(NLĐO) - Một người đàn ông sống tại TP New York - Mỹ vừa bị bắt hôm 27-4 với cáo buộc cố sát sau khi tấn công 1 người gốc Á.
Vụ việc được cảnh sát xếp vào loại tội ác thù địch. Ông Yao Pan Ma, 61 tuổi, bị tấn công ở khu dân cư East Harlem, Manhattan hôm 23-4. Đây là vụ việc mới nhất trong 1 loạt các cuộc tấn công nhắm vào người gốc Á và Thái Bình Dương trên toàn nước Mỹ.
Trong đoạn clip do camera an ninh ghi lại, ông Ma bị 1 gã đàn ông tấn công từ phía sau đến ngã gục và bị đá vào đầu nhiều lần. Cảnh sát cáo buộc nghi phạm Jarrod Powell, 49 tuổi, 2 tội danh hành hung nghiêm trọng và 1 tội danh cố sát.
Hiện chưa rõ Powell có luật sư hay không và không có thông tin về tiền bảo lãnh. Tuy nhiên, cảnh sát cho biết hắn ta vẫn bị giam giữ vào tối 27-4.
Nghi phạm Jarrod Powell bị bắt hôm 27-4. Ảnh: Robert Miller
Nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: NY Post
Truyền thông địa phương đưa tin ông Ma, người gốc Hoa, đang hôn mê và trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện Harlem. Một đại diện của bệnh viện nói với Reuters ông không thể tiết lộ thông tin về bệnh nhân. Tạp chí People cho biết ông Ma là 1 thợ làm bánh ngọt. Ông đến Mỹ 2 năm trước cùng với vợ.
Một báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu về Chủ nghĩa căm thù và Chủ nghĩa cực đoan thuộc trường ĐH San Bernandiho cho thấy tội ác nhắm vào người gốc Á và Thái Bình Dương (AAPI) tăng vọt 145% vào năm 2020, ngay cả khi tội ác thù địch nói chung ở Mỹ giảm nhẹ.
Hồi tháng 3, một vụ xả súng tại 3 cơ sở spa ở TP Atlanta khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ châu Á. Cảnh sát cho biết họ không loại trừ việc buộc tội nghi phạm với tội danh thù hận.
Nhiều người Mỹ đổ tội cho người châu Á vì dịch Covid-19 khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở TP Vũ Hán - Trung Quốc vào cuối năm 2019. Cựu Tổng thống Donald Trump liên tục gọi Covid-19 là "virus Trung Quốc" và hành động này càng châm lửa cho làn sóng kỳ thị.
Cuộc khủng hoảng Covid-19 Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, có khả năng tác động toàn cầu.
Mới vài tuần trước, giới chức Ấn Độ còn xem cuộc chiến với Covid-19 tại nước họ đã bước vào giai đoạn cuối và sắp được khống chế thành công. Giờ đây, quốc gia đông dân thứ hai thế giới lại trở thành "tâm chấn" mới của đại dịch toàn cầu.
Dịch Covid-19 Ấn Độ lập kỷ lục thế giới vào ngày 25/4 với hơn 345.000 ca nhiễm chỉ trong 24 giờ, mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc vào cuối năm 2019.
Các chuyên gia y tế cộng đồng không mấy lạc quan Ấn Độ đủ khả năng khống chế dịch bệnh trong tương lai gần. Đợt bùng phát lây nhiễm lần này không chỉ là thảm kịch đối với người dân Ấn Độ, mà còn là tai họa đối với phần còn lại của thế giới.
Khoảng 92 quốc gia đang phát triển phải phụ thuộc vào nguồn cung vaccine từ Ấn Độ và công ty Serum Institute of India (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu giờ đây chịu sức ép rất lớn vì Ấn Độ cần đảm bảo nhu cầu trong nước.
Thế giới đang báo động trước hiện tượng virus đột biến ở Ấn Độ. Các nhà khoa học đã phát hiện một số biến chủng mang đến hai, ba đột biến lây nhiễm trong đợt này. Theo giới chuyên gia, "sóng thần" biến chủng mới sẽ không dừng ở Ấn Độ, điển hình như B.1.617 đã đổ bộ đến ít nhất 10 nước.
Tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng đã được chứng tỏ là một công cụ kìm hãm đại dịch hữu hiệu ở một số quốc gia. Tuy nhiên, những gì đang xảy ra tại Ấn Độ là lời nhắc nhở khắc nghiệt rằng cuộc chiến với nCoV vẫn còn rất dài và đầy thách thức. Với những đợt bùng phát đã và đang diễn ra, số ca tử vong vì Covid-19 trong năm nay có thể vượt cả năm 2020.
Theo Michael Kugelman, phó giám đốc Chương trình châu Á thuộc Trung tâm Wilson tại Washington D.C, Mỹ, cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ đã hội tụ đủ những yếu tố cho "một cơn bão hoàn hảo".
Những biến chủng nguy hiểm của nCoV lẫn một số biến chủng mới hoàn toàn đã cùng lúc xuất hiện, trong khi nước này không đủ năng lực giải trình tự bộ gene để truy dấu biến chủng. Hàng loạt sự kiện vận động chính trị và sự kiện tôn giáo diễn ra, nhưng không đảm bảo giãn cách xã hội hay khuyến cáo khẩu trang. Chất xúc tác nguy hiểm nhất chính là sự chủ quan của chính phủ. New Delhi tuyên bố chiến thắng quá vội vàng và dẫn đến phản ứng chậm chạp trước khủng hoảng.
Hệ quả của công thức tử thần này là bệnh viện quá tải .Oxy y tế thiếu hụt. Nhà xác không còn chỗ đặt thi thể. Lò hỏa táng bị nung chảy vì gần như ngày đêm không tắt lửa.
Bhramar Mukherjee, nhà dịch tễ học tại Đại học Michigan, Mỹ, ước tính Ấn Độ có thể ghi nhận đến 4.500 ca tử vong vì Covid-19/ngày vào tháng 5. Một số chuyên gia còn đưa ra con số dự đoán 5.500 người chết/ngày. "Mọi mũi tên đều hướng về tương lai u ám", Mukherjee nhận định.
Tình hình nghiêm trọng đến mức SII, nhà sản xuất vaccine AstraZeneca và đơn vị đóng góp chủ lực cho sáng kiến COVAX của Liên Hợp Quốc, tuyên bố không thể hoàn thành cam kết quốc tế vì thiếu hụt vaccine trong nước. Từng được xem là hiệu thuốc của thế giới, cường quốc Nam Á giờ đây phải nhập khẩu vaccine.
Dù cuộc khủng hoảng có phần lỗi của chính phủ Ấn Độ, thế giới vẫn có trách nhiệm chung tay giải cứu, xét cả trên phương diện đạo đức lẫn mục tiêu thực dụng. Bùng phát dịch không được kiểm soát dù ở bất kỳ nơi nào cũng là mối đe dọa với mọi quốc gia trên thế giới, kể cả những nơi dư thừa vaccine như Mỹ.
Mối lo ngại lớn nhất chính là những biến chủng mới có thể khắc chế cả miễn dịch nhờ vaccine. Mọi biến chủng của nCoV từ Brazil, Anh đến Nam Phi đều đã được phát hiện ở Ấn Độ. Tâm dịch mới còn xuất hiện thêm biến chủng riêng với khả năng truyền nhiễm cao nhất từ trước đến nay.
"Những biến chủng mới đang trỗi dậy trong một số cộng đồng dân cư đã phát triển miễn dịch tự nhiên nhờ khỏi bệnh. Điều này không xảy ra một cách tình cờ", Chritina Pagel, giám đốc nghiên cứu thực hành lâm sàng tại Đại học London, lưu ý.
Cuộc khủng hoảng còn đe dọa nguồn cung vaccine toàn cầu. Ấn Độ là nhà cung cấp 20% thuốc generic (thuốc thay thế tương đương biệt dược gốc) và 60% vaccine cho thế giới. Nước này có khả năng sản xuất 70 triệu liều vaccine/tháng.
Dù Ấn Độ mở hết công suất cho thị trường nội địa, lượng vaccine cần để kiểm soát dịch vẫn vượt quá năng lực quốc gia. Chính phủ New Delhi đang tổ chức tiêm gần 3 triệu mũi/ngày. Theo ước tính của Mukherjee, Ấn Độ cần tăng tốc tiêm toàn quốc gấp 3 lần hiện nay để đảm bảo an toàn cho 1,4 tỷ dân.
Can thiệp từ cộng đồng quốc tế được xem là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thế giới lại chú trọng nhiều hơn cho "chuyện nhà", đặc biệt khi lây nhiễm cộng đồng vẫn là mối lo ngại thường trực.
Những tuyên bố về hợp tác toàn cầu cho đến nay phần lớn vẫn chỉ là lời nói. Quyên góp vaccine cho nước khác đang bị xem là điều kiêng kỵ. Phần lớn những nước tích trữ vaccine thực chất vẫn cần nhiều hơn những gì họ đang có. Ngay cả trường hợp "bơi trong vaccine" như Mỹ cũng chưa đủ tự tin về nguồn cung để từ bỏ kho hàng dư thừa.
Yasmeen Serhan ký giả của tờ Atlantic nhận định cuộc khủng hoảng của Ấn Độ chính là vấn đề toàn cầu. Khi thế giới dửng dưng trước bùng phát dịch tại một quốc gia, dù là Ấn Độ hay bất kỳ nơi nào khác, không chỉ riêng tâm dịch đối diện với hệ lụy. Mối đe dọa từ biến chủng mới xuất hiện và sự thiếu bình đẳng trong phân phối vaccine có thể ảnh hưởng đến mọi ngõ ngách, bao gồm cả những người đã được tiêm chủng.
Theo con số chính thức, đến ngày 28/04/2021, số người chết tại nước này do Covid-19 đã vượt ngưỡng 200.000 và từ đầu mùa dịch đến nay đã có 18 triệu ca dương tính với virus corona. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ có thêm hơn 360.000 ca nhiễm và hơn 3.200 ca tử vong.
Biến thể kép có tên B.1.617 gây mắc COVID-19 lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ đã có mặt tại ít nhất 17 quốc gia trong đó đã xuất hiện ở các nước Anh, Mỹ, Singapore.
Vào tháng 5, nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sẽ đến khu vực châu Á bao gồm hoạt động tại Biển Đông và ghé nhiều nước gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
Truyền thông Nhà nước Trung Quốc hôm 25/4 cho biết hải quân nước này vừa hạ thuỷ ba tàu chiến hiện đại bao gồm một tàu đổ bộ cỡ lớn, bổ sung vào hạm đội tàu ở Biển Đông.
Liên minh Châu Âu (EU) hôm 25/4 ra thông báo chỉ đích danh Trung Quốc là nước đang làm mất hoà bình ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan phải tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế đưa ra năm 2016 bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vẽ ra trên biển đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích biển này.
Philippines vừa gửi hai công hàm ngoại giao phản đối việc Trung Quốc tiếp tục duy trì sự có mặt của hàng loạt các tàu cá hay còn gọi là các tàu dân quân biển ở đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa và bãi Scarborough Shoal.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 19/4 nói ông đang chuẩn bị để gửi tàu chiến ra Biển Đông để bảo vệ chủ quyền trước sự xâm phạm của tàu Trung Quốc và nếu điều này xảy ra thì sẽ có “một cuộc chiến đẫm máu”.
Cựu Chánh án Toà Cấp cao Philippines hôm 19/4 nói với báo giới Philippines rằng Trung Quốc tảng lờ mọi phản đối ngoại giao từ Philippines để thực hiện mục tiêu cuối cùng là chiếm đóng toàn bộ Biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn.
Bốn tàu tuần tra của Hải quân Philippines đã được triển khai tuần tra hỗ trợ lực lượng tuần duyên tại các khu vực đá Ba Đầu, Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa vào hôm 12/4.
Không hài lòng với việc đòi chủ quyền với gần như toàn bộ các đá và bãi ở Biển Đông, Trung Quốc còn thực hiện một bước đi bất thường là đăng ký thương hiệu cho hàng trăm các thực thể nằm rải rác ở Biển Đông.
Cơ quan Phòng Vệ Đài Loan cho biết sau khi công tác nâng cấp hoàn thành, đường băng trên quần đảo Đông Sa sẽ được dùng để vận chuyển nhanh chóng các khí tài quân sự nhằm hỗ trợ lực lượng phòng thủ trên đảo.
Chính phủ Philippines triệu Đại sứ Trung Quốc ở Manila đến để yêu cầu Bắc Kinh rút ngay số tàu dân quân biển tại khu vực đá Ba Đầu vì sự hiện diện như thế gây nên căng thẳng trong khu vực.
Cuộc tập trận diễn ra vào khi căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông đang gia tăng sau khi Trung Quốc điều hơn 200 tàu dân quân biển tới đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước hồi đầu tháng 3 vừa qua.