Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tương lai nào cho đối đầu Mỹ – Trung?

Thursday, January 3, 2019 // ,
Bauxite VN
03/01/2019


Nguyễn Quang Dy


Câu chuyện Mỹ-Trung tranh giành vị trí bá chủ thế giới như một vở kịch lớn nhiều tập vẫn đang tiếp diễn, với những màn kịch vẫn còn chưa biết. Tuy Mỹ-Trung ngừng bắn đã gần một tháng (từ 1/12/2018), nhưng con đại bàng Mỹ và con rồng Trung Quốc vẫn đang vờn nhau. Thỏa thuận ngừng bắn 90 ngày để đàm phán như một khoảng lặng trước cơn bão lớn. Bước vào năm mới 2019 với những bất định từ đối đầu Mỹ – Trung, chúng ta thử điểm lại một số sự kiện trong năm cũ 2018, vì câu chuyện năm mới thường bắt đầu từ năm cũ.
Cuối năm cũ có gì mới?
Hai năm qua, đã có 12 quan chức hàng đầu trong chính quyền Trump từ chức (hoặc bị sa thải). Bộ trưởng quốc phòng James Mattis là “người lớn” và vị tướng cuối cùng phải ra đi, sau H.R. McMaster (Cố vấn An ninh Quốc gia) và John Kelly (Chánh văn phòng Nhà Trắng). Tuy tin này không bất ngờ, nhưng Mattis từ chức chủ yếu vì bất đồng quan điểm với Trump về quyết định rút quân đột ngột khỏi Syria làm “giọt nước tràn ly”. Điều đó càng bộc lộ tình trạng bất hòa và bất ổn trong Nhà Trắng.  Đơn từ chức của Mattis đã nói lên nhiều điều.
Tại Lầu Năm góc, trong khi mọi người nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới, James Mattis phải dọn văn phòng để nghỉ việc luôn từ 1/1/2019 (chứ không phải 28/2/2018 như ông dự định). Trump đã nổi giận buộc Mattis nghỉ sớm 2 tháng chỉ vì ông đã chỉ trích tổng thống trong đơn từ chức, lại còn in ra 50 bản như truyền đơn để phân phát trong Lầu Năm góc. Mattis được nhiều người khen ngợi và nuối tiếc càng chọc tức Trump. Tuy Mattis ra đi là một điều đáng tiếc đối với nhiều người, nhưng nó phản ánh quan điểm của Trump. Trước mắt quyết định rút 2.000 quân khỏi Syria có vẻ gây sốc, nhưng về lâu dài nó phản ánh một tầm nhìn mới.
Trong bối cảnh tranh chấp chiến lược Mỹ-Trung, Mattis phải ra đi sớm hơn dự kiến để lại một lỗ hổng trong Nhà Trắng vì ông là tác giả chính của Chiến lược Quốc phòng (NDS) và tầm nhìn chiến lược “Indo-Pacific Mở và Tự do” (FOIP). Nhưng Trump bổ nhiệm Patrick Shanahan (thứ trưởng quốc phòng) là cánh tay phải của Mattis trong việc soạn thảo NDS. Tuy Shanahan cũng có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, nhưng ông ủng hộ Trump về chủ trương lập bộ tư lệnh không gian (mà Mattis không tán thành). Trong khi nước Mỹ phân hóa và chia rẽ về nhiều vấn đề, hầu như tất cả đều đồng thuận chống Trung Quốc. Trump quyết định rút quân khỏi Syria (và Afghanistan) cũng nhằm mục đích tập trung chống Trung Quốc.
Trong khi Biển Đông trở thành tâm điểm (và “thùng thuốc súng”) trong tranh chấp chiến lược Mỹ-Trung, Việt Nam dễ bị mắc kẹt vào trò chơi quyền lực giữa hai siêu cường (hay “bẫy Thucydides”).


TQ bàng hoàng đón tin dữ đầu năm mới: Nền kinh tế ngày càng "đau đớn" vì thương chiến với Mỹ



Nền kinh tế của Trung Quốc đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" dù Washington và Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận 90 ngày đình chiến.



Hình minh họa: CNN.

Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) ngày 2/1 trích dẫn số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của nước này trong tháng 12/2018 giảm còn 49,4. Con số này không chênh lệch nhiều so với chỉ số PMI của Caixin là 49,7.

PMI dưới 50 cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc đang co lại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa họ và Mỹ vẫn chưa hề kết thúc, mà chỉ đang trong giai đoạn đình chiến.

Như vậy, đây là lần đầu tiên PMI của Trung Quốc giảm xuống dưới mức 50,0 kể từ tháng 5/2017, và cũng là lần đầu tiên nền kinh tế của nước này có dấu hiệu co lại kể từ tháng 7/2016.

Cụ thể, trong tháng 12/2018, số lượng đơn hàng mới của Trung Quốc lần đầu tiên giảm mạnh trong vòng 2,5 năm dù có nhiều ưu đãi về giá thành. Đặc biệt, số lượng đơn hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc đã liên tục giảm trong vòng 9 tháng cuối năm 2018.

Bên cạnh đó, tuy hoạt động sản xuất có dấu hiệu phục hồi sau 2 tháng đình trệ, nhưng các nhà máy vẫn tiếp tục cắt giảm việc làm - tình trạng này đã kéo dài trong 62 tháng liên tiếp.

Thực tế, theo Reuters, chỉ số PMI của kinh tế Trung Quốc trong tháng 11/2018 đã ngấp nghé mức báo động với con số 50,1. Như vậy, những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế suy yếu đã xuất hiện từ trước khi con số này giảm xuống dưới 50.

Nhận định về con số trên, bà Serena Zhou, một nhà kinh tế học của công ty Mizuho Securities, Hong Kong, cho rằng tình hình còn có thể xấu hơn trong thời gian tới, đồng thời khẳng định "kịch bản tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước".

"Những con số này sẽ còn tiếp tục giảm xuống trong những tháng tới. Sự tín nhiệm vào thị trường [Trung Quốc] đã suy giảm kể từ khi cuộc thương chiến giữa hai nước Mỹ-Trung nổ ra, và đến nay vẫn chưa thể phục hồi như cũ", bà Zhou nói.

Những rạn nứt khó lành từ cuộc thương chiến với Mỹ

Tháng trước, tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương, giới lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố chuyển đổi trọng tâm sang mục tiêu ổn định kinh tế trong năm 2019, với mục tiêu củng cố thị trường nội địa trước những bất ổn trên thị trường thế giới.

Cũng tại hội nghị này, ban lãnh đạo Trung Quốc cũng đã cam kết sẽ nỗ lực ổn định kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư, việc làm cho người dân và những kì vọng của thị trường.

Ông Ding Shuang, một nhà kinh tế học tại Ngân hàng Standard Chartered, nhận định giới chức Bắc Kinh sẽ phải đối diện với thử thách lớn vào cuối quý I năm nay, khi các số liệu cho thấy nền kinh tế nước này tiếp tục suy yếu.

Hiện tại, Trung Quốc và Mỹ đang trong giai đoạn 90 ngày đình chiến tạm thời, và thỏa thuận này sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/3 tới. Sau thời hạn này, 200 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục bị đe dọa tăng mức thuế từ 10% lên 25%, theo tuyên bố ban đầu của ông Trump.

Mặc dù Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn tinh thần đối mặt với những thiệt hại từ cuộc chiến thương mại, trong đó bao gồm việc nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại, tuy nhiên hiện nay những thiệt hại từ cuộc chiến này không chỉ giới hạn trong vấn đề trao đổi thương mại nữa, mà nó còn ảnh hưởng tới các nhà sản xuất trong nước và nhu cầu về hàng hóa của các nước khác, theo ông Ding.

Chuyên gia này còn cảnh báo rằng "các biện pháp đối phó của chính phủ Trung Quốc hiện nay vẫn chưa thể giải quyết những ảnh hưởng [của cuộc thương chiến]", và cho rằng họ sẽ cần thêm thời gian.

Tướng Anthony Tata: Học thuyết Trump mang lại thành công cho chính sách đối ngoại

01/01/2019
Gen. Anthony Tata: Trump Doctrine brings foreign policy success

Phóng dịch: Lão Gà Tre

Image result for Gen. Anthony Tata

Cựu Chuẩn Tướng Anthony Tata

Tổng thống Trump, những thành tựu qua chính sách đối ngoại trong hai năm đầu tiên của ông đáng kinh ngạc và thể hiện một loạt các nguyên tắc phát triển mà tổng thống đang hành động.

Từ việc Kim J Un tắt tiếng đe dọa hỏa tiễn và nguyên tử của Bắc Hàn, đến việc đánh bại ISIS ở Iraq và Syria, rồi tới việc chống lại Nga bằng cách khẳng định rằng,  các quốc gia thành viên NATO phải góp vốn công bằng để tự bảo vệ mình, Tổng thống Trump đã đánh vào tất cả các trụ cột quan hệ quốc tế.

Hiện giờ chúng ta đang có Học thuyết Trump mới nổi, một số trong đó được ghi lại trong Chiến lược An Ninh Quốc Gia của chính ông, gồm 7 nguyên tắc sau đây:

  1. Nước Mỹ trước tiên trong mọi việc chúng tôi làm.
  2. Không có cuộc chiến tranh nào kéo dài, dẫn đến việc xây dựng quốc gia tốn kém.
  3. Tham gia các liên minh để phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ cũng như của các quốc gia thành viên khác.
  4. Tăng ngân sách Quốc Phòng để đối phó đứng đắn với Nga và Trung Cộng.
  5. Phân tích và mổ xẻ nguồn tiếp tế của khủng bố.
  6. Trao cho cấp chỉ huy toàn quyền để truy diệt các hoạt động với địch khi chiến đấu.
  7. Tận dụng tất cả các yếu tố của quyền lực – ngoại giao, truyền thông, quân sự và kinh tế – để đạt được các mục tiêu chiến lược.

Thuật ngữ America First  (Nước Mỹ trước nhất) không chỉ là một khẩu hiệu mà là một học thuyết.

President Trump delivers remarks to U.S. troops in Iraq Wednesday. REUTERS/Jonathan Ernst 

Trong khi Tổng thống Obama tin rằng một nước Mỹ yếu hơn sẽ tạo nên một thế giới mạnh hơn, thì tổng thống Trump tin rằng chủ nghĩa đặc biệt của Hoa Kỳ buộc thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Với sức mạnh và đòn bẫy được tăng cường trên toàn thế giới, Hoa Kỳ có thể định hình các sự kiện để hỗ trợ cho nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản.

Không có chính quyền nào trong lịch sử gần đây tốt hơn trong việc tận dụng các yếu tố của sức mạnh quốc gia so với chính quyền Trump.

Những cam kết lâu dài từ các quốc gia hoặc khu vực không đe dọa đến các lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ, không phục vụ mục đích nào cho Tổng thống Trump hoặc Mỹ.

Rút quân khỏi Syria là ví dụ hoàn hảo về Học thuyết Trump đang là hiện thực. Các lực lượng Hoa Kỳ ở Syria đã đánh bại đám khủng bố Hồi giáo (ISIS). Sau một số chiến thắng quan trọng gần đây, Tổng thống Trump “đang củng cố sức mạnh”, như cách sử dụng thuật ngữ trong thị trường chứng khoán.

Thay vì chiến đấu quá lâu và bị hút vào một cam kết lâu dài, tổng thống đang triệt thoái của đội chúng ta – và những cám dỗ – để chúng ta có thể lấy tài nguyên cho các cuộc chiến khác đang cần hơn..

Tổng thống Trump, tương tác với các quốc gia NATO và với các quốc gia vùng Vịnh là hai ví dụ về cách tiếp cận liên minh của ông.

Thông điệp của tổng thống về các quốc gia NATO rất rõ ràng: Trả cổ phần công bằng của bạn, tăng cường phòng thủ và bỏ việc đèo trên lưng của Hoa Kỳ.

Thông điệp của tổng thống  Trump gởi Ả-Rập Saudi cũng rõ ràng không kém: “Nếu bạn muốn chống lại bá quyền của Iran ở Trung Đông, thì không có nơi nào tốt hơn là làm điều đó ngay tại Syria.”

Vì Tổng thống Trump đã nói to, nói rõ ràng với các đồng minh này, các quốc gia NATO hiện đang trả nhiều tiền hơn cho quốc phòng của họ,  và Ả-Rập Saudi cũng đang cung cấp quân đội để chiến đấu với ISIS và kiểm soát Iran ở Syria.

Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ trong hai năm qua có quy mô lịch sử. Các ưu tiên được nêu trong ngân sách đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đấu đầu với Nga và Trung Cộng, đặc biệt là trong lãnh vực phi đạn, nguyên tử và không gian mạng. Chúng ta đang trong một cuộc chạy đua vũ trang với hai đối thủ ngang hàng này,  sau khi bị tụt lại phía sau trong thời gian 8 năm chính quyền Obama ngự trị.

Trong một chuyến thăm hôm thứ Tư các lực lượng Hoa Kỳ ở Iraq, Tổng thống Trump đã thảo luận về việc sử dụng một lực lượng không quân tối tân để tấn công những kẻ khủng bố ở Trung Đông. Đây là một minh chứng rõ ràng về lợi ích của ông trong việc tránh phải đưa quân tận sào huyệt để tấn công đám khủng bố tận gốc.

Khi Tổng thống Obama làm Tổng tư lệnh, thông thường các cấp chỉ huy trong lãnh vực này phải gọi xin Ngũ Giác Đài hoặc Bạch Ốc để được chấp thuận cho các nhiệm vụ và mục tiêu. Điều đó được biết đến như là trao cho người chỉ huy trách nhiệm mà không có thẩm quyền – và đó là một chiến thuật dẫn tới thất bại.

Tổng thống Trump ngay lập tức trao cho các cấp chỉ huy trong lãnh vực thẩm quyền mà họ cần phải quyết định với trách nhiệm của họ. Kết quả tích cực là ngay lập tức. Việc thay đổi các quy tắc tham gia này là lý do số 1,  khiến cho liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Syria đánh bại ISIS một cách nhanh chóng.

Image result for Gen. Anthony Tata

Không có chính quyền nào trong lịch sử gần đây tốt hơn trong việc tận dụng các yếu tố của sức mạnh quốc gia so với chính quyền Trump.

Bắc Hàn là một ví dụ hoàn hảo về việc đạt được tất cả các ghi chú ngoại giao, truyền tin, quân sự và kinh tế đúng đắn.

Ngoại trưởng Mike Pompeo và Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Nikki Haley đã tiến hành ngoại giao đúng cách.

Tổng thống Trump đã tiến hành chiến tranh tâm lý bằng cách lôi kéo nhà “Little Rocket Man” nhà hỏa tiễn nhỏ   –  lãnh đạo Bắc Hàn, chấm dứt hăm dọa trận chiến nguyên tử.

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã đưa một lực lượng răn đe hùng mạnh  gồm máy bay ném bom, hàng không mẫu hạm và máy bay chiến đấu tới Biển Nhật Bản và đảo Guam. Và Bộ trưởng Tài chánh Steve Mnuchin đã tận dụng các biện pháp kinh tế để buộc Trung Cộng  hỗ trợ các nỗ lực của chúng ta, cùng với các biện pháp trừng phạt cấm vận đã khiến cho Bắc Hàn phải xuống nước.

Học thuyết Trump là một trong những đòn bẫy cho tất cả các bộ phận của chính phủ để đạt được các mục tiêu chiến lược. Hành pháp Trump đã và đang cật lực làm việc và là một mô hình cho chính quyền trong tương lai.

Là một Lữ Đoàn Trưởng đã về hưu. Tướng Anthony J. Tata là cựu phó tổng chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ ở Afghanistan (A Phú Hãn) và là tác giả của tác phẩm bán bán chạy nhất hiện nay:  “Dark Winter”.

Lão Gà Tre  (phóng dịch từ bài viết sáng nay 1/1/2018 của Gen. Anthony Tata: Trump Doctrine brings foreign policy success, đăng trên Fox News: https://www.foxnews.com/opinion/gen-anthony-tata-trump-doctrine-brings-foreign-policy-success

Powered by Blogger.