc dự án đầu tư của Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh có bàn tay của Trung Quốc là điều chắc chắn. Đây là một sự cấu kết, thông đồng giữa một nhóm lợi ích trong ban lãnh đạo Việt Nam với chính quyền Bắc Kinh, thông qua vỏ bọc là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, với mục đích tư lợi về mọi mặt, kể cả chính trị. Và quan trọng hơn cả là dự án Formosa Hà Tĩnh được tiến hành theo kịch bản do phía Trung Quốc dàn dựng và đạo diễn.
Nếu như biết rằng, về mặt tài chính, toàn bộ số vốn đầu tư của Tập đoàn Formosa cho dự án Formosa Hà Tĩnh chỉ vẻn vẹn có mấy trăm triệu USD, trong khi toàn bộ tổng số vốn đầu tư vào dự án này theo kế hoạch tại thời điểm hiện tại là 10 tỷ USD và trong tương lai là 16 tỷ USD đều là tiền của phía Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc yêu cầu Formosa chỉ cần đứng ra làm đại diện (bình phong) trên danh nghĩa để đầu tư vào các dự án ở Vũng Áng, Hà Tĩnh và chỉ cần bỏ chút ít vốn tượng trưng gọi là. Với điều kiện Formosa phải  sử dụng lao động, máy móc,công nghệ và sử dụng những công ty của Trung Quốc làm nhà thầu tại Vũng Áng. (Kịch bản này đã và đang xảy ra tương tự với Tôn Hoa Sen, một vở cũ diễn lại).
Chính vì thế, ngoài 2 tỷ USD của Formosa đầu tư trên danh nghĩa (trong số đó có tới 65%  tiền của TQ), và số 8 tỷ USD mà Formosa Hà Tĩnh vay từ các ngân hàng Việt Nam thì cũng từ khoản tín dụng 16 tỷ USD của Trung Quốc cho Chính phủ Việt Nam vay với lãi suất ưu đãi. Với cam kết phải cho Formosa vay để thực hiện dự án ở Hà Tĩnh. Điều này càng được sáng tỏ hơn khi biết rằng, đứng đằng sau dự án Formosa Hà Tĩnh là Tập đoàn Công ty Luyện kim Trung Quốc MCC (Metallurgical Corporation of China Ltd) dưới lớp vỏ , một doanh nghiệp kinh doanh hàng đầu của nhà nước của Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh.
Việc Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội – ông Hà Ngọc Chiến khẳng định “Dự án (Formosa Hà Tĩnh) được cấp phép tới 70 năm trên một diện tích rất lớn, ở địa bàn rất nhạy cảm. Hiện nay chúng ta thấy gần như Formosa do Trung Quốc điều hành là chính. Cần làm rõ các nguyên nhân chủ quan của chúng ta để có giải pháp khắc phục.” đã xác nhận điều nói trên.
Vậy tại sao Trung Quốc dám bỏ một khoản tiển khổng lồ như vậy để đầu tư vào dự án tại Vũng Áng Hà Tĩnh như vậy, nhằm mục đích gì?

Tai họa tiềm ẩn

Từ lâu, mối đe dọa của Formosa Hà Tĩnh đối với chủ quyền quốc gia đã được các chuyên gia và các tướng lĩnh quân đội đã nhiều lần cảnh báo về tầm quan trọng của khu vực Vũng Áng, đây được coi là một ví trí chiến lược nhạy cảm về an ninh quốc gia. Vì địa điểm này nằm đối diện và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc chỉ khoảng vài trăm km. Đó là chưa kể đến về phía tây, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50km, đây là khu vực có con đường chiến lược do Trung Quốc xây dựng, nếu có việc kết nối con đường này với Vũng Áng và căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải nam là điều hết sức nguy hiểm. Địa điểm Vũng Áng sẽ có nguy cơ bị chia cắt nếu khi chiến tranh trên Biển Đông xảy ra.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy đã đánh giá rằng, “Hầu hết các nhà khoa học và giới nghiên cứu (trong và ngoài nước) đều cho rằng dự án Formosa “lợi bất cập hại”, và là một “tử huyệt” của Việt Nam. Nó không những gây ra một thảm họa môi trường lớn, mà còn có thể gây ra một thảm họa lớn về an ninh quốc phòng. Nó đang làm cho kinh tế suy thoái nhanh hơn, và làm cho chính trị phân hóa mạnh hơn, trong khi lỗ hổng về an ninh và quốc phòng ngày càng lớn và nguy hiểm hơn.”.
Ngày 11/7/2016 vừa qua, phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đại tướng Đỗ Bá Tỵ phó Chủ tịch Quốc hội đã cảnh báo rằng “vụ việc Formosa còn là vấn đề tiềm ẩn lâu dài…không chỉ đơn giản về kinh tế mà còn gắn với quốc phòng an ninh…”.
Tuy nhiên, các cảnh báo đó đã bị một số các thế lực trong Đảng đã bỏ qua, vì sự trục lợi cũng lợi ích cá nhân của một số nhân vật lãnh đạo cao cấp, Formosa Hà tĩnh vẫn được chấp thuận cho phép đầu tư tại vị trí hết sức nhạy cảm này.
Nếu biết rằng thủ đoạn trong kinh doanh của người Trung quốc luôn dùng thủ đoạn hối lộ để đạt được điều họ muốn và đây là điều quan chức Việt nam lại rất thích. Chính vì thế, vì sao Chính phủ Việt nam lựa chọn các dự án đấu tư từ phía Trung Quốc với tỷ lệ rất cao, cho dù về giá cả không rẻ hơn; công nghệ thì lạc hậu và đặc biệt là có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường?
Theo PGS.TS Ngô Trí Long – Nguyên Viện trưởng Viện quản lý giá, Bộ Tài chính đã có nhận xét về việc đầu tư của nhà thầu Trung Quốc là: “Đầu tư trực tiếp và gián tiếp của TQ vào VN  không nhiều, đặc biệt, họ hay đưa công nghệ lạc hậu vào VN. Thường thường họ bỏ thầu giá thấp, mà VN  trong giai đoạn đầu lại chủ yếu coi trọng về giá, hơn nữa thủ đoạn của TQ làm ăn, theo cách hối lộ, mua chuộc “có nghề” của họ.”. Do vậy câu trả lời là, khoản lại quả – “hoa hồng %” bằng tiền hoặc hiện vật rất hậu hĩnh, có thể lên đến 30% như điều mà TS Lê Đăng Doanh đã từng khẳng định.


Tạm kết

Từ đó cho thấy, việc dư luận xã hội có tin đồn cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận một bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nặng 50 kg bằng vàng ròng – nguyên chất từ Tập đoàn Formosa là hoàn toàn có cơ sở. Đó là một món quà quá nhỏ mà họ dùng để hối lộ Tổng Bí thư Trọng để phục vụ cho một tham vọng lớn như vậy thì Bắc Kinh đâu có tiếc. Hơn nữa, Tổng Bí thư Trọng là người “trong sạch” mà nhận bằng ấy, thì những đồng chí không trong sạch thì nhận tới cỡ nào? Còn chuyện đồng chí nào cũng có nhiều là chuyện đương nhiên, khỏi phải bàn.
Chính vì thế mà, ban lãnh đạo Việt Nam hôm nay, vì lợi ích trước mắt họ đã bỏ qua mọi nguy cơ mất nước và sự toàn vẹn lãnh thổ. Họ đã đứng về phía các nhà đầu tư Trung Quốc và bằng mọi giá họ đang quyết tâm bảo vệ quyền lợi của thế lực này. Có nghĩa rằng, họ đã chính thức tuyên chiến không chỉ với người dân 4 tỉnh miền Trung, mà họ còn tuyên chiến với toàn thể những người Việt Nam yêu chuộng công lý và sự thật.RFA blog
Ngày 11/10/2016
 © Kami
 * Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Thanh tra nước mắm trên toàn quốc

nước mắm trên thị trường
nước mắm trên thị trường                                                                                                           Tiêu dùng VN
15-10-2016
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế,  cho biết sẽ thanh tra toàn quốc tất cả các chủng loại nước mắm đang bị người dân chê trách là dán nhãn sai với phẩm chất mà nó có.
The ông Phong thì thời gian qua Bộ Y tế nhận được nhiều phản ánh từ người tiêu dùng về nhãn mác, chất lượng, kể cả phụ gia sử dụng trong sản phẩm nước mắm, nước chấm đóng chai.
Cụ thể, theo phản ánh của người dân thị trường đang xuất hiện hàng trăm nhãn mác về nước mắm nhưng hầu hết đều không làm ra từ cá mà từ hóa chất hay hương liệu, phụ gia. Đã thế nước mắm còn tự tiện ghi độ đạm bao nhiêu cũng được không theo một quy chuẩn nào cả, mặc dù đối với loại nước mắm công nghiệp thì không thể cho độ đạm như nước mắm sản xuất từ cá.
Đó là chưa nói tới hóa chất và hương liệu, phụ gia có gây tổn hại người tiêu dùng hay không. Tâm lý người tiêu dùng hiện nay rất lo sợ cá chết tại 4 tỉnh miền Trung nên chấp nhận dùng loại nước mắm công nghiệp không có cá, tuy nhiên không một cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm nào cho biết mức nguy hại cụ thể của loại nước mắm công nghiệp nếu vượt giới hạn cho phép sẽ tác hại như thế nào.
Theo một giới chức thuộc Bộ y tế cho biết thì đây là đợt thanh tra riêng về sản phẩm nước mắm, nước chấm đầu tiên trong vòng 10 năm qua. Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra nhãn mác, chất lượng, phụ gia, hương liệu sử dụng trong nước mắm, các đoàn thanh tra sẽ lấy mẫu sản phẩm nước mắm để kiểm nghiệm chất lượng. – RFA

Ba tỉnh miền Trung chìm trong biển nước

Ba tỉnh miền Trung chìm trong biển nước
Chìm trong biển nước                                                                                                          Nguyễn Anh Tuấn
15-10-2016
Miền Trung chìm trong biển nước, hàng ngàn ngôi nhà nước ngập  tới nóc, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh nước trắng đường như hình ảnh của trận lũ năm 2010.
Tính đến 12 giờ ngày 15 tháng 10 đã có 6 người mất tích trong biển nước.
Mưa lớn và dồn dập khiến lũ trên các sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố thuộc Hà Tĩnh, sông Gianh, sông Kiến Giang thuộc Quảng Bình càng lúc càng tiến tới mức đỉnh, vượt báo động cấp 2 và báo động cấp 3
Trong suốt 100 năm chưa bao giờ nước lũ tràn về và ngập Hương Khê như lần này, hàng ngàn hộ dân chìm trong biển nước. Giao thông đường sắt tê liệt hoàn toàn, đường bộ cũng gần như không sử dụng được vì rất nguy hiểm.
Ca nô của đội cứu hộ các nơi làm việc hết công suất để cứu người dân trong cơn lũ kinh hoàng xảy ra cùng lúc trên ba tỉnh. Hàng trăm người ngồi trên cây chờ cứu. 22 xã của huyện Hương Khê đã bị nước lũ bủa vây. Các xã nằm trong vùng rốn lũ như Hương Trạch, Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ, Phú Phong, Hương Xuân, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Giang, Hương Thủy, bị nhấn chìm hoàn toàn trong lũ.
Suốt đêm qua 14 tháng 10 Hà Tĩnh gần như không chợp mắt khi phải thức khuya canh lũ tràn về. Người dân vẫn bị ám ảnh bởi trân lũ lịch sử năm 2010.
Tại Quảng Bình xuất hiện cả lốc xoáy khiến nhiểu nhà bị tróc mái. Mưa lớn và kéo dài kèm theo gió đã khiến nhiều nơi tại huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, thành phố Đồng Hới bị chia cắt vì đường xá phủ đầy nước. Giao thông đường sắt hoàn toàn tê liệt, mưa vẫn tiếp tục cho tới sáng hôm nay.
Tại Quảng Trị lốc xoáy tàn phá cuốn đi hơn 200 ngôi nhà ở 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng
Trong khi đó bão Sakira đang đe dọa miền Trung sau khi tiến vào Philippines.
Sáng nay 15 tháng 10, bão Sakira còn cách đảo Luzon của Philippines khoảng 110 cây số, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 gió giật cấp 13-14.
Do ảnh hưởng của bão, từ sáng mai 16 tháng 10 vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên đến cấp 11-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 15-16.
Bão Sarika có thể tiến vào khu vực miền Trung nếu không có chuyển biến bất ngờ. Đây là điều gây lo ngại cho người dân các tỉnh đang chịu lũ lụt vì nếu cộng thêm với bão công tác cứu nạn sẽ khó khăn gấp bội đó là chưa kể sức tàn phá của bão sẽ cộng thêm vào lũ lụt có thể gây thiệt hại về nhân mạng cho người dân – RFA

Philippines: Một thành viên Tòa án Tối cao dọa truất phế tổng thống Duterte

Philippines: Một thành viên Tòa án Tối cao dọa truất phế tổng thống Duterte
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thăm tầu tuần tra mới do Nhật Bản cung cấp, ngày 12/10/2016.REUTERS/Damir Sagolj

15-10-2016

Hôm qua, 14/10/2016, ông Justice Antonio Carpio, một thành viên của Tòa án Tối cao Philippines, đã cảnh báo tổng thống Rodrigo Duterte rằng ông có thể bị truất phế nếu không bảo vệ được lãnh thổ Philippines khỏi sự xâm lấn của Trung Quốc, đặc biệt là bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.
Ông Carpio nói : « Một khi mất chủ quyền trên bãi cạn Scarborough, chúng ta sẽ mất vĩnh viễn ». Ông khẳng định không bảo vệ chủ quyền quốc gia là vi phạm Hiến pháp và nếu tổng thống Duterte nhượng chủ quyền trên bãi cạn Scarborough cho Trung Quốc, ông có thể bị truất phế.
Trung Quốc đã xây nhiều đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và đã quân sự hóa các đảo, đồng thời đã bắt đầu xây các công trình trên bãi cạn Scarborough. Bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, nhưng đã bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 2012.
Theo ông Carpio, Philippines phải bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế vì đó là nhiệm vụ mà Hiến pháp đề ra và cách duy nhất để bảo vệ đó là phải đưa các tàu tuần tra đến đây để ngăn chặn các tàu ngoại quốc xâm nhập vùng này.
Ông Carpio là một trong những người chủ trương tiến hành các cuộc tuần tra chung Philippines-Mỹ, mà tổng thống Duterte muốn chấm dứt. Hôm thứ Ba (11/10/2016), khi dự buổi bế mạc các cuộc trập trận chung Mỹ-Phi, ông Carpio đã khẳng định rằng những cuộc tuần tra này là rất quan trọng để các cường quốc biển xác quyết quyền tự do hàng hải.
Mỗi năm Hoa Kỳ và Philippines vẫn mở các cuộc tập trận chung, nhưng thời gian gần đây tổng thống Duterte vẫn liên tục tuyên bố rằng cuộc tập trận chung năm nay sẽ là tập trận cuối cùng giữa hai nước.
Ông Duterte cũng đã từng nói rằng ông không muốn đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông và theo ông, tạm thời nên để vấn đề Scarborough sang một bên. Vào tuần tới, tổng thống Duterte sẽ viếng thăm Trung Quốc, dẫn theo một phái đoàn doanh nghiệp hùng hậu với hy vọng tìm được hàng tỷ đầu tư từ Trung Quốc.- RFI

Điểm báo Pháp – 15-10-2016

Điểm báo Pháp – 15-10-2016
Một vụ thử động cơ tên lửa đưa vệ tinh địa tĩnh tại Trung tâm Không gian Sohae. Ảnh do KCNA cung cấp không ghi rõ ngày tháng vụ thử.KCNA via REUTERS
Đăng ngày 15-10-2016

Bình Nhưỡng quyết chinh phục Mặt trăng, bất chấp đói nghèo

Chính quyền Bắc Triều Tiên dường như vô cảm trước những nghị quyết trừng phạt quốc tế. Càng bị trừng phạt, Bình Nhưỡng càng cho bắn thử tên lửa, thực hiện những công trình tốn kém bất chấp nạn đói “rình rập” ở những vùng xa thành phố.
Theo Philippe Mesmer, đặc phái viên của L’Express (12-18/10/2016), Bình Nhưỡng đã quyết định chinh phục Mặt trăng. Tháng 08/2016, lãnh đạo Kim Jong Un ra lệnh cho các nhà khoa học của Cơ quan Không gian Bắc Triều Tiên (Nada) hoàn thiện một tàu không gian để đưa một người lên cắm quốc kỳ Cộng hoà Dân chủ Triều Tiên trên Mặt trăng vào trước năm 2026.
Căn cứ vào những tiến bộ của quốc gia khép kín này, đặc biệt là vụ thử động cơ tên lửa ngày 19/09/2016, thì thông báo của nhà lãnh đạo trẻ đầy tham vọng có vẻ thực hiện được. Theo các chuyên gia quốc tế, Bình Nhưỡng không dừng ở đó, mà còn nhiều dự án khác, như cải tiến công nghệ tên lửa xuyên lục địa với tham vọng là trang bị đầu đạn hạt nhân.
Trả lời phóng viên tờ L’Express, một nhà ngoại giao tại Bình Nhưỡng nhận định các biện pháp trừng phạt quốc tế vẫn không ngăn cản những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ không gian của Bắc Triều Tiên, vì “chúng tôi đã quen với các lệnh trừng phạt áp đặt lên chúng tôi từ vài chục năm nay” .
Lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc
Tuy nhiên, cấm vận quốc tế đã khiến nền kinh tế Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng minh truyền thống và chiếm đến 90% trao đổi mậu dịch. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 08/2016 về tác dụng của các biện pháp trừng phạt, ngoài đường chính ngạch, Bắc Triều Tiên còn có nhiều hoạt động buôn bán ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, thông qua các công ty thương mại có hoạt động ít nhiều hợp pháp hay núp dưới danh tính giả.
Hậu quả của các nghị quyết trừng phạt quốc tế dường như không để lại dấu ấn trên đường phố Bình Nhưỡng. Những thiếu nữ cắt tóc hiện đại giống ca sĩ của nhóm nhạc pop Moranbong nổi tiếng của đất nước, điện thoại di động gắn chặt tai và đi chợ ở siêu thị trong khu Kwangbok, khai trương từ tháng 01/2012. Các cửa hiệu và nhà hàng nở rộ ở thủ đô Bắc Triều Tiên, nơi người ta có thể ăn bánh pizza, uống rượu vang Ý hay bia Đức.
“Cuộc chiến 200 ngày”
Bên cạnh hình ảnh hoa lệ của Bình Nhưỡng là thực tế “phũ phàng” hơn với những tấm áp-phích cổ động “cuộc chiến 200 ngày” được thực hiện từ sau đại hội Đảng Lao động lần thứ 7 diễn ra vào tháng 05/2016, với lời kêu gọi trở thành “một nền kinh tế lớn theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trên thực tế, “cuộc chiến” bắt mọi công dân Bắc Triều Tiên, đặc biệt là quân nhân phụ trách những công trình lớn, làm việc cả tuần. Ngày “Thu hoạch” 15/09 là một ngày lễ truyền thống của Bắc Triều Tiên, thế nhưng các nhóm lao động trên công trường Ryomyong vẫn không được nghỉ. Những người lính, cả nam lẫn nữ, gần như kiệt sức vì làm việc tay chân do thiếu công cụ, phải khẩn trương hoàn thiện toà nhà 70 tầng, cao nhất đất nước, vào tháng 10 để cung cấp chỗ ở cho các nhà khoa học. Vì khoa học giải quyết được các vấn đề về kinh tế, thậm chí cả trong công nghiệp.
Còn ở nông thôn, điện vẫn hiếm. Con trâu cái bừa vẫn là chuẩn mực. Đâu đó người ta nhìn thấy một chiếc máy cày có từ gần nửa thế kỷ nhọc nhằn vượt qua những con đường gồ ghề. Vào mùa thu, những cánh đồng rực rỡ đang chờ được thu hoạch. Thế nhưng, theo Tổ chức Nông-Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), hơn 4/10 người dân Bắc Triều Tiên bị suy dinh dưỡng : vào quý 2, khẩu phần ăn hàng ngày do chính phủ phân phát không vượt quá 350 gr, thấp hơn mức 410 gr vào cùng kỳ năm 2015 và vẫn chưa đạt chỉ tiêu 600 gr mà tổ chức Nông-Lương đặt ra. Ngoài các vấn đề về khí hậu, như hai vụ hạn hán năm 2016, ngành nông nghiệp sẽ còn bị tác động vì khai thác quá mức đất canh tác và lạm dụng phân bón hoá học.
Chênh lệnh lớn giữa trung tâm và các khu vực lân cận đã ngấm ngầm nuôi những căng thẳng. Tại Bình Nhưỡng, một đại diện của chế độ nhìn thấy trong sự phồn thịnh là “sự tiên phong của một xã hội mà chúng tôi hướng đến”. Trong khi đó, nhà báo Pháp Philippe Pons lại nhắc đến “một nỗi oán giận sâu sắc đối với tầng lớp được ưu ái và những cán bộ của một hệ thống bị nạn mua quan bán chức gậm nhấm”.
Tinh thần bất khuất của làng Ô Khảm bị Bắc Kinh hạ gục
Chuyển sang Trung Quốc, Ô Khảm (Wukan), ngôi làng nhỏ ở tỉnh Quảng Đông, biểu tượng cho các cuộc bầu cử dân chủ và phản đối tham nhũng vào năm 2012, trở thành mục tiêu đàn áp của Bắc Kinh. Theo một nhà báo Hồng Kông, thuộc tờ Duanchuanmei (The Initium) và được Courrier international trích dẫn, Trung Quốc không dễ gì nhân nhượng mọi tư tưởng dân chủ.
Năm 2012, dân làng Ô Khảm sống trong hy vọng. Đứng đầu là những thanh niên gan dạ, dân làng đã loại bỏ được những thành viên tham nhũng và độc đoán trong chi bộ đảng của làng. Họ chuẩn bị tổ chức bầu cử dân chủ và nuôi hy vọng có thể lấy lại được những mảnh đất bị ép bán. Vào thời kỳ đó, chính quyền Bắc Kinh đang trải qua một giai đoạn tế nhị, lãnh đạo địa phương tỏ thái độ hòa giải và câu chuyện của ngôi làng bên bờ biển trở thành một biểu tượng.
Thế nhưng, câu chuyện đẹp lại không có kết cục như mong muốn. Sau các cuộc bầu cử được đưa tin rầm rộ vào tháng 02/2012, những người hùng đại diện cho hy vọng lại không có chiếc đũa thần kỳ; họ không có phương tiện để đáp ứng những nguyện vọng của dân làng. Tác giả bài báo cho biết, chỉ cần đi một vòng quanh làng là có thể nghe được những lời phàn nàn và thất vọng.
Giai đoạn “tự chủ” của Ô Khảm chỉ diễn ra trong thời gian hoài nghi và không rõ ràng trong bối cảnh chuyển đổi. Ngay sau khi Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc năm 2012, những người đứng đầu phong trào biết rằng sớm muộn thời điểm thanh toán cũng sẽ đến. Một người, tranh thủ chuyến du lịch sang Hoa Kỳ, đã xin tị nạn chính trị. Hai cựu anh hùng của cuộc đấu tranh, Thụy Hồng Chiếu (Hong Ruichao) và Dương Sắc Mạo (Yang Semao) bị tống giam. Cuộc biểu tình vào tháng 09/2016 của dân làng nhanh chóng bị dập tắt và không thay đổi được tình hình.
Chính xu hướng đàn áp, bắt bớ này cũng khiến giới luật sư bảo vệ nhân quyền, các tổ chức dân sự, các trí thức đại diện cho quá trình từng bước tự do hóa tại Trung Quốc lần lượt bị suy yếu. Riêng những nhà báo tham gia vào quá trình gọt giũa “mô hình Ô Khảm” phải chịu những quấy rối chưa từng có. Những người từng đưa tin, làm phóng sự điều tra hay chỉ trích lần lượt thay đổi công việc hay bị mất tích. Người dân dường như bị tước mọi khí giới trước cơ quan công quyền dù ở bất kỳ cấp độ nào.
Giải mã chứng tự kỷ
Trên lĩnh vực y tế, số lượng người mắc chứng tự kỷ tăng nhanh một cách đáng báo động trong vòng 50 năm gần đây. Hiện tại Mỹ, cứ 68 trẻ em có một em bị tự kỷ, trong khi tỉ lệ này là 1/100 trong thập niên 1990 và 1/5.000 trong những năm 1970.
Theo cảnh báo của các nhà khoa học nổi tiếng, được tuần báo L’Obs trích trong bài viết « Phải chăng đang có ‘dịch’ tự kỷ ? », những tác hại do ô nhiễm hóa học có mối liên hệ với chứng rối loạn này. Trong khi Hoa Kỳ là nước duy nhất trên thế giới thống kê chi tiết về căn bệnh, việc này vẫn còn hiếm tại một số nước phát triển, như Anh, Pháp, Hàn Quốc…
Phải nói là quan niệm về chứng tự kỷ ngày nay khác với phát hiện đầu tiên vào năm 1943 của nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em người Mỹ Leo Kanner. Với nhà nghiên cứu Mỹ, chứng rối loạn này được « gắn » cho những trẻ có cử chỉ lặp lại, hoảng sợ khi tiếp xúc và thay đổi, không có khả năng giao tiếp. Ngày nay, các triệu chứng tự kỷ gồm cả hội chứng rối loạn phát triển Asperger, có nghĩa là những người có trí thông minh cao, có khiếu tính nhẩm hay học ngoại ngữ, hay những trẻ thiểu năng trí tuệ và xã hội.
Theo nhận định của ông Michael Rosnoff, giám đốc khoa học của hội Autisme Speaks, trẻ em da trắng xuất thân trong các gia đình khá giả dường như bị mắc chứng này nhiều hơn là trẻ em da đen hay gốc Tây Ban Nha. Cha mẹ của những em này thường được thông tin tốt hơn và giúp các em được điều trị tốt hơn.
Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn này ? Trước hết là yếu tố di truyền. Tiếp theo là tuổi của cha mẹ : « Trở thành cha khi tuổi cao cũng có nhiều rùi ro » là lời cảnh báo của bác sĩ nhi khoa di truyền học Arnold Munnich, về phía người mẹ « rủi ro còn rõ ràng hơn ». Ngoài ra, rất nhiều nhà khoa học cũng nhắc đến yếu tố ô nhiễm môi trường. Phụ nữ bị tiếp xúc nhiều với phân bón hóa học có tỉ lệ sinh con mắc chứng tự kỷ cao hơn. Hút thuốc lá và uống rượu trong thời gian mang thai cũng gây nguy hiểm và tăng nguy cơ rối loạn cho bào thai.
Theo lời khuyên của nhà nghiên cứu Barbara Demeneix, thuộc Bảo tàng Con người Paris, «các bà mẹ tương lai nên cố ăn tối đa thực phẩm sạch, hạn chế dùng mỹ phẩm, tắm bằng các loại xà phòng, sử dụng các chất tẩy vô hại. Vì khi tiếp xúc với các loại kem, chất tẩy rửa, bột giặt, phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm các phân tử hóa học cao gấp 6 lần đàn ông ». Cuối cùng, phải nhắc đến i-ốt, chất có chức năng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển não.
Coca-cola, chất nghiện của người Mêhicô
Mêhicô chỉ đứng sau Mỹ về tỉ lệ người mắc bệnh béo phì. Người dân nước này ngày càng trở nên nghiện và uống không kiềm chế loại nước soda có đường, đến mức bùng nổ số người mắc bệnh tiểu đường (diabetes).
Theo nhật báo El País (Tây Ban Nha), được Courrier international (số 1354) trích dịch, nhiều cộng đồng thiểu số và nghèo khó, trong đó có người mazahua, có tỉ lệ người béo phì và mắc tiểu đường cao nhất Mêhicô. Có những ngôi nhà không có nước sạch, nhưng trên bàn luôn có những chai coca dung tích lớn. Họ mời nhau bằng loại nước uống có đường này và từ chối lời mời luôn là một điều khiếm nhã.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người Mêhicô là những người tiêu thụ soda nhiều nhất, trung bình hàng năm mỗi người uống 163 lít và có tỉ lệ chết vì bệnh tiểu đường cao nhất Nam Mỹ. Nếu như trước đây, tiểu đường chỉ là bệnh di truyền, thì trong vòng 6 năm gần đây, một nửa triệu người Mêhicô chết vì căn bệnh này.
Điều đáng nói là bệnh tiểu đường có thể điều trị được, nhưng do thiếu cơ sở chăm sóc và chi phí điều trị cao, không được bảo hiểm xã hội hoàn trả, người dân đành « sống chung » với căn bệnh này. Tại một số địa phương, phải mất một tiếng đi bộ để đến trạm xá duy nhất, hoặc hơn 1 giờ đi xe hơi để đến được bệnh viện gần nhất. Thế nhưng, chi phí xét nghiệm và điều trị bệnh tiểu đường khá đắt so với đời sống của người dân, từ 2.000 đến 6.000 peso/buổi (285 euro). Năm 2017, Mêhicô đã chi đến 5,6 tỉ đô la để điều trị bệnh tiểu đường.
Như một số nước khác, Mêhicô đã đánh thuế vào các loại nước uống có đường (soda). Nhưng cho đến giờ, chỉ có kho bạc nhà nước là có lợi, trong khi lượng tiêu thụ soda vẫn không hề giảm.
Hồi giáo hệ phái Salafi nở rộ tại Pháp
Còn tại Pháp, sau những « nhà tiên phong » ngoại quốc, một thế hệ Hồi Giáo salafi mới bắt đầu hình thành ngay trong lòng đất nước. Trường học, hiệu sách, internet, những thành phần cực đoan của đạo Hồi liên tục phát triển cách thức tuyên truyền tư tưởng của họ.
Theo tuần báo L’Express, có khoảng 50 ngôi trường Hồi giáo salafi với khoảng vài nghìn học sinh trên toàn lãnh thổ Pháp. Giữa những năm 2000, Liên hiệp các Hiệp hội Hồi giáo Pháp (UOIF) đưa ra ý tưởng lập các trường tiểu học và trung học cơ sở để đào tạo « tinh hoa » nhằm hình thành những mạng lưới có ảnh hưởng trong xã hội. Tuy nhiên, đối với bộ Nội Vụ Pháp, « việc lập các cơ sở trên sẽ dẫn đến kết quả là thái độ ly khai đối với xã hội ».
Ngoài giảng đạo tại đền thờ Hồi giáo, các tu sĩ salafi còn có kênh truyền đạo riêng trên internet, thông qua các blog, website, Youtube hay Facebook để có thể đến được những nhóm nhỏ sống tản mát trên khắp nước Pháp.
Từ sau loạt khủng bố của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, những tín đồ salafi, bị cáo buộc có hệ tư tưởng giống những kẻ khủng bố, đã cố tỏ ra ôn hòa. Tuy nhiên, theo bài báo, sau nhiều năm không quan tâm, người dân Pháp tỏ ra cảnh giác hơn với những người và các nhóm Hồi giáo hệ phái salafi. Điều này có nguy cơ dẫn đến việc tín đồ salafi sống kín đáo hơn và như vậy, càng khó đánh giá được sức ảnh hưởng của họ. – RFI

TIN ĐỌC NHANH

CNN- Tù nhân cuối cùng phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh sắp được tự do. Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền Trung Quốc Dui Hua, hoạt động tại San Francisco-Hoa Kỳ, sau hơn 27 năm tù, Miêu Đức Thuận (Miao Deshun) – tù nhân cuối cùng trong số hơn 1.600 người bị bắt sau cuộc nổi dậy đòi dân chủ ở Thiên An Môn tháng 6/1989- sẽ được trả tự do « nội trong ngày 15/10/2016 ».
AFP – Philippines chuẩn bị đón bão mạnh nhất trong năm. Tuy chưa đổ bộ vào đảo quốc, nhưng các cơn gió mạnh đã làm ít nhất 1 người thiệt mạng, 3 người khác mất tích, và hơn 200 ngàn dân trên đảo Catanduanes bị mất điện và mất liên lạc điện thoại.
AFP – Bồ Đào Nha đánh thuế các loại nước giải khát. Dự toán ngân sách 2017 do chính phủ xã hội của Bồ Đào Nga công bố hôm qua, 14/10/2016, ước tính thuế thu từ nước giải khát ngọt không có chất cồn là khoảng 80 triệu euro. Nguồn thu này sẽ được sử dụng cho y tế để chống nạn béo phì.
AFP – Oanh kích nhầm một đám tang làm 140 chết tại Yemen là do nhận thông tin sai lệch. Đây là kết quả một điều tra do liên quân Ả Rập Xê Út chỉ huy thực hiện.
AFP – Tổng thống Venezuela thông qua ngân sách 2017 không cần đồng thuận của Quốc hội trong tay phe đối lập. Nhờ vào một phán quyết của Tòa án Tối cao, tổng thống ban hành ngân sách bằng sắc lệnh. Phe đối lập chỉ trích Tòa án này nghiêng về phía đảng cầm quyền của ông Maduro.
AFP – Hoa Kỳ cấm hành khách mang điện thoại thông minh Samsung Galaxy Note 7 lên máy bay. Thông báo của bộ Giao thông Mỹ có hiệu lực kể từ 16 giờ ngày 15/10/2016. Những người vi phạm lệnh cấm sẽ bị tịch thu điện thoại, cũng như bị phạt tiền, thậm chí bị truy tố ra tòa.
AFP- Tại Kigali, cộng đồng quốc tế thông qua lịch trình loại bỏ dần chất HFC. Hợp chất này được sử dụng cho các loại máy lạnh và tủ lạnh, rất có hại cho khí hậu. Theo lịch trình được ký hôm nay 15/10/2016, các nước giàu được yêu cầu hành động nhanh hơn các nước đang phát triển. – RFI
Powered by Blogger.