Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Thư Cho Con: Đại Họa Giặc Tàu Xương Cá Rô Mắc Cổ Tập Cận Bình – Giáo Già

Thursday, March 19, 2020 // ,
Thư Cho Con: Đại Họa Giặc Tàu Xương Cá Rô Mắc Cổ Tập Cận Bình – Giáo Già
Giáo Già (Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Ngày 18 tháng 3 năm 2020
H,
Tin được VNEXPRESS phổ biến ngày Chủ nhật, 23/2/2020 cho biết ngày 23/1, chánh quyền Vũ Hán thông báo phong tỏa thành phố nhằm đối phó với dịch Covid-19 mà mới hôm trước còn được tuyên bố là “nằm trong tầm kiểm soát“. Đây là thời khắc chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc và thế giới, khiến 9 triệu người đang lưu lại Vũ Hán rơi vào cảnh không biết tương lai sẽ ra sao.
Những tuần sau đó, người dân thành phố phải đối mặt với những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, từ việc đi siêu thị săn lùng nhu yếu phẩm cho tới nỗ lực giúp người thân được điều trị y tế. Vũ Hán hiện vẫn bị phong tỏa và chưa có dấu hiệu về việc khi nào người dân thành phố sẽ được phép tự do rời khỏi nhà. ”Tất cả giống như một trò đùa“, đây là suy nghĩ đầu tiên nảy lên trong đầu doanh nhân Guan Wenhua, 46 tuổi, khi nghe về lệnh phong tỏa Vũ Hán. Ông lặng người lúc đọc tin trên điện thoại vào sáng 23/1. “Vì sao nhà chức trách có thể đóng cửa một trong những trung tâm giao thông quốc gia quan trọng như vậy, nơi sinh sống của 11 triệu người dân“; nơi được Thôi Hiệu làm bài thơ để đời “Hoàng Hạc Lâu” [Xem phụ đính 1], Guan nói. “Chúng tôi sẽ bị bỏ rơi đến chết ở đây ư?”.
Thông báo được đưa ra vào khoảng 2h sáng và ngay khi các cửa hàng vừa mở cửa, người dân đã đổ tới, giành giật nhau để mua những vật phẩm thiết yếu về tích trữ, theo các video đăng trên mạng. Số khác rời thành phố trong lúc mọi thứ còn chưa ổn định. Dịch Covid-19 đến nay khiến hơn 2.400 người chết và hơn 78.000 ca nhiễm. Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, là tâm dịch. Trong ngày đầu tiên áp lệnh phong tỏa, chính quyền thành phố ra một thông báo yêu cầu người dân không hoảng loạn. Giới chức địa phương nỗ lực cập nhật thường xuyên tình hình. Truyền thông nhà nước cố khắc họa Vũ Hán như một chiến trường và người dân thành phố đang chiến đấu vì vận mệnh quốc gia.
Với Xia Chengfang, dịch bệnh đã khiến cô chịu một tổn thất đau đớn. Vào ngày Vũ Hán bị phong tỏa, ông của Xia bị sốt và mẹ cô đã lái xe đưa ông tới bệnh viện Vũ Hán số 7. “Bệnh viện chật cứng bệnh nhân và chúng tôi phải đợi 5 tiếng mới gặp được bác sĩ, nhưng bác sĩ chỉ kê cho chúng tôi một số loại thuốc và yêu cầu mẹ và ông tôi trở về nhà“, Xia nhớ lại. Sức khỏe của ông Xia nhanh chóng xấu đi. Gia đình không thể nhớ số lần họ gọi cứu thương. Tuy nhiên, không có ai đến bởi không bệnh viện nào ở Vũ Hán còn giường để điều trị cho ông. “Ông tôi cuối cùng cũng được điều trị vào ngày 28/1 nhưng đã quá muộn. Ông qua đời vào sáng hôm sau vì ‘nhiễm virus’“, cô cho hay.
Một số người bắt đầu tỏ thái độ giận dữ với chính quyền khi đưa ra quyết định phong tỏa thành phố. ”Tại sao giới chức Vũ Hán lại đột ngột phong tỏa thành phố chỉ một ngày sau khi họ nói rằng dịch bệnh đang được kiểm soát?”, Xia đặt câu hỏi, đề cập tới những bình luận trên mạng của bác sĩ Wang Guangfa, trưởng khoa phổi tại Bệnh viện Thứ nhất thuộc Đại học Bắc Kinh.
Một ngày trước khi Vũ Hán bị phong tỏa, bác sĩ Wang viết rằng dịch Covid-19 vẫn “có thể kiểm soát và ngăn chặn được” dù lúc bấy giờ, ông đã bị nhiễm virus.
Ngày 31/1, tình nguyện viên Andy Wang đưa một y tá trở về căn hộ sau 7 ngày liên tiếp ở bệnh viện. Cô dành vài phút ngắn ngủi đến thăm cha mẹ trước khi về nhà. “Nữ y tá không vào trong nhà mà nói chuyện với bố mẹ từ xa, qua hành lang, bởi cô sợ lây bệnh cho họ“, Andy kể. “Tôi rất hiếm khi khóc nhưng một tháng qua, tôi đã khóc hơn 10 lần“…
Tin được Thanh Hà đăng trên RFI ngày: 03/02/2020 cho biết Virus corona đang hoành hành tại Trung Quốc khiến cả thế giới lo sợ. Sống với virus corona Vũ Hán không khác gì “địa ngục”. [Xem cảnh đường phố Vũ Hán, Trung Quốc vắng tanh. Ảnh chụp ngày 31/01/2020. NICOLAS ASFOURI / AFP] Tờ Le Figaro của Pháp đã dành đến ba bài báo để nói về chủ đề này.
Tờ báo tóm lược tình hình: ”Thế giới dựng thành lũy đối mặt với virus corona“ dù chỉ có 1% các ca bệnh. Giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuần qua đã nhấn mạnh rằng tình hình không đến nỗi phải giới hạn mọi giao thương với Trung Quốc. Điều đó không cấm cản các nước từ Mỹ, Nhật Bản đến Anh, Pháp, Đức và cả Maroc hay Indonesia hối hả hồi hương kiều dân khỏi ổ dịch Vũ Hán, các hãng hàng không lớn bé trên thế giới ngừng phục vụ các chuyến bay sang Hoa lục. Đó là bằng chứng rõ rệt cho thấy Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã đánh mất uy tín.
Bà Shi Muying, một phụ nữ 37 tuổi, sống tại Luân Đôn về nước thăm mẹ bị ung thư giai đoạn cuối kể lại với phóng viên báo Le Figaro: Bà về đến Vũ Hán 12 ngày trước khi thành phố bị phong tỏa và đã từng bước ”rơi xuống địa ngục“. Từ khi đáp xuống phi trường, ngày ngày người phụ nữ Vũ Hán này cùng cha vào bệnh viện thăm người mẹ chỉ còn đợi ngày ra đi. Đó cũng là thời gian hai bố con bà Shi Muying bắt đầu bị sốt, rồi ho. Họ đạp xe đi khắp thành phố tìm một hiệu thuốc.  Cuối cùng, hôm 26/01 họ đành phải đi bệnh viện khám xem chỉ cảm cúm qua loa hay đã nhiễm virus corona. Vào gặp được bác sĩ, họ mới biết rằng, phải tự đi tìm lấy dụng cụ xét nghiệm, nhưng trong một thành phố đã bị phong tỏa, những ca bị ho, sốt, bị ”cách ly”, hai cha con bà ”bó tay”. Nhân chứng này nói rõ: bị cách ly có nghĩa là họ bị trả về nhà và không được phép ra khỏi cửa. Ba ngày sau, phụ nữ này trở lại bệnh viện tái khám và đã phải đợi ”từ bốn đến năm tiếng đồng hồ trong một gian phòng nhỏ, đông kín người“… Khám xong ra về, bà quá tuyệt vọng nên cất tiếng kêu cứu trên mạng xã hội Vi Bác. Nhờ vậy, đến hôm 30 tháng Giêng, hai bố con được nhập viện… Ngồi trên giường bệnh, nhìn ra dòng sông Dương Tử, người phụ nữ sống ở Luân Đôn trở về Vũ Hán này biết chắc, cách đấy vài cây số, mẹ bà đang trút những hơi thở cuối cùng, không một người thân bên cạnh. Điều khiến bà lo lắng là liệu có được xuất viện để nhận xác mẹ về mai táng hay không. Bà cũng không chắc là người cha già sẽ vượt qua được thử thách này…
Báo kinh tế Les Echos chú ý đến những thiệt hại khi mà không chỉ Vũ Hán, mà cả nước Trung Quốc bị thế giới xa lánh. ”Bắc Kinh huy động 160 tỷ đô la cứu nguy kinh tế”.
Tổ chức Y tế Thế Giới WHO vào ngày 11 tháng 2 công bố tên gọi chính thức COVID-19 cho loại virus corona đang hoành hành ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã lan ra khắp Hoa Lục và mấy chục quốc gia. Tổ chức Y tế Thế Giới WHO vào ngày 11 tháng 2 công bố tên gọi chính thức COVID-19 cho loại virus corona đang hoành hành ở Vũ Hán, Trung Quốc, và đã lan ra khắp Hoa Lục và mấy chục quốc gia khác trên thế giới.
Theo giải thích của Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanon Ghebreyesus, thì ‘co’ viết tắt cho chữ corona, ‘vi’ là từ viết tắt của virus, ‘d’ là viết tắt của từ tiếng Anh disease nghĩa là bệnh và ‘19’ là năm mà dịch bệnh này được phát hiện, tức 2019.
Tính đến sáng ngày 12-02-2020, toàn thế giới có hơn 45 ngàn ca nhiễm, trong đó có một số nước có số người nhiễm mới tăng đáng kể như ở Nhật, nơi du thuyền Diamond Princess neo đậu, với tổng cộng 175 người nhiễm và ở Anh phát hiện tổng cộng 8 người dương tính với Covid-19. (tức virus Corona chủng mới theo tên gọi của WHO)
Ở Trung Quốc, số người nhiễm virus corona mới trong 1 ngày qua được báo, chỉ hơn 2000 người, so với hơn 3000 người/ngày trong liên tục những ngày trước đó, và số ca tử vong vì mắc bệnh là 95 ca. Như vậy tổng số ca nhiễm chính thức tại Hoa Lục tính đến ngày 12 tháng 2 là hơn 44.600 ca, và số tử vong là 1113 người.
Với bài viết có tựa đề: “Trung Quốc của Tập Cận Bình: Đế quốc cảm cúm” đăng ngày 19/02/2020 trên đài RFI Thụy My nhắc lại câu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định ngày 31/12/2019 rằng «Chúng ta không sợ bão tố, hiểm nguy hay rào cản». Để bây giờ “ông Tập đã có tất cả!” [Xem hình: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên trang bìa tạp chí L'Express tuần lễ từ 14 đến 21/02/2020 (Capture d'écran)].
Dịch bệnh do virus corona hoành hành dữ dội do chế độ độc tài của Tập Cận Bình che giấu. Trang bìa của L’Express là ảnh Tập Cận Bình đang mang khẩu trang, trên nền lá cờ đỏ với những sao vàng của Trung Quốc, chạy tựa «Đế quốc bị cảm cúm». Dịch virus corona là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn, liệu Tập Cận Bình có sống sót sau thảm họa này?
Với tiểu tựa: “Những thành phố ma trong thời kỳ toàn cầu hóa” tờ báo mời gọi hãy tưởng tượng Paris như một thành phố chết. Những con đường vắng tanh, các bệnh viện quá tải, không còn giao thông công cộng. Hãy tưởng tượng một nước Pháp có cuộc sống ngưng đọng lại, các nhà máy trống rỗng, cư dân bị phong tỏa tại nhà, các pharmacie đông nghịt khách. Những phi đạo ở Roissy không có máy bay, những nhà ga hoang vắng và toàn bộ nước Pháp bị cách ly! Đó là tình hình từ ba tuần qua ở tâm dịch Vũ Hán và 58 triệu người Hồ Bắc.
Vũ Hán không phải là Paris, và tỉnh Hồ Bắc chỉ nhỏ bằng một phần ba nước Pháp, nhưng có dân số gần bằng Pháp. Nhà văn Trình Hán Chương (Cheng Hanzhang) hồi thế kỷ 19 đã mô tả: «Là người lúc rạng đông, đến hoàng hôn đã thành ma. Mười người mắc bệnh chỉ có một người sống sót. Khi đại nạn khởi phát, nó lan ra bốn phương tám hướng, không chừa một gia đình nào».
Lần đầu tiên, người quyền lực nhất Trung Quốc là Tập Cận Bình trở nên yếu thế, không kiểm soát được tình hình. Tệ hơn nữa: ban đầu im lặng, rồi đến ngày 20/1 chính quyền trung ương bỗng thẳng tay cô lập mấy chục triệu dân, gây nghi ngờ cho người dân Trung Quốc và thế giới. «Thiên mệnh» của Tập Cận Bình có còn vào năm 2022?
Trong lịch sử Trung Hoa, các trận dịch thường được coi là sự trừng phạt của thần linh. Ngày nay, hoàng đế Tập Cận Bình phải gắng sức làm dịu cơn giận dữ của các quan lại đỏ, có nguy cơ sẽ ngáng chân ông ta khi đòi làm thêm nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2022. Bởi vì cuộc khủng hoảng virus corona là thử thách lớn chưa từng thấy của ông Tập.
The Economist ghi nhận trong cùng một ngày 13/2 đảng Cộng Sản Trung Quốc đã có hai động thái bất ngờ. Trước hết là loan báo số tử vong tăng gấp đôi và số người nhiễm tăng gấp mười so với những ngày trước, được giải thích là do đổi cách tính. Đồng thời «trảm» luôn bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc, Tưởng Siêu Lương (Jiang Chaoliang) và bí thư thành ủy Vũ Hán, Mã Quốc Cường (Ma Guoqiang).
Ngày 5/3, bà Tôn Xuân Lan, Phó Thủ tướng Trung Quốc, kiêm nhiệm Trưởng Tiểu ban chỉ đạo Trung ương, đến Hồ Bắc, đi cùng nhóm công tác, đến tiểu khu Khai Nguyên, thuộc cộng đồng dân cư Thúy Viên, để khảo sát, nhưng đã bị người dân (ở trên, không được phép xuống dưới,) mở cửa sổ ra hét lớn. Trong đó có một người phụ nữ hướng xuống dưới hét lớn: “Toàn là giả, toàn bộ đều là giả!” Sau đó, các tầng khác đều hô theo: “Toàn là giả, toàn bộ đều là giả!” “Giả đấy, giả đấy, toàn là thức ăn đắt đỏ cả!”
Hôm 6/3, ông Trương ở Khu Thanh Sơn, thành phố Vũ Hán, trả lời phỏng vấn của Epoch Times, cho biết, sau khi người dân hướng về phía bà Tôn Xuân Lan hét lên, tiểu khu Khai Nguyên bắt đầu phát vật tư; hiện giờ “mạng internet vẫn là lợi hại, (việc hò hét) trong chốc lát đã lan truyền khắp nơi trên thế giới”… Ông Trương nói, tiểu khu Khai Nguyên là khu mới mở rộng, những người đó nhìn thấy bà Tôn Xuân Lan đến liền hò hét. “Bây giờ bà Tôn Xuân Lan đi đến đâu, thì cũng giống như thế thôi, người dân sẽ không ngừng kêu khổ”. “Chính là không bị ôn dịch vây khốn, đoạt đi sinh mạng, thì cũng bị chết đói vì thiếu thốn vật tư, đây là một vấn đề rất lớn.”
Tháng 12 năm ngoái, thành phố Vũ Hán bắt đầu bùng phát dịch viêm phổi virus corona mới, nhưng do chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh đàn áp bác sĩ, người dân lan truyền thông tin về dịch bệnh; lại còn phát tin tức giả nói dịch bệnh “có thể phòng, có thể kiểm soát”, khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Khi dịch bệnh đến lúc không thể kiểm soát, chính quyền Trung Quốc tiến hành phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23/1, triệt để cắt đứt liên hệ giữa Vũ Hán và bên ngoài, đồng thời ngừng hoạt động phương tiện giao thông trong thành phố. Điều này không những khiến cho hàng triệu người không có bệnh có nguy cơ bị lây nhiễm, mà còn khiến cho người bệnh đối mặt với nhiều vấn đề trị bệnh như khó khăn khi đi khám bệnh, cũng như làm tăng thêm áp lực cho cuộc sống của người dân địa phương.
Ông Trương nói, hiện vẫn chưa thể ra ngoài, bị kẹt ở trong nhà đã gần hai tháng rồi, mua đồ ăn đồ dùng đều phải bỏ ra rất nhiều tiền. “Hiện tại sự sinh tồn của mọi người đang đối mặt với thách thức rất lớn, hiện tại không phải là bị ôn dịch đánh ngã, ngược lại là do thiếu thốn vật tư, đói, thiếu thốn gạo, thiếu dầu, cái gì cũng thiếu, cái chính nhất là thiếu tiền.” Ông nói, “Hiện tại liên tiếp xuất hiện trường hợp nhảy lầu tự sát, sau này vẫn sẽ xuất hiện vấn đề này. Bởi vì ở trong nhà lâu như thế này, tâm thái người ta đều biến đổi, cộng thêm không có gì ăn, không có gì uống, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất rõ ràng.”
Ngày 3/3, trên mạng lan truyền video hai người già cô đơn ở Hán Dương, do phong tỏa nhà, không có thức ăn nên đã dắt tay nhau nhảy lầu. Ngày 4/3, trên mạng lại lan truyền nhiều video nhảy lầu tự sát. Trong đó có một đoạn video cho thấy, tại tiểu khu Vạn Khoa, thuộc Hán Dương, thành phố Vũ Hán, lại xảy ra một vụ thảm kịch nhảy lầu tự tử. Một đoạn video khác cho thấy có hai người cùng nhảy lầu, được cho là hai mẹ con. Bên cạnh là một người phụ nữ đang gào khóc, tiếng khóc vang vọng cả tiểu khu. Theo Epoch Times
Trong khi đó, ngày 08/03/2020 một khách sạn dùng làm nơi cách li virus corona ở Trung Quốc bị sập [xem hình một người phụ nữ được giải cứu khỏi khách sạn bị sập ở Tuyền Châu, Trung Quốc, ngày 7 tháng 3, 2020]. Khoảng 30 người vẫn bị mắc kẹt vào sáng sớm Chủ nhật sau khi một khách sạn năm tầng được dùng để cách li virus corona đổ sập ở thành phố cảng Tuyền Châu phía đông nam Trung Quốc, truyền thông nhà nước đưa tin. Khoảng bốn giờ sau khi sập, thành phố Tuyền Châu cho biết 38 trong số 70 người ở trong Khách sạn Hân Giai Tuyền Châu đã được giải cứu. Một đoạn video được đăng bởi trang tin tức Bắc Kinh Báo cho thấy các nhân viên cứu hộ trèo qua đống gạch vụn đưa người về phía xe cứu thương.
Được biết, Tuyền Châu là thành phố cảng nằm bên eo biển Đài Loan thuộc tỉnh Phúc Kiến với dân số hơn 8 triệu người. Tờ Nhân dân Nhật báo của nhà nước Trung Quốc cho biết khách sạn khai trương vào tháng 6 năm 2018 với 80 phòng. Video của Bắc Kinh Báo đã được hơn 2 triệu người dùng Weibo xem vào tối ngày thứ Bảy và vụ sập khách sạn là chủ đề được quan tâm hàng đầu trên trang Weibo, trang mạng xã hội Trung Quốc tương tự như Twitter, theo Reuters. Chính quyền tỉnh Phúc Kiến cho biết, tính đến ngày thứ Sáu, tỉnh này đã có 296 trường hợp nhiễm virus corona10.819 người đang được theo dõi sau khi được xếp vào diện là nghi ngờ tiếp xúc gần gũi.
Ba tháng sau khi có dịch, tin của Trọng Nghĩa đăng trên RFI ngày: 10/03/2020 cho biết “Tập Cận Bình bất ngờ tới thăm Vũ Hán” để gặp các nhân viên y tế tại bệnh viện Hỏa Thần San, Vũ Hán, Hồ Bắc. Ông đã đi thăm các bệnh viện [xem hình], gặp gỡ các nhân viên y tế cũng như thành viên các ủy ban khu phố là những chân rết của đảng Cộng Sản tại địa phương.
Theo số liệu chính thức công bố sáng nay, 10/03, Trung Quốc chỉ ghi nhận thêm 19 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm virus corona lên thành 80.754 người. Bên cạnh đó, vẫn có thêm 17 trường hợp tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên thành 3.136 người.
Một bài viết của Minh Nhật biên dịch và tổng hợp trên trithucvn.net, ngày Thứ Tư, 11/03/2020, có tựa đề là Tài liệu ngoại giao mật TQ yêu cầu gọi “Viêm phổi Vũ Hán” là “virus Ý
Các tài liệu ngoại giao mật yêu cầu quan chức ngoại giao và đặc vụ phải gọi virus Viêm phổi Vũ Hán COVID-19 là virus Ý, nhận là virus không bắt nguồn từ Vũ Hán, và quảng cáo Tập Cận Bình là anh hùng diệt virus
Massimo Introvigne, một chuyên gia nghiên cứu về xã hội học và tôn giáo của Ý, từng là chủ tịch Ủy ban Quan sát Tự do Tín ngưỡng từ 2012 tới 2015 của Bộ Ngoại giao Ý, mới đây đã nhận được email của một đồng nghiệp Trung Quốc, hỏi rằng liệu ông có an toàn trong dịch “virus Ý” hay không. Lúc đầu, Introvigne rất bất ngờ vì không biết “virus Ý” là gì, nhưng rồi ông được biết các đồng nghiệp cũng nhận được email tương tự, và đồng nghiệp Nhật Bản thì nhận được email hỏi về “virus Nhật Bản”.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn Hán hóa mọi thứ, bao gồm cả các tôn giáo. Chỉ có một thứ Đảng này không muốn nhận, chính là virus viêm phổi Vũ Hán”, Massimo Introvigne nhận xét.
(Ảnh: Xinhua) Ngày 9/3/2020 vừa qua, tờ La Croix, một tờ báo lâu đời và có lượng lưu hành lớn ở Pháp, đã công bố một báo cáo điều tra cho biết, các Đại sứ quán Trung Quốc và người Trung Quốc đang du lịch trên khắp thế giới đã nhận được các yêu cầu mật vào 1 tuần trước đó. Họ được hướng dẫn để thuyết phục mọi người rằng Trung Quốc không phải là nơi virus Viêm phổi Vũ Hán khởi nguồn, và cần nhấn mạnh rằng: “Trong khi Vũ Hán bị virus tấn công nghiêm trọng, nguồn gốc của virus hiện vẫn chưa được biết. Chúng tôi đang thực hiện các nghiên cứu mới nhằm xác định nguồn gốc thật sự của virus.”
Cũng theo báo cáo của tờ La Croix, các Đại sứ quán Trung Quốc được yêu cầu phải làm “dấy lên nghi ngờ” trong đại chúng, rằng virus Viêm phổi Vũ Hán thực chất tới từ bên ngoài Trung Quốc. Trong khi đó, các tài liệu tương tự của Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo thì hướng dẫn việc sử dụng cụm từ “virus Nhật Bản”. Một số nguồn thì gọi là “virus Ý”, hay “virus Iran”. Trong khi đó Trung Quốc vẫn là nước bị nặng nhất: gần 81,000 ca. Ý có hơn 15,000 ca
Cỗ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng nhận rằng virus tới từ bên ngoài Trung Quốc, nhằm che giấu sự thực là Đảng đã dối trá trong nhiều tháng trời về quy mô của đại dịch, khiến nó trở nên trầm trọng hơn”, Massimo Introvigne nhận xét. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là việc “Đảng đang muốn thế giới phải cảm ơn Trung Quốc vì sự ứng phó ‘hoàn hảo’ trước virus này”. Theo đó, các cơ quan tuyên truyền đang lặp lại thông điệp rằng các quốc gia phương Tây sẽ không thể áp dụng các biện pháp quyết liệt như Trung Quốc, vì các giá trị dân chủ phương Tây “làm hạn chế quyền lực của chính phủ”.
Tờ báo nhà nước Tân Hoa Xã mới đây còn tuyên bố sẽ xuất bản một cuốn sách để ca ngợi sự “lãnh đạo tài tình” của Chủ tịch Tập Cận Bình đã đánh bại virus như thế nào. Tờ báo này cũng nói rằng cuốn sách sẽ chứng minh cho thế giới “sự ưu việt của hệ thống lãnh đạo và chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”, và minh họa việc “làm thế nào quyền lực lãnh đạo Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với nòng cốt là đồng chí Tập Cận Bình đã chiến thằng cuộc chiến vĩ đại chống lại virus”.
Bình luận trên tờ La Croix, chuyên gia Trung Quốc học người Anh, ông Steve Tsang nói, “Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn muốn độc chiếm sự thật và lịch sử tại Trung Quốc, và đang muốn chối rằng Đảng này đã che giấu sự thật về virus [Viêm phổi Vũ Hán]”.
Trong khi đó, có những nghi ngờ có căn cứ về việc virus Viêm phổi Vũ Hán là nhân tạo, không chỉ dựa trên các phân tích về nhân sự phòng thí nghiệm P4 (Xem bài: Virus corona bắt nguồn từ phòng thí nghiệm sinh học P4 ở Vũ Hán?) và địa điểm virus lan rộng, mà còn dựa trên các phân tích về mặt công nghệ sinh học. (Xem bài: Virus COVID-19 mang đặc tính của robot nano sát thủ hoàn hảo. [Xem Minh Nhật biên dịch và tổng hợp Đường dẫn các bài báo gốc được cập nhật trong bài viết]
Nhìn về vấn đề nêu trên “Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ: Phải gọi đó là Vi khuẩn Vũ Hán”. Đúng vậy, một bài đăng tren danlambaovn.blogspot.com, CTV Danlambao ghi nhận “Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã bỏ qua khẩn cầu của Bắc Kinh cũng như của Tổ chức Y tế Thế giới và đã đổi tên vi khuẩn Tàu từ Covid-19 sang đúng tên gọi phản ảnh xuất xứ của nó: Wuhan virus – Vi khuẩn Vũ Hán”.
Trong cuộc phỏng vấn này Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh là vi khuẩn Vũ Hán không xuất phát từ Vũ Hán – nơi mà gần 100000 ca nhiễm xảy ra. Ông Pompeo cũng bày tỏ rằng ông “rất khó chịu” khi Bắc Kinh không chia sẻ dữ kiện về vi khuẩn Wuhan.
Phía Bắc Kinh, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Tàu cộng là Zhao Lijian đã phản bác tuyên bố của ông Mike Pompeo, cho đó là ”rất vô trách nhiệm” khi gọi Covid-19 là “China coronavirus” hay “Wuhan coronavirus”. Tuy nhiên, Zhao Lijian đã không dám trực tiếp nêu tên kẻ “rất vô trách nhiệm” đã gọi đích danh con vi khuẩn Tàu đang làm khốn đốn cả thế giới.
Qua cái loa của Bộ Ngoại giao, Bắc Kinh khẳng định rằng cho đến nay vẫn không có bằng chứng vi khuẩn đến từ Vũ Hán và ”bằng cách gọi nó là vi rút Trung Quốc, gợi ý nguồn gốc của nó mà không có bất kỳ sự thật hay bằng chứng hỗ trợ nào, một số phương tiện truyền thông rõ ràng muốn Trung Quốc nhận trách nhiệm. Động cơ thầm kín của họ đã phơi bày. Dịch bệnh là một thách thức toàn cầu.”
Từ đó Xin mọi người hãy cảnh giác, hiện nay bọn Tàu đang muốn chạy tội nên phát chiến dịch đổ qua nguồn khác, trong khi chính chúng nó đã phát xuất ra “virus Vũ Hán”. Virus Vũ Hán phát xuất từ Vũ Hán của Tàu chuyện này ai củng biết tin tức đầu tiên, chứng cớ đầu tiên, người bệnh đầu tiên, những người lên tiếng đầu tiên, vùng phong tõa đầu tiên, ngay cả cái đám lãnh đạo bị truất phế tất cả đều từ Vũ Hán. Cho nên chúng ta hãy đồng lòng gọi nó là “virus Vũ Hán” hay “vi trùng Vũ Hán” mỗI khi nói tới dịch corona này… Do vậy đúng là sáng kiến: “One belt, one road, one corona virus Initiative”.
Nhưng Tàu cộng muốn dân Tàu biết ơn Tập Cận Bìnhthế giới cảm kích vì cuộc chiến chống vi khuẩn Tàu theo một bài viết được đăng trên Danlambao  nói rằng “Là tâm dịch gây nên tai hoạ cho toàn thế giới với 121 quốc gia bị ảnh hưởng…” Theo đó, trong một clip video được phát ra, Bí thư Đảng ủy mới của Vũ Hán – Wang Zhonglin tuyên bố cần phải thực hiện giáo dục lòng biết ơn giữa các công dân của toàn thành phố để họ cảm ơn Tổng bí thư Tập Cận Bình, cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc, quan tâm đến Đảng, đồng hành với Đảng và tạo ra năng lượng tích cực mạnh mẽ.
Trước đó, Tập Cận Bình trong một bài diễn văn cũng đã “nổ” rằng Vũ Hán là một thành phố anh hùng, người dân Hồ Bắc, người Vũ Hán là những người anh hùng; Vũ Hán là một chiến trường chủ chốt đã đấu tranh quyết liệt, hy sinh cá nhân, đoàn kết và tất cả đều nằm dưới sự lãnh đạo kiên quyết của ĐCSTQ. Trong khi vi khuẩn Vũ Hán trở thành đại dịch toàn cầu, Bắc Kinh than phiền về sự thiếu đánh giá cao từ cộng đồng thế giới đối với những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh, ngăn chặn khủng hoảng thậm chí có thể còn tồi tệ hơn như tình trạng hiện nay.
Cái loa của Bắc Kinh là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Zhao Lijian đã tuyên bố: “Trong nỗ lực chống lại dịch bệnh, Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm. Đặc trưng của Trung Quốc về sức mạnh, tính hiệu quả và tốc độ trong cuộc chiến này đã được hoan nghênh rộng rãi. Để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của mọi người trên khắp thế giới, người dân Trung Quốc đã hy sinh rất nhiều và đóng góp lớn”… Zhao Lijian đã quên nhắc đến việc Bắc Kinh đã trì hoãn, giấu nhẹm thông tin về dịch bệnh xuất phát từ cuối tháng 12 năm ngoái, đã bắt giữ người dân khi họ lên tiếng cảnh báo dịch bệnh từ đầu – điển hình là bác sĩ Li Wenliang đã cảnh báo và sau đó qua đời vì nhiễm Wuhancoronavirus.
Trong những ngày qua Đảng Cộng sản đã mở ra một chiến dịch tuyên truyền rộng lớn, đề cao Tập Cận Bình là người duy nhất có khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua đại dịch Tàu. Tuyên giáo thậm chí đã cấp tốc xuất bản một cuốn sách ca ngợi Tập Cận Bình và các quan chức cao cấp của đảng là những nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc đối phó với dịch bệnh.
Tuy nhiên tất cả tuyên truyền đã bị phản ứng ngược ngay tại Trung Quốc. Chính người dân Tàu đã lên tiếng phản đối, chỉ trích và vạch trần sự láo khoét của chế độ. Chỉ vài giờ sau khi video clip – Wang Zhonglin tuyên bố cần giáo dục lòng biết ơn của dân Tàu đối với Tập Cận Bình và đảng cộng sản, mạng xã hội dậy sóng. Video clip của Wang Zhonglin ngay lập tức bị lấy xuống.
Nhận diện vấn đề này, ngày 15/3/2020, trên báo Người Việt, Lê Phan đã có bài viết nói về Khi dân Trung Quốc từ chối ‘cám ơn Tập Cận Bình” [Xem phụ đính 2].
Bài viết nói rằng: “Tuần rồi, khi ông Tập Cận Bình lần đầu tiên đi thị sát thành phố Vũ Hán, vốn vẫn còn chưa hồi phục nổi sau khi đã là tâm bão của dịch bệnh do virus Corona gây lên, chuyến đi đã ấn định luận điệu cho một diễn dịch của nhà nước là Trung Quốc sẽ thắng trong “cuộc Chiến Tranh Nhân Dân,” vô số những người sử dụng truyền thông xã hội, những công dân mạng đã tìm đủ mọi cách để làm sao những tiếng nói khác được phổ biến…”
Cũng trong thời gian ông Tập đến Vũ Hán, “Bác Sĩ Ngải Phấn ở Vũ Hán đã lên tiếng sau khi chứng kiến nhiều đồng nghiệp đã chết vì virus Corona, chỉ trích nhà chức trách bệnh viện đã ém nhẹm những khuyến cáo sớm về dịch bệnh trong một cuộc phỏng vấn mà các nhà kiểm duyệt đang cố tìm cách xóa bỏ khỏi Internet”.
Trong bài trả lời phỏng vấn với Nhân Dân Tạp chí, Bác Sĩ Ngải Phấn, giám đốc cấp cứu của bệnh viện Trung Tâm Vũ Hán, nói bà đã bị khiển trách sau khi báo động cho các viên chức và các đồng nghiệp về một loại virus giống như SARS tìm thấy ở các bệnh nhân vào Tháng Mười Hai… Bà Ngải Phấn nói trong cuộc phỏng vấn, “Nếu tôi biết chuyện đã xảy ra, tôi sẽ bất chấp những lời khiển trách. Tôi sẽ bất chấp nói thẳng cho bất cứ ai biết nơi nào mà tôi có thể.” Bà đã dùng đến một lời chửi thề để bày tỏ sự tức giận. Bác Sĩ Ngải, đọc bản phúc trình nhiều lần, nói bà sợ đến lạnh người. Bà khoanh vòng chữ SARS, chụp một tấm hình và gửi cho một người bạn học ở Trường Y Khoa cũ, nay là bác sĩ của một bệnh viện khác cũng ở Vũ Hán. Đến tối hôm đó, tấm hình đã được chuyền tay nhau đến khắp nhóm y bác sĩ ở Vũ Hán, nơi nó được Bác Sĩ Lý Văn Lượng chia sẻ với những bạn đồng học khác và trở thành bằng cớ đầu tiên của dịch bệnh bùng phát.
Tối hôm đó, Bác Sĩ Ngải nói bà nhận được một thông điệp từ bệnh viện nói là mọi thông tin về căn bệnh bí mật này không nên được phổ biến vô tội vạ để tránh khỏi tạo hốt hoảng. Hai ngày sau, bà nói với tờ báo, bà bị giám đốc ban kỷ luật của bệnh viện kêu lên khiển trách cho việc đã “loan tin đồn” và “gây xáo trộn ổn định.” Bà kể tiếp: “Chúng tôi chứng kiến ngày càng nhiều bệnh nhân đến với khu vực nhiễm bệnh ngày càng lớn hơn…” Bác Sĩ Ngải nói “Tôi biết phải có truyền từ người sang người.” [Xem Hình ảnh ông Tập Cận Bình đến thăm Vũ Hán được tuyên truyền trên đài truyền hình ở Bắc Kinh hôm 10 Tháng Ba, 2020. (Hình: Kevin Frayer/Getty Images)]
Hôm 21 Tháng Giêng, một ngày sau khi các viên chức Trung Quốc sau cùng chính thức công nhận là có truyền từ người sang người, số bệnh nhân đến phòng cấp cứu đã lên đến 1,523 người một ngày, gấp ba lần số bình thường.
Trong cuộc phỏng vấn, Bác Sĩ Ngải diễn tả một giây phút bà không bao giờ quên: “Con mắt dại đi của một ông lớn tuổi khi một bác sĩ trao cho ông giấy khai tử của cậu con trai 32 tuổi, hay một người cha bệnh quá nặng đến nỗi không bước ra được khỏi cái xe đậu ngay bên ngoài bệnh viện. Khi bà đến được xe thì ông đã qua đời. ”Bài phỏng vấn được phổ biến trên Internet hôm Thứ Ba, 10 Tháng Ba, và nhanh chóng bị kiểm duyệt gỡ xuống.
Sau khi ông Tập đến thăm một bệnh viện ở Vũ Hán và đứng trước một tấm bảng màu đỏ với hàng chữ “Cương quyết thắng cuộc chiến tranh nhân dân,” Phương Phương, một tiểu thuyết gia của Vũ Hán, vốn đã được nhiều người đọc, khi cô đưa lên Internet cuốn nhật ký về cuộc sống của một thành phố bị đóng cửa, viết: “Hãy nhớ, không có chiến thắng, chỉ có chấm dứt.” Cái chết của Bác Sĩ Lý Văn Lượng hồi tháng qua, đã dẫn đến một sự tức giận hiếm có chống lại nhà cầm quyền. Sau cùng nhà nước phải vinh danh ông trong số hơn 500 “nhân viên y tế gương mẫu.” Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Tài Kinh, Bác Sĩ Lượng nói trước khi chết vì virus Corona: “Một xã hội lành mạnh phải có hơn là một tiếng nói.” Câu này đã trở thành khẩu hiệu đòi tự do ngôn luận trong các công dân mạng.
Tuần rồi, một hình ảnh hiếm có cho sự tức giận liên quan đến một viên chức trung ương đã loan truyền: Một video clip ở một chung cư ở Vũ Hán cáo buộc nhân viên đã tổ chức giao thực phẩm “dỏm” cho một cuộc thị sát của các viên chức cao cấp từ trung ương, la lối “Đồ giả mạo.” Hôm Thứ Sáu tuần trước, bí thư thành ủy Vũ Hán ông Vương Trung Lâm đã tung ra một chiến dịch “giáo dục biết ơn” yêu cầu cư dân cảm ơn ông Tập Cận Bình và đảng, đã gặp phản ứng mạnh. Một bài trên WeChat viết: “Bất cứ ai có lương tâm đều không đòi người dân Vũ Hán, vẫn còn choáng váng vì cú shock, phải cảm ơn ai cả,” đã loan truyền nhanh chóng.
Ngày 14/3/2020, chính phủ Mỹ đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải tới Bộ Ngoại giao để phản đối luận điệu của chính quyền Bắc Kinh:
  • Ám Chỉ Quân Đội Mỹ Gây Ra Đại Dịch Covid-19; Và
  • Tìm Cách Làm Cho Thế Giới Quên Khái Niệm “Virus Vũ Hán”. Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ Phụ Trách Các Vấn Đề Đông Á – Thái Bình Dương David Stilwell, đã nêu Lập Trường Nghiêm Khắc Của Chính Phủ Mỹ với Đại Sứ Thôi Thiên Khải.
Qua tuyên bố của người phát ngôn, Bộ Ngoại giao Mỹ, vạch rõ Trung Quốc đang cố đánh lạc hướng các chỉ trích liên quan đến trách nhiệm của Bắc Kinh gây ra đại dịch toàn cầu nhưng lại muốn “gắp lửa bỏ tay người”, đổ trách nhiệm ấy cho phía Mỹ. Theo phát ngôn viên của chính quyền Trump, dựng lên thuyết âm mưu ấy là ý đồ nguy hiểm và nực cười của Trung Nam Hải. Chính phủ Mỹ sẽ không tha thứ cho hành động này, vì lợi ích của chính dân Trung Quốc lẫn cộng đồng quốc tế.
Và chính cái ngày 14/3/2020 đã đi vào lịch sử như một trong những ngày đáng ghi nhớ trong đợt chống dịch khẩn trương này.
  • Ngày 14/3, chủ tịch Hiệp hội Y tế Ý vừa qua đời vì Virus Vũ Hán.
  • Phu nhân của Thủ tướng Canada bị dương tính với con virus này và bản thân ông Thủ tướng cũng bị cách ly.
  • Bộ trưởng Úc, bộ trưởng Pháp đều bị dương tính với Virus Vũ Hán cách đó vài ngày.
  • Luật sư của Tổng thống Brazil bị lây nhiễm nhưng bản thân Tổng thống vẫn chối bỏ tin ông bị dương tính.
  • Ba Lan chính thức đóng cửa biên giới và cho cảnh sát đi tuần trên toàn quốc để bảo đảm không cho ai ra ngoài đường.
  • Một số nước trên thế giới thừa nhận, cho đến thời điểm 14/3, chưa chữa được bất kỳ một ca Virus Vũ Hán nào.
  • Con Virus này đã đổ bộ lên đất châu Phi, nâng tổng số các quốc gia bị lây nhiễm lên 146.
  • Cho đến nay, Anh là nước duy nhất khá hờ hững với virus corona và dám tuyên bố, nước mình có cách đối phó chống dịch khác biệt với thế giới. Dư luận cho rằng, nước Anh sẽ hối hận trả giá đắt vì điều này.
  • Từ hơn một tuần lễ nay, Trung Quốc đã tung ra một chiến dịch ngoại giao và truyền thông, đã vận động cấp tập để bắt đầu xóa khỏi ký ức tập thể của cả người Trung Quốc lẫn người nước ngoài, về nguồn gốc và bản chất Trung Quốc của Virus Vũ Hán.
  • Các đại sứ Trung Quốc ở các nước đều phải dùng tài khoản Twitter của mình (vốn bị cấm ở trong nước) để truyền đi thông điệp với nội dung “Cho dù con virus corona đã xuất phát từ Vũ Hán, nhưng nguồn gốc thực sự của nó vẫn chưa được biết”. Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem chính xác virus đến từ đâu.
Trong khi đó, ngày 15 tháng 3 2020 một tin được đăng trên BBC làm chấn động dư luận là trùm bất động sản TQ ‘mất tích’ sau khi chỉ trích chính quyền xử lý dịch Virus corona: [Xem hình ảnh VCG/GETTY IMAGES]
Tin cho biết một cựu chủ tịch tập đoàn bất động sản Trung Quốc từng chỉ trích ông Tập Cận Bình trong việc xử lý dịch virus corona đã mất tích, Reuters dẫn lời ba người bạn của ông này cho biết.
Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) [xem hình], năm nay 69 tuổi, cựu chủ tịch tập đoàn bất động sản nhà nước Huayuan và từng là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bạn bè ông nói với Reuters rằng họ không liên lạc được với ông kể từ ngày 12/3. “Nhiều người bạn của chúng tôi đang tìm kiếm ông ấy,” người bạn thân và nữ doanh nhân Wang Ying nói với Reuters và mô tả rằng họ đang cực kỳ lo lắng.
Nhậm Chí Cường là một nhân vật của công chúng và sự mất tích của ông được nhiều người biết đến. Những tổ chức nào chịu trách nhiệm cho việc này cần đưa ra một lời giải thích hợp lý và hợp pháp, càng sớm càng tốt“, bà nói, theo Reuters.
Trước đó, ông Nhậm trong một bài viết chia sẻ với những người bạn đã chỉ trích một bài phát biểu của ông Tập vào ngày 23/2, mà báo chí nhà nước loan tin là được truyền hình trực tiếp tới 170 ngàn quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. [Bản quyền hình ảnhKEVIN FRAYER/GETTY IMAGESImage caption]
Một màn hình lớn trên đường phố chiếu cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đeo khẩu trang bảo vệ trong chuyến thăm Vũ Hán vào đầu ngày 10/3.
Theo New York Times, những tuần gần đây, một bài viết của ông Nhậm được lan truyền trong giới tinh hoa ở Trung Quốc và hải ngoại, trong đó, cáo buộc chính phủ nước này bịt miệng những người đưa ra thông tin cảnh báo về dịch bệnh và cố gắng che giấu sự bùng phát của dịch, bắt đầu ở thành phố Vũ Hán vào tháng 12.
Trong bài viết này, tuy không trực tiếp nêu tên ông Tập, nhưng theo New York Times, ông ám chỉ về nhà lãnh đạo Trung Quốc và liên tục nhắc đến bài phát biểu và hành động của ông Tập. “Tôi thấy không phải là một vị hoàng đế đứng đó để khoe bộ quần áo mới của ông ta, mà là một chú hề cởi trần và khăng khăng tiếp tục làm hoàng đế”, ông viết. Ông Nhậm cũng viết rằng việc Đảng Cộng sản cầm quyền hạn chế quyền tự do ngôn luận đã làm trầm trọng thêm dịch virus corona… Cũng theo New York Times, chính quyền Trung Quốc cũng đang ra sức tuyên truyền cho hình ảnh ông Tập như một anh hùng đang lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh toàn dân nhằm chống lại virus…
Người dùng internet tại Hoa Lục đã nổi giận như vũ bão trên các mạng truyền thông xã hội sau khi Wang Zhonglin (Vương Trung Lâm), bí thư đảng Cộng sản Vũ Hán, tuần trước nói rằng cần phải “dậy dỗ cách bầy tỏ lòng biết ơn của nhân dân toàn thành phố” đối với Tập Cận Bình và đảng Cộng sản Trung Hoa. Tuy nhiên, phản ứng dữ dội trên mạng đã buộc các cán bộ phải gột dũa lại những báo cáo truyền thông ban đầu, về việc dậy dỗ dân chúng bầy tỏ lòng biết ơn, trên mạng xã hội. Fang Fang, một tác giả nổi tiếng và cựu giám đốc của Hội nhà văn Hồ Bắc, viết trên mạng Weibo… “Tiếp theo, chính phủ nên xin lỗi người dân càng sớm càng tốt. Đây là lúc để phản ảnh và truy ra những người chịu trách nhiệm cho tình trạng ngày hôm nay.” [Fang Fang]
Bộ phận tuyên giáo của Đảng Cộng sản, thậm chí đã xuất bản một cuốn sách ca ngợi ông Tập và đảng này là những người lãnh đạo toàn cầu trong việc đối phó với nạn dịch. Nhưng những nỗ lực đã thất bại vì những sai lầm ngớ ngẩn.
Dự án Truyền thông Trung Hoa, một chương trình nghiên cứu có trụ sở tại Hong Kong tập trung vào báo chí Trung Hoa, nói về sai lầm trong công tác muốn “dậy dỗ dân chúng bầy tỏ lòng biết ơn” với lãnh tụ và với đảng. “Các chỉ thị nội bộ từ các cán bộ kiểm soát báo chí hiện nay cho rằng đây là một cuộc khủng hoảng dư luận toàn diện cho đảng, và vết thương đã tự gây ra.” King-wa Fu, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông và Báo chí của Đại học Hong Kong nói. “Chiến dich dậy dỗ dân bầy tỏ lòng biết ơn đã gây phản ứng ngược.”
Trong lúc đó, nhìn ra thế giới, ngày 15/03/2020 Tây Ban Nha theo chân Ý phong tỏa toàn quốc. [Xem hình Người dân đeo khẩu trang đi trên đường phố ở trung tâm thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 14 tháng 3, 2020].
Tây Ban Nha ngày thứ Bảy lên kế hoạch phong tỏa 46 triệu công dân trong khi chính phủ thực hiện các biện pháp ngày càng ráo riết để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. AP cho biết theo một dự thảo sắc lệnh của chính phủ mà hãng tin này đã xem qua, chính phủ Tây Ban Nha định sẽ áp đặt các hạn chế khẩn cấp nghiêm ngặt trên toàn quốc đối với việc đi lại của người dân.
Giống như những biện pháp sâu rộng đã được áp đặt ở Ý, người dân sẽ chỉ được phép rời khỏi nhà để mua thức ăn và thuốc men, đi làm, đến bệnh viện và ngân hàng hoặc thực hiện các chuyến đi liên quan đến chăm sóc trẻ em và người già. Những quy tắc này sẽ có hiệu lực vào sáng ngày thứ Hai. Tây Ban Nha cũng có kế hoạch đóng cửa tất cả các trường học, trường đại học, nhà hàng, quán bar và khách sạn trên toàn quốc cùng với các cửa hàng không cần thiết, một bước mà một số khu vực đã thực hiện.
Nhà chức trách Tây Ban Nha cho biết số ca nhiễm virus đã vượt qua 5.700 ca, một nửa trong số này ở thủ đô Madrid. Đây là mức tăng hơn 1.500 người trong 24 giờ. Đất nước này hiện có 136 người chết, tăng từ 120 người. Tây Ban Nha có số ca nhiễm cao thứ năm sau Trung Quốc, Ý, Iran và Hàn Quốc. Một số chuyến bay hướng về Tây Ban Nha đã phải quay lại khi tin tức về lệnh phong tỏa lan đi.
Tại Ý, quốc gia Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất, số ca tử vong đã vượt qua 1.400 ca và số ca nhiễm tăng khoảng 20% chỉ sau một đêm lên hơn 21.000 ca vì điều mà nhà chức trách mô tả là hành vi vô trách nhiệm của những người vẫn tụ tập giao du dù cả nước đang trong tình trạng phong tỏa. Nhiều thành phố của Ý, bao gồm Rome và Milan, cũng quyết định đóng cửa các sân chơi và công viên.
Mặt khác, cũng có đề nghị WHO ủng hộ Đài Loan tham gia cùng WHO chống dịch VIRUS CORONA. Và giúp đở HỒNG KONG về Y TẾ. “Họ biết rằng họ đang đứng trước khủng hoảng và họ đoàn kết cùng nhau, phá vỡ quan niệm chính trị và làm việc nhanh chóng để đạt được hiệu quả, đó chính là bài học
kinh nghiệm
“. Đài Loan là ví dụ điển hình cho thế giới về cách thức ngăn chặn virus Vũ Hán. Cho đến ngày 14/3, Đài Loan chỉ có 49 ca nhiễm virus1 ca tử vong, mặc dù nước này ở vị trí cận kề với Trung Quốc. Và trong khi các quốc gia khác đang nỗ lực phòng chống dịch bệnh này.
Đài Loan đã đưa ra ví dụ điển hình về cách thức ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh một cách hiệu quả. [Xem hình: Cư dân địa phương ngồi chờ trước tấm áp phích kêu gọi chung tay ngăn chặn sự lây lan virus Vũ Hán của thị trưởng thành phố Đài Bắc Hou You-yi tại quận Xindian, Đài Bắc vào ngày 14 tháng 3
 năm 2020. (Ảnh: Getty)]
Đài Loan là đảo quốc có 23 triệu dân nằm ngoài khơi Đông Nam Trung Quốc đại lục, được dự đoán có “độ rủi ro lây nhiễm” cao thứ hai trên thế giới. Với hơn 850.000 công dân đang cư trú và làm việc tại Trung Quốc, các chuyên gia dự đoán Đài Loan sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Đặc biệt là khi thời điểm bùng phát dịch bệnh trùng với Tết Nguyên đán, một trong những thời điểm người dân di chuyển nhiều nhất trong năm.
Trên thực tế, Đài Loan chỉ có 49 trường hợp được xác nhận nhiễm virus và 1 trường hợp tử vong, điều này thật sự gây kinh ngạc khi đảo quốc này nằm cần kề Trung Quốc và tần suất các chuyến bay giữa hai quốc gia là rất cao.
Con số lây nhiễm ở quốc gia này thậm chí còn thấp hơn ở các nước có vị trí địa lý xa hơn, như Phần Lan, Iceland và Brazil.
Các quốc gia cận kề khác như Hàn Quốc có hơn 8.000 ca nhiễm và ít nhất 72 ca tử vong, tại Nhật Bản804 ca nhiễm22 ca tử vong.
Theo Chính sách Y tế Stanford phân tích, thành công của Đài Loan đã được ghi nhận chủ yếu nhờ vào việc áp dụng sớm các chiến lược và kế hoạch cụ thể, như đã được thực hiện trong chiến dịch phòng chống Hội chứng Suy hô hấp Cấp tính SARS năm 2003.
Jason Wang, bác sĩ nhi khoa và là giám đốc của Trung tâm Chính sách, Kết quả và Phòng ngừa tại Đại học Stanford, đã bắt đầu thu thập dữ liệu vào tháng 1 năm nay, sau khi ông nghe công bố về sự bùng phát dịch bệnh. Ban đầu, Wang thực hiện việc này chỉ nhằm mục đích xác định sự an toàn cho chuyến công tác thỉnh giảng của ông tại Khoa đào tạo Lãnh đạo Y tế tại Đài Bắc vào tháng 2.
Trong buổi phỏng vấn với ABC News, bác sĩ Wang nói: “Tôi đã cố gắng nắm bắt các phản hồi của chính phủ nếu chúng có hiệu quả, và vào lúc đó đồng nghiệp của tôi, Bob Brook, đã lắng nghe câu chuyện này và nói: ’Điều này rất thú vị, anh có thể hiểu được những gì họ đang làm, hãy tập hợp lại các thông tin và đưa ra danh sách, điều này có thể giúp ích cho mọi người và các quốc gia khác’ “.[Xem hình Khách du lịch mang khẩu trang y tế để bảo vệ bản thân khỏi virus Vũ Hán tại Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc, Đài Loan. (Ảnh: Getty)]
Trong một bài ca ngợi Bộ trưởng Tang được đăng trên Facebook, Phó Tổng thống Đài Loan Trần Kiến Nhân đã viết: ”Bộ trưởng Tang không những là nhân vật chủ chốt trong các nỗ lực phòng chống dịch bệnh quốc gia, mà bà còn đóng vai trò chính trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác phòng chống dịch bệnh”.
Ngoài các cuộc họp báo hàng ngày, các quan chức y tế hàng đầu của chính phủ, bao gồm: Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó tổng thống, đồng thời là nhà dịch tễ học uy tín, thường xuyên đưa ra các thông báo về việc du lịch cho cộng đồng, các khuyến nghị về vệ sinh cá nhân và mối nguy hiểm của việc tích trữ khẩu trang.
Ông Wang cho rằng Đài Loan đã học được từ những bài học của họ trong đại dịch SARS năm 2003, và đưa ra cơ chế ứng phó y tế cộng đồng khẩn cấp, cho phép các quan chức có kinh nghiệm nhanh chóng nhận ra cuộc khủng hoảng và ứng phó hiệu quả, kèm theo các chính sách tích cực về văn hóa giúp ngăn chặn sự lây langiảm thiểu tỷ lệ tử vong đáng kể. “Khả năng ngăn chặn COVID-19 bùng phát đã tôn vinh sự đoàn kết và tính kiên cường của Đài Loan chúng tôi. Nó cũng minh chứng cho sự hợp tác giữa chính phủ, người dân và nhiều doanh nghiệp tư nhân trong việc đẩy mạnh sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, và biến điều không thể thành có thể”…
Như vậy, Đài Loan đang đi trên đại lộ thênh thang tìm diệt “Đại Họa Giặc Tàu”, tìm diệt Con quỷ corona đã trốn thoát, xuất ngoại, lan ra cả nước và các nước, như bài viết của nhà báo tự do Phạm Cao Phong gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Paris, ngày 7 tháng 3 năm 2020. Nó khiến Tập Cận Bình đang như kẻ mắc xương cá rô trong cổ họng, khạc không ra, mà nuốt cũng không vô, đau đớn tận cùng…
Cầu Trời cho con quỷ Corona Virus Vũ Hán sớm bị diệt, cho “Đại Họa Giặc Tàu” không còn nữa, cho việc “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” của dân tộc việt nam sớm hoàn mãn.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

Phụ đính 1
Tài liệu được ghi từ internet: Hoàng Hạc lâu (黃)[1] [xem hình] là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu được xem là một trong Tứ đại danh lâu của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng.
Lầu Hoàng Hạc đầu tiên được xây dựng ở trên ghềnh đá Hoàng Hạc thuộc huyện Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc vào năm Hoàng Vũ thứ 2 đời nhà Ngô thời Tam Quốc (223 Tây Lịch). Đến nay suốt 1762 năm đã có 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cất lại, mỗi lần lại cao hơn và có nhiều tầng hơn.
Tên gọi ” Lầu Hoàng Hạc ” bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian. Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cưỡi hạc vàng ngao du sông thủy. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên “Đồi Rắn” để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.
Lầu Hoàng Hạc ngày xưa là nơi gặp mặt tao đàn của các văn nhân mặc khách đương thời. Trong thời Đường (618-907), các thi nhân đến Hoàng Hạc Lâu để vừa thưởng ngoạn phong cảnh non nước mây ngàn hữu tình, vừa uống rượu làm thơ.
Chinh chiến các thời đại phá hủy những kiến trúc Hoàng Hạc Lâu và đều được tái thiết. Ngôi lầu cuối cùng Thanh Lâu cắt năm 1868 và bị hủy hoại năm 1884. Năm 1957 khi ngôi cầu đầu tiên vượt sông Dương Tử được xây cất, vị trí cũ của Hoàng Hạc Lâu bị trưng dụng và các kiến trúc Hoàng Hạc Lâu được dời cách vị trí cũ 1 km.
Tháng 10 năm 1981, Hoàng Hạc Lâu được tái thiết và tháng 6 năm 1985 khánh thành. Tháp hiện nay là một công trình được xây lại bằng vật liệu hiện đại và có một cầu thang máy. Hoàng Hạc Lâu bây giờ nằm trong Hoàng Hạc Công Viên là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước Trung Quốc.
Hoàng Hạc Lâu là bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu (崔顥), một nhà thơ thời nhà Đường. Tương truyền rằng, Lý Bạch khi đến Hoàng Hạc Lâu định làm thơ, đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách, đọc xong, vứt bút, ngửa mặt than rằng:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu…
Dịch nghĩa:
Trước mắt thấy cảnh không tả được
Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu
Chữ Hán
黃鶴樓
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。
Hán-Việt
Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân[1] dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ[2] châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Dịch nghĩa
Lầu Hoàng Hạc
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!
Bản dịch của Tản Đà
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Phụ đính 2
Khi dân Trung Quốc từ chối ‘cám ơn Tập Cận Bình’
Lê Phan – Mar 15, 2020
Tuần rồi, khi ông Tập Cận Bình lần đầu tiên đi thị sát thành phố Vũ Hán, vốn vẫn còn chưa hồi phục nổi sau khi đã là tâm bão của dịch bệnh do virus Corona gây lên, chuyến đi đã ấn định luận điệu cho một diễn dịch của nhà nước là Trung Quốc sẽ thắng trong “cuộc Chiến Tranh Nhân Dân,” vô số những người sử dụng truyền thông xã hội, những công dân mạng đã tìm đủ mọi cách để làm sao những tiếng nói khác được phổ biến.
Cũng trong thời gian ông Tập đến Vũ Hán, Bác Sĩ Ngải Phấn ở Vũ Hán đã lên tiếng sau khi chứng kiến nhiều đồng nghiệp đã chết vì virus Corona, chỉ trích nhà chức trách bệnh viện đã ém nhẹm những khuyến cáo sớm về dịch bệnh trong một cuộc phỏng vấn mà các nhà kiểm duyệt đang cố tìm cách xóa bỏ khỏi Internet. [Xem hình: Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán hôm 10 Tháng Ba, 2020. (Hình: STR/AFP/Getty Images)]
Trong bài trả lời phỏng vấn với Nhân Dân Tạp chí, Bác Sĩ Ngải Phấn, giám đốc cấp cứu của bệnh viện Trung Tâm Vũ Hán, nói bà đã bị khiển trách sau khi báo động cho các viên chức và các đồng nghiệp về một loại virus giống như SARS tìm thấy ở các bệnh nhân vào Tháng Mười Hai.
Nay thì virus này đã lấy đi trên 3,000 sinh mạng ở Trung Quốc theo thống kê của nhà nước, kể cả bốn bác sĩ trong bệnh viện của bà, một trong đó chính là Bác Sĩ Lý Văn Lượng, bác sĩ mắt vốn đã “thổi còi” báo động. Bác Sĩ Ngải đã tham gia vào nhóm những nhà chỉ trích chính quyền vốn có nguy cơ mất việc, hay có thể bị tù, để lên tiếng nói sự thật về tình trạng ở Vũ Hán.
Bà Ngải Phấn nói trong cuộc phỏng vấn, “Nếu tôi biết chuyện đã xảy ra, tôi sẽ bất chấp những lời khiển trách. Tôi sẽ bất chấp nói thẳng cho bất cứ ai biết nơi nào mà tôi có thể.” Bà đã dùng đến một lời chửi thề để bày tỏ sự tức giận.
Số là hôm 30 Tháng Mười Hai, sau khi chứng kiến nhiều bệnh nhân với triệu chứng giống bị cúm và không cứu chữa được với mọi cách chữa trị bình thường, Bác Sĩ Ngải nhận được kết quả thử nghiệm về một trong những trường hợp này vốn có hàng chữ “SARS coronavirus.”
Bác Sĩ Ngải, đọc bản phúc trình nhiều lần, nói bà sợ đến lạnh người. Bà khoanh vòng chữ SARS, chụp một tấm hình và gửi cho một người bạn học ở Trường Y Khoa cũ, nay là bác sĩ của một bệnh viện khác cũng ở Vũ Hán. Đến tối hôm đó, tấm hình đã được chuyền tay nhau đến khắp nhóm y bác sĩ ở Vũ Hán, nơi nó được Bác Sĩ Lý Văn Lượng chia sẻ với những bạn đồng học khác và trở thành bằng cớ đầu tiên của dịch bệnh bùng phát.
Tối hôm đó, Bác Sĩ Ngải nói bà nhận được một thông điệp từ bệnh viện nói là mọi thông tin về căn bệnh bí mật này không nên được phổ biến vô tội vạ để tránh khỏi tạo hốt hoảng. Hai ngày sau, bà nói với tờ báo, bà bị giám đốc ban kỷ luật của bệnh viện kêu lên khiển trách cho việc đã “loan tin đồn” và “gây xáo trộn ổn định.”
Bà nói là nhân viên bị cấm chuyển những thông điệp và hình ảnh liên quan đến virus. Điều duy nhất bà nói bà có thể làm là bảo nhân viên hãy mặc đồ bảo vệ và đeo khẩu trang, ngay cả khi các viên chức bệnh viện bảo họ đừng làm. Bà nói nhân viên hãy mặc đồ bảo vệ dưới áo choàng.
Bà kể tiếp: “Chúng tôi chứng kiến ngày càng nhiều bệnh nhân đến với khu vực nhiễm bệnh ngày càng lớn hơn” và họ bắt đầu thấy những bệnh nhân không có liên hệ gì với chợ hải sản, vốn được nghĩ là nguồn gốc của những vụ đầu tiên.
Trong khi các viên chức Trung Quốc và Tổ Chức Y Tế Thế Giới vẫn còn cả quyết không có lý do gì để tin là virus truyền giữa người và người, Bác Sĩ Ngải nói “Tôi biết phải có truyền từ người sang người.”
Hình ảnh ông Tập Cận Bình đến thăm Vũ Hán được tuyên truyền trên đài truyền hình ở Bắc Kinh hôm 10 Tháng Ba, 2020. (Hình: Kevin Frayer/Getty Images)
Hôm 21 Tháng Giêng, một ngày sau khi các viên chức Trung Quốc sau cùng chính thức công nhận là có truyền từ người sang người, số bệnh nhân đến phòng cấp cứu đã lên đến 1,523 người một ngày, gấp ba lần số bình thường.
Trong cuộc phỏng vấn, Bác Sĩ Ngải diễn tả một giây phút bà không bao giờ quên: “Con mắt dại đi của một ông lớn tuổi khi một bác sĩ trao cho ông giấy khai tử của cậu con trai 32 tuổi, hay một người cha bệnh quá nặng đến nỗi không bước ra được khỏi cái xe đậu ngay bên ngoài bệnh viện. Khi bà đến được xe thì ông đã qua đời.”
Bài phỏng vấn được phổ biến trên Internet hôm Thứ Ba, 10 Tháng Ba và nhanh chóng bị kiểm duyệt gỡ xuống.
Nhân Dân Tạp Chí đã gỡ bỏ bài báo và các nhà báo ngoại quốc không làm sao liên lạc được với Bác Sĩ Ngải. Trong cố gắng để đánh lạc hướng các chương trình kiểm duyệt tự động sử dụng trí thông minh nhân tạo, các công dân mạng đã phiên dịch bài phỏng vấn thành ra năm ngôn ngữ ngoại quốc và đổi dạng của nó ít nhất 22 cách. Bài phỏng vấn được viết ngược, dịch sang emojis, ngôn ngữ Braille của người khiếm thị, khắc cốt văn, ký hiệu Morse, nốt nhạc và ngay cả ngôn ngữ của người Elve trong bộ chuyện Lord of the Rings.
Một giáo sư về truyền thông của Viện Đại Học Ngoại Ngữ Bắc Kinh nhận xét “Mức độ và sự cương quyết của việc chống cự lại tuyên truyền trong dịch bệnh do virus gây nên này chưa từng thấy. Ở một khía cạnh nào đó, ‘hệ thống 404’ đã sụp đổ tạm thời.”
Ý ông muốn nói đến thông điệp thường xuất hiện mang ký hiệu 404 nói là nội dung đã bị dời đi hay xóa bỏ. Và ông tiên đoán “Nó sẽ hồi phục trong một trò chơi đánh đu với các công dân mạng.”
Dưới thời của ông Tập Cận Bình, kiểm duyệt, có giai đoạn được nới rộng, đã bị siết lại rất chặt. Giáo Sư Alfred Wu của trường Chính Sách Công Quyền Lý Quang Diệu của Viện Đại Học Quốc Gia Singapore, chờ đợi là nó sẽ tiếp tục sau khi dịch bệnh đã đi qua.
Ông giải thích: “Biết là có nhiều người không hài lòng, bản chất của đảng cộng sản là chọn một chiến lược tấn công để phòng thủ.”
Ông Tập, vốn đã biến đâu mất trong những tường thuật của truyền thông vào những ngày dịch bệnh bùng lên, đã trở thành bộ mặt của cuộc chiến chống dịch. Sau chuyến viếng thăm Vũ Hán, Tân Hoa Xã gửi lên video mang cái tên “Lãnh tụ Nhân dân chỉ huy mặt trận quyết liệt.”
Không có bao nhiêu chỉ dấu là ông Tập đã bị yếu đi vì dịch bệnh. Thay vì vậy, với đại dịch toàn cầu lan tràn đã làm cho phản ứng của Bắc Kinh có vẻ hữu hiệu, giúp thêm cho luận điệu của Bắc Kinh.
Sau khi ông Tập đến thăm một bệnh viện ở Vũ Hán và đứng trước một tấm bảng màu đỏ với hàng chữ “Cương quyết thắng cuộc chiến tranh nhân dân,” Phương Phương, một tiểu thuyết gia của Vũ Hán vốn đã được nhiều người đọc khi cô đưa lên Internet cuốn nhật ký về cuộc sống của một thành phố bị đóng cửa, viết: “Hãy nhớ, không có chiến thắng, chỉ có chấm dứt.”
Dòng chữ này đã bị xóa trên Internet, nhưng blog của cô vẫn còn nguyên trên tạp chí Tài Kinh, một tờ báo tương đối khá độc lập, và mỗi blog của cô có nhiều chục ngàn người đọc.
Cái chết của Bác Sĩ Lý Văn Lượng hồi tháng qua, đã dẫn đến một sự tức giận hiếm có chống lại nhà cầm quyền. Sau cùng nhà nước phải vinh danh ông trong số hơn 500 “nhân viên y tế gương mẫu.”
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Tài Kinh, Bác Sĩ Lượng nói trước khi chết vì virus Corona: “Một xã hội lành mạnh phải có hơn là một tiếng nói.” Câu này đã trở thành khẩu hiệu đòi tự do ngôn luận trong các công dân mạng.
Tuần rồi, một hình ảnh hiếm có cho sự tức giận liên quan đến một viên chức trung ương đã loan truyền: Một video clip ở một chung cư ở Vũ Hán cáo buộc nhân viên đã tổ chức giao thực phẩm “dỏm” cho một cuộc thị sát của các viên chức cao cấp từ trung ương, la lối “Đồ giả mạo.”
Hôm Thứ Sáu tuần trước, bí thư thành ủy Vũ Hán ông Vương Trung Lâm đã tung ra một chiến dịch “giáo dục biết ơn” yêu cầu cư dân cảm ơn ông Tập Cận Bình và đảng, đã gặp phản ứng mạnh.
Một bài trên WeChat viết: “Bất cứ ai có lương tâm đều không đòi người dân Vũ Hán, vẫn còn choáng váng vì cú shock, phải cảm ơn ai cả,” đã loan truyền nhanh chóng.
Bài báo chính thức loan báo chiến dịch của ông Vương Trung Lâm sau đó đã bị gỡ bỏ. (Lê Phan)
Phụ đính 3
Trung Quốc: Khi Covid-19 không nghe lời Đảng Cộng sản
Nhà báo tự do Phạm Cao Phong – Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Paris – 7 tháng 3 2020
[Bản quyền hình ảnh INPHOImage caption]
[Xem hình: Một bác sĩ đọc hình ảnh chụp CT của một bệnh nhân trong bệnh viện tạm thời cho bệnh nhân COVID-19 được thiết lập tại một phòng tập thể dục ở Vũ Hán ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc hôm thứ Năm, ngày 05 tháng 3 năm 2020].
Ra khỏi Bắc Kinh khoảng 70 km, du khách sẽ thấy Vạn lý Trường Thành. Người Trung Hoa hãnh diện với biểu tượng này như người Ai Cập phải hít đầy lồng ngực trước khi nói về Kim Tự Tháp Khéops có con nhân sư Sphinx mũi gẫy canh giữ. Về quân sự, đây là một thành lũy xây dựng tốn công nhất, ngu xuẩn nhất, vô ích nhất.
Nhà Minh, triều đại Hán tộc cuối cùng xây thêm 8.850 km không cứu nổi Chu Do Kiểm phải thắt cổ tự tử và bộ tộc họ gọi là ‘rợ’ trào xuống Trung nguyên, lập ra nhà Thanh.
Sự vô dụng đó đã bộc lộ ngay từ thế kỷ 13, khi Thành Cát Tư Hãn xóa nhà Kim, chiếm Yên Kinh.
Phải chăng chúng ta đang chứng kiến một tội ác mới của đảng Cộng sản Trung Quốc hy sinh Vũ Hán như một khối ung thư cần cắt bỏ?
Ngày nay, ông Tập Cận Bình đang xây dựng một hình ảnh tương tự như xây Trường Thành bằng việc cách ly dân số Hồ Bắc, gần ngang dân số cả nước Pháp.
Tâm lý vây kín, tập trung máy móc, thiếu điều kiện, một lần nữa không giúp cho việc ngăn dịch bệnh.
Ở Nhật, du thuyền Diamond Princess chỉ có 3.000 người, tiêu chuẩn cách ly hơn hẳn Trung tâm Triển lãm Vũ Hán cải tạo vội, hoặc ba bệnh viện xây cấp tốc ở Hoả Thần Sơn làm nơi trú ngụ cho bệnh nhân virus Trung Quốc.
Diamond Princess không chặn nổi lây nhiễm thì các bệnh nhân nằm trong các khu dựng tạm ở Vũ Hán liệu có lối ra?
Cách ly cả triệu người là một biện pháp khả thi, có nhân phẩm?
Phong tỏa, cách ly không đúng cách là cánh tay nối dài cho dịch bệnh.
Cách ly làm tâm lý người dân thiếu hiểu biết giao động, hoảng loạn. Người dân không hiểu, không có lòng tin với các nhân viên y tế, sẽ che giấu các triệu chứng nhiệm bệnh để tránh bị cách ly. Đó là con đường xuất cảnh lậu virus corona ra thế giới.
Singapopre hiện đang giữ và xét xử một cặp vợ chồng Trung quốc khai man về lộ trình di chuyển, mang mầm bệnh vào lãnh thổ nước này. Cả hai có nguy cơ bị tù 6 tháng và 14.000 đô la tiền phạt.
‘Chứng kiến một tội ác mới’?
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Các nhân viên cộng đồng mặc quần áo bảo hộ khi họ dỡ một xe tải chở rau hôm 05/3/2020 để chuẩn bị giao cho cư dân ở Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc.
Trung Quốc đã báo cáo thêm 30 trường hợp tử vong do dịch coronavirus mới vào ngày 6/3, với các ca nhiễm mới tăng trong ngày thứ hai liên tiếp và 16 trường hợp mới được nhập từ nước ngoài [Xem phụ đính 3]
Phải chăng chúng ta đang chứng kiến một tội ác mới của đảng Cộng sản Trung Quốc hy sinh Vũ Hán như một khối ung thư cần cắt bỏ?
Câu chuyện những hạt thóc với các ô bàn cờ không khác cơ chế lây nhiễm dịch bệnh. Người phát minh môn cờ Vua cho một ví dụ về phép tính lũy thừa.
Ô đầu tiên bỏ một hạt, ô thứ hai bỏ vào 2 hạt, ô thứ ba bỏ vào 4 hạt, ô thứ tư bỏ vào 8 hạt, cứ như vậy đến ô thứ 64. Thoạt nghe khiêm tốn, nhưng không một quân vương nào trên thế giới đáp ứng nổi.
Số hạt thóc ô sau sẽ gấp đôi ô trước, cho đến ô thứ 64, sẽ là :
S=2^64−1 = 18,446,744,073,709,551,615 hạt, tương đương 641 tỷ tấn thóc. Ngày nay, toàn thế giới chỉ sản xuất được 2 tỷ tấn/ năm.
Tháng 8/2003, riêng đợt nắng nóng ‘Canicule’ tại Pháp đã làm 19.490 người chết do không dự phóng điều kiện chăm sóc cho những người già cô đơn, dịch vụ y tế thiếu thốn vào tháng hè. Y tế như Pháp mới đương đầu với nhiệt độ nhẩy lên 40-44°C đã lâm vào khủng hoảng.
Trả lời tổng thống Macron đến thăm bệnh viện Pitié-Salpêtrière dự phóng dịch virus corona, giáo sư bác sĩ Éric Caumes nói:
“Nếu chỉ có 1.000 bệnh nhân, chúng ta có thể gánh nổi. Nhưng nếu là 1 triệu hay 10 triệu ca phải gánh trong cùng một giai đoạn ngắn thì vỡ trận”.
Đó là câu trả lời của Y tế Pháp cho một thành phố 5 triệu dân. 5 triệu đã điêu đứng, đã phải lo đến việc phân tán, chia sẻ gánh nặng ra cả nước, khuyến cáo người dân không nên hoảng loạn, tự cứu, nâng cao ý thức cộng đồng.
‘Đánh virus đến người Vũ Hán cuối cùng?’
Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES
Một người đi bộ đi qua màn hình tại một bến xe bus, với hình ảnh cho thấy một đoạn video clip đang được phát về chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đeo khẩu trang bảo vệ vào ngày 29/2/2020 tại Thượng Hải, Trung Quốc
Phải chăng Tập Cận Bình đang đánh virus đến người Vũ Hán cuối cùng?
Ông đọc quyết tâm dập dịch trước các màn hình trong một căn phòng không rõ ở đâu còn đeo mặt nạ. Vũ Hán từ trung tuần tháng 12/2019 đã thiếu nghiêm trọng khẩu trang, vật liệu phòng dịch cho thấy viễn cảnh u ám của con dê tế thần.
Dối trá là bệnh của nhiều chính trị gia
Năm 1986, Bộ trưởng Y tế Michèle Barzach nói các đám mây phóng xạ của vụ nổ Chernobyl ở Liên Xô sẽ không ảnh hưởng tới Pháp. Công luận đã chế nhạo và hỏi ngược lại, phải chăng vì các đám mây không được cấp thị thực, nên phải dừng ở biên giới?
Gần đây, ngày 25/2/2020, Thị trưởng Paris Anne Hidalgo muốn giữ thể diện nhiệm kỳ cầm quyền, đã chỉ trích phát biểu của cựu Bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn, hiện là đối thủ cạnh tranh vào chức Đô trưởng là thiếu khách quan và ác ý khi cho rằng “Paris chưa sẵn sàng và đủ điều kiện nếu dịch corona bùng phát.”
Hidaigo sau đó đã hứng chịu nhiều phê phán.
Pháp là nước dân chủ đại nghị, tam quyền phân lập, còn vướng nhiều trắc ẩn, còn nhiều thủ đoạn chính trị đen tối.
Tập Đại đại thay đổi hiến pháp để nắm quyền lãnh đạo đến hết đời. Cường quốc thứ hai thế giới đưa được phi thuyền lên phần tối của Mặt Trăng, có công nghệ 5G ‘vượt Mỹ’, giam cầm cả triệu người Uighur mà thế giới nín thinh.
Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus thăm Bắc Kinh không hề có một lời chỉ trích, còn hoan nghênh “sự minh bạch”, “nhanh chóng ” của ông Tập
Trung Quốc ép WHO không nhận Đài Loan làm thành viên để được nhận các biện pháp hỗ trợ, 23 triệu dân Đài Loan là rác trong ván bài chính trị của TQ mà chỉ có hai nước lên tiếng phản đối.
Họ áp lực lên Tổ chức Y tế Thế giới, để WHO không tuyên bố tình trạng khẩn cấp, để nói mặt mũi TQ hồng hào.
Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus thăm Bắc Kinh không hề có một lời chỉ trích, còn hoan nghênh “sự minh bạch”, “nhanh chóng” của ông Tập
Tất cả, tất cả tạo cho nhà cầm quyền TQ sự hoang tưởng về sức mạnh, tự cho họ quyền thao túng thế giới.
Họ không ngờ lại có con virus corona không nghe lời Đảng.
Điều trớ trêu, Trung Quốc cung cấp 60% các loại nguyên liệu cần thiết cho bào chế thuốc, 35 phân tử cơ bản điều trị ung thư, sản xuất 60% thuốc paracetamol, 90% penicilline, hơn 50% thuốc ibuprofen cho thế giới, mà hôm nay phải quỳ gối trước virus corona.
Họ phải thú nhận đây là dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ khi lập quốc năm 1949.
Câu nịnh thô thiển ở Trung Quốc (giống ở Việt Nam) là “Đảng cho ta sáng mắt, sáng lòng” .
Sự gian dối, đàn áp nhân quyền, tô hồng, lấp liếm là căn bệnh kinh niên của chế độ, đã chọc mù mắt những cơ chế cảnh báo.
‘Không dám thổi kèn đám ma’
[Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption] Một bé gái đeo khẩu trang bảo vệ chống coronavirus đang ngồi trên một chiếc xe đạp điện tay ôm một con chó con, hình ảnh cuộc sống ở Bắc Kinh một ngày hạ tuần tháng 2/2020
Thực ra, mạng xã hội Vũ Hán đã báo động từ cuối tháng 12/2019 với những hình ảnh về thực trạng dịch bệnh mà Trần Thu Thực và nhóm ‘Công dân làm báo’ đưa ra. Trần nói:
“Tôi khiếp sợ khi nhìn thấy những tử thi nằm trên nền đất, nằm trên ghế phòng chờ cùng với người bệnh đang chầu chực đến lượt điều trị. Song cô y tá nói với tôi, đó chưa là cái gì… Tôi sợ, phía trước tôi là virus corona, đằng sau tôi là quyền lực của nhà cầm quyền. Nhưng tôi sẽ đứng dậy, cho đến khi còn sống được ở thành phố này, tôi sẽ còn tiếp tục làm, kể lại những gì mắt tôi thấy, nói lại những gì tai tôi nghe “.
Các quan chức Vũ Hán dù được cảnh báo, không dám là kẻ thổi kèn đám ma khi năm mới âm lịch đến gần. Họ đợi tín hiệu từ Trung ương. Dịch tả lợn vừa lướt qua đã thổi bay 500 triệu đầu heo tại Trung quốc dẫn đến khan hiếm thịt lợn Tết. Thêm tin này, họ chung nỗi sợ mất mặt, mất điểm như Tập Đa đa.
Sắp tới, quốc gia này sẽ xuất bản quyển sách ca ngợi Tập Cận Bình bằng sáu thứ tiếng, trong đó tập hợp 13 cuộc điện đàm Tổng Bí thư trao đổi với các nhà lãnh đạo thế giới trong dịp chỉ đạo ‘vượt sóng cả’ virus corona. Nhưng con virus lại không biết đọc để thấy lãnh tụ ‘vĩ đại’ tới mức nào, để mà sợ.
Chỉ đến 20/1/2020, Tập Cận Bình đưa ra những chỉ thị về dịch, Quốc vụ viện Trung Quốc mới phê chuẩn bệnh viêm phổi virus Corona là ‘bệnh truyền nhiễm loại II’, song vẫn “có thể phòng ngừa, có thể kiểm soát “. Đến 22/1, Hồ Bắc kích hoạt báo động khẩn cấp về y tế cộng đồng cấp độ II. Con số lây nhiễm lúc này đã lên tới 570 ca, 17 người thiệt mạng, 5 triệu người thoát khỏi Vũ Hán, so với con số ngày 8/12 là 27 ca, 7 tử vong.
Đến nay tất cả đã quá chậm. Con quỷ corona đã trốn thoát, xuất ngoại, lan ra cả nước và các nước.
Trung Quốc đang đưa ra những con số nhằm chứng minh dịch bệnh đang hạ nhiệt. Song WHO không lạc quan như vậy: “Hãy còn quá sớm để nói rằng bây giờ là nửa chặng đường hay là đoạn cuối của dịch virus corona.”
Giáo sư bác sĩ Denis Malvy phụ trách nhóm nghiên cứu bệnh nhiệt đới Bordeaux, nơi điều trị lành bệnh những ca virus corona ở Pháp cho biết: “Chúng ta biết rằng, nhiều căn bệnh lây lan tương tự bùng phát trong những khoảng thời gian dài. Cần phải chờ đợi thêm một thời gian để biết chắc chắn”.
Dịch đang lan ra trên 60 nước nhưng Trung Quốc lại chặn luồng thông tin, ra quy định mới về thị thực hành nghề cho các phóng viên nước ngoài. Truyền thông chỉ được cấp visa ba tháng, thậm chí một tháng, ít hơn cả visa du lịch.
Chế độ công an trị vẫn đè lên cuộc sống. Chính trị vẫn cao giá hơn mạng người. Sắp tới, quốc gia này sẽ xuất bản quyển sách ca ngợi Tập Cận Bình bằng sáu thứ tiếng, trong đó tập hợp 13 cuộc điện đàm Tổng Bí thư trao đổi với các nhà lãnh đạo thế giới trong dịp chỉ đạo ‘vượt sóng cả’ virus corona.
Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo và nhiếp ảnh gia tự do sinh sống tại Paris, Pháp.

Đọc báo Pháp – 19//03/2020

Đọc báo Pháp – 19//03/2020

Virus corona phơi bày một số nhược điểm

của Liên Hiệp Châu Âu

Thu Hằng
Từ khi dịch virus corona (Covid-19) bùng phát tại châu Âu, có lẽ Liên Hiệp Châu Âu chỉ vớt vát được một đồng thuận, mang tính biểu tượng, về đoàn kết chống dịch : Đóng cửa biên giới bên ngoài của khối và không gian Schengen từ 12 giờ ngày 17/03/2020 và kéo dài 30 ngày. Xã luận của nhật báo Le Monde (19/03/2020) nhận định : “Virus corona cho thấy rõ nhiều nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu”.
Thực vậy, các nước thành viên tự thân vận động, lo cho nước mình trước tiên, bất chấp lời kêu gọi tương ái của Ủy Ban Châu Âu. Những “ích kỷ” này được thể hiện qua việc nhiều nước thành viên đóng cửa đường biên giới với nước láng giềng, một quyết định đi ngược với tinh thần “đoàn kết” của khối. Chỉ trong vòng vài ngày, những đường biên giới bỗng được tái lập giữa các nước, trái với thỏa thuận Schengen ký năm 1985.
Dịch Covid-19 cũng cho thấy khả năng về dịch tễ của mỗi nước vì vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, điều này không cấm cản các nước thành viên phối hợp trên quy mô châu Âu để có được một phương án hành động chung. Theo xã luận của Le Monde, thực tế cho thấy mỗi nước đang “mạnh ai nấy làm”. Thậm chí, Đức và Pháp cấm xuất khẩu trang thiết bị y tế sang các nước thành viên, bất chấp vi phạm các quy định của thị trường chung.
Trên lĩnh vực kinh tế, quá trình phối hợp cấp Liên Âu bị hạn chế tối đa. Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu không có nhiều phương tiện, đặc biệt là về kế hoạch ngân sách, để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch tễ đang khiến kinh tế thế giới lao đao. Điều này không có gì ngạc nhiên vì ngân sách của Liên Hiệp Châu Âu chỉ chiếm hơn 1% GDP của mỗi nước thành viên. Cho đến nay, mọi ý định lập một chính sách kinh tế trên quy mô của khối đều bị thất bại. Xã luận cho rằng nếu không có một liên minh ngân hàng
hay đồng nhất về các thị trường vốn và đóng góp thêm vào ngân sách, thì mỗi nước sẽ lại tiếp tục hành động theo lợi ích riêng mà không bận tâm đến vấn đề của các nước láng giềng.
“Chỉ tinh thần đoàn kết giữa các nước mới giúp thoát khỏi khủng hoảng”
Tại sao Pháp và Đức cấm xuất sang các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu trang thiết bị y tế ? Vì thực ra, chính những nước này cũng đang bị thiếu hụt. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mà Liên Hiệp Châu Âu có thể điều phối, theo nhận định của nhà nghiên cứu kinh tế Hélène Rey trên Les Echos : “Chỉ có tình đoàn kết giữa các nước mới cứu chúng ta thoát khỏi một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng”.
Thứ nhất, cần huy động khẩn cấp mọi nguồn lực để tập trung sản xuất trang thiết bị y tế cần thiết (khẩu trang, đồ bảo hộ…), xây dựng bệnh viện dã chiến. Ủy Ban Châu Âu có thể giúp đỡ trong lĩnh vực này và tạo thuận lợi cho việc phân phối những thiết bị cần thiết phù hợp với thời điểm đỉnh dịch ở mỗi nước. Chuyên gia kinh tế không quên nhắc lại rằng việc các nước để chính phủ Ý đơn độc đương đầu với dịch Covid-19 là một sai lầm về đạo đức và chiến lược.
Thứ hai, lĩnh vực kinh tế sẽ phải hứng một cú sốc rất mạnh. Dựa trên những phân tích về tình hình tại Trung Quốc trong thời dịch, bà Hélène Rey nhận định tăng trưởng của Pháp sẽ bị giảm mạnh và cấp độ còn tùy vào thời gian của dịch. Hai giả thuyết được nêu lên : Nếu các biện pháp dịch tễ nghiêm ngặt được áp dụng trong vòng ba tháng dẫn đến việc giảm 25% hoạt động và sau đó mọi chuyện trở lại bình thường, thì GDP hàng năm của Pháp sẽ giảm 5% so với mức kỳ vọng ; Nếu cuộc khủng hoảng kéo dài và quy mô tác động trực tiếp lớn hơn, Pháp sẽ có thể sẽ ghi nhận mức suy thoái từ 10% trở lên cho năm 2020 so với dự kiến.
Bà Hélène Rey đánh giá cao các biện pháp của các chính phủ và Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, phù hợp với quy mô cú sốc mà cả thế giới đang trải qua, vì những biện pháp đó giúp các doanh nghiệp tránh bị phá sản, cũng như hỗ trợ sức mua của người lao động, nếu không, việc tạm thời ngừng hoạt động hiện nay sẽ biến thành một cuộc khủng hoảng kinh tế lâu dài và đau đớn hơn.
Vấn đề đặt ra là sau khủng hoảng, nợ công của các nước sẽ tăng một cách đáng kể. Vì vậy, theo chuyên gia Pháp, cần phải xử lý tình huống này với các đối tác của khu vực đồng euro một cách thống nhất tối đa có thể. Ví dụ có lẽ đã đến lúc cân nhắc đến một ngân sách châu Âu đủ mạnh để đối phó với những chi phí cho dịch tễ và chi phí thất nghiệp tạm thời cho các nước thành viên khối đồng tiền chung euro. Nguyên tắc tương ái cần được áp dụng trọn vẹn.
Cùng nhau vượt qua dịch
Đợt dịch Covid-19 này cho thấy “không gì có vẻ là vững chắc. Không gì có vẻ là ổn định, đáng tin cậy”, theo đánh giá trong bài xã luận của Libération.
Dịch Covid-19 cho thấy rõ những vấn đề về cấu trúc, xã hội và chính trị. Những bất bình đẳng lại càng lộ rõ. Và chính những người có cuộc sống bấp bênh nhất, những người yếu đuối nhất và những người dễ bị tổn thương nhất lại là những người sẽ phải gánh chịu những ngày tháng nặng nề nhất.
Đợt dịch này cũng cho thấy rõ những nguy hiểm của khuynh hướng dân túy, bằng chứng là nhiều nước cho tuyên truyền cứ như dịch bệnh không dám động đến nước họ, hoặc virus corona là “virus ngoại quốc”. Xã luận của Libération cũng đưa ra quan điểm “phải có một hành động chung đối với đại dịch”. Phải ưu tiên “chúng ta” hơn là “họ” vì tư tưởng dân túy chẳng giúp được gì trong trường hợp này.
Pháp ban hành “tình trạng khẩn cấp dịch tễ”
Chỉ trong vòng vài ngày, hàng loạt biện pháp nghiêm ngặt liên tục được chính phủ Pháp công bố : đóng cửa trường học, các tụ điểm vui chơi giải trí hàng quán, người dân được yêu cầu ở nhà… Pháp chuẩn bị bước vào giai đoạn “tình trạng khẩn cấp dịch tễ”.
Nhật báo La Croix giải thích với việc ban hành tình trạng khẩn cấp dịch tễ, chính phủ có thể được phép đưa ra các biện pháp đặc biệt, thậm chí “hạn chế quyền tự do đi lại, tự do hội họp và cho phép trưng dụng tài sản hoặc dịch vụ cần thiết”. Luật về “Tình trạng khẩn cấp”, có từ năm 1955, từng được áp dụng sau loạt vụ khủng bố ở Paris và tỉnh Saint-Denis năm 2015. Nếu ban hành tình trạng khẩn cấp, chính phủ có thể sẽ kéo dài thời gian phong tỏa, nhiều hơn 15 ngày như hiện nay.
Hai ngày đầu phong tỏa, nhiều đô thị lớn của Pháp yên lặng bất thường, trái ngược với hình ảnh khẩn trương bên trong các bệnh viện. Nhật báo Le Monde dành hai trang để những bệnh nhân Covid-19 kể lại chuyện của họ, những lo lắng, những tác động đến tâm lý và thể chất. Các bệnh viện chuẩn bị tinh thần để đón hàng loạt bệnh nhân mới, đồng thời cũng phải chuẩn bị tâm lý “bỏ ai, chăm sóc ai” nếu xảy ra tình trạng quá tải, thiếu máy thở.
Ngày 17/03, Tổng cục Y tế Pháp đã gửi đến các y bác sĩ một cuốn hướng dẫn những trường hợp ưu tiên. Đây là “Thế tiến thoái lưỡng nan của nhân viên y tế”, theo nhận định trên trang nhất của La Croix. Bệnh nhân nào được ưu tiên ? Dựa theo tiêu chí nào ? Nhật báo Công Giáo phản ánh “những quy tắc ưu tiên khó khăn trong bệnh viện”.
Pháp đang phải đối mặt với tình trạng tương tự ở Ý. Bước sang ngày phong tỏa thứ ba, “nhiều câu hỏi đang làm sứt mẻ đoàn kết dân tộc”. Le Figaro cho biết phe đối lập chất vấn về sự trì trệ của chính phủ trong xử lý khủng hoảng, từ vấn đề kiểm tra ở biên giới, thiếu khẩu trang, thiếu bộ xét nghiệm virus corona… Chưa dừng ở đó, theo một bài viết của Le Monde, cựu bộ trưởng Y Tế Agnès Buzyn như châm thêm dầu vào lửa, khi cho biết bà từng khuyến cáo thủ tướng Edouard Philippe ngay từ tháng Hai là không nên tổ chức bầu cử địa phương khi dịch đạt đỉnh.
30 dự án vác-xin chạy đua chống virus corona
Cuộc chiến tìm vác-xin chống virus corona đã diễn ra từ đầu năm, nhưng càng khẩn trương hơn trong thời gian gần đây. Công ty Moderna Therapeutics và NIH đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Mỹ. Và hiện có khoảng “30 dự án vác-xin chạy đua chống virus corona”, theo Le Figaro.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu một sản phẩm có hiệu quả cần nhiều thời gian. Nhà nghiên cứu Etienne Declory, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) nhận định với Le Figaro : “Quá trình đưa được một loại vác-xin ra thị trường rất lâu, tổng cộng phải cần ít nhất 2 năm… Sau những đợt thử nghiệm đầu tiên trên động vật, thì cần phải có ba đợt thử nghiệm trên người”. Viện Pasteur của Pháp cũng đang phát triển một loại vác-xin chống virus corona mới nhưng để có thể sử dụng rộng rãi, cũng phải chờ đến năm 2021.
Trong khi chờ đợi, các bác sĩ vẫn phải sử dụng những loại thuốc đã có (chống HIV, Ebola…) để điều trị triệu chứng cho người bệnh. Thuốc chloroquine, được một bệnh viện ở Marseille, khẳng định có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Chính phủ Pháp đồng ý cho sử dụng, nhưng theo Le Figaro, dựa trên nhận định của nhiều chuyên gia, thì “phải thận trọng với thuốc Chloroquine”.
Sản xuất trong thời phong tỏa vì dịch Covid-19
Trong khi toàn bộ người dân được yêu cầu ở nhà, trừ những trường hợp bất khả kháng, thì chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục “làm việc dù có virus” do lo ngại nhiều lĩnh vực thiết yếu phải ngừng hoạt động do thiếu nhân lực, theo trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos.
Bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire khuyến khích : “Tất cả những ai có thể thì nên đi làm, nhất là trong những lĩnh vực thiết yếu”. Tổ chức giới chủ Medef nghiên cứu cách làm tại Ý để điều phối các biện pháp dịch tễ và duy trì hoạt động sản xuất.
Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi rất nhiều lĩnh vực “không cần thiết” trong thời dịch bệnh (du lịch, nhà hàng…) ngừng hoạt động, nhân viên nghỉ việc, khiến người lao động trong một số lĩnh vực khác (thu ngân, cảnh sát…) bị sốc vì các biện pháp phong tỏa gần như triệt để và có cảm giác phải đối đầu với nguy hiểm khi họ đi làm. Cả nhật báo kinh tế Les Echos và Le Figaro lần lượt giải thích những quyền lợi của “người lao động và người sử dụng lao động trong cơn bão virus corona”.
http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200319-virus-corona-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u-%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o

Tin tổng hợp
(AFP) – Hoa Kỳ : Donald Trump chính thức làm ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa. 
Ngày 17/03/2020, tổng thống Mỹ đã có đủ số đại biểu cần thiết để được đề cử làm ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa. Đây chỉ là một thủ tục trong cuộc vận đông tranh cử của ông. Do việc ông không có đối thủ trong đảng, nhiều tiểu bang đã không tổ chức bầu cử sơ bộ, chỉ có Florida và Illinois là đã cố tổ chức vào hôm 17/03. Trong một tin nhắn trên Twitter, chủ tịch đảng Cộng Hòa Ronna McDaniel khen ngợi ông Trump là ứng viên đảng đề cử để tranh ghế tổng thống, và cho biết thêm là bang Florida đã cho tổng thống số đại biểu mà ông cần.
(AFP) – Tranh cử sơ bộ bầu tổng thống Mỹ : Cựu phó tổng thống Joe Biden giành thắng lợi tại ba tiểu bang Florida, Arizona và Illinois. 
Ngày 17/03/2020, cựu phó tổng thống Biden, ứng cử viên tranh cử sơ bộ trong đảng Dân Chủ, đã khẳng định được vị thế dẫn đầu, trong cuộc đọ sức với ứng cử viên Bernie Sanders. Tại Florida, ông Biden giành được 61% phiếu, so với 22% của đối thủ, theo kết quả kiểm 87% số phiếu. Thắng lợi của ứng cử viên Biden tại ba tiểu bang này đặt đối thủ Bernie Sanders trong tình thế hết sức khó khăn. Hiện tại, do dịch Covid-19, cả hai ứng cử viên, và cả tổng thống Trump, đều không tổ chức mít tinh tranh cử.
(AFP) - Thêm 147 người chết tại Iran vì Covid-19. 
Thứ trưởng Y Tế Alireza Raisi Iran ngày 18/03/2020 cho biết đã có thêm hơn 1.000 ca dương tính với virus corona trong 24 giờ qua. Tới nay, tại Iran có 17.161 người nhiễm. Với 231 người nhiễm siêu vi chủng mới, khu vực thủ đô Teheran có số người bệnh nhân cao nhất trên toàn quốc.
(AFP) - Tây Ban Nha thông báo số ca nhiễm tăng tới mức “chóng mặt”. 
Tính đến trưa 18/03/2020, trên toàn quốc có 13.700 người nhiễm virus corona, gần 600 người chết. Thống kê của bộ Y Tế nước này nói rõ khu vực gần thủ đô Madrid là ổ dịch lớn nhất. Thủ tướng Pedro Sanchez tuyên bố với Quốc Hội : “thách thức đang ở trước mặt chúng ta”, số ca lây nhiễm sẽ còn tăng mạnh trọng những ngày tới.
(AFP) - Virus Corona có thể sống nhiều giờ trong không khí. 
Theo một nghiên cứu được chuyên san y khoa New England Journal of Medicine (NEJM), công bố ngày 17/03/2020, virus corona chủng mới, có khả năng như virus Sars, sống nhiều giờ ngoài cơ thể con người, trên những mặt bằng khác nhau, bằng nhựa hay thép không gỉ (inox), carton (đến cả 24 tiếng) hay cả trong không khí. Theo các tác giả công trình nghiên cứu, đặc tính đó của con virus có thể giải thích quy mô rộng lớn của dịch Covid-19 hiện nay, với con virus có khả năng lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người.
(AFP) – Bất chấp Covid-19, Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc Tế khẳng định tiếp tục chuẩn bị cho Thế Vận mùa hè tại Nhật. 
Ngày 17/03/2020, CIO nhấn mạnh hiện thời chưa cần thiết phải đưa ra một quyết định triệt để. Thông báo của Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc Tế được đưa ra sau một cuộc họp qua điện thoại của ban điều hành CIO. Thế Vận mùa hè dự kiến diễn ra từ ngày 24/07 đến 09/08/2020.
(AFP) – Pháp : Giải tennis Roland Garros bị dời qua mùa thu vì Covid-19. 
Ban tổ chức giải quần vợt mở rộng Roland Garros tại Pháp đã quyết định vào ngày 17/03/2020 là giải đấu, thường diễn ra vào đầu mùa xuân (24/05 – 07/06), sẽ được tổ chức từ ngày 20/09 đến 04/10/2020. Vòng loại dự kiến vào ngày 18/05 ải dời lại vì không thể biết được tình hình virus lây nhiễm như thế nào, và liệu các biện pháp hạn chế đi lại và tụ tập hiện hành có được dỡ bỏ trước đó hay không.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200318-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

Điểm tin thế giới sáng 19/3:

Anh đóng cửa trường học để chống virus Vũ Hán

Lục Du
Sáng nay, thứ Năm (19/3), Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả nội dung tóm lược của những tin thế giới nổi bật đêm qua:
Anh đóng cửa trường học để chống virus Vũ Hán
Các quan chức Anh vào thứ Tư (18/3) thông báo rằng tất cả các trường học trên cả nước sẽ đóng cửa vô thời hạn bắt đầu từ thứ Sáu để hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán đã lấy đi thêm 33 sinh mạng người dân, theo Fox News.
Theo BBC, yêu cầu mới này vẫn có ngoại lệ, các trường học dành cho con em của những người làm việc trong các dịch vụ công công thiết yếu hoặc trong hoàn cảnh khó khăn sẽ vẫn tiếp tục mở cửa.
Anh đang trở thành một trong những tâm dịch COVID-19 ở châu Âu, theo thống kê của Worldometers, tính tới hết ngày thứ Tư, sau 24 giờ, nước này có thêm 676 ca nhiễm bệnh, đưa tổng số người dương tính với virus Vũ Hán ở nước này lên 2.626 người, trong đó có 104 trường hợp tử vong.
Mỹ thông qua luật hỗ trợ khẩn cấp dịch virus Vũ Hán
Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật hỗ trợ tài chính khẩn cấp để phòng chống dịch COVID-19 vào thứ Tư (18/3) với số phiếu tán thành 90-8, dự kiến dự luật này sẽ nhanh chóng được Tổng thống Donald Trump ký ban hành, theo SCMP.
Một trong những điều khoản của dự luật này quy định, người dân sẽ được trả lương trong trường hợp nghỉ việc để làm các xét nghiệm nCoV, hoặc chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19, chi phí cho các xét nghiệm virus Vũ Hán cũng sẽ được miễn phí. Đạo luật cũng bao gồm điều khoản chi tiền hỗ trợ thực phẩm cho người dân.
Dịch viêm phổi COVID-19 do virus Vũ Hán gây ra đang diễn biến theo chiều hướng xấu tại Hoa Kỳ, theo cập nhật của Worldometers, tình tới sáng ngày 19/3, Mỹ có 8.998 người nhiễm bệnh (tăng 2.587 ca), 150 người chết (tăng 41 ca).
Mỹ-Hàn đang đàm phán chia sẻ chi phí quân sự
Hoa Kỳ vẫn cam kết tìm kiếm một thỏa thuận chung có thể chấp nhận được với Hàn Quốc về việc chia sẻ chi phí cho quân đội Mỹ đóng quân trên bán đảo Triều Tiên, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết hôm thứ Tư (18/3), Yonhap đưa tin.
Đây là vòng đàm phán thứ bảy giữa hai bên. Vòng đàm phán lần này được khởi động lại vào thứ Ba tại Los Angeles sau hai tháng gián đoạn. Dự kiến đoàn đàm phán hai bên sẽ kết thúc các thảo luận trong 2 ngày.
Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, Hoa Kỳ sẽ cho nghỉ việc, bắt đầu từ 1/4, khoảng 9000 người Hàn Quốc đang làm việc tại các căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại bán đảo Triều Tiên.
Ý có thể cấm hoạt động ngoài trời vì virus Vũ Hán
Chính phủ Ý, hôm thứ Tư (18/3), nói rằng có thể sẽ cấm các hoạt động ngoài trời để ngăn chặn tối đa sự lây lan của virus Vũ Hán đang bùng phát ở nước này, theo Reuters.
Ý là quốc gia phương Tây đầu tiên áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại gắt gao nhằm ngăn chặn COVID-19. Tuy nhiên, sau một tuần áp dụng các biện pháp mạnh tay, số người nhiễm virus Vũ Hán và tử vong vì loại virus này vẫn tăng cao. Tính tới hết ngày thứ Tư, ở Ý có 35,713 người nhiễm bệnh (tăng 4,207), và 2,978 (tăng 475). Các bệnh viện thuộc phía bắc Ý hiện đã ở tình trạng quá tải do lượng bệnh nhân COVID-19 dồn về quá nhiều.
Chính quyền khu vực Lombardy, tâm dịch COVID-19 ở Ý, hôm thứ Tư, đã yêu cầu những nhân viên y tế mới nghỉ hưu quay trở lại bệnh viện để giúp chống chọi với đại dịch. Trước đó một ngày, chính phủ Ý đã cho phép 10.000 sinh viên năm cuối ngành y không phải thi tốt nghiệp để hành nghề sớm hơn gần một năm, nhằm bổ sung thêm nhân sự phòng chống dịch bệnh.
Nhân dịp năm mới, Iran ân xá 10.000 tù nhân
Lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, sẽ ký lệnh ân xá cho 10.000 tù nhân, bao gồm cả những tù nhân chính trị trong dịp nước này mừng năm mới theo phong tục riêng, Reuters đưa tin.
Hôm thứ Ba (17/3), ông Gholamhossein Esmaili, phát ngôn viên của ngành tư pháp Iran cho biết, khoảng 85.000 tù nhân đã được tạm thời phóng thích, bao gồm các tù nhân chính trị, để hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán.
Chính phủ Iran nói rằng nước họ có 189.500 tù nhân. Một quan chức của Liên Hợp Quốc tin rằng trong số các tù nhân này có hàng trăm người đã bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình chống chính phủ vào tháng 11 năm ngoái. Những người này có thể nằm trong số tù nhân được ân xá lần này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-19-3-anh-dong-cua-truong-hoc-de-chong-virus-vu-han.html

Điểm tin thế giới chiều 19/3:

Nga ghi nhận ca tử vong đầu tiên do virus Vũ Hán

Hải Lam
Mục Điểm tin thế giới chiều thứ Năm (19/3) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Nga ghi nhận ca tử vong đầu tiên do virus Vũ Hán
The Moscow Times, giới chức Nga hôm nay thông báo nước này có ca tử vong đầu tiên vì virus Vũ Hán.
Bệnh nhân là một phụ nữ 79 tuổi, được đưa đến một phòng khám tư hôm 13/3 và được chuyển đến một bệnh viện về các bệnh truyền nhiễm vài ngày sau đó. Bà được chẩn đoán dương tính nCoV và được đưa vào khu cách ly chăm sóc đặc biệt do suy hô hấp.
“Bệnh nhân cao tuổi mắc một số bệnh mãn tính, bao gồm tiểu đường tuýp hai, bệnh động mạch và tăng huyết áp”, Svetlana Krasnova, bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Moskva số hai, cho biết hôm nay.
Theo cập nhật của worldometer, tính đến 17h36 (giờ Việt Nam) ngày 19/3, Nga ghi nhận 147 ca nhiễm virus Vũ Hán.
Hàn Quốc phát hiện thêm ổ dịch virus Vũ Hán
Theo CNA, Hàn Quốc ngày 19/3 ghi nhận 152 ca nhiễm mới, sau 4 ngày liên tiếp báo cáo số ca nhiễm mới dưới mốc 100. Ổ dịch mới nhất của Hàn Quốc là một viện dưỡng lão ở thành phố Daegu, địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi virus Vũ Hán.
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết ít nhất 74 ca nhiễm virus Vũ Hán đến từ một viện dưỡng lão tại Daegu trong tuần này. Tuy nhiên, KCDC không nêu rõ có bao nhiêu ca trong số 152 ca nói trên có liên quan tới viện dưỡng lão.
Theo cập nhật của worldometer, tính đến 17h36 (giờ Việt Nam) ngày 19/3, Hàn Quốc ghi nhận 8.565 ca nhiễm virus Vũ Hán và 91 ca tử vong.
Úc – New Zealand đóng biên giới với khách nước ngoài
Theo Bloomberg, Úc và New Zealand quyết định đóng cửa biên giới với những người không phải công dân hoặc không cư trú dài hạn trên nước họ, nhằm ngăn sự lây lan của virus Vũ Hán.
Thủ tướng Scott Morrison nói với các phóng viên ở Canberra ngày 19/3 rằng, Úc cấm người không cư trú dài hạn (non-resident) hoặc không phải công dân nước này (non-citizen) nhập cảnh, bắt đầu từ 21h ngày 20/3 (giờ địa phương).
Trong khi đó, lệnh cấm tương tự của New Zealand sẽ có hiệu lực vào nửa đêm nay, Thủ tướng Jacinda Ardern nói tại một cuộc họp báo ở Wellington.
Tất cả nhân viên phục vụ Putin xét nghiệm nCoV
Điện Kremlin hôm 18/3 cho biết tất cả các nhân viên liên quan đến lịch trình của Tổng thống Putin đều bắt buộc phải xét nghiệm nCoV.
“Chúng tôi thực hiện mọi biện pháp cần thiết 24/7 để bảo vệ Tổng thống trước virus và các bệnh khác”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên ngày 18/3 tại Moskva. Ông Peskov cho biết ông và các quan chức cấp cao khác trong Điện Kremlin đều đã xét nghiệm nCoV.
Phát ngôn viên Điện Kremlin từ chối cho biết liệu ông Putin đã xét nghiệm nCoV hay chưa nhưng khẳng định Tổng thống được chăm sóc sức khỏe ở mức độ đặc biệt cao.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania đóng quảng cáo chống virus Vũ Hán
Reuters đưa tin, các đài truyền hình lớn của Mỹ sẽ phát đoạn quảng cáo, trong đó đệ nhất phu nhân Melania Trump kêu gọi và hướng dẫn rửa tay đúng cách, nhằm chống virus Vũ Hán.
Nhà Trắng hôm 18/3 cho biết bà Melania xuất hiện trong một đoạn quảng cáo, hướng dẫn về cách rửa tay và giữ khoảng cách với người khác để phòng chống dịch bệnh. Nội dung quảng cáo hướng khán giả truy cập vào trang web chứa đầy đủ các thông tin về COVID-19, coronavirus.gov. Quảng cáo này sẽ được nhiều đài truyền hình như ABC, CBS, NBC và nhiều đài khác phát sóng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-chieu-19-3-nga-ghi-nhan-ca-tu-vong-dau-tien-do-virus-vu-han.html

Tạp chí tiêu điểm

Nga: Vladimir Putin và nỗi ám ảnh quyền lực vĩnh cửu

Minh Anh
Tòa án Hiến Pháp Nga ngày thứ Hai 16/03/2020 đã thông qua chương trình cải cách rộng lớn theo như đề nghị của tổng thống Vladimir Putin. Với việc thông qua dự luật cải cách Hiến Pháp này, nguyên thủ Nga có thể đảm nhiệm thêm hai nhiệm kỳ mới sau khi nhiệm kỳ hiện nay kết thúc vào năm 2024. Làm thế nào nguyên thủ Nga có thể thực hiện việc kéo dài quyền hạn sau 20 năm cầm quyền? (Tạp chí phát lần đầu ngày 30/01/2020)
Thứ Tư 16/01/2020, tổng thống Nga đề nghị tổ chức một cuộc tham vấn công luận về cải cách Hiến Pháp nhằm cải tổ hệ thống chính trị đất nước. Năm ngày sau, ngày 21/01, Vladimir Putin chính thức công bố dự luật thành lập Hội Đồng Nhà Nước.
Với thông báo này, Vladimir Putin xứng danh là « chủ nhân của mọi sự kinh ngạc ». Mọi sự bắt đầu từ ngày 31/12/1999, khi ông Boris Eltsin bất ngờ thông báo chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước cho thủ tướng lúc bấy giờ là ông Vladimir Putin, để rồi từ đó người này không bao giờ rời xa quyền lực. Vladimir Putin, bốn lần đắc cử và tái đắc cử tổng thống (2000, 2004, 2012, 2018) và hai lần làm thủ tướng chính phủ (từ tháng 8/1999 – 5/2000, rồi từ tháng 5/2008 – 5/2012).
Hiến Pháp : Công cụ bảo toàn quyền lực của Putin ?
Trong 20 năm đó, thế giới hẳn chưa thể nào quên được lần đổi vai ngoạn mục giữa Putin với Dmitri Medvedev năm 2008 : Ông làm thủ tướng còn Medvedev làm tổng thống, nhưng thực quyền vẫn nằm trong tay Putin. Nhiệm kỳ thủ tướng kết thúc, Vladimir Putin trước khi ra tranh cử tổng thống năm 2012, đã cho sửa đổi Hiến Pháp tăng thời hạn nhiệm kỳ tổng thống từ bốn lên thành sáu năm.
Tám năm sau, ngày 16/01/2020, nguyên thủ Nga lại bất ngờ thông báo sửa đổi Hiến Pháp. Trong lần thứ hai này, Vladimir Putin đề nghị tăng cường thẩm quyền Quốc Hội trong việc bổ nhiệm thủ tướng, giới hạn nhiệm kỳ tổng thống không được quá hai lần sáu năm liên tiếp. Tuy nhiên, điểm đáng được chú ý nhất là việc thành lập Hội Đồng Nhà Nước với quyền hành rộng rãi bao gồm chính sách đối ngoại, đối nội, kinh tế và xã hội mà chiếc ghế chủ tịch hiện chưa rõ sẽ thuộc về ai.
Vladimir Putin sửa đổi Hiến Pháp nhằm mục đích gì ? Giới chuyên gia tại Pháp hầu hết đều cho rằng đây là cách duy nhất để nguyên thủ Nga duy trì quyền lực. Liệu rằng tổng thống Nga có « bổn cũ soạn lại », tiếp tục đổi vai như năm 2008, trở về làm thủ tướng ? Chuyên gia Pascal Boniface, Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược (IRIS), tin rằng « Không ». Theo ông, mục tiêu chính của ông Putin là làm thế nào duy trì đường lối chính sách mà ông đã tiến hành một khi ông mãn nhiệm. Bằng cách nào mới được ? Ông Pascal Boniface phân tích :
« Đương nhiên là tổng thống Nga muốn gây ảnh hưởng. Ông Putin có thể làm được điều đó thông qua Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và nắm lấy chiếc ghế chủ tịch. Điều này khá giống kịch bản Kazakhstan. Ông Nazarbaїev tuy không còn chức vụ lãnh đạo hàng đầu chính thức nữa nhưng người này giữ một tầm ảnh hưởng mạnh đến mức đường lối chính sách đất nước mang đậm dấu ấn của ông, cũng như là ông rất được lắng nghe.
Hay chúng ta còn nhớ là ông Đặng Tiểu Bình tại Trung Quốc trong những năm cuối đời chỉ giữ một chức vụ được xem như là chính thức ‘‘chủ tịch Hiệp hội chơi bài’’. Người này không có một chức vụ nào trong chính phủ cả, thế nhưng ông ấy mới chính là nhân vật số một.
Chúng ta có thể thấy là ông Putin cho dù có ở bất kể cương vị nào, cũng sẽ duy trì một tầm ảnh hưởng đối với những người kế nhiệm. Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng làm được. Nhưng một lần nữa tôi tin rằng điều quan trọng nhất đối với Putin chính là chính sách của ông phải được tiếp tục và tổ quốc Nga vẫn phải được nể trọng ».
Kinh tế – Xã hội : Chiếc phanh kềm hãm tham vọng của Putin ?
Nhìn lại 20 năm cầm quyền đã qua của chủ nhân điện Kremlin, người ta không khỏi ngạc nhiên và tự hỏi : Làm thế nào mà ông Putin có thể tại quyền lâu đến như thế ? Vì sao việc ông cầm quyền lâu không có vẻ gì là gây sốc cho công luận Nga nói riêng và quốc tế nói chung ? Nhà nghiên cứu Pascal Boniface, Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược lý giải như sau :
« Điều có thể giải thích cho việc Putin rất được lòng dân cũng như là có thể tại vị suốt một phần tư thế kỷ chính là vì ông đã mang lại niềm tự hào cho dân tộc Nga. Bị phản đối ở phương Tây nhưng người dân Nga cho rằng họ đã bị sỉ nhục trong những năm 1990 và chính ông Putin đã trao lại cho họ niềm tự hào đó. Chính ông một lần nữa đã làm cho nước Nga được tỏa sáng trên trường quốc tế bằng những phương tiện hạn hẹp.
Hơn nữa, so với thời kỳ khủng hoảng của những năm 1990, tình hình kinh tế tuy không mấy gì tươi sáng nhưng dẫu sao cũng đã khá hơn. Đừng quên rằng GDP của Nga trong giai đoạn 1991-2000 đã bị giảm đến một nửa.
Nhưng nếu ông Putin rất được lòng dân ở Nga thì ở thế giới phương Tây ông lại không được như thế. Nhưng việc ông cầm quyền lâu không là một vấn đề bởi vì có rất nhiều nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ cầm quyền từ lâu. Một số thân với phương Tây, số khác là đối thủ cạnh tranh. Và đây không còn là một tiêu chí để đánh giá trong thế giới phương Tây. Họ chủ yếu chỉ trích ông Putin về đường lối chính sách của ông hơn là thời gian cầm quyền. »
Giờ đây, theo Hiến Pháp, Vladimir Putin không thể tái tranh cử. Hơn nữa, tuy tỷ lệ được lòng dân vẫn còn cao (khoảng 70%), nhưng tổng thống Nga cũng phải đối mặt với làn sóng bất bình trong nước ngày càng cao. Các thành tích quân sự bên ngoài lãnh thổ không còn làm cho người dân Nga hào hứng như vụ sáp nhập bán đảo Crimee hay cuộc khủng hoảng ở Đông Ukraina.
Bởi vì, từ năm năm qua, tình trạng nghèo khổ không suy giảm và thu nhập bình quân của người dân Nga bị giảm đến 12%. Những vấn đề kinh tế – xã hội bắt đầu có những tác động tiêu cực đối với uy tín của ông Vladimir Putin nói riêng và đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất nói chung, mà cuộc bầu cử Hội Đồng Thành phố Matxcơva hồi tháng 9/2019 là một ví dụ điển hình.
Với Thornike Gordadze, cựu ngoại trưởng Gruzia, giảng viên trường Khoa học Chính trị (Sciences Po), đây là một trong những nguyên nhân chính khiến lãnh đạo Nga lo lắng và gấp rút cho sửa đổi Hiến Pháp.
« Có một cuộc khủng hoảng kinh tế tại Nga. Đất nước hiện đang trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng chậm, có thể nói là không đủ sức cất cánh, bởi vì nước Nga khá bị chậm trễ so với các nước phát triển chính như các nước châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Nếu muốn đuổi kịp những nước này, Nga cần phải có một mức tăng trưởng khá lớn.
Thậm chí Nga cũng chưa phải là một cường quốc kinh tế mới trỗi dậy với mức tăng trưởng cao. Nước Nga chẳng phát minh ra được cái gì, cũng chẳng có cải cách, cách tân gì cả. Nga vẫn là một nước lệ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu dầu khí.
Và chúng ta thấy rõ là tiền có được đã không được sử dụng cho việc phát triển kinh tế mà chỉ dùng để hiện đại hóa quân đội, hay để ghi điểm trên bàn cờ địa chính trị quốc tế chứ không phải là hiện đại hóa kinh tế quốc gia ! »
Chọn người kế nhiệm : Putin trong thế lưỡng nan
Nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 của ông sẽ kết thúc vào năm 2024, và thời điểm đó cũng đánh dấu 24 năm cầm quyền của ông. Vào năm đó, Vladimir Putin sẽ được 72 tuổi. Vậy ông sẽ làm gì ? Không ai biết rõ. Nhưng theo nhà báo, giảng viên trường quân sự Saint-Cyr, ông Frederic Pons, « một điều chắc chắn rằng, là một nhà lãnh đạo thực dụng và đòi hỏi cao, Vladimir Putin đang chuẩn bị một cách kỹ lưỡng cho giai đoạn này. »
Ai sẽ là người thay thế ông vào năm 2024 ? Đây quả thật là một bí ẩn lớn. Nhà nghiên cứu Nga học, bà Tatiana Kastouéva-Jean gần như khẳng định thế giới khó có thể thấy được một gương mặt khả tín nào để thay thế Vladimir Putin. Bà giải thích :
« Vấn đề là người ta chưa thấy có một gương mặt khả tín nào để thay thế Vladimir Putin. Bởi vì họ đã làm mọi thứ sao cho không có khả năng thay thế đó. Do vậy, đối với rất nhiều người dân Nga, Vladimir Putin tuy không còn là một gương mặt được lòng dân nhất, một gương mặt ưa thích nhất cho vai trò tổng thống nhiệm kỳ thứ 5, nhưng vì họ cũng chưa thấy có một gương mặt khả dĩ nào khác, họ sợ hỗn loạn nên đành chọn điều kém tồi tệ nhất, nghĩa là Vladimir Putin ».
Một quan điểm cũng được ông Pascal Boniface đồng chia sẻ. Vị chuyên gia này còn lưu ý thêm rằng bản thân việc tìm người thay thế theo đúng ý muốn của ông sẽ là một bài toán hóc búa cho chính nguyên thủ Nga.
« Điều chắc chắn là ông Putin đã có một ảnh hưởng to lớn trong hệ thống chính trị Nga đến mức ông che mờ thậm chí làm cho tất cả những người khác không còn tồn tại. Chúng ta thấy rõ là ông Medvedev đã không thể nào có được một vai trò quan trọng nào ngay cả khi ông ấy làm tổng thống. Ông ấy đã bị chiếc bóng của Putin che khuất.
Thế nên, cần phải chuẩn bị giai đoạn chuyển tiếp, bởi vì nếu như Putin muốn rằng các chính sách của ông được duy trì, cần phải có một người có bản lĩnh chứ không chỉ đơn giản là một người thừa hành. Đây thật sự là một thế lưỡng nan đối với ông Putin. Nếu đưa một người tài giỏi rốt cuộc chính ông có thể trở thành chiếc bóng của người đó. Nhưng nếu đó là một người tầm thường, trong trường hợp này tương lai chính sách của ông bị lâm nguy. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200319-nga-vladimir-putin-v%C3%A0-n%E1%BB%97i-%C3%A1m-%E1%BA%A3nh-quy%E1%BB%81n-l%E1%BB%B1c-v%C4%A9nh-c%E1%BB%ADu
Powered by Blogger.