Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Báo cáo cho thấy, số lượng người thất nghiệp ở Trung Quốc đạt 70 triệu, tỷ lệ thất nghiệp là 20%

Tuesday, May 5, 2020 // ,
Một báo cáo được công bố gần đây bởi một công ty chứng khoán đại lục cho thấy số lượng người thất nghiệp ở Trung Quốc có thể lên tới 70 triệu, và tỷ lệ thất nghiệp phải là 20% , cao hơn nhiều so với dữ liệu chính thức do Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố.
Báo cáo cho thấy, số lượng người thất nghiệp ở Trung Quốc đạt 70 triệu, tỷ lệ thất nghiệp là 20%
Lao động nhập cư trong tình hình dịch bệnh đầy cay đắng – khó khăn kinh tế và phân biệt đối xử.
Bức ảnh cho thấy cận cảnh những người lao động nhập cư đại lục. (Ảnh: Getty Images)
Vào ngày 27/4, Nhật báo kinh tế Hồng Kông đưa tin về báo cáo phân tích số người thất nghiệp tại đại lục của Li Xunlei, nhà kinh tế trưởng của công ty chứng khoán Zhongtai. Hiện tại, báo cáo này đã bị xóa khỏi Internet.
Báo cáo của ông Li cho rằng tỷ lệ thất nghiệp thực tế khác xa với con số được công bố bởi chính quyền Trung Quốc, có mâu thuẫn lớn với các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Để chứng minh cho nhận định của mình, ông Li dẫn chứng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ và châu Âu có mối tương quan ngược chiều đáng kể với chu kỳ kinh doanh, trong khi hai bộ chỉ số tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc không tương quan cao với chu kỳ kinh doanh. Tỷ lệ thất nghiệp khảo sát đô thị của Trung Quốc trong tháng 3 là 5,9%, chỉ cao hơn 0,7% so với cuối năm ngoái. Con số này không hề phù hợp với sự sụt giảm mạnh của các chỉ số kinh tế khác.
Báo cáo cho biết, cả hai bộ chỉ số thống kê thất nghiệp ở Trung Quốc đại lục cần phải được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ thất nghiệp đã đăng ký ở các thành phố và thị trấn chỉ tính đến những người được đăng ký tại các cơ quan chính phủ và đáp ứng các điều kiện thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp trong các cuộc điều tra đô thị không thực sự phản ánh tình trạng thất nghiệp của lao động nhập cư, dẫn đến những thiếu sót thống kê rõ ràng trong việc mô tả tình trạng thất nghiệp.
Ví dụ, trong quý đầu tiên, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát tăng rất ít, nhưng số lượng lao động nhập cư ở Trung Quốc đã giảm hơn 50 triệu so với cùng kỳ năm ngoái. Khi tình hình kinh tế không tốt, người lao động nhập cư buộc phải trở về nông thôn vì họ không thể tìm được việc làm trong thành phố. Đây thực sự là thất nghiệp.
Về tỷ lệ thất nghiệp hiện tại ở đại lục, báo cáo cho biết theo ước tính, số người thất nghiệp mới ở Trung Quốc có thể đã vượt quá 70 triệu, tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 20,5%.
Theo dữ liệu việc làm do Bộ Nhân lực và An sinh xã hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố vào ngày 21/4, đã có 2,29 triệu việc làm mới tại các thành phố và thị trấn trên cả nước từ tháng 1 đến tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp trong khảo sát đô thị vào tháng 3 là 5,9%. Vào cuối quý đầu tiên, tỷ lệ thất nghiệp thành thị đã đăng ký là 3,66%. Tỷ lệ thất nghiệp được đăng ký chính thức ở thành thị đã bị cáo buộc là không phản ánh chính xác tình trạng thất nghiệp thực sự ở Trung Quốc vì nó không tính đến một số lượng lớn lao động nhập cư.
Ngoài ra, vào ngày 17/4, Cục Thống kê của ĐCSTQ đã công bố dữ liệu kinh tế quý đầu tiên của năm nay. Trong số đó, tăng trưởng GDP là âm 6,8%, với các ngành công nghiệp, đầu tư và tiêu dùng đều tăng trưởng âm. Cũng theo dữ liệu, trong quý đầu tiên, 2,29 triệu người đã được tuyển dụng tại các thành phố và thị trấn trên cả nước.
Về vấn đề này, một số nhà bình luận tài chính trên truyền thông cho rằng dữ liệu này thực sự là không biết xấu hổ. Nhiều nhà máy đã đóng cửa, các cửa hàng cũng đều đóng cửa, rất nhiều người thất nghiệp. Vậy mà theo báo cáo của ĐCSTQ thì số lượng người có việc làm lại tăng lên. Điều này rõ ràng không hợp với lẽ thường.
Ngoài ra, Yin Weimin, Bộ trưởng Bộ Nhân lực và An sinh xã hội của ĐCSTQ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hai năm trước rằng: GDP Trung Quốc cứ tăng thêm 1% thì có thể sẽ có thêm 1,9 triệu việc làm. Nếu tính toán theo công thức này, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý đầu tiên là mức tăng trưởng âm 6,8%, vậy làm thế nào mà lại có 2,29 triệu việc làm mới?
Giám đốc điều hành tại một công ty Trung Quốc tiết lộ lý do tại sao công ty anh ta có số lượng tuyển dụng tăng: đầu tiên sa thải 100 người, sau đó tuyển lại 20 người trong số họ, tương đương với 20 việc làm mới.

Người thất nghiệp ở đại lục khó có thể hưởng lợi từ an sinh xã hội trong đại dịch

Tình hình kinh tế ảm đạm tại đại lục khiến số lượng người thất nghiệp gia tăng chóng mặt, với những người dễ bị tổn thương nhất là đối tượng lao động di cư. Tuy nhiên, chính phủ của ĐCSTQ vẫn chưa trực tiếp giải cứu người dân. Các học giả chỉ ra rằng “An sinh xã hội” của ĐCSTQ không đủ để hỗ trợ những người thất nghiệp.
Thông tấn xã Trung ương dẫn lời báo cáo của tờ Thời báo Tài chính vào ngày 25/4 rằng Zhuang Bo, một nhà kinh tế tại công ty nghiên cứu TS Lombard, cho rằng nếu bao gồm cả những người lao động nhập cư không thể tìm được việc làm, dân số thất nghiệp thực tế ở đại lục có thể cao hơn gấp đôi con số chính thức. Nhưng “hệ thống an sinh xã hội của Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không thể đóng vai trò của mình khi cần thiết nhất”.
Một mặt, nhiều người cần bảo hiểm thất nghiệp không được tiếp cận với an sinh xã hội. Những người này chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và họ có nhiều khả năng bị sa thải. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không chịu phí bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên. Li Zhen, giáo sư tại Đại học Renmin Trung Quốc và là chuyên gia về an sinh xã hội, nói rằng có sự không phù hợp giữa những người được nhận bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và những người thực sự cần nó.
Deutsche Welle gần đây đã trích dẫn lời của một cựu nhân viên làm trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Người này cho biết là đã bị sa thải trong dịch bệnh và hợp đồng làm việc của anh không có bất kỳ điều khoản bảo hiểm thất nghiệp nào.
Ngoài ra, số tiền bảo hiểm thất nghiệp do ĐCSTQ quy định được cho là “không đủ để trả tiền thuê nhà”, ít hơn 2.000 nhân dân tệ mỗi người mỗi tháng. Trong khi đó, phí bảo hiểm của ĐCSTQ đã tăng lên hàng năm, từ 98 tỷ nhân dân tệ năm 2007 lên gần 600 tỷ nhân dân tệ vào cuối năm ngoái.
Ngoài ra, chính sách của Trung Quốc (ĐCSTQ) hạn chế di cư trong nước đã làm phức tạp các thủ tục bảo hiểm thất nghiệp cho lao động nhập cư. Ngay cả khi họ đóng thuế an sinh xã hội ở một thành phố khác, họ vẫn phải trở về quê hương để đăng ký bảo hiểm thất nghiệp.
Một người từng tham gia tiếp thị ở Bắc Kinh cho biết: anh quyết định không trở về quê nhà ở Oblhi, Hồ Bắc để xin bảo hiểm thất nghiệp. “Chính phủ cung cấp cho tôi trợ cấp thất nghiệp [với mức như] ở các quận nghèo, nhưng yêu cầu tôi phải trả thuế như những cư dân thành thị giàu có. Thật không công bằng”.

Trong khi người dân trong nước sinh tồn khổ sở, ĐCSTQ đang làm gì?

Trước tình hình dịch bệnh, rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, đã thực hiện nhiều biện pháp để giúp đỡ công dân của mình và duy trì nền kinh tế nhằm đối phó với những tổn thất tài chính do virus gây ra. Tuy nhiên, ĐCSTQ không lấy đó làm gương mà còn tận dụng cơ hội này để tuyên truyền hình ảnh sai lệch về một nước Mỹ đang khốn khổ.
Vào ngày 14/4, kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc Beijing News đã đăng một bài tweet với dòng tít sau: Thất nghiệp đang càn quét khắp nước Mỹ. Phần sau của bài tweet nêu rằng tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên một cách khủng khiếp tại Los Angeles do đại dịch virus. Video ghi được từ máy bay không người lái cho thấy rất nhiều người dân đang lái xe đến những địa điểm đặc biệt được chỉ định bởi chính phủ để nhận trợ cấp lương thực. Và các dòng xe xếp hàng trên đường cao tốc kéo dài tới nhiều dặm. Chương trình cứu trợ lương thực rất đơn giản, bao gồm một ít ngũ cốc, thịt gà đông lạnh, và một túi cam.
Bài tweet trên đã bị nhấn chìm bởi nhiều bình luận chỉ trích của cư dân mạng:
“ĐCSTQ không cho cho mọi người ngay cả vỏ cam. Chính phủ Mỹ còn cho mỗi người dân Mỹ một túi cam to”.
“Người Mỹ thật là quá ngây thơ! Chúng tôi thông minh hơn, tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc là không, bởi vì chúng tôi còn chẳng thèm thống kê nữa!”
“Bạn không có quyền chỉ trích người Mỹ, bởi vì chính phủ của họ đưa phúc lợi cho những người thất nghiệp, và số tiền trợ cấp của họ còn nhiều hơn lương tháng của bạn nữa!”
Trên các nền tảng truyền thông xã hội, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng phản ánh tình hình.
Ông Li, một cư dân mạng, nhận xét:
“Chính quyền Trung Quốc đang bôi nhọ nước Mỹ. Chúng tôi, những người dân Trung Quốc, chẳng nhận được một xu tiền trợ cấp, đã thế còn bị tống tiền nữa. Chúng tôi thậm chí còn bị buộc ‘quyên góp’ tiền trong khi tự cách ly tại các khách sạn lớn trong 14 ngày. 500 nhân dân tệ một ngày, và đó là cách mà ĐCSTQ cướp tiền từ người dân của mình. Thật là một chính quyền độc ác. 
Mọi người xếp hàng để nhận rau củ miễn phí ở New York. Nhưng bạn tôi ở Vũ Hán phải trả tiền rau cao gấp 4 đến 6 lần. Lượng rau mà mỗi người được phép mua cũng bị giới hạn và kiểm soát. Tình hình tại các bệnh viện cũng giống vậy. 
Ở Mỹ người dân được điều trị miễn phí, nhưng ở Trung Quốc đây, ĐCSTQ tính phí cao hơn 100 hoặc 1000 lần. Ví dụ, truyền tĩnh mạch một ngày sẽ tốn hơn 1000 nhân dân tệ, và nếu bạn ở trong phòng chăm sóc tích cực, bạn sẽ tốn hơn 10.000 nhân dân tệ mỗi ngày”.
Ông Zhang, một cư dân mạng khác, nói rằng:
“Người Trung Quốc ở nước ngoài biết tình hình thực sự, bởi vì họ có thể nhận được nhiều thông tin đa dạng. Ở Trung Quốc, tình hình trái ngược lại. Bạn chỉ được phép biết những gì mà ĐCSTQ muốn bạn biết, do vậy nhiều người Trung Quốc đã bị ĐCSTQ lừa”. 
https://youtu.be/WJWZQjP0qXc
Nhiều bài báo và video lan truyền trên mạng về việc nhân viên chính quyền khóa trái hoặc đóng đinh cửa nhà của nhiều hộ dân, để mặc họ tự sinh tự diệt trong các đợt phong tỏa cũng đã không còn là điều xa lạ nữa. Ấy vậy mà nhiều kênh truyền thông trong nước cũng như hải ngoại vẫn “tung hô” mô hình dập dịch kiểu độc tài chuyên chế của Trung Quốc như là một hình mẫu mà thế giới cần học hỏi.
Cách hành xử của ĐCSTQ đối với người dân của chính nó trong đại dịch lần này mới chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm khủng khiếp. Nhìn lại lịch sử mấy chục năm cầm quyền của ĐCSTQ, người ta có thể nhận ra rằng đó thực sự là một bộ lịch sử của giết chóc, lừa dối và che đậy. Chính điều này đã gây ra cái chết của hàng chục triệu người dân Trung Quốc vô tội, từ nạn đói lớn trong Đại nhảy vọt cuối những năm 1950, cho tới Cách mạng Văn hóa xóa sổ tinh anh truyền thừa văn hóa truyền thống từ năm 1966 đến năm 1976, cho tới thảm sát sinh viên yêu nước tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, và tột cùng của tội ác là việc bí mật giết hại học viên môn tu luyện Pháp Luân Công để bán nội tạng kiếm lời hơn 20 năm nay…
Từng trang của lịch sử đầy máu qua đi, người dân Trung Quốc và thế giới lại càng kinh tâm động phách trước những tội ác đáng ghê sợ của tổ chức này. Sau hết lần này tới lần khác hy vọng rồi lại thất vọng, mọi người dân lương thiện lại càng hiểu thêm một sự thật phũ phàng: không thể tin tưởng ĐCSTQ, nếu không bạn sẽ phải trả giá bằng sinh mệnh của chính mình!
Trong đại dịch này, lời dối trá che đậy dịch bệnh của ĐCSTQ đã khiến hàng chục ngàn người trên khắp thế giới thiệt mạng, gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho nhiều quốc gia, nhất là nơi nào càng thân thiết với nó thì càng bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này không khỏi khiến cho người ta phải đặt câu hỏi: Phải chăng con virus corona này chuyên nhắm vào ĐCSTQ mà tới? “Ôn cổ minh kim”, nhìn lại những trận đại ôn dịch trong lịch sử có lẽ sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến giải của riêng mình.
Trước bình minh luôn là thời khắc đen tối nhất, và có lẽ một trang lịch sử mới đầy hy vọng sắp mở ra, một tương lai của phục hưng truyền thống, phục hưng nhân tâm. Giống như những lời mà ông Bannon, cựu chiến lược gia của Nhà Trắng mới đây phát biểu: “Đây là một cuộc chiến vì tự do, vì tự do của người dân Trung Quốc và phá vỡ tường lửa. Một khi người dân được tự do, họ sẽ lật đổ chế độ độc tài này. Tôi phải nói với bạn rằng đây là điều khiến thế giới đi đến hòa bình và thịnh vượng – chính là lật đổ ĐCSTQ”.
Thanh Hương – NTD – 5/5/20

Câu hỏi về khả năng đối phó của VN trước dã tâm của TQ ở Biển Đông

Mới đây, chính quyền Bắc Kinh lại tiếp tục đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá tại biển Đông. Lệnh cấm đơn phương này Trung Quốc đã tuyên bố từ năm 1999. Tuy nhiên, mãi tới năm 2007 trở về sau, Trung Quốc mới có thể sử dụng các lực lượng chấp pháp của mình “thực thi” lệnh cấm này. Và kể từ khi đó trở đi, cứ đến độ tháng 5 hàng năm, khi biển êm, cũng là mùa đánh bắt của ngư dân Việt Nam, thì lại tái diễn cảnh các tàu Hải cảnh, Kiểm ngư của Trung Quốc đâm chìm và bắt giữ các tàu cá của ngư dân Việt Nam. Những năm trước 2017, lệnh cấm đơn phương này Trung Quốc cho áp dụng từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 8. Từ năm 2017 trở đi, Trung Quốc tuyên bố áp dụng “lệnh cấm” này từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 8.
Hình minh hoạ. Tàu ngầm hạt nhân 094A Jin của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 12/4/2018
Năm nay, sau nhiều sự kiện dồn dập, từ đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam ngày 2/4, đến gửi Công hàm đe doạ Việt Nam ngày 17/4, ngày 18/4 thành lập chính quyền “khu Tây Sa” và “Khu Nam Sa”, ngày 19/4 tuyên bố đặt tên địa danh cho 25 đảo đá và đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển Đông.
Theo nhiều chuyên gia quốc tế, với các hành động này, Trung Quốc cho thấy sự leo thang trong việc thực hiện bằng được dã tâm độc chiếm biển Đông, bất cứ dưới thủ đoạn gì.
Về phía Việt Nam, ngoài việc lên tiếng phản đối từ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, vẫn chưa thấy có hành động nào quyết liệt để đối phó các hành động leo thang này của Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, việc thống nhất đặt tên cho các thực thể cũng thể hiện phần nào hoạt động chủ quyền đối với các thực thể này. Tại khu vực biển Đông có 4 nhóm thực thể lớn, đó là Hoàng Sa, Trường Sa, Pratas và Macclefield. Trong số đó, Việt Nam tuyên bố chủ quyền của mình đối với hai nhóm thực thể là Hoàng Sa và Trường Sa. Chính vì vậy, nhiều năm trước, đã có ý kiến kêu gọi chính phủ Việt Nam tập hợp và thống nhất tên gọi cho các thực thể này thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trong một Công văn của Bộ Nội vụ Việt Nam ngày 18/6/2007, đã thể hiện việc một số cơ quan Việt Nam đã dự kiến “thực hiện các Đề án thống nhất tên gọi các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và các đối tượng địa lý khác trên các vùng biển Việt Nam”. Đề án này bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc năm 2007. Kết thúc Đề án này, Bộ trưởng Bộ nội vụ Việt Nam đã đề nghị “ban hành Nghị định về việc thống nhất tên gọi các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên các vùng biển Việt Nam phục vụ công tác quản lý Nhà nước và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông”.
Năm 2015, một chuyên gia cũng đã đề nghị sớm công khai địa danh đảo của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, là giữa năm 2020, tức là sau khi Đề án kết thúc 13 năm, vẫn chưa thấy bóng dáng Nghị định của Chính phủ Việt Nam ban hành để thống nhất tên gọi cho các thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông ở đâu?
Từ sự kiện này đặt ra một câu hỏi về năng lực của Chính phủ Việt Nam cũng như các chiến lược để đối phó lại dã tâm và hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông như thế nào?
Một sự kiện cũng liên quan là ngày 3/5/2020, Uỷ ban Kiểm tra Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông báo việc đề nghị kỷ luật khai trừ Đảng ông Nguyễn Văn Hiến – Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh quân chủng Hải quân Việt Nam. Việc khai trừ Đảng này, sẽ là bước quan trọng để tiến hành các bước tố tụng tiếp theo, cụ thể là truy tố hình sự. Mặc dù trong các thông báo chính thức của nhà nước Việt Nam thì khẳng định rằng ông Hiến đã sai phạm trong việc làm thất thoát đất quốc phòng dưới quyền quản lý của ông. Tuy nhiên, dư luận Việt Nam đồn đoán rằng, với những sai phạm về đất đai như vậy (vốn rất phổ biến ở Việt Nam) thì khó dẫn đến việc ông Hiến sẽ bị truy tố hình sự như vậy. Mà khả năng là ông Hiến liên quan tới sai phạm trong những sự việc lớn hơn rất nhiều, đó là mua sắm các vũ khí quốc phòng cho Hải quân Việt Nam. Những tin đồn này, khó bao giờ có thể kiểm chứng được, do việc gần như không có sự minh bạch các loại thông tin như vậy ở Việt Nam. Và các thông tin đưa ra công khai với công chúng, bao giờ cũng đã bị “sửa đổi, nắn bóp” bởi các cơ quan tuyên giáo.
Mới đây, trong phát biểu của tướng Nguyễn Chí Vịnh về tình hình biển Đông, mặc dù tướng Vịnh có lên án một quốc gia nào đó nhân dịp dịch COVID – 19 để thực hiện tham vọng, nhưng tướng Vịnh cũng né tránh khi nhắc đến tên Trung Quốc và vấn đề biển Đông. Thêm nữa, tướng Vịnh còn hạ thấp nguy cơ trên biển Đông thành thách thức. Điều đó đã có người quan sát cho là đó là các tín hiệu cho thấy các lãnh đạo Việt Nam chưa đặt vấn đề biển Đông vào đúng tầm quan trọng của nó. Điều đó cũng được chứng minh thêm với việc trong suốt năm 2019, khi tàu Trung Quốc hơn 100 ngày “đan áo” xâm phạm vùng biển của Việt Nam, đe doạ việc khai thác trên mỏ khí Sao Vàng – Đại Nguyệt, nhưng không thấy các lãnh đạo cao cấp Việt Nam lên tiếng về vấn đề này. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong thời gian đó đang thăm Trung Quốc, không hề thể hiện một dấu hiệu bất bình nào. Ông Nguyễn Thiện Nhân còn phát biểu “chúng ta không thể quay lưng được với Trung Quốc”.
Gần đây, mỗi lần người dân thắc mắc về chuyện biển đảo cũng như chủ quyền biển đảo của đất nước, của dân tộc thì đều luôn nhận được câu trả lời như một công thức có sẵn là: “bà con yên tâm. Tất cả mọi việc Đảng và Nhà nước biết hết cả rồi và cũng có phương án cả rồi”.
Tuy nhiên, xâu chuỗi các sự kiện trên, chúng ta có thể nhận thấy, hoặc là năng lực thực hiện của Chính phủ Việt Nam rất hạn chế, hơn 13 năm mà không ra nổi một văn bản thuộc thẩm quyền của mình, hoặc là cơ quan cấp trên của Chính phủ là Bộ Chính Trị không quyết tâm, vì bản thân các thành viên của Bộ Chính Trị thể hiện cho thấy sự thiếu quyết tâm trong việc đối phó với Trung Quốc, hạ thấp tầm quan trọng của vấn đề biển Đông trong mối quan hệ với Trung Quốc. Chưa kể, sự tham nhũng đe doạ tới cả những vấn đề trọng yếu nhất của đất nước như vấn đề quốc phòng với những nhân vật cao cấp trong quân đội đang từ từ “vô lò”.
Trong một chi tiết mới đây được nhắc lại từ nhân vật tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn thông qua tác phẩm “Phạm Xuân Ẩn – Điệp viên hoàn hảo” của tác giả Larry Berman có nhắc tới một chi tiết quan trọng, đó là trong băng ghi âm khi phỏng vấn Phạm Xuân Ẩn của Larry Berman có phần kể vào năm 1968, khi Phạm Xuân Ẩn gửi tin tình báo mật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã rất sáng suốt và có tầm nhìn khẳng định rằng: “… Cuộc đấu tranh chống Mỹ là trước mắt và có thời gian, nhưng kẻ thù nguy hiểm và lâu dài nhất sau này của Việt Nam chính là Trung Quốc – chứ không phải là Mỹ”.
Như vậy, việc nhận biết âm mưu của Trung Quốc không phải là phía Việt Nam không có người biết, nhưng Việt Nam vẫn cứ rơi vào “vòng cương toả” của Trung Quốc những năm gần đây thì khó lý giải được vì sao. Và điều đó cũng dẫn đến hệ quả là “cho dù Đảng và Nhà nước biết hết” nhưng “Đảng và Nhà nước có làm gì không? có làm được gì không?” để đối phó lại các dã tâm và hành động ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông?
Trương Vĩnh Khang -* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do (RFA) – 5/5/20

Powered by Blogger.