Lực lượng an ninh Campuchia chặn người đi xe máy tại một trạm kiểm soát để ngăn chặn sự gia tăng của dịch COVID-19 tại Phnom Penh hôm 17/4/2021.
AFP
Chính phủ Việt Nam đang gia tăng các biện pháp quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu biên giới Tây Nam ở các tỉnh giáp với Campuchia để ngăn chặn việc lây lan dịch COVID-19 từ Campuchia.
Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 23/4 theo như thông tin được ông Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nêu ra tại phiên họp trực tuyến cùng ngày với lãnh đạo các tỉnh có biên giới giáp Campuchia.
Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhận xét tình hình dịch bệnh ở Campuchia đang có nhiều diễn biến phức tạp, trong khi Việt Nam phòng dịch tốt nên kiều bào có tâm lý muốn quay về nước qua việc nhập cảnh trái phép.
Ông Vũ Đức Đam yêu cầu các tỉnh, thành phố có biên giới giáp Campuchia tuân thủ nghiêm ngặt việc xuất nhập cảnh; tuyên truyền bà con ở Campuchia tuân thủ biện pháp phòng dịch ở nước sở tại, chỉ về Việt Nam khi thực sự cần thiết và phải nhập cảnh hợp pháp, khai báo y tế và thực hiện nghiêm việc cách ly.
Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng cho biết thời gian tới các tỉnh phía Nam sẽ vào mùa mưa dẫn đến việc một số người nhập cảnh trái phép sẽ tự mở đường mòn. Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm các vụ vi phạm và có phương án ứng phó với trường hợp xấu xảy ra.
Có mặt tại buổi họp, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước nói đã lập 62 tổ, chốt cố định; 11 tổ cơ động làm việc 24/24 với hơn 10 ngàn cán bộ, chiến sĩ tham gia tuần tra.
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long hôm 23/4 cũng nhấn mạnh việc phải kiểm soát biên giới Tây Nam trong bối cảnh mà ông này cho là tình hình dịch ở Campuchia và Thái Lan hết sức phức tạp.
Bộ trưởng Y tế Việt Nam cho hay thời gian qua đã có rất nhiều người nhập cảnh trái phép và cả nhập cảnh hợp pháp, trong số đó có nhiều ca dương tính. Ông Nguyễn Thanh Long nêu ví dụ có trường hợp 11 người về thì đã có 10 người dương tính với COVID-19.
Người đứng đầu Bộ Y tế Việt Nam cũng khẳng định phải ngăn chặn tối đa tình trạng nhập cảnh trái phép ở cả đường biển.
Hôm 20/4, năm phụ nữ Việt Nam ở Campuchia nhập cảnh bằng đường biển từ đảo Phú Quốc vào Việt Nam đã bị bắt. Trước đó hôm 23/3, 11 người nhập cảnh trái phép từ Phú Quốc cũng bị bắt giữ.
Giới chức tỉnh Kiên Giang nói từ đầu nay đã phát hiện ít nhất năm vụ nhập cảnh trái phép bằng đường biển và khởi tố hai người đàn ông quốc tịch Campuchia liên quan.
RFA đưa tin: Tàu cá Trung Quốc vào sát bờ đánh bắt khiến ngư dân Việt kêu cứu. Tin cho biết, ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cung cấp 2 đoạn video được quay vào ngày 10/4 cho thấy, hai tàu cá vỏ sắt của TQ đã vào sát bờ biển VN, cách đảo Cát Bà, Hải Phòng chỉ 35 hải lý về phía Nam, để đánh bắt hải sản. Ngư dân ở hiện trường khẳng định, không thấy cảnh sát biển Việt Nam ra bảo vệ bờ biển.
Đoạn clip do ngư dân tỉnh Thanh Hóa quay tại hiện trường, được RFA chia sẻ lại:
Video Player
00:00
02:06
Báo Giao Thông đưa tin: Philippines tố Trung Quốc lại đưa 160 tàu cá, dân quân ra Biển Đông. Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Philippines, thông báo, giới chức hàng hải nước này tiếp tục quan sát và phát hiện, TQ vẫn duy trì sự hiện diện và hoạt động không chính thức của ít nhất 160 tàu “dân quân biển” và các loại tàu khác ở quần đảo Trường Sa, nhất là khu vực bãi cạn Scarborough.
Đáp lại sự hiện diện của các tàu TQ,Philippines gửi tiếp công hàm, tố Trung Quốc ‘coi thường trắng trợn’ luật biển, theo VTC. Đúng như tuyên bố trước đó, Bộ Ngoại giao Philippines gửi công hàm mỗi ngày để phản đối hành động của Bắc Kinh cho đến khi các tàu rút khỏi khu vực. Philippines vừa gửi công hàm phản đối “những hành động và sự hiện diện trái phép” của 160 tàu của TQ quanh quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough.
Trong công hàm mới nhất của Philippines có đoạn: “Việc tập trung và sự hiện diện gây đe dọa của các tàu Trung Quốc đang tạo ra một môi trường bất ổn và là sự coi thường trắng trợn các cam kết của chính nước này nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực”. Phía TQ vẫn chưa đáp lại công hàm này.
Báo Thanh Niên dẫn lời trung tá Nguyễn Minh Ngọc tại Hội thảo “Hoàng Sa và Trường Sa, trong lịch sử Việt Nam”:‘Tình hình biển Đông vẫn đang căng thẳng, đặc biệt là tại bãi Ba Đầu’. TS Nguyễn Thanh Minh cho biết:“Trong khi chúng ta đang tổ chức hội thảo ở đây, tình hình biển Đông vẫn rất căng thẳng. Hiện nay Trung Quốc đang triển khai lực lượng tại bãi Ba Đầu với lực lượng tàu cá dân binh của họ, rất nhiều. Khi chúng tôi đi tuần tra trên biển, bắt được tàu của Trung Quốc, nhìn bàn tay của ông thuyền trưởng của các tàu này rất trắng”. Nghĩa là “thuyền trưởng” đó không phải là ngư dân.
VnExpress dẫn tin từ báo cáo của Trung tâm CSIS ở Mỹ: Tàu Trung Quốc lởn vởn gần bãi Ba Đầu suốt hai năm qua. Dữ liệu của CSIS cho thấy, có 14 tàu vỏ sắt TQ lần đầu xuất hiện quanh bãi Ba Đầu từ đầu năm 2019 và “gần như không thực hiện hoạt động đánh bắt nào” từ đó tới nay.
Báo cáo của CSIS có nhận định: “Hành vi của các tàu này trái với cách giải thích về hoạt động đánh bắt thương mại. Phần lớn tàu đó neo đậu trong khu vực suốt nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, kết với nhau thành cụm lớn mà không tham gia hoạt động đánh bắt nào”.
Bài thứ 2 trong loạt bài trên báo Thanh Niên về quần đảoTrường Sa – Tuyến đầu tổ quốc: Điểm nóng Huy Gơ, Ken Nan. Sự kiện xảy ra vào khoảng 10h sáng ngày 12/4/2021, tàu cá QNg 96653 TS của ông Phạm Văn Giàu ở huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, đang đánh bắt hải sản ở phía đông nam bãi đá Huy Gơ, thì bị 2 xuồng cao tốc của TQ áp sát.
Trên mỗi xuồng, có khoảng 7 – 8 lính TQ mặc quân phục, cầm súng quân dụng trên tay, ép tàu VN phải rời khu vực. “Phát hiện thấy ống kính của chúng tôi và động thái hỗ trợ của lực lượng chức năng, 2 xuồng cao tốc Trung Quốc dừng việc truy đuổi tàu cá Việt Nam”.
Ned Price, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Úc đã tự đưa ra quyết định chấm dứt thỏa thuận, và rằng nước này “chịu đựng những thiệt hại to lớn” từ các hành động của TQ: “Chúng tôi tiếp tục đứng về phía người dân Australia sau khi họ phải chịu đựng hành vi cưỡng ép của Trung Quốc”.
Bài thứ 3 trong loạt bài trên báo Thanh Niên về quần đảo Trường Sa – Tuyến đầu tổ quốc: Vững vàng Nam Yết. Trong tháng 4 này, vùng biển Nam Yết ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, chứng kiến hàng trăm tàu cá của “dân quân biển” TQ neo đậu. Ông Đặng Văn Thanh, Trạm trưởng hải đăng Nam Yết bình luận, số lượng tàu TQ “không thể đếm xuể”, đồng thời cho biết: “Tàu cá Trung Quốc tập trung nhiều nhất từ cuối tháng 3.2021 đến nay”.
Một số công nhân hải đăng Nam Yết cho biết, thời điểm tàu cá TQ neo đậu nhiều nhất, có tới hơn 200 chiếc ở khu vực. Nơi neo đậu của họ là vùng giữa đảo Nam Yết với bãi Ga Ven, là bãi đá ngầm thuộc cụm Sinh Tồn của VN, nhưng bị phía TQ cưỡng chiếm từ năm 1988. Ban đêm, các tàu TQ đồng loạt bật đèn, “nhìn từ xa như thành phố nổi”.
Báo Giao Thông đưa tin: Nhật sắp tập trận quân sự quy mô lớn nhất với Mỹ và Pháp. Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) thông báo, Nhật sẽ diễn tập quy mô lớn với Mỹ và Pháp, nhằm tăng cường hợp tác với 2 nước đồng minh, củng cố năng lực bảo vệ hải đảo, ngăn chặn Bắc Kinh bành trướng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Đây là cuộc diễn tập quy mô lớn đầu tiên giữa 3 nước, dự kiến tổ chức tại khu huấn luyện Kirishima của JGSDF và doanh trại Ainoura ở vùng Kyushu, từ ngày 11/5 đến 17/5.
VOV đưa tin: Indonesia tìm thấy mảnh vỡ và các vật dụng của tàu ngầm KRI Nanggala 402. Tham mưu trưởng hải quân Indonesia, Đô đốc Yudo Margono thông báo, tàu ngầm KRI Nanggala 402 của hải quân nước này bị mất tích từ ngày 21/4, đã được phát hiện ở vùng biển gần Bali, ở độ sâu 850m. Ông Yudo Margono cho biết, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy một số vật dụng như các bộ phận của máy chỉnh ngư lôi, một chai dầu mỡ được cho là để tra dầu cho kính tiềm vọng và các thảm cầu nguyện từ tàu ngầm.
Sáng nay, tân Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái sang Đông Hưng, TQ để tham dự hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng TQ Ngụy Phượng Hòa. Hoạt động này nằm trong chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt – Trung lần thứ 6.
Bộ trưởng Quốc phòng TQ (bên trái) đón Bộ trưởng Quốc phòng VN sang Đông Hưng tham dự các hoạt động giao lưu, hội đàm, sáng nay 24/4. Ảnh: Nguyễn Minh/TPTại cuộc hội đàm, 2 bên cùng khẳng định, VN và TQ là 2 nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông, cùng chung ý thức hệ do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, trải qua hơn 70 năm, bất chấp các giai đoạn căng thẳng ở biên giới phía Bắc và Biển Đông, “hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai Đảng, hai nước”.
Trước đó, đã diễn ra đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 7, theo báo Pháp Luật VN. Cuộc đối thoại diễn ra chiều hôm qua tại TP Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, TQ, dưới sự đồng chủ trì của Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng VN và Trung tướng Thiệu Nguyên Minh, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy TƯ TQ.
Trong cuộc hội đàm, 2 bên thống nhất đánh giá hợp tác quốc phòng giữa VN – TQ thời gian qua “không ngừng được mở rộng và có các hình thức hợp tác phong phú”, bao gồm các hoạt động trao đổi, hợp tác giữa các quân binh chủng, trao đổi kinh nghiệm về công tác đảng và chính trị trong quân đội.
Liên tiếp 2 hoạt động giao lưu quốc phòng VN-TQ diễn ra trong hôm qua và hôm nay, ở cấp Thứ trưởng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cho thấy quan hệ giữa chế độ CSVN với “bạn vàng” vẫn không thay đổi, thậm chí còn gắn bó chặt hơn, bất chấp loạt diễn biến căng thẳng ở Biển Đông từ đầu tháng 3/2021 tới nay. Chính mấy cái bắt tay giữa tướng lĩnh Việt – Trung đã vạch trần hết sự thật đằng sau mấy lời tuyên truyền về “bảo vệ chủ quyền” ở Biển Đông.
Phiên tòa xử vụ sai phạm chuyển nhượng “đất vàng” 2-4-6 Hai Bà Trưng, hôm nay đã bước sang phần công bố mức án đề nghị. Cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bị đề nghị mức án 10-11 năm tù, VTC đưa tin. Bị cáo Hoàng bị đề nghị mức án nặng nhất, kế tiếp là bị cáo Phan Chí Dũng, cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương bị đề nghị án 7-8 năm tù và bị cáo Nguyễn Hữu Tín, cựu Phó chủ tịch UBND TP HCM bị đề nghị 5-6 năm tù.
Đại diện VKS còn đề nghị HĐXX yêu cầu UBND TP HCM hủy bỏ quyết định cho thuê đất và các văn bản liên quan trái luật đối với khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, giao cho UBND TP HCM xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với khu đất này, đồng thời giải quyết quyền lợi cho bên thứ ba. Nói thì dễ, để làm được thì cần số tiền còn lớn hơn số tiền “lại quả” mà các bên liên quan được hưởng.
Sau khi đại diện VKS công bố các mức án đề nghị, phiên tòa tiếp tục phần tranh luận. Báo Công Lý có bài: Ông Vũ Huy Hoàng không đồng tình với bản luận tội của VKS. Bị cáo Hoàng lặp lại luận điểm: “Tôi không hề tham gia vào bất cứ hành vi nào liên quan đến quá trình này. Nguyên lãnh đạo Sabeco và cả bị cáo Phan Chí Dũng ngày hôm qua đều khẳng định tôi không có chỉ đạo nào trong khâu này”.
Ông Hoàng cũng khẳng định, ông không hề làm trái chủ trương của cựu Thủ tướng VN giai đoạn 2006-2016: “Việc thực hiện thoái vốn là theo chủ trương của Chính phủ, đặc biệt là đề xuất của Sabeco, không phải lãnh đạo Bộ chỉ đạo xuống. Thực chất vấn đề thoái vốn từ phương án, phê duyệt, quyết toán xảy ra sau khi tôi bị miễn nhiệm. Lúc đó, tôi làm gì có tư cách, có khả năng, ai nghe tôi chỉ đạo”.
Báo Tiền Phong dẫn lời ông Vũ Huy Hoàng căn vặn kiểm sát viên: ‘Thế nào là chỉ đạo’? Ông Hoàng đặt ra câu hỏi: “Thế nào là chỉ đạo? Theo tôi hiểu, chỉ đạo là áp đặt ý chí của mình cho cấp dưới hay cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi theo suy nghĩ của mình dù hành vi đó có phù hợp, có đúng hay không đúng. Vai trò chính phải là người chủ trì công việc cụ thể, chịu trách nhiệm chính về công việc cụ thể”.
Gần 2 năm rưỡi trước, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho người lạ “quá giang” trên chuyên cơ của đoàn lãnh đạo QHVN bị công luận phanh phui, bây giờ VKSND Tối cao mới chịu ban hành cáo trạng truy tố bị can trong vụ tổ chức cho người khác trốn đi Hàn Quốc, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Có 8 bị can bị truy tố hai tội danh “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” và “Môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”.
Theo cáo trạng, từ đầu năm 2018 đến ngày 7/12/2018, dựa trên nhu cầu của một số người dân muốn đi Hàn Quốc để tìm việc làm, đồng thời nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh với nước ngoài bằng cách tham gia cùng các đoàn công tác của lãnh đạo Đảng và nhà nước tại nước ngoài, các bị can trong vụ án đã tổ chức, môi giới cho 6 người trốn đi Hàn Quốc để thu lợi bất chính.
Báo Người Lao Động có bài: Giả danh doanh nhân đi cùng chuyên cơ đoàn Chủ tịch Quốc hội rồi trốn lại Hàn Quốc. Các bị cáo Lê Thị Liễu, GĐ Công ty GVA; Trần Thị Tuyết, cán bộ Tạp chí Kinh tế và dự báo; Lương Mạnh Hùng, GĐ Công ty TD VN, bị truy tố về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”. Các bị cáo Trịnh Bang Dũng, Ngô Xuân Hiếu, Nguyễn Thị Lương ở Nghệ An và Trần Phục Hưng, GĐ Công ty du học Nhật Bản Bắc Nam; Lê Thị Xuân, cán bộ Công ty IEC, bị truy tố tội “Môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”.
Tin cho biết, cuối năm 2018, Ủy ban Đối ngoại của QH đề nghị Bộ KH&ĐT chủ trì chuyến công tác tại Hàn Quốc, mời một số doanh nghiệp cùng tham gia. Sau khi kết thúc chuyến công tác, có 9 người được xác định đã trốn lại Hàn Quốc, trong đó có 6 trường hợp được các bị can Liễu, Tuyết và đồng phạm tổ chức cho trốn đi Hàn Quốc.
Có mấy câu hỏi còn bỏ ngỏ mà thông tin trên báo “lề phải” chưa đủ để giải thích: 1. Tại sao sự việc xảy từ tháng 12/2018 mà mãi tới ngày 24/4/2021 mới có cáo trạng truy tố? 2. Tại sao chỉ tiến hành truy tố bị can với nhóm người tổ chức đưa người sang Hàn Quốc, mà không xem xét trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng như các quan chức QH và Bộ KH&ĐT? 3. An ninh VN thường tự xưng “tinh nhuệ”, sao lại để “người lạ” lên được chuyên cơ của lãnh đạo cấp cao?
Thời điểm sự việc bị phanh phui, đài MBC của Hàn Quốc có bản tin độc quyền bằng tiếng Hàn, tường thuật vụ “biến mất” của 9 người VN trên chuyên cơ của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Hầu hết các báo “lề phải” mới đưa tin về vụ truy tố đường dây đưa người sang Hàn Quốc đều sử dụng ảnh chụp màn hình bản tin này:
Báo Tuổi Trẻ có bài: 9 người đi cùng chuyên cơ đoàn chủ tịch Quốc hội trốn lại Hàn Quốc là người ‘đội lốt’ doanh nhân. Trong bài có trích nhận định của VKSND nhắm vào Bộ KH&ĐT: “Qua điều tra thấy một trong những nguyên nhân để xảy ra vụ án là do Bộ Kế hoạch – đầu tư chưa quan tâm đến việc xây dựng quy trình, thủ tục để lựa chọn, thẩm định doanh nghiệp tham gia, không có quy định cụ thể về phối hợp các đơn vị liên quan trong tổ chức đoàn doanh nghiệp”.
Zing có bài: Lỗ hổng để 9 doanh nhân rởm trốn lại Hàn Quốc khi đi với đoàn lãnh đạo. Sau khi đài MBC đưa tin sự kiện này hồi cuối năm 2019, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, những người trốn lại Hàn Quốc đã lợi dụng chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Nhà nước để “làm bậy”.
Ông Dũng cho rằng quy trình chuẩn bị đoàn cán bộ đã “làm hết sức chặt chẽ và trách nhiệm” nhưng “không tròn trịa” được. Không lẽ việc kiểm tra, xác nhận thông tin mấy “doanh nhân” đó lại khó như vậy? Hay do các quan chức của Bộ đã được “bôi trơn”?
Báo Thanh Niên viết: Không xử lý được trách nhiệm vụ đưa người trốn đi Hàn Quốc bằng chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội. Cơ quan tố tụng đã chỉ ra, một số cá nhân, tổ chức thuộc Bộ KH-ĐT, Cục Đầu tư nước ngoài, Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc và Công ty Viettravel đã được Văn phòng Quốc hội giao việc tổ chức đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch QH đi Hàn Quốc. Vì thiếu quy định cụ thể nên các cá nhân, tổ chức có liên quan này đều thoát trách nhiệm hình sự.
Ý kiến nói việc xây dựng công viên tượng tự phát dẫn tới quyết định nực cười khi mà biểu tượng Tự do của nhân loại chưa thấm' vào văn hóa chính trị VN.