Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Ký Thiệt: “Chuyện lớn”?

Friday, December 18, 2020 // ,

Như mọi người đều biết, chiều ngày thứ sáu 11 tháng 12 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã hạ dấu chấm hết vào vụ kiện của tiểu bang Texas cùng 18 tiểu bang khác, yêu cầu tòa cao nhất nước ngăn chặn các cơ quan hành pháp bốn tiểu bang “đong đưa” (Georgia, Michigan, Pennsylvania, Wisconsin) chứng nhận ông Joe Biden thắng cử, vụ kiện mà mấy ngày vừa qua đã được các nhà bình luận, hữu danh và vô danh, bàn ngang tán dọc rất nhiều trên các mạng truyền thông xã hội mà họ cho là “chuyện lớn” đã được Tổng thống Trump ám chỉ ngày 7 tháng 12 tại Tòa Bạch Ốc, trước mặt các ký giả.

Nói có sách, mách có chứng, xin trích dẫn dưới đây một đoạn trong bài của tác giả Trần Văn, một trong nhiều bài đã bình luận về “chuyện lớn” ấy:

“Việc 19 Tiểu bang hiện giờ kiện 4 Tiểu bang kia là vụ kiện hy hữu chưa có tiền lệ dựa trên nền tảng Hiến pháp, giữa một bên bảo vệ Hiến pháp với một bên giẫm đạp xâm phạm Hiến pháp, 19 tay súng Cộng Hòa đã đồng loạt cùng nhắm bắn vào 4 con hà mã RINO (Republican in Name – Thành viên đảng Cộng hòa chỉ trên danh nghĩa – chỉ những chính trị gia giả mạo là ủng hộ cánh hữu, nhưng thực tế là những kẻ cực đoan ngầm phá hoại Hiến pháp Mỹ từ bên trong).

“Về phía Tòa án Tối cao, thông thường tránh né xét xử các vụ kiện rắc rối này, vì theo sau nó là một chuỗi các sự kiện liên quan cần phải điều tra và tháo gỡ trước khi xét xử vào vấn đề chính. Nếu Tòa án Tối cao thụ lý, việc này rất có thể sẽ tạo ra tiền lệ xấu: sau này khi các bang xảy ra tranh chấp, thay vì cố gắng hòa giải thì họ sẽ theo cách này lên thẳng Tối cao Pháp viện để xử lý, điều này có nguy cơ tạo sự hỗn loạn về mặt pháp lý.

“Giờ đây, mọi con đường đều dẫn đến Tối cao Pháp viện. Tối cao Pháp viện đã trở thành tâm điểm trong cuộc chiến một mất một còn giữa tinh thần MAGA với thế lực đầm lầy.”

Cơ sở của hy vọng này là hiện 6/9 Thẩm phán Tòa án Tối cao là các Thẩm phán bảo thủ, trong đó có 3 Thẩm phán được bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump.

Vụ kiện của Texas lên Tòa án tối cao Liên bang được xem là một “đòn sấm sét” trong thời điểm gay cấn hiện tại – với sự tham gia của 19 tiểu bang khác, tạo nên một sức mạnh tổng hợp đoàn kết của các Tổng chưởng lý đảng Cộng Hòa chống lại vụ gian lận bầu cử lớn nhất lịch sử. (ngưng trích)

Thế mà Tối Cao Pháp Viện chỉ đơn giản phán rằng tòa này sẽ không cứu xét đơn khởi tố của tiểu bang Texas, và rằng nguyên đơn đã không có điểm tựa pháp lý để kiện về phương thức mà các tiểu bang khác dùng để tổ chức những cuộc bầu cử của họ. Theo TCPV , “điểm tựa pháp lý” nằm trong Điều III của Hiến Pháp Hoa Kỳ.

TT Trump phản ứng với một cái tweet nói rằng Tối Cao Pháp Viện đã bỏ rơi người dân Mỹ vì sự không minh triết và không can đảm.

Kayleigh McEnany, trưởng ban báo chí Tòa Bạch Ốc, tuyên bố trong chương trình của Sean Hannity trên Fox News tối 11 tháng 12 rằng: “Họ (các thẩm phán TCPV) đã ẩn trốn phía sau các thủ tục, thay vì sử dụng thẩm quyền của họ để bảo hành Hiến Pháp.”

Luật sư Rudy Giuliani thì nói rằng cuộc chiến đấu pháp lý của TT Trump sẽ vẫn tiếp tục mặc dù TCPV bác bỏ một vụ kiện của tổng chưởng lý tiểu bang Texas.

Xuất hiện trong chương trình “Stinchfield” của Newmax TV cũng vào tối 11 tháng 12, ông Giuliani nói: “Vụ kiện đã không bị bác về bản chất, vụ kiện đã bị bác về chỗ dựa pháp lý. Đáp lại điều ấy bây giờ là đem vụ kiện tới tòa địa phương, do tổng thống đứng nguyên đơn, do vài cử tri, cáo buộc cùng những sự việc có thể là chỗ dựa pháp lý và do đó có một phiên tòa.” Nhưng, hình như đó không phải là con đường duy nhất còn lại trên mặt trận pháp lý.

Mới đây Tổng Nha Tư Pháp (Texas), (*) Ken Paxton loan báo tiểu bang Texas sẽ kiện để đảo ngược kết quả bầu cử tại bốn tiểu bang gồm có Georgia, Michigan, Pennsylvania, và Wisconsin vì các tiểu bang này đã thay đổi luật bầu cử một cách bất hợp pháp về việc bầu qua thư bằng một sắc lệnh hành chánh.

Vụ kiện này không vô đơn tại một tòa địa phương mà nạp thẳng cho Tối Cao Pháp Viện. Texas tranh biện rằng những tiểu bang bị kiện đều vi phạm luật bầu cử bằng cách làm những thay đổi trái luật để áp dụng cho  cuộc bầu cử. Tổng Nha Tư Pháp (Texas) Ken Paxton nói: “Vụ kiện này nêu ra một câu hỏi về luật pháp:  Có phải các tiểu bang bị kiện đã vi phạm Khoản về Đại biểu Cử tri bằng những hành động phi pháp để thay đổi luật bầu cử về việc chỉ định các đại biểu cử tri để bầu tổng thống? Những thay đổi phi pháp này về luật bầu cử tại các tiểu bang bị kiện để tạo dễ dàng cho việc bỏ phiếu và đếm phiếu đã vi phạm luật tiểu bang, và do đó đã vi phạm Khoản về Đại biểu Cử tri của Điều II, Phần 1, Khoản 2 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Do những hành động phi pháp này, các tiểu bang bị kiện không chỉ làm hà tì sự chính trực của cuộc bầu cử của công dân tại các tiểu bang ấy, nhưng những hành động của họ cũng đã làm hạ giảm giá trị của những cuộc bầu cử của công dân tại tiểu bang nguyên đơn và những tiểu bang khác còn trung thành với Hiến Pháp.”

Ông tòa Paxton và nhóm luật sư của ông ta có thể yêu cầu Tối Cao Pháp Viện thụ lý trực tiếp vụ kiện này thay vì phải thông qua các tòa dưới.

Tổng thống Trump cũng tuyên bố: “Chuyện chưa chấm dứt. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục.” Cuộc chiến đấu của ông được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa tại Quốc Hội. Hơn 120 dân biểu Cộng Hòa tại Hạ Viện đã ký tên trên đơn kiện. Đông đảo quần chúng đứng sau lưng ông tổng thống, nhiệt tình cổ võ.

Theo “poll” mới đây của Fox News thì khoảng 68% phe Cộng Hòa và 36% cử tri tính chung tin rằng cuộc bầu cử đã bị Joe Biden “lấy trộm”. Trong những người ủng hộ ông Trump thì 77% nghĩ là ông Trump đã thắng, 26% cử tri độc lập và 10% phe Dân Chủ cũng nghĩ như vậy.

So sánh với cuộc bầu cử năm 2016 thì sự mất tin tưởng vào kết quả cuộc bầu cử năm nay sâu rộng hơn nhiều sự nghi ngờ bốn năm trước khi ông Trump bất ngờ đánh bại bà Hillary Clinton, ứng cử viên của đảng Dân Chủ, và ông đã bị vu oan là “thông đồng với Nga” để gian lận bầu cử.

Sau cuộc bầu cử năm 2016, 27% cử tri của bà Clinton cho biết họ cảm thấy “mạnh mẽ” rằng ông Trump đã không thắng cử một cách hợp pháp, theo một thăm dò của ABC và Washington Post vào lúc ấy. Đồng thời chỉ có 18% cử tri tính chung nói rằng sự thắng cử của ông Trump là bất hợp pháp.

Ngày thứ bảy 12 tháng 12 hàng chục ngàn người từ nhiều nơi đã đổ về thủ đô Washington với khẩu hiệu “Stop the Steal”, tập họp trước Tối Cao Pháp Viện và Quốc Hội, khí thế hăng say nhưng ôn hòa, trong đó có nhiều dân Mỹ gốc Việt với những lá cờ vàng ba sọc đỏ nổi bật trong biển người.

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên đã thu hút được sự ủng hộ của số đông trong cộng đồng người Việt có mặt trong non nửa thế kỷ trên đất nước này mà hầu hết đã “trùm chăn” nằm nhà trong những ngày bầu cử với “triết lý” rằng Dân Chủ hay Cộng Hòa thì cũng thế”.

Lý do khiến bà con trong cộng đồng ta nay không còn “trùm chăn”  là nhờ các các tờ báo Việt ngữ trong cộng đồng và bài viết của đồng hương trên mạng truyền thông xã hội chỉ ra cho thấy bây giờ không còn chuyện “Dân Chủ hay Cộng Hòa thì cũng thế” như trước kia nữa. Bây giờ nếu Cộng Hòa thua, hay Tổng Thống Trump không tái đắc cử, thì xã hội chủ nghĩa và Cộng sản Tàu sẽ thống trị nước Mỹ”, đúng như cảnh cáo của ông Trump.

Siêu cường dân chủ Hoa Kỳ, thành trì của “Thế giới Tự do”, sẽ biến thành một chư hầu của Tàu cộng, cùng một loại như Venezuela ở Nam Mỹ.

Tối 14 tháng 12,  538 thành viên của Cử tri đoàn đã họp tại thủ phủ các tiểu bang và bỏ phiếu xác nhận Joe Biden là tổng thống đắc cử như kết quả ngày bầu cử 3 tháng 11 với 306 phiếu cử tri đoàn, ông Trump 232 phiếu. Sau khi kết quả được loan báo, ông Biden tuyên bố: “Trong cuộc chiến đấu cho linh hồn nước Mỹ, dân chủ đã thành công.” Nhưng, có vẻ “cuộc chiến đấu cho linh hồn nước Mỹ” chưa chấm dứt.

Các đại biểu cử tri Cộng Hòa tại sáu tiểu bang tranh chấp, hay đong đưa, cũng đã họp cùng ngày để bỏ phiếu cho Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence.

Việc làm này tuy không có ảnh hưởng tức thì tới địa vị của ông Biden, nhưng trong ít ngày nữa ông ta có thể thấy phát ngôn cường điệu của mình là quá sớm và quá lố.

Thực vậy, “chuyện lớn” có thể xảy vào ngày 6.1.2021 khi Quốc hội Hoa Kỳ họp để xác nhận kết quả bầu chọn của cử tri đoàn mà có sự tranh chấp thì Điều II phần 1 của Hiến Pháp và Tu chính án thứ 12 sẽ được áp dụng, và theo sự dự đoán của phe Cộng Hòa thì TT Trump sẽ thắng lớn, sẽ ở lại Tòa Tòa Bạch Ốc thêm bốn năm nữa.

Có thể phe Dân Chủ cũng đã thấy trước như vậy nên ngày 8 tháng 12, bà Cynthia Johnson, đảng Dân Chủ – Michigan, đã dùng Facebook đe dọa sử dụng “quân đội cánh tả” đối phó với những người cộng tác với cuộc điều tra gian lận phiếu và ủng hộ tổng thống Trump. Bà ta đã bị Ủy ban Giám sát Hạ viện của tiểu bang Michigan loại ra khỏi vai trò ủy viên của Ủy ban và đang bị Quốc Hội điều tra.

Chuyện trắc trở trên đây cho thấy nếu Tổng thống Trump thành công, ở lại Tòa Bạch Ốc thêm bốn năm nữa cũng chưa phải là đã yên. Câu chuyện về “Thiết quân luật” đã được dư luận trong và ngoài nước Mỹ nói tới khá nhiều trong những ngày gần đây.

Bài viết về việc này thì đếm không xuể,  xin trích dưới đây một đoạn trong bài của Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên ở Genève, Thụy Sĩ:

(Trích) “Giờ đây, mọi con đường đều dẫn đến Tối cao Pháp viện. Tối cao Pháp viện đã trở thành tâm điểm trong cuộc chiến một mất một còn giữa tinh thần MAGA với thế lực đầm lầy.”

Những gì đang xẩy ra tại Hoa kỳ lúc này không còn hạn hẹp ở việc tranh cử giữa hai cá nhân TT.Trump và Joe Biden vào chức vụ tổng thống nữa, mà dân Mỹ và thế giới đã nhìn thấy, qua những gian lận ăn cắp cuộc bầu cử có tổ chức rộng lớn, đây là một cuộc đảo chánh chủ trương bởi Tầu Cộng và Iran Hồi giáo quá khích môi giới bởi Joe Biden & đảng Dân Chủ thiên tả để tước quyền công dân tự do của người Mỹ và tiêu diệt nền Cộng Hòa Liên Bang Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ. Chính vì vậy mà tất cả những ai cổ võ ủng hộ cho Joe Biden vào chiếm Tòa Bạch Ốc đều phạm tội hợp tác với đảo chánh phá hoại nước Mỹ và phải mang ra trước một Tòa án Quân sự  để xét tội phản quốc này. Đồng thời Tổng Thống đương nhiệm Donald Trump không được quyền, vì bất cứ lý do cá nhân nào, mà thối lui.

Nếu TT Trump thối lui nhường bước cho Joe Biden, đó là “giơ tay hàng địch”, những kẻ thù nội và ngoại thù của Hoa kỳ mà dân chúng Mỹ đã trao cho ông trách nhiệm phải bảo vệ dân & giữ nước Mỹ trước những cuộc tấn công nhằm huỷ diệt Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Quân đội nhập cuộc để bảo vệ những quyền căn bản của người dân  Mỹ và thể chế Tự do Dân chủ của Hiệp Chủ Quốc Hoa kỳ.

TT Trump cũng đã nói đến khả năng ban hành Tình trạng Thiết Quân Luật khi cần. Tướng Flynn đã đề nghị Quân đội Mỹ nhập cuộc để bảo vệ nước Mỹ trước âm mưu đảo chánh có bàn tay ngoại quốc Tầu cộng trực tiếp can thiệp vào(ngưng trích)

Phải chăng “thiết quân luật” mới đúng là “chuyện lớn” mà TT Trump đã nói, và mọi người yêu tự do trong và ngoài nước Mỹ đang trông đợi?

Ký‎ Thiệt

(*) Tổng Nha Tư Pháp (AG Texas), (*) Ken Paxton. Thưa quý độc giả:

Sau khi đã tham khảo với một số văn hữu, luật gia có kinh nghiệm về việc sử dụng từ ngữ liên quan tới chức vụ của Bộ Trưởng Tư Pháp (AG) Hoa Kỳ là Tổng Chưởng Lý Liên bang. Trong khi 50 vị Bộ Trưởng Tư Pháp của 50 tiểu bang cũng là Tổng Chưởng lý (AG).  Một số độc giả quan tâm có đề nghị: Vì cơ cấu tổ chức Hành Pháp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ rộng lớn, gồm 50 tiểu bang và quyền hành của ngành Tư Pháp cũng có tính độc lập. Đo đó, chúng tôi xin phép tạm thời được xử dụng một số chữ nghĩa Việt văn — rất nhân bản của cha ông chúng ta đã cất công sáng tạo và biên soạn hơn 100 qua — trước khi người cộng sản đứng dậy cướp chính quyền và “giải phóng” luôn cả ngôn ngữ Việt.  Từ đó đến nay,  ngôn ngữ và từ ngữ của nền văn hóa Việt thanh tao và trong sáng ấy đã bị thay đổi, thay thế một cách tội nghiệp, nếu không muốn nói là ngô nghê. Vài hàng thô thiển,  dám mong được đóng góp mọn ý đến quý độc giả và văn hữu 4 phương để rộng đường dư luận.

Kính, www.baotgm.com 

“Nếu chúng ta không đi bầu, chúng ta sẽ mất nước”

 Ký Thiệt: – Trên đây là lời cảnh cáo của Nghị sĩ Kelly Loeffler nói với cử tri Cộng Hòa tại Georgia trong cuộc biểu dương lớn với sự góp mặt của hàng chục ngàn người tại Phi trường Valdosta vào buổi chiều ngày 5 tháng 12 mà TT Donald Trump là diễn giả chính để vận động cho bà Loeffler và Nghị sĩ David Perdue trong cuộc bầu lại (runoff) vào ngày 5.1.2021 tại Georgia.

Tại cuộc biểu dương này ông Trump cũng nói: Cộng sản và Xã hội Chủ nghĩa sẽ thắng nếu cử tri Georgia không đi bầu.

Sở dĩ có lời đốc thúc này vì cử tri Georgia bị đòn phản tuyên truyền ném đá giấu tay, một số người ủng hộ ông Trump đang bàn nhau tẩy chay cuộc bầu lại để “trừng phạt” Thống đốc Georgia Brian Kemp (Cộng Hòa) đã không chỉnh sửa sự gian lận xảy ra trong cuộc bầu tổng thống hôm 3/11.

Cuộc “bầu lại” này của hai nghị sĩ Cộng Hòa chống lại hai đối thủ đảng Dân Chủ Jon Ossoff và Raphael Warnock quan trọng không kém cuộc chiến đấu để đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống tại Georgia.

Cuộc bầu lại này vô cùng quan trọng vì kết quả sẽ quyết định Cộng Hòa hay Dân Chủ kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ ít nhất là trong hai năm tới. Quan trọng tới nỗi số tiền hai bên đã chi vào mục quảng cáo đã lên tới 329 triệu đô-la.

Tối chủ Nhật 6 tháng 12 vừa qua, trong cuộc tranh luận với đối thủ Raphael Warnock, Nghị sĩ Kelly Loeffler đã giải thích lời cảnh cáo của bà ngày hôm trước:

 Những người thuộc đảng Dân Chủ muốn thay đổi nền móng của nước Mỹ, và tay sai để thay đổi là đối thủ của tôi đây, Raphael Warnock, kẻ đã tấn công cảnh sát từ trên bục giảng nhà thờ, kẻ đã tấn công quân đội của chúng ta, kẻ đã đồng ý tăng thuế những người dân Georgia cần cù lam lũ.

Dân biểu Raphael Warnock, một mục sư da đen đã có nhiều liên hệ với cộng sản. Năm 1995, khi còn là một mục sư trẻ, Warnock đã hợp tác với một nhà thờ tại Harlem để mời Fidel Castro tới bục giảng của nhà thờ này. Năm 2011, từ trên bục giảng nhà thờ, Warnock đã ca ngợi Troy Davis, kẻ bị tử hình về tội giết chết một sĩ quan cảnh sát ở Savannah, là một “Thánh tử đạo và chiến sĩ chân đất”. Ông ta cũng nói một cách hùng hồn với đạo hữu rằng một người không thể phục vụ Chúa và phục vụ quân đội cùng một lúc.

Cựu Tổng thống Obama đã lên tiếng bênh vực Warnock, gọi những lời kết tội ông Mục sư Warnock là “rác rưởi”.

Để hiểu rõ tầm quan trọng của cuộc bầu lại này, có lẽ nên nghe thêm lời ông Newt Gringrich, cựu Chủ tịch Hạ Viện, khi ông xuất hiện trên Breitbart News Daily và được hỏi ông có thông điệp gì muốn nói với những người ủng hộ TT Trump tại Georgia.

Ông Gringrich đã nói với những người ủng hộ Trump đang nghĩ tới việc tẩy chay cuộc bầu lại rằng “tương lai của Hoa Kỳ” đang như chỉ mành treo chuông. Ông nói:

Newt Gingrich (@newtgingrich) | Twitter

“Thông điệp của tôi rất đơn giản. Tương lai của Hoa Kỳ tùy thuộc vào kết quả vụ bầu lại hai nghị sĩ của Georgia vào Thượng viện Hoa Kỳ. Nếu bạn không muốn một nước Mỹ thiên tả cực đoan bị khống chế bởi những thẩm phán cánh tả với sưu cao thuế nặng, với chính sách làm vừa lòng Tàu cộng, và nếu bạn không thích loại tương lai như vậy, thì bạn phải ra khỏi nhà và bỏ phiếu. Và nói một cách thẳng thắn, bạn phải tình nguyện làm một người quan sát tại phòng phiếu và bảo đảm cuộc bầu cử không bị lấy trộm. Nhưng tôi nghĩ những điều này là sinh tử và tôi không nghĩ là chúng ta có thể đánh giá thấp cuộc bầu lại hai nghị sĩ của Georgia cho Thượng Viện.”

Nếu phe Dân Chủ thắng cả hai cuộc đua, Thượng viện sẽ chia đôi 50-50 đồng đều giữa Dân Chủ và Cộng Hòa. Và, nếu Joe Biden trở thành tổng thống, thì Phó Tổng thống Kamala Harris có thể bỏ lá phiếu quyết định để hủy bỏ lệ “filibuster”, công nhận Washington D.C. và Puerto Rico là hai tiểu bang, và tăng thêm số thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện.

Nhưng nếu đảng Cộng Hòa chỉ thắng một trong hai vụ bầu lại, thì có thể tiếp tục nắm đa số tại Thượng Viện và ngăn chặn lịch trình xã hội chủ nghĩa của phe Dân Chủ. Đó là l‎ý do vì sao TT Trump phải tới Georgia để vận động cho hai Nghị sĩ Loeffler và Perdue của đảng Cộng Hòa, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến đấu để đảo ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống với đầy dẫy bằng chứng gian lận.

Cuộc chiến đấu của TT Trump và nhóm luật sư của ông trên mặt trận pháp lý để lật ngược kết quả dự phóng của cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 đã thất bại tại sáu tiểu bang then chốt – Arizona, Georgia, Michigan, Minnesota, Nevada và Wisconsin. Arizona là tiểu bang sau cùng ngày 4 tháng 12 vừa qua tòa án tiểu bang đã bác đơn kiện của bà Kelli Ward, chủ tịch đảng Cộng Hòa tại Arizona, khởi tố vì lý do những phiếu bầu cho TT Trump đã bị chuyển sang cho Joe Biden.

Rudy Giuliani says he got 'celebrity' coronavirus treatment, advice from  president's doctor - ABC News

Tuy nhiên, Luật sư Rudy Giuliani nói rằng ông ta không thối chí và rằng có con đường để đi vòng quanh những trở ngại này. Ông nói trong chương trình của Hannity trên Fox News tối thứ sáu 4 tháng 11 vừa qua: “Hiến Pháp Hoa Kỳ cho các tiểu bang đặc quyền quyết định về những cuộc bầu cử tổng thống. Thực ra, nếu chúng ta quay trở lại hỏi các Cha già Lập quốc, họ sẽ nói chúng ta đang phạm một lỗi lầm.Việc này nên được ném thẳng tới Hạ viện và Thượng viện tại mỗi tiểu bang và họ nên mở các cuộc điều trần, họ nên có những yếu tố cụ thể và họ nên quyết định sự chính đáng của một cuộc bầu cử.”

Mặt khác, Luật sư Sidney Powell cũng nói rằng còn nhiều thì giờ cho nhóm luật sư của TT Trump để đảo ngược kết quả của cuộc bầu cử tổng thống 2020.

Trump Lawyer Sidney Powell Calls On Americans To Fix Election Issues Now Or  There Will Never Be Free Elections In The Future : US : Christianity Daily

Xuất hiện trong chương trình “Stinchfield” của Newsmax TV ngày 4 tháng 12, bà Powell nói: “Hạn chót ngày 8 tháng 12 không áp dụng với vụ gian lận. Chúng tôi có ít nhất là tới ngày 14 tháng 12. Chúng tôi có thể nạp thêm đơn kiện. Hôm nay tòa án tại Michigan hay Wisconsin vừa cho chúng tôi án lệnh nhìn nhận việc đó. Những vụ này không thuần túy là tranh chấp về bầu cử trong đơn kiện. Đây là những vụ kiện về những gian lận quy mô lớn có thể gác qua một bên những kết quả của cuộc bầu cử vì sự gian lận này bất cứ lúc nào. Các tiểu bang không nên chứng thực những kết quả bầu cử trong khi có tố cáo gian lận.”

Ông Trump yêu cầu tòa án loại bỏ hơn 221 ngàn lá phiếu bất hợp lệ tại hai quận hạt theo đảng Dân Chủ đông đảo nhất của tiểu bang.

Trong khi mặt trận pháp lý chưa ngả ngũ, tin Newsmax cho biết có 222 dân biểu Cộng Hòa không nhìn nhận Joe Biden là “tổng thống đắc cử”. Dân biểu Mo Brook của Alabama trả lời trong một cuộc phỏng vấn, nói rằng ông ta sẽ chống đối những cuộc bỏ phiếu do cử tri đoàn của Joe Biden vào tháng tới và đang nhận được sự yểm trợ của nhiều bạn đồng viện Cộng Hòa trong nỗ lực cuối cùng để xoay cuộc bầu cử cho ông Trump.

Vào ngày 2 tháng 12 TT Trump đã gửi đi một thông điệp được thu vào video tại Tòa Bạch Ốc mà ông nói là có lẽ quan trọng nhất từ trước tới nay, trong đó ông nhắc nhở công dân Mỹ: “Tôi không có bổn phận nào cao hơn là bảo vệ luật pháp và Hiến Pháp Hoa Kỳ.” Tiếp đó, ông cam kết sẽ đẩy mạnh chiến dịch phơi bày sự gian lận bầu cử tại nhiều tiểu bang, và nói rằng hệ thống bầu cử của quốc gia “đang ở dưới sự tấn công có phối hợp và bị nguy khốn” do những đối thủ của mình.

Ông nói tiếp: “Chúng ta sẽ bảo vệ sự trung thực của việc bỏ phiếu bằng cách bảo đảm rằng mỗi lá phiếu hợp lệ đều được đếm, và không lá phiếu bất hợp lệ nào được đếm. Những thủ tục của Hiến Pháp phải được để cho tiếp tục thi hành.” Ông nói người dân Mỹ đã “chứng kiến một nỗ lực tổng hợp để làm dấu Thánh cho một kẻ thắng cuộc, ngay cả trong lúc nhiều tiểu bang then chốt vẫn còn đang đếm phiếu.” Và: “Tôi sẵn sàng chấp nhận bất cứ kết quả chính xác nào của cuộc bầu cử, và tôi hy vọng Joe Biden cũng như vậy. Nhưng chúng ta đã có bằng chứng. Chúng ta đã có hàng chục ngàn phiếu nhiều hơn số phiếu cần thiết để đảo ngược tất cả những tiểu bang mà chúng ta đang nói tới.”

Ông Trump kêu gọi một cuộc “tái kiểm toàn bộ” theo thủ tục tư pháp tất cả phiếu bầu gửi qua bưu điện tại những tiểu bang có tranh chấp. Ông kêu gọi duyệt xét lại kết quả bầu cử tại tất cả những tiểu bang có sử dụng hệ thống bầu cử Dominion.

Ông tổng thống nói chiến dịch pháp lý‎ của ông sắp sửa đi tới chỗ “bảo đảm rằng người dân Mỹ có thể đặt niềm tin vào cuộc bầu cử này và vào tất cả các cuộc bầu cử trong tương lai.” Ông nói: “Chúng ta từng có cái được gọi là ‘Ngày Bầu cử’. Bây giờ chúng ta có những ngày, những tuần, những tháng bầu cử, và rất nhiều điều tồi tệ đã xảy ra trong giai đoạn nực cười này, đặc biệt là khi người ta phải chứng minh gần như không có gì để hành xử đặc quyền lớn nhất của chúng ta, quyền bầu cử.”

Thông điệp dài 46 phút của TT Trump đã đem lại niềm tin cho 74 triệu cử tri (?) đã bỏ phiếu cho ông và được cư dân mạng ca ngợi rất nhiều trên truyền thông đại chúng, trong khi “truyền thông dòng tà” hằn học đả kích, chê bai, dè bỉu, chế giễu, giống như những gì họ đã làm đối với ông tổng thống Mỹ trong suốt bốn năm vừa qua.

Tờ The New York Times gọi thông điệp của TT Trump là “46 phút công kích”. AP thì bác bỏ những gì ông tổng thống nói vì “chỉ nhai lại những cáo buộc vô căn cứ về chuyện bầu cử gian lận” chứng tỏ ông tổng thống “càng ngày càng xa rời thực tại.” CNN: “46 phút đó chứng tỏ Donald Trump nguy hiểm ra sao cho nền dân chủ.”

Trong khi những người làm truyền thông một cách thấp hèn, gian trá, mà có lần TT Trump đã gọi bọn người này là “kẻ thù của dân Mỹ”, đang kết bè kéo cánh vì động cơ đen tối, làm suy yếu chính quyền của nước mình, thì một “tờ báo nhỏ”, tờ “The Epoch Times”, thường có những bài giá trị, tin tức trung thực, bình luận khách quan, không thành kiến, không thiên vị.

Gần đây, Epoch Times có đăng những bài liên quan đến cuộc bầu cử tại Mỹ với nhiều tin tức đặc biệt, nhất là về vai trò của Trung cộng đang khuynh loát chính trường nước Mỹ mà ông John Ratcliffe, Giám đốc Tình báo Quốc gia, vừa lên tiếng báo động trong một bài viết nói rằng: “Bắc Kinh có tham vọng khống chế Hoa Kỳ và phần còn lại của hành tinh này về kinh tế, quân sự và kỹ thuật. Không có ranh giới về luân lý và đạo tắc nào ngăn cản được cuộc mưu tìm quyền lực của họ.

National Counterintelligence Executive William Evanina Delivers Economic  Espionage Lecture Nov. 12 At Wilkes University - Wilkes University

Bill Evanina, Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh cũng cho biết Trung cộng đã bắt đầu nhắm vào các viên chức Mỹ được đề cử giữ những chức vụ trong chính quyền Joe Biden sắp tới.

Bài viết trên tờ Epoch Times đề ngày 2 tháng 12 dựa trên bài tham luận của Trạch Đông Thăng (Di Dongsheng), một giáo sư và phó khoa trưởng Trường Nghiên cứu Bang giao Quốc tế thuộc Viện Đại học Nhân dân ở Bắc kinh. Bài tham luận này được đọc ngày 28 tháng 11 trong chương trình phát sóng trực tiếp của “Guan Video Studio” có trụ sở tại Thượng Hải, trong đó ông ta nói rằng Trung cộng đã ảnh hưởng đến những chính sách của Mỹ trong nhiều thập niên qua một đường dây được ngụy trang là “những người bạn cũ” – cảm tình viên và người ủy nhiệm – đã xâm nhập tới tầng lớp cao nhất của chính quyền Hoa Kỳ và những định chế tài chính trước khi có chính quyền của Donald Trump.

Trạch Đông Thăng nói rằng đảng Cộng sản Tàu đã giúp Hunter Biden, con trai của Joseph R. Biden, đạt được những thương ước với người Tàu. Ông ta nói rằng vì ảnh hưởng đến Hoa Kỳ nên không thể cung cấp nhiều chi tiết hơn về những hoạt động của điệp viên Tàu mà không gây hại đến căn cước của họ. Tuy nhiên, ông ta nói rằng cuộc chiến tranh mậu dịch của TT Trump đã đảo lộn mối liên lạc chặt chẽ trong nhiều thập niên giữa Washington và Bắc Kinh nhờ đường dây người ủy nhiệm trở nên dễ dàng.

Trong nội dung video bài tham luận này Trạch Đông Thăng đã tiết lộ nhiều chuyện chưa ai biết, mà có người gọi là “không đánh mà khai”, để cuối cùng lại nói: “Bây giờ, tôi sẽ thả một quả bom: Bởi vì chúng tôi còn có người ở trong cơ cấu cốt lõi của quyền lực Mỹ, chúng tôi có những người bạn cũ. Tôi không thể bán đứng những người này.”

Vậy thì mục đích của bài tham luận ác ôn này là gì? Để hù người Mỹ? Hay để “chơi” cha con ông Biden?

Cái video bài tham luận này của Trạch Đông Thăng được phổ biến trên truyền thông đại chúng, và đã bị rút ra ngay. Tuy nhiên, những bản sao của cái video đã tồn tại và đã gây tiếng vang trên “tờ báo nhỏ” The Epoch Times, trong khi các đại nhật báo, các hệ thống truyền hình khổng lồ ở Mỹ không tìm đâu ra thúng để che mặt, nếu họ còn có khả năng biết “đỏ mặt”.

Ngày thứ hai 7 tháng 12, trước mặt những nhà báo này tại Tòa Bạch Ốc, TT Trump đã nói: “Tôi nghĩ hồ sơ vụ kiện gian lận bầu cử đã hoàn tất. Và bây giờ chúng tôi nghĩ xem phải làm gì về chuyện đó. Nhưng qu‎ý vị sẽ thấy rất nhiều chuyện lớn xảy trong vài ngày sắp tới.”

“Chuyện lớn” là chuyện gì?

Ký Thiệt

“Nếu chúng ta không đi bầu, chúng ta sẽ mất nước” – Báo Thế Giới Mới (baotgm.net)

Bản tin ngày 18-12-2020

BTV TIỄNG DÂN

Biển Đông

Lại thêm bản đồ có “đường lưỡi bò” ngang nhiên xuất hiện trên lãnh thổ VN: Công ty Tân Cương treo 3 bản đồ có đường chín đoạn, trang Diễn Đàn Doanh Nghiệp đưa tin. Công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, cùng với Phòng An ninh kinh tế và Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh này, kiểm tra và phát hiện, tại phòng làm việc riêng của Tổng GĐ Công ty Tân Cương người TQ ở khu công nghiệp Lai Cách, treo 3 bản đồ có đường 9 đoạn, vi phạm chủ quyền biển đảo VN.

Bản đồ có đường lưỡi bò bị lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương phát hiện, thu giữ. Ảnh: Công an tỉnh Hải Dương/DĐDN

Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố hải quân sẽ ‘cương quyết hơn’ ở Biển Đông, báo Thanh Niên dẫn tin từ AFP. Quân đội Mỹ vừa cảnh báo rằng, các tàu chiến của nước này sẽ “quả quyết hơn” trong hoạt động đối phó với những hành vi vi phạm luật quốc tế, đồng thời nêu đích danh TQ với tham vọng bành trướng ở Biển Đông.

Trong tài liệu xác lập các mục tiêu trong những năm tới cho Hải quân, Thủy quân lục chiến và Tuần duyên, Lầu Năm Góc lưu ý, một số nước, nhất là TQ và Nga, thách thức sự cân bằng quyền lực tại các khu vực trọng yếu và muốn phá hoại trật tự thế giới hiện tại: “Các lực lượng hải quân của chúng ta trên toàn cầu đã gặp phải các tàu chiến của Trung Quốc và Nga hằng ngày”.

Báo Người Lao Động có bài: Mỹ công bố “chiến lược kìm chân” Trung Quốc ở biển Đông. Phía Mỹ chỉ tiết lộ, trong chiến lược đối phó TQ có mục tiêu “hiện đại hóa các tàu nhỏ hơn, nhanh hơn và thậm chí được điều khiển từ xa” và “điều tàu đến khu vực thường xuyên hơn để thực hiện hoạt động tự do hàng hải”.

Mỹ cũng cáo buộc TQ “tấn công mạng quân sự và dân sự, hỗ trợ lực lượng hải quân ngụy trang thành tàu dân sự, quân sự hóa các đảo tranh chấp ở biển Đông, xây dựng khả năng tác chiến chiến lược, vũ trụ, không gian mạng, điện tử và tâm lý chiến tranh và gây áp lực kinh tế cho các nước nhỏ”.

Mời đọc thêm: Biển Đông : Hải Quân Mỹ sẽ đáp trả thái độ hung hăng của Trung Quốc (RFI). – Cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc quyết liệt hơn (NLĐ). – Mỹ tung kế hoạch ngăn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông (VTC). – Mỹ sẽ quyết đoán hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông (TG&VN). – Biển Đông giữa trùng điệp chiến đấu cơ tối tân (TN). – Doanh nghiệp Trung Quốc lại treo bản đồ có ‘đường lưỡi bò’ (ĐV).

Tin chính trường

Hôm nay là ngày làm việc thứ 5 và cũng là ngày bế mạc Hội nghị Trung ương 14. VOV dẫn lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Trung ương nhất trí cao nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Phát biểu bế mạc hội nghị, ông Trọng đã khẳng định:

“Hội nghị Trung ương 14 đã đạt được sự thống nhất rất cao đối với các nội dung cơ bản và đặc biệt hệ trọng đó là hoàn thiện các văn kiện, chương trình, quy chế làm việc, quy chế bầu cử Đại hội lần thứ XIII của Đảng và nhất là biểu quyết giới thiệu nhân sự tái cử và tham gia lần đầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư”.

VTV có clip: TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu quan trọng bế mạc Hội Nghị Trung Ương 14.

Cụm từ “nhất trí cao” của ông Trọng được hầu hết các báo “lề đảng” dẫn lại. VTC dẫn lời Tổng Bí thư: Trung ương nhất trí cao nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Báo Tuổi Trẻ có bài: Nhất trí cao nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII. Báo Lao Động viết: Trung ương nhất trí cao nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII. VietNamNet có bài: Trung ương biểu quyết nhất trí rất cao nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới

“Dàn đồng ca” của bộ máy tuyên truyền chế độ thi nhau dẫn lại từng chữ của ông già “hai ghế”, khiến cho mấy cụm từ “nhất trí cao”, “thống nhất cao” đã tràn ngập báo “lề đảng” hôm nay. Còn tình hình thực tế có thật sự “nhất trí cao”, hay đấu đá nhau như thế nào, thì những người tham dự đều biết.

Lưu ý, trong “dàn đồng ca” vẫn có báo “lạc giọng”, như báo Người Lao Động đưa tin: Hội nghị Trung ương 14 kết thúc sớm hơn dự định tới 2 ngày. Chiều nay, tựa bài báo đó đã đổi thành: Trung ương Đảng nhất trí rất cao nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII, để đồng điệu với “dàn đồng ca”, nhưng tựa gốc của bài báo vẫn thể hiện trên kết quả tìm kiếm của Google sau đây:

Ảnh chụp màn hình bài trên báo Người Lao Động có tựa gốc là “Hội nghị Trung ương 14 thành công tốt đẹp, kết thúc sớm hơn 2 ngày”.

Thông tin “kết thúc sớm hơn 2 ngày” có gì không ổn để một tờ báo “lề đảng” phải vội đổi tít? Phải chăng, lời đồn lan truyền trong dư luận mấy ngày qua, rằng bác Cả muốn “phủ đầu”, đánh nhanh rút gọn, không cho các phe nhóm ủ mưu? Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, sức khỏe bác Cả đã yếu, khó có thể họp hành liên tục suốt 6 ngày, dù trước đó thông báo chương trình làm việc của hội nghị dự kiến kéo dài đến ngày 20/12.

Nhìn lại thời gian làm việc trong 4,5 ngày qua, có thể thấy phe bác Cả hầu như “độc chiếm diễn đàn”. Ngày 14/12, Tổng – Chủ Trọng phát biểu khai mạc rồi điều hành hội nghị. Ngày 15/12, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành hội nghị. Ngày 16/12, “đệ tử ruột” của bác Cả, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng điều hành ngày làm việc thứ ba. Ngày 17/12, Tổng – Chủ Trọng lại điều hành hội nghị. Đến sáng nay thì cũng Tổng – Chủ phát biểu bế mạc.

Trong tình hình các phe nhóm đang tranh thủ từng thủ thuật để chuẩn bị “so găng”, từ vận động người phe mình đến tố cáo, bắt bớ người của phe đối thủ, VOV có bài: Ngăn chặn “vận động không lành mạnh” tại Đại hội XIII của Đảng. Ông Trọng hứa hẹn sẽ “kiên quyết khắc phục tình trạng tiêu cực, không lành mạnh như: gặp gỡ, trao đổi và vận động vì lợi ích cá nhân tại Đại hội”.

Ông Nguyễn Đức Hà, cựu Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng bình luận: “Hiện tượng vận động phiếu bầu, vận động tín nhiệm… là vi phạm nguyên tắc bầu cử. Nếu chỉ cài ý đồ cá nhân vào, chỉ lợi dụng một chút cá nhân dứt khoát sẽ ‘bùng’ ra và sẽ phức tạp. Cho nên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn rất mạnh phải lấy mục đích trên hết”. Vẫn là thái độ cho rằng, chỉ có phe mình “trong sạch”, “liêm khiết”, còn lại đều “không lành mạnh”.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng – Chủ Trọng thông báo, nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII được quyết định tại Hội nghị T.Ư 15, báo Thanh Niên đưa tin. Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự “tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện các phương án nhân sự” để báo cáo Ban Chấp hành TƯ xem xét, quyết định tại Hội nghị TƯ 15 sắp tới. Hội nghị TƯ 15 sẽ là hội nghị cuối cùng, định đoạt nhân sự cho Đại hội 13 sẽ tổ chức vào cuối tháng 1/2021. 

Mời đọc thêm: Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng bí thư tại Hội nghị TW 14 (PLTP). – Hình ảnh Bế mạc Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (TTXVN). – Trung ương ‘nhất trí rất cao’ về nhân sự tham gia Bộ Chính trị (VNE). – Hội nghị T.Ư 15 sẽ xem xét nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII (GT). – Hoàn thiện phương án nhân sự cấp cao ở Hội nghị Trung ương 15 (Zing). – Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII được tiến hành rất công phu, bài bản, chu đáo (TBTC). 

Ngày xử thứ 5 trong lần ra tòa thứ 4 của Đinh La Thăng

Phiên xử vụ sai phạm dự án cao tốc TP HCM – Trung Lương bước sang ngày thứ 5. Ông Đinh La Thăng bị viện kiểm sát đề nghị mức án 10 – 11 năm tù, báo Thanh Niên đưa tin. Cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường bị đề nghị mức án từ 6 đến 7 năm tù. Cả hai bị cáo đều bị buộc tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Cựu thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ, tức Út “trọc”, cựu Phó TGĐ Tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng, bị VKS đề nghị mức án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 13 – 14 năm tù, tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, tổng hợp hình phạt là chung thân. 

Zing có đồ họa: Mức án đề nghị với Út ‘Trọc’ và 19 bị cáo vụ cao tốc Trung Lương.

Đáp lại các luận điểm buộc tội của VKS, Đinh La Thăng tiếp tục phản bác cáo trạng. VietNamNet dẫn lời ông Đinh La Thăng: Cáo trạng ‘gắp lửa bỏ tay người’. Các LS bào chữa cho bị cáo Thăng đều khẳng định, thân chủ của họ không phạm tội, không tác động để bị cáo Hệ trúng đấu giá quyền thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đồng thời đề nghị HĐXX áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội đối với ông Thăng.

Tự bào chữa cho mình, bị cáo Thăng nói: “Tôi bác bỏ cáo buộc của VKS, bởi đó là cáo buộc trên trời, quy chụp, gắp lửa bỏ tay người. Hoàn toàn không có căn cứ, không đúng luật, vô cảm… Việc phân công dự án này, là phân công theo lĩnh vực cho các thứ trưởng, tôi không giao trực tiếp cho Tổng công ty Cửu Long. Cáo trạng truy tố tôi giao trực tiếp cho Tổng công ty Cửu Long là hoàn toàn không có”.

VnExpress dẫn lời cầu xin của ông Đinh La Thăng: ‘Hãy đối xử với tôi công bằng’. Ông Thăng kể về tình cảnh trong tù: “Hằng ngày tôi phải chịu tù đày, tra tay vào còng, phơi mặt trên báo. Vì vậy, theo quyền và luật, HĐXX hãy cho tôi được nói và được nói sự thật”. Ông Thăng cho rằng, nếu chỉ dựa vào mấy văn bản ông đã ký mà bắt tội được thì tất cả Bộ trưởng ở VN đều có tội: “Cho nên tôi đề nghị HĐXX hãy đối xử công bằng với tôi như một người bình thường và như các bộ trưởng khác”.

VTC có clip dẫn lời phản đối của ông Đinh La Thăng: Cáo trạng “gắp lửa bỏ tay người”.

Còn nhớ, trong lần ra tòa thứ 2 hồi cuối tháng 3/2018, tại phiên tòa xử vụ sai phạm ở PVN và PVC, trong tình cảnh bị gán tội, bị các thuộc cấp đổ trách nhiệm, ông Thăng đã phải cầu xin: “Hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người”. Hơn 2 năm sau, ông Thăng lại phải tiếp tục xin: “Hãy đối xử với tôi công bằng”.

Những lời cầu xin đó cho thấy, sự tàn khốc của những phiên tòa được lập ra để hợp thức hóa việc thanh trừng nội bộ, đến độ cả các cựu quan chức cao cấp cũng phải cầu xin sự khoan dung từ chính đồng đảng của họ. Qua đó có thể thấy tính chất vi phạm tố tụng, vi phạm nhân quyền của tòa án VN. Đúng là ông Thăng có tội, nhưng nếu được xử công minh, không bỏ lọt tội, thì không thể bỏ qua cho người đứng sau tất cả những sai phạm có liên quan đến ông Thăng.

Bằng chứng vi phạm nhân quyền trong các phiên tòa “bỏ túi” ở VN đối với các tội phạm chính trị, đều lên báo “lề trái” trong mấy năm qua, còn lời ông Thăng phản đối cáo trạng suốt 3 ngày nay cũng có nội dung tương tự: Cáo trạng không căn cứ, không bằng chứng, chỉ có mục đích quy chụp nhằm đổ tội lên đầu người khác.

Nhưng ông Thăng cũng nên nhìn lại thời điểm chưa bị “nhập kho”, chính ông đã đứng sau các vụ đàn áp biểu tình rất khốc liệt ở thành Hồ. Những người bị đánh đập, bị tạm giam, bị hành hạ khi tham gia biểu tình ôn hòa, do lệnh của ông Thăng lúc còn làm Bí thư thành Hồ, đều đã trải qua sự vi phạm nhân quyền, tương tự như những gì ông Thăng đang chịu đựng. Không biết ông có nhận ra quả báo mà ông đang lãnh, sau gần một đời cam tâm làm tay sai cho chế độ đảng trị bạo quyền? 

***

Zing dẫn lời cựu thứ trưởng Bộ GTVT: Tôi làm sao biết hồ sơ của Út ‘Trọc’ là giả. Cáo trạng vụ án cáo buộc bị cáo Nguyễn Hồng Trường đã biết hồ sơ công ty của Út “trọc” làm giả số liệu tài chính, không đủ điều kiện tham gia đấu giá nhưng vẫn được ký duyệt, ông Trường phản bác lại lời cáo buộc: “Tôi làm sao biết đó là hồ sơ giả. Cấp dưới trình thì tôi ký và chỉ hỏi là ‘đã xem kỹ chưa’. Tôi tin tưởng vì có cả tổ thường trực giúp việc”.

Cựu Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường (ngồi cạnh ông Thăng) trong phiên tòa hôm nay. Ảnh: Zing

Mời đọc thêm: Đề nghị phạt ông Đinh La Thăng 10-11 năm tù, Đinh Ngọc Hệ chung thân (LĐ). – Bị cáo Đinh La Thăng và luật sư không đồng tình với cáo buộc của Viện kiểm sát (CL). – Luật sư: Không thất thoát sao buộc tội ông Đinh La Thăng? (PLTP). – Ông Đinh La Thăng muốn được đối xử như người bình thường, đề nghị chứng minh mình sai (VNF). – Ông Đinh La Thăng nói không hiểu mình sai chỗ nào (ĐV). – Ông Nguyễn Hồng Trường: ‘Tôi không biết hồ sơ giả’ (VNE).

Tin nhân quyền

Tình hình đàn áp tôn giáo ngày càng căng thẳng, ở Gia Lai: Công an xóa bỏ hoàn toàn đạo Hà Mòn, ngăn chặn phục hồi Tin lành Đê ga của người Tây Nguyên, RFA đưa tin. Công an tỉnh Gia Lai thừa nhận, họ đã “xoá bỏ hoàn toàn đạo Hà Mòn và ngăn chặn sự phục hồi của Tin lành Đê ga, FULRO của người Tây Nguyên. Tin này được công bố trong Hội nghị tổng kết công tác 2020 và triển khai chương trình công tác năm 2021 của công an tỉnh hôm 18/12 ở thành phố Pleiku”.

Đạo Hà Mòn và Tin lành Đê ga là những đạo khá phổ biến của những người sắc tộc Tây Nguyên theo Thiên Chúa giáo, nhưng không được chính quyền CSVN thừa nhận.

Nhà hoạt động Trịnh Kim Tiến bình luận về vụ bắt giữ nhà báo Trương Châu Hữu Danh: “Tôi quan tâm đến điều 331 (258 cũ), điều luật mơ hồ, bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của nhà báo Trương Châu Hữu Danh hơn là việc thắc mắc vì sao anh ấy bị bắt. Chúng ta đã chiến đấu không ít năm để chống lại, để phản đối điều luật này vì nó vi Hiến và chà đạp lên quyền công dân của chúng ta. Ngày hôm nay, nó vẫn tiếp tục được sử dụng để bịt miệng, để bỏ tù những người dám nói trong xã hội”.

VOA có bài: Khi các đại tập đoàn công nghệ Mỹ ‘thỏa hiệp’ với chính quyền Việt Nam. Bài viết nhắc lại sự kiện sáng 9/1/2020, lúc công an Hà Nội đưa quân về đàn áp người dân xã Đồng Tâm, bà Bùi Thị Minh Hằng quay livestream cuộc điện thoại với một người cháu của ông Kình, người này có đứa con 3 tháng tuổi bị ngạt hơi cay. Ngay sau đó, các đường link livestream của bà Hằng trên cả Facebook và YouTube đã bị xóa, còn bà Hằng bị công an tạm giữ 8 tiếng đồng hồ. 

VOA cho biết, Facebook không trả lời yêu cầu bình luận của đài về những tiêu chí hoạt động của họ ở VN và liệu họ có “thoả hiệp” với chính quyền VN trong việc kiểm duyệt thông tin hay không. Còn đại diện của Google thừa nhận, họ “có các chính sách rõ ràng đối với các yêu cầu xóa gỡ (đăng tải) từ các chính phủ trên thế giới”.

Mời đọc thêm: Tôi đã thấy Trương Châu Hữu Danh làm gì trong năm 2020 trong tư cách thành viên Page Báo Sạch? (FB Nguyễn Đăng Khoa). 

***

Thêm một số tin: Ông Trương Văn Phước: ‘Đừng quá bi quan khi bị dán mác thao túng tiền tệ’ (VNE). – Chuyển đổi 174 ha đất rừng làm sân golf ở Gia Lai không làm mất cây thông nào? (TP). – PV Ngày Nay bị đối tượng liên quan đến đường dây làm sổ đỏ giả dọa chém khi tác nghiệp tại Trảng Bom (NN). – Một ‘Quan điểm thứ hai’ từ Bắc Kinh (RFA). – Đồng bằng sông Cửu Long và dòng người di cư (FB Nguyễn Ngọc Chu). – Ai đã và đang giết Đà Lạt? (FB Nguyễn Đình Bổn). – Cơ quan, tổ chức Mỹ bị hack: Trump im lặng, Biden đứng ra trả đũa? (VOA). – Romney nhắn Trump: ‘Phản đối việc Nga tấn công mạng đi chứ!’ (NV).  

Powered by Blogger.