Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Điều gì đã khiến ông Donald Trump trở thành "Nhân vật của năm"

Wednesday, December 7, 2016 // , ,


HƯƠNG CHERRY, THEO TRÍ THỨC TRẺ 09:19 08/12/20160

Tân Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump đã được tạp chí danh tiếng TIME Magazine bình chọn là Nhân vật của năm 2016.

Theo thông lệ, hàng năm tạp chí TIME Magazine của Mỹ đều tiến hành bình chọn một người có sức ảnh hưởng lớn nhất tới những sự kiện quan trọng và tôn vinh họ là "Nhân vật của năm".
Vượt mặt hàng loạt đối thủ nặng ký khác, ông Donald Trump đã giành ngôi vị cao quý nhất và đánh bại hàng loạt các nhân vật tầm cỡ như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - ông Recep Tayyip Erdoğan, nữ ca sĩ Beyoncé, nhóm nhà khoa học đi tiên phong trong công nghệ chỉnh sửa gen hay cựu Ngoại trưởng Mỹ - bà Hillary Clinton.
Điều gì đã khiến ông Donald Trump trở thành Nhân vật của năm - Ảnh 1.
Tạp chí danh tiếng Time vừa quyết định chọn Donald Trump là "Nhân vật của năm".
Theo tạp chí TIME, ông Trump đã góp phần thay đổi hoàn toàn bầu không khí chính trị tại Mỹ.
Dẫu đưa ra hàng loạt phát ngôn gây sốc, thể hiện cái nhìn không công bằng và phân biệt đối xử với phụ nữ, người nhập cư, người gốc Mexico, người Hồi giáo nhưng tân Tổng thống mới đắc cử lại mang tới cho con người ta một góc nhìn hoàn toàn mới.
Bằng những khẩu hiệu như "Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại" cùng xu hướng toàn cầu hóa đang được một bộ phận không nhỏ người dân tại xứ cờ hoa nhiệt tình ủng hộ, ông Trump đã đánh bại bà Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng một cách đầy bất ngờ.
Điều gì đã khiến ông Donald Trump trở thành Nhân vật của năm - Ảnh 2.
Tân Tổng thống Mỹ đang chăm chú trả lời phỏng vấn sau một cuộc toạ đàm trực tiếp.
Sau khi được tạp chí danh tiếng nhất nước Mỹ bầu chọn làm Nhân vật của năm 2016, ông Donald Trump đã không giấu nổi niềm tự hào của mình.
"Đây là một vinh dự lớn lao. Nó rất có ý nghĩa đối với tôi, đặc biệt là khi tôi luôn theo dõi tờ TIME trong suốt quãng thời gian trưởng thành của mình".

Chúng ta có 30 quyền con người cơ bản, bạn có biết không? – 250 năm Thụy Điển có luật tự do báo chí – Nhìn lại báo chí Việt Nam của chúng ta

Wednesday, December 7, 2016
Sarah Melody, nhạc sĩ và người phát ngôn của Thanh niên Nhân quyền Quốc tế Canada
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)


Theo VNTB 
Chúng ta có 30 quyền cơ bản của con người, theo Tuyên ngôn Nhân Quyền Phổ quát, được xây dựng bởi Liên Hợp quốc vào năm 1948 để đưa ra một sự hiểu biết toàn cầu việc đối xử với từng cá nhân như thế nào.
Trước khi tôi trở thành người phát ngôn quốc gia của Thanh Niên Nhân quyền Quốc tế Canada ở tuổi 15 năm 2005, tôi không có ý tưởng gì về quyền con người, và mặc dù các tài liệu đã được công bố khoảng 61 năm trước, tôi biết hầu hết mọi người không biết.
Trở lại năm 2005, tôi đã thúc đẩy việc chống bắt nạt qua bài hát “Song of Peace”, bài hát đã đưa tôi đến đại hội Chống bạo lực ở Toronto, được tổ chức bởi Michael “Pinball” Clemons, người khi đó là huấn luyện viên của Toronto Argonauts. Tôi đã thay mặt cho thế hệ của tôi, trước mặt giáo viên và các nhà lãnh đạo cộng đồng. Bài phát biểu dài ba phút của tôi gây được sự chú ý của Thanh Niên Nhân quyền Quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận phổ biến về quyền con người. Họ hỏi tôi rằng liệu tôi có muốn thay mặt tổ chức. Sau khi nghe video ca nhạc United của họ, một thông điệp đa sắc tộc và chống bắt nạt, và một số video và các tài liệu in ấn, tôi đã nhận lời. Tôi được bổ nhiệm là người phát ngôn thanh niên quốc gia và nhiệm vụ là thay mặt Canada trong Hội nghị cấp cao Nhân quyền Quốc tế năm 2006 tổ chức tại trụ sở của Liên Hợp quốc ở New York.
Nhân quyền là một thuật ngữ toàn cầu mà chúng ta nghe thường xuyên, nhưng nhiều người không thể xác định. Vậy câu hỏi được đặt ra “quyền con người là gì?” Đó là những quyền mà chúng ta được thụ hưởng như là một con người. Mỗi người chúng ta có 30 quyền cơ bản dựa theo Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát, và trong vai trò là người phát ngôn quốc gia, tôi đã nói và hát những bài hát của tôi tại nhiều trường tiểu học và trung học ở khắp Ontario. Chúng tôi hy vọng sẽ mở rộng với phần còn lại của Canada. Tôi giáo dục trẻ em về quyền con người và tại sao chúng ta phải có trách nhiệm học và phổ biến trên toàn thế giới khi quyền con người không được dạy ở trường lớp cũng như ở nhà. Thông điệp của tôi đến tất cả mọi người không phải là chính trị; nó tập trung vào giáo dục. Ngay cả ở Canada, một nơi tự do, chúng ta vẫn còn có những vấn đề bạo lực trong gia đình và trên đường phố. Bởi giáo dục lẫn nhau, chúng ta có thể hy vọng vào việc loại bỏ điều này.
Thanh niên Nhân quyền Quốc tế hiện nay có hơn 180 tổ chức thành viên tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Australia, Đan Mạch, Ghana, Guyana, Ấn Độ, Nhật Bản, Liberia, Ma-rốc, Puerto Rico, Nam Phi, Uganda, Anh, Mỹ và, tất nhiên, Canada. Tháng 8 vừa qua, tôi đại diện cho Canada tại Hội nghị thượng đỉnh Nhân quyền Quốc tế thường niên lần thứ 6 tại Geneva. Tôi đã gặp gỡ nhiều đại biểu ở độ tuổi từ 16 đến 25 đến từ nhiều nơi trên thế giới với cùng một mục tiêu giáo dục quyền con người trong tâm trí.
Ngày Nhân quyền Quốc tế là ngày 10/12 hàng năm. Bạn có thể làm gì? Tìm hiểu quyền lợi của bạn! Nếu bạn là một bậc cha mẹ hoặc giáo viên, hãy chia sẻ những quyền này với trẻ em của bạn hoặc giúp chúng truyền bá với hội bạn. Hãy tìm hiểu thêm về nhân quyền tại www.youthforhumanrights.org hoặc email info@sarahmelody.com
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát:
1. Tất cả chúng ta đều tự do và bình đẳng. Tất cả chúng ta được sinh ra với tự do. Chúng ta đều có những suy nghĩ và ý tưởng của chúng ta. Chúng ta đều cần được đối xử theo cùng một cách.
2. Đừng phân biệt đối xử. Những quyền này thuộc về tất cả mọi người, cho dù chúng ta khác nhau như thế nào đi chăng nữa.
3. Quyền được sống. Tất cả chúng ta đều có quyền được sống, và sống trong tự do và an toàn.
4. Không có chế độ nô lệ – trong quá khứ và hiện tại. Không ai có bất cứ quyền biến chúng ta thành nô lệ. Chúng ta không thể bắt bất cứ ai làm nô lệ cho chúng ta.
5. Không tra tấn. Không ai có quyền làm tổn thương hoặc tra tấn chúng ta.
6. Chúng ta đều có quyền sử dụng luật pháp. Tôi là một người giống như bạn!
7. Tất cả chúng ta đều được bảo vệ bởi luật pháp. Luật pháp đối xử bình đẳng với tất cả mọi người.
8. Đối xử công bằng bởi tòa án công minh. Chúng ta đều có quyền yêu cầu luật pháp bảo vệ chúng ta khi chúng ta không được đối xử công bằng.
9. Không bị giam giữ một cách không công bằng. Không ai có quyền đưa chúng ta vào tù mà không có một lý do chính đáng và giữ chúng ta ở đó, hoặc bắt chúng ta rời khỏi đất nước của mình.
10. Quyền được xét xử. Nếu chúng ta bị xét xử thì phiên tòa cần phải được công khai. Những người xét xử chúng ta không nên để bất cứ ai nói cho họ phải xét xử như thế nào.
11. Chúng ta được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh có tội. Không ai bị kết tội về một hành động cho đến khi điều đó được chứng minh. Khi ai đó nói rằng chúng ta đã làm một điều xấu, chúng ta có quyền chứng minh cho thấy điều đó không phải là sự thật.
12. Quyền riêng tư. Không ai được quyền làm tổn hại thanh danh của chúng ta. Không ai có quyền đi vào nhà của chúng ta, đọc thư của chúng ta hay làm phiền chúng ta hay gia đình của chúng ta mà không có một lý do chính đáng.
13. Tự do đi lại. Chúng ta đều có quyền đi bất cứ nơi nào mà chúng ta muốn ở đất nước của mình và đi du lịch như chúng ta muốn.
14. Quyền tị nạn. Nếu chúng ta sợ hãi về việc bị đối xử tồi tệ khi ở trong nước của mình, tất cả chúng ta có quyền chạy trốn đến nước khác để được an toàn.
15. Quyền có quốc tịch. Chúng ta đều có quyền thuộc về một quốc gia.
16. Hôn nhân và gia đình. Mỗi người trưởng thành có quyền kết hôn và có một gia đình nếu họ muốn. Đàn ông và phụ nữ đều có quyền như nhau khi họ đã kết hôn, và khi họ được tách ra.
17. Vật dụng của riêng bạn. Mọi người đều có quyền sở hữu hay chia sẻ chúng. Không ai được phép lấy những thứ đó của chúng ta mà không có một lý do chính đáng.
18. Tự do tư tưởng. Tất cả chúng ta có quyền tin vào những gì chúng ta muốn tin, theo một tôn giáo hoặc thay đổi nó nếu chúng ta muốn.
19. Tự do phát biểu những gì chúng ta muốn. Chúng ta đều có quyền suy nghĩ như chúng ta muốn, nói những gì ta nghĩ và chia sẻ ý nghĩ của mình với người khác.
20. Gặp gỡ nơi ta muốn. Chúng ta đều có quyền được gặp gỡ bạn bè của chúng ta và làm việc với nhau trong hòa bình để bảo vệ quyền lợi của mình. Không ai có thể bắt chúng ta tham gia vào một nhóm, nếu chúng ta không muốn.
21. Quyền dân chủ. Chúng ta đều có quyền tham gia vào chính quyền của nước mình. Mỗi người trưởng thành có quyền được phép lựa chọn lãnh đạo của họ.
22. Quyền an sinh xã hội. Chúng ta đều có quyền được nhà ở, y tế, giáo dục và chăm sóc trẻ em, với giá tiền hợp lý, và có đủ tiền để sống và trợ giúp y tế nếu chúng ta bị bệnh hoặc già.
23. Các quyền của người lao động. Mỗi người lớn lên đều có quyền làm việc và có mức lương tương ứng với công việc của mình, và được gia nhập công đoàn.
24. Quyền được chơi. Chúng ta đều có quyền nghỉ ngơi sau khi làm việc, và thư giãn.
25. Một chiếc giường và thực phẩm. Chúng ta đều có quyền được hưởng một cuộc sống tốt đẹp. Các bà mẹ và trẻ em, người già, người thất nghiệp, tàn tật, đều có quyền được chăm sóc.
26. Quyền được giáo dục. Giáo dục là một quyền. Cấp học tiểu học nên được miễn phí. Chúng ta nên tìm hiểu về Liên Hợp quốc và làm thế nào để sống cùng với những người khác. Cha mẹ có thể lựa chọn những gì mà con cái sẽ học.
27. Văn hóa và bản quyền. Bản quyền là một đạo luật đặc biệt bảo vệ những sáng tạo nghệ thuật và những bài viết của chúng ta, những người khác không thể có các bản sao mà không được phép. Chúng ta đều có quyền theo cách riêng của chúng ta về cuộc sống và tận hưởng những điều tốt đẹp mà “nghệ thuật”, khoa học và học tập mang lại.
28. Một thế giới tự do và công bằng. Cần có một trật tự thích hợp để chúng ta có thể hưởng thụ tất cả các quyền và tự do ở đất nước của chúng ta và ở trên khắp thế giới.
29. Trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm với người khác, và chúng ta nên bảo vệ các quyền và tự do của họ.
30. Không ai có thể lấy đi những quyền và tự do của chúng ta.
* Các quyền trên được ghi lại bởi Thanh niên Nhân quyền Quốc tế, chuyển thể và đơn giản hóa từ Tuyên ngôn về Nhân quyền Phổ quát năm 1948. Link gốc: http://www.un.org/en/documents/udhr/
…….
Wednesday, December 7, 2016
Nguyễn Nữ Phương Dung 
Theo Danluan 
Các nhà báo độc lập tại Đại sứ quán Thuỵ Điển. Ảnh: Lê Anh Hùng
Ngày 6/12/2016, kỷ niệm 250 năm (1766-2016) – ngày Thụy Điển ban hành Luật Tự do Báo chí – một bộ luật sớm nhất trên thế giới về tự do báo chí, tự do ngôn luận; Đại sứ quán Thụy Điển Hà Nội đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Tự do Báo chí trong thời đại Internet hiện nay”.
Hội thảo có sự tham gia chia sẻ của các giảng viên báo chí từ một số trường đại học, các chuyên gia xã hội học, chuyên gia truyền thông chiến lược cùng một số nhà báo Thụy Điển phụ trách Châu Á & Việt Nam. Ngoài ra còn có khoảng gần 20 blogger, facebooker, phóng viên tự do, đại diện các hội nhóm XHDS ở Việt Nam như No U FC, Con Đường Việt Nam, trang tin điện tử Dân Luận, Voice, Green Trees, phóng viên RFA VN v.v.v..
Trên tinh thần chia sẻ kiến thức truyền thông và trao đổi về tự do báo chí. 1 số vấn đề được đưa ra trong buổi hội thảo như: Tiềm năng truyền thông internet tại Việt Nam so với thế giới, bùng nổ việc quá tải thông tin trên mạng và người làm truyền thông đối mặt với việc quá tải thông tin, kiểm chứng nguồn tin…. Bên cạnh đó, các phóng viên Thụy Điển cũng chia sẻ những trở ngại khi tác nghiệp tại Việt Nam.
Ông Andreas Mattsson chia sẻ: Ở Việt Nam rất khó xin được visa báo chí để tác nghiệp. Người phóng viên sẽ luôn phải có 1 nhân viên đi theo giám sát trong suốt quá trình tác nghiệp tại Việt Nam, điều đó thật ko dễ tí nào khi chúng ta muốn bảo vệ nhân chứng hoặc bảo mật nguồn tin.
Nhà báo Niklas Sjogren (Đài Truyền hình Quốc gia Thụy Điển) cho biết thêm: Tác nghiệp ở Việt Nam rất khó khăn nó tồi tệ hơn nhiều so với khi tôi tác nghiệp ở Trung Quốc.
Các nhà hoạt động và phóng viên tự do ở Việt Nam cũng đã chia sẻ những khó khăn, mất mát khi tác nghiệp trong môi trường báo chí thiếu tự do, người dân bị hạn chế thông tin từ chính phủ.
Được biết buổi hội thảo có mời đại diện bộ 4T và 1 số vị lãnh đạo truyền thông báo chí nhưng ko thấy ai

Đọc báo Pháp – 07/12/2016

Đọc báo Pháp – 07/12/2016

Ngoại giao Twitter của Donald Trump

Nếu như hôm 8/11 nhà tỷ phú Mỹ Donald Trump đắc cử tổng thống là một bất ngờ lớn thì từ đó đến nay, vị tổng thống tân cử này vẫn khiến dư luận thế giới liên tục phải ngạc nhiên bởi những tuyên bố có phần bộc phát ngẫu hứng về các chủ đề quan trọng và nhất là nó được phát ra từ trang Twitter của ông.
Cách thức thông tin « theo kiểu Trump » không khỏi làm cho dư luận thế giới phải ngơ ngác thắc mắc. Nhật báo Le Monde ra hôm nay trong bài xã luận mang tiêu đề « Trump và ngoại giao Twitter », đã đặt câu hỏi : Tới đây « liệu nước Mỹ có cần phải làm quen với một cách thức lãnh đạo mới, lãnh đạo bằng Twitter? »
Trang Twitter cá nhân của Donald Trump được 16 triệu người theo dõi, trong suốt chiến dịch tranh cử ông đã sử dụng mạng xã hội như là một thứ vũ khí bầu cử. Trên đà chiến thắng, ông cho biết sẽ còn dùng cách thức thông tin « trực tiếp với nhân dân » này khi lên làm tổng thống.
Phải đến ngày 20 tháng Giêng tới đây, chính quyền Trump mới chính thức đi vào hoạt động, nhưng cách đây ít ngày, tổng thống tân cử Mỹ đã thử áp dụng phương thức giao lưu mới giữa các Nhà nước thông qua “ ngoại giao Twitter”.
Sự kiện đang được chú ý nhiều là hôm 02/12, tổng thống tân cử Mỹ đã phá vỡ quy tắc ngoại giao của nước Mỹ từ 4 thập kỷ qua, bằng việc tiếp chuyện điện thoại với bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, hòn đảo mà Washington đã cắt mọi quan hệ chính thức vì thừa nhận chính sách  một nước Trung Quốc của Bắc Kinh. Sự việc được chính ông Trump thông báo trên Twitter. Khi có dư luận ồn ào thì tổng thống tân cử Mỹ, vẫn qua trang Twitter cá nhân, lý luận rằng : Hà cớ gì lãnh đạo một nước tiêu thụ của Mỹ tới 8 tỷ đô la vũ khí mỗi năm gọi điện thoại mà ông không được tiếp chuyện ?
Khi bị Bắc Kinh lên tiếng phản đối chính thức, báo chí Trung Quốc lên án gay gắt, Donald Trump đáp trả, vẫn trên Twitter, bằng cách moi ra những việc Bắc Kinh đơn phương hành động mà đâu có cần hỏi Mỹ, cụ thể như phá giá đồng tiền, đánh thuế nặng vào hàng hóa nhập từ Mỹ và xây dựng ồ ạt các “tổ hợp quân sự” giữa Biển Đông.
Theo Le Monde, ban đầu thì các chuyên gia về chính sách đối ngoại nghĩ rằng đó là hành động vụng về của một người mới nhập cuộc. Thế nhưng, những người thân cận của tổng thống tân cử và bà tổng thống Đài Loan cho biết cuộc điện đàm này đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Những dòng trên Twitter quá ngắn (chỉ giới hạn trong 140 ký tự) nên lại càng làm cho dư luận thả sức suy diễn hàm ý của những câu chữ của ông. Người thì cho rằng cuộc điện thoại với tổng thống Đài Loan chứng tỏ việc lựa chọn người đối thoại là Trump, chứ không phải là Bắc Kinh. Còn những người khác thì lại suy luận, ông Trump muốn chứng tỏ « chính sách của Mỹ sẽ được dẫn dắt bởi quyền lợi của Mỹ, nhất là quyền lợi của các công ty Mỹ ».
Le Monde nhận xét, trong câu chuyện này có « nghệ thuật thỏa thuận » của nhà tỷ phú Mỹ, nhằm tạo thể ban đầu trong thương lượng. Tuy nhiên, tờ báo cũng khẳng định Trung Quốc là một đối tác phức tạp và : « cũng nên hy vọng là khi bước chân vào Nhà Trắng, Donald Trump sẽ có một ê kíp nắm bắt được thực tế, có đủ khả năng thông tin một cách sâu hơn ».
Chính quyền Trump dễ sinh chuyện với Trung Quốc
Cũng vẫn về chủ đề này, nhật báo kinh tế Les Echos có bài viết mang tựa đề : « Trump và Trung Quốc : Một câu chuyện mới đang bắt đầu » của François Godement, giám đốc chương trình Châu Á của Hội Đồng Châu Âu về quan hệ quốc tế. Từ sự kiện cuộc điện đàm giữa ông Trump với tổng thống Đài Loan, tác giả nhận định quả thực tổng thống tương lai của Mỹ sẽ là một người khó lường đối với các lãnh đạo Trung Quốc. Dưới thời chính quyền Trump tới đây, quan hệ Trung-Mỹ sẽ còn này sinh nhiều chuyện mới.

Hàn Quốc : Nền dân chủ trẻ đang lớn lên

trong khủng hoảng chính trị

Về đề tài châu Á, nhật báo Le Monde nhìn về cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc xuất phát từ vụ bê bối bị bạn thân thao túng,can dự vào nhiều việc quốc sự nhằm kiếm lợi mờ ám khiến bà tổng thống Park Geun Hye đang có nguy cơ « ngã ngựa giữa đường », qua bài phân tích của thông tín viên tờ báo tại Nhật Bản, Philippe Pons.
Bài viết mang tiêu đề : « Bà tổng thống Hàng Quốc kháng cự ». Theo bài báo, trước làn sóng phản đối chưa từng có kể từ năm 1987, khi Hàn Quốc thoát khỏi chế độ độc tài quân sự, tổng thống Park Geun-hye hôm 29/11 vừa qua phải thông báo sẵn sàng từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào 2018 theo quyết định của Quốc hội. Có thể đây là một mánh lới của bà Park muốn rút khỏi quyền lực một cách êm đẹp, tránh không bị phế truất có thể gây hậu quả về sau, nhưng theo tác giả, dù gì thì sự việc này cho thấy « nền dân chủ non trẻ này đã ăn sâu cắm rễ vào dư luận » Hàn Quốc. Bài báo trích dẫn định của một chuyên gia chính trị thuộc Đại học Yonsei, Seoul, thì chỉ riêng việc buộc được bà Park thông báo rút lui đã cho thấy « văn hóa dân chủ » ở Hàn Quốc đang được củng cố.
Vụ bê bối lần này chỉ là giọt nước làm tràn ly. Thực tế dưới thời của tổng thống Park Geun- hye, các giá trị dân chủ được xây dựng từ sau năm 1987 đã bị thụt lùi nhiều. Tháng Giêng năm nay, Liên Hiệp Quốc đã công bố một báo cáo cho thấy sự tụt hậu của các quyền tự do cũng như bất bình đẳng xã hội ở Hàn Quốc gia tăng dưới thời tổng thống Park Geun-hye. Ngoài ra bà Park còn bị tố cáo dính vào nhiều chuyện lùm xùm, như sử dụng tình báo cho chiến dịch tranh cử năm 2012, dùng luật chống vu khống để đe dọa đối lập hay bà Park còn bị tố có xu hướng thân chế độ Bắc Triều Tiên…
Theo tác giả, với thế hệ đã đánh đổ chế độ độc tài năm 1987, bà Park là hiện thân cho sự tụt hậu. Chính quyền tập trung trong tay một bà tổng thống lạnh lùng, bí ẩn và các cố vấn mà bà Choi chỉ là một phần nổi. Nhiều quyết định không được tham khảo đầy đủ, thí dụ như thỏa thuận với Nhật về « hồ sơ phụ nữ giải sầu » thời Thế chiến thứ 2, hoặc ngay cả quyết định triển khai hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ.
Tác giả bài phân tích khẳng định, việc bà tổng thống Hàn Quốc bị hạ bệ giữa chừng là một thất bại kép, về chính trị và cá nhân. Giờ đây, dường như không có gì bảo đảm để bà Park Guen hye có thể cưỡng lại được hiệu lệnh của nhân dân.

Pháp : Tụt hậu giáo dục và bất bình đẳng trong học đường

Về thời sự nước Pháp, hầu hết các báo ra ngày hôm nay đều tỏ bức xúc về việc nước Pháp bị tụt hậu nghiêm trọng trong giáo dục, sau khi PISA, Chương trình Quốc tế khảo sát kiến thức học sinh, công bố kết quả xếp hạng trình độ học sinh của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE trong năm 2015, theo đó học sinh Pháp bị xếp hạng trung bình, từ thứ 20 đến 25 trong 72 nước được khảo sát. Nhiều hạng mục về kiến thức học sinh Pháp còn bị xếp hạng thấp hơn nhiều nước đang phát triển.
Các báo đều có chung một nhận định đây là hệ quả của một hệ thống giáo dục trì trệ và sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng tăng ở Pháp, cho dù vẫn Pháp vẫn có sự thay đổi đảng phái cầm quyền và liên tục có các cải cách.
« Bất bình đẳng còn đó và trình độ dậm chân tại chỗ… « Trường học, tại sao ta không tiến bộ ? », Libération đưa ra câu hỏi trên trang nhất của tờ báo. Bên trong câu hỏi lớn đó là hàng loạt câu hỏi khác được tờ báo nêu ra để tìm nguyên nhân cho sự thất bại của giáo dục Pháp : « Đó có phải là do vấn đề phương tiện ? Các thầy cô giáo của chúng ta được đào tạo tồi chăng ? Có nên chăng xem lại phương pháp giảng dạy ? Phải chăng chúng ta đã bỏ rơi các nền tảng ? Hệ thống giáo dục quá tập trung chăng ? Hệ thống xã hội Pháp rất bất bình đẳng có phải là cản trở cho kết quả của học sinh ? »
Mặc dù cố gắng trả lời từng câu hỏi nêu ra, Libération cũng không đưa ra được nguyên nhân chính của sự tụt hậu trình độ học sinh pháp.
Trong khi đó, Le Figaro chỉ đính danh trách nhiệm thuộc về bà bộ trưởng Giáo dục Pháp Najat Vallaud-Belkacem, người chủ trương đánh đồng, cào bằng trong giáo dục bằng một cuộc cải cách hệ thống giảng dạy phổ thông gây nhiều tranh cãi.
Le Monde thì dành 2 trang báo để phân tích kết quả xếp hạng của PISA và nhấn mạnh : Pháp vẫn là nhà vô địch bất bình đẳng xã hội trong học đường. Tờ báo khẳng định kết quả khảo sát này là bằng chứng cho thấy cần phải xem xét lại điểm mạnh và điểm yếu trong hệ thống giáo dục. Kết quả xếp hạng của PISA phải là cơ sở tham khảo cho các cuộc tranh luận về vấn đề giáo dục.

Nguyên nhân cận thị : Môi trường và dinh dưỡng

Kết thúc mục điểm báo hôm nay xin dành dành cho trang khoa học của báo Le Figaro với bài viết : « Bớt nguy cơ cận thị bằng cách thêm thời gian ra ngoài ».
Theo tờ báo, từ hàng chục năm qua, đã không thiếu các giả thuyết được các nhà nghiên cứu đưa ra để cố gắng giải thích cho « nạn dịch cận thị » đang lan rộng khắp thế giới. Ở một số nơi của châu Á như Singapore, Đài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc, có tới 90% học sinh sinh viên bị cận thị sau khi rời ghế nhà trường. Trên quy mô toàn thế giới, người ta ước tính có khoảng ¼ số dân bị cận thị, con số này sẽ có thể lên tới 1/2 vào năm 2050.
Theo một kết quả nghiên cứu vừa công bố trong tuần này, đăng trên JAMA Nhãn khoa, một tạp chí y học quốc tế, ánh sáng tự nhiên và sắc tố màu cam hay đỏ trong thực phẩm có thể giúp hạn chế bệnh cận thị.

Tin đọc nhanh

(AFP) -Indonesia : Động đất mạnh ở Aceh, gần 100 người chết. Một vụ động đất mạnh ở mức 6,5 trên thang bậc Richter đã xẩy ra ở tỉnh Aceh, miền tây Indonesia hôm nay, 07/12/2016, làm 97 người chết và gần 300 người bị thương, trong đó 73 trường hợp nặng theo tổng kết sơ khởi của Cơ quan phòng chống thiên tai Indonesia. Con số nạn nhân sẽ có nguy cơ tăng lên vì số nhà cửa bị tàn phá rất nhiều và rất nặng.
(AFP) – Thủ tướng Ý từ nhiệm muốn bầu cử trước thời hạn ngay đầu năm 2017. Sau thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý, thủ tướng Ý Matteo Renzi đã xin từ chức, và sẽ chính thức đệ đơn vào ngày 09/12, sau khi Thượng Viện bỏ phiếu xong về luật ngân sách. Dù phải rút lui, nhưng ông Renzi hy vọng trở lại chiếc ghế thủ tướng sau một cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn mà ông muốn diễn ra ngay đầu năm 2017. Ông Renzi rất tin tưởng vì đảng Dân Chủ trung tả của ông đã thắng với 40% trong cuộc bầu cử Châu Âu 2014, và trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua đã có 40% chấp thuận đề nghị cải tổ Hiến Pháp của ông.
(AFP) – Miến Điện ngưng cấp visa cho lao động sang Malaysia. Quan hệ giữa hai nước láng giềng Đông Nam Á Miến Điện-Malaysia căng thẳng thêm vì hồ sơ Rohingya. Bộ di trú Miến Điện thông báo kể từ ngày 06/12/2016, tạm ngưng cấp chiếu khán xuất cảnh cho công dân muốn sang Malaysia làm việc vì « tình hình hiện nay » tại nước này. Chủ nhật vừa qua, thủ tướng Malaysia Najib Razak, đang bị mất uy tín vì biển thủ công quỹ, đã dẫn đầu 5000 người biểu tình đòi Miến Điện phải ngưng « diệt chủng » người Hồi giáo Rohingya.
(AFP) – Malaysia : Thủ tướng Najib Razak « tàn phá » đất nước. Najib Razak là « kẻ tham ô, tham quyền và kỳ thị chủng tộc đang tàn phá đất nước Malaysia ». Trên đây là phê phán của cựu thủ tướng Mahathir Mohamad khi được báo chí hỏi về người kế nhiệm. Theo vị cựu thủ tướng 91 tuổi này thì ông Najib Razak phạm nhiều tội ác, phải bị lật đổ. Một những tai tiếng nhiêm trọng nhất là vụ « thất thoát » khoảng 4 tỷ đôla trong quỹ phát triển 1MDB.
(AFP) – « Choi gate » : Tác giả « Gangnam style » khai báo. Sau lãnh đạo các đại tập đoàn công nghiệp, đến lượt các cộng sự viên của bà Choi Soon Sil bị ủy ban điều tra của quốc hội Hàn Quốc chất vấn. Nhân chứng Cha Eun Taek, tác giả đoạn phim nhạc kích động Gangnam style nổi tiếng, cho biết bà Choi nhiều lần yêu cầu giới thiệu người có khả năng phục vụ ở bộ văn hóa và làm cố vấn về văn hóa cho tổng thống. Những người được tiến cử đều được nhận.
(AFP) – Venezuela : Đối thoại chính trị gián đoạn. Vòng đàm phán giữa đối lập Venezuela và chính phủ tổng thống Nicolas Maduro bị gián đoạn sau khi đối lập rút lui. Đại diện Toà thánh Vatican và Tổ chức các Quốc gia Nam Mỹ, làm trung gian hoà giải, đã vội vã đưa ra một số đề nghị mới để mở lại đối thoại. Sau một năm khủng hoảng chính trị lồng trong khủng hoảng kinh tế và lạm phát nghiêm trọng , tiến trình đàm phán tìm thỏa hiệp diễn ra rất gay go. Một bên đòi tổng thống từ chức, một bên cương quyết khước từ.

Tin khắp nơi – 07/12/2016

Tin khắp nơi – 07/12/2016

Donald Trump nhận danh hiệu “Nhân vật của năm 2016″

Tạp chí Time hôm thứ Tư đã công bố ông Donald Trump là “Nhân vật của năm 2016″ vì ông đã thắng cử ngoạn mục, một chiến thắng viết lại luật chơi chính trị và đưa ông lên làm người chèo lái một nước Mỹ chia rẽ.
Tổng thống đắc cử kết nối bằng điện thoại với chương trình Today của kênh NBC. Ông cho biết được nhận danh hiệu này là “một vinh dự rất, rất lớn”. Ông phủ nhận mình đã gây ra sự chia rẽ nước Mỹ và ca ngợi Tổng thống sắp hết nhiệm kỳ Barack Obama.
Nhà tỷ phú bất động sản, người chưa bao giờ giữ chức trong chính quyền và gây chấn động hệ thống chính trị chính thống của Mỹ khi đánh bại đối thủ đảng Dân chủ Hilary Clinton, đã được lên bìa tạp chí Time với lời tựa “Donald Trump: Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chia rẽ”.
Tạp chí Time cho biết những nhân vật của năm, một danh hiệu được trao từ 90 năm nay, là những người “có ảnh hưởng lớn nhất, tích cực hay tiêu cực, đến các sự kiện của năm”.
“Vậy năm nay thì sao: tích cực hay tiêu cực?”, tổng biên tập Nancy Gibbs viết.
“Thách thức đối với Donald Trump là nước Mỹ bất đồng sâu sắc về câu trả lời …2016 là năm ông thăng tiến, 2017 sẽ là năm ông lãnh đạo, và cũng như tất cả các vị lãnh đạo mới đắc cử, ông có cơ hội thực hiện lời hứa và vượt mong đợi.”
Dân túy
Bà nói thêm, ông Trump được trao danh hiệu này vì ông “nhắc nhở nước Mỹ rằng sự mị dân sống nhờ vào tâm lý thất vọng, và sự thật cũng chỉ có sức mạnh nếu như những người nói lên sự thật được tin tưởng”.
Trump “đã trao sức mạnh cho một bộ phận cử tri ít được biết đến nhờ nói lên sự tức giận và công khai nỗi lo sợ của họ; và ông đã gây dựng văn hóa chính trị của ngày mai bằng cách phá tan văn hóa chính trị của ngày hôm qua”.
Ông Trump được chọn từ một danh sách đề cử gồm cả bà Clinton và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Bà Nancy Gibbs cho biết bà Clinton đứng thứ hai trong danh sách và việc bầu chọn ông Trump “khá đơn giản”.
Tạp chí này mời các độc giả bầu chọn người họ nghĩ xứng đáng được danh hiệu, nhưng quyết định cuối cùng là của các biên tập viên.
Những người khác có tên trong danh sách bầu cử gồm vận động viên thể dục dụng cụ Mỹ Simone Biles, ca sỹ Beyonce Knowles và CEO Facebook Mark Zuckerberg.

Hoa Kỳ : Donald Trump dọa cắt hợp đồng Air Force One

Boeing bị một cú đấm mà thủ phạm là « võ sĩ » Donald Trump. Qua twitter, tổng thống tân cử Hoa Kỳ hôm qua 06/12/2016 dọa sẽ hủy bỏ hợp đồng giữa chính phủ Mỹ và tập đoàn sản xuất máy bay Boeing, cung cấp hai chiếc chuyên cơ mới Air Force One. Doanh nhân – tổng thống nổi giận vì Boeing bán giá “cắt cổ” từ 3 tỷ tăng lên 4 tỷ đôla mỗi chiếc.
Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường thuật :
“Người ta có thể hình dung phản ứng kinh ngạc của tập đoàn máy bay Boeing vào sáng thứ ba khi ban lãnh đạo đọc được tuyên bố trên mạng xã hội của ông Donald Trump. Tổng thống tân cử cho rằng « giá các chiếc chuyên cơ 747 dành cho tổng thống quá đắt. Phải hủy bỏ hợp đồng đi ».
Tiếp theo đó, đến trước toà tháp « Trump Tower», ông Donald Trump xác nhận sự bất bình của ông : « Hợp đồng gì mà lên đến hơn 4 tỷ đôla cho mỗi chiếc Air Force One. Tôi cho đây là một con số lố bịch. Boeing bắt (nhà nước) trả thêm tiền. Chúng tôi muốn Boeing được lãi, nhưng không thể quá nhiều như thế được ».
Cho đến nay, ông Donald Trump vẫn sử dụng máy bay riêng, nhưng sẽ không thể tiếp tục như thế sau khi nhậm chức. Thế mà các chuyên cơ 747 dành cho tổng thống, sau 30 năm phục vụ, đã sắp đến kỳ hạn phải thay thế. Hồi đầu năm nay, Lầu năm góc đã ký với Boeing hợp đồng 3 tỷ đôla mỗi chiếc mới, được trang bị cực kỳ tối tân bảo đảm an ninh và an toàn cho tổng thống Mỹ. Air Force One bọc thép cho phép tổng thống làm việc như trong văn phòng bầu dục, là bộ chỉ huy quân sự trong trường hợp chiến tranh, có hệ thống gây nhiễu sóng truyền tin và có thể được tiếp tế nhiên liệu trên không.
Boeing chưa có phản ứng chính thức nhưng giá cổ phiếu của tập đoàn này đã rơi tức khắc.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161207-hoa-ky-donald-trump-doa-cat-hop-dong-air-force-one

Đường lối kinh tế của D. Trump khiến các đại gia Mỹ lo ngại

« Tôi khá lo lắng trước một số lập luận ». Tuyên bố của ông Oberhelman, giám đốc điều hành tập đoàn sản xuất máy công cụ xây dựng Caterpillar của Mỹ, được hãng tin Pháp AFP ngày 07/12/2016 trích dẫn, là dấu hiệu mới nhất cho thấy là giới đại công ty tại Hoa Kỳ đang ngày càng lo ngại trước đường lối kinh tế của tân tổng thống Mỹ, cho dù chính sách này chưa định hình.
Nguyên nhân khiến cho các đại gia Mỹ quan ngại chính là những lời đe dọa áp dụng những biện pháp bảo hộ mậu dịch của người vừa đắc cử tổng thống, mà theo họ, có thể là dấy lên một cuộc chiến thương mại với hai đối tác lớn của Hoa Kỳ là Trung Quốc và Mêhicô.
Ông Dennis Muilenburg, giám đốc điều hành tập đoàn chế tạo phi cơ Boeing, đối tượng gần đây nhất bị Donald Trump công kích, đã từng lưu ý : « Bất cứ ai quan tâm đến chiến dịch vận động tranh cử và kết quả cuộc bầu cử tổng thống đều biết rằng một trong những chủ đề quan trọng nhất là nỗi lo ngại về tự do và công bằng trong giao thương (với thế giới) ».
Mỹ đánh thuế 35% trên hàng hóa của người Mỹ !
Một trong những nỗi sợ hãi của các đại công ty Mỹ là tân tổng thống Donald Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế hải quan 35% trên các mặt hàng nhập vào Mỹ nhưng lại do các công ty Mỹ đặt sản xuất ở nước ngoài.
Biện pháp đó có thể kéo theo một cuộc chiến tranh thương mại khi các đối tác Washington đánh các loại thuế tương tự trên hàng nhập từ Hoa Kỳ để trả đũa. Đó sẽ là một kịch bản cực xấu đối với các đại gia xuất khẩu Mỹ của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Caterpillar, hiện đang sử dụng hàng ngàn người trong các nhà máy tại vùng Trung Tây Hoa Kỳ.
Theo ông Oberhelman, giám đốc điều hành của Carterpillar, đồng thời là chủ tịch nhóm vận động hành lang của các công ty Mỹ Business Roundtable, tập đoàn của ông xuất khẩu đến 80% sản phẩm làm tại Mỹ.
Ông không ngần ngại cảnh cáo : « Có rất nhiều công ăn việc làm và công việc sản xuất của riêng công ty chúng tôi cũng như của cả nước Mỹ lệ thuộc vào (giao thương quốc tế). Do vậy tôi lo sợ trước nguy cơ bị trả đũa sau vụ đánh thuế hải quan 35% hoặc bất kỳ hành động đơn phương nào khác nhắm vào với một đối tác kinh doanh ».
Đại gia Mỹ sẽ trả đũa Trump, giảm đầu tư trong nước ?
Theo nhóm vận động hành lang Business Roundtable, một số lượng lớn các chủ công ty đã dự trù giảm đáng kể các khoản đầu tư của họ tại Hoa Kỳ nếu ông Trump thực hiện những lời đả kích nẩy lửa nhắm vào các đối tác thương mại cũng như các tập đoàn đa quốc gia Mỹ.
Trước mắt, theo số liệu của nhóm Business Roundtable, chỉ có 35% trong số 142 thành viên của họ là đã tăng đầu tư tại Mỹ trong quý IV này, giảm 3% so với quý III.
Phải nói là từ ngày đắc cử tổng thống đến nay, ông Donald Trump đã trực diện đánh vào nhiều đại công ty Mỹ, từ hãng chế tạo xe hơi Ford, cho đến tập đoàn công nghệ United Technologies… Bằng chủ trương cây gậy và củ cà rốt, ông đã buộc được các công ty này duy trì công ăn việc làm trong nước, chứ không di chuyển ra nước ngoài, đặc biệt là qua Mêhicô.
Tuy nhiên, không phải tất cả các đại gia Mỹ đều bị thua thiệt với Donald Trump. Ngành ngân hàng chẳng hạn, có vẻ rất được tân tổng thống nuông chiều. Sau khi đề bạt hai đại diện của ngành này là Steven Mnuchin và Wilbur Ross vào chức bộ trưởng Tài chính và Thương Mại, ông Trump đã hứa là sẽ giảm nhẹ các quy định về ngân hàng.
Jamie Dimon, tổng giám đốc ngân hàng JPMorgan Chase, dĩ nhiên rất phấn khởi, bày tỏ hy vọng về viêc « chính quyền Trump sẽ cởi trói cho các doanh nghiệp, cải thiện tăng trưởng, cho phép ngân hàng cho vay và để cho họ được hưởng lợi trở lại nhờ việc lãi suất được nâng cao, kinh tế phát triển mạnh, và các quy định ràng buộc ít đi ».

Hoa Kỳ : Trump cam kết ngưng « chính sách can thiệp »

Ngày 06/12/2016, tổng thống tân cử Mỹ đã trình bày chính sách quân sự mới của Washington. Donald Trump cho biết nét chính yếu của chính sách này là ngưng can thiệp vào các cuộc xung đột bên ngoài, mà tập trung vào cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daech. Chủ trương này thật ra đã được ông Trump đưa ra khi vận động tranh cử.
Theo Reuters, trong chuyến du hành vòng quanh nước Mỹ cám ơn cử tri, khi đến Fayetteville, một thành phố lớn của bang North Carolina, gần căn cứ không quân Fort Bragg, tổng thống tân cử giới thiệu bộ trưởng quốc phòng tương lai, đại tướng James Mattis.
Trong dịp này, Donald Trump tuyên bố là Hoa Kỳ « sẽ ngưng tìm cách lật đổ các chế độ nước ngoài mà Mỹ không biết gì về họ cũng như không có liên can gì với họ ». Thay vào đó, Hoa Kỳ sẽ tập trung vào cuộc chiến tiêu diệt khủng bố Daech. Đây là lập luận từng được ông Donald Trump trình bày trong thời gian tranh cử, khi chỉ trích cuộc chiến tại Irak, lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein.
Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ đề nghị hai ưu tiên : thay vì chi tiêu cho chiến tranh, chính phủ mới sẽ huy động đầu tư vào hạ tầng cơ sở ( đường xá, cầu cống, phi trường). Thứ hai là gia tăng ngân sách cho quân đội đang bị thiếu hụt. Theo Donald Trump, ông không để cho khả năng tác chiến của quân đội Mỹ bị suy yếu vì phải « chiến đấu ở nhiều nơi » trên thế giới mà lẽ ra không cần tham chiến.
Cuối cùng, Donald Trump trấn an các quốc gia đồng minh rằng Mỹ sẽ củng cố quan hệ thân hữu truyền thống cùng lúc tìm thêm bạn mới. Theo ông, chính sách « can thiệp và gây xáo trộn » phải chấm dứt.
John Kerry: NATO, đồng minh « bất di bất dịch »
Cho dù chính sách đối ngoại của Donald Trump còn mù mờ, nhưng Liên minh Bắc Đại Tây Dương vẫn vững như bàn thạch, không gì lay chuyển được. Trên đây là lời xác quyết của ngoại trưởng Mỹ John Kerry với các đồng nhiệm trong khối NATO ngày 06/12 tại Bruxelles.
Tìm cách trấn an các đồng minh Tây phương không rõ ý định của người kế nhiệm Barack Obama kể từ 20/01 tới đây như thế nào, ngoại trưởng John Kerry cho rằng « chính quyền nào tại Washington cũng phải tôn trọng điều 5 của Hiến chương NATO, đó là nước Mỹ phải bảo vệ đồng minh khi nước đó bị xâm lăng”.

Trung Quốc lại đòi Mỹ cấm tổng thống Đài Loan quá cảnh

Chỉ vài hôm sau khi bị tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump chọc giận bằng cuộc điện đàm với đương kim tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, Bắc Kinh ngày 07/12/2016 đã đòi Hoa Kỳ cấm lãnh đạo Đài Loan quá cảnh khi bà sang thăm một số nước châu Mỹ Latinh.
Theo chương trình dự kiến đã được báo giới tiết lộ, bà Thái Anh Văn sẽ công du ba nước Nicaragua, Guatemala và El Salvador vào đầu năm tới, và trên đường đi, phi cơ của bà sẽ phải quá cảnh New York. Ba quốc gia châu Mỹ Latinh này nằm trong danh sách hiếm hoi của 22 nước, đại bộ phận là nhỏ, còn duy trì bang giao với Đài Loan.
Khi trả lời báo chí, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lục Khảm đã nhắc lại tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền đối với Đài Loan và cực lực tố cáo bà Thái Anh Văn lợi dụng việc quá cảnh với ý đồ chính trị.
Ngày 05/12 vừa qua, nhật báo Đài Loan Liberty Times, thân cận với đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn, đã tiết lộ rằng nữ tổng thống Đài Loan có kế hoạch tiếp xúc với một số thành viên trong ê kíp cố vấn của ông Donald Trump khi bà ghé New York.
Văn phòng tổng thống Đài Loan dĩ nhiên đã không hề xác nhận chuyên đi châu Mỹ Latinh của bà Thái Anh Văn, cũng như không nói gì về ý định của bà tại New York.
Riêng bộ Ngoại Giao Mỹ, ngay từ hôm qua, đã từ chối trước yêu cầu của Trung Quốc. Một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định rằng Hoa Kỳ thường xuyên để cho các lãnh đạo Đài Loan quá cảnh.
Chỉ mới đầu năm nay, tổng thống Đài Loan đã quá cảnh Miami và Los Angeles trên đường công du Panama và Paraguay.

Liên Hiệp Châu Âu khép lại 20 năm căng thẳng với Cuba

Các thành viên Liên Hiệp Châu Âu ngày 06/12/2016 đã bãi bỏ một văn kiện có từ năm 1996 quy định một loạt điều kiện để bình thường hóa quan hệ với Cuba, nhất là trong lãnh vực nhân quyền. Quyết định này được đánh giá là mở ra một trang sử mới trong quan hệ song phương.
Hội Đồng Châu Âu, đại diện cho các nước thành viên, trong một thông cáo cho biết là đã « bãi bỏ bản Quan Điểm Chung của Châu Âu về Cuba năm 1996 », và như thế đã mở ra một « chương mới » trong quan hệ với Cuba.
Việc bãi bỏ văn kiện từng được đánh giá là đỉnh điểm của những bất đồng Cuba và Châu Âu, đã được lãnh đạo ngoại giao Châu Âu, bà Federica Mogherini đề nghị vào cuối tháng 9 vừa qua.
Quyết định của các nước châu Âu bật đèn xanh cho Bruxelles xóa bỏ văn kiện gây bất hòa được đưa ra trong bối cảnh từ tháng Ba vừa qua, Ủy Ban Châu Âu và Cuba đã đúc kết một « thỏa thuận đối thoại chính trị và hợp tác », sẽ được chính thức ký kết ngày 12/12 tới.
Thỏa thuận này sẽ là khuôn khổ pháp lý mới cho quan hệ Cuba-Châu Âu. Lãnh đạo ngoại giao Châu Âu đánh giá : « Đây là một bước ngoặt trong quan hệ Cuba–Châu Âu. Với thỏa thuận mới này, Châu Âu sẵn sàng hỗ trợ Cuba trong tiến trình hiện đại hóa kinh tế và xã hội.
Theo AFP, Cuba là quốc gia Châu Mỹ La tinh duy nhất đến nay không có quan hệ hợp tác quốc tế với Liên Hiệp Châu Âu.
Việc Bruxelles bình thường hóa quan hệ với La Habana rõ ràng là đã theo gương tổng thống Mỹ Barack Obama, ngay từ tháng Ba vừa qua, đã quyết định chấm dứt 60 năm quan hệ giá lạnh với Cuba.
Đà cải thiện bang giao Mỹ-Cuba đặc biệt tăng tốc trước lúc ông Obama rời nhiệm sở. Theo thông tin từ La Habana, hai bên sẽ vạch ra một lộ trình nhằm củng cố tiến trình hòa dịu giữa hai bên, nhân một cuộc họp ngày 07/12. Tổng thống Obama đã yêu cầu các tập đoàn Mỹ ký thêm hợp đồng ở Cuba để củng cố việc xích lại gần nhau mà ông mong muốn trước khi người kế nhiệm ông bước vào Nhà Trắng ngày 20/01/2017.
Theo AFP, nhiều tập đoàn lớn của Mỹ như General Motors đang đúc kết hợp đồng ở Cuba. Khoảng một chục hợp đồng đang được thương lượng, trong những lĩnh vực như du lịch, viễn thông.

Tổng thống Nga thông qua chiến lược an ninh tin học mới

Nga hôm qua, 06/12/2016, đã chính thức có một học thuyết mới về « an ninh tin học và thông tin ». Văn kiện đã được tổng thống Nga Putin thông qua. Đối với Nga, mục tiêu không ngoài việc « ngăn ngừa tranh chấp vũ trang mà việc sử dụng công nghệ tin học có thể gây ra », nhưng đồng thời cũng nhằm phát triển công nghệ của Nga trong lãnh vực này để khỏi lệ thuộc nước ngoài.
Thông tín viên RFI Muriel Pomponne tại Matxcơva, giải thích thêm :
« Văn bản công nhận là  công nghệ thông tin của Nga vẫn còn lệ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài và các lợi ích địa chính trị nước ngoài. Cho nên văn kiện đề nghị đào tạo nhân sự trong lãnh vực này để chấm dứt tình trạng lệ thuộc đó.
Một trong những mục tiêu là « phát triển một hệ thống kiểm soát quốc gia » trên mạng Internet của Nga và cấm khu vực nhà nước sử dụng công nghệ nước ngoài. Văn bản còn ghi nhận « xu hướng đang tăng của những bài viết trên truyền thông nước ngoài có giọng điệu tiêu cực về chính sách của Nga ».
Để giúp cho hình ảnh của Nga ở ngoài được cảm nhận một cách « khách quan », Matxcơva có ý định sử dụng rộng rãi công nghệ mới, sẵn sàng chống lại một chiến lược bóp méo lịch sử để gây sức ép về mặt ý thức hệ trên nước Nga.
Và cuối cùng là chống lại mưu đồ « ảnh hưởng trên dân chúng Nga, nhất là trên giới thanh niên, với mục tiêu làm sói mòn các giá trị tinh thần và đạo đức truyền thống của Nga ».
Trong các thành phần bị đánh giá là chống Nga, văn bản nêu lên các nhóm khủng bố, cực đoan, các cộng đồng sắc tộc tộc và tôn giáo, cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền.»

Đức : Thủ tướng Merkel tái đắc cử chủ tịch đảng CDU

Sau khi thông báo sẽ ra ứng cử nhiệm kỳ thứ tư, thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua, 06/12/2016, đã được bầu lại làm chủ tịch đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo – CDU, với số phiếu ủng hộ rất cao, gần 90%, nhưng thấp hơn 7 điểm so với cuộc bầu cử cách nay hai năm.
Từ Essen, Düsseldorf, thông tín viên Pascal Thibaut gửi về bài tường trình :
« Sau 11 phút cả đại hội vỗ tay hoan hô chúc mừng, bà Angela Merkel cảm ơn các đại biểu và khẳng định là bà rất vui mừng về kết quả bầu cử. 89,5% phiếu ủng hộ, một tỉ lệ mà nhiều người rất muốn đạt được. Thế nhưng, bà Merkel đã mất 7 điểm so với cuộc bầu cử cách nay 2 năm, khi bà được bầu làm lãnh đạo đảng CDU. Kết quả này cũng phản ánh tâm trạng của một bộ phận đảng viên ở cơ sở. Một số đại biểu đã công khai phê phán thủ tướng, nhất là về chính sách nhập cư.
Để làm yên lòng những người chỉ trích, Angela Merkel đã tỏ rõ lập trường cứng rắn. Làn sóng người tị nạn ồ ạt đổ vào Đức như trong năm 2015 sẽ không tái diễn. Những người được phép ở lại phải tôn trọng nguyên tắc Nhà nước pháp quyền. Những ai bị bác quy chế tị nạn thì sẽ bị trục xuất. Mỗi tuyên bố này được đại hội đón nhận bằng một tràng pháo tay ròn rã.
Angela Merkel đã ca ngợi bản thành tích đạt được kể từ khi bà lên cầm quyền, cách nay 11 năm, nhưng đồng thời bà cũng tỏ khiêm nhường khi kêu gọi :” Các bạn hãy giúp đỡ tôi”. Bà nói : “Trong tương lai, tôi sẽ dấn thân, làm hết sức mình. Đúng là trong quá khứ, tôi đã đưa ra những quyết định gây khó khăn cho các bạn. Tôi không thể cam đoan là điều này sẽ không tái diễn. Nhưng có một việc mà tôi có thể hứa : Tương lai của chúng ta chỉ tùy thuộc vào sức mạnh của chúng ta. Chúng ta đang nắm lấy vận mệnh của mình”.
Sự bất bình trong một bộ phận đảng viên CDU vẫn tồn tại. Nhưng tỷ lệ được lòng dân của Angela Merkel là vũ khí tốt nhất giúp bà giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vào mùa thu năm tới ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161207-duc-thu-tuong-merkel-duoc-bau-lai-lam-chu-tich-dang-cdu

Quân đội Syria chiếm khu phố cổ ở đông Aleppo

Lực lượng chính quyền Syria chiếm được khu phố lịch sử của Aleppo hôm nay 07/12/2016. Lợi dụng chiến binh phe nổi dậy bỏ chạy để tránh bị vây hãm, quân đội chính phủ, đựợc Nga yễm trợ trên không và ở Hội Đồng Bảo An, đã tranh thủ  đánh vào căn cứ địa cuối cùng của đối phương ở Aleppo.
Theo tổ chức nhân quyền Syria OSDH, nhiều toán chiến binh đã rút về khu vực nam thành phố Alepo mà không có hy vọng được tiếp tế. Trước sức mạnh áp đảo của lực lượng Damas được các đồng minh Iran, Hồi giáo Shia ở Liban và không quân Nga yễm trợ, phe nổi dậy có thể mất Aleppo trong nay mai. Sau ba tuần phản công tái chiếm thành phố lớn thứ hai của Syria, quân đội chính phủ đã kiểm sóat 75% diện tích Aleppo.
Bị vây hãm, quân nổi dậy phản công bằng những trận pháo vào vùng phía tây Aleppo do quân đội kiểm soát. Bộ Quốc phòng Nga cho biết một đại tá lữ đoàn trưởng thiết giáp tử trận, 48 giờ sau khi hai nữ bác sĩ quân y Nga bị thiệt mạng tại tây Aleppo.
Về phần thường dân, tổ chức nhân quyền Syria OSDH cho biết khoảng 80.000 người đã ra khỏi vùng chiến sự. Một phần chạy về khu vực do dân quân Kurdistan- Syria trấn giữ, phần khác chạy về phía quân đội.
Hôm nay, tại Paris, tổng thống Pháp François Hollande tố cáo thái độ mà ông gọi là « ngăn cản có hệ thống » của Matxcơva tại Hội Đồng Bảo An, với dụng ý « trợ giúp chính sách hủy diệt thường dân » của nhà độc tài Bachar al Assad, đồng minh của Nga.
Hôm thứ ba, 06/12/2016, tại Hội Đồng Bảo An, một dự thảo nghị quyết yêu cầu ngưng bắn 7 ngày tại Aleppo đã bị Nga và Trung Quốc phủ quyết.

Nhật Bản hy vọng liên minh quân sự với Mỹ vẫn bền vững

Trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Hoa Kỳ ngày hôm qua, 06/12/2016, tại Tokyo, bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản hy vọng là liên minh quân sự Nhật-Mỹ sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, bởi vì liên minh này có lợi cho cả hai nước.
Theo AFP, khi được hỏi về việc tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gợi ý là Nhật Bản nên thành lập lực lượng hạt nhân riêng của mình, bộ trưởng Quốc Phòng Tomomi Inada nói, Nhật Bản hy vọng tiếp tục được bảo đảm an ninh trong khuôn khổ ô hạt nhân của Hoa Kỳ.
Lãnh đạo Quốc Phòng Nhật Bản cho rằng, các cuộc thảo luận giữa hai nước trong tương lai nên tập trung vào việc chia sẻ khả năng bảo đảm an ninh thay vì chỉ chú ý đến chia sẻ gánh nặng tài chính. Bà Inada nhấn mạnh, Nhật Bản gắn bó với quan điểm một thế giới không có vũ khí hạt nhân, hàm ý Tokyo không chấp nhận tự phát triển vũ khí nguyên tử, bởi vì Nhật Bản là nước duy nhất trên thế giới đã phải hứng chịu hậu quả thảm khốc của loại vũ khí hủy diệt này.
Về phần mình, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter cho rằng chưa bao giờ quan hệ song phương lại vững mạnh như hiện nay và Mỹ vẫn có những lợi ích trong khu vực.
Trong chuyến công du châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Âu, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã thăm Nhật Bản từ 05 đến 07/12. Hôm thứ Ba, 06/12, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã gặp thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và hai bên thông báo là Hoa Kỳ trả lại Nhật Bản một khu đất tại Okinawa vốn là căn cứ huấn luyện của Thủy quân lục chiến Mỹ.
Sau Nhật Bản, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tới thăm Ấn Độ vào ngày mai, 08/12

Đảng Dân chủ tìm hướng đi cho tương lai

Jim Malone
WASHINGTON —
Đảng Dân chủ ở Mỹ đang tìm cách khôi phục sau khi thua cuộc bầu cử tổng thống vào tháng rồi. Thắng lợi đã thuộc về ông Donald Trump, đồng thời đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện.
Những người ủng hộ hân hoan chào đón Tổng thống đắc cử Donald Trump đến thăm Cincinnati để tri ân cử tri đã ủng hộ ông trong cuộc bầu cử.
Ông Donald Trump phát biểu:
“Thật sự, lịch sử đã kêu gọi và người dân của tiểu bang tuyệt vời này đã đáp lời, và quý vị sẽ rất vui mừng với lời hiệu triệu đó. Ngay vào lúc này chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ làm nước Mỹ vĩ đại lần nữa.”
Trong khi đó viễn cảnh của các thành viên đảng Dân chủ thì trái ngược hoàn toàn, sau thất bại của bà Hillary Clinton.
Theo nhà phân tích John Fortier của Trung tâm Chính sách phi đảng phái, phe Dân chủ tiếp tục ở thế thiểu số tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện, và họ phải đối mặt với câu hỏi là họ nên theo quan điểm đối lập nào trong suốt thời gian ông Trump lãnh đạo chính phủ.
Ông John Fortier nói:
“Đảng Dân chủ sẽ đi về đâu? Đó còn là một đảng thật sự muốn đi theo một vài nhân vật cấp tiến như thượng nghị sĩ bang Massachusetts Elizabeth Warren, hay các nhân vật khác như thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders, những người đã lãnh đạo đảng Dân chủ đi theo hướng thiên tả, hay đảng này sẽ đi theo hướng trung dung giống như của bà Hillary Clinton?”
Thượng nghị sĩ Sanders có vẻ rất muốn đi tiên phong trong việc thúc giục các đảng viên Dân chủ đánh giá lại lập trường bảo vệ các cử tri thuộc tầng lớp lao động.
Ông Sanders nói:
“Hiện có hàng triệu người sống rất chật vật, đó là những người thuộc tầng lớp lao động, tầng lớp trung bình, những người có thu nhập thấp.”
Dân biểu Tim Ryan, đại diện bang Ohio cũng có cùng nhận định như trên. Ông Ryan đã mất cơ hội giành vị trí lãnh đạo khối Dân chủ ở Hạ viện, thay bà Nancy Pelosi.
Ông Tim Ryan nói:
“Tôi tin trong tim rằng nếu đảng Dân chủ thắng cử, chúng ta cần phải có một thông điệp kinh tế có tầm ảnh hưởng vang dội đến tận mọi ngóc ngách trên cả nước.”
Tương lai của đảng Dân chủ cũng là tâm điểm của vị tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama.
Tổng thống Barack Obama nói:
“Có nhiều chuỗi giá trị cơ bản chưa được đưa ra bàn thảo, và sẽ là nguyên lý thống nhất của chúng ta. Nhưng tôi nghĩ, về mặt chính trị, chúng ta nên đầu tư thêm thời gian để suy nghĩ về cách thức tổ chức lại đảng Dân chủ.”
Bình luận gia cánh hữu Fred Barnes nói nhiều cử tri thuộc tầng lớp lao động trong năm nay đã theo ông Trump:
“Ông ấy đã làm một điều mà theo tôi các đảng viên Cộng hòa có thể không bao giờ có thể làm được, đó là ông đã thắng ở bang Pennsylvania, bang Ohio, bang Michigan và thắng luôn bang Wisconsin, tức là toàn bộ khu vực công nghiệp bị xuống dốc, nơi có rất nhiều người thuộc tầng lớp lao động, nhiều người trong số đó không có việc làm, rất nhiều người.”

Ông Trump:

‘Mỹ cần chấm dứt vòng luẩn quẩn của can thiệp và xáo trộn’

Tổng thống tân cử Donald Trump quay lại với viễn kiến của ông về một chính sách đối ngoại không can thiệp cho nước Mỹ, lặp lại những phát biểu từng đưa ra trong chiến dịch tranh cử, nói rằng ông không muốn các lực lượng Mỹ chiến đấu “ở những khu vực mà lẽ ra quân đội Mỹ không nên cầm súng chiến đấu.”
Lên tiếng tại một cuộc tập họp ở Fayetteville, bang North Carolina, để cảm tạ cử tri đã ủng hộ ông, ông Trump nói thay vào đó, ông sẽ tập trung vào nỗ lực đánh bại những phần tử khủng bố, trong đó có nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Ông Trump nói nước Mỹ sẽ “ngưng chạy đua để lật đổ các chế độ cai trị ở nước ngoài trong khi không biết gì về các chế độ ấy, và cũng chẳng nên dính líu vào công chuyện của họ.”
Ông Trump tuyên bố Mỹ phải chấm dứt “cái vòng luẩn quẩn của sự can thiệp, đưa đến xáo trộn chỉ đưa đến tàn phá.”
Ông Trump cam kết sẽ xây dựng quân đội nhưng với mục đích là để thể hiện sức mạnh của mình, chứ không thể hiện thái độ hiếu chiến.
Trong chiến dịch tranh cử, ông thường xuyên đặt nghi vấn về những đóng góp của NATO và các đồng minh khác liệu có hợp lý hay không, nhưng hôm thứ Ba 6/12, ông tuyên bố rằng ông muốn củng cố “các quan hệ hữu nghị cũ” và tìm các quan hệ hữu nghị mới.
Trong cuộc tập họp này, ông Trump chính thức loan báo đã chọn tướng lãnh hồi hưu James Mattis là người được ông đề cử vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.
Ông Trump nói:
“Dưới sự lãnh đạo của ông trong cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, một vị trí rất quan trọng, chúng ta sẽ xây dựng lại quân đội và các liên minh của chúng ta, chúng ta sẽ tiêu diệt quân khủng bố, trực diện với những kẻ thù của chúng ta, và làm cho nước Mỹ trở nên an toàn hơn.”
Ông Michael O’Hanlon, một chuyên gia về quốc phòng của Viện Brookings, miêu tả tướng Mattis là “một trong những tướng lãnh đọc rộng hiểu nhiều và có kinh nghiệm nhất trong thế hệ của ông.”
Ông Mattis từng là Tư lệnh Tối cao của các lực lượng NATO, và đứng đầu Bộ Chỉ huy Miền Trung của Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm về các hoạt động ở Trung Đông.
Đội ngũ chuyển tiếp quyền lực của ông Trump hôm thứ Ba 7/12 cũng cắt đứt liên hệ với ông Michael G. Flynn, con trai của nhân vật được Tổng thống tân cử Donald Trump chọn làm Cố vấn An ninh Quốc gia, mang cùng tên, Michael G. Flynn.
Ông Flynn con đóng vai trò cố vấn cho cha, nhưng không rõ vai trò của ông trong chính phủ mới. Ông này bị đả kích dữ dội vì đã phát tán những tin giả mạo, kể cả vụ “Pizzagate” cáo buộc 1 nhà hàng pizza ở DC có dính líu vào một đường dây của những kẻ ấu dâm có liên hệ với cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Một kẻ vũ trang bị bắt giữ hôm Chủ nhật vừa rồi sau khi nổ súng bên trong cửa hàng pizza này. Cảnh sát cho biết người đàn ông đến từ North Carolina nói ông đã tới cửa hàng này để tự mình điều tra vụ việc.
Sau khi người đàn ông bị bắt, ông Flynn con viết trên trang Twitter: “Cho tới khi vụ Pizzagate được chứng minh là tin sai sự thật, thì đây vẫn là tin.”
Tướng Flynn cũng đã từng lan truyền tin thất thiệt, một số có liên hệ tới bà Clinton.
Hôm thứ Ba, ông Trump xuất hiện tại văn phòng của ông ở New York với ông Masayoshi Son, Chủ tịch tập đoàn truyền thông khổng lồ SoftBank của Nhật Bản, khi ông Son loan báo kế hoạch đầu tư 50 tỉ đôla vào nước Mỹ, với mục đích tạo ra 50.000 việc làm.
Trên trang Twitter ông Trump cho rằng đó là nhờ ông thắng cử. Cũng qua trang mạng Twitter, ông Trump còn cho biết ông muốn đình chỉ hợp đồng mua chuyên cơ Tổng thống Mỹ Air Force One. Chính phủ Mỹ trước đó đã ký hợp đồng với công ty Boeing để đóng hai máy bay mới sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng vào năm 2024, kinh phí ước tính khoảng 3 tỉ đôla.
Ông Trump giải thích rằng lý do là bởi vì kinh phí quá cao, “vượt quá 4 tỉ”.

Mỹ-Cuba phát thảo lộ đồ tăng cường quan hệ tan băng

Cuba và Mỹ sẽ phát thảo lộ đồ tăng cường mối quan hệ tan băng, theo thông báo của chính phủ Cuba hôm 6/12 tại cuộc họp đầu tiên kể từ sau khi ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ và sau cái chết của nhà cách mạng Cuba, Fidel Castro.
Ủy ban song phương Cuba-Hoa Kỳ lần thứ năm diễn ra hôm thứ Tư trong bối cảnh ngày càng không chắc chắn về tương lai quan hệ Cuba-Mỹ với lời tuyên bố của Tổng thống tân cử Donald Trump đòi chấm dứt mối quan hệ vừa tan băng với Cuba nếu quốc gia cộng sản này không làm tốt hơn.
Chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama đã hối thúc các công ty Mỹ hoàn tất những hợp đồng mua bán bổ sung tại Cuba để đặt nền tảng vững chắc hơn cho chính sách của ông Obama trước khi tân Tổng thống nhậm chức vào ngày 20/1.
“Chúng tôi sẽ quyết định những việc cần làm trong những tuần tới để đào sâu tiến trình cải thiện quan hệ,” Bộ Ngoại giao Cuba cho biết. Vẫn theo nguồn tin này, những việc cần làm đó bao gồm các chuyến thăm cấp cao và các hiệp ước hợp tác trong những lĩnh vực đôi bên cùng có lợi.
Cuba tới nay vẫn kín tiếng về những phát biểu của ông Trump, chờ xem liệu ông Trump có biến những luận điệu gay gắt thành những thay đổi chính sách hay không.
Một số công ty lớn của Mỹ như General Electric chẳng hạn, đang trong giai đoạn cuối thương lượng các hợp đồng với Cuba, theo các nguồn thạo tin cho hay.
Ông Trump đã tuyên bố sẽ tìm cách đảo ngược các bước tiến của chính quyền Obama trong mối quan hệ với Cuba trừ phi giới lãnh đạo Cuba nới lỏng tự do tôn giáo và phóng thích tù nhân chính trị.

Chia rẽ vẫn hằn sâu sau khi ông Trump đắc cử

Dù ông Donald Trump đã tuyên bố “giờ là lúc nước Mỹ hàn gắn vết thương của sự chia rẽ” vào đêm ông bất ngờ đắc cử Tổng thống, một tháng sau đó, tranh luận vẫn diễn ra gay gắt khắp nước Mỹ về kết quả của cuộc tổng tuyển cử mà nhiều người vẫn cảm thấy khó chấp nhận. Sau một chiến dịch vận động tranh cử đầy những lời lẽ cay đắng, sự chia rẽ dường như vẫn còn hằn sâu nếu không phải là trầm trọng hơn.
Ông Đỗ Quang Tỏa, cư dân thành phố Fairfax bang Virginia ở bờ đông của Mỹ, thấy rõ điều này trong một cuộc gặp gỡ gần đây với những người bạn khi họ đến dự một lễ tang.
Ông kể lại rằng đến khi gần ra về thì cuộc trò chuyện giữa họ trở nên nóng bỏng vì đề tài chính trị. Một số người phụ nữ đã phản ứng gay gắt khi một người đàn ông cho biết mình bỏ phiếu cho ông Trump và quyết định này đã khiến vợ ông khó chịu như thế nào.
“Trong hội chúng tôi đa số là đàn ông nhiều hơn, mấy bà nói chuyện về bầu cử thì mấy bà cũng nói chuyện chơi chút xíu thôi,” ông Tỏa nói. “Nhưng mà tôi thấy lần này ngay cả mấy bà, người nào có lập trường thì rất là giữ vững lập trường của mình và không chấp nhận lập trường của người khác.”
Trong gần ba mươi năm sinh sống ở Mỹ, ông Tỏa nói ông chưa từng thấy kết quả bầu cử Tổng thống nào lại gây tranh cãi như vậy trong nhóm bạn của ông.
“Chúng tôi sau bầu cử cũng hay họp lại rồi nói này kia, nhưng mà đều là nói chơi thôi, để trao đổi ý kiến thôi, tôi thấy nó không có gay gắt như kỳ này,” ông Tỏa nói thêm. “Kỳ này người nào đã bầu cho Hillary thì không chấp nhận bất cứ người nào bầu cho ông Trump. Và những người bầu cho ông Trump thì nói để cho họ có sự thay đổi, nhưng tôi thấy năm nay nó lạ là không ai nghe ai cả.”
Tranh cãi gay gắt không chỉ giới hạn trong gia đình và bạn bè mà còn bùng nổ trên Internet, nơi mà người ủng hộ của hai phe tiếp tục công kích lẫn nhau dù cuộc bầu cử đã kết thúc.
Ông Đỗ Dzũng, Tổng Thư ký nhật báo Người Việt ở bang bờ tây California, nhận thấy sự “chia rẽ trầm trọng” trong những phản ứng của độc giả về những bài viết và tin tức liên quan đến cuộc bầu cử.
“Một số người thì bênh vực ông Trump tối đa và một số người thì không bênh vực ông Trump,” ông Dzũng cho biết. “Họ cãi nhau ở trên diễn đàn và thậm chí có những lúc đi tới chỗ gay gắt, và tất nhiên là họ dùng những thông tin không được thật.”
Hai ngày sau cuộc bầu cử, bà Lý Kim Hà sững sờ khi nhận được email của một người mà bà nói là có tiếng tăm trong cộng đồng phát tán một câu chuyện không có thật về việc bà Clinton đệ đơn ly dị chồng ở tòa án New York.
Email này, cùng với những email khác gọi bà Clinton là “mụ phù thủy gian trá,” càng khoét sâu thêm nỗi đau thất cử của ứng cử viên mà bà hết lòng ủng hộ.
“Tại sao mình lại quên mất truyền thống văn hóa [hiếu hòa] của mình để bắt chước,” giọng bà Kim Hà nghẹn ngào khi nói về sự phân cực lưỡng đảng sâu sắc ở Mỹ phản ánh trong cộng đồng người gốc Việt.
Nhân viên sở xã hội đã về hưu ở Quận Fairfax, bang Virginia này cũng bày tỏ lo ngại rằng những lời lẽ hằn học trong email có thể “tai hại cho cộng đồng.”
Sự chia rẽ này không phải là ngoại lệ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong bức tranh nước Mỹ tổng thể hậu bầu cử. Một cuộc khảo sát mới của CNN/ORC công bố hôm 27 tháng 11 cho thấy 85 phần trăm người dân Mỹ nói rằng nhìn chung họ cảm thấy đất nước giờ bị chia rẽ sâu sắc hơn so với những năm trước.
Tỉ lệ này cũng cao hơn nhiều so với hồi năm 2000, lần gần đây nhất mà một Tổng thống đắc cử của Mỹ không thắng được số phiếu phổ thông (64 phần trăm cho rằng đất nước bị chia rẽ sâu sắc vào năm đó). Bà Clinton giờ đang dẫn trước ông Trump hơn hai triệu rưỡi phiếu bầu phổ thông.
Tỉ lệ người dân nhận thấy có sự chia rẽ sâu sắc hơn đều vượt quá 80 phần trăm ở những nhóm giới tính, chủng tộc, tuổi tác và trình độ học thức khác nhau, theo cuộc khảo sát này.
Sự chia rẽ không chỉ phản ánh trong những con số thống kê mà còn trong một cuộc thảo luận hồi gần đây giữa những phụ tá hàng đầu của cả hai chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump và bà Clinton.
Buổi hội luận diễn ra bốn năm một lần này tại Đại học Harvard hôm 1 tháng 12 đã biến thành một cuộc cãi vã kịch liệt giữa hai phe trong một sự kiện mà theo truyền thống đôi bên ngồi lại với nhau để trao đổi và mổ xẻ kết quả bầu cử bằng sự kính trọng dành cho nhau.
Ông Đỗ Dzũng của nhật báo Người Việt dự đoán sự chia rẽ này vẫn sẽ tiếp tục, dẫn ra những những dòng tin Twitter gây tranh cãi của ông Trump hồi gần đây cũng như những nỗ lực kiểm phiếu lại đang diễn ra ở ba bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania.
Trong khi ông Donald Trump vẫn đang hoàn tất công tác lựa chọn nhân sự trong tiến trình chuyển tiếp quyền lực, ông Đỗ Quang Tỏa cho biết ông cảm thấy “tương đối đỡ” lo lắng dù ông nhìn thấy có nhiều sự bất định, đặc biệt là trong cách ông Trump sử dụng Twitter để bày tỏ suy nghĩ và phổ biến chính sách của mình.
“Với tư cách là Tổng thống tân cử thì những lời nói của ông ấy rất quan trọng,” ông Tỏa nói. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng đó là lo ngại vào lúc ông Trump chưa phải là Tổng thống và rằng ông Trump cần có thời gian.
“Phải cho ông ấy ít nhất là 100 ngày hoặc là một năm đầu, tại vì nhiều chuyện của ông ấy làm cũng không thể giải quyết liền được vì phải có Quốc hội nữa,” ông Tỏa tiếp lời.
Chuẩn bị rời buổi dạy học thi quốc tịch cho những người nhập cư vào một buổi chiều đầu tuần, bà Lý Kim Hà suy niệm về tương lai của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump. Bà tự hào đã “cật lực đấu tranh cho cái đúng, cái tốt” và giờ bà không lo lắng gì nữa vì tin rằng cuộc sống của bà sẽ “theo vận nước nổi trôi.”
“Mình nghĩ rằng cái này là nhân quả của nước Mỹ thôi,” bà nói. “Cái gì phải nhận được nhất định phải nhận thôi.”

NATO quan ngại

về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới quyền TT Trump

Các ngoại trưởng NATO sẽ có một chương trình nghị sự bận rộn khi họ tham gia cuộc họp cuối năm hôm thứ Ba 6/12 ở Brussels. Nhưng vào lúc Liên minh Bắc Đại Tây Dương đang đối mặt với vô số thách thức, vấn đề lớn nhất lại không nằm trong chương trình nghị sự chính thức: ông Trump sẽ vạch ra con đường nào cho NATO khi ông trở thành tổng thống Mỹ?
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg không trực tiếp trả lời câu hỏi này tại cuộc họp báo hôm thứ Hai, mà chỉ nói ông “mong được làm việc” với ông Trump và đội ngũ của ông.
Ông Stoltenberg bày tỏ tin tưởng là cam kết của Washington đối với liên minh sẽ không thay đổi, bất chấp tuyên bố của ông Trump khi vận động tranh cử là Hoa Kỳ không nhất thiết phải bảo vệ những thành viên NATO nào không đóng góp để được Mỹ bảo vệ.
Andrew Dorman, một chuyên gia về NATO tại Viện chính sách Chatham House ở London, nói: “Phía châu Âu sẽ nhấn mạnh cam kết của họ trong việc bảo vệ an ninh cho châu Âu và duy trì quan hệ gắn bó của Mỹ đối với NATO và Điều khoản 5 về phòng vệ chung.”
Cuộc họp tuần này cũng là cuộc họp quan trọng cuối cùng của NATO khi ông Obama còn tại chức, và là cuộc họp để chia tay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Ông Dorman nói: “Người châu Âu đang cố gắng hình dung xem chính quyền của ông Trump sẽ như thế nào. Không rõ ông Kerry có thông tin gì nhiều về vấn đề này hay không. Có thể ông ấy cũng chỉ đoán mò như mọi người thôi”.
Cuộc họp tuần này diễn ra vài ngày sau khi Liên hiệp châu Âu công bố một kế hoạch đầy tham vọng mới về ngân quỹ quốc phòng và nghiên cứu, bao gồm một quỹ đầu tư trị giá 5,36 tỷ đôla hàng năm.
Trong khi Washington kêu gọi châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng từ bấy lâu nay, nhưng theo các nhà phân tích, những lời lẽ cứng rắn của ông Trump dường như mới buộc họ phải chú ý. Người Mỹ đóng góp khoảng 70% ngân sách hoạt động của NATO. Chỉ có 4 thành viên NATO là Anh, Estonia, Hy Lạp và Ba Lan đã làm đúng các cam kết đối vớiliên minh, là dành riêng ít nhất 2% GDP cho lĩnh vực quốc phòng.

Nga muốn bàn với Mỹ

về cuộc rút quân của lực lượng nổi dậy ra khỏi Aleppo

Nga cho biết họ dự định đàm phán với Mỹ tại Geneva trong tuần này về một cuộc triệt thoái của lực lượng nổi dậy ra thành phố Aleppo, Syria, cho dù Moscow và Bắc Kinh đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ hôm thứ Hai 5/12, nhằm áp dụng lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần hầu tạo điều kiện cho các nỗ lực viện trợ nhân đạo để giúp những người dân còn bị kẹt lại trong thành phố. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner hôm thứ Hai nói rằng ông không có thông tin để có thể xác nhận cuộc họp với các nhà ngoại giao Nga.
Tại Hội đồng Bảo an, Đại sứ Nga Vitaly Churkin nói thỏa thuận ngừng bắn ở Aleppo chỉ giúp phe nổi dậy có thời gian để củng cố vị trí của họ và bổ sung đạn dược. Ông đề nghị Hội đồng Bảo an hoãn lại nghị quyết trong khi diễn ra các cuộc đàm phán Mỹ-Nga.
Anthony Billingsley, một nhà phân tích các vấn đề Trung Đông tại Đại học New South Wales của Úc, nói có một tiền lệ trong việc này. Ngay sau cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez 1956, Đại hội đồng LHQ đã thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình và phái tới Trung Đông. Tuy nhiên, ông tỏ ra hoài nghi về triển vọng hành động của Liên Hiệp Quốc có thể ngăn cản các lực lượng Syria được Nga hậu thuẫn đạt mục tiêu là giành lại khu vực ở Aleppo đang do các lực lượng nổi dậy kiểm soát.

Cảnh báo nổ bom, Los Angeles tăng cường an ninh

An ninh siết chặt tại các trạm xe điện ngầm ở thành phố Los Angeles (Mỹ) hôm 6/12 trong lúc giới hữu trách liên bang và địa phương điều tra một lời đe dọa nổ bom tại trạm Universal City.
Truyền hình địa phương chiếu cảnh lực lượng an ninh lục soát túi xách của hành khách trong khi các toán rà bom và chó đặc nhiệm đi vòng quanh các trạm xe trên khắp hệ thống xe điện ngầm ở quận hạt Los Angeles.
Giới hữu trách cho hay lực lượng thực thi luật pháp đang trong tư thế sẵn sàng và yêu cầu công chúng đề cao cảnh giác.
Một ngày trước, các giới chức liên bang và thành phố cho biết họ nhận được tin báo từ giới hữu trách ở nước ngoài về một mối đe dọa ‘cụ thể’ đối với trạm Red Line trong hệ thống xe điện ngầm của Los Angeles.
Các giới chức không nêu rõ đó là nước nào, chỉ cho biết một giọng nam nói tiếng Anh gọi điện thoại đến báo cho giới hữu trách nước đó về một cuộc tấn công có thể xảy ra vào ngày 6/12 nhắm vào trạm Red Line, đối diện công viên giải trí Universal Studios.
Trạm Red Line nối liền trung tâm thành phố Los Angeles và các vùng lân cận phía Bắc bao gồm Hollywood và Bắc Hollywood. Trạm này trung chuyển khoảng 145 ngàn hành khách mỗi ngày.

Ông Ban Ki-moon điểm lại 10 năm làm việc ở LHQ

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon sẽ rời chức vụ vào cuối năm nay, sau một thập kỷ lèo lái tổ chức thế giới này.
Ông đã đi khắp thế giới, cố gắng ngăn chặn và chấm dứt xung đột, thúc đẩy phát triển và giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu.
Ông Ban nói các nhà sử học sẽ đánh giá thành tích và quá trình hoạt động của ông, nhưng ông nêu bật Chương trình phát triển bền vững gồm 17 điểm đầy tham vọng nhằm chấm dứt đói nghèo là một trong những thành tựu quan trọng nhất của ông.
Ông phát biểu:
“Tôi tin tưởng rằng tới năm 2030, tất cả mọi người sẽ được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn, thịnh vượng hơn, và hòa bình hơn. Đó là hy vọng của tôi”.
Ông Ban cũng cho biết ông rất tự hào về Hiệp định Khí hậu Paris đã có hiệu lực vào tháng trước.
Ông Ban cũng đã được ca ngợi về những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc nhằm chấm dứt án tử hình, nâng cao nữ quyền và chống bạo lực cũng như phân biệt đối xử đối với cộng đồng LGBT. Nhưng danh sách những việc chưa hoàn thành cũng dài.
Ông Tổng thư ký LHQ nói: “Về cuộc khủng hoảng vẫn đang diễn ra ở Syria và các nơi khác – Nam Sudan, Yemen, Cộng hòa Trung Phi và nhiều nơi khác, chúng ta phải thể hiện sự thống nhất về mục đích và tinh thần đoàn kết với người dân. Tôi thường bị sốc bởi sự thiếu đồng cảm của một số nhà lãnh đạo thế giới”.
Ông Ban, một người gốc Hàn Quốc, cũng rất bận tâm về sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vì các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.
Đang có nhiều đồn đoán về tương lai của ông Ban. Ở tuổi 72, ông vẫn tràn đầy năng lực và có nhiều khả năng ông sẽ không thay đổi cách sống hiện tại, là coi công việc như lẽ sống của mình.

Tìm thấy 23 thi thể trong tai nạn rớt máy bay ở Pakistan

Các quan chức khẳng định một máy bay của Pakistan chở 48 người gồm cả hành khách và phi hành đoàn đã bị rơi, tìm thấy 23 thi thể
Các quan chức khẳng định một máy bay của Pakistan chở 48 người gồm cả hành khách và phi hành đoàn đã bị rơi trong khi bay thị trấn miền bắc Chitral tới Islamabad hôm thứ Tư, 7/12.
Các nhân chứng và cảnh sát tỉnh cho biết máy bay ATR-42 của hãng hàng không quốc doanh Pakistan International Airlines, PIA, đã rơi xuống khu vực miền núi hẻo lánh gần thị trấn Havelian rồi bùng cháy.
Nhân viên cứu hộ đã tìm thấy 23 thi thể. Họ gặp khó khăn khi tiến hành hoạt động cứu hộ vì đêm tối và do địa điểm xa xôi. Cho đến nay, không có tin gì về người sống sót.
Tai nạn máy bay lớn ở Pakistan gần đây nhất là năm 2012 khi một máy bay chở khách của một hãng hàng không tư nhân lâm nạn gần Islamabad khi đang đáp xuống trong một cơn bão. Tất cả 127 người trên khoang đều thiệt mạng.

Động đất ở Indonesia, số tử vong tiếp tục tăng

Số người chết tiếp tục tăng sau khi một trận động đất mạnh làm rung chuyển Indonesia sáng sớm thứ Tư, 7/12.
Các quan chức địa phương cho biết ít nhất 97 người chết và hàng trăm người khác bị thương ở Pidie Jaya, khu vực gần tâm chấn của trận động đất nhất, ở phía bắc đảo Sumatra, Indonesia. Thị trấn Meureudu là một trong những khu vực bị tác động nặng nhất.
Chấn động đã làm sập hàng chục các tòa nhà, bao gồm cả các nhà thờ Hồi giáo, cửa hàng và nhà ở. Các đội cứu hộ, trong đó một số sử dụng thiết bị hạng nặng, đã tìm kiếm người có thể bị mắc kẹt bên dưới các đống đổ nát.
Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết trận động đất cường độ 6,5 độ Richter có tâm gần thị trấn Reuleut. Cục Khí hậu, Khí tượng và Địa vật lý của Indonessia cho biết trận động đất đã không gây ra sóng thần.
Indonesia nằm trong khu vực dễ bị động đất trên thế giới. Một trận động đất năm 2004 ngoài khơi đảo Sumatra đã gây ra cơn sóng thần giết chết 230.000 người ở Indonesia và các nước khác.

Đài Loan ‘xoa dịu’ dư luận sau cuộc điện đàm với ông Trump

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngày 6/12 tuyên bố bà không dự kiến sẽ có bất kỳ chuyển biến về chính sách quan trọng nào ảnh hưởng tới khu vực cho dù cuộc điện đàm mới đây của bà với Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump đã khiến Trung Quốc hết sức bất bình.
Trong một buổi gặp gỡ với một nhóm phóng viên Mỹ, bà Thái hạ giảm ý nghĩa của cuộc điện đàm hôm thứ sáu vừa qua với ông Trump. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Đài Loan có cuộc điện đàm với một Tổng thống tân cử hay một Tổng thống tại vị của Mỹ kể từ khi Tổng thống Jimmy Carter chuyển sự công nhận ngoại giao của Mỹ từ Đài Loan sang Trung Quốc vào năm 1979.
Cuộc điện đàm này khiến cho Bắc Kinh phản đối hôm thứ bảy và đầu tuần này, chính quyền Obama phải trấn an Trung Quốc là Washington cam kết theo đuổi chính sách “Một nước Trung Hoa”. Trung Quốc xem Đài Loan như một tỉnh khó trị.
Tổng thống Đài Loan nói với báo giới rằng ‘Tôi phải nhấn mạnh rằng một cuộc điện đàm không có nghĩa là một sự chuyển đổi chính sách.’
Văn phòng của Tổng thống Thái Anh Văn không bình luận về phát biểu của bà liên hệ đến cuộc nói chuyện với ông Trump.
Thay vào đó, thông cáo của văn phòng cho biết bà Thái nói với truyền thông rằng Đài Loan và Hoa Kỳ chia sẻ nhiều giá trị chung và Đài Loan là một thị trường chính đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ.

Trung Quốc có thiện cảm với người có thể là Đại sứ Mỹ

Trung Quốc dành nhiều thiện cảm cho Thống Đốc bang Iowa là ông Terry Branstad, người được nói là Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump chọn làm đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.
Hôm nay trong cuộc họp báo thường lệ, phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc gọi ông Branstad là người bạn thân tình với Hoa Lục, là người đã góp phần giúp phát triển quan hệ song phương.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc không xác nhận tin ông thống đốc Branstad sẽ đảm nhận chức đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. Các viên chức thân cận với Tổng Thống Đắc Cử Trump cũng không xác nhận tin này, cho dù được truyền thông Hoa Kỳ loan tải rộng rãi.
Ông Branstad được xem là bạn thân của lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai ông gặp nhau lần đầu tiên hồi 1985 khi ông Tập còn là một viên chức cấp thấp, ghé Iowa để tìm hiểu về phát triển nông nghiệp, và mối quan hệ này kéo dài cho tới giờ.
Ông cựu Thống Đốc bang Iowa cũng nhiều lần gọi ông Tập Cận Bình là bạn thân của mình.

Giới chức Thái Lan điều tra BBC

vì bài viết về Vua Vajiralongkorn

Thủ tướng Thái Prayuth Chan-ocha nói với các nhà báo: “Vì BBC có văn phòng ở Thái Lan và trong đó có các phóng viên Thái nên họ phải bị truy tố nếu vi phạm luật Thái”.
Website của BBC Thái tuần trước đăng một bài sau khi Vua Maha Vajiralongkorn lên ngôi.
Hiện BBC chưa nhận được thông tin liệu đã có khởi tố chính thức hay chưa.
Một người phát ngôn của BBC nói: “BBC Thái được thành lập để mang tin tức trung lập, độc lập và chuẩn xác tới cho một đất nước mà báo chí bị hạn chế, và chúng tôi đoan chắc rằng bài báo tuân thủ các nguyên tắc biên tập của BBC”.
Cảnh sát đã tới văn phòng BBC ở Bangkok trong quá trình điều tra. Quá trình này bắt đầu sau khi các phần tử bảo hoàng than phiền về bài báo, được đăng tải từ Anh quốc chứ không phải từ Thái Lan, và nay đã bị chặn ở Thái.
Vào dịp cuối tuần rồi, một người phản đối chính phủ quân nhân đã bị bắt sau khi chia sẻ bài viết trên trang Facebook của ông.
Đây là trường hợp bắt người đầu tiên vì tội phỉ báng Hoàng gia sau khi tân Vương lên kế ngôi cha.
Các nhóm nhân quyền chỉ trích chính phủ Thái Lan sử dụng luật khi quân để đàn áp những người đối lập.
Cha của Vua Vajiralongkorn, Quốc vương King Bhumibol Adulyadej, từ trần hôm 13/10 ở tuổi 88 sau 70 năm trị vì.

Hàng không mẫu hạm Nga ‘quá tệ’?

Tai nạn phi cơ chiến đấu thứ nhì xảy ra với hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov đặt câu hỏi về khả năng kỹ thuật của Nga và lý do chính trị cho việc điều động con tàu sang Syria.
Cùng thời gian, chương trình cải tổ, đầu tư hàng tỷ USD vào quốc phòng của Điện Kremlin cũng gây sự chú ý của giới quan sát quốc tế không bối cảnh Nga can dự sâu hơn vào các vùng như Trung Đông và Đông Âu.
Sau vụ một chiếc MiG-29K lao xuống biển cách tàu Đô đốc Kuznetsov vài km hồi tháng 11, hôm 05/12/2016, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận một chiếc Sukhoi-33 cũng đâm xuống nước ngay cạnh con tàu.
Cả hai phi cơ gặp nạn khi tìm cách xuất kích hoặc đáp xuống hàng không mẫu hạm duy nhất của Nga nhưng may mắn là các phi công đều nhảy dù ra và thoát chết.
Lý do chính trị?
Các báo quốc tế đặt câu hỏi về lý do Tổng thống Vladimir Putin điều động tàu Đô đốc Kuznetsov sang Syria hỗ trợ cuộc oanh kích.
Toby Harshaw viết trên Bloomberg rằng chiếc tàu ‘nhả khói đen mù mịt là một sự xấu hổ cho nước Nga’.
Và quyết định cử Đô đốc Kuznetsov sang Syria mang tính chính trị hơn là vì lý do tác chiến.
“Điều đầu tiên cần biết là không có mục tiêu quân sự gì cho tàu. Chiếc hàng không mẫu hạm này được thiết kết để bảo vệ bờ biển Nga, không phải để tung ra các cuộc doanh kích, và cũng chỉ chở được 15 phi cơ trên boong. Điều này không cải thiện thêm bao nhiêu các cuộc oanh kích Nga thực hiện từ cách căn cứ trên bộ…”
Trong quá khứ, theo Toby Harshaw, “các vụ oanh tích từ xa của Nga như bắn hỏa tiễn định vị từ Biển Caspian vào Bắc Syria là hoàn toàn đủ, các vụ không kích của phi cơ Nga từ sân bay trên đất liền cũng rất hiệu quả”.
“Việc cho tàu Đô đốc Kuznetsov sang Địa Trung Hải chỉ tỏ ra sự yếu kém của Putin.”
Chiếc hàng không mẫu hạm nhả khói đen mù mịt là một sự xấu hổ cho nước NgaToby Harshaw
“Chiếc tàu luôn cần một nhóm tàu kéo đi kèm vì nó thường xuyên bị hỏng máy và không di chuyển được.”
Năm 2012, chiếc hàng không mẫu hạm đã bị hỏng động cơ tại vùng biển gần Bồ Đào Nha và phải nhờ tàu thủy kéo hàng nghìn km về cảng Murmansk của Nga.
Các báo châu Âu cũng viết 2.000 quân nhân trên khoang chiếc Đô đốc Kuznetsov phải dùng chung 25 nhà vệ sinh.
Nhưng vấn đề chính là công nghệ của Nga không đủ để đáp ứng nhu cầu cho phi cơ cất cánh và đáp xuống khoang.
Vụ chiếc Sukhoi -33 bị nạn là do dây cáp hãm đà máy bay lúc hạ cánh bị đứt.
Trước đó, trang RT của Nga cũng thừa nhận chuyến hải hành của tàu Kuznetsov sang Syria “bị lu mờ bởi sự cố”.
“Vụ MiG-29K xảy ra cũng vì bộ dây cáp bị trục trặc và không sửa kịp, khiến phi công bay lượn trên không hết nhiên liệu phải bỏ máy bay rơi xuống biển và bật dù nhảy ra,” trang này viết.
Báo Independent ở Anh cho hay sau vụ tai nạn mới nhất, Nga đã chuyển các phi cơ từ tàu Đô đốc Kuznetsov vào sân bay trên bộ ở Syria.
Bán hàng tồn kho?
Nhưng vấn đề của tàu Đô đốc Kuznetsov cũng đặt ra câu hỏi cho các thương vụ một số nước châu Á thực hiện để mua hàng không mẫu hạm theo mô hình Liên Xô mà Nga tiếp quản.
Hồi 2004, Nga bán chiếc tàu sân bay Đô đốc Gorshkov cho Ấn Độ với giá 2,35 tỷ USD.
Cuối thập niên 1990, Ukraine cũng đã bán cho Trung Quốc chiếc tàu Varyag cũ.
Theo Toby Harshaw, nay thì “cả hai bên mua hàng nay đều hối tiếc”.
“Trung Quốc bỏ ra hàng trăm triệu USD để sửa và lắp công nghệ mới cho chiếc tàu, đặt tên nó là Liêu Ninh, nhưng tàu vẫn không có khả năng tác chiến, và chỉ được dùng vào công tác huấn luyện.”
Theo các báo Hong Kong, hồi tháng 4/2016 đã xảy ra một vụ tai nạn khi phi cơ J-15 đáp xuống tàu Liêu Ninh lúc tập luyện không thành.
Phi công ưu tú tên là Trương Siêu, 29 tuổi, quê ở Hồ Nam đã tử nạn.
Trước đó, vào giữa năm 2014, có ít nhất hai phi công khác của Trung Quốc cũng thiệt mạng khi tập đáp xuống chiếc Liêu Ninh, theo trang Jane’s Defense.
Còn về tàu ‘gốc Nga’ của Ấn Độ, bài trên Bloomberg viết:
“Ấn Độ đặt tên lại cho chiếc tàu Nga là Vikramaditya và cho đến 2013 nó cũng vẫn không ra đại dương được vì 7 trong số 8 lò đốt không hoạt động khi chạy thử.”
“Chiếc tàu nay đóng vai trò tuần tra ven biển và phi cơ Tejas hạng nhẹ của Ấn Độ sản xuất cũng không đáp được xuống sân hạ cánh rất hẹp của nó.”
Được biết chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục đầu tư vào cải tổ quân sự.
Theo AP, ngay từ đầu thập niên 2000, Điện Kremlin cam kết bỏ ra 300 tỷ USD cho đến 2020 để hiện đại hóa quốc phòng.
Chỉ trong năm 2015, Nga chi ra 3,1 nghìn tỷ ruble (48 tỷ USD) cho quốc phòng, tăng 25% so với năm 2015, và quá 1/5 toàn bộ ngân sách quốc gia, theo AP.
Powered by Blogger.